Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:05:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: ĐĂK TÔ ‘Lính nhà trời’ Mỹ trên cao nguyên trung phần Nam Việt Nam  (Đọc 98813 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #10 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2014, 08:37:03 am »

Cái cưa máy đầu tiên được trực thăng thả xuống chỗ các đại đội đang lo âu khắc khoải lúc trời vừa tảng sáng. Những cái cây cao hàng 60 mét, đường kính gần 2m bị đốn ngã để tạo ra bãi đáp vừa đủ cho 1 chiếc trực thăng. Chiếc đầu tiên chở theo tướng Williamson. Ông ở lại trên mặt đất giám sát việc tản thương, rồi ngày hôm sau hành quân bộ cùng những người sống sót rời khỏi khu vực.

Sau đó tướng Williamson kể lại cho các phóng viên về những xác đối phương mà ông thấy, mặc quân phục màu xám, áo khoác xanh lá, đội mũ sắt, đeo ba lô. Williamson nói “kẻ địch có công sự kiên cố trong rừng, chúng cứ ở trong đó và bắn ra. Chúng tôi đã phải đánh giáp lá cà với chúng. Không nghi ngờ gì nữa, đây chính là 1 đơn vị quân chủ lực.”

Williamson nói đúng. Các thông tin sau đó đã xác nhận đối thủ của lữ 173 là 1 đơn vị Quân Bắc Việt, trung đoàn Q-761 (Ko chính xác! đơn vị này là tiểu đoàn 3, trung đoàn 1, sư đoàn 9. ND). Đây là lần đầu Quân Bắc Việt chiến đấu ở miền nam VN và đó ko phải là lần cuối cùng.

Quân Bắc Việt để lại 110 xác quanh điểm cao 65. 50 “Thiên binh” chết trong trận đánh. 82 người khác bị thương. Lữ 173 phải nếm đòn đau nhưng đã làm tròn bổn phận. 

Các cuộc hành quân tại chiến khu D tiếp diễn cho đến hết năm. Ngày 22 tháng 12 năm 1965, lữ đoàn trở về Biên Hòa để dự lễ Giáng Sinh đầu tiên tại VN.

Tết Dương lịch năm 1966, lữ đoàn lại lên đường truy kích kẻ thù. Lần này họ tiến về phía nam và phía Tây Biên Hòa, hướng đến vùng châu thổ sông Mekong và khu vực đầm lầy giáp giới Campuchia được gọi là vùng đồng Tháp Mười. Họ không gặp khó khăn gì trong việc tìm kiếm VC. Hầu hết mỗi lần lính dù nhảy ra khỏi máy bay trực thăng Huey, là chạm địch ngay. Phần lớn chỉ là những trận đụng độ nhẹ, nhưng cũng có những lần xảy ra giao chiến ác liệt. VC cũng sử dụng chiến thuật giống Quân Bắc Việt đã dùng hồi tháng 11. Họ đánh thọc sườn những đơn vị đang bị cô lập và đến khi quân Mỹ gọi pháo và máy bay đến oanh kích, thì áp sát chu vi phòng thủ của lính dù, khiến cho hỏa lực áp đảo của Mỹ bị giảm tác dụng.

Trong trận càn kéo dài 1 tuần, lữ đoàn 173 đã đánh tan tiểu đoàn 267 và tràn ngập sở chỉ huy tiểu đoàn 506 VC. Lữ đoàn nổi lên là đơn vị quân Mỹ đầu tiên đã từng chiến đấu trên 3 vùng chiến thuật khác nhau của nam VN.

Gần như ngay khi vừa trở lại Biên Hòa, các “thiên binh” lại phải tiến hành các cuộc hành binh khác. Lần này họ truy đuổi bộ chỉ huy của quân khu 4 VC trong rừng Hố Bò, tỉnh Bình Dương. Một lần nữa lữ đoàn 173 lại được đặt dưới quyền chỉ huy của sư đoàn 1 bộ binh. Đơn vị đã đưa cả 3 tiểu đoàn tham gia tấn công bằng đường không. Cả 3 bãi đáp đều ‘nóng’. Họ đụng độ liên tiếp với địch quân ở khoảng cách gần. Các đại đội tỏa ra đi vào các cánh rừng rậm rạp. Lính dù phát hiện 1 căn hầm lớn cùng 1 hệ thống địa đạo tỏa ra khắp khu vực.

Những địa đạo bị những lính tình nguyện đặc biệt gọi là “chuột địa đạo” lục soát. Vũ trang bằng 1 khẩu súng lục và 1 cái đèn bin, những người lính can đảm sẽ dò dẫm trong địa đạo để tìm kiếm quân địch. Khi xong việc, địa đạo sẽ bị thuốc nổ đánh sập.

Khi lính dù rời khỏi rừng Hố Bò ngày 14 tháng giêng, họ tịch thu được hàng trăm vũ khí, trong đó có cả 1 số súng phòng không 12,7mm.

Trong những ngày còn lại của tháng 1 và tháng 2, lữ đoàn hành quân tìm và diệt cấp trung đội, đại đội ở vùng lân cận. Cuối tháng 2 ở lữ đoàn đã diễn ra sự thay đổi lớn về chỉ huy. Tướng Williamson, người thành lập và là tư lệnh đầu tiên của lữ đoàn 173 không vận đã phải bàn giao quyền chỉ huy 1 cách bất đắc dĩ. Trong nhiệm kỳ của mình, Williamson đã xây dựng lữ đoàn thành 1 trong những đơn vị hiệu quả nhất của quân đội Mỹ. Nhưng thời gian của ông đã hết. Chiếc lon thiếu tướng đang chờ ông tại bộ chỉ huy đóng tại căn cứ Fort Polk, Louisiana.

Chuẩn tướng Paul F. Smith tới thay cho Williamson. Smith là  lính dù từ những ngày đầu tiên trong chiến tranh thế giới 2, ông ta đã nhảy xuống Normandy vào ngày D, rồi nhảy dù vượt sông Rhine cùng trung đoàn dù 507 tháng 3 năm 1945. Sau chiến tranh ông làm hiệu trưởng trường nhảy dù tại căn cứ Fort Benning và chỉ huy chiến đoàn dù 504 đóng ở Đức.

Tướng Smith tới nhận quyền chỉ huy ngay lúc lữ đoàn 173 chuẩn bị càn vào chiến khu D 1 lần nữa. Lúc đầu 3 tiểu đoàn tiến tới các khu vực gần các bãi đáp rồi tiến ra các con đường mòn. Trong 4 ngày đầu, các “Thiên binh” thường xuyên đụng độ với các toán quân nhỏ VC. Đôi lúc hai bên có bắn qua bắn lại, còn lúc khác thì VC né tránh lính dù và biến vào trong rừng. Trong chiến dịch, tiểu đoàn 2 trung đoàn 503 đã gặp phải đụng độ nhỏ khi đang thiết lập chu vi phòng thủ chiều tối ngày 15 tháng 3 năm 1966. Các chốt tiền tiêu đã được bố trí để có thể cảnh báo các hoạt động của đối phương.

Một đêm yên tĩnh trôi qua. Vào sáng hôm sau, khi các chốt tiền tiêu quay về chu vi phòng thủ, 1 trung đội thuộc đại đội Bravo, tiểu đoàn 2/503 tiến hành tuần tiễu như mọi khi nhằm tìm kiếm bằng chứng về sự hiện diện của đối phương trước khi tiểu đoàn di chuyển. Cùng lúc đó trực thăng chở đồ tiếp tế cũng đáp xuống chu vi phòng thủ.

Khi chiếc Huey sắp tiếp đất thì từ trong rừng xung quanh hàng tràng đạn súng tự động bắn tới. Chiếc trực thăng rơi ngay vào chu vi phòng thủ. Toán tuần tiễu của đại đội Bravo bị mắc kẹt giữa 2 lằn đạn. Chỉ trong chốc lát hầu hết thành viên của nó đều thương vong.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #11 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2014, 08:59:54 am »

VC phát độngcác cuộc tấn công vào các đại đội Alpha và Charlie, đây là điều ít khi thấy quân du kích thực hiện. Giao tranh ác liệt đến nỗi các thương binh cũng được cấp vũ khí và đưa ra lại tuyến phòng thủ. Sau khi đẩy lùi đợt tấn công đầu tiên, lính dù chuyển đến các vị trí có thể chiến đấu tốt hơn. Ngay khi họ vừa mới ổn định vị trí, VC lại từ trong rừng ùa ra.

Trận đánh tiếp tục đến hết ngày. Pháo binh Mỹ dập xuống ngay rìa chu vi phòng thủ, diệt hàng chục lính VC. Nhưng đối phương vẫn đánh mạnh, cố tìm ra 1 điểm yếu nhưng ko thành công. Lính dù vẫn trụ vững cho đến khi đêm xuống và VC rút lui để lại trong rừng hơn 100 xác đồng đội.

Sau trận càn này vào chiến khu D, những tháng sau đó lữ đoàn 173 chuyển tới vùng chiến khu C. Thời gian này có hàng tuần có những đơn vị của lữ 173 ko hề chạm địch, trong khi những đơn vị khác dường như gặp phải VC liên miên. Lính dù có những khi phải đi hành quân dã ngoại hàng tuần. Cũng có khi 1 hay 2 đại đội lên máy bay trực thăng rời Biên Hòa vào sáng sớm, bay tới bãi đáp đã định, nhảy ra, càn quét khu vực rồi về lại Biên Hòa trước khi trời tối. Tại đây họ được ăn nóng, xem phim, ngủ trên giường trong các nhà lính làm bằng gỗ. Nó giống như 1 cuộc chiến “đánh rồi về nghỉ” vậy.

Do quân Úc đã gần kết thúc kỳ hạn 1 năm của mình ở nam VN (Phía Úc luân chuyển toàn bộ đơn vị tới và rút khỏi VN chứ ko phải từng người như Mỹ), cần phải tìm quân thay thế cho bọn họ. Lục quân chẳng cần tìm đâu xa ngoài căn cứ Fort Campbell, Kentucky.

Cái căn cứ trải dài giữa ranh giới 2 bang Kentucky-Tennessee chính là nhà của sư đoàn dù 101 danh tiếng. Một trong số các lữ đoàn của nó đã tới VN ngay sau lữ 173. Sư đoàn 101 lấy ra 1 tiểu đoàn chuyển qua cho lữ 173, từ đó lục quân chỉ còn còn 1 sư đoàn dù làm nhiệm vụ trừ bị trên cả thế giới là sư đoàn 82 dù đóng tại Fort Bragg.

Tiểu đoàn 1, trung đoàn dù 506, được chọn ngày 1 tháng 4 năm 1966. 1 khóa huấn luyện nâng cao lập tức được thực hiện để chuẩn bị cho tiểu đoàn ra chiến trường. Trọng tâm là chiến thuật cho các đơn vị nhỏ, chú ý đến bồi dưỡng huấn luyện nâng cao cho các sĩ quan cấp thấp. Lục quân đã nhận ra rằng giao tranh ở cấp trung đội, đại đội xảy ra chủ yếu  trong cuộc chiến ở nam VN. Những cuộc tập trận lớn với qui mô tiểu đoàn, trung đoàn đã lùi vào dĩ vãng. Những trung úy, đại úy nào không đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của trung tá Michael D. Healey, (“Iron Mike” Healey là người sau này sẽ là liên đoàn trưởng liên đoàn 5 biệt kích) chỉ huy tiểu đoàn 1/506 đề ra sẽ lập tức bị thay ngay. Healey đã vét sạch những sĩ quan và hạ sĩ quan ưu tú nhất trong sư đoàn 101. Ông dễ dàng kiếm được những người tình nguyện gia nhập tiểu đoàn mình.

Tiểu đoàn 1/506 được đổi tên thành tiểu đoàn 4/503 trước khi rời Kentucky. Tháng 5 năm 1966, tiểu đoàn lên quân vận hạm sang miền nam VN và chính thức tới Biên Hòa ngày 25/6/1966.

Lữ đoàn 173 không vận mà họ gia nhập giờ đã khác hẳn cái đơn vị rời Okinawa tới đây 13 tháng trước. Dù nó vẫn là 1 đơn vị cứng, đáng tự hào, chỉ còn rất ít những thành viên thủa ban đầu còn ở lại. Những người sống sót sau kỳ hạn phục vụ 1 năm đều đã rút khỏi chiến trường VN. Rất hiếm khi những bài học mà họ thu được trong 12 tháng chiến đấu được truyền cho đám lính mới hay còn gọi là “bọn chíp con - cherries. ND” Các lính dù mới đến sẽ phải học hỏi lại từ đầu.

Suốt hè tới đầu thu năm 1966, lữ đoàn vẫn hoạt động quanh vùng Biên Hòa. Các chiến dịch lớn sau đó đến vào tháng 11 khi các tiểu đoàn 1,2 trung đoàn 503 tham gia cùng sư đoàn 1 bộ binh; lữ đoàn 3, sư đoàn 4 bộ binh; lữ đoàn bộ binh nhẹ 196 tiến hành chiến dịch Attleboro. (tiểu đoàn 4/503 đang hành quân với Thủy quân lục chiến quanh Đà Nẵng trong suốt tháng 10 và tháng 11). Thoạt đầu lữ đoàn 196 đang hành quân trong 1 chiến dịch tìm và diệt hồi tháng 9 trong khu vực VC kiểm soát ở phía đông và bắc Tây Ninh. Khi sức kháng cự của VC gia tăng, thì lính Mỹ được đổ thêm vào để tham chiến.

Đến tháng 11 thì đã có 20.000 quân đồng minh được đưa vào trận chiến, đây là 1 con số kỷ lục. Địch quân được xác định là sư đoàn 9 VC và trung đoàn 101 Quân Bắc Việt, cả 2 đều được xem là những đơn vị giỏi. Họ đang bảo vệ cái mà tình báo Mỹ khẳng định đó là 1 trung tâm đầu não của VC chỉ huy các hoạt động nổi dậy ở nam VN và cơ quan trung ương cục của mặt trận giải phóng dân tộc miền nam VN.

Dù lực lượng đồng minh công bố đã giết được 1.100 địch trong trận càn Attleboro (số lượng do đếm xác và qua chất vấn 1 số thường dân, nhân viên quân sự các cấp), họ đã ko đạt được những mục tiêu đề ra. Đối phương vẫn kiểm soát được khu vực này. Do đó MACV đã lên kế hoạch cho 1 chiến dịch lớn diễn ra ngay đầu năm mới để xác định và tiêu diệt văn phòng trung ương cục.

Trong tháng 11 năm 1966, 1 thay đổi khác đã xảy ra với lữ đoàn 173. Thay đổi này đã tăng sức mạnh cho đơn vị làm nó trở thành 1 lực lượng ghê gớm. Mặc dù đã được huấn luyện nhảy dù và tấn công không vận, lữ đoàn 173 ngày càng được tin cậy trong chiến thuật trực thăng vận. Địa hình miền nam VN cùng với việc kẻ địch mưu mẹo luôn lẩn tránh khiến các cuộc đột kích bằng quân nhảy dù ko còn nữa thay vào đó là tấn công cơ động bằng trực thăng và dần dần nó đã trở thành chiến thuật tác chiến hiện đại.

Kể từ khi đến chiến trường, việc cơ động đường không của các “Thiên binh” đều nhờ tiểu đoàn trực thăng độc lập 145 hỗ trợ. Các phi công trực thăng của tiểu đoàn 145 ở trong số những tay lái dũng cảm và liều lĩnh nhất miền nam VN. Họ luôn làm hết khả năng hỗ trợ lữ đoàn 173 bằng mọi cách có thể. Tuy nhiên có những mối băn khoăn muốn cho lữ đoàn trở thành 1 đơn vị hoàn toàn độc lập, đáp ứng được việc triển khai càng nhanh càng tốt và có thể tự lực hoàn toàn trên chiến trường. Cách duy nhất để đáp ứng đòi hỏi này là cấp cho lữ đoàn 1 đơn vị máy bay trực thăng cơ hữu.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #12 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2014, 08:25:58 am »

Vậy nên tháng 11 năm 1966, đại đội trực thăng xung kích 335 (335th Assault Helicopter Company) đã từ căn cứ Fort Bragg tới nam VN và được chuyển giao cho lữ đoàn 173. Từ khi tới Biên Hòa, đại đội 335 ( biệt danh là: những chàng Cao bồi) đã có 1 mối gắn kết đặc biệt với lính dù. Các chàng Cowboy ko chỉ sử dụng những trực thăng Huey chở quân được trang bị nhẹ (slick) mà còn có những chiếc Huey gunship để yểm trợ hỏa lực, những trực thăng tải thương và tiếp tế cho các đại đội lính dù đóng quân dã ngoại khi cần.

Họ ko ngán bãi đáp nào, bất cứ lính dù bị thương nào cũng được coi trọng. Ko có nhiệm vụ nào mà các “cao bồi” ko tận tâm tận lực. Họ thường xuyên bay vào những nơi mà các phi công khác ko dám liều. Suốt thời gian cộng tác chung, lòng quả cảm của các phi công và phi hành đoàn đại đội trực tăng 335 đã cứu tính mạng của hàng trăm lính dù.

Sau lễ Giáng Sinh 3 ngày, lữ đoàn 173 lại thay chỉ huy trưởng lần thứ 3 kể từ khi đơn vị đến nam VN. Tháng 11 năm 1966, tướng Smith được thăng lên thiếu tướng. Smith từ vị trí chuẩn tướng đảm nhiệm chức tư lệnh lữ đoàn 173, được điều về bộ tư lệnh MACV. Tướng Westmoreland  đưa chuẩn tướng John R. Deane, Jr, sư đoàn phó sư đoàn 1 bộ binh tới thay thế.

Tướng Deane gia nhập quân đội từ tháng 7 năm 1937. Được 1 năm thì ông được gửi đi học tại West Poin, và tốt nghiệp năm 1942 với hàm thiếu úy bộ binh. Ông tham chiến cùng sư đoàn 104 bộ binh trên chiến trường châu Âu trong chiến tranh TG 2. Ông đã thăng tiến từ thiếu úy lên trung tá chỉ trong chưa tới 3 năm.

Khi Deane tới VN lần đầu tháng 2 năm 1966, ông là tham mưu trưởng rồi tư lệnh phó lực lượng dã chiến I (I Field Force). Đơn vị này, thực chất là bộ chỉ huy cấp quân đoàn, đóng trụ sở tại Nha Trang, kiểm soát tất cả những hoạt động quân Mỹ và đồng minh trên vùng II chiến thuật, bao gồm cả Tây Nguyên. Tháng 7 năm 1966, Deane trở thành sư đoàn phó sư đoàn 1 bộ binh. Suốt 2 năm rưỡi hoạt động, Deane luôn giữ hình ảnh là 1 cấp chỉ huy giỏi giang, can đảm. Thành tích của Deane trong chiến dịch Attleboro đã giúp ông kiếm được huân chương chữ thập Distinguished Service Cross. (huân chương dũng cảm xếp hạng nhì chỉ sau huân chương danh dự.ND)

Khi tướng Deane tới nhận nhiệm vụ lữ đoàn trưởng lữ 173, bộ chỉ huy cấp trên đang lập kế hoạch cho 1 chiến dịch lớn nhất cuộc chiến tới giờ. Các “thiên binh” sẽ đóng vai trò quan trọng chiến dịch tấn công này.

Trong nỗ lực để tiêu diệt cái mà họ tin là Văn phòng trung ương cục (COSVN)- trung tâm đầu não của VC ở miền nam VN, MACV đã phát động chiến dịch Junction City. Dù chưa có bằng chứng trực tiếp về sự tồn tại của COSVN, MACV, có lẽ do ảnh hưởng từ chính cơ cấu phức tạp của mình, vẫn tin rằng quân nổi dậy ắt cũng phải có 1 hệ thống chỉ huy tương tự. Bộ tư lệnh quân Mỹ đoán COSVN đang nằm đâu đó trong chiến khu C, phía tây và bắc Sài Gòn. Nếu tiêu diệt được COSVN, sẽ là tổn thất rất lớn cho VC và qua đó giúp bảo vệ chính quyền miền nam VN.

Theo kế hoạch, chiến dịch tiêu diệt COSVN, sẽ huy động 5 lữ đoàn quân Mỹ tạo thành 1 hàng rào hình móng ngựa chặn nửa phía tây chiến khu C, bỏ ngỏ phía nam. Lữ đoàn 173 đảm nhiệm 1 phần đông bắc của móng ngựa. Khi móng ngựa đã được thiết lập, các đơn vị đồng minh sẽ tấn công lên phía bắc, dồn các lực lượng VC hay Quân Bắc Việt vào trong móng ngựa, và chặn các đường thoát sang Campuchia. Về bản chất đó là chiến thuật búa và đe cổ điển, nhưng lần này ở quy mô cực lớn.

Từ khi lữ đoàn 173 sang VN, tướng Westmoreland đã tìm kiếm cơ hội để tận dụng khả năng nhảy dù của đơn vị. Dù nó đã được xét tới trong nhiều cuộc hành quân trước, nhưng đến chiến dịch Junction City thì việc nhảy dù mới trở thành hiện thực.

Toàn bộ kế hoạch sẽ cho tiểu đoàn 2, trung đoàn 503, lữ 173, do trung tá Robert H. Sigholtz chỉ huy, nhảy dù xuống Cà Tum, 1 làng nhỏ nằm cách Tây Ninh 60km, gần biên giới Campuchia. Khi tiểu đoàn 2/503 đã xuống đất, các tiểu đoàn 1/503 và 4/503 sẽ được trực thăng vận đổ xuống phía bắc và phía nam tiểu đoàn, khóa chặt đường rút của địch.

Trong khi kế hoạch Junction City còn đang được hoàn thiện, lữ đoàn lại tham gia 1 chiến dịch ở vùng tam giác sắt. Ngày 8 tháng 1 năm 1967, dưới sự chỉ huy của sư đoàn 1 bộ binh, lữ đoàn 173 đã tiến hành chiến dịch Cedar Falls. Họ càn quét vùng tam giác sắt trong 2 tuần. Dù MACV công bố chiến dịch Cedar Falls đã thắng lợi, VC vẫn giữ được quyền kiểm soát vùng tam giác sắt.

Khi trở về Biên Hòa, lính dù bắt tay vào việc xếp dù. Nhảy cùng với tiểu đoàn 2/503 còn có pháo đội A, tiểu đoàn 3, trung đoàn 319 pháo binh, 1 tiểu đội công binh, 1 tiểu đội quân cảnh, 1 tổ tình báo kỹ thuật, thành viên lữ đoàn bộ, 1 số lính của tiểu đoàn trợ chiến 173 – tất cả gồm 845 quân. Đây là  lần đầu tiên lữ đoàn thực hiện tấn công bằng nhảy dù kể từ hồi chiến tranh Triều Tiên. Tất cả đều nhận thức được họ sẽ là tâm điểm của sự chú ý nên ai cũng muốn sẽ nhảy xuống 1 cách hoàn hảo nhất. Ngày D, 22 tháng 2 năm 1967, lúc bình minh, lính dù của tiểu đoàn 2/503 leo lên 1 phi đoàn gồm 16 chiếc C-130. Lúc 8g25, chiếc máy bay dẫn đầu cất cánh. Chẳng mấy chốc 15 chiếc kia cũng đã bay lên trời và trực chỉ hướng tây. Ít phút sau họ đã tới khu vực thả dù. Trực thăng vũ trang vừa mới hoàn tất xong việc bắn phá và rời đi khi thấy những chiếc C-130 xuất hiện phía chân trời. Một sĩ quan điều không tiền tuyến (FAC) thả 1 quả lựu đạn khói để chỉ hướng gió và tốc độ.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #13 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2014, 08:24:17 am »

Trên máy bay C-130, lính dù nghe lệnh :”Đứng dậy! Móc vào!”. Các “thiên binh “ móc cái khóa an toàn lên sợi dây cáp chạy dọc thân tàu trên đầu họ rồi tiến hành kiểm tra các thiết bị của người đứng trước. Tất cả cuối cùng đều đã sẵn sàng.

Chỉ huy nhảy hô: “ Ra cửa!”. Các lính nhảy dù dẫn đầu đều đã vào vị trí của mình, chăm chú nhìn cái đèn đỏ gắn trên khung cửa. Khi nó tắt đi và cái đèn màu xanh dưới nó bật lên thì anh ta sẽ phải nhảy ra khỏi cửa.

Đúng 9g00, đèn xanh trên chiếc máy bay dẫn đầu vẫn còn bật sáng. Tướng Deane nhảy ra khỏi cái cửa nằm bên tay phải trong khi cùng lúc, trung tá Sigholtz nhảy ra qua cửa bên trái máy bay. Các lính dù nối nhau nhảy theo. Lúc 9g20, tất cả các lính dù đều đã tiếp đất.

Chuyến nhảy dù diễn ra êm thắm. Ko thấy hỏa lực của địch. Chỉ có 11 người lính bị thương nhẹ trong khi nhảy. Các lính dù thu nhặt trang thiết bị, tìm lại đơn vị rồi nống ra bảo vệ bãi thả dù. Ai cũng cảm thấy tự hào. Họ đã thực hiện việc mà chưa đơn vị nào làm suốt 15 năm nay.

Tuy nhiên vào lúc đó họ ko hề biết rằng, họ vừa hoàn thành xong lần nhảy dù tác chiến độc nhất trong suốt cuộc chiến ở miền nam VN.

Khi tiểu đoàn 2/503 vừa nhảy xuống, trực thăng chở tiểu đoàn 1/503 và 4/503 bay rợp trời. Chúng bay tới 4 bãi đáp nằm ở phía bắc và phía nam bãi nhảy dù của tiểu đoàn 2/503. Họ cũng ko gặp hỏa lực của địch. Phần đông bắc của cái móng ngựa giờ đã xong. Các toán tuần tiễu của cả 3 tiểu đoàn tiến hành lục soát khu vực. Những đơn vị khác tiến vào chiếm lĩnh vị trí dọc theo móng ngựa. Đến 15g thì tất cả các đơn vị đóng vai trò chốt chặn đã sẵn sàng.

Sáng hôm sau, quân tấn công, gồm có trung đoàn 11 kỵ binh thiết giáp; lữ đoàn 3, sư đoàn 25 bộ binh bắt đầu đánh lên phía Bắc. Gần như ngay lập tức, họ phát hiện được các kho tàng của quân địch, nhưng ko thấy 1 lính địch nào hết.

Trận càn quét đầu tiên của chiến dịch Junction City diễn ra theo đúng kế hoạch. Đối thủ hầu như tránh né ko chiến đấu, trừ vài trường hợp ngoại lệ. Chạy trốn khỏi lực lượng từ phía nam đánh lên, đối phương khéo léo luồn qua các đơn vị đang chốt chặn. Thay vì giao chiến với địch, quân Mỹ quay ra tịch thu hàng tấn trang thiết bị, đồ tiếp tế VC bỏ lại. Lữ đoàn 173 tóm được 1 cơ quan tuyên huấn lớn của VC. Ngoài hàng chục bộ phim tuyên truyền và hàng ngàn tấm ảnh còn nguyên vẹn, còn có số lớn máy quay phim, chụp ảnh, máy chiếu cùng các thiết bị hiện đại khác bị phát hiện. Chiến lợi phẩm được phân phối 1 cách công bằng, lữ đoàn sau đó đã tổ chức bán đấu giá cho lính tráng giới hạn từ trung sĩ chở xuống.

Ngày 3 tháng 3, 1 đại đội “thiên binh” đã đụng độ với quân đối phương. Trận đánh ác liệt diễn ra suốt 30 phút trong khu rừng rậm phía đông Cà Tum. Khi VC bỏ lại 39 xác sau khi rời khỏi chiến trường. “Thiên binh” có 20 lính chết và 28 bị thương.

Các lực lượng tham gia chiến dịch Junction City đã ko tìm ra văn phòng trung ương cục miền nam. Nếu như nó có thật hẳn nó đã trốn khỏi tay quân Mỹ chạy sang vùng đất thánh Campuchia. Tối 17 tháng 3, chiến dịch Junction City kết thúc. Quân Mỹ công bố giết được hơn 800 VC, tịch thu hàng trăm vũ khí và hàng trăm tấn hàng hóa.

Chiến dịch Junction City II bắt đầu ngày 18 tháng 3. Được thiết kế tiếp nối chiến dịch Junction City, chiến dịch này tập trung vào vùng chiến khu C ở phía đông Cà Tum. Thoạt đầu lữ đoàn 173 ko thuộc lực lượng tham gia chiến dịch. Tuy nhiên sư đoàn 1 bộ binh đã đòi lực lượng Dã chiến II cho thêm 1 lữ đoàn nữa và lữ đoàn 173 lại phải phối thuộc 1 lần nữa cho “Anh cả đỏ”.

Nhiệm vụ của lữ đoàn là càn quét xung quanh Minh Thanh (?), phía nam và đông Cà Tum. Ngày 20 tháng 3, sau khi đổ quân bằng trực thăng vào các bãi đáp gần Minh Thanh mà ko gặp trở ngại gì, đến ngày 23, lính dù tiến 10 km về hướng tây bắc thiết lập căn cứ pháo binh Parry. Từ 23/3 đến 13/4, lữ đoàn 173 thực hiện 1 loạt các cuộc tấn công trực thăng vận xuống các bãi đáp xung quanh căn cứ Parry. Hầu như ko có ngày nào là ko có đại đội đụng độ với VC. Hầu hết giao tranh diễn ra trong rừng rậm vào ban đêm hay trong sương mù tuy ngắn ngủi nhưng ác liệt. Hiếm khi gặp phải lực lượng địch có số lượng nhiều hơn 30-40 người.

Một ngày điển hình cho lữ đoàn 173 trong chiến dịch Junction City II, cũng giống các chiến dịch trước đó, diễn ra lúc bình minh. Lính dù thức dậy, lặng lẽ chuẩn bị cho ngày mới. Khi trời sáng hơn, các toán tuần thám cấp tiểu đội sẽ tỏa ra càn quét xung quanh nơi đóng quân để tìm kiếm dấu vết quân địch.

Khi các toán quân đã quay về an toàn, nơi đóng quân sẽ được dọn dẹp, hố chiến đấu được lấp lại, rác được đem chôn giấu sao cho ko còn có vật gì trong khu vực, địch có thể tận dụng. Thường thì chỉ huy đơn vị đã phổ biến nhiệm vụ của ngày cho các trung đội trưởng từ đêm trước. Viên chỉ huy sẽ quyết định tuyến đường, tốc độ hành quân và nơi đóng quân tiếp theo.

Vị trí dẫn đầu được các trung đội thay nhau hàng ngày. Trong các trung đội, tiểu đội xích hầu cũng có sự thay đổi luân phiên. Vì rừng quá rậm rạp nên họ thường xuyên phải tổ chức mở đường xuyên qua cây cối. Mỗi người lính đều mang theo dao rựa để phát sạch dây leo và bụi rậm. Trong khu rừng nhiệt đới ẩm ướt, những lính đi đầu có thể phát rừng từ 1 đến 2 giờ. Rồi sẽ có tiểu đội mới tới thay cho những người đã đuối sức.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #14 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2014, 10:13:55 am »

Thật vất vả để lính bộ binh có thể tiến lên hoàn tất nhiệm vụ của ngày hôm đó. Rất hiếm khi họ bắt gặp dấu vết của địch quân. Nếu có đụng độ xảy ra, kẻ khai chiến hầu như luôn là địch. Bất chợt có vài tiếng súng nổ. Tiếng kêu gào của những người bị đạn địch bắn trúng khiến những lính dù bên cạnh thấy lạnh toát sống lưng. Trong khi lính cứu thương cố tiến đến chỗ những nạn nhân, những “thiên binh” còn lại mọp sát đất, nã xối xả đạn M16 vào các vị trí nghi ngờ có đối phương.

Sau 2, 3 phút nã đạn, các lính dù sẽ ngưng bắn. Mọi thứ trở lại yên tĩnh. Các toán tuần thám thận trọng rời khỏi khu vực phòng thủ tìm kiếm kẻ địch. Trực thăng tải thương sẽ được gọi đến để lấy thương vong. Trong lúc lính dù làm nhiệm vụ bảo vệ bãi đáp, các toán tuần thám sẽ quay về. Hầu hết đều có những báo cáo giống nhau: “Ko thấy dấu vết Charlie (VC), thưa sếp.” Sau đó trực thăng tới bốc những lính thương vong lên, rồi bay đi. Lính dù về lại các tiểu đội rồi lại đi tiếp.

Các đại đội súng trường của lữ 173 đi hành quân dã ngoại mất hàng tuần lễ. Họ sống thiếu thốn nhất so với những đơn vị Mỹ khác ở nam VN từng trải qua. Dù căn cứ không quân Biên Hòa có cả 1 khu PX cao hai tầng, rất ít “thiên binh” đã từng hưởng thụ ở đó chốc lát. Hiếm khi thấy lính dù nào trong số họ vào đó uống bia lạnh, tắm nước nóng, ăn nhậu, đọc báo hay ăn kẹo…

Họ mặc 1 bộ quân phục, đi 1 đôi giày suốt hàng tuần lễ.  Thường thì quần áo họ trong rừng ẩm ướt đã mục rách te tua trước khi trực thăng chở đồ tiếp tế tới nơi. Trong khi ấy, lính tráng ở hậu cứ có tới 6 đến 8 bộ quần áo, được hồ cứng, có thêu tên, quân hàm, phù hiệu chỉnh chu treo trong tủ. Một lính dù đi hành quân dã ngoại chẳng có gì nhiều hơn những thứ thồ trên lưng. Có thể mỗi tháng 1 lần
trực thăng sẽ tới thả xuống cho lính dù vài bộ quần áo dã chiến mới. Các trung sĩ trung đội phó sẽ phân phát chúng cho những kẻ đang cần nhất.

Những khi hiếm hoi có 1 đại đội súng trường được trở về Biên Hòa nghỉ ngơi vài ngày thì họ tiệc tùng thâu đêm suốt sáng. Sau khi xong nhiệm vụ, lính dù ùa tới những quán bar, nhà thổ ngay ngoài cổng căn cứ. Với vài giờ ở đó, thì chiến tranh, nỗi gian nan, cực khổ hay cái chết đều có thể quên hết. Rồi sau đó họ sẽ lại quay ra chiến trường để chịu đựng 4, 5 tuần lễ thống khổ nữa.

Trong khi các “thiên binh” còn đang len lỏi trong rừng rậm của chiến khu C, 1 sự kiện diễn ra xa về phía bắc, ở Bắc Pleiku, cao nguyên trung phần sẽ làm cuộc đời của những lính dù này thay đổi vĩnh viễn. Trận chiến mà họ tham gia là sẽ 1 trận chiến tàn khốc, mãnh liệt với mức độ ít ai ngờ tới.














Chương 3
Bắc Đắk Tô







Sư đoàn 4 bộ binh tới nam VN tháng 9 năm 1966. Do đã được dự phòng sẽ tham chiến, sư đoàn 4 dành nhiều năm để huấn luyện tác chiến trong những khu rừng thông gần căn cứ của họ tại Fort Lewis, Washington. Quân số của nó đã bị giảm sút nghiêm trọng khi sự dính líu quân sự của Mỹ ngày càng tăng ở nam VN khiến nhu cầu tuyển quân tăng vọt. Tới khi nhận lệnh triển khai, sư đoàn 4 được nhận thêm 8000 lính mới – gồm cả lính tình nguyện lẫn quân dịch. Các tân binh đã được huấn luyện cơ bản và nâng cao tại sư đoàn, việc này đã tạo ra 1 tinh thần đoàn kết, coi nhau như ruột thịt mà hầu hết các sư đoàn khác được điều sang VN ko có.

Khi tàu cập cảng Nha Trang, lữ đoàn 1, sư đoàn 4 được điều đến Tuy Hòa, của tỉnh Phú Yên, 1 tỉnh ven biển thuộc vùng II chiến thuật. Nó hoạt động trên vùng đồng bằng và các ruộng lúa tại đó tới tháng 2 năm 1967. Lữ đoàn 3 của nó đã được chuyển xuống vùng III chiến thuật bao quanh Sài Gòn để hoạt động cùng sư đoàn 25 bộ binh.

Khi sư đoàn 25 lần đầu tiên tới nam VN tháng 12 năm 1965, 2 lữ đoàn của nó được bố trí ở Củ Chi, phía tây Sài Gòn, thuộc vùng III chiến thuật. Lữ đoàn 3 của nó thì lên Pleiku, thuộc cao nguyên trung phần và phục vụ cho vùng II chiến thuật. Lữ đoàn 3, sư đoàn 4 được giao cho sư đoàn 25 đơn giản là vì công tác hậu cần dành cho nó sẽ dễ dàng hơn là hoán chuyển cả 2 lữ đoàn. Lữ đoàn 2, sư đoàn 4 sẽ tới Pleiku để chiến đấu cùng lữ đoàn 3, sư đoàn 25 bộ binh.

Bao gồm các tỉnh Kom Tum, Pleiku và Đắk Lắk, cao nguyên trung phần tọa lạc ngay tại vùng ngã 3 biên giới, giáp với Lào và Campuchia. Với địa hình gồm vô số ngọn núi cao lởm chởm được rừng già 3 tầng rậm rạp bao phủ. Tây Nguyên ko chỉ là điểm kết thúc của tuyến đường xâm nhập chính của Bắc Việt vào miền nam, nổi tiếng với tên gọi là đường mòn Hồ Chí Minh, mà còn cho phép Quân Bắc Việt che giấu những đơn vị lớn tại những khu vực hẻo lánh gần như bất khả xâm phạm. Do đó, nó gây ra nỗi đe dọa nghiêm trọng với sự ổn định của miền nam VN. Nếu bộ đội Bắc Việt kiểm soát được Tây Nguyên, họ có thể đánh xuống phía đông và cắt nam VN ra làm đôi. MACV ko thể để cho điều đó xảy ra.

Để theo dõi sự xâm nhập của các đơn vị bộ đội Bắc Việt vào Tây Nguyên, MACV đã lập ra 1 chuỗi các trại biệt kích chạy men theo biên giới do những toán nhỏ lính mũ nồi xanh chỉ huy quân CIDG (biệt kích thượng do CIA tuyển mộ và trả lương. ND) quản lý. Đây là việc làm khá hiệu quả, lính biệt kích tuần tiễu trong khu vực, tìm kiếm dấu vết của đối phương. Nếu phát hiện được lực lượng địch, quân CIDG cố hết sức tránh đụng độ mà thay vào đó, gọi máy bay ném bom B-52 hay gọi trực thăng chở các lực lượng phản ứng của Mỹ hoặc VNCH tới giao chiến.

Những trại biệt kích được lập ra ở những nơi hoang vu hẻo lánh. Chúng phụ thuộc hoàn toàn vào máy bay trực thăng từ việc tiếp tế cho đến viện binh nếu bị tiến công. Trong khi chờ quân tiếp viện, lính mũ nồi xanh và biệt kích Thượng chỉ được yểm trợ bằng súng cối cỡ nhỏ của chính họ. Đã có nhiều lần, các trại đơn độc này bị tràn ngập trước khi viện binh đến kịp.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #15 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2014, 10:22:57 pm »

Để hỗ trợ cho các hoạt động của biệt kích, thoạt đầu MACV đã triển khai lữ đoàn 3, sư đoàn 25 bộ binh tới Pleiku. Ngoài ra sư đoàn 1 kỵ binh bay cùng lữ đoàn 1, sư đoàn dù 101 cũng được điều lên Tây Nguyên càn quét nhằm chống lại những nguy cơ có thể xảy ra.

Khi lữ đoàn 2, sư đoàn 4 lên Tây Nguyên, nó xây dựng 1 căn cứ nằm cách phía nam Pleiku 18km. Căn cứ này sau đó được đặt tên là căn cứ Enari. Trong tháng đầu tiên đến nơi, lữ đoàn 2, sư đoàn 4 cùng với sự hỗ trợ của lữ đoàn 3, sư đoàn 25 tiến hành 1 chiến dịch dọc theo biên giới Campuchia. Trận càn này không gặp phải trận đụng độ lớn nào với địch.

Thêm những cuộc hành quân tìm và diệt nữa được thực hiện ở phía bắc Pleiku và phía nam Kom Tum trong thời gian còn lại của năm. Lữ đoàn 2 phải vất vả, gian khổ truy tìm Quân Bắc Việt trên các mỏm núi sắc như dao cạo, hay len lỏi trong những khu rừng mưa đầy rắn rết. Sau hàng loạt những vụ đụng độ ác liệt, lính bộ binh đã hiểu ra rằng họ đang phải đối mặt với 1 đối thủ ghê gớm. Bộ đội Bắc Việt được huấn luyện và trang bị tốt. Họ đã quen với việc đánh nhau liên miên. Bất cứ khi nào xuất hiện mà có thế thượng phong, thì họ đánh ngay. Nếu thấy quân Mỹ có vẻ mạnh hơn dự kiến, Quân Bắc Việt sẽ ngừng giao chiến, biến vào rừng rậm hoặc vượt biên qua các vùng đất thánh ở Campuchia hoặc Lào.

Tháng 1 năm 1967, thiếu tướng William R. (“Ray”) Peers lên nắm quyền chỉ huy sư đoàn 4 bộ binh. Với những kinh nghiệm chống quân Nhật ở Miến Điện trong chiến tranh TG 2, Peers nhanh chóng nhận ra sư đoàn của mình đang phải đối mặt với 1 cuộc chiến trong rừng rậm khó khăn hơn bình thường. Vì thấy ông bắt đầu vạch ra kế hoạch đối phó với sự thách thức của Quân Bắc Việt. Ông cho các tiểu đoàn cơ động ra vùng biên giới tuần tiễu và xông xáo giao chiến với bộ đội Bắc Việt chứ ko chờ họ tấn công nữa. Ông nhấn mạnh là mỗi tiểu đoàn lúc nào cũng phải có ít nhất là 2 trong 3 đại đội súng trường đi hành quân dã ngoại. Ông cũng cho tổ chức những chuyến viễn thám, thường là các toán từ 4 đến 6 người, bí mật luồn rừng để tìm kiếm kẻ thù. Khi các toán viễn thám (LRRP) phát hiện đơn vị địch, họ sẽ gọi không kích, pháo kích hay bộ binh đến đánh.

Ông cũng chỉ đạo cho các đơn vị cách để khỏi bị đánh bất ngờ và bị tràn ngập. Nguyên tắc chính của Peers với các đại đội súng trường đang đóng dã ngoại là họ ko nên tuần tiễu cách các đơn vị khác quá 1km hay hơn 1 giờ đồng hồ hành quân để trong trường hợp xảy ra đụng độ thì viện binh sẽ tới nhanh chóng. Peers tin mục tiêu của quân Quân Bắc Việt là: “Tìm những đơn vị đi lẻ, cố gắng cô lập nó và tiêu diệt. Do đó luôn phải có đơn vị khác gần đó để có thể nhảy vào can thiệp ngay.” Tính toán của Peers là rất thận trọng, nhưng quân Bắc Việt lắm mưu nhiều kế vẫn thỉnh thoảng chia cắt được và tiêu diệt các đơn vị quân Mỹ.

Đầu tháng 2, khi lữ đoàn 1 từ Tuy Hòa về gia nhập với sư đoàn, nó đã cùng lữ đoàn 3, sư 25 đã tiến hành 1 loạt các cuộc hành quân tìm diệt qui mô hùng hậu. Sư đoàn 4 tổ chức chiến dịch Sam Houston đánh vào phía tây nam Kontum. Đến giữa tháng 2 thì sư đoàn đã đụng độ lớn với Quân Bắc Việt ko dưới 10 lần. Sang tháng 3 thì Quân Bắc Việt đã ko chịu nổi nữa và phải rút sang Campuchia để “băng bó các thương tích”. Chiến dịch Sam Houston kết thúc tháng 4 năm 1967. Sư đoàn 4 tuyên bố số quân bị giết của địch là 733 so với 169 bên phía Mỹ.

Sư đoàn 4 về lại căn cứ Enari để thiết lập ra 1 hàng rào ngăn chặn trước khi mùa mưa đến. Lữ đoàn 1 thiết lập căn cứ ở Le Thanh (?), phía bắc Đức Cơ, nằm dọc theo đường 19, cạnh 1 trại biệt kích. Từ căn cứ được đặt tên là Jackson Hole này, lữ đoàn lại lập ra 1 chuỗi các trại nhỏ từ trại biệt kích Plei Djereng, nằm chắn ngang đường 509, phía bắc đường 19, tới tận thung lũng Ia Drăng ở phía nam đường. Từ những vị trí đó, lữ đoàn có thể kiểm soát tuyến đường xâm nhập mọi khi của bộ đội Bắc Việt là men theo đường 19 và thung lũng Ia Drăng.

Nằm phía đông của lữ đoàn – nơi đường 14B nối với đường 509 và đường 19 -  là nơi đặt căn cứ của lữ đoàn 2, ở Thanh An (Oasis). Từ đây lữ đoàn 2 có thể tổ chức các cuộc hành quân tìm và diệt phía sau hàng rào chốt chặn, kiểm soát phần trên của thung lũng Ia Drăng và hỗ trợ lữ đoàn 1. Peers ra lệnh tiến hành chiến dịch mới là chiến dịch Francis Marion.

Trong khi lữ đoàn 1 và 2 đã vào chiếm lĩnh vị trí thì thành tố thứ 3 trong đội hình sư đoàn lại chuyển đi. Ngày 12 tháng 4 năm 1967, lữ đoàn 3, sư đoàn 25 bộ binh rời khỏi Tây Nguyên. Nó đi lên phía Bắc tới các tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Tín thuộc vùng I chiến thuật. Nó hợp cùng lữ đoàn 1, sư đoàn dù 101 và lữ đoàn bộ binh 196 tạo thành lực lượng đặc nhiệm Oregon. Dưới sự chỉ huy của thiếu tướng William B. Rosson, lực lượng đặc nhiệm này được tổ chức như 1 sư đoàn lâm thời giúp tạo điều kiện cho 2 sư đoàn TQLC trong vùng I dịch lên phía Bắc đến gần khu phi quân sự để chống lại áp lực của Quân Bắc Việt.

Với 2 lữ đoàn trong tay, ngày 6 tháng 4 năm 1967, Peers  tiến hành chiến dịch Francis Marion. Các đại đội súng trường tỏa ra các vùng đất thù địch để tìm kiếm Quân Bắc Việt. Trong 2 tuần đầu, lính bộ binh chỉ đụng độ lác đác với các đơn vị nhỏ bộ đội Bắc Việt, dù phát hiện được khá nhiều dấu vết của đối phương. Đặc biệt các toán Viễn thám của sư đoàn đã khám phá những khu tập trung nhỏ của Quân Bắc Việt và có thể đó là những đơn vị đi trước của những lực lượng lớn hơn. Tình báo xác định bộ đội Bắc Việt đã xâm nhập vào thung lũng Ia Drăng trước khi hàng rào chốt chặn được lập, ém quân ở đó và đang chuẩn bị tiến đánh 2 trại biệt kích Đức Cơ và Plei Djereng.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #16 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2014, 10:03:29 pm »

Các đại đội súng trường của sư đoàn 4 bắt đầu đụng nặng với các lực lượng lớn Quân Bắc Việt những ngày cuối tháng 4. Ngày 30 tháng 4, đại đội Alpha, tiểu đoàn 2, trung đoàn 8 bộ binh đã chiến đấu ác liệt với Quân Bắc Việt chỉ cách Oasis vài cây số về phía đông nam. Hôm sau, trong khi đuổi theo Quân Bắc Việt, họ tình cờ bắt gặp 1 nơi đóng quân lớn của địch. Cũng trong ngày 1 tháng 5, đại đội Alpha, tiểu đoàn 3, trung đoàn 12 của lữ đoàn 1 đã bị 1 đại đội Quân Bắc Việt tập kích trong khi đi tuần tiễu ở dãy núi Chu Goungot (?), phía tây đường 14B và phía bắc Đức Cơ.

Do có cuộc đụng độ này mà tiểu đoàn 1, trung đoàn 8, lữ đoàn 1 phải thiết lập 1 căn cứ pháo binh nằm ở tây Đức Cơ, phía bắc đường 19. Dựa trên tin báo của các toán Viễn thám, các oanh tạc cơ B-52 đã tiến hành ném bom với hy vọng diệt được Quân Bắc Việt đang trong vùng giữa dãy Chu Goungot với biên giới Campuchia. Các đại đội của tiểu đoàn 1/8 bắt đầu hành quân lên phía Tây Bắc để đánh giá hiệu quả của trận ném bom.

Ngày 18 tháng 5, đại đội Bravo, tiểu đoàn 1/8 lọt vào 1 ổ phục kích của bộ đội Bắc Việt. Bắt đầu từ 12g30 và kéo dài suốt 7 tiếng đồng hồ, đại đội này đã phải liều mình chiến đấu mong giữ lấy mạng. Một trung đội của họ đã bị cắt rời và nhanh chóng bị Quân Bắc Việt vây bọc. Đến 15g00 thì đã có tới 21 thành viên trong tổng số 29 lính của trung đội này tử trận. Nhiều người đã bị bắn chêt sau khi Quân Bắc Việt làm chủ bãi chiến trường. Chỉ có 1 thành viên của trung đội còn sống mà chưa bị thương. Tới tận ngày hôm sau viện binh của đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/8 mới đánh mở đường tới được chỗ đại đội Bravo.

Đêm hôm sau nữa, 20 tháng 5, cả 3 đại đội của tiểu đoàn 1/8 đóng quân lại nghỉ đêm cách chỗ đại đội Bravo đụng trận chừng 1km về phía Tây Bắc. Vào lúc 21g19, bộ đội Bắc Việt đã tấn công dữ dội tiểu đoàn với sự yểm trợ của súng cối và súng máy. 3 cuộc tấn công riêng lẻ đã bị đẩy lùi suốt đêm dài trước khi Quân Bắc Việt rút lui. Địch để lại 37 xác trên sườn cao điểm trong rừng. Tiểu đoàn 1/8 có 16 lính chết, 66 bị thương.

Tiểu đoàn 3, trung đoàn 12 được gửi tới tiếp viện cho tiểu đoàn 1/18 cũng bị tấn công khi vừa ra khỏi chỗ trú quân sáng ngày 22 tháng 5. Giao tranh diễn ra trong 4 giờ, bộ đội Bắc Việt chỉ rút đi sau khi bị phi, pháo đánh quá mạnh. Cái giá phải trả của sư đoàn 4 là 10 chết và 70 lính bị thương. Kết quả đếm xác cho biết số Quân Bắc Việt chết là 61.

Trong 2 tháng đầu tiên của chiến dịch Francis Marion, sư đoàn 4 bộ binh đã phải nếm đòn đau. Sư đoàn phải gánh chịu hơn 300 thương vong, trong số đó có 60 chết trận. Nhằm ngăn ko cho quân đối phương thọc qua khu vực của mình trong chiến dịch, Peers đã phải cho cả 2 lữ đoàn của mình lên vùng lân cận dãy núi Chu Goungot. Hậu quả là sườn phía nam của ông yếu đi. Nếu lữ đoàn thứ 3 của sư đoàn ko tới che chắn cho khu vực đó thì sư đoàn 4 sẽ rất dễ lâm nguy. Peers đã phải khẩn khoản yêu cầu cấp trên giúp đỡ.

Tư lệnh Lực lượng Dã chiến I, trung tướng Stanley R. Larsen (“người Thụy Điển”), đóng trụ sở tại Nha Trang. Tướng Larsen là 1 cựu binh thời chiến tranh TG 2. Ông thăng tiến từ chỉ huy trung đội đến trung đoàn trưởng trong thời gian chiến đấu với quân Nhật trên 1 loạt những hòn đảo với rừng rậm bao phủ trên Thái Bình Dương. Kết quả, ông trở thành người am hiểu về cách thức tiến hành chiến tranh độc đáo ở Tây Nguyên hơn hẳn các chỉ huy cao cấp khác ở miền nam VN. Ông biết sư đoàn của Peers, tuy chưa nguy ngập nhưng đang phải chịu áp lực rất lớn. Peers đang rất cần lữ đoàn thứ 3.

Hoạt động ở tỉnh duyên hải Bình Định, nằm ngay phía đông Pleiku, là sư đoàn 1 kỵ binh bay. Larsen muốn đưa 1 lữ đoàn kỵ binh bay tới Pleiku. Ngày 21 tháng 5, ông ta gọi cho tướng Westmoreland ở Sài Gòn thông báo tình hình. “phải chuyển 1 lữ đoàn nữa lên Tây Nguyên.” Larsen nhấn mạnh. “Tôi sẽ cho 1 lữ kỵ binh bay lên đó.”

Westmoreland trả lời: “Không. Đừng làm vậy. Cứ trông chừng đó. Chúng ta hãy chờ xem có gì xảy ra đã.”

4 ngày sau, khi mà sư đoàn 4 lại nếm đòn đau nữa, Larsen lại gọi cho Westmoreland, lần này ông nói: “Tôi ko còn lựa chọn nào nữa. Phải cứu Ray thôi. Tôi sẽ gửi cho anh ta 1 lữ kỵ binh bay”

“Không.” Westmoreland nói. “Tối ko muốn xé lẻ Kỵ binh bay ở Bình Định. Tôi sẽ chuyển cho Ray thằng 173.”

Tướng Larsen chẳng hào hứng lắm về việc chuyển giao tới vùng của mình lữ đoàn dù 173. Hiểu biết của ông về những “thiên binh” là trong những tháng vừa qua họ hơi thụ động, chỉ mới giao chiến với 1 vài toán VC nhỏ. Ông ta muốn 1 đơn vị có nhiều kinh nghiệm chống lại Quân Bắc Việt chứ ko phải là 173.

Tướng Larsen đã chính xác khi đánh giá khả năng chiến đấu và sự linh hoạt của lữ đoàn 173. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 5 năm 1967, tướng Deane, người từng là tham mưu trưởng của Larsen suốt 5 tháng đầu năm 1966, đã đưa lữ đoàn tiến vào tỉnh Long Khánh nằm phía đông Biên Hòa, trong chiến dịch Fort Wayne. Họ chỉ đụng độ nhẹ với quân địch nên thương vong cũng ở mức tối thiểu.

Sau khi về lại Biên Hòa ngày 4 tháng 5. Deane được lệnh cho lữ đoàn tiến vào tỉnh Phước Tuy, phía nam Long Khánh để truy tìm các trung đoàn chủ lực 274 và 275 VC. Chiều ngày 5 tháng 5, Deane triển khai tiểu đoàn 1 và 2, trung đoàn 503 tới Phước Tuy. Trong 12 ngày sau đó, lữ đoàn thường chỉ có đụng độ lẻ tẻ với đối phương. Giao tranh chủ yếu là những trận đụng độ khi các toán nhỏ VC tìm cách quấy rối quân dù. Ko xảy ra đánh lớn, mặc dù các “thiên binh” tìm thấy 1 số lớn nơi đóng quân và hầm bỏ không rải rác trong khu vực hành quân. Ngày 17 tháng 5 thì chiến dịch kết thúc và lữ đoàn lại quay về Biên Hòa.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #17 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2014, 01:29:41 pm »

Lữ đoàn 173 khi về căn cứ chính bắt đầu tổ chức các cuộc tuần tiễu thường xuyên quanh sân bay để ngăn chặn các cuộc pháo kích bằng súng cối và rocket hay những trận đột kích của VC. Chiều ngày 23 tháng 5, tướng Deane được triệu tập về bộ tư lệnh Lực lượng Dã chiến II tại Biên Hòa. Trung tướng Jonathan O. Seaman đã nói với Deane về việc lữ đoàn của ông được điều lên phía Bắc. Sư đoàn 4 bộ binh sẽ nắm quyền điều động lữ 173. Deane nằm dưới quyền tướng Peers và sẽ thiết lập 1 căn cứ ở phía nam Pleiku và làm lực lượng trừ bị cho Peers. Họ có thể sẽ ở trên đó 3 tháng. Deane vội vã về ngay bộ chỉ huy sau cuộc họp.

Deane hối hả làm việc với S-3 (trưởng phòng hành quân) là thiếu tá James R. Steverson để lập kế hoạch hành động. Một toán tiền trạm do Steverson chỉ huy sẽ lên Pleiku lúc 5g00 sáng ngày hôm sau. Đến trưa thì lữ đoàn sẽ được không vận lên phía Bắc. Deane triệu tập các tiểu đoàn trưởng, chỉ đạo họ việc chuyển quân và ban hành 1 loạt mệnh lệnh. Các tiểu đoàn trưởng lắng nghe rồi nhanh chóng triển khai công việc xuống các đại đội.

Lính tráng vội vã gói ghém ba lô, lau chùi vũ khí, nạp đạn vào các băng đạn. Một “thiên binh” tiêu biểu khi đi trận thồ sau lưng rất nhiều thứ. Hầu hết họ phải mang theo từ 1000 đến 1200 viên đạn M16 chứa trong các băng đạn hay trong các kẹp. Dù 1 băng đạn M16 có thể chứa 20 viên, phần lớn binh sĩ đều chỉ nạp chừng 17,18 viên vào đó. Nạp nhiều hơn có thể làm băng đạn làm hỏng lò xo và gây kẹt đạn.

Đeo khắp nơi trong dây ba chạc, thắt lưng, túi vải là 12 đến 15 trái lựu đạn mảnh và từ 2 đến 4 lựu đạn khói. Mỗi người lính cũng vác theo 2 trái mìn chống người Claymore nữa. Vắt chéo trước ngực là những dây đạn với từ 100 đến 200 viên cho khẩu trung liên M60 của tiểu đội. Tất cả lính tráng được yêu cầu phải mang theo ít nhất là 1 trái đạn cối cho mấy khẩu cối của đại đội. Một cái xẻng to để đào công sự được các thành viên trong tiểu đội thay nhau mang hàng ngày. Đôi khi họ còn phải mang theo máy cưa để đốn cây làm bãi đáp cho trực thăng nữa.

Ngoài ra, lính lác còn phải thu xếp chỗ để nhét đồ trang bị cá nhân. Ngoài thư từ, giấy bút, máy ảnh, sách vở, đài xách tay, đồ đạc linh tinh, các bi đông nước, đồ ăn họ còn mang theo đồ vệ sinh cá nhân nữa. Dù đang hành quân quân dã ngoại, lữ đoàn 173 vẫn duy trì tiêu chuẩn sạch sẽ khá cao. Anh lính nào dù ở căn cứ hay đi trận, đều phải cạo râu hàng ngày.

Tùy vào số lượng trang bị mà mỗi người lính phải mang theo từ 75 đến 90kg. Hầu hết chúng được thồ trong ba lô trên lưng. Không có gì ngạc nhiên khi cái biệt danh “grunts” của họ bắt nguồn từ những lời càm ràm khi họ khoác cái ba lô nặng trịch lên lưng.

Sau 1 đêm cuống quýt lo đóng gói trang thiết bị, sáng sớm ngày 24 tháng 5 năm 1967, lính tráng lữ đoàn 173 tiến ra đường băng sân bay Biên Hòa. Theo đúng tinh thần “Vội và chờ” của các tổ chức quân sự, chiếc C-130 lèn chặt lính dù đầu tiên tới tận mãi chiều mới cất cánh. Suốt 3 ngày sau đó, không quân đã bay 208 lượt C-130, vận chuyển 2239 lính và 2700 tấn trang thiết bị tới Pleiku. Vì mọi người dự kiến sẽ trở về Biên Hòa sau 90 ngày, nên lữ đoàn để lại căn cứ của nó các lính văn phòng và những người phục vụ hậu tuyến. Họ ko thể biết rằng lữ đoàn sẽ ko bao giờ về lại phương nam nữa.

Khi lính dù biết mình được gửi đi để cứu giúp sư đoàn 4, họ lên mặt kênh kiệu ngay, hầu hết đều tỏ thái độ chế nhạo những tay lính “chân đất”, éo phải lính dù. Lữ 173 có nhuệ khí rất cao. Toàn bộ quân của nó đều là lính tình nguyện gia nhập lực lượng nhảy dù và hầu hết đều xung phong sang VN. Nhiều lính dù cứ mường tượng rằng họ chỉ việc lên phía Bắc, ‘đá đít’ Quân Bắc Việt xong, rồi lại trở về Biên Hòa. Họ sẽ cho sư đoàn 4 xem thế nào là chiến đấu.

Thấy được thái độ ấy, đại tá James B. Adamson, chỉ huy lữ đoàn 2, sư đoàn 4 dành ra nhiều thời gian để giải thích về chiến trường Tây Nguyên cho tướng Deane cùng ban tham mưu. Ông ta nói: “Đây sẽ là 1 cuộc chiến khác hẳn những thứ các anh đã từng làm ở miền nam. Thứ nhất các anh phải nhận ra rằng ở trên cao nguyên này, các anh sẽ chiến đấu với Quân Bắc Việt chứ ko phải VC. Chúng là những tay rất thiện chiến. Thứ nhì, ko được để các đại đội ra ngoài 1 mình, vì đó là mục tiêu Quân Bắc Việt thường chọn. Chúng sẽ ‘giũ sổ’ họ ngay.”

Dù đã khuyên nhủ, Adamson vẫn thấy lữ đoàn 173 giữ nguyên thái độ kẻ cả của họ.

Thái độ tương tự cũng đầu độc thiếu tá Steverson, sĩ quan hành quân lữ đoàn 173 (S-3). Khi toán của ông này lên Pleiku trước đó, Steverson đã gặp trưởng phòng hành quân (G-3) của sư 4 là trung tá James R. Lay. Cuộc họp về cơ bản là để trung tá Lay nói với thiếu tá Steverson là ông muốn giúp cho lính dù chở nên quen với hình thái chiến tranh trên Tây Nguyên và học hỏi cách sư đoàn 4 chiến đấu trong rừng rậm.

Steverson từ chối những lời khuyên đó. Ông ta nhắc cho Lay biết lữ 173 là đơn vị chiến đấu trên bộ đầu tiên của lục quân đến nam VN và đã chiến đấu 2 năm với kẻ thù rồi. Theo như cách đề cập của Steverson và hầu hết ban chỉ huy của lữ đoàn thì sư đoàn 4 chẳng có gì để có thể dạy về cách chiến đấu ở nam VN cho lữ 173 hết.

Steverson đã bị hào quang của những kỳ tích mà lữ đoàn 173 đạt được trong chiến tarnh lừa phỉnh. Nó đã chiến đấu hết trận này với trận khác với quân thù và liên tục giành chiến thắng. Nhưng có 1 lỗ hổng chết người trong cái thứ logic của Steverson. Hầu hết những trận đánh của lữ đoàn là diễn ra với quân du kích VC. Rất ít “thiên binh” của lữ 173 có kinh nghiệm giao chiến với bộ đội Bắc Việt vào mùa xuân năm 1967.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #18 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2014, 09:23:02 am »

Lữ đoàn 173 thiết lập căn cứ tại Catecka, cách Pleiku 12km về phía nam. Những người từng ở đó đều nhớ Catecka là 1 biển bùn lầy đỏ quạch ngập ngụa mỗi khi có mưa lớn trong mùa mưa. Từ ngày ngày 27 đến 30 tháng 5, lữ đoàn tiến hành mở mang, cải tạo căn cứ và mạng lưới đường xá trong khu vực. Công việc này trở nên cự kỳ gian nan bởi bùn lầy và điều kiện thời tiết khổ ải.

Bắt đầu từ ngày 1 tháng 6, tướng Deane cho triển khai quân mình tới phía nam và tây nam Catecka, nằm về phía trên thung lũng Ia Drăng. Deane cho cảc 2 tiểu đoàn 1 và 2 trung đoàn 503 đi hành quân, giữ tiểu đoàn 4/503 ở lại Catecka để bảo vệ căn cứ và làm lực lượng ứng cứu. Các đại đội dã ngoại chỉ gặp rất ít dấu hiệu của đối phương trong vùng hành quân. Tướng Deane giành phần lớn thời gian ngồi trong trực thăng chỉ huy bay trên vùng hành quân tuy cũng có bị cản trở vì sương mù dày đặc buổi sáng và trần mây thấp buổi chiều. Ông nhìn thấy rất nhiều các vị trí cũ của sư đoàn 1 kỵ binh bay và lữ dù của sư 101 trong những cuộc hành quân mấy năm về trước, nhưng ko hề thấy dấu vết bộ đội Bắc Việt.

Trong khi lữ 173 âm thầm tìm kiếm Quân Bắc Việt trên những cao điểm ẩm ướt phía Tây Nam tỉnh Pleiku, thì ở tỉnh láng giềng Kon Tum ở phía bắc đã xẩy ra sự kiện có ảnh hưởng ‘chết người’ đối với các “Thiên binh”.

Đêm 15 và 16 tháng 6 năm 1967. Một toán quân 10 người gồm 2 lính Mỹ và 8 biệt kích CIDG của trại biệt kích Đắk Tô đã bị trung đoàn 24 Bắc Việt “hốt ổ” cách trại 1400m về phía tây nam. Sáng sớm ngày 17 tháng 6, trại Đắk Tô bị súng cối hạng nặng pháo kích. Cùng lúc đó, sở chỉ huy của trung đoàn 42 VNCH tại Tân Cảnh, phía đông ĐắK TÔ cũng bị trúng đạn cối và hỏa tiễn 122mm.

Khi thấy rõ là Quân Bắc Việt đang chuẩn bị đánh lớn vào trại ĐắK Tô, chỉ huy trại đã yêu cầu được bảo vệ. Tướng Larsen biết rằng lữ 173 chưa phải đụng độ gì trong khi diễn ra chiến dịch Francis Marion, nên đã lệnh cho tướng Peers đưa 2 tiểu đoàn của 173 lên làm nhiệm vụ tại ĐắK Tô.

Tướng Deane lệnh cho lữ đoàn phó là đại tá Claude M. McQuarrie mang tiểu đoàn 1 và 2 trung đoàn503; pháo đội (đại đội pháo binh.ND) Bravo, tiểu đoàn 3, trung đoàn 319 và các đơn vị trợ chiến khác lên ĐắK TÔ, cách 80 km về phía Bắc. Cuộc hành quân này được đặt tên là Greeley.

Chiến đoàn đặc nhiệm McQuarrie lên đường vào sáng sớm ngày 17 tháng 6. Tiểu đoàn 2/503 dưới quyền viên trung tá 37 tuổi Edward A. Partain lên máy bay C-130 bay tới ĐắK Tô đầu tiên. Trung tá Partain quê vùng Arkansas, tốt nghiệp West Point năm 1951. Ông đã ở Triều Tiên 1 năm trong cương vị trung đội trưởng và đại đội trưởng đại đội súng trường, sư đoàn 25 bộ binh. Ông học ở trường nhảy dù năm 1953, khi tốt nghiệp thì được bổ nhiệm sang Liên đoàn 7 biệt kích đóng ở Đức.

Vì phục vụ tại đó, năm 1964 Partain lên đường sang nam VN làm trưởng ban nhảy dù trong Đoàn nghiên cứu và quan sát (SOG) của MACV. Khi kết thúc 1 năm kỳ hạn, ông về học đại học Tham mưu quân lực (Armed Forces Staff College) và về phục vụ ở Lầu 5 góc trước khi quay trở lại nam VN tháng 3 năm 1967. Khi đến nơi, ông nắm quyền chỉ huy tiểu đoàn 2/503.

Trong khi các đại đội súng trường đang được không vận, viên sĩ quan hành quân (S-3) rất có năng lực của Partain là đại úy Kenneth Smith đã tổ chức và dẫn đầu đoàn xe tải chở trang bị nặng của lữ đoàn lên ĐắK Tô. Quê tại Des Moines, Iowa, 26 tuổi, trước là học sinh trường dòng. Smith tốt nghiệp hạng ưu khóa sĩ quan dự bị ROTC của đại học Creighton. Anh phục vụ trong tiểu đoàn 2/503 từ tháng 3 nắm 1967, lúc đầu làm trợ lý cho sĩ quan tình báo tiểu đoàn (S-2), sau đó đến tháng 4 thì lên làm S-3.

Đoàn xe 50 chiếc rời Catecka giữa buổi sáng ngày 17 tháng 6. Nó len lỏi trên con đường 14 qua Pleiku, Kon Tum rồi tới ĐắK Tô lúc 17g00. Mọi người thiết lập 1 sở chỉ huy ngay phía nam sân bay Đắk Tô.

Ngày 18 tháng 6, tiểu đoàn 1/503 cùng cơ quan chỉ huy của đại tá McQuarrie cũng đã tới Đắk Tô. Họ lập bộ chỉ huy ngay cạnh sở chỉ huy của trung tá Partain. Cùng ngày hôm đó, tiểu đoàn 2/503 đưa các đại đội của nó xuống phía nam Đắk Tô. Mục tiêu của họ là cao điểm 1338, khống chế vùng phía nam căn cứ. Việc Mỹ kiểm soát điểm cao này sẽ khiến quân Bắc Việt ko thể lập đài quan sát ở đây để hiệu chỉnh hỏa lực pháo kích vào Đắk Tô.

Đại đội Charlie, tiểu đoàn 1/503, nhận nhiệm vụ tìm kiếm những biệt kích bị mất tích gặp nạn hôm 15-16/6. Họ khám phá 1 việc kinh hoàng. Tất cả đều chết rất thảm khốc.

Đại úy Joseph X. Grosso, bác sĩ phẫu thuật tiểu đoàn, phải làm cái nhiệm vụ ko dễ chịu gì, đó là nhận diện thi hài lính Mỹ. 27 tuổi, người Philadelphia từng là bác sĩ thực tập nội trú của trường y Jefferson, đã tình nguyện nhập ngũ vì ko đủ điều kiện hoãn quân dịch. Anh tình nguyện học nhảy dù khi biết các sĩ quan sẽ kiếm thêm được 110 đô la 1 tháng cho việc “nhảy ra khỏi máy bay”. Anh ta đang mắc nợ ngập đầu và việc có thêm 100 đô la mỗi cuối tháng là điều ngoài sức tưởng tượng.

Đại úy Grosso đến nam VN tháng 4 năm 1967 và gia nhập lữ đoàn 173. Từ khi đó anh đã phải chứng kiến nhiều cái chết. Nhưng anh vẫn sốc khi nhìn thấy xác ko toàn thây của 2 lính mũ nồi xanh.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #19 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2014, 09:25:13 am »

Trong khi đại úy Grosso đang thực hiện việc khám nghiệm, thì lính đại đội Alpha, tiểu đoàn 2/503 lại rất ngạc nhiên khi biết ở vùng Đắk Tô này có lính Bắc Việt. Ngày 18 tháng 6, đại đội được trực thăng đổ xuống 1 bãi đáp ở phía bắc cao điểm 1338. Suốt 2 ngày kế đó, họ phải vất vả leo qua sườn bắc của ngọn cao điểm to lớn này để tìm bộ đội Bắc Việt. Họ tìm thấy 1 lối mòn còn mới trên sườn cao điểm và đã tổ chức mai phục men theo nó, nhưng chẳng thấy có lính Bắc Việt nào qua lại cả.

Ngày 20 tháng 6, đại đội Charlie, tiểu đoàn 2/503 tiến lên cao điểm 1338. Họ vượt qua chỗ đại đội Alpha, trực chỉ phía nam leo lên cao điểm.

Sau khi thiết lập vị trí phòng thủ để nghỉ đêm 21 tháng 6 ở lưng chừng cao điểm 1338, cách Đắk Tô 5500m về phía nam. Đại úy David H. Milton cùng lính đại đội Alpha, tiểu đoàn 2/503, đốn cây tạo 1 bãi đáp cho trực thăng đến tiếp tế. Milton 28 tuổi và đã có hơn 11 năm trong quân ngũ. Sinh ra tại Boston nhưng lớn lên ở Dallas, sau khi qua sinh nhật 17 được 2 tháng, anh bỏ học và nhập ngũ. Anh làm lính cho đến năm 1964, khi được cử đi học ở trường đào tạo sĩ quan (OCS). Tháng 12 năm 1964 anh được phong làm sĩ quan. Là thành viên của sư đoàn 82 dù, mùa xuân năm 1966, Milton đã được thử lửa trong cuộc cách mạng ở nước CH Dominican. Anh đã được thưởng huân chương sao bạc vì thành tích dũng cảm khi chiến đấu trong chiến dịch đó.

Tháng 3 năm 1967, Milton đến nam VN và gia nhập đại đội Alpha. Lúc đầu Milton chỉ huy trung đội, sau đó lên nắm quyền chỉ huy Alpha khi đại đội trưởng của nó bị thương nặng và phải sơ tán trong tháng 5. Ít lâu sau Milton được thăng lên đại úy.

Đại úy Milton ko gây được sự tin tưởng cho binh sĩ như người tiền nhiệm là đại úy Kerns. Kerns là người có sức lôi cuốn, xuề xòa với lính tráng, luôn tìm mọi cách để bảo vệ họ. Một số trong đám lính lác coi Milton là 1 người lừng khừng, thiếu quyết đoán. Có vẻ như anh thiếu tự tin vào chính mình. Vài người nghĩ anh ko xuề xòa là vì muốn giữ khoảng cách sĩ quan nhưng vì còn có các hạ sĩ quan đó nên họ vẫn sẽ làm theo những gì anh bảo.

Vào khoảng 17g00, Milton nhận được cuộc gọi điện đài của đại úy Ken Smith. Ngày mai, Milton phải cùng đại đội về lại Đắk Tô, lộ trình phải lên sao cho có thể đến nơi ko muộn hơn 15g00. Sau khi về lại Đắk Tô, Alpha sẽ tiếp quản vị trí của đại đội Bravo, tiểu đoàn 2/503 với vai trò bảo vệ tiểu đoàn bộ. Lính dù gọi đó là “canh gác cung điện”. Binh sĩ đều khoái sự thay đổi này sau khi trải qua 4 ngày giữa núi rừng Đắk Tô. Ở đó hầu như ngày nào cũng có mưa, biến thảm rừng thành 1 bãi lầy lội. Các bụi tre nứa dày đặc cùng cây cối cao chót vót hơn 200m. Thời tiết u ám cộng với những tán lá dày đặc tạo nên bóng tối âm u khiến trong rừng lúc nào cũng tranh tối tranh sáng. Những bụi cây rậm rạp khiến cho tầm nhìn dưới mặt đất giảm xuống chỉ còn 10, 15 m. Đúng là những khu rừng ma quái và đám lính rất khoái nếu được rời khỏi đó.

Ngay sau khi Smith gọi đến, trực thăng tiếp tế ban đêm đáp xuống bãi đáp. Ngoài những hàng hóa thường xuyên như đồ ăn, thư từ hay 1, 2 anh lính vừa đi R&R về (nghỉ xả hơi), chiếc Huey còn chở theo 2 phuy chứa 200 lít tinh thể khí độc CS. Khi dọn dẹp nơi đóng quân và bãi đáp vào sáng hôm sau, đại đội Alpha sẽ đổ CS xuống đất để quân Bắc Việt ko thể sử dụng được vùng đất đó nữa.

Trong đêm 21 tháng 6, Milton phải giải quyết thêm 1 việc nữa. Số là một trong những cha tuyên úy của lữ đoàn là thiếu tá Charles J. Watters, người đã hành quân dã ngoại cùng đại đội Alpha 4 ngày trước, và Milton ko muốn vị linh mục 40 tuổi lại phải vất vả lội bộ 5km trở lại Đắk Tô.

Anh đề xuất cho cha Watters lên chiếc trực thăng bay về.

Nếu có người được toàn thể lữ đoàn 173 yêu mến thì đó chính là tuyên úy Watters. Là người quê New Jersey, ông tốt nghiệp chủng viện Immaculate Conception, New Jersey, tuyên úy Watters được thụ phong năm 1953 và trở thành cha xứ. Là týp người ưa mạo hiểm, Watters tham gia học lái máy bay cuối những năm 50 và có cả 2 chứng chỉ phi công thương mại và instrument rating (bay bằng phi cụ). Vẫn khao khát được phiêu lưu, năm 1962, ông gia nhập lực lượng không quân dự bị tại căn cứ Không quân McGuire. Ông có 4 năm làm tuyên úy dự bị và tới khi chiến tranh VN tăng nhiệt, ông quyết định góp phần mình vào cuộc chiến. tháng 8 năm 1965, ông thuyên chuyển sang Lục quân, đi làm nhiệm vụ, hoàn tất khóa học nhảy dù, và gia nhập lữ đoàn 173 ở nam VN tháng 6 năm 1966.

Cha Watters nhanh chóng nổi danh trong đám lính dù trẻ tuổi như là 1 tuyên úy chiến trường. Ông cảm thấy niềm vui khi ở cùng lính chiến. Đó là nơi ông đi đến. Ông đi với binh lính bất cứ khi nào có thể, đồng cam cộng khổ với bọn họ. Ông ko chỉ chăm sóc về nhu cầu tâm linh mà còn mà còn lắng nghe, giúp đỡ họ trong những vấn đề cá nhân cũng như chỉ bảo, dìu dắt họ.

Cha Watters đã nhảy dù trong chiến dịch Junction City, là 1 trong số 3 tuyên úy làm được như vậy. Vào tháng 6 năm 1967, khi kỳ hạn phục vụ 1 năm ở nam VN kết thúc, ông xin thêm 1 kỳ hạn nữa. Ông cảm thấy, “các con” đang cần mình, và ông sẽ ko để họ thất vọng.

Dù đã giành rất nhiều thời gian trên chiến trường bất cứ khi nào có thể, cha Watters đã nói với phóng viên trong 1 cuộc phỏng vấn hồi tháng 5 năm 1967 rằng ông ko khi nào mang theo súng. Ông nói đùa: “Tôi là người yêu hòa bình. Và nếu chúng bắn tôi thì tôi sẽ dùng máy ảnh ‘bắn’ lại và hét lên: ‘Khách du lịch đây !’. Nói nghiêm túc ra thì súng quá nặng và trên tất thảy, việc của 1 linh mục là chăm lo cho “các con”. Nếu như bị tràn ngập, tôi nghĩ ở xung quanh sẽ có rất nhiều súng đang chờ để được nhặt lên.”
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM