Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 05:01:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb Sông Lam- Trên chiến trường A ( Phần 5 )  (Đọc 250885 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #470 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2015, 06:18:27 pm »

           Chào bác Đức Cường, bác NguyenhongĐuc! Chào các bác!

           Tranphu341 rất vui khi các bạn đến thăn nhà cùng chia sẻ những điều mà đời lính chúng ta đã trải qua.

            @ Đức Cường. Đúng là Tranphu341 rất muốn viết những ngày trên chiến trường A thật nhanh. Song một là vì công việc. Hai là vì viết kể lại phần này Tranphu341 thấy khó hơn là những phần nói về cuộc chiến Biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ Quốc Tế. Nên muốn tăng ga mà không được. Mong rằng bạn cùng anh em thật thông cảm cho Tranphu341 hi hi...

             @ Nguyenhongduc. Hay, thật hay khi bạn hỏi về chữ "VỪNG" Chữ đầu của câu đầu trong bài hát" Tiến bước dưới Quân kỳ. Thì bắt đầu là chân phải hay chân trái. Câu hỏi dễ và cũng lại thật vui thật khó trả lời. Hầu như đã là bộ đội ai cũng phải tập đội ngũ mà tập đi đều thì thế nào cũng phải vừa đi vừa hát bài này.

              Năm 1974. Đại đội 2 Sông Lam của Sư đoàn 341 được tặng danh hiệu là " Đơn vị điển hình Quyết thắng" Dẫn đầu trong toàn quân. Toàn quân lúc đó đều phát động học tập điều lệnh chính quy và kỷ luật theo gương Đại đội 2 Sông Lam. Cuối năm khoảng tháng 10/74 Đại đội đang ở Vĩnh Linh Quảng Trị được về Trường Hạ Sỹ quan Đồng Nông ở Nghệ An dự hội thao toàn quân khu. Tranphu341 đang thuộc chiến sỹ của Đại đội 3. Được điều động sang đại đội 2 ba tháng để học tập chuẩn bị cho hội thao. Học tập đủ các bộ môn. Chuyên môn của Tranphu341 là khẩu đội trưởng cối 60 ly đi bắn đạn thật. Nhưng nội vụ, đội ngũ vv... thì phải tập rất nhiều. Trong đó là có diễu hành và hát bài hát trên. Bây giờ bạn hỏi, nhớ lại là chữ "VỪNG" bao giờ cũng bắt vào chân phải trước vì ngân dài nên bước chân trái cũng vẫn còn âm ngân của chữ Vừng.

              Đó là câu trả lời của Tranphu341 câu hỏi của bạn nguyenhongduc. Còn ý các bạn là sao. Mong được đàm đạo. Kính các bác! 
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Một, 2015, 06:39:43 am gửi bởi tranphu341 » Logged
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #471 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2015, 07:26:07 pm »

                     Chào bác trần phú

  Thế hệ các bác ngày đó mà huấn luyện kỹ cả về điều lệnh thế , em nghĩ thời các bác chủ yếu huấn luyện về
  kỹ  chiến thuật là chính , thời bọn em sau này cũng huấn luyện điều lệnh được vài buổi rồi vào tập xạ kích
  chục ngày là bắn đạn thật sau đó tập kỹ chiến thuật cá nhân còn lại là đi lao động hết ba tháng huấn luyện
  biên chế về đơn vị chiến đấu là xong .còn về tập đi đều theo nhịp bài hát tiến bước dưới quân kỳ thì bọn em
  chưa bao giờ tập còn các bài hát bắt buộc thì chưa bao giở được dạy ai biết thì hát

  Ngày đó bọn em mới tân binh vẫn còn nhớ nhà thỉnh thoảng nghêu ngao hát láo mà bây giờ gọi là hát chế
  Ngày nào con lên xe mắt mẹ lệ nhạt nhòa
  Vì con không được ở nhà
  Xa đám em thơ xa cha già mẹ yếu
  Và xa tất cả bạn bè.............
  ........................................
  Kỷ niệm sau ba năm quân hàm một gạch vàng
  Vì anh có sự lỡ làng nợ nước hai vai
  thân trai đành phải gánh
  Ngày nào tan chinh chiến ngày đó anh sẽ về..
  .......
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Một, 2015, 09:49:53 am gửi bởi Phó cối » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #472 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2015, 07:17:22 pm »


           Chào bác Phó cối, chào các bác! Bác Phó tới thăm nhà đã lâu mà hôm nay chủ nhà Tranphu341 tôi mới đón tiếp được thành thật xin lỗi bạn.

           Vâng! Đúng như bạn nói thời trước khi chúng tôi huấn luyện thì tương đối bài bản hơn. Do đặc thù của từng thời kỳ, từng đơn vị. Lúc miền Nam, lúc các chiến trường "HÚT" lính nhiều thì việc huấn luyện cũng rất qua loa. Chủ yếu là NĂN-NÊ-BÒ-TOÀI rồi xạ kích thì bài 1. Kèm theo bắn đạn thật và hành quân dã ngoại coi như là xong. Có thể "xuất chuồng" được rồi. Riêng đơn vị của Tranphu341 như đã nói là đơn vị huấn luyện chính quy hiện đại tinh nhuệ thiện chiến. Đó là kim chỉ nam cho mọi hành động rèn luyện nên Huấn luyện rất kỹ. Thời gian gần 3 năm. Học đủ các bộ môn.

            Vâng! Như bạn nói thì ngày xưa ai mà hát nhạc Vàng hay nhạc chế thì họp hành kiểm điểm kinh lắm. Có khi họp hành cả buổi, nhiều buổi về vấn đề này nên việc hát hò là rất nghiêm. Nhưng thanh niên hồi đó cũng không phải là không hay nghêu ngao lúc không có cán bộ như Lan và điệp, căn nhà ngoại ô. thời thơ ấu, hai mùa mưa vv...Nhưng bài hát mà thời đó gọi là nhạc vàng, nhạc xanh. Có những buổi họp hành bàn luận thế nào là nhạc vàng, thế nào là nhạc xanh. Ôi cũng phức tạp lắm.

           Chúc bác Phó cùng các bạn ngày đầu tháng luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui. Kính!
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #473 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2015, 10:08:27 am »


       
                Khoảng hơn 11giờ khuya, Tiểu đội đội mới về tới nơi đóng quân. Người tôi đau ê ẩm. Chặng đường cuối hành quân không còn có đội hình tổ chức gì nữa. Mạnh ai nấy đi. Trung đội Trưởng cùng liên lạc đã tăng tốc về trước, sau khi giao nhiệm vụ cho từng Tiểu đội duy trì anh em hành quân chặng về. Rất nhiều anh em đã vất vợi lại số lượng gạch, đất cho nhẹ bớt. Tôi cố gắng lắm mới “nê” được về tới nhà, với thành tích là còn nguyên số lượng, trọng lượng lúc đầu.

              Tiểu đội Trưởng Thỉnh nói mọi người làm vệ sinh xong thì đi ngủ. Mai dậy muộn, được nghỉ ngơi buổi sáng. Trừ mỗi Tiểu đội hai người xuống giúp chị nuôi nấu cơm. Buổi chiều mới đi giúp dân thu hoạch lúa, làm công tác dân vận. Mấy anh em tôi vất uỵch cái ba lô xuống. Cũng vẫn trọng lượng như vậy, nhưng bây giờ ba lô như được thấm thêm mấy lít mồ hôi hay sao ấy mà thấy nó nặng quá. Tháo ba lô ở vai ra, muốn nhẹ nhàng mà cũng không được. Anh thỉnh nói: Anh em mình nhẹ nhàng, khẽ khàng cho anh chị chủ nhà đang ngủ. Cùng lúc chị chủ nói vọng từ trong buồng ra: Các chú cứ tự nhiên. Anh chị đợi các chú về, chưa ngủ đâu. Chị chủ vừa nói, vừa bước ra, hai tay làm động tác búi vấn lại tóc. Chị đi một mạch xuống bếp, rồi bê lên nội khoai luộc. Chị nói: Biết các chú đi rèn về muộn. Đi rèn là mệt, đói lắm. Chị mời các chú ăn khoai cho đỡ đói. Nhìn nồi khoai bốc hơi nóng thơm phức. Thái độ ân tình của chị chủ làm chúng tôi cảm động. Chị chủ thật tốt bụng. Chúng tôi chỉ biết cảm ơn, cảm ơn chị. Rồi tất cả xà ngay vào quanh nồi khoai. Ai cũng đói và mệt. Cầm củ khoai thổi phù phù rồi ăn nghiến ngấu. Thắng, Văn cứ thế ăn chẳng bóc vỏ gì cả. Tôi và anh Thỉnh thì bóc vỏ khoai đàng hoàng, ăn từ tốn. Chị chủ nhìn chúng tôi ăn mà lại trào nước mắt. Chị nhớ người em trai của chị, cũng độ tuổi chúng tôi nhưng đi bộ đội năm trước. Nghe đâu đang chiến đấu trong Quảng Trị. Anh Thỉnh vừa ăn vừa hỏi chị chủ: Anh Đạt đã ngủ chưa? Chị gọi anh dậy ăn cùng chúng em cho vui. Chị chủ nói. Anh ngủ rồi. Các chú cứ ăn đi cho khỏe. Nhìn các chú chị nhớ và thương em trai chị quá. Cách đây mấy tháng, chú ấy viết thư về nói là đang ở Quảng Trị. Nghe nói Quảng Trị khu vực đó mấy tháng nay ác liệt lắm. Thương binh đang chuyển ra nhiều lắm. Không biết em chị thế nào rồi. Ăn hết củ khoai, tôi đi làm vệ sinh, uống nước rồi đi ngủ trước. Mệt quá nên cũng chẳng nghĩ ngợi được nhiều. Tôi nhanh chóng chìm vào giấc ngủ vùi.

             Tôi tỉnh dậy đã gần 7 giờ sáng. Ngủ mệt và sâu quá chẳng biết Trời, biết Đất là thế nào nữa. Giấc ngủ ngon sâu đã làm tôi lấy lại được sức lực. Thắng, Văn cũng vẫn đang ngủ. Anh Thỉnh đã đi lấy cơm về ăn và để phần chúng tôi. Thấy tôi dậy anh Thỉnh nói: Các ông ngủ say quá. Đi làm vệ sinh đi rồi đi ăn sáng. Cơm tôi để phần các ông đấy, tôi ăn trước rồi. Tôi đi đánh răng rửa mặt, làm vệ sinh cá nhân rồi ăn sáng. Tôi nói anh Thỉnh là còn trà đấy anh đun nước pha trà anh em mình uống. Anh Thỉnh nói: Ôi! Thế thì tuyệt quá. Sáng Chủ nhật được nghỉ nhưng chẳng biết làm gì. Phú ăn sáng đi rồi uống trà. Anh em mình chuyện trò tào lao vậy. Chứ ở đây có chỗ nào đi chơi đâu. Anh em tôi pha trà, thuốc lá thì tôi vẫn còn nhiều. Buổi sáng mùa hè thật yên tĩnh. Thắng, Văn vẫn đang say sưa. Anh Thỉnh nói: Cứ để cho chúng nó ngủ. Tuổi này ở nhà đang còn rúc vú mẹ ấy chứ. Đúng là trong một Trung đội cùng một lớp lính. Cùng là quân hàm, là đồng cấp, đồng chức mà trình độ, tuổi tác lại cách biệt nhau quá. Có người là thầy giáo, có người là học trò. Có người là kỹ sư, là cán bộ, là công nhân. Anh Thỉnh vừa hút thuốc, vừa nhâm nhi trà, vừa hỏi tôi đủ chuyện về gia đình, về công việc. Gần tám giờ. Anh gọi Thắng và Văn dậy. Giọng rất đàn anh: Dậy đi hai ông tướng ơi, muộn rồi. Dậy ăn cơm đi, chứ không lại chuẩn bị cơn trưa rồi đấy.

              Giục Thắng và Văn dậy xong, anh Thỉnh rủ tôi đi lòng vòng thăm cảnh quan làng xóm. Tôi nói gần đây là bờ sông. Trước em hay đi qua đây đến chỗ bố em chơi và mua mùn cưa, củi vụn về cho nhà làm đồ thổi. Tôi kể: Hồi tôi đang học tại trường Cơ khí Thái Bình. Tôi chơi thân với anh Hữu gia đình sống tại Thành Phố Hải Phòng nhưng sơ tán về ở cùng người chị gái lấy chồng Thái Bình. Đã nhiều lần tôi ra nhà Hữu chơi. Bố Mẹ Hữu nhà ở Đường Hồ Sen bây giờ. Những năm đó nhà Hữu có tới mấy mẫu ao đầm toàn sen. Anh em tôi thường hay chèo thuyền ra hồ chơi hái sen. Chiều hè hoa sen tỏa hương thơm mát. Chúng tôi đã biết chọn những bông hoa lớn, cho trà khô loại trà mốc câu vào ướp từ buổi tối. Đến sáng hôm sau ra lấy trà đã được ướp trong hoa cả đêm. Sáng ra được thưởng ngoạn trà sen ướp trực tiếp như vậy thì có thể nói không có loại trà nào thơm ngon bằng.

               Hữu cũng học nghề như tôi. Tôi và Hữu rất thân nhau. Hữu thường đến nhà tôi chơi ăn nghỉ tại nhà như con cái trong nhà. Những năm đó bố tôi làm việc tại xưởng đóng thuyền tại khu vực Cống Hò, Hòa Bình cạnh xã này. Thời đó không những chỉ có gạo, có thịt là thiếu. Mà ngay cả đồ thổi nấu cũng rất hiếm. Ở quê, thổi nấu thì bằng rạ lúa. Còn ở Thị xã chúng tôi thì đun nấu bằng đủ loại như mùn cưa, phoi bào gỗ, trấu, củi đay, than và đủ loại cành lá cây. Anh em chúng tôi và nhiều người phải đi quyét lá, cào lá thông, lá bạch đàn về làm đồ thổi. Đúng là có gạo rồi nhưng đồ thổi thời đó cũng là vấn đề rất quan trọng. Bố tôi làm tại xưởng đóng thuyền, nên thỉnh thoảng xin mua được mùn cưa, phoi bào gỗ. Tôi và Hữu hàng tuần ngày nghỉ, hay đạp xe đến xưởng đóng thuyền dùng xe đạp chở mùn cưa về. Có tý đồ thổi phải đạp xe đạp chuyên chở hơn ba chục cây số, lại phải qua đò thật vất vả.

           Anh em tôi đi dạo chầm chậm lên đê rồi đi dọc đê. Sông bé nên con đê cũng gầy guột. Được cái vùng này dân trồng nhãn nhiều. Những cây nhãn già khẳng khưu, rễ cây vắt ngang vắt dọc đường đê. Đi không quen rất khó. Đi xe đạp cũng rất xóc do những rễ cây nhãn trồi lằn lên mặt đê. Cái xe đạp Phượng Hoàng xích hộp màu rêu của chị tôi đã cũ, xích chùng. Đi ở quãng đường này, khi trèo qua các rễ cây, xích xe nẩy lên theo nhịp xóc đập vào hộp xích lạch cạch, lạch cạch. Tôi vẫn nhớ thật nhớ những âm thanh ấn tượng đó. Dưới bãi dân trồng đay bạt ngàn. Thi thoảng có con thuyền nhỏ căng buồm qua lại. Dạo qua dọc đê đến gần xã Hoà bình. Những nơi này tôi đã đi qua lại nhiều lần nên thấy cảnh trí quen thuộc bình thường. Nhưng anh Thỉnh lần đầu đi ở đây, nên cứ khen phong cảnh đẹp, có hồn, có tình, giầu chất thơ. Đúng là đầu óc của nhà giáo thi sỹ. Tôi thoáng nghĩ vậy mà thêm phục anh hơn. Mỏi chân, anh em tôi quay trở về. Thời đó vùng quê hầu như là không có hàng quán. Cũng chẳng có chỗ nào ngồi nghỉ. Anh em tôi thũng thẵng đi bộ về nhà. Tới nhà cũng đã gần trưa. Chuẩn bị tới giờ đi lấy cơm. Anh Thỉnh nói: Chiều nay anh em mình đi giúp anh chị chủ thu dọn mùa, làm công tác dân vận. Tối nay không họp, nhưng thường là đêm Chủ nhật hay có báo động.

              Anh nói thêm: Có hai loại báo động. Báo động hành quân và báo động kiểm tra quân số súng đạn. Báo động hành quân di chuyển là rất khổ, phải mang hết toàn bộ quân tư trang súng đạn. Quần áo ướt mới giặt cũng phải mang theo không để sót lại một thứ gì. Còn báo động kiểm tra quân số thì chỉ mang vũ khí súng đạn ra chỗ tập trung điểm danh, kiểm tra quân số, vũ khí. Thời khắc báo động thường là từ 11 giờ khuya hoặc bất kể thời gian nào. Khổ nhất là vừa mới ngủ bị báo động. Tất cả phải nhanh, phải thật nhanh không được chậm trễ. Đây là tiêu chí rất quan trọng xét thành tích. Tiểu đội nào nhanh nhất thì được biểu dương. Tiểu đội nào chậm trễ bị phê bình rất gay gắt. Đêm nay thế nào cũng có báo động. Nên anh em mình phải gọn gàng trang bị, ba lô quần áo, cả giầy dép nữa. Để khi có báo động thì ra chỗ tập trung nhanh nhất.

               
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #474 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2015, 08:34:47 am »

           Chào các bác! Tranphu341 thấy niềm vui của những người thợ xây dựng Trước giờ làm việc thật ấn tượng, thật cảm phục. Học vô tư trong sáng thánh thiện quá.

           Niềm vui trước giờ làm việc sáng của những người thợ xây dựng.

          


           
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #475 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2015, 12:58:28 pm »

Chào bác tranphu341, đọc các bài viết của bác, mặc dù là kể về công việc, cuộc sống của người lính, dù là thế hệ các bác hay chúng em sau này thật mộc mạc, truyền cảm. Nhiều lúc em cứ tưởng bác "moi ruột" bọn em ra ấy Grin, sau này đến thế hệ bọn em, dù không được ở cùng nhà với dân, song những buổi huấn luyện, báo động, hành quân rèn luyện vẫn có nhiều điểm tương đồng. Xong cũng chính sự tôi luyện đó mà khi người lính vào cọ sát với thực tế chiến đấu mới có đủ bản lĩnh, kinh nghiệm vượt qua sự gian khổ, ác liệt nơi chiến trường. Mong bác tiếp tục mạch chuyện để bọn em hóng hớt nhé!
Logged
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #476 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2015, 07:50:40 pm »


                     Chào bác trần phú

  Đọc bài bác viết về thời huấn luyện tân binh đeo gạch hành quân dã ngoại làm em lại nhớ tới một câu chuyện
  cái thời các bác huấn luyện thì em vẫn là trẻ trâu .ngày ấy ở làng em có ông đi bộ đội năm sáu năm mới về
  phép đeo cái lon thiếu úy về cả làng kháo nhau là ông này tiến bộ lên cấp một sao một gạch, thì một bà liền
  nói đi năm sáu năm mới được một sao một gạch ,thằng con tôi mới đi nó viết thư về nó bảo đã được lên chức
  một sao mười hai gạch về sau tôi mới biết lính mới binh nhì có một sao đi hành quân dã ngoại đeo 12 hòn
  gạch có lẽ thế hệ các bác bác nào cũng được lên chức này MỘT SAO MƯỜI HAI GẠCH
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #477 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2015, 03:14:24 pm »


           Chào bác pb47vp, bác Phó Cối, Chào các bạn!

           Tranphu341 rất vui cùng sự trân trọng các bạn đã đến thăm nhà giao lưu chia sẻ những năm tháng chiến chinh mà ai cũng đã phải trải qua giai đoạn đầu đời lính. Vâng! Cũng như các bạn nói mỗi thời do yêu cầu của chiến trường mà mỗi lớp lính có những nội dung cho phù hợp. Nhưng cơ bản thì đã là lính thì huấn luyện tháng đầu đều giống nhau. Riêng về hành quân có thể không phải rèn nhiều vì thời chống quân Bành trướng và bọn Pôn Pốt, làm nhiệm vụ Quốc Tế, thì không phải hành quân vượt Trường Sơn như thời chống Mỹ nên khoa mục này không quan trọng nữa.

            Thưa các bạn! Nhân ngày 22.12. Ngày thành lập quan đội, ngày hội quốc phòng toàn dân. Hôm nay các ccb Sư đoàn 341 có ngày vui lớn tại Thái Bình. Đó là ngày cưới, ngày vui hạnh phúc của con trai đồng chí Hoàng Quốc Lập. Nguyên Trưởng tiểu ban Quân lực Trung đoàn 273. Anh em ccb các thế hệ ở các tỉnh về tề tựu đông vui.

            Dưới đây là một vài hình ảnh của ngày vui lớn:


























 
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #478 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2015, 09:48:22 am »


           Chào các bác!

           Nhân ngày lễ Truyền thống Quân đội, ngày Hội Quốc phòng toàn dân.

           Tranphu341 xin chúc tất cả các bạn CCB & các bạn đồng đội đang tại ngũ có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống!


           Tranphu341 xin gửi tiếp mấy bức hình ngày vui lớn của ccb Sư đoàn 341 tại hội cưới gia đình ccb Hoàng Quốc Lập:


























Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #479 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2015, 09:44:24 am »

            Chào các bác! Tranphu341 xin được gửi tiếp mấy tấm hình các đồng đội trong ngày vui của Gia đình Hoàng Quốc Lập:





Hai Nữ tiếp viên " Tự Sướng".













Văn nghệ " Đang " Phiêu"




Tranphu341 chụp hình với Nguyên Đại Tá Phi công. Ông đã bắn rơi 3 hoặc 4 máy bay Mỹ. Chắc cùng thời với bác Phi công Tiêm Kích.

« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Hai, 2015, 10:42:39 am gửi bởi tranphu341 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM