Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:44:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb Sông Lam- Trên chiến trường A ( Phần 5 )  (Đọc 250512 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
vanson307
Thành viên
*
Bài viết: 388


« Trả lời #30 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2014, 12:17:02 am »

  Quangcan thân mến,năm 78 đổ về trước Hà nội thuộc quân khu 3,thời bọn mình với "lão" Binhyen1960 đi "tìm đường cứu nước cứu dân" thì quân khu 3 hình như có cả khung sư đoàn huấn luyện tân binh,Tuấn ở trung đoàn 582 đóng ở Nho quan Ninh bình,có trung đoàn đóng ở Chi nê (Xính thổ) và trung đoàn nữa đóng ở Phủ lý ......Mình nhớ hồi về phép trước khi đi Nam (đi B),bọn mình đi dạo phố mặc quân phục đeo sao tiết (binh nhì,một hột),rồi va chạp với mấy tay thanh niên đang đèo người yêu,thế là bọn mình rút xanh tuya lông (thắt lưng) vụt cho chúng tơi bời,mấy cha bỏ mũ giơ cái đầu 3 phân ra kêu:" năm tám hai đây,năm tám hai đây" (trung đoàn 582),đã thế bọn mình càng vụt vì can tội dám chê không mặc quân phục (bệnh sỹ),ngay ngã 5 phố Bà triệu + Trần hưng đạo,công an đứng đó quay mặt đi không dám can thiệp.....và thế là bọn mình vừa đánh vừa hô "đánh đến năm tám lăm luôn"....

  Cám ơn Binhyen1960,Tuấnb bạo mồm thế thôi chứ 3 xu bia một đồng lạc là say cả chấy rồi,phải không bác Zin ba cầu ?////
  Chào Bác chủ nhà tranphu341, chúc ngôi nhà mới của BÁC lúc nào cũng đầy ắp niềm vui.
     Bác @tuanb ạ, Bác nói đúng rồi đó. Qk3 hồi đó có cả HN mà. Nó có các trung đoàn huấn luyện tân binh 581 tại phủ lý,E582 Ở Ninh bình, E584 tại Lạc sơn- Hà sơn bình. Đa phần lứa lính 77/78 như em và lão bìnhyen đều từ lò huấn luyện này là đi thẳng sang K luôn.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #31 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2014, 04:29:56 pm »

  Quangcan thân mến,năm 78 đổ về trước Hà nội thuộc quân khu 3,thời bọn mình với "lão" Binhyen1960 đi "tìm đường cứu nước cứu dân" thì quân khu 3 hình như có cả khung sư đoàn huấn luyện tân binh,Tuấn ở trung đoàn 582 đóng ở Nho quan Ninh bình,có trung đoàn đóng ở Chi nê (Xính thổ) và trung đoàn nữa đóng ở Phủ lý ......Mình nhớ hồi về phép trước khi đi Nam (đi B),bọn mình đi dạo phố mặc quân phục đeo sao tiết (binh nhì,một hột),rồi va chạp với mấy tay thanh niên đang đèo người yêu,thế là bọn mình rút xanh tuya lông (thắt lưng) vụt cho chúng tơi bời,mấy cha bỏ mũ giơ cái đầu 3 phân ra kêu:" năm tám hai đây,năm tám hai đây" (trung đoàn 582),đã thế bọn mình càng vụt vì can tội dám chê không mặc quân phục (bệnh sỹ),ngay ngã 5 phố Bà triệu + Trần hưng đạo,công an đứng đó quay mặt đi không dám can thiệp.....và thế là bọn mình vừa đánh vừa hô "đánh đến năm tám lăm luôn"....

  Cám ơn Binhyen1960,Tuấnb bạo mồm thế thôi chứ 3 xu bia một đồng lạc là say cả chấy rồi,phải không bác Zin ba cầu ?////
  Chào Bác chủ nhà tranphu341, chúc ngôi nhà mới của BÁC lúc nào cũng đầy ắp niềm vui.
     Bác @tuanb ạ, Bác nói đúng rồi đó. Qk3 hồi đó có cả HN mà. Nó có các trung đoàn huấn luyện tân binh 581 tại phủ lý,E582 Ở Ninh bình, E584 tại Lạc sơn- Hà sơn bình. Đa phần lứa lính 77/78 như em và lão bìnhyen đều từ lò huấn luyện này là đi thẳng sang K luôn.

 Các bác nhớ được bằng ký ức sau rất nhiều năm tháng vô cùng ... chính xác. Grin

 Những năm tháng xa xưa khi chúng ta chưa thành lập Quân khu Thủ đô thì Hà Nội thuộc QK3. Đâu năm 1979 hay 1980 gì đó mới tách riêng HN ra và thành lập lên Quân Khu Thủ Đô và một thời Cụ Đại tá Lê Nam Thắng là Tư Lệnh Quân khu.

 Năm 1978 đợt đầu lấy quân tại HN có 2 (khu), bây giờ gọi là Quận, Hoàn Kiếm và Đống Đa đi cùng 1 đợt, Hoàn Kiếm lấy quân ngày 8.5.1978 và Đống Đa lấy quân ngày 12.5.1978. Đơn vị nhận tân binh của 2 quận này là E584 trực thuộc thẳng QK3 (không có cấp Sư đoàn), trong E584 có 6 Tiểu đoàn gồm 1 2 3 4 5 6 đóng quân từ Thị trấn Yên Thủy đến gần Thị trấn Vũ Bản thuộc tỉnh Hà Sơn Bình lúc đó. Sau 4 tháng huấn luyện tân binh tại đây thì 3 Tiểu đoàn 4 5 6 được tăng cường cho các đơn vị thuộc chiến trường BGTN. Tiểu đoàn 6 E584 rời đơn vị huấn luyện đầu tiên và bổ sung cho F341 QD4 đơn vị bác tranphu341@ đấy, đám lính HN 1978 mà bác tranphu341@ từng kể trong ký ức BGTN của mình là đám lính từng huấn luyện chung E584 cùng với BY em đấy. Tiểu đoàn 5 E584 (đơn vị của BY cũ) thì ngày 9.9.1978 bắt đầu rời đơn vị huấn luyện, lên tàu từ ga Ninh Bình và xuống ga cuối là Hố Nai bổ sung cho F7 QD4. Tiểu đoàn 4 E584 thì bổ sung cho đơn vị nào thuộc BGTN thì không rõ, chỉ biết là cũng đi vào Nam. 3 Tiểu đoàn 1 2 3 còn lại thì sau đó được bốc hết cả bộ khung huấn luyện bổ sung cho F338 lên chiến trường BGPB.

 Ngày đó đoạn đường từ ga Ghềnh đi Thị trấn Nho Quan nhiều đơn vị đang huấn luyện lắm các bác ạ, cứ đi một khúc lại gặp doanh trại quân đội rồi, từ Nho Quan đi tiếp khoảng 30km nữa tới Thị trấn Yên Thủy cũng rất nhiều đơn vị bộ đội đóng quân, kỷ niệm đáng nhớ nhất là rừng cây, đồi thông và núi đá với những đàn sáo hót trên vách đá xen lẫn những mái nhà sàn của người dân tộc Mường. Lúc ấy chẳng biết là đơn vị nào, lính mới tò te mà các bác. Hóa ra là bác tuanb@ và vanson307@ với BY lại được luyện chung ở cái lò ấy ra cả. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #32 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2014, 05:50:59 pm »

    xuanv338 chào bác chủ Tranphu341. Chào tất cả các anh, chị em tham gia trang. Cảm ơn Bình Yên đã vẽ lại tấm bản đồ đường đi và bức tranh của núi rừng vùng Nho Quan, Yên Thủy Hòa Bình làm xuanv338 nhớ quá. Phần I " Có một cuộc đời......" xuanv338 đã viết về những cánh rừng, những mái nhà sàn đơn sơ, những cô gái Mường xinh đẹp. Nơi có tiếng con chim rừng hót lúi lo đón ngày mới, tiếng trầm bổng reo giòn của suối nước, tiếng anh lính sinh viên hát Đôi bờ và suối Lê nin. Nơi mà đã hơn 40 năm trôi đi, khi nhắc lại bản Mường xuanv338 thấy như lại gai gai cơn sốt, cảm nhận trong miệng mình thấy ngan ngát hương thơm của gạo nương, vị đậm đà của hạt muối, ngầy ngậy mùi thơm của thịt con giun đất phi hành do anh y tá Tuấn đã tự tay nấu.

  Con đường từ Ghềnh dẽ vào là đường 12 B, đi qua  cầu Thủng đi tới Nho Quan, qua đồi Đoàn Kết, qua Đồn Dương sang Yên Thủy Hòa Bình. Con đường ấy  xuanv338 hành quân qua đến hai lần. Lần chia tay nhà bố Ngữ ở Đồng Phú có thằng Ngôn khoèo. Mẹ rang cho ba chị em bơ lạc, mấy đứa ăn vào thấy khát, uống nước suối dọc đường.

       Nhân tiện Bình Yên nói đến các địa danh nơi ấy! Nhớ quá nên em mượn nhà mới của bác Tranphu341 kể lại câu truyện năm xưa với mọi người. Chúc các bác mạnh khỏe. Chúc cho ngôi nhà luôn đông khách.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #33 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2014, 08:06:46 pm »

           Chào bạn DinhLongGiang, bạn Vanson307, bạn binhyen1960,bạn xuanv338! Tranphu341 rất vui khi các bạn đến thăm nhà ngày đầu tháng. Làm cho ngôi nhà của Tranphu341 luôn có giọng nói tiếng cười vui về những năm tháng "BINH BÉT" cũng như những phiên hiệu đơn vị thời bấy giờ. Rồi những nơi luyện quân, Những con đường hành quân vv.. vui thật là vui.

           Người Pháp có câu ngạn ngữ :" Mọi con đường đều dẫn đến Nước Pháp hay dẫn đến Pa Ri." Còn với chúng ta đi ra các mặt trận, các chiến trường thì đều đi qua những vùng như các bạn kể. Những bản làng Thanh Hóa, Thành nhà Hồ, Nho Quan, Hòa Bình vv.. Không phải chỉ xuanv338, không phải chỉ sau này các bạn lớp 78. Mà Tranphu341 cũng đã có những ngày luyện quân tại đó và hành quân qua đó. Còn nhớ những bài ca, những câu hò, những cô gái Mường xinh đẹp như xuanv tả. Mà lại còn được nghe những bản nhạc chữ tình, tiếng cót két, đêm đêm phát ra từ nhà sàn giát tre, giát nứa nơi những đôi vợ chồng chủ nhà nữa chứ hi hi  Grin Grin Grin Mà điều này cũng là điều rất tò mò của lính trẻ.

           Hay quá! Chuyện lính có lẽ còn nhiều mà cũng không kém phần hấp dẫn như những ngày đùng đoàng ngoài mặt trận có phải không các bạn.

           Tranphu341 Kính chúc các bạn luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui ngày đầu tháng này.



            Tranphu341 xin tiếp mạch bài viết:


                            Ngày 20 tháng 5 năm 1972. Buổi sáng, khoảng 8 giờ. Tôi đang làm việc bình thường. Vừa chui từ trong một hầm Tầu lên. Thì Ông Đảng, Trưởng phòng Tổ chức của Xí Nghiệp đến tận nơi gặp tôi. Rồi gọi thêm cả anh Cương là Tổ trưởng của Tôi đến. Ông nói: Đồng chí Phú có lệnh về ngay Phòng YTế Thị xã để khám sức khỏe.

                Tôi và anh Cương đều bất ngờ, chưa kịp hỏi gì thì ông nói tiếp. Đợt tuyển quân vừa qua, xí nghiệp ta nhập ngũ 5 đồng chí. Hôm qua Tỉnh đội báo về là có 2 đồng chí bỏ đơn vị. Vì vậy Sở Giao thông cần bổ sung thêm người nhập ngũ cho đủ chỉ tiêu. Riêng xí nghiệp ta, thì đồng chí Phú đợt này có danh sách đi khám tuyển. Ông nói tiếp: Anh Cương cho người tạm thay để anh Phú về chuẩn bị gấp, rồi đi cùng với tôi lên Thị xã khám sức khỏe.

                Tôi bàn giao công việc lại cho tổ. Rồi về phòng ở thay quần áo, trong sự ngỡ ngàng của mọi người. Khoảng 30 phút sau tôi lên phòng Hành chính cùng ông Đảng về Thị xã bằng chiếc xe ô tô tải cũ kỹ của Xí nghiệp kết hợp lấy vật tư. Có chưa đầy 30 cây số mà gần 10 giờ chúng tôi mới đến được Phòng khám. Có vẻ đây là đợt khám vét, khám bổ sung hay sao mà thấy người khám thưa thớt. Tôi nhanh chóng vào từng phòng theo hướng dẫn. Đầu tiên là cân nặng rồi đo chiều cao. Mấy cô Y, Bác sỹ cứ nhìn cân rồi lại mhìn tôi với ánh mắt thật thiện cảm pha thêm chút ái ngại. Rồi họ thì thầm với nhau gì đó. Cô nhóm trưởng nói: Anh cao 1 mét 70 rất đạt. Nhưng sao lại gầy quá, chưa được 40 kg. Cô Bác Sỹ ký vào giấy rồi chỉ tôi sang những phòng tiếp theo để kiểm tra Mắt, thị lực, tai nghe, tim mạch, sức bật của đầu gối. Chắc có đến hơn chục phòng. Rồi cuối cùng là phòng khám ngoại hình, ngoài da. Tôi thật ngượng, thật xấu hổ khi họ yêu câu tôi cởi hết quần áo đang mặc. Trong phòng không chỉ có Bác sỹ Nam, mà còn có cả 2 người Bác sỹ Nữ nữa chứ.

                Thấy tôi ngượng ngùng, Bà Bác sỹ nói trêu: Thanh niên, Công nhân gì mà dát thế. Cởi hết ra đi xem thế nào nào. Tôi đỏ lựng mặt, vì do người quá gầy nên tôi thường rất ngại cởi trần. Huống hồ đây lại cởi bỏ hết cả quần áo. Mọi người thúc giục, rồi tôi cũng làm theo họ như cái máy, cởi hết đồ trên người. Họ bắt tôi quay trước, quay sau, xem có bị bệnh ngoài da hay không. Rồi giơ tay, giơ chân, xem gan bàn chân có bị dỗ hay không. Rồi lại khám, nắn nắn, vạch vòi cả bộ phận sinh dục, cả hậu môn nữa. Bà Bác sỹ còn lấy hai ngón tay nâng hai hòn “cà” của tôi lên xem có cân đối hay không. Rồi Bà mỉm cười nói trêu: Đẹp, giống tốt.

               Tôi nhanh chóng mặc quần áo, vẫn chưa hết ngượng. Mọi người lại chỉ tôi sang phòng bên, phòng kết luận đợi lấy kết quả. Ông Đảng tổ chức xí nghiệp, từ lúc đi đến giờ cứ kè kè theo sát tôi, chắc có ý canh coi sợ tôi bỏ, trốn khám. Ông cùng vào phòng đợi lấy kết luận. Ông Bác sỹ trước khi ký kết luận lại nhìn tôi chăm chăm lần nữa. Rồi ông đặt bút ký ngoáy vào tờ giấy ghi nhằng nhằng những chữ chuyên môn như giụn, như dế. Ông nói với tôi và cũng là nói với ông Tổ chức của tôi, giọng ông thật truyền cảm: Cậu này đẹp trai nhưng sức khỏe yếu lắm kết luận B2. Không đủ sức khỏe đi bộ đội.

                Với tôi thì việc đi khám tuyển sức khỏe và bây giờ là cái kết luận đó cũng không có gì gây bất ngờ. Vì tôi vốn được mọi người đặt cho cái tên là “ Phú Cò Hương” từ lâu rồi. Ông Đảng mắt bị cận thị, lại không đeo kính. Ông cứ gườm gườm nhìn vào từng phần của tờ giấy. Có vẻ ông đang nghĩ đến những điều gì đó, có Trời mà biết. Xem xong ông nói: Bây giờ mình đợi xe rồi về xí nghiệp. Kết luận sức khỏe thế này có lẽ Cậu không phải nhập ngũ đợt này. Ông đã chuyển từ cái từ đồng chí sang từ Cậu. Tôi thoáng nghĩ như vậy rồi nói: Cháu thế nào cũng được. Đợi một lúc, xe đến. Hai bác cháu tôi lại cùng lên xe về Xí nghiệp.

             Cái xe tải F 4000 cà tàng chạy dầu có từ thời Pháp, lại đưa chúng tôi về. Lần về xe đỡ xóc hơn vì chở nặng. Nhưng đường xấu, khói xe và bụi đường mù mịt. Xe chạy chậm nên khói, bụi ùa cả vào ca bin. Trưa hè nắng to thật oi bức. Ai nấy mồ hôi nhễ nhại. Trên xe, cả lái xe 3 người suốt chặng đường dài, có lẽ cũng quá giờ cơm, đói, nên chắng ai nói với ai một câu. Tới xí nghiệp Ông Đảng mới nói: “Cậu” lên phòng “Tớ” ăn cơm rồi tôi trao đổi công việc luôn.

            

              



      
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Năm, 2014, 08:38:04 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #34 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2014, 10:37:48 pm »

 Hay thật đấy bác tranphu341@. Grin

 Đúng là Thái Bình quê hương 5 tấn với truyền thống nghề nông và kinh nghiệm ngàn đời để lại: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ "giống". Xin thú thật là BY em chẳng biết gì về nghề nông với trồng trọt, nhưng cũng đọc nhiều, nghe nhiều nên cũng biết sơ sơ. Muốn biết lúa tốt thì nhìn bông, khoai tốt thì nhìn lá và sắn (củ mỳ) tốt thì nhìn cây.

 Bà bác sỹ thời ấy cũng phát huy "nghề nông" trong khám sức khỏe cho bác tranphu341@. Biết luôn là "giống" tốt sau khi khám củ mặc dù nhìn bên ngoài thì đúng là bác dưới mức yêu cầu, cao 1,7m mà nặng có 40kg thì đúng là lúc đó bác "sếu" thật. Ngày đó BY em đi khám sức khỏe với chiều cao 1,67m nặng 47kg mà cũng đã thuộc loại cò hương rồi, cái dáng lênh khênh và gày nhẳng gây "ấn tượng" mãi với anh em cùng đoàn cho tới tận bây giờ, nhiều người vẫn nhắc chuyện xưa về mình như thế. Vậy mà bác còn lênh khênh và nhăng nhẳng hơn cả BY em nữa thì chắc sẽ gây "ấn tượng" mạnh với anh em cùng đoàn mất. Grin

 Ấy thế thôi, chứ cơm dân áo Đảng vào chỉ mấy tháng thôi là bố mẹ cũng không nhận ra đâu bác tranphu341@ nhỉ? Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #35 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2014, 01:55:02 am »

Chào anh Phú, anh BY và toàn thể các bác!


Người ta nói tình yêu đầu đời thật khó quyên, khó quên bởi " cái buổi ban đầu lưu luyến ấy...". Những ngày đầu nhập ngũ là những kỷ niệm đẹp của mỗi người lính, nó chỉ tạm lắng xuống nhưng nó vụt bùng lên mỗi khi có dịp. Những ngày đầu nhập ngũ nó không bao giờ phai nhạt  cũng có lẽ vì "cái buổi đầu" nớ ngớ, những ngày đầu làm quen đời quân ngũ, những khuôn mặt xung quanh lạ hoắc mà sau lại thành những gương mặt thân thương thế, thói yêng hùng của chú " trống choai" cần thể hiện...tất cả làm lên " Tân binh và khung huấn luyện". Hầu hết trong chúng ta khi còn ở khung huấn luyện thì ai cũng cho rằng mình đang chịu đựng tận cùng của sự thống khổ... nhưng khi bước ra thì chính nó mới là " nơi đang sống, đáng nhớ" của người lính đấy. Đáng sống vì không lo chết  Grin, đáng nhớ vì hay bị Atr, Btr nó đì. Grin

Thưa anh Phú, anh BY gần đây em cứ hay vào rồi lại quay ra khỏi BOX " Một thời máu và hoa", nhiều khi em cứ tự hỏi chẳng nhẽ các CCB kể cho nhau hết chuyện rồi sao?  ngày nào em cũng ngóng, cũng trông những bài viết, những hồi ký như của các anh !!!!

Chẳng những em đâu mà nhiều người như em cũng mong lắm! Anh Phú luôn có cách viết rất chân thực và lôi cuốn người đọc, anh viết tiếp nhé!
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Năm, 2014, 02:29:18 am gửi bởi longtrec » Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #36 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2014, 10:16:00 am »

   Nghe các bác kể thôi thì cũng lạm chuyện của mình thưở lính binh nhì ở “chiến trường” A cho xôm tụ. Đúng, cái thời ấy mà đi khám sức khỏe tuyển quân là như vậy. Sau 3 ngày ở Tây tựu (Từ liêm) phân vào các A B nhận quân trang nào balô con cóc quần áo Gabadin, chăn và áo rét… dép đúc, mũ cối…xoong nồi… thằng nào ẩu sẽ không xếp đủ hành trang vào balô kèm thêm cái chiếu cói vắt cong trên balô  và bao tượng gạo cõng trên vai là hành quân bộ lên Hòa bình, khởi điểm của người lính đã được “tráng miệng” như vậy, Khi đến địa điểm huấn luyện (huyện Tân lạc) ổn định qua 1 tuần học chính trị, được nghe chuyện kể đánh trận của mấy anh bộ đội ngoài chiến trường về cũng thấy hay hay, thằng nào cũng máu cũng muốn đốt cháy giai đoạn để đi ngay thế nhưng lại nghĩ hiệp định Paris đã ký vào đấy để nhặt ống bơ gỉ à??, rồi được biết sẽ được huấn luyện bài bản xây dựng quân đội chính quy hiện đại, chúng tôi đã học xong bài 2 xạ kích chuẩn bị sang bài 3 và bắn đạn thật đâu được mấy viên (cả bắn đêm) và ném 1 quả lựu đạn rồi quân xanh quân đỏ đánh trận giả trên thao trường xẻng gõ ầm ỹ… nhưng hầu như là nặng về hành quân dã ngoại vượt núi Ngổ luông và “Mốt hai mốt” đội ngũ. Hàng đêm báo động, điểm danh khi đại đội có thằng trốn về nhà.
   Cũng thấy môi trường huấn luyện của quân đội chuẩn mực mới có mấy tháng thằng nào cũng lên cân sức khỏe dẻo dai mặc dù sinh hoạt rất khắt khe so với ở nhà, chỉ thèm mong hồi kẻng 3 hồi chín tiếng để ra nhà ăn nhưng rất sợ tiếng còi buổi sáng dậy tập thể dục. Rồi việc gì đến nó đã đến, chúng tôi nhận lệnh đi B, vinh dự hơn nữa là được bác chủ tịch Thành phố Trần duy Hưng cùng đoàn ca múa nhạc nhẹ Hà nội đến tiễn chân và trao quà kỷ niệm (khăn mùi xoa có in biêu tượng Thăng long Hà nội) Chúng tôi hành quân từ Tân lạc – Hòa bình ra ga Ghềnh (Nho quan – Ninh bình)  lên tàu hỏa vào Vinh tiếp tục hành quân tới Nhật lệ Quảng bình nhận quân trang bổ sung, Các bác à! Chúng tôi là đoàn đầu tiên của E 59 - Bộ tư lệnh Thủ đô được ngồi trên xe ô tô qua Tây Trường sơn vào đến Tây ninh (B2) trong gần 1 tháng, còn sướng chán không như những đợt trước 6 tháng mới tới nơi. vì chỉ có ngồi xe và ăn những ănggô cơm đầy và đồ hộp của TQ nên khi vào đến đơn vị chiến đấu mọi người nhìn thấy thằng nào cũng mập hú nên hỏi : Chúng mày ngậm sâm hành quân hay sao mà khỏe de thế??!.
    Đúng như @Longtrec nói : “Cái buổi ban đầu lưu luyến ấy…”
Logged

tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #37 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2014, 04:32:25 pm »



                              Chào bạn binhyen1960, bạn longtrec, Ban Sudoan5 cùng các bạn! Tranphu341rất vui khi các bạn đến thăm nhà. Cùng nhau chia sẻ, ôn lại về những ngày tháng đầu đời Lính đó.

                Có lẽ như các bạn nói,: Những ngày đầu nhập ngũ, nó là những kỷ niệm đầu đời Lính chẳng thể nào quên. Có lẽ người lính Tân Binh lúc đó nó pha trộn nhiều sắc thái như bạn longtrec đã chia sẻ. Ngoài ra, theo Tranphu341 thì còn thêm lý do nữa như là họ đã vào lính, mà Trai Thời loạn, Lính thời chiến. Họ ra nhập ngũ và hầu như là ra chiến trường. Có một số người ở hậu phương làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu nhưng đó là số nhỏ. Mà ra chiến trường lúc đó là “ Một đi mấy khi trở lại” mà đã được “trở lại”, được giải ngũ mấy khi còn nguyên vẹn. Vì vậy nên tính ẩu, tính ngông, tính phá phách bất cần đời, bất tuân kỷ luật vv… thường xảy ra. Vì thế có nhiều gia đình, nhất là những hộ buôn bán thời bấy giờ mà gần các đơn vị bộ đội đóng quân, hay trên đường hành quân không cẩn thận là bị tai họa chứ chẳng chơi. Nhất là lại gặp những đoàn chiến sỹ yêng hùng xuất xứ từ Hà Nội , Từ Hải Phòng thì có thể nói là “Thôi rồi Lượm ơi”  hi hi… Grin Grin Grin Bên nhà Trung đoàn 88 bạn tuanb đang kể là đi chợ mà còn bê cả mẹt cá của dân về nữa mà ..

               Những năm tháng đó. Tại Thị xã Thái Bình có một gia đình thật giầu có. Làm nghề sửa chữa xe đạp tại góc ngã Tư lớn nhất của Tỉnh. Chỉ vị 1 chiếc lá bàng của cây bàng mới trồng. Người Thương binh bẻ lá đậy cặp lồng phở mang vào Bệnh viện mà không xin phép chủ. Hai bên xẩy ra cãi vã rồi cứ ầm ỹ cả lên. Rồi hàng trăm Thương binh kéo đến vây nhà, mấy ngày, phá tan ngôi ngà của gia đình này. Rồi Nhà Nước lấy cớ đó lại thu luôn đất của họ để xây dựng Bách hóa tổng hợp. Đương nhiên là có đến bù cấp đất ở chỗ khác. Nhưng giá trị thì chỉ bằng 1% của chỗ đang kinh doanh. Đúng là chỉ vì 1 chiếc lá bàng mà mất nghiệp bởi mấy chú “công thần”. 

            Mox binhyen nói đúng. Với dáng vóc của thanh niên của Tranphu341 mà học tính theo cách tính Pinhe gì đó. Hình như họ lấy chiều cao, lấy số đo vòng ngực, chia cho cân nặng thì phải? Với dáng người như vậy thì Tranphu341 ở loại chỉ số xấu lắm, chênh lệch lắm.

             Cái tên Phú “Cò Hương” nó cũng có điển tích của nó để lúc dịp khác Tranphu341 sẽ kể cùng các bạn.

             @ longtrec. Đã lâu lại mới thất bạn. Đúng là trang nhà nhưng chuyện bùng bình súng đạn không còn thật sôi động như trước nữa. Cũng có nhiều lý do. Có thể những thành viên tham gia cũng đã kể hết chuyện. Nhưng cũng có thể có một vài lý do khác nữa nên trang nhà có vẻ thiếu sôi động hơn trước chăng?

             Cái tầu ngầm Hoàng Sa 1 mà có lần longtrec đã xuống thăm. Nay tầu đã hoàn thiện nhiều. Nhưng xin phép chưa được. Có thể Kỹ Sư Hòa phải mang thí nghiệm “Bí Mật” ở đâu đó. Chuyện tưởng như đơn giản mà bạn thấy đấy với VN mình thì lại vô cùng không đơn giản hi hi… Grin Grin Grin. Hy vọng nh em mình sẽ lại có dịp tái ngộ..

             @ Sudoan5 góp them chuyện “ Đời lính mới” cho vui nhé. Thỉnh thoảng bác cứ bắn 1 phát. Nhưng cứ “Pháp nào ra phát ấy “ mới hay chứ hi hi.. Grin Grin Grin Grin Grin

             Vừa nãy Tranphu341 được biết tin Tàu Trường Sa 1 đã đang thử ngiệm ngoài biển Diêm Điền Thái Bình rồi. Trong khi Tỉnh vẫn chưa cho phép mới “ Lạ “ chứ.

              Tranphu341 xin được chúc các bạn luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống!

     
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #38 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2014, 02:09:05 pm »

                           
 ...Vừa nãy Tranphu341 được biết tin Tàu Trường Sa 1 đã đang thử ngiệm ngoài biển Diêm Điền Thái Bình rồi. Trong khi Tỉnh vẫn chưa cho phép mới “ Lạ “ chứ.


Tàu Trường Sa 1 ở Diêm Điền:


Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #39 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2014, 02:54:07 pm »

   xuanv338 chào bác chủ nhà. Em vừa đọc bài của bác Tranphu341 mới chỉ nghe tin về việc bác Quốc Hòa thử nghiệm tàu ngầm ngoài cảng Diêm Điền thì không lâu trên trang của bác đã có tấm hình bằng chứng của bác tuanb5, tàu ngầm trường Sa của bác Hòa đang trên bến cảng Diêm Điền và hôm nay đã đổi màu. Phải nói bác tuanb5 nắm thông tin tuyệt nhanh. Người đang sống tại đất Thái Bình còn chưa biết. À mà em nghe lỏm đâu bác tuanb5 là người quê Lúa mình phải không ạ? Hình như xuanv338 không nhầm thì quê bác ở Thái Thuần thì phải! Nếu có nhầm bác tuanb5 thông cảm nhé! Không lại bảo rằng x thấy sang......xuanv338 nói vui thế thôi, nếu bác là đồng hương càng quý chứ sao ạ! Nếu tàu ngầm Trường Sa Thái Bình nà thành công anh em mình lại được ăn khao rồi bác Tranphu341 ơi!

    Chúc các bác vui vẻ đón tàu ngầm  của anh Quốc Hòa thành công.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Năm, 2014, 03:07:48 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM