Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:21:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb Sông Lam- Trên chiến trường A ( Phần 5 )  (Đọc 250502 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #90 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2014, 11:31:05 am »


    Chào bạn sudoan5.
    Đúng là vanthang đó đấy bạn ạ. Vanthang với tư cách trưởng ban LLCCB sư đoàn 341 tại Hà Tĩnh đang phát biểu chào mừng những đồng đội cùng sư đoàn là lính TS nhân ngày gặp mặt tại Đồng Hới QB.
    Còn đây là Vanthang và Lê Thị Gấm bảo tàng QĐ4, ảnh chụp tại Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Bạn xem có khác nhau không? Ở cái tuổi này chưa gặp mặt nhau một vài lần chỉ qua ảnh rất khó nhận biết, phải không bạn. 
    Cảm ơn bạn sudoan5 đã quan tâm.

            
 

              Chào bác vanthang341ht, chào các bác! Bức hình của bác vanthang chụp cùng với Đại úy Gấm Bảo Tàng Q Đ4 rất đẹp. Hôm Đại úy Gấm có về Thái Bình, Tranphu341 cũng đưa đi sưu tầm được một số kỷ vật chiến trường. Đây là bằng công nhận mà Bảo tàng Q Đ4 mới gửi ra.







Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #91 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2014, 05:26:18 pm »

 xuanv338 xin chúc mừng các anh CCB 341 được nhận giấy công nhận đã tặng kỷ vật kháng chiến cho bảo tàng quân khu IV. Trong đó có cả bác chủ nhà. Các bác tìm kỹ lại trong căn nhà, biết đâu vẫn còn những kỷ vật quý nữa. Giá em là lính của quân đoàn IV thì hay quá! Chúc các bác mạnh khỏe, may măn.

  Ngắm mấy tấm hình ông cháu bác vanthang341ht thật hạnh phúc.đứa nào cũng kháu khỉnh quấn quýt bên ông. CB Chúc bác mạnh khỏe trường thọ vui cùng con cháu. Làm thêm nhiều việc thiện với đồng đội, viết thêm nhiều bài hay. Người già mà văn dí dỏm, trẻ trung. 
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Sáu, 2014, 06:28:19 am gửi bởi xuanv338 » Logged
quantuan341
Thành viên
*
Bài viết: 25


« Trả lời #92 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2014, 05:23:40 pm »

                   
                Xin Chào bác chủ nhà Trần Phú 341! Chào các bác CCB!

Những ngày này ở thành phố thật nóng, không khí ngột ngạt cộng với bức xúc của người lính theo dõi thời sự biển đông. Quản tuấn em muốn đc bay về với miền quê của bác Phú để được tắm mình trong sóng biển, trong hương lúa, trong không khí khoáng dạt của quê hương Thái Bình.
Trải qua hàng ngàn năm, mảnh đất và con người nơi đây đã kiến tạo, bồi đắp lên những giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu miền quê vùng đ.bằng châu thổ sông Hồng. Ước mơ một ngày nào đó đc đi thăm chùa Keo nổi tiếng với câu thơ “ Dù cho chị đánh mẹ treo. Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm “
Thăm bãi biển Đồng châu cồn Vành, bãi tắm nhỏ yên tĩnh hàng phi lao xanh bát ngát. Thăm cụm di tích đền thờ các vua Trần Thái Đường Lăng, huyền thoại về một vương triều hùng mạnh. Thăm đền Linh từ Quốc Mẫu Trần thị Dung có công lớn mở nghiệp nhà Trần 200 năm thịnh vượng…. Thăm nhà hàng Châu Á đc uống rượu Cổ bình, đc nói chuyện với nhà viết sử của Sư 341 bác Trần Phú.
Đành thỏa sức ước mong vào trí tưởng tượng, hẹn một ngày nào đó….
   Chúc bác tân binh Trần Phú lên đường nhập ngũ, cho chân cứng đá mềm, làm trọn nghĩa vụ của trai thời loạn, khi Tổ quốc cần
   Xin đc mượn clip bài “Anh hãy đến quê em” ca sĩ Tuấn Anh và Tân Nhàn thể hiện, tặng bác Trần Phú trước lúc đi xa.
https://www.youtube.com/watch?v=5oWhK9WUIcI
https://www.youtube.com/watch?v=q-z5q9xXEic
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #93 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2014, 11:13:48 am »


           Chào bạn xuanv338, bạn quantuan341 cùng các bạn! Tranphu341 mấy hôm nay vắng nhà. Rất vui khi thấy các bạn vẫn ghé thăm. Tranphu341 cũng thấy việc xây dựng nôi nhà Phần 5 này tiến độ chậm có thể nói là quá chậm. Song đây là chiến Trường A có lẽ mọi việc đều không vội vã, không khẩn trương như các chiến trường khác.  Grin Grin Grin Mong các bạn thông cảm.

           @ quantuan341! Nếu một ngày nóng nắng lửa nào đó mà bạn cùng các chiến hữu xuất hiện tại nhà Hàng Châu Á Thì thật vui. Mình có thể tiếp tục hành quân khoảng 30 km nữa thì có thể ngắm và thưởng thức gió biển Đông rồi. Nhưng bạn cũng thấy đấy biển Đông hồi này đang rất nóng đấy nhé. Nhưng anh em mình cũng vẫn được cảm nhận những gì Mẹ biển giành cho hi hi.. Grin Grin Grin

            Hôm vừ rồi Thiếu Tướng Nguyễn Công Sơn nguyên là chiến sỹ rồi Đại đội trưởng Đại đội 9 Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 273 một thời về chơi thăm anh em Thái Bình.

Mấy anh em ngồi uống nước, uống rượu, nói chuyện ùng oàng ngày xưa.







Tướng Sơn với ccb Bằng nguyên xạ thủ bắn tỉa.



tướng Sơn cùng Hoàng quốc Lập nhớ lại thời cùng Ban Tham Mưu Trung Đoàn 273

Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #94 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2014, 08:00:08 pm »

Chào bác chủ nhà 341. CB thấy các bác đang vui vẻ. Làm em lại nhớ hôm về dự lễ kỷ niệm 40 ngày thành lập đoàn bộ binh sông Lam anh hùng. Thoắt cái mà đã gần hai năm rồi đó. Họ là lính của E 273 và họ đang cùng nhau chụp hình trước trại của 273 hôm nay. Chúc các CCB 341 đoàn bộ binh sông Lanm khỏe và thật vui thế này. Em tặng bác chủ nhà tấm hình mà em chớp được hôm vào xứ Thanh.

     Hai nụ cười rạng rỡ.

Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #95 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2014, 10:01:20 am »

             Chào xuanv338! Chào các bác! Rất vui khi được các bác đến thăm nhà.

             Cảm ơn xuanv338 đã lưu giữ được tấm hình ngàg kỷ niêm Sư đoàn 40 tuổi tại Thanh Hóa. Vâng! Thời gian trôi đi thật nhanh. Cái gì bây giờ chúng ta nói, chúng ta kể về ngày xưa thì cũng đã được 30-40 năm rồi.

             Rất phục xuanv338 không những trở thành một "tay viết" gạo cội, cự phách. Mới một câu chuyện tình thật hay của người lính Nữ đã rất lôi cuốn được bạn đọc gần xa.

           Giờ đây lại còn là một nhà sưu tập lưu giữ ảnh nữa chứ. Cảm ơn bạn nhiều...


           Tranphu341 xin được tiếp tục mạch chuyện:




             Tôi cùng anh Thịnh về lán nghỉ. Hai anh em vừa nằm hút thuốc lá vừa nói chuyện. Tôi bóc gói qùa nhỏ của Bính xem, gói trong lớp giấy báo có 5 bao thuốc lá Tam Đảo, loại thuốc mà anh em tôi thường hút. Cùng một mảnh giấy học trò viết mấy chữ “cẩu thả” như của trẻ con: Anh mang thuốc lá đi hút. Nhớ viết thư cho em. Anh Thịnh nói thêm về việc cô bé Bính người nhỏ, nhưng tính tình thì lớn trước tuổi. Anh hỏi tôi: Lúc Bính đưa qùa có nói gì? Tôi nói lại là Bính nói: Nếu tối còn ở đây thì ra chơi. Anh Thịnh cười nói: Như vậy là chắc cô bé Bính muốn đi chơi chia tay với ông rồi, nó yêu ông quá đấy. Tôi nói: Bính còn bé quá, chắc tối nay tôi không gặp.

            Hai anh em chuyện trò phiếm một lúc nữa. Anh Thịnh đến giờ đi làm. Còn tôi nằm nghỉ hút thuốc triền miên. Lúc sau tôi dậy chuẩn bị tư trang, để lại hai bộ quần áo. Còn lại cho hết các thứ vào cái hòm tôn mạ, mà bất cứ người công nhân nào cũng có. Vừa xong, thì kẻng báo động máy bay thúc liên hồi. Rồi tiếng máy bay phản lực gầm rú, bay xoẹt qua, xoẹt qua. Để lại âm thanh ầm ào như sấm rền, làm tăng thêm cái nóng, cái nắng của những ngày hè oi bức. Sự ngột ngạt, báo hiệu hiển diện của chiến tranh. Những loạt súng bộ binh bắn đuổi máy bay nghe lốp bốp, rời rạc. Lúc sau, kẻng báo yên. Xí nghiệp lại ồn ào tiếng búa, tiếng máy. Tôi mang hòm đựng quần áo sang gửi chỗ Bố Tôi. Rồi ở chơi một lúc. Khoảng 4giờ chiều tôi đạp xe ra nhà anh Cương phố Tiểu Hoàng. Ông bố tôi từ chối không ra dự liên hoan của tổ tôi.

            Đến nhà anh Cương, cảm nhận không khí dao thớt thật tấp nập. Tiếng dao băm, chặt nghe lốp cốp sôi động. Mùi rau thơm, mùi hành tỏi thơm nức. Thời đó tổ chức một bữa ăn thật vất vả. Vì thịt gà, thịt lợn là thứ cũng không phải dễ mua. Ra chợ, mua thịt lợn hầu như cũng không được công khai. Người bán hàng thì giấu giấu, diến diếm. Thậm chí có người còn giấu thịt lơn cả trong người. Vì chế độ bao cấp, chế độ tem phiếu rất nặng nề, chặt chẽ, khắc nghiệt. Nhà Nước chủ trương cấm thị trường buôn bán tự do. Quản lý thị trường và các thuế vụ thấy bán thịt lợn là tịch thu. Gà, vịt, ngan , ngỗng cũng vậy. Chính tôi cũng đã có lần từng bị là nạn nhân của quản lý thị trường, thuế vụ thời đó. Năm 68, trước khi đi học chuyên nghiệp. Tôi ra Hải Phòng chơi thăm bà con họ hàng. Khi đi thì Mẹ tôi mua 2 con gà mang ra làm quà. Mỗi con nặng chừng cân tư, cân rưỡi. Nhưng ra đến trạm thuế chỗ bến phà Qúy Cao, thì bị chặn lại, bị tịch thu. Tôi khóc lóc, trình bầy xin mãi, mới xin lại được 1 con, họ thu mất 1 con. Nghĩ lại thời đó thật khổ. Cái gì cũng trưng thu, trưng nộp, hoặc bán cho Nhà Nước. Tất cả đều với lý do, với mục đích là vì Bộ đội, vì Tuyền tuyến, vì đồng bào miền Nam ruột thịt. Một số cán bộ lợi dụng vào chính sách đó của Nhà nước, để bóp chẹt nhân dân. Làm những điều bất công vô đạo lý. Làm giầu cho một số cá nhân, cho chính bản thân họ. Nên cuộc sống sinh hoạt của dân chúng lúc bấy giờ thật vô cùng khó khăn, thật nhiều bức xúc. Đã có trường hợp người dân bị bắt rượu nhiều lần. Bức xúc quá, lập mưu đội rượu đi bán bằng cái nồi hông mà thường hay đựng nước tiểu trong mỗi gia đình. Nhưng rồi cũng vẫn bị theo dõi và bị bắt. Họ bèn nghĩ ra kế để chơi khăm thuế vụ, là lấy toàn nước tiểu, cũng đội đi như mọi ngày. Mấy anh thuế vụ tưởng bở, cũng đòi bắt như mọi khi. Bà bán rượu cao tay nói: Đây không phải là rượu, mà là nước tiểu đấy. Nhưng hai anh thuế vụ vẫn không tin, rồi co kéo. Bà bán rượu lậu chỉ đợi có thế, bèn vờ như mất đà, ụp cả nồi nước tiểu vào đầu anh thuế vụ.

          Tôi ghé vào chào mọi người gia đình anh Cương, rồi sang chơi với mấy anh em bạn ở Phố. Trong thời gian làm việc tại đây, tôi có quen thân với một vài anh em ở Thị trấn Tiểu Hoàng, Phố Hùng Thắng, nay đều thuộc địa danh Thị Trấn Tiền Hải. Các gia đình này đều có cửa hàng buôn bán nên kinh tế rất khá. Có nhà còn có cả xe máy. Loại xe MZ của Liên xô, hoặc xe MOKICH của Đức. Những xe này hồi đó có giá tới 4000- 5000 đồng một chiếc. Đây là một khoản tiền rất lớn thời bấy giờ. Đặc biệt là tôi thân với anh Ngân. Anh Ngân hơn tôi 2 tuổi làm nghề chụp ảnh. Anh Ngân lại là cháu của Nghệ Sỹ Nhiếp ảnh Đăng Minh. Thời đó, nghề ảnh là quý hiếm lắm. Nên ai làm được nghề này là kinh tế hầu như rất khá hoặc giầu có. Cũng từ anh Ngân mà tôi quen với người em họ anh, con gái lớn của ông Đăng Minh. Tên là Kim Chi. Kim Chi là cô gái xinh đẹp, mới học xong lớp 10 thi Đại học bị thiếu điểm. Tôi với Kim Chi mới nhóm lên một sự cảm mến. Chưa thật là yêu. Tháng trước tôi với Kim Chi cũng đã có một lần xuống biển Đồng Châu chơi, dự tính là đi xem Trăng mọc. Nhưng có lẽ do sui sẻo, hay do không hiểu biết, nên chúng tôi đi ngắm Trăng mọc, lại đi đúng ngày 17 Âm Lịch. Trời hôm đó u ám đen xì, đầy mây giông, nên không xem được Trăng mọc. Chiều muộn, thời chiến, Biển không một bóng người. Gió lộng thổi, chỉ có chúng tôi và những khóm cúc Biển vàng xuộm. Sóng vỗ ầm ầm, Sóng vỗ vào kè đá, tung bọt trắng xóa. Những đám mây đen ùn cuộn lên rất nhanh. Tối xập xuống. Tôi cảm thấy rơn người. Có gì đó như báo hiệu sui sẻo. Chuyện tình cảm có vẻ cũng không đến được đích cuối cùng. Tôi sẽ xin kể về chuyến đi chơi này với các bạn sau.

             Các bạn ở Phố rất vui và quý tôi. Hỏi về thời gian của tôi. Tôi nói sơ về thời gian và kế hoạch nhập ngũ. Anh Ngân nói: Ông cứ liên hoan ở đó rồi khi nào xong, thì sang đây chơi. Chúng tôi liên hoan chia tay ông vào đêm nay. Đã hơn 5 giờ chiều. Tôi trở về nhà anh Cương. Cả Tổ đã đến đông đủ, đang  nói cười ầm ỹ. Chị vợ anh Cương năm nay cũng khoảng ngoài 30. Chị có ngoại hình thật đồ sộ, Cân nhanh chắc cũng phải tới 65 kg, đối lập với thân hình gầy còm của anh Cương. Mặt chị đỏ lựng, mồ hôi ướt đẫm cái áo vải phin nõn nhuộm nâu. Thấy tôi về mọi người ồ lên. Anh Cương giục vợ đi thay quần áo. Ba mâm cơm cỗ được bầy giữa sân gạch đã được trải những cái chiếu cũ. Trời đã tối, một loạt đèn đất được thắp lên. Cỗ thật lớn. Đủ cả các món, gà, lợn, tôm, cua. Mỗi mâm lại còn có cả đĩa giò thật dầy. Thời bấy giờ cơm cỗ, mà có giò, có chả, là cỗ lớn lắm. Nếu có được đi ăn giỗ, hoặc ăn tiệc cưới hay bất cứ bữa tiệc nào đó, thì người ta thường nói đến cỗ to, cỗ nhỏ, là thể hiện ở đĩa giò. Có giò, hay không hay giò, giò có dầy không? Người ta còn nói: Cắn giò ngập chân răng. Ý nói là cỗ to của nhà giầu thời bấy giờ. Thật khổ, chẳng bù cho bây giờ. Mâm cơm, mâm cỗ mà có giò, có chả, nếu ở Thành phố thì thường là thừa. Có mâm còn thừa nguyên cả cả đĩa.

            Anh Cương nhanh chóng tuyên bố lý do của bữa tiệc chia tay tôi. Có 2 chai rượu chanh, còn lại là rượu “Quốc lủi”. Rượu đã được giót ra đủ các loại cốc của gia đình. Sau lần chúc đầu, mọi người hối hả ăn uống trò chuyện sôi động. Cứ như là việc chia tay tôi chỉ là cái cớ để được liên hoan, để được ăn uống. Nhất là khi đã có một hai cốc rượu mở màn. Bữa tiệc kéo dài đã gần 2 tiếng. Mấy bác ham rượu giọng nói đã méo. Gần tám rưỡi mọi người bắt tay từ giã tôi, lục tục ra về. Tôi cảm ơn mọi người, Cảm ơn gia đình anh Cương đã tổ chức bữa tiệc vui chia tay tôi. Trà lá thêm lúc nữa, tôi chào mọi người, rồi  sang chỗ anh Ngân trò chuyện. Tại đây, lúc 11 giờ đêm, anh em bạn lại tổ chức liên hoan cho tôi, một bữa tiệc thật đặc biệt. Đó là bánh cuốn tráng, ăn với chả ngóe, chả chão chuộc. Từ tối, anh em đã tập trung đi bắt được rất nhiều ngóe và chão chuộc. Mang về băm, giã thật mịm cùng với thịt lợn, trứng gà, các loại hành, rau thơm. Rồi viên tròn, to hơn hòn bi. Rồi dàn mỏng ra thành những cái chả to như miệng cốc, rán vàng, thơm phức. Có cả rượu trắng. Anh em chúng tôi thưởng thức, lai dai đến quá khuya mới kết thúc. Mọi người năn ra ngủ tại chỗ.

             Sáng hôm sau, lại một chầu bánh cuốn nữa, rồi tôi chính thức chia tay anh em đạp xe về nhà. Tôi mời mọi người ngày mai lên nhà tôi liên hoan. Gần trưa tôi mới về đến nhà. Bà con khu phố biết tin tôi đi bộ đội đến chúc tụng, chia tay rất đông. Mẹ tôi đã làm cơm để gia đình liên hoan cho tôi. Bà trách sao bây giờ mới về. Chú em út còn nhỏ thấy tôi về, chạy ra bắt tôi bế. Mẹ tôi không nói gì, chỉ thỉnh thoảng lau nước mắt. Tôi là con thứ 3 sau 2 chị gái, nhưng con trai thì lại là lớn nhất. Là đứa con ngoan, lúc nào tôi cũng lễ phép với người lớn. Năm nào cũng được giấy khen về thành tích học tập. Tôi không có tính nghịch ngợm, hay đánh nhau như bạn bè cùng trang lứa ở Khu phố. Nên tôi được bà con, những người lớn tuổi rất quý.

                Từ khi đi làm có lương, tôi chỉ giữ lại một ít chi dùng. Còn lại đưa hết cho Mẹ tôi để phụ giúp kinh tế cho gia đình đang rất khó khăn. Ở khu phố, mỗi lần ai có con cái nghịch ngợm, bị mắng chửi, bị đánh. Thì họ hay lấy tôi ra để so sánh. Đại loại như: Sao mày không sang học thằng Phú con bà Hiền kia kìa vv.. Bố Mẹ nào mà chẳng quý con cái. Với anh chị em tôi thì hình như tôi là niềm hy vọng lớn của gia đình. Nên việc tôi phải đi bộ đội sẽ là nỗi buồn lo rất lớn của Mẹ.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Sáu, 2014, 11:01:31 am gửi bởi tranphu341 » Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #96 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2014, 12:35:42 pm »

   Nghe anh Phú kể lại hú hồn nghĩ về những thập niên bao cấp. Trước hôm nhập ngũ bố mẹ em cũng tổ chức buổi liên hoan ngọt mời những người ở cơ quan, bạn bè, hàng xóm, trong nhà đầy ắp tiếng cười và những lời chúc tụng, cũng khó khăn lắm mới lo được trên bàn có bánh kẹo, vì bánh quy thì phải đi thuê làm ở chợ Hàng Bè gồm mấy Kg bột mỳ và dăm quả trứng, kẹo thì ướt nhẹp có khi phải nhai cả giấy, và mấy gói trè mậu dịch, tuy nhiên không thể thiếu được vài chai rượu chanh rượu quýt…cũng của mậu dịch nhưng mua giá cao ở ngoài dành cho mấy bác nhạc công gõ đàn cho nó máu, nghĩ lại đâm hãi cái thời mấy bà bán bánh mỳ ở phố Đinh Liệt còn bị công an đuổi hoặc thu giữ. Bởi thế sau năm 75 khi về tay đeo đồng hồ automatich, trong nhà thường rất đông thanh niên đến vì có cả catsete cục gạch và một lô băng nhạc vàng nhưng cũng phải cầm chừng không thì bị công an bắt và tịch thu, đấy là em ẩu mới tụ tập được như thế đấy để cho nó…oaisờ mà. Grin
Logged

vanviet86
Thành viên
*
Bài viết: 210


« Trả lời #97 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2014, 10:12:27 am »

   Chào bác tranphu341 - Bác sưđoan5 !
   Em đọc bài của các bác, viết hay lắm, lột tả được chuyện của người lính ttrước ngày nhập ngũ, bối cãnh cũa Đất Nước lúc bấy giờ, tình cãm của gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và "người ấy" khi chia tay. Hay, thật, thật lắm..chỉ có những người trong cuộc đã trãi qua mới diễn tã được những kỉ niệm ngày ấy, những kỉ niệm mà nó luôn đẹp và nó luôn theo mãi trong tâm của bao chàng trai lính trẻ hồi ấy và mãi đến hôm nay.
    Đọc bài của các bác, nhất là bác tranphu 341, em và củng những người lính khác như cảm thấy  mình có ở trong ấy.Cám ơn các bác.Chúc các bác luôn khỏe.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #98 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2014, 08:31:31 am »

           Chào bạn sudoan5, bạn vanviet86!

           Chào các bác! Đúng như những gì mà bạn Sudoan5 nói thời trước, cái thời của tuổi trẻ chúng mình lớn lên trong sự thiếu sữa, thiếu cơm, thiếu cả áo quần. Một là chúng ta là nước phong kiến, nghèo nàn, lạc hậu mới giành được độc lập, chưa kịp xây dựng Đất Nước lại bắt tay ngay vào cuộc chiến tranh dài. Thứ 2 là những chính sách của nhà Nước về phát triển kinh tế như kế hoạch 5 năm hay vào hợp tác xã vv..đều không hợp lý. Làm gì bất cứ cái gì cũng gọi là phải theo kế hoạch. Muốn tăng gia cải thiện để làm ra thực phẩm rau quả vv.. đều không được phép. Có mảnh đất bỏ hoang muốn khai phá trồng rau, hay nuôi thêm gà lợn vv đều không được. Những điều mà mình nói ra bây giờ nghe lại thấy thật vô lý. Vô lý ngạc nhiên đến phì cười. Nếu chỉ nghe chủ trương đường lối thì rất tốt, rất đúng. Nhưng qua thực hiện thì hoàn toàn không hợp lý như những gì anh em mình đã thấy. Ngay quan điểm lao động cũng sai lầm. Có những giai đoạn người ta chỉ coi lao động chân tay mới thực là lao động. Còn những người chí thức, làm việc bàn giấy vv.. thì không được coi trọng. Hoặc chúng ta cứ nói trồng người là lợi ích trăm năm. Nhưng tuyển chọn làm thầy thì lại là những người dốt nhất trong mùa thi. Thầy dốt, thì sao ra được những học sinh giỏi?

            @ vanviet86 các bạn bạn Tranphu341 cũng rất đắn đo trong việc kể lại những tình hình cuộc sống, bối cảnh thực sự của cuộc sống tại Miền Bắc lúc đó. Có bạn nói là không nên kể về những điều đó như là "nói xấu". Tranphu341 thì lại không nghĩ như vậy. Chúng ta có thấy được những điều khổ cực, những sai sót của thể chế, của những cán bộ chỉ "nói một đằng, làm một nẻo" . Họ lợi dụng chính sách để trục lợi cá nhân gây ra những khó khăn cho nhân dân. Có nói lên được những cái sai, cái không đúng đấy thì lớp trẻ và với ngay chúng ta đã sống qua mấy cuộc chiến tranh. Giờ đây đã ở cái tuổi về già. Nhìn con chaú chúng ta đang sống, đang tận hưởng những thành quả mà chúng ta đã mang lại cho con cho cháu, mới thấy hết được những giá trị hiện hữu đó.

            Dù chúng ta, dù Tranphu341 có viết thật nhiều cũng không thể nói hết được những điều đã diễn ra trong cái thời mình đã sống.

             Chúc các bạn cùng gia đình luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống!
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Sáu, 2014, 09:52:44 am gửi bởi tranphu341 » Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #99 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2014, 09:25:20 am »

   Bởi thế khi vào quân đội người ốm nhách cao lênh khênh quân trang quần áo rất khó chọn, quần áo số 3 thì vừa bụng nhưng ngắn cũn, số 2 vừa chiều dài nhưng mông phải…độn 2 cái mũ cối nên bọn em toàn chọn số 2 dài rộng rồi chốn về nhà ra hiệu may để sửa. Grin
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM