Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:51:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb Sông Lam- Trên chiến trường A ( Phần 5 )  (Đọc 250523 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #420 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2015, 08:22:05 pm »

Đoàn làm phim Quân đội cùng Đoàn CCB 341 Sài gòn, Thái Bình chụp hình kỷ niệm.

Mong mỏi hoai mà chẳng biết lúc nào Vetran mới cho em được đứng chụp hình ở cổng nhà hàng Châu Á của anh chị Phú Ngọc hỉ..?
Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #421 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2015, 11:12:06 am »

                Chào anhtho-vetran! Chào các bạn!

                Rất vui và cảm ơn các bạn đã đến thăm nhà. Tranphu341 cũng rất mong được ngày nào đó được đón tiếp "cặp đôi hoàn hảo" Vetran-anhtho
Dịp trước các bạn ra thăm Tranphu341 thì nhà hàng Châu Á chưa được khai trương. Lần này các bạn ra sẽ được đón tiếp tai " Nhà Tranphu341" Hưa hẹn sẽ vui, thật vui!

               Chúc đại gia đình anhtho- vetran lúc nào cũng nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống!



               Tranphu341 xin tiếp mạnh bài viết:


               Thắng vén màn cho tôi lên giường. Cái giường gỗ cũ kỹ, giát giường ken ghép bằng tre nứa, khi tôi trèo lên phát ra tiếng kêu cót két, cót két chỉ sợ gãy thụt. Thắng ý tứ để cái túi xách tư trang của tôi phía cuối giường rồi nói. Anh Phú nằm trong nhé. Em nằm giữa, còn anh Thỉnh nằm ngoài. Tôi nói: Thế nào cũng được. Vừa nằm xuống, tôi chun mũi, rùng mình vì cái mùi hôi hôi, ẩm mốc của cái chiếu cũ và cái gối mây chắc lâu không phơi, không giặt. Rồi tôi cũng nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

              Ùng ùng, ầm ầm, xoẹt đoành. Không phải bom, mà là sét đánh. Mưa, tiếng mưa rơi mỗi lúc một to. Mọi người choàng thức tỉnh vì tiếng sét đánh gần. Chớp giật sáng lòe, tiếng nổ thật lớn rồi âm vang, giống như những tiếng bom nổ của máy bay Mỹ thả. Nhiều, rất nhiều gia đình Miền Bắc bấy giờ đã chết, chết tan xác, chết mất xác vì những quả bom Mỹ rơi trúng trong lúc ngủ đêm. Một cái chết bất thần, chết cả nhà. Mưa, mưa ngày càng to, mái nhà lợp rạ cũ không ngăn nổi dòng nước chảy lớn. Nước bắt đầu giọt xuống lạch tạch rồi ngày càng nhiều. Anh em chúng tôi dậy ngồi thun vào một chỗ để trách nước dột. Anh Thỉnh đúng là dân nghiện nặng. Đã bật dậy châm thuốc hút. Mùi khói thuốc lá thơm thơm, anh rít thuốc thật dài, đầu điếu thuốc đỏ lâu thế kia là người hút thuốc thuộc loại nghiện nặng lắm. Tôi đã thức dậy, đã thật tỉnh táo. Cái mệt, cái buồn ngủ đã qua đi. Bây giờ chắc khoảng 2 giờ sáng. Tôi đã ngủ say khoảng mấy tiếng. Hôm qua, ngày nhập ngũ là thứ 5. Còn bây giờ đã sang sáng thứ 6. Vậy là tôi đã trọn 1 ngày đời quân ngũ. Ngày đầu tiên, đêm đầu tiên của lính mà mưa to, mà gió lớn, sấm sét ầm ĩ thế này, chắc đời lính của tôi báo hiệu những ác liệt, giông tố đây.

               Mưa gió, sấm sét, nó đã gây một ấn tượng thật nhớ cho tôi cái ngày đầu tiên, cái đêm đầu tiên này. Không biết đời lính sẽ ra sao? Sao năm nay họ lấy quân nhiều thế? Cả các giáo viên, những thầy giáo, người dạy học, kỹ sư, hay sinh viên các trường, cũng phải vào bộ đội. Là giáo viên Nga văn cấp 3 thời đó là oai lắm, giá trị lắm mà cũng vẫn bị đi bộ đội thế này. Tôi cứ trăn trở những câu hỏi về đời lính, về thời cuộc, về tình hình chiến sự mà không có lời giải đáp. Cuộc chiến tranh này không biết đến bao giờ. Tôi, thế hệ chúng tôi sinh ra trong chiến tranh. Chúng tôi chỉ được sống trong hòa bình khoảng chục năm. Năm 1964 ngoài Bắc đã bị máy bay Mỹ ra ném bom rồi. Không ngày nào trên bầu trời không có từng tốp, nhiều tốp máy bay bay qua. Những tiếng bom nổ xa rền vang. Những tiếng nổ lục bục trên bầu trời của đạn phòng không bắn máy bay. Hình như đến đầu năm 1969 Máy bay Mỹ mới tạm dừng không kích từ vĩ tuyến 20 trở ra. Mấy năm nay chúng lại tiếp tục ném bom khắp các tỉnh. Miền Nam chiến sự đang rất ác liệt. Cả ta, cả Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa dưới sự hậu thuẫn của máy bay B52 và các loại máy bay khác chúng ném bom dải thảm. Cùng những pháo bầy, pháo hạm đội 7 ngoài khơi hỗ trợ đều quyết tâm cao độ chiếm giữ khu vực Thành cổ Quảng Trị. Nghe nói cuộc chiến tại đây nó rất ảnh hưởng tới mặt trận ngoại giao. Cụ thể nhất là hội đàm PaRi bốn bên, đang thương thuyết về vấn đề chiến tranh ở Việt Nam. Những ngày này, vùng Quảng Trị như là cái "cối xay thịt" của cả 2 phía.

              Thương binh chuyển ra chỗ Trại an dưỡng Trà Lý cạnh xưởng đóng tàu chỗ tôi rất nhiều. Trại an dưỡng còn thiếu cả giường, thiếu cả phòng ở cho thương binh. Những người thương binh đã tương đối khỏe chưa đủ xếp loại thương tật. Lại tiếp tục được điều động vào chiến trường. Nhiều người không được ở trong Trại, mà phải vào ở trọ trong dân. Hoặc động viên lấy chế độ về quê. Nhường chỗ cho thương binh mới về. Thương binh mà nhiều như thế thì số hy sinh chắc phải nhiều lắm.


              Vẩn vơ triền miên với những suy nghĩ đó, Trời vẫn mưa, nước vẫn dột. Anh chủ nhà đưa cho chúng tôi cái xô tôn để hứng nước. Miệng thì nói: Mai tôi mượn cái thang, chú nào biết dọi nhà, thì cùng phụ tôi dọi lại cho đỡ dột. Đúng là:" Cha già không bằng nhà dột". Khổ lắm. Nhà này lợp lâu rồi mà chưa có điều kiện lợp lại. Tiếng nước rỏ xuống xô tôn nghe bong bong rồi chuyển sang tiếng tóp tóp thật nhanh vì nước trong xô đã nhiều lên. Nhìn anh Thỉnh hút thuốc lá thật thèm. Tôi đang phân vân định dậy hút thuốc thì anh Thỉnh nói. Còn mưa, dậy làm điếu thuốc đã ông Phú.
Tôi nói vâng, hay quá. Em cũng đang thèm thuốc. Tôi quay sang nói với Thắng dậy hút thuốc. Thắng nói: Các anh hút đi, em còn bé chưa biết hút thuốc lá. Anh Thỉnh nói như thế là tốt. Bọn anh hút thuốc nghiện lâu rồi. Chú mày không biết hút thuốc lá càng tốt. Mấy tháng nữa vào Nam chiến đấu không có thuốc đâu mà hút. Ai nghiện thuốc lá, thuốc lào thì khổ lắm. Tôi châm điếu thuốc, rít một hơi thật sâu. Mùa hè ban chiều nóng thế, nhưng trận mưa đã làm trời mát lại. Giờ này đang đêm hơi lạnh, nên hút thuốc lá thật ngon.

             Anh Thỉnh tỷ tê hỏi chuyện tìm hiểu về tôi. Tôi kể sơ qua về mình là chưa học hết cấp 3 nhưng đã đi học trung cấp cơ khí và đang làm công nhân tại xưởng đóng tầu. Nhà ở ngay Thị xã Thái Bình. Anh Thỉnh nói: Lúc nãy Trung đội trưởng Đởn cũng đã trao đổi qua với tôi rồi. Anh có dặn tôi là để ý giúy đỡ Phú. Vì Đại đội ta hiện giờ đủ các thành phần, giáo viên, sinh viên và cơ quan chiếm tới một nửa. Còn lại toàn anh em mới đủ tuổi nhập ngũ đều quê huyện Duyên Hà, Huyện Hưng Nhân. Có mấy trường hợp cả thày giáo và học sinh cùng nhập ngũ đợt này. Nhưng dân Thị xã thì chỉ có mình Phú. Dân cơ quan các ông, mấy hôm trước không chịu được khổ, nhớ vợ, nhớ con, có vài ông bỏ về rồi. Tôi thoáng nghĩ: Chắc mấy ông này nghĩ tôi là dân Thị xã, hay nghịch, hay đào ngũ đây, nên nhắc anh Thỉnh canh coi tôi cẩn thận. Tôi nói luôn: Em thì chỉ sợ mình yếu quá không học tập theo anh em được, chứ đã đi lính thì rất khoát không bao giờ đào ngũ. Bố em trước cũng là bộ đội chống Pháp mà.


              Tôi quay ra hỏi lại anh Thỉnh. Như vậy là anh Thỉnh hơn tôi 5 tuổi. Quê ở Gia Lâm Hà Nội. Anh học Đại học sư phạm ngoại ngữ đã ra trường làm thầy giáo được 3 năm. Hiện tại anh chưa có vợ nhưng đã có người yêu cùng trường. Hai anh em tôi có vẻ hợp chuyện và nhanh chóng thân thiện. Hút hết 2 điếu thuốc thì trời tạnh mưa. Nhà đã hết dột. Chúng tôi lên giường đi ngủ. Đêm đầu tiên đời lính của tôi ấn tượng đáng nhớ như vậy đấy.

            


« Sửa lần cuối: 31 Tháng Tám, 2015, 09:53:06 am gửi bởi tranphu341 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #422 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2015, 09:05:07 am »


           
              Tuuýt…tuuýt tuuýt. Tuuýt... Tuuýt tuuýt. Dậy đi, dậy đi, gọi anh em dậy tập thể dục đi đồng chí Thỉnh ơi. Tuuýt…tuuýt tuuýt. Tôi ngơ ngác không biết chuyện gì. Định thần một chút thấy anh Thỉnh bật dậy rồi lay gọi Thắng: Đến giờ báo thức tập thể dục rồi, dậy Thắng ơi. Nhanh, nhanh không lại muộn như hôm qua bị phê bình đấy.

             Tiếng Thắng ú ớ: Ề… Em đang ngủ. Rồi quay trở mình vào phía tôi. Anh Thỉnh cầm tay Thắng kéo dậy, giọng rất khoát hơn: Dậy đi, nào dậy ngay cho quen đi. Mai kia vào chiến trường phải thức cả đêm mà vẫn còn phải chiến đấu nữa ấy chứ. Dậy đi. Dậy đi. Thắng ề à rồi cũng dậy theo tay kéo của anh Thỉnh. À, đã tới giờ báo thức. Tôi hé mắt nhìn mà sao trời vẫn chưa sáng lắm. Tôi hỏi anh Thỉnh mấy giờ rồi mà sao dậy sớm thế. Anh Thỉnh nói: Báo thức lúc 5 giờ. Trực ban Trung đội đi thổi còi báo thức đấy. Mọi người phải tập trung ra sân kho tập thể dục. Nhưng hôm nay Phú còn được nghỉ không phải dậy tập thể dục. Phú cứ ngủ tiếp đi. Anh Thỉnh và Thắng đã dậy và chạy ra chỗ tập trung. Tiếng bước chạy xa dần. Trời! Bộ đội phải dậy sớm thế. Tôi là chúa ghét việc dậy sớm. Dậy sớm thế này là khổ lắm, đây là một trong những điều mà tôi ngại nhất, sợ nhất là cái việc dậy sớm.

               Nhớ lại ở nhà, những ngày về nghỉ lễ thứ Bẩy và Chủ nhật. Thường là sáng thứ hai bố con tôi mới xuống xí nghiệp. Những ngày đó là phải dậy từ lúc 4 giờ sáng. Bố tôi gọi mãi tôi mới dậy được. Tuổi trẻ về nghỉ lễ, đi chơi với bạn, thức khuya ít ngủ nên rất ngại dậy sớm. Trái ngược với bố tôi tác phong của ông vẫn còn là tác phong quân đội nên việc ông dậy sớm, dậy muộn rất chủ động. Mặc dù tôi đang rất thèm ngủ nhưng giọng của ông gọi dậy rất đanh, rất dứt khoát làm cho tôi không thể nào nằm thêm được lúc nữa. Hôm nay mình được nghỉ không phải dậy sớm. Nhưng ngày mai lại cũng phải dậy như anh em chắc khổ lắm đây. Vẩn vơ nghĩ ngợi. Tiếng hô chạy một hai, một hai xa xa vọng lại. Tôi lại tiếp chìm vào giấc ngủ.
           
              Anh Phú ơi, dậy ăn cơm. Nghe tiếng Thắng gọi tôi choàng tỉnh dậy. Trời đã sáng hẳn. Định thần gây lát tôi hỏi anh em đi tập thể dục về rồi à? Thắng nói: Anh em em đã đánh răng rửa mặt và ăn sáng rồi. Em lấy cơm về cho anh đây này. Anh dậy làm vệ sinh rồi ăn sáng. Em với anh Thỉnh lại chuẩn bị đi tập bây giờ. Tôi nói muộn thế rồi cơ à. Mấy giờ rồi Thắng? Anh ngủ say quá. Anh Thỉnh nói: Gần 7 giờ rồi. Phú dậy ăn sáng rồi nghỉ ở nhà. Anh em tôi đi tập. Khi nào có lệnh thì lên Đại đội nhận tư trang súng đạn. Tôi choàng dậy. Đúng là sau khi anh em đi tập thể dục, mình ngủ say quá. Tôi đi làm vệ sinh cá nhân rồi ra giếng nước kéo nước đánh răng rửa mặt. Giấc ngủ sâu và nước mát rưả mặt đã làm cho tôi lấy lại được sức khỏe và sự tỉnh táo. Nhưng chân tay còn mỏi nhừ do trận đi bộ ngày hôm qua.

               Anh chị chủ cũng đã dậy từ khi nào. Chị Thu nói: Hôm qua đi bộ dài chắc mệt, thấy chú ngủ ngon quá. Tôi cho cháu đi nhà trẻ. Anh đi ra đồng rồi. Chú cứ ở nhà, có khoai luộc để phần đấy, chú ăn thêm kẻo đói. Tôi nói : Em cảm ơn anh chị. Em có cơm rồi, nhìn bát cơm đầy ắp tôi nói: Có mình anh mà sao nhiều cơm thế Thắng? Thắng nói: Sợ anh đói mệt nên em lấy nhiều cho anh đấy. Tôi nói: Anh cảm ơn, nhưng anh ăn sao hết. Thắng ăn nữa đi. Tôi sẻ bát cơm làm đôi. Nhìn bát nước mắm trong veo tôi hỏi: Nước mắm đây à. Thắng nói đúng rồi, nước mắm nhưng là nước gạo rang cho muối vào chứ không có nước mắm như ở nhà mình đâu anh. Tôi thở dài ngao ngán, lấy thìa múc tý nước cho lên miệng nến thử độ mặn nhạt của nó. Đúng là nước muối mặn mặn chứ  chẳng có hương vị gì. Tôi chan loại nước mắm đặc biệt vào cơm rồi cũng uể oải xúc cơm ăn. Cố mãi rồi tôi cũng ăn hết bát cơm đặt biệt đầu tiên ở đơn vị đó.

              Mọi người đã đi tập. Anh chị chủ nhà đã đi làm. Còn mình tôi ở nhà tự nhiên thấy trống trải buồn buồn. Tiếng gà kêu quang quác tranh ăn. Ngôi nhà của anh chị chủ nhỏ bé có 3 gian lợp rạ, mái lợp đã cũ. Trên trần nhà mạng nhện giăng đầy. Đồ đạc chẳng có gì gọi là giá trị. Sân vẫn chưa được lát gạch. Những đống giun đất đùn lên từng đám, từng đám. Hôm qua mưa to. Trên mặt sân có những con giun thật to đang bò lên khỏi tổ làm mồi cho lũ gà tranh ăn. Hai con gà nhép đang tranh nhau mỗi con ngậm một đầu con giun kéo qua, kéo lại như thợ xẻ cưa trông thậy buồn cười. Mới mưa nên Trời trong veo quang đãng. Trước nhà không có cây cối to mà trồng lạc, trồng đỗ. Chắc gia chủ mới lập thổ ở đây. Đặc biệt sao ở quê mà lại không có chó. Đúng là từ hôm qua đến giờ tôi không nghe tiếng chó sủa, chó kêu. Hình như vừa rồi toàn tỉnh đang có chủ trương diệt chó vì năm qua trời nóng, chó phát điên, phát dại cắn người nhiều. Thuốc phòng chó dại chưa có. Đã có nhiều trường hợp chết vì chó dại cắn. Nghe kể người bị chó dại cắn khi lên cơn điên chết rất thương tâm.

               Tôi vòng quanh nhà một lúc rồi lên giường nằm hút thuốc lá. Nằm ngửa trên giường, đã quen hơi nên không cảm thấy kinh kinh như hôm qua nữa. Tôi rít thuốc thật sâu. Ngon quá. Tôi nhả khói ra từ từ tận hưởng những khoái cảm của điếu thuốc. Thỉnh thoảng lại có những vòng tròn tạo ra từ khói chúng bay lên cao to dần rồi tan biến. Thảnh thơi, đời lính ngày đầu tiên thế này thật thảnh thơi. Không biết cuộc sống những tháng ngày tới sẽ ra sao. Bỗng chốc tôi thấy nhớ nhà, nhớ tiếng máy, nhớ tiếng búa, nhớ tiếng gõ rỉ tàu như bản hòa ca của tổ sơn toàn công nhân nữ. Tôi nhớ công việc của mình. Công việc của người thợ hàn cắt hơi Oxy của tôi không phải là nhàn nhã như thợ tiện, thợ máy. Nhưng mọi người nói nếu so với đời bộ đội, thì đời công nhân vất vả mấy cũng còn sướng chán. Bây giờ tôi mới nếm trải đời bộ đội nên chưa biết cái khổ như thế nào. Thôi thì kệ, muốn đến đâu thì đến.

             Thời đó tuổi trẻ chúng tôi và mọi người không có sự lựa chọn nhiều. Hầu như tất cả mọi người đều làm việc theo sự phân công của tổ chức, của đoàn thể. Vào bộ đội thì sẽ nhất nhất theo mệnh lệnh của chỉ huy. Miên man với suy nghĩ vẩn vơ thì anh Thỉnh về báo tôi lên Đại đội nhận vũ khí và quân tư trang.

           

¬¬¬
Logged
khau chỉa
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 517


— - Ôi Biết Bao Tự Hào - đoàn ta năm trăm sáu bẩy


« Trả lời #423 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2015, 09:24:05 am »



       Em chào các bác,  chào bác  tranphu341.  

       em lính mới tò te,  cũng luôn tìm đọc bài bác viết, bác khúc triết quá, và cũng tâm lý lắm,  những ngày xưa của bác đầu quân,   thì đâu có sự lựa chọn, mà chỉ có lựa chọn trước khi đầu quân mà thôi,  còn sau khi đầu quân là " kỷ luật sắt ,  là quân lệnh như sơn ",  vậy Quân đội ta mới là quân đội bách chiến bách thắng chứ,  bác tranphu341.

          Cái thời chúng em,  những năm 85 mà vẫn luôn như thế,  và mãi mãi sau này em nghĩ vẫn luôn như thế mới là quân đội chứ bác.   Để luôn toàn quân một ý chí,   mới chiến thắng kẻ thù chứ,  bác tranphu341 nhỉ.

      em cám ơn những bài viết của bác, rất hy vọng được đọc nhiều bài viết của bác. cám ơn bác tranphu341.




« Sửa lần cuối: 13 Tháng Chín, 2015, 10:02:57 am gửi bởi khau chỉa » Logged

         
                  Toàn cảnh - Thị trấn Ngân Sơn - một thời Đoàn 567 đứng chân.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #424 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2015, 03:25:23 pm »

 xuanv338 chào anh chủ nhà TranPhu341, chào tất cả các bác trang nhà. Vậy là đơn vị của bác TranPhu341 dễ dãi hơn đại đội nữ của chúng em rồi! Ngày sau đêm tới nơi đóng quân. Sáng hôm đầu nghe tiếng còi tuýt tuýt tât cả đã quần áo thường phục chỉnh tề, xếp hàng đôi đi ăn cơm sáng, là trung đội đến sơm nhất trong 4 trung đội.Bọn em phải lao động vệ sinh trong ngôi đình làng đã bỏ hoang tư lâu, thành tường rêu phong, nền nhà ẩm ướt. Không có trường hợp nào được uốn éo như anh Thắng vậy đâu. Thế còn anh TranPhu341 thì có uốn vậy không ạ? Chắc là không nhưng lúc đó mà anh TranPhu341 đã có thuốc lá hút vậy là gia đình khá giả lắm rồi. Hihi... CB hỏi vui tý . Tiếp tục hồi ức chiến trường A đi anh nhé. Chiến trường A thế nào lính 308 B cũng được gặp F338 tại vùng cầu Chuối, núi Nưa đấy ạ.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #425 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2015, 07:32:28 am »

           Chào bạn khau chỉa, bạn xuanv338! Chào các bác!

            Tranphu341 rất vui và cảm ơn các bạn đã đến thăm nhà. Bạn khau chỉa có tên nghe thật " Dân Tộc" Tranphu341 tôi tò mò không biết đây là tên bạn ngoài đời hay tên một địa danh nào đó, hay là tên một kỷ niệm đẹp đáng yêu đáng nhớ hoặc một chiến tích xa xưa vv.. Nếu không có gì ngại thì mong bạn giải tỏa sự tò mò của Tranphu341 cùng bạn đọc nhé.

           Như vậy là cô CB xuanv338 hồi này bận nhiều việc quá. Vẫn chưa xong được câu chuyện Tình một thời để nhớ xa xưa. Tranphu341 vẫn nhớ như in xuanv338 khi cùng đoàn đến thăm lại Cầu Chuối. Nhớ nhung kỷ niệm ập đến bồi hồi quá xúc động nên cô bộ đội xưa tý nữa bị " Cắt quân số" do bom thù đã đi như chạy băng băng ngó nghiêng từng đống đất, từng mố cầu rồi ơ, rồi a rồi không cầm lòng được nước mắt tuôn tràn. Tranphu341 hôm đó không đưa cả đoàn tiếp thăm Vĩnh Lộc Thành nhà Hồ. Đến được chắc còn nhiều bâng khuâng hơn nữa. Hẹn khi khác nhé.

           Bây giờ Tranphu341 đang viết là khoảng tháng 5. Khoảng giữa tháng 8 năm 72 Tranphu341 cùng đơn vị mới hành quân vào tới khu vực Cầu Chuối, Huyện Nông Cống Thanh Hóa. Tranphu341 sẽ trình tự từng thời gian cho dễ viết. Đợi nhé cô CB 338 HI HI...

              Chúc các bạn cùng đại gia đình luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống!
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Chín, 2015, 12:42:23 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
khau chỉa
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 517


— - Ôi Biết Bao Tự Hào - đoàn ta năm trăm sáu bẩy


« Trả lời #426 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2015, 08:44:18 am »



           Chào bạn khau chỉa, bạn xuanv338! Chào các bác!

            Tranphu341 rất vui và cảm ơn các bạn đã đến thăm nhà. Bạn khau chỉa có tên nghe thật " Dân Tộc" Tranphu341 tôi tò mò không biết đây là tên bạn ngoài đời hay tên một địa danh nào đó, hay là tên một kỷ niệm đẹp đáng yêu đáng nhớ hoặc một chiến tích xa xưa vv.. Nếu không có gì ngại thì mong bạn giải tỏa sự tò mò của Tranphu341 cùng bạn đọc nhé.
        


                      Em chào các bác,  chào bác tranphu341.

           Thưa các bác,  và bác TP,  em mới tham gia vào trang mạng cùng các bác,  còn trước em chỉ là khách thường xuyên đọc bài của các bác,  em yêu bài bác TP viết trên diễn đàn,  và một số các bác viết về những kỷ niệm của đời lính chiến trường.

          Cũng chính về điều đó mà cái tên Khau Chỉa của em trên trang nó đã đồng hành với em,  như luôn nhắc nhở em và thế hệ lính mới chúng em khi đầu quân vào xây dựng một Trung đoàn có nhiều chiến công,   trong chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc -  đó là  Cao Bằng và Hà Giang,   ở Cao Bằng với chiến công đèo Khau Chỉa,  ở  Hà Giang có  chiến công  Cao Điểm A6b Thanh Thuỷ  - Vị Xuyên.  

         Thưa các bác,  và bác TP,  chính hai địa danh trên mà khi mới vào Trung đoàn,  lớp chiến sỹ mới chúng em,   đã có bài học chính trị đầu tiên,   ngày ấy chúng em được họp tập.  Mà ngày nay gọi là tìm hiểu Lịch Sử Truyền Thống của đơn vị.    Từ đó lớp chiến dỹ mới chúng em luôn tự hào và ra sức vun đắp dựng xây,  ngay cả cho đến tận bây giờ,  đã trở về với đời thường cách xa cái đợn vị,   đã cho mình điểm tựa của niềm tin,   khi người lính mới đầu quân.   Ấy vậy mà  vẫn còn nguyên những niềm tự hào về đơn vị,  mỗi khi được về Họp Mặt ôn lại Truyền Thống  cùng các bác CCB các thế hệ của Trung đoàn.

        Như vậy cái tên Khau Chỉa của em bắt nguồn từ một địa danh gắn với chiến công của Trung đoàn em là eBB 567 -  Đoàn Lê Lợi -  Đoàn 982,  bác tranphu341 ạ.

       Chào các bác,  chào bác TP.      



« Sửa lần cuối: 18 Tháng Chín, 2015, 08:26:12 am gửi bởi khau chỉa » Logged

         
                  Toàn cảnh - Thị trấn Ngân Sơn - một thời Đoàn 567 đứng chân.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #427 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2015, 10:56:43 am »

          
          Chào bạn khau chỉa, chào các bác!
 
          Tranphu341 cảm ơn bạn khau chỉa đã giải thích cho mọi người rõ về tên của mình cùng những địa danh của đơn vị mình đã sống và chiến đấu trong những ngày tháng gian khổ ác liệt nhưng thật hào hùng có cả bi hùng đó. Bức ảnh bạn chụp nơi đóng quân xưa nay thật đẹp. Toàn mái ngói đỏ tươi tô đẹp thêm cho rừng núi quê mình. Tranphu341 mong sẽ có ngày cùng đoàn ccb Sư đoàn 341 lên thăm bạn, thăm những thắng cảnh nơi đó.

          Tranphu341 chúc bạn cùng đại gia đình luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống!  

          
         Tranphu341 xin tiếp mạnh bài viết:


           Tôi cùng anh Thỉnh trở lại con đường băng qua cánh đồng mà tối hôm qua đã đến để sang nhà ban chỉ huy Đại đội. Tôi đến sau cùng, bốn đồng chí kia đã đang nhận tư trang. Mọi người đang ướm, đang thử cỡ và đổi chọn bộ quần áo cho vừa ý.

             Không đông lắm mà nghe cũng thật ồn ào. Tiếng Đại đội phó oang oang. Bộ nào cũng được, đổi làm gì. Tập đấy mà. Mai kia huấn luyện xong, phát quân tư trang đi B toàn đồ mới cứng thôi. Các đồng chí nhận khẩn trương còn nhận vũ khí, trang thiết bị xẻng cuốc về lau chùi. Tiếng cô Nhì Quản lý thì từ tốn. Chỉ có mấy bộ cho mấy anh. Không anh này lấy thì anh kia nhận. Các anh cứ đổi thoải mái.

               Đến lượt tôi, cô Nhì Quản lý nhìn tôi hơi lâu mỉm miệng cười nói: Cao như đồng chí này thì mặc bộ nào cũng đẹp. Mời anh nhận từng thứ. Nhận ba lô trước để anh cho các thứ vào cho gọn. Như vậy là rất nhiều thứ. Riêng quần áo dài thì được phát hai bộ loại vải mỏng, nhưng chỉ có một bộ mới còn lại một bộ cũ.

        Cụ thể các lại được nhận theo danh mục sau:

   1-   Ba lô 1 cái loại ba lo vuông( Đã qua sử dụng)
   2- Quần áo dài loại vải phin mỏng màu xanh 2 bộ ( Một bộ đã qua sử dụng)
   3-   Aó lót ngắn tay màu xanh cổ vuông 2 cái
   4-   Quần đùi màu xanh có chun 2 bên hông 2 cái
   5-   Chăn đơn mỏng 1 cái ( Đã qua sử dụng)
   6-   Màn vải thường màu xanh 1 cái( Đã qua sử dụng)
   7-   Chiếu cá nhân 1 cái
   8-   Bát sắt ăn cơm màu xanh tráng men 1 cái( Loại to mọi người hay gọi là bát B52)
   9-   Dép cao su đúc 1 đôi ( Đã qua sử dụng)
   10-   Xanh tuya lưng màu đỏ 1 cái ( Đã qua sử dụng)
   11- Giầy vải thấp cổ màu xanh 1 đôi.
   12-   Bí tất màu xanh 2 đôi.
   13-   Xà phòng cục liên xô 1 bánh loại 72%
   14-    Khăn mặt màu xanh 2 cái
   15- Mũ cối gia công 1 cái ( Đã qua sử dụng)
   16-    Bông băng cá nhân 1 túi
   17-    Đường vàng 1 gói 0,5 kg

            Như vậy quân tư trang cá nhân là 17 thứ. Có 1 số thứ đã qua sử dụng. Chắc quân nhu khi phát quân tư trang đi B đã thu lại đồ cũ để cho bộ đội tân binh tập luyện. Sau màn nhận quân tư trang, Quản lý Nhì kỹ càng bắt mọi người ký nhận từng thứ. Tiếp đến Quản lý phát tiền cho mỗi người 5 đồng, toàn tờ 1 đồng. Đây là tháng phụ cấp đầu tiên cho cấp Binh nhì và cũng bắt mọi người ký nhận đầy đủ. Cầm 5 đồng phụ cấp trong tay tôi tần ngần, như vậy là mình đang là công nhân 51 đồng lương chính. Nếu tính cả thâm niên, cả phụ cấp độc hại là gần 60 đồng. Mà bây giờ vào môi trường khổ hơn, ác liệt hơn nguy hiểm hơn, mà lương hay gọi là phụ cấp không bằng một phần mười lương công nhân. Có gì đó trào lên trong tôi sự mâu thuẫn bất công không hợp lý tý nào. Ai cũng thật buồn, nhưng cũng chẳng ai phản đối vì thời đó ai giám phản đối, tất cả là theo sự sắp đặt là sự phân công của tổ chức mà.

             Sau khi nhận xong quân tư trang và phụ cấp. Đồng chí Sung vẫn cái giọng oang oang: Nào xong chưa. Các đồng chí sang đây nhận vũ khí trang thiết bị về lau chùi chứ không muộn rồi. Ngoài đầu hiên nhà xếp một số trang thiết bị. Tôi được nhận một khẩu súng AK báng gấp còn mới còn nguyên trong túi nilon màu xanh. Toàn thể vũ khí trang bị tôi được nhận như sau:

    1-   Súng AK báng gấp 1 khẩu cùng túi đeo 3 băng đạn. ( Súng còn trong túi nilon)
    2-   Xẻng bộ binh 1 cái ( Có người được phát cuốc bộ binh)
    3-   Xanh tuya rông to bản 1 cái ( Đã qua sử dụng)
    4-   Bi đông đựng nước ( đã qua sử dụng)
    5-   Túi vải đeo lựu đạn 1 cái
    ( Một túi phụ tùng thông lòng súng, vịt dầu, vải phin trắng làm dẻ lau vv..)

             Như vậy trang bị vũ khí gồm 5 thứ. Quản lý Nhì cũng sang xem chúng tôi nhận trang bị. Hai tay cô vuốt vuốt nghịch nọn tóc dài đen óng, vắt vòng qua vai về phía trước ngực, nhìn tôi thân thiện cô nói: Đại đội phó Sung yêu tiên cho anh Phú là dân Thị xã nên được phát súng AK báng gấp mới mà lại rất gọn nhẹ đấy nhé. Anh phải cảm ơn Đại đội phó đi. Đúng là như vậy. Tôi mới để ý kỹ thì bốn đồng đội kia được nhận súng AK báng gỗ đã cũ. Có một người còn phải nhận khẩu súng trường K63 rất dài, trên đầu có gắn cái lưỡi lê 4 cạnh trắng toát, trông gầm gì ghê ghê.

          Như vậy thì đúng là tôi may thật. Tôi cảm ơn cô Nhì và cảm ơn Đại đội phó Sung. Ông bắt tay tôi nói: Cô Nhì nói đúng đấy. Cao kều như ông lẽ ra phải được trang bị súng trường K63 dài kia. Nhưng đây là yêu tiên cho ông đấy. Về tháo ra, đun nước sôi lau chùi, rửa hết mỡ rồi bảo quản, tập luyện cho tốt nhé. Nói anh em cũ giúp tháo lắp lau chùi. Thôi bây giờ nhận các thứ xong rồi, các ông về đi.



« Sửa lần cuối: 19 Tháng Chín, 2015, 11:37:16 am gửi bởi tranphu341 » Logged
khau chỉa
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 517


— - Ôi Biết Bao Tự Hào - đoàn ta năm trăm sáu bẩy


« Trả lời #428 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2015, 02:20:56 pm »

    

                   Chào các bác,  chào bác TP.

              Vâng rất hân hạnh một ngày nào đó,   chúng em cùng các bác CCB của Đoàn 567 - 982,   được chào đón bác TP,   cùng các bác CCB Đoàn 341,   trở về với cội nguồn của chiến khu Việt Bắc,   với một chuyến du lịch thật  đầy ý nghĩa.  Chắc chắn các bác sẽ được đi qua thị trấn Ngân Sơn.

              Chúng em được đầu quân cho một tư thế sẵn sàng,   để chiến đấu với sự liều lĩnh của giặc phương Bắc thời hiện đại.     Nhưng  đất nước lúc ấy còn lắm khó khăn,  vừa ra khỏi cuộc chiến 30 năm chống cả Pháp lẫn Mỹ,  rồi lại phải đương đầu chống quân bành trướng cùng bè lũ tay sai của chúng ở hai đầu đất nước,  cả  phía Bắc  lẫn phía Nam.    

              Vậy là muôn vàn khó khăn gian khổ,  nên quân trang,  quân dụng,  vũ khí đạn dược đâu có được trang bị như thời các bác.  Xong toàn dân ta vẫn hiên ngang,  khôn khéo mà phá thế bao vây cấm vận,  vẫn chiến thắng quân xâm lược bành trướng dã man,  bác TP và các bác nhỉ.

      Em chào các bác,  chào bác TP.



« Sửa lần cuối: 19 Tháng Chín, 2015, 09:15:53 pm gửi bởi khau chỉa » Logged

         
                  Toàn cảnh - Thị trấn Ngân Sơn - một thời Đoàn 567 đứng chân.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #429 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2015, 03:33:06 pm »


Chào các bác!

Vừa rồi Tranphu341 cùng đoàn ccb Sư đoàn 341 Thái Bình về Sầm Sơn và Đông Tân Thanh Hóa nơi Sư đoàn đương nhiệm đang đóng quân. Dự lễ đón nhận ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN cho Trung đoàn pháo binh 55. (Mặc dù Trung đoàn đã được giải thể). Đây là 1 trong 4 Trung đoàn của Sư đoàn 341 được tặng thưởng danh hiệu cao quý này.

Một số hình ảnh của buổi lễ và họp mặt giao lưu:



































Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM