Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:43:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung  (Đọc 27812 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #20 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2014, 09:45:18 am »

Thực tế là viện trợ của Trung Quốc và Liên xô cho Việt Nam từ năm 1972 trờ đi đã giảm hẳn. Tuy bị những áp lực, cản trở bên ngoài tác động trực tiếp như vậy nhưng quân và dân Việt Nam vẫn tiến công địch giành thắng lợi lớn vào năm 1972, đẩy ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn đến trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn, đẩy Oa-sinh-tơn thêm sa lầy nghiêm trọng ở Việt Nam.

Ngay sau chuyến đi thăm Trung Quốc và ký Thông cáo chung Thượng Hải, tháng 4 năm 1972, Mỹ quyết định ném bom trở lại và thả thủy lôi phong tỏa các cảng sông, biển của miền Bắc Việt Nam; tăng cường lực lượng và phương tiện chiến tranh, liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân quy mô lớn ờ miền Nam Việt Nam; đồng thời tuyên bố hủy bỏ kế hoạch ký tắt Hiệp định Pa-ri dự định vào tháng 10 năm 1972.

Ngày 5 tháng 12 năm 1972, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đã '"bất ngờ’ chuyển tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bản Tuyên bố của Ngoại trưởng Kit-sinh-giơ nói rằng:
'Đàm phán đã đến lúc có hiệu quả nghiêm trọng; Bắc Việt Nam đòi Mỹ hoặc trở lại Hiệp đinh cũ, hoặc nhận một Hiệp định xấu hơn, Mỹ không thề chấp nhận cả hai điều kiện đó. Nếu Việt Nam cứ giữ lập trưởng đó thì đàm phán đứt quãng và Mỹ sẽ có mọi hành động bảo vệ nguyên tắc của mình''  (1.)
Mười ba ngày sau đó, hành động "bảo vệ nguyên tắc" của Mỹ đã trờ thành hiện thực. Mỹ đã sử dụng 193 máy bay B.52 (chiếm 48 phần trăm tổng số B.52 của nước Mỹ), hơn 1.000 máy bay chiến thuật, một liên đội máy bay F.111 (cánh cụp, cánh xòe), mơ cuộc tập ki'ch chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng trong suốt 12 ngày đêm (từ 18 đến 29 tháng 12 năm 1972) với cường dộ 729 lần chiếc B.52, 3.920 lần chiếc máy bay chiến thuật yểm trợ, sư dụng 35.000 tấn bom đạn các loại ( riêng Hà Nội: 444 lần chiếc B.52, trên 1.000 lần chiếc máy bay chiến thuật).


Tuy dã dốc toàn bộ cố gắng cho cuộc tập kích lớn cả về quy mô, cường độ và mức độ tàn bạo như vậy, nhưng Mỹ vẫn không thể xoay chuyển được tình hình, mà sự thiệt hại lại quá lớn, 81 máy bay bị bắn rơi (có .34 chiếc 13.52, 5 chiếc F.111); cùng với phần lớn hệ thống thủy lôi phong tỏa các cảng sông, biến ở miền Bắc Việt Nam dã bị vô hiệu hóa.

Bị đòn đau ở cả miền Nam và miền Bắc Việt Nam, Mỹ buộc phải chấp nhận ký "Hiệp định vể chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam". Theo hiệp định, Mỹ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu. phá bỏ các căn cứ quân sự của Mỹ. cam kết sẽ không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt nam.

Đây là thắng lợi to lớn của nhân dân Việt nam và cũng là thẳng lợi to lớn của nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên toàn thế giới.

Phải rút quân khỏi miền Nam, nhưng Mỹ vẫn duy trì đội quân Sài Gòn rất đông, đồng thời Mỹ đã ào ạt đổ vũ khí và phương tiện chiến tranh vào miền Nam, tạo điểu kiện cho chính quyền Sài Gòn tiếp tục chiến tranh, phá hoại Hiệp định. Chúng hô hào tràn ngập lãnh thổ, hành quân lấn chiếm gây nhiều tội ác đối với nhân dân miền Nam Việt Nam. về phía nhân dân Việt Nam, tình hình quốc tế lúc đó có những biến động do mối quan hệ tam giác: Mỹ-Trung Quốc - Liên Xô liên quan đến Việt Nam đã gây ảnh hường bất lợi cho tiến trình kháng chiến.


Phát huy tinh thần độc lập tự chủ, có dự kiến đề phòng bất trắc do tình hình quốc tế có nhiều phức tạp, Việt Nam đã động viên cao dộ sức mạnh vật chất và tinh thần của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, kiên quyết trừng trị quân ngụy Sài Gòn phá hoại Hiệp định Pa-ri, tiến lên giành thắng lợi cuối cùng. Các chiến trường miền Nam vốn liên tục tiến công đánh bại các cuộc hành quân bình định lấn chiếm của quân đội Sài Gòn, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng, đẩy quân Sài Gòn vào thế bị động chiên lược, càng đánh càng thua. Ngược lại, lực lượng cách mạng miền Nam càng đánh, càng phát triển về mọi mặt. Cuối năm 1973, đầu năm 1974, các quân đoàn chủ lực cơ động mạnh của Việt Nam đã lần lượt ra đời sẳn sàng cùng nhân dân miền Nam thực hiện những đòn tiến công quyết, định "đánh cho ngụy nhào", giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Chỉ trong thời gian 55 ngày, mở đầu là chiến dịch Tâv Nguyên, kết thúc bằng chiến địch Hồ Chi Minh lịch sử, quận dân Việt Nam đã tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn bộ máy ngụy quân, ngụỵ quyền - tay sai Mỹ. Giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Đại thắng mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đổng đã  dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ nước Việt Nam dân chù cộng hòa đi cám ơn sự giúp đỡ của Chinh phủ và nhân dân các nước đã giành cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Bởi thắng lợi của cuộc kháng chiến này cũng là "thắng lợi của tình đoàn kết quốc tế, Của sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ  nghĩa anh em khác, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào giải phóng dân tộc, của lực lượng dân chủ và hòa bình trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta". Đây là "...một trong những nguyên nhân cơ bản của thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta " ( 38)

"Thắng lợi của nhân dân ta đã đập tan cuộc phản công lớn nhất của tên đế quốc đẩu sỏ chĩa vào các lực lượng cách mạng kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, đẩy lùi trận địa của chủ nghĩa đế quốc,... phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của đế quốc Mỹ ở Đông - Nam châu Á; làm đảo  lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn chưa từng thấy, làm yếu hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của các trào lưu cách mạng của thời đại, đem lại lòng tin và niềm phấn khởi cho hàng trăm triệu người trên trái đất đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội' (39)

Sau khi Việt Nam thắng Mỹ, các nước anh em bè bạn đã gửi điện chúc mừng, nhiều nước còn cử đoàn đại biểu sang mừng thắng lợi với nhân dân Việt Nam. Ngày 1 tháng 5 năm 1975, từ thủ đô Bắc Kinh, Đảng và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã gửi đến Đảng và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bức điện chúc mừng với nội dung: "...thắng lợi cùa các đồng chí đã  mở  ra thời đại mới của nước Việt Nam đã được giải phóng, có ý  nghĩa lịch sử và ý nghĩa quốc tế trọng đại. Thắng lợi của các đồng chí đã cổ vũ hết sức mạnh mẽ tất cả các dân tộc và nhân dân bị áp bức đang đấu tranh, nêu tấm gương sáng chói cho sự nghiệp cách mạng chóng đế quốc của nhân dân  toàn thế giới. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam một lần nữa chứng minh hùng hồn rằng nhân dân một nước, dù là nhân dân một nước nhỏ miễn là dám vùng dậy đấu tranh, dám cầm vũ khí, lấy chiến tranh chính nghĩa chống lại chiến tranh phi nghĩa, không sợ khó khăn, không sợ hy sinh, không sợ vấp váp, kiên trì bền bỉ thì có thể đánh bại được bất kỳ kẻ thù nào tường chừng như hùng mạnh và giành được thắng lợi cuối cùng trong cuộc đấu tranh cho sự nghiệp chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc, giành giải phóng cho dân tộc". Và khẳng dịnh "...sẽ tiếp tục làm tròn nghĩa vụ quốc tế của mình, kiên quyết ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa nhằm củng cô thành quả thắng lợi, thống nhất và xây dựng Tô quốc của nhân dân Việt Nam"(39.1)


Nhưng trên thực tế, Trung Quốc dã không thực hiện những lời hứa hẹn với nhân dân Việt Nam. Trong lúc nhân dân Việt Nam vừa ra khỏi cuộc chiến tranh, kinh tế, văn hóa, xã hội đang gặp rất nhiều khó khăn, đang rất cần sự giúp đỡ của các nước, thì cũng là lúc Trung Quốc tuyên bố cắt hoàn toàn viện trợ, rút hết chuyên gia kỹ thuật về nước, làm cho một số hạng mục công trình công nghiệp, giao thông,... của Việt Nam buộc phải ngừng lại, trong đó có không ít công trình buộc phải hủy bỏ do không có vật tư, máy móc, kỹ thuật. Hơn thế nữa, Trung Quốc còn yêu cầu Việt Nam nhanh chóng thu xếp hoàn trả số lượng "ngoại tệ mạnh" được quy đổi từ những hàng hóa quân sự mà Trưng Quốc đã cho Việt Nam vay theo quy chế "viện trợ hoàn lại", thanh toán sau chiến tranh. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đi vào một khúc quanh nghiêm trọng.
----------------------------------
(1)Tạp chi Quân đội nhân dân, sổ 11-1979, tr. 45

 38-Bài viết của Đai tuớng Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng nhân dịp ngày hội mừng chiến thắng vĩ đại của dân tộc và kỷ niệm lần thứ 85 Ngày sinh của Hồ  Chủ tịch

39- báo cáo chính trị của BCHTU Đảng tại đại hội đại biểu  toàn quốc lần thứ IV , Nxb Sự thật H 1979, tr 6,7


39.1- thế giới mừng việt nam đại thắng .Nxb Giải phóng , Sài gòn  1975 tr 35
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2014, 10:46:29 am gửi bởi vietkieu_cuuquocquan » Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #21 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2014, 01:40:49 pm »

III
MỘT KHÚC QUANH TRONG QUAN HỆ VIỆT - TRUNG

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, đánh dấu một thời kỳ đen tối trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Đó là sự kiện Trung Quốc sử dụng lực lượng lớn quân đội có pháo binh, xe tăng yểm trợ tiến công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Việt - Trung. Cuộc chiến quy mô lớn diễn ra hơn một tháng, thực sự là một lần "xuất quân lớn" của quân đội Trung Quốc vào Việt Nam. Chiến tranh đã làm cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước bị tổn thương nghiêm trọng. Sách báo phương Tây gọi sự kiện này là "Anh em đỏ chiến tranh với nhau"( 39.2). Còn ở Trung Quốc, những năm gần đây đã xuất bản một số cuốn sách thì lại cho rằng cuộc tiến công tháng 2 năm 1979 của quân đội Trung Quốc là "cuộc chiến phản kích tự vệ'“(39.3) nhằm "trừng phạt nặng nề quân Việt Nam'"(39.4), "dạy cho chúng một bài học' (39.5) vì Việt Nam "thực hiện chủ nghĩa bá quyền khu vực"(40.1) "xâm lược Cam-pu-chia"(40.2),... Và cuộc chiến kéo dài sau đó là "cuộc tác chiến phòng ngự tự vệ"' (40.3) nhằm "thu hồi vùng núi Lão Sơn và  Giả Âm Sơn"(40.4)

Đối với nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc thì cuộc chiến tranh là một sự thực đau lòng, vì thế, để nhìn về tương lai không thể không xem xét đúng đắn sự kiện, làm rõ vì sao chiến tranh lại xảy ra?

Năm 1975, sau khi giành được thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân Việt Nam luôn mong muốn được xây dựng đất nước trong hòa bình, song đã phải đốí phó với cuộc chiến tranh trên biên giới Tây-Nam do nhà cầm quyền "Cam-pu-chia dân chủ” gây ra.

Cuối năm 1978, đầu năm 1979, sau khi kiên quyết giáng trả hành động xâm lấn lãnh thổ của quân đội ’'Cam-pu-chia dân chủ", theo lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với các lực lượng cách mạng Cam-pu-chia đánh đổ tập đoàn phản động Pôn Pốt, cứu nhân dân Cam-pu-chia khỏi họa diệt chủng. Ngày 7 tháng 1 năm 1979, Phnôm Pênh hoàn toàn giải phóng, nhân dân Cam-pu-chia thực sự làm chủ vận mệnh của mình. Chỉ hơn một tháng sau, ngày 17 tháng 2 năm 1979, hàng chục vạn quân Trung Quốc đã đồng loạt tiến công vào sáu tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. gây ra cuộc chiến tranh tàn khốc đối với nhân dân Việt Nam. Bằng lực lượng lớn, quân Trung Quốc tập trung đánh vào Cao Bẵng, Lạng Sơn, Lào Cai, Phong Thổ (Lai Châu) của Việt Nam.

Trên hướng Lạng Sơn, Trung Quốc dùng Quân đoàn 43, 54, 55 đánh chiếm Đồng Đăng. Tam Lung, Lộc Bình và thị xã Lạng Sơn.

Trẽn hướng Cao Bằng, Trung Quốc dùng Quân đoàn 41, 42 đánh chiếm thị xã Cao Bằng, mỏ thiếc Tĩnh Túc.

Trên hướng Lào Gai, Trung Quốc dùng Quân đoàn 13, 14 đánh chiếm thị xã Lào Cai, mỏ A-pa-tít Cam Đường.

Trên hướng Phong Thổ (Lai Châu), Trung Quốc dùng Quân đoàn 11 đánh chiếm thị trấn Phong Thổ. Như vậy, Trung Quốc đã dùng chín quân đoàn chủ lực, 2.558 khẩu pháo, 550 xe tăng và xe thiết giáp vào cuộc tiến công Việt Nam.

ở Cao Bằng, quân Trung Quốc tiến sâu vào đất Việt Nam từ 40 đến 45 ki-!ô-mét. ở Lạng Sơn, Làơ Cai, quân Trung Quốc củng tiến sâu vào đất Việt Nam từ 10 đến 15 ki-lô-mét.

Các hướng tiến công của quân dội Trung Quốc ngay trong những ngày đầu đã bị bộ đội địa phương và dân quân, tự vệ Việt Nam chặn đánh. Trong năm ngày (từ 17 đến 21 tháng 2), quân và đân Việt Nam đã đánh thiệt, hại nặng 14 tiểu đoàn quân Trung Quốc, bẳn cháy và phá hủy 140 xe tăng và xe bọc thép. Các trận chiến đấu điễn ra quyết liệt trên hướng Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai. Đặc biệt, các trận chiến đấu ở Đồng Đăng và thị xã Lạng Sơn, quân Trung Quốc với nhiều trung đoàn bộ binh, có xe tăng và pháo binh yểm trợ, chia thành nhiều hướng tiến công đồng loạt. Quân và dân Lạng Sơn đã hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, kiên quyết ngăn chặn các mũi tiến công của Trung Quốc. Chỉ trong ba ngày (27, 28 tháng 2 và ngày mồng 1 tháng 3), quân và dân Lạng Sơn đã đánh thiệt, hại nặng và loại khỏi vòng chiến đấu một trung đoàn, ba tiểu đoàn quân Trung Quốc, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Trước những tổn thất lớn và tình hình dư luận thế giới kịch liệt phản đối cuộc chiến tranh do Trung Quốc gây ra, ngày 5 tháng 3, Trung Quốc tuyên bố rút quân.

Cuộc chiến tranh trên biên giới Việt - Trung diễn ra trong vòng hơn một tháng, được phía Trung Quốc tuyên bố là đã "dạy cho Việt Nam một bài học", "đánh sập huyền thoại vể tài bách chiến, bách thắng của quân đội Việt Nam". Nhưng thực tế thì ngược lại, tờ Nhật báo phố U-ôn Mỹ, số ra ngày 6 tháng 3 năm 1979, dưới đầu đề: "Ai cho ai bài học" đã viết: "Sau khi tính số lỗ lãi của đòn trừng phạt Việt Nam vừa qua của Trung Quốc, thế giới có thể nhất trí rằng: Trung Quốc đã phải rứt khỏi cuộc chiến tranh với uy tín bị tổn thương và mặt mày đầy máu me, thương tích...",

"Trung Quốc chẳng được lợi gì trong cuộc tiến công Việt Nam'” (hãng tin UPI Mỹ ngày 22 -2 -1979) Tiến công Việt Nam, Trung Quốc thực sự đã tiến hành một "cuộc xuất quân lớn" nhằm phá hoại và làm suy yếu Việt Nam, đánh một đòn nặng vào cơ sở kinh tế, vật chất ở  các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam, làm cho Việt Nam mất thế ổn định. Trong tình hình kinh tế vốn đã khó khăn, nhân dân Việt Nam đang ra sức khắc phục những hậu quả của cuộc chiến tranh 30 năm do Pháp và Mỹ tiến hành ở Việt Nam, thi cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động càng làm tăng thêm những khó khăn chồng chất của Việt Nam. Nhiều làng mạc, thị xã bị phá trụi, đường giao thông, các thiết bị sản xuất, các' cơ sở y tế, trường học.... bị phá hoại không hoạt động được. Các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, thị trấn Cam Đường bị phá hủy hoàn toàn. 330 làng bản, 735 trường học, -128 bệnh viện và trạm xá, 41 nông trường, 38 lâm trưởng, 81 xí nghiệp, hầm mỏ, 80.000 héc-ta lương thực và hoa màu bị phá hủy. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân ở sáu tỉnh biên giới bị mất nhà cửa, hàng nghìn người Việt Nam, trong đó chủ yếu là các cụ già, phụ nữ và trẻ em bị chết và bị thương. Tô-rô-van, phóng viên hãng AFP (Pháp) đã tường thuật lại những điều ông đã nhìn thấy ở thị xã Cao Bằng ngày 15 tháng 3 năm 1979, sau khi quân Trung Quốc rút đi: "Một nhóm nhà báo phương Tây đã tìm thấy 38 xác người trong một cái giếng nông, đã rữa, trương lên, xác nọ chồng lên xác kia""những người này bị bắn chết bằng súng AK 47... mà vỏ đạn còn tìm thấy trong cỏ " (40-5)

Ngoài những hành động đó, quân Trung Quốc còn cố tình hủy diệt những công trình văn hóa. Lịch sử trên đất Việt Nam. Hang Pác-bó, nơi làm việc và nơi ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người từ Trung Quốc trở về lãnh đạo cách mạng Việt Nam, một di tích lịch sử thiêng liêng đối với các thế hệ người Việt Nam đã bị quân Trung Quốc phá sập bằng bộc phá. Nhiều nhà bảo tàng ở các địa phương, nơi ghi nhận truyển thống bất khuất của nhân dân các dân tộc sáu tinh biên giới phía Bắc Việt Nam cũng bị phá huy. Lâm Gia Phu, 27 tuổi, quê ờ công xã Tam Ngũ, huyện Tam Nữ Thanh, tỉnh Hồ Nam, là đại đội trưởng đại đội 8 thuộc trung đoàn bộ binh độc lập, bị quân và dân Việt Nam bắt làm tù binh ngày 3 tháng 3 nói rằng: "Chúng tôi đã thấy quân đội Trung Quốc tàn phá làng mạc Việt Nam và nhiều đơn vị của chúng tôi đã lấy cả đồ đạc, tài sản của dân Việt Nam"(1). Tờ tạp chí Mỹ Tuần tin tức, ngày 21 tháng 3 nãm 1979 nhận xét: "điều thực sự mà Trung Quốc muốn là, làm cho Việt Nam bị kiệt quệ cả về quân sự và kinh tế và điều này sẽ diễn ra lâu dài". Có thể thấy rõ điều đó, vì sau khi tuyên bố rút quân, Trung Quốc vẫn đuy trì 12 sư đoàn và hàng chục trung đoàn độc lập áp sát biên giói Việt Nam, thường xuyên gây tình hình căng thẳng, tiếp tục lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam ở mọi quy mô, thực hiện kiểu "chiến tranh phá hoại nhiều mặt”

Những cuộc tiến công, xâm nhập trái phép, những trận pháo kích dữ dội từ phía Trung Quốc sang đất Việt Nam tiếp tục tàn phá nhà cửa, ruộng vườn trên biên giới Việt Nam, Ngày 5 tháng 6 năm 1981, quân Trung Quốc bắn dồn dập hàng nghìn quá đạn pháo và cối các loại sang nhiều khu vực thuộc huyện Cao Lộc, tinh Lạng Sơn, sau đó dùng lực lượng lớn đánh chiếm khu vực bình độ 400 ở phía nam cột mốc 26 thuộc lãnh thổ Việt Nam. Ngày 7 tháng 6 năm 1981. nhiều đơn vị lính Trung Quốc dưới sự yểm trợ của pháo binh, tiến công đánh chiếm một số điểm cao ở xã Lao Chải, huyện Vị Xuyên, tinh Hà Tuyên(2) ... Các cuộc tiến công, lấn chiếm của quân Trung Quốc càng dồn dập hơn vào năm 1984. Từ ngày 5 đến ngày 6 tháng 4, sau khi dùng pháo binh bắn phá dữ dội, hai tiểu đoàn quân Trung Quốc đánh chiếm điểm cao 820, 636 thuộc xã Quốc Khảnh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Ngày 18 tháng 4, hai đại đội quân Trung Quốc đánh chiếm điểm cao 1.250 thuộc huyện Yên Minh, tỉnh Hà Tuyên. Đặc biệt, từ ngày 28 tháng 4 đến ngày 1 tháng 5, Trung Quốc sử đụng Quân đoàn 14 và một số sư đoàn độc lập thuộc Đại Quân khu Côn Minh tiến công các điểm cao 1.545, 1,509, 772, 233, 1.250 thuộc tỉnh Hà Tuyên Việt Nam. Bộ đội Việt Nam đã kiên cường chiến đấu, đánh thiệt hại nặng các lực lượng tiến công, phá hủy 11 trận địa pháo, một kho đạn, 13 xe vận tải và xe kéo pháo... Trong các trận tiến công lấn chiếm này, phía Trung Quốc coi là "...trận đánh tranh giành thu hồi vùng núi Lão Sơn, Giả Âm Sơn...." (41 ).

Phải chăng nơi đây là đất Trung Quốc bị Việt Nam "lấn chiếm", phải thu hồi? Có thể thấy rõ điều đỏ trong lời khai của Uông Bân, một sĩ quan Trung Quốc bị quân và dân Việt, Nam bắt làm tù binh chiều ngàv 28 tháng 4 năm 1984 ở xã Thanh Thủy. huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên. Khi được hỏi: 'Sao anh biết là đã vượt qua biên giới?". Uông Bân trả lời: "Từ 7 giờ tối, ngày 27 tháng 4, tiểu đoàn tôi đã bí mật vượt biên. Tôi nhìn không rõ các vật chuẩn. Nhưng tôi còn nhớ người dẫn đường của cẩp trên chốc chốc lại bảo: "Sắp tới đường biên rồi đấy...", "...vượt qua đường biên rồi đấy". Vả lại, là cán bộ đại đội, tôi đă được phố biến trên bản đồ là phải đánh chiếm một số điểm cao trên đất Việt Nam để tạo thế cho trung đoàn hoạt động". Và khi được hỏi: "...Theo anh, tại sao Sư doàn 40 của anh muốn đánh chiếm một số điểm cao trên đất Hà Tuyên của Việt Nam?"; Uông Bân nói: "Để giành lợi thế khống chế một phần lãnh thổ Việt Nam" và đó là "...phương châm cưỡi lên tuyến biên giới, nhổ các điểm cao”. Rõ ràng, các cuộc tiến công của quân đội Trung Quốc không phải là "thu hồi" các vùng đất đã "mất" do Việt Nam "lấn chiếm"(!). Các cuộc tiến công đó, như hãng AFP, ngày 27 tháng 4 năm 1984 nhận xét: Trung Quốc chủ trương việc gây tình hình căng thẳng tại biên giới như là một phương tiện để gây sức ép nhằm buộc Việt Nam phải thay đổi chính sách.

Chiến tranh phá hoại, lấn chiếm biên giới của phía Trung Quốc kéo dài nhiều năm thực sự là nhằm tiếp tục làm suy yếu Việt Nam.

Khi Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh trên biên giới phía Bắc Việt Nam, ai cũng biết không một nước nào, một chính phủ nào lên tiếng đổng tình với Trung Quốc. Dư luận đều phản đối hành động của Trung Quốc. Các tổ chức quốc tế như Hội đồng Hòa binh thế giới, Liên hiệp Công đoàn thế giới, Liên đoàn Thanh niên dân chủ thế giới, v.v. đều tuyên bố lên án hành động của Trung Quốc. Trong tuyên bố của mình, Hội đồng Hòa bình thế giới khẳng định: Chính phủ Trung Quốc không thế trốn tránh trách nhiệm của họ về hành động vi phạm trắng trợn và đầy tội ác này đối với Hiến chương Liên hợp quốc.

ở  Trung Quốc, ngày 23 tháng 2 năm 1979, một bài báo chữ to xuất hiện trên bức tường Tây Đơn (bắc Kinh) đã viết rằng: "Đưa hàng chục vạn quân sang xâm lược Việt Nam là không phù hợp với luật pháp quốc tế, là một hành động sai lẩm... Cuộc chiến tranh này sẽ chỉ  gây nên những tổn thất rất lớn cho các nhà máy, xí nghiệp, trường học, nhà cửa của nhân dân... Chúng tôi kiên quyết phản đôi cuộc chiến tranh tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam'' (3). Vương Cường, một sĩ quan Trung Quốc khi bị bắt làm tù binh cũng đã nói: "Trước khi đi, cấp trên không nói sự thật với chúng tôi. Là công dân Trung Quôc, tôi phản  đối hành động này" (4.)
Khi phát động cuộc tiến công vào sáu tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, Trung Quốc luôn tuyên bố, Việt Nam là người gây ra xung đột, "lấn chiếm đất đai", "quấy rối biên cương"(5) của Trung Quốc. Thực tế, ViệtNam luôn khăng định tính pháp lý của đường biên giới qua hai Công ước 1887 và 1895 được ký kết giữa Pháp và nhà Thanh Trung Quốc và yêu cầu "giữ nguyên trạng biên giới" do lịch sử để lại. Cần phải khẳng định rằng, biên giới Việt Nam - Trung Quốc được xác định bằng các Công ước Pháp - Thanh là đường biên giới lịch sử được luật pháp quốc tế thừa nhận. Suốt quá trình lịch sử hơn nửa thế kỷ đến trước khi cách mạng hai nước thành công, đường biên giới đó về cơ bản vẫn tồn tại với hơn 300 mốc giới và theo một số nhà nghiên cứu thì đâv là "một trong những biên giới được xác định tốt nhất trong khu vực"( 42.)






------------------------------------


 39.2- Thời báo Niu Y-ooe (Mỹ), ngày 19-2-1979.

 39.(3, 4,5). Sa Lực - Mân Lục, 9 lấn xuất quân lớn của Trung Quốc, Nxb Văn nghệ Tứ Xuyên, 1992. tr  28,41,9

40 .(2, 3, 4). Sa Lực - Mân Lục, 9 lấn xuất quân lớn của Trung Quốc, Nxb Văn nghệ Tứ Xuyên, 1992. tr 40,39,41,29

40-5 Tội ác chiến tranh của bọn bành trưởng Trung Quốc đôi với  Việt Nam, Nxb Sự thật, H 1980, tr. 25,26

1- báo quân dội nhân nhân 16-3-1979

2- nay thuộc tỉnh hà giang

3-Tội ác chiến tranh của bọn bành trưởng Trung Quốc đôi với  Việt Nam, Nxb Sự thật, H 1980, tr. 63.

4- báo quân dội nhân nhân 3-3-1979


42- J. R V Prết-cỏt, Nhũng biên giới của Đông-Nam Á, Nxb. Men Buõc 1977. tr. 60

41-Sa Lực - Mân Lực, 9 lần xuất quân lớn của Trung Quôc, Nxb Vân nghệ Tứ Xuyên, 1992, tr. 29.
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #22 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2014, 02:04:14 pm »

Năm 1949, Cách mạng Trung Quốc thành công; năm 1954, hòa bình được lập lại ở miền Bắc Việt Nam. Cả Việt Nam và Trung Qũốc đều tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội. Quan hệ giữa hai nước là quan hệ hữu nghị trên tinh thần quốc tê' vô sản. Đó là tiền đề để xây dựng một đường biên giới hòa bình. Những tranh chấp nhỏ do việc xâm canh, xâm cư, xây dựng cầu, cống qua sông, suối,... của dân cư hai bên biên giới cũng có lúc xảy ra và có tính chất cục bộ nhất thời. Những tranh chấp đó đã được hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam, Trung Quốc giải quyết trên tinh thần hợp tác và hữu nghị. Có thể thấy điều này qua các sự kiện từ giữa những năm 50. Đó là cuộc hội đàm tại Nam Ninh (Trung Quốc) giữa đại diện các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải Ninh (Việt Nam) (6) với đại diện các tinh Quảng đông. Quảng Tây (Trung Quốc) từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 11 năm 1956 về vấn để biên giới. Trên cơ sở thỏa thuận giữa các tỉnh biên giới, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trao đổi thư từ thống nhất giải pháp xử lý những tranh chấp ở biên gỉới hai nước, vào năm 1957 và 1958. Bửc thư của Trưng ương Đảng Lao động Việt Nam gửi Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 12 tháng 11 năm 1957 nêu rõ: vấn đề biên giớỉ quốc gia phải được giải quyết tuyệt đối phủ hợp với những tiêu chuẩn luật pháp quốc tế, trong đó giải pháp vấn đề phải được xuất phát từ chính phủ hai nước. Phía Việt Nam cũng đề nghị trước khi giải quyết hoàn toàn vấn để phát sinh, cả hai bên phải giữ đúng "nguyên trạng đường biên giới đã được hình thảnh do lịch sử để  lại' và bất kỳ một tranh chấp nào có thể xảy ra về biên giới và các vấn đề lãnh thổ đều phải được giải quyết bằng thương lượng. Tháng 4 năm 1958, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trả lời đồng ý với những đề nghị của Việt Nam. Như vậy, cuộc hội đàm giữa địa phương hai nước, các văn kiện và thư từ trao đổi giữa hai Đảng vừa thế hiện tính nguyên tắc, vừa thể hiện tình hữu nghị của nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc trong vấn đề xây dựng một đường biên giới hòa bình, hữu nghị suốt mấy thập kỷ.

Nhưng kể từ năm 1975, sau thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cùng với việc Pôn Pốt - lêng Xa-ri cho quân tiến công, lấn chiếm biên giới Tây - Nam Việt Nam, tình hình trên biên giới Việt - Trung cũng trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết do các hoạt động xâm nhập vũ trang từ phía Trung Quốc. Trước thực tế đó, phía Việt Nam vẫn kiên trì quan điểm giải quyết vấn đề biên giới bằng thương lượng hòa binh. Trước khi Trung Quốc phát động chiến tranh, ngày1tháng 1 năm 1979, đại diện Vụ Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam trao Bị vong lục, trong đó khẳng định: "Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn quý trọng tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trưng Quốc, mong muốn biên giới hai nước trở thành biên giới hữu nghị'(7).

 Nhưng chỉ hơn một tháng sau đó, Trung Quốc đã dùng lực lượng lớn quân đôi tiến công Việt Nam. Một thực tế nữa cũng chứng minh rằng, cuộc tiến công của Trung Quốc là một cuộc chiến tranh với quy mô lớn, có chuẩn bị. Tháng 8 năm 1978, tình báo Mỹ đã phát hiện sự chuẩn bị tập kết lực lượng quân sự ở Quân khu Quảng Châu của Trung Quốc, gần Việt Nam. Các vệ tinh do thám của Mỹ cũng đã phát hiện nhiều tốp máy bay MIG 17, MIG 21 của Trung Quốc được đưa xuống các sân bay Nam Ninh, Côn Minh cùng nhiều xe tăng, pháo hạng nặng, vả lại, như hãng Ky-ô-đô Nhật Bản (ngày 20-2-1979) nhận xét: "... trong những trận đánh đẩu tiên, quân lính Trung Quốc hình như chỉ gặp quân địa phương Việt Nam".

Như vậy trên biên giới Việt - Trung không hề có lực lượng vũ trang lớn nào của Việt Nam được triển khai gây sức ép đối với Trung Quốc, buộc Trung Quốc phải tự vệ, phải "trừng phạt Việt Nam". Chỉ riêng việc Trung Quốc tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học", "trừng phạt Việt Nam" đã không phủ hợp với tập quán và các quan hệ quốc tế. Nó trái ngược với tuyên bố của Trung Quốc rằng, Trung Quốc "không làm nước lớn siêu cường, quyết không giống như nước lớn siêu cường, dùng vũ  lực hoặc thủ đoạn chính trị, kinh tế, v.v... để xâm lược, can thiệp, khống chế và tước đoạt nước khác "       ( 8 )


Một vấn đề cần làm sáng tỏ là khi tiến hành cuộc chiến tranh ở biến giới, Trung Quốc và cả "Cam-pu-chia dân chủ" đều tố cáo Việt Nam có "tham vọng bá quyền', thành lập "Liên bang Đông Dương”, gây tình hình mất ổn định ở khu vực. Vấn dề này cần được nhìn nhận từ khía cạnh lịch sử. Vào nửa cuối thế kỷ XIX, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia đều bị thực dân Pháp xâm lược, đô hộ. Do điều kiện địa lý tự nhiên và yêu cầu cấp bách của sự nghiệp giải phỏng dân tộc ở mỗi nước thì sự đoàn kết. Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia trong cuộc đấu tranh chung là một đòi hòi tất yếu của lịch sử. Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh đă triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau dó, do chỉ thị của Quốc tế Cộng sản đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Đó là Đảng cũa những người yêu nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia. Lúc đó cách mạng của mỗi nuớc mới ở thời kỳ phôi thai. Việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương đã phản ánh quy luật của cuộc cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo. Chính sách đoàn kết của Đảng Cộng sản Đông Dương cũng rất rõ ràng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng ỉần thứ 6 (11-1939) khẳng định:

"Không một dân tộc nào có thể giải phóng riêng rẽ, vì Đông dương dưới quyền thống trị duy nhất của đê quốc vể chính trị, kinh tế vả binh bị...”, "...sự liên hiệp các dân tộc Đông Dương không nhất thiết bắt buộc các dân tộc phải thành lập một quốc gia duy nhất, vì các dân tộc Việt Nam, Miên (tức Cam-pu-chia), Lảo xưa nay vẫn có sự độc lập. Mỗi dân tộc có quyền giải quyết vận mệnh theo ý muốn của mình''( 42 ). Tuy nhiên, do sự phát triển của điều kiện cách mạng ở mỗi nước, nên năm 1951, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương mỗi nước Đông Dương thành lập Đảng Cộng sản riêng của mình. Mặc nhiên sự gắn bó, đoàn kết chiến đấu giữa các Đảng, giữa các dân tộc vẫn rất cần thiết. Trong cuộc kháng chiên chống thực dân Pháp và kháng chiến chống đế quốc Mỹ, quan hệ giữa ba nước Đông Dương là bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau. Theo thỏa thuận của Chính phủ ba nước Đông Dương, quân tình nguyện Việt Nam đã tham gia chiến đấu ở Lào, ở Cam-pu-chia trong kháng chiến chống Pháp; đường mòn Hồ Chi' Minh trên đất Lào và "đất thánh Cam-pu-chia" đã tạo điều kiện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam,.. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹt ba nước đã tổ chức hai Hội nghị lịch sử:

Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương vào năm 1965Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương vào năm 1970 (cả hai Hội nghị đều do sáng kiến của Quốc trường Cam-pu-chia Nồ-rô-đôm Xi-ha-núc). Tuyên bố của Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương năm 1970 nêu rõ: "Quyết tâm bảo vệ và phát triển tình hữu nghị anh em và quan hệ láng giềng tốt giữa ba nước, trong khí ủng hộ lẫn nhau chống kẻ thù chung cũng như sau này trong việc hợp tác lâu dài xây dựng đất nước theo con đường riêng của mình..."(9)

Thành công của Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương đã được dư luận tiến bộ trên thế giới hoan nghênh và ủng hộ. Ngày 28 tháng 4 năm 1970, Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra Tuyên bố nêu rõ: "Chính phủ và nhân dân Trung Quốc chào mừng nhiệt liệt nhất thành tựu hết sức to Lớn đã đạt được tại Hội nghị cấp cao của nhân dân Đông Dương và bày tỏ sự ủng hộ kiên quyết đối với bản Tuyền bố chung của Hội nghị...", "...các dân tộc anh hùng ở ba nước Đông Dương có một truyền thống cách mạng vẻ vang, đoàn kết chống chủ nghĩa đế quốc. Trong cuộc đấu tranh chung lâu dài chống cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ, nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân Cam-pu-chia kề vai sát cánh bên nhau, vui buồn hoạn nạn có nhau, ủng hộ và cổ vũ nhau và xây dựng được mối tình hữu nghị sâu sắc với nhau'"... (10)

Trong buổi chiêu đãi của Thủ tướng Chu Ân Lai chào mừng bốn đoàn đại biểu của ba nước Đông Dương sau kki Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương lần thứ 2 bế mạc, Quốc trưởng Cam-pu-chia Nô-rôdôm Xi-ha-núc phát biếu:

"Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương nhằm mục đích thực hiện một "bước nhảy vọt" mới, vĩ đại và có tính quyết định trong tinh doàn kết chiến đấu, trong cuộc đấu tranh cần phải mở rộng, thống nhất và phối hợp, cũng như trong sự hợp tác toàn diện sau khi chiến thắng của nhân dân ba nước Khơ-me, Lào và Việt Nam"(11 )có thể  nói, thắng lợi của nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc. Thắng lợi đó đã mở  ra thời kỳ mới trong việc xây dựng và phát triển ở mỗi nước, hòa nhập cùng với khu vực và thế giới. Sau thắng lợi, đường lối đối ngoại của Việt Nam cũng rất rõ ràng, không hề có biểu hiện "bá quyền khu vực" hoặc ý đồ thành lập "Liên bang Đông Dương”. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biêu toàn quốc lần thứ IV năm 1976 nêu rõ:

 "Ra sức bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Lào và nhân dân Cam-pu-chia, tăng cường tình đoàn kết chiến đấu, lòng tin cậy, sự hợp tác lâu dài và giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt giữa nhân dân ta với hai nước anh em, trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyển và toàn vẹn lãnh thổ  của nhau., tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau ".(12)



----------------------------------------------------------
5-Sa Lực - Mân Lực, 9 lần xuất quân lớn của Trung Quôc, Nxb Vân nghệ Tứ Xuyên, 1992, tr 39

6-Hải Ninh tức Quảng Ninh ngày nay

7- báo quân dội nhân nhân 2-1-1979

8- nhân dân nhật báo , ngay 12-1-1983

9- Bảo Quân dội nhân dân, ngày  28-4-1970.

10-11    Bảo Quân dội nhân dân,  ngày 30-4-1970

12báo cảo chinh trị của BCH Trung ươmg Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quỗc lẩn thứ IV, Nxk Sự thật.  H1977, tr. 178. 17

42-Văn kiện Đảng, t.l, Nxb Sự thật, H 1963, tr 62-63, 72-73.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Năm, 2014, 02:14:11 pm gửi bởi vietkieu_cuuquocquan » Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #23 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2014, 02:40:11 pm »

Tổng Bí  thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào Cay-xỏn Phôm-vi-hản đã từng nói về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia rằng:
"Trong lịch sử cách mạng thế giới cũng đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần Quốc tế vô sản. nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết, liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài, toàn diện như vậỵ, hơn ba mươi năm qua mà vẫn trong sáng như xưa - một sự đoàn kết, liên minh bền vững đã phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ và mọi nhân tố chủ quan của từng dân tộc và kết hợp sức mạnh của hai dân tộc cùng chiến đấu và cùng chiến thắng, cùng thực hiện sứ mệnh lịch sử cao cả của mình trước dân tộc và trước phong trào cách mạng thế giới"(43 ). Như vậy, cái gọi là Việt Nam có "tham vọng bá quyền", thành lập "Liên bang Đông Dương" là không có thật. Thực tế, đó chỉ là sự đoàn kết, liên minh xuất phát từ cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung cũng như hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong xây dựng đất nước sau hòa bình, đúng như Trung Quốc đã từng ca ngơi.

Việc Việt Nam đưa quân vào Cam-pu-chia trước hết cần khẳng định, đó là một nghĩa vụ quốc tế cao cả, là một việc làm chính nghĩa, giúp nhân dân Cam-pu-chia khỏi họa diệt chủng. Chế độ "Cam-pu-chia dân chủ' thực chất là một chế độ khủng bố dã man, là chế độ nhằm thực hiện một xã hội trong đó quyền con người bị tước đoạt. Trong phiên tòa quốc tế xẻt xử tội ác diệt chủng của bọn Pôn Pốt - Iêng Xa-ri ngày 15 tháng 8 năm 1979 tại Phnôm Pênh, bản cáo trạng trước phiên tòa nêu rõ:

"Chế độ Pôn Pốt - Iêng Xa-ri thực hiện có hệ thống một kế hoạch tàn sát nhiểu tầng lớp nhân dân với quy mô lớn ngày càng khốc liệt, cưỡng bức di tản cấp tốc nhân dân ra khỏi các thành phố, sau đó tiếp tục xáo trộn có hệ thống nhân dân ờ các vùng nông thôn, làm chết nhiều người, thực hiện một chế độ kìm kẹp nhân dân trong các công xã, cưỡng bức lao động kiệt sức, biến họ thành nông nô, đưa đến hủy diệt họ cả về thể xác lẫn tinh thần". Nhiều hành động giết người man rợ khác đã được báo chí phương Tây mô tả "với những hố chôn người khắp nơi", "sự dã man của chúng còn vượt cả sự tàn bạo của  Hít-le''(44 ).

Theo thống kê, khoảng hơn một triệu người Cam-pu-chia bị giết, hơn nửa triệu người bị đưa đi mất tích, 141.848 người bị tàn tật, 200,000 trẻ em mồ côi. Đó là nạn nhân của các cuộc chém giết, thanh trừng của chế độ Pôn Pốt. Bọn Pôn Pốt — Iêng Xa-ri còn phá hủy 5.857 trường học, 796 bệnh viện, 1.969 ngôi chùa. Việc lật đổ chế độ "Cam-pu-chia dân chủ" của Pôn Pốt là hết sức cần thiết, trước hết là vì lợi ích sống còn của nhân dân Çam-pu-chia. Chính vì vậy, Quốc vương Cam-pu-chia N.Xì-ha-núc đã tuyên bố trên Đài truyền hình quốc gia Cam-pu-chia rằng:

''Nếu họ (Việt Nam) không đánh đuổi bọn Pôn Pốt thì tất cả mọi người (Cam-pu-chia) có thể đã bị chết. Không chỉ riêng tôi mà là mọi người. Chúng (Khơ-me đỏ) đã có thể giết chết tất cả chúng ta, ít nhất thỉ chúng ta cũng đã được sống sót và chính vì điểu này mà chúng ta có thể  nói rằng Đảng Nhân dân Cam-pu-chia đã không mắc sai lầm (khi đề nghị Việt Nam giúp đỡ chống Khơ-me đỏ ), bởi vì nếu chúng ta không được giải phóng khỏi bọn Pôn Pốt thì toàn dân tộc có thể đã bị tiêu diệt" .(Tin kinh doanh , báo cam pu chia  ngày 8 -9-1995)

Chế độ "Cam-pu-chia dân chủ” thi hành chính sách xóa bỏ thành phố, gia đình, chợ búa, tiền tệ, trường học, bệnh viện, chùa chiền, tàn sát trí thức, sư sãi và những người cách mạng chân chính... được chúng coi là đã xây dựng được một xã hội "theo hướng công xã nhân dân". Và có người lãnh đạo Trung Quốc trong cuộc gặp gỡ Pôn Pốt ở Bắc Kinh tháng 5 năm 1975 cũng ca ngợi: Các đồng chí vừa mới giành được thắng lợi huy hoàng, chỉ một đòn mà không còn giai cấp nữa. Chế độ diệt chủng của bè lũ Pôn Pốt đã bị các nước trên thế giới lên án, trừ Trung Quốc. Ngày nay, Cam-pu-chia đã thành lập một Chính phủ theo Hiệp định hòa bình Pa-ri dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc, nhưng các lực lượng Khơ-me đỏ vẫn tiếp tục phá hoại, gây mất ổn định ở trong nước. Nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế hiện nay còn đang tìm cách giúp Cam-pu-chia điều tra đầy đủ tội ác diệt chủng của chế độ Pôn Pốt nhằm lên án và loại trừ hoàn toàn âm mưu quay trở lại của chúng.


Một vấn đề cần làm rõ thêm là việc Việt Nam đưa quân vào Cam-pu-chia có phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc về quyền tự vệ hay không? Điều này hoàn toàn khác về căn bản đối với hành động tiến công của Trung Quốc sau đó vào Việt Nam. Theo phân tích của các luật gia có uy tín trên thế giới, dựa vào Điều 2 và Điều 51 Hiến chương Liên hiệp quốc thì vấn đề trung tâm là vấn đề bên nào khởi xướng "cuộc tiến công vũ trang" và quyền tự vệ chỉ tồn tại để đáp lại những cuộc tiến công vũ trang đã xảy ra. Rõ ràng Pôn Pốt—lêng Xa-ri là kẻ khởi xướng cuộc tiến công vũ trang vào biên giới Tây - Nam Việt Nam ngay từ năm 1975. Họ đã cho quân đổ bộ lên đảo Phú Quốc (3-5-1975), đảo Thổ Chu (10-5-1975), đánh phá làng Sộm (27-12-1975),... thuộc lãnh thổ Việt Nam. Từ 30 tháng 4 năm 1977, "Cam-pu-chia dân chủ" thực sự phát động một cuộc chiến tranh xâm lấn trên toàn tuyến biên giới với quy mô từ hai tiểu đoàn đến ba, bốn sư đoàn. Việt Nam đã kiên trì nhiều lần đề nghị hai bên thương lượng, nhưng phía "Cam-pu-chia dân chủ" không đáp ứng. Trước tinh hình đó, ngày 5 tháng 2 năm 1978, Chính phủ Việt Nam đã tiếp tục đưa ra đề nghị ba điểm với phía "Cam-pu-chia dân chủ":

1.   Chấm dứt ngay mọi hoạt động quân sự thù địch tại vùng biên giới, lực lượng vũ trang mỗi nước lùi sâu vào lãnh thố của mình cách dường biên giới 5 ki-lô-mét.

2.   Tiến hành ngay cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Cam-pu-chia nhằm ký kết Hiệp ước biên giới và Hiệp ước hữu nghị giữa hai nước.

3.   Thỏa thuận về hình thức thích hợp giám sát quốc tế.

Những đề nghị hợp tình, hợp lý đó không được phía "cam-pu-chia dân chủ" đáp lại. Ngày 12 tháng 4 năm 1978, Pôn Pốt trực tiếp bác bỏ đề nghị thương lượng của Việt Nam trên Đài phát thanh Phnôm Pênh. Các cuộc tiến công trên biên giới của quân 'đội "Cam-pu-chia dân chủ" vào đất Việt Nam tiếp tục được đẩy mạnh.
Những hoạt động tiên công lấn chiếm biên giới của "Cam-pu-chia dân chủ" với quy mô lớn trên toàn tuyến biên giới Tây-Nam có nơi sâu vào đất Việt Nam từ 5 đến 10 ki-lô-mét đã gây bao tội ác đối với nhân dân Việt Nam, như những vụ tàn sát đẫm máu ờ Tân Lập, Tân Biên, Ba Chúc, Bảy Núi (Tây Ninh)... Những hành động đó thực sự đã đưa đến "một tình trạng chiến tranh", đe dọa hòa binh, an ninh của Việt Nam, cấu thành tội ác xâm lược mà Liên hợp quốc đã thông qua định nghĩa ngày 12 tháng 4 năm 1970 là "Trước tiên sử dụng lực ỉượng vũ trang có hành động lấn chiếm, tiến công, vượt qua đường biên giới hiện tại do lịch sử để lại". Do đó, Việt Nam hoàn toàn có quyền tự vệ chính đáng. Sau khi đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới, theo yêu cầu của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam đã sang phối hợp với bạn đánh đổ tập đoàn Pôn Pốt. Nhân dân Việt Nam đã cứu nhân dân Cam-pu-ehia khỏi họa diệt chủng là việc làm chính nghĩa.

Việc Chính phủ Công hòa nhân dân Cam-pu-chia được thành lập sau khi chế độ Pôn Pốt bị lật đổ được các nước xã hội chủ nghĩa và nhiều nước trong "phong trào không liên kết" công nhận dã khẳng định sự hợp pháp của Chính phủ đó. Đặc biệt, Hiệp định Hòa bình hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Cam-pu-chia, ký ngày 18 tháng 2 năm 1979 trong Điều 1 ghi rõ: "Hai bên cam kết làm hết sức mình để bảo vệ và phát triển không ngừng truyền thống đoàn kết chiến đấu, quan hệ hữu nghị hợp tác anh em Việt Nam - Cam pu-chia, lòng tin cậy và sự giúp đỡ  lẫn nhau vể mọi mặt trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi"(45 ) đã khẳng định tính hợp pháp về sự có mặt của quân đội Việt Nam ở Cam-pu-chia. Chính phủ Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia sau đó được sự giúp đỡ của nhân dân và quân dội Việt Nam, của các nước xã hội chủ nghĩa, từng bước kiểm soát có hiệu quả đất nước của mình là điều kiện tiên quyết của sự công nhận quốc tế. Sự có mặt của quân đội Việt Nam ở Cam-pu-chia được các phóng viên phương Tây mô tả là "không hể có không khí chiếm đóng", "những người lính Việt Nam hiền lành nói chuyện và giúp đỡ người dân gặp khó khăn',v.v. Để nhận thức một cách toàn diện tính hợp pháp trong hành động của Việt Nam đối với "vấn đề Cam-pu-chia" có thể dẫn lời luật sư R.Vên, Trưởng phái đoàn điều tra của Hội Luật gia dân chủ quốc tế trong cuộc họp báo ngày 8 tháng 5 năm 1979 tại Pa-ri. ông khẳng định:
"Trong giai đoạn đầu quân dội Việt Nam đánh đuổi quân đội Pôn Pốt xâm lấn lãnh thổ Việt Nam, đó là quyền tự vệ chính đáng của nhân dân Việt Nam. Trong giai đoan 2, quân đội Việt Nam giúp lực lượng cách mạng Cam-pu-chỉa giải phóng đất nước. Đó là nghĩa vụ giúp đỡ các dân tộc đấu tranh cho giải phóng dân tộc như đã được nêu-trong Nghị quyết 26-25 của Liên hợp quốc. Hiện nay sự có mặt của quân đội Việt Nam tại Cam-pu-chia là căn cứ vào Hiệp ước hữu nghị và hợp tác dược ký kết giữa hai nước ngày 18  tháng 2 vừa qua"( báo quân đội nhân dân ,ngày 15-5-1979 ).


Người ta đặt câu hỏi: vì sao Khơ-me đỏ ngoài việc thanh trừng, tàn sát đẫm máu những người yêu nước và dân thường Cam-pu-chia lại mở những cuộc tiến công vũ trang có quy mô lớn vào nước láng giềng Việt Nam với những đòi hỏi vô lý về lãnh thổ, đơn phương yêu cầu thay đổi đường biên giới, mặc cho phía Việt Nam yêu cầu giải quyết bất đồng bằng thương lượng hòa bình? Quả thực, ngay từ đầu "Cam-pu-chia dân chủ" đã được sự ủng hộ tích cực của phía Trung Quốc cả về tinh thần và vật chất. Điều đó được ghi nhận thông qua các cuộc trao đổi, viếng thăm giữa lãnh đạo hai nước. Sau chuyến thăm Trung Quốc của Pôn Pốt vào tháng 5 năm 1975, Khiêu-xăm-phon với tư cách là Thủ tướng "Cam-pu-chia dân chủ" đã sang Bắc Kinh tiến hành cuộc hội đàm với lãnh đạo Trung Quốc và ký một Hiệp định về hợp tác kinh tế, theo đó Trung Quốc hứa viện trợ không hoàn lại cho Cam-pu-chia một tỉ đô-la trong vòng năm năm, bao gồm kinh tế và quân sự. Như vậy, theo hãng tin AFP thì số viện trợ đó chiếm hơn một nửa tổng số viện trợ của Trung Quốc cho nước ngoài . Hai năm sau, vào tháng 9 năm 1977, Pôn Pốt thực hiện chuyến viếng thăm Trung Quốc lần nữa và được đón tiếp một cách nồng nhiệt. Trong cuộc hội đàm với những người lãnh đạo Trung Quốc, Pôn Pốt đã khẳng định sự giúp đỡ to lớn của Trung Quốc về quân sự: Từ bảy sư đoàn năm 1975 lên 23 sư đoàn; giúp xây dựng ba thứ quân vả các binh chủng. Tổng số vũ khí mang nhãn hiệu Trung Quốc lên tới 450 khẩu pháo lớn, 294 xe tăng, 1.200 xe các loại, 42 máy bay; Trung Quốc đã cử hàng nghìn cố vấn quân sự  đến Cam-pu-chia.


--------------------------
  43-Cay-xòn Phỏm-vi-han, Xây dựng một nước Lào hòa binh độc lập và chủ  nghia xã hội, Nxb. Sự thật, H. 1978, tr. 9i, 92.

 44-Mai-cơn Mai-ơ-sơn, quyền Giám đô'c Hội đồng hòa bình Mỹ, dẫn theo Báo Quân đội nhân dân, ngày 11-2-1979.

 45- Hiệp ước Hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Cam-pu-chia, Báo Nhân dân 19-2-1979
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #24 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2014, 03:20:17 pm »

Cần phải nói thêm rằng, cùng với sự ủng hộ "Cam-pu-chia dân chủ" của Trung Quốc còn có sự ủng hộ của Mỹ. Kể từ sau khi Mỹ rút ra khỏi Đông Dương, những diễn biến phức tạp ở khu vực- là điều Mỹ mong chờ để làm suy yếu Việt Nam. Chính vì thế, khi vấn đề Cam-pu-chia nảy sinh, người Mỹ đã tận dụng cơ hội để làm cho Việt Nam "chảy máu''. Theo Na-yan San-đa, một nhà nghiên cứu kỳ cựu phương Tây viết trên tạp chí Kinh tế Viễn đông thì: Người Mỹ thích gây ra một cuộc đối đầu mà họ hy vọng có thể làm cho họ 'bẻ gãy" ý chí của giớỉ lãnh đạo Hà Nội ngay dù cho phải mất năm đến mười năm(46 ). Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Ca-tơ lúc đó là Brê-din-xki cho ràng. Mỹ phải có dường lối cứng rắn chống Liên Xô bằng việc "chơi con bài Trung Quốc" chống lại ảnh hưởng Xô-viết ở châu Á. Và "... ở  Đông Dương thì thái độ đó có nghĩa là ủng hộ Trung Quốc và mở rộng ra là ủng hộ Pôn Pốt trong cuộc tranh chấp của họ chống lại Chính phủ Hà Nội"  ( 47). Tại Liên hợp quốc, đại diện Mỹ trong ủy ban về các thư ủy nhiệm của Liên hợp quốc đã bỏ phiếu cho phái đoàn "Cam-pu-chia dân chủ", công nhận "Cam-pu-chia dân chủ" là đại diện hợp pháp của Cam-pu-chia ở Liên hợp quốc.

Mỹ đã đồng tình với việc Trung Quốc giúp Pôn Pốt mở cuộc chiến tranh biên giới chống Việt Nam, do đó bè lũ Pôn Pốt mới cầm quyền ở Cam-pu-chia một thời gian, đã gây ra hàng loạt cuộc tiến công vào biên giới Việt Nam, tiếp tục phá hoại, ngăn cản các giải pháp hòa bình của Liên hợp quốc đưa ra sau đó.

Tất cả những điều đó, việc Mỹ ủng hộ chế độ Pôn Pốt là xuất phát từ ý đồ Mỹ nhằm chống Việt Nam. vả lại, nhân tình hình rối rắm ở Cam-pu-chia, Mỹ cũng xúc tiến âm mưu xâm nhập vào nước này.

Như  vậy, việc Việt Nam kiên quyết giáng trả hành động xâm lược của '’Cam-pu-chia dân chủ" và sau đó giúp đỡ nhân dân Cam-pu-chia thoát khỏi nạn diệt chủng là việc làm chính nghĩa, phù hợp với luật pháp quốc tế, không những bảo đảm nền an ninh của Việt Nam mà còn góp phần bảo đảm an ninh cùa khu vực và thế giới. Việc Trung quốc giúp đỡ và ủng hộ "Cam-pu-chia dân chủ” chống lại Việt Nam thực tế đã không thành công và đó chính là lý do để Trung Quốc "trừng phạt Việt Nam".

Không phải ngẫu nhiên mà cuộc chiến tranh trên biên giới Tây-Nam Việt Nam và sau đó là cuộc chiến tranh trên biên giới phía Bắc Việt Nam được phương Tây gọi là "cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ 3". Cả hai cuộc tiến công đó đều xuất phát từ một âm mưu của Trung Quốc và Mỹ nhằm làm suy yếu Việt Nam.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam toàn thắng. Nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất đã làm phá sản những tĩnh toán chiến lược cùa Mỹ và Trung Quốc về Việt Nam thể hiện trong Thông cáo Thượng Hải năm 1972.

Tháng 10 năm 1975, Kít-sinh-giơ đã gặp Thủ tướng Chu Ân Lai ở Bắc Kinh, sau đó, ông ta đã nói với đại điện của một nước trung lập ở châu Âu ràng: "Còn gì đẹp hơn nếu chúng ta được chứng kiến cảnh xung đột giữa Liên Xô và Trung Quốc và đồng minh của họ (tức Việt Nam). Nếu Trung Quốc tiến công Việt Nam, thì đối với chúng ta kết quả lại tốt đẹp gấp bội. Việt Nam sẽ mất máu một lần nữa"(48 ).

Bị thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ rất cay cú, triển khai kế hoạch ''hậu chiến" rất thâm độc nhằm trả thù Việt Nam. Kế hoạch này lại trùng hợp với ý đồ "trừng phạt Việt Nam" của Trung Quốc, họ đã tìm mọi cách làm suy yếu Việt Nam để lấy lòng Mỹ.

Rõ ràng là cuộc chiến tranh trên biên giới Tây-Nam Việt Nam và sau đó là cuộc chiến tranh trên biên giới Trung - Việt thực sự là một cuộc chiến tranh chống Việt Nam được khỏi xướng từ phía Trung Quốc. Khi viết cuốn sách ,9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc, các tác giả đã cố gắng biện minh cho hành động của Trung Quốc, càng làm cho người đọc thấy rõ thực chất của sự kiện, hiểu rõ việc Trung Quốc giúp đỡ về quân sự cho Pôn Pốt là một sai lầm trong lịch sử.

Cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động đã làm tổn hại mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc. Đó là một khúc quanh trong quan hệ Việt – Trung

Ai cũng muốn cho dân tộc mình phát triển và phồn vinh, nhưng không được vì lợi ích vị kỷ dân tộc mà bán rẻ, xâm phạm đến lợi ích chính đáng của dân tộc khác, huống hồ đây lại là một dân tộc láng giềng anh em đã cùng nhau sát cánh chiến đấu chống kẻ thù chung.

Ai cũng hiểu, Mỹ và chủ nghĩa đế quốc luôn luôn tìm cách chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa, chia rẽ phong trào độc lập dân tộc và cách mạng thế giới, chia rẽ Việt Nam và Trung Quốc để  tìm cách đánh bại cả Việt Nam và Trung Quốc.

Chủ nghĩa đế quốc không bao giờ hành động vì quyền lợi của các dân tộc khác, họ chỉ lợi dụng các dân tộc đó vì quyền lợi ích kỷ của họ. Họ dùng thủ đoạn ve vãn lợi dụng nước này, lợi dụng ve vãn nước kia để chống nhau. Cuộc chiến tranh chống Việt Nam trên hai đầu biên giới do Trung Quốc phát động đã làm tổn hại đến sinh mạng, của cải của nhân dân hai nước, truyền thống hữu nghị tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc. Suy cho cùng kẻ được lợi lả đế quốc Mỹ.



Trong những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, tình hình thế giới có những biến động phức tạp, Liên Xô và các nước Đông Âu đang trong thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng, các thế iực đế quổc và phản động quốc tế thực hiện âm mưu diễn biến hòa  binh; xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa. Vì lợi ích của hai dân tộc Việt Nam, Trung Quốc và phong trào cách mạng thế giới, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã chủ động đề xuất với Trung Quốc vấn để bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Cựu Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyền Văn Linh tuyên bố:

"Chúng tôi luôn luôn chủ trương đàm phán để giải quyết bất đồng giữa hai nước. Những bất đồng này là tạm thời và không lớn so với lợi ích lâu dài và cơ bản của nhân dân hai nước cũng như của nhân dân các nước châu A - Thái Bình Dương là  hòa bình và phát triển"(49 ).

Tháng 9 năm 1990, Tổng Bí thư Nguyễn Vãn Linh, cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ  Mười đã tiến hành cuộc hội đàm với Tổng Bí  thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Bằng tại Thành Đô Trung Quốc. Nội dung cuộc hội đàm cấp cao Việt - Trung chủ yếu tập trung thảo luận vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước. Có thể nói:

 "Việc đã có một cuộc họp cấp cao giữa haỉ Đảng là một dấu hiệu rất rõ ràng đã có sự cải thiện trong quan hệ giữa hai Đảng" (TTX VN,KYODO,15-10-1990).

Ngày 5 tháng 11 năm 1991, Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trường Võ Văn Kiệt đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thăm chính thức nước Gộng hòa nhân đân Trung Hoa theo lời mời của Chủ tịch Giang Trạch Dân và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Bằng. Hai bên đã ra Thông cáo chung khẳng định:

"Hai bên hài lòng về sự cải thiện và phát triền từng bước quan hệ hai nước. Hai bên tuyên bố  rằng, cuộc gặp cấp cao Việt - Trung đánh dấu sự bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, phủ hợp với lợi ích cơ bản và Lâu dài của nhân dân hai nước và cùng có lợi cho hòa bình, ổn định và sự phát triển khu vực. Hai bên tuyên bô rằng, hai nước Việt Nam và Trung Quốc sẽ phát triển quan hệ hữu nghị láng giềng thân thiện, trên cơ sở năm nguyên tắc: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không xâm phạm lẫn nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình". (báo quân đội nhân dân , ngày 11-11-1991)

Chuyến đi thăm Trung Quốc của các nhà lãnh đạo Việt Nam và sau đó là chuyến đi thăm Việt Nam của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Bằng tháng 10 năm 1992 đã mở đầu thời kỳ vượt qua "khúc quanh lịch sử' trong quan hệ Việt-Trung, tạo ra thế ổn định mới cho cả hai nước, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập và phát triển. Đúng như Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân đã nói:
 "Sau một thời gian khúc khuỷu, cuộc gặp cấp cao Trung - Việt có một ý nghĩa quan trọng kết thúc quá khứ, mở ra tương lai và sẽ có ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ lâu dài giữa hai nước'

Cuộc chiến tranh trên biên giới Việt-Trung đã kết thúc, tình hình biên giới đã lắng dịu, hòa ồinh đã đến với nhân dân hai nước Việt - Trung. Những đau khổ mà nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc phải gánh chịu trong chiến tranh là bài học xương máu phải được nhận thức một cách đầy đủ. Nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc đều không muốn chiến tranh. Người Trung Quốc thường nói: "Cái mà mình không muốn thì đừng gây ra cho người khác" (nguyên văn: kỵ sở bất dục vật thi ư nhân). Quá khứ vẫn là quá khứ, nhưng tương lai luôn ở phía trước. Quá trình đi đến bình thường hóa quan hệ Việt - Trung trải qua một thời gian dài mới đạt được. Tuy nhiên, nó đã gạt bỏ "tiên đoán" của một số chính trị gia và học giả phương Tây về "mối quan hệ tốt đẹp không thể nào tìm lại được nữa".

Có thể nói, con đường đúng đắn nhất dể đi đến bình thường hóa quan hệ đó là: giải quyết mọi bất đồng bằng thương lượng hòa bình. Chỉ có như vậy, tình đoàn kết hữu nghị, láng giềng thân thiện trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc mới phát triển, tồn tại lâu dài.




------------------------
 46   Tạp chi Kinh tế  Viễn Đông, ngày 21-12-1979,

 47   Gnín-trr I-van-xơ và Ken-vin Râu-lây, Chân lý thuộc về ai? Nxb quân đội nhân dân, H. 1986, tr. 81

 48  Tạp chi Đông - Nam Á, ngày 3-3-1979

 49  Trả lời phong vấn báo Ngườĩ đưa tin dân tộc ( Ân Độ), dẫn theo Báo Quân đội nhân dân, ngày 23-1-1989.


Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #25 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2014, 04:13:39 pm »

IV VẤN ĐỂ HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA TRONG QUAN HỆ VIỆT - TRUNG (1974-1995)

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa ở ngoài khơi Việt Nam trong biển Đông, từ lâu là lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam. Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu hai quần đảo đó khi mà nó chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào và đã liên tục thực hiện thật sự chủ quyền cùa Việt Nam đốị với cả hai quần đảo. Nhà nước Trung Quốc chưa hề chiếm hữu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc gọi là "Tây Sa" và "Nam Sa", Trung Quốc cũng chưa hể thực hiện chủ quyền trên các quần đảo đó. Cho đến đầu thế kỷ XX, Trung Quốc cũng chưa bao giờ nêu "yêu sách" về hai quần đảo này.

Năm 1974, Trung Quốc cho quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa do quân đội chính quyền Sài Gòn đang canh giữ và năm 1988, chiếm một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa là những bộ phận lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hành động đó đã xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, làm cho tình hình trên biển Đông và khu vực căng thẳng.

Việt Nam chủ trương giải- quyết tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng thương lượng hòa bình: Năm 1991, sau khi quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bình thường hóa, Chính phủ hai nước thỏa thuận sẽ tiến hành đàm phán nhằm giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ tồn tại giữa hai nước, trong có có vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa. Lẽ ra mọi lời nói và việc làm phải theo cách giải quyết đó. Vậy mà, trong cuốn sách 9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc các tác giả vẫn cho rằng, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là "lãnh thổ của Trung Quốc' (50 ) bị Việt Nam "xâm chiếm"', việc Trung Quốc giành lại những đảo đó là "tự vệ", "là trách nhiệm không thể  thoái thác !


Cần phải nói rõ những điều sai trái, bịa đặt của các tác giả cuốn sách 9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc để làm cho nhân dân hai nước hiểu đúng sự thật, góp phần củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa hai nước.
Mọi người đều rõ, quần đảo Hoàng Sa gồm hơn 30 hòn đảo, đá, cồn san hô ,bãi cát, chiếm một diện tích khoảng 15 nghìn ki-lô-mét vuông biển. Hòn đảo gần nhất cách đảo Lý Sơn (cù lao Ré của Việt Nam) hơn 220 ki-lô-mét, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) gần nhất cũng khoảng 260 ki-lô-mét.

Quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là "Tây Sa", phương Tây gọi là "Paracel") chia thành hai nhóm: Nhóm phía Đông có tên là nhóm An Vĩnh, gồm 12 hòn đảo nhỏ, trong đó có hai đảo lớn nhất, là Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đảo rộng khoảng 1,5 ki-lô-mét vuông. Nhóm phía Tây, là nhóm Lưỡi Liềm, gồm các đảo Hữu Nhật, Hoàng Sa, Quang Anh, Quang Hòa, Duy Mộng, v.v. các đảo này không lớn, diện tích khoảng 0,5 ki-lô-mét vuông.

Quần đảo Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là "Nam Sa", phương Tây gọi là "Spratly") nằm ở vùng biển Nam Việt. Nam, khống chế một vùng rộng lớn ở phía Đông và Nam biển Đông. Trường Sa rộng lớn hơn quần đảo Hoàng Sa, gồm khoảng 100 đảo, bãi đá, san hô lớn nhỏ, diện tích toàn khu vực khoảng hơn 16 vạn ki-lô-mét vuông. Hòn đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa, cách vịnh Cam Ranh (Việt Nam) hơn 450 ki-lô-mét, cách Hòn Hải (Việt Nam) 350 ki-lô-mét. Hòn đảo gần nhất cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng trên 1.150 ki-lô-mét và cách Đài Loan khoảng 1.760 ki-lô-mét.

Trong những thế kỷ trước, quần đảo Trường Sa được gộp chung với quần đảo Hoàng Sa. Người Việt Nam gọi là Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Đại Trường Sa, Vạn Lý Trưởng Sa... sau này mới gọi là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Theo các thư tịch cổ, ít nhất là từ thế kỷ XVII, Nhà nước Việt Nam đã phát hiện, chiếm hữu và làm chủ thực sự đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 Điều này được  ghi rõ trong cuốn sách Toàn tập thiên nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá, tự là Công Đạo, soạn thảo vào thế ký XVII. Các bộ sử chính thức của Nhà nước phong kiến Việt Nam như: Đại Nam thực lục tiền biên (1844); Đại Nam thực lục chính biên (1848); Đại Nam nhất thống chí (1882); các sách của nhiều nhà khoa học danh tiếng như Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Việt sử cương giám khảo lược của Nguyễn Thông,... đều nói đến Hoàng Sa và Trường Sa. Các sách trên đều khẳng định Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn Lý Trường Sa từ lâu đã là lãnh thổ Việt Nam.

Đoạn chú giải bản đồ vùng phủ Quảng Nghĩa, xứ Quảng Nam trong Toàn tập thiên nam tứ chí lộ đổ thư ghi: "Giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng " (Trong tập Hồng đức bản đồ , Bộ quốc gia giáo dục Sài gòn , 1962). Sách Phủ biên tạp lục (1776) chép rõ đảo Đại Trường Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa) thuộc phủ Quảng Nghĩa: "Xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Nghĩa, ở ngoài cửa biển có núi gọi là cù lao Ré, rộng hơn 30 dặm, có phường Tư Chính, dân cư trồng đậu, ra biển bốn canh thì đến, phía ngoài nữa lại có đảo Đại Trường Sa, trước kia có nhiều hải vật và những hóa vật của tàu bị đắm lập đội Hoàng Sa để lấy, đi ba ngày đêm mới tới, là chỗ gần xứ Bẵc Hải" (51 ).

Điều đó cho thấv, về tố chức hành chính, từ thế ký XVII, cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được các Nhà nước phong kiến Việt Nam phiên thuộc vào phủ Quang Nghĩa, trấn Quảng Nam (Quảng Nam). Với tư cách là người làm chủ, liên tục trong nhiều thế kỷ Nhà nước phong kiến Việt Nam đă tổ chức quản lý khai thác, điều tra, khảo sát địa hình, địa vật, dựng miếu, trồng cây, cắm mốc,... trên hai quần đảo này. Toàn tập thiền nam tứ chí lộ đồ thư và một số sách viết sau này, sau khi mô tả đặc điểm của Hoàng Sa, Trường Sa có nhiều hải sản quý, lại có nhiều hóa vật của tàu bị dắm trôi dạt vào đấy, đã chép: "Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa mười tám chiếc thuyền đến Bãi Cát Vàng lấy hóa vật, được phần nhiều là vàng, bạc, tiền tệ, súng đạn" (52 ).

Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn mô tả rõ hơn về cách thức tổ chức và phương thức hoạt động của hai đội Hoàng Sa và Bắc Hai, Đội Hoàng Sa khai thác ở quần đảo phía Bắc; đội Bắc Hải khai thác quần đảo ở phía Nam. Sách này chép: ''Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng ba nhận giấy sai đi, mang lương đã ăn sáu tháng, đi bằng năm chiếc thuyền tiểu câu, ra biển ba ngày, ba đêm thì đến các đảo ấy rồi ở lại đó..."( 53.1). "Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất hoặc người thôn Tư Chính ở Bình Thuận hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền tiểu câu ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở  Hà Tiên, tìm lượng hỏa vật của tàu và các thứ đổi mồi, hai ba, bào ngư; hải sâm, cũng sai cai đội Hoảng Sa kiêm quản" (53.2).

Các bộ sử của Quốc sử quán triều nguyễn biên soạn cũng ghi rõ hoạt động của đội Hoàng Sa liên tục được duy trì và sử dụng trong các đời vua triều Nguvễn. Như vậy, ngay từ những năm đó, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã thiết lập chủ quyền thực sự của mình đối với hai quần đảo ở biển Đông .

Đặc biệt là từ thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã thực thi nhiều biện pháp tích cực, nhằm thực hiện chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo. Sách Đại Nam thực lục chính biên chép rõ, các vua Nguyễn liên tục cử quan quân, phái binh thuyền đi Hoàng Sa để nghiên cứu đường biến, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, trồng cây làm dấu cho người đi biển, dựng miếu, lập bia,... Năm 1816, vua Gia Long "...sai bọn Phạm Quang Ảnh thuộc đội Hoàng Sa ra đảo Hoàng Sa xem xét, đo đạc thủy trình" (54 ). Sau đó hoạt động này đã trở thành lệ thường hàng năm và được ghi trong tờ tấu của Bộ Công dâng lên vua Thiệu Trị (1852).
Liên tục trong những năm 1833, 1834, 1S35, 1836, vua Minh Mạng lệnh cho Bộ Công cử người ra Hoàng Sa để dựng miếu, lập bia, trồng nhiều cây cối, đo đạc đường biển và vẽ bản đồ. Sử cũ chép: 'Miếu Hoàng Sa" được xây ở một "cồn cát trắng' tên cũ là "Phật tự sơn" (đảo chùa Phật) phía tâỵ-nam có ngôi miếu cổ. Nơi xây miếu, dựng bia nói trên ngày nay còn có thể tìm thấy được. Trên đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là đảo San hô) hiện còn pho tượng tạc bằng đá xám, cao l,57 mét, áo dài, tay bưng lư hương trước ngực, đứng trên bệ đá lục lăng cao 19 cen-ti-mét, cách mặt nước 30 mét (55)
ở quần đảo Hoàng Sa. chỉ có đảo Hoàng Sa là có pho tượng ờ phía tây-nam đảo. Đây chính là "cồn cát trắng", nơi vua Minh Mạng đã ra chỉ dụ xây miếu, dựng bia năm 1835. (55 )

Việc đo đạc, vẽ bản đồ Hoàng Sa được tiến hành theo các yêu cầu do Bộ Công quy định: "Không cứ là đảo nào, bãi cát nào, khi thuyền đi đến cũng xem xét xứ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi và nước biển xung quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thế hiểm trở, hình dị thế nào, phải tường tận đo đạc, vẽ thành bản đồ. Lại xét ngày khởi hành từ cửa biển nào ra khơi, nhằm phương hưởng nào đi đến xứ ấy, căn cứ vào đường đi ước tính được bao nhiêu dặm... Lại từ xứ ấy trông vào bờ biển đổi thẳng là vào tinh hạt nào, phương hướng nào, đổi chênh chếch là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, cách bờ biển chừng bao nhiêu dặm, nhất nhất nói rõ, đem về dâng trình " (54.2).
Sách sử cũng chép việc vua Minh Mạng ra chi dụ năm 1836: 'Sai suất đội thủy quản Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi, chuẩn bị mang theo mười cái bài gỗ, đến nơi dựng lên làm dấu ghi (mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc), một bài khác những chữ: Năm Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân 1836, thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật vâng lênh ra Hoàng Sa trông nom đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ'(54.3) . Trong Đại Nam nhất thống toàn đồ (bản đồ nước Việt Nam được biên vẽ vào năm 1838), hai quần đảo ở biển Đông được vẽ thành một dải song song với bờ biển miền Trung Việt Nam với tên "Hoàng Sa""Vạn Lý Trường Sa" .

Kế tục công việc của các Chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, từ khi nắm chính quyền (1802), các Vua nhà Nguyễn không chỉ sử dụng đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải để khai thác, mà đặc biệt quan tâm xây dựng các dấu tích nhằm củng cố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo. Những chứng cứ lịch sử và pháp lý đó khẳng định các Nhà nước phong kiến Việt Nam đã chiếm hữu thực sự và liên tục tổ chức thực hiện thực sự chủ quvền cùa mình đối với hai quần đảo này từ nhiều thế kỷ nay.

------------------
 50. Sa Lực - Mân Lực, 9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc, Nxb Văn nghệ Tứ Xuyèn, 1992, tr. 3, 7.

 51-Lê Quý Đôn, Phủ  biên tạp lục t.2, Nxb. KHXH, H. 1977, tr.116.

 52-Trong tập Hông Đức bản đồ, Bộ Quốc gia giáo dục Sài Gòn, 1962

 53.1,53.2 -Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, Sđd tr. 119.120

 54-Đại Nam thực lục chinh biên, quyển 50, tờ 6a

54.2, 54.3  -Đại Nam thực lục chính biên, quyển 165

55.1-  Theo Trần Thế Đức, Tập san sử-địa, số 29, sài Gòn 1975, số đặc khảo vể Hoảng Sa và Trường Sa, trang 303 (Xem phụ lục 1 ở cuối sách).

55.2-Xem phụ lục 2 ờ cuối sách dẫn trên.
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #26 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2014, 04:24:14 pm »

Nhiều nhà hàng hải, giáo sĩ phương Tây xác nhận Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Một vị giáo sĩ đi trên tàu Am-phi-tơ-rít (Amphitrité) từ Pháp sang Trung Quốc năm 1701 đã viết:

 "Chúng tôi dong buồm đi với gió tốt thuận và chẳng bao lâu lên đến ngang tầm Hoàng Sa. Hoàng Sa là một quần đảo thuộc đế quốc An Nam. đó là một khối đá dễ sợ dài hơn trăm dặm, mang tiếng xấu vì những vụ đắm tàu ở đó từ trước đến nay, nó trải dài dọc theo bờ biển Cô-sanh-sin (Cochin chine)" (1)

Năm 1833, linh mục J.L Ta-be (Taberd) đã viết: "Chúng tôi không đi vào việc kê khai những hòn đảo chính yếu của xứ Cô-sanh-sin. Chúng tôi chỉ xin lưu ý  rằng, từ hơn 34 năm nay, quần đảo Paracels, mà người Việt gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa gồm rất nhiều hòn đảo chằng chịt với nhau, lởm chởm những đá nhô lên giữa những bãi cát làm cho những người đi biển rất e ngại, đã được chiếm cứ bởi người Việt xứ Đàng Trong ."(2)

Chính quyền phong kiến Trung Quốc cũng thừa nhận điều đó. Trong suốt mấy thế kỷ, các chính quyền phong kiến Trung Quốc chẳng những không lên tiếng tranh chấp mà còn thừa nhận sự có mặt chính đáng của Nhà nước Việt Nam tại hai quản đảo này.

 Sách Phủ biên tạp lục, Đại Nam thực lục tiễn biên chép: Năm 1753, có hai lính đội Hoàng Sa bị bão trôi dạt vào đảo Hải Nam, được các viên chức đảo Hải Nam xác minh đúng là người đội Hoàng Sa của Việt Nam hoạt động tại Hoàng Sa, nên cho trở về quê quán và Chúa Nguyên đã lệnh cho quan cai bạ Thuận Hóa viết thư cảm ơn theo đúng thể thức ngoại giao.

Công văn của viên đường quan huyện Văn Xương, thuộc Quỳnh Châu (Trung Quốc) gửi cho xứ Thuận Hóa viết: "Năm Kiền Long thứ 18 (1753) có mười quân nhân xã An Vĩnh thuộc đội Cát Liêm, huyện Chương Nghĩa, phủ Quảng Nghĩa, nước An Nam ngày tháng 7 đến Vạn Lý Trường Sa để tìm kiếm các thứ. Có tám tên lên bộ tìm kiếm, chỉ để hai tên giữ thuyền, bị gió dứt dây thuyền dạt vào  Thanh lan cảng, quan ở đây xét thực, đưa trả về nguyên quán.. Nguyễn Phúc Chu sai cai bạ Thuận Hóa là Thức Lượng hầu làm thư trả lời .(3)

Như thế là, cũng từ lâu phía Trung Quốc biết rõ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, cho nên khi quan chức Trung Quốc tra xét thấy đúng là người đội Hoảng Sa thì "chu cấp cho hậu và sai đưa về". Các chính quyền Trung Quốc trước đây không có sự phản đối nào. Điều này đã được Phó Vương Tổng đốc Lưỡng Quảng (Trung Quốc) xác nhận khi trả lời Công sứ Anh, nhân việc tàu chở đồng cho Anh bị đắm ờ Hoàng Sa năm 1895-1896 là, quần đảo Hoàng Sa không thuộc Trung Quốc, nên Trung Quốc không có trách nhiệm gì ở đây.

Thực tế lịch sử chứng minh, suốt trong ba thế kỷ XVII, XVIII, XÍX, các triều đại phong kiến Việt Nam đã chiếm hữu thực sự và thực hiện chủ quyền một cách thật sự, liên tục và hòa bình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc thực hiện chủ quyền của Việt Nam trong những thế kỷ này đối với hai quần đảo ở biển Đông không gặp bất kỳ một sự phản đối của bất cứ quốc gia nào. Điều đó cũng có nghĩa là Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi chúng chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào.

Tiếp đó, trong khoảng gần 70 năm, với tư cách là người đại diện cho Việt Nam trong quan hệ đối ngoại theo tinh thần Hiệp ước ngày 6 tháng 6 năm 1884, chính quyền Pháp ở Đông Dương đã tiếp tục cai quản và khai thác cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những việc làm chính là tiến hành các công việc khảo sát nghiên cứu, khai thác, tuần tra, xây đèn biển, đài khí tượng, đài vô tuyến điện; đưa quân ra đồn trú và thành lập các dơn vị hành chính quản lý hai quần đảo, sáp nhập chúng vào các tỉnh ở đất liền.

Trên cơ sở chủ quyền có từ lâu đời của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, ngày 4 tháng 12 năm 1931 và ngày 29 tháng 4 năm 1932 Chính phủ Pháp liên tiếp gửi Công hàm cho Trung Quốc khẳng định chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với quần đảo này, phản kháng việc Trung Quốc có ý định cho đấu thầu khai thác phân chim ở đây. Đối với quần đảo Trường Sa, ngày 26 tháng 7 năm 1933, Chính phủ Pháp ra thông báo, đăng trên "Công báo" của Cộng hòa Pháp về việc hải quân Pháp đã chiếm hữu các đảo Trường Sa, An Bang, Ba Bình, Song Tử Đông và Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ, cũng như các đảo nhỏ phụ thuộc các đảo
đó.
 Cuối năm ấv, ngàv 21 tháng 12 Thống đốc Nam Kỳ Krâu-thai-mơ (Krautheimer) ký Nghị định số 4762-CP sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Phía Trung Quốc lúc đó không có ý kiến gì, bởi lẽ quần đảo Trường Sa chưa bao giờ nằm trong "cương giới" của Trung Quốc.

ở Hoàng Sa, trước việc Trung Quốc từ chối giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài, Pháp quyết định giành lại chủ quyền đối với quần đảo. Ngày 30 tháng 3 năm 1938, vua Bảo Đại ra Chỉ dụ sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên. Hai tháng sau, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định số 156-SC thành lập đơn vị hành chính quản lý quần đảo Hoàng Sa, trực thuộc tinh Thừa Thiên. Cũng trong năm 1938, chính quyền Pháp ở Đông Dương cho dựng bia chủ quyền ở đảo Hoàng Sa, thuộc quần đảo Hoàng Sa. Cột mốc ghi: "Cộng hòa Pháp. Vương quốc An Nam, quần đảo Hoàng Sa. 1816, đảo Hoàng Sa - 1938". Đồng thời phái một đơn vị cảnh sát Việt Nam ra lập đội quân đồn trú ở đây.

Những hoạt động trên là cơ sở pháp lý quan trọng và có giá trị thể hiện ý chi của một Nhà nước có chủ quyền đối với vùng lãnh thổ mà nước khác muốn xâmchiếm.

Văn kiện của nhiều hội nghị quốc tế như Tuyên cáo Cai-rô ngày 27 tháng 11 nàm 1943; Tuyên ngôn Pốt-xdam ngày 26 tháng 7 năm 1945 và hòa ước Xan Phran-xi-xcô ngày 8 tháng 9 năm 1951 cũng tuyệt nhiên không có một lời nào nói rằng hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc.

Tại Cai-rô, ba vị lãnh đạo Nhà nước Mỹ, Anh, Trung Quốc đã nhất trí thông qua một bản Tuyên bố, trong đó nói rõ rằng: "Mục đích của ba nước nảy là Nhật Bản phải bị loại bỏ tất cả các quần đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật Bản đã cướp đọat, chiếm đóng từ khi bất đầu cuộc chiến tranh thể giới thứ nhất năm 1914 và tất cả các lãnh thổ mà Nhật Bản đã chiếm đoạt của Trung Hoa như Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ sẽ được trả lại cho Trung Hoa dân quốc". Bản Tuyên bố hoàn toàn không đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và cũng không có bảo lưu hay tụyên bố riêng nào của Trung Quốc về hai quần đảo này.

Ngày 26 tháng 7 năm 1945, cũng ba Chính phủ Mỹ, Anh, Trung Quốc đã công bố Tuyên ngôn Pốt-xdam. Tháng 8 năm 1945, Liên Xô tham gia Tuyên ngôn này. Đề cập đến những vùng lãnh thổ mà Nhật Bản đã chiếm của các nước, Tuyên ngôn Pốt-xđaxn viết: 'Các điều khoản của bản Tuy ân cáo Cai-rô sẽ được thi hành". Như vậy, không có điều khoản nào trong các tuyên cáo nói trên coi hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc bị Nhật Bản chiếm và phải được trả lại cho Trung Quốc.

Ngày 9 tháng 2 năm 1947, Tôn Phố, Chủ tịch Viện lập pháp Trung Quốc: - con trai Tôn Dật Tiên tuyên bố: ''Trung Quốc ủng hộ mọi yêu cầu hợp pháp của người Việt Nam đối với người Pháp về quần đảo Hoàng Sa" ( 56).




-------------------------------------------
1-J Y C, trích dẫn trong bài Bí mật các đảo san hô, nhật ký về hành trình đi đến hoàng sa,đăng trong tuần báo Đông Dương tháng 7 -1941

2- tập san sử địa , sài gòn ,1975 , tr 34

3-Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, Quyển II, tờ 84 b

 56-Lâm Hoa. Tưởng Giới Thạch, Đờ Gôn chống Hồ Chi Minh, Nxb Ham-ma-than, Pa-ri, 1994, tr. 286
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #27 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2014, 04:59:15 pm »

Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, ngày 4 tháng 12 năm 1950, Ngoại trưởng Chu Ân Lai tuyên bố: nhân dân Trung Quốc rất mong muốn có một Hòa ước với Nhật Bản ký chung với các quốc gia đồng minh,

"...nhưng cơ sở của Hòa ước phải hoàn toàn phù hợp với Tuyên cáo Cai-rô, thỏa ước Y-an-ta, Tuyên ngôn Pốt-xdam và các chính sách căn bản đối với Nhật Bản sau khi nước này đầu hàng được quy định trong các văn kiện này", Đến bản Tuyên bố này, Trung Quốc không hề nhận chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Hội nghị quốc tế quan trọng nhất sau chiến tranh thế giới thứ 2 để giải quyết việc ký Hòa ước với Nhật Bản, họp ở Xan Phran-xi-xcô, tử ngày 4 đến ngày 8 tháng 9 năm 1951, có sự tham gia của đại biểu 51 nước. Bản dự thảo Hòa ước do Anh, Mỹ chuẩn bị dựa vào các Tuyên cáo Cai-rô, Tuyên bố Pốt-xđam đã được hội nghị thông qua, không ghi nhận hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc và phải trả lại cho Trung Quốc. Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng của chính quyền Bảo Đại, Trần Văn Hữu tuyên bố: "Cũng vì cần phải dứt khoát lợi dụng mọi cơ hội để dập tẵt những mầm mống tranh chấp sau này, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, những quần đảo luôn luôn thuộc về Việt Nam". Tuyên bố này không gặp sự phản đối hay bảo lưu nào của đại điện 51 nước tham dự. Như vậy, Hội nghị Xan Phran-xi-xcô đã mặc nhiên thừa nhận là sau khi Nhật Bản đầu hàng thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lại được trở về với đất Việt Nam.

 
Sự thực trên bác bỏ điều bịa đặt là: "Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, các đảo ở biển Nam (biển Đông - Người Viết) lại lần nữa trở về tay Chính phủ Trung Quốc, cả thế giới đều công nhận vùng biển này là lãnh thổ Trung Quốc" (57 ) như các tác giả Trung Quốc đã viết trong sách 9 lân xuất quân lớn của Trung Quốc.

Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết năm 1954, Chính quyền Sài Gòn quản iý miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào, kể cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với cả hai quần đảo. Năm 1956, lực lượng hải quân của chính quyền Sài Gòn tiếp quản các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi Pháp rút quân về nước. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Sài Gòn đặt quần đào Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy. Để sắp xếp lại quần đảo Hoàng Sa, ngày 13 tháng 7 nãm 1961, chính quyền Sài Gòn đặt quần đảo Hoàng Sa, trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên, vào tỉnh Quảng Nam và lập tại đây một đơn vị hành chính gọi là xã Định Hải, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Trong những năm 1961-1963, chính quyền Sài Gòn lần lượt cho xây bia chủ quyền ờ các đảo chính của quần đảo Trường Sa là: Trường Sa, An Bang, Song Tử Tây, Song Tử Đông, Thị Tứ và Loại Ta.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và thống nhất đất nước, Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục quản lý, bảo vệ và thực hiện chủ quyền cùa mình dối với cả hai quần đảo, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

Ngày 9 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định nâng đơn vị hành chính hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lên cấp huyện: huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, huyện Trường Sa sáp nhập vào tỉnh Phú Khánh. Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo các địa phương trên đẩy mạnh hoạt động khai thác, thăm dò, thực hiện chủ quyền của Việt Nam; kiên quyết phản đối mọi hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, quyếl tâm bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo và bày tỏ thiện chí giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.

Những sự kiện lịch sử trên là cơ sơ vững chắc để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với haì quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhiều luật gia quốc tế nổi tiếng thừa nhận các chứng cứ của Việt Nam là có giá trị pháp lý. Nhận xét tổng quát về các luận cứ của các bên tranh chấp chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Sác-lơ Ru-sô (Charles Rousseau), giáo sư Trường đại học Luật Pa-ri, và là ủy viên Viện luật quốc tế đã viết: "Trên thực tế, các mối quan hệ lịch sử lâu đời và vị trí địa lý gần gũi là hai danh nghĩa quan trọng mà Việt Nam có thể nêu ra và họ đã làm điều đó... Nhưng một danh nghĩa như vậy chỉ có giá trị nếu nó dựa vào việc chiếm hữu thực sự, cụ thể  mà nước Việt Nam ỉà nước duy nhất có thể
thực hiện được ở đây hoặc là có khả năng vận dụng hơn tất cả các bên khác" (58)

Nằm ở vị trí chiến lược trên biển Đông, đồng thời lại chứa đựng những tài nguyên quý giá, nên từ đầu thế ky XX, quần đảo Hoàng Sa, một bộ phận lãnh thổ Việt Nam đã trở thành mục tiêu tranh chấp của các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc.

Năm 1956, lợi dụng lúc quản Pháp rút ra khỏi Việt Nam, quân đội Sài Gòn chưa kịp ra thay thế, Trung Quốc cho quân chiếm đóng nhóm đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa.

Đêm 20 rạng ngày 21 tháng 2 năm 1959. Trung Quốc cho binh lính cải trang làm ngư dân ra hoạt động khiêu khích, thăm dò nhóm đảo phía tây của quần đảo Hoàng Sa, hòng chiếm nốt số đảo còn lại. Các đơn vị quân đội chính quyền Sài Gòn đồn trú ở đây đã bắt toàn bộ 82 người và năm tàu cải dạng đánh cá của hải quân Trung Quốc, làm thất, bại âm mưu xâm lấn Hoàng Sa của Trung Quốc. Đầu năm 1974. trong lúc nhân dân Việt Nam đang tập trung cao độ vào nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước, Trung Quốc huy động lực lưựng quân sự đánh chiếm nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa. Ngày 17 tháng 1 năm 1974, nhiều tàu chiến Trung Quốc đến vùng biển quần đảo Hoàng Sa để khiêu khích các tàu cùa quân đội Sài Gòn đang làm nhiệm vụ tuần tra xung quanh quần đảo. Trung Quốc cho quân đổ bộ lên các đảo không cỏ quân đội chính quyền Sài Gòn đồn trú. Ngày 19 tháng 1 đã xảy ra cuộc hải chiến giữa một bên là tàu chiến của quân đội chính quyền Sài Gòn vừa được tăng cường ra để bảo vệ đảo với một bên là lực lượng hải quân Trung Quốc đã phục sẵn. Ngày 20 tháng 1, dưới sự yểm trợ của máy bay và tàu chiến, quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm các dảo Hoàng Sa, Hữu Nhật và Quang Anh, xâm chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Chính quyền Sài Gòn được Mỹ thông báo: hạm đội Thái Bình Dưưng của Mỹ đã nhận được lệnh tránh khỏi quần đảo Hoàng Sa.

Đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, Trung Quốc đã huy động hàng chục chiếc tàu các loại (hai tàu loại Kô Ma có trang bị tên lửa) và hàng trăm lần chiếc máy bay hoạt động liên tục. Quân đội chính quyền Sài Gòn dã chống trả quyết liệt, nhưng do lực lượng quá chênh lệch, nên cuối cùng quần đảo Hoàng Sa, một phần lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam đã bị Trung Quốc xâm chiếm.

Sau khi xảy ra sự kiện Trung Quốc đánh chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa, do quân đội Sài Gòn đóng giữ, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra Tuyên bố lập trường ba điểm như sau:
-   Vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn để thiêng liêng đối với mỗi dân tộc.
-   Trong vấn đề biên giới và lãnh thổ, các nước láng giềng thường có sự tranh chấp do lịch sử để  lại.
-   Các nước có liên quan cần xem xét vấn đề này theo tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị, láng giềng tốt và giải quyết bằng thương lượng.
Sự kiện Hoàng Sa cho thấy: đây là một hành động quân sự của Trung Quốc nhằm đánh chiếm hoàn toàn nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa đang do chính quyền Sài Gòn quản lý.

Xâm chiếm Hoàng Sa là hành động vi phạm luật pháp quốc tế và không có giá trị mang lại chủ quyền cho Trung Quốc. Giăng Phê-ri-ê Trường đại học Luật Kinh tế và Khoa học xã hội ở Pa-ri nhận xét: "Đó là hành động vi phạm trắng trợn các quy tắc ngăn cản việc dùng võ lực và việc xâm chiếm lãnh thổ bằng vũ lực... Việc xâm chiếm này về nguyên tắc là phi pháp",., và khẳng định: "Hành động xâm chiếm bằng quân sự của Trung Quốc không giải quyết được vấn đề pháp lý"(58.2 ) Bởi lẽ, theo luật pháp quốc tế, xâm lược không đưa lại chủ quyền.

Tháng 1 nãm 1988, Trung Quốc cho hải quân ra khu vực quần đảo Trường Sa hoạt động khiêu khích, ngăn cản các tàu vận tải Việt Nam. Họ đã xâm chiếm một số bãi đá ngầm, nhằm xây dựng căn cứ đứng chân làm bàn đạp để mở rộng các hoạt động xâm lược trên quần đảo.

Đặc biệt nghiêm trọng là sáng ngày 14 tháng 3 nãm 1988, Trung Quốc sử dụng một biên đội tàu chiến đáu gồm sáu chiếc, trong đó có ba tàu hộ vệ số 502, 506 và 531 được trang bị tên lửa và pháo cỡ 100 mi-Ii-rnét, vô cớ tiến công, bắn chìm và cháy ba tàu vận tải của Việt Nam đang làm nhiệm vụ tiếp tế ở các bãi đá Len Đao, Cồ Lin, Gạc Ma, thuộc cụm đảo Sinh Tồn của Việt Nam. Khi các tàu cứu hộ Việt Nam mang cờ chữ thập đỏ đến cứu những tàu bị bắn cháy, bắn chìm, lại bị tàu chiến Trung Quốc ngăn cản, bao vây, khiêu khích. Cuộc tiến công của Trung Quốc đã gây thêm tội ác mới chống nhân dân Việt Nam làm cho một số cán bộ, chiến sĩ quân đội Việt Nam bị hy sinh, 74 người bị mất tích.

Phối hợp với các hoạt động quân sự trên biển, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố các hoạt động đó là "bình thường" và đòi Việt Nam phải "rút khỏi các đảo san hô'' ở đây; đổ lỗi cho bộ đội Việt Nam xông ỉên bắn vào nhân viên khảo sát của Trung Quốc trên bãi đá ngầm Gạc Ma (Trung Quốc gọi là Xích Qua) và vu cáo rằng, các tàu của hải quân Việt Nam nã pháo vào tàu hải quân Trung Quốc neo đậu gần đó, dẫn đến hải quân Trung Quốc buộc phải "phản kích đê tự vệ" '(nhân dân nhật báo 1-4-1988)

Sự thật là thế nào? Điều gì đã làm cho nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa kể từ ngày ra đời, luôn luôn tuyên bố là nước "yêu chuộng hòa'bình", là một trong những nước đã đề ra năm nguyên tắc "chung sống hòa bình", lại dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp ở quần Đảo Trường Sa, như Trung Quốc đã từng làm đối với một số nước có chung đường biên giới? Điều gì đã làm cho Cộng hòa nhân dân Trung hoa, đã từng tuyên bố chống đế quốc mạnh mẽ, đã từng tích cực ủng hộ nhiều phong trào giải phóng dân tộc và nhiều năm sát cánh cùng Việt Nam chiến đấu vi sự nghiệp chung, nay lại gây ra cảnh đau lòng khi những người lính Trung Quốc xả súng bắn vào cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa?

Mọi người đều biết, sau khi chiếm được quần đảo Hoàng Sa cùa Việt Nam vào tháng 1 năm 1974, Trung Quốc ra sức xây dựng quán đảo này thành một cãn cứ quân sự liên hợp có cầu cảng, sân bay làm bàn đạp mở rộng xâm lược xuống quần đảo Trường Sa. Một tờ báo Mỹ đã vạch rõ: "Chiến lược của Trung Quốc dường như là củng cố vị trí trên quần đảo Hoàng Sa trước khi tiến tới quần đảo Trường Sa ở xa hơn nữa về phía Nam"(58.3) ... nơi mà từ trước đến nay Trung Quốc chưa bao giờ đặt chân tới.

Điều này được thể hiện trong lời tuyên bố của Ngoại trưởng Trung Quốc Hoàng Hoa. ngày 30 tháng 7 năm 1977 rằng: "Khi thời'cơ đến chúng ta sẽ thu hổi toàn bộ quẩn đảo Nam Sa (tức quan đảo Trường Sa của Việt Nam) mà không cẩn phải thương lượng gì  hết"( 59 )


Trên thực tế. từ năm 1981, Trung Quốc đã đưa Sở chi huy của hạm đội Nam Hai từ Quảng Châu xuống Trạm Giang, trang bị cho hạm đội này những phương tiện đổ bộ hiện đại nhất và xây dựng, mở rộng hàng loạt các cảng quân sự ơ đảo Hải Nam. Đồng thời. Trung Quốc cũng xúc tiến mạnh về mặt tổ chức hành chính, để tạo cơ sở cho việc chiếm đoạt lâu dài Hoàng Sa và chuẩn bị thôn tính nốt Trường Sa của Việt Nam.

Tháng 6 năm 1984, Quốc hội Trung Quốc khóa VI dã phê chuẩn việc thành lập "Khu hành chính Hải Nam" bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, trực thuộc tỉnh Quảng Đông.

Ngày 13 tháng 4 năm 1988, Trung Quốc thành lập tỉnh Hải Nam, một tinh có địa giới hành chính rộng lớn trên biển Đông bao trùm ca hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đây là một việc làm bất hợp pháp, vi phạm đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Tờ Liên hợp báo (Đài Loan) nhận xét: 'Bằng việc nâng cấp quy chế của đảo Hải Nam, Trung Cộng rõ ràng là đang mưu toan đặt toàn bộ vùng biền Đông và tất cả các đảo ở đó dưới sự kiểm soát của họ, do dó mở rộng tuyến phòng thủ chiến lược phía Nam của họ tới quần đảo Spratỉy (tực Trường Sa) ở cực Nam biên Đông" (58.4)


Trung Quốc vẽ bản đồ biển Đông theo yêu sách của chính quyền Tưởng Giới Thạch năm 1947, thể hiện  một đường biên giới không liên tục chiếm ba triệu ki-lô-mét vuông. Theo đường biên giới này thì Trung Quốc chiếm hầu như toàn bộ biển đông.

Từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 6 tháng 6 năm 1987, hải quân Trung Quốc diễn tập lớn ở khu vực quần đảo Trường Sa. Về cuộc tập trận này, đài BBC (Anh) đã nhận xét như sau: "Cuộc tập trận hai quân đầu tiên từ trước tới nay, xung quanh quần đảo Trường Sa có lẽ sẽ có những hậu quả rộng lớn khăp vùng Đông - Nam châu A. Nó lảm phức tạp thêm quan hệ giữa Trung Quốc với Ma-lai-xỉ-a vả In-đo-nê-xi-a. Nó xác nhận mối lo của In-đô-nê-xi-a rằng, chính Bắc Kinh chứ không phải Mát-xcơ-va là mối đe dọa chiến lược lâu dài, thực sự đối với Đông-Nam Á" (60 .)



----------------
57-  Sa Lực-Mân Lực, 9 lần xuất quân lớn của Trung Quõc, Nxb, Văn nghệ Tứ Xuyên, 1992, tr. 2.

58-  Theo Tạp chi Công pháp quổc tế, Pa-ri, 3-1972. từ tr 1 đến tr. 7.

58.2-- Ferrier  -pierre  , vụ  xung đột về quần đảo parace (tức hoàng sa )  và vấn đề chủ quyền trên các đảo không có  người ở , trong niên giám luật pháp quốc tế Pháp , pari , 1975,  tr.175, 196

58.3- Theo báo diễn đàn thông tin  quốc tế (Mỹ )- 22-2-1983

58.4- theo liên hợp báo  (đài loan) 2-9-1987

59-ED Xtê-pha-nốp, Trung Quốc bành trứong trên hướng biển, Nxb. Quan hệ quốc tế, 1980, tr 144.  

60-Dẫn theo Tim hiếu Trung Quốc thành lập tinh Hai Nam với chiến lược bành trướng trên biên đông.







Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #28 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2014, 05:09:56 pm »

Tháng 1 năm 1988, một lực lượng lớn tàu chiến (có nhiều tàu khu trục và tàu tên lửa) đi từ đảo Hải Nam xuống phía Nam, trong đó có bốn chiếc được phái đến khu vực quần dảo Trường Sa, khiêu khích và cản trở hoạt động của hai tàu vận tải Việt Nam trong khu vực bãi đá Chữ Thập và bãi đá Châu Viên (là hai bãi san hô còn đang lập lờ mặt nước). Họ xây nhà, cắm cờ Trung Quốc trên hai đảo này, đồng thời cho tàu chiến thường xuyên ngăn cản, khiêu khích các tàu vận tải của Việt Nam đang tiến hành những hoạt động tiếp tế bình thường giữa các đảo do quân đội Việt Nam bảo vệ.

Trong đợt hoạt động nói trên, Trung Quốc đã thành lập một Bộ tư lệnh đặc biệt, sử dụng lực lượng của hạm đội Nam Hải, được tăng cường một bộ phận của hạm đội Đông hải và họ thương xuyên duy trì 20 tàu các loại ở khu vực quần đảo Trường Sa. Họ đẩy mạnh các hoạt động ngăn cản, phong tỏa, khiêu khi'ch trắng trợn bằng vũ lực đối với các tàu vận tải Việt Nam đề kiếm cớ gây xung đột vũ trang, dẫn đến sự kiện nghiêm trọng ngày 14 tháng 3 năm 1988.
Để biện hộ cho sự kiện này, Trung Quốc nói ràng: họ buộc phải "phản kích để tự vệ"(!) Theo cách nói đó nghĩa là hải quân Việt Nam là kẻ tấn công, còn hải quân Trưng Quốc là kẻ phòng thủ, tự vệ.

Trận "phản kích để tự vệ" đó được sách báo Trung Quốc mô tả như sau:
Ngày 14 tháng 3 năm 1988, giữa Trung Quốc và Việt Nam đã nổ ra cuộc chiến đấu trên biển Nam Trung Quốc. Cuộc chiến đấu này mặc dù chỉ diễn ra trong thời gian 28 phút, nhưng nó đã ỉàm cả thế giới quan tâm theo dõi.
Trong khoảnh khắc, trên biển Nam trời đất tối sầm, tiếng pháo đùng đùng, bốn bề tiếng súng râm ran.

''Trong tiếng pháo đùng đùng, tàu vận tải (số 604) của hải quân Việt Nam chở đầy lính bị bắn chìm tại chỗ, tàu đổ bộ (số 505) và một tàu vận tải khác (số 605) bị bắn trọng thương, kéo theo đám cháy và cột khói đen ngòm, chuồn thẳng. Tàu đổ bộ (số 505) bị chìm trên đường về, còn tàu. Đổ bộ (số 605) thì bị mắc cạn.
Cuộc chiến đấu không çân sức trên biển vẻn-vẹn chỉ diễn ra có 28 phút đã kết thúc với thất bại thảm hại của quân Việt Nam, kết quả một tàu bị chìm tại chỗ, hai tàu bị thương, chết và bị thương hơn 20 tên, mất tích 74 tên. Còn phía Trung Quốc chỉ có một số nhân viên khảo sát và nhân viên khác trên đảo bị thương, ngoải ra không bị tổn thất gì, đây thật là một trận chiến đấu trên biển đánh gọn và đẹp mắt'
(61)

Những đoạn ghi chép trên cho biết phía Việt Nam chi có hai tàu vận tải và một tàu đổ bộ, hai loại phương tiện này không phải là phương tiện dùng để chiến đấu, càng không phải là phương tiện để tiến công. Sa Lực - Mân Lực còn mô tả: "Những chiến hạm kiểu mới được trang bị tên lửa biển đối biển và pháo tự động 100 ly hợp đồng tác chiến với tàu ngầm và các loại hạm tầu kiểu mới khác, hình thành lưới lửa dày đặc, khiến quân Việt Nam lâm vào thế trận bị động chịu đòn"(61.2 )

Điều cần nói thêm là, lực lượng hải quân Trung Quốc hoạt động ở vùng biển Trường Sa năm 1988 có phải "thuần túy là hoạt động khoa học" như họ nói không?



Chính các tác giả Trung Quốc, viết rằng: "Cùng với sự diễn biến ngày càng gay gắt. và xấu đi tronq mâu thuẫn về vấn để chủ quyền Nam Sa giữa Trung Quốc - Việt Nam để gìn giữ chủ quyền thiêng liêng của lãnh thổ Tô quốc, hải quân Trung Quốc đã có sự cố gắng to lớn, đã xây dựng một đội quân tác chiến trên biển và trên đất liền trang bị thêm tàu cứu hộ viễn dương kiều mới, xây dựng hệ thống dẫn đường vệ tinh hiện đại... Việc chúng ta giành lại chủ quyển lãnh thổ đôi với những hòn đảo nào đó ở Nam Sa bị nhà cầm quyền Việt Nam xâm  chiếm là trách nhiệm không thể thoái thác"(7)


Rõ ràng, cái gọi là tiến hành khảo sát để "lắp đặt trang bị khảo sát khoa học" theo yêu cầu của tổ chức văn hóa, giáo dục khoa học Liên hợp quốc là bức màn che đậy cho việc thực hiện chủ trương "tiến xuống Nam Sa" của Trung Quốc (phụ lục IV).
đủng như một tờ báo MỸ đã nhận xét: "Các cuộc thao diễn hải quân của Trưng Quốc ở biên Đông đang hỗ trợ cho những ỷ kiến khẳng định của những người lãnh đạo các nước Đông - Nam A là Bắc Kỉnh có những mục đích bá quyền ở khu vực . (Cool

Trung Quốc đã không thể tìm ra những chúng cứ để chứng minh được rằng, Trung Quốc đã chiếm hữu các quần đảo này từ bao giờ và đã có những hành động thực tế nào để thực hiện việc quản lý thật sự hai quần đảo. vì vậy, phía Trung Quốc chỉ khăng khăng một cách đơn giản và độc đoán: "Chính phủ các triều đại Trung Quốc đã liên tục thực hiện quyền cai quản hai quần đảo đó" (9).

Trong quyển Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ, bản đồ Trung Quốc đời Thanh, xuất bản năm 1894, ghi chú rõ: "Điểm cực nam. lãnh thổ Trung Quốc là Nhai Châu, Quảng Đông, độ Bắc cực 18013”'.

Còn quyển Quảng Đông dư địa toàn đồ, bản đồ tỉnh Quảng Đông xuất bản năm 1897 cũng ghi: "Điểm cực nam tỉnh này là mỏm núi bên ngoài cảng Du Lâm 180 09'10. T

trong Đại Thanh đế quốc, bản đồ toàn Trung Quốc trong tập bản đồ mang tên Đại Thanh đế quốc toàn đồ xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ 4 năm 1910, cũng chỉ rõ  phần cực nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam (phụ lục V). Những bản đồ ấy đều khẳng định cho đến thế kỷ XX lãnh thổ Trung Quốc không bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Các tác giả Sa Lực - Mân Lực đã cố dẫn ra một vài chi tiết lặt vặt, bằng cách cắt xén, sắp xếp tư liệu để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc.
Bằng chứng mà Sa Lực - Mân Lực dẫn ra vừa mơ hồ về nội dung, vừa không thống nhất về thời điểm lịch sử. Lúc thì họ nói từ đời nhà Đường, lúc thì họ nói từ đời Bắc Tống, các triều đại Trung Quốc đã "thi hành quyền quản lý" hai quần đảo này? Qua các sách sử Trung Quốc như Đường Thư, Dư địa kỷ thăng, Vũ Kinh tông yếu, Quảng Đông thông chí, người ta không thấy chép việc sáp nhập các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào đảo Hải Nam.

Sự kiện viên Thái giám nhà Minh, Trịnh Hòa bảy lần sang Tây Dương chép trong Minh sử (62 ) chỉ là những chuyến "đi sứ' của một sứ thần, hoàn toàn không liên quan gì đến hai quần đảo ở biển Đông. Tuyến đường biển mà Trịnh Hòa đã đi là tuyến đường ven theo bờ đại lục Trung Quốc, bờ biển đảo Hải Nam, bờ biển miền Trung Việt Nam rồi đi xuống phía Nam.

Cần nói thêm, Sa Lực - Mân Lực đã viết rằng, đoàn thuyền của Trịnh Hòa đã "nhiều lần thả neo nghỉ ngơi tại đây" (tức là tại Tây Sa và Nam Sa). Điều đó, chứng tỏ các tác giả không hiểu biết gì về các quần đảo này.

Thực ra, đó chỉ ỉà các quần đảo san hô, chằng chịt những bãi cạn và đá ngầm, chỉ có thuyền nhỏ có thể ra vào được, còn thuyền lớn vào đó không bị đâm cũng mắc cạn. Đoàn thuyền của Trịnh Hòa (viên Thái giám nhà Minh được vua Minh bảy lần sai di sứ các nước Đông-Nam Á và Nam Á) "gồm trên 200 chiếc, trong đó 60 chiếc dài 148 mét, rộng 60 mét" ( 63 )sao có thể "thả neo" ở Tây Sa và Nam Sa được?

Không có chủ quyền trong lịch sử đối với quần đảo Trường Sa, Trung Quốc làm sao có thể nói mình có quyền "giành lại chủ quyển lãnh thổ đối với các đảo" thuộc quần đảo này? Những việc làm của Trung Quốc đối với quần đảo nảy từ nhứng năm 1930 đến nay, không có khả năng biện minh theo luật pháp quốc tế.


Lý lẽ và hành động trên của Trung Quốc khiến cho dư luận quốc tế lo ngại và cảnh giác. Trong bài Yêu sách của Trung Quốc đối với quẩn đảo Trường Sa hoàn toàn là chuyện rắc rối (64.2 ). Tác giả Brai Oai-nơ (Bary Wain) vạch rõ: "Bằng những lý do chẳng ai biết rõ  ra sao (nguyên văn là: bằng những lý lẽ mà không thể hiểu rõ ngay được đối với người trên sao Hỏa đáp xuống). Trung quốc nói rằng, nhóm đảo ấy là lãnh thổ thiêng liêng của họ".

Về những yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển Đông, cũng bài báo trên đã nhận xét: "...lập trường của Trung Quốc không chỉ là vô lý mà còn lố bịch nữa" .
Những hành động cùa Trung Quốc tại vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam rõ ràng là hành động bất hợp pháp, xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, vi phạm nguyên tắc không sử dụng vũ lực của Liên hợp quốc, là sự chà đạp thô bạo luật pháp quốc tế
.

Tờ báo Pháp Li-bê-ra-ti-on vạch rõ: "Cái chính trị pháo thuyền này khởi động những mối lo ngại từ lâu về chủ nghĩa bá quyền Trung Hoa ở Đông-Nam A. Các nước trong vùng không khỏi nhận thấy một cách bực dọc rằng, các bản đồ phát hành ở Bắc Kinh chỉ rõ lãnh thổ Trung Quốc kéo dài đến sát bờ biển Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Việt Nam"  (65).





-----------------------------
61- Sa Lực - Mãn Lực, 9 lần Xuất  quân lớn của Trung Quốc Nxb. Văn nghệ Tứ Xuyên, 1992, tr. 9, 10

62- minh sử , quyên 6 , tờ 2b-7a ; quyển 7 tờ 1b-6a ; quyên 304 , tờ 2a-2b (thư viện quốc gia)

7. Sa Lực - Mãn Lực, 9 lần Xuất  quân lớn của Trung Quốc, Nxb. Van nghệ Tư Xuyên. 1992, tr 7.

8- theo báo người hướng dẫn khoa học đạo ki tô (mỹ) 16-3-1988

9-theo văn kiện bộ ngoại giao nướcCHND Trung hoa 30-1-1980


63- Trung Quốc đại bách khoa toàn thư, Nxb.Bắc Kinh Thượng Hải,9-1990,tr 480.
64.1,2-  Bary Wain, Yêu sách của Trung Quổc đổi với quần đảo Hoàng sa hoàn  toàn là chuyện rắc rối , báo asea  wall street (Hổng Kông) 15-4-1994.

65- Liberation (pháp)- 25-3-1988
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2014, 05:26:29 pm gửi bởi vietkieu_cuuquocquan » Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #29 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2014, 09:23:44 am »

Cũng như các triều đại, các Chính phủ trước đây, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trước sau khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm
của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình. Việt Nam chủ trương tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia khác, song quyết không để người khác xâm chiếm bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Trong bài phát biểu tại cuộc mít tinh ở đảo Trường Sa (tháng 5-1988) Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định ý chí sắt đá: "Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa-một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta ".


Với lòng mong muốn giữ gìn tình hữu nghị Việt - Trung, tôn trọng nguyên tắc không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; trong các ngày 17, 23 và 27 tháng 3 năm 1988, Việt Nam đã đề nghị Trung Quốc cử đại diện đàm phán để giải quyết những bất đồng liên quan đến quần đảo Trường Sa, cũng như các vấn đề tranh chấp khác về biên giới và quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam cũng đề nghị, trong khí chờ đợi hai bên cam kết không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp .

Đáp lại, trong Bị vong lục công bố ngày 12 tháng 5 năm 1988. Trung Quốc xác nhận ý kiến của Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc trong cuộc hội đàm với Việt
Nam tại Bắc Kinh, tháng 9 năm 1975 như sau: "Đối với Việt Nam, ngay sau khi họ đưa ra đòi hòi về lãnh thổ đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa của Trung Quốc. tháng 9 năm 1975, lãnh đạo phía Trung Quốc Đặng Tiểu Bình nêu ra với người lãnh đạo Việt Nam Lê Duẩn đang thăm Trung Quốc, phía Trung Quốc có đầy đủ tài liệu chứng minh quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa từ cổ đến nay thuộc lãnh thổ Trung Quốc, nhưng theo nguyên tắc giải quyết tranh chấp thông qua hiệp thương hữu nghị, bày tỏ "[i]sau này có thế thương lượng" " [/i](66.)

Bước vào thập kỷ 90, quan hệ hai nước dần dần trở lại bình thường. Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc tháng 11 năm 1991 nêu rõ: "Hai bên tuyên bố hai nước Việt Nam và Trung Quốc sẽ phát triển quan hệ hữu nghị và láng giềng thân thiện trên cơ sở năm nguyên tắc: "Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không xâm phạm lẫn nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình". Hai bên xác định: "Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ khôi phục quan hệ bình thường trên các nguyên tắc độc lập tự chủ, hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau,không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.".

Sau khi bình thường hóa quan hệ, Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã thỏa thuận sẽ tiến hành đàm phán nhằm giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ tồn tại giữa hai nước. Chinh phủ hai nước cũng bày tỏ tán thành tuyên bố về biển Đông của Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN họp ờ Ma-ni-la tháng 7 năm Tuyên bố về biển Đông có đoạn:
-      Nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết tất cả các vấn đề chủ  quyền và quyền tài phán ở biển Nam Trung Hoa (biển Đông) bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực.
-   Kêu gọi các bên liên quan kiềm chế nhằm tạo ra một bầu không khí tích cực cho giải pháp cuối củng đối với mọi tranh chấp.
-   Không phương hại tới chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia có lợi ích trực tiếp trong khu vực, quyết tâm thăm dò khả năng hợp tác tại biển Nam Trung Hoa về các vấn đề an toàn hàng hải và giao thông, chống ô nhiễm môi trường biển, phối hợp với các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, các cố gắng chống cướp biển và cướp có vũ trang, cũng như phối hợp trong các chiến dịch chống buôn lậu ma túy" .

Nhân dân Việt Nam mong muốn rằng, thông qua đàm phán, hai bên có thể đi đến một giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề tranh chấp chủ quyển đối với hai  quần đảo ở biển Đông, mang lại hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực. Ngày 23 tháng 6 năm 1994, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, biểu thị quyết tâm của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng,khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển, hòa nhập vào đời sống pháp luật quốc tế.

Những năm gần đây, Việt Nam và Trung Quốc đang tiếp tục đàm phán để giải quyết những vấn đề tồn tại về biên giới lãnh thổ giữa hai nước. Chính phủ các nước trong khu vực đã ra Tuyên bố chung về biển Đông, kêu gọi các nước giải quyết tranh chấp về chủ quyền và quyền tài phán ở biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực, bày tỏ quyết tâm thăm dò khả năng hợp tác ở vùng biển này. Công ước năm 1982 của Liên hợp quốc về Luật biển đã có hiệu lực, được thế giới chấp nhận và tôn trọng.

Chuyến đi thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của đồng chí Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đàng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tháng 11 năm 1994. đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ hai nước. Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc nêu rõ:
"Hai bên khẳng định lại những thỏa thuận tại các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai nước từ năm 1991 đến nay, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước. Hai bên hài lòng về sự tiến triển của các cuộc đàm phán cấp chính phủ cả cấp chuyên viên giữa hai nước..."”... trước khi vấn đề được giải quyết, hai bên đều không tiến hành những hành động làm phức tạp thêm hoặc mở rộng thêm tranh chấp, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực. Hai bên sẽ bàn bạc kịp thời và giải quyết thỏa đáng những bất đồng nảy sinh với thái độ bình tĩnh xây dựng, không để bất đồng ảnh hưởng đến sự phát triên bình thường của quan hệ hai nước" (1)


Cũng trong chuyến đi thăm này, trả lời các  nhà báo Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch Giang Trạch Dân nhấn mạnh: "Đối với một số vấn đề còn tồn tại giữa hai nước, hai bên cần xuất phát từ vấn đề  lớn là giữ gìn quan hệ hữu nghị Trung - Việt, phát triển hòa bình, ổn định ở khu vực, thông qua hiệp thương để giải quyết từng bước" (2 )

Tình hình dù phức tạp đến đâu, nếu các bên tranh chấp đều tuân theo Hiến chương Liên hợp quốc, giải quyết bằng thương lượng hòa bình, không sử đụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, tôn trọng lợi ích  chính đáng của nhau, thì đều có khả năng tìm  ra giải pháp phù hợp, bảo đảm cho vùng biển này mãi mãi là vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực.

Các tác giả cuốn sách 9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc, nên đọc lại và suy ngẫm thêm về nhưng lời Tuyên bố trên của đồng chí Giang Trạch Dân,


------------------
1-2- báo  Nhân dân  ngày 22 và 23 - 11-1994

66-Bài phát biểu cùa Đại tướng Lê Đức Anh tại cuộc mít tinh ở đảo Trường Sa, kỷ niệm lần thứ 33 ngày truyền thống của Quân chủng Hài quân (7-5-1955 - 7-5-1988 )
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Năm, 2014, 10:13:18 am gửi bởi vietkieu_cuuquocquan » Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM