Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:58:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb Sông Lam- Trên chiến trường A ( Phần 5 )  (Đọc 250559 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #400 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2015, 06:34:50 pm »

             Chào các bác!

             Tối qua thứ 7. Tranphu341 có ý đến câu lạc bộ 19c Ngọc Hà để giao lưu cùng anh em. Thứ 7 trước đám cưới con trai Tranphu341 trùng với chuyến thăm Quảng Trị của các bác Ngọc Hà nên hôm nay Tranphu341 có chai rượu, có quả nem đặc sản của Tỉnh nhà Thái bình để sẻ chia chung vui với anh em. Nhưng mà thật "Đen" có thể do TRỜI MƯA NHIỀU THỨ 2 LÀ CÓ THỂ CÁC BÁC MỚI ĐI XA VỀ NÊN NGỌC HÀ TỐI NAY VẮNG BÓNG CÁC BÁC CỰU. Tranphu341 gọi cho bác Thái Minh Hùng thì bác Hùng nói đang ở tận cử Ba Lạt giữa Thái Bình và Nam Định. Đang giao lưu với anh em thoảng trong máy vọng tiếng sóng biến và tiếng hát của những bài ca đi cùng năm tháng.

              Tranphu341 đành lòng ngồi đợi đến đúng 19h30 cũng không thấy bác nào đành lòng gọi 1 cốc bia uống cạn rội lại mang rượu, mang nem về. Tự nghĩ Coi như đã đến gặp anh em.

               Thưa các bác! Sáng nay Trung đoàn 273 tổ chức gặp mặt kỷ niệm 43 năm ngày thành lập trung đoàn khu vực Hà Nội. Tranphu341 và Hoàng Quốc Lập lên giao lưu cùng anh em.


                Một vài hình ảnh về ngày vui gặp mặt:


Nguyên Đại Tá Đản khai mạc buổi lễ




Nguyên Trung đoàn phó Đại Tá Chu Đức Hùng sơ lược Tiểu sử của Trung đoàn 273




Nguyên Đại Tá Lê Tiến Hạt Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu đoàn 1 phát biểu




Nguyên Trung đội Trưởng Minh Pháo hôm nay là Thử trưởng của các CCB TRUNG ĐOÀN 273




Các đại biểu chụp hình kỷ niệm




Tranphu341 với nguyên chính trị viên Tiểu đoàn 4 Phạm văn Ngữ




Một số hình ảnh của các ccb.










Hùng Cường nguyên Trinh sát Tiểu đoàn 1 cũng từ Hòa bình về dự














Đại Tá Lê Tiến Hạt. Năm 1975 giữ chức vụ Trung đoàn phó Trung Đoàn 266 của Sư đoàn 341. Đã trong mũi chọc sâu cùng các Tiểu đoàn đánh chiếm Dinh Tỉnh Trưởng Long Khánh trong trận chiến Xuân Lộc. Cửa ngõ Sài Gòn.








« Sửa lần cuối: 03 Tháng Tám, 2015, 10:11:17 am gửi bởi tranphu341 » Logged
hungcuong341
Thành viên
*
Bài viết: 22


« Trả lời #401 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2015, 11:55:15 am »

Cảm ơn bác Trần Phú đã đưa tin và ảnh về cuộc gặp mặt kn 43 năm ngày thành lập E273 của  chi hội CCB E273-F341 tại Hà Nội thật đẹp, thật ý nghĩa và kịp thời..Xin chúc bác vững tay bút, ngày càng có nhiều tác phẩm hay, ý nghĩa...
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #402 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2015, 07:30:53 am »

xuanv338 xin chúc mừng cuộc gặp mặt đầy ắp tình đồng đội của anh Tran Phú. anh Hoàng Quốc Lập 341 Thái Bình. cùng các anh CCB 341 Hà Nội. ANh có tấm hình chụp với anh Hoàng Văn Ngữ rất đẹp. Anh Quốc Lập lúc nào cũng tươi như giờ phút mừng chiến thắng vậy. xuanv338 chúc sức khỏe các anh.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Tám, 2015, 09:03:54 am gửi bởi xuanv338 » Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #403 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2015, 03:39:13 pm »

Chào các bác cưu :

Bận rộn với công việc gia đình nên không vào MVH thường xuyên được bác Tranphu ah. Hôm rồi mới biết bác tổ chức cưới cho con trai , có rất đông anh em CCB khắp miền về chung vui, điều đó thật hạnh phúc. Anh nguyễn văn thắng 341ht cũng ra dự đám cưới và có chụp hình đưa lên fb nên anh em đồng đội nói chung và ĐC cũng đã biết.
Mong hai cháu và đại gia đình ta mạnh khỏe , hạnh phúc . Thành đạt trong cuộc sống.
Đức cường và phan tiên Sinh vẫn gặp nhau thường xuyên. Phan Vượng đã vào năm học mới nên bận rộn với công việc nhà giáo hơn.
Hôm chủ nhật vừa rồi ĐC và phan Vượng tiễn đưa NYCL vào Nam. Bạn đấy về họp lớp tại Thanh hóa.

Thân ái.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #404 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2015, 01:11:33 pm »

               Chào bạn hùngcường341, bạn xuanv338, bạn Đức Cường, chào các bác! Tranphu341 cảm ơn các bác đã đến thăm nhà cùng chia vui với Tranphu341.

               @ Đức cường như vậy là bạn mới có cuộc gặp với NYCL. NYCL như vậy là mới ra Bắc vậy mà kín tiếng quá. Mấy hôn trước NYCL Có gọi cho Tranphu341 nhưng mình lại cứ nghĩ là NYCL đang ở Sài Gòn chứ không biết là NYCL đang họp lớp ở Thanh Hóa. Tranphu341 chúc các bạn đã có cuộc gặp gỡ cùng nhiều những kỷ niệm XƯA - NAY Thật đẹp, thật đáng nhớ.

                @HùngCường341 Tranphu341 cũng rất cảm phục bạn. Bạn đã cùng Nghị Lính 20 Tring sát Trung đoàn từ Hòa Bình về dự ngày gặp mặt tiếc rằng hôm đó Tranphu341 không chụp đượn hình của Nghị

                 @ cô em xuanv338 vẫn hay vắng nhà chắc có nhiều việc bận. Xuanv338 cũng đang còn " NỢ" Anh em VMH nhiều nhiều đấy nhé. Nợ nhiều quá anh em sẽ tính lãi đấy hi hi...


                  Hôm Tranphu341 xong việc ở Hà Nội về cùng mấy người cháu. chuyện trò bi bô một lúc rồi các cháu quay ra ngủ. Giấc ngủ thật ngon thật đẹp của trẻ thơ. Xin tặng các bạn.








« Sửa lần cuối: 06 Tháng Tám, 2015, 01:16:57 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #405 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2015, 10:29:05 am »



                Chào các bác!

                Tranphu341 gửi tặng các bác 1 gương mặt của người lính 341 năm xưa. Dân "Hà Thành" chính hiệu.




Nếu lên Hà Nội thì nhớ đừng có mà" động " những người cự binh này hi hi





Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #406 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2015, 07:39:05 am »

               Chào các bạn!

                Hôm nay xem lại Phần 5 "Chiến trường A" của Tranphu341, như vậy là Tranphu341 đã dừng viết chủ đề chính của Topic tròn 1 năm. Để tiếp mạch bài viết. Chàng tân binh Tranphu341 lại tiếp tục cuộc hành quân về đơn vị. Rất mong được các bạn đến thăm nhà và hưởng ứng, cổ vũ cho chàng tân binh năm nào.

                  Xin trân trọng cảm ơn!


            Tiếp bài viết Phần 5:

             Đoàn tân binh chúng tôi bước nhanh như thể vừa đi vừa chạy gằn theo người cán bộ tuyển quân. Những người thân đưa tiễn người thì đi bộ, người thì đi xe đạp chậm, hoặc dắt theo xe đạp vẫn cứ lẽo đẽo bám theo sau. Tôi quay lại vẫn thấy chị tôi đang đứng bên cái xe phượng hoàng xích hộp màu rêu. Một tay chị giữ ghi đông xe. Một tay chị đưa lên chắc là lau nước mắt. Tôi giơ tay cao ra hiệu tạm biệt. Không biết chị có nhìn thấy tôi trong đoàn quân xa dần bụi mù đã giảm tầm nhìn. Những người đưa tiễn rồi cũng vơi dần, vơi dần. Tôi bước dấn lên theo kịp mọi người, trong lòng, trong đầu nặng triũ những nghĩ ngợi mông lung.

            Người cán bộ tuyển quân đi chốt sau đoàn đeo cái xắccốt màu đen trông già dặn nhất trong tốp cán bộ, bây giờ mới nói to: Các đồng chí tân binh chú ý. Quãng đường còn dài. Đề nghị các đồng chí tăng tốc độ hành quân. Đây là buổi hành quân về đơn vị, nhưng cũng là buổi tập rèn luyện thể lực. Các đồng chí “vận động”. Anh em chúng tôi không biết không hiểu cái nghĩa “vận động” là gì. Mọi người đang tự hỏi, tự thắc mắc thì thấy tốp anh em dẫn quân chạy theo kiểu chạy gằn. Đồng chí dẫn quân thấy anh em chúng tôi vẫn đi bình thường bèn nói to: Chạy lên, chạy nhanh lên các đồng chí ơi, chạy đi, vận động đi, nhanh, nhanh, nhanh.  À, ra thế. Đây có lẽ là từ quân sự đầu tiên mà tôi, hay chúng tôi được học. Tiếng bước chân lộp bộp chạy dồn. Đoàn quân tăng tốc độ làm bụi mù cuộn lên. Khổ nhất cho chúng tôi là những người đi cuối hàng nên hít bụi thật nhiều. Chúng tôi có lẽ cũng chỉ vận động được vài trăm mét, ai nấy mặt đỏ tía tai. Tim tôi đập thình thịch. Rồi không còn tiếng bước chân chạy nữa. Mọi người trở lại đi bộ bình thường.

              Đi. Chúng tôi đi dọc theo đường Quốc lộ số 10. Qua cầu Đống Năm tới km mét số 8 thì rẽ vào đường đất nhỏ liên xã, hai bên đường là cánh đồng lúa đã chín vàng. Trời nắng chiều oi nồng không gió, mùi lúa chín thơm lừng. Cái nóng nực do hành quân đi bộ chưa quen làm ai nấy mồ hôi ướt đẫm. Đoàn quân lại đi xuyên ra đường 39. Con đường Quốc lộ từ Thái bình nối dài vượt qua sông Luột, sang tỉnh Hưng Yên ra Phố Nối lên tới Hà Nội. Đây là Phố Tăng. Địa danh này có hơn chục nhà bám mặt đường. Nơi đây, mấy năm nay trở lên sầm uất, đông vui, đang nổi danh vì có các Chuyên gia Liên Xô cùng Đoàn địa chất 36 tổ chức khoan thăm dò dầu khí. Cái tháp khoan đồ sộ cao vút. Kho tàng, máy móc, khí tài ngổn ngang. Nghe nói Thái bình có mỏ dầu, trữ lượng lớn lắm. Nhưng vì chúng ta đang có chiến tranh nên chưa thể khai thác được. Đấy là nghe các cán bộ nói trong các buổi họp, học chính trị khi nói về Đất nước ta giầu và đẹp. Trời đã về chiều. Chúng tôi như vậy là đã hành quân được khoảng 3 tiếng. Đoàn quân không bám được nhau như trước nữa mà kéo dài lê thê, trang phục lôi thôi mỗi người mỗi kiểu. Người thì đeo ba lô cũ, người thì xách túi vải, túi giả da, người đi dép cao su, người kéo lê dép nhựa, người đi giầy, những đôi giầy bảo hộ lao động màu xanh cũ kỹ. Vì số tân binh này chủ tất cả là công nhân, các ngành nghề khác nhau. Đồng chí dẫn quân cho đội hình dừng lại nghỉ giải lao, thu đội hình. Lúc này ai cũng đã mệt, đã đói. Tôi sực nhớ ra cái ổ bánh mỳ kẹp thịt nguội được phát trước lúc hành quân. Mọi người lấy bánh ra ăn. Bánh mì khô không khốc. Không biết là do có sự báo trước hay sao mà có rất đông các mẹ, các chị, các em tay xách ấm, tay cầm bát cầm chén ùa ra mời chúng tôi. Có mẹ còn mang cả chuối, cả khoai lang luột mời mọi người. Ôi! Vui, thật vui mọi người đang khát nước. Tiếng các mẹ hỏi thăm, tiếng các cô gái cười vui với ánh mắt lúng liếng và các em nhỏ chạy đi chạy lại rứu rít mang nước, mang quà đến cho từng người. Thoáng nhìn các mẹ ai cũng nước mắt chảy dài ân cần chuyện trò mời chúng tôi ăn. Mời chúng tôi uống nước vối, nước chè xanh. Chúc chúng tôi ra trận lập chiến công và gặp nhiều may mắn. Đây là lần đầu tiên trong đời và đời quân ngũ tôi đón nhận được tình cảm "Quân- Dân cá - nước". Mặc dù chúng tôi là lính, nhưng chưa được khoác áo lính. Cái tình cảm đầu tiên này nó là dấu ấn mãi không thể quên được trong suốt cuộc đời quân ngũ của tôi.

                  Nghỉ ngơi ước được khoảng 15 phút. Tiếng người dẫn quân lại vang lên lang lảnh: Giờ giải lao đã hết. Các đồng chí tiếp tục hành quân. Mọi người lục tục đứng dậy nhanh chóng bắt tay các mẹ, các em, cái bắt tay câu chào thật bịn rịn. Những lời chúc xen lẫn những lời nói, lời hứa vui vội vàng: Mẹ giữ em cho con Mẹ nhé, hoặc: Đợi anh em nhé. Tiếng đùa vui giữa những chàng tân binh và các mẹ, các chị, các em gái cùng các cháu nhỏ. Cái mệt đã tan đi đâu hết. Mọi người lại lên đường. Chuyện trò dộ lên râm ran. Đi. Đoàn quân lại tiếp tục đi. Đã qua khu Voi Đá Ngựa Đá. Nơi này không biết là nơi thờ tự vị Tướng thời nào mà có cả Voi, cả Ngựa cùng những người lính hầu trước cửa miếu thờ. Tất cả đều được làm bằng đá tảng rất lớn, hình như đây là xã Chương Dương. Trời tối mờ rồi tối hắn thì đến được thị trấn huyện Tiên Hưng. Như vậy là chúng tôi đã đi được khoảng 20 km mét. Đoàn quân rẽ qua cầu Đình Thượng, được chia làm mấy hướng chắc là về các đơn vị khác nhau. Nhóm của chúng tôi có 5 người đi tiếp theo bờ đê có những cây nhãn già cỗi hai bên. Những bộ rễ của cây nhãn già trồi cả lên mặt đê, đi không quen rất hay bị vấp. Địa danh này tôi biết. Nếu cứ thẳng theo bờ đê thì tới các xã Lô Giang, Chi Lăng, Hòa Bình, Thống Nhất. Xã Hòa Bình đang có nhà máy đóng thuyền mà mấy năm trước bố tôi cũng làm việc tại đó. Tôi thường hay sang để mua những mùn cưa, phoi bào, củi vụn về làm đồ thổi cho gia đình, nên tôi rất rõ về khu vực này.

                  Tôi bước nhanh theo kịp người dẫn quân và hỏi: Như vậy là mình về đơn vị nào? Xã nào hả thủ trưởng? Đồng chí dẫn quân còn trẻ cũng không biết hiện đang là chức vụ gì, quân hàm gì? Anh quay sang hỏi tôi ở vùng này à. Tôi nói: Tôi không ở đây nhưng vùng này thì tôi biết. Người dẫn quân nói: Anh em mình về Đại đội 5 của Tiểu đoàn 817 hiện đang đóng quân tại xã Lô Giang. Như vậy là chúng tôi phải hành quân khoảng 2 km mét nữa. Mệt, đã rất mệt cùng đói. Đi khoảng hơn 1 km mét chúng tôi rẽ vào làng. Vòng vèo ngõ xóm một lúc rồi tới một nhà dân. Ban chỉ huy Đại đội 5 đang đóng tại đây.


« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tám, 2015, 09:55:02 am gửi bởi tranphu341 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #407 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2015, 06:33:02 am »

xuanv338 chào anh chủ nhà đoàn bộ binh sông Lam anh Hùng. Vậy là người đọc lại được bắt đầu bằng những hồi ức của anh lính trẻ tiểu đoàn 817 đóng quân ở Lô Giang, Đông Hưng Thái Bình. Không biết tiểu đoàn của anh có phải thuộc E 51 tỉnh đội Thái Bình? xuanv338 nhập ngũ trước anh 9/71. Khi ấy tiểu đoàn của xuanv338 đã có phiên hiệu số 919 E 51. Đơn vị nhập ngũ trước xuanv338 có phiên hiệu 918 cũng đóng quân tại Lô Giang. Tiểu đoàn 918 có hai người bạn lính cùng làng với xuanv338. Trong phần 3 "Có một cuộc đời" xuanv338 có câu chuyện về anh lính cùng làng ở 918. " tựa đề" Chuyến tàu trưa đã xa" Vậy Lô giang là một địa bàn dành cho huấn luyện của lính trước khi vào trận. Cảm ơn anh lính 817 đã bắt đầu trang hồi ức. Mọi người đang chờ đọc tiếp những ngày sau ở Lô Giáng. Chúc anh khỏe, viết khỏe
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #408 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2015, 09:03:27 am »


               Chào xuanv338, chào các bác!

              Tranphu341 rất vui khi các bạn đến thăm nhà cùng chia sẻ về những ngày đầu đời lính. Những chàng trai, những cô gái những năm tháng chiến chinh đó đã tạm từ bỏ bút nghiên, học đường, từ bỏ ruộng đồng những cánh đồng 5 tấn hay như Tranphu cùng đợt tân binh này thì là từ đủ các ngành nghề để tăng cường cho quân đội.Có lẽ năm 1972 là năm số lượng các trường đại học, các sở giáo dục, giáo viên, sinh viên, các công nhân của các cơ quan được tăng cường vào quân đội nhiều nhất. Nhiều người nói năm 72 là  năm Tổng động viên. Nhưng theo Tranphu341 thì không phải vậy. Mà đơn giản năm 72 chỉ lấy quân nhiều. Có lẽ chiến trường Quảng Trị làm ta tốn quân nhiều quá chăng?

              @ xuanv338! Tranphu341 nói rồi mà, đơn vị Tranphu341 ngày đó là Tiểu đoàn 817 thuộc Trung đoàn 8, Trực thuộc Quân Khu Tả Ngạn. Chứ không phải là Trung đoàn 51 của Tỉnh Thái Bình. Những năm tháng đó Quân khu Tả ngạn có 2 Trung đoàn huấn luyện quân tăng cường là Trung đoàn 5 và 8. Trung đoàn 8 Sau này khi Quân khu phát triển cấp sư đoàn 395 thì Trung đoàn 8 là Trung đoàn nòng cốt đầu tiên. Hiện Trung đoàn 8 đang đóng quân tại Tiền Hải Thái Bình.

                  MỘT LẦN NỮA XIN CẢM ƠN XUANV338, CẢM ƠN CÁC BẠN. CHÚC CÁC BẠN LUÔN CÓ NHIỀU SỨC KHỎE CÙNG NHIỀU NIỀM VUI CUỘC SỐNG!
Logged
hạnh phin
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 956


. eBB 567 - Đoàn 982 .


« Trả lời #409 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2015, 11:39:55 am »




           
              @ xuanv338! Tranphu341 nói rồi mà, đơn vị Tranphu341 ngày đó là Tiểu đoàn 817 thuộc Trung đoàn 8, Trực thuộc Quân Khu Tả Ngạn. Chứ không phải là Trung đoàn 51 của Tỉnh Thái Bình. Những năm tháng đó Quân khu Tả ngạn có 2 Trung đoàn huấn luyện quân tăng cường là Trung đoàn 5 và 8. Trung đoàn 8 Sau này khi Quân khu phát triển cấp sư đoàn 395 thì Trung đoàn 8 là Trung đoàn nòng cốt đầu tiên. Hiện Trung đoàn 8 đang đóng quân tại Tiền Hải Thái Bình.
                


            Xin chào bác  Tranphu341.  em nghe bác nói đơn vị của bác thuộc Quân khu Tả ngạn... em mừng... muốn nhận làm " Quen ", vì năm 1975 em cũng có một thời thuộc Quân Khu Tả Ngạn,  có phải f 395 được đổi từ 325b mà thành phải không bác...Huh...

           Bác  Tranphu341,  bác còn nhớ phỏ et của 431 những năm 76 -78 là bác nào không?    em tặng bác   Tranphu341  bức ảnh này xem bác có nhận ra ai không nhé..Huh.. Đành rằng đã mấy chục năm cố gắng lắm mới nhận ra đấy...Huh,,,, bác Tranphu341  cố gắng nhé.....

      



« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2015, 11:48:08 am gửi bởi hạnh phin » Logged

 
                            Hành khúc Trung Đoàn 567 anh hùng.
        
                    [youtube]3APFXOR68MI[youtube]
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM