Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 11:47:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu binh Nam bộ và đồng đội QĐ 3 trên đất Bắc giai đoạn 1979 - 1985 ( phần 5  (Đọc 220716 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #10 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2014, 11:01:27 am »

Chuyện anh Giáp và anh Côi dtr d3 trả  phép vào đơn vị , đơn vị di chuyển tìm không được may mắn gặp bà má giúp đỡ cứ như trong tiểu thuyết , người giàu trí tưởng tượng cũng khó hình dung bởi đó là giai đoạn đầu năm 1978 . Ra Bắc mới biết anh giáp trong những lần đi tập huấn nhưng tôi chưa nghe anh kể chuyện này bao giờ . còn anh Côi sau này là D tr D2 - Đây là những chuyện tôi nhớ về anh

 Anh Côi D tr người Tày ở  Yên Bái nhập ngũ 68 đã  được đào tạo cơ bản ở trường Sỹ quan pháo binh , khi chúng tôi sang lào thì anh đã là C tr, rất giỏi về pháo cối và bản đồ . Hồi ở Sa Mát có khẩu 12,7 ở đồi Con Vịt bên kia đầm lầy đối diện với chốt C tôi gây không biết bao nhiêu thương vong cho lính ta .Về nhận D tr anh quyết diệt khẩu này ,anh trực tiếp leo  lên cây đa đài  K1 để chỉnh cối , đến quả cối 82 thứ gần ...50 thì đánh đáo đúng công sự  khẩu 12.7 tan tành cùng gần toàn bộ địch ở đó từ đó bọn tôi đi lại thoải mái hơn
 KHi C tôi chốt ở cầu 15 , chốt này có hình dấu hỏi ( ? )gồm 9 hầm do thằng Dũng C phó đồng hương với tôi chỉ huy ( khác thằng Dũng tring sát ).Mờ sáng ngày 21/12/78 địch bất ngờ tấn công chiếm được mấy hầm ,anh em chạy dồn về hầm chỉ huy ở đuôi dấu hỏi >Tình thế nguy ngập , Dũng  liều mạng gọi cối D bắn trùm trận địa .Anh Côi ngần ngừ nhưng thằng Dũng tuyên bố thà chết   không bỏ chốt ,anh trực tiếp đọc phần tử cho C cối bắn đúng phần trên của chốt còn phần đuôi dấu hỏi có hầm chỉ huy thì không bị phát nào .Bọn địch bị bắn trúng vội bỏ xacds đồng bọn chạy ,Dũng phản kích lấy lại được trận địa 
 hôm luồn vào Sô nô , Tà sanh , rừng khộp bằng phẳng đêm tối mịt mù , Trinh sát Bộ , quân đoàn đi đầu dẫn đường , anh đi sau đọc rẽ trái phải bao nhiêu độ bọn tôi chuyền lên , trinh sát nhất nhất nghe theo
Cũng như các D tr  khác trong E anh luôn mang khẩu AK báng gập, khẩu súng được anh chỉnh bắn cực kỳ chính xác  .Khi ở Sa Mát hôm nào yên yên anh lại rủ mấy thằng trinh sát đi săn .Có lần anh bắn con khỉ mẹ , khỉ trúng đạn ôm con chạy lên cao một tay ôm con cho bú một tay ôm cây .Khi con đang bú , khỉ mẹ chết rơi xuống anh mang khỉ con về nuôi từ đó dù vẫn đi săn nhưng không bao giờ anh bắn khỉ nữa ,con khỉ anh nuôi là con đực ,Thời gian đó anh San người Thái ở Lai Châu là  anh  nuôi D bộ cũng bắt được một con khỉ cái bị thương do cối địch mang về nuôi .
 Hai con khỉ lớn dần theo hai anh qua nhiều trận đánh , mỗi khi hành quân co0n khỉ của anh Côi thường trèo lên vai anh  ngồi , nó không bao giờ chịu ngồi lên vai người khác , còn con khỉ của anh San lại chui vào xoong quân dụng để chủ gánh KHi đánh ở bờ đông Mê Công cả hai anh đều tìm được dây xích nhỏ để dắt khỉ đi theo . Lúc đánh sang ngã ba đường 24 Công pông Chàm cả 2 con đều trưởng thành ,chúng thường làm trò vợ chồng bất kể lúc nào Mỗi khi nghỉ giữa chặng hành quân lính ta thường đề nghị 2 anh thả ra cho chúng gần nhau để xem chúng hôn hít làm tình rồi hò reo trêu chọc nhau , Xem khỉ làm trò vợ chồng là đặc sản của D bộ để bớt mệt nhọc
 Đánh khu Núi Hồng phải hành quân liên miên ngày đánh đêm đi , chủ mệt khỉ cũng mệt ,có lần chuẩn bị luồn sâu khỉ ta nhảy lên vai ngồi anh Côi hất xuống nó lại nhảy lên kêu chéo chéc phần mệt phần chán khỉ phần sợ lộ anh Côi phải bắn chết khỉ , không ngờ con khỉ cái của anh San đi sau thấy thế vội bứt xích bỏ chạy vào rừng , từ đó D bộ hết trò " khỉ "Hết chiến dịch A 884 bọn tôi ra Bắc Thái còn anh Côi đi học
 Giữa năm 81 tôi cùng đoàn đại biểu E đi dự đại hội Đảng bộ F nghỉ ở nhà khách thì anh Côi đi học về ,gặp nhau tay bắt mặt mừng anh kể trên đưa anh về E làm tham mưu phó nhưng anh không chịu vì  phải làm phó cho một người  mà theo anh là không đủ đức tài để trên anh  ( đúng thế thật ) Anh Chửi :Tao thà phục viên , đút ,,c..làm phó cho hắn ..chúng tôi bàn , Chính ủy F cũng ra nhà khách động viên nhưng anh kiên quyết thà  phục viên hoặc đi đơn vị khác ...và cuối cùng anh phục viên về quê vợ ở Nghĩa Đàn Nghệ an sau khi ở lính 11 năm  mang hàm thượng úy ,chức tham mưu phó E  qua 3 chiến trường với hàng chục trạn đánh . Từ đó đến giờ tôi không gặp , nghe nói anh sống rất vất vả oqr
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #11 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2014, 11:08:09 am »

[
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Sáu, 2014, 11:23:25 am gửi bởi tai_lienson » Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #12 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2014, 07:09:19 pm »


             Chào bác chủ thanh63! Chào các bác!

              Tranphu341 chúc mừng bác chủ đã xây dựng ngôi nhà Phần 5. Trong 4 phần vừa qua của các cựu Q Đ 3 TRÊN ĐẤT BẮC CÓ RẤT NHIỀU CHUYỆN THẬT HAY THẬT HẤP DẪN. Ngôi nhà hạnh phúc này luôn đầy ắp tiếng cười cùng những câu chuyện vui -buồn -sướng -khổ của một thời hào hùng đã qua. Tranphu341 thường đến thăm nhà nhưng cũng vì không cùng mặt trận nên chỉ biết đọc mà không thể góp chuyện comment được.

            Tranphu341 xin được kính chúc các bác luôn có nhiều sức mạnh cùng thật nhiều niềm vui để ngôi nhà ngày càng cao- Cao mãi hi hi... Grin Grin Grin
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #13 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2014, 11:24:26 pm »

Chào bác hongc9d3 cùng các bác:

Thì ra lỗi là do duccuong đánh nhầm tháng Grin. Ngày 24/7/79 duccuong đã lên máy bay ra bắc rồi.

Nhìn ảnh bến phà công phông chàm hongc9 đưa lên duccuong như được sống lại những năm tháng chiến dịch giải phóng mở. Đường xuống bến là cạnh kho thóc đó. Cái kho thóc cháy khói nghi đã trở thành khói ngụy trang che dấu hành động chiến đấu của lính F320A.

Suốt 3 ngày . ngày 3,4,5,/1. duccuong đã ở liên tục khu vực này . Đài quan sát là ô cửa thoát gió của kho thóc. Sông quãng này rất rộng nhưng có ống nhòm thì vẫn thấy rõ công sự và địch đi lại bên bờ tây.
quân đoàn 3 đánh vượt sông bằng sức mạnh tại bến phà này bắt đầu từ 5h30 ngày 6/1/1979. Đến 10 giờ sáng thì làm chủ TP công phông chàm.

Bạn có qua bến phà preenh đam để lên đường 5 về nông penh không ?
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #14 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2014, 09:11:30 am »

Bông Lúa bây giờ- Trước UBND tỉnh


Bông Lúa ngày xưa, trước 1975- ở công trường Trưng Nữ Vương- như là sự tri ân của ông Nguyễn Tấn Đời với quê hương An Giang
Logged
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #15 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2014, 01:33:59 pm »

  Cám ơn bác Tai@ nhiều.
 Đúng vậy đấy, bác Côi là vị D trưởng cùng anh Giáp lưu lạc ngày đó. Tôi không được sống với anh ấy ngày nào, nhưng qua lời kể của bác Giáp thì tôi biết anh là người đầy cá tính, bản lĩnh....Giống trường hợp bác Ngữ, qua bài viết của bác mới hiểu và giờ thì coi đó là bác CẢ, lên Võ nhai bao giờ cũng tới thăm gia đình bác ấy. Ngày 28/6 này nếu không có gì thay đổi bác Ngữ lại dẫn hơn chục anh em cựu binh E866 lên Vị xuyên, bác có gửi gì thì gửi sớm Grin Grin Grin. Có e nào sinh tươi trên đó giới thiệu cho tôi với  Wink Wink
  Bác Đước Cường ạ, tôi chỉ đi theo đường 7 thôi, đường do bọn tầu đang thi công lên xóc, bụi kinh khủng. Bọn tôi cứ phóng bạt mạng, chỉ gặp các cầu khẩu độ ngắn, bọn chúng làm cầu xong mới làm đường không thấy có phà. Khi vào Nongphenh thì đi qua cái cầu "sập" mà ngày xưa anh em mình về NP thường nghỉ lại cái bãi trống gần cầu. Nay cái bãi đó xây kín rồi, có cả 1 sân vận động ở khu đó nữa. Nhà cửa san sát, lố nhố lên tôi cũng chẳng ghé tới đó nữa.
  Bác AG1, biểu tượng bông lúa bác cho xem hiện đang nằm ở đâu hay đã bị phá bỏ.
 
Bông Lúa ngày xưa, trước 1975- ở công trường Trưng Nữ Vương- như là sự tri ân của ông Nguyễn Tấn Đời với quê hương An Giang

Thực tình tôi thích cái biểu tượng đó hơn vì nó mềm mại, sống động hơn hẳn cái mà bọn tôi đứng chụp hình làm kỷ niệm. Ban đầu tôi nhìn thấy nó cứng kèo, thô giáp cứ nghĩ là bó đuốc, bác Cutichiuchoi nói tôi mới hình dung ra Grin Grin Grin
  Xin bật mí với các bác có dự định đi bụi sang Np như tôi một chút. Khách sạn " Lucky star" giá cả phải chăng, ngủ nghê, tắm rửa tam ổn. Giá 15 US/ ngày

  Xung quanh cafe quán nhậu chủ quán toàn là Việt kiều nên dễ giao dịch và gọi món. Ăn sáng trưa, tối, lưu ý buổi tối tới 10h đêm là nhịn vì đóng cửa hết Grin Grin Grin
 Tiền sảnh khách sạn rộng, đậu xe thoải mái

  Sáng ra kiểm tra con ngựa sắt, thôi chết. Nó bị sưng móng trước, vết phồng to bằng ngón chân cái. Đường xá như vậy thì quả không ổn, phải tìm cách xử lý vậy.
  Con ngựa đưa tôi đi cả ngày, vất vả nay có nguy cơ ốm Cheesy Grin Grin

  Trước tiên là chui vào chợ kiếm bộ ấm chén có chữ run, pha trà cho các anh, các chị đã sau rồi tính tiếp. Lang thang trong chợ mãi không kiếm được bộ nào ưng ý đành đi ra tượng đài vậy.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Sáu, 2014, 10:20:19 pm gửi bởi hong c9d3e866 » Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #16 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2014, 03:18:00 pm »

@hongc9:

Vậy là duccuong đánh đố bạn hongc9 rồi. Bởi phà đã được thay bằng chiếc cầu mới xây cách đây vài năm ( do một người bạn đi du lịch nói lại ) Duccuong quên nên cứ " bắt " bạn hong c9 tìm chụp để làm quà kỷ niệm ,làm sao còn nữa mà chụp hình . Tay phiên dịch người k cũng không nhảy cảm. Phà ( cầu ) preech đam chính là giao điểm của đường 7 gặp đường 5 .Cầu preechs đam bắc qua sông tông le sap.
Tại đây khi chờ phà vượt sông. duccuong gặp một nữ phiên dịch người k đẹp mê hồn.Cô này sinh hoạt ở ban địch vận sư đoàn . Tăng cường cho sư đoàn cho đến ngày sư đoàn ra bắc. câu chuyên này duccuong đã viết trong re đời quân ngũ .( trang 28 ). Bài: hành quân giải tỏa đường 3. Duccuong xin trích một đoạn :

"...Trong lúc chờ đợi sang sông chúng tôi tìm nơi bóng mát nhai lương khô.Ở đây có một hình ảnh tôi không bao giờ quên đó là giữa “rừng” bộ đội đang chờ sang sông có một cô gái rất đẹp, da trắng má ửng hồng có lẽ do hôm ấy trời rất nắng đứng ở dưới bóng cây bàng ven sông(con gái k đa phần da đen) . Bên cạnh cô là đ/c lê Nông chủ nhiệm chính trị sư đoàn cùng một số đ/c trong ban địch vận. Tôi không hiểu nổi giữa trận mạc thế này lại có một cô tiên giáng trần đi cùng đ/v chủ lực tiến vào mặt trận mà hồi ở Mimut 100% tôi khẳng định không có một ai là nữ cả.Tôi còn nhớ như in cô mặc áo quần màu cỏ úa của thanh niên xung phong đầu đội mũ tai bèo nói tiếng Căm phu chia và nói cả tiếng việt nữa nhưng chưa sõi .Chẳng hiểu lý do gì mà cô khóc nhiều quá,bao nhiêu người sỹ quan đến giỗ dành nhưng cô im lặng chỉ một tý rồi lại khóc nức nở hình như cô đang xúc động mạnh cái gì đó. Đôi mắt luôn mở to đen tròn như hạt nhãn chỉ nhìn xuống dòng sông tong le sáp mà khi đó có mấy xe tăng lữ 273 đang tự bơi sang. Khoảng một tháng sau trên mặt trận đường 3 tôi may mắn được gặp lại người đẹp một lần cuối cùng khi cô đang đứng trên bục cầm mi cro đọc lời kêu gọi của mặt trận cứu nước Campuchia trước dân trong núi đang lũ lượt trở về bản quán.Đứng cạnh cô vẫn là mấy đ/c ở ban địch vận. Giọng đọc của cô trong trẻo mạch lạc rõ ràng của một người có học .Lúc này tôi thấy cô như một người chỉ huy chứ không yếu đuối như hôm vượt tonglesap.Cuộc đời cô gái Cămpuchia này về sau có lẽ sẽ là một cuốn tiểu thuyết hay nếu nhà văn k nào tìm biết được..."

Đó là lý do tại sao duccuong muốn bác có mấy bức ảnh về bến phà này để nhớ về một thời trai trẻ xông pha.

thân ái.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Sáu, 2014, 03:24:35 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #17 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2014, 10:40:17 pm »

  Bác Đức Cường thật là tiếc vì tôi không tới đó được, chuyến đi này tôi cũng chỉ đi được 1 nửa theo kế hoạch!!!!! Tôi nghĩ có thể cô phiên dịch đẹp như tiên giáng trần bác gặp năm đó quê ở tỉnh Kanda, tỉnh này nằm gần Nongphenh. Dưới chế độ ponpot dân tỉnh này nhiều người biết tiếng Việt và bị giết rất nhiều. Khi qua quê hương ai chẳng có nỗi nhớ, nên quá xúc động….Bây giờ tôi qua tỉnh này vẫn thấy nó tiêu điều, làng mạc thưa thớt, ruộng đồng để hoang. Không biết do thiếu nhân lực hay dân Campuchia không làm ruộng. Cỏ  dại ngút ngàn trên những cánh đồng rộng lớn ở Kanda, nhìn tiếc lắm....
  Chúng tôi vào chợ định bụng mua bộ ấm chén pha trà, trước tiên mang ra tượng đài pha trà, sau rồi mang về làm kỷ niệm.
  Bác Giáp đi chợ K

Lang thang tìm, hỏi toàn đồ tàu và Nhật lại to tướng, nên thôi chẳng mua làm gì. Chúng lên đường ra, còn khoản 1 km nữa thì đến, thấy có điểm làm lốp xe ngay bên đường. Làm luôn cho bớt 1 nỗi lo  Grin Grin Grin, xuống xe bảo chú phiên dịch và ngắm nghía bức tường, nó được làm bằng đá, trên đó khắc hoa văn tinh sảo, những hoa văn quen quen, nhìn kỹ nhận ra là những biểu tượng đặc trưng của nhà phật.
  Bên ngoài chùa.


Hỏi ngay chú phiên dịch đường vào, để chú ở lại trông thợ làm 2 anh em kéo nhau vào chùa. Vừa đi vừa nghĩ : Hay là các anh, các chị cố ý dẫn bọn tôi vào chùa trước cũng nên.
  Vào chùa thắp nhang, thành tâm khấn đức Phật tổ từ bi, hỷ xả hãy đón nhận những người con Việt nam đã ngã xuống trên mảnh đất này, họ còn phiêu du đâu đó quanh đây.

  Khất vái xong, nhà sư mời chụp ảnh kỷ niệm.


 Ra đến tượng đài, tôi giật mình vì không thấy có lư hương, một khoảng trống sẫm mầu mà tôi cứ nghĩ là ở chỗ đó đặt lư hương, nay họ mang đi mất. Tôi phân công anh Giáp đi làm một cái bình để thắp hương, bởi ở đây gió rất lớn. Còn tôi cẩn thận, rót rượu, bầy biện vài món đơn sơ để mời các anh, các chị về.

  Kính cẩn thắp nhang.

  Thay mặt cho anh em bè bạn không đến đây được, mời các anh, các chị về chứng giám.

  Anh bạn tôi lặng người đứng lầm rầm khấn vái, thắp nhang.

 Chờ hương tàn bọn tôi lòng vòng ngắm cảnh vật xung quanh......
Logged
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #18 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2014, 08:25:02 am »

"...biểu tượng bông lúa bác cho xem hiện đang nằm ở đâu hay đã bị phá bỏ....Thực tình tôi thích cái biểu tượng đó hơn vì nó mềm mại, sống động hơn hẳn cái mà bọn tôi đứng chụp hình làm kỷ niệm. Ban đầu tôi nhìn thấy nó cứng kèo, thô giáp cứ nghĩ là bó đuốc, bác Cutichiuchoi nói tôi mới hình dung ra"- Hong..866

Chắc chắn bông Lúa đó là "tàn dư"....Huh, nên nó đã bị..., ngày xưa bông Lúa được làm bằng kim loại quý, hiếm nên chẳng biết bây giờ đang nằm ở đâu???
Logged
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #19 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2014, 09:06:18 am »

"...biểu tượng bông lúa bác cho xem hiện đang nằm ở đâu hay đã bị phá bỏ....Thực tình tôi thích cái biểu tượng đó hơn vì nó mềm mại, sống động hơn hẳn cái mà bọn tôi đứng chụp hình làm kỷ niệm. Ban đầu tôi nhìn thấy nó cứng kèo, thô giáp cứ nghĩ là bó đuốc, bác Cutichiuchoi nói tôi mới hình dung ra"- Hong..866

Chắc chắn bông Lúa đó là "tàn dư"....Huh, nên nó đã bị..., ngày xưa bông Lúa được làm bằng kim loại quý, hiếm nên chẳng biết bây giờ đang nằm ở đâu???
  Thật đáng tiếc, tôi không biết nó làm bằng chất liệu gì, tôi rất thích nó....
  Đài tưởng niệm quân tình nguyện Việt nam được đặt trong một không gian rộng lớn, thoáng mát. Khi đặt chân tới đây, điều đầu tiên tôi nhận thấy rằng : Chim bồ câu chỉ có mặt ở trên tượng dài, không có mặt ở đâu khác,  đàn chim không lớn, quanh quẩn trên cao, chúng có vẻ như buồn phiền điều gì đó. Khác hẳn với những đàn chim tôi thường gặp, thường thì chúng vui vẻ, bay lên, hạ xuống ríu rít cùng nhau tìm thức ăn, hay mớm cho nhau phần thức ăn kiếm được…. Ở đây, chúng u buồn, không thấy bay lượn, không nghe thấy tiếng gù, hay ở cao quá, trời lộng gió lên tôi không nghe thấy. Nếu biết trước có đàn chim ở đây, tôi sẽ mang theo ít thóc, gạo, vài mẩu bánh mỳ… để cho chúng ăn. Mong cho chúng sinh sôi thành đàn lớn, vui vẻ, tự nhiên lấy cả phần thức ăn trong tay những người tới đây...
  Hay các anh, các chị đã hóa thân thành những con chim bồ câu, giống chim biểu tượng của hòa bình, hạnh phúc của loài người về đây tụ hợp nhắc nhở mọi người về cái giá quá đắt phải trả để đi qua chiến tranh Huh Huh Huh
  Toàn cảnh của tượng đài
 

  Bức ảnh hơi nhỏ, nhưng cũng thấy được đàn chim, chúng đang trú ngụ trên đó, trên vành mũ, trên vai các anh, trên em bé và ngay trên cả khẩu súng Cheesy Grin Grin Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM