Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:27:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb Sông Lam- Trên chiến trường A ( Phần 5 )  (Đọc 250508 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #550 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2016, 09:52:44 am »

          Chào bác quanvietnam, chào bạn hungcuong341. chào cô em CB xUANV338! Chào các bạn!

           Vâng! Bão đang về! Thái bình và các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa đang căng mình ra nghênh đón bão. Theo dự báo thì khoảng 16 giờ chiều nay ngày 19/8 bão sẽ đổ bộ vào ven biển Thái Bình và các tỉnh. Chưa biết là bão to bão nhỏ thế nào vì nghe theo dự báo thời tiết thì bây giờ cũng chỉ là tham khảo vì là dự báo thì sao chính xác, sao đúng được? NHƯNG TÂM LÝ CÁC CƠ QUAN DỰ BÁO CŨNG CỨ vống LÊN MỘT ÍT CHO NÓ LÀNH. Nói như vậy, biết như vậy nhưng vừa có cơn bão số 1 rồi báo bão thì bé, mà bão về thì lớn nên cũng chẳng biết thế nào mà nần. Thôi thì cứ như gà đã phải cáo, chim đã phải tên thì bây giờ thấy cành cong chim đã phải sợ. Thấy tiếng động đã giật mình tưởng cáo. Khổ lắm thật khổ. Nhưng nghĩ lại trên cái quả cầu nhưng lại hình elip mà chúng ta đang sống này thì chỗ chúng ta đang sống nơi hình cữ S sao so với nỗi khổ bằng bên Nhật bên những vùng bị bão cát sa mạc như Izaen.. vv... Đành lòng chấp nhận vậy.

         Vâng! Đấy là nói về thời tiết. Còn trước báo có một cơn BÃO LÒNG còn dập mạnh hơn mà mọi người còn chưa có tính hay không có tính được cấp độ? Ấy là Chi cục trưởng kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã dùng súng K59 bắn 4 phát đạn vào bí thư tỉnh ủy sau đó đi tiếp khoảng trăm mét đến phòng ông chủ tịch HĐND kiêm trưởng bạn tổ chức tiếp mấy viên đạn nữa. Sau đó" Người hùng" tự kết liễu mình cũng chính bằng khẩu súng đó. Không biết các đồng chí có mâu thuẫn gì mà hạ sát nhau ghê thế. Có vẻ như là về chuẩn bị công bố sát nhập hai chi cục mà như thế có 1 ông chi cục trưởng sẽ không được làm Trưởng nữa. Ngay trước ngày họp HĐND Của tỉnh. Thật đau lòng. Thật đáng cảnh tỉnh cho nhiều vị lãnh đạo khác. HÃY NHÌN LẠI MÌNH CÓ NÊN THAM LAM QUÁ NỮA KHÔNG??? Xin được chia buồn cùng các đồng chí Yên Bái.

         Tranphu341 rất cảm ơn các bạn đã đến thăm nhà cùng chia sẻ. Trước thềm cơn bão chúc các bạn cùng đại gia đình luôn có nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui lớn cùng sự AN LÀNH. Kính!!!
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tám, 2016, 12:55:15 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #551 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2016, 03:09:24 pm »



              CHUYỆN KỂ VỀ TRẬN BOM TẠI ĐẬP MÃ ĐÀ ĐƯỜNG TRẦN LỆ XUÂN

              300 PHÚT DƯỚI BOM ĐẠN CỦA KHÔNG LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA


         Càng gần trưa thì cái nắng, cái mệt càng tăng lên. Trời đã vào nắng gắt. Ai nấy mồ hôi nhễ nhại. Trên trời có 1 chiếc máy bay VO-10 cữ vè vè lẽo đẽo bay theo lượn vòng đi vòng lại. Cái thằng này hình như động cơ của nó chạy bằng khí trời hay sao ấy mà chẳng thấy nó hết xăng gì cả? Nó vẫn dai dẳng bám theo đội hình lúc xa lúc gần. Tiếng vo vo vủa nó vẫn đều đều vọng từ trên trên cao xuống tưởng như tiếng sáo diều quê mình.

         Mới đầu anh em còn có ý thức e ngại lộ bị mật. Cán bộ các đơn vị nhắc anh em lấy lá ngụy trang và tăng tốc độ hành quân vượt trọng điểm. Mọi người bẻ cành lá gài thêm vào mũ vào ba lô súng đạn. Nhưng ngụy trang có lẽ chỉ là theo cách nghĩ thông thường thôi lấy vì thôi. Địa hình nơi đây giữa rừng đại ngàn màu xanh. Con đường Trần Lệ Xuân rất lớn đất đỏ, đoàn người đông như vậy những bước chân vội càng làm cho bụi đỏ bay lên nhiều hơn. Với trình độ của cái thằng trinh sát chỉ điểm VO-10 kia thì làm sao che mắt được chúng.

         Trời ngày càng nắng rát. Thằng máy bay VO-10 vẫn cứ è è nhằng nhằng. Anh em đã bắt đầu coi thường nó. Kệ nó bay, có nhiều người còn nói tếu: Đúng là thằng VO" mù ". Kệ bố mày, bay mãi hết săng thì rơi là cái chắc con à! Hi hi hi… Đúng là sự lạc quan tếu và sự coi thường địch thật nguy hại. Chỉ ít phút sau đội hình bị trả giá kinh khủng. Mới thấy thế nào là sức mạnh và sự chính quy hiện đại trong hợp đồng của không quân VNCH. Bom đạn đâu phải là trò đùa.


         Lúc này là 10 giờ. Tiểu đội trinh sát dẫn đường và đại đội 3 đã vượt qua được đập Mã Đà. Tiếng vo vo của thằng VO-10 vòng trở lại bám đội hình hành quân. Từ máy bay phụt ra 2 quả đạn nổ bình- bình đúng đỉnh dốc đập Mã Đà đầu đội hình tiểu đoàn bộ. Hai cột khói cuộc lên dựng đứng báo hiệu mục tiêu. Chỉ 30 giây sau ào ào xé gió là 2 thằng máy bay A37 lao đến như là chúng nó nấp chỗ nào đó trên cao. Đợi thằng VO-10 chỉ điểm là nhào ra. Oành- Oành rồi oành - oành những tiếng nổ long trời kèm theo là khói là cát bụi cùng mảnh bom bay rào rào vào đúng khu vực 2 đụn khói chỉ điểm. Hai thằng A37 lượn vòng rồi mỗi thằng lại phóng ra 2 quả bom nữa cũng đúng vào khu vực trước nhưng lui xuống một tý.

         Chết cha! Nó đáng vào đội hình mình rồi chính trị viên ơi! Tôi thảng thốt nói với anh Mận. Mọi người nằm dí xuống đất ngay từ loạt bom đầu tiên. Những tiếng kêu la thất thanh í ới vọng xuống cuối đội hình. Sau loại bom thứ 2 một vài anh em đã chạy ngược trở lại. Có anh em mặt mũi trên người đã loang máu. Tôi kéo anh em vào nói: Đừng chạy, ở nguyên đây đã. Anh Thu nhỏm dậy băng vết thương cho đồng chí bị thương. Bụi bay mù mịt. Tiếng máy bay lại gầm lên. Ngước nhìn lên trời không phải là 2 chiếc mà là 4 chiếc A37 đang lao tới tiếp tục mỗi cái nhả ra 2 trái bom. Bom nổ rền liên tiếp ầm ầm- ầm- ầm cứ thế cứ thế. Cứ như thế. Chúng bắt đầu đánh bom lui ngược trở lại. Mới đầu nhóm chúng tôi nằm ngay cạnh rìa đường ngước mắt quan sát lên phía trước. Khói bụi và mảnh bom đã gần tới vị trí nhóm chúng tôi cuối đội hình. Chúng tôi vất ba lô chạy ngang vào rìa rừng. Cách đó khoảng 10 mét có một cái hố bom to từ bao giờ. Chúng tôi tụt ngay xuống hố. Đang từ bờ tụt xuống thì dầm- dầm, dầm- dầm hai loạt bom ngay cạnh. Đất đá văng ào ào trùm lên chúng tôi. Mảnh bom phạt vào các cành cây cành tre nghe rào rào. Bụi, khói trùm lên kín không còn nhìn thấy gì.

         Mấy phút sau vãn khói, vãn bụi, ai nấy mặt tái mét. Tiếng máy bay vòng ra xa. Tôi và anh Thu ngoi lên ra chỗ nằm lúc trước ý định lấy ba lô và túi thuốc. Trời! Ngay cạnh đó là một hố bom bom loại bom sát thương nên hố không to, nhưng chung quanh những bụi cây bờ cỏ bị băm nát. Ba lô của chúng tôi lỗ chỗ mảnh bom. Tiếng máy bay lại ào đến anh em tôi xách ba lô chạy vội vuống hố bom. Lại ầm- ầm, ầm- ầm tiếp liên tiếp những tiếng bom nổ vào dọc đội hình nơi trục đường.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #552 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2016, 06:13:06 pm »

        
              CHUYỆN KỂ VỀ TRẬN BOM TẠI ĐẬP MÃ ĐÀ ĐƯỜNG TRẦN LỆ XUÂN

              300 PHÚT DƯỚI BOM ĐẠN CỦA KHÔNG LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

          Ngớt đợt bom, tôi ngóc đứng lên thấy vài ba người chạy lại mặt tái mét. Tôi nhận ra Anh Thao đại đội phó đại đội 2. ( Đồng chí Nguyễn Song Thao sau này thi tham gia cuộc chiến bảo vệ biên giớ Tây Nam đã hy sinh ngày 18 Tháng 7 Năm 1978 khi giữ chức Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3. Đồng chí được Đảng, Nhà nước và Quốc hội phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang). Anh Thao cũng nhận ra tôi nói thất thanh: Ông Phú! Bom đánh trúng đội hình trên kia anh em chết và bị thương nhiều lắm. Máy bay lại ào tới, tôi nói mọi anh xuống đây đã. Mọi người tụt xuống hố. Được cái hố bom to dưới hố  khoảng hai chục người nằm chồng đống lên nhau. Anh Mận chính trị viên nói với anh Thao: Đang căng thế này, cả đội hình đang bị bom. Cứ bình tĩnh đã. Anh Thu lấy băng băng vết thương trên trán cho anh Thao. Vết thương nhỏ không nặng lắm.

           Cứ như vậy. Cứ như vậy, hết tốp này đến tốp khác. Hết đợt này đến đợt khác. Chúng huy động cả báy bay C130 nữa. Hết bom sát thương thì chúng dùng bom cháy đốt cây rừng. Lửa bắt đầu bốc cháy. Những cây tre khi được đốt cháy nổ nghe đôm đốp. Tàn cây khói, bụi tung lên làm tăng thêm sự khốc liệt của tàn khốc. Thả hết bom thì chúng bắt đầu bắn đạn 20ly xuống. Diện đánh bom và bắn 20ly cứ rộng ra rồi lại quành lại. Chúng như cầy xới, cầy đi cầy lại, đan đi đan lại. Tiếng súng 20ly trên máy bay bắn cắm xuống đất mới rợn làm sao nghe tiếng rung è è è è từ trên cao là tiếng nổ bùm, bùm, bùm, bùm, dưới đất mỗi loạt khoảng 5 quả. Nghe mà lạnh hết xương sống. Mới đầu cứ nghe tiến è è là tôi nhắm liền mắt lại. Tôi cứ nghĩ cứ tưởng tượng một quả đạn từ trên cao cắm xuống lưng hay cắm đúng hố bom này thì gần 20 người khó có ai sống sót.

           Sợ, thật sợ. Tôi kéo cái ba lô thủng chồng lên lưng. Cái mũ cối trung quốc úp lên gáy và cả cái đài ORIONTON  mà tôi vẫn đeo ấp vào cạnh mặt nữa. Nghiến răng đợt cho hết loạt nổ. Nhưng cứ hết loạt này lại đến loạt khác. Máy bay A-37 kết hợp với máy bay C-130 chúng cứ quần đảo làm chủ bầu trời mà nhằm vào những bụt cây, những tán cây xanh, những bụi tre xanh mà chúng cho là bộ đội chạy trú vào đó. Không có một viên đạn phòng không nào bắn lên. Nên chúng càng tung tăng hơn lúc bay cao, lúc bay thấp ầm ào xé gió thét gào như tăng thêm uy lực trấn áp đối phương.

            Sự căng thẳng kéo dài. Làm cho tôi hết sợ hay sao đấy. Đằng nào cũng chết nếu nó bắn trúng. Trước khi chết thì phải nhìn trời cái đã. Thoáng nghĩ vậy nên mỗi khi máy bay lao xuống cắt bom và bắn 20ly thì tôi lại ghé người mở mắt nhìn trời chứ không nhắm mắt sợ hãi như trước nữa.  

« Sửa lần cuối: 05 Tháng Chín, 2016, 11:46:43 am gửi bởi tranphu341 » Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #553 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2016, 10:22:36 pm »

Chào anh Trần Phú cùng các bác cựu!

Được vinh hạnh quen biết anh Trần Phú đã mấy năm, lại được nghe anh kể cho nghe nhiều trận đánh của sư 341 từ thời chống Mỹ, rồi biên giới Tây nam...Trận bom kinh hoàng này theo em nó đã in đậm trong hồi ức của anh Phú, bởi trong nhiều câu chuyện anh kể, em nhận thấy dường như ký ức kinh hoàng này chưa khi nào thôi ám ảnh trong anh. Vâng còn gì kinh hoàng hơn là nằm phơi mình cho lũ giặc trời rê súng ngắm bắn, nó kinh hãi hơn nhiều nằm chịu trận bom hay pháo. Người chịu trận sẽ nếm đủ các cung bậc sợ khác nhau, từ cứng đờ người cho tới tim như ngừng đập, cảm giác cái mùi thần chết nó đến rất gần... Em cũng từng nằm dưới những trận pháo nên phần nào hiểu được cảm giác chịu trận của các anh. Không biết anh có như em không chứ lúc đó mình cứ cố thu mình lại thật bé để hưởng cái cảm giác tuy vô nghĩa nhưng phần nào đỡ sợ . Rồi nữa cái cảm giác sự sống lúc đó sao mỏng manh thế!!!

Anh tiếp đi ạ, em xin lỗi vì đã chen vào mạch chuyện của anh!

Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #554 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2016, 07:39:36 pm »

            Chào bạn Longtrec! Chào các bạn!

           Tranphu341 rất vui khi lâu rồi mới thấy Longtrecs đến thăm nhà. Đúng như bạn nói trận bom mà Tranphu341 đang kể nó thật sự kinh khủng. Nó là nỗi ám ảnh mãi của Tranphu341 và của những người trong cuộc. Cũng còn thêm may là lúc đó cũng đã là những ngày cuối của tháng cuối cuộc chiến kéo dài 20 năm. Đúng ra quân VNCH cùng cố vấn USA Còn ném 2 quả bom CPU55 chủ tâm tiêu diệt sư đoàn 341 tại mặt trận Xuân Lộc nữa. Cho đến bây giờ những sỹ quan VNCH đang địch cư ở USA cũng vẫn tuyên truyền là 2 trái bom CPU55 đã tiêu diệt toàn bộ sư đoàn 341 khoảng từ 5-10000 ngàn quân giải phóng. Thực sự cũng thật may là 2 trái bom đó không trúng đội hình Sư đoàn 341. Mà hầu như lạc vào giữ khu vực có cả quân ta và quân VNCH.

           Chuyện đã hơn 41 năm nhưng là những người lính. Là những người trong cuộc không thể quên những ngày tháng cam go khốc liệt đó. Nên Tranphu341 xin hồi ức lại để mọi người cùng biết.

           Chúc Longtrec chúc các bạn luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống!
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2016, 08:40:42 am gửi bởi tranphu341 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #555 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2016, 09:39:22 am »



                                                                           GIỚI THIỆU SÁCH

                                                      TỪ BIÊN GIỚI TÂY NAM ĐẾN ĐẤT CHÙA THÁP


          Thưa các bạn!

          Dân Tộc ta có truyền thống quý báu đó là truyền thống Dựng Nước và Giữ Nước. Lịch sử đều được ghi chép, biên soạn thành sách giáo khoa trong học đường để giáo dục nhắc nhớ truyền thống dựng nước, đánh giặc ngoại xâm của các thế hệ Ông Cha cho đời sau.

           Riêng 2 cuộc chiến tranh gần đây tiêu diệt bọn Pôn Pốt - Iengxari bảo vệ biên giới Tây Nam. Làm nhiệm vụ Quốc Tế giúp Dân Tộc Khmer thoát khỏi nạn diệt chủng & Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc chống bọn bành trướng Bắc Kinh thì lại ít được nhắc tới. Cả 2 cuộc chiến tranh đã xa gần 40 năm nhưng có lẽ vì lý do nào đó mà ngay trên học đường, trong sách giáo khoa về lịch sử hiện tại cũng không được ghi chép, không được tuyên truyền và học tập một cách thấu đáo. Nên thế hệ đương đại rất nhiều thanh niên không biết hoặc không hiểu đúng bản chất về 2 cuộc chiến tranh vệ Quốc rất nhiều cam go khốc liệt chống giặc ngoại xâm ở 2 đầu Đất Nước mà chúng ta thế hệ Cha, Anh của họ đã tham gia. Hiện tại những người tham gia 2 cuộc chiến rất nhiều người còn sống, đang làm việc hoặc đã già. Nhưng một vài chục năm nữa theo quy luật họ về hết với Tổ Tiên thì thế hệ sau liệu có biết về 2 cuộc chiến tranh đó? Sự hy sinh to lớn của Cha, của Ông họ cho Đất Nước, cho Dân Tộc có được độc lập tự do trường tồn mãi mãi tỏa sáng?

           Đã có rất nhiều đồng đội viết và kể lại những gì mà họ đã trực tiếp tham gia chiến đấu hay phục vụ chiến đấu trong 2 cuộc chiến trên. Nhất là trong trang mạng Dựng Nước Giữ Nước, chuyên mục Một thời máu & Hoa. Là người lính trực tiếp tham gia cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam từ những ngày đầu tiên rồi làm nhiệm vụ Quốc Tế giúp Campuchia. Tôi cũng đã kể lại cuộc chiến trong chuyên mục ấy với Topic: Tranphu341 đoàn bb Sông Lam - Biên giới Tây Nam và Tranphu341 đoàn bb Sông Lam - Làm nhiệm vụ Quốc Tế. Topic trên đã được rất nhiều đồng đội và bạn đọc hưởng ứng. Từ những tư liệu quý của Topic, bạn Nguyễn Quốc Trung cùng một số bạn nguyên là cựu chiến binh Sư đoàn 341 tại TP Hồ Chí Minh đã kết hợp với nhà xuất bản Tổng Hợp TP hồ Chí Minh biên tập và phát hành thành cuốn sách với tựa đề:

                                                   Từ biên giới Tây Nam đến đất Chùa Tháp.
                                            Hồi ký của Trần Ngọc Phú. ( Tên thật của Tranphu341).

 
            Dự định sẽ phát hành 3 tập. Nay đã phát hành xong tập 1 với 293 trang. Việc phát hành sách trên không phải mục đích kinh doanh mà chỉ mang tính quà tặng để tưởng nhớ, để tri ân những đồng đội và nhân dân đã hy sinh, đã bị thương hay đã đóng góp cống hiến rất nhiều xương máu cùng tuổi trẻ trong cuộc chiến tranh dài đó.

             Hồi ký kể lại cuộc chiến mà trực tiếp Trần Phú trong đội hình của Sư đoàn 341 Quân đoàn 4 cùng toàn quân, toàn dân đã tham gia. Với sự tham khảo chuyện kể của các anh em đồng đội và một số tư liệu lịch sử của đơn vị. Những chuyện chiến đấu, những tên của các đồng đội còn sống hoặc đã hy sinh, những địa danh và những người trong hồi ký đều là chuyện thật, tên thật. Dù đã rất cố gắng nhưng Trần Phú cũng không thể nào kể hết được những gì đã diễn ra trong suốt cuộc chiến dài đó. Rất mong các đồng đội và bạn đọc góp ý. Trần Phú sẽ gửi sách tặng các đồng đội cùng bạn hữu quan tâm. Nhất là các bạn trong lực lượng vũ trang đang ngày đêm canh giữ biển đảo. Canh giữ Đất Trời của Tổ Quốc. Vì số lượng sách không nhiều. Nên Trần Phú không thể gửi tặng hết được các bạn. Trần Phú sẽ đăng tải từng phần để các bạn cùng tham khảo.

            Xin trân trọng cảm ơn!

Ảnh bìa 1.



Ảnh bìa và hình Tranphu341 những năm 1980 chụp tại tỉnh Băctambang CPC



Ảnh bìa 4. Tranphu341 cùng vợ chụp tại san bay quân sự CôngPôngChiNăng 2011 CPC



Logged
nguyenmanhhungf341
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #556 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2016, 09:04:54 pm »

Chào bác phú.bác có khoẻ không.em hưng đây đúng là sức sống mãnh liệt của kỷ niệm và ký ức chiến trường đã tạo nên những trang sách đầy ý nghĩa cho cuộc sống và giáo dục thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử đất nước cha ông. Chúc bác luôn mạnh khoẻ hoàn thành cuốn sách kết nối lịch sử để lứa lính đàn em chúng em ở bgtnam và chiến trường k được nhắc đến.góp niềm vui và tự hào của người lính đã từng trải qua cuộc chiến ác liệt.chấp nhận hy sinh của tuổi trẻ.chào bác, cho em gửi lời chúc sức khoẻ chị nhé!
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #557 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2016, 08:30:05 am »


           Tranphu341 gửi tặng sách cho cán bộ chiến sỹ quần đảo Trường Sa và anh em ccb Sư đoàn 341 tại TP Hồ Chí Minh


Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #558 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2016, 12:08:52 pm »

xuanv338 chào anh chủ. Chào các bác đang tham gia trang. Hôm nay có thể làng M&H chúng ta gọi anh là nhà văn của hồi ức được lắm rồi. Chúc mừng nhà văn lính, chúc mừng ông GĐ nhà hàng Châu Á có tới hai công ty. Đánh giặc giỏi và thương trường cũng giỏi. Giờ còn thêm nghề viết sử thành văn. Tuyệt! xuanv338 xin được chúc mừng anh đã xuất bản cuốn sách đầu tay làm xôn xao lính trận.
Logged
Binh đoàn chi lăng
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #559 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2016, 09:19:09 am »

Chào anh chủ Trần Phú- người lính xuất sắc trên chiến trường,người CCB tận tụy nghĩa tình,Nhà Doanh nghiệp giỏi và bây giờ lại là Nhà văn chúc mừng anh đã ra cuốn sách viết về "cuộc chiến tranh bắt buộc " mà anh từng tham gia,mặc dù em chưa được đọc nội dung cuốn sách nhưng em rất tâm đắc với phần mở đầu đầy ý nghĩa nói lên tâm trạng của nhiều CCB chúng ta :"..Dân Tộc ta có truyền thống quý báu đó là truyền thống Dựng Nước và Giữ Nước. Lịch sử đều được ghi chép, biên soạn thành sách giáo khoa trong học đường để giáo dục nhắc nhớ truyền thống dựng nước, đánh giặc ngoại xâm của các thế hệ Ông Cha cho đời sau.
           Riêng 2 cuộc chiến tranh gần đây tiêu diệt bọn Pôn Pốt - Iengxari bảo vệ biên giới Tây Nam. Làm nhiệm vụ Quốc Tế giúp Dân Tộc Khmer thoát khỏi nạn diệt chủng & Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc chống bọn bành trướng Bắc Kinh thì lại ít được nhắc tới. Cả 2 cuộc chiến tranh đã xa gần 40 năm nhưng có lẽ vì lý do nào đó mà ngay trên học đường, trong sách giáo khoa về lịch sử hiện tại cũng không được ghi chép, không được tuyên truyền và học tập một cách thấu đáo. Nên thế hệ đương đại rất nhiều thanh niên không biết hoặc không hiểu đúng bản chất về 2 cuộc chiến tranh vệ Quốc rất nhiều cam go khốc liệt chống giặc ngoại xâm ở 2 đầu Đất Nước mà chúng ta thế hệ Cha, Anh của họ đã tham gia. Hiện tại những người tham gia 2 cuộc chiến rất nhiều người còn sống, đang làm việc hoặc đã già. Nhưng một vài chục năm nữa theo quy luật họ về hết với Tổ Tiên thì thế hệ sau liệu có biết về 2 cuộc chiến tranh đó? Sự hy sinh to lớn của Cha, của Ông họ cho Đất Nước, cho Dân Tộc có được độc lập tự do trường tồn mãi mãi tỏa sáng?
        CHÚC MÙNG ANH.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM