Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:29:18 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường.  (Đọc 363167 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #320 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2011, 03:05:39 pm »

Thưa các bạn! Cho phép tôi được chuyển sang các bài viết về tên lửa chiến thuật.


Tên lửa chiến thuật được hiểu là vũ khí tên lửa được phát triển để phá hủy các mục tiêu quân sự quan trọng hoặc rất quan trọng. Mục tiêu có thể là những vị trí phòng ngự, phòng thủ xung yếu. Hoặc chúng có thể là sở chỉ huy mặt trận, các cơ sở kỹ thuật quân sự như các trạm rada trinh sát, cảnh báo sớm, các sân bay quân sự, sở chỉ huy điều khiển phòng không v.v....

Các mục tiêu của tên lửa chiến thuật còn có thể là các vị trí tên lửa đánh chặn, tên lửa chiến thuật, chiến lược của đối phương....

Tên lửa chiến thuật có thể sử dụng tên lửa tầm ngắn hoặc tầm chung. Tùy từng nhiệm vụ mà tên lửa chiến thuật được trang bị các loại đầu đạn như : phá nổ, chống rada, chống tăng, gây cháy, sinh học, hóa học hoặc đầu đạn hạt nhân v.v....

Tên lửa chiến thuật có thể được bố trí trên xe bánh lốp hạng nặng hoặc trên xe bánh xích.





Tổ hợp tên lửa "Dấu chấm hết-U" trên xe bánh lốp.



Tên lửa chiến thuật cũng có thể được bố trí trên các trục thăng tấn công hoặc trên các máy bay tiêm kích, cường kích.




Tên lửa chiến thuật X-59.

Tên lửa chiến thuật của Liên Xô/Nga nếu được trang bị cho Không quân thường có mã hiệu :"X" như : X-25ML, X-25MP, X-29L, X-59 v.v....

Tên lửa chiến thuật trang bị cho Lục quân thường có mã hiệu : "9M...." như tổ hợp tên lửa chính xác cao «Iskander» 1999/ Высокоточный ракетный комплекс «Искандер» 1999[/i]





Tổ hợp tên lửa chiến thuật cơ động «Iskander» sử dụng tên lửa 9M723.



Hoặc như tổ hợp tên lửa chiến thuật 9К79 «Dấu chấm hết-U»/ Тактический ракетный комплекс 9К79 «Точка-У».

Tên lửa chiến thuật còn bắt gặp trong thuật ngữ QS là :" Tên lửa đạn đạo mặt trận"/Тактическая раке́та — Также встречается термин "Фронтовая Баллистическая ракета".
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Hai, 2011, 02:25:24 pm gửi bởi daibangden » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #321 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2011, 02:34:43 pm »

TỔ HỢP TÊN LỬA CHIẾN THUẬT "DẤU CHẤM HẾT-U" 9K79/Тактический ракетный комплекс 9К79 «Точка-У».




Tổ hợp tên lửa chiến thuật 9k79 "Dấu chấm hết-U" được phát triển theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng ngày 4/3/1968. Tổ hợp tên lửa được Viện thiết kế chế tạo máy Kolomen phát triển. Năm 1975 tổ hợp tên lửa chiến thuật 9k79 "Dấu chấm hết-U" được chính thức tiếp nhận, mặc dù nó đã được sản xuất hàng loạt trước đó vào năm 1973.



Phóng thử nhiệm tên lửa tại bãi thử Sary-Ozek thuộc nước cộng hòa Kazakhstan.



Tổ hợp tên lửa chiến thuật 9k79 "Dấu chấm hết-U" được NATO định danh là : SS-21 scarab A (sử dụng tên lửa 9M79) hoặc SS-21 scarab B( nếu sử dụng tên lửa cải tiến 9M79-1, bắt đầu trang bị năm 1989).

Tên lửa 9M79 được sản xuất tại nhà máy chế tạo máy Voskinsk(nhưng có nguồn khác nói tên lửa được sx tại nhà máy chế tạo máy hạng nặng Petropavlovsk thuộc Kazakhstan).

Xe phóng được thiết kế trên khung gầm xe : VAZ 5921 và xe nạp đạn VAZ 5922 tại nhà máy lắp ráp Ô tô Bryansk(Một tỉnh phía tây của Nga giáp với Ukraina).

Tổ hợp tên lửa chiến thuật 9k79 "Dấu chấm hết-U"  được biên chế trong các sư đoàn tên lửa chiến thuật. Mỗi sư đoàn сó 2-3 tiểu đoàn và mỗi tiểu đoàn được trang bị 2-3 xe phóng.


1-Tên lửa:


Khi được đưa vào trang bị(1975), tổ hợp tên lửa chiến thuật 9k79 "Dấu chấm hết-U" sử dụng tên lửa 9M79. Tên lửa 9M79 là tên lửa điều khiển sử dụng nhiên liệu rắn 1 tầng. Tên lửa 9M79 có cấu hình với cặp cánh nâng đồng thời cũng là cánh lái. Đầu tên lửa gắn với thân bằng 6 bulong khớp nối. Đầu tên lửa kết nối với radio tần số bằng cáp SH 45. Tên lửa 9M79 được điều khiển suốt quĩ đạo bay bởi tích hợp máy tính kỹ thuật số được gắn ở mạn tên lửa.




Tên lửa 9M79.




Tên lửa 9M79 có thể mang đầu đạn thông thường(chủng nổ mạnh-phá mảnh) hoặc đầu đạn nguyên tử.

Để tối đa hóa hiệu xuất nổ cho tên lửa 9M79, các nhà thiết kế đã tạo ra cho tên lửa khả năng thay đổi gần như đột ngột quỹ đạo đường đạn  tên lửa. Góc hướng tên lửa lúc này gần như vuông góc với trục dọc mục tiêu tạo góc tiếp xúc giữa tên lửa và mục tiêu ở góc 90o.

Trong trường hợp tên lửa mang đầu đạn thường, để tối đa hóa hiệu quả phá hủy mục tiêu các nhà thiết kế đã thiết lập cho tên lửa được kích nổ bên trên mục tiêu 20m. Trong trường hợp này bản đồ mục tiêu cần phá hủy đã được nạp cho tên lửa trước đó. Tên lửa được kích nổ từ trên cao để lợi dụng giao thoa từ sóng nổ bị cưỡng bức nổ, đi ra từ hướng tâm nổ(li tâm),  kết hợp với sóng nổ dội lên từ bề mặt để cộng hưởng hiệu năng nổ, tối đa hóa tiêu diệt mục tiêu.





Còn tiếp.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Hai, 2011, 08:31:12 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #322 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2012, 11:06:47 pm »


Không phải ngẫu nhiên mà Nga gần đây liên tiếp khoe một loạt vũ khí đỉnh cao của nước này. Những hành động phô trương sức mạnh dồn dập của Nga đều ẩn chứa đầy hàm ý.
 
Khoe những vũ khí hùng mạnh nhất
 
Tuần này, Nga khiến người dân thế giới kinh ngạc khi mỗi ngày lại “khoe” một loạt vũ khí tối tân, trong đó đáng chú ý nhất là các loại tên lửa thuộc hàng “đỉnh” của thế giới.
 
Từ trước đến nay, tên lửa vẫn được coi là một trong những chuẩn mực hàng đầu để đánh giá về sức mạnh quân sự của một quốc gia. Nga và Mỹ được coi là hai “bá chủ” của các loại tên lửa tối tân nhất thế giới. Việc Nga khoe một loạt tên lửa siêu hủy diệt lúc này có lẽ là nhằm nhiều đến Mỹ - đối thủ đầy khó chịu của họ.
 
Ngay trong những ngày đầu tuần, Tư lện Hải quân Nga – Phó Đô đốc Viktor Chirkov tiết lộ, siêu tên lửa Bulava (SS-NX-30) có sức hủy diệt khủng khiếp đã chính thức được đưa vào trực chiến. Đây là tên lửa chiến lược chính của Hải quân Nga và cũng là thứ vũ khí trụ cột trong kho vũ khí hạt nhân của nước này.
 
Bulava là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Đây là loại tên lửa 3 giai đoạn dùng nhiên liệu đẩy rắn. Tên lửa này nặng 36,8 tấn, có thể mang từ 6 tới 10 đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn lên tới hơn 8.000km. Một tên lửa Bulava có sức công phá khủng khiếp gấp 100 lần vụ nổ phá hủy thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945.
 
Dự án phát triển tên lửa Bulava là một trong những dự án vũ khí đắt nhất của Nga và cũng là một trong những dự án vũ khí gây tranh cãi nhất của Nga. Nhiều chuyên gia quân sự từng hoài nghi về dự án phát triển tên lửa Bulava sau những lần thử nghiệm ban đầu liên tiếp thất bại. Tuy nhiên, rất may là những lần thử tên lửa Bulava gần đây đều thành công nên sự hoài nghi đã phần nào được dập tắt. Việc Nga đưa Bulava vào biên chế Hải quân đã cho thấy họ rất tự tin vào sức mạnh của loại tên lửa siêu tối tân này.
 
Một ngày sau khi “khoe” tên lửa Bulava, Nga tiếp tục trình làng hai loại tên lửa đỉnh cao của thế giới. Theo đó, Lực lượng Vũ trang Nga sắp sửa đón nhận tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới S-500 và tên lửa siêu thanh nhanh nhất thế giới Brahmos.
 
Cụ thể, Nga sẽ đưa vào biên chế quân đội những hệ thống tên lửa phòng không S-500 thế hệ mới nhất vào năm 2013. Khi S-500 chưa ra đời, S-400 đang giữ vị trí là tên lửa hiện đại nhất và mạnh nhất thế giới. Với những cải tiến mới, hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-500 được kỳ vọng sẽ trở thành “xương sống” của trận địa tên lửa phòng không của quân đội Nga trong tương lai. Hệ thống S-500 có tầm bắn lên tới 600km và có thể nhằm bắn cùng lúc 10 mục tiêu. Hệ thống này được mong đợi sẽ là đối thủ đáng gờm hơn rất nhiều so với hệ thống Patriot Advanced Capability-3 của Mỹ.
 
Ngoài tên lửa Bulava và S-500, Nga còn tiết lộ, mguyên mẫu đầu tiên của tên lửa siêu thanh Brahmos 2 do Nga và Ấn Độ bắt tay cùng sản xuất sẽ được đưa vào thử nghiệm trong năm 2017. Đây là loại tên lửa có khả năng bay ở tốc độ nhanh hơn tốc độ âm thanh từ 5 đến 7 lần.
 
BrahMos có tầm bắn 290km và có khả năng tấn công các mục tiêu bay với tốc độ 2,8 Mach trong độ cao dưới 10m. Được coi là tên lửa siêu thanh nhanh nhất thế giới, BrahMos dễ dàng đâm xuyên qua mục tiêu hơn các loại tên lửa hạng nhẹ bay dưới tốc độ âm thanh khác như tên lửa Tomahawk. Với trọng lượng gấp đôi và nhanh hơn bốn lần tên lửa Tomahawk, lực tác động của BrahMos mạnh hơn 32 lần tên lửa Tomahawk khi đâm vào mục tiêu.
 
Cũng trong tuần này, Nga tuyên bố sẽ triển khai chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey thứ hai– Alexander Nevsky vào cuối năm nay. Aleksandr Nevsky là chiếc tàu ngầm mới nhất thuộc lớp tàu ngầm Borey, được sản xuất nhằm mục tiêu nâng tầm vóc của Nga trong cuộc chiến hạt nhân. Tàu ngầm hạt nhân lớp Borey được trang bị tên lửa đạn đạo Bulava sẽ trở thành xương sống của lực lượng tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược Nga sau năm 2018.
 
Ẩn ý của Nga
 
Rõ ràng, không phải ngẫu nhiên mà Nga lại khoe một loạt vũ khí đỉnh cao một cách dồn dập như vậy. Nhiều người tin rằng, đằng sau những hành động phô trương sức mạnh như thể này đều ẩn chứa những thông điệp nhất định.
 
Trong thời gian qua, thế giới đặc biệt chú ý đến cuộc đối đầu gay gắt giữa Mỹ và Nga sau một thời gian dài lắng dịu. Mâu thuẫn giữa hai cựu địch thủ thời Chiến tranh Lạnh thời gian này tập trung chủ yếu vào hai vấn đề Syria và lá chắn tên lửa. Trong khi Washington muốn lật đổ chính phủ của Tổng thống Syria Bashar Assad – một đồng minh thân thiết và duy nhất của Nga ở khu vực Trung Đông thì Moscow kiên quyết phản đối.
 
Moscow cho thấy quyết tâm rắn chắc của họ trong việc ngăn chặn bất kỳ sự can thiệp nào của phương Tây nhằm lật đổ chính phủ Syria. Hơn ai hết, Nga hiểu rằng, mất Syria, họ sẽ mất khu vực ảnh hưởng duy nhất còn lại của nước này ở Trung Đông. Ngoài ra, Syria còn là khách hàng vũ khí lớn tiềm năng của Nga và là nơi Nga có một căn cứ hải quân quan trọng tại bờ biển Địa Trung Hải.
 
Những ngày gần đây, Mỹ và phương Tây liên tục gây sức ép buộc Nga phải đồng ý với kế hoạch loại bỏ Tổng thống Assad của họ. Các cường quốc phương Tây cũng tỏ ra quyết liệt hơn trong việc can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Syria. Đứng trước tình thế này, Nga buộc lòng phải có những hành động dương oai diễu võ để “răn đe” các đối thủ của mình. Việc bảo vệ Syria không chỉ là để bảo vệ lợi ích của nước Nga mà cũng là để giữ thể diện cho Moscow. Các nước khác sẽ nghĩ gì khi Moscow dễ dàng buông rơi người đồng minh thân thiết của mình.
 
Không chỉ phô trương sức mạnh để răn đe đối thủ về vấn đề Syria, Nga còn muốn dùng “đòn” này để cảnh cáo Mỹ về kế hoạch lá chắn tên lửa ở Đông Âu. Washington được cho là đang tích cực xúc tiến việc thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu bất chấp sự phản đối gay gắt của Nga. Moscow muốn thể hiện cho Mỹ thấy thực lực, sức mạnh của mình để từ đó buộc nước này phải điều chỉnh các hành động của họ.
 
Không rõ những bước đi trên của Nga có hiệu quả đến đâu nhưng cho đến thời điểm này, hai cường quốc Nga, Mỹ vẫn chưa thể xóa bỏ bất đồng về vấn đề Syria cũng như kế hoạch lá chắn tên lửa.

Kiệt Linh

Nguồn: vnmedia.vn



------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trong loạt bài tới đây tôi sẽ cung cấp cho các đồng chí và các bạn 3 loại tên lửa hàng khủng nhất của Nga kể trên. 3 loại tên lửa kể trên hiện nay thông tin về chúng rất chung chung vì chúng đang trong vòng tuyệt mật. Tôi sẽ cố gắng trong khả năng có thể để cung cấp cho các đồng chí và các bạn thông tin đa dạng và tối đa nhất.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #323 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2014, 10:31:37 am »

Mục đích sử dụng: kiểm soát các khu vực eo biển và lãnh hải, bảo vệ các căn cứ hải quân, các cơ sở hạ tầng gần bờ, chống đổ bộ.

Khả năng chiến đấu của tổ hợp được đảm bảo cả ngày và đêm, trong mọi điều kiện thời tiết bằng việc dẫn bắn tự động sau khi phóng trong các điều kiện bị áp chế hỏa lực và điện tử của địch.

Tổ hợp tên lửa bờ “Bal-E” là hệ thống cơ động (trên khung gầm MAZ 7930), gồm có:

+ các đài (xe) chỉ huy điều khiển và thông tin liên lạc (SKPUS) – 2

+ các khí tài (xe) phóng tự hành (SPU) – 4

+ tên lửa chống tàu (PKR) Kh-35E (3M-24E) trong các thùng phóng (TPK)

+ xe vận tải – tiếp đạn – 4

Trong phiên bản cơ sở, trên 1 xe phóng bố trí 8 thùng phóng tên lửa.

Xe chỉ huy đảm bảo trinh sát mục tiêu, chỉ thị và phân phối mục tiêu ở mức độ hợp lý nhất giữa các xe phóng. Sự xuất hiện trong thành phần tổ hợp các kênh cao tần chủ động và thủ động cho phép phát hiện cả những mục tiêu tàng hình. Các xe phóng và xe tải – tiếp đạn có thể bố trí trong các trận địa kín, sâu trong đất liền. Khi đó, sự kín đáo của trận địa cùng các chướng ngại vật thiên nhiên và nhân tạo không làm hạn chế khả năng chiến đấu (hướng bắn) của tổ hợp.


Xe chỉ huy


Các thiết bị phóng của “Bal-E” có thể bắn một (từng) tên lửa hoặc bắn loạt. Tổ hợp có thể tiếp nhận các thông tin cấp chiến dịch từ các đài chỉ huy, các khí tài trinh sát và chỉ thị mục tiêu khác. Loạt phóng gồm 32 tên lửa, đủ khả năng phá vỡ mọi cụm tàu tấn công, đội tàu đổ bộ hoặc đoàn tàu hộ tống của địch. Sự xuất hiện xe tải – nạp đạn cho phép bắn loạt đạn tiếp sau 30-40 phút. Hệ thống kiểm soát hỏa lực sử dụng các biện pháp số hóa mọi thông tin, dùng hệ thống thông tin liên lạc, xử lý, bảo mật thông tin được tự động hóa với sự bảo mật cao.

Sự xuất hiện của các khí tài nhìn đêm, dẫn đường, vẽ địa và hiệu chỉnh địa hình cho phép tổ hợp nhanh chóng thay đổi trận địa lúc đầu sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, đồng thời thực hiện việc chuyển sang trận địa chiến đấu mới. Thời gian triển khai của tổ hợp trên trận địa mới – 10 phút. Việc tổ chức hệ thống phòng thủ bờ biển trên cơ sở tổ hợp “Bal-E” kết hợp với sử dụng tên lửa đa năng Kh-35E – lắp trên các tàu tuần duyên trang bị tổ hợp tên lửa “Uran-E” và trong các tổ hợp hàng không quân sự cho phép bảo đảm sự bố trí nhiệm vụ chiến thuật – chiến dịch ở các trận địa tiền tiêu (tiền đồn) với mức độ tiết kiệm cao nhất khi xây dựng được hệ thống khai thác sử dụng và sửa chữa tên lửa chống tàu chung.

Những việc xây dựng các hệ thống phòng thủ các khu vực bờ biển, cầu cảng, căn cứ hải quân quan trọng đã được tiến hành từ thời điểm xa xưa. Có thể dẫn chứng từ lịch sử hải quân trong thế kỷ XX và những thế kỷ trước, khi các hệ thống phòng thủ bờ biển được xây dựng trên cơ sở các công sự trang bị pháo bờ biển mạnh.


Xe phóng tự hành


Tuy nhiên, đối với các khí tài tấn công hiện đại trên cơ sở vũ khí chính xác cao, các hệ thống phòng ngự này trở nên rất dễ bị chọc thủng. Vì thế, chúng trở nên lạc hậu. Hiện nay, chúng được thay bằng các hệ thống phòng thủ cơ động, có khả năng tấn công bất ngờ từ nhiều hướng với quy mô lớn và độ chính xác cao vào tàu địch, kết hợp với thời gian chuyển trận địa ngắn, có thể thực hiện cuộc tấn công mới.

Tổ hợp “Bal-E” có thể tiêu diệt các tàu nổi loại nhỏ hoặc loại lớn (tàu khu trục…) bằng 1 tên lửa. Các công trình sư đã cố gắng phức tạp hóa một cách tối đa sức mạnh của đối phương. Tên lửa trong tổ hợp có tốc độ phóng (khoảng cách thời gian giữa 2 loạt bắn) – 3 giây, cơ số đạn tối đa – 64.


Xe tải - tiếp đạn


Các thông số kỹ thuật chính

Tầm bắn, km: 120

Khoảng cách từ khu vực bố trí trận địa tới bờ biển, km: 10

Số lượng tên lửa trên mỗi xe phóng và xe tải – tiếp đạn, đơn vị: 8

Khoảng cách mỗi lần bắn trong loạt, giây: 3

Tốc độ di chuyển tối đa, km/h

+ trên đường bộ: 60

+ khu vực không có đường (địa hình xấu): 20

Khối lượng khởi động của tên lửa, kg: 620

Tổng số tên lửa trong tổ hợp, đơn vị: 64

Tầm hoạt động (không tiếp nhiên liệu), km: 850

Military.narod.ru
Logged
minhhang
Thành viên
*
Bài viết: 98


« Trả lời #324 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2016, 12:50:12 pm »

Bác Longtrec làm một bài về động cơ:  RD-95TM-300 đi.  Cái này nó lắp trên tên lửa X 101, tầm bay xa lắm, thế mà nó lại dùng nhiên liệu rắn mới hay.
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #325 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2016, 03:57:14 pm »

Cái này báo mạng VN mình viết nhiều rồi bạn minhhang ạ, vd như trang này:

http://phatminh.com/cong-nghe/cong-nghe-quoc-phong/ban-in-cho-chu-de.63060.html
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM