Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:52:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb Sông Lam- Trên chiến trường A ( Phần 5 )  (Đọc 250575 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #130 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2014, 11:43:41 pm »


         Tiếp một số ảnh

Tập đoàn xe đặc chủng chuẩn bị về với cuộc sống sau buổi tiệc



Vẫn chất lính thật sảng khoái



Tại nhà Tranphu341






Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #131 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2014, 11:47:34 pm »

          Em xin chào bác Văn Thắng ! Xin lỗi bác để Thủ trưởng phải chờ lâu.
Quản Tuấn em nguyên là chiến sĩ 12,7 đại đội 8 tiểu đoàn 5 E 270 F 341. Nhập ngũ 11/78
Vào chiến trường K th 2/79 lính bổ xung choE 270 ở Kong pong Spu . Nay em đã hưu trí.
Được biết trang Quân sử có bài viết của Bác Phú  nói về sư 341 rất hay em tìm đọc.
Em vẫn thường xuyên vào Topic của bác Văn Thắng 341,  láu cá ăn trộm văn của Bác, ngắm nhìn bác vui hạnh phúc cùng con cháu trong điền viên của ngươi lính từng trải qua bao khốc liệt chiến tranh, bao thăng trầm của cuộc sống đời thường. Em cảm phục nhiều lắm….. “ Nhật kí Văn Thắng 341 ht” thật hay thật cảm động , đọc song mà ta lại muốn đọc lại vương vấn dư âm trong đầu , nghiệt ngã của chiến tranh không tiếng súng không kém gì tuyến đầu. Trong câu chuyện vẫn đầy tính nhân văn, tình đồng đội.
Xin kể với các Bác trận tiểu đoàn 5 đánh vào Lếch sau đó gập tăng của Q.đoàn3 pháo thủ đã nhắm bắn vào khẩu 12,7 của em, chỉ tích tắc nữa là cả khẩu đội tung lên thân xác trở thành cát bụi thành phân bón cho đất k, còn biết bao trận quân ta chiến thắng quân mình đó là nghiệt ngã cuộc chiến chúng ta không thể tránh đc.
Đọc topic của bác mới hiểu ra toàn cảnh cuộc chiến, với các bài thật chính xác thời gian, trận đánh của sư 341 ở đất k đòi hỏi sự lao động miệt mài về ghi chép sưu tầm, đúc kết và cả những trăn trở suy nghĩ hằng đêm mới có đc. Thật sứng danh cấp chỉ huy sư đoàn 341
Q.tuấn thường thì văn dốt võ dát đang tập tõm viết bài có điều chi xin các Bác lượng thứ, ở topic “Nơi gập gỡ của ccb MT479” em đã xưng danh và tham gia một số đoạn kí ức ngắn nhớ đc gì thì viết cái ấy, chứ không hệ thống được và viết theo lô zich đc như các bác . Hay nói cách khác là trí nhớ kém không có tố chất viết văn…..
Thôi thì em cứ thêm thắt cho vui trang mạng. Các topic Trần Phú341, Văn Thắng 341ht, Quang e 266, cũng đã đủ nói lên đc sư 341 hai lần ANH HUNG thật xứng danh, các bài viết của các bác thật giá trị cho trang mạng quân sử VN nói chung và sư 341 nói riêng .
    Trong ảnh tốp ca Q.Tuấn em mặc khác tông mầu và ít tuổi nhất .
    Trong ảnh dưới lần đầu được dự với anh em e 270 tại Hà nội có Trung tướng Lê Hải Anh (đứng giữa) Bác Sĩ Lâm t. đoàn(Phải) T.Đ.Trưởng Phú ( trái )



    Bác Phú ở trung đoàn 270 nói chuyện với nhóm 12,7



    Ảnh chụp lại khó xem các bác thông cảm .

 Tiện thể cũng chỉnh ảnh của quantuan341 để các bạn nhìn thấy nhau đủ hơn
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Bảy, 2014, 11:52:59 pm gửi bởi Zin Ba Cầu » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #132 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2014, 08:00:17 pm »


           Chào bác vanthang341ht, bạn quantuan341, bác Zin Ba Cầu cùng các bạn! Tranphu341 rất trân trọng các khách quý đến thăm nhà. Bác Zin Ba Cầu lại còn có phép thần thông thu cho ảnh nhỏ lại nữa chứ. Tranphu341 gửi ảnh theo Photobucket mà không thể nào thu ảnh được. Lúc nào bác Zin phải bầy lại cho Tranphu với nhé. Hứa trả công 1 chai Chiwat Cổ Bình nhé hi hi Grin Grin Grin

             Bác vanthang341@ Như vậy là bạn quantuan341  đã giới thiệu về mình rồi. Rất vui khi có những đồng đội cùng chiến hào  một thời, giờ đây lại cùng mặt trận mới đó là viết lại những gì chúng ta đã làm, chúng ta đã sống và chiến đấu cho đồng đội nghe, và cho con cháu chúng ta học tập. THật tự hào phải không bác!

           Chúc các bác cùng đại gia đình luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống!
Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #133 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2014, 10:41:13 pm »

       
 Quantuan chắc muốn lấy lại cái ảnh này

    Bác Phú ở trung đoàn 270 nói chuyện với nhóm 12,7



    Ảnh chụp lại khó xem các bác thông cảm .
Logged
quantuan341
Thành viên
*
Bài viết: 25


« Trả lời #134 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2014, 06:18:15 pm »





                 Chào các bác CCB và các bạn đọc trên trang Dựng nước Giữ nước !

    Xin phép bác Trần Phú cho Tuấn em đc viết lạc chủ đề một chút về đồng đội f341.
Hai ảnh trên bác post lên là Vinh cụt bạn cùng tiểu đoàn 5 em đó. Xin kể các Bác nghe, Vinh là chiến sĩ thông tin vô tuyến 2w của tiểu đoàn 5 nhận nh.vụ tăng cường cho đại đội 6 lúc đó khó khăn trong thông tin. Rừng Ta Sanh vào cuối mùa mưa bạt ngàn cây cỏ, các lối mòn là hiểm họa cho bộ đội ta đi lại, cỏ tranh, cỏ voi ngang người che hết lối đi cộng với mìn các loại giăng bẫy. P. pốt gài mìm thật tinh quái không phát hiện ra, chinh sát đi đầu đá dây mìm Vinh 2w đi sau lĩnh trọn trái k58 gọi là mìm cóc. Công nhận sự tàn bạo của vũ khí giết người mà quan thầy bành trướng cung cấp cho PP giết hại bộ đội ta trong suốt thời gian 10 năm giúp bạn. Hai chân của Vinh nát bét toàn thân găm đây mảnh, vinh đc đưa về trạm phẫu tr.đoàn , bác sĩ Lâm đc một ca chưa từng thấy trong đời, Vinh chết đi sống lại nhiều lần cắt đi đôi chân ,mấy khúc ruột dập nát vv…..Còn nước còn tát các b.sĩ trung, sư đoàn vẫn ra sức cứu chữa Vinh thoát đc thần chết trở về với đời.
    Xin lỗi Vinh cho phép tôi được gọi là bác Vinh cụt theo bí danh, thì ai cũng biết , bác cụt mà không cụt thế mới hay . Hiện bác Vinh cụt là doanh nhân thành đạt, là đ.biểu của thành phố Hà Nội là tấm gương đáng khâm phục về nghị lực vượt qua số phận , đã đc Đài phát thanh truyền hình bình chọn phát lên làn sóng năm ngoái tình cờ tôi đc nghe.
HTX 27/7 do thương binh bác Vinh cụt chủ nhiệm làm ăn phát đạt, có hiệu quả cao. Trang trại cây ăn quả lâu năm của Vinh cụt thật phong phú cho thu hoạch quanh năm ,
    Hai nơi đã thu hút tạo ra công ăn việc làm cho bao con em thương binh và ccb. Thật là kỳ diệu có phải không các Bác, thật xứng danh câu nói của Bác Hồ đã dậy “Thương binh tàn nhưng không phế”
      Chúc mừng bạn thật phi thường, Vinh đã làm đc những gì mà chúng tôi có lắp mô tơ vào đít cũng không làm được.
      Chúc các ccb mạnh khỏe, cùng bước theo khúc quân hành với bác Phú.
      Cám ơn Bác Zin đã chỉnh sửa ảnh giúp cho, cũng phải cắp gà đến nhà bác thật.


Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #135 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2014, 11:00:30 am »

 
            Chào bạn quantuan341, chào các bác!

            Tranphu341 rất cám ơn bạn đã kể chuyện chiến đấu ngày xưa và cuộc sống hiện tại của Thương binh Vinh bây giờ. Đúng là CCB, Người lính của Sư đoàn một thời. Nay với vết thương như vậy. Anh đã vượt lên khó khăn. Đã thành công. Vẫn phát huy truyền thống của người lính và thật tỏa sáng.

           Chúng ta thật khâm phục và xin được chúc mừng anh.


            Tranphu341 xin tiếp tục mạch bài viết:



            Chúng tôi theo người cán bộ Thị đội đi dọc Phố Trưng Trắc, rồi rẽ ra phố Lê Lợi để lên cầu Bo. Đúng ra tên cầu là: Cầu Độc Lập, qua sông Trà Lý, trên đường Quốc lộ số 10. Đường Quốc lộ số mười hồi đó chạy qua giữa Thị Xã Thái Bình. Không biết lúc người Pháp Xây dựng cây cầu này thì đặt tên là gì? Nhưng tên phổ thông nhân dân thường gọi là cầu Bo. Cái danh từ Cầu Bo có lẽ là có từ xa xưa. Phải chăng có điển tích là bên kia sông phía Bắc cầu có địa danh là Làng Bo.

             Làng Bo, được nổi tiếng vì có giống Ôỉ Bo. Ôỉ Bo quả to, thơm, ngon, ngọt dịu, cùi dày, nhai ròn. Nhưng không cứng, hạt ít lại mền, không loại ổi nào sánh được. Giờ đây khi giống ổi Thái Lan tràn vào, người ta chuộng quả to, cùi dầy. Nhưng ổi Thái Lan không có vị thơm. Giống ổi Bo ngày nay có lẽ đã tuyệt chủng vì cái tội năng xuất ổi Bo thấp hơn ổi Thái Lan rất nhiều. Thật tiếc cho một giống ổi quý.

             Ngay đầu cầu phía Nam bên Thị Xã, có một nhà hàng khách sạn thật lớn cao 3 tầng, có tên là Khách sạn Sông Trà. Khách sạn, nhà hàng này được xây dựng từ khoảng đầu năm 1960, Giai đoạn kế hoạch năm năm lần thứ nhất. Thời đó mà xây được nhà 3 tầng đã là ác chiến lắm, tòa nhà cao nhất toàn Tỉnh. Đây là một nhà hàng, khách sạn, quy mô lớn nhất miền Bắc thời bấy giờ. Dân Thái bình, theo sử sách thì bị chết đói nhiều nhất cả nước, trong nạn đói năm Ất Dậu 1945.  Vì mất mùa, vì bị Phát xít Nhật bắt nhổ lúa trồng đay. Người đói, Người chết, người sống lay lắt, nhiều người đi tha phương cầu thực khắp mọi nơi. Ngày xưa thì làm gì có valy, cặp da, hay ba lô như bây giờ. Mọi người chỉ có cái bị cói để đựng các đồ tư trang. Cùng lương thực, thực phẩm, cùng cả những thứ xin được. Nên trong dân gian mới lại có câu ca trêu chọc người dân Thái bình là:

              Thái Bình là đất ăn chơi
              Tay gậy, tay bị khắp nơi tung hoành

            Khi khách sạn Sông Trà xây xong, nghe đâu cũng bị Trung ương kiểm điểm. Vì xây dựng nhà hàng, khách sạn to quá, cao quá. Chưa hợp với tình hình phát triển kinh tế của cả Nước lúc bấy giờ. Hồi đó, cứ ngày thứ Bẩy,  mấy chị em tôi hay được bố mẹ cho lên đó ăn cơm hoặc ăn phở. Cứ hai chị em một đĩa cơm xào, cơm rang có giá 5 hào một suất rất nhiều thịt, nhiều trứng ăn không hết. Phở thì chỉ có 2 hào rưỡi một bát. Đương nhiên là cửa hàng cũng bán cả cháo nữa. Cháo Trắng thì có 1 hào một bát. Cháo thịt thì 1 hào rưỡi một bát. Vì vậy trong dân gian thời đó lại có câu ca về Thái Bình:

       Thái Bình có cái Cầu Bo,
       Có nhà máy Cháo,
       Có lò đúc muôi.


           Cái Cầu Bo và nhà máy Cháo thì như đã nói. Còn lò đúc muôi là nói về Nhà máy Cơ Khí Mùng 2 Tháng 9. Con chim đầu đàn của ngành công nghiệp Tỉnh. Nhưng lúc đó cũng chỉ đúc được cái lưỡi cầy, một số dụng cụ cơ khí, hoặc soong, nồi vv.. Còn muôi không biết họ có đúc không, nhưng người đời vẫn cứ trêu chọc như vậy.

             Những câu vè này, nó đã dẫn đến những hệ lụy, những cãi vã không có hồi kết. Đôi khi cả xẩy ra những trận đánh nhau không đâu vào đâu. Vì các thành viên cãi vã, xuất thân từ những vùng miền khác nhau, địa danh khác nhau. Tỉnh nào, địa danh nào cũng có những “điểm yếu” về tập tính “ Đất nề, quê thói”. Nên cứ anh em Tỉnh nọ, chọc anh em Tỉnh kia, bằng các câu thơ đại loại như: Nam Hà thì là dân “Cầu Tõm”. Hà Tây là dân “Gọi tép là Tôm”.  Hải  Dương Thì là dân “Bánh gai đất”. Thanh Hóa thì gọi là “Dân rau má, phá đường tầu” v v...

            Cây cầu Bo cũng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử và phát triển của Thái Bình. Trong đó có một sự kiện rất đau lòng. Ấy là hồi Mỹ đánh phá bằng không quân năm 1965. Cầu Bo bị trúng bom rớt mất 2 nhịp. Bên phía Nam còn một nhịp mố cầu. Năm 1970 dịp lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh Mùng 2 Tháng 9. Tỉnh tổ chức hội thi bơi chải dọc sông. Nhân dân đứng rất đông trên mố cầu Phía Nam để xem. Trời nắng nóng, nên một số chui xuống dưới gầm, vừa xem vừa để tránh nắng. Mố cầu bị ảnh hưởng của bom, lại rất đông người đứng trên hò reo cổ vũ, làm nhịp cầu xập xuống. Rất nhiều người ở bên dưới đã bị nhịp cầu đè chết. Có những người bị cầu đè một phần thân thể. Một phần thân thể còn ở bên ngoài. Đau, kêu la thảm khốc mà không sao cứu được. Do sức nặng hàng trăm tấn bê tông của nhịp cầu. Không thể có cách nào nâng nhịp cầu lên được để cứu người. Mãi đến đêm, mới có người nghĩ ra cách rất thông minh, là dùng 2 cái xà lan loại 200 tấn. Bơm nước vào cho xà lan chìm một phần. Rồi lùa vào gầm nhịp cầu đua ra sông. Rồi bơm hút nước ra. Xà lan nổi lên, nâng được nhịp cầu, mới lấy được các thi hài bị đè nát.

            Đến năm 71-72 thì người ta tận dụng những nhịp cầu bờ Bắc. kéo dây cáp sang bờ Nam làm cầu treo cho người đi bộ. Do kỹ thuật thời đó không cao. Nên đi cầu treo mà cứ bị lắc lư như đưa võng đến chóng mặt. Cả đoàn Tân binh chúng tôi qua sông bằng cây cầu “ Thương binh” nửa bê tông, nửa cầu treo này. Chúng tôi đi tiếp hơn một cây số nữa, thì dừng ở khu vực đê vùng, giáp danh 2 xã Đông Hòa và Hoàng Diệu. Nơi đây có một bến xe tạm sơ tán. Tháng trước vị trí bến xe này mới bị máy bay Mỹ đánh bom chết một số dân. Cây cối ven đường vẫn còn đổ gẫy. Chúng tôi dừng lại, tại đây là nơi tập kết của Tân binh của toàn Tỉnh. Tân binh và người thân đưa tiễn rất đông. Đồng chí cán bộ Thị đội lại bàn giao chúng tôi cho cán bộ Quân lực Tỉnh đội. Chị gái tôi cũng đã đến. Trong lúc đợi cán bộ làm thủ tục bàn giao, Chị em tôi ngồi cạnh một cây bạch đàn nói chuyện. Khoảng 30 phút sau, số Tân binh được tập hợp phân chia về các đơn vị. Tôi được gọi tên cũng hơn chục người khác tập trung theo sự chỉ dẫn của một Đồng chí nhận quân khác. Nghe phổ biến, sẽ hành quân về đơn vị huấn luyện là Tiểu đoàn 817, Trung đoàn 8 thuộc Quân Khu Tả Ngạn. Từ đây mọi người hành quân về đơn vị, quãng đường dài khoảng hơn 20 km. Mỗi người được phát 1 cái bánh mỳ có nhân thịt. Đồng chí cán bộ nói: Đây là khẩu phần ăn chiều của mỗi người. Như vậy là bữa cơm đầu tiên của đời lính là được ăn đồ Tây, thật oách. Ăn trên đường hành quân.

             Khoảng 3 giờ chiều, chúng tôi theo các cán bộ Quân lực Trung đoàn 8 về đơn vị của mình. Mọi người chính thức chia tay người thân đưa tiễn. Có những tiếng cười vui, nhưng cũng có những tiếng khóc òa đến nghẹn lòng. Tôi nói chị gái đi về. Trong thâm tâm, tôi cũng không muốn có chuyện bịn dịn đưa tiễn lưu luyến kéo dài. Chị tôi vẫn đứng đó, nhìn theo. Tôi quay lại nhìn chị, rồi bước nhanh theo đoàn quân.
                      

Một vài hình ảnh về Thái Bình:


Cầu Độc Lập và sông Trà Lý



Thêm một cây cầu qua sông Cầu Thái Bình



Khách sạn Sông Trà " Nhà Máy cháo"



Một góc Thanh Phố Thái bình ngày nay

« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2014, 01:23:26 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #136 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2014, 02:23:22 pm »


    Chào tranphu341, chào các bạn.
    Quê hương nhà máy cháo ngày xưa giờ đẹp quá, hiện đại nữa vì thế mà mấy lâu nay lo đi chống bão số 2 không lên trang kể chuyện hay đang cùng kỷ sư Hòa ra đảo Tường Sa thử nghiệm tàu ngầm, lâu quá rồi Tranphu ơi !
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Bảy, 2014, 07:46:04 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #137 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2014, 04:10:24 pm »

 xuanv338 chào các bác. Bác Tranphu341 cũng lặn mất tăm. Còn cô CB thì chuyền cảnh rong ruổi. Nhà vắng, khách tận Hồng lĩnh ra mà không có nước khách giận ra về. Thay mặt người quê lúa em xin cảm ơn bác vanthang341ht. Chúc bác khỏe và có dịp mời bác ra ngắm cảnh đẹp đó của quê máy cháo bác nha! Cầu Bo , nhà máy cháo  và dòng sông Trà Lý thơ mộng chảy ra cửa Biển đó bác ạ! CB kính bác.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Bảy, 2014, 07:18:07 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
hungcuong341
Thành viên
*
Bài viết: 22


« Trả lời #138 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2014, 09:13:11 pm »

Chào Trần Phú 341!
Tôi là Hùng Cường lính trinh sát D1, cùng D bộ với Trần Phú (TP) trong những ngày máu lửa k thể nào quên!.
Đặc biệt tôi không thể nào quên, những ngày tháng 5/1975, TP với chức vụ bí thư Chi đoàn D bộ đã đảm bảo, giới thiệu tôi vào Đảng CSVN. Xin mãi mãi Cám ơn TP!
Tôi đã đọc hết 4 phần viết về F 341 chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế tại chiến trường Campuchia. Tôi đã rất xúc động và cảm phục sự hy sinh cao cả của các đồng đội..Đồng thời tôi cũng hết sức cảm phục TP đã bền bỉ, dẻo dai,cần mẫn, chắt chiu và với trí nhớ phi thường, hết sức sáng tạo... để viêt nên những dòng tâm huyết đó! 
Nay tôi lại một lần nữa tôi được đọc phần 5, "chiến trường A.." của TP. Tôi thực sự cảm phục và 'ngả mũ kình chào" trước một tác phẩm mới nữa của TP...
Là 1 người lình cùng nhập ngũ vào tháng 5/1972 cùng E8 Quân khu Tả ngạn, tôi rất đồng cảm với TP về những năm tháng đó!
Tôi sẽ cùng TP ôn lại những kỷ niệm k thể nào quên trong những ngày đầu tiên trong đời quân ngũ đó...
 
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #139 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2014, 09:44:30 pm »

   xuanv338 chào bác chủ vắng nhà. Chào bác hungcuong341 . Người khách mới toanh tới nhà bác Tranphu341 để nói lời cảm ơn về việc anh bí thư đoàn đã giới thiệu bac ấy vào Đảng cách đã mấy chục năm. Phải nói ơn sâu nhớ lâu. Xin chúc mừng cả bác chủ nhà và bác khách. Mong hai bác sẽ thường xuyên tới nhà nhau vui vẻ. Cho CB lại được chuyền cành đến cùng hóng chuyện góp vui. xuanv338 kính hai bác. Bác Tranphu341 lâu nay đi đâu mà ắng thế!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM