Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:50:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu binh Nam bộ và đồng đội QĐ 3 trên đất Bắc giai đoạn 1979 - 1985 ( phần 5  (Đọc 220369 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #170 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2014, 08:36:49 pm »

                                                   “Ra đường sợ nhất công nông
                                                   Về nhà sợ nhất vợ không nói gì” Grin
Logged

ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #171 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2014, 10:25:56 am »

"...Bác cho tôi hỏi tí: cái kiệu ấy nó ra sao? Có giống cái lu ngoài bắc vẫn đựng nước mưa hay làm tương không.."- Hong ...866
Khác tên gọi anh Hong...866, khác nữa là không làm bằng đất nung, chú Lễ đặt làm bằng thủy tinh loại lới cho hai ông ấy ngồi trong ấy chứng kiến mình ngoài này nhậu...........
Logged
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #172 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2014, 09:18:18 pm »

                                                   “Ra đường sợ nhất công nông
                                                   Về nhà sợ nhất vợ không nói gì” Grin
  Ối giời đúng là thế bác Ép 5 nhỉ. Em thì cứ nghĩ cái công nông mọi người sợ thì có sợ nhưng nó chẳng có tội tình gì mà còn cấm được mà sao vế thứ 2 lại không cấm tiệt cho em được nhờ bác nhỉ Wink Cheesy Grin Grin Em cứ đọc đi đọc lại các loại luật, lệ thì cái tội khủng bố, bạo lực này nọ.... thì mới là nguy hiểm, nghiêm trọng Grin
Khác tên gọi anh Hong...866, khác nữa là không làm bằng đất nung, chú Lễ đặt làm bằng thủy tinh loại lới cho hai ông ấy ngồi trong ấy chứng kiến mình ngoài này nhậu...........
  Vâng thế là tôi đã hiểu, thật đơn giản là phải có vài người vác như khênh kiệu khi xưa Grin Grin Grin
Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #173 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2014, 09:41:28 pm »

      Hi…hi, chúng tôi xin được cám ơn tấm lòng hiếu khách nồng hậu của bác Hong c9d3e866 cùng gia đình đã dành cho anh em chúng tôi. Tạm biệt Tp Bắc ninh hẹn ngày gặp lại!.
Logged

ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #174 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2014, 10:10:51 am »

Nhớ lại cái hồi ở Khe lang- Nghệ Tĩnh, cái thuở mà chưa biết “ Cái tình là cái chi chi?/Dẫu chi chi cũng chi chi với tình” có ông bạn cùng trung đội những khi lạc lòng, những đêm buồn, những khi trời đổ mưa dầm dề …đó là khi “Núi đồi lồng lộng, chiều mưa nhớ ai”... dễ làm người ta nhớ gia đình, nhớ những ngày đã qua…. Và nhớ tới cô bạn chung trường.... vì cũng chưa là yêu bởi chửa biết yên nên đôi lúc bâng quơ ‘Y’ nói về cô bạn học đó với chúng bạn.
 Ông bạn L.T (giờ đã là người thiên cổ) giường kế bên chắc hiểu ý, tình nguyện viết thư tỏ tình dùm. Vì cũng chẳng biết gì nên ‘Y’ cũng ừ để người viết dùm…Bây giờ nghĩ lại thật tức cười… bức thư viết giùm không giống một bức thư làm quen, thư tỏ tình..... mà giống như một bài chính trị, một bài thuyết giáo về gia đình, về tình yêu, về nghĩa vụ, về trách nhiệm của người ở hậu phương đối với người ngoài miền biên viễn…. nghĩ lại, bi giờ vẫn thấy rùng mình, hốt hoảng...
Bởi vì, nếu là thơ học trò thì phải như ông nhà thơ nào đó đã viết:
Nghe nói yêu thương chọn giấy màu hồng/ Màu tha thiết là xanh hy vọng/  Nhưng tuổi học trò thường yêu màu trắng/ Anh ngập ngừng không biết chọn màu chi”.
Hay là thơ của lính thì cũng phải:
“..Thư của lính, thư không được dài như mong ước đâu em/..Thư của lính không xanh màu trời như mơ ước đâu em/Thư của lính không thơm nồng hương, không nét hoa đa tình/Thư của lính ba lô làm bàn nên nét chữ không ngay/ Nhưng thư của lính ghi giữa rừng cây khi nhớ em thật đầy”.
……………

Câu chuyện phiêu lưu trên không biết hồi kết, bởi lúc sau này ‘Y’ giấu biến, không biết cô bạn học kia có trả lời không hay là: cũng hốt hoảng mà ngất xỉu…. Và cũng chẳng biết ngày trở về quê mẹ “Y’ có gặp lại cô bạn học năm nào không, ‘Y’ cũng giấu biến…
Trở lại mái trường xưa, khi ra đi thì chưa có… gì, còn trắng tinh ngày trở về  thì đủ … Người lính trở về, với nét phong trần với dấu bụi đường xa còn vương vấn trên nét mặt, trên vai áo .. Và điều đó, cũng làm xao động những tà áo trắng..  Đặc biệt có một cô mấy năm sau khi ‘Y’ lên SG ăn học, “Lan cũng lên chốn đô thành nhiều xa hoa cám dỗ, chốn đô thành có  đèn xanh đèn đỏ để thăm Điệp”….. Nhưng có câu ca dao:
Anh về nhà cạo râu đi,
Ngày sau trẻ lại em mời tới chơi.”

Chắc là ‘Y’ ngại vậy hay sao đó, nên mấy năm trời cùng học ‘Y’ cũng chẳng có nói gì! Và ‘Y’ sau những tháng năm miệt mài trên giảng đường ĐH lại trở về cố hương thì: Đợi hoài đợi mãi được đâu …cô gái  đã đi lấy chồng…
Và năm tháng cứ thế trôi đi, đôi lần gặp lại- cũng có những lời thanh minh … nhưng cô gái ngày xưa chỉ nói: “Tại cái số của em nó vậy”!
Rồi cũng chẳng biết có gì nữa không? Nhưng mà  hình như có mấy lần nói…. là đi…. họp lớp để …gặp!
Nếu so sánh cái đường 'duyên nợ' của ‘Y’ với cái ông …63 kia thì khác nhau quá….. "người thì ăn không hết, người tìm không ra".
Những kỷ niệm những tình cảm ngày xưa…., có thể hoặc là: luôn làm ta tiếc nuối.. …

Lại tới ngày 20/10, ngày phụ nữ Việt Nam xin chúc quý bà, quý cô ngày càng…  đáng yêu. Để được các ông…. yêu.

Nhớ mấy câu thơ đã đọc:
Vợ là địch
Bồ bịch mới là ta
Khi chiến sự sẩy ra
Ta buộc về với địch
Rục rịch ta nhớ ta”.


Phải chi hoặc nếu được thì cũng xin chúc: các quý ông có...“ta”.
Logged
tamhg1
Thành viên
*
Bài viết: 54


« Trả lời #175 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2014, 10:59:16 am »

Chắc là ‘Y’ ngại vậy hay sao đó, nên mấy năm trời cùng học ‘Y’ cũng chẳng có nói gì! Và ‘Y’ sau những tháng năm miệt mài trên giảng đường ĐH lại trở về cố hương thì: Đợi hoài đợi mãi được đâu …cô gái  đã đi lấy chồng…-Ag1

Ag1 hay tâm sự chuyện của đồng hương khác! chuyện của mình thì cất để rieng cho em phải kg? Khi nào vui thì tu thú trươc bình minh nhe!
Còn chuyện của "Y" thì vô số kể. Kg phải y là kẻ "lạnh lùng" dâu. Y được nhiều cô theo lắm bởi tánh tình tốt bụng, lãng mạn (nhưng lại học BK) hay giúp ngươi khác nhât là ban gai.  Khổ nổi chẳng dám thốt nên lời với ai (chỉ trừ bà xã thôi, chắc là nhờ mai mối quá). Khi già rồi thì mối tình đầu lúc đi lính miền xa mới co dịp gặp lại. Nhưng ôi thôi, còn gì nữa đâu, ván đã đóng thuyền, thôi, cũng chỉ là chuyện trong mơ!

Gặp nhau trong bửa tiệc đám cưới con đồng đội xưa!
http://i1380.photobucket.com/albums/ah173/tamthtr/IMG_0008_zps59f85604.jpg
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #176 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2014, 11:44:27 am »

Nhớ lại cái hồi ở Khe lang- Nghệ Tĩnh, cái thuở mà chưa biết “ Cái tình là cái chi chi?/Dẫu chi chi cũng chi chi với tình” có ông bạn cùng trung đội những khi lạc lòng, những đêm buồn, những khi trời đổ mưa dầm dề …đó là khi “Núi đồi lồng lộng, chiều mưa nhớ ai”... dễ làm người ta nhớ gia đình, nhớ những ngày đã qua…. Và nhớ tới cô bạn chung trường.... vì cũng chưa là yêu bởi chửa biết yên nên đôi lúc bâng quơ ‘Y’ nói về cô bạn học đó với chúng bạn.
 Ông bạn L.T (giờ đã là người thiên cổ) giường kế bên chắc hiểu ý, tình nguyện viết thư tỏ tình dùm. Vì cũng chẳng biết gì nên ‘Y’ cũng ừ để người viết dùm…Bây giờ nghĩ lại thật tức cười… bức thư viết giùm không giống một bức thư làm quen, thư tỏ tình..... mà giống như một bài chính trị, một bài thuyết giáo về gia đình, về tình yêu, về nghĩa vụ, về trách nhiệm của người ở hậu phương đối với người ngoài miền biên viễn…. nghĩ lại, bi giờ vẫn thấy rùng mình, hốt hoảng...
Bởi vì, nếu là thơ học trò thì phải như ông nhà thơ nào đó đã viết:
Nghe nói yêu thương chọn giấy màu hồng/ Màu tha thiết là xanh hy vọng/  Nhưng tuổi học trò thường yêu màu trắng/ Anh ngập ngừng không biết chọn màu chi”.
Hay là thơ của lính thì cũng phải:
“..Thư của lính, thư không được dài như mong ước đâu em/..Thư của lính không xanh màu trời như mơ ước đâu em/Thư của lính không thơm nồng hương, không nét hoa đa tình/Thư của lính ba lô làm bàn nên nét chữ không ngay/ Nhưng thư của lính ghi giữa rừng cây khi nhớ em thật đầy”.
……………

Câu chuyện phiêu lưu trên không biết hồi kết, bởi lúc sau này ‘Y’ giấu biến, không biết cô bạn học kia có trả lời không hay là: cũng hốt hoảng mà ngất xỉu…. Và cũng chẳng biết ngày trở về quê mẹ “Y’ có gặp lại cô bạn học năm nào không, ‘Y’ cũng giấu biến…
Trở lại mái trường xưa, khi ra đi thì chưa có… gì, còn trắng tinh ngày trở về  thì đủ … Người lính trở về, với nét phong trần với dấu bụi đường xa còn vương vấn trên nét mặt, trên vai áo .. Và điều đó, cũng làm xao động những tà áo trắng..  Đặc biệt có một cô mấy năm sau khi ‘Y’ lên SG ăn học, “Lan cũng lên chốn đô thành nhiều xa hoa cám dỗ, chốn đô thành có  đèn xanh đèn đỏ để thăm Điệp”….. Nhưng có câu ca dao:
Anh về nhà cạo râu đi,
Ngày sau trẻ lại em mời tới chơi.”

Chắc là ‘Y’ ngại vậy hay sao đó, nên mấy năm trời cùng học ‘Y’ cũng chẳng có nói gì! Và ‘Y’ sau những tháng năm miệt mài trên giảng đường ĐH lại trở về cố hương thì: Đợi hoài đợi mãi được đâu …cô gái  đã đi lấy chồng…
Và năm tháng cứ thế trôi đi, đôi lần gặp lại- cũng có những lời thanh minh … nhưng cô gái ngày xưa chỉ nói: “Tại cái số của em nó vậy”!
Rồi cũng chẳng biết có gì nữa không? Nhưng mà  hình như có mấy lần nói…. là đi…. họp lớp để …gặp!
Nếu so sánh cái đường 'duyên nợ' của ‘Y’ với cái ông …63 kia thì khác nhau quá….. "người thì ăn không hết, người tìm không ra".
Những kỷ niệm những tình cảm ngày xưa…., có thể hoặc là: luôn làm ta tiếc nuối.. …
...

Nhất chí như bác tam_hg1, bác AG1 nhà ta cứ lượn lờ, hết ông X, Y, Z... mà chả thấy bóng dáng AG1 đâu cả  Grin, hay lão ấy mượn chuyện người đá khéo chuyện ta ?  Wink, thôi sao cũng được miễn nó "đánh trúng" tâm trạng của những thằng lính học trò ngày ấy!  Grin

Thú thật, những ông 17, 18 hoặc lớn hơn nữa chắc cũng có vài mối tình vắt vai trước khi đăng lính! Nhưng với những đứa tuổi 16 như chúng tôi chắc chỉ "tơ tưởng" chút chút mà thôi! Không biết bác AG1 ra sao, chứ "bệnh" tơ tưởng ở chỗ chúng tôi cũng khá nặng! Toàn nghe lính bàn cô này, cô kia khi đi ... dân về, mà chả thấy ông nào có tiến triển ( hay bộ đội ta núp lùm kín quá ? ), việc viết thư dùm là bình thường đối với ông học trò đăng lính, đối tượng trợ giúp là các bác xa giấy, xa bút đã lâu, ý tứ, văn vẻ rơi rụng gần hết!  Grin. Thậm chí tôi và ông lamhai_tientien còn viết thư tỏ tình cho ông bạn, khi cá có vẻ căn cắn mới nói cho ông ấy hay!, khổ nỗi ngày ấy ông ta nhát quá ( không như bây giờ xài vo hao quá  Shocked), cứ núp dưới cầu treo để chờ nàng đi học về, sau đó lủi thủi đi theo nhưng luôn giữ khoảng cách cả trăm mét!  Shocked...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #177 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2014, 07:49:55 pm »

"Nhất chí như bác tam_hg1, bác AG1 nhà ta cứ lượn lờ, hết ông X, Y, Z... mà chả thấy bóng dáng AG1 đâu cả"- Thanhh63
Tại vì, bởi vì nhớ có câu ca dao: "Thầy bói coi số cho người/ Số thầy thì để cho ruồi nó bu".
Logged
tamhg1
Thành viên
*
Bài viết: 54


« Trả lời #178 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2014, 02:38:28 pm »

Nhất chí như bác tam_hg1, bác AG1 nhà ta cứ lượn lờ, hết ông X, Y, Z... mà chả thấy bóng dáng AG1 đâu cả  , hay lão ấy mượn chuyện người đá khéo chuyện ta ?  , thoi sao cũng được miễn nó "đánh trúng" tâm trạng của những thằng lính học trò ngày ấy!  thanhh63

Bác Thanhh63: Bác chủ nhà nghiên cứu xem cách gì để trao đổi thêm câu chuyện CCB Nam bộ trên đât Băc kg? Thi du như D ấp Băc
về AG giao lưu nhân ngày 22/12 với D ag1 đươc kg. Tăng cương giao lưu sẽ làm cho diễn d̀an sôi dộng hơn!

Logged
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #179 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2014, 01:56:36 pm »

"về AG giao lưu nhân ngày 22/12 với D ag1 đươc kg."- TamHg1
 Chờ tới 22/12 lận sao? Lâu quá, hay là thứ bảy, chủ nhật này từ AG mình tổ chức một chuyến rượt tới ổ luôn: ghé MT  lên Gò Vấp luôn được không bác HG1?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM