Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:10:45 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy ngẫm chuyện đời  (Đọc 21850 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Cutichiuchoi
Thành viên
*
Bài viết: 251


« Trả lời #10 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2014, 10:19:31 am »

Chủ đề bác namquanluc đưa ra thấy khá hấp dẫn đây.
Muốn tham gia giải quyết vấn đề này, theo tôi trước hết phải nghiên cứu kỹ lại Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ Luật dân sự và Bộ Luật Tố tụng dân sự cùng các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Chế định thừa kế là một chế định tương đối khó trong quá trình học môn Luật Dân sự nên bác namquanluc biết đúng chỗ ngứa để gãi rồi  Grin
Tuy nhiên, nội dung vụ việc diễn ra đã khá lâu, văn bản pháp luật thay đổi nhiều, nhất là các văn bản hướng dẫn thi hành luật và các hướng dẫn của TAND TC trong việc tổng kết xét xử hàng năm.
Nhưng mà chúng ta cứ tham gia theo những gì mình biết để cùng nhau nghiên cứu pháp luật cho vui  Grin Grin Grin
Logged
namquanluc
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #11 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2014, 01:07:13 pm »

Tiếp theo :

Thời điểm 01/01/2004 - thời điểm bà Mai Thị Hiệp khởi kiện - Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (Pháp lệnh) còn hiệu lực, đáng lẽ TAND tỉnh BR-VT phải căn cứ khoản 2 điều 36 của Pháp lệnh để trả đơn ngay vì thời hiệu khởi kiện đã hết, thế nhưng không hiểu vì lý do gì mà Tòa vẫn nhận đơn vào “ngâm” để tới ngày 10/8/2004 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP của Tòa án tối cao ra đời (Nghị quyết 02), có hiệu lực vào khoản cuối tháng 8/2004, điểm đáng chú ý là Nghị quyết 02 qui định khi hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu về thừa kế mà tất cả các đồng thừa kế có 2 điều kiện cần và đủ là có Văn bản thỏa thuận đó là tài sản chung chưa chia và không tranh chấp về hàng thừa kế thì Tòa sẽ thụ lý để chia tài sản chung khi có yêu cầu. Mãi tới 01/ 11/2004 TAND tỉnh BR-VT mới thụ lý vụ án, bất chấp Pháp lệnh qui định nếu đơn khởi kiện hợp lệ thì Tòa phải thụ lý chậm nhất chỉ 2 tháng. Như vậy dù vô tình hay cố ý thì việc “ngâm” này cũng đã giúp phía Nguyên đơn do việc ra đời của Nghị quyết 02 có nội dung thay đổi có lợi cho họ.

Tuy nhiên, ông Đa, bà Bích đời nào chịu ký Văn bản thỏa thuận nhà 134 Lê Lợi là tài sản chung chưa chia của ông Chương để lại cho tất cả đồng thừa kế, bởi lẽ năm 1985 ông Chương đã cho và vợ chồng họ đã đứng tên trên GCN quyền sỡ hữu nhà này từ 1993. Không có Văn bản thỏa thuận thì Tòa không thể thụ lý để chia tài sản chung vì không đủ điều kiện như Nghị quyết 02 qui định. Không thực hiện được kế hoạch “ngâm” đơn chờ Luật mới ra đời nên Tòa “xoay” theo kiểu khác. Nguyên trước đó khi bà cả vừa mất thì bà thứ Phạm Thị An đã khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng với ông Chương đối với căn nhà 134 Lê Lợi, TAND tỉnh BR-VT đã thụ lý nhưng Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án giải thích không có chứng cứ để yêu cầu như vậy nên bà An rút đơn và Tòa đình chỉ vụ án vào năm 2003, nay bổng dưng Tòa lại lấy Biên bản ghi lời khai của ông Đa, bà Bích trong vụ án đã đình chỉ đó để làm căn cứ thụ lý cho vụ án mới ! Tòa cho biết, do ông Đa khai thừa nhận nhà 134 Lê Lợi là di sản của ông Chương để lại và năm 1985 ông đã không báo cho tất cả các đồng thừa kế khác biết mà tự ý viết, tự ý ký tên ông Chương vào Văn bản ủy quyền để chuyển chủ quyền nhà từ ông Chương qua cho mình nên Tòa thụ lý vụ án chia thừa kế là đúng pháp luật vì ông Đa thừa nhận có Di sản và thời hiệu được tính kể từ ngày ông Đa thừa nhận !

Như vậy Luật qui định thời hiệu yêu cầu về thừa kế được tính kể từ ngày người để lại di sản mất nhưng TAND tỉnh BR-VT đã tùy tiện sửa Luật thành thời hiệu được tính kể từ ngày đương sự thừa nhận để thụ lý bằng được ! Mục đích hành vi trái luật này của Tòa chưa rõ là gì, nhưng chắc chắn nó đã giúp phía Nguyên đơn được hưởng lợi rất lớn vì từ chổ không có di sản để chia thừa kế trở thành có di sản và thay vì bị trả đơn họ lại được Tòa thụ lý giải quyết !
(còn tiếp)
Logged
namquanluc
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #12 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2014, 03:08:47 pm »

Tiếp theo

Điều 171 Bộ luật dân sự 1995 (BLDS 1995) có qui định việc bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong trường hợp bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện, nhưng trường hợp này ông Đa không phải là người có nghĩa vụ chia thừa kế cho người khởi kiện là bà Mai Thị Hiệp bởi ông Chương không để lại di chúc chỉ định ông Đa là người có nghĩa vụ phân chia di sản của ông như qui định tại khoản 1 điều 685 BLDS 1995. Việc ông Đa chiếm hữu nhà 134 Lê Lợi là được ông Chương ủy quyền cho sử dụng và được Pháp luật cấp giấy chủ quyền, tức ông Đa chiếm hữu, sử dụng có căn cứ chứ không phải không có căn cứ pháp luật để có nghĩa vụ phải trả lại cho các đồng thừa kế như qui định tại khoản 3 điều 286 BLDS 1995. Tóm lại ông Đa không phải là bên có nghĩa vụ theo qui định của Pháp luật nên dù ông Đa có thừa nhận nghĩa vụ thì việc thừa nhận đó cũng trái pháp luật (giống như một người không có tội nhưng cố tình nhận tội), vì vậy nếu dựa vào nội dung thừa nhận trái pháp luật của ông Đa để  áp dụng điều 171 BLDS 1995 bắt đầu lại thời hiệu là cũng trái pháp luật theo.

Dưới mắt nhiều người dân, nhất là người đã lớn tuổi và cả đời mới phải “đáo tụng đình” một lần thì Cơ quan công quyền là nơi cầm cân nãy mực còn Cán bộ Nhà nước là những “khuôn vàng, thước ngọc” nên họ tin tưởng tuyệt đối. Đúng ra phải là vậy nhưng thực tế lại có những trường hợp niềm tin này bị lợi dụng vào mục đích xấu và nạn nhân phải trả bằng một giá rất đắt. Sai lầm thường gặp là vì tin tưởng mà khi ký tên đã không đọc hoặc chỉ đọc lướt qua Biên bản làm việc, trong khi thuật ngữ chuyên môn không phải ai cũng hiểu và thủ thuật làm thay đổi toàn bộ ý nghĩa một câu văn, một đoạn văn cũng có khá nhiều. Ví dụ đương sự khai : “Năm 1977 Cha tôi đi đăng ký kê khai căn nhà ...” nhưng Biên bản lại ghi “ Năm 1977 Cha tôi tự ý đi đăng ký kê khai căn nhà …” là đã khác xa. Những Biên bản viết tay mà sau buổi làm việc Cán bộ không chịu cấp một bản cho đương sự lưu giữ là những giấy tờ dễ bị viết thêm nội dung ! Ít ai để ý khoản trống chỉ đôi, ba dòng ở phía trên vị trí ký tên nhưng nếu sau đó khoản trống này được viết thêm vào : “Sau khi đọc lại biên bản, ý kiến cuối cùng của đương sự là……” thì đương sự phải “chịu chết”, biết oan ức nhưng không cãi  được nửa lời trong trường hợp nội dung ghi thêm là để “giết” mình !

Ông Đa từng tâm sự không khi nào ông khai mình giả mạo chữ ký của ông Chương trong giấy ủy quyền cho nhà bởi giấy đó có chứng thực của UBND Phường, tức ông Chương phải tới UBND Phường ký tên ngay trước mặt người có thẩm quyền chứng thực, vậy mà không hiểu tại sao Tòa lại có Biên bản lời khai như vậy với chữ ký thật của ông ! Còn chuyện thừa nhận di sản, sau khi được giải thích sự khác nhau giữa tài sản (là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền về tài sản – điều 163 BLDS 2005) và di sản (tài sản của người chết để lại – điều 634 BLDS 2005) ông Đa mới ngớ người ra nhớ lại là ông chỉ khai nhà 134 Lê Lợi là tài sản của Bố ông là ông Chương đã chết để lại nhưng đã cho ông từ trước khi ông Chương mất, chứ lúc đó ông nào đã biết “di sản” là gì mà khai ! Từ đầu vụ án ông Đa đã nhờ một Luật sư là bạn bè từ trước 1975 hỗ trợ pháp lý, sau khi xem xét các chứng cứ, vị Luật sư này nhiều lần nói chắc như đinh đóng cột rằng ông Đa không thể thua kiện nên không cần Luật sư đi kèm trong các buổi Tòa triệu tập lấy lời khai vì vợ chồng ông khai kiểu gì cũng thắng. Tin tưởng điều đó nên ông Đa không cần đọc lại Biên bản trước khi ký tên, ông có xin một bản để đối chiếu khi cần nhưng Thư ký bảo để Thẩm phán ký tên đóng dấu xong mới cung cấp sau nhưng rồi lu bu nên ông cũng quên luôn.
(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2014, 07:23:14 pm gửi bởi namquanluc » Logged
namquanluc
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #13 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2014, 02:23:30 pm »

CÁC CHỨNG CỨ :

1/- Giấy ông Chương cho nhà cho ông Đa năm 1985 :





2/- Từ cơ sở đó ông Đa được Sở xây dựng cấp giấy xác nhận chủ quyền nhà :



3/- Rồi được cấp giấy đỏ năm 1993 :





4/- Và đổi lại giấy hồng năm 2001 :



Logged
namquanluc
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #14 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2014, 01:39:14 pm »

Tiếp theo :

Theo trình tự luật định thì khi phát sinh tranh chấp về nhà đất, UBND Xã (Phường) phải tổ chức hòa giải trước, hòa giải không thành mới khởi kiện, vụ án này bà Hiệp khởi kiện ngày 01/01/2004 nhưng UBND Phường lại hòa giải không thành vào ngày 30/ 9/2004 ! Luật cũng qui định sau khi thụ lý Chánh án mới phân công Thẩm phán giải quyết  vụ án và sau khi có Quyết định phân công thì Thẩm phán mới có thẩm quyền ký tên đóng dấu triệu tập đương sự tới Tòa làm việc, vậy mà trong vụ án này, Tòa thụ lý ngày 01/11/1004 nhưng từ tháng 7/2004 Thẩm phán Vũ Thị Loan đã 3 lần triệu tập ông Đa tới tòa làm việc ! Chưa thụ lý, tức chưa được phân công tại sao Thẩm phán Loan được ký tên đóng dấu Tòa án để triệu tập ông Đa ? Chưa  có án, tức chưa có Bị đơn, sao triệu tập ông Đa với tư cách Bị đơn ?

Thời điểm 2004 khi tiếp cận hồ sơ vụ án dân sự, việc trước tiên của Luật sư là xem xét vấn đề thời hiệu, nếu bảo vệ cho Bị đơn mà phát hiện vụ việc đã hết thời hiệu thì Luật sư sẽ hướng dẫn khách hàng khiếu nại yêu cầu Tòa thu hồi hủy bỏ Thông báo thụ lý và trả đơn kiện. Bởi lời khai của đương sự là 1 trong những nguồn chứng cứ để Tòa xem xét giải quyết vụ án nên thường Luật sư phải theo sát khi Tòa triệu tập khách hàng của mình lấy lời khai. Trước khi Tòa mở phiên xét xử, Luật sư phải tới Tòa đọc toàn bộ hồ sơ để nắm rõ toàn bộ vụ việc lần cuối, nếu có gì trái luật thì phải khiếu nại ngay. Tóm lại, chỉ cần Luật sư tác nghiệp một cách bình thường đúng Nghề thì sẽ dễ dàng phát hiện chuyện hết thời hiệu cũng như chuyện Tòa  đã vi phạm thủ tục tố tụng khi cho “con đẻ trước cha” cái phải có trước lại có sau và ngược lại. Tại sao vị Luật sư trong vụ án này chỉ biết bảo ông Đa yên tâm, ngoài ra không biết gì cả ?!

Theo lời kể của ông Đa thì hôm trước ngày mở phiên tòa, vị Luật sư vẫn còn niềm nở bảo chứng cứ như vậy thì không thể nào có chuyện thua kiện, nhưng sáng hôm sau khi phiên tòa khai mạc thì vị Luật sư bổng dưng mặt lạnh như tiền, tay chống cằm, mắt chăm chú nhìn xa xa ngoài khung cửa sổ, bỏ mặc vợ chồng ông hốt hoảng, cuống cuồng không biết trả lời thế nào trước những câu hỏi dồn dập của Hội đồng xét xử, nhiều lần ông Đa đưa mắt cầu cứu nhưng vị Luật sư vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Không khí trang nghiêm của tòa với những câu hỏi sang sảng vang lên đầy uy lực, lại không hề có sự chuẩn bị nào vì đã có Luật sư cộng với thái độ lạnh lùng hết sức khó hiểu của vị Luật sư đã khiến sự sợ hãi của vợ chồng ông Đa càng lúc càng tăng cao, đỉnh điểm là họ run rẩy ôm nhau khóc giữa công đường. Thấy vậy, Thư ký phiên tòa bước xuống chìa một xấp giấy trắng và cây bút, nói rất nhỏ nhẹ, đầy thông cảm :
-Thôi, ông bà ký vào đây rồi về đi, chứ xúc động như vầy làm sao Tòa xử được, chừng nào Tòa mời thì ra xử tiếp.
Vội vã ký tên theo sự hướng dẫn của Thư ký rồi đôi vợ chồng già hối hả dìu nhau ra khỏi phòng xử án, họ có cảm giác  như vừa từ cõi chết trở về, phải ngồi bệt xuống đất vừa lau nước mắt vừa thở dốc lại vừa mừng !

Hơn một tuần sau, ông Đa nhận được một phong bì của TAND tỉnh BR-VT gởi, mở ra đọc xong vợ chồng ông ngã quỵ, mồm há hốc, mắt trợn trừng vì đó là Quyết định công nhận sự hòa giải thành tại phiên tòa, có hiệu lực thi hành ngay, không được kháng cáo, kháng nghị. Theo quyết định này thì hai bên đương sự thỏa thuận ông Đa, bà Bích được tiếp tục sử dụng căn nhà 134 Lê Lợi nhưng phải thanh toán kỹ phần thừa kế cho phía bà Hiệp 600 triệu và bà Mai Thị Yến Nữ 500 triệu. Chạy bổ đi tìm Luật sư thì ông này không nói không rằng, lẳng lặng mang trả toàn bộ số tiền thù lao đã nhận, không quên nhờ ông Đa ký biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ pháp lý, ghi rõ hai bên không còn vướng mắc gì về quyền lợi và nghĩa vụ !
(còn tiếp)
Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #15 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2014, 02:55:38 pm »

Xin chào bác chủ nhà, chào các bác..

Mới đọc chưa hết  câu chuyện thứ nhất của gia chủ  Tôi đã thấy chủ đề này khá thiết thực. Chắc không ít  cựu chiến binh sau khi trở về từ cuộc chiến  cũng đã rơi vào vòng  cảnh ngộ “dở mếu dở cười” vì đủ thứ chuyện đời phía sau không như  suy nghĩ thời trai trẻ ở phía trước..  Tôi vẫn hay nghe thiên hạ nói là “ Việt nam có 1 rừng luật nhưng chỉ xài 1 luật, đó là luật rừng..” Hy vọng những bài viết của namquanluc giúp luật pháp được mọi người hiểu biết và thực thi nghiêm chỉnh hơn.. đúng với câu khẩu hiệu xây dựng  Việt nam trở thành một “xã hội công dân và nhà nước pháp quyền” mà Tôi đã đọc ở đâu đó..

Chúc các bác vui khõe..
Logged
namquanluc
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #16 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2014, 11:11:35 pm »

Chào anh linh f302,
Cám ơn anh đã quan tâm, câu chuyện vẫn còn nhiều tình tiết gay cấn, phản ánh sự suy đồi đạo đức của nhiều người thuộc nhiều thành phần trong xã hội hiện nay. Mời anh và các bạn tiếp tục theo dõi.
 Trân trọng.
Logged
namquanluc
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #17 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2014, 11:59:09 am »

1/- Đơn khởi kiện ngày 01/01/2004 : (cái phải có sau nhưng lại có trước !)



2/- Biên bản hòa giải tại Phường ngày 30/9/2004 : (cái phải có trước nhưng lại có sau !)





3/- Quyết định công nhận sự hòa giải thành :





4/- Biên bản thanh lý hợp đồng của Luật sư :

Logged
namquanluc
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #18 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2014, 01:54:53 pm »

Tiếp theo :

Ông Đa quả quyết ông không hề thỏa thuận chia thừa kế tại phiên tòa, nếu muốn chia thì ông chia từ năm 2001 chứ kéo dài mấy năm rồi ra Tòa làm gì, ông giải thích lúc từ ngoài Bắc vào ông Chương đã ở hẳn bên bà thứ, tạo lập rồi bán đi bán lại mấy căn nhà, cuối cùng vẫn còn căn số 55 Hoàng Hoa Thám, trong khi mẹ con ông ở bên đây chỉ được ông Chương mua cho một đám đất dựng lên cái chòi, sau đó phải tự bươn chải mà mở rộng, phát triển lên nhưng do tâm lý phong kiến còn rơi rớt lại, người vợ luôn xem người chồng là chủ gia đình nên việc gì liên quan tới nhà đất là bà cả lại nhờ chồng đứng tên. Chánh, thứ mỗi bên 1 căn nhà là bên chánh đã thua thiệt nên ông không chia thừa kế. Ông Đa buồn nhất chuyện cô em gái Mai Thị Yến Nữ lại ủng hộ phe bà thứ ! Bố bỏ đi, ông thay Bố nuôi nấng, dạy dỗ, cho em ăn học từ nhỏ cho tới khi thành tài rồi dựng vợ gả chồng, tới khi ăn nên làm ra, nhà có 2, 3 căn, căn nào cũng 2, 3 tầng thì trở mặt với chính anh ruột của mình.

Vợ chồng ông Đa cho rằng đã bị lừa khi ký tên vào xấp giấy trắng tại Tòa do Thư ký đưa để rồi sau này xấp giấy đó được viết thành Biên bản hòa giải thành ! Không biết họ trình bày có đúng sự thật hay không, chỉ biết Biên bản phiên tòa này được viết tay, dài 06 trang nhưng trang 1 và 5 trang còn lại có dấu hiệu không cùng một loại giấy, chữ viết trong Biên bản lại rất đẹp, rất chỉnh chu từ câu cú cho tới từng dấu chấm, phẩy, trong khi theo lẻ thường do phải viết nhanh nên những Biên bản tốc ký chữ viết rất cẩu thả và đầy chữ viết sai phải gạch bỏ viết lại.

Trong khi bên thắng kiện tích cực yêu cầu thi hành án buộc ông Đa phải giao tiền cho họ thì bên thua kiện ngày ăn không ngon, đêm ngủ không yên vì bị oan ức mà không kêu được thành lời. Ông Đa hạ mình tìm tới những đứa em để “xin” chúng nghĩ lại. Ông vẫn kể dù biết phía bà thứ thừa hiểu ông Chương không có đóng góp gì nhiều vào việc tạo lập căn nhà 134 Lê Lợi mà toàn bộ công sức của ông đã dồn vào việc tạo lập mấy căn nhà cho bên bà thứ nhưng ông đã không yêu cầu chia thừa kế những tài sản này. Hơn nữa ông Chương đã tự nguyện cho ông căn nhà 134 Lê Lợi từ năm 1985. Mẹ kế Phạm Thị An không tiếp ông Đa, còn Mai Thị Hiệp – đứa em cùng Cha khác Mẹ - thì miễn cưỡng nghe rồi lạnh lùng đóng sập cánh cửa, cáo bận. Riêng với em ruột Mai Thị Yến Nữ, ông Đa ôn lại những kỷ niệm từ ngày ba anh em còn bé và luôn thiếu vắng tình phụ tử, những trưa nắng chang chang hay những chiều mưa mù mịt ông phải gò lưng chở em đi học hoặc đón em tan trường, rồi những ngày em vào Saigon học Đại học, thời buổi đói kém, đi lại khó khăn nhưng tháng nào ông cũng ráng làm lụng kiếm tiền để cụ bị lương thực mang vào cho em. Bà Nữ ngồi nghe như chuyện chẳng ăn nhập tới mình nhưng khi ông Đa bảo “Bố đã cho anh căn nhà 134 Lê Lợi từ 1985, em hiện có tới mấy căn nhà mà còn đòi chia nhà của anh làm gì ?” Thì bà Nữ lồng lên :
-Mấy căn thì cũng của tôi tạo ra còn của Bố dù chỉ 1 đồng tôi cũng bắt anh phải chia !
(còn nữa)
Logged
namquanluc
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #19 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2014, 10:45:21 am »

Biên bản phiên tòa :











Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM