Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:49:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: ĐĂK TÔ ‘Lính nhà trời’ Mỹ trên cao nguyên trung phần Nam Việt Nam  (Đọc 98819 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #50 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2014, 09:22:07 am »

Trong những năm sau đó ở Triều Tiên, Schweiter ghi dấu ấn như là 1 sĩ quan xuất sắc, đi đầu trong chủ trương cơ động đường không. Schweiter đã phục vụ trong liên đoàn 5 biệt kích (5th Special Forces Group ) ở nam VN ngay trước khi nhận ngôi sao cấp tướng và chuyển đến căn cứ Fort Campbell.

Ko có mấy người hiểu được ông ta. Cá tính và phong cách chỉ huy của tướng Schweiter khó có thể bì kịp phong thái hòa nhã của “chú Jack” Deane. Cộc cằn và ít nói, Schweiter rất dễ nổi nóng khi mọi thứ ko diễn ra theo ý muốn. Vô cảm, khắc kỷ và cầu toàn, ông đòi hỏi cấp dưới phải tuân theo những tiêu chuẩn cao mà mình đặt ra. Khi họ ko làm được thì ông nổi đóa ngay. Có 1 sĩ quan tham mưu tại 1 cuộc họp do ko chuẩn bị trước những câu lục vấn của Schweiter nên đã bị ông mắng nhiếc đến nỗi anh này quá căng thẳng mà ngất xỉu. Schweiter cho thay thế người này ngay.

Trung úy Mike Deems rời đại đội Dog, tiểu đoàn 4/503 lên làm trợ lý cho Schweiter. Anh mau chóng nhận ra đây là cái nhiệm vụ tồi tệ nhất trong sự nghiệp. Khi gặp bất cứ cái gì trục trặc là Schweiter lại trút giận lên đầu Deems. Thậm chí những thứ tưởng như vô thưởng vô phạt như việc điện đài trên chiếc trực thăng chỉ huy bị hỏng cũng khiến Deams hứng trọn cơn thịnh nộ của Schweiter. Thay vì coi việc lên làm trợ lý là 1 sự thăng tiến thì càng ngày Deems càng thấy chán ghét công việc này.

Đại úy Baird thì cho rằng Schweiter là người liều lĩnh. Có lần, ông tướng sai sĩ quan tình báo (S-2) lệnh cho quân viễn thám của Baird phải dùng dây thừng đu xuống từ trên tán rừng cao 50m xuống đất chứ ko cho trực thăng thả họ xuống khu vực tác chiến. Baird rất tức giận trước cái chỉ thị mà anh cho là ngu xuẩn và nguy hiểm đó. Anh không tuân lệnh vì việc này giống như là tự sát. May mắn cho Baird là Schweiter đã đổi ý trước khi việc kháng lệnh đến tai ông tướng.

Trung tá Partain lại coi Schweiter là con người nóng nảy, bạo ngược. Ông nghĩ viên tướng thiếu tự tin vào bản thân và còn có thể là thiếu quyết đoán nữa. Theo Partain thì Schweiter chỉ chú tâm đến bản thân với những thứ nhỏ nhặt như là những đặc quyền giành cho sĩ quan cấp tướng. Partain đã chứng kiến 1 lần Schweiter giành quá nhiều thời giờ để lo tổ chức bữa ăn cấp tướng của mình.

Schweiter tìm cách áp đặt thói quen của mình cho hầu hết những người hoạt động dưới quyền chỉ huy của ông. Nhưng những lề thói này hiếm khi xuống đến chỗ đám lính quèn. Thật ra, Schweiter vẫn là 1 sĩ quan cấp tướng có quan tâm nhiều tới binh sĩ. Ông làm mọi khả năng để cung cấp cho lính dù những tiện nghi có thể. Ông muốn mỗi “thiên binh” khi hành quân dã ngoại đều được ăn nóng ít nhất là 1 bữa trong ngày. Ông cấm các sĩ quan tham mưu ko được xài đồ xa xỉ, như là ăn kem trừ phi anh ta bảo đảm các đại đội chiến đấu đều đã có phần.

3 tuần sau khi tướng Schweiter lên nắm quyền, các đơn vị chính của lữ 173 bắt đầu chuẩn bị rời Đắk Tô. Việc tiếp tục ko gặp địch đã khiến cho tướng Rosson tin rằng bộ đội Bắc Việt ko còn uy hiếp các trại biệt kích trong vùng Pleiku–Kontum–Đắk Tô nữa. Ông cảm thấy sư đoàn 4 bộ binh, lúc này đã có đầy đủ sức mạnh với việc trở lại của lữ đoàn bộ binh thứ ba, có thể tự xử lý được tình hình Tây Nguyên. Do đó tướng Rosson đã giao cho lữ đoàn dù 173 1 nhiệm vụ khác.

Nằm ở phía đông nam Đắk Tô, trên bờ biển của nam VN, là tỉnh Phú Yên. Với vụ thu hoạch lúa mùa thu sắp đến, vựa gạo Phú yên sẽ là 1 mục tiêu hấp dẫn cho những đơn vị VC địa phương. Lữ 173 phải đánh đuổi VC ra khỏi địa bàn này. Lữ đoàn cũng sẽ bảo vệ an ninh cho căn cứ không quân lớn tại Tuy Hòa, thủ phủ của tỉnh. Tướng Rosson gọi nỗ lực này là chiến dịch Bolling.

Không phải tất cả lữ 173 đều sẽ đi Tuy Hòa. Tiểu đoàn 2/503 của trung tá Partain với sự yểm trợ của pháo đội A, tiểu đoàn 3, trung đoàn pháo binh 319 sẽ ở lại Đắk Tô. Họ sẽ là 1 phần của chiến đoàn đặc nhiệm 77 (Task Force 77), cùng với các tiểu đoàn của VNCH là tiểu đoàn 3 dù và tiểu đoàn 1, trung đoàn 42 bộ binh cùng 1 đại đội biệt kích mike force (thuộc biệt kích SOG, các đại đội này đóng vai trò xung kích, tiếp ứng. ND) tiến hành thám kích trong vùng thung lũng Tu Mơ Rông, nằm phía bắc Đắk Tô.

Những đơn vị khác của lữ 173 bắt đầu rời Đắk Tô ngày 17 tháng 9 năm 1967. Những chiếc máy bay C-130 của Không quân chở các “Thiên binh” đến sân bay Tuy Hòa. Sau những cơn mưa như trút cùng những ngọn núi dốc đứng trên Tây Nguyên thì Tuy Hòa là 1 nơi đáng hoan nghênh đối với lính dù. Nhiều đại đội súng trưởng tổ chức tiệc nướng trên các bãi biễn cát trắng phau của Tuy Hòa; ở đó lính dù vui vẻ nô đùa trên sóng nước đại dương. Họ ko còn là những chiến binh gai góc nữa mà đã trở lại là cậu trai trẻ vui vẻ, dễ mến.

Specialist 4 Arturo Ortiz, 1 chàng lính 20 tuổi trong đại đội  Charlie, tiểu đoàn 4/503 của trung úy Connolly, có lúc đã tưởng tượng những bãi biển Tuy Hòa như là bãi biển ở Venice, California, nơi anh sinh trưởng. Anh cũng tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhìn bầu trời trong xanh ngày này qua ngày khác ở đây chứ ko phải là tấm màn mây bao phủ các ngọn núi.

1 người bạn thân của Ortiz trong đại đội Charlie là binh nhất Gerhard Tauss, sinh năm 1943 ở Nam Tư là con 1 lính Đức. Đầu những năm 1950, Tauss cùng gia đình di cư đến Los Angele. Sau khi học xong cao đẳng và 4 năm đại học, đến năm 1966 khi ko còn là sinh viên nữa thì anh phải đi quân dịch. Theo lời khuyên của 1 người bạn thuộc sư đoàn dù 82, Tauss tình nguyện học nhảy dù sau khi đã được huấn luyện cơ bản. Đây là 1 quyết định mà anh ko bao giờ thấy hối tiếc. Tauss mê mẩn tình bằng hữu giữa những “thiên binh”. Anh cảm thấy từ trung úy Connolly trở xuống thì ko chỗ nào tốt hơn đơn vị của mình.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #51 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2014, 09:02:07 am »

Tauss nghĩ ở Tuy Hòa cũng giống như ở Hawaii vậy. Anh cùng bạn bè chơi bóng bầu dục và bóng rổ dưới những cơn gió nhẹ làm lá cọ rung rinh. Gần như anh đã quên phắt cả quân đội lẫn cuộc chiến tranh này.

Những thứ còn làm anh gợi nhớ chính là những rắc rối đến từ các sĩ quan hậu phương. Họ luôn làm phiền Tauss cùng những chú lính khác vì những vi phạm rất nhỏ nhặt như: Tóc để dài quá, ko cài nút áo hay áo bỏ ngoài quần. Tauss và hầu hết binh lính đều tỏ vẻ bất cần. Họ nói: “Mẹ nó, bọn họ còn làm gì được ta nào? Gửi bọn mình tới VN chăng?”.

Tất nhiên là ở Tuy Hòa ko phải lúc nào cũng vui cả. Vẫn còn cuộc chiến tranh để mà chiến đấu, nhưng cuộc chiến ở đây khác hẳn trên Tây Nguyên.

Kẻ thù chủ yếu ở Tuy Hòa là quân chủ lực VC. Thường chỉ hoạt động theo những toán nhỏ từ 5 đến 6 người. VC chủ yếu hoạt động vào ban đêm, vận chuyển trang bị, tiếp tế, phục kích các đơn vị đồng minh hay nã vài quả đạn cối xuống vị trí của họ.

Vì thế mà hầu hết các hoạt động của lữ 173 quanh Tuy Hòa đều được diễn ra ở cấp trung đội. Những trung úy trẻ tuổi chỉ huy các trung đội có cơ hội hoạt động độc lập, mà ko bị đại đội trưởng giám sát. Những cuộc hành binh ở Tuy Hòa đã cho các sĩ quan nhiều kinh nghiệm rất quí giá.

1 người thu thập được nhiều kinh nghiệm bổ ích trong thời gian ở Tuy Hòa là trung úy David S. Holland, chỉ huy trung đội thuộc đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/503. Holland là 1 sĩ quan bé loắt choắt, đeo kính cận, 24 tuổi, đã tốt nghiệp đại học Virginia, tới nam VN lần đầu tháng 8 năm 1966 làm sĩ quan quân cảnh. Anh đã hoàn tất kỳ hạn phục vụ 1 năm của mình với 1 tiểu đoàn quân cảnh ở Sài Gòn mà vẫn cho rằng mình chưa được nếm mùi chiến tranh. Anh ko muốn 30 năm sau sẽ kể chuyện cho mấy đứa cháu tương lai cái việc cứ phải bắt giam rồi lại thả ra mấy tên say xỉn suốt cuộc chiến. Thế nên khi kết thúc kỳ hạn, Holland đã xin thuyên chuyển sang bộ binh.

Cuối tháng 9, Holland đã tới trình diện trung tá David J. Schumacher, lữ đoàn phó lúc trước và giờ là chỉ huy tiểu đoàn 1/503. Schumacher gửi Holland xuống cho đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/503. 1 chiếc trực thăng chổ quân slick đã trưa đó đã chở Holland đến nơi đóng quân dã ngoại của đại đội Alpha. Vừa nhảy ra khỏi 'con chim sắt 'Holland lập tức hối hận vì quyết định của mình. Anh phải giáp mặt với những thằng lính hôi hám, dơ dáy, nhếch nhác nhất có thể tưởng tượng ra được. Holland ko mảy may nghi ngờ rằng chỉ ít tuần nữa thôi là mình cũng sẽ giống bọn họ.

Những tuần lễ sau đó, Holland chỉ huy 25 cậu lính trong trung đội hành quân rất nhiều. Anh đã nâng cao kỹ năng chỉ huy chiến đấu qua hàng chục những cuộc đụng độ nhỏ. Dù lúc trước đã từng nghi ngờ về năng lực tác chiến của mình thì nay Holland đã nhanh chóng lấy lại sự tự tin.

Tác chiến ở Tuy Hòa thường là những cuộc đụng độ chớp nhoáng với những toán VC nhỏ. Các tiểu đội súng trường sẽ tổ chức phục kích dọc theo tuyến đường mà VC có thể di chuyển rồi sau đó họ chỉ đợi xem kẻ nào sẽ lọt vào cái bẫy đã giăng.

Những đại đội súng trường của lữ 173 dùng rất nhiều thời gian để tuần tra trên các dãy núi nằm ven bờ biển tỉnh Phú Yên. Mặc dù núi ở đây không hiểm trở như tại Đắk Tô, nhưng chúng vẫn là nơi ém quân lý tưởng của đối phương. “Thiên binh” phải mò đến nơi để đánh tróc rễ VC. Họ đã có thành công và cũng có cả thất bại.

đại đội Charlie tiểu đoàn 1/503, cho cả 3 trung đội đi truy quét. Một ngày kia họ đến 1 trảng trống. Lính trinh sát thận trọng nhích từng cm để tiến lên trước. Họ nhanh chóng quay lại báo 1 tin tốt lành. Trong khu rừng phía trước có 1 đơn vị VC, đang say ngủ. Lính đại đội Charlie triển khai ra bao vây chỗ đóng quân đó. Chỉ trong phút chốc số địch này đã bị xóa sổ.

Trung úy Charles D. Brown, chỉ huy 1 trung đội của đại đội Charlie. Khác với những sĩ quan khác trong lữ 173, trung úy Brown, chưa học qua đại học. Brown sinh năm 1944 và lớn lên ở Orlando, Florida. Dù có cha là 1 đội trưởng thuộc sở cảnh sát Orlando, Brown lại là 1 gã trai trẻ quậy phá suốt ngày, nhậu nhẹt, học hành lẹt đẹt. Năm 1964, sau 2 năm tốt nghiệp trung học, anh mới nhận ra tương lai vô định của mình. Brown bèn nhập ngũ để định hướng cho cuộc sống.

Sau 2 năm làm lính trơn, Brown xin đi học sĩ quan và được chấp nhận. Năm 1966 Brown được phong sĩ quan. Đến năm sau thì sang nam VN.

Trong quá trình ở Biên Hòa, Brown nghe nói đại đội Charlie, tiểu đoàn 1/504 là đại đội giỏi. Thế nên anh leo lên trực thăng bay tới nơi đóng quân dã ngoại của đơn vị. Anh đánh thức đại úy Kirby Smith khi đó đang ngủ say dậy và đề đạt nguyện vọng muốn làm thành viên của đại đội Charlie. Smith cáu kỉnh gặng hỏi: “Cậu gọi tôi dậy chỉ vì việc ấy thôi sao?”.

Brown quả quyết xác nhận.

Dù rất cáu, đại úy Smith cũng phải ngưỡng mộ sự táo bạo của Brown và cho anh làm đại đội phó. Brown ở cương vị này mấy tháng rồi mới qua nắm trung đội 3 ngay trước lúc rời Đắk Tô.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #52 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2014, 08:39:13 am »

1 hôm trong khi đang cho trung đội đi xuống lối mòn trên miền núi Tuy Hòa, Brown nghe thấy có tiếng chiêng. Sau khi quan sát, Brown thấy tiếng chiêng là do 1 ông già ở ngôi làng gần đó đánh lên để báo cho VC biết sự hiện diện của trung đội. Do sợ sẽ bị phục kích, Brown tì người vào 1 thân cây, đưa khẩu CAR-15 lên vai và giết kẻ báo tin chỉ bằng 1 phát đạn.

“Thấy chưa” Brown nói với đám lính mới trong trung đội. “Nhiều khi ta chỉ cần bắn 1 phát. Đừng có lúc nào cũng sử dụng nấc bắn liên thanh. Phải tiết kiệm đạn, phát nào chắc phát nấy.”

Thật là tàn ác nhưng thực tế chiến tranh rất cần những bài học như thế.

Trung úy Alfred A. Lindseth, đại đội Bravo, tiểu đoàn 4/503 là người mắt thấy tay nghe giá trị của bài học này. Lindseth, 1 anh chàng có tao nhã có vẻ đẹp rất babi, tốt nghiệp West Point khóa 1966 tới gia nhập đại đội Bravo sau trận đánh ngày 10 tháng 7. Trung úy Ligon là bạn cùng khóa với Lindseth hồi còn ở học viện. Được chỉ huy trung đội hỏa lực của đại đội Charlie nhưng ko thích, anh đã xin chuyển qua đại đội Bravo. Từ 1 anh nông dân 23 tuổi cùng Bắc Dakota, Lindseth cảm thấy như cá gặp nước khi làm chỉ huy trung đội súng trường và thực tế anh là 1 trong những trung đội trưởng giỏi nhất toàn lữ. Anh liên tục rèn luyện để nâng cao kỹ năng tác chiến và truyền sự tự tin của mình cho các binh sĩ.

Lindseth và trung đội 1 ngày kia cũng tới vùng núi nơi trung úy Brown đã hạ sát ông lão cơ sở của VC. Lindseth rất tự hào vì quân của mình vì họ đã men theo triền núi rất êm ko 1 tiếng động. Anh còn đang tự mãn về tài năng chỉ huy 1 đơn vị của mình thì 1 loạt đạn kéo anh về với thực tại.

Khi ngưng tiếng súng, Lindseth vội lên chỗ tiểu đội xích hầu. Anh dược cho biết có 4 bộ đội Bắc Việt trang bị đầy đủ cũng đi trên đường hướng về phía trung đội, vừa đi vừa nói chuyện. Khi tiểu đội đi đầu của Lindseth nhìn thấy địch, có 3 lính đã nổ súng, mỗi lính dù bắn hết 1 băng đạn M16.

Thật khó hiểu khi chỉ có 1 lính Bắc Việt bị giết, còn 3 người kia chạy thoát. Lindseth rất bực bội. Thế quái nào mà súng M16 của 3 người lính lại có thể bắn trượt 3 trong 4 mục tiêu chỉ cách xa có mấy mét? Anh liền tuyên bố sẽ tăng cường các bài tập xạ kích.

Trong khi các tiểu đoàn 1/503 và 4/503 vui chơi trên các bãi biển Tuy Hòa và đánh nhau với quân VC địa phương, thì chiến đoàn đặc nhiệm 77 đang tiến vào thung lũng Tu mơ Rông. Khu vực rộng lớn ở phía bắc Đắk Tô này bị tình nghi chứa chấp 1 sở chỉ huy cấp trung đoàn bộ đội Bắc Việt. Chiến đoàn 77 phải tìm ra nó.

Những chiếc Slick chở tiểu đoàn 2/503 tới lối vào phía nam của thung lũng Tu mơ Rông. Pháo đội A, tiểu đoàn 3/319 thiết lập 1 trận địa pháo cách đó không xa trong lúc các đơn vị VNCH và biệt kích mike force chiếm lĩnh vị trí chốt chặn trên phía Bắc. Các đại đội súng trường của tiểu đoàn 2/503 sẽ truy quét lên phía Bắc, lùa quân Bắc Việt đến chỗ quân VNCH.

Tiểu đoàn 2/503 đã sục sạo thung lũng trong gần 3 tuần lễ. Cũng như ở Đắk Tô, các “thiên binh” tìm thấy rất nhiều dấu vết của bộ đội Bắc Việt nhưng ko gặp tên lính nào. Khi thấy rõ là ko có sở chỉ huy cấp trung đoàn nào của quân Bắc Việt trong khu vực, thì chiến đoàn đặc nhiệm 77 được lệnh rút ra.

Đại đội Bravo và đại đội Charlie, tiểu đoàn 2/503 đã được máy bay Chinooks bốc ra. Đại úy Ken Smith thì lại được báo sẽ ko có máy bay nào tới chở đại đội của mình. Anh có thể chọn giữa việc phải trú lại qua đêm rồi sẽ được bốc ra sáng hôm sau hoặc lội bộ ra khỏi thung lũng đến đường 14 và được xe tải chở về.

Smith chẳng khoái lựa chọn nào hết. Cả 2 cách đều rất nguy hiểm. Nhưng vì chẳng muốn phải qua đêm 1 mình trong 1 khu vực thù địch nên Smith đã chọn cách hành quân bộ ra khỏi thung lũng. Anh yêu cầu pháo binh dựng 1 bức tường lửa di động đi phía trước tuyến hành quân. Chỉ khi đó anh mới cảm thấy tự tin về cơ hội đột phá nếu bị quân Bắc Việt kéo tới bao vây.

Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #53 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2014, 08:02:33 am »

Các “thiên binh” của Smith có khoảng 12 cây số cần phải đi. Dù ko tìm thấy dấu hiệu có địch quân hoạt động trong khu vực, Smith vẫn cảm thấy họ có ở đó. Và nếu có địch thì… Smith đau đớn nhớ lại những gì đã xảy ra cho chính đại đội này khi nó bị quân Bắc Việt chộp đượcngày 22 tháng 6 năm 1967 trong lúc đi một mình.

Tất cả mọi người trong đại đội đều cảm thấy sợ hãi khi khởi hành. Thần kinh căng như dây đàn, toàn đại đội đều nhận thức rõ tình thế nguy hiểm của đơn vị. Đại đội của Smith tiến lên, đi song song với con đường mòn với hỏa lực pháo binh bắn chặn rung rinh cả mặt đất đằng trước. Càng hành quân càng thấy căng thẳng. Bỗng 1 lính dù trẻ tuổi hoảng hốt chĩa thẳng súng vào anh và hét: “Chó chết! Anh sẽ giết hết chúng tôi mất thôi!”

Trước khi Smith kịp phản ứng, thì Michael Deeb, người thượng sĩ nhất đáng tin cậy đã giáng cho gã trai 1 báng súng vào đầu. Những lính khác khiêng tay lính trẻ cho đến khi cậu ta tỉnh lại rồi lặng lẽ tham gia hành quân. Smith ko phạt cậu ta vì anh thông cảm nỗi sợ hãi của người lính trẻ.

Đại đội Alpha đã an toàn ra đến chỗ xe tải đang chờ. Tất cả lên xe và chở về Đắk Tô bình an vô sự.

Chiến đoàn đặc nhiệm 77 bị giải tán ngày 11 tháng 10 năm 1967. Cũng trong hôm đó, tiểu đoàn 2/503 và pháo đội A, tiểu đoàn 3/319 ra sân bay Đắk Tô lên máy bay C-130 di chuyển đến Tuy Hòa. Việc họ ra đi đã chính thức chấm dứt chiến dịch Greeley.

Các đại đội súng trường của tiểu đoàn 2/503 giành ra vài ngày vui chơi trên các bãi biển Tuy Hòa trước khi tham gia hành quân dã ngoại với các đại đội anh em. Giống như họ, tiểu đoàn 2 nhanh chóng thường xuyên đụng độ với các đơn vị VC địa phương. Điển hình là vào 1 đêm giữa tháng 10, đại đội Bravo, tiểu đoàn 2/503 đã bố trí 1 loạt ổ phục kích dọc theo con đường mòn nghi ngở là của VC. Binh nhất Mike Nale, người cùng các bạn là các binh nhất Varoli và Roth vừa chở về đại đội sau 6 tuần nằm viện, đang kiên nhẫn cùng tổ chiến đấu nằm đợi xem có ai lọt vào ổ phục kích chết chóc của mình không? Nale đang trong phiên gác thì nghe có tiếng động. Anh mau chóng đánh thức mấy người bạn trong tổ đang ngủ và thì thầm: “Tôi nghe có tiếng động.”

Cả 3 người lính đều nghe thấy tiếng thở phì phò cùng tiếng sột soạt trong bụi cây ven đường chỉ cách họ mấy mét. Tiếng động đến gần rồi đi xa rồi lại đến gần. Cổ họng và miệng Nale khô rát khi anh chờ để nhìn rõ mục tiêu trong cái đêm ko trăng đó. Anh ko rõ ở đó có bao nhiêu VC nhưng chắc mẩm sẽ hạ được vài tên trước khi địch bắn trả.

Đột ngột, tiếng sột soạt tới ngay trước mặt anh. Nale có thể nghe thấy tiếng trống ngực của mình đập liên hồi khi tay vẫn ghìm chặt khẩu M16. Có tiếng kêu ủn ỉn rồi thì Nale nhìn thấy 1 con heo rất lớn… Và đêm đó trung đội Nale được 1 bữa tối rất ngon.

Không phải tất cả các buổi phục kích đều có cái kết hậu như thế. Có đêm 1 trong số bạn thân của Nale bị trọng thương, ko thể làm bãi đáp cho trực thăng tai chỗ nên họ phải vất vả lội bộ ra khỏi khu rừng mang nạn nhân đến bãi bốc quân chờ lính cứu thương đến.

Trong lúc đi từ nơi phục kích về đến bãi bốc quân, Nale khắp người dính đầy máu của thương binh và rất mệt. Trong khi bác sĩ và những lính cứu thương làm việc, cha Watters tiến hành các nghi lễ cuối cùng. Nale rất tôn sùng vị tuyên úy này. Có vẻ như cha Watters luôn có mặt những khi cần thiết.

Lát sau thương binh được đưa lên trực thăng tải thương. Chiếc máy bay biến mất trên bầu trời đêm và Nale ko còn nghe tin gì của anh bạn đó nữa.

Cuối tháng 10 đã xảy ra 1 số thay đổi lớn đối với lữ đoàn 173. Do giờ đây MACV đã bố trí lưu “thiên binh” ở lại vùng II chiến thuật, nên những đơn vị hậu cứ của lữ phải rời Biên Hòa lên xây dựng bộ chỉ huy tại An Khê, tỉnh Bình Định. Chuyến di chuyển này là 1 nỗ lực to lớn của tiểu đoàn trợ chiến 173 và các nhân viên hậu cứ. Tất cả những trang thiết bị mà lữ đoàn chưa đưa lên phía Bắc cùng những đồ đạc cá nhân của lính trên tiền tuyến đều được đóng thùng rồi đưa lên xe tải về Sài Gòn. Từ đó chúng được vận chuyển theo đường biển đến Qui Nhơn. Đoàn xe tải được tổ chức tại đó sẽ chở chúng lên An Khê.

Vào cuối tháng 10, sức mạnh và khả năng cơ động của lữ đoàn dù 173 được tăng lên đáng kể với sự xuất hiện của tiểu đoàn bộ binh thứ tư, là tiểu đoàn 3/503. Được thành lập tại căn cứ Fort Bragg tháng 4 năm 1967, tiểu đoàn mới đã trải qua 6 tháng được huấn luyện tạm cùng sư đoàn dù 82. Những khoa mục huấn luyện thêm về tác chiến trong rừng của lữ đoàn nhanh chóng được tái lập lại ở An Khê và họ bắt tay vào huấn luyện những lính mới đến. Một khi hoàn tất khóa huấn luyện đặc biệt này họ sẽ tham gia cùng các “thiên binh” khác trong chiến dịch Bolling.

Trong tháng 10 các tiểu đoàn 1 và 2 của trung đoàn 503 cũng noi theo tiểu đoàn 4 lập ra đại đội súng trường thứ tư. Mỗi đơn vị kết hợp các trung đội chống tăng và súng trường cơ hữu để lập ra đại đội Dog. Những đại đội mới này ít khi có nhiều hơn 60 quân và có từ 2 đến 3 trung đội.

Ở tiểu đoàn 2, đại úy Ken Smith, 1 đại đội trưởng giàu thâm niên chuyển từ đại đội Alpha sang thành lập đại đội Dog. Anh miễn cưỡng rời đại đội Alpha nhưng xin trung tá Partain 1 điều kiện là được mang theo cấp phó là trung úy Bartholomew O'Leary cùng thượng sĩ nhất Michael Deeb đi cùng. Cả hai ko những đều có nhiều kinh nghiệm chiến đấu mà còn là những chỉ huy xuất sắc. Ngoài ra Smith cũng muốn chuyển qua công việc khác sau khi kết thúc thời gian 6 tháng chỉ huy nên anh muốn đảm bảo đại đội Dog sẽ được 1 sĩ quan có năng lực là trung úy O'Leary nắm giữ.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #54 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2014, 09:16:34 am »

Tháng 10, trung tá Partain rời tiểu đoàn 2 về nhận nhiệm vụ lữ đoàn phó. Quyền chỉ huy tiểu đoàn 2 được bàn giao cho thiếu tá James R. Steverson. Kể từ khi đến lữ đoàn hồi tháng 2, chức trách chủ yếu của Steverson là sĩ quan hành quân lữ đoàn. Cuối cùng sau khi coi như mình đã hoàn thành xuất sắc trong cương vị đó, Steverson muốn được chỉ huy 1 tiểu đoàn tác chiến trong gần 4 tháng còn lại ở nam VN, trước khi kết thúc kỳ hạn phục vụ. Những ngày cuối tháng 10 đang đến gần, lữ đoàn 173 chiến đấu theo kiểu cũng giống như hồi còn ở Biên Hòa. Hầu hết các cuộc đụng độ là với các đơn vị VC nhỏ. Các hoạt động chỉ diễn ra ở cấp trung đội và mang lại cho những sĩ quan cấp cơ sở trong lữ 1 nhiều kinh nghiệm. Các tiểu đội trưởng cũng luôn phải đi phục kích và tuần tra riêng nên cũng nâng cao được kinh nghiệm tác chiến và khả năng chỉ huy.

Trong khi những “thiên binh” trẻ lặn lội trên những cánh đồng lúa ở Tuy Hòa thì nhiều phụ nữ và thanh niên khác, cách đó nửa vòng trái đất, đang làm hết sức để chấm dứt chiến tranh. Tháng 10 năm 1967 diễn ra cuộc biểu tình phản chiến của người Mỹ, khi có hàng chục ngàn người biểu tình tuần hành đến Lầu 5 góc. Các cuộc biểu tình phản chiến còn được tổ chức ở hàng chục trường đại học trên cả nước để hưởng ứng.

Khi tin tức về phong trào phản chiến đến tai “thiên binh”, họ cười cợt chế nhạo. Chỉ có vài lính dù có thể hiểu vì sao sự hy sinh của họ lại được ít người trên “thế giới” ủng hộ đến thế.

Lính chiến Hoa Kỳ đặc biệt khinh bỉ đám híp-pi. Đó là những kẻ để tóc dài, áo quần lòe loẹt, sống nổi loạn đắm chìm trong thế giới của ma túy. Đỉnh cao của họ là ở “Mùa hè yêu đương - Summer of Love” năm 1967, khi mà ca sĩ Scott MacKenzie mời gọi thế giới hãy “cài ít hoa lên tóc” và đi tới San Francisco. Ban nhạc The Beatles thì cứ ngâm nga “Tất cả những gì bạn cần là tình yêu - “All You Need is Love.” Những “thiên binh” ko thể tin nổi khi thấy hình của đám híp-pi hoang đàn đó trên các tạp chí ở quê nhà. Họ tự hỏi, cái đất nước đã gửi chúng ta đi chiến đấu đang làm sao vậy?

Tuy nhiên ko phải tất cả những tin tức ở quê nhà đều đáng ghét. Kiểu váy ngắn mốt năm đó của phụ nữ Mỹ rất là nổi tiếng. Lính tráng cũng rất khoái nó.

Phần lớn người Mỹ chẳng hề quan tâm nhiều đến chiến tranh mà chỉ đơn giản là việc kinh doanh hàng ngày, thỏa mãn với công việc có thu nhập cao trong nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh vì những nỗ lực quân sự của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á. Khi ra khỏi công việc thì dân Mỹ khoái thưởng thức phim ảnh dạng như phim Camelot và Cool Hand Luke. Hay những tiểu thuyết được ưa chuộng như cuốn ‘William Styron thú nhận’ của Nat Turner hay cuốn ‘Topaz’ của Leon Uris. Với những kỳ nghỉ lễ sắp tới, những người Mỹ bình thường bắt đầu để tâm trí vào kế hoạch cho dịp lễ Tạ Ơn và lễ Giáng Sinh. Tất cả những ý định ăn chơi mà các ‘thiên binh’ có thể hưởng trong mấy ngày lễ đã tan thành mây khói khi họ nhận lệnh phải quay về Đắk Tô ngày 1 tháng 11.







 


Chương 7
Trận đánh trên dãy Ngọc Cam Liệt




Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà chiến lược quân sự hàng đầu của Bắc Việt Nam, vào giữa năm 1967 đã thông qua sách lược mới được đề ra nhằm đánh đuổi quân Mỹ ra khỏi miền Nam, lật đổ chính phủ bù nhìn Sài Gòn và thống nhất nước nhà. Đây ko còn là chiến lược phòng thủ, tập trung vào lý luận cho rằng nếu kiểm soát được vùng nông thôn thì sẽ bóp nghẹt các thành thị nam VN nữa. Tướng Giáp đã lên kế hoạch cho 1 đợt tổng tiến công mới nhắm vào các vùng đông dân của miền nam VN.

Giáp đã bày mưu tiến hành 1 loạt cuộc đụng độ trên suốt giới tuyến miền nam VN như là bước khởi đầu cho chiến dịch đông – xuân 1967-1968. Ông cẩn thận lập kế hoạch cho từng hoạt động sao cho chúng chỉ giống như các cuộc điều quân bình thường. Tuy nhiên, ý đồ thực sự của ông là lôi kéo quân Mỹ ra khỏi những vùng đông dân cư của nam VN trong khi vẫn che giấu sự thâm nhập của quân Bắc Việt. Khi tất cả các đơn vị đã vào vị trí và quân Mỹ đang bận bịu với các sứ mạng ở xa xôi thì tướng Giáp sẽ phát động đợt tổng tiến công trên qui mô lớn diễn ra trên hầu khắp các thành phố lớn, các căn cứ quân sự, thị xã của nam VN. Tướng Giáp tin rằng một khi nhân dân miền Nam cảm thấy bộ đội Bắc Việt sắp giành thắng lợi thì họ sẽ hưởng ứng và đồng loạt nổi dậy.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #55 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2014, 09:20:00 am »

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy của tướng Giáp được lên kế hoạch sẽ diễn ra đúng vào dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, đó tức là Tết: lễ mừng năm mới âm lịch trong ngày 30 tháng 1 năm 1968 và được cả 2 miền kỷ niệm.

MACV, tất nhiên là chẳng hay biết gì về kế hoạch của tướng Giáp. Những thứ họ biết đó là việc quân Bắc Việt đã lại xuất hiện tại Kon Tum. Tình báo đồng minh cho hay là bộ đội Bắc Việt đang chuẩn bị tấn công trở lại để nhổ trại biệt kích Đắk Tô. Phản ứng với nguy cơ trên, ngày 28 tháng 10 năm 1967, thiếu tướng Peers bắt đầu đưa những đơn vị thuộc sư đoàn 4 bộ binh của mình quay lại khu vực.

Peers lệnh cho tiểu đoàn 1 dưới quyền đại tá Richard H. Johnson di chuyển từ Jackson Hole gần Pleiku lên Đắk Tô. Đơn vị đầu tiên hoàn tất việc cơ động lên đến nơi ngày 28 tháng 10 là tiểu đoàn 3, trung đoàn 12 bộ binh của trung tá John P. Vollmer. Ngay sau đó là tiểu đoàn 3, trung đoàn 8 dưới quyền trung tá Glen D. Belnap. Vollmer cho các đại đội tiến xuống phía nam Đắk Tô trong khi quân của Belnap tỏa về hướng tây nam.

Vì sư đoàn của mình đã lại phải dàn mỏng với chiến dịch mới, được đặt tên là MacArthur, Peers lại quay qua xin tướng Rosson cho tăng viện. Rosson liền lấy 1 tiểu đoàn của lữ 173.

Gần trưa ngày 31 tháng 10, tướng Rosson đến bộ chỉ huy của tướng Schweiter. Schweiter tất bật chuẩn bị các kế hoạch cần thiết cùng với sĩ quan hành quân là thiếu tá Bartow D. Daniel. Tiểu đoàn trưởng kinh nghiệm nhất của Schweiter là trung tá James H. Johnson sẽ cùng tiểu đoàn 4 lên Đắk Tô cùng với sự hỗ trợ của pháo đội B, tiểu đoàn 3, trung đoàn 319 pháo binh. Họ sẽ phải rời Tuy Hòa trong những ngày kế tiếp. Thiếu tá Daniel lo việc thi hành mệnh lệnh này.

Chiều ngày 31 tháng 10 trung tá Johnson đã nhận được tin phải di chuyển. Ông cùng ban tham mưu ngay lập tức tiến hành các công tác chuẩn bị cần thiết. Thời gian cho các đại đội chiến đấu của ông chuẩn bị ko còn nhiều.

Vào sáng sớm hôm đó, đại đội Alpha, tiểu đoàn 4/503 đã thực hiện đổ quân xuống 1 bãi đáp ở phía tây Tuy Hòa. Họ ko chạm địch nhưng tìm thấy nhiều dấu vết chỉ rõ sự hiện diện của VC. Đại đội trưởng là đại úy James J. Muldoon linh cảm sẽ có đụng độ trước khi cái ngày này kết thúc.

Muldoon nắm quyền chỉ huy đại đội Alpha mới được vài tuần sau khi tới thay đại úy Phillip phải đi sơ tán. Muldoon, 27 tuổi, quê ở Scranton, Pennsylvania tới nam VN tháng 5 năm 1967 với dự định gia nhập liên đoàn 5 biệt kích. Thay vào đó anh lại tới lữ 173. Anh mất 5 tháng làm sĩ quan hành quân cho tiểu đoàn 4 rồi mới xuống đại đội Alpha.

Muldoon rất ngạc nhiên khi vào cuối ngày 31 tháng 10, trung tá Johnson gọi điện đài bảo anh quay về bãi đáp để bốc quân về Tuy Hòa.

“Tôi đang trên 1 lối mòn có địch, Six” Muldoon nói với Johnson, “tôi muốn được tiếp tục lần theo”

“Đi ngay bây giờ, đại úy. 1 giờ nữa tụi Slick sẽ tới đó.”

Muldoon đành lệnh cho các trung đội đằng sau quay và quay về.

Chỉ huy đại đội Charlie là William Connolly, vừa được thăng lên đại úy, cũng nhận được lệnh tương tự. Anh cũng ko cần nhiều lời như Muldoon. Đại úy George Baldridge, chỉ huy đại đội Bravo cùng viên chỉ huy viễn thám cũ là đại úy Thomas Baird, nay nắm đại đội Dog cũng vậy. Cho tới lúc tất cả tập trung tại sân bay Tuy Hòa vào hôm sau để chờ máy bay C-130 thì họ mới hay việc sẽ phải trở lại Đắk Tô.

Nhiều binh sĩ đã từng ở đó hồi mùa hè ngay lập tức cảm thấy lo ngại. Connolly ko khoái chút nào cái ý tưởng sẽ trở lại cái vùng Tây Nguyên núi non hiểm trở ấy. Anh đã nếm trải đủ mọi gian khổ ở đấy rồi. Specialist 4 Ortiz trong đại đội của Connolly cũng có cảm nhận giống thế. Nhưng anh còn ngán bộ đội Bắc Việt nữa. Ortiz biết quân địch là những chiến binh rất giỏi, ko hề sợ lính dù. Trung úy Allen của đại đội Dog cũng cảm thấy sợ đến tê cả người. Anh đã biết lính Bắc Việt thiện chiến như thế nào và cũng đã từng hy vọng sẽ ko bao giờ còn nghe hay nhìn thấy Đắk Tô nữa.

Tất nhiên, các “thiên binh” khác cũng suy nghĩ ko khác biệt là mấy. Sau khi được bảo phải gỡ bỏ phù hiệu lữ đoàn để ko đánh động gián điệp đối phương về việc chuyển quân, lính tiểu đoàn 4/504 chen chúc nhau lên khoang chở hàng của máy bay C-130. Chiếc C-130 đầu tiên cất cánh rời phi đạo Tuy Hòa lúc 11g ngày 1 tháng 11 năm 1967. Máy bay sẽ chở tiểu đoàn 4/503 đến sân bay Kon tum. Xe tải sẽ đảm trách phần còn lại của quãng đường lên Đắk Tô. Ngày 2 tháng 11, việc cơ động lên Đắk Tô hoàn tất. Lính dù được phối thuộc cho lữ đoàn 1, sư đoàn 4 bộ binh của đại tá Richard Johnson.

Trung tá James Johnson được lệnh đưa tiểu đoàn tiến sang phía tây Đắk Tô khoảng 20km, theo tuyến đường 512 đi Bến Hét. Căn cứ pháo binh 12 đang được thiết lập ở đó. Tiểu đoàn của Johnson ko chỉ đảm trách an ninh cho căn cứ này mà còn tổ chức các cuộc hành quân tìm – diệt trong khu vực.

Đại đội của đại úy Connolly đi đầu tiến sang phía tây chiều ngày 2 tháng 11. Phần còn lại của tiểu đoàn cùng pháo đội sẽ đi vào sáng ngày mùng 3.

Hoạt động trong căn cứ pháo binh 12 khá là nhộn nhịp. hàng chục máy bay trực thăng đủ các cỡ bay lượn trên trời. Xe tải, xe xích, xe ủi đất gầm rú vang trời vận chuyển hàng hóa, kéo pháo hay san ủi mặt đất. Đối với binh sĩ tiểu đoàn 4, thì đây rõ ràng là 1 cái gì lớn lao. Nhiều người còn nghĩ có khi họ còn đánh sang Lào nữa.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #56 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2014, 09:40:36 am »

Trong khi “thiên binh” đã ổn định vị trí tại căn cứ pháo binh 12 thì sư đoàn 4 bộ binh lại đang hoang mang với tin về 1 kế hoạch hoàn chỉnh của quân Bắc Việt bị tiết lộ. Vào sáng sớm ngày 2 tháng 11, ở đồn tiền tiêu VNCH tại buôn Bak Ri nằm phía tây Bến Hét xuất hiện 1 hạ sĩ quan Bắc Việt tới đầu hàng. Vu Hong tự nhận là trung sĩ pháo binh trong trung đoàn 66 QĐND VN. Anh ta khai với các thẩm vấn viên việc mình có mặt trong khu vực Đắk Tô mấy tuần vừa rồi là để trinh sát tìm trận địa bắn cho rocket, súng cối, lựu pháo và pháo phòng không. Trung đoàn của anh ta ở trong số 4 trung đoàn bộ binh và 1 trung đoàn pháo binh hợp thành sư đoàn 1 QĐND VN. Theo trung sĩ Hong thì trung đoàn 66 đã lên kế hoạch tiến công Đắk Tô từ phía tây nam. Trung đoàn 32 sẽ chiếm lĩnh vị trí tại nam Đắk Tô và đánh chặn bất cứ đòn phản kích nào nhằm vào trung đoàn 66. Trung đoàn 24 sẽ bám giữ trên các ngọn cao điểm mạn đông bắc Đắk Tô sẵn sàng hốt ổ mọi lực lượng viện binh đồng minh trên hướng đó. Trung đoàn 174 nằm ở tây bắc Đắk Tô làm dự bị và sẵn sàng chuyển sang tấn công khi cần đến. Các đại đội pháo binh của trung đoàn pháo 40 sẽ yểm trợ cho các trung đoàn bộ binh kia.

Lượng thông tin có vẻ là quá nhiều đối với 1 trung sĩ như Hong, nhưng thông tin của anh ta đã được xác nhận và có liên hệ chặt chẽ với những gì mà ban 2 - tình báo của sư đoàn 4 đã thu thập được từ những nguồn khác. Với những tin tức mới này, các sĩ quan hành quân của sư đoàn 4 liền chuẩn bị kế hoạch tác chiến chống lại bộ đội Bắc Việt.

Cuộc đụng độ đầu tiên trong chiến dịch MacArthur là giữa các đơn vị của sư đoàn 4 bộ binh với trung đoàn 32 Bắc Việt. Ngày 3 tháng 11, trong khi đi tuần tiễu trên cao điểm 1338, đại đội Bravo, tiểu đoàn 3, trung đoàn 12 lọt vào lưới lửa dữ dội được bố trí khéo léo của quân đối phương. Trận đánh chỉ cách nơi đại đội Alpha, tiểu đoàn 2/503 bị tàn sát hôm 22 tháng 6 năm 1967 về phía nam 900m. đại đội Bravo, tiểu đoàn 3/12 đã phải chiến đấu ác liệt mấy tiếng đồng hồ trước khi bộ đội Bắc Việt rút đi. đại đội Bravo có 6 thương binh, còn quân Bắc Việt bỏ lại 4 xác.

Hôm sau, ở phía nam Đắk Tô, đại đội Alpha tiểu đoàn 3, trung đoàn 8 đã chạm trán với các đơn vị thuộc trung đoàn 32 Bắc Việt vào lúc 9g50 và 1 lần nữa lúc 11g20. 2 lính Mỹ tử trận, 8 xác lính Bắc Việt được tìm thấy. Vào trưa cùng ngày, đại đội Bravo, tiểu đoàn 3/12 giờ được tăng cường thêm đại đội Alpha cùng tiểu đoàn, lại gặp địch. Lần này là 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 32 Bắc Việt có công sự cố thủ chắc chắn. Mãi đến khi máy bay dội xuống 2 chục quả bom 1000 pound mang ngòi nổ chậm thì bộ đội Bắc Việt mới chịu rút. đại đội Bravo có 4 lính chết, 6 bị thương. Quân Bắc Việt chết 13.

Những bằng chứng trên cho thấy mối đe dọa của quân Bắc Việt đối với Đắk Tô lớn hơn cả những hình dung ban đầu. Tướng Rosson phải chuyển phần còn lại của lữ đoàn 173 lên cho tướng Peers. Tiểu đoàn 1/503 cùng pháo đội C, tiểu đoàn 3/319 bắt đầu được triển khai lên Đắk Tô qua ngả Kon Tum lúc 7g50 ngày 5 tháng 11. Tiểu đoàn 2/503 cùng pháo đội A, tiểu đoàn 3/319 từ Tuy Hòa sẽ lên thẳng Đắk Tô trong ngày 6 tháng 11.

Trong lúc đó dựa trên những thông tin do trung sĩ Hong cung cấp và các nguồn tin khác. Đại tá Richard Johnson nghi ngờ rằng sở chỉ huy của trung đoàn 66 Bắc Việt đang đặt tại cái thung lũng chạy dài về phía nam của Bến Hét. Ông ta hạ lệnh cho trung tá James Johnson truy tìm và tiêu diệt sở chi huy đó của địch.

Trung tá James Johnson quyết định giữ đại đội Bravo lại bảo vệ căn cứ pháo binh 12, trong khi 3 đại đội súng trường khác tiến xuống phía nam và tây nam Bến Hét. Đại đội Dog đi giữa trong khi đại đội Charlie đi bên phải còn đại đội Alpha đi bên trái. Johnson yêu cầu các đại đội  phải đi gần nhau vì ông ko muốn thảm kịch ngày 22 tháng 6 tái diễn.

Khi Johnson phổ biến chi tiết nhiệm vụ cho các đại đội trưởng, ông nói rằng 1 toán viễn thám đã phát hiện dấu vết  đất bị đào xới trên các triền cao điểm phía nam Bến Hét. Mục tiêu của các đại đội là đến đó và giao chiến với địch. Johnson nói.

Đại úy Connolly bắt đầu lên tiếng phản đối. Anh nói “ Nếu chúng nó đang đào nhiều ngoài đó thì ắt phải có 1 cái gì lớn lao đang diễn ra.” Anh hỏi liệu 3 đại đội ko có đủ sức mạnh có thể đương đầu với cả trung đoàn hay ko? Nếu như nó là thứ mà họ đang đi tìm.

“Các cậu sẽ được phi pháo yểm trợ. Các cậu phải ra ngoài đó và thi hành nhiệm vụ.” Johnson bảo 3 đại đội trưởng.

Nỗi lo ngại của Connolly, cũng như của các đại đội trưởng khác là là số lượng lính ít ỏi trong các đại đội. Đại đội Charlie của anh ta ra trận với 125 quân, đại đội  của Muldoon có khoảng chừng 110 còn đại đội Dog chỉ có 65.

Để tăng cường sức mạnh cho họ, mỗi đại đội sẽ được 1 trung đội biệt kích CIDG do hạ sĩ quan biệt kích VNCH chỉ huy đến tăng phái. Chẳng viên chỉ huy đại đội nào hài lòng với sự giàn xếp này. Cả 3 đều cảm thấy ko tin tưởng vào chất lượng của lính người Thượng. Bọn họ sẽ phản ứng ra sao khi đụng trận? Đại úy Baird định cố gắng giải quyến vấn đề bằng cách chia lính CIDG xuống 2 trung đội của mình. Nhưng sĩ quan hành quân tiểu đoàn bảo Baird phải để trung đội CIDG hoạt động riêng. Baird dù không muốn thế nhưng cũng phải đồng ý.

Lính người Thượng là toán quân khá thú vị. 1 số chỉ khoảng 13, 14 tuổi trong khi những người khác nhìn như đã ngoài 60. Những lính người Thượng lớn tuổi đã chiến đấu với bộ đội Bắc Việt được 5 năm hay còn lâu hơn nữa. Giới chỉ huy biệt kích hay nói xạo rằng là lực lượng Dân sự chiến đấu (CIDG) đánh nhau với quân Bắc Việt vì lòng ái quốc, nhưng nói thẳng ra thì bọn họ chỉ là lính đánh thuê ko hơn ko kém.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #57 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2014, 08:32:23 am »

Sớm tinh mơ ngày 4 tháng 11 năm 1967, xe tải chở các đại đội của tiểu đoàn 4 tới điểm xuất phát. Lúc 8g50 thì họ bắt đầu hành quân bộ. Ngày đầu tiên 3 đại đội đi từ phía nam Bến Hét vượt thung lũng sông ĐắK Hơniêng nằm ở đầu phía bắc 1 vùng núi cây cối rậm rạp mà dân địa phương gọi là Ngọc Cam Liệt. Trong ngày này, cả 3 đại đội đều ko phát hiện được bất kỳ dấu vết gì của bộ đội Bắc Việt. Họ đóng lại nghỉ qua đêm dọc theo rìa phía đông bắc dãy núi này.

Sáng hôm sau, cả 3 đại đội tiến sâu vào vùng Ngọc Cam Liệt hiểm trở. đại đội Charlie đi men theo cánh phía tây, với đại đội Dog đi bên đông và đại đội Alpha bảo vệ bên sườn trái. Các “thiên binh” lập tức lọt vào thứ bóng tối âm u của rừng già Tây Nguyên. Do địa hình hiểm trở bị chia cắt nên các đại đội súng trường tiến quân rất chậm. Ví dụ như nếu muốn đi về phía nam thì đại úy Baird ban đầu phải di chuyển men theo triền núi chạy theo trục đông tây rồi mới có thể xoay qua phía nam.

Tới gần trưa thì đại đội của Connolly phát hiện 1 lán trại bỏ trống của đối phương. Anh báo cáo sự việc cho Johnson, ông này bảo anh tiến sâu vào nữa. Gần 1 tiếng sau đó, đại đội Charlie lại vấp phải 1 khu lán khác cách chỗ thứ nhất chỉ 500m. Khu lán cũng trống rỗng nhưng có nhiều hầm và công sự chiến đấu.

Đại úy Baird và Muldoon cũng theo dõi cuộc đàm thoại giữa Connolly với Johnson. Dù họ ko thấy dấu vết gì của bộ đội Bắc Việt nhưng dường như ai cũng cảm thấy họ đang nằm trong hậu cứ quân địch. Trung úy Allen của đại đội Dog nhìn thấy có dây điện thoại mắc trên cây rừng. Anh cảm thấy vấn đề chỉ còn là địch có muốn đụng độ hay ko mà thôi. Lúc 13g00 hôm đó, trung tá Johnson lệnh Muldoon đưa 1 trung đội tiến lên sục sạo về phía đông 1000m. Muldoon chẳng muốn làm thế. Anh ko muốn đưa 1 trung đội vào tình cảnh nguy hiểm khi nó cứ như miếng mồi nhử đong đưa trước mặt quân Bắc Việt. Muldoon nhắc cho Johnson về mệnh lệnh giữ các đơn vị ở gần nhau của chính ông ta và nói anh muốn giữ toàn đại đội trên 1 tuyến chứ ko gửi đi 1 trung đội lẻ loi. Johnson đồng ý.

Muldoon đã sục sạo về phía đông, nhưng ko tìm thấy gì.

Đến đêm thứ 2 thì cả 3 đại đội đều cần phải được tái tiếp tế. Phải mất nhiều giờ để tạo ra các bãi đáp cần thiết. Tiếng rựa phát cây và tiếng ồn của trực thăng khiến trung úy Allen lo ngại. Bất cứ lính Bắc Việt nào quanh đó vài dặm sẽ biết ngay là họ đang ở đâu. Anh nghĩ tiến hành chiến tranh theo cách này thật là dở.

Sáng mồng 6 tháng 11, trung tá Johnson lệnh cho Muldoon quay lại phía tây tiến xuống lối mòn ở sau lưng đại đội Dog. Ông cũng ra lệnh cho tất cả các đại đội vượt sông Đắk Kal tiến lên cao điểm 823 nằm ở rìa đông nam Ngọc Cam Liệt. Cao điểm 823 sẽ là 1 trận địa pháo mới. 3 đại đội cần phải đảm bảo an ninh cho trận địa này để nó có thể đón các khẩu lựu pháo.

Do phải hoàn tất việc tái tiếp tế sáng hôm đó, tới 9g00 mà Muldoon vẫn chưa cho dọn dẹp nơi trú quân. Nhằm làm bất ngờ những lính Bắc Việt đang bám theo nếu có, Muldoon lệnh cho trung sĩ tiểu đội trưởng David Terrazas cùng 6 lính nằm lại phía sau lập ổ phục kích. Nếu trong vòng 1 giờ mà ko chạm địch, thì Terrazas sẽ rời vị trí phục kích và quay về đại đội.

Tại nơi đóng quân của đại đội Dog, các lính dù đang chuẩn bị hành quân tiếp tục. Những “thiên binh” đã từng chịu gian khổ ở Tây Nguyên hồi mùa hè với những cơn mưa như trút thì nay đều thấy hài lòng với thời tiết mùa thu dễ chịu. Ban ngày bầu trời trong xanh, ấm áp còn ban đêm thì mát mẻ và khô ráo.

Trung đội 1 của trung úy Allen đã dẫn đầu ngày hôm trước nên đến ngày 6 tháng 11, việc này do trung đội 2 nhận lãnh. Trung úy Michael D. Burton tốt nghiệp học viện quân sự Virginia năm 1966. Chàng trai trẻ 23 tuổi này được bổ sung cho đại đội Dog sau trận đánh hôm 10 tháng 7. Burton là người đáng mến và đã nhanh chóng tỏ ra là 1 chỉ huy có khả năng.

Lúc 8g45, đại đội Dog khởi hành. Trung đội của Burton đi đầu, theo sau là biệt kích CIDG, Baird cùng đại đội bộ đi kế tiếp còn trung đội của Allen thì đi đoạn hậu. Họ dùng la bàn tìm đường tiến lên cao điểm 823. Những đám cây bụi rậm rạp cùng địa hình dốc đứng khiến họ thường xuyên phải đi vòng để tránh rủi ro.

Tiểu đội xích hầu của Burton dưới quyền trung sĩ Wertz bắt đầu leo lên 1 sống núi. Đến khoảng 11g30 thì người lính dẫn đầu là Sp4 Emory L. Jorgenson bỗng nhiên đứng khựng lại. 1 sợi dây điện thoại có vỏ bọc màu xám chạy trên mặt đất song song với hướng anh đi. Jorgenson nhanh chóng cắt đoạn dây và báo cáo với Burton. Anh này lại báo tin về cho đại úy Baird. Baird bảo Burton đi lần theo sợi dây.

Trong khi Baird cho đại đội dừng lại thì Burton cho tiểu đội của Wertz tiến lên. Đi được chừng 200m thì họ tìm thấy 1 chiếc mũ cối. Họ liền báo về cho Burton hay.

Đến khi Baird nhận được tin báo mới này, anh liền cho đại đội co lại lập chu vi phòng thủ rồi gọi điện đài báo trung tá Johnson. Baird nói với Johnson rằng anh muốn lần theo sợi dây xem nó dẫn đến đâu. Johnson chấp thuận.

Baird ko muốn chui đầu vào bẫy của quân Bắc Việt. Anh cũng ko biết chắc sợi dây điện thoại đó có phải là mồi nhử hay ko? Để tăng khả năng tự bảo vệ, Baird ra lệnh tiến theo đội hình “lá chuồn – cloverleaf” để càn quét cả phía trước lẫn phía sau đơn vị. Sau khi từng tiểu đội càn quét xong xuôi, Baird mới cho đại đội tiến đến điểm giới hạn trên cùng của lá chuồn. Anh cứ đi tiếp lên theo kiểu sâu đo như thế, hết sức cảnh giác trước mọi dấu hiệu của kẻ thù. Tốc độ tiến quân tuy chậm, nhưng tương đối an toàn.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #58 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2014, 10:04:36 am »

Trung sĩ Morrell Woods cùng trung đội đang tiến hành sục sạo phía sau đội hình đại đội. Tất cả các giác quan đều cảnh giác trước mọi dấu hiệu có quân Bắc Việt. Ko thấy dấu vết nào cả nhưng tới lượt cloverleaf thứ 3, thì anh nghe thấy giọng nói của lính Bắc Việt. Khu rừng cây rậm rạp ken đầy tre gai khiến tầm nhìn giảm xuống còn khoảng 20m khiến anh ko tài nào xác được định vị chí của quân địch. Anh gọi điện đài cho trung úy Allen để báo cáo về sự hiện diện của đối phương.

Trong khi đại đội Dog đang nhích từng chút lên núi, trung tá Johnson nhận định cả 3 đại đội sẽ ko thể tới mục tiêu là cao điểm 823 kịp trong ngày được. Vì vậy ông gọi điện cho đại úy Baldridge phải chuẩn bị đưa đại đội Bravo lên cao điểm 823 ngay. Trong khi Baldridge lo đốc thúc lính dù dưới quyền thì Johnson gọi phi pháo tới oanh tạc cao điểm 823. Ông ko chỉ muốn đập vụn mọi đơn vị Bắc Việt đang ẩn náu trên ngọn cao điểm mà còn hy vọng dùng hỏa lực phát quang cây cối để tạo ra 1 bãi đáp.

Trung úy Burton ở trên sườn Ngọc Cam Liệt cũng nghe thấy các cuộc điện đàm của trung tá Johnson và nghe tiếng những quả đạn pháo 105 và 155mm rít lên bay về phía cao điểm 823, rồi sau đó là những tiếng nổ vang rền. Trong khi cùng Baird đợi làm thêm 1 lượt cloverleaf nữa, Burton nghe thấy đại đội trưởng hỏi viên thượng sĩ nhất đại đội “Anh nghĩ sao hả Top?”

Thượng sĩ nhất William Collin đã có gần 10 tháng kinh nghiệm trên chiến trường nam VN. Khả năng lãnh đạo đã làm anh trở thành 1 hạ sĩ quan có trình độ tác chiến nổi trội. Baird rất tôn trọng ý kiến của Collins.

“Xếp ạ.” Collins trịnh trọng chậm rãi nói. “Tôi nghĩ dù anh lên hay xuống núi hoặc cứ ở đây thì rồi cũng sẽ đụng chúng nó thôi.”

Baird đồng ý, và những người khác cũng có cảm nhận như thế. Bộ đội Bắc Việt đang ở xung quanh họ.

Baird bảo Burton tiến lên. Anh nói chàng trai trẻ phải đảm bảo giãn cách giữa các thành viên trong trung đội. Baird ko muốn họ túm tụm lại hoặc đi cách nhau quá xa.

Burton cho trung đội tiến bước. Họ lần theo 1 lối mòn ẩn hiện chạy men theo rìa phải sống núi. Bên phải lối mòn đất dốc đứng. Khi đi trên lối mòn vượt qua sống núi và lên gần đến đỉnh thì mặt đất và rừng trở nên bằng phẳng và thưa thớt hơn. Ở chỗ lối mòn tiếp xúc với đỉnh vách núi thì mặt đất trải rộng ra lối 30 đến 40m rồi mới lại dốc xuống 2 bên.

Đến gần 13g00 thì người lính đi đầu tiên phát hiện thấy trên mặt đất những dấu chân đi đất, 1 ống tre cuộn dây điện thoại và 1 đống phân còn mới. Burton trở nên lo lắng và ra lệnh cho lính tiến tiếp.

2 lính trinh sát ở vị trí dẫn đầu trung đội Burton đang đi song song với lối mòn. Họ đi qua 1 cái yên ngựa – thực ra là 1 chỗ mà lối mòn dốc trũng xuống – rồi lại đi lên dốc tới chỗ vách núi mở rộng ra. Tại đây Burton cho 1 tiểu đội tiến sâu sang trái, tiểu đội kia thì tiến đến phần giữa đỉnh núi, còn tiểu đội thứ 3 thì ở lại cạnh chỗ lối mòn. Vì khó đi nên các tiểu đội đi giữa và bên phải cứ giữ nguyên vị trí trong khi tiểu đội của trung sĩ Jimmie R. Worley ở bên trái thì tiến lên.

Trong khi tiểu đội của Worley nhích lên từng mét, thì Specialist 4 Hobb đi ở giữa, bỗng thoáng nhìn thấy đầu của 1 lính Bắc Việt nhô lên từ mấy bụi cây cách đó chừng 20m. Trước khi Hobbs kịp phản ứng thì tên lính địch đã biến mất.

Tiểu đội Worley tiếp tục từ từ tiến tới. Binh nhất Anthony Brangaitis, 19 tuổi, sinh trưởng ở Brooklyn, New York, chắc mẩm bộ đội Bắc Việt đã áp sát nên đã lắp lê cho khẩu M16. Brangaitis gia nhập đại đội Dog hồi tháng 7 và đã bị bắn tỉa vài lần ở Tuy Hòa nhưng kinh nghiệm chiến đấu thực thụ thì chưa có. Anh lấy lưỡi liếm đôi môi khô rát và biết chắc chắn chuyện đó rồi sẽ nhanh chóng thay đổi.

1 lính khác của Worley nhìn thấy 1 bộ đội Bắc Việt đang đi trên đầu kia lối mòn thằng tiến về chỗ mình. Anh này kêu khẽ :”Tôi thấy 1 thằng khốn”. Mọi người chưa kịp phản ứng thì người lính Bắc Việt đã biến mất.

Ít giây sau thì Sp4 Charles E. Moss cũng phát giác 1 bộ đội Bắc Việt. Thay vì la lên cảnh báo anh này nổ ngay 1 tràng đạn M16. Loạt đạn khiến cho tên địch lao đánh ào vào rừng.

Khi Burton báo về cho Baird biết việc đã chạm địch, viên đại đội trưởng lệnh cho anh rút các tiểu đội về lập chu vi phòng thủ ngay. Baird cho rằng Burton hơi hăng máu, nên ko muốn anh này bị mắc bẫy. Ý định của Baird là sẽ gọi phi pháo dập xuống khu vực trước mặt khi các tiểu đội của Burton đã quay về.

Burton lệnh cho các tiểu đội quay về chỗ mình. Để yểm trợ cho họ lui quân, Burton bắn 1 băng M16 vào chỗ mà Hobbs đã nhìn thấy người bộ đội Bắc Việt.

Bỗng hàng tràng đạn AK-47 dữ dằn đáp trả. Đạn nhọn địch bắn trúng bụi tre phía bên phải Burton, xuyên qua và xé toác những thân tre to lớn khiến nước trong đó văng tung tóe. Burton vội cho quân tháo chạy xuống chỗ cái yên ngựa.

Binh nhất Brangaitis vừa mới định chạy thì bộ đội Bắc Việt khai hỏa. 1 lính bên cạnh anh gục xuống, đạn ghim đầy ngực . Brangaitis vội nằm rạp xuống đất. Đạn nhọn quân thù bay viu víu nghe lạnh cả người phía trên đầu anh. Cành lá trên cây rơi lả tả xuống. Anh ko thể tin là mình vẫn còn sống khi mà đạn của bộ đội Bắc Việt bay sượt qua đầu chỉ trong gang tấc.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #59 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2014, 10:33:25 am »

Những phút sau đó Burton lo cho trung đội tháo lui. Hầu hết lính của anh giờ đang nằm trong cái yên ngựa mà họ đã đi qua lúc trước. Bản năng mách bảo Burton rằng đây ko phải là 1 vị trí tốt vì quân địch lúc đó đang chiếm lĩnh vị trí trên cao, phía trước mặt. Nhưng vào thời điểm ấy thì đó là việc tốt nhất mà anh có thể làm được.

Phía sau Burton 25 mét, đại úy Baird cùng phần còn lại của đại đội bộ cũng đang nằm rạp xuống đất từ lúc có tiếng súng bắn. Trung úy Allen ở đằng sau anh, chỗ khu đất cao trước khi lối mòn dốc xuống, ngay lập tức phản ứng khi thấy tiếng súng bắn bằng cách cho trung đội phòng thủ vòng tròn. Do không thể liên lạc qua điện đài với Baird, nên anh bắt đầu bò tới chỗ đại đội trưởng.

Burton cũng đang tìm về chỗ Baird, anh bò luồn qua các bụi cây cố làm sao để ko thu hút hỏa lực địch. Lúc này Baird thì cũng bắt đầu bò tới chỗ 1 cái cây lớn. Theo sát anh là trung úy Lawrence L. Clewly, sĩ quan tiền sát của pháo đội B, tiểu đoàn 3/319, cũng là cựu học viên West Point. Mới bò chưa tới 5m, Clewly đã bị đạn địch bắn trúng mông. Đau quá anh ta gào lên rằng mình sắp chết đến nơi rồi. Ai đó đã kéo Clewly đi. Điện đài viên của anh này là Sp4 Ernie L. Fulcher ngay lập tức gọi pháo nện xuống khu vực phía trước mặt trung đội Burton.

Trong lúc đó thì Baird đã bò tới nấp chỗ cái cây to, Burton từ hướng khác cũng vừa tới gần. Ngay sau đó có 1 loạt đạn súng máy địch bắn đến. Burton nhận ra mình đã vô tình làm lộ vị trí chỉ huy của Baird và 1 xạ thủ súng máy Bắc Việt đang cố hạ thủ anh này. Burton vội quay trở về trung đội.

Baird cảm nhận được 1 viên đạn đã xuyên thủng bao đựng đạn anh đang đeo ở thắt lưng, 1 viên khác bật vào báng súng, còn viên thứ 3 thì ghim vào cổ tay trái. Viên đạn đã làm đứt dây thần kinh quay làm anh đau kinh khủng. Một lính cứu thương bò đến, đâm 1 ống morphine vào bắp tay và tiêm thuốc giảm đau cho Baird. Dù vết thương vẫn còn rất đau, nhưng Baird vẫn tiếp tục chỉ huy.

Biệt kích quân CIDG đi giữa Baird và Burton đã vội ẩn nấp ngay sau tiếng súng đầu tiên. Giờ đây khi hỏa lực nhắm vào Burton đã gia tăng cường độ và bắn cả vào chỗ của lính CIDG, thì họ mất tinh thần. Từng người một bật dậy phóng qua vị trí của Baird chạy về chỗ Allen.

Specialist 4th Jake Duffy cũng chứng kiến việc bọn họ tháo chạy về phía sau. Anh này cùng tiền sát viên là Specialist 5th Mattingly vẫn đang chỉ thị mục tiêu cho cối 106,7mm. Từ ngày 10 tháng 7 tới nay, Duffy đã đụng độ mấy trận nên biết mình phải làm gì trong trận đánh. Dù hỏa lực địch ở đây dữ dội hơn hồi ở cao điểm 830, anh vẫn giữ được bình tĩnh, điềm đạm chỉ dẫn cho Mattingly truyền số liệu về cho các khẩu đội cối.

Thượng sĩ nhất Collins chạy đuổi theo đám lính CIDG. Anh biết rằng phải chặn cơn hoảng loạn của bọn này lại trước khi nó lan sang các lính dù. Mặc cho anh hét lớn bắt đứng lại, tất cả bọn họ đều chạy về tới vị trí của trung úy Allen mới chịu dừng vì cũng chẳng còn biết chạy vào đâu nữa. Quay về trung đội sau khi Baird bị dính đạn, Allen đã cho các tiểu đội nống lên phía trước chiếm lĩnh các vị trí quanh vị trí chỉ huy. Anh chỉ còn biết cho đám lính CIDG đang hoảng hốt kia vào giữa các “thiên binh” của mình.

Trung úy Burton vừa về đến trung đội thì đối phương lại bắt đầu bắn. Hỏa lực dữ dội của địch làm cho Burton phải lo sợ. Anh chưa từng thấy thế bao giờ. Thay vì tiếng nổ riêng rẽ của các loại súng thì nay chỉ nghe thấy ầm ầm liên hồi kỳ trận của cả súng máy lẫn súng cá nhân. Tiếng súng địch lớn đến nỗi anh ko thể nghe thấy tiếng súng M16 bắn trả của lính mình quanh đó. Những viên đạn bay vèo vèo xuyên qua các cây tre, nứa làm nước rơi như mưa xuống đầu quân lính tô điểm thêm vào mớ âm thanh hỗn loạn. Đây là lần đầu tiên mà Burton nghĩ tới việc mình sẽ ko sống qua được trận đánh.

Nhưng Burton cũng ko có nhiều thì giờ để mà lo lắng về tuổi thọ của mình. Nhiều lính ở phía trước phát hiện bộ đội Bắc Việt đang chuẩn bị xung phong nên đã la hét cảnh báo. Burton di chuyển như con thoi, chỉ cho lính thấy những lối trong rừng mà địch có khả năng dùng để tiếp cận. Và rồi địch quân đã tới.

Binh nhất Brangaitis nhìn thấy 3,4 bộ đội Bắc Việt lao qua đám cây cối, tre nứa xông đến. Anh nhanh chóng xả hết cả băng đạn của khẩu M16. Số địch gục xuống. Nhiều lính đối phương nữa lại xuất hiện. Brangaitis nhét băng đạn khác vào khẩu M16 và nã về phía địch.

Trung sĩ tiểu đội trưởng James D. Shafer quỳ xuống giương khẩu M16 lên bắn vào khoảng 1 chục lính Bắc Việt đang xông tới chỗ mình. Anh hạ được chừng 3,4 người rồi bị bắn ngã. Trung sĩ tiểu đội trưởng Edward J. Smith lên thế chỗ của Shafer. Anh nhanh chóng được các trung sĩ Michael A. Plank và Sp4 Leroy W. Rothwell tới trợ giúp và cả 3 bình tĩnh chặn đứng số quân Bắc Việt.

Dù cho Specialist Fulcher và Specialist Duffy đã làm rất tốt việc điều chỉnh hỏa lực cho những pháo đội pháo và súng cối, đại úy Baird vẫ cho rằng hỏa lực này ko hiệu quả do những tán cây rừng dày đặc. Anh muốn gọi máy bay tới không kích.

Baird gọi điện đài yêu cầu trung tá Johnson, lúc đó đang bay lơ lửng gần đó trên trực thăng chỉ huy. Johnson đã từ chối. Viên tiểu đoàn trưởng, đang bay phía trên khu rừng 150m, nên có thể đã ko lường được mức độ của thứ hỏa lực chết chóc đang nhằm vào cái đại đội nhỏ bé của Baird. Ông ta nghĩ những thứ mà đại đội Dog đang phải đối mặt chưa đủ để thay đổi nhiệm vụ quét sạch ngọn cao điểm 823 cho đại đội Bravo của những chiếc F-100 khi đó.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM