Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 10:42:03 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Má lúm đồng tiền cô hàng xóm - Hành trang người ra trận  (Đọc 6632 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #10 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2014, 02:05:07 pm »

Anhtho chào anh chủ và các anh tham gia topic. Chà, bắt quả tang anh Dinhlonggiang nha. Lâu quá em không vào trang, chiều nay cu Chàng nhà em đi làm, ngồi mở máy mới biết các anh đang đánh lẻ. Nhưng anh Dinlonggiang ơi, anh hơi bị lầm cái vụ "má lúm đồng tiền" của cu Chàng nhà em đấy, vì suốt chiều dài đời sống hôn nhân hơn 30 năm và 20 năm quân ngũ của Chàng đã làm em bao trăn trở, chưa kể mấy năm ngồi trên ghế trường quân y ở số  520A đường Thành Thái quận 10 tp HCM, Chàng còn có mấy lúm đồng tiền họ Hà, họ Bùi quê Tân Lạc, Mai Châu, thậm chí còn có cả một "lúm đồng tiền" con một quan Lang họ Đinh giàu có ở xứ Mường Động, tỉnh Hòa Bình quê anh đấy, nhưng em không thèm ghen vì hồi ấy (1978) em còn bận bắt cua, bắt ốc và đào củ rau má ở quê. Chúc các anh chị mạnh giỏi!
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Năm, 2014, 06:36:35 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
lính đường dây
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #11 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2014, 02:01:03 pm »

Mường Động là huyện Kim Bôi bây giờ đấy Anh Thơ ạ.
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2014, 04:33:53 pm »

Mường Động là huyện Kim Bôi bây giờ đấy Anh Thơ ạ.

Xin chào bác chủ và các bác tham gia topic. Vâng đúng là Kim Bôi Hòa Bình bác lính đường dây ạ. Năm đó, đầu 1978 từ mặt trận Mộc Bài - Tây Ninh, tôi về phân viện 2 học viện quân y ở quận 10 tp HCM với bao bỡ ngỡ choáng ngợp ánh đèn nơi phố thị vì chỉ hôm qua nơi rừng Tây Ninh tối tăm ngập tràn hỏa khí chiến tranh và nặng nề âm khí khi làm công tác tử sĩ cho bạn bè với nhiều cái đồng ( đồng trường lớp, đồng hương, đồng niên, đồng đội, đồng hàm) mà trước khi ra trận còn cười đùa triêu chọc nhau để chục giờ sau thì âm dương tiễn biệt trong căm thù và thương xót. Tại trường, cuối 1978 có một đợt nữ tân binh quê Hòa Bình (chủ yếu các em thuộc dân tộc Mường và Tày) rất dễ thương nhút nhát rụt rè với giọng nói véo von như hát, thậm chí các nàng còn dùng nhiều câu đồng dao khi tiếp xúc nói chuyện, đôi khi còn hơi khó khăn khi diễn tả ý mình bằng tiếng kinh. Và rồi các chàng y sinh trẻ và các nữ tân binh đã dễ dàng tìm được ngôn ngữ riêng, và dĩ nhiên nếu theo tinh thần topic của bác chủ tts1119 muốn nói đến cái lúm đồng tiền từ quê hương trong hành trang ra trận của mỗi người lính chúng ta thì các "lúm đồng tiền" tân binh ở trường quân y trở thành hiện thân của tinh thần rèn luyện học tập của cánh y sinh trẻ chúng tôi và không ít các cặp đi đến thành quả mỹ mãn trong cuộc sống hạnh phúc cho đến tận ngày nay dù các chàng đã trở thành sĩ quan cao cấp, các giảng viên lâu năm trong các trường quân y, trường đại học y và dĩ nhiên không thể thiếu những"lúm đồng tiền" đồng hành, mặc dù có phần hơi nhăn nheo trên má.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Năm, 2014, 01:57:12 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #13 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2014, 07:47:51 pm »

xin lỗi bác chủ! Vetran tôi lộn Nick.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2014, 05:41:53 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2014, 07:52:37 pm »

Chào bác chủ tts1119 và các bác tham gia topic! Gớm đời nhà ai, bác chủ “nhá đén” mấy phát rồi bỏ nhà đi đâu mất hút “con mẹ hàng lươn” báo hại tôi không hiểu được mục đích bác muốn dắt chúng tôi về đâu qua tinh thần topic và nội hàm của “lúm đồng tiền” ra sao. Thôi vậy, tôi đánh liều comment một bài liên quan đến người phụ nữ nói chung trong chiến tranh, trong đó có những lúm đồng tiền.
Thời ấy, những năm bảy mươi thế kỷ trước, cả miền Bắc từ sông Thạch Hãn trở ra, lòng người sục sôi với quyết tâm: đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Trong nhiều cố gắng tột bậc của khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự tập hợp của mặt trận tổ quốc Việt Nam, trong đó biểu hiện giá trị tinh thần từ những bức cuốn thư, trên nền hình quốc huy in bốn đại tự màu đỏ rất đẹp TỔ QUỐC TRÊN HẾT luôn hiện diện ở vị trí trang trọng nhất trong mỗi căn nhà của mọi gia đình quê tôi là thể hiện quan điểm, tư tưởng chính trị cao cả vì tổ quốc cùng với khẩu hiệu quyết tâm: “Vì miền Nam ruột thịt, để thống nhất đất nước, mười bốn triệu đồng bào miền Bắc sẵn sàng hy sinh tất cả” cũng đồng thời với tư duy về khái niệm"cá nhân" lại rất nhỏ nhoi trong xã hội, nếu không muốn nói là vô nghĩa.
Bất cứ cuộc chiến tranh nào, kể cả bên chính nghĩa và phi nghĩa, thì hệ lụy cuối cùng của nó luôn tồi tệ nhất đến với những người phụ nữ là mẹ, là vợ là người yêu những người lính chiến. Mặc dù tham chiến trên tư thế chính nghĩa giành độc lập nhưng đối với Việt Nam, nhất là miền Bắc, mà ở đó còn ảnh hưởng khá nặng nề tư tưởng Khổng giáo về những khái niệm đạo đức (tam tòng, tứ đức, chữ Trinh làm đầu, phu xương phụ tùy, dáng đứng vọng phu.v.v) cộng thêm những can thiệp bởi các điều lệ, qui định của các tổ chức trong hệ thống chính trị như: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ.v.v thì cái thiệt thòi càng sâu sắc hơn đối với các chị. Vì vậy nhiều trường hợp các em gái 16 -17 tuổi vội vã đăng ký kết hôn với một thanh niên(có thể vì tình yêu, có thể do cha mẹ đặt đâu ngồi đó)trước khi chàng "lên đường" hoặc là ngày hôm nay ủy ban và xã đoàn tổ chức kết hôn tập thể cho các anh chị  theo nếp sống mới, bao giờ cũng có khẩu hiệu “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ” để ngày mai các anh ra trận thực thi nghĩa vụ. Sự vội vàng hối hả ấy với thời gian ngắn ngủi, cả hai người chưa cảm nhận được vị ngọt tình yêu, tình chồng vợ, để sau đó là năm tháng các chị héo hắt chờ người ngoài tiền tuyến. Ở hậu phương, các chị phải giữ gìn từng lời ăn tiếng nói, cẩn thận các mối quan hệ, cách đi đứng xưng hô, giữ tròn bổn phận dâu hiền đối với bố mẹ hai bên ,tích cực tham gia phong trào “ba đảm đang” “ ba sẵn sàng” Mọi sở thích đam mê khát vọng của tuổi trẻ chôn vùi cùng nước mắt vào cái gối đơn trong những đêm hưu quạnh lẻ loi tưởng chừng vô tận vì thân trai thời chiến không hề mong đợi thời gian xuất ngũ khi cuộc chiến chưa tàn. Nếu may mắn có anh trở về thì chị vợ của thương binh lại phải gồng mình chăm sóc chồng yếu đuối móp méo thiếu hụt thân thể. Còn lại, không may mắn khi nhận giấy báo tử chồng thì phải đội vành khăn tang trắng trên đầu thả đuôi khăn dài so le sau lưng ba năm liền như vật bất ly thân, nếu không muốn nói là cả lúc đi ngủ, không được lấy chồng khác trước ba năm để giữ danh hiệu “vợ liệt sĩ” để thang bậc hiếu đạo, thủy chung không bị đánh giá xuống thấp. Cũng đồng thời nhận phần tiền tử tuất lo nhang khói cho liệt sỹ và sống một cuộc đời còn lại với những áp lực tâm lý nặng nề từ gia đình, xã hội. Cũng vì cuộc chiến tranh vệ quốc với kẻ thù tàn bạo đã để lại bao hệ lụy đắng cay để bao hòn "vọng phu" với dáng đơn thân hoặc dáng bồng con ngóng chồng. Trong khi thời ấy con gái quê tôi mười tám tuổi chưa có chồng thì coi như ế. Vì vậy các cô gái vào tuổi trăng tròn là bắt đầu cập kê, mà thanh niên trai tráng thì đã ra mặt trận hết, cuối cùng cũng đồng ý cho có nơi có chốn, (vơ bèo vạt tép) một trong mấy anh có khiếm khuyết về hình hài thể lực và cả có vấn đề về sức khỏe tâm thần (được) ở lại hậu phương. Chắc chắn các anh thì phấn khởi nhưng mấy cô phải chấp nhận một cuộc sống vợ chồng không có cơ hội chọn lựa. Và cũng từ đây lại nảy sinh các vấn đề xã hội khác về hôn nhân gia đình từ những cuộc cưới hỏi gượng ép để hoặc cam chịu hoặc ly hôn đổ vỡ trong muôn vàn dị nghị, rẻ rúng của dân quê. Các chị lớn tuổi hơn chưa lấy được chồng thì con đường duy nhất là gia nhập thanh niên hỏa tuyến hoặc đi công nhân quốc phòng. Sau này học hành nhiều trong quân đội, tôi ngộ ra sự thành công của các chính trị gia, các nhà tư tưởng và cả hệ thống chính trị trong vấn đề trang bị một hệ tư tưởng  cho toàn xã hội sâu sắc kịp thời, đồng thời công tác vận động quần chúng, tập hợp ý chí tinh thần biến thành sức mạnh vật chất thật siêu việt chỉ có ở tổ quốc ta đáp ứng yêu cầu giai đoạn lịch sử lúc đó của đất nước là quyết tâm sản xuất xây dựng XHCN ở miền Bắc, chi viện người và của chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Thật tuyệt vời!
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2014, 05:49:49 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trang: « 1 2   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM