Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 10:03:47 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: ĐĂK TÔ ‘Lính nhà trời’ Mỹ trên cao nguyên trung phần Nam Việt Nam  (Đọc 99005 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #100 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2014, 09:29:48 am »

Hỏa lực đối phương tăng mạnh trở lại đã chặn đứng công tác này, thành ra chỉ có 2 chuyến trực thăng kịp hoàn thành trước khi trời tối. Hầu hết thương binh, tử sĩ và tất cả phóng viên đều sẽ phải qua đêm trên cao điểm 882.

Trung sĩ Mescan, được Jurate Kazickas cùng vài người tình nguyện nữa phụ giúp chăm sóc thương binh suốt cả đêm. Có 1 số ca mà anh nghĩ rằng sẽ ko thể sống nổi cho đến khi trời sáng, trong đó có trung sĩ Sandstrom. Mescan duy trì liên lạc thường xuyên với đại úy James R. Griffin, chỉ huy trung đội quân y. Griffin hướng dẫn cho Mescan phương pháp giữ cho Sandstrom sống đến sáng nên rốt cục anh này cuối cùng cũng thoát chết.

Bên cạnh việc phải chăm lo cho thương binh, Mescan cũng sợ việc sẽ bị quân Bắc Việt tràn ngập trong đêm. Đêm tối như mực khiến anh chẳng biết được phòng tuyến của đại đội ở đâu mà lần. Từ số thương binh đang phải chăm sóc anh suy ra số quân của đại đội Alpha còn lại khoảng 60 người. đại đội Charlie và đại đội Dog thì còn 90 người nữa, nhưng Mescan ko biết họ đang ở chỗ nào cả.

Đại úy Jesmer cũng rất lo lắng. Trước đó anh đã gom đạn, lựu đạn từ những ca thương vong và chuyển qua cho lính trên phòng tuyến. Anh nhắc nhở bọn họ phải hết sức tinh tường vì đoan chắc bộ đội Bắc Việt sẽ tấn công trong đêm. Nếu địch mà biết 3 đại đội đang yếu như thế này, họ sẽ quay lại ngay.

May mắn cho các 'thiên binh' là quân Bắc Việt ko biết điều đó. Đêm đó đã có vài lính địch vấp phải phòng tuyến của Mỹ - Jesmer nghĩ có lẽ do đi lạc - nhưng ko hề có cuộc tấn công lớn nào. Có lẽ hỏa lực pháo binh 'giã gạo' kết hợp với những luồng đạn miniguns của "Hỏa long" vần vũ cả đêm trên trời đã khiến quân Bắc Việt thoái chí.

Bình minh chủ nhật ngày 19 tháng 11, công tác tản thương lại tiếp tục. Những người được đưa ra có cả các trung úy Robinson và Kennemer, trung sĩ Sandstrom, cùng binh nhất Suth. Toàn thể, đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/503 có 6 lính bị giết, 29 bị thương. Các đại đội Charlie và Dog chỉ có 5 thương binh tuy có 1 lính dù thuộc đại đội Dog chết trong ngày chủ nhật vì lựu đạn nổ ngay chân do vô ý để thắt lưng mang nó vướng vào cành cây.

Tảo thanh chiến trường phát hiện ra 51 xác lính Bắc Việt. Hơn chục khẩu súng trong đó có 3 khẩu B-40 cũng bị tịch thu. Qua những bằng chứng thu được trên xác đối phương cho biết đối thủ của Jesmer trên cao điểm 882 chính là lính trung đoàn 66 Bắc Việt.

Sáng hôm đó các phóng viên cũng rời khỏi cao điểm 882. Vài lính dù cũng cảm thấy tiếc khi thấy bọn họ đi hết.

Trung tá Schumacher cùng đại úy Sills đã tới bãi đáp vào cuối buổi sáng. Schumacher lệnh cho bọn họ tiếp tục ngay việc tuần tiễu khu vực rồi ông ta về lại căn cứ pháo binh 12. Cả thảy ông ta ở dưới đất được 15 phút.

Gần như đúng vào lúc đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/503 bắt đầu giao chiến với quân địch thì đại đội Dog, tiểu đoàn 4/503 cũng phải chịu tổn thất lớn. Thật xui xẻo, như vẫn thường xảy ra trước đó, những thương vong này lại là do quân ta bắn quân mình.

Sau trận đánh hôm mùng 6 tháng 11, đại đội Dog được cho về làm nhiệm vụ ít nguy hiểm là bảo vệ đường giao thông quanh khu vực Bến Hét. Lúc này, đại úy Crabtree tới nắm quyền chỉ huy đại đội. Là học viên West Point khóa 1964, Crabtree đã từng phục vụ 1 kỳ hạn ở nam VN trước đó. Anh sang lại VN ngày 28 tháng 10 và vừa làm xong thủ tục đến lữ đoàn 173 hôm 6 tháng 11 thì cũng là ngày đại đội Dog, tiểu đoàn 4/503 nếm đòn. Là 1 đại úy giàu kinh nghiệm nên Crabtree đã được trung tá Johnson chọn ngay về nắm đại đội Dog.

Các trung úy Allen và Burton nhanh chóng thấy mến Crabtree ngay. Là người thoải mái, dễ gần Crabtree đã khiến 2 người kia ấn tượng với vẻ điềm tĩnh, tự tin và tài lãnh đạo bẩm sinh. Trong kỳ hạn phục vụ trước, Crabtree đã được tặng huân chương Quả tim tím nên càng được đại đội kính nể. Với kiểu hài hước của những người lính luôn phải đối mặt với cái chết hàng ngày, Allen và Burton đã đùa rằng họ mong cho viên đại úy: "Kỳ này sẽ may mắn hơn."

10g35 sáng ngày 18 tháng 11 năm 1967, trung tá Johnson lệnh cho đại úy Crabtree cho đại đội Dog kết hợp với 1 đơn vị mike force (Mike Force là ám danh của chữ Mobile Strike Force, dịch sang tiếng Việt là "Lực Lượng Đột-Kích Lưu Động" (có tài liệu dịch là "lực lượng viễn-thám đặc biệt"). Đây là những đơn vị được thành lập từ năm 1965 với đa số là lính biệt kích được tuyển mộ từ những bộ-tộc người Thượng (CIDG). Nhiệm vụ chính là yểm trợ cho các trại Biệt kích gần biên giới. Trong trường hợp một trại nào đó bị tấn công, lực lượng Mike Force sẽ được huy động để ứng cứu, giải tỏa, truy kích. Từ năm 1965, các lực lượng Mike Force đều do Mỹ điều hành. Năm 1970 lực lượng Mike Force được chuyển giao cho quân VNCH. Tất cả đều được sát nhập vào binh chủng Biệt Động Quân, và thường được gọi là Biệt Động Quân Biên-Phòng. ND) ở phía tây Bản Hét và cách đường 512 1km về hướng bắc. Sáng sớm hôm đó, đơn vị biệt kích CIDG này đã phát hiện 1 tiểu đội quân Bắc Việt. Các cố vấn biệt kích lập tức xin tăng viện để lần theo dấu quân địch.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #101 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2014, 08:02:09 am »

Đại úy Crabtree gặp quân Mike force trên đỉnh 1 ngọn đồi nhỏ. Các thành viên của nó đang nằm rải rác chỗ những cái cây bao quanh 1 trảng trống phủ đầy cỏ voi. Trung đội của trung úy Burton lên tới nơi đầu tiên. Rồi anh cùng với Crabtree, thượng sĩ nhất Collins và 1 số hạ sĩ quan biệt kích ra ngoài trảng trống bàn bạc cách thức tiến hành truy quét.

Trung úy Allen, lúc này vẫn đang cùng trung đội leo lên đồi, được lệnh phải đi nhanh lên trước tham gia cuộc họp. Anh cũng đã lên tới nhập bọn và đứng bên phải Burton. Đại úy Crabtree tay cầm bản đồ và Collins thì đứng đối diện. Viên đại úy nói với cả nhóm rằng trung đội Allen sẽ dẫn đầu đi xuống theo đường sống đồi từ trên đỉnh dẫn về hường đông bắc.

Đứng sau Crabtree 1 quãng ngắn, thiếu úy Douglas G. Magruder, sĩ quan tiền sát pháo binh của pháo đội A, tiểu đoàn 3/319 đang gọi pháo bắn. Ít phút sau những quả đạn pháo 105mm đã dập xuống sống đồi, cách đó chưa đến 100m.

Những loạt pháo nổ gần làm Allen lo ngại. Anh từng có mặt trong vụ quân ta bắn quân mình hôm 15 tháng 7. Anh dỏng tai lên theo dõi Magruder trong khi vẫn đang nghe Crabtree chỉ đạo.

Trung sĩ Morrell Woods  ở trong hàng cây cũng đang nghe Magruder gọi pháo. Anh nghĩ đạn pháo đang rơi quá gần vì họ đang gọi pháo là để bắn chế áp những lính bắn tỉa mà quân CIDG than phiền.

Magruder yêu cầu thượng sĩ nhất Collins hiệu chỉnh đường bắn. Collins nói: "Qua phải 100m"

Nhưng Woods lại nghe thấy Magruder gọi: "Qua trái 100m". Biết là đã có nhầm lẫn, anh liền nhảy xuống 1 cái hố. Sau đó nghe Magruder hét vào điện đài: “Check fire! Check fire!”, Woods lại quay về vị trí ngồi dưới gốc cây.

Allen thì ko nghe thấy Magruder gọi điện báo bắn nhầm. Anh vẫn đang chú tâm vào thông số hiệu chỉnh 100m của người sĩ quan tiền sát. Dường như cự ly đó quá lớn.

Trung úy Burton cũng cảm thấy có gì đó ko ổn. 1 cảm giác kỳ lạ dâng lên trong anh. Anh thấy như thể mình bất lực.

Liền sau đó trung úy Allen nắm lấy vai và xô anh ngã xuống đất. "Chó chết! nằm xuống!" Allen thét.

Trong chớp mắt, 2 quả đạn pháo nã trúng ngay phía sau Crabtree và Collins. Đạn nổ hất Crabtree văng lên cao. Anh đã chết trước khi rơi xuống người Allen. Mảnh pháo cũng làm Magruder và Collins bị thương nặng.

Sau khi đẩy xác Crabtree qua bên và nhặt kính đeo mắt, Allen chộp lấy điện đài gọi về trung tâm chỉ huy hỏa lực, gào lên: “Check fire, pháo binh! Check fire!”

"Xảy ra chuyện gì vậy?" Có người hỏi lại.

"Đạn hụt tầm! Bọn tôi cần trực thăng tới."

"Mấy cái?"

"Tới hết cả đi" Allen đáp: "Có nhiều người bị thương lắm."

Sau đó anh cùng với Burton cùng những người khác đi xem xét thương vong. Cả Magruder lẫn Collins đều đã tử thương. Trung sĩ Woods thì lãnh nhiều mảnh pháo trúng vào bụng. Cả thảy có 6 lính Mỹ và 3 lính CIDG bị chết. Số bị thương là 15 lính dù cùng 13 lính CIDG. Ngày hôm đó 2 quả đạn pháo bắn lầm của quân Mỹ chỉ trong chốc lát đã gây ra số thương vong còn cao hơn khi chiến đấu với quân Bắc Việt nhiều giờ.

Khi tất cả thương binh, tử sĩ đã được mang đi hết, trung tá Johnson đáp xuống trảng trống. Ông hỏi: "Chuyện gì đã xảy ra?". 2 sĩ quan trẻ trình bày lại sự việc.

Johnson lệnh cho hành quân tiếp tục. Burton từ chối. Lý do đưa ra là đại đội Dog đã kiệt quệ. Đại đội giờ chỉ còn có 40 quân, còn thua sức mạnh của 1 trung đội. Rốt cục trung tá Johnson cũng phải chấp thuận và chỉ thị cho họ quay về căn cứ pháo binh 12. Họ sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ cho đến khi có đại đội trưởng mới và quân bổ sung.

Đêm đó 2 người sĩ quan trẻ nói chuyện với nhau: "Cậu biết đấy, cứ thế này, tôi nghĩ sẽ ko qua nổi."

"Tôi cũng nghĩ vậy." Người kia đồng tình "toi mạng quá nhiều rồi."
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #102 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2014, 09:11:23 am »

Chương 12
Cao điểm 875: Ngày đầu tiên







Trong lúc tiểu đoàn 1/503 đang phải giao chiến trên điểm cao 882, thì ở cách đó 3km về phía nam, đại đội xung kích cơ động số 26 (Mobile Strike Force - MSF), được tăng phái cho lữ 173, cũng chạm trán bộ đội Bắc Việt. Đơn vị biệt kích CIDG này đã bị súng tự động địch quất dữ dội. 6 lính CIDG cùng 1 hạ sĩ quan biệt kích VNCH đã bị thương trong cuộc đọ súng ngắn ngủi.

Do khả năng hạn chế của đại đội CIDG, cố vấn biệt kích Mỹ của nó đã rất sáng suốt khi quyết định ko kéo dài cuộc đụng độ. Thay vì thế anh ta rút về phía nam và gọi điện đài báo cáo về Đắk Tô.

Khi tướng Schweiter nghe tin về trận tao ngộ này, ông lập tức cho ban tham mưu chuẩn bị phương án hành quân để khai thác hoàn cảnh này. Từ các thông tin có được, Schweiter nhận định rằng lực lượng địch trên cao điểm 875 có thể là quân của trung đoàn 66 Bắc Việt. 2 tiểu đoàn cơ động của ông đã giao chiến với trung đoàn này suốt gần 2 tuần nay. Các 'Thiên binh" đã bị tổn thất nặng nề nhưng trung đoàn 66 cũng vậy. Nếu vây được đối phương trên cao điểm 875, thì Schweiter có thể tiêu diệt trung đoàn 66 Bắc Việt, ko cho nó thoát kịp sang nơi ẩn náu bên Campuchia.

Quân Mỹ và Schweiter ko hề biết rằng quân phòng ngự trên cao điểm 875 lại thuộc trung đoàn bộ binh 174 Bắc Việt còn đang sung sức. Từ vị trí lúc trước ở tây bắc Bến Hét, trung đoàn 174 đã luồn xuống phía nam mà ko bị phát hiện. Từ vị trí mới này, trung đoàn 174 có thể ngăn chặn quân tiến công Mỹ để cho các đơn vị còn lại của các trung đoàn bộ binh 66, 32 cùng với trung đoàn pháo binh 40 còn tương đối nguyên vẹn rút sang biên giới Campuchia. Sau khi xong nhiệm vụ, trung đoàn 174 và phần còn lại của sư đoàn 1 cũng sẽ rút về vùng 'đất thánh'.

Tướng Schweiter đang có 1 đơn vị nằm cách cao điểm 875 1 ngày hành quân bộ. Sau trận đụng độ ngày 12-13 tháng 11, tiểu đoàn 2/503 đang trên đường hành quân truy kích những lực lượng địch đã đánh quỵ đại đội Bravo của mình. 3 đại đội Alpha, Charlie, và Dog nhằm hướng tây nam di chuyển để tìm kiếm dấu vết kẻ địch. Họ ko những tìm ra 1 số xác lính địch mà còn thu được nhiều vũ khí và trang bị.

Ngày 17 tháng 11, đoàn quân đã có 1 phát hiện lớn. Họ đã phát hiện 1 khu trại bị đối phương bỏ lại cách khoảng nửa đường từ căn cứ pháo binh 16 đến điểm cao 875. Nó đủ chỗ chứa cho cả 1 tiểu đoàn đầy đủ sức mạnh với 1000 quân. Cái trại to lớn này được thiết trí trên sườn cao điểm, ẩn dưới tán cây rừng rậm rạp. Ở cạnh khu đóng quân ngoài trời, lính dù cũng tìm thấy 1 số hang động được dùng làm bệnh viện. Những mảnh bông băng dính máu, những chai thuốc rỗng còn nằm rải rác trên mặt đất. Rõ ràng là mới đây cái trại này đã có quân trú đóng. Các chuyên viên tình báo được trực thăng đưa đến để để xem xét thật kỹ càng khu trại.

Đêm đó 3 đại đội đóng quân nghỉ lại. Những thứ phát hiện được đã làm cho các 'thiên binh' rất lo ngại. Ngay cả những chú lính mới non tơ nhất cũng biết điều đó nghĩa là có rất nhiều bộ đội Bắc Việt trong vùng này. Trung úy Thomas Remington, đại đội Alpha, tiểu đoàn 2/503, có thể thấy nỗi hoảng hốt trên khuôn mặt đám lính dù dưới quyền. Họ đang sợ; và anh cũng vậy.

Thứ 7, ngày 18 tháng 11, 3 đại đội tiến hành sục xạo vào rừng cây gần đó để tìm kiếm thêm các dấu vết của đối phương. Nhưng ko phát hiện được gì lớn.

Đến đầu buổi chiều, thì thiếu tá Steverson bay đến để hội ý với các đại đội trưởng. Ông nói cho họ biết việc biệt kích Mike Force đã đụng địch ở phía nam cao điểm 875 và ra lệnh cho 3 đại đội của mình tiến lên sườn phía bắc của cao điểm. Họ sẽ dồn bất kỳ lực lượng quân Bắc Việt nào nếu gặp vào chỗ mà lực lượng CIDG đang chờ sẵn.

Steverson bảo 3 viên sĩ quan: "Nếu như đụng nặng quá, thì cứ rút lui. Rồi ta sẽ ném bom cho chúng nó vọt cứt ra."

Với trung úy Bart O'Leary thì như vậy là rất hay. Ko những là sĩ quan có cấp bậc thấp nhất trong 3 đại đội trưởng mà anh còn là người ít tuổi nhất, 24 tuổi. Quê quán ở vùng Portsmouth, New Hampshire. Anh đã học tại trường dòng Notre Dame 1 năm trước khi nhập ngũ đầu năm 1964. 2 năm sau đó anh xin đi học sĩ quan, được chấp thuận và rồi đã được phong hàm sĩ quan tháng 4 năm 1966.

Anh đến miền nam VN tháng 1 năm 1967 vừa kịp để nhảy dù trong chiến dịch Junction City với cương vị trung đội trưởng của đại đội Alpha, tiểu đoàn 2/503. Anh bị thương vào chân ngày 9 tháng 3 và phải đi viện mất mấy tuần lễ. Qua 1 thời gian ngắn làm trợ lý cho sĩ quan quân lực tiểu đoàn (S-1), anh về làm đại đội phó đại đội Alpha sau trận đánh ngày 22 tháng 6. Lúc đại úy Milton bị thương và phải đi sơ tán, O'Leary ở lại làm phó cho đại úy Ken Smith. Rồi đến khi Smith phải chuyển sang đại đội Dog mới thành lập, thì anh đã kéo O'Leary đi cùng. Và sau đó lúc Smith lên ban tham mưu lữ đoàn thì O'Leary lên nắm quyền chỉ huy đại đội. Hôm đó là ngày 22 tháng 10 năm 1967.

O'Leary đã từng giao chiến với quân Bắc Việt quanh căn cứ pháo binh 16 và biết khả năng của địch. Trong thực tế anh cùng đại úy Rogan, đại đội Bravo, tiểu đoàn 2/503 đã thảo luận về cái chiến thuật nhanh chóng đánh sang bên sườn 1 đơn vị rồi cô lập để tiêu diệt, thường thấy của đối phương. Chỉ thị của Steverson cho phép rút rồi dùng phi pháo tiêu diệt quân Bắc Việt làm họ cảm thấy yên tâm.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #103 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 08:14:01 am »

đại đội Alpha sẽ dẫn đầu trên đường tiến quân lên cao điểm 875. Sau khi bị thương ngày 12 tháng 11, đại úy Mike Kiley đã ở vài ngày tại căn cứ pháo binh 16 rồi lại quay về đại đội. Đến lúc này anh lại cho cấp phó là trung úy Matt Harrison về căn cứ 16 để cho anh này, bị thương nhẹ hôm 12 tháng 11, đi chữa trị vết thương đã bắt đầu bị nhiễm trùng. Harrison sau đó sẽ ở lại căn cứ lo việc tiếp vận và xử lý thường vụ.

3 đại đội đã tới cách cao điểm 875 chừng 750m về phía bắc vào lúc mặt trời lặn. Họ hăng hái đào công sự thiết lập chỗ đóng quân và bố trí các chốt cảnh giới. Đêm trôi qua 1 cách yên bình. Trung úy O'Leary đã đánh 1 giấc thoải mái trên tấm nệm hơi của mình.

Lúc này ở nước Mỹ mọi người đang chờ đón Lễ Tạ ơn, chỉ còn 4 ngày nữa là đến nơi. Đây là ngày lễ duy nhất để người dân Mỹ có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn vì những phước lành được ban và đi thăm nom người thân, bạn bè. Ngày lễ cũng là điểm khởi đầu cho mùa mua sắm Giáng Sinh theo truyền thống. 1 người Mỹ bình thường khi thức dậy vào sáng ngày 19 tháng 11 sẽ nghĩ tới việc chỉ còn phải đi làm 3 ngày nữa và món gà tây ngon lành sẽ được thưởng thức vào hôm thứ 5.

Sáng chủ nhật ấy, khi các lính dù thức dậy họ nghe thấy tiếng gầm rú của những chiếc F-100 trên bầu trời, khi chúng tiến hành oanh kích cao điểm 875. Những tiếng nổ ầm ầm vang vọng khắp thung lũng. Sau khi máy bay ném bom xong thì lại đến những tiếng rít chói tai của pháo binh rồi lập tức cơn bão lửa của đạn pháo lại dập xuống sườn cao điểm.

Trong khi các đại đội chuẩn bị đi hành quân, đức cha Watters cần mẫn bày bộ đồ lễ trên cái bàn thờ di động của mình. Vị linh mục đã "đồng cam cộng khổ" với đám 'con cái' từ ngày 13 tháng 11. Khi chứng kiến ông già 40 tuổi trèo đèo lội suối ko biết mệt, đám trẻ tuổi 20 lại vững bước hành quân mà ko còn kêu ca nữa.

Buổi hành lễ sáng hôm đó có đông người tham gia. Hầu như tất cả lính trong 3 đại đội đều nghĩ rằng sẽ có đụng độ trong ngày. Binh nhất Manuel Orona, đại đội Alpha, cũng đoán chắc như thế. Anh có nghe 1 số người nói chuyện về lễ Tạ ơn, nhưng hầu hết, cũng như anh, đều đang suy tư lặng lẽ. Anh là lính truyền tin và lúc này, sau buổi lễ, đang kiểm tra kỹ lại máy móc thiết bị.

Trung sĩ Steve Welch, bên đại đội Charlie, cũng giữ nhiệm vụ truyền tin là người ko theo tôn giáo nào, kể cả Thiên Chúa giáo. Chỉ cố sao tận dụng mọi sự giúp đỡ có thể. Anh là người vùng Santa Cruz, California, 20 tuổi, tới nam VN từ hồi tháng 1 năm 1967. Welch biết cách thu xếp sao cho có lợi nhất cho bản thân. Từ khi nhảy dù trong chiến dịch Junction City, anh chỉ chiến đấu ở mỗi đại đội Charlie, tiểu đoàn 2/503. Welch là thành viên của toán quân do trung úy Bodine điều đi tuần phục ngày 21 tháng 6 năm 1967. Khi tay lính CIDG bị bắn, Welch lăn mình tránh khỏi đường đạn. Anh cùng những lính dù khác cố gắng cứu người lính kia nhưng đạn quân địch đã gây cho họ bị thiệt hại nặng. Hôm sau anh đã tham gia dẫn đường đưa đại đội Charlie tới chỗ đại đội Alpha. Ngày 23 tháng 6, anh là 1 trong số những người đầu tiên đến nơi xảy ra thảm sát. Hình ảnh những những cái xác lính Mỹ rách nát, trương phềnh luôn đeo đẳng theo Welch. Những thứ đã chứng kiến khiến anh tin rằng bộ đội Bắc Việt là 1 đối thủ đáng gờm hơn nhiều so với quân VC mà họ vẫn thường giao chiến ở phía nam. Kể từ lúc đó Welch tìm mọi cách để bảo toàn mạng sống trong thời gian còn lại của kỳ hạn phục vụ.

Có 1 người theo đạo Công giáo nhưng ko tham dự buổi lễ, Secialist 4 Raymond Zaccone, là bạn thân nhất của Welch. Là xạ thủ trung liên M60, anh này vừa bước qua tuổi 19 mới 3 tuần trước đó. Zaccone sinh trưởng ở Hagerman, Idaho và đã tốt nghiệp trung học năm 1966. 3 tháng sau đó, tiếp bước của anh trai, Zaccone đã nhập ngũ rồi tình nguyện vào nhảy dù. Tháng 3 năm 1967 thì anh sang miền nam VN.

Zaccone vừa gặp Welch là lập tức trở nên đôi bạn thân ngay. Thực tế là thân đến mức Zaccone cảm thấy Welch, tiểu đội trưởng của mình, đã bảo bọc mình quá mức. Thế nên Zaccone mới tình nguyện chuyển sang tiểu đội khác để tránh dị nghị, nhưng họ vẫn thân thiết với nhau. Đó chính là lý do để Zaccone giải thích khi Welch hỏi anh vì sao ko tham dự buổi lễ.

Zaccone nói: "Tớ cảm thấy chuyện này có vẻ buồn cười. Giống như tới nhà thờ để được ban phước lần cuối ấy. Sống chết có số rồi."

Welch cũng đồng ý. Rừng già tĩnh lặng 1 cách kỳ quái. Sự tĩnh lặng chỉ bị phá vỡ bởi tiếng gầm rú của máy bay phản lực cùng những tiếng nổ ầm ầm của bom và đạn pháo. Tất cả lính tráng đều có vẻ bồn chồn lo lắng, căng thẳng tột độ. Welch mong trận đánh sẽ ko kéo dài và muốn thoát khỏi nó càng sớm càng hay.

Các đại đội tập trung quân lúc 9g để chuẩn bị tiến lên cao điểm. Trên đầu, chiếc máy bay phản lực cuối cùng đang nhào xuống cắt bom và bắn đại bác. 1 cái vỏ đạn rơi xuống, xuyên qua tán cây và đập trúng mũ sắt của Welch khiến tay trung sĩ trẻ hết hồn hết vía. Đến khi nhận ra sự việc anh mới phì cười nhẹ nhõm. Anh nghe thấy tiếng rít chói tai của những quả bom khai quang CBU ném xuống đỉnh điểm cao phía trước. Những tiếng nổ ầm ầm khiến anh thấy yên tâm hơn.

Theo kế hoạch tác chiến của đại úy Harold J. Kaufman, đại đội trưởng đại đội Charlie và là sĩ quan cấp cao nhất trên mặt đất, thì đại đội của anh cùng đại đội Dog sẽ dẫn đầu trận tấn công. đại đội Dog tiến theo sống núi về bên trái. đại đội Charlie tiến bên phải. 2 đơn vị cách nhau 1 con đường mòn cũ. Mỗi đại đội sẽ tấn công lên với 2 trung đội, 1 trung đội ở lại. Các trung đội tiến theo đội hình 2 hàng dọc. Như vậy lính dù tiến sẽ lên cao điểm theo 8 mũi.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #104 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2014, 08:06:27 am »

đại đội Alpha của đại úy Kiley đảm trách vai trò hậu vệ. 2 trung đội của anh sẽ tiến sau các đại đội chủ công. Họ ko chỉ bám sát mà còn sẵn sàng cho việc chuyển thương binh từ phía trên về bãi đáp mà các trung đội hỏa lực đã phát quang. Trung đội còn lại của Kiley sẽ lo bảo vệ phía sau.

Đội hình này là chiến thuật tấn công cổ điển 2 trước 1 sau đã được giảng dạy trong trường bộ binh ở căn cứ Fort Benning hồi trước chiến tranh TG thứ 2. Thật ko may là về cơ bản nó trở nên vô dụng khi dùng để chống lại bộ đội Bắc Việt chiến đấu trong vùng rừng núi Tây Nguyên nam VN. Việc dùng các đơn vị bộ binh nhỏ, có tính cơ động cao được huấn luyện đặc biệt để phát hiện các vị trí phòng thủ mạnh của địch đã được con người thực tế là đại tá William Livsey, trưởng phòng hành quân sư đoàn 4 nhiệt tình cổ xúy. Là người có bề dày kính nghiệm trong chiến tranh Triều Tiên, nơi mà ông đã chứng kiến quân Mỹ đã thiệt hại vô lý như thế nào khi tấn công trực diện vào những vị trí mà quân địch được chuẩn bị tốt. 1 khi lính bộ binh đã định vị được đối phương, họ phải rút lui và dành việc tiêu diệt địch quân cho phi pháo. Cách này sẽ gây nhiều thương vong cho quân Bắc Việt trong khi lính Mỹ chỉ tổn thất rất ít.

Chỉ 1 số ít trong số các sĩ quan chỉ huy lữ đoàn 173 là ủng hộ chiến thuật mới này. Tâm lý tiến công kiểu "xông lên đánh vỗ mặt" giáo điều của nhảy dù đã thấm sâu và ngăn họ tiếp cận điều mới mẻ này. Những đại đội bộ binh cửa lữ 173 sẽ truy quét đối phương theo đúng kiểu đội hình đã dùng hồi chiến tranh thế giới thứ nhất. Cũng cùng chiến thuật tấn công đã từng thất bại thảm hại trước đó trên Tây Nguyên.

Sáng Chủ nhật hôm đó đại đội Alpha có 110 quân. Số quân của đại đội Charlie cũng tương tự. đại đội Dog ra trận chỉ khoảng 80 người. Mỗi đại đội được thêm chừng 9-10 lính nữa đi phối thuộc gồm: 1 đội chó trinh sát; 1 tổ quân y; sĩ quan tiền sát pháo binh với điện đài viên của anh này; 1 tiền sát súng cối 106,7mm và lính điện đài cùng 1 đội công binh.

Đường sống núi mà họ chuẩn bị tiến theo rộng trung bình khoảng 100m và dốc dần khi đến đỉnh cao điểm 875. Sườn đông sống núi dốc cao, còn sườn tây thì thoải hơn. 2 bên sườn cao điểm được bao phủ bởi cây cao, tre nứa cùng bụi rậm dày đặc. Phía trên đỉnh, cuộc oanh tạc đã tàn phá rừng cây lỗ chỗ và tạo ra các hố bẫy chết người.

Các đại đội bắt đầu tiến lên cao điểm lúc 9g43. Mọi người đều ngậm tăm. Chỉ có tiếng của hàng trăm chiếc giày trận đạp trên mặt đất, tiếng lách cách của đồ trang bị, và thỉnh thoảng là âm thanh léo nhéo của điện đài PRC-25.

Trung sĩ Welch chỉ huy tiểu đội xích hầu của đại đội Charlie. Đi đầu tiên là binh nhất Quinn. Lính điện đài của Welch là binh nhất Harmon. Phía sau tiểu đội của Welch 5m là Specialist Zaccone cùng xạ thủ số 2 là binh nhất Neal Best.

Cách 20m về phía bên trái Welch là tiểu đội xích hầu của đại đội Dog. Specialist 4 Kenneth Jacobson đi đầu tiên. Sau anh này là Sp4 Charles Hinton rồi đến trung sĩ Frederick Shipman tiểu đội trưởng. Jacobson đi ngang với Zaccone, cho nên tiểu đội của Welch coi như là tiểu đội xích hầu cho toàn tiểu đoàn.

Ngay khi máy bay phản lực ngừng cắt bom, 1 tiểu đội trinh sát đã tiến gấp lên cao điểm. Sau khi xem xét nhanh chóng họ quay xuống và gặp tiểu đội Welch. Lúc Zaccone đi qua, tay trung sĩ ở tiểu đội trinh sát chỉ vào khẩu M60 của Zaccone nói: "Coi chừng đấy Zack, bọn khốn đang ở trên đó và chúng nó sẽ 'săn sóc kỹ' cậu."

Zaccone gật đầu và vượt qua tay trung sĩ trinh sát. Đi thêm 1 quãng ngắn anh thấy trên mặt đấy có rất nhiều truyền đơn. Anh cúi nhặt 1 tờ. Bằng thứ tiếng Anh thô thiển, quân Bắc Việt viết trong tờ giấy những câu kiểu như: "Chính phủ đế quốc bắt anh đến đây. Hãy ngồi xuống nâng súng lên trên đầu thì sẽ ko bị bắn."

Sự hiện diện của những tờ truyền đơn khiến Zaccone sợ hơn những thứ viết trên đó. Chúng ở đó nghĩa là bộ đội Bắc Việt đang ở rất gần. Zaccone cảm thấy lính Bắc Việt đang theo dõi mình. Anh nhét tờ truyền đơn vào túi áo. Để tự trấn an, anh lẩm nhẩm hát 1 bài hát ngắn quen thuộc của lính bộ binh ở nam VN: "Khi đi qua thung lũng Tử thần, lũ khốn trong thung lũng còn sợ quỉ quái hơn tôi."

Welch quay đầu lại hỏi: "Cậu nói gì?"

Zaccone ko nhận ra mình hát to. Những lời câu hát của anh đã làm Welch sợ. "Ko có gì. Ko có gì đâu." Anh trấn an Welch.

Trong khi tiến tiếp lên Specialist Jacobson đã vượt lên phía trước Welch. Welch phải ra hiệu cho anh này đi chậm lại. Thật khó để 2 toán xích hầu giữ đều khoảng cách khi phải vượt qua rừng cây bị bom pháo tàn phá. Binh nhất Quinn bước đến gần 1 chỗ rộng trống trải do bom mổ tạo ra cách đỉnh cao điểm 875 khoảng 300m. Có hàng đống đất cùng cây cối đổ ngổn ngang. Welch cảm thấy lo lắng. Anh dừng 2 đại đội lại. Liền sau đó binh nhất Harmon đưa cho anh ống nói của điện đài.

“Charlie Six,” Welch gọi Kaufman, cách phía sau anh 30m." Những thứ tôi thấy ở đây làm tôi lo quá. Xin cho trinh sát bằng hỏa lực."

Kaufman đáp ngay: "Không được. Đi tiếp đi."

Welch ko thể tin nổi. Anh cố nài: " Six, đám hổ lốn trên này khiến tôi lo lắm. Tôi thực sự muốn trinh sát bằng hỏa lực ạ."

"Tôi đã bảo là ko được. Cho quân của cậu tiến ngay."

Zaccone nhìn sang Welch nói: "Thật là ngu ngốc. Điên mẹ nó rồi."
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #105 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2014, 08:12:18 am »

Welch gật đầu đồng ý rồi ra dấu cho tiểu đội xích hầu đại đội Dog tiến lên trong khi binh nhất đã Quinn bước ra chỗ đất trống. Lúc này là 10g30 đúng.

Khi Specialist Jacobson vừa đi ra chỗ trống chừng 10 bước. thì có 3 tiếng súng nổ. Anh này bị ít nhất là 1 viên bắn trúng ngay đầu. Welch từ cách đó 10m có thể thấy óc và máu văng ra. Zaccone cũng nhìn thấy, trước khi nằm rạp xuống đất. Anh cùng những người xung quanh bắt đầu xả đạn. Vì chẳng ai thấy gì nên họ cứ bẳn bừa vào những nơi nghi ngờ có quân Bắc Việt.

Trung sĩ Shipman và Specialist Hinton gọi lính cứu thương. Specialist 4 James C. Farley bò lên. Khi tới được chỗ Jacobson thì anh này cũng bị 1 phát súng trường giết chết. Shipman và Hinton vẫn ko phát hiện được phát súng bắn ra từ đâu nên chỉ biết dùng khẩu M16 của mình xả đạn ào ào về phía bên kia bãi trống.

Trong khu vực của đại đội Charlie, Zaccone quỳ 1 gối lên cố xem việc gì đang diễn ra. Anh nhìn qua bên trái và giật nảy mình khi thấy đám bụi rậm bỗng nằm rạp xuống như bị cắt bởi 1 lưỡi hái vô hình. Lập tức anh dán mình sát đất. 1 loạt đạn địch bay vù qua đầu, bắn hụt anh trong gang tấc.

Từ vị trí nằm của mình Welch ko nhìn thấy thứ gì cả, nhưng đạn AK-47 đang găm chiu chíu khắp xung quanh. Anh kinh ngạc trước cường độ hỏa lực quân địch. Trong 11 tháng trước đó trên cái đất nước này anh chưa từng chứng kiến lần nào dữ như thế cả. Đạn địch cứ ầm ầm bắn liên hồi ko ngớt.

Lúc này thì Quinn đã bị trúng đạn. Harmon phải bò nhích từng cm lên để kéo anh ra khỏi đường đạn địch. 1 lính cứu thương của đại đội Charlie, Sp4 William T. Hagerty, trườn đến cạnh Welch. Welch bảo anh này ra chỗ khác. Hình như Hagerty ko hiểu ý nên cứ tiến lên trước. Anh này chỉ mới đi được mấy bước thì đã bị bắn chết.

Binh nhất Best, ở cạnh Zaccone, bị 1 viên đạn bắn trúng vai. Anh này cuộn tròn người lại cố gắng chống chọi với cơn đau dữ dội.

Zaccone bảo: "Xuống dưới đi. Quân y sẽ băng bó cho cậu."

Best thốt ra câu đồng ý qua hàm răng nghiến chặt. Sau khi tháo bỏ dây đeo đạn, anh bò xuống cao điểm. Trong chốc lát đã có lính bên đại đội Alpha tới giúp anh đứng dậy. Best được đưa về điểm tập trung thương binh do đại đội Alpha thiết lập.

Các lính dù khác lúc này cũng đã lên được chỗ giao tranh và chiếm lĩnh vị trí để chống trả cuộc đột kích sắc bén của bộ đội Bắc Việt. Đạn Ak-47 nổ ran bay veo véo trên đầu bọn họ. Các 'thiên binh' vẫn chưa nhìn thấy hầm chiến đấu nào của quân địch. Bộ đội Bắc Việt có công sự rất kín đáo.

Từ vị trí của mình ở phía sau đại đội Dog, trung úy O'Leary ko thể thấy được những gì đang diễn ra. Bản năng của người trung đội trưởng khi trước trỗi dậy. Cần phải tìm hiểu tình hình. Chỉ lấy 1 điện đài viên theo cùng, anh thận trọng tiến lên trước. Khi lên gần đến chỗ tiểu đội của Shipman thì tiếng súng trở nên to hơn. Lúc này ngoài tiếng súng cá nhân, súng máy còn có thêm tiếng nổ của lựu đạn chày và đạn B-40 của bộ đội Bắc Việt. Thương binh cố chịu đau lũ lượt đi qua chỗ O'Leary, để tìm đường về tuyến sau.

Khi lên gần chỗ bắn nhau. O'Leary nghe tiếng đại úy Kaufman báo cáo qua điện đài cho thiếu tá Steverson, đang bay trên trực thăng chỉ huy về việc đụng độ. O'Leary nghe thấy tiểu đoàn trưởng ra lệnh cho Kaufman "tiến lên cao điểm."

O'Leary thấy vô cùng bối rối. Anh chen vào làn sóng: " Six, ông đã bảo cho chúng tôi lùi lại khi có đụng độ mà."

Steverson đáp lại: "Tiến lên!"

Hỏa lực quân Bắc Việt sau đó lắng xuống. O'Leary dùng khoảng lặng này thúc trung đội đi đầu của mình tiến lên. Họ tiến thêm chừng 5m thì từ rừng cây cơn mưa đạn lại tuôn ra. Việc tiến quân đã bị chặn lại.

Thành phần đi đầu của đại đội Charlie đã bò lên trước được mấy mét, nhưng đạn địch quất họ cũng rất dữ dội. Đã có 6 đến 8 quả lựu đạn Chicom đáp xuống quanh Harmon. Kỳ diệu thay chúng đều ko nổ. Zaccone tiếp tục nã đạn M60 về phía quân Bắc Việt, nhưng anh vẫn chưa nhìn thấy gì hết nên cứ phải bắn mò vào chỗ nghi ngờ là có địch. Welch nhặt lấy 1 khẩu M79 và đã bắn cả chục trái đạn nhưng dường như chúng vô tích sự trong việc làm cho hỏa lực đối phương thuyên giảm.

Khi những đơn vị đi đầu bị ghìm chặt, đại úy Kaufman lại yêu cầu pháo binh hỗ trợ. Lần này thì Steverson chấp thuận. Chỉ sau ít phút những quả đạn pháo đầu tiên đã dập xuống vị trí đối phương. Thật ko may là 1 số đạn pháo rơi hụt tầm, bắn trúng cả vào các đơn vị trên đầu của cả đại đội Charlie lẫn đại đội Dog. Lúc 11g17 có lệnh check-fire gọi đến tất cả các pháo đội đang yểm trợ. Trong khi lính dù đang gọi về các trung tâm chỉ huy hỏa lực để hiệu chỉnh thì bộ đội Bắc Việt lại dùng súng không giật 57mm cùng B-40 nã xuống chỗ họ. Lựu đạn chày vẫn tiếp tục rơi như mưa xuống các 'thiên binh' ko có ai giúp đỡ.

Sau đó pháo binh lại bắn đến, lần này thì rót trúng vị trí đối phương, lính dù lại cố gắng tiến lên. 1 số toán quân đã tiến được gần 30m trước khi buộc phải nằm dán xuống đất vì hỏa lực bắn trả của địch quá dữ dội.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #106 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2014, 08:13:22 am »

Đến 12g58, 4 chiếc F-100 bắt đầu mang bom dập xuống đỉnh cao điểm 875. Trong gần 1 tiếng đồng hồ, máy bay phản lực bay tầm thấp đã ném bom và bắn phá cao điểm. 1 số bom 500 pound đã rơi xuống chỉ cách lính dù 50m. Bom nổ gần làm cho bụi đất, cành cây rơi lả tả xuống đầu các 'thiên binh'.

Nhằm đánh lừa quân Bắc Việt, Zaccone cùng những người quanh đó vẫn cứ ngểnh cổ lên khi máy bay phản lực gào rú bay qua. Chỉ khi nhìn thấy rõ những quả bom từ bụng máy bay rơi ra và sắp sửa đáp xuống đất thì họ mới chúi đầu xuống. Bằng cách đó họ hy vọng quân đối phương sẽ ko kịp tránh né nhưng cũng chẳng chắc việc này có đem lại kết quả gì ko.

Lúc 14g, khi các máy bay phản lực hoàn tất nhiệm vụ, thì lại có lệnh tấn công lên cao điểm. Thượng sĩ nhất Michael Deeb, ở phía trước đại đội Dog, cuối cùng cũng xác định được vị trí căn hầm đã bắn ra những phát đạn giết chết Jacobson. Cùng với những người khác, ông diệt căn hầm bằng lựu đạn. Rồi họ dùng các kỹ thuật vận động và xạ kích để tiến lên. Nhưng bất ngờ lại có đạn súng trường từ phía sau bắn tới, chặn họ lại.

Lính dù ko hề biết rằng, rất nhiều vị trí quân địch được kết nối với nhau bằng những đường hầm. Những hầm chiến đấu mà họ nghĩ đã diệt xong bỗng chốc hồi sinh với hỏa lực mới. 1 số 'thiên binh' còn bị bắn từ 3 phía.

Bên đại đội Charlie, trung đội trưởng của Welch và Zaccone là trung úy Peter J. Lantz đã tới nhập bọn với họ trong lúc máy bay không kích. Cả 2 đều quý mên và tôn trọng anh. Lantz cũng tốt nghiệp học viện West Point năm 1966 và được tuyên dương trên tạp chí Newsweek cùng nhóm với trung úy Gerald Cecil. Lantz đã kết hôn trong thời gian đó nên ảnh đám cưới của anh cũng được đưa lên tạp chí. Các thành viên trong trung đội 2 đã tổ chức ăn mừng sự ra đời đứa con đầu lòng của người cha 24 tuổi này vào tháng 9, tại Tuy Hòa.

Lúc này ,Lantz đang lệnh cho trung đội chuẩn bị tấn công. 15 lính còn lại dưới quyền anh theo hiệu lệnh bắt đầu tiến lên phía trước. Bên trái họ, trung đội 3 cũng bắt đầu vận động.

Đạn địch bắn quá rát nên chỉ tiến được chừng 10m thì tất cả phải dừng lại. Trung úy bên trung đội 3 bị giết. Thương binh thì đau đớn kêu gào. Những người sống sót phài trườn đi tìm chỗ nấp và chẳng ai còn nghĩ tới tấn công nữa.

Trung úy Lantz và trung sĩ Welch thấy mình đã vượt lên trước đại đội Charlie và giờ trở thành đơn độc. Đạn từ cả 2 phía bay vèo vèo trên đầu. Ko ai bảo ai cả 2 người đầu quay lại và phóng về phía hàng cây để nấp. Họ gào tướng: "Quân ta đây!" rồi chui ào vào 1 bụi cây an toàn.

Trong khi đó, Zaccone ,đã bị tách rời khỏi anh bạn thân Welch trong lúc vận động bảo vệ sườn phải bằng khẩu M60, bỗng nghe thấy tiếng kèn. Dường như tiếng kèn phát ra chỗ sườn dốc phía tây của sống núi, ở chỗ quân Bắc Việt.

Trung đội 3, đại đội Alpha của trung úy Joseph Sheridan theo chân đại đội Dog lên cao điểm 875. Còn trung đội 2 dưới quyền trung úy Thomas Remington thì triển khai phía sau đại đội Charlie. Đại úy Kiley bố trí trung đội 1 quanh ban chỉ huy của mình và trung đội hỏa lực.

Khi giao tranh nổ ra, cường độ của nó khiến cho Remington và binh nhất Orona phải kinh ngạc. Cả 2 đều ngạc nhiên  ko biết làm sao đối phương có thể nhanh chóng triển khai hỏa lực mạnh đến thế. Từ vị trí của mình phía sau đại đội Charlie khoảng 100m, họ chẳng thể nhìn thấy gì hết. Tuy không bị nhắm bắn, nhưng đạn vẫn bay viu víu trên đầu, găm phầm phập vào những thân cây, bụi tre quanh đó.

Chỉ sau đó vài phút, thương binh đầu tiên của đại đội Charlie đã xuất hiện trong rừng cây trước mặt Orona. Anh cùng các binh sĩ khác lập tức đến giúp. Trong những giờ sau đó Orona tất bật thu gom thương binh, giúp đưa họ về trạm sơ cứu của đại đội Alpha rồi lại quay lên đón thêm nữa. Anh ko ngờ thương vong lại cao đến thế. Cứ mỗi lần anh quay lên trên cao điểm thì lại thấy thương binh nằm ngổn ngang trên con đường mòn đang đau đớn khóc lóc, rên rỉ.

Thương vong tăng cao khiến đại úy Kiley phải chỉ thị cho trung đội hỏa lực của mình chặt cây làm 1 bãi đáp. Ngày càng thấy rõ là thương binh sẽ còn tăng thêm nữa vượt quá khả năng chăm sóc của lính cứu thương. Trung đội hỏa lực bắt đầu phát quang bụi rậm, cây cối phí sau đại đội bộ của Kiley chừng 75m.

Công việc chăm sóc thương binh của các trung đội của Sheridan và Remington vẫn đang rất tất bật. Tiếng kêu la vì đau của thương binh đại đội Charlie nghe còn lớn hơn cả tiếng đạn pháo nổ ầm ầm trên dỉnh cao điểm. Chỉ có tiếng rít chói tai của những chiếc F-100 mới át được tiếng của bọn họ. Tiếng kêu cứu khiến cho cả lính cứu thương của Remington là Sp4 Olis R. Rigby cũng ko chịu nổi. Khi anh này định xông lên, Remington đã gọi giật lại "Ko được đi. Tôi cần cậu ở đây!"

Rigby cứ lờ tịt. Anh ta đã khuất vào trong tán cây rừng đi lên chỗ giao tranh. Remington rất tức giận. Lính cứu thương phải ở cùng đơn vị mình! Lúc này trung đội 2 trở thành ko có lính cứu thương. Remington ko còn gặp lại Rigby nữa.

Việc phát quang bãi đáp diễn ra chậm chạp vì rừng già quá rậm rạp. Lúc 13g Kiley đã gọi về trung tâm hành quân xin dụng cụ kiến tạo bãi đáp (cưa máy và dao phát) cùng với 50 pound thuốc nổ C4. Chỉ lát sau đã có trực thăng tới thả chúng xuống.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #107 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2014, 02:57:52 pm »

Kiley đã triển khai trung đội 1 quanh bãi đáp để bảo vệ lính trung đội hỏa lực. Phía sau lưng anh, về hướng 3 đại đội đã đóng quân nghỉ đêm hôm trước, thì vẫn chưa có quân bảo vệ. Kiley gọi điện bảo Remington đưa xuống 1 tiểu đội để bảo vệ khu vực dễ bị tiến công này.

Remington nhìn quanh. Hầu hết lính của anh đang bận chăm sóc thương binh, nhưng tiểu đội của Kelley gần chỗ Remington vẫn còn đang thủ thế sau những gốc cây.

"Kelley, đưa tiểu đội xuống chỗ Six!"

Ko nói năng gì, Kelley dẫn 3 lính quay xuống sống núi. Kiley chỉ thị cho anh này thiết lập 1 chốt cảnh giới dưới con đường mòn.

Đi cùng Kelley là Sp4 John Steer, binh nhất Anthony Romano, và binh nhất Carlos J. Lozada. Steer chơi thân và rất quý Lozada. Lozada, 21 tuổi, sinh trưởng trên khu phố Bronx nghèo nàn của New York. Cũng giống Steer, 1 tay Puerto Rico với tính tình phóng túng. Anh thường hay chống đối nhà chức trách và chuốc rắc rối cho chính mình.

Trung sĩ nhất Enrique Salas khi còn là trung sĩ trung đội phó của Remington, đã từng nghĩ xấu về Lozada. Hình như tiểu đội trưởng của Lozada cũng nghĩ vậy. Một hôm, viên trung sĩ kia đã tới phàn nàn với Salas rằng Lozada luôn khiến anh ta khó xử, luôn chất vấn các lệnh lạc. Phải làm sao đây?

Salas đã nói: "Rồi. Tôi sẽ làm ngơ cho cậu 'đục' thằng đó."

Viên tiểu đội trưởng quay lại chỗ Lozada và khiến anh đo đất bằng 1 cú đấm móc. Từ đó ko thấy Lozada gây rối gì nữa.

Một người nữa kết bạn với Lozada là cha Watters. Tháng 5 năm 1967, Lozada có con gái, chỉ 1 tháng trước khi anh sang nam VN. Anh kể cho bạn bè những thứ anh sẽ làm cho con sau khi xuất ngũ. Anh lên cả kế hoạch cho tương lai của đứa con mình. Rủi thay mức lương binh nhất chẳng cho phép anh để dành nhiều tiền cho nó. Thực tế là có lúc anh anh ko kiếm nổi tiền để mua giường cũi cho bé. Cha Watters đã nghe kể về hoàn cảnh của Lozada. 1 hôm ông kéo Lozada ra rồi cho anh vay số tiền đang cần. Lozada ko dám tin vào điều đó. Chẳng có ai, trừ vị linh mục - sĩ quan này, từng đối xử tốt với anh như thế. Lozada đón nhận lòng rộng lượng của cha Watters và gửi món tiền về cho vợ.

Lúc này, khi tiểu đội dã di chuyển xuống dưới đường mòn, Lozada tranh cãi với Kelley về việc nên bố trí khẩu M60 của mình ở đâu. Rốt cục, Kelley cùng với Romano chuyển sang bên phải, Steer và Lozada thì ở lại bên trái con đường mòn. Steer sẽ là xạ thủ số 2 của Lozada.

Mới được vài phút thì Romano trở nên lo sợ. Anh này cứ đi tới đi lui trên đường luôn miệng chửi rủa: "Thật là ngu xuẩn, đây là cái nhiệm vụ tự sát."

Lozada mắng: "Im cha cái mồm đi. Cậu làm lộ vị trí bây giờ." Romano mất dạng. Từ đó Steer ko nhìn thấy anh ta nữa.

Ít phút sau có 3 tiếng nổ đanh gần chỗ phần bãi đáp vừa phát xong, có thể là của súng cối quân Bắc Việt. 3 người lính lo lắng nắm chặt lấy súng. Họ có thể nghe thấy tiếng động rào rào trong đám bụi cây dưới con đường mòn lẫn trong tiếng ồn của trận đánh ở sau lưng.

Đột nhiên, họ nhìn thấy những bóng người đeo lá ngụy trang chỉ cách chưa đến 20m đang lợi dụng các thân cây lao nhanh lên chỗ mình. Lozada hô: "Kelley, chúng nó đến!" rồi khai hỏa khẩu trung liên.

Khẩu súng giật nảy khi anh lính trẻ xiết cò bắn ra những loạt đạn ngắn, đều đặn. Steer dùng 1 tay nâng dây đạn trong khi tay kia bắn M16. Bên kia đường mòn, hơi chếch về phía sau, Kelley cũng đã nổ súng.

Lính Bắc Việt đã lên quá gần. Lozada quét những luồng đạn quất vào đội hình quân địch. Nhưng 3 người lính ko sao kham nổi số quân địch quá đông. Quân Bắc Việt nhanh chóng áp sát cái tiểu đội nhỏ bé.

Mấy lính dù thuộc trung đội 1 gần đó kêu 3 ngưởi lính bỏ chạy thoát thân. Steer hét lại: "Ko được. Bọn tôi bị kẹt rồi."

Ba, bốn lính trung đội 1 cố xuống cứu toán cảnh giới. Nhưng họ vấp ngay vào một bức tường đạn của bộ đội Bắc Việt. 1 lính bị trúng đạn, những người kia thì bị ghìm chặt.

Khi Steer đang thay băng đạn mới cho khẩu M16, bỗng Lozada hét lớn: "Súng tớ kẹt rồi!". Cùng lúc đó Steer nhìn thấy 1 lính Bắc Việt, mặt bôi nhọ, khẩu AK-47 bọc trong vải bố đang nấp sau 1 cái cây cách đó có 7m. Anh bắn 1 loạt dài vào tên địch nhưng ko trúng.

Lozada đang làm sạch khẩu M60, hét lên bảo Steer: "Rút lui!". Steer bắt đầu lùi lại, đạn địch bay sát xạt trên đầu. Anh vừa nấp vào sau cái cây đổ thì 1 tràng đạn AK-47 găm phầm phập vào cái cây phía sau.

Lozada đi giật lùi trên đường mòn, liều lĩnh kẹp khẩu M60 ở hông nhả đạn, mặc kệ đạn địch đang châu đến. Xả vào rừng cây trước mặt những tràng đạn chết chóc. Anh chàng mảnh khảnh người New York di chuyển tới chỗ Steer rồi quỳ xuống bên cạnh bắn liên hồi ko ngớt.

Steer nhìn sang bên phải. Anh thấy toán lính Bắc Việt đang vận động vượt qua chỗ mình trong đám cây rừng rậm rịt. "Carlos! nằm xuống!" anh gào lên đúng lúc lưng và tay bị 1 loạt đạn quân địch bắn trúng. Steer ngã lộn nhào xuống đất ngay trước mặt Lozada. Anh ngước lên vừa kịp thấy người bạn bị lãnh 1 viên vào đầu. Lozada đổ người về phía trước ngã đè lên khẩu súng.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #108 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2014, 09:02:34 am »

Trong lúc Steer còn chưa kịp hoàn hồn thì bỗng thấy Kelley xuất hiện bên cạnh. "Cố lên đi, John, ta phải ra khỏi chỗ này."

Kelley thúc dục Steer đang bị thương khá nặng cố luồn qua đám cây cối chạy lên trên. Phía sau 2 người, quân Bắc Việt ngày càng gần. Kelley giật lựu đạn ra khỏi thắt lưng, vụt chúng về phía sau để chặn địch lại.

Cả 2 tới được chỗ của trung đội hỏa lực trên bãi đáp. Steer thởi hổn hển nói: "Bọn khốn đang theo chúng tôi sát nút. Phải lo cuốn gói đi, ở lại đây là chết đó."

Steer và Kelley chỉ dừng lại đủ lâu để báo tin, rồi lại tiếp tục phi lên cao điểm. Rốt cục thì họ cũng đến được 1 nơi tương đối an toàn. Trong khi 1 lính cứu thương chăm sóc vết thương dài 40cm trên lưng, Steer nghe thấy tiếng súng rộ lên chỗ vị trí chỉ huy đại đội của Kiley.

Khoảng 14g30, cùng thời gian mà Steer và Lozada bắt đầu chạm địch. Ban chỉ huy đại đội của Kiley cùng với trung đội 1 cũng bị tiến công liên tục từ 2 hướng. Những bộ đội Bắc Việt ngụy trang tài tình dường như từ hư không xuất hiện nã đạn thẳng về phía lính dù. 1 đại đội quân Bắc Việt đánh tập hậu đại đội Alpha trong khi đại đội khác theo sườn núi phía tây ép xuống.

Trung úy Remington nghe thấy tiếng súng bắn phía dưới, ở chỗ đại đội bộ của Kiley. Những phát súng đơn lẻ nhanh chóng chìm trong tiếng ầm ầm của các loại súng cá nhân, súng máy. Lựu đạn theo nhau nổ liên hồi làm cho Remington ko còn có thể phân biệt được của ta hay địch nữa.

Giọng Kiley, tuy có vẻ hoảng sợ nhưng cũng chưa đến nỗi nào vang lên trong điện đài của Remington: " Mike Six. Mang tất cả quân cậu có xuống đây ngay. Tôi cần hỗ trợ."

Remington lấy 1 nửa trong số 20 người còn lại theo sườn cao điểm xuống chỗ Kiley, cách đó chừng 100m. Nhưng chẳng bao giờ có thể tới nơi.

Đi được nửa đường đến chỗ Kiley thì Remington vấp phải hỏa lực địch dữ dội bắn đến từ bên trái. 1 đại đội Bắc Việt đủ quân số đã mai phục trên sườn dốc phía tây sống núi. Trung sĩ Aaron Herva bắn điên cuồng hạ được 1 số lính địch trước khi bị 1 loạt AK-47 đốn ngã. Specialist 4 Frank Stokes cùng binh nhất Ernesto Villareal vận động đến cứu anh này nhưng cũng bị hạ sát. Specialist 4 Bruce M. Benzene quăng người nấp sau 1 cái cây và giết được mấy lính địch bằng 1 băng đạn M16 rồi mới bị bắn hạ.

Remington bị 1 viên đạn AK-47 bắn trúng vai phải. Ngay khi anh vừa nằm rạp xuống đất thì 1 quả đạn B-40 bắn trúng cái cây bên cạnh nổ tung. Mảnh vỡ nóng bỏng đã xuyên vào chân trái của anh. Dù cực kỳ đau đớn, viên sĩ quan gan góc vẫn tiếp tục chiến đấu. Bộ đội Bắc Việt chỉ cách anh có mấy mét. Cứ thấy ló ra tên địch nào là Remington bắn ngay. Dù ko biết có trúng không nhưng anh vẫn bắn thả ga.

Trong khi đó 1 số quân thuộc trung đội 3 của trung úy Sheridan đã mở đường xuống được chỗ ban chỉ huy của Kiley. Họ thấy viên đại úy cùng 5 người khác, bao gồm cả điện đài viên và y tá trưởng đại đội, đều nằm chết dưới 1 hõm đất sâu. Việc này cho thấy bộ đội Bắc Việt đã tràn ngập ban chỉ huy và hạ sát những lính dù này bằng đạn bắn thẳng.

Họ phát hiện ở gần đó có xác của nhóm thương binh đang chờ được sơ tán. Số này ko có cơ hội sống sót. Tất cả đều chết vì nhiều vết thương do đạn bắn. Trong đó có cả binh nhất Neal Best.

Khi quân của Sheridan quay trở lên tiến về chỗ đại đội Dog thì trung úy Remington lệnh cho những người còn sống sót quanh đó mở đường đi lên chỗ đại đội Charlie. Remington nhích từng chút một, quay súng nã xuống cây cối phía sau lưng và leo lên cao điểm. Rốt cục, đến khoảng 15g, thì anh bắt tay được với đại đội Charlie. Tuy cô cùng đau đớn, anh vẫn cố chỉ thị cho 1 chục lính dưới quyền còn lại đào công sự. Vì đã bỏ ba lô lại khu vực lúc này đang lúc nhúc lính Bắc Việt, nên giờ các 'Thiên binh" phải tận dụng mọi thứ có trong tay như lưỡi lê, mũ sắt, tay không... để đào đất.

Trong lúc đại đội Alpha đang bị đánh nhừ tử, hỏa lực địch bắn vào các đại đội Charlie và Dog vẫn ko hề suy giảm. Tiếng súng bắn từ phía sau khiến cho các lính dù ở nơi xa nhất cũng phải rút lên trên. Bản năng mách bảo rằng họ đã bị bao vây.

Ko có mục tiêu nên trung sĩ Welch lăn vào kéo thương binh vào nơi trú ẩn. 1 cậu trai trẻ to con gốc Ba Lan, vốn có biệt danh là "ván trượt" bị đạn bắn trúng tinh hoàn và chân phải. Dòng máu tím sẫm cứ trào ra sau mỗi nhịp thở. Welch khom người kéo cậu ta ra sau cái cây thì 1 viên đạn lại bắn trúng bàn chân của "ván trượt". Viên đạn sau đó xuyên qua tay áo của Welch rồi cắm vào ngực 1 lính dù cạnh đó. Đạn đi xuyên qua thân người lính trổ ra sau và làm dạ dày anh này bị thủng.

Welch băng bó vết thương cho anh lính rồi quay lại với "ván trượt". Anh quay lại quá trễ, cậu bé to con đã chết mất rồi.

Welch làm việc lăn xả suốt cả buổi chiều. Lính chết khắp xung quanh nhưng anh vẫn chưa hề hấn gì. Một lần, anh đang bò lên giữa 2 người lính khác thì đột nhiên người lính bên trái hét lên vì bị trúng đạn vào cổ. Khi Welch đang cúi xuống tránh dòng máu phun ra từ cái cổ họng bị xe toạc thì tay lính dù bên phải đã bị bắn thủng trán. Welch bèn bò sang chỗ khác.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #109 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2014, 09:01:36 am »

Specialist 4 Zaccone ngày hôm đó cũng đã nhiều lần thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Một lần, khi anh đang từ sau thân cây dùng khẩu M60 đọ súng với 1 tay súng bắn tỉa thì 1 quả đạn B-40 lao đến trúng vào cái cây phía trên. Sức nổ hất anh văng ra ngoài chỗ trống. Lúc đang nằm anh nghe thấy có tiếng người la hét. Rồi thì Zaccone nhận ra đó là tiếng hét của chính mình. Anh bò về nấp sau 1 cái cây. Vì thấy chân bị đau, anh nhờ 1 lính dù gần đó xem thử. Người lính bảo chân anh bị trúng nhiều mảnh đạn. Từ lúc đó Zaccone ko dám đi đâu nữa vì sợ ảnh hưởng đến vết thương.

Lát sau, có 1 lính cứu thương bò lên tìm thương binh. Zaccone bảo: "Tốt hơn anh nên ra khỏi đây đi Doc. Bọn nó đang nhằm cả vào chỗ này đấy."

Anh lính cứu thương gật đầu và bò đi, nhưng mới được mấy mét thì đã bị bắn gục.

Vào 1 thời điểm trong cái buổi chiều dài dằng dặc ấy, khi Zaccone tình cờ nhìn vào rừng cây phía sau thì thấy cha Watters đang ngồi xổm chăm sóc cho 1 thương binh. Khi Watters bắt gặp cái nhìn của Zaccone, mặt vị linh mục thoáng nét cười và nói với anh rằng ông vẫn bình an. Watters vẫy tay chào Zaccone. Anh này vẫy lại, cử chỉ đó đã tiếp thêm cho anh sức mạnh và anh trở lại tiếp tục chiến đấu.

Đối với những người đã nhìn thấy ông ngày hôm ấy. Cha Watters là 1 minh chứng cho tinh thần ko ngán ngại hiểm nguy. Ông di chuyển khắp chiến trường, chẳng hề đếm xỉa đến đạn thù để chăm sóc cho những thân xác nham nhở, què cụt, và làm lễ cho những người đang hấp hối. Hết lần này đến lần khác ông xông lên tuyến đầu, kéo thương binh qua nơi an toàn, đưa họ tới nơi băng bó và mang tử sĩ về.

Tại nơi sơ cứu, Specialist 4 Steer cũng thấy cha tuyên úy làm việc giữa những hàng thương binh. Vị linh mục tới an ủi từng người lính. Ông nắm lấy tay 1 số người khi họ khóc vì đau đớn. Ông ghì chặt những người đang hấp hối như thể ko muốn họ rời bỏ thế giới này trong đơn độc.

Sau khi bộ đội Bắc Việt đã tràn ngập đại đội Alpha, đại úy Kaufman nhận ra cuộc tiến công của mình rồi sẽ chẳng đem lại kết quả gì. Anh ra lệnh cho tiền quân của cả 2 đại đội co lại, để tổ chức khép chặt phòng ngự. Điều đó có nghĩa là phải từ bỏ 30m đất mà họ phải vất vả lắm mới giành được. Nhưng Kaufman cũng chẳng còn cách nào hơn. Sau khi co lại, Kaufman gọi điện xin Steverson không kích đồng thời cũng báo rằng họ đang bị 300 bộ đội Bắc Việt vây chặt. Đến 15g03 thì các máy bay phản lực đã bay vù vù qua đầu họ.

Vì 3 đại đội đã phải chiến đấu liên tục suốt gần 5 tiếng đồng hồ, nên đạn dược của họ sắp cạn sạch. Thiếu tá Steverson lệnh cho đại đội trực thăng xung kích 335 cố gắng thả đạn xuống. Lúc 15g39 chiếc trực thăng đầu tiên đã cất cánh từ căn cứ pháo binh 16. Đến 15g52 thì nó quay về, vẫn chưa thả được đạn mà còn bị bắn thủng lỗ chỗ. Khi phi công vừa mới bay đến gần chu vi phòng thủ, thì đạn đối phương thi nhau từ rừng cây bâu tới. Chiếc Huey bị trúng đạn nhiều đến nỗi ko đếm xuể. Nó rung lắc dữ dội và viên phi công đành phải vòng về căn cứ pháo binh.

Đến 16g17, chiếc trực thăng chở đạn thứ nhì lại lên đường. Lần này thì cơ phi đã cố đạp xuống 1 thùng đạn trước khi hỏa lực giữ dội buộc chiếc trực thăng phải bay đi. Giỏ đạn rơi xuống rừng cây trước mặt tuyến phòng thủ của đại đội Charlie chừng 20m rồi lăn lông lốc xuống dốc.

Lính dù rất cần số đạn ấy nên trung úy Lantz tổ chức 1 đội đi thu nhặt. Anh dẫn họ tiến xuống. Khi các binh sĩ lôi thùng đạn nặng trịch về phòng tuyến thì Lantz bắn yểm hộ. Anh đi giật lùi, bắn sang 2 bên, tưới đạn vào những ngọn cây gần đó. Sắp về đến nơi thì Lantz bị 1 lính bắn tỉa địch bắn chết tươi chỉ bằng 1 phát đạn.

Suốt buổi chiều, quân Bắc Việt tiếp tục nã súng vào các 'thiên binh' đang bị vây. Cùng với súng cá nhân, địch còn dùng B-40, B-41 và súng cối nện lính dù tới tấp. Dù cũng có lúc giao tranh lắng xuống theo chu kỳ, nhưng điều này ko kéo dài. Ngay khi lính dù vừa nghĩ rằng mình đã an toàn, thì lại nghe thấy tiếng đề pa đặc trưng của đạn cối khi chúng bay ra khỏi nòng. Mọi người lại ùa đi tìm chỗ nấp vì biết rằng chỉ trong giây lát nữa thôi, đạn cối sẽ chụp xuống reo giắc hủy diệt, chết chóc.

Tướng Schweiter đã theo dõi trận đánh trên cao điểm 875 trong cả buổi chiều và thấy rõ ràng rằng tiểu đoàn 2/503 đang ở trong 1 tình thế tuyệt vọng. Ngay lập tức ông giành cho họ quyền ưu tiên được nhận tất cả các hoạt động không kích.

Hẳn là thiếu tá Steverson cũng nhận ra điều đó khi bay trên khu chiến. Đến 15g41, ông bảo tiểu đoàn phó là thiếu tá William Kelly gọi về xin lữ đoàn cho tiểu đoàn 1 đến giúp. Dù đang ở gần đó, các đại đội của trung tá Schumacher lại ko ở trong tình trạng tốt để có thể đi cứu viện. Do vậy, tướng Schweiter đưa tiểu đoàn 4 đáng tin cậy của mình ra.

Khoảng 16g, Schweiter bay đến sở chỉ huy của trung tá Johnson đóng tại căn cứ pháo binh 12. Viên tướng nói sơ qua về tình thế nguy ngập của tiểu đoàn 2/503. Schweiter cho Johnson thấy ông rất lo lắng về những việc đang diễn ra trên cao điểm 875. Ông bảo Johnson chuẩn bị cho 1 đại đội dưới quyền triển khai ngay đến căn cứ pháo binh 16. Sau đó Schweiter quay lại trung tâm hành quân của Steverson.

đại đội Bravo, tiểu đoàn 4/503 của đại úy Ron Leonard vừa về đến căn cứ pháo binh 12 lúc 11g25 sáng hôm ấy sau khi được thay phiên (các đại đội luân phiên nhau đi hành quân dã ngoại.) Thế nên, giờ đây đại đội Bravo phải nhận lệnh chuẩn bị lên đường.


Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM