Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:19:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb Sông Lam- Trên chiến trường A ( Phần 5 )  (Đọc 250519 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #260 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2014, 12:43:44 pm »

Chào binhyen chào các bác:

Chỉ ba ngày chiến đấu mà BY đã phấn đấu lên chức ...liên lạc đại đội !. vậy là " phấn đấu" nhanh đấy Undecided.
 Ai cũng biết để làm liên lạc trong chiến đấu cán bộ họ lựa chọn, cân nhắc kỹ. Nào là nhanh nhẹn, thật thà , riêng năng, nội trợ giỏi và trong chiến đấu cần dũng cảm nữa chứ. Còn thẻ đẹp trai thì BY đã có sẵn.
 Có lần duccuong đi tăng cường cho F 64 f320. Ngồi dưới hào nghe vị đại đôi trưởng giao nhiệm vụ cho đ/c liên lạc truyền mệnh lệnh cho 3 trung đội đang chốt phía trước mà ngán. Trong khói lửa mù mịt cùng âm thanh tiếng đạn hoả lực rít , cậu liên lạc lúc ẩn lúc hiện trong màn khói chạy xuống các trung đội để truyền mệnh lênh chiến đấu.
 Hẳn BY cũng chẳng có đôi lần.
Còn lính nữ Pon pốt thì duccuong thấy 2 lần. Một lần đi luồn sâu thấy nó đi trong đoàn quân vận tải.
Lần thứ 2 khoảng ngày 2 hoặc 3 tháng 1/1979 ở đoạn giữa khu vực Suông- Chúp trên đường 7. Xác con lính nữ nằm bên vệ đường . Mặc bộ đồ đen quàng khăn cà ma .Chiếc mũ kiểu công nhân rơi bên cạnh. Một cậu lính ngịch ngợm nào đó để quả M79 vào chỗ...chỗ ấy đấy Grin. Đầu đạn vàng choé nên dễ nhìn nên ai cũng thấy và có được một nụ cười hóm hỉnh.
Theo duccuong được biết thì lính nữ là lính quân địa phương chứ không phải chủ lực.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Hai, 2014, 12:48:46 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
mai-anh
Thành viên
*
Bài viết: 405


« Trả lời #261 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2014, 05:11:18 pm »

Em xin kính chào toàn thể các bác ccb chiến trường k !

Lâu lắm mới được  bác Tư Lệnh Binhyen viết lại một câu chuyện thời chiến đầy kịch tính đến nghẹt thở.đặc điểm bên chiến trường K em biết sơ qua các cựu  chiến binh ngoài đời kể lại rất khốc liệt và đầy khó khăn,vì đặc thù địa hình thường trống trải,dân và lính pốt trà trộn nhiều khi khó phân biệt ,đặc biệt chúng hay rình mò tập kích.quay lại chuyện bác Binhyen đang kể,em muốn hỏi chút síu.ở Vị Xuyên khi ta và địch cách nhau gần,thường hai bên bố trí mìn,và khi gác bắt buộc phải hai người trở lên vì sợ một người có khi ngủ gật không biết,trong khi gác phải tập trung cao độ.trong chuyện bác đang kể,em thấy tất nhiên vì hoàn cảnh thực tế không thuận lợi lên ta không thể gài mìn,nhưng các bác gác thế nào lại để nó nhẩy cả vào hầm.chuyện này ở mặt trận cũng đã sảy ra,nhưng em nghĩ,để thực hiện được phải vào những bác tinh nhuệ mới làm được.điều thứ hai là,gần chục xe tăng và xe quân sự gầm rú tấn công,đọc đến đây em đã nghĩ kịch bản xấu nhất rồi,nhưng may lại không sảy ra.hồi nhỏ,em được nghe một bác ccb kháng mỹ kể lại,khi xe tăng nó tấn công,trước mặt nó sẽ tan lát hết.đây chỉ là những suy nghĩ chủ quan của riêng em,có gì chưa đúng mong các đàn anh bỏ qua .em chào các bác .
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #262 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2014, 08:47:17 am »

            Chào bác vanthang341ht, ban xuanv338, bạn quantuan341, bạn Zin Ba Cau, bạn Đức Cường, bạn Binhyen1960, bạn mai-anh. Vui quá! Vui quá! Lâu rôi ngôi nhà của Tranphu341 mói lại rộn ra tiếng cười thế này trong lúc chủ nhân Tranphu thì ại thường vắng nhà. Thật có lỗi lớn! Có lỗi lớn.

             Đúng là bác vanthang341ht có ý nhắc nhở, trách kéo cô em gái xuanv338 mải vui duyên mới hơi quên nhiêm vụ trên trang nhà. hi hi.. Grin Cô em xuanv338 cũng đã nhanh nhẩu nhận lỗi mà lại còn phản tránh, lại rất nhanh tố cáo bác Cả cũng la cà không kém giống như là chuyện cười cổ xưa " Mẹ chồng, nàng dâu cùng ăn vụng chè" hi hi. Nhưng ở đây thì Tranphu341 thấy không ai là người ăn vụng cả mà mọi người đang thực sự cuốn hút vào trang mạng cộng đồng FB. Một thành công của công nghệ hiên đại. Với công nghệ này nó đã là một cầu nối, một sân chơi cho hàng tý người trên toàn cầu kết giao dịch chia sẻ tâm tình và chia sẻ đổi trao rất nhiều điều của cuộc sống.
 
            Tranphu341 làm cơ khí từ bé nên hay nhìn nhận vấn đề khoa học từ cơ khí mới thấy sự phát triển sau cơ khí là cơ điện, sau cơ điện là điện tử, sau điện tử là bán dẫn là siêu dẫn. Rồi sau đó là kỹ thuật số là tin học như ngày nay. Càng nghĩ càng thấy sự phát triển sự bùng nổ của khoa học. Đến ngay nhiều lãnh tụ Công Sản như ông Lê Duẩn ông Lê Nin ông Các Mác vv.. còn không lượng được khi mà các Cụ nói về Chủ nghĩa TƯ BẢN ĐANG GIẪY CHẾT VÌ cHỦ NGHĨA TƯ BẢN đã phát triển hết cỡ rồi nên đang vào ngõ cụt, đang Bên bờ vực thẳm...v v.. Giờ đây chúng ta mới thấy những nhận xét những tiên đoán trên thật " Nực cười".

            Không biết liệu sắp tới anh em mình, chúng mình còn được tiếp sử dụng những công nghệ gì nữa đây Huh Huh Huh Để rồi những CB, những vanthang U65, U, 80 Còn háo hức say lang thang trên đời !!!
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Hai, 2014, 09:33:06 am gửi bởi tranphu341 » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #263 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2014, 01:28:07 pm »

Lâu lắm mới được  bác Tư Lệnh Binhyen viết lại một câu chuyện thời chiến đầy kịch tính đến nghẹt thở.đặc điểm bên chiến trường K em biết sơ qua các cựu  chiến binh ngoài đời kể lại rất khốc liệt và đầy khó khăn,vì đặc thù địa hình thường trống trải,dân và lính pốt trà trộn nhiều khi khó phân biệt ,đặc biệt chúng hay rình mò tập kích.quay lại chuyện bác Binhyen đang kể,em muốn hỏi chút síu.ở Vị Xuyên khi ta và địch cách nhau gần,thường hai bên bố trí mìn,và khi gác bắt buộc phải hai người trở lên vì sợ một người có khi ngủ gật không biết,trong khi gác phải tập trung cao độ.trong chuyện bác đang kể,em thấy tất nhiên vì hoàn cảnh thực tế không thuận lợi lên ta không thể gài mìn,nhưng các bác gác thế nào lại để nó nhẩy cả vào hầm.chuyện này ở mặt trận cũng đã sảy ra,nhưng em nghĩ,để thực hiện được phải vào những bác tinh nhuệ mới làm được.điều thứ hai là,gần chục xe tăng và xe quân sự gầm rú tấn công,đọc đến đây em đã nghĩ kịch bản xấu nhất rồi,nhưng may lại không sảy ra.hồi nhỏ,em được nghe một bác ccb kháng mỹ kể lại,khi xe tăng nó tấn công,trước mặt nó sẽ tan lát hết.đây chỉ là những suy nghĩ chủ quan của riêng em,có gì chưa đúng mong các đàn anh bỏ qua .em chào các bác .

 Chào mai-anh@! Grin

 BY định kể lại câu chuyện này vào đúng thời khắc của 36 năm sau trận đánh ấy. Nhưng do mấy ngày nay bận quá nên bây giờ mới quay lại topic của anh tranphu341@ được. Thật ra thì những thắc mắc của mai-anh@ là điều đương nhiên khi đọc bài, chẳng sao cả. Thậm chí những người trong cuộc như BY và anh em khác còn sống sót sau trận đánh đó cũng không hiểu hết được nhiều vấn đề, từ hơn 30 năm trước chúng tôi cũng đã từng đi tìm câu trả lời về trận đánh này nhưng mỗi người mỗi ý và mỗi cách nhìn cùng nhận định cũng có phần khác nhau chút ít, cũng do hoàn cảnh khi đó và mỗi người mỗi góc của trận đánh nên tầm nhìn cũng có phần hạn chế.

 Địa hình nơi đơn vị tôi chốt chặn thuộc tỉnh Svay Riêng trên đất K, đây là khu vực đồng bằng với nhiều mương máng với phum sóc cũ và nhiều cây cối che khuất tầm nhìn, đặc biệt là rất nhiều cây thốt nốt. Tiểu đoàn 7 chúng tôi đảm nhiệm 2 chốt giữ bám 2 bên đường số 29 và cách thị xã Svay riêng 7km về hướng Bắc, khoảng cách giữa 2 chốt cách nhau khoảng 1,5km. Từ vị trí chốt của C2 đi thẳng về hướng Nam cách khoảng 700m sẽ là sông Svay rieng, bên phải chốt là cánh đồng phẳng bát ngát cả km không có gì. Chốt C2 là cái phum cũ được bao quanh toàn cây cối, 1 con mương khá to chạy thẳng vào giữa phum và được chia ngã rẽ ngay phía sau nhà C bộ, ở đó ta bố trí hầm cối 60ly ở đó, rẽ trái về hướng Đông bám dọc mương ra khoảng 70m ta bố trí khẩu DKZ75ly trên bờ mương, từ hầm cối rẽ phải về hướng Tây khoảng 100m sẽ vào 3 hầm cánh phải nằm phía sau lưng của C bộ, 3 hầm quay mặt về hướng Tây giữ sườn cánh phải phía dưới, từ 3 hầm này tiến lên phía Nam là hầm đại liên. Từ hầm cối 60 ly tiến thẳng về hướng Nam 50m là hầm C bộ. Con mương vẫn đi thẳng về hướng Nam ta bố trí 3 cụm hầm Trung gian mỗi hầm 3 vọng gác chiến đấu khoảng 9 người, thêm khẩu 12.8ly bám bờ mương bên trái cách C bộ khoảng 100m, hầm Trung gian giữa nằm bên phải bờ mương, hầm Trung gian cánh trái cũng 9 người chia 3 vọng gác quay mặt về hướng Đông Nam, từ hầm Trung gian cánh trái lên 3 hầm Tiền tiêu khoảng 100m nữa, trên Tiền tiêu cũng 9 người chi 3 vọng gác. Từ đây tới hầm Tiền tiêu của địch khoảng 50m, cự ly rất gần ném lựu đạn căng tay một chút cũng có thể tới, thậm chí đêm vắng lặng địch thì thào nói chuyện cũng nghe được tiếng, nếu chú ý lắng nghe và theo dõi có thể biết lúc nào chúng thay gác cho nhau. Sau lưng địch 700m là sông, cái phum này được chia đôi ta và địch mỗi bên giữ một nửa.

 Về mìn thì thôi rồi là mìn, ngay quân ta cũng không dám bước chân ra ngoài chốt vì sợ đá phải mìn của mình cài, hết lớp này đến lớp khác không còn biết đường nào mà lần nữa, mỗi khi giao chốt cho nhau cũng chỉ dám nhắc nhau phía trước từ đây đến kia là có mìn, cẩn thận, chứ không biết cụ thể nó nằm ở chỗ nào nữa. Chuyện địch "giải quyết" mìn thì dễ không khó hiểu lắm. Địch dùng công binh bò vào tháo gỡ mìn thì đã đành, trận đánh C1 hôm 7.12.1978 pháo cối địch giã dọn đường hoặc đã dùng mìn DH quét mìn mở cửa trước rồi nên cũng không khó hiểu lắm khi địch bất ngờ tấn công sáng ngày 12.12.1978 mà không gặp sự chở ngại của mìn. Điều khiến chúng tôi có phần hoảng loạn đó là xe tăng địch. Bằng cách nào để địch đưa được số lượng xe TTG áp sát trận địa ta mà trinh sát ta không nắm được, chỉ đến khi chúng đồng loạt nổ máy xe rồi ầm ầm lao vào chốt ta thì mới bật ngửa ra thế trận còn căng hơn nhiều lần khi chúng tấn công C1. Bằng cách nào để chúng đưa TTG qua sông mà ta không phát hiện ra tiếng động cơ? Có cách lý giải là chúng dùng tời hoặc sức người, sức động vật kéo đưa TTG sang sông. Cũng có cách giải thích như bác lính Tăng Lixeta@ là đi xe số thấp ga nhỏ để tập kết, Thiết giáp M113 có thể bơi nổi trên mặt nước và xe tăng TQ cũng có thể "lội" sang sông. Cũng có nhận định từ phía chúng tôi là địch chạy xe trên đường 29 từ hướng Thị xã Svay Rieng sang, qua khỏi cầu là chúng rẽ trái ngay đi bám sát sông rồi chờ đêm tối dùng sức người kéo xe vào trận địa.

 Xưa nay BY luôn không đồng ý với cách nhìn nhận lực lượng PolPot của nhiều người, họ coi đám lính Pốt là những tên thổ phỉ, ta đánh nhau với nó như bố đánh con, là bọn mọi rợ, ngu si dốt nát và sợ chết. Như thế là khinh thường địch, coi thường và chủ quan quá. Điều đó không riêng loại lính tráng vớ vẩn chúng ta hiểu sai mà ngay những SQ chiến đấu kỳ cựu cũng mắc phải sai lầm này, kể cả bộ máy tuyên truyền của chúng ta thời đó cũng toàn nói chuyện giời ơi đất hỡi mà không nhìn thẳng được vào vấn đề. Trong khi PolPot đẩy mạnh chiến tranh, chúng thành lập tới nhiều sư đoàn chính quy với sự trợ giúp, trang bị hiện đại hóa QĐ từ phía Trung Quốc để tấn công VN thì chúng ta lại coi họ như đám giặc cỏ, phiến loạn "khu vực". Trong khi đó đơn vị địch tấn công chốt C2 lúc đó là đơn vị rất tinh nhuệ cùng sự trợ giúp đắc lực của TTG và phi pháo các loại, quân số của địch cũng đông hơn ta ở đó rất nhiều lần, sau này được thông báo là trận đó địch dùng 1 Lữ đoàn để tấn công ta và tất nhiên là lúc đầu ta chỉ có 1 Đại đội tăng cường, còn sau này khi trận đánh căng thẳng nhất, phía ta thì ngoài Tiểu đoàn 7 ra còn có thêm 2 Đại đội của Tiểu đoàn 8 tăng cường lập chốt phòng tuyến phía sau lưng đề phòng khi C2 bật chốt hoàn toàn, sau lưng ta có khẩu 85ly nòng dài cùng pháo 105ly và cối 120ly từ hướng Trung đoàn Bộ bắn chi viện để giữ chốt. Cũng rất đáng kể là có 2 xạ thủ bắn tỉa của E dùng súng Dragunov bắn dìm đầu bộ binh địch xuống, sau này khi ta đã giải phóng K thì lính bắn tỉa "thất nghiệp", 1 anh bắn tỉa về làm lính thông tin hữu tuyến và có đi phối thuộc với C2 nhiều lần kể lại: Ở trận đó không còn kịp vê tròn ống kính ngắm súng nữa, chỉ cần thằng nào lọt vào kính ngắm là bóp cò, địch như vồ vào đầu nòng khiến tầm quan sát bị thu hẹp phải xách súng chạy lùi lại phía sau để quan sát được rộng hơn, bắn tới mức hết cả đạn mang theo vì lính bắn tỉa thường không mang theo nhiều đạn, bắn hết 50 viên phải chạy về phía sau lấy đạn.

 Về chiến thuật tác chiến thì lính PolPot "thuộc lòng" bài giảng của các cựu lính VN chúng ta năm xưa, chúng "chơi" đúng bài bí mật bất ngờ, luồn sâu ém sát, tiền pháo hậu xung. Vì thế lính ta chỉ cần lơ là mất cảnh giác chút ít là địch có thể nhảy vào tận công sự và cũng chỉ sau vài loạt đạn là chúng làm chủ trận địa liền. Cũng vì vậy nên lính ta hay nhắc nhở nhau: Càng về lúc gần sáng thì càng phải cảnh giác và tập trung cao độ vào ca gác cuối, trước mỗi sự khác lạ đều phải báo cáo lên cấp trên hay thông báo cho nhau cùng thảo luận đi tới thống nhất, rút kinh nghiệm. Địch cũng nhiều mưu mô xảo quyệt lắm, tập kích, quấy rối, dương đông kích tây cũng là bài của chúng, phải biết lọc ra để biết lúc nào là thật, đâu là giả để đối phó, tránh nổ súng bậy bạ, phí đạn mà lại "tự khai" ra: Ông ơi tôi ở bụi này. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #264 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2014, 08:15:22 am »

             Chào Mox binhyen, bạn mai-anh cùng các bạn! Tranphu3431 dịp này vẫn đang ở khu vực Thủy Nguyên Hải phòng giáp với MIỀN ĐÔNG đất mỏ. Tuổi cao thời tiết thay đổi nên cơ thể không được như người lính mấy chục năm trước hi hi.. Grin Grin Grin.

            Nếu mấy ngày rồi biển không động khi có cơn bão mạnh, thì Tranphu341 đã được đi cùng các ccb Hải Phòng ra thăm đảo Bạch Long Vĩ rồi. Ôi biết bao là háo hức khi được 5-6 giờ trên tầu vượt trùng khơi thăm Bạch Long Vỹ, thăm con Rồng Trắng hạ Hải trong sự tích, trong câu hát nào. Thế mà rồi niềm vui đó, háo hức đó không thành hay chưa thành hiện thực.

           @ Binhyen1960 cùng các bạn. Có lẽ trong những ngày này, không một người lính nào, dù là lính cũ thời chống Pháp, chống Mỹ. Hay những người lính thuộc thế hệ cận đại bây giờ đang đeo hàm Tá, Hàm Tướng nhưng chưa từng xông pha nơi trân mạc. Ngay cả những người lính mới chưa đây tuổi quân, thì ai ai cũng đều háo hức mong nhớ đến ngày này. Ngày thành lập đội cứu quốc quân, ngày Thành lập quân đội nhân dân việt nam. Nay đã là ngày truyền thống, ngày tết của quân đội, ngày Quốc phòng toàn dân. Là một ngày trong một năm. Năm nào cũng có, nhưng năm nay là năm đặc biệt ý nghĩa vì là năm chẵn nên những kỷ niệm, những ý nghĩa thật to lớn cho toàn Đảng, cho toàn Dân cùng toàn quân ta từ người lính trẻ đến những người lính già, cũng những người ccb một thật trận mạc.

           Bạn binhyen1960@ với chúng ta những người lính đã từng cầm súng bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc thì những ngày này cái nhớ , cái mong, cái sự ấn tượng lại càng lớn khi mà những ngày này của 36 năm trước dọc tuyến Biên giới Tây Nam đang mịt mù khói lửa. Khi mà hoa mai vàng sớm nở báo tin mùa xuân về. Báo tin ngày Tết cổ truyện sắp đến. Thì những người dân dọc miền biên giới Tây Ninh, Long An, An Giang, Châu Đốc Đồng Tháp, Hà Tiên KIên Giang lại như ngồi trên đống lửa vì giặc Pôn Pốt tuyên bố cho dân ta ăn Tết với bánh Tét chấm máu.

           Pon giặc Pốt đã điều hẳn cả 19/20 Sư đoàn ra sát biên giới Tây Nam. Chúng đã lẫn chiếm rất nhiều vùng đất của ta. Có nơi chúng đã tràn sang sâu vào đất ta tới 20 km. Trong những ngày này, Chúng đang rất háo hức và thật ngông cuồng với ý định là tổng tiến công ta đòi chiếm 6 Tỉnh Miền Tây.

           Có lẽ miềm biên giới thanh bình từ ngày mở Đất, từ ngày lập Nước của Cha Ông chưa bao giờ gay cấn chưa bao giờ nóng bỏng chiến tranh như những ngày này. Tiếng súng thù luôn ầm vang gây cho chúng ta những thiệt hại đáng kể.

          
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Hai, 2014, 10:54:24 am gửi bởi tranphu341 » Logged
mai-anh
Thành viên
*
Bài viết: 405


« Trả lời #265 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2014, 05:51:42 pm »

Em chào các bác và bác Tranphu 341 !

Em tạt qua nhà bác,thấy câu truyện của bác Binhyen hấp dẫn quá,lên em có làm chén rượu để sốc lại tinh thần và tham gia mấy dòng về câu chuyện mà bác Binhyen đang kể.chỉ tiếc,đang đánh nhau căng thẳng như vậy,bỗng bác này lại giải lao.thôi,đành phải đợi vậy

Thấy bác đang nói về ngày truyền thống,hôm qua em cũng vừa thưa truyện ngay ngắt với một bác 78 biên phòng đóng chốt tại Hà Nội.bác này đang  dạo rực quần áo chỉnh tề để chuẩn bị đi dự ngày truyền thống.thấy vậy em mới bảo,đúng ra anh không lên đi,bác ấy bảo tại sao,em mới giải thích,đây là ngày truyền thống của quân đội,anh chỉ là Dân Quân thôi sao lại đi dự .quắc mắt lên bác ấy bảo thằng này láo,tao quân chính quy đàng hoàng,em mới giải thích ,biên phòng gì cả đời lính chỉ ở thủ đô,canh gác cái gì,khi giặc nó đến thủ đô rồi,còn gì để bác gác sách nữa.ngay trong giới văn nghệ được định hướng tuyên truyền thời ấy,anh thấy có bài hát nào sáng tác Anh Ở Thủ Đô không.ngay chính bác Lê Đức Thọ có bài thơ về Điểm Tựa nổi tiếng một thời  cũng làm trên biên giới,chứ ở thủ đô thì viết làm sao hay được.biên phòng gì cả đời không bao giờ biết cỡi ngựa,suốt ngày chỉ mong trời nhanh tối để đi vào mấy trường quanh đó giao lưu với các em sinh viên ai gọi bác là lính chính quy .nhưng hôm nay em thấy bác giải thích,bất kể lính to hay nhỏ,mới cũ và chưa từng qua súng đạn,nhưng trong ngày trọng đại này,tất cả chúng ta đều háo hức như nhau. có lẽ tối nay,em phải sang nhà bác biên phòng mời bác ấy đi uống rượu .
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #266 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2014, 05:58:51 pm »

xuanv338 chào anh trai Tranphu341. Chào tất cả các bác. Hi...lâu lắm rồi CB lượn về nhà. Thấy ông anh cũng đi giao khắp khu vực miền Đông Bắc đã về nhà mang theo nhiều hình ảnh đẹp. Thật là vui vẻ. Chiều nay Cb mới gặp ba chàng ngự Lâm 341 đua xe đạp trên đường Ngô Quyền. Đó là chàng Bình, Minh, Chính. Trông ba anh đạp xe còn rất mấu. Đặt xong móng nhà bên làng f. Cb sẽ trở về hoàn thành cho xong tầng đang xây dở. Lau ngày thật có lỗi với mọi người. Chúc các bác mạnh khỏe, vui vẻ chuẩn bị lại ngồi nghe tiếp truyện đường dài của CB. Lâu cũng thấy nhớ nhà, nhớ bạn.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #267 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2014, 08:54:52 am »

             Chào bạn mai-anh, chào cô em xuanv338! Chào các bác! Cô em CB đúng là dịp này luôn mải chơi bên FB Nhưng nay đã thấy thỏa thê, đã nhớ đường về nhà về Tổ. Vậy cũng đã là quý lắm rồi. CB hãy tiếp tục câu chuyện Tinh với chàng Liên lạc đẹp trai vùng biển đi nhé. Trong lúc anh em, trong lúc đọc giả vẫn còn đang háo hức hi hi.. Grin Grin Grin

             @ Tranphu341 rất trân trọng bạn. Trong cuộc sống thời @ này mà bạn vẫn còn quan tâm đến những ùng oàng, vẫn còn quan tâm đến những ngày Tết những kỷ niêm truyền thống của quân đội. Bạn cũng thật hóm hỉnh khi nói về người chiến sỹ biên phòng chuẩn bị đi dự lễ kỷ niệm. Thật ra tranphu341 cũng đã có ý nói là thời nay với phong trào " Tương phóng = Phong Tướng" hầu như địa phương nào nơi nào cũng có con cháu, có người trong họ đạt được chức vị cao sang danh giá này. Cùng với nó là những khu đất rộng ở địa phương được xây khoanh thật lớn là khu mộ của dòng họ nhà Tướng. Mặc dù nói đến Tướng lĩnh là phải nói đến người chỉ huy chiến đấu sa trường , trận mạc gối đất nằm sương, vó ngựa sa trừơng, da ngựa bọc thây.

            Nhưng thời này đã khác trước như Tranphu341 nói là nơi nào, địa phương nào cũng đẻ ra được Tướng, mặc dù họ đâu biết đến khẩu súng, đâu biết đến trận mạc. Có ý đúng là ai cũng mong đất nước hòa bình dài lâu thì đâu còn trận mạc. Nhưng tướng lĩnh thì vẫn phải có. Đúng! Hoàn toàn đúng. Nhưng với kiểu mưa tướng như của ta, Tướng viết nhạc, Tướng đi buôn, tướng làm ytế và nhiều nhiều chức sắc khác chẳng liên quan đến khẩu súng mà vẫn là Tướng thì thật là lạ. Có người nói là năm 75 khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chúng ta chỉ có 36 Tướng lĩnh. Mà bây giờ đã có tới mấy trăm tướng quân đội, mấy trăm tướng công an. Điều đáng nghĩ là khi quốc hội chất vấn về việc phong Tướng quá nhiều thì Thủ tướng đã giải thích việc phong tướng nhiều để cân bằng với vị thế các nước chung quanh như Cămpuchia chẳng hạn. Và như vậy thì rất nhiều các vị Tướng được đeo hàm tướng phải cảm ơn mấy bạn Cămpuchia. Hoan hô Cămpuchia.

          @ mai-anh bạn có nói đến bài thơ viết về điểm tựa của các lãnh đậo cấp cao là phải viết tại điểm tựa biên giới mới có ý nghĩa. Thật ra không phải hoàn toàn như vậy. Mà đã có một bài thơ thật hay, từ trẻ đến già qua bao thế hệ người việt những năm cận đại hầu như đều học đều thuộc cả bài hay thuộc vài câu. Bài thơ được đưa vào trong kho tàng văn học Việt Nam, trong sách giáo khoa trong giảng đường. Ai cũng nghĩ tác giả phải là người lính ngươì chi huy hay người trực tiếp tham gia. Nhưng đâu có phải. Tác giả lại chưa từng tham gia, chưa từng tới đó bao giờ. Chắc bạn đã biết bài thơ gì và của ai rồi. BÀI THƠ CA NGỢI CHIẾN THẮNG ĐIÊN BIÊN PHỦ năm nào.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Hai, 2014, 10:34:48 am gửi bởi tranphu341 » Logged
mai-anh
Thành viên
*
Bài viết: 405


« Trả lời #268 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2014, 05:36:33 pm »

Em chào các bác và bác tranphu341 !

Thấy bác biên phòng là chỗ thân quen, em bắt nạt bác ấy mà đùa vậy .bác mà cùng em lan man chuyện thời nay thì bao giờ mới hết .Thủy Nguyên nơi bác đang dừng chân hiện giờ cũng có mấy Tướng đấy bác ạ.riêng về công an cũng hai ông rồi .em còn trẻ nhưng hơi hoài cổ.nhiều khi cứ nghĩ lại mà thương cho nhiều bác sỹ quan khi đất nước trong giai đoạn lâm nguy.sống chết cùng lính khi phải đối mặt với kẻ thù,trách nhiệm lại khổ hơn lính tráng khi  luôn đè nặng trên vai .hậu phương vì thiếu người đàn ông trụ cột trong nhà lên cũng nhiều thua thiệt.ấy vậy mà khi địch tấn công đòi chiếm chốt,người sỹ quan ấy với kinh nghiệm và bản lĩnh của mình,đã làm cho nhiều người lính trẻ xung quanh vững tâm hơn để hoàn thành nhiệm vụ .giống tố đã qua và đơn vị có quyết định giải thể,những người sỹ quan đó đã mất một thời gian đủ dài để hòa nhập với cuộc sống thực tại .ngay trong những ngày này,họ cũng không quá ồn ào,song luôn hòa cùng dòng chảy của đời sống xã hội khi ngày kỷ niệm quân đội đang đến rất gần .riêng em vẫn ngắm họ như những dãy núi đá Vị Xuyên của hơn 30 năm về trước,trầm mặt uy nghi  thăng trầm với thời gian .
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #269 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2014, 03:14:16 pm »

 
           Chào bạn mai-anh, bạn binhyen1960, bạn xuanv338 cùng các bạn!

           Tranphu341 dịp này sức khỏe thật kỳ lạ. Cảm, ốm triền miên. Trời rét như cắt ai cũng mặc mấy cái áo. Tranphu341 cũng vậy. Có điều là quần áo rét thì cứ mặc nhưng mồ hôi đầu và ở trán, ở cổ cứ vã ra. Trời rét, mồ hôi ra đọng nước lại càng lạnh. Cứ phải lấy khăn, lấy giấy lau liên tục. Thậm chí tối ngủ đắp mấy lần chăn mà đầu cũng vẫn ra mồ hôi. Khổ nhất là khi ăn, khi uống cái gì nóng ấm là mồ hôi trút ra. Đúng là già rồi, cơ thể, đầu óc cũng chắc cũng bị chập mạch.

          Trưa nay người em gái đưa cho một củ tỏi. Củ tỏi loại thông thường chứ không phải loại tỏi ' Cô đơn"  đảo Lý Sơn. Tỏi chế biến thế nào mà nhân tỏi đã thành màu đen ăn thật hấp dẫn. Hy vọng là nhánh tỏi " diệu kỳ " này làm khỏi cái bệnh oái ăm không giống ai của Tranphu341.


            Thưa các bạn! Trong chúng ta những ai đã từng cầm súng bảo vệ Biên giới Tây Nam của Tổ Quốc. Nhất là những người đã trực tiếp phải chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại chiến trường Tây Nam lúc đó. Cùng những người dân dọc miền biên thùy, trong ký ức ai ai mà không nhớ đến những ngày tháng cam go đấy. Khi mà 19/20 sư đoàn quân Gặc Pôn Pốt phía Tây tàn ác đang lấn ép sâu và Đất Nước ta. Có nơi chúng đã tiến sâu và chiếm giữ nhiều xã. Có nơi chiều sâu tới hơn 20 km. Dọc miền biên thùy hàng gần ngàn km ầm vang tiến súng thù. Ầm vang tiếng khóc, tiếng thét gào của người dân, của các trẻ thơ trước sự tàn ác của quân giặc Pốt. Có nhiều làng, nhiều địa phương đã bị chúng tàn sát vô cùng dã man.

           Thật vô cùng ngông cuồng, thật ghê sợ khi bọn hiếu chiến mọi rợ tuyên bố là cho dân dọc biên giới và dân thị xã Tây Ninh, Huyện Hồng Ngự cùng nhiều nhiều nơi sẽ phải ăn Tết bằng bánh chưng chấm máu. Chúng ta những người lính Việt vẫn anh dũng, vẫn kiên cường bám chốt vẫn chiến đâu không quản ngại hy sinh. Biết bao người con Việt, biết bao người lính đã hy sinh, đã bị thương trong những ngày này.

            Dọc khu vực Tây Ninh khu vực Quân Đoàn 4 đảm nhiệm chiến sự thật vô cùng ác liệt. Toàn Quân đoàn được thăng cường thêm Sư đoàn 2 cũng chỉ đảm bảo diện rộng của chiến trường khoảng 22 km. Những ngày tháng này khu vực tác chiến của toàn Quân Đoàn nóng bỏng hơn cả những gì nóng bóng nhất. Hướng Sư đoàn 7 thì trận chiến như binhyen1960 đã kể. Hướng Sư đoàn 9 thì phải dùng 2 trung đoàn 270-266 của Sư đoàn 341 lật cánh từ khu đường 13 Bến Sỏi sang lấy lại các vị trí quân trọng. Sư đoàn 2 thay chốt cho các Trung đoàn của Sư đoàn 341 khu vực ngã tư nhà thương, chùa Bạch Bột đường 13 cũng đã bị bọn Pốt vây ép và chúng đã chiến cả 5 xã khu vực rừng Hoàn Hội.

             Chúng đã vào tận khu vực phà Bến Sỏi. Đặc công, trinh sát của chúng mò vào Lữ đoàn 22 xe tăng. Thật khôi hài là chúng lấy rơm, chất lên đốt 2  chiếc xe tăng của ta. Sông Vàn Cỏ và thị xã Tây Ninh đã nằm trong tầm khống chế pháo binh của chúng.

            
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Hai, 2014, 04:11:40 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM