Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:44:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung  (Đọc 27818 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #10 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2014, 09:22:25 am »

Sau ngày cách mạng Trung Quốc thảnh công (1949) trong bối cảnh tình hinh quốc tế có những chuyến biến thuận lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng và Chính phủ Việt Nam chủ trương đẩy mạnh hơn nữa công tác ngoại giao và tuyên truyền quốc tế, nhằm làm cho nhân dân thế giới, trước hết là nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa hiểu rõ, ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam toàn diện hơn.

Từ đầu tháng 1 dến cuối tháng 3 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chi Minh lên đường đi thăm Trung Quốc và Liên Xô (4) . Sau khi hội đàm với các đồng chí lãnh đạo nước Trung Hoa mới, Người sang Liên Xô. Tại Mát-xcơ-va, Người đã cùng đồng chí Sta-lin, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản  Liên Xô trao đổi ý kiến và thống nhất nhiều vấn đề nhằm tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của Liên Xô và của các nước xã hội chủ nghĩa. Cũng tại Mát-xcơ-va, Người còn gặp gỡ đại diện Đảng Cộng sản Pháp và nhiều tổ chức quốc tế để tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới đối với cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến đi này đã tăng thêm sự hiểu biết của các nước anh em với Việt Nam, thắt chặt tình đoàn kết chiến đấu, tranh thủ sự chi viện quốc tế, tạo thêm thuận lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam (5).
Ngày 15 tháng 1 năm 1950, Chính phủ Việt Nam công nhận Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Ngày 18 tháng 1, Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và ngày 30 tháng 1, Chính phủ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết công nhận Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tiếp đó, các nước dân chủ nhân dân khác cũng lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Thắng lợi ngoại giao trên đây đã nâng cao uy tín của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trên trường quốc tế, phá thế bao vây của chủ nghĩa đế quốc đối với Việt Nam. Việt Nam "... trở thành một tiền tiêu trong Mặt trận dân chủ chống dế quốc ở  Đông - Nam Á" (6) .

Việc Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân công nhận Chính phủ Việt Nam là "một đại thăng lợi về chính trị... Nó anh hường rất lớn đến cuộc kháng chiến . Thắng lợi này là "... kết quả gần 5 năm hy sinh phấn đấu anh dũng cua quân và dân Việt Nam, kết quả của dường lối chính sách đúng đắn của Chinh phủ Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Nó tăng cưởng địa vị Việt Nam trên trường quốc tế, làm cho thế và lực của Việt Nam thêm mạnh" .

Trong quá trình vận động cách mạng, Việt Nam và Trung Quốc đã sớm có mối quan hệ tốt đẹp. Từ đầu những năm 1920, khi còn hoạt động ỏ Pháp, đồng chi’ Nguyễn Ai Quốc đã gặp gỡ Lý Đại Chiêu và tiếp xúc với nhiều chiến sĩ cách mạng trong "Nhóm cộng sản trẻ tuổi Trung Quốc" như Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân, Đặng Tiểu Binh, Tiêu Tam, Triệu Thố Viêm, Thái Hòa Sâm... Một số thanh niên trong nhóm đã được Nguyễn Ai Quốc giới thiệu kết nạp vào Đảng cộng sản Pháp. Đó là các đồng chí Triệu Thế Viêm, Vương Nhược Phi, Trần Diên Niên, Trần Kiều Niên,Tiêu Tam (7) .
 Bằng những hoạt động cách mạng của mình ờ Pháp cũng như ở Bộ phương Đông Quốc tê cộng sản, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã có những đóng góp quan trọng với phong trào cộng sản và công nhân Trung Quốc.
---------------------

  4-Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử , t.l, Nxb. Chinh trị quốc gia,
H.1994, tr. 396, 397
 5-Hồ Chí Minh, Biên niên tiêu sử, t 1, Nxb. Chính trị quốc gia, H 1994, tr, 399, 403, 405.
 6-Văn kiện Đang 1945-1954, t.2, Nghị quyết Thường vụ Trung ương ngày 4 2 1950, BNCLS ĐTƯ,1979, tr.431.

 7-Hổ Chi Minh, Biên niên tiểu sử, t.l, Nxb. Chmh trị quốc gia, H 1993, tr. 129, 138
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Năm, 2014, 05:10:46 pm gửi bởi vietkieu_cuuquocquan » Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #11 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2014, 10:07:33 am »

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập (1921), Trung Quốc là nơi nhiều người cộng sản Việt Nam hoạt động và được Đảng Cộng sản, nhân dân Trung Quốc hết lòng giúp đỡ. Khi hoạt động trên đất Trung Quốc, các chiến sĩ cách mạng Việt Nam, đặc biệt là Chủ tịch Hồ ChT Minh đều tích cực tham gia phong trào cách mạng, gẳn bó với lịch sử đấu tranh gian khổ của Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc. Nhiều chiến sĩ cách mạng Việt Nam đã tham gia Quảng Châu công xã, gia nhập Hồng quân công nông, tham gia Vạn lý trưởng chinh, xây dựng cơ sở cách mạng và phát động chiến tranh du kích ở một số vùng nông thôn Trung Quốc.

Sau ngày cách mạng Trung Quốc thảnh công, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã đề nghị Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân giúp đỡ sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Trong Công thư ngày 10 tháng 8 năm 1949, gửi Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Đông Dương nêu rõ:

'Muốn chuyên giai đoạn tổng phản công, giành lấy thắng lợi cuối cùng, cố nhiên chúng tôi phải tự tin vào sức mình, nhưng chúng tôi cũng cân được sự giúp đỡ bên ngoài. Đứng trước những khó khăn về kỹ thuật mà điêu kiện kinh tế chưa cho phép vượt qua, đứng trước tình hình gấp rút, phải tranh thu thời gian với địch... Đứng trước những nhiệm vụ chiến thuật phải làm đê chuyển sang chiến lược mới, chúng tôi không thể không yêu cầu các dồng chí giúp chúng tôi về súng, đạn, dụng cụ, cán bộ, ... Trong những khoản chúng tôi
yêu cầu có khoản nào các đồng chi không giúp dược xin các đồng chí chuyên lời đề nghị của chúng tôi cho Liên Xô và nói hộ những khó khăn của chúng tôi cho các đồng chí Liên Xô rõ..."
(8 ).

Đề nghị của Đảng, Chính phủ Việt Nam được Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc nhanh chóng đáp ứng. Cuối năm 1949, đổng chi' La Quý Ba được cừ làm đại diện Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc bên cạnh Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương có nhiệm vụ "truyền đạt cho Trung ương Trung Cộng” ( 9 )các đề nghị viện trợ của Việt Nam.
 Ngày 5 tháng 1 năm 1950, khi làm việc với đại diện Việt Nam tại Bắc Kinh, đồng chí Lưu Thiêu Kỳ nói:

"Cuộc kháng chiến ở Việt Nam do Đảng Việt Nam lãnh dạo rất đúng và rất hay. Đảng Trung Quốc hết sức giúp Đảng Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ đó. Các Đảng bạn khác nhất là Đang Cộng sản Liên Xô cũng cùng một quan điểm như Đảng Trung Quốc và Việt Nam, trong cuộc kháng chiến phải tự lực cánh sinh là chính. Sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là sự giúp đỡ chung" (10 ).

Theo thỏa thuận giữa Chú tịch Hồ Chi Minh với các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Liên Xô, trước mắt Liên Xô trang bị cho Việt Nam một trung đoàn pháo cao xạ 37 ly, một số xe vận tải Mô-lô-tô-va và thuốc quân y; Trung Quốc trang bị vũ khí cho một số đại đoàn bộ binh và một đơn vị pháo binh, đồng thời đám nhận vận chuyển hàng viện trợ cùa Liên Xô cho Việt Nam. Trung Quốc sẽ cử một đoàn cố vấn quân sự sang giới thiệu những kinh nghiệm chiến đấu của giải phóng quân và đồng ý cho Việt Nam đưa Trường Lục quân sang Vân Nam để đảo tạo và bổ túc cán bộ. Từ đây, Trung Quốc trở thành cầu nối giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng tiến bộ trên thê giới, đảm nhiệm vai trò chính, là nước chủ yếu viện trợ giúp đỡ Việt Nam kháng chiến.
Riêng trong năm 1950, Việt Nam đã nhận được 3.983 tấn hàng viện trợ, trong đó có 1.020 tấn súng đạn! (kể cả số súng đạn các đơn vị bộ đội Việt Nam sang Trung Quốc huấn luyện rổi đem về nước), 161 tấn quân trang, 20 tấn thuốc và dụng cụ quân y, 71 tấn hàng quân giới, 30 xe vận tải Mô-lô-tô-va, 2.634 tấn gạo (11 ). Số hàng viện trợ đó tuy chỉ chiếm 18,5% tổng số vật chất mà bộ đội Việt Nam sử dụng trong nãm 1950, song có giá trị cực kỳ quý báu và quan trọng. Trang bị và sức mạnh chiến đấu của một số đơn vị chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam trên chiến trường chính Bắc Bộ được nâng cao rõ rệt.

Theo 'thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước, Trung Quốc cử một đoàn cố vấn quân sự gồm 79 cán bộ, do đồng chí Vi Quốc Thanh phụ trách sang giúp Việt Nam. Bạn còn cử đồng chí Trần Canh đại điện cho Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với đoàn cố vấn quân sự giúp Việt Nam mở chiến dịch Biên giới.

Tại buổi gặp mặt các thành viên trung đoàn được tổ chức vào cuối tháng 6 năm 1950  Bắc Kinh trước khi lên đường sang Việt Nam, Chủ tịch Mao Trạch Đông nói:

"Hồ Chí Minh và nhiều người Việt Nam đã từng tham gia vả giúp đỡ cho cuộc đấu tranh cách mạng của Trung Quốc, có người còn đổ máu hy sinh. Bây giờ các đổng chi sang giúp đỡ cuộc đấu tranh chống Pháp của họ là hoàn toàn nên”. (12)

-----------------------

8-Tư liệu nghiên cửu về quan hệ cua Trung Quốc với  Việt Nam từ 1948 đến 1979, 1.1, Cục Nghiên cứu, Bộ Quốc phỏng, 1988, bản đánh máy, tr.20.

9 ,10. Trích biên bản làm việc giữa đổng chí Lưu Thiếu Kỳ thay
mặt Đàng Cộng sản Trung quốc với đại diện đảng Cộng sản Đông Dương tại Bắc Kinh ngày 5-1-1950 Tư  liệu nghiên cứu về quan hệ của Trung Quốc với việt nam, Tài liệu đã dẫn, tr 29, 30

11-  Hồ sơ viện trợ quốc tế, luu trữ Tổng cục Hậu cần, cặp sô 20, 21
12- Sa Lực - Mân Lực, 9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc, Nxb. Văn nghệ Tứ Xuyên, 2-1992 trang 210 , 231
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Năm, 2014, 05:17:32 pm gửi bởi vietkieu_cuuquocquan » Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #12 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2014, 12:55:04 pm »

Về phương pháp công tác, Chủ tịch Mao Trạch Đông căn dặn:
"Làm cố vấn chính là làm tham mưu... không được bao biện làm thay, càng không thể làm "Thái Thượng Hoàng" chỉ tay năm ngón...".

Thủ tướng Chu Ân Lai cũng chỉ thị cho đoàn cố vấn:

 "Về sinh hoạt Đảng vẫn thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Nhưng vê công tác thi các đồng chí lấy tư cách cố vấn mà tiến hành. Làm việc ở cơ quan nào thi do đồng chí Việt Nam phụ trách cơ quan đó lãnh đạo''( 1.)

Nhiệm vụ của đoàn cố vấn quân sự đã được những nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc xác định rõ ngay từ đầu như chính các tác giả của cuốn sách 9 lầnxuất quân lớn cửa Trung Quốc đã viết. Nhưng ở các trang 250. 251 và một số trang khác, các tác giả lại coi việc đoàn cố vấn quân sự 79 người của Trung Quốc sang giúp Việt Nam là một trong chín lần xuất quân lớn của Trung Quốc, kể từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Các tác giả còn khằng định lãnh đạo Việt Nam đã: Giao quyển chỉ huy của quân đội mình từ cấp Bộ Tông tư lệnh dến cấp tiểu đoàn cho cố vấn quân sự của phía Trung Quốc.

Sự thật là các cố vấn quân sự đã thực hiện đúng như chỉ dẫn của Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai:

 "Làm cô' vấn tức là làm tham mưu "... "Làm việc ở cơ quan nào thì do đồng chí Việt Nam phụ trách cơ quan đó lãnh đạo".

Từ kinh nghiệm chiến đấu của Giải phóng quân Trung Quốc và qua nghiên cứu thực tiến, các đồng chí cố vấn đã đã xuất nhiều ý kiến với Bộ Chi huy Việt Nam. Bộ Chỉ huy Việt Nam trân trọng nghiên cứu các ý kiến của bạn. Những kinh nghiệm hay của Giải phóng quân Trung Quốc như: vây thành đánh viện; tập trung ưu thế vào HƯỚNG chính; công kiên phải bảo đảm chuẩn bị chu đáo; mở cửa nhanh; thọc sâu nhanh; giải quyết nhanh; kinh nghiệm đào giao thông hào, cấu trúc trận địa tiến công; tổ chức hiệp đồng bộ binh với pháo binh,... đã được bộ đội Việt Nam chọn lọc, vận dụng, làm phong phú thêm cách đánh của mình. Đồng chí Trần Canh trong chiến dịch Biên giới đã đề xuất’ một số ý kiến hay, như nên đánh một số cứ điểm cô lập, tương đối nhỏ trước rồi dùng hình thức tác chiến dã chiến tiêu diệt các đơn vị cơ động của địch. Đồng chí đã nhiệt thành ủng hộ quyết tâm tác chiến chiến dịch của lãnh đạo và chỉ huy Việt Nam.

Trong cuốn sách 9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc, khi viết về chiến dịch Biên giới, các tác giả Sa Lực - Mân Lực đã bịa ra và dựng đứng một số tình huống cụ thể. Họ viết rằng, khi được tin quân Pháp đánh lên Thái Nguyên để cứu nguy cho đồng bọn ở biên giới, lãnh đạo và chỉ huy Việt Nam lúng túng không biết tiếp tục chiến dịch hay rút về để bảo vệ "sự sinh tổn của cơ quan đầu não" (trang 252). Và rằng, trong quá trình chiên đấu đánh quân tiếp viện của Lơ Pa-giơ, bộ đội Việt Nam do bị thương vong, do mệt mỏi, dao động, sức tiến công giảm dần... đến mức:

"Trần Canh lúc đó đang ốm, người rất yếu, nhưng sau khi nhận được thông bảo dã dứt khoát kiến nghị với Bộ Chi huy Việt Nam...". Nếu không có sự "kiên quyết", "dứt khoát" của Trần Canh thì không nghi ngỡ gì nữa "bộ đội Việt Nam sẽ bỏ cuộc, làm tuột mất thắng lợi sắp đến tay”

Sự thật là thế nào?

Khi quyết định mờ chiến dịch Biên giới, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã dự kiến tinh huống địch có thể tâp kích khu vực Thái Nguyên hòng kéo chủ lực ta về lại Thái Nguyên, đỡ đòn cho Biên giới. Bộ Tổng tư lệnh đã chỉ thị cho quân dân Thái Nguyên chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Bộ Tổng tư lệnh còn bố trí sẵn ở Thái Nguyên trung đoàn chủ lực 246 vừa làm lực lượng dự bị, vừa làm nhiệm vụ cơ động sẵn sàng cùng với quân dân địa phương đánh địch, bảo vệ căn cứ địa. Ngay từ tháng 7 năm 1950, Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh đã chỉ thị cho các địa phương, các chiến trường toàn quốc đẩy mạnh đợt hoạt động tác chiến, phối hợp với Cao - Bâc - Lạng. Vì thế, không hề có chuyện Bộ Chi huy Việt Nam lúng túng dao động khi dịch đánh ra Thái Nguyên. Chẳng những thế, khi địch đánh ra Thái Nguyên, Bộ Chỉ huy Việt Nam không những không rút lực lượng từ biên giới về mà còn phán doán tình huống xảy ra cực kỳ chinh xác: đây có thể là một thủ đoạn chiến thuật của địch chuẩn bị cho một cuộc rút lui chiến lược. Việc tổ chức thế trận đón đánh quân ứng cứu của địch đã được Bộ Chỉ huy Việt Nam chuẩn bị chu đáo, với quyết tâm rất cao. Bộ đội lại được chiến thắng Đông Khê cổ vũ, đặc biệt là được Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu trực tiếp viết thư, gửi điện khen ngợi động viên (ngay trước ngàydiễn ra các trận chiến đấu tiêu diệt binh đoàn Lơ Pa-giơ và binh đoàn Sác-tông), tinh thần rất phấn chấn. Đánh địch ngoài công sự lại vốn là sở trường của bộ đội Việt Nam. Do đó cũng không có chuyện bộ đội Việt Nam giảm sút tinh thần chiến đấu đến mức cố vấn Trần Canh đang ốm cũng phải cố gượng dậy động viên sĩ khí cho bộ đội Việt Nam, nếu không thắng lợi sắp đến tay sẽ mất sạch(!) như Sa Lực - Mân Lực đã tưởng tượng ở trang 254.

Sau 29 ngày chiến đấu vô cùng quyết liệt, anh dũng, mưu trí, quân và dân Việt Nam đã giành được thắng lợi to lớn trong chiến dịch Biên giới. Đối với địch, đây là "... thất bại chưa từng có trong lịch sử chiến tranh xâm lược cùa đê quốc Pháp" (2) Thất bại đó  "... đã có ảnh hương quyết định đến số phận của Đông Dương và Điện Biên Phủ sau này đã  phải chịu ảnh hương đó” (3) Đối với quân dân Việt Nam, thắng lợi cùa chiến dịch Biên giới mở ra bước ngoặt đưa cuộc kháng chiến chuyển sạng một thời kỹ mới, đánh dấu một bước tiến nhảy vọt của quân đội Việt Nam về nghệ thuật chiến dịch, về trình độ chi huy và trình độ kỹ thuật, chìến thuật. Chính các tướng lĩnh Pháp sau này cũng phải thừa nhận:

"Quân đội Việt Minh có một phương châm tác chiên vững vàng, điêu khiển các trận đánh kế tiếp nhau, gắn bó với nhau một cách mạch lạc, đã làm cho quân Pháp không kip thở trên một chính diện rộng lớn từ Đông Khê đến Thất Khê" (4). Với cuộc chiến đấu trên Đường số 4 "...bộ đội Việt Minh tỏ ra là một quân đội hiện đại, căn cứ vào hình thức tác chiến cũng như sức mạnh trong chiến đấu"(5).


  Chiến thắng Biên giới của quân dân Việt Nam có sự ủng hộ giúp đỡ quan trọng và quý báu của nhân dân Trung Quốc, của đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc.
Sau chiến dịch Biên giới, đồng chí Trần Canh về nước. Trong năm 1951, đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tiếp tục giúp đỡ bộ đội Việt Nam trong các chiến dịch ở Trung du. Đường 18 và Hà - Nam - Ninh, cả ba chiến dịch này đều chỉ đạt được mục đích hạn chế, vi đây là những hướng địch khá mạnh, chúng lại phát huy được ưu thế của không quân, pháo binh và xe tăng thiết giáp. Các ỷ kiến của đoàn cố vấn Trung Quốc đều được Việt Nam tôn trọng, song lãnh đạo và chỉ huy bộ đội Việt Nam luôn khăng định, trách nhiệm thuộc về Việt Nam, vì rằng quyền quyết định mọi vấn đề là bộ đội Việt Nam.

Cuối năm 1951, Bộ Chi huy Pháp đưa quân đánh ra Hòa Bình. Chủ tịch Hồ Chi' Minh và Trung ương Đảng cho rằng, đây là cơ hội tốt cho bộ đội ta tiêu diệt đich cả ở nơi địch đánh ra, cả ở vùng chúng tạm chiếm và quyết định mờ chiến dịch Hòa Bình. Lúc đó, đoàn cố vấn đang bận sinh hoạt nội bộ nên không tham dự chiến dịch này. Bộ Tổng tư lệnh Việt Nam đã sử dụng bộ đội chủ lực đánh địch trên mặt trận chính diện, đồng thời táo bạo đưa hai đại đoàn vào hoạt động trong vùng dịch tạm chiếm, phát động và tạo điều kiện đẩy mạnh chiến tranh du kích. Thắng lợi to lớn và toàn diện trong chiến dịch Hòa Bình đánh dấu bước trương thành về nghệ thuật chỉ đạo chiến lược và điều hành chiến tranh của Đảng và Bộ Tổng tư lệnh quân đội Việt Nam.

Chính các học giả nước ngoài khi đánh giá tình hình hai bên sau chiến dịch Hòa Bình cũng cho rằng: "Trong trận này, Việt Minh cho thấy họ bắt đẩu lớn mạnh và có thể đánh lớn với Pháp"(5).
 "Từ trận Hòa Bình người Pháp bắt đẩu tuyệt vọng, hoàn toàn hết hy vọng đánh thăng ông Hổ Chí Minh. Và tình hình đó còn xấu đi nữa “.

Những năm 1952-1953, đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc bên cạnh Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục phát huy nhiệm vụ đươc giao, đã kiến nghị nhiều ý kiến quý báu vào các hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực trên chiến trường chính Bắc Bộ, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Tây Bắc, Thượng Lào.

Khi viết về chiến dịch Điện Biên Phủ của Việt Nam, các tác giả cuốn sách 9 lẩn xuất quân lớn của Trung Quốc đã không hiểu đó là kết quả của chín năm kháng chiên trường kỳ của Việt Nam, những nỗ lực phi thường của nhân dân Việt Nam và sự chỉ đạo chiến lược tài tình của Đảng Lao động Việt Nam trong chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954. Trong khi "quên” những điều đáng viết thì họ lại viết ràng, vai trò quyết định trận chiến này là các cố vấn Trung Quốc(!). Họ nhấn mạnh rằng, việc thay đổi phương châm từ "đánh nhanh,
thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" là quyết định của đồng chú Vi Quốc Thanh(!?). Và dựng chuyện rằng, trong giai đoạn cuối của chiến dịch, trước việc Mỹ dọa ném bom nguyên tử, Bộ Chỉ huy Việt Nam chủ trương rút lui thật nhanh khỏi Điện Biên Phủ.

Nhờ Vi Quốc Thanh thuyết phục,Bộ Chỉ huy Việt Nam mới quyết định trước khi nước lũ tràn tới, tổ chức bộ đội tổng tiến công toàn diện(!)
Trước hết phải  thấy rõ ràng, thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ không thể tách rời với sự chỉ dạo chiến lược của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và hoạt động của bộ đội Việt Nam trên khắp các chiến trường Đông Dương trong chiên cuộc Đông-Xuân 1953-1954.
Tại Hội nghị Bộ Chinh trị Trung ương Đang Lao động Việt Nam họp cuối tháng 9 năm 1953 ở TỈn Keo (Định hóa, Thái Nguyên) để bàn nhiệm vụ quân sự trong Đông-Xuân 1953-1954, vấn đề nổi lên trong chí đạo chiến lược là làm sao phân tán được khối chủ lực cơ động chiến lược của dịch. Khi nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp báo cáo tinh hình, "đôi măt Hồ Chủ tịch chợt lộ vẻ chăm chú. Bàn tay Người đội trên bàn bỗng giơ lên rồi nắm lại. Người nói: địch tập trung quân cơ động để tạo nền sức mạnh. Ta buộc chủng phải phân tán binh lực thì sức mạnh ấy không còn. Bàn tay Bác mở ra, mỗi ngón tay chỉ về một hướng..." . (6)
-------------------------------------
1 Sa Lực - Mân Lực, 9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc, Nxb. Văn nghệ Tứ Xuyên, 2-1992 trang 210 , 231
2-bài nói chuyện của đồng chí Trường Chinh tại hội nghị tổng kết chiến dịch biên giới
 “ Những tài liệu chỉ đạo các chiến dịch của trung ương đảng , tổng  quân ủy và bộ tổng tư lệnh  t2 , BTTM  xuất bản 1963 ,Trang 250 ”

3-ca to ru ,hai màn của tấn thảm kịch đông dương, NXB PLON,pa-ri 1959

4-5-Mac san,thảm kịch đông dương, tài liệu dịch,thư viện quân đội

6-Võ Nguyên Giáp, Thế gỉới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hổ Chí Minh sổng mãi, Ban KHXH, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, 1991, tr.75


« Sửa lần cuối: 13 Tháng Năm, 2014, 03:18:17 pm gửi bởi vietkieu_cuuquocquan » Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #13 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2014, 01:32:34 pm »

Thực hiện phương châm ”tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt" mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị đã xác định, trên cơ sờ thế trận chiến tranh nhân dân đã được xây dựng trong suốt 8 năm kháng chiến trên khắp các chiên trường, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định sử dụng lực lượng mở những cuộc tiến công vào các hướng chiến lược địch tương đối yêu, nhưng vì quan trọng nên chúng không thể bỏ. địch quyết tập trung khối cơ động chiến lược ở đồng bằng Bắc Bộ, nhưng Bộ Chi huy Việt Nam không đưa lực lượng lớn về đồng bằng, không bảo vệ vùng tự do một cách thụ động mà chủ động mở các cuộc tiến công ở các hướng chiến lược Tây Bắc, Trung-Hạ Lào, Bắc Tây Nguyên, Thượng Lào.

Khối cơ động chiến lược của Na-va bị chia năm, sẻ bảy do phải bị động ứng phó trước các đòn tiến công rất hiểm nói trên của đối phương. Rốt cuộc, ờ đổng bằng Bắc Bộ, Na-va từ chỗ có 44 tiểu đoàn cơ động, đến tháng 3 năm 1954 chỉ còn giữ được 20 tiểu đoàn. Bản thân các tiểu đoàn này cũng đã mất khả năng cơ động, vì phải chia nhau chốt giữ, bảo vệ các trục đường giao thông quan trọng. Tử ngày 3 tháng 12 năm 1953 với việc: "Chấp nhận cuộc giao tranh ở Tây bắc... quyết bảo vệ Điện Biên Phủ bằng bất cứ giá nào” (13 ), Na-va đã tự phá đi kế hoạch ban đầu của chính ông ta. Điều lý thú là trong kế hoạch Na-va cũng như đề án tác chiến ban đầu của Việt Nam chưa hề có ba chữ "Điện Biên Phủ". Điện Biên Phú chính là hệ quả cùa sự chi đạo chiến lược đúng đắn và tài tình của Việt Nam, bắt đầu từ Hội nghị Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam tháng 9 năm 1953.

Khi bộ Đội Việt Nam hành quân lên Tây Bắc, tiến đánh Lai Châu, Việt Nam chưa có kế hoạch tiến công Điện Biên Phủ vì lúc ấy Na-va chưa cho quân nhảy dù xuống chiếm đóng lòng chảo này. Như vậy làm sao đoàn cố vấn có căn cứ để đề xuất kế hoạch tiến công Điện Biên Phủ báo cáo về cho Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc như các tác giá cuốn sách 9 lân xuất quân lớn của Trung Quốc đã viết. Chi sau khi địch rút chạy khỏi Lai Châu và nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam mới quyết định bao vây quân địch từ đây, đồng thời chỉ đạo các chiến trường tranh thủ cơ hội tiêu diệt sinh lực địch, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch.

Bước sang giai đoạn thứ hai của chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954, khi công tác chuẩn bị đã hoàn thành, Bộ Chỉ huy Việt Nam mới chính thức mở chiến dịch tiến công Điện biên Phủ. đồng thời Trung ương Đảng và Bộ Tổng tư lệnh giao nhiệm vụ cho quân dân cả nước đẩy mạnh các hoạt động phối hợp tiêu hao, tiêu diệt sinh lực dịch, phân tán và giam chân lực lượng cơ động của chúng, hạn chế khả năng chi viện, tiếp tế của chúng cho Điện Biên Phủ.

Tập đoàn cứ điểm là hình thức phòng ngự cao nhất của địch lúc đó. Từ khi hình thức phòng ngự tập đoàn cứ điểm của địch bắt dầu xuất hiện ở Hòa Binh (1951), ở Nà Sản (1952) và Cánh Đổng Chum (1953), bộ đội Việt Nam đã dày công nghiên cứu, tìm cách đánh bại hình thức phòng ngự mới này của địch. Rút kinh nghiệm xương máu từ cuộc tiến công không thành công vào Nả Sản, căn cứ vào sự đánh giá khách quan toàn diện các yếu tố thuận lợi, khó khăn, chỗ yếu, chỗ mạnh của địch, của ta, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đổng thời hết sức coi trọng việc chuẩn bị về vũ khí trang bị, chiến thuật, kỹ thuật cũng như tinh thần chiến đấu cho bộ đội. Thắng lợi của chiến dịch chứng minh quyết tâm chiến lược nói trên là hoàn toàn đúng đắn.

Chính sự chỉ đạo chiến lược của lãnh đạo Việt Nam, các hoạt động xuất sắc của quân dân Việt Nam trên các hướng chiến lược, trong Đông-Xuân 1953-1954, trên cơ sở thế trận chiến tranh nhân dân của Việt Nam được xây dựng từ nhiều năm về trước đã buộc Na-va phải phân tán lực lượng cơ động ra năm hướng và BUỘC phải' chấp nhận giao chiến ở Điện Biên Phú trong thế bị động.

Các tài liệu viết về Điện Biên Phủ của Việt Nam và của phía Pháp đều viết rõ ngày 20 tháng 11 năm 1953 khi phía Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ thì ngày 26 tháng 11, bộ phận tiền phương của Bộ Tống tư lệnh đo thiếu tường Hoàng Văn Thái dần dần lên đường đi Tây Bắc. Cùng đi lên Tây Bắc có tổ cố vấn tham mưu của Trung Quốc do đồng chí Mai Gia Sinh phụ trách. Ngày 8 tháng 12 năm 1953, tại ki-lô-mét 15 bên đường Tuần Giáo - Mường Thanh (nơi đặt Sờ Chi huy tiền phương đầu tiên) đã diễn ra cuộc thào luận bàn cách đánh Điện Biên Phủ. Sau khi thảo luận, các thành viên trong đoàn tán thành phương án 'đánh nhanh, thắng nhanh" do đồng chi Mai Gia Sinh đề xuất.
 Theo phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh" cách đánh chiến dịch sẽ là: Sử dụng toàn bộ binh lực, hỏa lực, tác chiến hợp đồng binh chủng từ nhiều hướng thọc sâu vào trung tâm phòng ngự của địch rồi theo cách đánh "Oa tâm tạng chiến thuật" (từ trong đánh ra, ngoài đánh vào) tiêu diệt tập đoàn cứ điểm trong 2 ngày, 3 đêm liên tục chiến đấu.

Khi đề xuất cách đánh này, đồng chí Mai Gia Sinh cho rằng, nếu đánh từng cứ điểm (như đánh Nà sản) địch sẽ tập trung được hỏa lực của máy bay, pháo binh, lực lượng phản kích, phát huy được sức mạnh của cả tập đoàn cứ điểm, ngăn chặn có hiệu quả từng đợt tiến công của quân ta. Đánh nhanh, thắng nhanh khi lực lượng địch ở tập đoàn cứ điểm mới có 11 tiểu đoàn và đang ở trạng thái lâm thời phòng ngự, khi bộ đội Việt Nam đã trưởng thành, mạnh hơn so với hồi đánh Nà San, lại có pháo lớn lần đầu tham chiến. Đây là ý kiến có căn cứ, có cơ sở thuyết phục và do vậy, được các đồng chí trong Bộ Tư lệnh tiền phương Việt Nam nhất trí.

Ngày 5 tháng 1 năm 1954, từ Việt Bắc, đồng chí Võ Nguyên Gíap lên đường ra mặt trận, có đồng chí trưởng đoàn cố vấn Vi Quốc Thanh đi cùng.

Trước ngày lên đường, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Tổng Tư lệnh ra mặt trận, "Tướng quân tại ngoại . Trao cho chú toàn  quyền quyết định. Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng! Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng, không đánh" ( 14).

Ngày 12 tháng 1 năm 1954, khi đến sở Chỉ huy chiến dịch ớ hang Thẩm Púa. với tư cách Chỉ huy trưởng, kiêm Bí thư Đảng ủy mặt trận. Đại tướng Võ Nguyên Giáp triệu tập cuộc họp Đảng ủy. Tất cả các đảng ủy viên dự họp đều nhất trí phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh". Mọi người cho rằng, bộ đội đang sung sức lại có pháo lớn và cao xạ lần đầu xuất hiện có thể tạo thể bất ngờ, có khả năng đánh thắng. Nếu không đánh sớm để tập đoàn cứ điểm được tăng cường quá mạnh sẽ bỏ lỡ cơ hội đánh tiêu diệt lớn trong Đông-Xuân này.

Mệnh lệnh chiến đấu theo phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh" đã được Bộ Chi huy chiến dịch phổ biến trong hội nghị cán bộ ở hang Thẩm Púa. Giờ nổ súng được quy định là 17 giờ ngày 20 tháng 1 năm 1954.

Trong lúc đó, dịch ráo riết tăng thêm lực lượng. Nhiều cứ điểm chúng đã có công sự kiên cố, bố phòng chặt chẽ. Về phía Viêt Nam, việc kéo pháo đầy hy sinh gian khổ, song đã đến giờ quy định mà một số khẩu vẫn còn ở khá xa trận địa. pháo chưa có công sự kiên cố. Ngày nổ súng được lùi lại đến ngày 25 tháng 1, rồi lại lùi đến 17 giờ ngày 26 tháng 1. Vậy mà việc kéo pháo vẫn chưa hoàn thảnh. Tình hình đó càng làm cho đồng chí Chỉ huy trưởng chiến dịch đắn đo suy nghĩ.

Sáng 26 tháng 1, đồng chí Võ Nguyên Giáp chủ động trao đổi với đồng chí Vi Quốc Thanh, quyết định thay đổi phương án tác chiến từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang ’’đánh chắc, tiến chắc". Với tinh thần trách nhiệm rất cao. Đồng chí  Vi Quốc Thanh nói: "Tôi đồng ý với Võ Tổng. Tôi sẽ làm việc với các dồng chí trong đoàn cố vấn"( 15 ). Nửa giờ sau cuộc trao đổi này, đồng chí Võ Nguyên Giáp triệu tập hội nghị Đảng ủy mặt trận. Đồng chí nói đại ý: Địch bây giờ không còn ở trong trạng thái lâm thời phòng ngự nữa mà đã trở thành một tập đoàn cứ điểm kiên cố. Ta vẫn giữ quyết tâm tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ. Nhưng nếu đánh theo phương án cũ sẽ có ba khó khăn lớn mà ta chưa thể vượt qua:

1.   Chủ lực ta cho đến nay mới chỉ có khả năng tiêu diệt một tiểu đoàn tăng cường của địch trong công sự vững chắc. Chưa có khả năng trong một thời gian ngắn tiêu díệt hàng chục tiểu đoàn trong tập đoàn cứ điểm.
2.   Trong trận này, ta có thêm pháo binh và cao xạ, nhưng bộ pháo hiệp đồng quy mô lớn cũng là lần đầu, lại chưa qua diễn tập.
3.   Bộ đội ta lâu nay mới quen tác chiến ban đêm, chưa quen tác chiến ban ngày trên địa bàn bằng phẳng với kẻ địch có ưu thế về máy bay, pháo binh và xe tăng thiết giáp.

Nhiều đồng chí trong Đảng ủy cho rằng: Bộ đội đã ờ trong tư thế sẵn sàng nổ súng, nay phải lui quân và kéo pháo ra sẽ khó động viên tư tưởng. Vấn đề hậu cần, nếu không đánh ngay, sau này khó khăn sẽ tăng lên gấp bội. Đồng chí Bí thư Đảng ủy đặt vấn đề: Tình hình khẩn trương, cần sớm có quyết định. Bác đã
giao nhiệm vụ: “Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng! Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng, không đánh”

Vậy xin các đồng chí trả lời câu hỏi: Nếu đánh theo phương án cũ có chắc thắng một trăm phần trăm không? Cả hội nghị không ai dám khẳng định là chắc thắng. Đến lúc ấy Đảng ủy mới hoàn toàn nhất trí chuyển phương châm từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang 'đánh chắc, tiến chắc" và quyết định hoãn cuộc tiến công. Sau cuộc họp, đồng chí Chỉ huy trường chiến dịch ra lệnh cho bộ đội trên toàn mặt trận lui về vị tri tập kết và kéo pháo ra. Công tác chính trị bảo đảm chấp hành triệt để mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiên đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm tác chiến mới.

Chiều hôm đó (26 tháng 1), Đại tướng ra lệnh cho Đại đoàn 308 bí mật rời Điện Biên Phủ cấp tốc hành quân sang Thượng Lào, hướng Luông Pha-băng...
Diễn biến gay go của chiến dịch, đặc biệt là ở đợt 2, khẳng định việc thay đổi phương châm là hết sức chính xác. Sự quyết đoán đó của người chi huy trong giờ phút quyết dịnh đã có ý nghĩa rất quan trọng.
--------------------
13- Nhật lệnh ngày 3-12-1953 cùa Na-va.

14- Võ Nguyên Giáp, Thế gỉới còn đổi thay nhưng tư tuởng Hổ Chí Minh sổng mãi, Ban KHXH, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, 1991, tr 79
    
15-Hoàng Minh Phuong. Về  một cuốn sách xuât bản ở trung quốc về điện biên  Phủ , tạp chỉ Xưa và nay. Hội khoc học Lịch sư Việt Nam, số  3, 6-1994

Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #14 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2014, 03:00:02 pm »

Trong quá trình chiến dịch, các đồng chí cố vấn Trung Quốc luôn sát cánh với bộ Trong quá trình chiến dịch, các đồng chí cố vấn Trung Quốc luôn sát cánh với bộ đội Việt Nam. Các cố vấn công binh hướng dẫn bộ đội Việt Nam các biện pháp xây dựng giao thông hào bao quanh và chia cắt tập đoàn cứ điểm, bao đảm cho bộ đội đánh lấn, đánh liên tục, đánh cả ban ngày.

Cho đến tháng 4 năm 1954, trận Điện Biên Phủ đã ở đỉnh cao của mức độ ác liệt, khó khăn. Một số đơn vị thương vong nhiều, mùa mưa lũ đã đến, tiếp tế càng khó khăn hơn. Trước tinh hinh đó, Đảng ủy mặt trận tổ chức một đợt sinh hoạt chính trị chống hữu khuynh tiêu cực ngay tại mặt trận. Đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chí đạo đợt sinh hoạt tư tưởng quan trọng này. Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp viết thư động viên bộ đội. Cơ quan chính trị các cấp tiếp tục giáo dục sâu rộng ý nghĩa to lớn của chiến dịch, quán triệt quyết tâm của Trung ương Đảng và của Bác Hồ là tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Mọi cán bộ, chiến sĩ đều nhận rõ thắng lợi chỉ có thể giành được bằng chiến đấu anh dũng, bằng cố gắng vượt qua gian khổ, khắc phục khó khăn với một tinh thần quyết chiến, quyết thắng rất cao. Ai cũng nhận rõ thắng lợi cuối cùng sắp đến, ta khó khăn một, địch còn khó khăn gấp mười. Trong thời điểm ấy, việc Mỹ dọa ném bom nguyên tứ chẳng có mấy tác động vào tâm lý bộ đội. Ai cũng hiểu bom nguyên tử ném xuống rừng núi, quân Pháp và quân Việt Nam xen kẽ, ít tác dụng. Trung ương Đảng và Bộ Chỉ huy mặt trận đã sớm phân tích, xác định việc dọa dẫm cùa Mỹ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên không hề làm thay đổi quyết tâm "dốc toàn lực cho Điện Biên Phủ", "Tất cả cho Điện Biên Phủ toàn thắng' của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Hơn thế nữa, quyết tâm đó càng được đẩy lên một bước cao hơn, không chỉ ơ Điện Biên Phủ mà cả ở hậu phương và các hướng chiến lược khác.


Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, bảo đảm hậu cần là nhiệm vụ cực kỷ khỏ khăn, nhưng cũng là một kỳ tích của dân tộc Việt Nam. Theo số liệu đã được công bố thi lượng gạo cần cho chiến dịch là 16.000 tấn. Muốn có số lượng đó phải huy động hơn 25.000 tấn. Theo tổng kết kinh nghiệm vận tải ở chiến dịch Tây Bắc, việc vận chuyến hoàn toàn bằng sức người gánh bộ, muốn đưa gạo từ Thanh Hóa lên Nghĩa Lộ thi cứ một ki-lô-gam gạo đến đích phải có 24 ki-lô-gam ăn dọc dường. Vậy ờ chiến dịch này để có 25.000 tấn gạo. cũng phải huy động gấp 24 lần. tức khoảng 600.000 tấn, mà muốn có 600.000 tấn gạo phải thu được và tổ chức xay giã hơn 900.000 tấn thóc. Giả định, nếu cỏ thu dược cũng không thể vận chuyển lên kịp, vì đường quá xa. Để giải quyết bài toán hóc búa ấy, Bộ Chính trị và Chính phủ Việt Nam đã có những giải pháp khoa học và cách mạng, thể hiện tinh thần độc lập tự chủ rất cao: Động viên nhân dân hai tỉnh Sơn La, Lai Châu ra sức tiết kiệm đê dóng góp Lượng gạo tại chỗ, giảm số gạo phải đưa từ tuyến hậu phương lên.

Kết qua thật vượt cả mơ ước: Nhân dân Sơn La, Lai Châu đã góp được 7.360 tấn gạo, khoảng 27 phân trăm lượng gạo phải huy động và chiếm gần 50 phần trăm lượng gạo sử dụng tại mặt trận. Gạo viện trợ của Trung Quốc là 1.700 tấn bằng 6,8 phần trăm tổng số huy động. Đặc biệt nhân dân Lào cũng ủng hộ mặt trận Điện Biên Phủ 310 tấn gạo chiến lợi phẩm thu dược sau chiến thắng Thượng Lào. cỏn lại 15.742 Tân, chiếm 63 phần trăm, được huy động từ các tỉnh hậu phương rồi đưa lên mặt trận. Đánh giá kỳ tích trên, tướng Pháp Y. Gra nhận xét: "Cả dân tộc dã tỉm ra giai pháp cho vấn dề hậu cần và giải pháp này đã làm thất bại mọi toan tính cũng như dự kiến của Bộ Tham mưu Pháp"(16).


Sau gạo là đạn, mà quan trọng nhất là đạn pháo lớn. Số đạn pháo 105 ly đã tiêu thụ trong chiến dịch lên tới hơn 2 vạn viên, trong đó có 11.715 viên chiến lợi phẩm thu dược trong chiến địch Biên giới. Các bạn Lào thu được ở Ba-na-phào 400 viên cũng gửi sang chi viện gấp cho Điện Biên Phủ. Bộ đội đoạt dù tiếp tế của địch ngay tại mật trận được 5.000 viên. Các bạn Trung Quốc chi viện cho chiến dịch 3.600 viên, đó là cơ số đạn đi theo 24 khẩu pháo viện trợ đưa về Việt Nam, từ cuối năm 1953. chiếm 18 phần trăm tổng số đạn pháo sử dụng trong chiến dịch. Ngoài số lượng đạn và pháo 105 ly nói trên. Trung Quốc còn giúp trang bị cho Việt Nam một tiểu đoàn DKZ 75 ly và một tiểu đoàn hỏa tiễn sáu nòng (Ca-chiu-sa). Hai tiểu đoàn này đã kịp thời tham gia đợt tổng công kích cuối cùng diễn ra chiều ngày 6 tháng 5 năm 1954 và đã sử dụng 1.136 viên đạn.

Cũng cần nói thêm là, mặc dù Bộ Chi huy chiến dịch cỏ trong tay một số lượng đạn pháo 105 lv khá lớn, song không bao giờ có việc sử dụng theo cách mà Sa Lực-Mân Lực đã viết: "Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc luôn luôn chỉ thị cho đoản cô vấn: không được tiếc đạn, chúng ta sẽ cung cấp đầy đủ đạn" (trang 268).

Ai cũng biết việc sứ dụng dạn pháo 105 ly của bộ đội Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phu rất tiết kiệm theo quy định: Các trận đánh lớn cỏ hiệp đồng binh chủng thì lượng dạn pháo đều dược duyệt trước. Ngoài ra, các trung đoàn, đại đoàn muốn xin pháo chi viện thì cứ ba viên phải được phép của Tham mưu trường mặt trận, mười viên phải được đích thân Đại tướng Tổng Tư lệnh chuẩn y. Nếu bộ đội Việt Nam bắn theo kiểu "không tiếc đạn" thì chắc chắn các khấu pháo sẽ phải im tiếng ngay trong những ngày đầu chiến dịch. Đúng là theo kế hoạch thì Trung Quốc sẽ chuyển cho Việt Nam một số lượng lớn vũ khí bộ binh và 7.000 viên dạn pháo 105 ly. Song, số lượng vũ khí và đạn pháo đó, đến cuối tháng 5 năm 1954 mới được chuyên tới các kho sát biên giới Việt * Trung (hướng Lào Cai và hướng Lạng Sơn, Cao Bằng), khi ấy, chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi được gần một tháng.


Quyêt định mờ chiên dịch Điện Biên Phủ. Bộ Chinh trị và Tổng Quân ủy đã xác định: Khó khăn lớn nhất là vấn đề cung cấp. Na-va khi quyết định "chấp nhận giao chiên ở Điện Biền Phủ" cũng tính toán rằng, đối phương không thể giải quyết được các khó khăn về hậu cần để bảo đảm cho chủ lực đánh lớn, đánh dài ngày trên chiến trường rừng núi xa hậu phương này. Diễn biến chiến dịch khẳng định bảo đảm hậu cần đúng là vấn đề khó khăn nhất. Và điều bất ngờ lớn nhất đối với Bộ Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp chính là ở chỗ quân dân Việt Nam đã khắc phục được mọi khỏ khăn, dốc toàn lực, bảo đảm cho chiến dịch toàn thắng. Giuyn Roa, một ký giả, nguyên là đại tá quân Pháp đã khẳng định: "Tướng Na-va bị đảnh bại không phải do viện trợ Trung Quốc mà do trí thông minh và quyết tâm chiến thắng của đối phương"( 17). "...chính những chiếc xe dạp Peujeot thồ 200-300 ki-lô-gam... đã đánh bại ông ta' .

Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, năm năm đầu Việt Nam kháng chiến trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc. Song, ngay trong những năm dó, Việt Nam đã nhận dược sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, đặc biệt là của nhân dân Lảo, Cam-pu-chia và nhiều nước khác ở Nam A, Đông-Nam Á Bốn năm cuối của cuộc kháng chiến, bắt đầu từ chiến dịch Biên giới, nhân dân Việt Nam nhận được sự viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước, xã hội chủ nghĩa anh em khác. Tông số viện trợ (súng đạn, lương thực, hàng quân y, quân trang.,,) từ tháng 5 năm 1950 đến tháng 6 năm 1954 là 21.517 tấn, trị giá 34 triệu rúp - đô-la (18 ). Trong đó ngoài ô-tô vận tải; pháo cao xạ, hỏa tiễn sáu nòng (Ca-chiu-sa), tiểu liên K50 là của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, còn các loại vũ khí bộ binh, pháo 105 ly, 75 ly và lương thực là do Chính phủ, nhân dân Trung Quốc viện trợ. Số viện trợ nói trên chiếm khoảng 20 phần trăm tông số vật chất bộ đội chủ lực Việt Nam sử dụng trên chiến trường Bác Bộ trong những nãm 1950 đến 1954 nhưng rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam cũng như của Trung Quốc lúc đó. Nhờ có số viện trợ quý báu này, sức mạnh chiến đấu của bộ đội Việt Nam được tăng cường, Việt Nam có điều kiện mờ liên tiếp tám chiến dịch trên chiến trường chính Bắc Bộ.


Ngoài viện trợ, Trung Quốc còn cử một đoàn cố vấn quân sự gồm 79 cán bộ ưu tú sang giúp cơ quan Bộ Tổng tư lệnh và một số đại đoàn chủ lực Việt Nam trên chiến trường chinh Bắc Bộ. Trong tổng số 50 chiến dịch lớn nhỏ, đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tham gia bảy chiến dịch (Biên giới, Trung du, Đường 18, Hà - Nam - Ninh. Tây Bác. Thượng Lào, Điện Biên Phủ), Các đổng chí cố vấn đã đề xuất nhiều ý kiến hay và trực tiếp giúp đỡ một số đơn vị chủ lực Việt Nam trên chiến trường chinh Bắc Bộ. Song, chưa bao giờ cố vấn Trung Quốc chỉ huy, lãnh đạo bộ đội Việt Nam. 79 cố vấn làm sao có thể lãnh đạo, chi huy bộ đội Việt Nam chiến đấu trên khăp các chiến trưởng Bắc, Trung, Nam và cả ở Lào, Cam-pu-chia.

Nhân dân và quân đội Việt Nam đánh giá cao sự ủng hộ, giúp dỡ quý báu của Đảng, Chính phủ, nhân dân và đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc. Sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu đó góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam. Thắng lợi của cuộc kháng chiến của Việt Nam cũng là thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, là thắng lợi của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Thắng lợi dó, đồng thời gỏp phần củng cố, bảo vệ Trung Quốc, Liên Xô và các nước xả hội chủ nghĩa anh em trước các âm mưu đen tối của chủ nghĩa đế quốc do đế quốc Mỹ cầm đầu.

Trong những năm kháng chiến gian khổ đó và mãi mãi về sau, nhân dân Việt Nam biết rõ Trung Quốc vừa mới giành được chính quyền, đất nước còn nhiều khó khăn, lại phải dốc sức viện Triều chống Mỹ, song Đảng, Chính -phủ và nhân dân Trung Quốc luôn đứng về phía Việt Nam. Ngoài sự ủng hộ lớn nhất, có ý nghĩa nhất là ủng hộ về chính trị và tinh thần, Trung Quốc còn hết lòng chi viện về vật chất cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Viện trợ của Trung Quốc đã giúp Việt Nam giải quyết được nhiều khó khăn, nhất là về vũ khi và phương liện vận chuyển để mở các chiến dịch lớn... Nhiều kinh nghiệm quý báu về tác chiến và xây dựng của Quân giải phóng Trung Quốc được bộ đội Việt Nam tiếp thu và vận dụng có hiệu quả trên chiến trường Việt Nam.

Sự giúp đỡ giữa các nước do Đảng Cộng sản lảnh đạo dưới ánh sáng của tư tưởng Mác —Lê-nin là sự giúp dỡ lẫn nhau trên tinh thán Quốc tế vô sản, là sự kết hợp hài hòa lợi ích dân tộc chân chính với nghĩa vụ quốc tế.

Nãm 1945, khi Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam thành công, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến hành nội chiến cách mạng chống Tưởng Giới Thạch.

Đầu năm 1948, quân Tưởng cấu kết với Pháp tổ chức đánh phá khu căn cứ cách mạng Trung Quốc ở Tĩnh Tây. Do phong trào cách mạng ờ đây còn yếu nên một bộ phận bộ đội và cơ quan của bạn phải dời sang Việt Nam. Theo yêu cầu khẩn thiết của các bạn Trung Quốc và với tinh thần "cứu Trung Quốc cũng là tự cứu mình"(19) quân dân Việt Nam đã giúp bạn về mọi phương diện, nhất là gạo, muối, vũ khi' và tài chính (20).

Từ tháng 1 năm 1948 đến cuối năm 1948 mỗi tháng Việt Nam gửi giúp riêng quân dân Biên khu Điền Quế 50 tấn muối, hàng chục tấn gạo và một số lượng đáng kể dạn cối 81 ly. máy ngắm của súng cối 81 ly, đạn AT.... là những thứ mà Quân giải phóng Trung Quốc lúc đó rất cần và rất Ưa thich...(20)

Sự ủng hộ và giúp đỡ nói trên đã góp phần giúp quân dân các Biên khu Điền Quế, Việt Quế đứng vững và đập tan các cuộc tiến công của quân Tưởng được Pháp hỗ trợ, báo vệ và mở rộng vùng căn cứ. Trong thư ngày 14 tháng 4 năm 1948 gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đồng Dương, các đồng chi’ chỉ huy Biên khu Điền Quế viết: "... Điền Quế Biên khu ủy chúng tôi đại diện toàn Đảng, toàn dân Biên khu kính gửi lời cảm tạ chân thành tới Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và những đồng chí địa phương với tinh thần Quốc tế vô sản rất cao đã giúp đỡ cho cuộc đấu tranh của Biên khu chúng tôi về tinh thần và vật chất”( 20).
------------------------------
 16  Y. Gra, Lịch sử  cuộc chiên tranh Đông Dưong 1945-19 tai liệu dịch, Thư viện Quân đội.

  17. Giuyn Roan Trận Điện Biên Phu, Nxb Ju-li-an, Pa-ri 1963, tài liệu dịch, Thư viện quân đội, tr. 358.

  18-Cặp số 20, 21. Hồ sơ Viện trợ quốc tế, Lưu trữ Tổng cục Hậu cẩn, cụ thể, năm 1950: 3 983 tấn, bằng 18,5 %  tổng số vật chất mà bộ đội Việt Nam sử đụng; năm 1951: 6 086 tấn (28,37% ); năm 1952: 2160 tấn (10 %); năm 1953: 4400 tấn (20,5% ); cả năm 1954:4892 tấn (22,7 %)  ; theo so sánh của phrăng xoa  Joay o , trong cuốn sách “  Những người lính da trắng của Hồ Chí Minh ”  thì viện trợ của quốc tế cho việt nam so với  viện trợ Mỹ  cho pháp năm 1954 (400 triệu đô la)  chỉ bằng  8,5 %

19    Hồ Chi Minh, Toàn tập, t.7, Nxb. Sự thật, H 1987, tr. 28, Ca dao Việt Nam vả kháng chiến của Trung Quốc.

20  xem thêm thư của đồng chí Trang Điền , Châu Nam ,Trấn Minh và thư của thường vụ biên khu ủy Việt Quế gửi Hồ  Chù tịch và Trung ương ĐCS  Đông Dương, Tư liệu nghiên cửu về quan hệ của Trung Quốc với  Việt Nam, Tài liệu đã dẫn, tr 2, 3, 6, 7, 11, 12.








« Sửa lần cuối: 13 Tháng Năm, 2014, 03:10:18 pm gửi bởi vietkieu_cuuquocquan » Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #15 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2014, 03:55:38 pm »

Đầu năm 1949, trước sức tiến công như vũ bão của Quân giải phóng Trung Quốc, Tướng Giởi Thạch cố dồn lực lượng giữ lấy miền Hoa Nam. Các khu căn cứ của bạn ở sát biên giới Việt - Trung gặp nhiều khó khăn.

Tháng 3 năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc cứ đồng chi Sầm Minh Coóng, Chính ủy Bộ tư lệnh Biên khu Việt Quế sang gặp Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương để nghị đưa bộ đội sang giúp xây dựng củng cố Biên khu Điền Quê và Việt Quế(1), chuẩn bị thời cơ đón chủ lực Quân giải phóng Trung Quốc tiến xuống Hoa Nam.

Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Bộ Tổng tư lệnh phái ngay lực lượng sang giúp bạn. Ngày 23 tháng 4 năm 1949, Bộ Tổng tư lệnh ra lệnh "phối hợp với Quân giải phóng Trung Quốc mở rộng khu giải phóng Biên khu Việt Quê" (2) và giao nhiệm vụ cho Liên khu I "phối hợp cùng các lực lượng vũ trang của Biên khu Việt Quế kịp thời hành động giúp Quân giai phóng xây dựng một khu giải phóng ơ vùng Ưng - Long - Khảm liền với biên giới Đông – Bắc của ta " (3)

Đầu tháng 6, các đơn vị chia làm hai hướng. Một hướng từ Cao Bằng, Lạng Sơn vượt biên giới sang khu vực Long Châu; một hướng từ Lạng Sơn, Hải Ninh sang khu vực Khâm Châu, Phòng Thành.

Trên hướng Lạng Sơn, Cao Bằng lực lượng Việt Nam sang giúp bạn có Tiểu đoàn 73 thuộc Trung đoàn 74 (Liên khu I), Tiểu đoàn 35 thuộc Trung đoàn 308 chủ lực trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh. Đại đội 506 sơn pháo, một đại đội trợ chiến và bộ phận thông tin, quân y. Ngoài ra còn có hai đại đội bộ đội địa phương của các huyện Văn Uyên và Thoát Lãng. Các đơn vị trên cùng lực lượng của bạn lập thành mặt trận Long Châu do đổng chí Thanh Phong, Phó tư lệnh Liên khu I làm Tư lệnh, đồng chí Chu Huy Mân, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 74 làm Chính ủy. Phía Trung Quốc có đổng chí Lộc Hòa, Tư lệnh Quân giải phỏng khu vực Long Châu làm Phó tư lệnh. Tuy lấy danh nghĩa là Quân giải phóng khu Tả Giang, nhưng bộ đội Việt Nam vượt biên giới vận quần nâu, áo vải, đội mũ nan, khoác ba !ô, bao gạo nên nhân dân Trung Quốc nhận ra ngay đó là bộ đội Việt Nam. Từ ngày 10 tháng 6, bộ dội Việt Nam bắt đầu tiến công trên hướng chfnh Thủv Khẩu - Hạ Đống mở đường tiến về thị trấn Long Châu.Đêm 12 tháng 6 chiếm được Thủv Khẩu rồi chuyển sang truy kích tàn quân địch chạy về Long Châu. Cùng ngày, bộ đội Việt Nam tiêu diệt vị trí Hà Đống, sau dó giải phóng La Hồi. Vừa tiến công địch, bộ đội Việt Nam vừa tổ chức phục kích đánh viện binh của chúng từ Long châu kéo đến tiếp cứu cho đồng bọn, tiêu diệt và bắt sống gần một tiểu đoàn địch.


Trên hướng phối hợp Nam Quan - Ai Khẩu, ngày 12 tháng 6, bộ đội Việt Nam phối hợp với một đơn vị Quân giải phóng Trung Quốc phục kích hai dại đội dịch từ Bằng Tường đến Nam Quan diệt và bắt 30 tên, thu 10 xe gạo. Số địch còn lại phải chạy về BằngTường. Ngày 13 tháng 6, quân Tưởng hốt hoảng bỏ Bằng Tường và hàng loạt vị tri khác như Lôi Binh, Bằng Kiều, Thông Khu, Thượng Thạch, Hạ Thạch... chạy về Long Châu. Chính quyền cách mạng được thiết lập ở nhiều nơi,*lực lượng vũ trang của bạn được xây dựng và phát triển nhanh. Nhân thời cơ địch hoang mang dao động, nhiều đội vũ trang công tác tiến sâu vào vùng địch, kêu gọi, tổ chức nhân dân nổi dậy.

Sau đó, bộ đội Việt Nam củng bạn chuyển sang vây hãm quân địch ở thị trấn Long Châu, dồng thời tập trung lực lượng tiến công giải phóng thị trấn Ninh Minh, thu 300 tấn thóc và nhiều quân dụng. Ngày 5 tháng 7, Bộ Tổng tư lệnh Việt Nam ra mệnh lệnh kết thúc đợt hoạt động, rút quân về nước.Theo yêu cầu của các bạn Trung Quốc, Việt Nam đã cho hai đại đội bộ đội địa phương Văn Uyên và Thoát Lãng ở lại hỗ trợ cho các hoạt động chiến đấu của bạn ở vùng Ải Khẩu, Lôi Bình.

Cùng thời gian diễn ra các hoạt động của bộ đội Việt Nam ở Biên khu Điền Quế, trên hướng Biên khu Việt Quê (giáp Lạng Sơn và Hải Ninh), một số đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam đang tham dự chiến dịch Đông Bắc cũng được lệnh vượt biên giới sang giúp bạn. Lực lượng chủ yếu gồm Tiểu đoàn 426 thuộc Trung đoàn 59, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn độc lập Hải Ninh, Đại đội độc lập 1448. Ngoài ra còn có nhiều cán bộ thuộc mật trận Duyên Hải, mặt trận Đông Bắc. Các đơn vị Việt Nam có một số đơn vị của bạn phối thuộc hinh thành Bộ tư lệnh Khu Thập vạn đại sơn(21 ). Đồng chi' Lê Quảng Ba chỉ huy trưởng mặt trận Đông Bắc Việt Nam được cử làm Tư lệnh. Đồng chi' Trần Minh Giang, Tư lệnh Quân giải phóng Biên khu Việt Quế làm Chính ủy.

Sau gần một tháng hành quân qua vùng núi non trùng điệp, địa hình hiểm trở, ngày 21 tháng 6, bộ đội Việt Nam vượt qua Thập vạn đại sơn tập kết tại Pắc Lầu huyện Phòng Thành.

Quân Tưởng ở khu vực Thập vạn đại sơn có hơn ba trung đoàn, không kể các "dân đoàn trưởng" và lực lượng vũ trang của bọn địa chủ trong vùng. Khi thấy bộ đội Việt Nam xuất hiện, quân Tưởng không dám chiến đấu, vứt bỏ nhiều vị trí thuộc hai huyện Khâm Châu, Phòng Thành co về giữ các thị trấn như Phòng Thành, Na Lường, Đông Hưng.

Sau khi nghiên cứu tinh hình chiến trường, đêm mồng 5 tháng 7, Bộ tư lệnh quyết định tiến công Trúc Sơn, một thị trân lớn gần Đông Hưng do bốn đại đội địch đóng giữ. Địch chống cự quyết liệt, quân ta chuyển sang bao vây, đồng thời tổ chức đánh viện và giải phóng ba hướng xung quanh Phòng Thành. Một bộ phận quân tinh nguyện Việt Nam tiến về Phù Lủng làm công tác vận động quẩn chúng và đánh địch ở Cốc Phào, Đác Cáp. Na Sậm.

Ngày 12 tháng 7, bộ đội Việt Nam phối hợp với bạn tập kích tiêu diệt các vị trí địch xung quanh Trúc Sơn. khiến quân Tưởng bỏ Trúc Sơn chạy về Đông Hưng. Tiếp đó chúng lại bỏ Nà Lường chạy về Phòng Thành. Vùng giải phóng Thập vạn đại sơn được mơ rộng. Chính quyền cách mạng cấp huyện đầu tiên được thành lập ở Nà Lường. Bộ đội Việt Nam cùng bạn tiếp tục tiến công địch ờ vùng Nà Số, Mao Lẻng. Đầu tháng 8, bộ đội Viột Nam đánh trận Quan Đường tiêu diệt một đại đội quân Tưởng, bắt sống 35 tên. Từ tháng 8 đến cuối tháng 10, bộ đội Việt Nam liên tục tiến công địch, đồng thời cùng với bạn làm công tác vận động quần chúng, gây dựng cơ sở.

Cuối thảng 10 năm 1949, vùng căn cứ Thập vạn đại sơn đã được mở rộng và củng cố vững chắc, bộ đội Việt Nam được lệnh rút về nước.

Suốt năm tháng trời chiến đấu trên đất bạn, trong điều kiện vô củng gian khổ, thiếu thốn, bộ đội Việt Nam đã cùng Quân giải phóng và du kích khu Thập vạn đại sơn tiêu diệt nhiều sinh lực địch, mở rộng vùng căn cứ. Bộ đội Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu một trung đoàn địch, bức rút và giải phóng mười thị trấn, phố, làng thuộc huyện Phòng Thành, góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp giải phóng của nhân dân Trung Quốc. Những "Nghĩa trang liệt sĩ cách mạng Việt Nam giải phóng Trung Quốc" mà nhân dân Trung Quốc xây dựng ở Trúc Sơn, Đông Hưng, Giang Binh trong thời kỳ lịch sử ấy mải mãi là những tượng đài bất tử về tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai nước.


Sau ngày cách mạng Trung Quốc thành công, hàng vạn tàn quân Tương dồn về Quảng Tây, Vân Nam. Chúng cấu kết với thực dân Pháp, âm mưu thiết lập căn cứ ơ vùng núi rừng hiểm trở để tiếp tục chống phá cách mạng hai nước. Với tinh thần: "Đánh quân Tưởng là đánh kẻ thù của nhân dân Trung Quốc anh em, lả nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam"(22 ), nên khi quân Tưởng tràn vào các huyện Hả Quảng, Sóc Giàng, Trùng Khánh, Quảng Uyên (Cao Bằng) quân và dân Cao Bằng đã liên tục chặn đánh địch trong một tháng liền (tháng 1-1950) tiêu diệt trên 1.000 tên, bắt sống 53 tên, đập tan âm mưu thiết lập căn cứ của chúng. Bọn địch còn lại buộc phải dạt về ẩn náu ở vùng biên giới phía Tây của Trung Quốc (giáp Miến Điện - Tây Tạng).

Những việc làm nói trên của quân và dân Việt Nam được Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đánh giá cao. Ngày 5 tháng 1 năm 1950, trong buổi tiếp dại diện Đảng và Chính phủ Việt Nam, đồng chí Chu Án Lai xúc động nói: "Trong lúc Việt Nam vừa nghèo, vừa phải gian khổ kháng chiến, lẽ ra phải được Trung Quốc giúp đở, thế mà các đồng chỉ đã hết lòng giúp đỡ Trung Quốc'' (23 ).

                                             *
                                          *   *
Sự ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân, Chính phủ và quân đội hai nước Việt Nam - Trung Quốc trong thời kỳ diễn ra cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam là hết sức quý báu, dựa trên tình hữu nghị trong sáng "vừa là đồng chi, vừa là anh em".

Sự ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội là nghĩa vụ của mỗi nước xã hội chủ nghĩa. Đó còn là hòn đá thử vàng đối với một Đảng cách mạng chân chính. Hơn nữa, trong bối cảnh quốc tế sau đại chiến thế giới lần thứ 2, khi mà chủ nghĩa đế quốc, đứng đẩu là đế quốc Mỹ tìm mọi cách chống phả các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vừa mới thành lập, thì việc Liên Xô, Trung Quốc, ủng hộ giúp đỡ Việt Nam kháng chiên cũng chính là nhằm phá vòng vây của chủ nghĩa đế quốc đối với chủ nghĩa xã hội và cũng vì lợi ích cùa chính Liên Xô và của Trung Quốc. Thắng lợi của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã góp phản nâng cao vị trí và uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Đối với nhân dãn Việt Nam. sự giúp đỡ của Trung Quốc về chính trị, tinh thần và vật chất trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp là to lớn và hiệu quả, Nhân dân Việt Nam không hao giờ quên sự giúp đỡ quý báu đó.

------------------------------------
1.2,3 “ Những tài liệu chỉ đạo các chiến dịch của trung ương đảng , tổng  quân ủy và bộ tổng tư lệnh  t2 , BTTM  xuất bản 1963 ,Trang 265
    
21-Thập vạn đại son mười vạn ngọn núi lớn. là vùng núi rừng hiểm trở  nằm giữa hai tinh Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc).

22 -Chi thị cùa ủy ban hành chính kháng chiến tinh Cao bằng tháng 12-1950,

23-Biên bản cuộc tiếp xúc giữa các đồng chi Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ với đại diện Đảng và Chính phủ Việt Nam, Tư liệu nghiên cứu về quan hệ của Trung Quốc vói Việt Nam. Tài liệu đã dẫn. tr. 28
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #16 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2014, 08:15:32 am »

               
II QUAN HỆ VIỆT - TRUNG TRONG THỜI KỲ NHÂN DÂN VIỆT NAM                                                KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC

Sau hai mươi mốt năm chiến đâu vô cùng anh dũng và hy sinh, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ sự ủng hộ quý báu của nhân dân và Chính phủ các nước trên thế giới, trong đó có sự giúp đỡ to lớn của Đảng, Chính phủ, nhân dân Trung Quốc anh em. Nhưng các tác giả Sa Lực và Mân Lực đã viết cuốn 9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc, trong đó có một số lần "xuất quân" sang Việt Nam vào thời gian nhân đân Việt Nam đánh Mỹ xâm lược. Trong số những sự kiện mà tác giả cuốn sách đưa ra. có chỗ chưa đầy đủ, chưa đúng, thậm chí có nhiều chỗ phản ánh sai hẳn với bản chất của sự việc.

Sự thật "những lần xuất quân lớn của Trung Quốc" có liên quan tới tiến trình kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam như thế nào, cần được làm sáng tỏ.

Năm 1954, sau khi từng bước gạt Pháp, độc chiếm miền Nam Việt Nam để xây dựng nơi đây thành căn cứ quân sự, thành thuộc địa kiểu mới ở Đông-Nam A, Mỹ lại lôi kéo các nước Anh, Pháp, Ot-xtrãy-li-a, Thái Lan, Phi-líp-pin, Pa-ki-xtan thành lập khối quân sự Đông - Nam A (SEATO), Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam, cự tuyệt tổng tuyển cử, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Mỹ ráo riết chuẩn bị chiến tranh xâm lược, uy hiếp hòa bình ờ khu vực và thế giới. Chính những việc làm đó cho thấy: "Chủ nghĩa đế quốc Mỹ là dinh lũy chủ yếu của các thế lực phản động trên thế giới, là tên hiến binh quốc tế  và là kẻ thủ của nhân dân thế giới"(24 ); đồng thời là kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm của nhân dân Việt Nam. Do vậy, nhân dân Việt Nam không có con đường nào khác ngoài con đường dấu tranh đánh bại mọi âm mưu và hành động xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ, giành lại tự do, hòa bình, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc.

Đế quốc Mỹ có mưu đồ lớn, có sức mạnh gấp nhiều lần so với những đối thủ mà nhân dân Việt Nam đã từng gặp. Chúng quyết tâm đè bẹp cách mạng Việt Nam, ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông - Nam A, ngăn đe phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ trên thế giới, vì vậy, quyết tâm đánh và thắng Mỹ xâm lược để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là nguyện vọng lớn nhất, tha thiết nhất không chỉ của nhân dân Việt Nam mà còn là cuộc đấu tranh chung của toàn thể nhân loại tiến bộ yêu chuộng hòa bình, độc lập trên toàn thế giới.

Đặc biệt, kể từ khi bị thất bại nặng nề, liên tiếp trong chính sách "tố cộng, diệt cộng", bình định miền Nam (1954-1960) và chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965), Mỹ phải chuyển sang thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ", trực tiếp đưa quân chiến đấu Mỹ và chư hầu vào đàn áp cách mạng miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Quyết tâm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam một lần nữa được khẳng định thông qua lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước của Chủ tịch Hổ Chí Minh ngày 17 tháng 7 năm 1966:

"Giôn-xơn và bè lũ phải biết rằng: chúng có thê đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân hoặc nhiều hơn nữa đê dẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở  miền Nam Việt Nam, Chúng có thể dùng hàng nghìn mảy bay tăng cường đánh phá miền Bắc. Nhưng chúng quyết không thê lay chuyên được chí khi sắt đá, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng. Chúng càng hung hăng thi tội của chủng càng thêm nặng. Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nqhiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quỷ hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân, ta sẽ xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!"( 25).

Đây là quan điểm chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, là lời hịch cứu nước, động viên toàn dân Việt nam quyết tâm chiến đấu, hy sinh để giành độc lập, tự do. Cũng chính cuộc chiến đấu chính nghĩa, đầy thử thách và thắng lợi vẻ vang của Việt Nam đã góp phần làm thức tỉnh lương tri của nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới, đứng về phía nhân dân Việt Nam chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ.

Trái với một số người cho rằng, đế quốc Mỹ là siêu cường quân sự. kinh tế,... không một nước nào có thể dánh bại được, nên đã hinh thành tư tưởng từ phục Mỹ đến sợ Mỹ. Đảng và Chính phủ Việt Nam, trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình một cách khoa học và cách mạng nên đã sớm chỉ ra rằng; Mỹ rất nhiều tiền của, nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại, nhưng chỗ yếu cơ bản - chí mạng của Mỹ là đi xâm lược một dân tộc khác, mà "một dân tộc đi áp bức một dân tộc khác thì chính dân tộc ấy cũng không có tự do"( 26). Mặt khác, "khi nói tới mạnh, yếu là nói về lực lượng so sánh cụ thể  trong thời gian và không gian nhất định, chứ không phải là làm một bài toán dơn giản máy móc"(27 ).

Đảng và nhân dân Việt Nam coi vũ khí, trang bị và phương tiện chiến tranh, số lượng quân đội có vai trò rất quan trọng, nhưng không chấp nhận quan điểm chi nhấn mạnh một chiều về số lượng đại bác, xe tăng, máy bay,... để đánh giá mạnh yếu, mà coi con người mới là yêu tố quyết định thành bại của chiến tranh.
Yếu tố con người - nguồn lực chủ yếu. quyết định, bảo đảm tính độc lập, tự chủ vững chắc cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược của nhân dân Việt Nam được động viên từ khối đoàn kết toàn dân, tập hợp sức mạnh của cả nước từ miền Bắc đến miền Nam, từ hậu phương đến tiền tuyến. Trong suốt quá trình kháng chiến chống Mỹ, hầu hết thanh niên đến tuổi trưởng thành đều tự nguyện gia nhập lực lượng vũ trang ra tiền tuyến chiến đấu chống quân thù. Đặc biệt, ở những giai đoạn bước ngoặt của chiến tranh, nguồn sức mạnh này luôn được động viên kịp thời, mỗi năm một tăng; năm 1960: 45.000; 1965: 65.630; 1968: 170.943; 1972: 134.562; 1975: 117.293 thanh niên nam, nữ đã lên đường bổ sung cho mặt trận(28 ).

Bên cạnh việc xây dựng và quán triệt đường lối kháng chiến tự lực cánh sinh, dựa vảo sức mình là chính cho toàn dân, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tăng cường mở rộng và củng cố các mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ quốc tế, đặc biệt là với các nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng, nhân dân Việt Nam không bao giờ ỷ lại, mà đã phát huy cao nhất mọi tiềm lực, nỗ lực của nhân dân, của đất nước và sử dụng có hiệu quả mọi sự hợp tác và giúp đỡ quốc tế để chiến thắng kẻ thù.

 25- Hồ Chi Minh, Toàn tập, 1.10, Nxb. Sự thật, H 1989, tr. 375

 26-Biện chúng giữa lợi ich giai cẩp và lợi ích dân tộc của Mác, dẫn  theo Triết học, Nxb Chính trị quổc gia, H. 1993, t. 3, tr. 137.

 27-Trường - Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Viêt Nam t 2, Nxb Sự thật, H. 1976, tr 98.

 28- Hồ sơ sổ 245 - Phòng QUTƯ, Lưu trữ Bộ Quốc phòng (K4).
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #17 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2014, 08:27:12 am »

Với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo, nhân dân Việt Nam đã khai thác và phát huy được khả nâng cao nhất sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại- đó là sức mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa, của nhân loại yêu chuộng hòa bình trên toàn thê giới, trong đó có cả nhân dân tiến bộ Mỹ. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ về chính trị, tinh thần, sự giúp đỡ to lớn về vật chất từ các nước bạn, nhất là cùa Liên Xô (cũ), của Trung Quốc và của các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác —Lê-nin, sự nghiệp cách mạng, xây dựng đất nước của nhân dân nước nào là do chính nhân dân nước ấy tiến hành. Tuy vậy, sự ủng hộ giúp đỡ về mặt chính trị, tinh thần của nước ngoài bao giờ cũng là cần thiết. Bên cạnh đó. trong từng thời gian và hoàn cảnh nhất định cũng cần có cả sự giúp đỡ, viện trợ vật chất, kỹ thuật từ bên ngoài trên nguyên tắc của chủ nghĩa Quốc tế xã hội chủ nghĩa. Đó là, phải làm tốt sự nghiệp cách mạng nước mình để góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới, phải hết sức giúp đỡ cách mạng các nước khác trên tinh thần không điều hòa với mọi biểu hiện của chù nghĩa dân tộc và chủ nghĩa sô vanh. Như vậy, sự giúp đỡ lẫn nhau là nhằm giúp cho nước được viện trợ mau chóng trưởng thành, phát triển và đứng vững được trước mọi thử thách. Tính chất vô tư của viện trợ quốc tế là do sự giác ngộ về lợi ích chung, trong dó có cả lợi ích của chính nước viện trợ, hay nói cách khác "giúp bạn là giúp chính mình", Còn nếu viện trợ, giúp đỡ, không xuất phát từ lợi ich chung, mà lại nhằm một mục đích ích kỷ dân tộc nào đó lại là một vấn đề khác.

Trong lịch sử chiến tranh và cách mạng, không ít quốc gia, trong đó có Trung Quốc đã từng nhận được sự giúp đỡ của một số nước trong những giai đoạn gay cấn nhất của sự nghiệp cách mạng. Ngược lại, Trung Quốc cũng tích cực ủng hộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân nhiều nước trên thế giới,Sự giúp đỡ của Trung Quốc trong những năm tháng nhân dân Việt Nam chống Mỹ thực sự là rất to lớn và hiệu quả, nhưng cũng đã phải trải qua "bước phát triển có thử thách".
Về chính trị, Trung Quốc là một trong những nước đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa cùa đế quốc Mỹ đối với nhân dân Việt Nam. Khi Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, mở đầu bằng sự kiện vịnh Bác Bộ ngày 5 tháng 8 năm 1964 thì ngày 6 tháng 8 năm 1964, Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã ra Tuyên bố lên án hành động xâm lược của Mỹ và khẳng định tình đoàn kết và trách nhiệm cao đối với Việt Nam. Trung Quốc cho rằng: đế quốc Mỹ tiến công nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tức là tiến công nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Do vậy, Trung Quốc phải có trách nhiệm cùng với Việt Nam đánh Mỹ. Ngày 9 tháng 2 năm 1965 Mỹ dùng không quân và pháo hạm đánh phá dữ dội thị xã Đồng Hới vả một số mục tiêu thuộc tỉnh Quảng Bình, Vĩnh Lĩnh và đảo Cồn cỏ, thì ngày 10 tháng 2 năm 1965, nhân dân thủ đô Bắc Kinh đã tổ chức cuộc mít tinh tại quảng trường Thiên An Môn với hơn một triệu người tham dự, các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa: Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỷ, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình,... cũng tham gia. lên tiếng phản đối tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tỏ rõ quyết tâm ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Ngày 17 tháng 7 năm 1966, Chủ tịch Hồ Chi’ Minh ra Lời kêu gọi toàn dân chống Mỹ, cứu nước, thì ngày 22 tháng 7 năm 1966, Trung Quốc đã tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại Thiên An Môn để ủng hộ Việt Nam. Tại đây. Chủ tịch nước Cộng hòa nhân đân Trung Hoa Lưu Thiếu Kỳ đọc bản Tuyên bố nhấn mạnh:
Chính phủ Trung Quốc nhắc lại rằng, đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam tức lả xâm lược Trung Quốc. 700 triệu nhân dân Trung Quốc là hậu phương vững chắc của nhân dân Việt Nam. Đất đai rộng lớn của Trung Quốc là hậu phương đáng tin cậy của nhân dân Việt Nam. Nhân dân Trung Quốc đã hạ quyết tâm, đã chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt, sẽ có những hành động bất cứ lúc nào và ở đâu mà nhân dân hai nước Việt - Trung cho là cần thiết để cùng nhau đánh bọn xâm lược Mỹ, v.v.

Ngày 24 và 25 tháng 4 năm 1970, Việt Nam, Lào và Cam-pu-chìa tổ chức Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương, ra Tuyên bố chung, cùng nhau đoàn kết, gắn bó chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ. Đảng và Chính phủ Liên Xô, Triều Tiên đã gửi điện mừng. Chinh phủ Trung Quốc ra Tuyên bố khẳng định: Chính phủ  và nhân dân Trung Quốc chào mừng nhiệt liệt nhất thảnh tựu hết sức to lớn đã đạt được tại Hội nghị cấp cao của nhân dân Đông Dương và bày tỏ sự ủng hộ kiên quyết nhất đối với bản Tuyên bố chung cùa Hội nghị. Đối với cuộc kháng chiên chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, Tuyên bố nêu rõ :

"Chính phủ và nhân dân Trung Quốc kiên quyết ủng hộ nhân dân Việt Nam tiến hành đến cùng cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước đê thực hiện mục tiêu thiêng liêng là giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới thống nhất đất nước. Quân xâm lược Mỹ và quân chư hầu phải lập tức rút khỏi miền Nam hoàn toàn và không điểu kiện để nhân dân Việt Nam có thê tự giải quyết vấn để của mình, không có bất cứ sự can thiệp nào của nước ngoài''(29 ).

Tối ngày 25 tháng 4, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Chu An Lai đã mở tiệc chiêu đãi trọng thể và chúc mừng thành công của Hội nghị. Trong lời phát biểu chào mừng thắng lợi Hội nghị, Thủ tướng Chu Ân Lai một lần nữa nhấn mạnh:"Nhân dân ba nước Đông Dương anh em có thể tin chắc rằng, trong cuộc đấu tranh chung chống đế quốc Mỹ, nhân dân Trung Quốc mãi mãi đoàn kết sát cánh cùng chiến đấu để cùng nhau giành lấy thắng lợi"(29  ).

Đối với nhân dân Việt Nam, sự ủng hộ về chính trị, tinh thần của Đảng. Chinh phủ và 700 triệu nhân dân Trung Quốc là rất quý báu.

Củng với việc ủng hộ về chính trị, Trung Quốc còn là một trong những nước đã viện trợ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, của nhân dân Việt Nam một khối lưựng vật chất, vũ khí, kỹ thuật, phương tiện chiến tranh, quân trang, quân dụng khá lớn, kéo dài trong nhiều năm (mặc dù trong khoảng thời gian trên, Trung Quốc còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, mức thu nhập bình quân tinh theo đầu người còn thấp). Bên cạnh sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và nhiều nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, bè bạn khắp năm châu cũng giành cho Việt Nam một khối lượng vật chất hàng hóa không nhỏ.

Lấy đồng rúp của Liên Xô lảm đơn vị để tính toán, thì giá trị hàng hóa các nước viện trợ cả về quân sự và kinh tế cho nhân dân Việt Nam từ 1955 đến 1975 là 7.067 triệu rúp (riêng 10 năm, từ 1965 đến 1975 lả 6.561 triệu rúp)(30 ). Số lượng trên chù yếu là của nhân dân hai nước Liên Xô và Trung Quốc, tiếp dến là của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa khác.

Về chủng loại vũ khĩ, phương tiện chiến tranh và dồ dùng quân sự mà các nước giúp Vỉệt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, Trung Quốc viện trợ chủ yếu là vũ khí bộ binh, quân trang, quân dụng, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, một phần nhiên liệu, phương tiện vận tải và một sô xe quân sự, pháo và đạn pháo,... Còn Liên Xô- nước có nền công nghiệp quốc phòng mạnh và kỹ thuật hiện đại đã viện trợ cho Việt Nam ngoài những vũ khi thông thường còn phần lớn là những vũ khi tiến công có uy lực mạnh, như: máy bay. xe tăng, xe bọc thép, tên lửa, pháo binh, các khi tài phục vụ cho công tác chỉ huy tham mưu... Các nước anh em bè ban khác cũng giúp đỡ Việt Nam theo khả năng của nước mình.

Ngoài việc giúp đỡ vật chất, vũ khi’, phương tiện chiến tranh cho nhân dân Việt Xam đánh Mỹ - kẻ thù chung của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Trung Quốc còn đảm nhiệm một cũng việc rất quan trọng là vận chuyển quá cảnh số lượng hàng hóa, vũ khí, đạn dược mà các nước khác giành cho Việt Nam.
Một số cảng biển của Trung Quốc đã trở thành nơi tiếp nhận vũ khí đưa xuống tàu biển vận chuyển sang Việt Nam. Trong thời kỳ chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại và phong tỏa lần thứ hai của đế quốc Mỹ, Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng các khu chứa xăng dầu ở Đồng Đăng (Lạng Sơn), Quảng Ninh và chi viện cho Việt Nam hàng trăm ki-lô-mét đường ống dã chiến, cùng một số máy móc thiết bị. Nhờ đó. Việt Nam đã xây dựng lắp đặt tuyến ống T.72A từ Đồng Đăng về Nhân Vực (Hà Nội) và tuyến T.72B từ Móng Cái (Quảng Ninh) về Bắc Hải Dương, góp phần đánh bại chiến lược bao vây, phong tảa vô cùng hiểm độc của Nich-xơn( 31).

Đặc biệt, vào năm 1972. Mỹ tiến hành thả thủy lôi phong tỏa các cảng sông, biển, ngăn không cho tàu thuyền các nước chuyên chở hàng hóa, vũ khi' vào giúp Việt Nam, các thủy thủ Trung Quốc đã dùng tàu vận tải Hồng Kỳ neo dậu ở phao số 0, lợi dụng nước thủy triều thả hàng hóa (chủ yếu là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh) giải quyết nhu cầu cấp thiết cho Việt Nam.

Khối lượng vật chất phục vụ chiến tranh mà Trung Quốc và các nước giành cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam thực sự là biểu tượng tốt dẹp của tinh đoàn kết vả trách nhiệm Quốc tế xã hội chủ nghĩa. Nguồn sức mạnh vật chất này đã được nhân dân Việt Nam sử dụng có hiệu quả trong hoạt động tác chiến trên chiến trường, góp phần từng bước đưa lực lượng và phong trào cách mạng phát triển cả về lượng và chất, từng bước góp phần đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước.

-----------------------
29-      Báo Quân đội nhân dân, ngày  -1970

30-  Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước – thắng lợi và bài học, Nxb Chinh trị quốc gia, H. 1995, tr 317

31-  Từ tháng 3 năm 1968 đến đầu năm 1975, bộ đội xăng dẩu Việt Nam đã xây dựng được 1 hệ thống đường ống dẫn nhiên liệu dài gần 1 000 km từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến Bủ Gia Mập (Thù Dầu Một) Trong đó có hon 11OO km đường ống do Trung Quốc chi viện, gần 4 500 km còn lại là đường ống dã chiến của Liên Xô Riêng tuyến đường ống xăng dầu thuộc tuyến chi viện chiến lược 559 dài 1 400km. gổm 50 kho lớn.,nhỏ có sức chứa 270 OOO M 3, 114 trạm bơm đẩy.
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #18 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2014, 08:45:34 am »

Cùng với việc giúp đỡ vật chất, kỹ thuật, được sự thỏa thuận giữa Đảng và Chinh phủ hai nước, một số đơn vị công binh và bộ đội phòng không Trung Quốc đã sang giúp Việt Nam nâng cấp, sửa chữa và mở rộng thêm các tuyến dường giao thông trên bộ thuộc các tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc. Một sô trận địa phòng không của Trung Quốc đã triển khai để bảo vệ cho lực lượng làm đường, bảo vệ cho việc vận chuyển bằng đường sắt và đường ô-tô từ vùng biên giới Trung Quốc xuống các tuyến đường Lạng Sơn - Kép (Hà Bắc), Lào Cai-Yên Bái của Việt Nam.


Để phối hợp và tạo điểu kiện thuận lợi cho bộ đội công binh và pháo cao xạ của Trung Quốc hoàn thành nhiệm vụ,ngày 28 tháng 6 năm 1965, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra chi thị cho các bộ, các tổng cục, các địa phương, các cấp, các ngành cùng tham gia xây dựng và bảo vệ công trình. Bộ Quốc phòng tổ chức phối hợp với bộ đội Trung Quốc mở đường, xây dựng kế hoạch phòng không và chiến đấu, đồng thời hưởng dẫn các đơn vị dân quân, tự vệ địa phương bảo đảm an ninh, an toàn cho công trưởng... ở những tỉnh, huyện biên giới Việt - Trung có bộ đội Trung Quốc hoạt động, chính quyền dịa phương cử cán bộ chuyên trách phối hợp hành động.

Theo chi thị của Thủ tướng Chính phủ, mệnh lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng, Quân khu Việt Bắc được giao nhiệm vụ trực tiếp giúp đỡ. phối hợp và hiệp đồng với bộ đội Trung Quốc trong việc làm đường.

Sau khi nhận nhiệm vụ, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân khu đã mở hội nghị bàn phương án triển khai công việc được giao. Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân khu đã giao cho đồng chí Đoàn Kim Mỹ - Phó chủ nhiệm chinh trị Quân khu và đồng chí Hoàng Biền Sơn - Phó tham mưu trưởng Quân khu nhiệm vụ chỉ đạo mọi công tác phối hợp và hiệp đồng với bộ đội Trung Quốc.

Tháng 6 năm 1965, các tổ liên lạc của Quân khu Việt Bắc đã được tổ chức. Mỗi tổ có từ 13 đến 15 cán bộ, chiến sĩ và đại diện của tình đội sở tại tham gia, làm nhiệm vụ: nắm ồinh hình, giữ liên lạc, thu thập những ý kiến, kiến nghị của các đơn vị bộ đội Trung Quốc, đề đạt với cơ quan Quân khu và chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết.

Cuối tháng 6 năm 1965, các đoàn tiền trạm của bộ đội Trung Quốc đã sang Việt Nam dể xây dựng kho tàng, nơi ăn. chỗ ở, đưa lương thực, nhiên liệu,... chuẩn bị đón bộ đội làm đường và phòng không sang thực hiện nhiệm vụ. Chi huy các đơn vị bộ đội Trung Quốc, cán bộ của ngành giao thông vận tải và của Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức khảo sát, lập kế hoạch xây dựng và nâng cấp các tuyến giao thông và hệ thống cầu, cống, triển khai phương án, bố trí lực lượng phòng không tham gia bảo vệ các mục tiêu gần biên giới Việt - Trung.

Đi đôi với công tác chuẩn bị làm đường, Bộ Quốc phòng đã quyết định tăng cường một sô đơn vị pháo phòng không của Quân chủng Phòng không - Khỏng quân, của Quân khu 3, của Sư đoàn 312, 308, dân quân ,tự vệ các địa phương phối hợp với tự vệ giao thông khẩn trương xây dựng trận địa, lập các đội thông tin, vọng quan sát, cảnh giới máy bay,... cùng với hệ thống trận địa cao xạ cửa Quân khu đã có từ trước, hiệp đồng kịp thời đánh máy bay Mỹ, bảo đảm an toàn cho công tác làm đường và vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường qua biên giới hai nước.

Cuối tháng 7 năm 1965, các chi đội bộ đội công binh Trung  Quốc được cử sang giúp đỡ nhân dân Việt Nam đã được đón tiếp chu đáo, nhanh chóng ổn định nơi ăn, chốn ở và triển khai công việc được giao.

Chi đội 4 (chi đội tương đương sư đoản) được phân công sửa chữa, nâng cấp 161 ki-lô-mét Quốc lộ số 3 (đoạn Bờ Đậu - Phủ Lương đến Cao Bắc - Ngân Sơn). Trên cơ sở nền đường cũ, với sức người là chính, công binh Trung Quốc đã mở rộng cung đường, san phẳng và phủ mặt đường, làm mới 6 cầu lớn, 34 cầu nhò và 450 cống ngầm thoát nước. Chi đội 1 khẩn trương xây dựng lại tuyến đường sắt từ Kép đi Lưu Xá, với chiều rộng dường ray là 1,4 mét, làm mới hoàn toàn đoạn Lưu Xá- Đa Phúc, trong đó có một đoạn hầm xuyên núi dài 260 mét thuộc Lương Sơn. Chi đội 3 được giao nhiệm vụ sửa chữa gấp tuyến đường ô-tô từ Lào Cai xuống Yên Bái để bảo đảm việc vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu biên giới Việt - Trung vào Việt Nam. Kết quả, đến tháng 6 nãm 1967, việc sửa chữa, nâng cấp Quốc lộ số 3 đã cơ  bản hoàn thành và đưa vào sử dụng. Cuối năm 1967, đường sát Kép - Lưu Xã cũng được sửa chữa xong. Riêng đoạn đường mới Lưu Xá - Đa Phúc được khánh thảnh đúng với tiến độ vào tháng 3 năm 1969.


Những việc làm trên đây đã góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ vận chuvển khối lượng hàng hóa cho chiên trường nhiều hơn những năm trước đó. Như vậy, mồ hôi và công sức của bộ đội công binh Trung Quốc trong thời gian giúp Việt Nam sửa đường, mở đường thực sự là những đóng góp quan trọng, có hiệu quả đối với sự nghiệp chống Mỹ, cửu nước của nhân dân Việt Nam.

Thời điểm bộ đội công binh Trung Quốc sang làm đường ở một số tỉnh thuộc biên giới phía Bắc Việt Nam. củng là lúc đế quốc Mỹ tiến hành mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc Việt Nam.

Phương án tác chiến của Bộ tư lệnh Không quân Mỹ trong kế hoạch đánh phá miền Bắc Việt Nam năm 1964 quy định: Vùng hành lang biên giới (tính từ mốc số 0 giữa Việt Nam và Trung Quốc vào sâu trong đất Việt Nam 25 dặm) là những vùng chưa được oanh kích. Sự tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng khi đánh phá miền Bắc Việt Nam của Nhà trắng đã được tác giả Rô-nan Xpê-to (Ronald Spetos) trong cuốn "AFTER TET”, xuất bản ờ Luân Đôn năm 1993 viết: 'Danh sách các mục tiêu bắn phá được đưa ra duyệt trước một hay hai tuần từ các Bộ tư lệnh quân sự đến Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Nhả trắng và thường do đích thân Tổng thống phê chuẩn, thậm chí cường độ, độ cao, hướng và mục tiêu mỗi trận không tạc đều do các quan chức ở Oa-sinh-tơn trực tiếp điều khiển".
Chủ trương của Tổng thống Giôn-xơn là vừa đánh vừa thăm dò. thực hiện leo thang chiến tranh từng bước một. Nhưng do chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam Việt Nam ngày càng bị sa lầy nghiêm trọng, Mỹ-ngụy đã quyết định mở rộng quy mô chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, hy vọng đỡ đòn cho miền Nam và xoay chuyển cục diện chiến tranh.

Ngày 21 tháng 1 năm 1967, tạì Hô-nô-lu-lu, đại diện Bộ tư lệnh Không quân Mỹ và Bộ Quốc phòng chính quyền Sài Gòn đã họp để bàn định phương án tăng cường hành dộng đánh phá của không quân Mỹ đối với Bắc Việt Nam. Tại đây, ba mục đích đánh phá cơ bản được vạch ra là:
-   Triệt đường viện trợ từ ngoài vào Bắc Việt Nam.
-   Cắt nguồn tiếp tế vật liệu, con người vào Nam Việt Nam.
-   Hủy diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng của Bắc Việt Nam.
Tháng 8 năm 1967, Tổng thống Giôn-xơn đã phê chuẩn kế hoạch và hạ lệnh cho không quân Mỹ leo thang mở rộng chiến tranh ra toàn miền Bắc Việt Nam (bãi bỏ vùng an toàn và cấm bay).

Do việc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại, việc bảo vệ lực lượng công binh đang mở đường vả bảo vệ hành lang biên giới vảo các cửa khẩu, nơi tập kết, chuyên chở hàng hóa là rất quan trọng. Được sự thỏa thuận của hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Cộng hòa nhân dân Trung Hơa, bắt đầư từ cuối năm 1966, một số chi đội phòng không Trung Quốc luân phiên nhau sang tham gia chiến đấu chống máy bay Mỹ ở một số khu vực thuộc biên giới Việt - Trung. Chi dội 62, (vào Việt Nam tháng 12 năm 1966, rút về nước tháng 8 nám 1967); chi đội 170, (vào Việt Nam tháng 7 năm 1967. rút về nước tháng 3 năm 1968); chi đội 168, (vào Việt Nam tháng 12 năm 1968, rút về nước tháng 2 năm 1969),...
Từ nửa cuối năm 1967 đến tháng 3 năm 1968, không quân Mỹ đã tập trung đánh phá các mục tiêu kho tảng, các khu công nghiệp, các bệnh viện, trường học, hệ thống giao thông và các công trình đê đập thủy lợi,... của miền Bắc Việt Nam. Đế quốc Mỹ đã huy động 1.415 lần tốp máy bay, sử dụng 10.134 quả bom phá, 1.449 thủng bom bi, 604 quả bom từ trường,... đánh phá ác liệt 1.974 mục tiêu trên toàn miền Bắc. Quân và dân Việt Nam đã chủ động, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu tốt, lực lượng phòng không ba thứ quân của miền Bắc đã liên tục chiến đấu, bắn rơi nhiều máy bay các loại của đế quốc Mỹ. Quân dân các tỉnh biên giới phía Bắc cũng lập được nhiều chiến công. Tính từ ngày 5 tháng 8 năm 1964 đến ngày 31 tháng 3 năm 1968 (ngày Tổng thống Giôn-xơn ra lệnh ngừng ném bom bắn phá miền Bắc lần thứ nhất), quân dân toàn miền Bắc đã bắn rơi 3.257 máy bay các loại của đế quốc Mỹ, trong đó có một số rất nhỏ là do các tỉnh biên giới phía Bắc bắn rơi.

Nãm 1967, theo sự thỏa thuận của Đảng và Chính phủ hai nước Việt Nam và Triều Tiên, một số phi công của Quân giải phóng nhân dân Triều Tiên cũng được cử sang Việt Nam để huấn luyện, học tập và tham gia chiến đấu cùng với các phi công Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong một số lần xuất kích, các phi công Triều Tiên đã lập công, bắn hạ được máy bay Mỹ.

Trân trọng và ghi nhớ công ơn của các chiến sĩ quân đội Trung Quốc và Triều Tiên đã chiên đấu, hy sinh trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc Việt Nam, Chính Phủ Việt Nam đã tuyên dương công trạng, tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương cao quý cho các cán bộ, chiến sĩ của bạn, đã xây dựng các nghĩa trang và khắc bia ghi nhận công lao của các chiến sĩ Trung Quốc và Triều Tiên đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.

Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn luôn tôn trọng mối quan hệ quốc tế và sự giúp đỡ quý báu đó, giữ gìn tình đoàn kết quốc tế có lý, có tình. Đây cũng là một kinh nghiệm và truyền thống quý báu trong lãnh đạo kháng chiến của Đảng và Chinh phủ Việt Nam.
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #19 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2014, 09:25:51 am »

$
* *
Bên cạnh sự giúp đỡ nhiệt tình, có hiệu quả về vật chất và tinh thần kể trên, ở một số thời điểm, trước những thử thách nghiêm trọng, Trung Quốc cũng đã gây nên những trở ngại trong tiến trình kháng chiến của quân và dân Việt Nam. Đặc biệt là việc Trung Quốc từng bước thực hiện mối quan hệ với Mỹ. Việc làm này đã gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

Ních-Xơn, ngay từ năm 1960 đã đánh giá Trung Quốc là một thực tế trong đời sống quốc tế rất lợi hại cho lợi ích chính trị cùa bản thân mình cũng như của chính nước Mỹ. Do vậy, mỗi bước leo thang thay đổi chiến lược chiến tranh ở Việt Nam, Oa-sinh-tơn luôn tìm đủ mọi cách để thăm dò thái độ của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh.
Tháng 1 năm 1965, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã tuyên bố với nhà báo Mỹ E-ga-xnô (Etgaxnau) rằng: "Quân dội Trung Quốc sẽ không vượt biên giới của mình để đánh nhau. Đó là điều hoàn toàn rõ ràng. Chỉ  khi nào Mỹ tiến công (vào dất Trung Quốc) người Trung Quốc mới chiến đấu"(32 ) - nói cách khác: "Người (Mỹ) không đụng đến ta (Trung Quốc) thì ta không đụng đến người''.

Từ tháng 3 năm 1965, đế quốc Mỹ đưa hai tiêu đoàn lính thủy đánh bộ đầu tiên vào Đà Nẵng và bắt đầu triển khai chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ồ ạt dưa quân chiến đấu Mỹ và quân một số nước khác vào trực tiếp tham chiến trên chiến trường miền Nam Việt Nam.

Để từng bước đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ” của Mỹ, quân và dân miền Nam đã mở hai cuộc phản công mùa khô 1965-1966 và 1966-1967. Đây cũng là lúc cách mạng miền Nam rất cần vũ khí, đạn dược... Biết được đòi hỏi cấp thiết này, các nước bè bạn gần xa đã gửi đến Việt Nam nhiều chuyến  hàng khẩn cấp.
Cuối năm 1966, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên đã viện trợ đột xuất cho Việt Nam một số súng bộ binh cùng sáu triệu viên đạn, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết đưa gấp sang 100 khẩu súng chống tăng, 500 súng cối các loại, 400 dàn pháo phản lực và 45 máy bay chiến đấu... Nhưng, phần lớn lượng hàng hóa trên buộc phải nằm lại ở cửa khẩu biên giới Trung Quốc. Bởi thời điểm này hải quan Trung Quốc ra quy định yêu cầu các nước có hàng viện trợ cho Việt Nam chuyên chở qua Trung Quốc, phải trực tiếp làm thu tục cho từng chuyến hàng. Quy định này đã làm chậm trễ việc cung cấp vật chất cho cuộc chiến đấu trong hai mùa khô ớ miền Nam Việt Nam. Tuy bị những ngán trở như vậy, nhưng bằng sự nỗ lực của chính mình, nhân dân Việt Nam đã đánh bại hai biện pháp chiến lược "tìm diệt" "bình định" cùa chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ, loại khỏi vòng chiến đấu một bộ phận quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, buộc chúng phải chuyên sang thực hiện chiến thuật "quét""giữ". Sau đó, quân và dân miền Nam đã mở cuộc Tổng tiến công mùa Xuân 1968, giành thắng lợi to lớn, tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh, buộc Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bãc Việt Nam và chấp nhận đàm phán với Việt Nam tại Pa-ri (Pháp).

Đây là thắng lợi của nhân dân Việt Nam, cũng là thắng lợi của nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên toàn thế giới. Nhưng Trung Quốc thì cho rằng: "Lúc này Việt Nam chấp nhận đàm phán chưa phải là thời cơ và trên tư thế cao, ta (Việt Nam) đã nhân nhượng một cách vội vã'”(33 ); rằng: "Việc Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam là một sự thỏa hiệp của Việt Nam với Mỹ”(33.1) . Khi biết nhân dân Việt Nam vẫn kiên định thực hiện đường lối cách mạng của mình, Trung Quốc, đã giảm viện trợ quân sự: năm 1969 xuống 40 phần trăm, năm 1970 xuống hơn 50 phần trăm so với năm 1968, đồng thời đẩy nhanh mối quan hệ với Mỹ.

Sau những thất bại to lớn và liên tiếp trên chiến trường, trước sức ép ngày càng tăng của dư luận nhân dân và chính giới Mỹ, Nhà trắng buộc phải tìm cách rút quân viễn chinh ra khỏi miền Nam Việt Nam, nhưng muốn rút ra trên thế mạnh, trong danh dự, nên tìm cách gỡ bí ở Bác Kinh và Mát-xcư-va.


Thời kỳ mới của mối quan hệ Trung - Mỹ được đánh dấu bằng bản Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa phát trên Đài phát thanh Bắc Kinh ngày 26 tháng 11 năm 1968, với nội dung mong muốn nối lại cuộc đàm phán với Mỹ ở cấp đại sứ tại Vác-sa-va. Bản Tuyên bố đã nhắc lại năm nguyên tắc "chung sống hòa bình" của Hội nghị Băng Đung năm 1955. Tín hiệu này cũng làm cho giới lãnh đạo Oa-sinh-tơn rất vui mừng và nhanh chóng tìm mọi cách "đáp ứng" những mong muốn của Bắc Kinh. Người đóng vai trò tích cực nhất của Chính phủ Mỹ trong vấn đề này là Kít-sinh-gìơ ( Kissinger) cố vấn của Tổng thống Ních-xơn.

Bước vào Nhà trắng ngày 1 tháng 2 năm 1969, Kít-sinh-giơ cùng Thứ trưởng Ngoại giao Ri-sác-sông (Richardson) đã nghiên cứu và nhanh chóng vạch ra những bước, đi để sớm đưa quan hệ Mỹ-Trung đạt được những thỏa thuận mong muốn. Trong buổi họp ở Nhả trắng ngày 21 tháng 2 năm 1969, Kít-sinh-giơ công bố: "Mọi xem xét tình hình quốc tế phải đánh giá vai trò của một nước có 700 triệu dân... và Tổng thống luôn luôn tỏ ra tán thành một chính sách tiếp xúc tối đa”(.34 ) Ních-xơn trong dịp thăm nước Pháp vào ngày 1 tháng 3 nãm 1969 đã nói với Tổng thống Đờ Gôn (De Gaulla) rằng: Bất kể khó khăn như thế nào Mỹ cũng quyết tâm mở một cuộc đối thoại với Trung Quốc và nếu những yêu cầu của Oa-sinh-tơn được Bắc Kinh chấp thuận, Mỹ sẽ ủng hộ việc đưa Trung Quốc vào Liên hợp quốc, bỏ cấm vận kinh tế, rút quân Mỹ ra khỏi Đài Loan... Những quyền lợi hết sức quan trọng này là điều Trung Quốc cũng đang tìm mọi cách đạt cho bằng được.

Trước sự đòi hỏi bức thiết cho lợi ích của cả hai bên, cuối tháng 12 năm 1969, đại biện lâm thời Trung Quốc Lei Yang đã chủ động gặp gỡ đại sứ Mỹ Oan-tơ Xtô-ét-xen (Walter J.Stoessel) ờ Vác-sa-va đề nghị mở lại Hội nghị cấp đại sứ giữa hai nước bắt. đầu từ tháng 1 năm 1970.

Sau nhiều lần gặp gỡ, trao đối các vấn dề có liên quan ờ cấp đại sứ, trao đổi công hàm, thư tín,... đến mùa xuân 1971. Trung Quốc đã chính thức đặt vấn đề mời phái viên cấp cao Nhà nước Mỹ sang trực tiếp đàm phán.

Theo đề xuất cùa Trung Quốc, Kít-sinh-giơ đã được Nich-xơn cử sang Bắc Kinh đảm nhận công việc này. Do có sự chủ động chuẩn bị, những nội dung cần bàn bạc đã được tiến hành qua nhiều lần gặp gỡ trước đó giữa đại diện của hai nước, nên các vấn đề được đặt ra đã nhanh chóng dược thòa thuận. Trong số những vấn đề được cả hai bên quan tâm thì cuộc chiến tranh ở Việt Nam được đặt ra như một điều kiện để đàm phán. Để thúc đẩy tốc độ "mở cửa" của Trung Quốc nhanh hơn nữa, nửa cuối năm 1971, Nhà trắng đã công bố quyết định nới rộng một số quyền lợi trên trường quốc tế cho Trung Quốc: giảm cấm vận về mậu dịch buôn bán và bao vây kinh tế (đã được tiến hành sau 21 năm kể từ năm 1971 trở về trước); cấp thị thực nhập cảnh cho người Trung Quốc muốn đến Hoa Kỳ tham quan hay làm ăn; cho phép Trung Quốc được dùng đô-la để nhập hàng hóa...

Ngày 10 tháng 7 năm 1971, trong cuộc đàm thoại giữa cố vấn dặc biệt Kít-sinh-giơ và Thủ tướng Chu Ân Lai, sau khi thống nhất lần cuối cùng những nội dung văn bản sẽ đưa ra trong cuộc hội đàm chính thức ở cấp cao nhất hai Nhà nước: chính sách đối với Đài Loan; Trung Quốc vào Liên hợp quốc; việc rút quân chiến đấu Mỹ ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam,... Chu Ân Lai đã chính thức mời Ních-Xơn sang thăm Trung Quốc. Để nhấn mạnh thêm quan điểm của mình, Chu Ân Lai tuyên bố: "Việt Nam chứ không phải Đài Loan” là trở ngại lớn nhất trên con đường cải thiện nhiều quan hệ Trung - Mỹ(35 ). Còn Kĩt-sinh-giơ thì yêu cầu: Trung Quốc phải bằng cách, nào đó để Hà Nội không có khả năng chiếm toàn bộ Nam Việt Nam và bán đảo Đông Dương - tức là phải làm ngưng trệ Việt Nam.

Khi kết quả của các lần đàm phán đã thỏa mãn những vấn đề lợi fch của hai bên, thì ngày 2 tháng 8 năm 1971, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Râu-giơ (Roger) đã công khai tuyên bố rằng: Mỹ sẽ hoàn toàn ủng hộ việc đưa Trung Quốc vào Liên hợp quốc.  và đến ngày 25 tháng 10 năm 1971, Liên hợp quốc đã bỏ phiếu chính thức công nhận Trung Quốc là một thành viên, đồng thời trở thành một trong năm nước là ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an.

Sau khi đưa nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào được Liên hiệp quốc, ngày 30 tháng 11 năm 1971, Bộ Ngoại giao Mỹ công khai thông báo trên các phương tiện thông tin: Theo lời mời của Chính phủ Trung Quốc, từ ngày 22 đến ngày 28 tháng 2 năm 1972, Tổng thống Ních-xơn sẽ chính thức viếng thăm nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Thời điểm Ních-xơn sang thăm Trung Quốc cũng là lúc quân và dân miền Nam Việt Nam mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972. Sau một tuần lễ đàm phán vừa công khai, vừa bi' mật. cuối cùng Trung Quốc và Hoa Kỳ đã ra bàn Thông cáo chung Thượng Hải. Nội dung bản Thông cáo đề cập tới nhiều vấn đề, nhưng điều kiện được đặt ra có liên quan trực tiếp đòi hỏi hai bên phải thực hiện ngay là: "Nếu Trung Quốc muốn Hoa Kỳ rút quân chiến đấu ra khỏi Đài Loan thì Trung Quốc phải ép Hà Nội đi vào một giải pháp thỏa hiệp để  tạo điều kiện cho Mỹ thực hiện việc rút quân khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam trong danh dự"(36 ).

Trong bữa tiệc chiêu đãi trọng thể tại Đại lễ  đường Thiên An Môn, Tổng thống Mỹ Ních-Xơn hoan hỉ nói: "Đây là một tuần lễ làm thay đổi thế giới... chúng ta (Mỹ và Trung Quốc) đã xây dựng một cái cầu vượt qua 16 ngàn dặm và 22 năm thù địch, nó đã chia rẽ chúng ta trong quá khứ. Hai nước chúng ta đêm nay đã nắm tương lai của thế giới trong lòng bàn tay"(37 ). Còn Kít-sinh-giơ thì tuyên bố trước các nhà báo quốc tế rằng: Chuyến đi thăm Trung Quốc của Tổng thống Ních-xơn không những đã mở ra một quá trình lịch sử, mà còn đưa lại cho mọi người một sự lựa chọn đối với tương lai.

Tiếp đó, giữa năm 1972, Ních-Xơn lại ký Hiệp ước với Mát-xcơ-va. Thông qua việc làm này, Ních-Xơn yêu cầu Liên Xô cắt viện trợ quân sự và gây sức ép buộc Việt Nam chấm dứt chiến tranh theo ý định của Mỹ.

 32-Exnô . Cuộc cách mạng lâu dài, Nxb Hớt-xính-xơn, Luân Đôn 1973, tr. 216.

33    Tạp chi Quân đội nhân dân, sổ 11-1979, tr. 40-41, Văn bản cuộc Hội đàm giữa Chính phủ Trung Quốc và Việt Nam tháng 4-1968-

331-Tạp chi Quân đội nhân dân, sổ 11-1979, tr. 40-41  Tuyên bố của nhà lãnh đạo Trung quốc với thứ trưởng  Ngoạithương Việt nam tại Bắc kinh ngày 9-10-1968 
34-Viện quan hệ quốc tế, Thông tin Quan hệ quốc té, 50 6, tháng 4-1979, tr.82.

35-Viện quan hệ quốc tế, Thông tin quan hệ quốc tế  số 6, tháng 4-1979, tr.90.

36- Marvin Kalb - Barnard Kalb. Đột phá khắu Trung Quốc, Hội nghị cấp cao 1972, Viện thông tin - ƯBKHXHVN. HN 1978. tr.69. (Rút trong: Kissinger, ses originé, sa formation pon ascénỉon, son apogée Paris, Robert Laffont, 1975, tr. 210-274 (tiếng Pháp).
    
37-Diễn văn của Ních-xon trong bữa tiệc chiêu đãi cúa Mao Trạch  Đông tại Thiên An Môn đêm chú nhật, 27-2-1972. Sđd. tr 93



Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM