Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:50:30 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: ĐĂK TÔ ‘Lính nhà trời’ Mỹ trên cao nguyên trung phần Nam Việt Nam  (Đọc 98994 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #130 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2014, 08:39:54 am »

Ít phút sau đó, 1 viên đạn súng trường đã bắn trúng chân trái đại úy Leonard, trổ ra phía bên kia, làm anh ngã quay. Leonard vẫn ko muốn bỏ lỡ chiến thắng anh gạt người lính cứu thương đang cố băng bó cho mình ra rồi chồm dậy khập khiễng đi tiếp. Anh nhanh chóng lên tới đỉnh, nhập nhóm cùng Lindseth và những người đến trước. Sau anh là những ngưởi khác nữa đang reo hò trước thành công của mình.

Ngay sau đại đội Bravo, những lính dù đầu tiên của đại đội Charlie cũng đã lên đến đỉnh cao điểm. Họ reo hò, vỗ vào lưng nhau bộp bộp và cả khóc nữa. Specialist 4 Duffy đã gọi cối bắn khi đang hành tiến. Anh cho đạn cối bắn xuống cách hàng quân đi đầu chừng 30m. Giờ khi đã lên đến đỉnh anh vui mừng gọi báo về trung tâm chỉ huy hỏa lực: "Chúng tôi đã lên được rồi! Chúng tôi đã ở trên này."

Binh nhất Tauss ngỡ ngàng khi thấy mình bỗng chốc đã lên đến đỉnh cao điểm 875. Do quá chú tâm trong việc vận hành điện đài cho Connolly nên anh thực sự cũng ko để ý mình đã lên được đến chỗ nào nữa. Lúc này khi đang đứng cạnh bên Connolly, Tauss mới lần đầu tiên trong ngày cảm thấy hài lòng. Quang cảnh trọc lóc của mỏm cao điểm quanh anh là minh chứng sống động nhất cho hiệu quả của các cuộc oanh kích. Đó chính là cảnh tượng ở chốn âm ty.

Việc ăn mừng chiến thắng diễn ra ko lâu. Lo ngại bị đối phương phản kích, 3 viên đại úy cho lính vào vị trí phòng thủ. Khi đang tiến hành thì trực thăng của Johnson đáp xuống. Viên trung tá cùng Specialist 4 Jones nhảy ra. Johnson đi xuống giữa đám lính dù đang hân hoan vui sướng, chúc mừng, tuyên dương bọn họ. Sau đó viên trung tá xuống dốc đi thăm thú những vị trí của đối phương.

Hệ thống hầm hào của địch gây cho Johnson ấn tượng mạnh. Các chiến hào sâu đủ để cho 1 binh sĩ đứng thẳng mà ko bị dính đạn. Ở vách hào sau, có các hầm hàm ếch đào cách đều nhau để bộ đội có thể chui vào đó nấp khi bị oanh tạc. Hầm chiến đấu vào chiến hào được liên kết với nhau bằng các địa đạo. 1 số hầm có đắp nắp dày đến gần 2m. Nhiều cái lại được đào giữa bộ rễ của các cây cổ thụ nên vừa được bảo vệ chắc chắn lại vừa khó bị phát hiện.

Nhưng thứ quan trọng nhất đã bốc hơi trên cao điểm chính là xác quân địch. Chỉ có vài chục xác được tìm thấy ở cả bên trên và xung quanh cao điểm. 1 lần nữa quân Bắc Việt lại tránh né thành công trước trận đánh quyết định. Ko biết bằng cách nào, dù bị phi pháo oanh kích liên miên , bộ đội Bắc Việt lại có thể rút khỏi cao điểm 873 mang theo thương binh và phần lớn tử sĩ. Quân dù chẳng hề thấy phấn khởi khi chứng kiến chiến quả của mình nghèo nàn như vậy.

Thông tin tình báo thu thập trên các xác chết và các tài liệu bị vứt bỏ đã xác nhận đối thủ của quân dù là tiểu đoàn 2, trung đoàn bộ binh 174 QĐNDVN. Trấn giữ trên những cao điểm gần đó cũng là bộ đội thuộc tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn này.

Ngay sau khi trung tá Johnson hạ cánh, toán xích hầu của các đại đội thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn 12 bộ binh cũng đã lên đến đỉnh cao điểm 873. Quá trình vận động của 2 đại đội lên phía mặt bắc cao điểm đã ko gặp phải trắc trở gì. Thực ra thì các trường hợp thương vong của họ lại diễn ra từ hôm trước khi 1 chiếc trực thăng Huey bay nhầm hướng đã nã súng xuống đội hình và làm bị thương 9 binh sĩ. Khi tiến vào phòng tuyến của quân dù thì đám bộ binh cũng bắt đầu chiếm lĩnh vị trí phòng thủ.

1 bãi đáp được phát quang bằng mìn trên đỉnh cao điểm. Các ca thương vong giờ đã có thể sơ tán ngay từ mỏm núi. Giữa những chuyến tản thương là các trực thăng chỉ huy chở theo các chỉ huy chóp bu. Tướng Schweiter đến, cùng với Johnson làm 1 chuyến tham quan ngắn rồi lại bay đi. Thượng sĩ cố vấn Rogiers cũng đã tới trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Ông ta hỏi Okendo: "Anh cần tôi đến chỗ nào đây?"

"Cứ tìm 1 cái hố đi, thượng sĩ." Okendo đáp.

Thế nhưng trận phản kích ko bao giờ xảy ra cả.

Khi đã thấy rõ rằng đối phương đã từ bỏ quyền kiểm soát cao điểm 875. Quân dù bắt đầu tiến hành việc kiểm tra, thu dọn chiến trường. Trong khi 1 số nỗ lực mở rộng bãi đáp trên đỉnh thì những người khác tỏa ra khắp cao điểm để tìm kiếm tử thi lính Mỹ. Họ tìm thấy rất nhiều xác lính bị giết trong ngày giao chiến đầu tiên. Trung úy Harrison qui tập được cái xác cháy thành than của người bạn cùng khóa là Peter Lantz. Binh nhất Tauss tìm thấy phần đầu và vai của 1 'thiên binh' bị đạn pháo bắn tan xác. Những người khác cũng tìm thấy các tử thi ở trong tình trạng kinh khủng tương tự. 1 số xác đã nát bấy nên họ phải dùng tới xẻng để hót bỏ vào túi đựng xác.

Thêm nhiều bác sĩ cùng lính cứu thương nữa được gọi tới. Khi cao điểm đã an toàn, các toán quân y đã thiết lập 1 trạm điều phối ngay gần bãi đáp mới. Họ chăm sóc, cứu chữa thương binh tại đây. Trong số thương binh có đại úy Leonard, anh sớm được đưa đến Pleiku để chữa vết thương nơi chân. Trung úy Lindseth lên nắm quyền chỉ huy đại đội Bravo.

Đại úy Connolly cũng sớm rời khỏi cao điểm 875 chiều hôm ấy nhưng ko phải là đi chữa trị. Anh là ứng viên cho vị trí sĩ quan phụ tá của tướng Rosson và đi để cho các sĩ quan cấp trên phỏng vấn. Connolly ko hề muốn nhận chức vụ đó nên cũng chẳng cảm thấy thất vọng khi bị loại.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #131 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2014, 09:36:14 am »

Tới 16g30 thì trực thăng Chinook bắt đầu đáp xuống cao điểm 875 để sơ tán những thành viên tiểu đoàn 2/503 còn lại. Công việc đã được hoàn tất mà ko cần tốn nhiều trực thăng. Chỉ còn chưa đến 18 thành viên của đại đội Charlie, tiểu đoàn 2/503 đến nhập cùng trung sĩ Welch và Specialist Zaccone leo lên máy bay. Bên đại đội Alpha, trung úy Harrison cũng chỉ còn chỉ huy chừng 20 chục mạng. Trung úy McDonough của đại đội Dog cũng vậy.

Mấy chiếc Chinook đưa các 'thiên binh' tiểu đoàn 2 về căn cứ pháo binh 12. Khi đáp xuống, nhiều lính dù đã tỏ ra bối rối vì những biểu hiện dửng dưng, thờ ơ trước những thứ khốc liệt mình đã trải qua. 1 thượng sĩ cố vấn xáp lại gần binh nhất Orona rồi mời anh ra xếp hàng chờ phát bữa ăn lễ Tạ ơn.

Hừ, Lễ Tạ Ơn, Orona nghĩ. Anh đã quên béng nó. Nhưng Orona chẳng còn bụng dạ nào để thưởng thức món gà tây nữa. Anh cứ lang thang cho đến khi tìm thấy căn hầm nơi anh cùng các bạn đã từng ngủ đêm trong căn cứ. Giờ thì chỉ còn lại có mình anh. Chẳng hiểu vì sao mà anh cảm thấy 1 nỗi cô đơn và sự buồn đau vô hạn.

Trung tá Johnson đã bay đến cao điểm 875 dùng bữa Tạ Ơn. Trong thứ ánh sáng chập choạng ngày 23 tháng 11, những lính dù tiểu đoàn 4/503 mệt mỏi đứng xếp hàng trước dãy thùng bốc hơi nghi ngút nhận xuất gà tây và rau củ bỏ vào khay đồ ăn của mình. Hầu hết các binh sĩ đều hăm hở đánh chén nhưng cũng có nhiều người không ăn, dù rất xứng đáng để được nhận sự cảm kích vì họ ko còn tâm trạng nào để tham dự 1 bữa tiệc lễ hội bình thường được nữa.

Những cuộc tuần thám được tung ra quanh cao điểm 875 vào hôm sau. Thêm 1 số xác quân địch nữa bị phát hiện nhưng ko quá con số 100. Chúng được chôn trong 1 hố chôn tập thể trên chính cao điểm.

Phải mất mấy ngày thì con số thương vong trên cao điểm 875 mới được xác định. Sau khi kiểm điểm quân số, lữ đoàn dù 173 đưa ra những thống kê sau: Tiểu đoàn 2/503 có 87 lính tử trận, 130 bị thương, 3 mất tích. Tiểu đoàn 4/503 tổn thất 28 mạng, 123 bị thương, 4 mất tích.

Ngày 25 tháng 11 năm 1967, tiểu đoàn 4/503 được trưng thăng bốc khỏi cao điểm 875 trong khi tiểu đoàn 1, trung đoàn 12 bộ binh vẫn duy trì sự hiện diện xung quanh cao điểm. "Thiên binh" sẽ được đưa về Đắk Tô để tái tổ chức.
 
Chương 15
Hậu quả





Đại tướng Westmoreland ko ở tại nam VN trong hầu hết thời gian diễn ra các trận đánh tranh quanh vùng Đắk Tô. Ông được tổng thống  triệu về từ hôm 15 tháng 11 để nói chuyện về cuộc chiến tranh với công chúng và báo giới Mỹ. Sự bất đồng chính kiến với những chính sách của Johnson tại Đông Nam Á ngày càng dâng cao với đỉnh điểm là cuộc biểu tình của 35.000 người diễn ra tháng 10 tại Lầu 5 góc càng thúc đẩy việc triệu hồi. Johnson muốn Westmoreland tán dương những khía cạnh tích cực của cuộc chiến với nhiều khán thính giả nhất có thể. Chuyến đi bỏ lại những trận đánh khốc liệt quanh Cồn Tiên và Lộc Ninh ở phía sau. Trong khi cuộc tàn sát lính dù vẫn đang diễn ra trên cao điểm 875 thì chuyến đi của Westmoreland lại cố nhằm làm dịu đi phần nào mối quan tâm của nhiều người Mỹ.

Trong lần xuất hiện quan trọng nhất của mình, tại hội nhà báo quốc gia vào ngày 21 tháng 11, Washington đã đưa ra 1 đánh giá rất lạc quan về cuộc chiến. Đề cập trực tiếp đến các trận đánh tại Đắk Tô, Westmorelan nói với những người dự khán:"...kẻ thù tiến hành chiến dịch là do ảo tưởng rằng những sức ép chính trị (tại Mỹ) kết hợp với sự thất bại chiến thuật của 1 đơn vị lớn sẽ đẩy được nước Mỹ vào tình thế khó khăn."

Westmoreland tiếp tục nói cuộc chiến tranh ở namVN đang ở trong cái mà ông ta gọi là "giai đoạn 3". Trong giai đoạn này, theo Westmoreland, Hoa Kỳ ko những tiếp tục tiêu diệt quân thù mà còn tăng cường những nỗ lực xây dựng quân đội nam VN. Sau đó, khi mà quân lực VNCH đã có khả năng đảm trách vai trò lớn hơn trong chiến tranh thì quân Mỹ, trong giai đoạn 4, có thể bắt đầu hồi hương.

Westmoreland luôn cẩn thận tránh tiết lộ cho phía truyền thông những dự kiến chính xác khi nào thì sẽ bắt đầu giai đoạn 4. Tuy nhiên lần này ông ước tính quân Mỹ sẽ có thể rút trong "2 năm hoặc sớm hơn". Dù những ước tính này sau này đã được chứng minh là rất chính xác, nhưng lý do rút quân thì lại khác xa với hình dung của Westmoreland.

Có phóng viên đã hỏi Westmoreland trong cuộc họp báo rằng liệu ông có nghĩ là: "...trận đánh tại Đắk Tô có phải là điểm khởi đầu hay kết thúc đặc biệt gì dành cho đối phương ko?"

Ông tướng trả lời 1 cách rất tự tin: "Tôi nghĩ đây là khởi đầu cho 1 thất bại nặng nề nhất của quân thù."

Khi trở lại nam VN vào ngày 29 tháng 11, Westmoreland đã được các tướng Rosson, Peers, và Schweiter báo cáo sơ lược về trận đánh ở vùng Đắk Tô. Dù đồng ý cho rằng sư đoàn 4 bộ binh, lữ đoàn dù 173 và các đơn vị phối thuộc đã phá vỡ được ý đồ tiêu diệt 1 đơn vị lớn quân Mỹ của tướng Giáp, Westmoreland cũng bị sốc trước mức thương vong mà quân Mỹ đã phải chịu để làm được điều này.

Cả thảy có 376 lính Mỹ chết trận hoặc được liệt kê là mất tích và coi như đã chết, trong chiến cuộc tại Đắk Tô. 1.441 người khác bị thương.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #132 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2014, 09:56:11 am »

Tổn thất của lữ đoàn dù 173 là 208 tử trận, 645 bị thương trong các trận đánh. Ngày 1 tháng 11 năm 1967, có 5228 sĩ quan và binh lính được ồ ạt bàn giao về cho cho lữ đoàn. Khoảng 3200 trong số đó được điều lên Đắk Tô. 27% số này bị thương vong trong các trận đánh. Thậm chí mức thiệt hại trong các đại đội súng trường còn nặng nề hơn nữa.

12 đại đội súng trường được triển khai đến Đắk Tô khi bắt đầu hành quân có trung bình khoảng 125 sĩ quan và binh lính mỗi đại đội. 90% thương vong của lữ đoàn là nằm trong các đơn vị này. Các đơn vị súng trường đã bị tổn thất 51% chỉ trong vòng có 1 tháng! Có chừng 60 lính dù bị chết - chiếm 21% - là do bị quân mình bắn lầm. Vậy thì làm sao mà tướng Westmoreland chẳng bị sốc?

Westmoreland cật vấn tướng Rosson tại sao ko thể tránh được việc bị thương vong kinh khủng như vậy? Rosson trả lời là vì do pháo binh và không quân chi viện chưa đủ.

Con số bộ đội Bắc Việt tử trận được báo cáo qua đếm xác là 1644. Vì đơn vị nào đếm được càng nhiều xác thì chỉ huy đơn vị sẽ càng được đánh giá cao nên con số này là rất đáng ngờ. Westmoreland cũng viết trong hồi ký của mình là quân địch bị chết 1400 nhưng ko đưa ra nguồn của con số này. Tướng Rosson lại rất nghi ngờ với con số thống kê đó. Theo ước tính của ông thì quân Bắc Việt ở toàn vùng Đắk Tô tổn thất ko quá 1000 quân.

Chẳng biết độ chính xác của những con số này ra sao, nhưng ko thể phủ nhận rằng quân Bắc Việt cũng đã bị giáng 1 đòn nặng. 3 trung đoàn 32, 66,174 thuộc sư đoàn 1 bộ binh của nó đã phải về lại Campuchia để hồi sức, bổ sung quân mà ko tham dự chiến dịch đông xuân. Chỉ có trung đoàn 24 Bắc Việt là còn có thể ra trận trong chiến dịch tiến công tháng 1 năm 1968.

Lúc này khi các trận đánh ở Đắk Tô đã ngưng, tướng Westmoreland chuyển mối quan tâm lên phía bắc. Tình  báo cho biết quân Bắc Việt đang toan tính tràn ngập căn cứ TQLC đã bị cô lập tại Khe Sanh. Họ hy vọng điều này sẽ gây cho Mỹ 1 thất bại mang tính quyết định, tương tự như chiến thắng của họ ở Điện Biên Phủ trước quân Pháp năm 1954. Westmoreland lên kế hoạch tiếp chiến với đối phương trên những cao điểm xung quanh Khe Sanh và giáng cho địch 1 đòn quyết định, chấm dứt các hoạt động quân sự của họ tại miền nam VN và khiến cho lãnh đạo của họ, cuối cùng cũng phải đi tới thỏa thuận ngừng bắn.

Trận đánh chiếm cao điểm 875 đã kết thúc và thực tế cũng đã chấm dứt các trận đánh của lữ đoàn 173 ở vùng Đắk Tô. Tuy vẫn còn những cuộc đụng độ nhỏ với các toán lính Bắc Việt đang thoát ra, nhưng chúng chỉ là những cuộc chạm súng ngắn ngủi. Tiểu đoàn 1/503 tiếp tục tuần tra trong vùng lân cận cao điểm 882 để tìm kiếm dấu vết quân thù nhưng ko có đụng độ lớn nào cả.

Tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 4/503 dành những ngày cuối cùng của tháng 11 để bổ sung quân và huấn luyện cho họ bằng cách cho đi tuần tra quanh các căn cứ pháo binh. Quân dù rất thất vọng và tức giận vì những lính mới đến chẳng biết gì về nhảy dù. Do quá thiếu lính dù nên đành phải sử dụng cả bộ binh thường. Việc họ gia nhập chỉ là biện pháp tạm thời và chỉ kéo dài đến khi có quân dù mới huấn luyện tới thay thế. Nhiều "thiên binh" lúc đầu đã đối xử nhạo báng khinh bỉ đám lính bộ. Họ ko những coi mình là cao cấp hơn mà còn thấy việc dùng bộ binh thay thế là điều xúc phạm với các chiến hữu dù đã nằm xuống. Nhưng đến khi quân dù đã quen dần với lính bộ binh thì sự thù địch đã giảm bớt và nhường chỗ cho tình bạn hữu.

Cuộc giao tranh trên mặt đất cuối cùng trong trận chiến Đắk Tô diễn ra ngày 30 tháng 11. Vào tối hôm trước, toán viễn thám của Sp4 Irvin Moran đã được thả xuống khu rừng gần ngã 3 biên giới Lào, nam VN, Campuchia. Họ qua đêm an toàn. Sáng hôm sau toán bắt đầu đi thám thính. Họ đi qua rất nhiều lối mòn nhưng ko thấy quân địch. Đến khoảng 9g30 thì Moran và trưởng toán là Sp4 Nick Brook đã đi men theo 1 lối mòn còn mới cách số lính còn lại 20m. Linh cảm thấy có cái gì đó, cả 2 nhẹ nhàng lần đến sát đường mòn. Bỗng sự yên tĩnh bị phá vỡ bởi 1 tràng M16.

Có 3 bộ đội đối phương - 1 lính già cài lá ngụy trang khắp người dẫn đầu 2 bộ đội có vẻ mới đến - đang đi trên đường. Phát giác 1 lính viễn thám, tay lính già nâng khẩu AK-47 lên nhưng chưa kịp bóp cò thì Sp4 Robert Noel, quê Colorado Spring đã bật dậy và quạt 1 tràng M16. Cả 3 lính Bắc Việt đều bị hạ.

Moran cùng Brooks vội lao bổ về phía tiếng súng. Khi thấy 1 địch quân còn động đậy, Brooks nã bồi 1 loạt M16. Ko còn thấy động cựa gì nữa.

Brooks giục: "Thu súng rồi đi thôi. Có lẽ bọn khác đang gần đây đó."

Trong vòng mấy phút, 5 người phóng xuống 1 con dốc đua về phía điểm bốc quân. Điện đài viên liên tục gọi vào điện đài từ “Timber!", đây là mật hiệu xin rút ra ngay lập tức. Khi đến nơi, họ phát hiện có nhiều chuyển động 2 bên sườn. Brooks gọi trực thăng vũ trang đến đến oanh kích xung quanh. Sau đó 1 chiếc trực thăng chở quân xuất hiện, bay lơ lửng trên không và thả dây xuống. Moran cùng 2 người khác bám chặt vào sợi dây thừng và được kéo lên, lắc lư xoay vòng vòng dưới bụng chiếc trực thăng. Từ trên đó Moran có thể nhìn thấy bộ đội Bắc Việt đang tiến sát đến vị trí của Brooks.

Nhưng Brooks cùng điện đài viên nhận thấy đối phương ko biết đích xác nơi họ đang nấp nên đã khôn khéo ghìm súng ko bắn. Ít phút sau chiếc slick thứ 2 đến với dây đã được thả sẵn. Hai lính viễn thám bám ngay vào dây rồi ra hiệu cho kéo lên.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #133 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2014, 02:05:03 pm »

Sau đó Brooks  kể lại: "Bọn tôi rời mặt đất chừng chục mét thì đạn địch ập đến. Tôi bắn vào quân Bắc Việt trong khi vẫn còn lơ lửng trên sợi dây thừng. Mấy chiếc trực thăng vũ trang đã cứu mạng bọn tôi. Chúng làm việc thật xuất sắc."

Ít phút sau thì Brooks cùng điện đài viên đã tái ngộ với 3 đồng đội gần 1 căn cứ pháo binh của sư đoàn 4 bộ binh.

Đêm hôm đó, trong 1 động thái rõ ràng là khiêu khích, bộ đội Bắc Việt dùng cối 82mm và đạn rocket 122mm pháo kích căn cứ pháo binh 12. Từ 18g35 đến 19g45 gần 25 quả đạn đã được rót xuống căn cứ. Kết quả cuộc trận bắn phá là 1 lính dù thiệt mạng, 9 người khác bị thương.

Vào nửa đêm ngày 1 tháng 12, tướng Rosson thông báo trận Đắk Tô đã kết thúc. Bộ chỉ huy quân Mỹ MACV đã phát hành thông cáo báo chí ca ngợi chiến thắng vĩ đại ở Đắk Tô nhưng tướng Rosson cùng những người đã tham chiến còn sống trở về thì ko nghĩ vậy. Chắc chắn quân Mỹ đã đầy lùi được bộ đội Bắc Việt ra khỏi khu vực, nhưng đối phương vẫn chưa bị đánh bại và 1 ngày nào đó sẽ quay trở lại. Tuy Mỹ hiện đang kiểm soát 1 số cao điểm chiến lược nhưng họ rồi cũng sẽ sớm rời khỏi đó và trả chúng lại cho núi rừng và địch thủ.

 Và tướng Rosson cũng hiểu rằng lữ đoàn 3 đã bị thiệt hại nặng. Trong cuộc hội thảo với Westmoreland, Rosson đã khuyến cáo rằng lữ đoàn, đặc biệt là tiểu đoàn 2 cùng tiểu đoàn 4/503, cần phải có thời gian để chỉnh đốn, bổ sung, tái tổ chức và huấn luyện. Westmoreland đã đồng ý. 3 tiểu đoàn lúc này được chỉ thị chỉ tiến hành các cuộc tuần tiễu nhẹ nhàng quanh căn cứ của họ. Đến giữa tháng 12 thì cả 3 tiểu đoàn được rút khỏi Đắk Tô: Tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 2/503 được chuyển đến Kon Tum đến chiến đoàn dưới quyền đại tá Powers còn tiểu đoàn 4/503 cùng lữ đoàn bộ sẽ quay về lại Tuy Hòa hỗ trợ tiểu đoàn 3 trong chiến dịch Bolling. Đầu tháng Giêng, các lực lượng của tiểu đoàn 2/503 tới Buôn Ma Thuột để tăng cường cho quân đồn trú chống lại các cuộc tấn công đã được dự kiến của VC.

Trước khi rời Đắk Tô, 'thiên binh' tổ chức lễ mặc niệm "giày ống" theo truyền thống. Với lòng tiếc thương vô hạn những đồng đội đã bỏ mình, lính dù sếpnhững đôi giày trận thành nhiều hàng mỗi 1 đôi tượng trưng cho 1 lính dù ngã xuống. Đa số "thiên binh" đều tỏ vẻ xúc động khi nhìn thấy hàng trăm đôi giày được xếp thành hàng thẳng tắp. Đó là 1 buổi lễ ko thể nào quên.

Để ghi nhận lòng dũng cảm xuất sắc mà các thành viên lữ đoàn dù 173 (độc lập) đã thể hiện, Bộ trưởng lục quân (Secretary of the Army) Clifford Alexander đã trao tặng lữ đoàn bằng khen của Tổng thống (Presidential Unit Citation) về những trận đánh ở Đắk Tô. Phần thưởng này cũng tương đương như khi người lính được tặng huân chương Thập tự  Distinguished Service Cross vậy.

Sau trận Đắk Tô, lữ đoàn 173 ko còn hoạt động như 1 đơn vị hoàn chỉnh nữa. 4 tiểu đoàn cơ động của nó chia ra phục vụ ở các vùng khác nhau tại nam VN trong 6 tháng đầu năm 1968. Tiểu đoàn 4/503 vẫn ở Truy Hòa khi cuộc Tổng tiến công Tết diễn ra, các đại đội của nó, đặc biệt là đại đội Dog đã chiến đấu nhiều trận rất ác liệt với quân Bắc Việt và VC. Cũng trong dịp Tết này tiểu đoàn 2/503 đã phải tham dự nhiều trận đáng gay go trên vùng Buôn Ma Thuột.

Khi tướng Westmoreland rời miền nam VN tháng 6 năm 1968 về làm Tham mưu trưởng Lục quân, thì người kế nhiệm là tướng Creighton Abrams nhanh chóng tiến hành cuộc chiến theo 1 chiến lược khác. Các cuộc hành quân ko còn ở quy mô tiểu đoàn nữa mà xuống thành các cuộc truy quét cấp đại đội. Khi các đơn vị VNCH đã có thể đảm đương trách nhiệm chiến đấu nặng nề hơn thì quân Mỹ rút về các căn cứ pháo binh lớn và từ đó tiến hành các chuyến tuần tiễu ban ngày, phục kích ban đêm.

Lữ đoàn dù 173 hoạt động ở tỉnh Bình Định trong thời gian còn lại của chiến tranh. Đây là 1 vựa gạo lớn nằm dưới sự kiểm soát của VC. Nhiệm vụ chính của 'Thiên binh" là bảo vệ 1 số thôn làng tiêu biểu, nâng cao sức chiến đấu cho lực lượng địa phương quân. Để làm việc này, lính dù đã tổ chức ra các toán cố vấn nhỏ tới huấn luyện kỹ năng tác chiến cho địa phương quân.

Đến mùa xuân năm 1971 thì Mỹ đã rút gần hết quân ra khỏi miền nam VN. Bắt đầu từ tháng 4 năm 1971, lữ đoàn 173 được tái triển khai ở căn cứ Fort Campbell, Kentucky. Đến ngày 25 tháng 8 thì việc chuyển quân đã hoàn tất. Qua 6 năm tham chiến, lữ đoàn dù 173 giữ kỷ lục về thời gian phục vụ tại nam VN. Trong thời gian ấy, có 1.748 'thiên binh' đã bỏ mình, hơn 8.700 bị thương để phục vụ cho chính sách của Mỹ tại miền nam VN.

Trong 1 buổi lễ tại căn cứ Fort Campbell ngày 14 tháng 1 năm 1972, lữ đoàn dù 173 đã bị giải thể.

Tháng 6 năm 2000, đáp ứng đòi hỏi phải có lực lượng phản ứng nhanh, lữ đoàn 173 lại được tái lập tại Vicenzo, Ý. Lữ đoàn 1 lần nữa lại được đón những lính nhảy dù mới ra tốt nghiệp cùng các cựu binh dạn dày kinh nghiệm và tất cả đều sẵn sàng đón nhận mọi thách thức phức tạp trong thế giới hiện đại.

3 năm sau đó, vào ngày 26/3/2003 sau khi Mỹ xâm lược Irắc. Hơn 1000 thành viên của lữ đoàn đã nhảy dù xuống Kirkuk, Irắc trong 1 cuộc nhảy dù lớn nhất kề từ hồi chiến tranh TG thứ 2. Số quân còn lại của lữ tới sau đó bằng máy bay vận tải. Lữ đoàn được triển khai ở Irắc cho đến mùa thu năm 2003.

1 năm rưỡi sau đó, tháng 2 năm 2005, toàn thể lữ đoàn lại được triển khai đến Afghanistan phục vụ 14 tháng.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #134 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2014, 08:19:08 am »

Sau khi trở về Ý cuối mùa xuân năm 2006, bộ Lục quân đổi tên lữ đoàn thành Lữ đoàn tác chiến dù 173 (173d Airborne Brigade Combat Team) với 6 tiểu đoàn đóng quân trên các địa điểm khác nhau ở Đức và Ý. Từ những căn cứ trên, các đơn vị của lữ đoàn sẽ sẵn sàng cho việc triển khai đến bất kỳ nơi nào mà cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu cần đến.

Sau trận đánh gay go, khốc liệt kéo dài trên cao điểm 875, câu hỏi đặt ra là trận đánh có cần thiết hay ko? Lợi ích của việc chiến đấu giành cao điểm này là gì?

Chiến lược cơ bản để đánh bại kẻ thù của tướng Westmoreland ở nam VN là đánh tiêu hao. Rất đơn giản, dễ hiểu. Đó là tiêu diệt với số lượng sao cho quân thù ko kịp bù đắp tổn thất dẫn đến cuối cùng chúng phải bỏ cuộc. Vì thế Westmoreland tung ra rất nhiều cuộc hành quân tìm diệt với quy mô nhiều tiểu đoàn nhằm mục tiêu là "tìm kiếm, gom lại rồi tiêu diệt" quân thù.

Ko như các cuộc chiến tranh trước đó, khi mà giao tranh là để giành những truyến giao thông quan trọng, những cây cầu, thành phố, cảng biển và v..v. Ở nam VN lại ko tồn tại những mục tiêu như vậy. Thay vào đó quân Mỹ lại được điều đến những nơi mà người ta tin rằng có địch để họ tiến hành lùng sục và tiêu diệt. Đến khi giao tranh chấm dứt thì quân Mỹ sẽ lại rút đi.

Ko phải ai cũng đồng tình với chiến lược "tiêu hao". Đại tá John Powers, lữ đoàn phó, biết rõ gì sẽ tiếp diễn sau khi trận đánh kết thúc. Ông biết bộ đội Bắc Việt sẽ sớm giành lại cao điểm 875 và quân Mỹ rồi sẽ lại phải đi tái chiếm và hy vọng rằng quân đi tái chiếm lần này ko phải là 'thiên binh' nữa.

Trung tá Johnson cũng thấy giống như thế. Ông rất vui khi thấy trận đánh đã kết thúc và quân Mỹ thắng trận, nhưng rồi lại tự hỏi. Giờ thì sao đây? Giờ thì chỉ còn việc là cuốc bộ rời khỏi cái điểm cao chết tiệt ấy. Tiểu đoàn của ông đã tổn thất nhiều trong trận đánh Đắk Tô này. Mỗi người lính mất đi Johnson đều cảm thấy đau lòng, nhưng đau hơn cả là tổn thất trong hàng ngũ hạ sĩ quan. Việc mất đi những cựu binh giàu kinh nghiệm, với hơn chục năm phục vụ, khiến cho đội ngũ còn lâu mới gượng dậy nổi.

Thậm chí 1 quân nhân tuyệt đối trung thành như thượng sĩ nhất Crook cũng phải hoài nghi về giá trị của cao điểm 875. Rồi ông tự trả lời là chẳng có ý nghĩa gì cả. Và hơn nữa đáng ra phải dùng tất cả máy bay trên toàn cõi nam VN để xóa tên nó ra khỏi bản đồ.

Khi rời khỏi điểm cao 875, thượng sĩ Okendo cảm thấy hoàn toàn trống rỗng. Có quá nhiều người chết và bị thương. Nhưng dù có tâm trạng như thế, ông vẫn ngạc nhiên khi thấy nhiều lính dù trẻ, đã trải qua trận đánh tàn khốc kinh hoàng, vẫn còn giữ được ý chí chiến đấu. Số lớn bọn họ còn muốn truy kích bộ đội Bắc Việt, cho dù việc đó có nghĩa là phải tiến sang Campuchia. Họ rất thất vọng khi ko được cho phép đuổi theo để kết liễu quân địch.

Trung úy Al Lindseth thì nghĩ trận đánh là 1 sự phung phí về nhân mạng. Anh đồng ý với thượng sĩ nhất Crook về lý do đánh chiếm cao điểm. Lindseth cũng ko tin trước mọi số liệu đếm xác trên cao điểm 875 đã được báo cáo. Anh là người đầu tiên mở được đường lên và chỉ bắt gặp chưa đến 10 xác đối phương. Nhưng ấn tượng sâu đậm nhất của trận đánh đối với anh chính là lòng can đảm phi thường mà các 'thiên binh' đã thể hiện trên cao điểm trong suốt 3 ngày. Trừ vài trường hợp ngoại lệ, còn thì tất cả đều dũng cảm thi hành nhiệm vụ ko chút do dự. Đó chính là tính chất của 1 quân đội có kỷ luật cao.

Hầu hết 'thiên binh' đều chấp nhận thực tế họ chiến đấu trên cao điểm là vì trên đó có quân thù. Thậm chí khi được lệnh rút khỏi đó thì chỉ có ít người trong số họ muốn tuân theo. Trên cao điểm này có quá nhiều bạn bè của họ đã bị giết hay thương tật. Việc rút khỏi cao điểm theo đường bộ sẽ làm sự hy sinh của họ giảm giá trị đi nhiều. Lòng tự hào của cá nhân, của binh chủng nhảy dù ko cho phép họ làm điều đó.

Nhưng xét về chiến lược của Westmoreland thì trận đánh trên cao điểm 875, với những tổn thất đi kèm, là xứng đáng. Ko có vấn đề chiếm giữ 1 cao điểm khi mà quân đối phương đã bị đánh đuổi. Đó chỉ là 1 nơi trong nhiều chỗ mà người ta dùng để đánh tiêu diệt quân thù.






Phụ lục A

James B. Adamson (sư đoàn 4 bộ binh) rời quân đội nghỉ hưu trên cương vị tướng 3 sao (trung tướng). Ông qua đời ở Jupiter, Florida tháng 1 năm 2003.

Robert Allen (đại đội D/tiểu đoàn 4/503) rời nam VN tháng 5 năm 1968. Sau khi tốt nghiệp đại học Oklahoma, anh lập gia đình, có 5 đứa con và điều hành công ty sx ván sàn. Hiện anh đang sống ở thành phố  Oklahoma. Anh được tặng thưởng huân chương Army Commendation Medal cả hạng chữ V và thông thường (loại huân chương tưởng thưởng vì lòng dũng cảm xếp hạng 5 trong hệ thống huân chương anh dũng của quân đội Mỹ sau huân chương sao đồng. ND)

Ted Arthurs (tiểu đoàn 4/503) giải ngũ năm 1973. Sau đó ông đến làm việc ở Ả rập Saudi 10 năm. Hiện ông đã nghỉ hưu và sống với vợ ở Destin, Florida. Anh được thưởng 1 huân chương sao bạc (xếp hạng 3.ND) trong trận cao điểm 823 và thêm 1 cái nữa trong trận đánh ở đồi nghĩa địa tại Tuy Hòa ngày 31 tháng 1 năm 1968. Ông là tác giả 1 cuốn truyện ngắn nói về kinh nghiệm đã trải qua và những con người đã được gặp gỡ trong quân ngũ.

Jerry M. Babb (đại đội B/tiểu đoàn 4/503), sau làm thượng sĩ cố vấn cho tiểu đoàn 2/503 trước khi rời nam VN tháng 8 năm 1968. Năm 1969, ông trở lại VN phục vụ kỳ hạn thứ 2 trong tiểu đoàn 2, trung đoàn 505 bộ binh dù. Giải ngũ tháng 9 năm 1972 với 748 lần nhảy dù trong 20 năm sự nghiệp. Ông qua đời tháng 10 năm 2005. Được tặng thưởng 2 huân chương sao đồng, 1 huân chương Air Medal với 8 cành sồi, 1 quả tim tím, 1 huân chương Army Commendation Medal.

Thomas H. Baird (đại đội D,tiểu đoàn 4/503) mất 8 tháng trị thương ở bệnh viện Walter Reed. Năm 1971, anh trở lại nam VN làm cố vấn cho quân lực VNCH. Về sau anh học lấy bằng thạc sĩ của đại học bang Kansas rồi về chỉ huy 1 tiểu đoàn cơ giới ở căn cứ Fort Polk, Louisiana. Anh phục viên năm 1981 với hàm trung tá. Sau đó anh về làm cho 1 công ty xây dựng tại New Jersey. Đến khi nghỉ hưu thì về sống với vợ tại Hađại đội onfield, New Jersey. Được thưởng huân chương sao đồng, huân chương Army Commendation Medal và huân chương quả tim tím. Hiện anh vẫn giữ khẩu súng lục mà trung úy Burton lấy từ xác viên sĩ quan bv.

George Baldridge (đại đội A & B, tiểu đoàn 4/503) nối dài kỳ hạn phục vụ và ở lại nam VN đến tháng 10 năm 1968. Anh ở lại quân ngũ cho đến năm 1979 thì phục viên vì chứng đa xơ cứng (multiple sclerosis). Chết năm 1997.

John Barnes (đại đội C, tiểu đoàn 1/503) được truy tặng huân chương danh dự bất chấp sự phản đối của trung tá Schumacher ngày 4 tháng 11 năm 1969. An táng tại ngĩa trang Brookdale, Dedham, Massachusetts.

Phillip Bodine (đại đội B & C/tiểu đoàn 2/503), nằm viện chữa trị những vết thương vẫn hành hạ anh trong 2 tháng. Tốt nghiệp trường đào tạo phi công lái trực thăng rồi trở lại nam VN làm phi công máy bay trực thăng vũ trang Cobra tháng 7 năm 1969. Tháng 9 năm 1981, bị thương khi quân khủng bố bắn hỏa tiễn chống tăng RPG-7 vào chiếc xe hơi chở tướng Frederick J. Kroesen, lúc làm phụ tá cho ông này. Nghỉ hưu năm 1986 với hàm trung tá. Lấy vợ và làm quản lý cho 1 công ty luật lớn ở Atlanta. Cư trú ở Fayetteville, Georgia. Được thưởng 1 huân chương sao bạc, 2 huân chương sao đồng, 1 trái tim tím, 1 chữ thập bội tinh, 1 huân chương Air Medal và 1 Army Commendation Medal.

Anthony Brangaitis (đại đội D/tiểu đoàn 4/503), được cho ra quân sớm tháng 3 năm 1968 vì bố mất. Là sĩ quan phòng cảnh sát phòng chống ma túy thành phố  New York đã nghỉ hưu. Hiện đang sống cùng vợ ở Massapequa, New York. Được thưởng huân chương trái tim tím.

Charles D. Brown (đại đội C/tiểu đoàn 1/503) trở lại VN năm 1970 làm phi công trực thăng. Giải ngũ năm 1985 với hàm trung tá sau đó về làm việc trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ. Được tặng thưởng 2 huân chương sao đồng, 1 trái tim tím và 1 Air Medal .

Ray Bull (đại đội C/tiểu đoàn 4/503) Nằm viện mấy tuần rồi trở lại đại đội. Phục viên năm 1969 về làm việc cho ngành bưu điện. Nghỉ hưu năm 2004 và hiện sống cùng vợ ở thành phố  Yuba, California. được tặng huân chương sao đồng và  huân chương trái tim tím.

Michael D. Burton (đại đội D/tiểu đoàn 4/503). Tham gia chiến đấu ở đồi nghĩa trang Tuy Hòa tháng 1 năm 1968. Rời nam VN tháng 5 năm 1968. Đến tháng 1 năm 1970 thì trở lại VN làm đại đội trưởng thuộc sư đoàn Americal. Bị thương mù mắt vì mìn bẫy năm 1971 trong 1 chuyến tuần tiễu. Sau đó làm giám đốc chi nhánh cho hội khiếm thị bang Virginia. Hiện nay đã nghỉ hưu và sống cùng vợ ở Buchanan, Virginia. Được thưởng huân chương sao bạc, sao đồng, Army Commendation Medal và trái tim tím.

Gerald Cecil (đại đội C/tiểu đoàn 1/503) được thưởng huân chương chữ thập vì đã dũng cảm phi thường trong ngày 11/11/1967. và Tại ngũ đến năm 1984 rồi chuyển sang ngạch dự bị. Phục viên năm 1996 với hàm đại tá. Lập gia đình có 3 con và 4 cháu. Đi dạy lịch sử nước Mỹ tại trường cao đẳng Lexington Community ở Lexington, Kentucky . Làm trợ lý dân sự cho bộ trưởng Lục quân và quản lý trang trại gia đình ở Winchester, Kentucky. Ngoài huân chương chữ thập ra, anh còn được tặng huân chương Legion of Merit, Meritorious Service, ngôi sao đồng, trái tim tím, Army Commendation Medal  và Air Medal.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #135 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 07:57:24 am »

James Coleman (đại đội C/tiểu đoàn 4/503) ở lại nam VN cho đến khi bị thương tháng 11 năm 1968. Giải ngũ sau đó mấy tháng rồi lại tái ngũ tháng 4 năm 1970, quay lại nam VN phục vụ kỳ hạn thứ 2 và ở đó đến tháng 12 năm 1971. Được tặng huân chương sao bạc, sao đồng và trái tim tím.

William J. Connolly (đại đội C/tiểu đoàn 4/503) Được thay phiên rời nam VN tháng 12 năm 1967. Ở lại quân đội rồi giải ngũ năm 1993 với hàm đại tá. Làm việc ở Uỷ ban kênh đào Panama (Panama Canal Commission) 8 năm. Hiện nay làm phó chủ tịch 1 công ty khế ước lớn của chính phủ. Trong những phần thưởng được trao có huân chương sao bạc, sao đồng, trái tim tím và Army Commendation Medal.

Edward Crook (đại đội C/tiểu đoàn 4/503) rời nam VN tháng 6 năm 1968. Giải ngũ với hàm thượng sĩ cố vấn năm 1980. Sau đó làm nhân viên bưu điện tại Columbus, Georgia. Mất tháng 8 năm 2005. Được tặng thưởng huân chương sao bạc, sao đồng và trái tim tím.

John R. Deane, Jr. (lữ trưởng lữ đoàn dù 173). Sau về làm sư đoàn trưởng sư đoàn dù 82 và Cục trưởng cục Quân trang Lục quân. Về hưu với cấp bậc đại tướng tháng năm 1977. Hiện sống ở Nam Carolina và Maine.

Michael J. Deeb (đại đội A & D/tiểu đoàn 2/503) xuất ngũ về sinh sống ở Macon, Georgia.

John M. Deems (đại đội D/tiểu đoàn 4/503), được thay phiên rời nam VN tháng 12 năm 1967. Trở lại phục vụ kỳ hạn thứ 2 với chức vụ cao trong Đoàn Nghiên cứu và Quan sát (biệt kích SOG. ND). Giải ngũ năm 1986 với hàm trung tá rồi về làm việc trong ngành công nghiệp vũ trụ. Được tặng thưởng huân chương sao đồng và huân chương Army Commendation Medal.

Jerry Draper (đại đội B/tiểu đoàn 1/503) ở lại quân đội rồi về hưu với hàm đại tá năm 1993. Làm kiểm toán viên cho Commonwealth of Pennsylvania 5 năm. Giờ đã nghỉ hẳn và hiện cư ngụ tại Mechanicsburg, Pennsylvania.

James R. Duffy (đại đội C & D/tiểu đoàn 4/503) gia hạn kỳ hạn phục vụ tại nam VN với lữ đoàn 173 tới tháng 12 năm 1968. Ra riêng về bán ống nước và sống ở Scituate, Massachusetts. Nghỉ hưu với hàm đại úy trong lực lượng Vệ binh quốc gia Massachusetts. Được tặng thưởng huân chương sao đồng, Army Commendation Medal và Air Medal.

Darryl Fitch (đại đội C/tiểu đoàn 1/503), xuất ngũ tháng 5 năm 1968. Hiện cư ngụ tại Sun City West, Arizona.

Joseph X. Grosso (tiểu đoàn trợ chiến lữ đoàn 173). Nằm viện Walter Reed 2 tháng rồi phục viên ở Philadelphia sau khi xuất viện tháng 7/1968. Hiện sống tại Woodcliff Lake, New Jersey và là bác sĩ tâm thần. Được tặng huân chương sao bạc, sao đồng và trái tim tím.

Matthew C. Harrison (đại đội A & C/tiểu đoàn 2/503) trở lại nam VN tháng 11 năm 1968, phục vụ trong sư đoàn 25 bộ binh và có lúc làm trợ lý cho cho thiếu tướng Williamson. Phục viên năm 1986 với hàm trung tá. Hiện đang làm tư vấn về kinh doanh, giúp đỡ các công ty đang gặp phải khó khăn có lợi nhuận. Đang sống cùng vợ ở Greenwich, Connecticut. Được tặng huân chương sao bạc, sao đồng, Air Medal và trái tim tím.

Darryl Haymes (đại đội C/tiểu đoàn 4/503) gia hạn kỳ hạn phục vụ thêm 6 tháng ở đại đội D, tiểu đoàn 4/503. Giải ngũ tháng 9 năm 1969. Hành nghề thợ lặn, sống tại Fort Bragg, California. Được thưởng huân chương Army Commendation Medal.

Leo E. Hill (đại đội B/tiểu đoàn 4/503) nằm viện 2 tháng rồi trở lại đại đội. Kết thúc kỳ hạn phục vụ và phục viên năm 1968. Làm việc trong nhà máy đúc của Ford ở Brookpark, Ohio. Nghỉ hưu năm 2002. Sống cùng vợ ở 2 nơi, Westlake, Ohio, và Myrtle Beach, South Carolina. Được tặng 2 huân chương sao đồng, 1 trái tim tím và 1 Air Medal.

Charles J. Holland (viễn thám) được truy tặng huân chương chữ thập.

David S. Holland (đại đội A/tiểu đoàn 1/503) phục vụ ở nam VN đến tháng 4 năm 1969. Sau đó có bằng Luật, bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh và tiến sĩ thương mại. Sống với gia đình ở Alexandria, Virginia. Là đại tá trong quân dự bị, và đã từng phục vụ trong chiến tranh vùng vịnh. Từng viết 2 cuốn sách về những trải nghiệm của mình tại nam VN. Được tặng thưởng huân chương sao đồng.

Lawrence Jackley (tiểu đoàn 4/503) giải ngũ năm 1980 với hàm đại tá. Sau đó lấy bằng thạc sĩ quản trị doanh nghiệp. Cư trú tại Alexandria, Virginia và làm việc cho các dự án của dộng đồng và nhà thờ. Được thưởng huân chương sao bạc, sao đồng và Air Medal.

John (“Mike”) Jeakle (đại đội B/tiểu đoàn 4/503) rời nam VN tháng 6 năm 1968. Vừa học đại học vừa làm việc trong 1 công ty máy tính lớn. Sau đó thánh lập 1 số công ty, rồi sang nhượng lại và về hưu non. Hiện trú ở Ohio. được tặng huân chương sao đồng và Army Commendation Medal.

David G. Jesmer (đại đội A/tiểu đoàn 1/503), được tặng huân chương sao bạc vì hành động dũng cảm trong trận đánh trên điểm cao 882. Phục vụ kỳ hạn thứ 2 tại nam VN trong cương vị cố vấn và làm việc cùng huyền thoại John Paul Vann. Nghỉ hưu với hàm trung tá. Được tặng thêm huân chương sao đồng.

James H. Johnson (chỉ huy tiểu đoàn 4/503) được thương huân chương chữ thập trong trận đánh tại đồi nghĩa trang Tuy Hòa ngày 30-31 tháng 1 năm 1968. Sau đó 1 tháng thì lên làm lữ đoàn phó lữ 173. Sau đó đượ thay phiên và rời nam VN tháng 7/1968. Tháng 11 năm 1972 được đề bạt lên chuẩn tướng. Năm 1980 lên thiếu tướng và làm tư lệnh sư đoàn 2 bộ binh ở Hàn Quốc từ tháng 7 năm 1981 đến tháng 8 năm 1983. Về hưu năm 1985 và sống tại Murrells Inlet, Nam Carolina. Được tặng thưởng huân chương chữ thập, Distinguished Service Medal, Defense Superior Service medal, huân chương sao bạc, Legion of Merit medal, sao đồng và Air Medal.

Stanley Jones (tiểu đoàn 4/503) rời nam VN tháng 4 năm 1968. Sau đó ra nhập quân dự bị và trở thành phi công lái trực thăng. Ở lực lượng dự bị đến năm 1975. Hiện sống tại Phoenix, Arizona, điều hành 1 công ty chuyên cứu hộ ô tô. Qua đời năm 2004.

Daniel Jordan (đại đội A/tiểu đoàn 4/503). Được truy tặng huân chương chữ thập.

Edward Kelley (đại đội C/tiểu đoàn 1/503). Bị thương tháng 3 năm 1968 khi chỉ huy 1 trung đội cối 106,7 ly. Sau khi ra viện ở Mỹ, thì qua học lái trực thăng. Quay lại nam VN năm 1971 làm phi công máy bay trực thăng vũ trang Cobra. Giải ngũ năm 1983. Hiện là giáo viên sống ở Fernandina Beach, Florida.

Thomas A. Kelly (tiểu đoàn 1/503). Giải ngũ tháng 5 năm 1978 với hàm thượng sĩ. Là nhân viên bưu điện đã nghỉ hưu về sống tại Lakeland, Florida. Được thưởng huân chương sao đồng và Air Medal.

Larry Kennemer (đại đội A/tiểu đoàn 1/503) nằm viện 3 tuần rồi được điều sang sư đoàn dù 101. Anh đã chiến đấu cùng đơn vị này tại Huế trong tổng tiến công năm tết 1968. Sau đó phục vụ 30 tháng trong lực lượng biệt kích  SOG. Xuất ngũ năm 1971. Hành nghề xây dựng sống tại San Antonio, Texas, đã góa vợ. Được tặng huân chương sao đồng và trái tim tím.

Stanley R. Larsen (tư lệnh Lực lượng Dã chiến I) về hưu năm 1972 với hàm trung tướng sau khi phải ra hầu tòa án quân sự vì có liên quan đến cuộc binh biến của những người phản chiến ở Presidio, San Francisco, California. Chết vì tai nạn xe hơi tháng 11 năm 2000. Được thưởng huân chương chữ thập vì thành tích anh dũng trong chiến tranh TG 2.

Ronald R. Leonard (chỉ huy đại đội C/tiểu đoàn 2/503 và đại đội B/tiểu đoàn 4/503) Được tặng huân chương chữ thập vì lòng quả cảm và tài chỉ huy xuất sắc trong trận đánh trên cao điểm 875. Quay lại nam VN năm 1971 làm cố vấn tại quân khu II. Giải ngũ tháng 8 năm 1991 với hàm đại tá. Hiện đang cư trú ở Fairfax Station, Virginia. Cũng được thưởng huân chương sao bạc, sao đồng và trái tim tím.

Peyton Ligon (đại đội B/tiểu đoàn 4/503) Nhận huân chương sao bạc vì gương anh dũng trong trận đánh ngày 10/7/1967. Rời nam VN tháng 6 năm 1968, rồi quay lại phục vụ kỳ hạn khác 3 năm sau đó. Lập gia đình có 2 con gái. Giải ngũ với hàm đại tá tháng 7 năm 1983. Hiện đang ở tại Hoover, Alabama, làm giám đốc kinh doanh. Ngoài huân chương sao bạc, anh còn được tặng huân chương Legion of Merit, 2 huân chương sao đồng và huân chương trái tim tím.

Alfred A. Lindseth (đại đội B/tiểu đoàn 4/503) nhận huân chương sao bạc vì lòng quả cảm trong trận chiến trên cao điểm 875. Hoàn tất kỳ hạn phục vụ tháng 4 năm 1968 rồi rời quân ngũ 2 năm sau đó. Sau khi tốt nghiệp trường Luật Harvard thì tới làm cho 1 công ty luật ở Atlanta. Hiện đang là thành viên cao cấp chuyên giảng dạy Luật. Cùng vợ cư trú tại Atlanta.

William J. Livsey (Sư đoàn 4 bộ binh) nghỉ hưu với hàm đại tướng. Hiện sống ở Fayetteville, Georgia.

Carlos Lozada (đại đội A/tiểu đoàn 2/503) được truy tặng huân chương danh dự ngày 18 tháng 11 năm 1969. An táng tại nghĩa trang quốc gia Long Island, New York.

Jerald Lytle (đại đội B/tiểu đoàn 4/503) rời nam VN và xuất ngũ tháng 4 năm 1968. Tháng 11 năm 1969 thì tái ngũ và lại về lữ đoàn dù 173 ở VN. Sau khi ra viện lần 2, thì lấy bằng luật hình sự. Hiện đang làm điều tra viên cho thổ dân da đỏ Sioux Crow Creek ở nam Dakota.

C. Allen McDevitt (đại đội B/tiểu đoàn 2/503) hoàn thành nghĩa vụ và xuất ngũ tháng 7 năm 1968. Đi học lại và có 2 bằng đại học. Cưới vợ, có 4 con hiện là 1 giám đốc điều hành trong ngành lâm nghiệp. Đang sống ở Lake Oswego, Oregon. Được thưởng 1 huân chương sao bạc, 2 huân chương sao đồng, 1 huân chương Air medal và 1 Army Commendation Medal.

Thomas McElwain (chỉ huy đại đội C/tiểu đoàn 1/503) được thưởng huân chương sao bạc vì sự dũng cảm trong chiến đấu ngày 11/11/1967. Phục vụ kỳ hạn thứ 2 tại VN với vai trò cố vấn. Phục viên năm 1978 với cấp hàm thiếu tá. Sau đó học 2 bằng thạc sĩ, đi dạy và và làm nhà thầu ở El Paso, Texas. Hiện đã nghỉ hưu và sống ở Henderson, Nevada. Ngoài huân chương sao bạc, anh còn được tặng huân chương sao đồng, quả tim tím, Air Medal và Army Commendation Medal.

Don Martindale (đại đội C & D/tiểu đoàn 1/503). Bị thương ngày 10/11/1967. Mất 2 tháng nằm viện rồi được chuyển về Mỹ. sau khi xảy ra tổng tấn công Tết, tháng 1/1968 thì được lệnh chở lại nam VN và là thành viên của sư đoàn dù 82. Được cho xuất ngũ tháng 5/1968, sau đó làm việc cho hãng General Motors ở Warren, Michigan.

Joseph S. Mescan (đại đội A/tiểu đoàn 1/503) được thưởng huân chương sao đồng vì thành tích cứu thương binh trên cao điểm 882. Hoàn tất kỳ hạn phục vụ tháng 7 năm 1968. Hiện làm nhà môi giới và bán đấu giá ở Columbia Station, Ohio.

David H. Milton (đại đội A/tiểu đoàn 2/503) Mất 15 tháng nằm viện với 15 lần phẫu thuật. Dù người đầy thương tích, anh vẫn quay lại nam VN tháng 9 năm 1968 làm sĩ quan tình báo của sư đoàn 1 Kỵ binh bay. Phục viên năm 1982 với hàm trung tá do vết thương bị biến chứng. Sau đó thành lập công ty thuộc da ở Hilton Head, South Carolina. Được thưởng các huân chương sao bạc, sao đồng, Legion of Merit, Air Medal và trái tim tím.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #136 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2014, 02:44:18 pm »

Irvin W. Moran (viễn thám) gia hạn kỳ hạn phục vụ ở VN thêm 2 tháng đến tháng 4 năm 1968. Sau đó lấy bằng luật hình sự và về làm việc cho Cục Thuốc lá, rượu và súng (Bureau of Alcohol, Tobacco, and Firearms).

James J. Muldoon (chỉ huy đại đội A/tiểu đoàn 4/503) phục vụ kỳ hạn thứ nhì ở nam VN năm 1971-1972. Nghỉ hưu với hàm đại tá năm 1990. Được tặng thưởng huân chương sao đồng, trái tim tím, Air Medal.

Michael Nale (đại đội B/tiểu đoàn 2/503) Chẳng bao giờ được đi nghỉ xả hơi. Thay vì thế anh nằm viện 1 tháng rồi trở lại đại đội. Chiến đấu trong giai đoạn đầu Tổng tấn công Tết 1968 và cuối cùng rời nam VN tháng 1/1968. Được ra viện tháng 10 năm 1968 sau khi phẫu thuật vết thương. Làm bưu tá, có 2 con và sống ở Florence, Alabama. Được tặng huân chương trái tim tím và Army Commendation Medal.

Thomas Needham (sĩ quan tình báo, tiểu đoàn 1/503 & đại đội D/tiểu đoàn 1/503) bị thương tháng 3 năm 1968. Trở lại lữ 173 và VN tháng 5 năm 1968 cho đến khi đơn vị về Hoa Kỳ tháng 8/1971. Được thăng lên chuẩn tướng năm 1990. Tổ chức và chỉ huy Joint Task Force Full Accounting tại Hawaii, chịu trách nhiệm xác định số phận tù binh Mỹ mất tích ở Đông nam Á. Về hưu với hàm thiếu tướng và về ở tại Exeter, New Hampshire. Được thưởng huân chương huân chương sao đồng và trái tim tím trong thời gian phục vụ tại lữ đoàn 173.

William Nichols (đại đội A/tiểu đoàn 2/503) Rời nam VN tháng 2/1968. Sau đó về điều hành 1 đại lý công ty sx công cụ, dụng cụ Snap-On Tool tại Pennsylvania.

Lawrence Okendo (đại đội B/tiểu đoàn 4/503) rời quân ngũ trong năm 1968. Sau đó phục vụ trong lực lượng quân dự bị rồi cuối cùng giải ngũ với hàm thượng sĩ cố vấn. Sau đó còn phục vụ với vai trò thượng sĩ cố vấn danh dự của trung đoàn 503 rồi 1 phần của sư đoàn 2 bộ binh đóng tại Hàn Quốc. Hiện đang sống ở Payson, Arizona. Từng được thưởng huân chương sao bạc, sao đồng, trái tim tím, Air Medal và Army Commendation Medal. Okendo là 1 trong 281 quân nhân được tặng huy hiệu chiến đấu bộ binh trong cả 3 cuộc chiến tranh. Đây là thành tích được nhiều người thèm muốn.

Bartholomew O'Leary (đại đội A & D/tiểu đoàn 2/503) mất 16 tháng nằm viện điều trị thương tích. Anh kết hôn với người nữ y tá chăm sóc mình và có 1 con trai. O'Leary ở lại quân đội rồi phục viên năm 1989 với quân hàm trung tá. Hiện đang sống ở Orange Park, Florida. O'Leary đã được thưởng huân chương sao bạc trong trận đánh cao điểm 875 và còn có thêm 1 huân chương sao đồng cùng 1 huân chương quả tim tím.

Manuel Orona (đại đội A/tiểu đoàn 2/503). Kết thúc kỳ hạn phục vụ tháng 8 năm 1968. 1 năm sau đó thì trở lại nam VN phục vụ kỳ hạn thứ 2 ở đại đội B/tiểu đoàn 2/503. Bị thương tháng 8 năm 1969 và phải đi viện mất 4 tháng. Phục viên tháng 1/1970 sau đó về làm việc cho công ty đường sắt nam Thái Bình Dương và sống ở Tucson, Arizona. Được thưởng 2 huân chương sao đồng, 1 trái tim tím, 2 Army Commendation Medal và 1 Air Medal.

Arturo Ortiz (đại đội C/tiểu đoàn 4/503) rời nam VN tháng 4 rồi xuất ngũ trong tháng 5/1968. Sau đó làm việc ở Bưu điện và hiện sống tại Venice, California.

Phillip Owens (đại đội B/tiểu đoàn 4/503) mất 2 năm nằm tại các quân y viện để phục hồi thương tích. Dù ko bị cưa tay nhưng chỉ còn cử động được có 2/10. Được thưởng huân chương sao đồng, trái tim tím và Army Commendation Medal.

Edward A. Partain (tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2/503 và lữ trưởng lữ dù 173) Rời nam VN tháng 12/1967 do hậu quả của việc bị chấn thương do tai nạn trực thăng ngày 22 tháng 6 năm 1967. Sau khi được thăng cấp đại tá năm 1968, thì tham gia học tại trường Chiến tranh. Lên chuẩn tướng tháng 6 năm 1973 và học lái máy bay trực thăng. Làm sư đoàn trưởng sư đoàn 1 bộ binh sau khi được thăng cấp thiếu tướng năm 1977. Là trung tướng tư lệnh tập đoàn quân số 5 rồi nghỉ hưu năm 1985. Trong số rất nhiều phần thưởng được trao tặng có các huân chương Distinguished Service Medal, huân chương sao bạc, Defense Superior Service medal, Legion of Merit, Distinguished Flying Cross, trái tim tím, Air Medal và Army Commendation Medal.

Richard E. Patterson (đại đội A/tiểu đoàn 2/503) mất 1 năm nằm viện để hồi phục rồi giải ngũ tháng 6 năm 1968. Tàn phế vĩnh viễn và về làm việc cho tổ chức thương phế binh Hoa kỳ. Được thưởng huân chương sao đồng vì lòng quả cảm trong trận ngày 22/6/1967 và 1 huân chương trái tim tím.

Roy V. Peters (tiểu đoàn trợ chiến lữ 173). Phục vụ kỳ hạn thứ nhì ở nam VN năm 1969-1970 với cương vị tuyên úy trưởng trong sư đoàn 25 bộ binh. Nghỉ hưu với cấp hàm đại tá năm 1986. Là mục sư của nhà thờ thánh Peter và xứ đạo Paul ở Honolulu, Hawaii. Được thưởng các huân chương Legion of Merit, sao đồng, trái tim tím, Air Medal và Army Commendation Medal.

Alan Phillips (đại đội A/tiểu đoàn 4/503), được tặng thưởng huân chương sao bạc trong trận đánh ngày 22/6/1767 (chính xác vào 24 năm trước đó, cha của anh cũng được thưởng huân chương chữ thập Hải quân trong khi đổ bộ lên đảo Sicily). Là cha của 4 đứa con, Phillips cùng vợ hiện đang sống tại Brussels, nước Bỉ. Được thưởng các huân chương Legion of Merit, sao đồng, trái tim tím, Air Medal và Army Commendation Medal.

John J. Powers (lữ đoàn phó lữ dù 173), rời quân ngũ năm 1975. Ngoài huân chương chữ thập được tặng trong chiến tranh Triều Tiên, ông còn được thưởng các huân chương Legion of Merit, sao đồng, trái tim tím, và Air Medal. Hiện đang sống ở Ponte Vedra Beach, Florida.

Hugh M. Proffitt (đại đội B/tiểu đoàn 4/503). Bị thương tháng 3 năm 1968. Được tặng huân chương sao bạc và quả tim tím. Sau khi nằm viện ở Mỹ thì quay lại nam VN làm cố vấn cho sư đoàn 1 bộ binh VNCH trong chiến dịch đánh sang Lào năm 1971. Rời quân ngũ năm 1972. Hiện sống tại Hutchinson, Kansas. Ngoài ra anh còn được thưởng 1 huân chương sao đồng nữa.

Thomas Remington (đại đội A/tiểu đoàn 2/503). Mất 8 tháng nằm viện rồi được phân về căn cứ Fort Belvoir, Virginia. Tại đây anh được cho xuất ngũ sớm và tới học tại trường luật của đại học bang Florida. Tốt nghiệp năm 1970 và hiện làm thẩm phán ở Fort Walton Beach, Florida. Được thưởng các huân chương sao bạc, sao đồng, trái tim tím và Air Medal.

James P. Rogan (đại đội B/tiểu đoàn 2/503). Tử trận tháng 2 năm 1968.

Vincent Rogiers (tiểu đoàn 2/503 & lữ đoàn dù 173). Rời nam VN tháng 6 năm 1968. Sau đó làm thượng sĩ cố vấn của học viện quân sự Hoa kỳ. Giải ngũ năm 1979 rồi về làm việc ở thành phố  Columbus, Georgia và nghỉ hưu 10 năm sau đó. Được thưởng các huân chương sao đồng, Air Medal và Army Commendation Medal.

William B. Rosson (Lực lượng Dã chiến I). Từng được thưởng huân chương chữ thập vì lòng dũng cảm trong chiến tranh TG 2. Rời quân ngũ nghỉ hưu với cấp hàm đại tướng. Sống ở Salem, Virginia cho đến khi qua đời tháng 12/2004.

Enrique Salas (đại đội A & B/tiểu đoàn 2/503). Trở lại đại đội B/tiểu đoàn 2/503 sau nhiều tuần nằm viện. Rời nam VN tháng 6 năm 1968. Đến năm 1972 thì giải ngũ với hàm thượng sĩ nhất. Lập gia đình, có 6 con, 10 cháu và 1 chắt. Hiện sống tại Columbus, Georgia. Được tặng 2 huân chương sao đồng, 1 trái tim tím, Air Medal và Army Commendation Medal.

Philip H. Scharf (đại đội C/tiểu đoàn 1/503) Trở lại đơn vị sau 3 tháng nằm viện. Được thăng lên làm trung sĩ tiểu đội trưởng rồi trung sĩ trung đội phó. Phục viên năm 1968. Sống tại Wisconsin và là nhà thầu xây dựng hồ bơi thương mại.

David Schumacher (tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1/503). Không xác định được nơi sinh sống.

Leo H. Schweiter (lữ trưởng lữ 173). Chết vì bệnh ung thư phổi năm 1972.

Daniel Severson (đại đội B/tiểu đoàn 4/503). Đi viện trị thương mất 1 năm. Giải ngũ năm 1988 với cấp hàm trung tá. Làm hiệu trưởng 1 trường trung học và huấn luyện viên bóng bầu dục ở Shushan, New York. Đến năm 2004 thì được đề cử vào đại học bảo tàng bóng đá Football Hall of Fame với danh hiệu Distinguished American. Ngoài huân chương chữ thập ra, Severson còn được tặng thưởng huân chương sao đồng, trái tim tím, Air Medal và Army Commendation Medal.

Edward Sills (Sĩ quan hành quân tiểu đoàn 1/503). Kết thúc kỳ hạn phục vụ tại nam VN tháng 6/1968. Tiếp tục tại ngũ rồi phục viên với hàm đại tá năm 1988.

Kenneth Smith (đại đội A & D/tiểu đoàn 2/503, Sĩ quan hành quân tiểu đoàn 2/503) Rời nam VN tháng 3 năm 1968. Quay lại phục vụ ở VN năm 1971 trong sư đoàn Americal, đại đơn vị cuối cùng của Mỹ rút khỏi nam VN. Tại ngũ cho đến khi phục viên năm 2003 với hàm đại tá. Hiện nay công tác tại ban an ninh ngoại giao của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Được tặng huân chương sao đồng trong thời gian phục vụ ở lữ đoàn 173.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #137 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2014, 09:02:54 am »

John Steer (đại đội A/tiểu đoàn 2/503) Mất 7 tháng trong bệnh viện để chữa trị các vết thương. Xuất ngũ tháng 7/1968. Chìm ngập trong thế giới của rượu và ma túy để chống chọi với nỗi đau cả về thể xác lẫn tâm hồn. Trở thành tín đồ born-again Christian ( 1 nhánh của dòng Tin lành Evangelical. ND) Hiện Steer là giáo sĩ thuộc dòng Cơ đốc liên phái. Người ta nói ban đầu Steer và Carlos Lozada đã được đề nghị thưởng huân chương chữ thập nhưng vì thiếu nhân chứng chứng kiến nên sau bị hạ xuống thành huân chương sao bạc. Ngoài ra Steer còn được thưởng huân các chương sao đồng, trái tim tím và Army Commendation Medal.

James R. Steverson (Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2/503). Rời quân ngũ nghỉ hưu với cấp bậc đại tá. Ông từ chối trả lời phỏng vấn cho cuốn sách này.

Steven E. Suth (đại đội A/tiểu đoàn 1/503). Hiện vẫn đang tại ngũ.

Gerhard Tauss (đại đội C/tiểu đoàn 4/503). Gia hạn kỳ hạn phục vụ tại VN cho đến khi xuất ngũ tháng 6/1968. Lấy bằng kỹ sư và làm quản lý dự án. Được tặng thưởng huân chương sao đồng, Air Medal và Army Commendation Medal.

Steven F. Varoli (đại đội B/tiểu đoàn 2/503) Được thay phiên rời nam VN tháng 4/1968. Xuất ngũ tháng 9/1969. Được tặng thưởng huân chương sao đồng, trái tim tím, Air Medal và Army Commendation Medal. Hiện làm nghề kinh doanh máy điều hòa nhiệt độ.

H. Glenn Watson (tiểu đoàn 2/503). Bị thương tháng 7/1967 và được sơ tán khỏi VN. Giải ngũ năm 1984 với hàm chuẩn tướng. Hiện sống ở Belington, Tây Virginia.

Charles J. Watters (tiểu đoàn trợ chiến lữ 173). Được truy tặng huân chương danh dự ngày 4/11/1969. An táng tại nghĩa trang quốc gia Arlington.

Steven Welch (đại đội C/tiểu đoàn 2/503) Sống sót qua trận Đắk Tô mà ko bị thương nhưng lại bị 1 lính mới vô ý bắn vào lưng tháng 1/1968 - ngay vào đêm trước khi anh được rời VN về Mỹ. Thực ra là bị bắn ngay lúc đang bắt tay cậu bạn chí thân Ray Zaccone. Nằm 1 tháng tại bệnh viện Letterman rồi chuyển đến căn cứ Fort Ord, California. Phục viên tháng 6 năm 1969. Lấy vợ có 2 con gái, 2 cháu và hiện đang ở Santa Cruz, California. Được tặng thưởng huân chương sao đồng.

William C. Westmoreland (tư lệnh MACV) làm Tham mưu trưởng Lục quân trong 4 năm rồi về nghỉ hưu năm 1972 tại Charleston, South Carolina. Qua đời tháng 7 năm 2005.

Ellis W. Williamson (tư lệnh lữ dù 173) trở lại nam VN năm 1968 sau khi trải qua các chức tư lệnh các căn cứ Fort Polk, Louisiana, và Fort Benning, Georgia, tư lệnh sư đoàn 25 bộ binh. Sau đó trở thành cố vấn cho quốc vương Iran. Nghỉ hưu tháng 1 năm 1971 với hàm thiếu tướng. Hiện đang sống ở Arlington, Virginia.

Morrell J. Woods (đại đội D/tiểu đoàn 4/503) Nằm viện 3 tuần rồi trở về đại đội. Lại bị thương vào ngày 30 tháng 1 năm 1968 tại trận đánh ở đồi Nghĩa trang. Tháng 8 năm 1969 thì xuất ngũ  và về Arkansas điều hành 1 khu du lịch sinh thái cho đến lúc nghỉ hưu. Được thưởng huân chương sao đồng và huân chương quả tim tím.

Robert E. Wooldridge (đại đội C/tiểu đoàn 1/503) Đi viện 1 tháng rồi trở về đại đội. Rời VN tháng 12/1967. Nhận giấy xuất ngũ 1 năm sau đó. Về Newton, Iowa làm việc tại nhà máy của hãng Maytag cho đến lúc về hưu. Sống cùng vợ nuôi dạy 2 con. Được tặng huân 2 chương sao đồng và 1 trái tim tím. “Trung sĩ Opie” mất tháng 4 năm 2004.

Raymond Zaccone (đại đội C/tiểu đoàn 2/503) Hoàn tất kỳ hạn phục vụ đầu tiên ở VN tháng 3 năm 1968. 1 năm sau thì quay lại và lại về lữ 173. Hiện là công nhân cơ khí của công ty điện lực Idaho. Đã có gia đình và sống ở Halfway, Oregon. Được tặng huân chương sao đồng, Army Commendation Medal và trái tim tím.














 
Phụ lục B
Trung đoàn 503 trong chiến tranh TG thứ II





Trung đoàn bộ binh dù số 503 ra đời ngày 24 tháng 2 năm 1942 ở căn cứ Fort Benning, Georgia. Ban đầu đơn vị được đặt tên là tiểu đoàn dù 503, là 1 trong 3 đơn vị lính dù đầu tiên được tổ chức trong quân đội Hoa Kỳ.

Trong thời gian đầu chiến tranh, giới chức lãnh đạo quân sự Mỹ cũng đã phải công nhận sự cần thiết của hình thức tác chiến mới mẻ này. Nhà độc tài Adolf Hitler của Đức đã sử dụng nhiều phương pháp tác chiến mới và đã thành công trong việc chinh phục châu Âu lục địa. 1 trong số những sáng kiến này chính là việc tung các đơn vị xung kích tinh nhuệ ra sau phòng tuyến địch bằng cách nhảy dù.

Chiến thuật đột kích táo bạo này đã chiếm được sự quan tâm của những tướng lĩnh Hoa Kỳ có tầm nhìn xa trông rộng và giàu trí tưởng tượng. Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của họ mà lục quân đã hình thành 1 trung đội dù thử nghiệm, tại căn cứ Fort Benning do trung úy William T. Ryde chỉ huy với thành phần là lính tình nguyện của trung đoàn 29 bộ binh vào tháng 7 năm 1940. Sau 7 tuần huấn luyện cơ bản, trung đội thực hiện chuyến nhảy dù đầu tiên vào ngày 19 tháng 8 năm 1941. Mặc dù còn 1 số điểm hạn chế cần khắc phục, nhưng họ đã nhảy dù thành công và lục quân hiểu rằng mình đang nắm trong tay 1 thứ vũ khí lợi hại có thể giúp Hoa Kỳ giành thắng lợi trên chiến trường. Theo đó, tháng 11 năm 1941, tại căn cứ Fort Benning, tiểu đoàn dù 501 được thành lập. Rồi ngay sau đó có thêm những tiểu đoàn dù nữa, bao gồm cả tiểu đoàn 503.

Cuối cùng thì đã có 16 trung đoàn dù được thành lập trong chiến tranh TG thứ II. Sư đoàn dù đầy đủ đầu tiên, sư đoàn 82, được tổ chức ngày 15 tháng 8 năm 1942 tại căn cứ Fort Bragg, Bắc Carolina. Chỉ trong vòng có 2 năm mà binh chủng nhảy dù của quân đội đã phát triển từ 1 trung đội nhảy dù thử nghiệm duy nhất thành 1 sư đoàn dù đầy đủ và sau đó còn có thêm 4 sư đoàn nữa. Đây thực sự là 1 sự 'thay da đổi thịt' lớn trong quân đội Hoa Kỳ.

1 tháng sau khi thành lập, trung đoàn dù 503 di chuyển đến căn cứ Fort Bragg để tiến hành huấn luyện nâng cao. Sau khi được đánh giá là đã sẵn sàng chiến đấu, trung đoàn lại lên tàu hỏa và đổ xuống căn cứ Stoneman, California. Tại đây trung đoàn tiến hành các bước chuẩn bị cuối cùng để lên đường đi viễn chinh. Ngày 19 tháng 10 năm 1942, thì trung đoàn, thiếu tiểu đoàn 2 (trở thành tiểu đoàn 2, trung đoàn dù 509, chiến đấu trên chiến trường châu Âu trong sư đoàn dù 82) lên quân vận hạm thực hiện 1 chuyến đi dài đến Úc. Chiếc tàu Paula Laut lúc đầu khởi hành từ San Francisco đi đến Panama, tiểu đoàn dù 501 lên tàu tại đó rồi sau đó đến lượt tiểu đoàn 2 tân lập, trung đoàn dù 503.

42 ngày sau khi rời Panama, chiếc tàu Paula Laut cập cảng ở phía bắc Queensland, Úc. Lính dù háo hức rời khỏi con tàu chở hàng Hà Lan cũ kỹ han gỉ và cảm thấy bối rối khi đôi chân lại được đứng trên mặt đất vững chãi, khô ráo. Trong 8 tháng sau đó, trung đoàn 503 lại tiếp tục huấn luyện để chuẩn bị nhận nhiệm vụ tác chiến đầu tiên.

Trong khi trung đoàn 503 còn huấn luyện ở Úc, thì các đơn vị lục quân khác cùng TQLC Hoa Kỳ đang quần nhau với các lực lượng Nhật Bản trên quần đảo Solomon, nằm ở phía tây và bắc của nước này. Đồng thời, tướng Douglas MacArthur cũng đang thực hiện công cuộc tái chiếm quần đảo Philippine của mình. Tuyến tiến công chính của ông ta nằm vắt ngang qua đảo New Guinea. Chiến thuật mà MacArthur đang theo đuổi là nhảy cóc theo bờ biển New Guinea  bỏ qua những nơi quân Nhật phòng thủ mạnh và đổ bộ vào những nơi mà địch yếu nhất.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #138 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2014, 08:27:21 am »

Đầu tháng 5 năm 1943, MacArthur quyết định tấn công vào vùng Lae-Salamaua ở New Guinea, phần dưới cùng của bán đảo Huon. Việc chiếm được Lae sẽ giúp kiểm soát được cái bán đảo có tầm quan trọng chiến lược ở phần đông của New Guinea này.

MacArthur lên kế hoạch dùng quân đổ bộ đường biển, quân dù và không vận để cô lập Lae. Ông sẽ cho quân đổ bộ lên bờ biển phía đông Lae rồi xoay về phía tây tấn công quân trú phòng Nhật. Đồng thời 1 trung đoàn dù Mỹ sẽ nhảy xuống Nadzab, phía tây Lae rồi chiếm sân bay tại đó. Khi đã kiểm soát được sân bay thì họ sẽ cố giữ nó đợi 1 sư đoàn bộ binh Úc đến bằng máy bay vận tải. Sau đó quân Úc sẽ tiến sang phía đông để đánh Lae từ hướng tây. Trung đoàn dù Mỹ được chọn sẽ nhảy xuống sân bay Nadzab chính là trung đoàn 503.

3 tuần trước khi chuyến nhảy dù được dự kiến sẽ xảy ra vào ngày 5 tháng 9 năm 1943, trung đoàn 503 đáp máy bay từ Úc sang cảng Moresby, tên bờ biển miền nam của New Guinea. 2 tuần sau đó, đại tá Kenneth H. Kinsler, chỉ huy trung đoàn, tiến hành phổ biến nhiệm vụ của từng tiểu đoàn trưởng. Tiểu đoàn 1/503 của trung tá John W. Britton sẽ nhảy ngay xuống sân bay và quét sạch lính địch trên đó. Tiểu đoàn 2 dưới quyền trung tá George M. Jones sẽ được thả xuống phía bắc sân bay để bảo vệ sườn cho tiểu đoàn Britton. Tiểu đoàn 3 của trung tá John J. Tolson sẽ nhảy xuống phía đông Nadzab để chặn quân Nhật từ Lae, cách đó 22 dặm, đánh tới.

Chuyến cất cánh dự định lúc tờ mờ sáng ngày 5 tháng 9 đã bị hoãn lại vì sương mù dày đặc và mưa. Mãi đến 8g30 thì lính dù mới có thể lên máy bay, hoàn tất chặng cuối cùng của quá trình đi vào chiến đấu.

Vào lúc 10g20, những lính dù trung đoàn 503 đầu bắt đầu nhảy ra khỏi máy bay vận tải C-47 từ độ cao chỉ chừng 120m xuống sân bay Nadzabt. 4 phút 30 giây sau đó thì toàn trung đoàn đã tiếp đất nhưng đội hình bị thất lạc. Hầu hết lính dù đều bị lạc lối trong đám cỏ kunai cao tới gần 4m sắc như dao cạo. May mắn là do lính Nhật đang phải chống chọi với sức ép của quân đồng minh đổ bộ lên phía đông Lea, nên đã rút khỏi khu vực và ko chở thành mối nguy đối với quân dù. Tới đầu giờ chiều thì phần lớn bọn họ mới tới tập kết ở sân bay. Đến khi ấy quân dù mới cùng 1 toán công binh Úc phối thuộc bắt đầu chuẩn bị sân bãi cho lực lượng tiếp viện. Những giờ còn lại ngày hôm đó và buổi sáng ngày 6 tháng 9 là giành cho việc tu sửa phi đạo để đón sư đoàn 7 bộ binh Úc. Quân bạn đã đến nơi an toàn. Ngay sau khi hạ cánh, quân Úc liền trực chỉ hướng đông tiến về phía Lae và quân Nhật.

Trong trận đánh cuối cùng tại Lae vào ngày 15 tháng 9, 1 số đơn vị quân Nhật trong lúc tháo chạy đã đâm đầu vào tiểu đoàn 3 của trung tá Tolson, lúc này vẫn đang phòng thủ ở phía đông Nadzab. Trận đấu súng ngắn ngủi diễn ra với 8 lính dù thiệt mạng, 12 người khác bị thương. Quân Nhật buộc phải đi đường vòng rồi rút vào những cao điểm nằm ở phía bắc Lae và mất dạng.

2 ngày sau, trung đoàn 503 rời Nadzab quay về cảng Moresby. Mặc dù chỉ có 1 số ít lính dù đã được đụng trận, trung đoàn vẫn thấy rất phấn khởi. Đơn vị tự hào vì đã thành công cả khi nhảy dù lẫn khi hành quân hoàn thành nhiệm vụ.

Sau khi trở về cảng Moresby mấy tuần, 1 thảm kịch cá nhân đã giáng xuống đầu trung đoàn 503. Hôm ấy, ko hiểu vì lý do gì, đại tá Kinsler đã đi vào khu rừng tiếp giáp với nơi đóng quân dã ngoại của trung đoàn rồi tự sát. Trung tá Jones, mới được đề bạt từ tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2/503 lên trung đoàn phó giờ nắm quyền chỉ huy trung đoàn.

Đến tháng 1 năm 1944, trung đoàn 503 trở về căn cứ của mình ở Queensland. Tại đây các thành viên của trung đoàn được huấn luyện tác chiến thêm xen lẫn với những kỳ nghỉ cuối tuần ở thành phố thân hữu Brisbane. Họ ở Úc cho tới tháng 4 thì lại quay lại New Guinea và thiết lập căn cứ mới ở Dobodura. Quân dù ở “Dobo” 5 tuần rồi được chuyển đến  Hollandia nằm ở trung tâm bờ biển miền bắc New Guinea. Nhiệm vụ của họ ở đó là truy quét các cụm quân Nhật bị cắt rời và tụt lại phía sau được sau những chiến dịch đổ bộ đường biển nhảy cóc của tướng MacArthur dọc theo bờ biển phía bắc hòn đảo.

 Giữa tháng 5 năm 1944 MacArthur tiến hành bước nhảy xa hơn nữa theo bờ biển New Guinea, đổ bộ lên đảo Wakde ngoài khơi. Mục tiêu kế tiếp trong danh sách là đảo Biak. Nằm cách đảo Wakde 180 dặm về phía bắc, ko những Biak có 3 sân bay cực tốt của Nhật mà còn kiểm soát vịnh Geelvink là nơi hải quân Mỹ dùng làm nơi xuất phát cho cuộc tiến công sắp tới vào phía tây bán đảo Vogelkop của New Guinea.

Ngày 27 tháng 5 năm 1944, 2 trung đoàn bộ binh đổ bộ lên Biak. Dù quân Mỹ đã chiếm được sân bay vào ngày 7/6, nhưng việc đánh chiếm đảo tiến triển rất chậm vì lính Nhật kháng cự mạnh. Đến khi trung đoàn bộ binh thứ 3 được tung vào tham chiến thì Biak mới thất thủ. Sự chiến đấu ngoan cường và dai dẳng của quân Nhật trên đảo Biak đã khiến cho phía Mỹ ko thể hiểu nổi cho đến khi họ khám phá qua 1 tù binh Nhật là quân địch hàng đêm đều từ đảo Noemfoor cách đó 128 km về hướng tây nam lẻn sang. MacArthur liền quyết định đánh chiếm đảo Noemfoor.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #139 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2014, 08:11:46 am »

Đảo Noemfoor có hình dáng giống quả trứng, bề dài chừng 22,5km, bề ngang gần 18 km. Địa hình ở phía bắc đảo tương đối bằng phẳng. Nửa phía nam đảo rải rác nhiều quả đồi có độ cao lên đến gần 300m so với mực nước biển. Rừng rậm bao phủ hầu hết hòn đảo ngoại trừ 1 số địa đoạn trên bãi biển phía bắc. Phòng tình báo của MacArthur ước tính có khoảng 3250 tay súng Nhật đang trú phòng trên hòn đảo.

Quân xung kích của trung đoàn bộ binh 158 cập bờ trên những bãi biển phía tây bắc Noemfoor lúc 8g ngày 2 tháng 7. Thoạt đầu, sức đề kháng của địch ko đáng kể. Các binh sĩ đã chiếm được sân bay Kamirir cùng dãy đồi có vị trí chiến lược đằng sau nó ngay trong giờ đầu tiên. Lát sau, 1 lính Nhật bị bắt trong cuộc chạm súng nhỏ đã khai với người hỏi cung rằng thật ra hắn ta còn tới hơn 6000 đồng đội đồn trú trên đảo.

Lo ngại khi thấy binh lực của đối phương đã tăng lên đáng kể, chỉ huy trung đoàn 158 xin tăng viện ngay lập tức. Trung đoàn 503, với vai trỏ là lực lượng dự trữ của MacArthur, được thông báo sẽ phải nhảy dù xuống Kamiri. Họ sẽ xuất phát ngay ngày hôm sau. Ngày mùng 3 tháng 7.

Đại tá Jones chọn tiểu đoàn 1/503, dưới quyền thiếu tá Cameron Knox sẽ nhảy đợt đầu. Đại tá Jones cùng với tiểu đoàn lên máy bay C-47 ở Hollandia rạng sáng ngày mùng 3 tháng 7. Đến 10g thì đội hình hàng đôi máy bay C-47 đã xuất hiện trên bầu trời Kamiri. Tới độ cao định trước là 130m thì lính dù rời máy bay, đại tá Jones nhảy đầu tiên.

Rủi thay, do máy đo cao độ bị sai, máy bay của Jone cùng 1 chiếc nữa thật ra chỉ cách mặt đất có hơn 50m. Dù của Jone mở vừa kịp lúc ông ngã đập xuống phi đạo làm bằng san hô nghiền vụn. Nhờ mũ sắt nên ko bị vỡ sọ nhưng cú ngã cũng khiến ông nhức đầu kinh khủng cả tuần sau đó. Xung quanh vị chỉ huy đang còn choáng váng, những lính dủ khác cũng ngã quay xuống đường băng.

Một số lính dù tuy nhảy đúng độ cao vãn gặp phải rắc rối. 1 số xe lội nước đã vô ý đỗ ở lề bên trái đường băng. Jones kinh hãi chứng kiến hàng chục lính dù của mình rớt trúng những cái xe đang đỗ. Cả thảy có 72 binh sĩ trên tổng quân số 739 của tiểu đoàn đã bị trọng thương phải đưa đi sơ tán trong đó có cả thiếu tá Knox.

9g55 sáng ngày mùng 4 tháng 6, tiểu đoàn 3/503 của thiếu tá John Erickson bắt đầu nhảy xuống Kamiri. Lần này thì đám xe lội nước đã được dời vào trong rừng. Tuy nhiên vẫn có tới 56 lính dù bị thương khi đáp xuống phi đạo - tỉ lệ thiệt hại là 8%. Trong số người bị thương có cả nhiều cán bộ chủ chốt. Ngoài thiếu tá Knox, trung đoàn còn mất 3 đại đội trưởng, sĩ quan thông tin trung đoàn, 1 số chỉ huy trung đội cùng nhiều hạ sĩ quan cấp cao.

Để phòng ngừa nguy cơ bị thương lãng nhách tăng thêm nữa, đại tá Jones đã xin cho tiểu đoàn còn lại, tiểu đoàn 2/503, dưới quyền trung tá John Britton, vào theo đường biển. Đề nghị này được chấp thuận. Ngày 10 tháng 7, đơn vị của Britton đã đổ bộ an toàn.

Tiếc thay, sau này mới phát hiện ra từ của tên tù binh Nhật là ko chính xác hoặc do hắn cố tình nói dối. Thực ra số đồng đội của hắn trên đảo Noemfoor có chưa đến 2500. Tình thế cấp bách khiến trung đoàn 503 được phái đi, và nhận tổn thất cao, lại chỉ là những lo lắng thái quá..

Đến ngày 11 tháng 7, đại tá Jones được biết trung đoàn mình sẽ chịu trách nhiệm quét sạch quân địch ở nửa phía nam Noemfoor. Trong thời gian còn lại của tháng 7 và cả trong tháng 8 lính dù truy đuổi quân Nhật trong các cánh rừng rậm. Tiểu biểu cho việc tác chiến trên 1 địa hình rừng có rậm bao phủ là hàng loạt những trận chạm súng ngắn ngủi nhưng ác liệt giữa các đơn vị cấp trung đội. Đây cũng là điềm báo cho những trận chiến mà trung đoàn 503 sẽ phải tham gia ở nam VN 23 năm sau đó.

Trong cuộc đụng độ diễn ra vào ngày 23 tháng 7, đại đội D, tiểu đoàn 2/503 đã chạm trán 1 đơn vị quân Nhật gần ngôi làng nhỏ nằm ven bờ biển phía nam. 1 trung đội của nó bị chia cắt và có nguy cơ bị tràn ngập. Trung sĩ Roy E. Eubanks được lệnh đưa tiểu đội lên cứu. Dẫn đầu binh sĩ, anh đã tiến được nhiều mét rồi tiểu đội mới bị hỏa lực mạnh mẽ của địch quân buộc phải nằm dán xuống đất. Sau đó Eubanks lấy 2 binh sĩ rồi bò tiến lên 15m nữa. Đạn súng máy bắn rát lại 1 lần nữa chặn họ lại. Eubanks lấy khẩu trung liên BAR của 1 lính dưới quyền, đứng bật dậy xông ra, đơn thương độc mã đánh thẳng vào vị trí của chúng.

Được nửa đường thì anh bị 1 loạt đạn quật ngã và bắn hỏng luôn khẩu BAR. Ko sờn lòng, Eubanks lại gượng dậy, đầm đìa máu tiếp tục xông lên. Vung khẩu trung liên như 1 cây gậy, Eubanks giết chết 4 lính Nhật rồi mới bị đạn địch bâu tới hạ sát.

Pha đột kích phi thường của Eubanks ko những đánh tập hậu lính Nhật, giúp trung đội bị mắc kẹt thoát ra mà còn đem lại vinh dự là thành viên đầu tiên của trung đoàn 503 được tặng thưởng huân chương danh dự.

Dù chiến đấu dũng cảm nhưng phải đến tận ngày 17 tháng 8 thì quân dù mới quét sạch được lính Nhật ra khỏi nửa phía nam đảo Noemfoor. Hòn đảo được tuyên bố chính thức là an toàn 2 tuần sau  đó. Thiệt hại của trung đoàn 503 trong trận đánh trên đảo Noemfoor là 60 người chết và 303 bị thương.

Trong khi trú quân ở Kamiri trong tháng 9, trung đoàn 503 được 2 đơn vị tới tăng cường. Đó là tiểu đoàn pháo binh dù 462 và tiểu đoàn công binh dù 161. Với lực lượng tăng cường này trung đoàn đổi tên thành trung đoàn dù tác chiến 503 (Parachute Regimental Combat Team) và sử dụng tên này cho đến hết cuộc chiến. Trung đoàn 503 ở lại Noemfoor đến giữa tháng 11 thì lên tàu đến Leyte, 1 lần nữa làm lực lượng trừ bị cho MacArthur.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM