Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:53:08 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: ĐĂK TÔ ‘Lính nhà trời’ Mỹ trên cao nguyên trung phần Nam Việt Nam  (Đọc 98985 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« vào lúc: 01 Tháng Tư, 2014, 03:55:50 pm »




ĐĂK TÔ

 ‘Lính nhà trời’ Mỹ trên cao nguyên trung phần Nam Việt Nam


 (DAKTO. America's Sky Soldiers in South Vietnam's Central Highlands)

TG. Edward F. Murphy
Dịch: ngthi96 ttvnol

 



Giới thiệu




Việc Hoa Kỳ tham chiến 10 năm trên bộ miền nam Việt Nam đã bắt đầu từ 1 trận hải chiến. Đầu giờ chiều ngày 31 tháng 7 năm 1964, khu trục hạm USS Maddox xâm nhập vịnh Bắc Bộ, phía đông của Bắc Việt nam trong sứ mệnh gián điệp điện tử, với mật danh là Desoto. Chiếc Maddox, gắn chi chít các thiết bị tình báo điện tử mưu đồ định vị những radar của đối phương bằng cách lần theo những tín hiệu khi phía Bắc Việt theo dõi nó. Trong khi đó những chuyên viên sẽ nghe lén các cuộc điện đàm qua radio của phía Bắc Việt, còn những người khác sẽ cập nhật những mốc giới trên hải đồ.

Sáng hôm ấy, khi mà Maddox đang tiến vào vị trí ở phía đông nam Thanh Hóa, các thuyền viên của nó phát hiện 4 tàu phóng lôi Swift do Mỹ sản xuất đang phóng rất nhanh phía đường chân trời. Những chiếc tàu phóng lôi PT vỏ bằng nhôm đó đang chạy về phía nam, hướng về Đà Nẵng, nam VN sau khi vừa thực hiện nhiệm vụ đầu tiên trong kế hoạch tiến hành 1 loạt các cuộc đột kích vào các căn cứ quân sự đóng ven biển của miền Bắc.

Dù những tàu Swift này do biệt kích biển nam VN điều khiển, nhưng thực ra chúng hoạt động dưới sự chỉ đạo của đoàn Nghiên cứu và quan sát (SOG), một lực lượng rất bí mật hoạt động chống nổi dậy chịu trách nhiệm trực tiếp của bộ tư lệnh viện trợ quân sự Hoa kỳ tại VN (MACV). Được lính biệt kích Mỹ và các đặc vụ của cục tình báo trung ương (CIA) huấn luyện. Các biệt kích quân này đã thực thi nhiệm vụ của họ từ hồi tháng 3. Tại 1 căn cứ được bảo vệ nghiêm ngặt phía nam Sài Gòn, những lính biệt kích đã thực tập nhuần nhuyễn chiến thuật xâm nhập đường biển và bắn phá vùng duyên hải. Vào cuối tháng 7, các chỉ huy SOG đã quyết định cho họ ra trận và chuẩn bị cho nhiệm vụ đầu tiên. Ngày 31 tháng 7, những kẻ đột kích sẽ tấn công các trạm radar và đài phát sóng ở hòn Mê và hòn Ngư, 2 hòn đảo nằm cách phía bắc khu phi quân sự chia đôi đất nước này, khoảng 180km. Nếu nhiệm vụ thành công thì 3 ngày sau, những chiếc tàu cao tốc sẽ quay lại để bắn phá 1 trạm radar trên đất liền tại mũi Vĩnh Sơn, phía nam của Vinh, Bắc VN.

Trong lần đầu tiên làm nhiệm vụ, những tàu cao tốc Swift đã vấp phải hỏa lực phòng thủ rất mạnh khi gần tới các hòn đảo của đối phương nên ko thể đổ biệt kích lên bờ được. Thay vì thế họ nã hàng chục phát đạn đại bác 40mm vào vị trí quân Bắc Việt. Sau đó những chiếc tàu phóng ra khơi và quay về căn cứ.

Trên tàu Maddox, các chuyên viên tình báo điện tử đã chặn nghe được 1 loạt những cuộc đàm thoại vô tuyến về cuộc đột kích. Rõ ràng là phía Bắc Việt rất bị kích động trước việc này, đây là lần đầu tiên họ bị pháo kích bằng đường biển. Tàu Maddox tuy đã được biết về cái gọi là kế hoạch tập kích A-34, nhưng ko quan tâm lắm vì họ ko phải là thành viên của các chiến dịch vụng trộm kia.

Nhưng sau đó các máy nghe trộm thu thập được ngày càng nhiều các thông điệp của Bắc Việt đề cập đến số hiệu sơn trên thân tàu Maddox: DD -731. Rõ ràng là phía Bắc Việt đang suy đoán về vai trò của chiếc tàu khu trục với cuộc đột kích kia. Trung tá hải quân Herbert L. Ogier có vẻ ko quan tâm lắm nên chỉ ra lệnh nâng cao cảnh giác vẫn tiếp tục thực thi nhiệm vụ.

2 ngày sau, hôm mồng 2 tháng 8, khu trục hạm Maddox chạy ngang qua hòn Mê. Đài quan sát trên tàu phát hiện 3 tàu phóng lôi Bắc Việt đang chạy theo hàng dọc gần hòn đảo. Vài phút sau họ nghe trộm được thông điệp ra lệnh cho mấy con tàu kia tiến công tàu Maddox. Ogier hạ lệnh cho tàu tăng hết tốc lực chạy ra ngoài khơi.

1 lúc sau, radar trên tàu phát hiện 3 tàu phóng lôi đã rời khỏi hòn Mê. Với tốc độ tối đa 50 hải lý/giờ, thì chưa đầy 1 giờ đồng hồ, chúng sẽ đuổi kịp chiếc khu trục hạm. Ogier lệnh cho pháo trên tàu khai hỏa nếu thấy mấy tàu kia xáp lại ở khoảng cách 10 km.
Lúc 15:08 những khẩu pháo cỡ nòng 5 inch (127mm) đã bắn 1 loạt đạn phía trước mũi mấy chiếc tàu phóng lôi. Ít phút sau, khi mấy chiếc tàu kia đã vào tới tầm phóng ngư lôi, Maddox lại khạc đạn. Những chiếc tàu kia vẫn xông đến.

Trong 20 phút sau đó, Maddox bắn cấp tập vào 3 tàu địch, tạo ra những cột nuớc bắn tung tóe lên trời nhưng ko bắn trúng được chiếc nào cả. Tàu Bắc Việt phóng quả ngư lôi đầu tiên từ cự ly 2,7 km. Ogier cho tàu quay ngoắt sang trái, dùng tên lửa đối hải đánh chặn. Một quả ngư lôi khác xé nước lao tới. Tàu Maddox lại né được. Sau rồi, rốt cục, 1 viên đạn pháo của tàu Maddox, đã bắn trúng 1 tàu phóng lôi. Nó khựng lại. Ít giây sau, 1 tàu phóng lôi khác chạy chậm lại do bị bắn trúng. Chiếc thứ 3 quay lại đễ hỗ trợ 2 chiếc kia.

Vài phút sau, 4 máy bay F-8 Crusaders (thập tự quân) từ tàu sân bay Ticonderoga bay tới hiện trường. Chúng oanh tạc những tàu phóng lôi Bắc Việt suốt 5 phút rồi bay đi. Lúc này, Ogier nhận điện từ thượng cấp lệnh cho ông ta phải rời khỏi khu vực. Ông chấp hành.

Tin về vụ tấn công bằng ngư lôi của Bắc VN đã truyền tới Washington. Sau khi tham khảo ý kiến những cố vấn chủ chốt của mình, Lyndon B. Johnson đã tổ chức họp báo. Ông tuyên bố cho thế giới biết ông sẽ tiếp tục cho tuần tra trên vịnh Bắc Bộ. Thêm nữa, còn sẽ bổ sung thêm chiếc khu trục hạm thứ 2 tham gia vào việc tuần tra. Các hạm trưởng tàu khu trục được lệnh đáp trả bất kỳ lực lượng nào tiến công họ.

Ngày 3 tháng 8, tàu Maddox, cùng với tàu Turner Joy tháp tùng, quay trở lại vịnh Bắc Bộ. Mặc dù hôm đó ko xảy ra biến cố nào. Phía Bắc Việt liên tục thông báo qua hệ thống vô tuyến theo dõi hướng đi của mấy chiếc tàu. Cũng chính đêm đó, những tàu cao tốc của SOG phát động cuộc mật tập thứ nhì vào các mục tiêu quân sự trên bờ biển của Bắc VN, chúng pháo kích vào 1 trạm radar trên đất liền 30 phút rồi rút về.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #1 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2014, 09:01:48 am »

Cả ngày mồng 4 tháng 8, các kỹ thuật viên trinh sát điện tử trên tàu nghe thấy rất nhiều cuộc đàm thoại qua lại bằng vô tuyến và thấy rằng phía Bắc Việt đang hết sức giận giữ về những cuộc đột kích A-34. Một số thông điệp chặn bắt được có nội dung ra lệnh cho các tàu phóng lôi chuẩn bị cho 1 cuộc tấn công.

Khi đêm xuống, 2 chiếc khu trục hạm rời khỏi vùng ven bờ Bắc Việt đi ra ngoài khơi xa. Một cơn bão bất ngờ đi vào khu vực. Toàn vùng bị mây đen dày đặc bao phủ, sấm sét đì đùng. Gió lớn làm cho biển động dữ dội.

Khi mấy chiến hạm đang chạy về phía đông thì radar trên tàu phát hiện được những đốm sáng tín hiệu. Ogier nghĩ có lẽ tàu phóng lôi địch đang chờ sẵn. Không khí trong trung tâm thông tin tác chiến của tàu rất căng thẳng khi mấy đốm sáng trên màn hình radar cứ xuất hiện rồi lại mất đi. Lúc 21g30, các đốm sáng bắt đầu tăng tốc đến gần mấy khu trục hạm. Hiệu thính viên trên tàu Maddox hét lên: “Ngư lôi!” Một số cảnh giới viên cũng báo cáo đã nhìn thấy có 1 ngư lôi dưới nước.

Chiếc Turner Joy khai hỏa vào 1 đốm sáng. Nó biến mất khỏi màn hình. Tàu Maddox cũng bắn. Đêm tối như mực bỗng chốc sáng bừng bởi những chớp lửa đầu nòng của pháo 127mm. Ngư lôi được báo cáo phóng tới liên tục khiến các tàu phải cơ động né tránh cật lực. Có lúc hiệu thính viên trên tàu Maddox báo rằng nghe thấy có 22 quả ngư lôi trong làn nước. 8 máy bay Crusader của tàu Ticonderoga cũng bay đến, hướng thẳng tới vị trí có tàu phóng lôi Bắc VN, là những đốm sáng trên màn hình radar của tàu Maddox. Những chiếc máy bay bay rất thấp để tìm những kẻ bị diệt. Chúng sục xạo trên mặt biển hồi lâu nhưng ko thấy dấu hiệu gì về sự hiện diện của đối phương.

Mọi thứ đột ngột kết thúc cũng giống như lúc bắt đầu. Âm thanh của ngư lôi đã biến khỏi tai nghe của các hiệu thính viên. Trên màn hình radar những đốm sáng biến mất. các khu trục hạm chuyển hướng và dùng hết tốc lực bỏ chạy về phía nam.

Khi tin về cuộc tấn công thứ 2 tới tai tổng thống Johnson, ông ko hề chần chừ khi ra lệnh 1 cuộc không kích trả đũa – có mật danh là Mũi tên xuyên (Pierce Arrow) – đánh vào các căn cứ tàu phóng lôi của Bắc VN. Ông cũng cùng các phụ tá chuẩn bị 1 dự thảo nghị quyết trình Quốc hội để thông qua cho hành động của mình.

Trong khi đó thì hạm trưởng 2 tàu Maddox và Turner Joy lại cẩn thận xem xét lại cuộc giao chiến. Họ kết luận rằng hầu hết, nếu ko phải là tất cả, những thứ radar đã quét được thực ra là những thứ ko có thật do tín hiệu radar tương tác phản xạ với trần mây thấp. Những tiếp xúc của ngư lôi qua máy định vị siêu âm có thể là do sai lầm khi nghe thấy tiếng chân vịt tàu của chính họ. Các hạm trưởng nhanh chóng điện báo cho thượng cấp của mình rằng: “Nhiều báo cáo về việc tiếp xúc và ngư lôi bắn tới là ko đáng tin cậy.”

Dù cuộc tấn công còn có nhiều điểm đáng ngờ, tổng thống Johnson và bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara vẫn cho thực thi chiến dịch tấn công Mũi tên xuyên. Lúc 22g43 ngày 4 tháng 8 (giờ Washington), những chiếc phản lực cơ đầu tiên gầm rú đáp xuống boong chiếc Ticonderoga. Đáng ngạc nhiên là chỉ chưa đầy 1 tiếng sau, lúc 23g37, tổng thống Johnson đã lên truyền hình công bố về quyết định tung ra các cuộc không kích.

Do được cảnh báo trước như thế, phía Bắc VN đã chuẩn bị sẵn sàng khi những chiếc máy bay Crusader đầu tiên xuất hiện trên đầu. Máy bay Mỹ đã đánh trúng mục tiêu, phá hủy khoảng 25 tàu phóng lôi. Các pháo thủ Bắc VN đã bắn trúng 4 trong số 35 máy bay Mỹ, làm 2 chiếc bị rơi.

Ngày 7 tháng 8 năm 1964, thượng viện Mỹ, chỉ có 2 phiếu chống, đã thông qua 1 nghị quyết cho phép: “Tổng thống…
được áp dụng mọi biện pháp cần thiết, đẩy lùi bất cứ một cuộc tiến công vũ trang nào chống lại lực lượng Hoa Kỳ và sẵn sàng tiến hành mọi bước cần thiết, để ngăn chặn những hành động gây hấn" ở nam VN.

Mặc dù đã có nghị quyết này hậu thuẫn. Vì lý do sắp tới kỳ bầu cử, tổng thống Johnson, đã từ chối việc trả đũa tiếp dù cho Việt Cộng gia tăng những hành động gây hấn nam VN và lính Mỹ đóng tại đây. Ngay cả khi ngày 31 tháng 10, VC tiến công căn cứ không quân lớn ở Biên Hòa, cách Sài Gòn 22 km, giết 4 lính và phá hủy 13 oanh tạc cơ Mỹ, Johnson cũng ko cho trả đũa.

3 ngày sau, Johnson trúng cử tổng thống và là ứng cử viên có đa số phiếu ủng hộ lớn nhất trong lịch sử. 61% phiếu bầu được bỏ cho cái người đã cam kết sẽ từ chối việc “cho phép những chàng trai Mỹ đi chiến đấu thay cho dân châu Á.”

Trong suốt tháng 11, Johnson bắt các cố vấn cao cấp của mình tất bật nghiên cứu chính sách của Mỹ ở nam VN. Ngày 1 tháng 12, ông ta chọn khả năng với nội dung chủ yếu là mở rộng các chính sách hiện hành. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ nam VN, bằng cách ném bom trả đũa Bắc Việt cho những sự việc tương tự như vụ “tấn công” vịnh Bắc Bộ hay vụ sân bay Biên Hòa.

Tuy thế, ngay vào đêm Giáng Sinh, VC đã cho nổ 1 xe tải chứa bom tại 1 khách sạn ở trung tâm Sài Gòn, được Mỹ dùng làm chỗ ở cho sĩ quan, khiến hơn 100 người thương vong. Tổng thống Johnson vẫn từ chối trả đũa. Cho tới khi VC tiến công 2 căn cứ quân đội Mỹ gần Pleiku vào sáng sớm ngày 7 tháng 2 năm 1965, giết chết 7 lính Mỹ và làm bị thương 100, tổng thống Johnson mới tiến hành trả đũa Bắc VN. Sau khi VC tấn công 12 giờ, các tàu sân bay Mỹ trong vịnh Bắc bộ đã tiến hành chiến dịch có tên Flaming Dart (mũi tên Lửa. ND), tấn công có giới hạn các mục tiêu ở Bắc VN. Ngày hôm sau, thủ tướng tương lai Nguyễn Cao Kỳ dẫn đầu các máy bay của không lực nam VN tới tấn công 1 trung tâm thông tin liên lạc của Bắc Việt ngay phía trên DMZ (Giới tuyến quân sự tạm thời hay khu phi quân sự. ND)
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #2 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2014, 10:04:11 am »

Cuộc ko kích trả đũa đã ko thể ngăn VC dừng lại. Tối ngày 10 tháng 2, họ tiến công 1 doanh trại lính Mỹ tại Qui Nhơn, thị xã ven biển nằm ở trung tâm tỉnh Bình Định, 21 lính Mỹ chết và 22 người khác bị thương khi tòa nhà họ ở bị đánh sập. Ngay khi lực lượng cứu hộ đang kéo các thi thể lính Mỹ ra khỏi đống đổ nát, máy bay của chiến dịch Flaming Dart II đã bay ù ù trên bầu trời Đông Nam Á hướng đến Bắc VN.

Căn cứ trên việc các mục tiêu của Mỹ bị tiến công liên tục. Ngày 13 tháng 2, tổng thống Johnson quyết định “tiến hành 1 chương trình ném bom có hạn chế và giới hạn” chống lại Bắc VN. Các cuộc không kích được lên kế hoạch 1 hoặc 2 lần/tuần. Chiến dịch ném bom dài ngày này được mang tên Sấm Rền (Rolling Thunder).

Do thời tiết ko thuận lợi, các cuộc không kích đầu tiên của Sấm Rền, đến ngày 2 tháng 3 mới được bắt đầu. Một đoàn gồm 104 máy bay của không lực Mỹ - gồm B52, F100,F105 - đã thả 120 tấn bom xuống Xom Bang (?), cách DMZ 15km về phía Bắc. Đối phương phản ứng khá mãnh liệt. 6 máy bay Mỹ bị bắn hạ.

Do phần lớn các máy bay của không lực đóng tại căn cứ không quân Đà Nẵng nên vấn đề an ninh đóng vai trò rất quan trọng với việc thành bại của các cuộc tấn công Sấm Rền tiếp theo. Dù được các đơn vị quân lực VNCH canh gác, tư lệnh MACV, đại tướng William C. Westmoreland rất đỗi nghi ngờ khả năng của họ trong việc bảo vệ hiệu quả những cơ sở phức tạp như vậy. Ngày 22 tháng 2, trung tướng John L. Throckmorton, cấp phó của Westmoreland, đề xuất chuyển giao việc bảo vệ căn cứ sang cho TQLC Mỹ. Ông ta lập luận, không những TQLC có thể bảo vệ tốt hơn, mà còn giúp giải phóng các binh sĩ VNCH để họ thực hiện các chiến dịch chống lại VC.

Westmoreland đã bỏ qua lời khuyên của đại sứ Mỹ Maxwell D. Taylor và đồng tình với đề xuất này. Do đó, ngay trong ngày, ông đã yêu cầu cấp cho 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến. 4 ngày sau Washington gửi điện chấp thuận đòi hỏi này của Westmoreland.

Vào lúc 9g ngày 8 tháng 3 năm 1965, lính thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn 9 TQLC bắt đầu đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng. Chiều hôm đó, các máy bay vận tải C-130 từ Okinawa trở tới tiểu đoàn 1, trung đoàn 3 TQLC. Sự hiện diện trên bộ của quân Mỹ tại VN đã trở thành hiện thực.

Trong những tuần sau, vai trò của TQLC được mở rộng từ phòng thủ tĩnh tại sang tuần tra tích cực cách xa Đà Nẵng vài dặm. Đến lúc đó, tham mưu trưởng lục quân Mỹ, tướng Harold K. Johnson, bắt đầu đưa ra những lý lẽ thuyết phục cho việc gia tăng sự hiện diện của quân Mỹ ở nam VN. Ông ta nhấn mạnh với hội đồng tham mưu trưởng liên quân rằng chỉ có Hoa Kỳ mới có thể gây đủ áp lực cho quân Bắc Việt nhằm ngăn cản họ hỗ trợ VC.

Lập luận của tướng Johnson được củng cố khi ngày 29 tháng 2, VC cho nổ 1 quả xe hơi chứa bom ngay trước đại sứ quán Mỹ. 2 người Mỹ và 18 người Việt bị chết, cùng 160 người khác bị thương trong vụ nổ kinh hoàng này. Tòa sứ quán đã bị phá hủy.

Westmoreland lại đòi hỏi, và được nhận thêm 9 tiểu đoàn bộ binh Mỹ nữa. Ông dùng 1 số đơn vị để lập ra các căn cứ của Mỹ tại Qui Nhơn và Nha Trang, số khác tới khu vực Chu Lai, phía nam Đà Nẵng. Để bảo vệ căn cứ không quân khổng lồ của Mỹ ở Biên Hòa và các cơ sở có tầm quan trọng chiến lược tại Vũng Tàu và cửa sông Sài Gòn; Westmoreland đòi chuyển đích danh từ Okinawa sang lữ đoàn dù 173 ưu tú.





Chương 1
Đến Việt Nam






Chiếc máy bay vận tải chở chuẩn tướng Ellis W. Williamson, lữ đoàn trưởng lữ đoàn dù 173, hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất ở ngoại ô Sài Gòn vào sáng sớm ngày 25 tháng 4 năm 1965. Williamson đến thủ đô nam VN đáp ứng theo yêu cầu trong bức điện tối mật mà ông ta nhận được tại bộ chỉ huy của mình trên đảo Okinawa ngày hôm trước. Lục quân Hoa Kỳ đồng ý với yêu cầu của tướng Westmoreland về việc triển khai lữ đoàn 173 tới nam VN, và lệnh cho đơn vị của Williamson chuẩn bị di chuyển.

Đi cùng ông là các sĩ quan phụ trách hành quân (S-3), tiếp vận (S-4) và người phụ tá. Williamson được hộ tống tới văn phòng của Westmoreland tại bộ tư lệnh MACV ở trung tâm Sài Gòn. Sau câu chào hỏi xã giao, Westmoreland gặng hỏi Williamson.

“Sao anh lại mặc quân phục?”

“Thì lúc nào tôi chả mặc nó ạ.” Williamson hơi ngạc nhiên trả lời.

“Điện của tôi đã nhấn mạnh là phải mặc đồ dân sự mà” Westmoreland nói rõ.

“Tôi có mang theo quần và 1 áo sơ mi rồi ạ.” Williamson đáp.

Westmoreland ra lệnh: “Hãy thay vào ngay rồi mới được rời khỏi tòa nhà này. Tôi ko muốn VC hoặc báo chí biết anh đang ở đây.”

Tướng Williamson bối rối thay đồ dù theo như ông biết thì mình đang giúp chính phủ miền nam VN đang chống lại quân VC nổi dậy - những người được Bắc VN ủng hộ. Xứ mạng quan trọng của Williamson khiến ông có nhận thức rõ ràng về những yếu tố ảnh hưởng tới vai trò của Hoa Kỳ với các nước trong khu vực Đông Nam Á nhưng ko biết chắc họ sẽ đòi hỏi những gì ở ông cùng đơn vị của mình.

Westmoreland phổ biến những nhiệm vụ mà lữ đoàn 173 sẽ gánh vác trong khi Williamson đang chăm chú lắng nghe. Westmoreland giải thích, với việc gia tăng về quy mô của chiến dịch Sấm rền, ông ta ngày càng lo ngại về khả năng bảo vệ an toàn của quân lực VNCH cho các căn cứ của Mỹ đang hỗ trợ chiến dịch không kích. Ngoài ra việc có những đơn vị của Mỹ tới bảo vệ các căn cứ sẽ giúp các đơn vị VNCH rảnh tay để thực hiện các cuộc hành quân chống VC.

Tướng Westmoreland tiết lộ cho Williamson biết rằng dự kiến sẽ có thêm các sư đoàn quân Mỹ nữa tới VN trong vài tháng tới. Lữ đoàn 173 có nhiệm vụ truy quét tiêu diệt các đơn vị địch trong vùng trách nhiệm. Westmoreland nói việc lữ đoàn được triển khai ở nam VN chỉ mang tính tạm thời, có lẽ sẽ ko kéo dài quá 60 ngày. Sau khi bàn bạc thêm 1 số chi tiết về việc triển khai và nhiệm vụ của lữ đoàn, 2 vị tướng kết thúc buổi họp mặt.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #3 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2014, 08:43:28 am »

Trong 3 tuần kế tiếp, tướng Williamson cùng tùy tùng làm việc rất tất bật. Họ tới thăm các căn cứ không quân mà lữ đoàn sẽ phải bảo vệ, gặp gỡ rất nhiều cố vấn Mỹ, cũng như các chỉ huy quan trọng của VNCH, bắt tay vào xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai đơn vị. Có 1 núi công việc phải chuẩn bị để lữ đoàn 173 có thể làm nhiệm vụ ở nam VN, tuy nhiên tướng Williamson lại là bậc thầy trong việc khắc phục khó khăn kiểu này.

Ellis W. Williamson sinh ra và lớn lên tại Raleigh, Bắc Carolina. Khi còn niên thiếu, mục tiêu của ông là được chơi kèn trombone trong 1 ban nhạc jazz. Để lấy kinh nghiệm thực tế, ông gia nhập Vệ binh quốc gia Bắc Carolina làm nhạc công năm 1935. Mặc dù dự kiến chỉ ở lại lực lượng Vệ binh quốc gia có 1 năm rồi sẽ tới thử giọng tại 1 ban nhạc lớn, nhưng ông đã ở trung đoàn suốt 10 năm. Suốt thập niên ấy, ông sẽ đi từ cấp binh nhì trong ban nhạc đến cấp trung tá chỉ huy trung đoàn.

Sau kỳ hạn đầu tiên, Williamson nhận ra rằng ông ko những đã nâng cao được kỹ năng chơi kèn trombone mà còn phát triển tình bằng hữu giữa những thành viên trong đơn vị. Những người lính đã phụng sự cùng ông là những người tốt nhất ông từng biết đến. Họ làm nên tình thân hữu, tình đồng đội và tạo cơ hội cho các cá nhân phát triển. Do đó Williamson đăng ký thêm 1 kỳ hạn nữa.

Trước khi tái ngũ, đơn vị của Williamson lên đường làm nhiệm vụ trong kế hoạch tập trung quân lớn của quân đội Mỹ trước chiến tranh TG 2, Ngày 16 tháng 9 năm 1942, đơn vị trở thành 1 phần của trung đoàn 120, sư đoàn 30 bộ binh.

Do nhu cầu của các nhà lãnh đạo, quy mô quân đội gia tăng nhanh chóng. Williamson là 1 kẻ may mắn. Với năng khiếu thiên bẩm cộng với tài lãnh đạo ông được đưa vào nguồn đào tạo sĩ quan. Các cấp trên đã đề bạt trực tiếp ông đi học. Williamson đã tự hào gắn gạch vàng của lon thiếu úy lên quân phục vào đầu năm 1941.

Sư đoàn 30 bộ binh dành 3 năm sau đó để huấn luyện trước khi lên tàu thủy sang Anh tháng 2 năm 1944. Sư đoàn đã tiến vào nước Pháp qua bãi biển Omaha, Normandy ngày 10 tháng 6 năm 1944 để làm nhiệm vụ tại châu Âu. Những dấu vết của cuộc tàn sát 4 ngày trước đó (ngày D) là lời cảnh tỉnh khắc nghiệt của chiến tranh đối với trung úy Williamson và binh sĩ trong trung đoàn 120 bộ binh. Những người lính chưa có kinh nghiệm chiến đấu nghiến răng dấn bước tiến ra chiến trường.

Đơn vị của Williamson đã thử lửa lần đầu trong 1 trận đánh ác liệt để chiếm lấy các giao lộ có tầm quan trọng chiến lược ở thị trấn St.-Lô, Pháp. Sau đó họ tham gia chiến dịch Cobra (Rắn hổ mang), là đòn đột phá lớn của đồng minh từ đầu cầu Normandy. Rồi họ đánh đuổi quân phát xít suốt chiều ngang nước Pháp và tới đầu tháng 9 thì tiến vào Bỉ. Ngay khi Williamson, lúc đó là đại úy chỉ huy 1 đại đội súng trường, mới nghĩ những trận đánh gian lao chắc đã qua, họ lại phải nhảy vào trận đánh đẫm máu để chiếm Aachen, 1 thị trấn Đức trong hệ thống phòng ngự ghê gớm có tên bức tường phía Tây chạy dọc theo biên giới Bỉ. Suốt từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10, những người lính mệt mỏi của sư đoàn 30 bộ binh phải chiến đấu với những tên lính Đức cuồng tín cố thủ Aachen.

Khi Aachen cuối cùng cũng bị thất thủ ngày 16 tháng 10 năm 1944, Williamson cùng trung đoàn 120 tiến vào nước Đức và ở trên tuyến đầu cho đến giữa tháng chạp. Khi Hitler phát động chiến dịch phản công liều lĩnh vào vùng rừng Ardennes ở Bỉ ngày 16 tháng 12 năm 1944, sư đoàn 30 được gửi đến chống giữ cho phòng tuyến đang lung lay của Mỹ. từ 17 tháng 12 năm 1944 đến 26 tháng 1 năm 1945, họ phải chiến đấu để quét sạch quân Đức xung quanh khu vực Malmédy-Stavelot.

Cuối cùng thì trận Bulge cũng kết thúc bằng chiến thắng của quân Đồng minh, Williamson được thưởng lon thiếu tá và trở thành trung đoàn phó trung đoàn 120. Ông đảm nhiệm cương vị đó khi sư đoàn 30 bộ binh tham gia vượt sông Roer tháng 2 năm 1945. Sau đó sư đoàn tiến công ngang qua phần phía Bắc miền Trung nước Đức, và cùng các đoàn quân khác đua nhau tiến về Berlin. Ngày 7 tháng 4 năm 1945, họ chiếm được thành phố Hameln huyền thoại, rồi 1 tuần sau đó thì chiếm các vị trí nằm dọc sông Elbe, cách thủ đô nước Đức chỉ 60km.

Trong khi các chính trị gia dàn xếp và lấy “phần thưởng” Berlin từ tay quân Mỹ chuyển sang cho phía Nga, thiếu tá Williamson và các đơn vị đông đảo của Mỹ đóng quân bên bờ tây sống Elbe và cứ ở đó cho đến tận ngày tuyên bố chiến thắng mùng 8 tháng 5 năm 1945.

Khi chiến tranh vừa kết thúc, Williamson được vinh thăng lên trung tá và về chỉ huy chính cái trung đoàn mà ông đã từng gia nhập 10 năm về trước dưới bộ dạng của 1 chú binh nhì 18 tuổi. Ông và sư đoàn mình đã chứng tỏ được mình trong các trận đánh tàn khốc của cuộc chiến. Sư đoàn 30 bộ binh có 17.000 thương vong, trong đó hy sinh là 3516 người.

Qua chiến tranh, trung tá Williamson nhận ra lẽ sống của chính mình. Ông cảm thấy mình có thể sống và cống hiến nhiều nhất trong môi trường quân đội, làm việc với những con người tài ba, tốt bụng nhất mà thế giới chưa từng biết. Williamson làm đơn gia nhập quân đội thường trực và được chấp nhận.

Trong chiến tranh Triều Tiên, Williamson tham chiến liên tục.
Tháng 9 năm 1950, ông đổ bộ lên Inchon trong vai trò phụ tá phòng hành quân (G-3), quân đoàn X lừng danh của tướng Douglas MacArthur. Sau khi tái chiếm thủ đô Seoul của Nam Triều Tiên thành công. Quân đoàn X di chuyển tới bờ biển phía đông bán đảo Triều Tiên và tiến đến sông Áp Lục để kết thúc chiến tranh.

Sự bất ngờ tham chiến của Cộng quân Trung Quốc tháng 11 năm 1950 đã làm mọi sự lạc quan tắt ngấm. Trước khi các lực lượng Mỹ và Nam triều Tiên nhận ra kẻ thù mới là ai, họ đã phải rút lui hoàn toàn khỏi miền Bắc Triều Tiên.

Đây giống như 1 canh bạc lớn cho Williamson. Toàn bộ sự nghiệp của ông có được là do xông lên tiến công quân thù. Giờ đây ông phải lập kế hoạch triệt thoái cho cả 1 quân đoàn, đang bị tiến đánh.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #4 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2014, 09:13:27 am »

Williamson đã làm việc này xuất xắc. Cùng với kế hoạch của các thượng cấp, quân đoàn X đã thoát khỏi 1 tình huống gần như vô vọng. Với mức thương vong và tổn thất về trang bị tối thiểu, quân đoàn X đã rút khỏi Bắc triều Tiên nguyên vẹn và sẵn sàng tái tấn công.

Nỗ lực của Williamson đã được cấp trên ghi nhận. Nhờ làm việc nổi trội, hiệu quả trong các điều kiện khó khăn, Williamson được thăng lên cấp đại tá được chú ý bồi dưỡng lên cấp tướng.

Sau khi phục vụ ở Triều Tiên, ông về làm việc tại Lầu năm góc. Trong thời gian ở đây ông tham gia nghiên cứu chuyên sâu về cách thức tiến hành chiến tranh của quân đội Mỹ, và việc này đã ảnh hưởng rất lớn tới sự nghiệp của ông sau này.

Đầu năm 1952, 1 số nhà tiên phong trong quân đội đã phát hiện tiềm năng của máy bay lên thẳng khi nó sẽ cung cấp cho các đơn vị chiến đấu mặt đất tính linh hoạt và sự cơ động trước đây chưa ai dám nghĩ tới. Trong những năm sau 1 số người đã ra sức bảo vệ ý tưởng mới này của mình trước những giới chức chóp bu trong quân đội. Và cuối cùng, dù là bất đắc dĩ, những giới chức này mới quyết định chịu xem xét thêm về khái niệm Tác chiến cơ động đường không (Airmobile) mới mẻ này.

Ngày 15 tháng 1 năm 1960, Tham mưu trưởng lục quân đã thành lập ra 1 ban đặc biệt để xem xét về nhu cầu hàng không của Lục quân. Sau đó họ đã đề xuất cho khảo sát thêm về sự cần thiết của các thiết bị hàng không trong các đơn vị Lục quân và xin làm nghiên cứu chuyên sâu về tính thực tế của ý tưởng việc có những đơn vị chiến đấu đường không. Từ những đề xuất trên. Lục quân bắt đầu từ từ gia tăng số lượng các thiết bị hàng không của mình.

Cuối tháng 9 năm 1961, Bộ trưởng bộ Quốc phòng McNamara đã xem xét lại kế hoạch hàng không. Về cơ bản, ông kết luận rằng lục quân cơ động quá chậm chạp. Tháng 4 nắm 1962, ông chỉ đạo Lục quân phải có “cách nhìn sâu sắc” về cơ động trong tác chiến trên bộ. Ông kêu gọi sử dụng hết công suất những thí nghiệm cùng thực hành để đánh giá đúng chi phí và hiệu quả của công tác vận tải. McNamara đánh giá rất cao ý tưởng này và hỗ trợ  nhiệt tình cho những nỗ lực của Lục quân.

McNamara cuối cùng đã nhấn mạnh về tầm quan trọng các nghiên cứu về chiến thuật cơ động của Lục quân như sau: “Tôi sẽ rất thất vọng nếu như Lục quân cứ mãi đưa ra các đòi hỏi thêm nữa về các khoản mua sắm hậu cần mà không có các kế hoạch mới mẻ. Có thể khái niệm mới này sẽ làm cho chúng ta tăng đáng kể sức cơ động.”

Một tuần sau khi có sự chỉ đạo của McNamara, trung tướng Hamilton H. Howze, tư lệnh quân đoàn 18 không vận, được bổ nhiệm làm trưởng ban Tác chiến cơ động đường không của Lục quân Hoa Kỳ.

Với quyền hạn rất rộng lớn, ban của Howze ngay lập tức tiến hành công việc. Các hoạt động chính và quan trọng nhất của cơ quan chính là việc nghiên cứu kỹ lưỡng, thử nghiệm, đánh giá việc tổ chức và phương thức hoạt động của tác chiến cơ động đường không. Nhiều nỗ lực được giành cho lĩnh vực thực nghiệm với mục đích so sánh giữa 1 lực lượng được trang bị thông thường với với 1 lực lượng không kỵ có trang bị thêm máy bay.

Trong 4 tháng sau đó, cơ quan này đã thực hiện 40 cuộc thử nghiệm bằng trang thiết bị đường không của sư đoàn dù số 82. Các bài kiểm tra này chú trọng đến các bài bắn đạn thật phức tạp để rèn luyện cách sử dụng những trang bị kỹ thuật mới. Đầu tháng 8 năm 1962, ban của Howze hoàn thành nhiệm vụ và gửi danh sách khuyến nghị lên trên.

Sự đổi mới trong chiến thuật xuất phát từ những thử nghiệm của ban để tạo ra 1 Sư đoàn không vận xung kích thử nghiệm. Thay vì ở các sư đoàn thông thường sử dụng khoảng 100 máy bay, thì sư đoàn không vận xung kích có tới 459 máy bay trong biên chế. Việc cơ động đường không sẽ làm giảm đáng kể số lượng xe cơ giới trên mặt đất. Từ 3452 giảm còn 1100 chiếc. Qua đó các máy bay có thể vận chuyển 1/3 các đơn vị xung kích của sư đoàn chỉ trong 1 chuyến.

Ban của Howze còn đề nghị thành lập ra 1 lữ đoàn kỵ binh không vận. Nó có chức năng như 1 đơn vị kỵ binh kinh điển, như che chắn, trinh sát, chốt chặn. Không như sư đoàn xung kích không vận, được thiết kế để tham gia trận đánh trên bộ, tất cả các thành viên trong lữ đoàn không kỵ đều có khả năng nhảy dù.

Tướng Howze kết thúc bản báo cáo của mình bằng 1 câu ngắn gọn, tuyên bố nhấn mạnh: “Lục quân chấp nhận ý tưởng tác chiến cơ động đường không là cần thiết và đáng thực hiện dù còn nhiều điểm thiếu sót sẽ được chỉ rõ và kiểm chứng trong bản báo cáo này. Việc phải qua nhiều bước chuyển đổi là ko thể tránh khỏi, giống như hồi chuyển từ sức ngựa qua cơ giới vậy.”

Sau đó, lục quân đã thành lập sư đoàn xung kích không vận sô 11, đóng tại căn cứ Fort Benning, Georgia. Hai năm kế tiếp sư đoàn thử nghiệm này đã được đưa vào thực nghiệm tất cả các khía cạnh của ý tưởng cơ động đường không. Một nhân vật thuộc ban tham mưu của Lầu 5 góc đóng vai trò then chốt trong giai đoạn lập kế hoạch cho ý tưởng này chính là đại tá Ellis W. Williamson. Là 1 người đi tiên phong cho việc hình thành sư đoàn cơ động đường không mới mẻ, Williamson đã làm việc tận tụy hết mình cho ý tưởng. Ông biết cách duy nhất để các bài thử nghiệm của ý tưởng cơ động đường không thành công là phải đặt nó đúng người, đúng nơi. Ông vận dụng tất cả khả năng và quan hệ để lôi kéo các sĩ quan sáng giá trẻ tuổi của lục quân tham gia vào các cuộc thử nghiệm.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #5 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2014, 09:00:50 am »

Kết quả đã chứng minh cho tầm nhìn xa của ban Tác chiến cơ động đường không của Howze cũng như cho khái niệm tác chiến mới qua việc chỉ 2 năm sau đó sư đoàn xung kích không vận 11 đã được đổi tên thành sư đoàn 1 kỵ binh bay. Nó được tái tổ chức lại rồi vội vã đem triển khai ở nước ngoài tháng 8 năm 1965 để đối phó với tình hình đang xấu đi tại miền nam VN. Trong 6 năm ở nam VN, sư đoàn 1 Kỵ binh bay đã nhiều lần chứng minh giá trị của tác chiến cơ động đường không và đạt nhiều thành tích chiến đấu xuất sắc.

Lục quân cũng thực hiện 1 số sửa đổi trên kế hoạch của Howze để tạo ra 1 lữ đoàn kỵ binh không vận riêng biệt. Lục quân nhận ra rằng ko những tồn tại nhu cầu có 1 đơn vị thử nghiệm mà còn phải có 1 đơn vị không vận trên Thái Bình Dương đóng vai trò làm lực lượng phản ứng nhanh trên chiến trường. Để thực hiện nhiệm vụ kép độc nhất vô nhị này cho Lục quân, đòi hỏi phải có 1 đơn vị đặc biệt có thể đảm đương mọi sứ mạng được giao và 1 vị chỉ huy đặc biệt có khả năng uốn nắn cái đơn vị còn non nớt này thành lực lượng chiến đấu gắn kết.

Thật may mắn là Lục quân đã có cả người chỉ huy cũng như đơn vị cho nhiệm vụ mới mẻ đó. Đây là 1 bước đánh dấu thành công trong sự phát triển của khái niệm cơ động đường không của đại tá Williamson, người có bằng nhảy dù năm 1960, khi ông được nhất trí đề bạt làm chỉ huy của lữ đoàn dù tân lập.

Cương vị chỉ huy đơn vị mới đã đưa Williamson lên cấp chuẩn tướng. Tại lễ thăng cấp ở lầu 5 góc tháng 6 năm 1963. Bộ trưởng lục quân là Elvis J. Stahr, Jr., đã nhận xét khi gắn sao lên quân hàm của Williamson :” Lục quân bây giờ thăng tướng cho các vị sớm hơn nhiều so với hồi xưa.”

“Vâng, thưa sếp” Williamson châm biếm “Đây là lần thăng cấp thứ 2 của tôi trong 19 năm đó ạ.”

Đơn vị mới của tướng Williamson là lữ đoàn 173 dù (độc lập), được xây dựng và trang bị từ ngày 25 tháng 6 năm 1963. Lữ đoàn 173 lần đầu tiên bước vào chiến trận từ hồi chiến tranh thế giới thứ 1, trong thành phần sư đoàn 87 bộ binh. Sau cuộc chiến, lữ 173 được chuyển qua lực lượng quân dự bị. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, nó trở thành chiến đoàn trinh sát số 87 (87th Reconnaissance Troop) và tham chiến tại châu Âu. Chiến đoàn trinh sát 87 ngừng hoạt động tháng 9 năm 1945. Ngày 26 tháng 3 năm 1963 đơn vị lại được tái tổ chức và trang bị và đổi tên thành lữ đoàn dù 173.

Khi toàn lữ đoàn được tái lập tháng 6 năm 1963, nó tiếp nhận trang thiết bị của chiến đoàn dù số 2 (2nd Airborne Battle Group), rồi tới đóng quân tại Okinawa, trên quần đảo Ryukyu phía nam Nhật Bản. Các đơn vị cơ hữu của lữ 173 gồm các tiểu đoàn 1 và 2, trung đoàn bộ binh dù số 503; đại đội D, trung đoàn 16 thiết giáp; tiểu đoàn 3, trung đoàn pháo binh 319; đại đội công binh 173; đại đội trợ chiến 173; chi đội E, trung đoàn 17 kỵ binh. Biên chế của lữ đoàn có 133 sĩ quan, 3 chuẩn úy và 3.394 binh sĩ.

Nhiệm vụ mà Williamson phải đối mặt rất chi là nặng nề. Không những đây là đơn vị phản ứng nhanh chủ yếu của chiến trường Thái Bình Dương mà còn là đơn vị phải liên tục thử nghiệm những ý tưởng mới trong quá trình tiến hành chiến tranh. May thay, Williamson cũng có được 1 ít nhân nhượng.

Đầu tiên là lữ 173 sẽ đóng trên đảo Okinawa, tại đây nó được tự do thử nghiệm ý tưởng của mình mà ko có sự can thiệp liên miên của Lầu 5 góc.

Sau đó, với trách nhiệm phải gánh vác, tướng Johnson đã hỏi Williamson có đòi hỏi gì để hoàn thành công việc không? Williamson đã trả lời chỉ bằng 1 từ đóng vai trò quan trọng trong cả sự nghiệp của ông đó là: “con người.”. Nếu được quyền lựa chọn những người giỏi nhất , ông có thể hoàn thành sứ mệnh và đơn vị có sự linh động hơn. Johnson đồng ý ngay.

Williamson bắt tay vào việc. Những sĩ quan mới tốt nghiệp học viện West Point khóa 1962, 1963. Những sĩ quan cùng lính giỏi trong các sư đoàn dù 82 và 101, cũng như các khóa sinh tốt nghiệp hạng ưu trong trường bộ binh tại Fort Benning đều được tuyển vào lữ đoàn 173. Trong vài tuần, Williamson đã tập hợp được 1 đội ngũ sĩ quan và hạ sĩ quan có tài năng, nhiệt huyết nhiều hơn trong bất cứ 1 sư đoàn hoàn chỉnh nào.

Khi mà Williamson đã tập hợp xong cán bộ khung, họ mới bắt đầu công việc vất vả là công tác huấn luyện. Tuy đóng quân trên đảo Okinawa, nhưng lữ đoàn không ở đó nhiều mà giành phần lớn thời gian trên hòn đảo Oromote.

Nằm cách Okinawa 450km về phía nam, đảo Oromote là nơi lý tưởng để lữ đoàn tổ chức huấn luyện. Đảo có cây cối rậm rạp với bề ngang chỉ khoảng 22km. Oromote cho phép lữ đoàn làm những bài huấn luyện khác nhau theo điều kiện thực tế. Các đơn vị có qui mô khác nhau từ trung đội tới tiểu đoàn đầy đủ có thể được triển khai trên đảo mà ko có sự chỉ đạo trược tiếp từ bộ chỉ huy lữ đoàn, điều này cho phép chỉ huy các đơn vị được tự do quyết định.

Phù hợp với mong muốn chung, tướng Williamson cho phép những lính dù dưới quyền rất nhiều cơ hội để phát triển. Bất cứ người lính nào cũng được tự do đưa ra ý tưởng để thử nghiệm. Mọiý tưởng đều được đưa ra thử nghiệm trong điều kiện thực tế rồi Williamson sẽ kết luận xem có dùng được hay là không. Được tự do tránh khỏi những con mắt xét nét của các thượng cấp, Williamson có toàn quyền đánh giá những sáng kiến này. Thực tế ông đã ông đã lập ra 1 “trung tâm ý tưởng” trong bộ chỉ huy nhằm đảm bảo bất cứ ý tưởng nào dù táo bạo hay quyết liệt đến đâu, cũng sẽ được xem xét chi ly, cẩn thận. Chỉ ý tưởng nào có sự coi thường tính mạng con người mới bị chạn chế.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #6 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2014, 08:37:56 am »

Với tầm nhìn xa của Williamson, nhiều ý tưởng, sáng kiến của lữ đoàn 173 đã được phổ biến, nhân rộng trong toàn quân. Như là việc sử dụng máy bay trực thăng hiệu chỉnh cho pháo binh vào ban đêm, gắn đại liên cố định trên trực thăng chở quân, dùng trực thăng để bốc hoặc thả các kết cấu của cầu phao, huấn luyện trực thăng vận, các phi đội đại bàng (eagle flights). Đây là các phi đội có nhiệm vụ là xác định và giao chiến với đơn vị đối phương hoặc truy kích khi chúng tháo chạy. Phi đội đại bàng là lực lượng có thể sẵn sàng hoạt động độc lập hay phối hợp với các đơn vị khác.

Ngoài vai trò là đơn vị thử nghiệm, lữ đoàn dù 173 cũng phải hoàn thành sứ mệnh là lực lượng phản ứng nhanh của lục quân trên Thái Bình Dương. Do vậy nó dùng khá nhiều thời gian để huấn luyện không vận trên khắp Thái Bình Dương. Lữ đoàn đã tới huấn luyện ở Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, chú trọng vào nhảy dù, du kích chiến và kỹ năng tác chiến trong rừng rậm nhiệt đới. Chỉ trong 6 tháng đầu tiên sau khi tái lập, lữ đoàn dù 173 đã có 6 cuộc tập trận lớn và lính của nó đã có tổng cộng 10.719 lần nhảy dù.

Do diễn tập nhảy dù rất nhiều ở Đài Loan, nên binh sĩ của lữ đoàn 173 được lính Trung Hoa dân quốc rất ngưỡng mộ. Vì quá ấn tượng nên quân Trung Quốc đã đặt cho các thành viên của lữ đoàn biệt danh là Thiên Binh hay “lính nhà trời - Sky Soldiers”. Biệt danh này đã được tướng Williamson chấp nhận và giữ lại.

Với những nỗ lực ko mệt mỏi của tướng Williamson, lữ đoàn dù 173 đã nhanh chóng trở thành 1 trong những đơn vị hàng đầu trong lục quân Hoa kỳ. Tinh thần lên rất cao và lữ đoàn thường xuyên có tỉ lệ tái ngũ lên đến 100%, đây là 1 thành tích chưa từng có. Có những sĩ quan được đưa đi học với cơ hội thăng tiến cao cũng từ bỏ để ở lại lữ đoàn. Trong thực tế điều này phổ biến đến nỗi tướng Williamson phải hứa với những sĩ quan đó là sẽ vẫn giữ chỗ cho họ sau khi hoàn tất khóa học.

Đầu năm 1964, các đơn vị trực thuộc lữ đoàn đều đã được huấn luyện đầy đủ, đã qua thử thách và sẵn sàng làm nhiệm vụ. Đến giữa năm lữ đoàn tiến hành huấn luyện với những khoa mục rất đa dạng phần lớn là dựa trên kịch bản đối phó với những tình huống khẩn cấp giả định trên chiến trường. “Lính nhà trời - thiên binh” tiếp tục chứng tỏ được họ là những lính nhảy dù thực thụ với 26.339 lần nhảy trong năm. Ngoài việc huấn luyện nhảy dù thuần túy, lữ đoàn cũng ko ngừng nâng cao chiến thuật cơ động đường không, phát triển chiến thuật đổ quân từ máy bay xuống rồi đánh bọc hậu, thọc sườn quân địch…

Với tình trạng luôn sẵn sàng chiến đấu cao độ khiến cho lữ đoàn dù 173 trở thành sự lựa chọn hợp lý, thực ra là duy nhất, cho việc triển khai tới nam VN. Bảo vệ các căn cứ không quân quan trọng và càn quét vùng rừng rậm có VC cho các sư đoàn Mỹ đang tới, theo quan điểm của tướng Williamson, là công việc lý tưởng của cái đơn vị di chuyển chớp nhoáng, khó bị tấn công của mình. Vì khả năng đặc biệt này, và trên thực tế tướng Westmoreland đã từng nói đơn vị của ông sẽ ở lại VN ko quá 60 ngày, Williamson cảm thấy rất tự tin rằng lữ đoàn 173 sẽ vẫn hoàn thành nhiệm vụ trong vai trò 1 đơn vị phản ứng nhanh của chiến trường Thái Bình Dương.

Sau 3 ngày ở Sài Gòn để nghiên cứu khu vực tác chiến mới, tướng Williamson quay về Okinawa chủ yếu để thay đổi và tổ chức lại lữ đoàn cho phù hợp yêu cầu của nhiệm vụ mới. Thay đổi quan trọng nhất liên quan đến việc cắt giảm các trang bị nặng của đơn vị. Williamson nhanh chóng nhận ra rằng địa hình miền nam VN sẽ ko cần nhiều đến xe tải. Ông cho loại 1 nửa số chúng ra khỏi trang bị của lữ đoàn. Toàn đơn vị, dẫu đều có bằng nhảy dù, sẽ cơ động chủ yếu ở VN bằng máy bay trực thăng, nên những xe tăng của trung đoàn 16 thiết giáp là ko cần thiết. Williamson loại chúng ra luôn. Thay vào đó ông yêu cầu xe bọc thép chở quân (APC). Được trang bị đại liên cal 50 và khả năng chở theo người cùng đồ tiếp tế, những chiếc APC này là 1 sự kết hợp giữa hỏa lực và tính cơ động.

Để giữ bí mật, tới ngày 3 tháng 5 năm 1963 Williamson mới công bố việc triển khai quân. Ngày hôm đó ông gửi lệnh cho lính dù báo cho họ biết rằng họ sẽ đến VN trong 3 ngày nữa. Sau gần 2 năm vất vả huấn luyện chuyên sâu, lữ đoàn rốt cục cũng được tham gia lần thử nghiệm cuối cùng. Trong 72 giờ trước khi triển khai các lính dù làm việc như điên. Có hàng tỉ việc cần phải làm, ai cũng bận bịu 24 giờ 1 ngày để chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ. 'Thiên binh" sẽ được tham chiến, và họ muốn chuẩn bị càng nhanh càng tốt.

Dù đang cực kỳ gấp rút, tướng Williamson vẫn giữ thái độ điềm tĩnh. Mục tiêu chính của ông trong cương vị lữ đoàn trưởng là tạo điều kiện với sự can thiệp ít nhất và để cho cấp dưới có thể tự xử lý công việc. Về bản chất, là ông lùi lại để cho lính tráng làm theo chính xác những gì ông đã huấn luyện cho họ.

Vì kỳ hạn của nhiệm vụ này của lữ 173 chỉ mang tính tạm thời, nên tướng Williamson vẫn giữ thói quen thường lệ. Tối ngày 4 tháng 5 năm 1965, ông và vợ tới dự bữa tiệc do tư lệnh quân đội trên đảo Okinawa là tướng Al Watson mời. Đó là 1 bữa dạ tiệc linh đình, và phải đến 22g00, 2 vợ chồng Williamson mới được cho về. Họ trở về nơi ở, tại đây viên tướng thay bộ lễ phục ra, mặc bộ quân phục dã chiến. Ông cầm lấy túi xách, hôn chào tạm biệt vợ mà ko hề biết rằng nhiệm vụ 60 ngày của mình sẽ kéo dài 10 tháng.

Mờ sáng ngày 5 tháng 5 năm 1965, những máy bay vận tải C-130 chở các đơn vị của lữ đoàn dù số 173 bắt đầu hạ cánh xuống căn cứ không quân Biên Hòa. Những chiếc máy bay gầm rú nối nhau đáp xuống, nhả xuống những anh lính dù vừa háo hức vừa sợ hãi, rồi lại bay về Okinawa để chở thêm những toán lính khác.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #7 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2014, 08:57:12 am »

Việc lữ đoàn 173 được triển khai tới nam VN giờ ko còn là bí mật nữa. Các phóng viên đã có mặt ở sân bay ghi hình sự xuất hiện của đơn vị chiến đấu trên bộ đầu tiên thuộc lục quân Mỹ tại nam VN. Đại tướng Westmoreland đã tới đó để đón mừng tướng Williamson cùng những lính dù của ông này. Westmoreland cam đoan với các nhà báo là lữ đoàn chỉ làm nhiệm vụ tạm thời, nhằm bảo vệ an ninh cho 2 căn cứ quan trọng phục vụ chiến dịch Sấm Rền.

Trong 2 ngày kế tiếp, phần còn lại của lữ đoàn đổ hết quân xuống Biên Hòa. Lính dù nhanh chóng bắt tay vào việc xây dựng doanh trại và tập thích nghi dần với cái nóng ngột ngạt, ẩm thấp của miền nam VN. Họ cũng bắt đầu tuần tiễu xung quanh căn cứ không quân, quét sạch quân nổi dậy ra khỏi khu vực và tiếp tục công tác huấn luyện.

Tướng Williamson cũng chấp nhận thực tế rằng, tuy đây là đơn vị dù, nhưng hầu như sẽ phải cơ động khắp vùng trách nhiệm bằng máy bay trực thăng. Tiểu đoàn trực thăng 145 (145th Aviation Battalion) sẽ đáp ứng nhu cầu đường không cơ bản cho lữ đoàn.

Williamson buộc phải công nhận những bài huấn luyện cơ động không vận mà lữ đoàn đã thực hiện suốt 2 năm qua là rất bổ ích nhưng ko có giá trị thực tế. Ông nhanh chóng thực hiện tập luyện cơ động đường không ngay trong điều kiện thực tế chiến đấu mới.

Đơn vị vừa tới VN 2 tuần, Williamson đã ghi chú: “Chúng tôi bắt đầu huấn luyện trực thăng vận. Thoạt đầu chúng tôi chỉ tập kỹ thuật “bay vào và thoát ra”. Theo những người liên quan thì đây là hành động quan trọng. Bay vào và bay ra 1 cách nhanh chóng, vận động càng nhanh càng tốt đúng hướng ra khỏi bãi đáp. Những hoạt động này sẽ được thực hiện sau khi hỏa lực quân ta oanh tạc dọn bãi.”

Thực tế chiến trường đã giội cho lữ đoàn 1 gáo nước lạnh ngay khi họ vừa tới nam VN. Ngày 22 tháng 5 năm 1965, 1 tiểu đội “Thiên Binh” đang cắt rừng khi đi tuần tiễu gần ngay căn cứ không quân Biên Hòa thì vướng vào mìn bẫy VC. Vụ nổ khiến cho 1 lính dù bị mảnh găm vào cổ. Anh này đã trở thành nhân vật đặc biệt khi được vinh hạnh là thương vong đầu tiên của lữ đoàn trong chiến tranh VN.

Buổi chiều cùng ngày, 1 lính dù khác thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn 503 đã bị thương do viên đạn M79 anh ta bắn nổ quá gần.

2 người lính trẻ tuổi này đã nối dài danh sách những lính nhảy dù đã đổ máu cho tổ quốc khi phục vụ trong trung đoàn 503 bộ binh dù là tiền thân của nó.


 





Chương 2
Những năm đầu tiên





Tướng Williamson sử dụng những ngày còn lại của tháng 5 để lữ đoàn thích nghi với miền nam VN. Dù cho các “Thiên Binh” đã trải qua 2 năm huấn luyện với đủ kiểu khí hậu ở Tây và Tây Nam Thái Bình Dương, nhưng họ chưa được chuẩn bị gì để đối phó với VN. Thời tiết ở đây chỉ dao động 2 kiểu như 1 câu nói đùa sau: “Từ nóng, ẩm để rồi chuyển sang nóng, ẩm hơn nữa.” Nhiệt độ ban ngày dao động quanh khoảng 33 độ, độ ẩm trên 90%. Có 1 mùa khô và 1 mùa mưa.

Địa hình xung quanh Biên Hòa, nơi lữ đoàn 173 không vận hoạt động, là 1 sự kết hợp của những cánh đồng lúa và rừng rậm. Những cánh đồng lúa trải dài đến hàng dặm ở 1 số khu vực chỉ bị chia cắt bởi những đám cây bụi mọc lộn xộn. Trong những khu vực khác thì lại là rừng già rậm rạp hầu như ko thể đi qua được. Tầm nhìn ở trong đó bị giới hạn giảm xuống còn vài mét. Rừng chính là nơi lý tưởng để VC tổ chức phục kích.

Suốt tháng 5, các tiểu đội, trung đội, đại đội của lữ 173 tiến hành tuần tiễu ngày càng xa hơn, đi sâu vào những khu rừng xung quanh căn cứ không quân. Những thứ họ được huấn luyện mấy năm trước tuy vô giá những vẫn ko thể so với kinh nghiệm thu lượm được trong thực tế chiến đấu. Lúc này, sai lầm đều phải trả giá bằng mạng sống. Lính trong các đơn vị bộ binh thì muốn càng ít phạm sai lầm càng tốt.

Trong hầu hết các đơn vị của lữ 173, các tiểu đội trưởng và binh sĩ đều đang ở lứa tuổi 18, 19. Vì nhiều lý do cá nhân, họ đã tình nguyện tham gia khóa huấn luyện lính dù gian khổ dài 3 tuần ở căn cứ Fort Benning, nhưng đều thừa nhận rằng điều cốt lõi đã thúc đẩy họ là máu phiêu lưu và mong muốn được phục vụ cùng những người giỏi nhất.

Cấp bậc cao hơn lính thường, là các hạ sĩ quan cấp trung đội, đại đội. Bọn họ là những lính dù chuyên nghiệp, và cũng mong mỏi được đi chiến đấu như những chàng trai trẻ mà mình phụ trách. Nhiều hạ sĩ quan thâm niên cao đã từng tham chiến trong cả chiến tranh TG thứ 2 lẫn Triều Tiên. Đây là những người lính cỡ tuổi khoảng ba mấy bốn mươi, họ chính là xương sống của các đơn vị quân đội. Khả năng lãnh đạo kết hợp với am hiểu về quân sự đã truyền cảm hứng và mang lại danh tiếng cho đơn vị. Những người phục vụ trong lữ 173 chính là những binh sĩ giỏi nhất mà lục quân đã chọn lựa.

Những sĩ quan cấp cơ sở, ở các trung đội, đại đội chính là những con người sắc xảo nhất trong quân ngũ. Họ khỏe mạnh, thông minh, được giáo dục tốt, rất tự hào khi là lính dù. Các trung úy, đại úy trong lữ đoàn 173, phần lớn chỉ nhiều hơn lính tráng vài tuổi, là những người chỉ huy xuất sắc hiếm thấy trong 1 đơn vị quân đội. Việc ganh đua để giành quyền chỉ huy trung đội, đại đội diễn ra rất khốc liệt trong khi hạn mức chỉ huy của 1 sĩ quan cấp thấp chỉ có 6 tháng. (Cơ hội thăng tiến.ND)

(Dù nhằm mục tiêu tốt, nhưng cả với sĩ quan cấp tiểu đoàn, chính sách này gây ra nhiều vấn đề khi kết hợp với chính sách của MACV, là cho lính trở về Mỹ sau kỳ hạn 12 tháng phục vụ tại VN. [ giả sử người đó ko bị sơ tán về trước do bị thương nặng]. Chính sách chỉ huy trong 6 tháng khiến cho hiếm có đơn vị nào có được sĩ quan được nắm quyền chỉ huy lâu hơn. Chính vào lúc người sĩ quan vừa tích lũy được kinh nghiệm và chỉ huy hiệu quả, thì anh ta lại bị đổi đi. Sau đó sẽ là 1 sĩ quan mới non kinh nghiệm đến thay. Việc thay đổi này đã làm đảo lộn những thứ lính tráng được rèn luyện 6 tháng trước đó. Đây cũng là vấn đề rắc rối của các đơn vị tham mưu ở nam VN. Khi mà 1 sĩ quan tham mưu bắt đầu làm việc hiệu quả thì anh ta lại chuyển đi. Ở mọi cấp chỉ huy, từ tiểu đội súng trường cho đến lữ đoàn trưởng, các bài học bổ ích trong chiến đấu sẽ cứ phải học đi học lại, và lính Mỹ sẽ phải đổ máu vô ích bởi quá trình này.)
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #8 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2014, 09:53:03 am »

Các sĩ quan trung cấp trong lữ đoàn 173, các trung tá, thiếu tá, cũng là những người xuất sắc. Tận tụy phục vụ binh chủng nhảy dù, những người này đã nhiều lần chứng tỏ họ ko những là những vị chỉ huy đơn vị toàn tài mà còn là các sĩ quan tham mưu tuyệt vời.

Khi tướng Williamson cảm thấy lữ đoàn của mình đã sẵn sang, ông tung ra cuộc hành quân lớn đầu tiên. Dù sứ mạng bảo vệ căn cứ không quân có nghĩa là phòng ngự. Ông ko chịu được việc cứ phải ngồi 1 chỗ chờ VC tập kích. Williamson đã chuyển sang tiến công, với sự hậu thuẫn nhiệt tình của tướng Westmoreland. Ông lý luận rằng nếu đánh cho đối phương điên đảo, thì khả năng tấn công của chúng sẽ ít đi.

Ngày cuối cùng của tháng 5, Williamson phát động 1 cuộc hành quân kéo dài 4 ngày. Lính dù đáp trực thăng tấn công 3 mục tiêu 1 lúc. Họ chỉ gặp kháng cự nhẹ và có mức thương vong thấp. Dù lính dù chưa trải qua kinh nghiệm giao tranh ác liệt, chiến dịch đầu tiên tại nam VN này cũng đã khiến những “Thiên binh” trở nên tự tin hơn.

Lữ đoàn 173 lúc này được tăng cường sức mạnh bằng 1 tiểu đoàn cơ động thứ 3. Tướng Westmoreland đã phối thuộc cho nó tiểu đoàn 1, trung đoàn Hoàng gia Úc ((1/RAR) khi đơn vị này đến VN ngày 10 tháng 6 năm 1965. Thành phần chủ yếu của nó là các cựu binh vừa chiến đấu ở Malaysia về. Tiểu đoàn 1/RAR mang theo cả công binh, xe bọc thép chở quân, máy bay trực thăng và pháo binh cơ hữu. Việc quân Úc tới bổ sung đã khiến cho tướng Williamson có thêm 1 cú đấm mà ông đang rất cần để truy kích VC.

Lữ đoàn 173 cùng 1 trung đoàn bộ binh và 2 tiểu đoàn dù VNCH đã tấn công vào chiến khu D khét tiếng bằng đường không cuối tháng 6. Đây là lần đầu tiên trong suốt hơn 1 năm lực lượng đồng minh mới mạo hiểm tiến vào khu vực do VC kiểm soát này ngay phía bắc Sài gòn. Ngay khi trực thăng đáp xuống, hầu hết các lính dù kinh nghiệm đều tỏ ra rất bình tĩnh. Suốt cả ngày các “Thiên binh” tích cực càn quét và phát hiện rất nhiều hàng tiếp tế của địch. VC chỉ tới đánh thăm dò chu vi phòng thủ của lính dù khi đêm xuống.

Tới đầu tháng 7, lữ đoàn hoạt động ở đầu phía nam chiến khu D, trong khi trung đoàn 48 bộ binh VNCH đóng vai trò chốt chặn. Lính dù bắt đầu đụng độ với VC có quân số đông hơn những lần gặp trước. Những đại đội lính VC mặc quân phục lần này quyết tâm bảo vệ khu căn cứ của họ. Họ chiến đấu rất quyết liệt cho đến khi buộc phải rút lui do hỏa lực áp đảo của quân Mỹ.

Ngày thứ 4 của chiến dịch, tiểu đoàn 1, trung đoàn 503 tràn ngập 1 căn cứ lớn của VC, có thể chứa tới 2000 người. căn cứ được xây dựng khá kỳ công, có cả hội trường và lớp học. Lính dù thu được hơn 1 tấn tài liệu của đối phương, cùng hàng chục vũ khí, hàng tấn gạo và bắt được 28 tù binh.

Tháng 8 năm 1965, lần đầu tiên lữ 173 tiến hành càn quét bên ngoài khu vực Biên Hòa. Ở tỉnh Kom Tum, cách Sài Gòn khoảng 300km, tiếp giáp biên giới Lào và Campuchia, biệt kích Mỹ đã thiết lập ra 1 loạt các trại biệt lập. Các trại này gồm có lính địa phương đồn trú và hoạt động dưới sự chỉ huy của 1 số lính mũ nồi xanh. Các trại này đóng vai trò như những vọng tiêu cảnh báo sớm nhằm phát hiện sự xâm nhập của VC và quân chính quy Bắc Việt từ đường mòn Hồ Chí Minh xuống. Lính biệt kích cùng và những lính Dân sự chiến đấu (CIDG) đã hoạt động rất hiệu quả ở vùng Cao nguyên trung phần thuộc tỉnh Kon Tum, và vòa lúc này, quân địch đang gia tăng áp lực lên những cái trại đó.

Một trong số những trại ấy là Đức Cơ, nằm lẻ loi phía tây Pleiku, đã bị đánh mạnh. 1 trung đoàn quân tiếp viện của VNCH đã được điều tới đó. Chưa tới được Đức Cơ thì đơn vị này đã lập tức phải giao tranh ác liệt với Quân Bắc Việt, Bộ chỉ huy VNCH muốn gửi thêm quân đến nhưng cũng biết rồi sẽ mất nốt họ trừ phi đường rút quân là đèo Thanh Binh (?) được giữ vững.

Lữ đoàn 173 được giao nhiệm vụ giữ con đèo quan trọng này. Hầu hết lữ đoàn đã chuyển lên phía bắc vào đầu tháng 8. Ngày 17-18/8 , trong tuần đầu tiên của chiến dịch, lính dù đã tiến hành rất nhiều cuộc tấn công trực thăng vận để ngăn chặn quân địch. Đến khi quân VNCH đã rút được về thì lữ 173 di chuyển tới Pleiku. Những ngày còn lại của tháng lữ đoàn tiến hành công tác tìm và diệt trong khu vực.

Về lại Biên Hòa,  nhưng lữ đoàn chỉ được nghỉ ngơi chút ít rồi lại phải quay lại chiến khu D. Tình báo của MACV đã xác quyết rằng có một số tiểu đoàn địch đang hoạt động trong khu vực, nhưng trong thực tế thì xảy ra rất ít đụng độ. Dù vậy, chiến dịch vẫn được đánh giá là thành công. Trong khi càn quét, lính dù đã phát hiện 1 số lượng lớn vũ khí, đồ tiếp tế và các tài liệu có giá trị. Chỉ riêng đại đội Charlie, tiểu đoàn 1, trung đoàn 503 đã tìm thấy 62 súng trường có trang bị kính ngắm bắn tỉa, 450 lựu đạn, 3 chục điện đài.

Công việc tiếp theo của lữ 173 là khu Tam giác sắt, 1 nơi ghê gớm và huyền bí. Nằm cách Sài Gòn 30km về phía Bắc. Vùng Tam giác sắt ở vào phía Tây Bến Cát, chắn ngang quốc lộ 13. Nhiệm vụ của lữ đoàn là càn quét, ko cho địch hiện diện ở khu vực lân cận với căn cứ tương lai của sư đoàn 1 bộ binh trước khi đơn vị này từ Mỹ qua.

Đây là 1 nhiệm vụ gần như bất khả thi với lữ đoàn. Tam giác sắt là lãnh thổ kiên cố của VC trong suốt nhiều năm qua. Trong thời gian đó quân nổi dậy đã biến khu rừng rậm rạp rộng 50 dặm vuông chở nên 1 thành trì vững chắc bậc nhất toàn miền nam VN. Do rừng quá dày khiến VC ko thể xây dựng những doanh trại lớn nên họ đã phải đào 1 hệ thống địa đạo hết sức tinh vi, phức tạp trong vùng tam giác sắt. Trong hệ thống địa đạo, VC có đủ trạm xá, phòng học, kho tàng, cơ quan. Quân địch đã gài hàng ngàn mìn bẫy để ngăn lính VNCH và quân Mỹ đánh vào vùng tam giác sắt. Điều đáng sợ là tiếng dữ của vùng Tam giác sắt đã khiến cho trong suốt hơn 3 năm trời ko có 1 đơn vị VNCH dám bén mảng tới.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #9 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2014, 09:28:39 am »

Trận càn của lữ đoàn 173 vào vùng Tam giác sắt bắt đầu ngày 8 tháng 10 năm 1965. Sau các đợt oanh kích dữ dội của pháo binh, máy bay B-52, những đợt không kích của máy bay phản lực chiến đấu, các đơn vị của lữ đoàn bắt đầu tiến công vào vùng Tam giác sắt. Tiểu đoàn 1, trung đoàn Hoàng gia Úc đổ quân xuống bãi đáp ở cạnh phía bắc vùng này, ở giữa Bến Cát và Bến Súc, cách phía tây sông Sài Gòn  khoảng 12km. Họ tiến xuống phía nam, hội quân với cả tiểu đoàn 1/503 và tiểu đoàn 2/503 từ các bãi đáp phía nam Bến Súc tiến đến. Sau đó 3 tiểu đoàn bộ binh sẽ tiến sang phía đông và phía nam, quét sạch VC phía trước mặt họ và đuổi quân địch ra khỏi vùng Tam giác sắt.

Ko hề hay biết về chiến thuật của VC, MACV mặc nhiên coi đòn đánh táo bạo vào vùng Tam Giác sắt này là 1 chiến thắng tuyệt vời. Tướng Williamson báo cáo: “Không còn Tam giác sắt nữa. Tam giác sắt giờ… đã bị phá hủy. Thêm 1 cứ điểm nữa của đối phương đã bị loại trừ.”

Theo những gì lữ đoàn đã trải qua trong chiến dịch kéo dài 1 tuần này, thì phát biểu của tướng Williamson là hoàn toàn hợp lý. Thật không may là ông ta đã sai lầm. Sự thật là vùng tam giác sắt sẽ vẫn mãi là cái gai đâm vào sườn quân đồng minh suốt thời gian chiến tranh. Hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, họ đã đánh vào vùng Tam giác sắt, nhưng ko sao vô hiệu hóa được nó và nó vẫn là 1 thành trì của VC.

Lữ đoàn 173 không vận được phối thuộc cho sư đoàn 1 bộ binh mới tới ngày 1 tháng 11 năm 1965. 2 đơn vị cùng tiến hành 1 chiến dịch khác trên vùng chiến khu D. Chiến dịch có tên là Hump, 1 thuật ngữ mà lính Mỹ ở miền namVN dùng để miêu tả các cuộc tuần tiễu của họ dưới ánh mặt trời thiêu đốt. Lữ đoàn hoạt động ở phía bắc sông Đồng Nai, cách Biên Hòa khoảng 25km về phía Bắc. Đây là lần ra quân lớn nhất và tai hại nhất của lữ đoàn trong suốt 5 tháng vừa qua ở nam VN.

Chiến dịch Hump bắt đầu từ ngày 5 tháng 11. Gần như các “Thiên Binh” đều thấy ngay rằng chiến dịch lần này đã khác hẳn mọi khi. Ở nhiều chỗ, VC đã trụ lại và chiến đấu. Hiếm thấy đơn vị nào của họ mà lại tránh đụng độ.

Thành quả của các trận giao tranh là đã xác định được 1 lực lượng lớn địch quân nằm cách nơi đặt sở chỉ huy của tiểu đoàn 1, trung đoàn503, 3km về phía tây. Các cuộc thám sát trong khu vực đã xác nhận sự hiện diện của đối phương. Sáng ngày 8 tháng 11, đại đội Charlie, tiểu đoàn 1/503, từ chỗ đóng quân ban đêm tiến ra. Sau đó đến lượt đại đội Bravo. Đại đội Alpha và tiểu đoàn bộ thì ở lại nơi đóng quân dã ngoại. (trận này tài liệu ta gọi là trận Đất Cuốc. ND)

Đại đội Charlie đang di chuyển men theo rìa điểm cao 65, thì bất ngờ hàng tràng súng tự động xé toang đội hình trung đội đi đầu. Trong khi các lính dù đang kêu gào đau đớn do sức công phá kinh hoàng của đạn súng máy đối phương, những người chưa dính đạn vội lao xuống ẩn nấp ở bất cứ chỗ nào có thể. 2 trung đội súng trường kia cố gắng tiến lên để hỗ trợ cho trung đội dẫn đầu. Trung đội hỏa lực đặt cối 60mm, nhưng tán rừng rậm rạp trên đầu khiến đạn dội ngược lại và chúng trở nên vô dụng. Thay vào đó các thành viên của trung đội này lại phải lập ra 1 vị trí phòng thủ để chăm sóc thương binh.

Trong khi ghìm chặt đại đội Charlie, VC bắt đầu thực hiện chiến thuật vận động có hiệu quả cao khi đối phó với quân thù sau đó và trong suốt cuộc chiến của mình. Họ bắt đầu đánh thọc sườn cái đơn vị đang bị cô lập, cố gắng bao vây cắt rời nó khỏi quân tăng viện.

Kế hoạch của đối phương có thể đã thành công nếu ko có sự phản ứng mau lẹ của trung tá John Tyler, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1/503. Ông này lập tức gửi ngay đại đội Bravo đến cứu Charlie. Họ đến vừa kịp để chặn ko cho kẻ địch bao vây đại đội Charlie. Dù vậy, đại đội Bravo cũng nhanh chóng bị cuốn vào 1 trận đánh khốc liệt.

Để tránh bị sát thương do phi, pháo quân Mỹ, VC “bám chặt” các “Thiên Binh”, gần đến nỗi chỉ cách chu vi phòng thủ của họ từ 10 đến 20 mét. Với cự ly gần như thế đạn nhọn của VC nã tới tấp xuống đầu những lính dù đang mắc kẹt.

Trong chốc lát, cả 2 đại đội đều đã phải đánh giáp lá cà với quân địch. Lựu đạn được ném ở khoảng cách rất gần. Lính 2 bên cầm dao găm xông vào nhau. Súng M16 và M60 phải bắn nhiều đến nỗi nòng chúng nóng đỏ và biến dạng. Đây là 1 trận đánh man rợ trong rừng rậm, không bên nào khoan nhượng bên nào.

Trung tá Tyler buộc phải tung đại đội Alpha để cứu 2 đại đội kia khỏi thảm bại. Hai bên đánh nhau suốt cả ngày. Quân địch áp sát lính nhảy dù gần đến nỗi hỏa lực yểm trợ của tiểu đoàn 3, trung đoàn pháo binh 319 đều rớt xuống sau lưng địch. Việc này lại khiến người ta hy vọng sẽ khóa chặt được VC giữa hàng rào pháo binh và lính dù. Quân địch tiến công hết đợt này tới đợt khác vào chu vi phòng thủ của các “Thiên binh”, lính dù gào thét dùng hỏa lực mạnh đáp trả. Những lúc giao tranh tạm lắng xuống, lính dù bố trí lại quân, nhặt nhạnh đạn dược từ những người chết và chuyển thương binh đến trạm sơ cứu.

Đến chiều tối trận đánh mới chùng xuống. Dù cho những lính dù đã chiến đấu rất dũng cảm nhưng giao tranh chỉ chấm dứt khi VC tự rút khỏi chiến trường. Tuy thế suốt đêm lính dù vẫn bị những phát súng lẻ tẻ bắn quấy rối, nhưng địch quân đã đi thoát.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM