Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:10:42 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb Sông Lam- Trên chiến trường A ( Phần 5 )  (Đọc 250902 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
cevimetal
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #540 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2016, 07:52:46 am »

Trong room này có bác nào được lên sóng hay nhận ra người quen không  Wink
https://www.youtube.com/watch?v=kS0Gd7UtOOc
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #541 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2016, 12:06:36 pm »

          Chào bạn Nguyenmanhhungf341, bạn Phó Cối, Bạn pb47vp, bạn cevimetal, Chào các bạn!

           Đã qua những chuỗi ngày nóng bỏng của thời tiết khắc nghiệt cùng những nóng bỏng của Quảng Bình, của Vũng Áng Phomosa cũng những sự kiện đau lòng của việc máy bay tập luyện bị rơi, rồi máy bay cứu hộ cũng bị rơi. Làm tổn thất tài sản quý giá của nhà nước của Quân đội. Song làm mất mát những tài sản quý giá nhất đó là những phi công, cùng hàng chục cán bộ sỹ quan quân đội. CHÚNG TA ĐỀU HIỂU RẰNG ĐÓ LÀ NHỮNG TỔN THẤT LỚN, THẬT LỚN. Tổn thất nào? Sai phạm nào dẫn tới không hoàn thành nhiệm vụ đều có những nguyên nhân. Hy vọng rằng Bộ quốc phòng và Quân chủng Không Quân sớm tìm ra những nguyên nhân để mà khác phục. Để mà không có những trường hợp tương tự như thế nữa.

                              Để ngày càng CHÍNH QUY & HIỆN ĐẠI. Đáp ứng yêu cầu nhiệm.

          Thưa các bạn! Thưa những ccb nguyên là LÍNH của những thời kỳ chiến trạnh. Qua sự việc gây tổn thất của LÍNH thời bình. Anh em mình đã từng xông pha nơi trận mạc may mắn còn sống trở về và những người đã hy sinh, những người được trở về mà không trọn ven. Chúng ta không khỏi có những trạnh lòng về việc đối xử của các chế độ chính sách với những người Lính. Nhưng thôi cũng chẳng nên ca thán làm gì vì các cụ đã có câu:" Trai thời loạn, Gái thời bình" mà. Nên bây giờ giữa thời BÌNH mà các đồng đội bị hy sinh vì nhiệm vụ được ưu ái thì chúng ta cũng không nên so bì tỵ nạnh mà làm chi. Có điều đáng ghét là ghét mấy kẻ lợi dụng việc này để quảng bá, để vụ lợi cho chính bản thân họ, doanh nghiệp họ. Chứ thực tâm đâu đã phải là mục đích THIỆN, mục đích CỐNG HIẾN. Nên đã gây phảm cảm. Gây sự đáng ghét.

          Thưa các bạn mấy chục năm rồi, năm nay nhà nước đã nói về sự hy sinh của các chiến sỹ bảo vệ biên giới phía Bắc trên mặt trận VỊ XUYÊN mà cụ thể nhất là sự hy sinh của hàng ngàn cán bộ chiến sỹ trận ngày 12/7/1978. Dẫu có quá muộn, dẫu có quá kém nhưng cũng đã làm anh em mình giải tỏa được phần nào những day dứt những bứt súc, những thiệt thòi mà lẽ ra không đáng có.

          Tranphu341 tôi rất cảm ơn các bạn đã nói, đã tìm hiểu về việc khen thưởng và chế độ HUÂN HUY chương. Đúng ra nếu có thay đổi thì phải thay đổi ở mốc thời gian đó trở đi. Còn mốc thời gian đó về trước thì phải giữ nguyên chế độ cũ mới đúng. Đằng này, đằng này họ có cái gì đó phải chăng là coi thường, phải chăng là coi nhẹ việc công nhận CÔNG LAO CỦA NHỮNG NGƯỜI LÍNH ĐÃ MỘT THỜI TRẬN MẠC ĐỂ CÓ ĐẤT NƯỚC. ĐỂ DÂN TỘC VIỆT CÓ NGÀY HÔM NAY.

           

       
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Bảy, 2016, 08:30:41 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #542 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2016, 04:03:08 pm »

xuanv338 Cb chào anh tranphu341, chào các bác. Trở lại làng xưa thấy bình yên và ấm áp. Một thời gian dài đi khai khẩn miền đất mới. Anh em mình gặp nhau giữa đại dương sóng , gió tròng trành. Đôi lúc còn gắng mình vượt qua sóng dữ. Về đây thấy dịu êm hơn. Những hồi ức lại nhịp nhàng và làng xưa giờ có thêm nhiều bạn mới, xóm xưa lại về lại cùng nhau. Đức Cường, Phươc Khanh, Bob, anhtho - ve tran, các anh lính biên cương. Vãn là những cái tên thân thiện.  Anh em mình lại bắt đầu đảo ngói lại ngôi nhà bấy nay vắng chủ. Chúc anh cũng các anh em đồng đội mạnh khỏe, vui vẻ kể tiếp chuyện ngày xưa.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #543 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2016, 03:18:39 pm »

              CHUYỆN KỂ VỀ TRẬN BOM TẠI ĐẬP MÃ ĐÀ ĐƯỜNG TRẦN LỆ XUÂN

              300 PHÚT DƯỚI BOM ĐẠN CỦA KHÔNG LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

         Thưa các bạn!

         Trong những ngày tháng sôi động hào hùng của chiến dịch mùa xuân năm 1975. Những cán bộ chiến sỹ Trung đoàn 273. Nhất là cán bộ chiến sỹ Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 273 Sư đoàn 341 không thể nào quên được trận bom của không quân VNCH chặn đánh vào đội hình Tiểu đoàn tại khu vực đập Mã Đà trên đường Trần Lệ Xuân ngày 13 Tháng 4 Năm 1975. Khi mà đội hình Trung đoàn 273 đang gấp rút hành quân lật cánh từ Bình Long về chi viện cho mặt trận Xuân Lộc, Long Khánh đang gặp khó khăn.

            Khi đó Tranphu nguyên là trợ lý chính trị tiểu đoàn 1. Hôm nay Tranphu xin được kể lại những tình tiết, những diễn biến trận bom ấy mà theo đài phương Tây và đài phát thanh Sài Gòn lúc bấy giờ đã nói là:" Không quân VNCH đã xuất kích một trận oai hùng nhất, nhiều nhất về số lượt máy bay, dài nhất về thời gian bay và đã tiêu diệt được cả một cánh quân hàng ngàn người của quân Bắc Việt". Thời gian của Trận không kích từ 10 giờ sáng đến đúng 15 giờ cùng ngày. Tổng cộng là 5 giờ đồng hồ đúng 300 phút.

           Sau khi Chơn Thành căn cứ cuối cùng của quân VNCH tỉnh Bình Long được giải phóng. Trung đoàn 273 được lệnh lật cánh chi viện cho mặt trận Xuân Lộc. Khi mà 2 trung đoàn 266-270 cùng các đơn vị pháo binh, các đơn vị trực thuộc phối kết hợp với Sư đoàn 7, Sư đoàn 6 đang chuẩn bị tiến công căn cứ Xuân Lộc. Xuân Lộc - Long Khánh được coi là cánh cửa thép bảo vệ Sài Gòn. Các Tiểu đoàn nhanh chóng hành quân qua chi khu quân sự Chơn Thành khi mà nơi đây đang còn khét mùi thuốc súng. Ngổn ngang súng đạn cùng những trang thiết bị chiến tranh. Những hàng rào dây thép gai tầng tầng lớp lớp bảo vệ chi khu. Một vài khẩu pháo gục nòng, chung quanh hàng đống vỏ đạn. Nhiều xe quân sự trúng đạn chỏng chơ hay còn nguyên bên đường. Những xác địch nằm trên đường hay trên những băng ca phơi trong nắng, đang tiêu hủy trương sình chảy nước vàng, nước đen cùng những đám ruồi bọ bâu quanh. Mùi thối khắm đến ghê người. Mọi người vận động nhanh qua những chỗ đó. Ra ngoài hàng rào của chi khu dân tình tụm năm tụm ba mắt lấm la lấm lét, chỉ chỉ chỏ chỏ xem bộ đội hành quân.

           Có lẽ cả đời họ chưa từng thấy những người chiến sỹ giải phóng nhất là những chiến sỹ giải phóng trong bộ đồ xanh tô châu cùng súng đạn trang thiết bị chính quy đầy mình đang rầm rập hùng dũng hành quân. Gần như là một cuộc diễu binh nhỏ trong ngày đầu giải phóng.

« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tám, 2016, 04:20:12 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #544 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2016, 08:24:10 am »



              CHUYỆN KỂ VỀ TRẬN BOM TẠI ĐẬP MÃ ĐÀ ĐƯỜNG TRẦN LỆ XUÂN

              300 PHÚT DƯỚI BOM ĐẠN CỦA KHÔNG LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

( Tiếp theo)

          Trung đoàn gấp rút hành quân theo đường 13 rồi rẽ vào các chi khu Phước Long, Sông Bé dấu ấn của cuộc chiến vừa diễn ra khỏi lửa của cuộc chiến còn đó. Đội hình Trung đoàn len lỏi hành quân qua các cánh rừng già đại ngàn của miền Đông Nam bộ.

          Gần chục ngày hành quân khoảng ngày 10 tháng 4 năm 1975 toàn bộ đội hình Trung đoàn tới khu vực rừng nứa bạt ngàn. Nơi đây có bưu cục của miền. Được nghỉ ngơi khoảng 2 - 3 ngày. Bộ đội nhận thêm trang thiết bị và vui nhất là được viết thư gửi thư về hậu phương. Gửi trực tiếp cho bưu cục Miền. Lính ta được nghỉ ngơi hồ hởi tìm gặp hỏi thăm đồng hương đồng khói giữa các đơn vị. Những trận chiến khốc liệt cam go của chốt đường 13, của trận cửa mở tiến công Chơn Thành ai sống, ai chết bắt tù binh vv… Chuyện kể thật sôi động. Nghỉ ngơi vui vẻ lại sức. Ngày 13 thánh 4 năm 1975 Toàn đội hình lại tiếp tục hành quân theo phương án. Tiểu đoàn 1 xuất phát hành quân từ 4 giờ sáng. Đường hàng quân không len theo trong rừng nữa mà hành quân theo trục đường đất lớn. Đường Trần Lệ Xuân.

           Nghe nói đây là con đường mà thời xưa Trần Lệ Xuân vợ của ông cố vấn Ngô Đình Nhu em của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Đã cho làm con đường này về kinh tế thì là mở đường vào đại ngàn miền Đông Nam bộ để khai thác quế, gỗ cùng các lâm đặc sản của rừng miền đông. Nhưng về chiến lược thì đây là con đường rất quan trọng về quân sự phục vụ cho việc hành quân thôn tính và kiểm soát vùng rừng núi rộng lớn mà quân giải phóng miền Nam. Những năm cuối của cuộc chiến con đường này hầu như lực lượng quân giải phóng đã kiểm soát.

               Không biết chiều sâu chiều dài của con đường tới đâu nhưng đoạn hành quân này đã gần đập Mã Đà. Bên kia đập là đường nhựa lớn. Hình như bắt nguồn của đường 13 trải thảm nhựa. Ngay tại mặt đường là sân bay dã chiến nhỏ của quân lực VNCH. Đội hình tiểu đoàn 1 lúc này còn hơn 500 người dàn ra đường dài hàng km. Hôm nay đội hình hành quân đại đội 3 đi đầu. Tiếp đến là đại đội 2. Tiếp là Tiểu đoàn bộ, rồi đến đại đội 4. Đại đội 1 đi cuối. Tôi cùng anh Nguyễn Kim Mận chính trị viên phó tiểu đoàn và anh Nguyễn Văn Thu Y Sỹ Tiểu đoàn đi đốc chiến cùng đội hình đại đội 1.

Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #545 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2016, 12:37:20 pm »

Chà! Chuyện đánh nhau của CCB 341 vẫn tuôn chảy như nước sông Lam. Bận rộn đến hai công ty, công việc gia đình mà anh Tranphu341 vẫn không ngừng  mang lửa chiến đấu năm xưa hun lại cho thế hệ trẻ hôm nay. Tuyệt lắm anh ạ.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #546 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2016, 10:11:40 am »


              CHUYỆN KỂ VỀ TRẬN BOM TẠI ĐẬP MÃ ĐÀ ĐƯỜNG TRẦN LỆ XUÂN

              300 PHÚT DƯỚI BOM ĐẠN CỦA KHÔNG LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
           
           ( Tiếp theo)

           Đội hình hành quân lúc đầu đi đúng hàng lối theo quy định. Khoảng cách giữa các phân đội và đại đội thực hiện rất nghiêm. Sau 2 lần nghỉ giải lao mọi người đã thấm mệt. Đội hình hành quân không được như trước nữa. Bắt đầu có hiện tượng người khỏe thì vượt lên, người yếu thì tụt xuống. Hàng lối lộn xộn không giữ hàng hai mà là hàng ba, hàng bốn. Có chỗ anh em còn túm tụm nhau chuyện trò đồng hương đồng khói. Nhất là gặp đồng đội có khiếu nói chuyện kể chuyện thì chỗ đó túm tụm nghe chuyện nhiều hơn.

            Lại được biết chỉ còn một chặng hành quân khoảng 3-4 km nữa là đến chỗ dừng chân. Thêm nữa hôm ở binh trạm các đồng chí quân bưu và cán bộ Miền còn nói: Các đồng chí chịu khó hành quân mấy ngày nữa là sẽ đến rừng chuối, rừng đu đủ, rừng cam rau xanh thì rất nhiều. Đúng là cái thằng nói phét. Rừng cam với lại rừng chuối. Nói như là chuyện cổ tích Tào Tháo xưa không bằng. Tuy rằng không tin, không ai tin nhưng cũng làm cho lính ta háo hức hơn trong việc hành quân.

           Đi đoàn quân cứ đi rầm rập. rầm rập. Bụi đất đỏ cuồn cuộn bay lên cao. Trời đã nắng rát nên bước đi càng có vẻ vội vàng hơn để nhanh tới điểm tập kết. Nhóm đốc chiến hành quân của tôi cùng chính trị viên phó tiểu đoàn  Nguyễn Kim Mận luôn phải đôn đốc nhắc nhở anh em không được tụt tạt. Phải nhanh chóng khẩn chương vượt trọng điểm. Vì được thông bảo khoảng 3 km nữa tới đập Mã Đà là trọng điểm đánh bom của máy bay. Biết là thế nhưng cũng không thể làm thế nào có được hàng lối như lúc đầu được. Các đồng chí hỏa lực như súng 12,7ly, súng dkz hay các hỏa lực. Luôn cần có sự hợp đồng của các số cũng đã không thực hiện hành quân theo nhóm được nữa. Khẩu 12,7ly hay các loại súng hỏa lực nặng nề khác đã rải rác lộn xộn đội hình.

           Thỉnh thoảng trên đường chúng tôi gặp một hai người cán bộ Miền trong bộ đồ đen, đồ xanh vải mỏng vinilon đi ngược chiều bằng xe đạp hay bằng xe honda. Họ đứng sát nề đường nhường cho bộ đội đi qua. Có lẽ trong đời hoạt động cách mạng chưa có bao giờ họ được gặp những cảnh quân ta trẻ trung hùng dũng hành quân giữa ban ngày thế này. Nhìn những người lính hành quân họ vui họ cảm động đến tràn nước mắt vì cái thế của cách mạng đã lớn đã mạnh thật phi thường. Cái sự mong đợi của những người chiến sỹ cách mạng trung kiên đang ngày càng rõ nét. Song gặp ai họ cũng nhắc các anh em phải cảnh giác với máy bay trinh sát nhất là lại tới gần trọng điểm.

           Cán bộ chúng tôi đôn đốc hành quân thì cũng cảm thấy e ngại cho hành quân kiểu này. Nhưng các chiến sỹ thì bỏ ngoài tai những lời nhắc nhở thậm chí có đồng đội còn cười nhạo nói: Đúng là đồ dát chết…
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #547 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2016, 03:34:16 pm »

Cám ơn anh TP đã có lời khen để động viên. Đã lâu rồi Quanvn không đăng bài, nhưng Quanvn vẫn thường xuyên theo dõi trang QSVN và đọc bài của các anh. Cảm giác vui buồn lẫn lộn, vui vì các CCB vẫn khỏe tỏa đi tham gia các trang mạng xã hội khác, buồn vì trang QSVN thiếu vắng những giọng nói thân quen. Bản thân Quanvn thời gian qua cũng bị ảnh hưởng, thành ra lười viết bài.
 Anh TP thân mến! Quĩ thời gian của các CCB ngày càng hạn hẹp, kỷ niệm về đời quân ngũ thì vẫn hàng ngày hàng giờ hiện hữu trong tâm khảm của các CCB thế hệ chúng ta. Hãy viết và kể lại thật nhiều những kỷ niệm mà Quanvn cho là đẹp nhất của cuộc đời, khi chúng ta may mắn được tham gia vào một trong những cuộc kháng chiến vĩ đại nhất của dân tộc.
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #548 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2016, 06:06:11 pm »

xuanv338 chào anh quanvietnam đã tới thăm nhà anh Tranphu341. Cb ghé qua chào các anh và đang chờ các anh viết tiếp hồi ức đời người.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2016, 06:14:42 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
hungcuong341
Thành viên
*
Bài viết: 22


« Trả lời #549 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2016, 07:39:36 pm »

Bác Phú nhớ giỏi quá! Nhất là đoạn D1 hành quân qua chi khu Chơn Thành vừa giải phóng 1 vài giờ trước đó. Đơn vị đi qua đoạn đường 13 thấy 2 bên đường là 2 dãy xác lính ngụy nằm thành dãy dài mấy trăm mét. Đây là xác lính ngụy được tập hợp cb chờ máy bay chở về nghĩa địa nào đó. Nhưng vì quân ta đánh nhanh quá, chúng chạy mất dép nên để lại số xác này... bọn mình phải chạy thục mạng bở hơi tai để hành quân qua vùng đó vì không thể thở được vì mùi xác chết đó...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM