Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 02:58:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: ĐĂK TÔ ‘Lính nhà trời’ Mỹ trên cao nguyên trung phần Nam Việt Nam  (Đọc 98812 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #120 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2014, 09:42:53 am »

Chương 14
Cao điểm 875: Những ngày cuối cùng











Trong khi những tiểu đoàn cơ động của lữ 173 đang phải quần thảo với các trung đoàn 66 và 174 Bắc Việt ờ vùng phía nam Bến Hét và phía tây sông Đắk Krông thì các đơn vị khác thuộc Lực lượng dã chiến I (I Field Force) cũng ko hề thảnh thơi. Ngày 18 tháng 11, trên cao điểm 1416, 1 mỏm núi cao nằm ở phía đông bắc Tân Cảnh, tiểu đoàn 3, trung đoàn 42 VNCH đã chạm trán với trung đoàn 24 Bắc Việt có công sự vững chắc. Ko đủ sức đánh bật quân đối phương, tiểu đoàn 3/42 phải gọi các tiểu đoàn 2 và 3 nhảy dù VNCH kéo tới tăng viện. 1 pháo đội lựu pháo 155 ly của sư đoàn 4 bộ binh Mỹ đã hợp sức cùng 2 pháo đội 105mm bắn phá cao điểm 1416 trong suốt buổi sáng ngày 19 tháng 11.

Với lính bộ binh của tiểu đoàn 3, trung đoàn 42 chốt chặn trên hướng tây; 2 tiểu đoàn dù VNCH tiến lên cao điểm theo hướng nam và hướng bắc. Trận cận chiến dữ dội, tàn khốc diễn ra suốt ngày và cả trong đêm tối. Ngày 20 tháng 11, sau khi chịu tổn thất nặng nề, lính dù VNCH đã đánh bật được quân Bắc Việt ra khỏi cao điểm 1416. Quân nam VN có 66 lính chết và hơn 290 bị thương. Phía VNCH báo cáo đếm được 248 xác địch. Hậu quả sau trận đánh là trung đoàn 24 Bắc Việt bị mất sức chiến đấu. Tàn quân của nó trốn lên phía bắc rồi rẽ sang hướng tây sang ẩn náu bên Lào.

Khu vực xung quanh cao điểm 1338, phía nam Đắk Tô cũng đang có giao tranh quyết liệt. Đã có 15 lính của tiểu đoàn 3, trung đoàn 12 bộ binh, sư đoàn 4 Mỹ bị thương trong 1 trận đánh ngắn ngủi ở phía tây cao điểm vào ngày 18 tháng 11. Pháo binh Mỹ, được gọi đến oanh kích các vị trí của bộ đội Bắc Việt, lại gây ra thêm 2 ca thương vong nữa do bắn nhầm.

Xa về phía nam, gần điểm cao 530, phía đông Đắk Krông. Ngày 19 tháng 11, đại đội Dog, tiểu đoàn 1, trung đoàn 8 bộ binh đã tao ngộ chiến với lực lượng quân Bắc Việt khá đông suốt hơn 1 tiếng đồng hồ. Họ bị chết 4, bị thương 5 và giết được 4 lính Bắc Việt.

Cùng ngày, cách cao điểm 1338 khoảng 4km, quân tiểu đoàn 3, trung đoàn 12 bộ binh cũng bị đối phương tập kích. Sau khi đẩy lui quân địch, lính bộ binh lại phải hứng chịu 1 trận pháo kích dữ dội bằng súng cối khi họ đang nghỉ đêm trong công sự. Tổn thất của họ cả thảy có 4 chết, 7 bị thương và đếm được 18 xác bộ đội Bắc Việt tại trận.

Dù ở nhiều nơi đang có giao tranh ác liệt, mối quan tâm chính của các tướng Rosson, Peers, và Schweiter vẫn là 2 tiểu đoàn của lữ dù 173 đang bị kẹt trong 1 trận đánh sinh tử trên cái cao điểm đầy bụi bặm chỉ cách biên giới Campuchia có 6km.

Buổi bình minh của thứ 3, ngày 21 tháng 11, làm lộ ra 1 cảnh tượng trên cao điểm 875 mà những người sống sót sau trận đánh ko thể nào quên. Hỏa lực vô tội vạ đã biến khu rừng nhiệt đới tươi tốt trở thành khung cảnh hoang tàn. Hầu hết cây cối đã ko còn cành lá. Chúng rụng đầy mặt đất thành những đống dày đến gần 1m. Những thân cây ngã đổ nằm lềnh khênh trên khắp cao điểm trở thành những chỗ để ẩn nấp, chiến đấu của cả lính Mỹ và bộ đội Bắc Việt. Những cái cây chưa bị đốn ngã chĩa thẳng lên trời xanh như minh chứng cho sức mạnh hủy diệt của con người.

Chu vi phòng thủ của lính dù nhìn như 1 bãi rác. Súng ống, mũ sắt, ba lô, quần áo, bi đông cùng vỏ đồ hộp bị vứt bỏ nằm khắp mọi nơi. Mỗi tấc đất đều phủ đầy toàn mảnh vụn. Một thứ mùi kinh khủng: mùi tử khí cứ luẩn quẩn trên khắp chu vi. Mùi khăm khẳm của thịt thối rữa trộn lẫn với mùi của máu, phân, nước tiểu, những bãi nôn, của thuốc súng, napalm đã mãi mãi khắc sâu trong ký ức những con người đã từng chiến đấu trên cao điểm 875.

Nơi nơi là những tử thi và những mảnh xác người ko toàn vẹn. Bom 500 pound đã rải xác chết ra khắp cao điểm. Dù đã có 1 số cố gắng để thu thập, thế nhưng nhiều xác lính dù chết cùng thương binh vẫn còn nằm nguyên nơi họ gục xuống. Cảnh tượng này khiến cho những cựu binh can trường nhất cũng ko sao chịu nổi.

Sáng hôm đó, khi tỉnh dậy, binh nhất Tauss mới phát hiện thấy khúc gỗ mà anh dùng để nấp tối qua thực ra lại là 1 xác lính dù. Anh bỏ đi người run lên vì sợ.

Trung úy Lindseth cũng có 1 trải nghiệm tương tự. Anh chiếm vị trí đằng sau 1 khúc gỗ lớn. Kế bên anh là 1 lính dù thuộc tiểu đoàn 2 đang nằm đắp poncho. Người lính cứ ho khan suốt cả đêm. Lindseth cho là vì tiết trời ban đêm lạnh. Đến khi trời sáng mà vẫn thấy anh này ho, Lindseth mới gọi lính cứu thương đến. Tay lính cứu thương kéo tấm poncho ra thì thấy rằng người 'thiên binh' này ko còn chân nữa. Một lúc sau thì anh ta chết.

Ngay khi trời vừa sáng rõ, đại úy Connolly tung tiểu đội của trung sĩ Bull đi thám thính. Bull tiến ra ngoài chu vi được chừng 30m, khi đang thận trọng bước qua những xác chết và đồ trang bị, thì nghe thấy tiếng thét ghê rợn: "Pháo kích!". Anh và lính dưới quyền vội nằm rạp xuống đất.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #121 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2014, 08:28:39 am »

Viên đạn cối đầu tiên của bộ đội Bắc Việt rót trúng cái chu vi phòng thủ đang đông lúc nhúc đúng 6g55. Những viên đạn cối 60 và 82 ly cứ ào ào rót xuống đầu lính dù trong khi họ cuống cuồng xô đi tìm chỗ nấp. Suốt 2 tiếng sau đó, cứ cách khoảng 15-20 phút là lại có 1 loạt cối chừng 5-6 viên rót xuống sườn cao điểm. Với những công sự lính lèn chặt như nêm, thì mỗi tiếng nổ đều gây ra nhiều thương vong, chết chóc.

Sau khi đợt nã cối đầu tiên dứt, trung sĩ Bull và lính trong tiểu đội phóng ngay về chu vi phòng thủ. Bull thấy người nhẹ nhõm hẳn. Chuyến đi ngắn ngủi ra ngoài chu vi làm anh sợ chết đi được. Anh cảm thấy quân Bắc Việt đang ở gần đó trong các vị trí được ngụy trang tài tình và chỉ chờ cho anh đi xa khỏi chu vi phòng thủ thêm chút nữa. Theo cách khác, Bull nhận định, đợt nã cối của địch quân đã cứu mạng cho anh.

Specialist 4 Duffy cùng binh nhất Haymes đang rúc sau mấy thân cây đổ, cố gắng định vị mấy ổ súng cối. Họ có thể nghe rõ tiếng đề pa của đạn cối khi chúng bay ra khỏi nòng. Dường như chúng được bố trí trên 1 cao điểm phía tây. Duffy dùng la bàn đo phương vị rồi cung cấp tọa độ cho Haymes. Tuy nhiên, đến khi đạn cối 106,7 ly dập xuống đó, thì cối Bắc Việt đã rời đi mất. Rồi ko lâu sau đó, đạn cối địch từ vị trí mới lại bắn đến và Duffy sẽ phải làm lại từ đầu.

Những loạt pháo kích bằng súng cối của địch quân ngày hôm ấy đã làm 5 lính Mỹ thiệt mạng, 47 bị thương.

Dù có đạn cối bắn xuống, công tác di tản thương binh vẫn được ưu tiên hàng đầu. Trung tá Johnson, giờ là tổng chỉ huy của tất cả các lực lượng trên cao điểm 875, đã ra lệnh làm 1 bãi đáp mới rộng hơn. Đại úy Leonard kiếm được 1 chỗ ở xa hơn về phía dưới cao điểm. Sau khi rút tàn quân của tiểu đoàn 2 ra khỏi tuyến đầu, Leonard, hoạt động như chỉ huy chung trên thực địa, lấy 1 số người đi phát quang bãi đáp, trong khi những người khác thì lo việc thu gom, chăm sóc thương binh.

1 lính cứu thương tiểu đoàn 4 đã tìm thấy Sp4 John Steer vào giữa buổi sáng. Anh lính an ủi Steer: "Đừng lo, cậu sẽ ổn thôi. Họ sẽ nối lại tay cho cậu."

Dù biết đó là nhảm nhí, Steer vẫn thấy cảm động. Sau khi được băng bó, anh được khiêng đi bằng poncho tới nơi để chờ được sơ tán.

Trung úy Remington đã được 1 lính cứu thương tiểu đoàn 4 tiêm morphine hồi tối hôm thứ 2. Anh cứ nằm lơ mơ suốt đêm và cả buổi sáng sau đó nhưng ít nhất cũng nhận thấy rằng mình bây giờ đã sống rồi.

Trung úy O'Leary cũng được lính cứu thương tiểu đoàn 4 chăm sóc. Sau khi báo cáo tình hình cho đại úy Leonard, anh được chuyển đến trạm sơ cứu. Thượng sĩ nhất Mike Deeb nằm bên cạnh anh, đầu quấn đầy băng. O'Leary nằm đó cầu nguyện mong cho mình thoát nạn.

Nhiệm vụ thống kê số quân tiểu đoàn 2/503 đã tử trận giờ là của các đại đội phó. Cả 2 trung úy Philbin và Harrison đều có mang theo danh sách đại đội. Khi hỏa lực đối phương tạm lắng, họ đi quanh chu vi phòng thủ, lật từng cái xác lên, kiểm tra thẻ bài rồi ghi chú vào danh sách.

Harrison đã tìm cách xuống được chỗ mà đại đội Alpha bị tràn ngập. Chẳng có gì mà anh từng chứng kiến suốt cuộc chiến, kể cả cuộc thảm sát ngày 22 tháng 6, sánh được những thứ anh nhìn thấy. Khắp nơi toàn là xác chết. Anh tìm thấy nơi đại úy Kiley cùng ban chỉ huy bị quân Bắc Việt tràn ngập và bắn chết ở khoảng cách gần. Rõ ràng là Kiley đã cố vội vã tổ chức phòng ngự, nhưng đơn giản là quân Bắc Việt quá đông.

Harrison thấy xác các thành viên trung đội hỏa lực cũng bị tràn ngập ở gần đó. Anh tìm ra xác Lozada ở xa hơn phía dưới cao điểm. Người lính can trường trẻ tuổi vẫn nằm ở nơi đã gục ngã, với khẩu M60 kế bên. Harrison cũng đã nghe kể về sự can đảm đặc biệt của Lozada trong việc chặn đà tiến của bộ đội Bắc Việt và cảnh báo cho những người khác về mối nguy đang đến gần.

Dù bãi đáp mới tránh được đạn thẳng của đối phương bắn đến, thì máy bay trực thăng vẫn có thể bị bắn nổ tung trong quá trình đáp xuống hoặc bay lên. Để chế áp hỏa lực địch, đại úy Leonard đã phối hợp dùng pháo binh và máy bay không kích dập lên đỉnh và những điểm cao gần đó.

Trung tá Johnson liên lạc thường xuyên qua điện đài với đại úy Leonard trong suốt quá trình này. Đến 9g thì Johnson bảo Leonard chuẩn bị để đến 11g thì tiến công lên cao điểm 875. đại đội Alpha sẽ xuôi xuống dưới đường sống núi chạy bên sườn cao điểm và sẽ tấn công từ chỗ đó. đại đội Charlie của đại úy Connolly sẽ tiến lên dốc theo nửa bên trái sống núi, trong lúc đại đội Bravo sẽ tấn công trên nửa bên phải. Trong 2 tiếng đồng hồ cho đến lúc ấy, cao điểm 875 sẽ tiếp tục bị oanh kích bằng máy bay phản lực và pháo binh.

Khoảng 10g, có 1 số trực thăng bay tới trên đầu chu vi phòng thủ và thả xuống những đồ tiếp tế đang rất cần thiết. Trong khi hỏa lực của đối phường bâu lấy đám trực thăng, những phi hành đoàn dũng cảm đạp xuống dưới đất đồ ăn, nước uống ( được đựng trong các phuy cao su mà lính dù gọi là "voi cao su"), vũ khí, đạn dược. Cùng với súng cối 81 ly và đạn, còn có cả súng phun lửa và súng chống tăng LAWW nữa. Các đại đội trưởng phân phối chúng cho các hạ sĩ quan. Ko thể dùng được súng phun lửa vì thiếu mất bộ phận mồi lửa cho nhiên liệu. Leonard nghĩ rằng có lẽ sẽ phải phun nhiên liệu vào hầm chiến đấu của địch rồi sau đó kích hỏa bằng lựu đạn.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #122 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2014, 10:20:58 am »

Thế rồi, trong khi tất cả đang lo lắng chờ lệnh xuất phát thì cuộc tiến công bị hoãn lại vì bãi đáp vẫn chưa làm xong. Do muốn sơ tán tất cả thương binh bị thương lúc trước xong xuôi rồi mới bắt đầu đánh, nên trung tá Johnson đã lệnh Leonard chờ thêm. Tuy nhiên khoảng thời gian chờ vẫn được tận dụng triệt để. 10 chiếc F-100 cùng 2 chiếc F-4C đã thả xuống đỉnh cao điểm 875 thêm được hơn 15 tấn bom phá và nhiều tấn napalm. 1 số 'thiên binh' đã cho rằng ko bộ đội Bắc Việt nào có thể sống qua nổi trận oanh kích suốt buổi sáng kinh hoàng này.

Những đợt pháo kích lẻ tẻ bằng súng cối đã trì hoãn việc hoàn thành bãi đáp tới tận 14g15. Chuyến trực thăng tải thương đầu tiên đến nơi lúc 14g30. Nó đón nhận 7 ca thương nặng nhất rồi bay đi. Thêm nhiều chuyến nữa cũng tới nơi và chuyển hết thương binh tới nơi an toàn.

Đến 15g05 thì đại úy Leonard phát lệnh:"Tấn công!"

Quân dù buộc phải xổng lưng xung phong qua những đám thân cây đổ ngổn ngang, bóng họ in rõ trên nền trời và chở thành mục tiêu ngon ăn cho lính Bắc Việt. Bộ đội đáp trả bằng lưới lửa dữ dội của súng cá nhân, súng máy, lựu đạn chày, B-40 và súng cối.

Trung đội 2 của trung úy Proffitt, với quân số 20 người, bảo vệ sườn trái tuyến tấn công đại đội Bravo. Mới tiến được vài bước thì đạn cối địch đã nổ tung và giết mất 2 người của bọn họ. Địa hình chỗ trung đội 2 có vẻ ít vướng víu hơn nơi khác nên họ có thể vừa dùng kỹ thuật vận động vừa bắn và tiến gần đến tuyến công sự đầu tiên của địch. Khi quân của Proffitt đang tìm cách nấp sau những thân cây chưa bị đổ thì lính bắn tỉa địch ở phía xa trên dốc đưa họ vào vòng ngắm và đã bắn trúng được 1 số. Đạn nhọn của địch cứ bay vù vù trong không trung làm cho Proffitt cứ lo chúng sẽ xuyên được qua thân cây anh đang nấp. Anh cúi đầu thấp hơn nữa, những mong có cái lỗ nào để chui xuống.

Đi giữa tuyến tiến công của đại đội Bravo là trung úy Lindseth cùng 18 lính thuộc trung đội 3. Trung sĩ Hill đi đằng trước đội hình trung đội, 1 lính cứu thương đi bên tay trái và đi bên phải là  1 công binh. Họ xông lên được chừng 6,7m thì vấp phải cơn mưa đạn từ những hầm chiến đấu bên trên của địch. Loạt đạn đã giết chết 2 tay lính đi sau Hill. Anh cùng 2 người lính bên cạnh vừa lăn lê bò toài tiến thêm được 3m nữa qua các thân cây đổ vừa nã đạn về phía những kẻ địch vô hình.

Hill quay qua hét gọi những người lính bên phải chậm lại. Anh nghĩ rằng bọn họ đã tiến quá nhanh và đã vượt lên trước những người khác. Nhưng súng nỗ ầm ầm khiến họ ko nghe thấy tiếng gọi. Hill lại định hét lên gọi tiếp thì vừa lúc 1 quả đạn cối nổ tung ngay trước mặt người lính công binh. Vụ nổ quật cả 3 người ngã xuống. Khi tỉnh lại, Hill thấy máu từ cổ và chân chảy ra. Anh lôi cuộn băng ra quấn quanh vết thương trên cổ để cầm máu. Cách đó mấy bước là cậu lính công binh đang nằm sấp rên la. Người lính cứu thương bên trái Hill từ từ ngồi dậy, 2 chân anh này ở trong tư thế rất kỳ cục.

Hill gọi: "Doc, cậu ko sao chứ?"

"Tôi gãy 2 chân rồi" anh kia trả lời.

Hill bò dích dắc đến chỗ người công binh và lật anh này lại. Từ trong lỗ thủng ở quần anh ta 1 vật gì đó lăn ra và rơi xuống đất. Hill kinh hãi khi nhận ra đó chính là dương vật của người lính kia. Hill ko muốn nạn nhân nhìn thấy nó vì sợ anh ta sẽ trở nên điên loạn và mong sao có ông bác sĩ nào ở bệnh viện tuyến sau có thể gắn lại nó vào chỗ cũ. Anh bèn lăn người công binh nằm sấp lại rồi bò sang chỗ cậu lính cứu thương.

Hill lấy băng băng cho cậu lính cứu thương, rồi anh này lại băng cho Hill lỗ thủng to bằng đồng 25 xu sau cổ và vết thương nơi chân. Hill nói sau khi được anh này băng xong: "Tôi sẽ bò xuống dưới dốc nhờ trợ giúp."

Xuống được 1 quãng ngắn thì Hill gặp đại úy Leonard: "Sếp ơi, tôi có 2 người bị thương ở trên kia và cần phải cứu gấp."

Leonard trả lời: "Sẽ gửi lính cứu thương lên. Giờ thì dậy đi liệu mà tìm đường thoát khỏi chỗ này."

Trung úy Lindseth cũng tới nấp sau 1 thân cây đổ. Đạn địch vẫn đều đặn găm phầm phập vào nó. Quanh anh là những quả đạn B-40 bay sát sạt mặt đất rồi nổ tung gây ra những thiệt hại nặng nề cho đám 'thiên binh' đông đúc đang túm tụm. Anh phát hiện được 1 hầm chiến đấu của quân Bắc Việt được ngụy trang kín bằng cành lá. Bất chấp hỏa lực bắn rát, anh rời vị trí bò tới gần. Lỗ châu mai của căn hầm chỉ rộng khoảng hơn 30cm, Lindseth thảy vào đó 4 quả lực đạn. Chúng nổ inh tai. Thốt nhiên, 3 quả lựu đạn chày từ trong hầm bay ra và đáp xuống ngay trước mặt Lindseth. Anh lăn mình tránh khỏi. Ko thấy quả lựu đạn địch nào nổ cả.

Chưa kịp mừng rỡ trước sự may mắn, thì lại có thêm 2 quả lựu đạn nữa đáp xuống gần bên. Lindseth cuộn tròn người lại. Hai quả lựu đạn chày nổ liên tiếp nhưng kỳ diệu thay, Lindseth lại thoát nạn.

Điên lên vì giận, Lindseth phóng xuống dốc, lấy 1 ôm ống hỏa tiễn chống tăng LAWW và quay lên lại chỗ căn hầm. Anh nã liền 6 phát đạn chống tăng vào chỗ cái hầm. Nhưng trước vị trí được làm quá chắc chắn như thế chúng đã tỏ ra vô tích sự.

Do trung đội ko thể tiến lên, Lindseth phải ở sau 1 đống cây đổ cho đến hết buổi chiều để hiệu chỉnh đường đạn cho pháo binh rót xuống hầm chiến đấu địch. Lính xung quanh anh cũng cố bắn trả nhưng hỏa lực địch bắn rát quá khiến cho họ ko có thời gian để mà ngắm cho chính xác.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #123 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2014, 08:58:56 am »

Có 1 trung úy ở bên đại đội khác mà Lindseth ko quen tới nằm phục bên cạnh.

"Bọn ta phải tấn công." Người mới đến nói.

Lindseth cản: "Đừng có cố! Cậu sẽ bị giết đấy!"

Viên trung úy bỏ ngoài tai lời khuyên của Lindseth, nhảy qua đống cây đổ, vừa tiến vừa nã súng M16. Anh ta mới đi được vài mét thì bị 1 loạt đạn súng cá nhân bắn hạ.

Trung đội 1 của trung úy Larry Moore đi bên cánh phải của đại đội Bravo, có 36 lính, vấp phải làn đạn bắn rất rát của lính bắn tỉa đối phương ở xa phía trên dốc. Họ càng tiến lên thì sức kháng cự từ các hầm chiến đấu địch cũng càng dữ dội. Trung đội nhanh chóng bị áp đảo bởi hỏa lực súng máy của bộ đội Bắc Việt. Quân của Moore phải tìm mọi chỗ có thể để ẩn nấp từ: cây cối, thân cây đổ đến các mô đất. Khi Moore cuối cùng cũng phát hiện ra căn hầm chiến đấu địch, anh ngoái lại kêu trung đội mình lên hỗ trợ thì thật ngỡ ngàng khi thấy chỉ còn chừng chục lính dù tiến đến chỗ mình.

Đang tiến hành xạ kích, thì địch quân từ trong các vị trí kín đáo quanh đó bắn B-40 vào trung đội 1. Moore gọi lính điện đài của mình lên nhưng cậu trai trẻ này đã lãnh nguyên 1 loạt RPD trong lúc chạy đến chỗ anh. Ngay sau đó Moore nghe thấy tiếng hú đặc trưng của 1 quả đạn B-40 đang phóng đến. Anh tuyệt vọng cố né tránh nhưng ko kịp. Quả đạn nổ tung làm cho Moore và nhiều người nữa bị thương. Mũi tiến công của trung đội 1 đã bị chặn đứng.

đại đội Charlie tiến bên cánh phải hay sườn phía tây của đại đội Bravo. Khi đại úy Connolly đưa quân vào vị trí, anh đã lo lắng vì đường sống núi rất hẹp. Rõ ràng là nó ko đủ chỗ cho 2 đại đội hoạt động hiệu quả. Trong thực tế, thì trung đội đi bên sườn phải của anh đã phải vận động trên sườn dốc của sống núi. Không những họ phải hứng chịu hỏa lực của bộ đội Bắc Việt từ những điểm cao quanh đó bắn đến mà còn chẳng thể được các trung đội khác hỗ trợ trong trường hợp gặp trục trặc.

Và rồi họ gặp trục trặc thật. Các vị trí của đối phương đều có thể yểm trợ lẫn nhau chống lại mọi cú đánh thọc sườn. Chỉ có thể chiếm được những vị trí trên bằng cách đánh trực diện. Lính đại đội Charlie và đại đội Bravo nhận thấy cây cối ngổn ngang chính là trở ngại chủ yếu khi tiến lên phía trước. Ko thể vượt qua đám thân cây gãy đổ trong khi đạn địch cứ bắn vèo vèo sát sạt trên đầu, lính đại đội Charlie đã ném rất nhiều lựu đạn vào những chỗ nghi ngờ có quân đối phương. Lựu đạn nổ nghe thì sướng tai đấy nhưng có rất ít tác dụng trước các các căn hầm được làm rất chắc chắn của địch.

Binh nhất Tauss đi cùng Connolly trong suốt cuộc tấn công. Khi người đại úy can đảm nhiều lần xông pha trong lửa đạn đến với các trung đội, động viên binh sĩ tiến công thì Tauss cũng bám sát, thường hay nhắc nhở Connolly đừng quá liều lĩnh. Để thực hiện yêu cầu giữ liên lạc của trung tá Johnson, thì Tauss vừa chạy kiểu chữ chi để tránh đạn, vừa thông báo cho ông biết về tình hình tiến quân của đại đội Charlie.

Connolly thì muốn Johnson xuống dưới đất và ở đó chỉ huy cuộc tiến công chứ ko phải là từ trong chiếc Huey, bay trên cao điểm cả mấy trăm mét. Connolly lo là ông tiểu đoàn trưởng sẽ ko nắm sát được hết diễn biến của trận đánh nếu cứ chẳng chịu xuống dưới đất.

Dù đạn địch bắn rát, quân của Connolly vẫn tiếp tục tiến lên. Trung úy Tracy Murrey, 1 trung đội trưởng của đại đội Charlie, đã phát hiện 1 ổ súng máy của quân Bắc Việt. Hô tiểu đội gần đó bắn yểm trợ, Murrey giật chốt 1 quả lựu đạn. Cầm trong tay cái vật chết người đó cùng 1 khẩu súng lục cỡ nòng 45 caliber ở tay kia, Murrey xông thẳng đến. Anh chỉ đi được nửa chặng đường thì bị 1 loạt đạn địch quật ngã. Trung đội bị mất chỉ huy đã chùn bước và phải bỏ dở cuộc tấn công.

Cách đó ko xa, trung sĩ Bull đang lao đi tìm chỗ nấp khi thấy những quả đạn B-40 bay sát mặt đất. Dường như chúng được bắn đến từ mọi hướng nên thật khó có thể né tránh quả này mà ko lao đầu vào quả khác. Rốt cục thì Bull chịu thua. Anh rúc xuống mấy bụi cây còi cọc và cầu mong sao cho đạn địch đừng tìm đến.

Specialist 4 Duffy đã gọi hàng chục loạt cối 106,7 ly bắn đến, để cố gắng áp chế hỏa lực của bộ đội Bắc Việt nhưng ko thành công. Hầu hết hầm chiến đấu của địch đều được đắp đất dày hàng chục cm trên nóc và chung quanh. Đạn cối cũng ko xuyên qua nổi những lớp bảo vệ dày đến thế. Những chỗ khác thì lại có đất quá tơi mềm vì bị hàng tấn thuốc nổ quân Mỹ xới tung khiến cho đạn cối khi rơi xuống ko chạm nổ được. Tuy thế Duffy vẫn gọi súng cối rót đạn trần tới trần lui trước mặt đại đội Charlie với hy vọng có thể gây ra chút thiệt hại nào đó cho bộ đội Bắc Việt.

Vì lối đi lên đỉnh cao điểm 875 quá hẹp nên đại đội Alpha đã phải di chuyển xuống sườn đông của sống núi tiến về phía nam rồi mới chuyển hướng leo lên mặt dốc phía đông cao điểm. Đại đội đã bị thiệt hại nhiều sau trận pháo kích bằng súng cối hồi sáng, với 1 số lính chết cùng 15 bị thương, trong đó có cả trung úy Rudolph Bejarano, chỉ huy trung đội 1. Trung úy Mercer O. Vandenberg từ trung đội hỏa lực đã qua thay cho Bejarano và để trung sĩ nhất Thomas W. Thornton ở lại chỉ huy mấy khẩu đội cối.

Đại úy Muldoon bố trí trung đội 3 của trung úy Denny đi bên trái. Trung đội 2 của trung úy Wolfe đi giữa còn trung đội dưới quyền trung úy Vandenberg thì tiến bên phải. Khi Muldoon nhận được lệnh xuất phát của trung tá Johnson, anh liền truyền ngay đến cho các trung đội trưởng.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #124 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2014, 08:05:28 am »

Thoạt đầu, đại đội Alpha tiến quân khá nhanh. Bộ đội Bắc Việt ko nghĩ có quân tiến công từ hướng này vì địa hình ở đây rất dốc. Đến khi địch phát hiện ra quân dù thì đạn đổ xô đến như châu chấu. Đầu tiến là hỏa lực súng cá nhân từ trên cao chiu chíu bắn xuống. Lát sau ngoài tiếng súng ầm ĩ lại có thêm tiếng tạch tạch của trung liên RPD. Rồi tiếp đến là quân Bắc Việt tung lựu đạn xuống dốc. Sau đó thì tới đạn cối từ trên trời rơi xuống như mưa, mỗi lần cả chục quả.

Hầu hết đạn cối đều rót trúng trung đội 1 với độ chính xác kinh hồn. Trung úy Vandenberg bị thương nặng ở bụng ngã quị. Gần chục binh sĩ quanh anh cũng gục xuống. Ngay khi biết Vandenberg bị thương, Muldoon điều ngay 1 lính cứu thương cùng với đại đội phó là trung úy Thomas J. Tarpley sang trung đội 1. Trong khi người lính cứu thương băng bó cho thương binh thì Tarpley tái tổ chức khoảng 6 đến 8 người lính còn lại.

Trong khi đó, các trung đội của Denny và Wolfe đã vượt qua được các ổ kháng cự quyết liệt và tiến lên quá lưng chừng cao điểm. Ở trung đội 3, trung sĩ trung đội phó Joseph F. Decanto cùng với xạ thủ M60 là Sp4 John H. Deatherage đã bò tới 1 căn hầm và diệt được nó. Nhưng bất ngờ hỏa lực súng máy địch bắn đến rất dữ dội khiến cho bọn họ phải nằm dán xuống đất. Những người khác cũng phải lo ẩn nấp. Mũi đột kích của đại đội Alpha cũng đã bị chặn đứng.

Sau đó thượng sĩ nhất Irwin Frazier bật dậy hô: "theo tôi!" rồi chạy bọc phía sau 1 hầm chiến đấu trọng yếu của địch đang bắn chéo vào trước mặt đại đội Alpha trong lúc binh nhất Dennis Adams, xạ thủ súng máy, nã đạn vào lỗ châu mai nhỏ hẹp của cái hầm. Cuộc tiến công lại tiếp tục sau khi căn hầm bị diệt.

Đi phía sau trung đội 3, Muldoon kinh ngạc khi thấy bộ đội Bắc Việt ném quá nhiều lựu đạn về phía mình. Lựu đạn chày đáp xuống khắp xung quanh ban chỉ huy nhưng hầu hết đều lăn xa xuống dốc rồi mới phát nổ. Một số quả còn lăn trúng người anh cùng với mấy tay điện đài viên cùng những người quanh đó rồi mới văng ra. Nhưng vận may của họ cũng nhanh chóng kết thúc. Cả 2 lính điện đài đều bị thương vì mảnh lựu đạn tuy nhiên kỳ diệu thay Muldoon lại ko bị làm sao hết.

Tới 17g thì trung đội của trung úy Denny sau bao gian nan vất vả, mất mát đã lên tới gần đỉnh cao điểm. Denny nhảy xuống 1 chiến hào của đối phương vừa chiếm được, và ném lựu đạn qua lại với lính Bắc Việt ở tuyến chiến hào kế tiếp. Trung đội Wolfe cũng đã lên gần ngay phía sau Denny và Tarpley, cùng với sự tham gia của thượng sĩ nhất Frazier cũng đã đưa số quân còn lại trong trung đội lên ngang với Denny.

Muldoo bắt đầu nghĩ tới việc làm cách nào để đánh lên đỉnh cao điểm. Họ đã có thể chiếm được nó nếu như ko bị mất quá nhiều quân.

Rồi thì Muldoon nhận được thông điệp qua điện đài của trung tá Johnson. Johnson ra lệnh: "Rút về"

Muldoon ko thể tin nổi. Họ đã chiến đấu gần 2 tiếng đồng hồ và tới giờ, lúc sắp đạt được mục tiêu thì lại bị rút về. Ko thể được. Anh gọi điện đài cho Johnson bảo ông ta rằng anh muốn đánh tiếp.

Johnson khước từ. Mũi đột kích của đại đội Bravo đã bị hỏa lực dữ dội của bộ đội Bắc Việt chặn đứng. đại đội Charlie dù gặp sức kháng cự yếu hơn nhưng vì ko có quân bảo vệ bên sườn trái nên cũng chẳng thể tiến lên. Do đó Johnson mới hạ lệnh kéo cả 3 đại đồi lùi lại vị trí xuất phát.

Muldoon thì vẫn ko muốn rút. Việc bỏ lại những thước đất mà lính của mình đã đổi mạng mới chiếm được trong thời điểm đang rất gần với chiến thắng là 1 sự bất công. Anh cảm thấy nếu như Johnson có mặt dưới đất thì ông ta có thể thấy anh đã lấn sâu như thế nào vào phòng tuyến quân Bắc Việt và hẳn đã ko hạ lệnh rút lui. (đại úy Connolly cũng vậy, tin rằng họ đã lên đến gần và Johnson trên trực thăng thì ko nắm được điều đó.). Tuy nhiên Muldoon cũng chẳng biết làm gì hơn. Chỉ thị của Johnson rất rõ ràng và Muldoon đành truyền đạt lại cho các trung đội trưởng.

Trung úy Denny cũng ko đồng tình với lệnh thu quân. Tarpley cũng thế. Họ chỉ còn cách đỉnh cao điểm 875 có vài chục mét.

Muldoon bảo họ: "Lệnh là lệnh. Chuẩn bị ngưng chiến. Kiểm điểm quân số. Ko được bỏ sót trên này 1 thương binh nào hết."

Denny, Tarpley, cùng Wolfe bắt đầu miễn cưỡng lui quân về phía sau. Các đại đội Bravo và Charlie bên sườn dốc phía bắc cao điểm 875 cũng đang từ từ lùi lại. Đến 18g thì cả 3 đại đội hội quân với nhau ở vị trí ban đầu và thiết lập chu vi phòng thủ.

Cuộc tấn công bị hủy bỏ với 1 cái giá rất đắt đỏ. Trung đội 1 của trung úy Moore, đại đội Bravo, thiệt mạng 7, bị thương 15, quân số giảm xuống chỉ còn 14 tay súng. Trung đội của Lindseth chỉ còn 9 binh sĩ là còn có thể chiến đấu. Trung đội Proffitt thì còn ít hơn nữa. Tổn thất của đại đội Alpha là 7 lính chết và 57 lính bị thương còn đại đội Charlie thì bị mất khoảng 25 quân.

Những binh sĩ của tiểu đoàn 2 ko phải làm nhiệm vụ bảo vệ bãi đáp thì đi theo 3 đại đội chủ công để hỗ trợ việc sơ tán thương binh. Trung sĩ Welch và Specialist Zaccone ở trong số những người giúp vận chuyển thương binh, tử sĩ cho tiểu đoàn 4. Vừa tránh né đạn nhọn vừa mặc kệ đạn cối cùng lựu đạn nổ tung tóe, cả 2 cứ tiến lên phía trước tới chỗ các thương binh, kéo họ ra khỏi tuyến lửa rồi mang họ tới chỗ lính cứu thương đang chờ. Họ đã thực hiện được cả chục chuyến trước khi trận tấn công chấm dứt. Những ca bị thương nặng quá ko thể quay lại chiến đấu sau khi băng bó thì sẽ được đưa về trạm sơ cứu mới lập ra tiếp giáp bãi đáp.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #125 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2014, 07:53:52 am »

Sau khi trời tối có 1 số trực thăng bay đến để sơ tán cho những trường hợp bị thương nghiêm trọng. Tuy nhiên hầu hết thương binh đều phải qua 1 đêm dài lạnh lẽo trên cao điểm 875. Tiếng khóc lóc rên rỉ của bọn họ át cả những âm thanh khác.

Thứ 4, ngày 22 tháng 11 trên cao điểm 875 là 1 ngày của những khẩu súng cối. Bắt đầu vào lúc trời vừa hửng sáng là đạn cối của bộ đội Bắc Việt rót xuống chu vi phòng thủ của 'thiên binh' với độ chính xác đáng báo động. Cũng như trước đó, những pháo thủ Bắc Việt chỉ bắn 1 loạt chừng 5, 6 quả rồi lại chuyển vị trí đặt súng, để có khi chừng 1 tiếng đồng hồ trôi qua sẽ lại có tiếng gào kinh hãi "pháo kích!" vang lên khắp trên chu vi phòng thủ. Những người may mắn chưa bị 'chụp' lại vội nháo nhào xô đi tìm chỗ nấp.

Hầu hết binh lính đều chen chúc ẩn nấp trong các công sự cả ngày. Họ ăn ngay trong hố rồi ném vỏ đồ hộp ra ngoài góp phần làm gia tăng thêm đống rác rưởi. Lính Mỹ ỉa, đái đầy phè vào mũ sắt khiến cho chúng tràn cả ra. Chỉ 1 số 'thiên binh' táo gan lắm mới dám thực hiện chức năng bài tiết này ở bên ngoài. Nhưng cũng có khi, nấp trong hố vẫn chẳng được an toàn.

Binh nhất Orona đang bò sang 1 vị trí mới thì nghe thấy tiếng ai gọi tên mình. Anh ngoái lại và chạm mặt với 1 anh bạn cũ hồi còn ở trại huấn luyện cơ bản và trường nhảy dù. Họ nói chuyện với nhau 1 lát, báo tin cho nhau biết những cậu bạn nào đã chết hay bị thương rồi thì lại có người hét: "Pháo kích!" nên Orona vội phải bò sát đất về hố của mình.

Khi hết loạt cối Orona lại trườn về phía hố của anh bạn để nói nốt câu chuyện thì thấy anh này đã chết mất rồi. 1 quả đạn cối đã rót trúng ngay cái hố khiến anh này chẳng có cơ hội để biết mình chết vì cái gì nữa.

Trung úy Proffitt thì giành thời gian lui tới các vị trí của trung đội, làm hết sức để đảm bảo an toàn cho mọi người. Anh vừa mới hội ý với trung sĩ nhất Wiggins thì nghe thấy tiếng hô cảnh báo có đạn cối bắn đến. Proffitt vội lao về hố của mình. Vừa chui được vào hố thì đạn cối dập xuống. Anh thoát trận cối mà chẳng hề hấn gì, nhưng cái điện đài PRC-25 của anh thì ko 'gặp may' như thế. Anh đã để nó ngay trên rìa miệng hố của mình. Khi loạt cối dứt anh thấy chiếc điện đài bị trúng mảnh thủng lỗ chỗ. Proffitt tự nhủ, thật may phước là mình đã dùng nó để che chắn.

Specialist Duffy ở đại đội Charlie, cũng làm như những ngày trước đó, cố gắng định vị các khẩu cối của địch qua qua tiếng đề pa, nhưng ko gặp may cho lắm. Bằng cách chấm các vị trí giả định của súng cối Bắc Việt trên bản đồ, Duffy cùng binh nhất Haymes cố gắng phán đoán vị trí sẽ di chuyển tiếp theo của đối phương, nhưng ko thành công.  Với 2 tiền sát viên súng cối thì đây là 1 thử thách rất chi là ức chế.

Đại úy Muldoon trơ mắt nhìn bất lực, và càng ngày càng điên máu khi thấy đạn cối gây ra thêm nhiều thương vong cho đám quân đã bầm dập tả tơi của mình. Cả 3 sĩ quan còn lại dưới quyền anh đều đã bị trúng mảnh cối và hiếm có chú lính nào mà chưa phải xơi ít nhất 1 lần món ' sắt bay' này.

Bản thân Muldoon cũng dính vài mảnh vào ngực khi 1 quả đạn cối phát nổ. Chấn động khiến người anh văng 1 nẻo còn mũ sắt, súng trường, điện đài thì văng ra chỗ khác. Những vết thương chỉ khiến cho Muldoon cáu tiết chứ ko đau. Anh chạy vòng vòng để nhặt lại đồ trang bị của mình. Xong việc anh nhào về phía rừng cây, suýt chút nữa thì vượt ra ngoài chu vi phòng thủ nếu như ko bị các binh sĩ ngăn lại.

"Sếp đi đâu thế ạ?", 1 chàng trai trẻ lo lắng hỏi.

"Tao chán cái đống phân này lắm rồi. Tao sẽ ra đó làm thịt vài thằng khốn." Muldoon vung súng về phía rừng cây tuyên bố.

"Sếp, anh thật sự muốn làm vậy hay chứ?"

Muldoon nhìn quanh. Một số binh sĩ gần đó đang nhìn anh căm chú. Anh nói sau 1 thoáng suy nghĩ "Không. Chắc là ko đâu."

Rồi anh quay trở về căn hầm của mình, tuy vẫn còn giận nhưng đã kìm được nó lại.

1 số 'thiên binh' buộc phải ở trên mặt đất hầu hết thời gian. Trong số rất nhiều đạn,lựu đạn được phung phí trong quá trình giao chiến có cả những cái chưa nổ. Những thứ này cần phải phá hủy vì chúng dễ gây thương vong cho quân mình. Nhiệm vụ nguy hiểm này giành cho những lính công binh được phối thuộc theo mỗi đại đội.

Sp4 James Coleman, 19 tuổi, vừa gia nhập đại đội Charlie, tiểu đoàn 4/503 hồi tháng 10. Dù ban đầu được huấn luyện chuyên môn công binh, nhưng Coleman đã trải qua 18 tháng làm lính kỹ thuật dù (tức là chuyên gấp dù. ND) ở căn cứ Fort Campbell. Anh rất ngạc nhiên khi thấy mình được giao nhiệm vụ xử lý bom mìn. Anh đã gắng trình bày với chỉ huy đại đội công binh lữ đoàn 173 nhưng ko có kết quả. Tay đại úy thô lỗ đã bảo anh "cút ra chiến trường".

Như 1 lính mới tò te, Coleman hoàn toàn chưa được chuẩn bị trước sự khốc liệt trên cao điểm 875. Anh tưởng chỉ có 1 trung đội bị cô lập chứ ko phải là những 3 đại đội. Anh cảm thấy choáng trước số thương vong quá cao. Ko thể tin được cùng 1 nơi mà lại có nhiều người chết và bị thương đến thế.

1 phần trong sứ mệnh của Coleman là thu thập tất tật những thiết bị nổ chưa nổ và tiêu hủy chúng. Anh phải tìm chúng trong từng xác chết. Thật là 1 công việc khủng khiếp. Thu được cả đống lựu đạn chưa nổ, anh phân phát lại cho binh sĩ. Lựu đạn địch tìm ra được thì anh chất vào 1 gốc cây rồi kích nổ bằng thuốc nổ C4.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #126 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2014, 08:51:36 am »

Ngày 22 tháng 11 có rất nhiều đạn cối Bắc Việt ko nổ. Có thể do ở cả lỗi kỹ thuật cũng như rơi phải chỗ đất quá nhão. Cứ nghe có người gọi: "Công binh lên." Thế là Coleman phải rời khỏi hố, bò tới chỗ đạn rơi, vô hiệu hóa hoặc mang nó đi nơi khác. Suốt cả ngày anh chỉ loay hoay chúi đầu vao việc xử lý bom, đạn đủ loại.

Ban đầu, tiểu đoàn 4/503 lên kế hoạch cho 1 cuộc tiến công nữa lên cao điểm 875 vào 10g sáng thứ 4. Sáng sớm hôm đó, tướng Schweiter đáp trực thăng tới căn cứ pháo binh 16 để bàn với trung tá Johnson về tình hình trên cao điểm 875. Hai người mới nói chuyện vài phút thì có mấy quả rocket của Bắc Việt bắn trúng gần chỗ máy bay đậu khiến Schweiter phải rời đi. Khi bước lên chiếc trực thăng chỉ huy của mình ông nói với Johnson: "Tấn công hay ko là tùy cậu." rồi bay đi mất.

Johnson về trung tâm hành quân gập ban tham mưu. Sau khi cùng vạch kế tấn công, viên tiểu đoàn trưởng bay đến cao điểm 875. Johnson hội kiến với Muldoon, Leonard, và Connolly tại 1 chỗ đất trũng gần tuyến đầu.

Johnson nói với 3 viên đại úy rằng tướng Schweiter đã giao cho họ quyền quyến định có đánh chiếm cao điểm 875 hay không? Ông bảo là cao điểm phải bị chiếm dù người đánh chiếm có là họ hay quân sư đoàn 4. Và vì họ đã đến đây nên Johnson nghĩ rằng người chiếm nó thì tốt hơn nên là họ rồi hỏi xem ai có ý kiến gì khác biệt.

Ko ai nói gì. (Thực ra thì Connolly cũng ngạc nhiên khi thấy Johnson lại cho phép họ chọn lựa). Họ quyết định hoặc chiếm được cao điểm hoặc sẽ chết hết trong nỗ lực. Johnson gật đầu chấp thuận cái quyết định mà ông hằng mong đợi rồi cả 4 bắt đầu vạch kế hoạch phối hợp tiến công.

Tất cả đều đồng ý là cuộc tiến công sẽ bắt đầu vào hôm sau. Thời gian còn lại là để tiến hành 1 trong những trận oanh kích lớn nhất chưa từng thấy trong cuộc chiến lên đỉnh cao điểm 875.

Mọi khẩu pháo, mọi máy bay phản lực đang rảnh rỗi đều sẽ quay sang nã đạn lên cao điểm. Đạn pháo sẽ bắn ko ngừng nghỉ. Những trái bom 500, 750 pound, những thùng napalm nện liên hồi xuống đầu quân phòng ngự. Cuộc oanh kích sẽ diễn ra liên tục cho đến tận giờ H, 11g ngày 23 tháng 11.

đại đội Bravo sẽ tiến bên nửa trái của đường sống núi. đại đội Charlie đi bên phải. đại đội Alpha bị suy yếu nhiều sẽ tiến quân phía sau họ, sẵn sàng đi đến chỗ nào cần kíp nhất. Lính tiểu đoàn 2 sẽ đi tiếp sau đó và lại đảm trách việc cứu trợ thương binh.

Johnson nói đã chuẩn bị sẵn quân tăng viện. 2 đại đội của sư đoàn 4 bộ binh sẽ đánh lên sườn dốc phía bắc cao điểm. Vị tiểu đoàn trưởng tính toán là các mũi tấn công phối hợp sẽ dồn được quân Bắc Việt vào trong gọng kìm và tiêu diệt.

Các anh còn cần gì nữa ko? Johnson hỏi lại trước khi đi khỏi.

Đại úy Leonard đáp có. Anh xin thêm đạn cối 60mm. Thêm nữa anh muốn thiếu tá Richard M. Scott, tiểu đoàn phó lên cao điểm. Tiểu đoàn phó tiểu đoàn 2, thiếu tá Kelly, vẫn đang quanh quẩn trên cao điểm với vết thương vào mông. Liệu Johnson có muốn tống ông ta đi ko? Johnson đồng ý.

Khi tiểu đoàn trưởng đi khỏi, 3 viên đại úy quay về với đơn vị mình. Đại úy Leonard tình nguyện ra vị trí đầu chu vi phòng thủ. Từ cái vị trí lộ liễu nhô cao này anh sẽ điều phối pháo binh bắn phá và máy bay không kích suốt thời gian còn lại trong ngày.

Suốt buổi sáng ngày 22 tháng 11, bãi đáp được mở rộng để có thể tiếp nhận 2 trực thăng đáp xuống 1 lúc. Đến giữa ngày thì bắt đầu sơ tán tất cả số thương binh còn lại của cả 2 tiểu đoàn. Việc này đến đầu giờ chiều thì xong. Rồi đến khi ko còn phải sơ tán thêm trường hợp nào mới bị thương vì đạn cối địch nữa thì mới tới việc lấy xác. Tử sĩ nhiều đến nỗi nỗi lữ 173 phải tận thu 1 số lớn túi đựng xác từ quân nhu sư đoàn 4.

Do có quá nhiều trực thăng hạ tới rồi đi trên bãi đáp nên cần phải có sự điều phối để tranh bị ách tắc. Trung tá Johnson lệnh cho trung úy Peyton Ligon, sĩ quan hành quân phụ trách điều không cùng trung sĩ tham mưu William Chenault lên cao điểm 875 để chỉ huy bãi đáp.

Chuyến đi của Ligon lên cao điểm 875 diễn ra ko êm ả. Khi chiếc trực thăng chở anh đang bay thì chiếc Huey bay gần ngay phía trước bỗng ngoặt gấp vì bị hỏa lực địch bắn mạnh. Do phản xạ để tránh va chạm, viên phi công trên máy bay của Ligon đã cơ động quá giới hạn cho phép của động cơ (overtorque). Chiếc máy bay rơi xuống cách cao điểm 875 chừng 1 cây số.

Ko hề bị thương, Ligon cùng phi hành đoàn lập tức chiếm lĩnh vị trí phòng thủ xung quanh chiếc Huey rơi. Được 1 lát thì chiếc trực thăng của trung tá Johnson sà xuống bốc hết lên rồi chở họ đến Đắk Tô. Ligon leo lên chiếc trực thăng khác và rốt cục cũng hoàn tất được chuyến hành trình.

Vừa xuống đất, Ligon và Chenault bắt tay vào việc lập thứ tự ưu tiên chuyên chở. Ưu tiên hàng đầu là cho thương binh ra trước, rồi cho hàng tiếp tế vào và cuối cùng mới là lấy xác.

Chức trách của Ligon giống như nhân viên điều khiển không lưu, đưa ra chính xác chỉ dẫn hạ cánh cho những trực thăng đang bay đến khi chúng ở cách đó 2km. Những quả đạn cối lẻ tẻ được rót xuống bãi đáp cả ngày làm hư hại máy bay, gây thương vong cho binh sĩ. Hầu như mọi chiếc trực thăng khi đáp xuống hay lúc bốc lên đều bị đạn súng cá nhân của bộ đội Bắc Việt trên đỉnh cao điểm hoặc các điểm cao lân cận nhắm bắn. Ligon đã bố trí quân dù quanh bãi đáp tổ chức bắn chế áp nhưng ko có hiệu quả nhiều vì họ chẳng biết vị trí địch ở đâu cả.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #127 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2014, 11:12:25 am »

Hàng chục phóng viên chiến trường đang kêu gào đòi được lên cao điểm 875. Đắk Tô là câu chuyện hay ho nhất tại nam VN trong mùa thu này và đám phóng viên muốn tới nơi đang có giao tranh. Sĩ quan thông tấn xã của lữ 173 cùng nhân viên đã cố thu xếp đáp ứng cho số lượng phóng viên quá đông, nhưng nhiều nhà báo vẫn ko chịu chờ đợi cho đến khi được phép mới lên trực thăng.

Ở căn cứ pháo binh 16, thượng sĩ Larry Okendo thay chỗ cho thượng sĩ cố vấn Ted Arthurs vì ông này đi nghỉ phép, giám sát việc chuyển đồ tiếp tế lên máy bay chở đến cao điểm. Khi thấy 2 phóng viên leo lên 1 chiếc Huey mà ko được phép, Okendo đến giải thích lý do về việc họ phải xuống ngay. Khi thấy bọn họ từ chối, Okendo chĩa khẩu M16 vào 2 chú dân sự, dọa bắn nếu họ ko biết điều. Đến lúc này thì họ đã hiểu.

Cùng lúc đó tại bãi đáp trên cao điểm 875, trung sĩ Chenault gọi điện đài cho đại úy Muldoon (là sĩ quan hành quân phụ trách điều không khi trước): Chenault nói "Thưa sếp, tôi gặp rắc rối. Anh có thể tới giúp tôi ko ạ?"

Khi Muldoon xuống bãi đáp anh thấy Chenault đang gặp rắc rối với 3 tay phóng viên. Họ tới trong chuyến trực thăng đầu tin, đã viết bài lấy tin xong và giờ muốn trở về. Chenaul từ chối ko cho họ lên trực thăng vì việc chuyển thương binh vẫn chưa xong còn đám nhà báo thì cứ nằng nặc đòi chỗ.

Muldoon nhìn 3 tay dân sự. Rõ ràng là họ đang sợ hãi. Anh kiên trì giải thích rằng họ sẽ ko được bay khỏi cao điểm nếu thương binh chưa được sơ tán hết. Rồi anh quay qua Chenault và lớn tiếng bảo anh này: "Nếu tay phóng viên nào cố lên máy bay khi chưa được phép thì cậu cứ bắn vào chân hắn ta trước rồi sau đó mới được cho lên tàu."

Ngay cả trung tá Partain cũng gặp rắc rối với cánh nhà báo. 1 nhóm phóng viên cứ quấy rầy ông trên đường băng Đắk Tô đòi lên cao điểm 875. Partain nói với họ rằng đồ ăn, đạn dược là những thứ được ưu tiên hàng đầu nên ko có dư chỗ cho phóng viên và hứa sẽ cho họ lên đó ngay khi có thể.

Sau đó khi đã có chỗ trên chiếc Hue, Partain mời các phóng viên leo lên. Ông nói: "Nhưng, các trực thăng sẽ phải trở thương binh trong chuyến về nên bất cứ ai lên đó sẽ phải ở lại qua đêm." Không thấy ai hưởng ứng lời mời của Partain hết.

Đại úy Ken Smith quá giang lên cao điểm 875 vào thứ 4. Anh vừa trở về sau chuyến nghỉ phép ở Hawaii trong lúc tiểu đoàn cũ tiến lên cao điểm. Các báo cáo thiệt hại khiến anh phát hoảng. Anh quen rất nhiều người trong số họ. Từ cha Watters cho đến Bart O'Leary. Giờ thì người đã chết, người thì bị thương nặng. Dù biết việc mất bạn trong đời lính là chuyện bình thường, anh vẫn ko thể cầm lòng được.

Smith đặc biệt lo lắng về tin tức bạn mình là thượng sĩ nhất Mike Deeb. Nghe nói Deeb đang bị thương nặng nhưng ko có thêm thông tin gì về ông cả. Smith kiểm tra danh sách lính dù đã qua trạm cứu thương đại đội nhưng ko thấy tên của Deeb. Rồi sau đó Smith lại nghe Deeb vẫn còn ở trên cao điểm vì địch quân bắn rát quá nên ko thể chuyển ra.

Mình sẽ đưa anh ấy ra, Smith tự nhủ. Ko thể để Deeb cứ mòn mỏi chịu đựng đau đớn như thế nên anh đã xin quá giang trên 1 chiếc Huey. Khi đặt chân lên đến cao điểm, Smith ngỡ ngàng trước những cảnh tượng mình thấy. Quang cảnh như ở dưới địa ngục. Sự hoang tàn đổ nát ngự trị khắp nơi. Trực thăng bay vè vè trên đầu. Những thương binh vẫn còn choáng váng đang đi tìm lính cứu thương hay trực thăng tải thương. Quân trang, quân dụng rải đầy mặt đất. Các phóng viên chiến trường đi lang thang cố tìm những người đã tham chiến để phóng vấn. Thỉnh thoảng xen giữa sự hối hả bát nháo đó là những quả đạn cối hay những loạt súng máy của bộ đội Bắc Việt.

Smith giành nhiều thời gian trong ngày để tìm kiếm Deeb. Anh ko chỉ tìm trong số thương binh mà còn trong cả những đống xác người nữa. Khi đã hầu như mất hết hy vọng tìm ra bạn mình thì anh gặp 1 người khẳng định với anh rằng Deeb đã được tản thương rồi. Nghe vậy Smith mới chịu quay về ban tham mưu lữ đoàn ở Đắk Tô.

Vào hôm thứ 4, đại úy Joseph Grosso, bác sĩ tiểu đoàn đã tình nguyện lập 1 trạm sơ cứu trên cao điểm 875.

Grosso đi cùng 1 lính quân y có biệt danh là Pee Wee đã mang theo lên trực thăng huyết tương, albumin, cùng nhiều thuốc men, dụng cụ y tế khác. Khi đáp xuống, Grosso và Pee Wee nhảy ra, bốc hàng hóa xuống rồi thiết lập 1 trạm sơ cứu tiếp giáp ngay với bãi đáp.
 
Thời gian trôi rất nhanh lúc Grosso mổ cho thương binh, may vết thương và chuẩn bị cho họ chuyển tiếp về tuyến sau. Anh cho để những ca vô phương cứu chữa qua bên để có thể cứu chữa cho những người có hy vọng sống cao hơn.

Khi chăm sóc cho thương binh xong xuôi, Grosso tham gia thu nhặt người chết. Với anh thì hình như đâu đâu cũng có xác lính. Anh tìm thấy có những lính dù chết tay vẫn nắm chặt súng, tay chân cứng cả lại. Grosso cũng tới thu nhặt những mảnh xác người quanh chỗ bị bom đánh trúng. Cái công việc thu thập chân tay phèo phổi rồi gom lại để nhận dạng thật là ghớm ghiếc, kinh sợ nhưng vẫn phải cố làm xong.

Cha Peters từ căn cứ 16 đáp trực thăng đến cao điểm 875 ngay khi vừa có chỗ. Cũng như những người khác, trận tàn sát trên cao điểm khiến cho vị linh mục bị sốc. Ông ko thể chịu đựng nổi những cảnh như thế nhưng có rất nhiều đang người cần ông giúp đỡ. Cha Peters kề vai sát cánh làm việc cùng cánh lính quân y, ông giúp đưa thương binh đến trạm, khiếng cáng ra trực thăng và quan trọng nhất là tiến hành an ủi tinh thần cho đám 'thiên binh'.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #128 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2014, 11:11:35 am »

Khi thương binh đã được sơ tán hết, cha Peters liền quay sang những người chết. Ko phân biệt vào những tôn giáo được khắc trên thẻ bài vị linh mục lại bận rộn ban thánh lễ Công giáo La mã lần cuối cho tất cả những người chết.

Khi thiếu tá Scott đi lên cao điểm, thượng sĩ Okendo theo cùng ông với vai trò của thượng sĩ cố vấn tiểu đoàn. Cảnh tan hoang trên cao điểm 875 gợi nhớ đến những quả đồi bị pháo kích tan nát ở Triều Tiên. Đối với ông thì đó cũng chưa có gì là lạ. Nhưng điều gây sốc chính là tổn thất về nhân mạng. Okendo kinh ngạc khi nhìn thấy xác lính chất thành đống thành tới 4,5 lớp nằm đợi đến khi sơ tán xong thương binh mới được chở về nhà xác tại Đắk Tô. Trong số những lính tiểu đoàn 2 sống sót, Okendo thấy nhiều người vẫn còn bị sốc. Có những người cứ khóc nức nở mãi ko thôi. Suốt 20 năm làm lính dù ông chưa bao giờ chứng kiến điều gì tương tự như thế.

Trong khi thiếu tá Scott đang bận ngập đầu trong việc giám sát sự chuẩn bị cho trận đánh ngày mai thì Okendo đi thăm nom lính tráng.Thái độ bình tĩnh của ông giúp các binh sĩ yên tâm hơn, khiến cho họ tự tin hơn vào chiến thắng. Ông giúp họ xắp xếp trang thiết bị, đảm bảo việc có đầy đủ đạn dược, nước uống, đồ ăn cho trận đánh ngày mai. Okendo  với vốn kinh nghiệm chiến đấu phong phú đã chỉ dẫn cho các tiểu đội trưởng chiến thuật tác chiến cho ngày hôm sau.

Lúc bình minh ngày thứ 5, 23 tháng 11 hứa hẹn nhiều việc sôi nổi và hứng thú. 'Thiên binh' biết ngày hôm đó họ sẽ phải tiến lên cao điểm. Họ phải chiếm nó bằng được, ko còn cách nào khác. Đối với phần lớn bọn họ, cao điểm giờ đây mang đầy đủ đặc tính riêng của con người. Hắc ám, ảm đạm và xấu tính, bản thân cao điểm 875 cũng chính là 1 kẻ thù ghê gớm. Nhưng dù nó có nguy hiểm, đáng sợ đến đâu các lính dù đều tin tưởng sẽ đánh bại được nó. Tuy nhiên đó sẽ là trận đánh một mất một còn.

Specialist 4 Duffy cũng chẳng hy vọng là mình sẽ sống sót. Đối với anh đó như 1 canh bạc được ăn cả ngã về không. Anh nhìn quanh và thấy lính dù chẳng còn lại nhiều. Nếu như cố gắng lần này vẫn ko chiếm được cao điểm, thì họ cũng chẳng còn sức lực đâu để làm lại lần nữa. Và quân Bắc Việt chắc chắn sẽ diệt sạch bọn họ.

Giống như hôm thứ 3, những giờ đầu của buổi sáng đỉnh cao điểm 875 lại 1 lần nữa chìm trong trận oanh kích của phi pháo. Từ vị trí của mình trên đầu chu vi phòng thủ, đại úy Leonard lại làm nhiệm vụ điều phối hỏa lực bắn phá. Từ 9g39 đến 10g15, 5 chiếc F-100 đã ném 4 tấn bom phá, 3 tấn napalm và nã 2400 viên đạn đại bác 20ly xuống cao điểm. Leonard thông báo rằng bom đã đánh trúng mục tiêu.

Ở phía sau chu vi phòng thủ, cha Peters đã lập bàn thờ trên 1 đống hộp đựng khẩu phần C rỗng. 'Thiên binh' thuộc đủ các tôn giáo đang tụ tập xung quanh để nghe lễ. Cha Peters ban phép cho tất cả những ai có nhu cầu. Rất nhiều người ko phải là tín đồ công giáo cũng tham gia buổi lễ. Sau đó vị linh mục lên vị trí của những lính dù trên tuyến đầu để ban lễ cho họ.

Đến 11g thì đại úy gọi điện đài. 1 đợt bắn chuẩn bị do khẩu cối 81 ly của các trung đội hỏa lực của 3 đại đội rót xuống vùng đất trước mặt đại đội Charlie và đại đội Bravo. Khi cối dứt, Leonard nhìn trung úy Lindseth rồi nói: "Đi nào."

Lindseth truyền lệnh lại cho trung đội. Rồi bật dậy khỏi vị trí và xông lên dốc. Hỏa lực đón chào rời rạc của đối phương khiến anh bất ngờ. Anh tự hỏi: "Bọn khốn đang làm định gì đây?"

Lindseth nhìn thấy căn hầm chiến đấu đầu tiên cách chỗ mình vừa nhảy lên 30m. Ko hề lưỡng lự, viên sĩ quan nhảy vào trong hố. Dưới đáy hố là 1 thương binh Bắc Việt đang nằm co quắp. Lindseth lấy mũi súng chọc vào người lính đối phương. Người lính Bắc Việt đã bất tỉnh. Lindseth nhảy ra khỏi hầm và tiếp tục xông lên.

Quanh anh các lính dù khác của đại đội Bravo cũng đang ùa qua vùng đất tan hoang. Họ gào thét hết cỡ, xông thẳng về phía đối phương.

“Geronimo!”

"Nhảy dù đây"

"Chết đi, thằng khốn!"

Những tiếng chửi thề tục tĩu vang lên dậy đất gần như át cả tiếng những loạt M16 hay M60 mà đám lính dù bắn ra.

Đại úy Connolly đi bên phải đang phải hô lính mình cố giữ cự ly sát với đại đội Bravo. Anh ko muốn 2 đại đội cách nhau xa quá mà để hở sườn và phía sau cho hỏa lực địch. Cứ mỗi lúc thấy trung đội nào dưới quyền bị tụt lại, anh lại phải quát họ giữ đúng cự ly.

Đi ngay phía sau 2 đại đội chủ công là đại đội Alpha của đại úy Muldroon. Nhằm đề phòng những lính địch bị bỏ sót có thể bắn vào lưng các đại đội Bravo và Charlie, quân dù của đại đội Alpha cẩn thận lục soát từng công sự, từng căn hầm. Giờ tất cả đều đã biết là hầm của bộ đội Bắc Việt được nối với nhau bằng địa đạo, thế nên dù cái hầm đã bị diệt họ vẫn phải tiếp cận 1 cách thận trọng vì sợ lính Bắc Việt lại lẻn trở lại.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #129 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2014, 09:26:00 am »

Tiến sau đại đội Alpha là quân của tiểu đoàn 2, những người đảm nhận nhiệm vụ đưa thương binh về tuyến sau. Trung úy Harrison chỉ huy chừng 2 chục lính thuộc đại đội Alpha, tiểu đoàn 2/503. Ban đầu thì tiểu đoàn 2 ko có trong kế hoạch cho lần công kích quyết định này, nhưng Harrison đã nỗ lực thuyết phục để cho tiểu đoàn được quyền góp phần tham gia.

Đại úy Grosso đi cùng Harrison. Do ko có thêm thương binh đưa về bãi đáp để cứu chữa nên người bác sĩ cho rằng tốt nhất là mình nên theo cùng binh sĩ.

Đến lúc này thì lính dù đã tiến được 50m đầu tiên. Đạn cối Bắc Việt bắt đầu rơi xuống chỗ bọn họ. Những mảnh kim loại nóng bỏng bay vèo vèo trên sườn cao điểm.

1 quả đạn đáp xuống ngay sau lưng Connolly. Anh ngã quị, tai ù đặc vì tiếng nổ. Máu tuôn ra từ những vết thương do mảnh đạn cối. Mặc kệ, Connolly bật dậy hô lớn: "Tiến lên! Tiến!". Những lính dù đang định tìm chỗ nấp lại tiến ra và tiếp tục công kích.

1 quả đạn cối khác rơi ngay giữ trung sĩ Bull cùng 3 người lính. Bull bị hất bổng lên trời rồi rơi xuống nằm 1 đống. Khi hồi tỉnh anh thấy cả 2 chân, tay phải và cằm đã bị trúng mảnh cối. Một lính cứu thương bò đến nhìn Bull rồi bắt đầu khóc. Bull rất ngạc nhiên khi thấy mình ko đau lắm, bò qua chỗ mấy cậu bạn. 1 người đã chết, 2 cậu kia thì bị thương. Bull băng bó cho họ rồi cả 3 cùng nhau xuống dốc. 1 lính tiểu đoàn 2 hướng dẫn họ xuống chỗ có lính cứu thương đang chờ.

Đại úy Grosso cũng lãnh nhiều mảnh vào lưng vì 1 loạt cối khác. Tuy mảnh đạn ko trúng phải các mạch máu quan trọng nhưng cũng đã làm đứt 1 số dây thần kinh. Grosso quằn quại trên mặt đất, kêu gào đau đớn. Trung úy Harrison gọi lính mang cáng lên và chuyển viên bác sĩ về tuyến sau.

Trung úy Proffitt, ở phía trước Grosso và Harrison 75m, đang thúc số lính dưới quyền còn lại tiến lên. Proffitt lợi dụng địa hình địa vật, nấp sau những đống cây đổ bắn hàng loạt dài M16 và tiến gần đến mỏm cao điểm. Tới lúc nàythì anh đã vượt được nửa chặng đường. Proffitt bắt đầu nhận ra hỏa lực địch quân cản bước mình vẫn chỉ là những phát súng trường rời rạc, những quả đạn cối lẻ tẻ. Anh tự hỏi lẽ nào quân Bắc Việt đã rút mất? Hay đơn giả là địch đang kìm súng để dụ quân dù lọt vào 1 cái bẫy dàn xếp công phu nào đó?

Trung tá Johnson cũng nghĩ tương tự. Từ trên chiếc trực thăng đang lượn vòng vòng trên cao điểm, Johnson có thể nhìn thấy hình dáng những người lính của tiểu đoàn mặc quân phục màu xanh sẫm đang tiến lên sườn cao điểm. Ông rất đỗi ngạc nhiên khi thấy sự kháng cự của đối phương tỏ ra yếu ớt. Có vẻ như chỉ có vài quả đạn cối là còn thỉnh thoảng cầm chân bọn họ. Báo cáo của các đại đội trưởng báo về cũng đã xác nhận điều ông nghĩ.

Đại úy Leonard cũng ngỡ ngàng khi thấy đại đội Bravo phát triển nhanh như thế. Lúc bắt đầu tấn công, lính của anh tiến lên 1 cách rất thận trọng bằng các kỹ thuận vận động và xạ kích bài bản. Đến khi nhận thấy sức kháng cự của đối phương hầu như ko có thì họ trở nên táo bạo hơn, cứ xông bừa lên trước vừa chạy vừa gào thét. 1 cậu lính trẻ hét lên trong lúc chạy ngang qua Leonard :"Nào, bọn khốn. Chui ra chiến đấu đi chứ!"

Leonard hô lính mình thận trọng vì lo rằng họ sẽ trở nên bất cẩn. Anh ra lệnh: "Thảy lựu đạn vào mọi cái hầm. Có thể bọn chúng còn nấp trong đó đó."
Anh cảnh báo những cậu khác: "Ko được nhảy xuống hố. Chúng có thể bị gài bẫy. Cứ quăng lựu đạn vào thôi."

Bên trên tuyến đầu, trung úy Lindseth đã tới gần mỏm cao điểm. Mọi việc đều rất tốt. Anh ko thể tin rằng mình đã lên gần tới đỉnh cao điểm đến vậy. Mặc kệ đạn cối đối phương, anh xốc tới, nhảy qua thân cây đổ và thế là đã lên tới đỉnh cao điểm 875. Lindseth chỉ mất có 20 phút để hoàn tất cuộc tấn công đã kìm chân 2 tiểu đoàn suốt 4 ngày ròng. Các thành viên khác của đại đội Bravo phía sau anh cũng đã lên tới nơi và tản rộng ra. Dù đã thấy nhẹ nhõm hơn hẳn trước vận may của mình, Lindseth vẫn còn lo bị pháo kích bằng súng cối nên anh tìm 1 cái hố sâu nhất rồi nhảy xuống.

Cách đó ko xa, trung sĩ nhất Cates, trung sĩ trung đội phó của Lindseth cũng nhìn thấy người sĩ quan cùng 1 số người khác tiến lên đỉnh cao điểm. Khi thấy thượng sĩ Okendo và thiếu tá Scott tiến qua, Cates liền cười toe toét và vỗ nhẹ vào lưng Okendo. "Có vẻ chúng ta làm được rồi, Okie ạ"

"Ừa. Ta đã lên tới đỉnh." Okendo đáp.

“Chó chết, chúng ta đã chiếm được cái cao điểm khốn nạn này!” Scott kêu lên.

Okendo cùng Scott đi tiếp tới gia nhập cùng những người khác trên đỉnh. Cates, mang theo 1 túi bộc phá nặng tới 10kg đeo chéo sau lưng, cũng nhập nhóm cùng 6 binh sĩ khác.

Khi Okendo đi qua chỗ Cates chừng 15 bước, ông bỗng nghe thấy âm thanh rất đặc trưng khi đạn bay ra khỏi nòng của súng cối Bắc Việt. Ông cùng Scott vội chúi đầu xuống ngay cái 1 hầm gần đó. Tiếp sau là 2 tiếng nổ lớn làm rung chuyển cả sườn cao điểm.

Viên đạn cối địch đã đáp xuống ngay chỗ Cates và kích hỏa luôn túi bộc phá anh này đang đeo. Vụ nổ khiến Cates chết mất xác, 5 người ở lính cạnh anh cũng bị giết, người thứ 6 thì bị hất văng lên trời rồi rơi xuống cạnh Okendo, bị thương nặng.

Okendo ngay lập tức phản ứng, kéo người thương binh xuống hố rồi hét lớn "Cứu thương! Cứu thương lên đây!". 1 lính cứu thương xuất hiện, băng bó rồi nhờ vài người nữa phụ giúp đưa thương binh xuống dốc.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM