Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Tư, 2024, 07:32:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 28 ngày đêm quyết định vận mệnh Trung Quốc  (Đọc 78836 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #50 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2014, 02:12:33 pm »

6. BIẾN ĐIỆU Ở BẮC ĐỚI HÀ


Cách Bắc Kinh khoảng 270 cây số về phía đông bắc có một thành phố ven biển, cảnh quan thiên nhiên đẹp tựa tranh, khí hậu hiền hoà, không khô hanh như phương Bắc mà cũng không ẩm ướt như miền Nam, nơi thắng địa để du lãm và nghỉ dưỡng, đó là Bắc Đới Hà. Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Tào Tháo đã từng đến đây. Năm 1893, chính phủ nhà Thanh quvết định xây dựng Bắc Đới Hà thành thành phố du lịch, và từ đó 700 biệt thự lần lượt mọc lên trên bờ Bột Hải, cả Bắc Đới Hà tựa vào Yến Sơn, càng vững chãi uy nghi. Sau 1949, chính phủ mới vẫn duy trì Bắc Đới Hà là thành phố nghỉ dưỡng, là nơi tham quan của du khách.

Nơi đây vào tháng tám năm 1962, giữa bầu trời thanh bình, giữa màu xanh của Yến Sơn và Bột Hải, giữa tiếng vọng của gió biển mơn man vào vách núi, một sự kiện hay nói đúng hơn là một tiếng sấm đã ầm vang trên đất bằng, bầu tròờ thần châu mây mù u ám.

Mao Trạch Đông phát biểu ở hội nghị Trung ương đã nêu ngay các vấn đề: giai cấp, tình thế và mâu thuẫn. Chủ tịch Đảng liên hệ với tình hình Liên Xô, phê phán quan điểm của Khrusov, rồi đem tất cả những phân kì về nhận thức trong nội bộ Đảng bỏ chung vào một rọ là “phản ánh của đấu tranh giái cấp”, xem tất cả những ý kiến bất đồng trên thực tế phù hợp với quy luật khách quan là biểu hiện của chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, chụp cho cái mũ “luồng gió đen tối”. Ông nói, hiện nay có một số người xem tình hình chỉ là một màn đen tối, tư tưởng họ hỗn loạn, mất lòng tin, không nhìn thấy ánh sáng, cho rằng chủ nghĩa xã hội là không hợp, chỉ làm ăn riêng rẽ là tốt thôi. Luồng gió càng thổi đến thượng tầng, cường độ càng mạnh. Ông phê bình Đặng Tử Khôi và nhiều người đã ủng hộ khoán hộ, đã thay mặt lớp trung nông giàu có đòi hỏi cá thể, thậm chí đã đứng trên lập trường của các giai cấp phú nông, địa chủ, tư sản chống lại chủ nghĩa xã hội. Ông còn nói, phục hồi danh dự cho những người hữu khuynh là không đúng, không thể thổi sạch thành tích chống hữu khuynh năm 1959. Lúc bấy giờ Bành Đức Hoài chuyển lên Trung ường bức thư tâm huyết. Mao Trạch Đông cho đó là hành động xét lại, lật án, phải xử lí.

Chủ đích của hội nghị Bắc Đới Hà là nghiên cứu các quyết sách quan trọng về kinh tế, nhưng không ngờ Mao Trạch Đông đã đột ngột biến điệu, ông phủ nhận hầu hết các kết luận của Hội nghị 7000 người vừa mới kết thúc vào đầu năm.

Tại hội nghị Bắc Đới Hà lần này, Mao Trạch Đông vẫn chưa điểm danh phê bình đến Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, nhưng trong lời lẽ đã ít nhiều động chạm, rằng: làm ăn riêng rẽ tất yếu sẽ dẫn đến phân hoá hai cực, không đợi đến hai năm đâu là mà một năm thôi đã phân hoá rồi, có khó khăn, thì mới thử thách được kinh tế tập thể chứ; trong phong trào hợp tác hoá trên thế giới, chúng ta là nước thực hiện tốt nhất; thế mà từ năm 1960 đến nay không nói gì đến quang minh, chỉ toàn tuyên truyền hắc ám; đề ra khoán hộ đến mức 40%, đề ra kinh tế cá nhân và kinh tế tập thể cạnh tranh với nhau, như vậy chẳng phải là làm giàu cho bọn con buôn, cho các mụ chủ và đưa quân đội, gia đình liệt sĩ, công nhân, cán bộ vào cảnh khốn cùng hay sao? v.v... Hai năm sau, ngày 28 tháng chạp năm 1964. Mao Trạch Đông mới nói rõ chủ tâm, hội nghị Bắc Đới Hà phê bình “luồng gió làm ăn riêng rẽ” chính là nhằm vào Đặng Tiểu Bình. Ông nói: “Tại sao ở Bắc Đới Hà tôi phải nêu vấn đề tình thế, vì lúc ấy có người cho rằng - không khoán hộ thì phải mười năm mới khôi phục được kinh tế - như vậy là gì? Chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản? Là đấu tranh giai cấp chứ còn gì nữa”.

Sự bất mãn của Mao Trạch Đông đối với Đặng Tiểu Bình ngày một lộ rõ, công khai. Còn Đặng, ông vẫn giữ thái độ bảo lưu. Nhớ lại những lần về nông thôn điều tra tình hình, các câu vè luôn vẳng bên tai ông: “Tám giờ, đánh kẻng, chín giờ đi làm, làm thì nhác nhớn, nghe bãi vui liền”, phải chăng càng nghèo nàn càng vinh quang? Nếu như vậy thì làm sao Trung Quốc thịnh vượng phát đạt được? 18 năm sau, ngày 1 tháng tư năm 1980, khi nói chuyện về hội nghị Bắc Đới Hà, Đặng Tiểu Bình đã chỉ rõ đó là hội nghị gài số lui, là quay trở về vấn đề đấu tranh giai cấp và nâng lên một cấp độ cao hơn. Đối với Mao, hội nghị Bắc Đới Hà là điểm ngoặt cố ý của ông để đưa toàn Đảng chuyển sang “tả”, đưa Trung Quốc hướng tới “đại Cách mạng văn hoá”, thông báo của hội nghị xoáy vào một chủ đề “muôn ngàn lần không được quên đấu tranh giai cấp”. Người dân vừa chạy vạy thoát khỏi cảnh đói rét khốn cùng thì lại lâm vào nỗi lo âu mới - sự dày vò về tinh thần!

Một tháng sau, ngày 24 tháng chín năm 1962, Hội nghị Trung ương lần thứ 10 khoá 8 được triệu tập tại Hoài Nhơn Đường ở Trung Nam Hải, và Mao Trạch Đông nêu ra nguy cơ phục hồi chủ nghĩa tư bản, nhắc nhở việc kiên trì chủ nghĩa Mác - Lê, đơn giản hoá những vấn để phức tạp nảy sinh trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau hội nghị, cả nước dấy lên phong trào giáo dục và đấu tranh giai cấp.

Tháng hai năm 1963, Trung ương lại khai hội, Mao Trạch Đông tổng kết kinh nghiệm Hồ Nam, Hà Bắc và kết luận “đấu tranh giai cấp, vừa phóng ra đã diệu linh ngay” và quyết định thực hiện “tứ thanh” ở nông thôn, “ngũ phản” ở thành phố. Ấy là thanh tra sổ sách, kho tàng, tài sản, công điểm, ấy là chống tham ô ăn cắp, đầu cơ lật đổ, phô trương lãng phí, chủ nghĩa phân tán, chủ nghĩa quan liêu. Tháng năm, Mao Trạch Đông đi Hàng Châu chủ trì hội nghị thảo luận “Quyết định về một số vấn đề trong công tác nông thôn” - mười điều phần một, quyết định đã đánh giá quá nghiêm trọng đối với tình hình chính trị trong nước, cho rằng cuộc đấu tranh giai cấp lúc bấy giờ rất gay gắt, “tứ thanh, ngũ phản” là cuộc đấu tranh cách mạng nhằm đập tan âm mưu tấn công điên cuồng vào chủ nghĩa xã hội của các thế lực tư bản chủ nghĩa, yêu cầu các địa phương huấn luyện cán bộ để thực hiện thí điểm, chuẩn bị triển khai thành phong trào rộng khắp cả nước.

Tháng chín, căn cứ vào các vấn đề đặt ra trong thí điểm, Trung ương tiếp tục thông qua “Quy định một số chính sách cụ thể trong cuộc vận động giáo dục xã hội chủ nghĩa ở nông thôn” - mười điều phần hai, cả hai mươi điều đều yêu cầu thực hiện phương châm “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh”, một phương châm tả khuynh nhưng lại yêu cầu đoàn kết 95% cán bộ quần chúng, và phải dựa vào tổ chức cơ sở và cán bộ cơ sở. Mùa đông năm 1963 sang mùa xuân năm 1964, “tứ thanh” tràn ra nông thôn, còn “ngũ phản” thì được triển khai ở một số thành phố.

Nhân cơ hội “muôn ngàn lần không được quên đấu tranh giai cấp”, những “vệ binh du động” như Giang Thanh đã cao hứng khoa tay múa chân. Trong khi cả nưóc đang chịu đói chịu rét thì đệ nhất phu nhân Trung Quốc cùng Khang Sinh đi Hàng Châu, ban ngày họ du sơn du thuỷ, thưởng ngoạn cảnh đẹp mà có người đã ví “Thượng hữu thiên đường, hạ hữu Tô Hàng “ (trên có thiên đường, dưới có Tô Châu, Hàng Châu), còn ban đêm thì cùng nhau xem “kịch cấm”. Dựa vào tinh thần chỉ thị đấu tranh giai cấp của Mao Trạch Đông và với phương pháp không tin dùng một ai, Giang Thanh lập thế trận trên lĩnh vực sân khấu, điện ảnh. Bà chỉ trích vở “Lý Tuệ Nương” là kịch ma quỷ mà chủ nghĩa xã hội không thể dung nạp được (vì trong vở diễn có hồn ma xuất hiện). Tháng 5 năm 1963, Giang Thanh tổ chức báo chí phê bình vở “Lý Tuệ Nương” và những bài tán dương vở diễn đó, gây nên bầu không khí căng thẳng trong giới văn nghệ. Tháng chạp năm ấy, Mao Trạch Đông đã viết như sau: “Đối với các hình thức nghệ thuật như sân khấu kịch, thi ca, văn học v.v... vấn đề cũng không ít, người thì nhiều mà tiếp thu cải tạo xã hội chủ nghĩa lại rất nhỏ nhoi. Nhiều đảng viên cộng sản nhiệt tâm đề xướng nghệ thuật của chủ nghĩa phong kiến, chủ nghĩa tư bản, ngược lại không nhiệt tâm với nghệ thuật xã hội chủ nghĩa. Đó chẳng phải là điều quái gở hay sao?”. Ông còn bổ sung thêm: “Bộ văn hoá là bộ đế vương tướng tá, là bộ tài tử giai nhân, là bộ người chết của nước ngoài”.

Và lập tức Bộ văn hoá và giới văn nghệ bị cuốn hút vào phong trào học tập chỉnh phong. Từ mùa hạ năm 1964, chỉnh phong đã lan sang lĩnh vực học thuật, triết học, kinh tế học, lịch sử v.v... đến các trường đại học, các viện nghiên cứu, các toà báo v.v.. và kết quả là nhiều tác phẩm, công trình bị phủ định, liệt vào “sách cấm”, nhiều nhà khoa học bị quy oan, cách thức, bị buộc thôi việc. Tết năm 1964, Mao Trạch Đông mở toạ đàm và sau đó thực hiện cải cách giáo dục một cách quá đáng. Cứ thế đại đa số trí thức lúc bấy giờ bị quy là “trí thức của giai cấp tư sản”. Bánh xe của cỗ pháo tả khuynh ào ào lướt tới và Tổng bí thư Đặng Tiểu Bình không tài nào hãm thắng nổi, lí do đơn giản vì Chủ tịch là người cầm lái.

Người ta nhớ lại những năm tháng ấy không ai dám viết bài hay diễn thuyết, Tân Hoa xã mỗi ngày chỉ có hai bản tin, sân khấu toàn các vở diễn đánh nhau, còn điện ảnh cho quay phim nào thì dựng phim đó.

Thủ đô Bắc Kinh và cả nước như trong ngột ngạt, oi bức, báo trước một cơn giông bão sắp ập tới.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #51 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2014, 02:55:11 pm »

7. DÂY DẪN LỬA ĐẠI CÁCH MẠNG VĂN HOÁ


Tháng hai năm 1965, Giang Thanh, lúc bấy giờ ngoài nhiệm vụ thư kí của Mao Trạch Đông không có vai vế nào khác, đi Thượng Hải gặp Trương Xuân Kiều - Bí thư Thành uỷ - bàn việc tổ chức cho Diêu Văn Nguyên, người của tổ sáng tác Thành uỷ Thượng Hải viết bài phê bình vở kịch “Hải Thuỵ bãi quan”. Toàn bộ công việc viết lách này được tiến hành một cách bí mật.

Sau khi bài “Bình vở kịch lịch sử biên soạn lại - Hải Thuỵ bãi quan” công bố ở Thượng Hải, Nhân Dân nhật báo và các báo khác ở Bắc Kinh vẫn im hơi lặng tiếng, chưa tờ nào đăng lại. Điều này làm cho Mao Trạch Đông càng nghi ngờ Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, ông cho rằng Ngô Hàm - tác giả “Hải Thuỵ bãi quan” - có ô dù. Trung ương có bộ tư lệnh của giai cấp tư sản, cuối cùng ông quyết định ra lệnh “xuất bản sách nhỏ”!

Thực hiện chỉ thị của Mao Trạch Đông, Trương Xuân Kiều ra tay khống chế công cụ tuyên truyền, tất nhiên là mệnh lệnh như sấm dạy, người ta ngày đêm ra sức in ấn. Thư điếm Tân Hoa ở Thượng Hải theo lệnh của Trương Xuân Kiều đã khẩn cấp điện báo toàn quốc, trưng cầu đặt mua sách nhỏ. Bắc Kinh ban đầu từ chối, sau cùng miễn cưỡng đặt mua mấy ngàn cuốn, nhưng vẫn cự tuyệt phát hành, các nơi khác giữ thái độ bàng quan.

Thời tiết chính trị Bắc Kinh ngột ngạt, lúc ấy Đặng Tiểu Bình và cả nhà đang nghỉ những ngày cuối thu ở Quý Dương, Tuấn Nghĩa thuộc tỉnh Quý Châu. Trước đây Đặng Tiểu Bình và Ngô Hàm cùng sinh hoạt trong một câu lạc bộ cán bộ cao cấp, họ cùng học cách nuôi ong, đánh bài và tán chuyện. Đặng Tiểu Bình khâm phục sự uyên bác của nhà sử học Trung Quốc - Ngô Hàm, ông hay chuyện và nghĩ rằng Ngô Hàm không thể trở thành Bành Đức Hoài thứ hai.

Ngày 29 tháng 11, Bắc Kinh nhật báo và báo Quân giải phóng mới đăng lại toàn văn bài viết của Diêu Văn Nguyên. Ngày hôm sau trên mục Nghiên cứu học thuật của Nhân Dân nhật báo cũng đăng lại bài viết này. Điều làm mọi người thú vị là toà báo không đưa bài viết lên trang chính mà xếp nó vào vấn đề học thuật, không đại diện cho quan điểm của trung ương, mà đã là học thuật thì có thể bình đi luận lại, tán thành hay phản bác. Lời Ban biên tập trên tờ Nhân Dân nhật báo chỉ rõ: phương châm của chúng ta là cho phép tự do phê bình và cũng tự do phản phê bình; đối với ý kiến sai trái, chúng ta áp dụng phương pháp thuyết lí, thực sự cầu thị, dùng lí lẽ để thuyết phục người khác. Tất cả đều trích từ Mao tuyển, răn đe mọi người nói năng cẩn thận. Tuy nhiên, trong vụ đăng lại bài viết của Diêu Văn Nguyên, cũng lắm kẻ hăng hái tiên phong, ví như báo Quân giải phóng do Lâm Bưu không chế đã bình luận thêm: “Hải Thuỵ bãi quan là cây cỏ độc!”.

Ngày 21 tháng chạp, trong một biệt thự lộng lẫy bên bờ Tây Hồ Hàng Châu, Mao Trạch Đông và Trần Bá Đạt đã có cuộc trao đổi quan trọng. Năm 1958, Trần Bá Đạt kiến nghị “huỷ bỏ hàng hoá và tiền tệ”, từng bị Mao Trạch Đông phê bình. Từ đó, Trần luôn luôn tìm cơ hội để lập công chuộc tội. Năm 1959, Trần thường dò la Điền Gia Anh - thư kí của Mao Trạch Đông “gần đây Chủ tịch hay đọc loại sách gì?” nhằm cách nịnh Mao, nhưng Điền cương trực đã không tiết lộ. Khi Giang Thanh đi Thượng Hải, Trần chưa đoán nhận ra điều gì, mãi tới lúc bài viết của Diêu Văn Nguyên được công bố, Trần mới dự cảm một hiện tượng khác thường, một trận cuồng phong bão tố đang ập tới và đây là cơ hội để xuất đầu lộ diện mà ngoi lên. Trần Bá Đạt nhận thấy Mao không vừa lòng với Ban bí thư, Ban tuyên huấn Thành uỷ Bắc Kinh, bèn chọc tức “Thành uỷ Bắc Kinh kim châm không vào, nước tưới không thấm”. Mao Trạch Đông nói lại với Trần: “Tai hại của vở kịch là “bãi quan”, hoàng đế Gia Tĩnh đã cách chức Hải Thuỵ, và năm 1959 chúng ta cũng đã cách chức Bành Đức Hoài, hoá ra Bành Đức Hoài là Hải Thuỵ!”

Ngày hôm sau, Mao Trạch Đông đem câu chuyện giữa ông và Trần Bá Đạt kể lại cho Khang Sinh và Bành Chân cùng nghe. Bành Chân - người đã bị “tưới tràn nước bẩn” đến lúc này vẫn không tinh mắt xem sắc mặt của Mao ra sao mà thản nhiên bênh vực cho Ngô Hàm: “Theo điều tra, Ngô Hàm và Bành Đức Hoài không có mối liên hệ gì về tổ chức cũng như trực tiếp cá nhân. Vấn đề Ngô Hàm không thuộc về chính trị”. Bành Chân có ngờ đâu lời nói ấy đã xúc phạm và miệt thị tới quyền uy tối thượng của Mao Trạch Đông.

Càng ngày người ta càng nhận ra bài viết của Diêu Văn Nguyên đã được Mao Trạch Đông ủng hộ, cho nên không thể không lập một phòng tuyến khác và chuẩn bị “đề án rút lui”. Bắc Kinh nhật báo và Nhân Dân nhật báo cùng đăng bài của Đặng Thác “Từ Hải Thụy bãi quan” bàn về lý luận kết thừa đạo đức”, gọi là có tham gia tranh luận, ứng phó đôi phần. Ban tuyên huấn cũng vậy, phải biểu thị thái độ và Chu Dương đã thân hành tổ chức lực lượng viết bài “Hải Thụy bãi quan - đại biểu cho một trào lưu tư tưởng xã hội”; lấy bút danh là Phương Cầu đăng trên Nhân Dân nhật báo số ra ngày 29.12.1965.

Bài này do Bành Chân chỉ đạo, lập ngôn là đưa vở kịch “Hải Thụy bãi quan” về phạm vi trào lưu tư tưởng mà không quy là vấn đề chính trị phê phán, giọng điệu văn có vẻ rất “tả” khiến mọi người cảm nhận sự phê bình rất gay gắt, nhưng trên thực tế đã cởi cái mũ truy chụp, đưa sự việc ra khỏi vòng chính trị, che chở cho Ngô Hàm.

Khi trở về Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình ủng hộ quan điểm này. Theo ông và Lưu Thiếu Kỳ, mọi tranh luận của bộ môn văn hóa đều thuộc về học thuật và lý giải theo kiểu “trăm nhà đua tiếng”.

Ngày 3 tháng hai năm 1966, với tư cách là tổ trưởng Tiểu tổ Cách mạng văn hóa được thành lập năm 1964, Bành Chân triệu tập hội nghị các thành viên để đưa ra “Đề cương báo cáo về thảo luận học thuật trong giai đoạn hiện nay” (sau này được gọi là Đề cương tháng hai). Chủ đề của đề cương là hạn chế thích đáng khuynh hướng cực tả vừa xuất hiện trong vụ thảo luận phê phán học thuật, đặt những cuộc tranh luận như vậy dưới sự lãnh đạo của Đảng và đóng khung trong phạm vi khoa học, không tán thành nâng lên thành vấn đề chính trị. Đề cương được Ban thường vụ Bộ Chính trị đồng ý ở Bắc Kinh và có báo cáo với Mao Trạch Đông lúc ấy ở Vũ Hán. Ngày 12 tháng 2, đề cương do Trung ương chuyển phát đến toàn Đảng. Theo tinh thần của đề cương, Ban tuyên huấn ngừng công bố các bài viết phê phán “tác hại” của “Hải Thụy bãi quan”.

Thấy tình hình phê phán “Hải Thụy bãi quan” biến thiên theo chiều hướng bị hạn chế, Giang Thanh bèn tranh thủ sự ủng hộ của Lâm Bưu - Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng để từ ngày 2 đến 20 tháng hai tại Thượng Hải, tổ chức toạ đàm về công tác văn nghệ trong quân đội.

Nội dung toạ đàm được chỉnh lý biên soạn thành kỷ yếu, đã phủ nhận toàn bộ thành tích to lớn về văn nghệ kể từ ngày kiến quốc đến nay, cho rằng giới văn nghệ bị bọn đen chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội chuyên chính và hiệu triệu phải kiên quyết tiến hành cuộc đại cách mạng trên chiến tuyến văn hóa. Mao Trạch Đông đã thẩm duyệt và sửa chữa tập kỷ yếu này đến ba lần, rồi sau đó kiến nghị nên lấy danh nghĩa Quân ủy Trung ương báo cáo lên Trung ương phê chuẩn. Quả nhiên ngày 10 tháng tư, kỷ yếu đã được chuyển phát đến toàn Đảng. Tác phẩm mà Giang Thanh và Lâm Bưu nặn lên, không những nhằm vào người lãnh đạo văn nghệ mà còn chĩa sang nhiều cán bộ cấp Trung ương. Đây là kết quả mà hai bên cùng lợi dụng lẫn nhau, mở đầu cho sự cấu kết của họ.

Vào khoảng cuối tháng ba. Mao Trạch Đông liên tục tìm gặp Khang Sinh, Giang Thanh, Trương Xuân Kiều để nói chuvện, chỉ trích Đề cương tháng hai, cho rằng đề cương đã xoá mờ ranh giới giai cấp, không phân rõ thị phi, là sai lầm, rằng Ban tuyên huấn là phủ Diêm vương, phải đánh đổ Diêm vương để bắt lũ tiểu quỷ, rằng Thành ủy Bắc Kinh bao che người xấu, nếu tiếp tục như vậy thì phải gián tán các cơ quan này. Ông chủ trương: nếu cơ quan Trung ương, Phó thủ tướng, Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng bị vu cáo mang tội “soái quân phản đảng” phải cách ly thẩm tra; Dương Thượng Côn - Bí thư dự khuvết Trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương; Lục Định Nhất - Bí thư Trung ương, Phó thủ tướng, trưởng ban Tuyên huấn; Bành Chân - Bí thư thành ủy Bắc Kinh, Tổ trưởng Tiểu tổ cách mạng văn hóa đều bị đình chỉ công tác và quy vào một nhóm chống đảng Bành - La - Lục - Dương.

Như vậy là những người dưới quyền của Đặng Tiểu Bình ở Ban bí thư chỉ sót mỗi Khang Sinh, còn tất cả đều bị xử lý, khác nào như “giết gà cho khỉ xem”, tuy khỉ chưa bị đánh trực tiếp nhưng đã khiếp đảm vì nhìn thấy máu đỏ chảy ra từ cổ gà. Ông cảm nhận ra điều ấy và đến lượt mình “lãnh phần” cũng không còn lâu nữa.

Tiếp sau “Hải Thụy bãi quan” là “Thôn ba nhà”, lại một vụ ầm ĩ phê phán tác phẩm để đấu tố tác giả và ám chỉ hậu đài, ô dù đã nổ ra, lại một áng văn nữa của Diêu Văn Nguyên lên báo, tiếp tục đào rễ sâu tìm cho ra ai là người tán thưởng, bao che. Trên tầng cao của Đảng là nhóm chống đối Bành - La - Lục - Dương, ngoài xã hội là các nhà khoa học Ngô Hàm, Đặng Thác, Liêu Mạc Sa bị hãm hại, xử trí. Tất cả như dọn đường cho một sự điên đảo sắp xảy ra. Dây dẫn lửa, ngòi pháo cứ xòe cháy không ai dập nổi và càng lúc càng đến gần khối thuốc nổ.

Ngày 4 tháng Năm năm 1966, hội nghị mở rộng Bộ Chính trị Trung ương được triệu tập, Mao Trạch Đông bận công tác không tham dự giao cho Lưu Thiếu Kỳ chủ trì, tự xử lý kỷ luật cho các chiến hữu của mình. Tại hội nghị này đã chính thức xuất đầu lộ diện những Khang Sinh, Lâm Bưu và nhiều kẻ cơ hội khác, họ tâng bốc chủ soái Mao Trạch Đông, rằng câu nói nào của ông cũng là chân lý, rằng một lời của ông bằng vạn lời của mọi người cộng lại, chống ông là chống Đảng, là phản quốc v.v...

Chua xót hơn là Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình phải đồng ý thông qua bộ chỉ huy cuộc đại Cách mạng văn hóa, gồm Trần Bá Đạt, Khanh Sinh, Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên v.v... mà đối thủ của họ không ai khác là hai ông Lưu, Đặng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #52 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2014, 02:57:55 pm »

8. NHỮNG NGÀY ĐẦU CỦA CÁCH MẠNG VĂN HÓA


Hội nghị mở rộng của Bộ Chính trị chưa kết thúc nhưng Giang Thanh, Khang Sinh đã truyền tin ra bên ngoài, cung cấp tư liệu cho giới báo chí công kích Thành ủy Bắc Kinh. Sau khi Trần Bá Đạt tiếp quản Nhân Dân nhật báo, ngày 6 tháng giêng năm 1966 ra xã luận “Quét sạch bọn yêu ma quỷ quái”, hiệu triệu quần chúng đứng lên làm cách mạng văn hóa.

Ngày hôm sau, Mao Trạch Đông cho phép phổ biến rộng rãi trên phạm vi toàn quốc nội dung tờ báo chữ to của Nhiếp Nguyên Tử và nhiều sinh viên khác ở Đại học Bắc Kinh. Sinh viên công kích Đảng ủy nhà trường và Thành ủy Bắc Kinh. Sinh viên các trường như được tiếp sức, theo “đèn xanh” đã bật, nhanh chóng dấy lên làn sóng đấu tố bọn “hắc bang”, mà không ai khác là hiệu trưởng và các giáo sư đã từng dạy họ. Tình hình hỗn loạn lan rộng trong các giảng đường ở Bắc Kinh, ngọn lửa đại Cách mạng văn hóa đã bùng cháy từ thủ đô cổ kính làm cho mọi người lo lắng là ngọn lửa sẽ thiêu cháy cả đất nước.

Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình sau khi bàn bạc với Thành ủy Bắc Kinh, đã cử tổ công tác về các trường đại học và cao đẳng tạm thời trấn an, ngày 4 tháng sáu đã bay đi Hàng Châu báo cáo tình hình với Mao Trạch Đông. Mao điềm tĩnh hút thuốc, sắc mặt không hề thay đổi, nhìn hai đối thủ đã vào trận giao tranh, nghĩ rằng chưa phải lúc ngã bài phân thắng bại, nên cứ tiếp tục đẩy họ ra trước đầu sóng ngọn gió, chặt đứt mọi con đường tẩu thoát.

“Kính mong Chủ tịch trở về Bắc Kinh chủ trì công việc”, Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình khẩn khoản yêu cầu, hai ông đều nhận định Mao phải xuất tướng thì mới yên, người dẹp trận không ai hơn người đã bày trận.

Về Bắc Kinh? Nổi loạn như vậy chưa đủ độ, “hồi triều” lúc này là phải đối mặt với một thế cuộc khó chọn ra quyết sách, nếu bỏ mặt hỗn loạn thì còn mặt mũi nào ăn nói cùng thiên hạ như một đấng thủ lĩnh, nếu đình chỉ hỗn loạn thì cuộc chiến đánh đổ Lưu, Đặng chưa phân thắng bại, nhẽ nào lại chịu giữa đường gãy cánh, chuốc phần thua về mình. Suy nghĩ giây lát, Mao Trạch Đông trả lời: “Tôi chưa về được, hai đồng chí cứ liệu tình hình mà xử lý”.

Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình lên máy bay trở về Bắc Kinh, trút được gánh nặng trong lòng, tuy thỉnh “thần” không xuôi, nhưng hai ông đã có trong tay thanh bảo kiếm “liệu mà xử lý” cứ thế mà phang.

Hội nghị mở rộng Ban thường vụ Chính trị được triệu tập lập tức, mời thêm tất cả những người đứng đầu các ban của Trung ương, hội nghị quyết định cử Tổ công tác đến các trường đại học, cao đẳng uốn nắn tình hình. Lưu, Đặng cẩn thận đã điện báo quyết nghị này với Mao Trạch Đông hiện còn ở Hàng Châu, Mao trả lời đồng ý và công việc xử lý tình hình mới bắt đầu triển khai. Sau nhiều ngày nỗ lực, các sân trường đã trở lại yên tĩnh, ai cũng thở phào nhẹ nhõm, nhưng họ đâu ngờ những hành động nguy hiểm hơn đang được bí ẩn mật chuẩn bị trong tầng lớp sinh viên đã bị Giang Thanh, Khang Sinh, Trần Bá Đạt thao túng. Quả nhiên, ngày 8 tháng 6, sinh viên Đại học Bưu điện Bắc Kinh xắn tay áo xuống đường hô vang “Tổ công tác cút đi!”, thế là họ đã nã pháo và dây chuyền mấy chục trường đại học cao đẳng ở Bắc Kinh liên tục ầm vang. Chỉ mới hôm qua khi không vâng lời một bí thư chi bộ nào đó thì ngay tức khắc anh mang tội chống Đảng, mà giờ đây dám cả gan đuổi Tổ công tác đi do Trung ương cử về, thật không thể tưởng tượng nổi. Báo chí nằm trong tay của Tiểu tổ Cách mạng văn hóa đã đồng thanh la lớn “bọn yêu ma quỷ quái đàn áp sinh viên, đàn áp quần chúng cách mạng”. Đến lúc này, Mao Trạch Đông mới ra tay giải tán các tổ công tác vào ngày 28 tháng 7, kiểm điểm Lưu, Đặng đã phạm sai lầm về đương lối, ngăn cản cuộc đại Cách mạng văn hóa mà Trung ương vừa phát động hồi tháng năm. Ngày mồng một tháng 8, ông chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 11 khóa 8, hội nghị đã cho in ấn và phát hành bài viết của Mao “Nã pháo vào Bộ Tư lệnh - tờ báo chữ to của tôi”.

Bài báo viết: “Trong 50 ngày qua, từ trung ương đến địa phương đã xuất hiện một số đồng chí lãnh đạo... đứng trên lập trường của giai cấp tư sản, thực hiện chuyên chính của giai cấp tư sản, đàn áp cuộc đại Cách mạng văn hóa của giai cấp vô sản, đảo ngược phải trái, hỗn loạn trắng đen, bao vây quần chúng cách mạng, tiến hành khủng bố, rồi tự mình đắc ý trương lên thanh thế của giai cấp tư sản, tiêu diệt ý chí của giai cấp vô sản, họ thâm độc biết chừng nào!”, ông còn cho rằng trong Trung ương có Bộ Tư lệnh của giai cấp tư sản, tuy chưa điểm đích danh nhưng đã ám chỉ Lưu, Đặng và số người lãnh đạo công việc thường nhật của Trung ương.

Từ phê phán “Hải Thụy bãi quan” đến thông cáo 5.16 của hội nghị Bộ Chính trị vào tháng năm và giờ đây là báo chữ to “Nã pháo...”, mức độ ác liệt của cuộc chiến ngày một gia tăng. Hội nghị lần này dựa theo ý kiến của Chủ tịch Đảng đã ra Nghị quyết 16 điều chỉ rõ mục đích của cách mạng văn hóa là: “Đấu gục phái đương quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, phê phán quyền uy học thuật phản động của giai cấp tư sản, phê phán hình thái ý thức của giai cấp tư sản và tất cả các giai cấp bóc lột khác, cải cách giáo dục, cải cách văn nghệ, cải cách tất cả thượng tầng kiến trúc không phù hợp với hạ tầng kinh tế xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho củng cố và phát triển chế độ chủ nghĩa. Trọng điểm của cuộc cách mạng là phái đương quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa trong nội bộ Đảng”.

Nghị quyết nhấn mạnh vai trò xung quanh của thanh thiếu niên trong cách mạng, khẳng định phương pháp báo chữ to, tranh luận và đấu tố. Ban thường vụ Bộ Chính trị bổ sung thêm bốn người là Đào Chú, Trần Bá Đạt, Khang Sinh và Lý Phú Xuân, có tất cả 11 người. Đào Chú - nguyên Bí thư thứ nhất Cục Trung Nam vừa được điều về Trung ương đảm nhiệm chức vụ Bí thư thường vụ Ban bí thư kiêm trưởng ban Tuyên huấn, mới 3 tháng đã vào Bộ chính trị, song sau đó bị bài xích, hãm hại cho đến chết. Lý Phú Xuân cũng vậy, sau này bị xử lý. Lưu Thiếu Kỳ từ vị trí thứ hai trong Bộ Chính trị đã bị xếp xuống thứ tám. Hội nghị lần này không bầu thêm phó chủ tịch đảng, nhưng về sau người ta chỉ tôn xưng Phó chủ tịch Trung ương Lâm Bưu, còn các chức danh Phó chủ tịch Đảng sẵn có của Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức, Trần Vân thì không ai nhắc tới nữa.

Trong những ngày hội nghị, Mao Trạch Đông gửi thư cho Hồng vệ binh Đại học Thanh Hoa, nhiệt liệt ủng hộ tinh thần tạo phản của họ, khiến cho lực lượng “tiểu tướng” cả nước càng phấn chấn hăng say làm cách mạng. Từ ngày 18 tháng 8 đến ngày 26 tháng 11, Mao đã lần lượt tiếp kiến Hồng vệ binh với 11 triệu lượt người. Trung ương, Chính phủ thông tri cho các địa phương cử đại diện Hồng vệ binh về Bắc Kinh tham quan “Cuộc đại Cách mạng văn hóa”, tất cả đều được miễn phí, nâng mức nổi loạn lên phạm vi toàn quốc.

Tiếp đến là những ngày đen tối của lịch sử, từng làn sóng Hồng vệ binh đã tràn vào các cơ quan văn hóa, giáo dục, chính quyền và đảng ủy, tràn ra xã hội, đập phá tất cả những gì mà họ cho là “phong kiến, tư sản, xét lại”. Không biết bao nhiêu người đã bị quy là “phần tử đen”, “nhân vật đại biểu của giai cấp tư sản”, “uy quyền học thuật phản động”, “phần tử chủ nghĩa xét lại phản cách mạng”, lần lượt bị lôi ra để đấu tố, lăng nhục, ẩu đả, và tịch biên gia sản, họ là những nhân sĩ dân chủ, là công thương gia, nhà khoa học, nhà giáo dục, văn nghệ sĩ, kiều bào về nước, là những cán bộ, đảng viên của Đảng, viên chức của nhà nước.

Tháng 10 năm ấy, hội nghị Trung ương tập trung chỉ trích Lưu, Đặng, bảo vệ những hành vi phá phách của Hồng vệ binh và nêu lên một tội danh mới “đường lối phản động của giai cấp tư sản”. Cũng thời gian đó, cuộc cách mạng tràn vào các trường quân sự, các cơ quan đảng và người ta định phát động nổi loạn đến cả nhà máy, đồng ruộng nhưng vô lẽ lại “đình công, ngừng sản xuất để làm cách mạng”, tuy vậy vẫn không ít cán bộ công, nông nghiệp đã bị cách mạng xử trí.

Đến nước này, Đặng Tiểu Bình chỉ còn biết thở ngắn than dài, tuy vẫn là ủy viên thường vụ Bộ Chính trị nhưng cách mạng đã đẩy ông đến bờ vực thẳm, song lấy cớ gì lật đổ ông? Chuyện gì cũng cần nhiều mưu mẹo, xin xem tiếp hồi sau.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #53 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2014, 03:00:10 pm »

9. MÀN TỰ MỤC CỦA TẤN BI KỊCH ĐÃ MỞ


Gió lạnh từ Sibérie tràn về, cuốn theo bụi cát mù trời, những thân cây khô khốc gầy guộc than khóc, van nài, như tiềm ẩn mối nguy hiểm.
Đó là ngày 18 tháng chạp năm 1966, nội thành Bắc Kinh thê lương, ảm đạm. Nỗi lo trước một cuộc thảm sát và khủng bố âm thầm đè nặng lên mọi người. Trăm họ đều ưu  phiền, Trung Quốc sẽ đi về đâu.

1 giờ 30 phút chiều hôm ấy, chiếc xe con màu đen đưa Khoái Đại Phú từ Đại học Thanh Hoa về Trung Nam Hải. Đúng 2 giờ, Trương Xuân Kiều đã đợi sẵn, dẫn Khoái vào phòng khách và khóa trái cửa lại. Cuộc mật đàm bắt đầu. Theo yêu cầu của Trương Xuân Kiều, Khoái Đại Phú báo cáo tình hình phong trào ở Thanh Hoa và kết quả đi móc nối với sinh viên Thượng Hải. Thỉnh thoảng Trương mới nói một đôi câu, còn suốt cả thời gian ấy đều chăm chú nghe báo cáo, nhìn chằm chằm vào cặp mắt hình tam giác của Khoái và gật đầu lia lịa. Đợi Khoái trình bày xong, Trương Xuân Kiều mới hạ giọng:

“Nhìn trên phạm vi toàn Quốc, đường lối phản động của giai cấp tư sản còn tương đối hung mãnh, vẫn phải tiếp tục phê phán một cách sâu sắc hơn nữa. Trong Trung ương, một hai người đề xuất đường lối phản động ấy chưa chịu đầu hàng... Tiểu tướng cách mạng các anh phải liên hợp lại, phát huy tinh thần đại Cách mạng văn hóa vĩ đại mà đánh cho chúng - những con chó chạy cùng đường, đang ào xuống nước tìm lối thoát - phải quỵ gục, phát thối, nhẽ nào lại giữa chừng bỏ dở...”.

Khoái Đại Phú chăm chú lắng nghe và không còn nghi ngờ gì nữa, những người mà Trương Xuân Kiều vừa ám chỉ chính là Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình. Muốn đánh họ quỵ gục, phải dùng mọi thủ đoạn, vu cáo, miệt thị, đả kích v.v...

“Xin thủ trưởng yên tâm, em bảo đảm làm đúng như vậv...”, lúc ấy là 4 giờ chiều.

Trương Xuân Kiều dám giao một nhiệm vụ cơ mật và trọng đại như vậy cho Khoái Đại Phú không phải là không có căn cứ, bởi vì Khoái đã hội đủ những điều kiện của một tay phản nghịch mà Trương tin cậy.

Khoái Đại Phú, con người đang độc chiếm mọi quyền bính ở Đại học Thanh Hoa, nguyên là sinh viên ngành hóa công. Cách mạng văn hóa nổ ra không bao lâu, anh ta cho dán tờ báo chữ to với nội dung kinh người - đoạt quyền. Công khai tuyên bố: mắt tôi chỉ chăm chú vào quyền, đầu tôi chỉ luôn nghĩ về quyền, tay tôi chỉ muốn nắm lấy quyền, sớm muộn rồi cũng phải đoạt quyền. Anh nghiên cứu câu nói của Lâm Bưu “có quyền là có tất cả” rồi tổng kết thành “36 chước tranh quyền”. Khoái có bản lĩnh sử dụng quyền lực, được Giang Thanh, Trương Xuân Kiểu tán thưởng còn Khang Sinh, Trần Bá Đạt thì gắn cho anh nhãn hiệu “Phái tả kiên định”. Ngày 24 tháng 9 năm 1966, Khoái được một số nhân vật Cách mạng văn hóa cấp Trung ương ủng hộ, kéo lên làm thủ lĩnh tiếm quyền lãnh đạo Đại học Thanh Hoa, tiếp đó lại thăng tiến là Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh số 3 Hồng vệ binh thủ đô. Trần Bá Đạt từng tuyên bố: Bộ Tư lệnh số 1, số 2 là phái bảo thủ, chỉ có số 3 của Khoái mới là phái tạo phản chân chính, Khoái Đại Phú trở thành “nắm đấm sắt” rất lợi hại của Cách mạng văn hóa cấp trung ương, “Khoái Tư lệnh” - đại danh ấy đã lừng lẫy một thời.

Nhận lãnh “sứ mệnh đặc biệt” do Trương Xuân Kiều giao phó, Khoái Đại Phú thúc xe về Thanh Hoa và lập tức triển khai kế hoạch hoạt động chống Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình.

Đêm hôm đó, Khoái tự nghiên cứu rồi truyền đạt cho đám thuộc hạ của binh đoàn Hồng vệ binh Tĩnh Cương Sơn. Ngày 19, theo lời dặn của Trương Xuân Kiều. Khoái phất cờ liên hợp, lôi cuốn hai tổ chức quần chúng khác của Đại học Thanh Hoa, chủ trì triệu tập “Đại hội tuyên thệ tổng tấn công vào đường lối phản động của giai cấp tư sản”, công khai hô hào “Đập tan Bộ Tư lệnh phản cách mạng của giai cấp tư sản do Lưu, Đặng cầm đầu”.

Ngày 20, tại Câu lạc bộ hàng không trong vườn trường Thanh Hoa, Khoái phổ biến toàn bộ kế hoạch “Đả đảo Lưu - Đặng” sẽ nổ ra vào ngày 23 và nâng lên phạm vi toàn thủ đô. Khoái chưa dứt lời, thì hội nghị nháo nhác, hỗn loạn: “Lưu Thiếu Kỳ là Chủ tịch nước, là ủy viên thường vụ Bộ chính trị, chưa có ai dám dán báo chữ to phản đối Lưu Chủ tịch, tôi không đồng ý làm như thế...”, “Tôi cương quyết cự tuyệt...”.

“Trương Xuân Kiều, đại biểu cho Cách mạng văn hóa, đánh đổ Lưu, Đặng không phải là ý kiến riêng của cá nhân ông ta - Khoái giải thích, tay chống nạnh, tay vỗ ngực, ra oai - Thủ trưởng đã giao nhiệm vụ quan trọng này cho chúng ta, đó là sự tín nhiệm của Cách mạng văn hóa đối với chúng ta, đối với lão Khoái này. Thủ trưởng đã chỉ đích danh chúng ta, cho dù sóng cả gió to, chúng ta cũng liều xông ra, sợ gì...”, vẫn tiếng hò la của đám “đàn em”, hoa tay múa chân, không ai chịu ai. Song, với bản lĩnh của một vị Tư lệnh, Khoái Đại Phú nhanh chóng dẹp loạn và cương quyết thông qua kế hoạch, chỉ có thời gian thay đổi chậm lại vào ngày 25.

Ngày 25 tháng chạp năm 1966, gió rét thấu xương bụi cát ngập trời, mặt trời chỉ còn là một cái chấm nhạt nhòa giữa không trung âm u. Khoái Đại Phú dẫn đầu hơn 5 ngàn người, tay cầm cờ, miệng la hét, kéo từ sân trường Thanh Hoa đổ về quảng trường Thiên An Môn, rồi chia thành 5 nhánh đến Vương Phủ Tỉnh, Tây Đơn, ga Bắc Kinh, chợ rau v.v... diễn thuyết, phát truyền đơn, dán báo chữ to, tuyên truyền vu cáo, lăng mạ Lưu, Đặng. Nội thành Bắc Kinh như bị phủ kín bởi những đại biểu ngữ “Đả đảo Lưu Thiếu Kỳ”, “Đả đảo Đặng Tiểu Bình”, “Huyết chiến đến cùng với Lưu, Đặng”.

Hành động của binh đoàn Hồng vệ binh Tĩnh Cương Sơn hôm ấy kéo dài suốt ngày Noel, đã chấn động cả Bắc Kinh, cả Trung Quốc, cả thế giới. Màn đầu của vở kịch Khoái Đại Phú đã mở ra, sau đó là những lớp lang, chương hồi diệt Lưu, Đặng lần lượt được trình diễn.
Người thanh niên 23 tuổi ấy, sau “chiến tích lừng lẫy”, được quan thầy cất nhắc lên ủy viên thường vụ ủy ban Cách mạng Bắc Kinh, trước mắt là con đường phủ đầy hoa.

Nhưng ngày 28 tháng 7 năm 1967 tại Trung Nam Hải, Mao Trạch Đông tiếp 5 lãnh tụ của sinh viên, và ông đã chỉ tên phê bình Khoái Đại Phú, không rõ vì lý do gì. Ông sợ hậu họa của “36 chước tranh quyền” chăng? Ngày vui ngắn chẳng tày gang, Khoái Đại Phú không ngờ hôm đó là mốc xuống dốc của đời mình.

Tháng chạp năm 1967, anh tốt nghiệp đại học, về Ninh Hạ làm công nhân mạ cho Xí nghiệp nhôm Thanh Đồng Hiệp. Năm 1970, bị bắt vì thuộc phần tử “5.16”, năm 1978 chính thức vào tù, năm 1983 toà án mới xét xử và tuyên án 17 năm tù (tính từ ngày bị bắt giam). Năm 1984, người ta đưa Khoái về Thanh Hải cải tạo lao động ở trại số 13. Hồi đó ông Hồ Diệu Bang làm tổng bí thư, khi ông đi công cán Thanh Đảo có hỏi thăm Khoái và hứa rằng, nếu cải tạo tốt, mãn hạn sẽ được phân công công tác. Sau 17 năm lao lý, Khoái đã vào tuổi 42 và trở về Xí nghiệp nhôm Thanh Đồng Hiệp thuở xưa. Sau đó lập gia đình và, năm 1992 cả nhà chuyển về Tư Gia Trang tỉnh Sơn Đông.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #54 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2014, 03:02:27 pm »

10. HỌA VÔ ĐƠN CHÍ


10 giờ sáng ngày đầu năm 1967, quảng trường Thiên An Môn ngập trong biển người và hết sức náo nhiệt. Các loa phóng thanh cỡ lớn mở hết âm lượng bài từ Mãn giang hồng của Mao Trạch Đồng, cho đến khi hàng vạn sinh viên kéo từ các trường đại học, cao đẳng ở Bắc Kinh lũ lượt đổ về quảng trường. Đây là cuộc mít tinh của phái tạo phản chính thức kết tội Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình. Theo kịch bản, “nhân vật số hai trong phái đương quyền Trung Quốc đi theo con đường tư bản chủ nghĩa” - Đặng Tiểu Bình phải mang 10 trọng tội như sau: 1/ Là một Tổng bí thư tiếm quyền, 2/ Chủ trương phê phán sùng bái cá nhân để giảm uy tín của Mao Chủ tịch, 3/ Đề xướng lý luận “mèo” trong nông nghiệp nhằm chống lại tư tưởng Mao Trạch Đông, 4/ Thổi phồng công việc phong hàm, học vị cho các nhà khoa học, 5/ Thông qua 60 điều về giáo dục đại học làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng, 6/ Chống chính sách văn hóa của Mao Chủ tịch, 7/ Không tuân chủ trương giáo dục kết hợp với lao động sản xuất do Mao Chủ tịch đề xướng, 8/ Trấn áp phong trào sinh viên Cách mạng, 9/ Phái tổ công tác đàn áp quần chúng Cách mạng văn hóa, 10/ Từ ngày du học ỏ Pháp về nước đã trở thành con bạc tú lơ khơ, từng điều chuyên cơ mời bạn cờ khắp nơi về Bắc Kinh chơi trò đen đỏ (!).

Khí thế cách mạng của quần chúng thật ghê gớm, chỉ cần một cuộc hò la, áp đặt buộc tội vô căn cứ như thế, từ vị trí Tổng bí thư đảng cầm quyền bỗng chốc trở thành kẻ thù bên kia giới tuyến, đợi ngày phán quyết. Từ đó, Đặng Tiểu Bình như bị giam lỏng trong tư dinh ở Trung Nam Hải. Lúc này cuộc đại Cách mạng văn hóa chuyển qua giai đoạn đoạt quyền. Mở đầu là nhóm tạo phản Vương Hồng Văn ở nhà máy bông số 17 Thượng Hải được Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên yểm trợ đã đứng lên giành quyền lãnh đạo của Thành ủy và chính quyền thành phố. Mao Trạch Đông ủng hộ hành động của Vương Hồng Văn, thế là phái tạo phản trong cả nước đã noi gương Vương tiến công vào cơ quan Đảng, chính quyền cao nhất ở các địa phương, dấy lên cao trào “đoạt quyền toàn diện” mà hậu quả của nó là tình trạng vô chính phủ và đổ máu. Các chiến sĩ cách mạng lão thành lớn tiếng phản đôi hành động phá Đảng, phá nhà nước, phá xí nghiệp, phá nông thôn đó của phái tạo phản đại Cách mạng văn hóa thì bị chụp ngay cái mũ “dòng nước ngược phục hồi giai cấp tư sản”. Để tiêp sức cho đám người tạo phản, ngày 22 tháng 7 năm 1967 Giang Thanh lại đề ra khẩu hiệu “văn công, võ nghệ” (công kích bằng văn, bảo vệ bằng võ). Ngày 7 tháng 8, Tạ Phú Trị - Bộ trưởng công an, người của Giang Thanh, đã công khai tuyên bố “hủy bỏ luật kiểm soát”, rồi Vương Lực kêu gọi đoạt quyền ở Bộ ngoại giao v.v... Đó là những ngày mà đường lối tả khuynh đạt đến cực thịnh, làm say lòng cả tác giả lẫn đạo diễn của tấn tuồng chính trị ấy.

Hôm đó, ngày 4 tháng 8 năm 1967, trong căn phòng mát dịu do được điều hòa không khí ở lầu 8 Điếu Ngư Đài, Giang Thanh lại đàm đạo cùng Khang Sinh. “Này Khang huynh, sáng mai là kỷ niệm một năm ngày Mao Chủ tịch công bố bài báo chữ to - Nã pháo vào bộ Tư lệnh, chúng ta phải làm gì để chúc mừng?”.

“Lại tiếp tục nã pháo vào bọn chúng, không cho chúng nó ẩn nấp trong tư dinh, không cho chúng nó sống thoải mái”.

“Không cho chúng nó sống thoải mái!”. Giang Thanh nghiến răng: “Phải đấu, đấu mạnh!”.

Thế là những nhà lãnh đạo cuộc đại Cách mạng Văn hóa như Giang Thanh, Khang Sinh, Trần Bá Đạt, Thích Bản Vũ lại cụng đầu bày mưu đấu tố Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và Đào Chú, rồi sai bọn đàn em ra tay.

Tào Dật Âu với nhãn hiệu đặc phái viên Cách mạng văn hóa Trung ương được phân công chỉ huy đấu Đặng Tiểu Bình. Trong tiếng hò la “Đặng Tiểu Bình phải cúi đầu, chúng ta bắt nó phải chết!”, “Đả đảo tên số hai theo chủ nghĩa tư bản”, là một thác người ào ào vào nhà ông ở Trung Nam Hải. Hai tên lực lưỡng hảo hán lôi ông ra giữa sân, rồi chụp ảnh, quay phim, ghi âm, liên tục thu hình, thu tiếng để phát lại cho cả nước cùng nghe, cùng thấy.

Đặng Tiểu Bình, lúc này đã là ông già 63 tuổi, bị tròng giữa trưa nắng, mồ hôi nhễ nhại, bị vây quanh bởi nhóm thanh niên tạo phản mà tuổi còn măng sữa. Một Hồng vệ binh la lớn:

“Hãy trả lời, mày và Lưu Thiếu Kỳ đã đàn áp sinh viên như thế nào?”.

“Tôi đồng ý cử tổ công tác đến các trường”, Đặng Tiểu Bình điểm tĩnh trả lời, không một chút hoảng sợ, “Vì lúc bấy giờ ở các trường rất loạn, không có cách nào khác để ổn định trở lại, sau khi Ban thường vụ Bộ chính trị thông qua, chúng tôi mới cử tổ công tác. Về việc này, Thiếu Kỳ có trách nhiệm và tôi cũng có trách nhiệm. Nhưng lúc đó chưa ý thức được làm như vậy là theo con đường phản động của giai cấp tư sản...”.
“Không được ngụy biện, tao phải vạch mặt mày, đến bây giờ mày vẫn ngoan cố với lập trường tư sản”.

Đám người hò la, hô khẩu hiệu, lăng nhục, kết tội, cứ thế giờ này qua giờ khác, dậy cả một vùng Trung Nam Hải. Ngoài kia, trên quảng trường Thiên An Môn, người ta tụ tập lắng nghe theo loa phóng thanh tường thuật tại chỗ cuộc đấu tố, rồi cũng “đả đảo”, cũng nhảy, cũng hét, cũng căm thù như thể được trực tiếp vạch mặt Đặng Tiểu Bình.

Ngày 13 tháng chín năm ấy - 1967, người thân của Đặng Tiểu Bình buộc phải rời khỏi Trung Nam Hải. Sáu bà cháu ngậm ngùi ra đi tìm nơi nương tựa, đành bỏ mặc Đặng Tiểu Bình và Trác Lâm, vợ ông, bị giam lỏng tại tư dinh để thường xuyên kéo ra đấu tố và chờ ngày phán quyết cuối cùng. Lúc đầu họ tá túc tại các trường học, nhưng vì mang danh là con cái của “hắc bang” nên cũng bị đấu tố và đuổi ra khỏi ký túc xá sinh viên.

Đặng Phác Phương và em gái là Đặng Nam bị phái tạo phản bắt giam và bị nhốt vào một phòng thí nghiệm vật lý của Đại học Bắc Kinh để ngày ngày tra khảo, đánh đập và buộc viết giấy tố cáo cha mẹ mình. Nhiếp Nguyên Tử - một tiểu tướng sinh viên, người đã dán tờ đại tự báo đầu tiên công kích Thành ủy Bắc Kinh, công kích nhà trường - được phân công ám hại con cái của Đặng Tiểu Bình.

Đặng Phác Phương, con trai trưởng của Đặng là một thanh niên cuồng tín Đảng cộng sản, cuồng tín tư tưởng Mao Trạch Đông, và là đảng viên sắp hoàn thành tốt nghiệp ngành vật lý hạt nhân, trước cảnh loạn lạc “nước mất nhà tan” lòng tin của anh như hoàn toàn sụp đổ, đã có lúc phải mượn chén rượu giải sầu, và chính khi nhận giấy bút viết tố cáo cha mẹ mình, Phác Phương đã để lại lời tuyệt mệnh, rồi nhảy từ lầu 3 xuống đất. Năm đó - 1968, anh mới 24 tuổi. Thượng đế chưa cho anh chết mà bắt anh làm người tàn phế. Anh bị gãy cột sống, và giáng xuống gia đình họ Đặng một tai họa khủng khiếp. Lúc ấy, người ta đưa anh đên hành lang của Bệnh viện số 3 Bắc Kinh, một đống xương thịt co rúm nằm đó, không phải chờ chữa trị mà nhận câu trả lời “con của hắc bang, con của tên số hai theo chủ nghĩa tư bản, ở đây không có chỗ cho nó!”. Xe cấp cứu lại thả anh xuống sân Đại học Bắc Kinh, một đêm lạnh trên bãi cỏ ấy không biết Phác Phương đã nghĩ gì. Sáng hôm sau, bác sĩ nhà trường mới đến và họ cùng thúc thủ, vô phương cứu chữa vì xương sống đã nứt gãy rồi. May sao có một công nhân già, tên Vương Phong Ngô đến trạm xá hỏi anh “Cháu là Phác Phương?” và đời anh được cứu vãn từ đó.

“Họa vô đơn chí” nhưng cũng có lúc “Họa trung đắc phúc”, và Vương sư phụ đã trở thành ân nhân của gia đình họ Đặng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #55 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2014, 09:57:45 am »

11. VỀ LẠI GIANG TÂY


Mùa xuân năm 1969, Đại hội 9 của Đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc. Đại hội tuyên cáo với Quốc dân đồng bào, với toàn Đảng là: “Bộ Tư lệnh của giai cấp vô sản do Mao Trạch Đông chủ soái, Lâm Bưu phó soái đã đập tan bộ Tư lệnh giai cấp tư sản của Lưu, Đặng. Đại hội tràn ngập bầu không khí tả khuynh và sùng bái cá nhân, chỉ một lời khai mạc ngắn ngủi của Mao Trạch Đông mà đã phải ngắt quãng hàng chục lần để tung hô vạn tuế. Đại hội đã để lại một điều kỳ quái: trong điều lệ Đảng, quy định “Lâm Bưu là người kế vị Mao Trạch Đông”! Đại hội bầu được 170 ủy viên chính thức, 190 ủy viên dự khuyết, số cũ của khóa 8 chỉ tái cử 32%, chủ tịch Đảng vẫn là Mao Trạch Đông, và một phó chủ tịch duy nhất là Lâm Bưu. Trần Bá Đạt, Khang Sinh lọt vào ban thường vụ Bộ Chính trị. Người cũ chỉ còn lại Chu Ân Lai, vẫn thủ tướng, vẫn ủy viên ban thường vụ Bộ Chính trị.

Sau Đại hội 9, Lâm Bưu đắc thắng nhảy ra chính trường, không lo quốc phòng mà chỉ mưu cơ tiếm quyền. Ngày 18 tháng 10 năm 1969, Lâm Bưu lừa dối Mao Trạch Đông và Trung ương, đặt điều Liên Xô sẽ tập kích vào Bắc Kinh và phát “chỉ thị khẩn cấp” đặt toàn quân trong tình trạng thời chiến, đó là “Mệnh lệnh số 1” tiền trảm hậu tấu của Lâm Bưu. Ngày 19, Lâm Bưu bằng hình thức “ghi chép điện thoại” báo cáo Mao Trạch Đông, buộc ông đồng ý như một việc đã rồi, nhưng Mao Trạch Đông không nghe và ra lệnh: “đốt”. Lâm Bưu và Hoàng Vĩnh Thắng hoảng hốt, song lập mưu che giấu tội trạng rằng “Mao Chủ tịch nói rất đúng, đốt”.

Âm mưu thâm độc của Lâm Bưu là qua lần này để diễn tập chính biên, xem thử mệnh lệnh của “phó soái” có nghiêm hay không, và nhân cơ hội sơ tán thời chiến mà đẩy các bậc lão thành ra khỏi Bắc Kinh để Lâm Bưu tiện bề hành động và tống khứ bọn “hắc bang” về nông thôn cải tạo lao động, trong số đó Đặng Tiểu Bình bị đưa về Giang Tây.

Sáng ngày 26 tháng 10 năm 1969, khi nhạc hiệu “Đông phương hồng, mặt trời lên” ầm vang, xe chở Đặng Tiểu Bình, Trác Lâm và kế mẫu Hạ Bá Căn rời Trung Nam Hải, không một người đưa tiễn, không một đứa con cháu nào bên mình. Đặng Lâm đã tốt nghiệp họa sĩ, chưa có việc làm vì còn bị ép buộc tố cáo cha mình. Đặng Phác Phương không còn cảm giác đại, tiểu tiện, một thân một mình nằm ở bệnh viện 301. Đặng Nam, Đặng Dung, Đặng Chất Phương mỗi đứa một nơi đang lao động cải tạo ở nông thôn An Huy, Thiểm Tây, Sơn Tây, tất cả đều biệt vô âm tín.

Xe đưa họ đi trên những đường phố Bắc Kinh ngập trong màu đỏ của biển biểu ngữ “đả đảo”, “đốt cháy” bộ Tư lệnh giai cấp tư sản Lưu, Đặng. “Gió lạnh, thu buồn, rời kinh lần này biết lúc nào trở lại?”, Đặng Tiểu Bình cảm thán và bất chợt nhớ lại nỗi đau 36 năm về trước, cũng ở Giang Tây, nơi mà ông sẽ đến. Tháng ba năm 1933, tại chiến khu Xô viết của Trung ương Đảng ở Giang Tây, ông đảm nhận chức vụ Trưởng ban Tuyên huấn tỉnh ủy, vì nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị của Mao Trạch Đông, và trớ trêu thay cánh tả đã chụp cho Đặng Tiểu Bình những cái mũ “sợ địch”, “bỏ chạy”, “phòng ngự thuần túy”, họ nhốt ông vào một căn phòng chật hẹp để viết kiểm thảo. Năm ấy ông mới 29 tuổi, hai tay lắc mạnh song cửa mà kêu rằng “loạn rồi, loạn rồi”. Đặng Tiểu Bình lo cho Hồng quân, lo cho cách mạng bị mơ màng giữa cơ hội, mạo hiểm và chân chính. Cứ vài ngày một lần, họ lôi ông ra “chất vấn” và vẫn chỉ nhận được câu trả lời ngoan cường kiên quyết. Bà Kim Duy Ánh - người vợ trước của ông đòi ly dị vì sợ liên lụy, Đặng Tiểu Bình đã không do dự ký ngay vào đơn. “Kiểm thảo” không làm gì được chàng trai cứng cỏi này cộng thêm sự khuyên ngăn của Chu Ân Lai và Lý Phú Xuân nên họ đành “cảnh cáo” và đưa ông về một huyện tiền tuyến của Giang Tây là An Lạc. 10 ngày sau, người ta lại điều Đặng Tiểu Bình trở về tỉnh ủy. Lúc ấy, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Hồng quân là Vương Gia Tường đang bị thương nằm viện hay tin sự việc của Đặng Tiểu Bình đã điện thoại xin Bác Cổ - phụ trách Trung ương Đảng - cho phép điều ông về công tác ở Tổng cục chính trị. Từ hoàn cảnh bị công kích, Đặng Tiểu Bình lại được điều lên giữ chức Trưởng đoàn thư ký của Tổng cục chính trị kiêm Tổng biên tập báo “Sao đỏ” và sau đó “đường lối La Minh Giang Tây” mà ông theo đuổi, từng bị phê phán, lại tiếp tục thực hiện, mãi cho đến tháng 5 năm 1934, khi chiến khu Xô viết Giang Tây bị quân dội Quốc dân đảng tiến công chiếm cứ mới thôi. Những chiến hữu cùng bị bức hại một thời với ông như Mao Trạch Đàm, Cổ Bách... ít lâu sau đều hy sinh.

Năm xưa, vì theo Mao Trạch Đông mà bị xử lý, nhưng may sao vẫn còn sống sót và giờ đây chống đối lại cuộc đại Cách mạng văn hóa, Mao Trạch Đông không tin dùng nữa, trở thành “nhân vật số hai đi theo con đường tư bản chủ nghĩa”, lại trở về Giang Tây. Ôi, con thuyền vận mệnh biết phiêu bạt về đâu?
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #56 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2014, 09:59:54 am »

12. BA NĂM Ở GIANG TÂY


Máy bay cất cánh, rồi vượt qua bầu trời Bắc Kinh, Thái Sơn, Hoàng Hà, Trường Giang, chẳng mấy chốc đã đến Nam Xương. Tại sân bay Hướng Đường, các vệ binh Bắc Kinh bàn giao 3 người cho nhóm cán bộ của Văn phòng Ủy ban cách mạng tỉnh Giang Tây. Người của Giang Tây đưa Đặng Tiểu Bình, Trác Lâm và Hạ Bá Căn về thành phố. Từ Hướng Đường, xe đưa họ qua Thanh Vân Phổ, Liên Đường rồi vào nội thị Nam Xương, đâu đâu cũng còn dấu ấn của phái tạo phản với đôi ba biểu ngữ: “Khai trừ vĩnh viễn Lưu Thiếu Kỳ ra khỏi Đảng”. “Đả đảo Đặng Tiểu Bình - nhân vật số hai theo chủ nghĩa tư bản”.

Chính quyền cách mạng Giang Tây bố trí họ ở lại nhà khách quân đội của tỉnh ba ngày, hôm cuối cùng Triệu Tử Xương - thư ký Văn phòng tỉnh dẫn đến 1 sĩ quan trẻ và giới thiệu: “Đây là Hoàng Văn Hoa, thư ký văn phòng, do tỉnh cử đến để quản lý ông bà và cụ, từ nay về sau mọi việc từ lao động sản xuất đến học tập, đọc tài liệu và các hoạt động khác của ông bà đều do anh Hoàng phụ trách”. Đặng Tiểu Bình nhìn người thanh niên họ Hoàng xa lạ mà không hề biểu hiện gì; còn anh, lần đầu tiên mới thấy rõ nhân vật số hai theo chủ nghĩa tư bản, và trong sự im lặng đáng sợ, ông như có một sức mạnh khó nhận biết.

Hoàng mời gia đình lên xe. Đặng đáp lại “vâng” với giọng điệu của người bị quản thúc, chừng mực và lễ phép. Họ đi về hướng Thành Cương, xe qua đại lộ Bát Nhất. Lúc bấy giờ, trong cả nước, con đường này chỉ kém đường Trường An Bắc Kinh mà thôi, kiểu “chơi trội” của tỉnh trưởng Giang Tây khi ấy là Thiệu Thức Bình đã gây xôn xao ở trung ương, nhưng Thiệu dám nói, dám làm và cứ thế mở rộng lộ giới, xây cầu Bát Nhất. Đặng Tiểu Bình nhìn ra hai bên xa lộ, vẫn là tên mình trên các biểu ngữ, hoặc viết ngược đầu xuống đất, chân lên trời, hoặc bị gạch chéo bởi những vạch đỏ. Ai ngờ rằng con đường mà Thiệu đã bất chấp dư luận, tạo dựng lên, hôm nay lại trỏ thành cảnh tượng một trường đấu tố.

“Đây là cầu Bát Nhất, phía dưới là sông Cán Giang. Cán Giang chảy về hồ Phàn Dương. Chỗ chúng ta ở còn khoảng 8 cây số nữa”.
Nghe Hoàng giới thiệu, ông gật đầu và hình ảnh 30 năm về trước khi cùng Hồng quân vượt Cán Giang lại hiện về, còn Phàn Dương, một hồ lớn nhất của Trung Hoa, bao la và nhận mọi cơn sóng dữ của Trường Giang, “ôi khí phách Phàn Dương hồ”, Đặng Tiểu Bình từng cảm thán.
Xe qua thị trấn Trường Lăng, nơi đóng trụ sở huyện ủy Tân Kiến rồi thẳng về Thành Cương, điểm cuối cùng của hành trình. Đây là khu vực của trường bộ binh Nam Xương, ngày xưa là trường Đại học Trung Chính - trường học cao nhất của Giang Tây thời còn Quốc dân đảng. Hiệu trưởng của trường là thiếu tướng họ Đinh, từng ủng hộ phái tả, sau bị điều đi nơi khác. Tòa lầu mà hiệu trưỏng đã ở, quen gọi là “Lầu tướng quân”, tường đỏ ngói xanh nấp dưới vòm cây chim hót quanh năm, đường đi uốn lượn giữa những bãi cỏ được xén tỉa cẩn thận, mỹ quan. Người ta bố trí Đặng Tiểu Bình, vợ và mẹ ở lầu tướng quân. Nếu không vì cảnh lao lý, quản chế thì đây quả là nơi ngoạn mục đối với tuổi già như ông.

Từ hôm đó, Đặng Tiểu Bình bắt đầu 3 năm “lao động cải tạo”, 3 năm tư duy rèn luyện cho một tương lai dữ dội hơn, 3 năm cô độc mà kiên trinh, 3 năm không bình thường trong đời ông.

Sáng hôm ấy, Đặng Tiểu Bình và Trác Lâm trong bộ trang phục màu xanh của công nhân, chân đi giày vải kiểu quân đội, vai vắt khăn bông cùng Hoàng Văn Hoa đến xưởng sửa chữa máy kéo của huyện Tân Kiến. Ba người rời khỏi lầu tướng quân, xuống một dốc ngắn, vượt qua cổng trường bộ binh, và cứ thế theo đường lộ Nam Xương khoảng 2 cây số rồi rẽ trái 200 mét là đến nơi lao động. Bí thư chi bộ kiêm Chủ tịch ủy ban cách mạng của xưởng niềm nở bắt tay và giới thiệu: “Đây là một xí nghiệp cỡ nhỏ của huyện, chỉ có 80 công nhân”. Đặng Tiếu Bình liền hỏi: “Xưởng có còn Hồng vệ binh nữa không?”. Bí thư vui vẻ trả lời: “Chúng tôi không có Hồng vệ binh, hầu hết là công nhân lớn tuổi, rất an phận”.

Sĩ quan quản giáo và bí thư đưa Đặng Tiểu Bình và Trác Lâm vào xưởng máy, không ai ngờ đó lại là Tổng bí thư - Phó thủ tướng và phu nhân. Mặc dù đã có sự chuẩn bị trước về tư tưởng và kỷ luật cho công nhân, song khi đó người ta đã rộ lên “Đặng Tiểu Bình!” và ùa đến bên ông như tranh nhau một vinh dự lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy lãnh tụ của đất nước. Giữa vòng vây của những người thợ, với những ánh mắt trìu mến, hoàn toàn khác hẳn với đám Hồng vệ binh Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình và vợ ông như lữ khách trên hoang mạc đã tìm thấy mầu xanh cuộc sông. Thoạt đầu Đặng Tiểu Bình được phân công rửa các chi tiết máy, ông ngồi xổm lâu, hai chân tê cứng, mỗi lần đứng dậy đều té ngã, xưởng trưỏng định chuyển ông sang bộ phận xem bản vẽ, nhưng mắt mờ không tiện, cuối cùng thì đưa về tổ nguội dũa các chi tiết. Thật là hạnh ngộ, vì khi ở Pháp, để kiếm tiền ăn học, ông đã từng làm thợ cho hãng ôtô Renault, bỗng chốc đã hơn 40 năm, nay gặp lại “bạn cũ” - dũa, đục, cưa, búa. Bên bàn nguội étau, với tư thế vững chãi, động tác thuần thục, Đặng Tiểu Bình có dáng dấp như một sư phụ. Và cái tên “già Đặng”, “thợ nguội giỏi nhất” đã lan truyền khắp xưởng.

Nhớ lại những hôm đầu tiên, viên sĩ quan quản giáo cứ “ê, ê” sai, gọi mãi vẫn không tìm ra chủ ngữ. Nếu kêu tên “Đặng Tiểu Bình” thì quá hỗn, còn gọi “Đồng chí Tiểu Bình” như trước đây lại không được, vì đã đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, chống lại Đảng, chống lại Mao Chủ tịch thì “đồng chí” ở đâu. Đặng Tiểu Bình chủ động bảo anh: “Cứ gọi tôi là lão Đặng, già Đặng”“. Đúng, “già Đặng” - cách xưng hô lễ phép với người già - theo tập quán Trung Hoa, và cũng là tỏ thái độ trung tính: không phải địch, không phải ta.

Ba năm, không quản ngày mưa, giá rét, không quản ngày nắng, oi nồng, hai vợ chồng Đặng Tiểu Bình đều có mặt ở vị trí người thợ. Ông rảo bước đi về chỉ trên một con đường từ nhà đến xưởng, từ xưởng về nhà, và mỗi buổi trưa thức dậy lại quay vòng xung quanh lầu tướng quân. Tuy cuộc sống đơn điệu nhưng thân thể ông đã cường tráng hẳn lên, và đặc biệt đầu óc ông đã nảy nở nhiều kế sách. Cũng trong 3 năm ở đây, ông đã đọc một cách hệ thống các bộ sách quý “Tam quốc diễn nghĩa”, “Hồng lâu mộng”, “Thủy hử” và “Tây du ký”, và nhận được nhiều nguồn dinh dưỡng từ kho tàng di sản ấy của dân tộc. Đã nhiều lần sĩ quan quản giáo hỏi ông về việc đọc Mao tuyển và tỏ ý không vừa lòng, Đặng Tiểu Bình trả lời: “Hồi còn ở Trung ương, chúng tôi đã thay đổi hình thức đọc Mao tuyển thành nghe Mao tuyển, và chính ông là người đã có sáng kiến chọn lọc trong thiên kinh vạn quyển của Mao soạn thành cuốn “Lời Mao Chủ tịch” gọn gàng, rõ ràng, súc tích kiểu như kinh thánh mà mọi tín đồ đều thuộc lòng, từng tụng niệm và luôn có trong tay.

Một hôm, Trình Thế Thanh, người đứng đầu tỉnh Giang Tây xộc đến hỏi ông: sáu, bảy tháng rồi, tư tưởng cải tạo ra sao, có gì khó khăn không v.v..., Đặng Tiểu Bình ngồi yên như pho tượng và chỉ nói một câu: “Mọi việc tôi đã viết trong thư gửi về Trung ương qua Chánh văn phòng Uông Đông Hưng rồi”, Trình Thế Thanh bẽ mặt và chờn từ đó. Nhưng về sau Trình đã giúp Đặng nhiều việc, đặc biệt là cho phép con cái của họ được đoàn tụ ở Giang Tây.

“Họa trung đắc phúc”, 3 năm Giang Tây, 3 năm sống cuộc sống của người dân, những bữa cơm đạm bạc theo khẩu vị Tứ Xuyên, những ly rượu nếp tự mình chưng cất, những lần đón con cái về rồi lại tiễn chúng ra đi và để lại bao nhiêu trống vắng, những bước đi trên con đường đất nhỏ mà sau này dân huyện Tân Kiến gọi là “con đường Đặng Tiểu Bình”, những nghĩ suy cho tương lai một Trung Hoa đã nảy sinh trên con đường ấy, và tấm lòng của những người thợ, người dân, nếu so vói nhiều chiến hữu đã ngã xuống trong cuộc đại loạn - Cách mạng văn hóa - thì đây vẫn là hồng phúc, cho ông và cho cả nhân dân nước ông.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #57 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2014, 10:03:46 am »

13. LẦN THỨ HAI VÀO TRUNG NAM HẢI


Thân trong nghịch cảnh, bị quản thúc không khác gì nơi lao lý, nhưng Đặng Tiểu Bình vẫn luôn quan tâm đến vận nước, ông tin sẽ có một ngày mọi sự thật sẽ được đưa ra ánh sáng, Mao Trạch Đông sẽ hiểu ông, tin dùng ông và giao cho ông trở lại gánh vác công việc của nước nhà.

Ngày đó đã đến.

13 tháng chín năm 1971, Lâm Bưu tử nạn trên sa mạc Mông Cổ trong chuyến bay trốn chạy do việc mưu sát Mao Trạch Đông bị thất bại. Tin dữ này làm cả Trung Quốc kinh ngạc, “phó soái phản chủ soái”, và lãnh đạo xưởng sửa chữa máy kéo huyện Tân Kiến - nơi Đặng Tiểu Bình lao động cải tạo - đã trao cho ông bản thông báo của Trung ương về vụ việc nêu trên.

Đặng Tiểu Bình đã để một buổi chiều và hai buổi tối viết cho Mao Trạch Đông bức thư dài trên 4000 chữ. Sau khi vạch trần những hành động phản cách mạng của Lâm Bưu và Trần Bá Đạt, khiêm tốn tự phê bình những thiếu sót của bản thân, Đặng Tiểu Bình bày tỏ nguyện vọng cống hiến sức lực cho tổ quốc và nhân dân. Ông cho biết đã 5 năm cách ly, nay tuy tuổi 67 nhưng sức khỏe vẫn còn tốt, có thể làm những công việc có tính nghiên cứu khoa học, đóng góp cho Đảng, cho nhân dân mà không có một yêu cầu gì khác. Ba hôm sau, qua bí thư chi bộ của xưởng sửa chữa máy kéo huyện Tân Kiến, thư của ông đã lên đến Bắc Kinh giao cho Uông Đông Hưng - chánh văn phòng Trung ương.
Tập đoàn Lâm Bưu tự thân sụp đổ đã làm cho chính trường Trung Quốc thay đổi, các danh tướng bị Lâm Bưu đánh đổ nay được phục hồi, đầu tiên là Diệp Kiếm Anh đảm nhiệm ngay chức vụ Bí thư trưởng của Quân ủy Trung ương. Thế trận kiềm chế ba chân giữa Lâm Bưu, Giang Thanh, Chu Ân Lai không còn nữa, nay là cuộc đấu tranh của hai phái, một bên là phá hoại, là gây loạn, một bên là lo lắng cơm ăn áo mặc cho 800 triệu dân, là xây dựng đất nước. Nhận thấy điều này, rút ra bài học từ sự kiện Lâm Bưu, Mao Trạch Đông quyết định giao cho Chu Ân Lai chủ trì công việc thường nhật của Trung ương. Và để khôi phục một Trung Quốc đã tàn tạ sau Cách mạng văn hóa, người đầu tiên mà Chu Ân Lai nghĩ tới là đại thần tài năng Đặng Tiểu Bình, song dùng lại Đặng Tiểu Bình không phải là việc dễ vì hai lẽ: thứ nhất, chính Mao Trạch Đông chủ trương đánh đổ Đặng Tiểu Bình; thứ hai, giả sử Mao đồng ý thì vẫn còn Giang Thanh - kẻ không đội trời chung với Đặng, cho nên Chu Ân Lai phải đợi thời cơ.

Ngày 6 tháng giêng năm 1972, nguyên soái Trần Nghị tạ thế, Mao Trạch Đông tham dự lễ truy điệu, trong khi nói chuyện với các tướng lãnh, Mao có nhắc đến Đặng Tiểu Bình, chắc ông đã đọc xong bức thư 4000 chữ của Đặng. Tháng tám năm ấy, vở kịch mới của Giang Thanh là cuộc vận động “phê Lâm phê Khổng” đã trình diễn, thực chất là công kích Chu Ân Lai, chuẩn bị dư luận cho âm mưu tranh giành quyền bính. Ngày 4 tháng tám, Đặng Tiểu Bình lại viết một bức thư nữa cho Mao Trạch Đông. Sau khi phân tích kỹ ai là người tạo phản, phá rối, ai là người có thể trị quốc, bình thiên hạ, Mao Trạch Đông đã viết:

“Sau khi nhờ Thủ tướng xem xong, chuyển giao chánh văn phòng Uông Đông Hưng ấn phát cho các đồng chí Trung ương. Sai lầm mà đồng chí Đặng Tiểu Bình mắc phải là nghiêm trọng, nhưng so với Lưu Thiếu Kỳ thì có khác biệt. (1) Đồng chí là một trong bốn người bị xử lý ở khu căn cứ Xô-viết của Trung ương, tức là Đặng, Mao, Xạ, Cổ - bốn người cầm đầu của phái Mao. (2) Đồng chí không có vấn đề lịch sử, không đầu hàng địch. (3) Đồng chí cùng Lưu Bá Thừa đánh thắng nhiều trận, lập nhiều chiến công. Kể từ ngày về thành phố, đồng chí đã làm nhiều việc tốt, đã dẫn đầu đoàn đại biểu sang Mạc Tư Khoa đàm phán, không bị chủ nghĩa xét lại của Liên Xô khuất phục. Những sự việc này trước đây tôi đã nói nhiều lần, bây giờ nhắc lại lần nữa.

Mao Trạch Đông
Ngày 14 tháng tám năm 1972.”


Đây là thời cơ mà Chu Ân Lai mong đợi, ông đã cho văn phòng in văn bản này và gửi cho tất cả thành viên của Bộ Chính trị nghiên cứu thảo luận, với tư cách là Trung ương, ông kịp thời điện báo cho Tỉnh ủy Giang Tây hủy bỏ chế độ lao động cải tạo đối với Đặng Tiểu Bình, phục hồi sinh hoạt Đảng cho Đặng, đồng thời bố trí Đặng tham quan, khảo sát, điều tra, nghiên cứu v.v... và không quên đưa tất cả những nhân viên cũ đã từng phục vụ Đặng Tiểu Bình về ngay Giang Tây ở bên cạnh ông. Người đời sau bình luận về sự kiện này đều phải tỏ lời khâm phục sự tài hoa của Chu Ân Lai.

Phái Giang Thanh, Khang Sinh, Trương Xuân Kiều sợ hãi trước quyết định của Mao Trạch Đông, họ cho rằng Chu Ân Lai có thêm Đặng Tiểu Bình chẳng khác gì “hổ thêm cánh”, nhưng Mao đã quyết là không tranh cãi. Trong phiên họp ngày 10 tháng ba năm 1973 của Bộ Chính trị, phái Giang Thanh giương cờ trắng đầu hàng - đồng ý phục hồi Đặng Tiểu Bình. Nhưng họ lại lo bày mưu tính kế cho hiệp sau.

Ngày 20 tháng ba năm 1973, Đặng Tiểu Bình từ giã Tân Kiến, từ giã xưởng thợ, từ giã lầu tướng quân trở về Trung Nam Hải và cũng bắt đầu một cuộc chiến đấu mới.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #58 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2014, 10:09:11 am »

14. MAO TRẠCH ĐÔNG MỜI “QUÂN SƯ”


Ngày 12 tháng 4 năm 1973, Đặng Tiểu Bình tham dự buổi tiệc chiêu đãi Hoàng thân Norodom Sihanouk, đây là lần đầu tiên, sau khi khôi phục, ông xuất hiện trước công chúng và đám đông, vẫn dáng người thấp, vai bè cương nghị nhưng có vẻ cô độc, không nhiều lời. 14 năm sau, một vị khách Hungary đã nhớ lại ngày hôm ấy như sau: “Bên kia là những anh hùng của cuộc đại Cách mạng văn hóa, những người vừa áp đảo ông, đoạt quyền của ông, còn bên này là những người hy sinh chính trị, họ trở về với đại lễ đường quyền lực như ông, một Phó Thủ tướng.”

Tháng 8 năm 1973, đại hội lần thứ 10 của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bầu Đặng Tiểu Bình vào Ban chấp hành Trung ương. “Tên số hai theo chủ nghĩa tư bản” lại bỗng chốc là ủy viên trung ương cộng sản, phó thủ tướng một nước xã hội chủ nghĩa. Thật là một bước ngoặt lớn trong đời ông và sự việc chưa dừng tại đó, vì Mao Trạch Đông còn giao cho ông nhiều trọng trách khác.

Ngày 12 tháng chạp năm đó, Mao Trạch Đông chủ trì hội nghị Bộ Chính trị, Mao có vẻ rất yếu. Năm ngoái đau tim tưởng khó qua, may nhờ cứu chữa tích cực nên sức khỏe đã bình phục, nhưng nói năng chậm, nhỏ.

Mở đầu Mao Trạch Đông phê bình Bộ Chính trị và Quân ủy: “Bộ Chính trị cần bàn về chính trị. Quần ủy cần bàn về quân sự, không chỉ quân sự mà còn cả chính trị nữa.”

Đầu năm, Mao đã phê bình một lần rồi, “Bộ Chính trị mà không bàn chính trị. Quân ủy mà không bàn quân sự”.

Mao nói tiếp, vẫn câu đầu năm đã nói một lần và thêm phần sau: “Các đồng chí không sửa, tôi sẽ khai hội hoài, khai hội ở tại đây, tôi không còn cách nào khác, thúc mãi các đồng chí và nói trực diện mãi với các đồng chí”.

Sau đó, Mao Trạch Đông chuyển sang chủ đề khác: “Tôi đề nghị, về một việc quân sự, đó là Tư lệnh các quân khu lớn trong toàn quốc cần điều chuyển qua lại”.

Ông quay sang Diệp Kiếm Anh: “Đồng chí tán thành rồi, tôi tán thành ý kiến của đồng chí và chỉ ra người nói giúp, phát biểu giúp. Tôi cũng đã tìm gặp thủ tướng và Vương Hồng Văn, cả hai đều tán thành.”

Mao đề nghị mọi người dự hội nghị cùng đồng thanh hát bài “Ba điều kỷ luật, tám điều chú ý” của Giải phóng quân. Thế là tất cả cùng cất cao: “Là quân nhân cách mạng, mỗi người đều ghi nhớ ba điều kỷ luật, tám điều chú ý. Thứ nhất, tất cả hành động đều nghe chỉ huy, bước đi phải đều, phải nhất trí thì mới thắng lợi...”

Từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ hai khóa 9, Mao Trạch Đông có tập quán yêu cầu mọi người hát lại bài “Ba điều kỷ luật, tám điều chú ý”, ông muốn bước đi của toàn Đảng, bước đi của Bộ Chính trị phải đều, phải nhất trí. Trong buổi đại loạn, nói gì đến toàn Đảng, ngay như Bộ Chính trị bước đi cũng khó mà nhất trí, mặc dầu trước mặt Mao họ hát rất đều.

Nghe xong bài hát, Mao Trạch Đông lại nói: “Sừng trâu để làm gì? Chắc là để đấu!”, ông chủ trương triết lý đấu tranh. “Một người làm việc lâu ở nơi nào, là không được”, theo ông sẽ sinh tiêu cực.

Nói đoạn, Mao Trạch Đông đột ngột chuyển sang chủ đề khác - tuyên bố một quyết định quan trọng, ông chỉ Đặng Tiểu Bình, người vừa được khôi phục: “Bây giờ, tôi mời một vị quân sư, tên gọi Đặng Tiểu Bình. Ra một thông báo đảm nhận ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Quân ủy. Bộ Chính trị quản toàn bộ: đảng, chính, quân, dân, học sinh, đông tây nam bắc. Tôi nghĩ Bộ Chính trị cần thêm một chức danh bí thư trưởng, nếu đồng chí không thích cách gọi như thế, thì đổi là tham mưu trưởng”.

Cử tọa lắng nghe từng câu, từng chữ của Mao, nét mặt ai cũng lặng như tờ khi Mao công bố quyết định nêu trên, song trong lòng có người hoan nghênh, lại có kẻ phản đối. “Bây giờ chúng ta mời một vị tham mưu trưởng. Vị ấy, có người sợ, nhưng ông ta làm việc rất quyết đoán, đời ông ta là bảy phần thắng. Vị Tư lệnh của các đồng chí tôi đã mời về, Bộ Chính trị đã mời về, chứ không riêng mình tôi mời.”

Mao quay người về phía Đặng: “Còn đồng chí, người ta sợ đồng chí. Tôi xin tặng đồng chí hai câu: Trong nhu có cương, trong bông có kim, bên ngoài hòa khí một chút mà nội tâm là cả một công ty gang thép. Khuyết điểm trước đây, hãy sửa chữa dần”. Có lẽ qua đây Mao Trạch Đông muốn phê phán Đặng hơn là tán dương.

... Tháng ba năm 1974, Bộ Chính trị lại họp để thảo luận chọn cử ai đi dự hội nghị đặc biệt của Đại hội đồng Liên hiệp quốc khóa 6. Theo ý kiến của Mao, hội nghị cử Đặng Tiểu Bình, Giang Thanh kiên quyết phản đối. Mao đã phải trấn an bằng bức thư:

“Giang Thanh:
Đồng chí Đặng Tiểu Bình đi nước ngoài là ý kiến của tôi, cô không nên phản đối mới phải, cần cẩn thận, không được trái ý tôi.

Mao Trạch Đông

Ngày 27 tháng ba năm 1974”

Sau đó một vài hội nghị khác, Mao Trạch Đông lại tiếp tục phê bình Giang Thanh, yêu cầu giải tán ngay cái nhà máy chế tạo “mũ” của bà, chỉ chuyên chụp mũ người khác, chỉnh đốn người khác và cảnh cáo việc hình thành “nhóm Thượng Hải” gồm bà, Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên, Trương Xuân Kiều. Ngược lại, Mao đã giao cho Đặng Tiểu Bình trọng trách Phó thủ tướng thứ nhất và nói đùa với Đặng: “Đồng chí nên lập nhà máy gang thép”.

Đây là những ngày mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chuẩn bị triệu tập Đại hội đại biểu nhân dân toàn Quốc khóa 4. Trung ương ra thông báo truyền đạt chỉ thị của Mao: “Cuộc đại cách mạng văn hóa của giai cấp vô sản đã kinh qua 8 năm bây giờ là lúc phải ổn định lại, phải đoàn kết toàn đảng toàn dân”. Quan điểm của ông là đại loạn đại trị, chỉ có đại loạn mới đại trị được, đến nay đại loạn thì đã rõ ràng, còn mục tiêu đại trị thì chưa ra sao cả, và Mao Trạch Đông đã nhận ra bài học không thể tiếp tục nổi loạn nữa mà phải an định, đoàn kết, 7 năm rồi vẫn chưa tiến hành đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, không thể kéo dài mãi như thế. Trị quốc an bang, đám người Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn là không xong, Giang Thanh lại càng tệ hại, chỉ có thể trông chờ vào Chu, Đặng mà thôi. Mao Trạch Đông suy nghĩ như vậy và bắt tay vào việc chỉ huy xây dựng nội các mới.

Quyền bính mà lực lượng cách mạng văn hóa đã đoạt được trong cuộc đại loạn vừa qua không dễ gi lại để rơi vào tay kẻ khác. Giang Thanh và những người của bà sau đợt tấn công “phê Lâm phê Khổng” (thực chất là phê Chu Ân Lai) không thu được, kết quả gì, lại tiếp tục chĩa mũi nhọn sang Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình sẽ phải đương đầu với “nhóm Thượng Hải”“, mà ngay ở hiệp nhất với vụ “Phong Khánh Luân” - mua tàu biển nước ngoài, Đặng Tiểu Bình đã bị chụp cái mũ sùng của ngoại, thích Tây. Con đường mà ông đang đi còn lắm thác, lắm ghềnh.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #59 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2014, 10:19:54 am »

15. NHÂN SỰ QUỐC VỤ VIỆN


Vào những năm cuối đời và nhất là hậu kỳ Cách mạng văn hóa, Mao Trạch Đông nhận thấy Bộ Chính trị thường chia thành hai phe, không biết tin phe nào, ông bèn dùng một lực lượng trung gian, cầu nối. Hai cô gái trẻ được Mao Trạch Đông tin dùng làm công việc ấy là Vương Hải Dung - cháu của Mao, và Đường Văn Sinh - con của Đường Minh Chiếu, quan viên Bộ ngoại giao. Vương - Đường như hai chị em, ăn mặc giản dị, tóc để ngắn ngang tai, mắt luôn đeo kính cận, thật là hình tượng điển hình của lớp trí thức trẻ thuở ấy. Hai cô là cán bộ phiên dịch của Bộ ngoại giao được phân công phiên dịch cho Mao Trạch Đông khi tiếp khách nước ngoài.

Nhưng quan trọng hơn, là thu thập tình hình trong nội bộ Bộ Chính trị rồi báo cáo lại cho Mao Trạch Đông biết và truyền đạt những chỉ thị của ông đến Bộ Chính trị và Trung ương. Một số văn kiện phát cho các ủy viên Bộ Chính trị cũng liệt kê tên của Vương, Đường vào đó.
Ngày 18 tháng 10 năm 1974, Vương Hồng Văn đáp máy bay đi Trường Sa báo cáo cho Mao Trạch Đông rằng Thủ tướng Chu Ân Lai tuy nằm viện mà vẫn ngày đêm gọi người đến làm việc, rằng những người thường lui tới với thủ tướng là Đặng Tiểu Bình, Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm, rằng hình như họ bàn bạc về sắp xếp nhân sự cho Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa 4, rằng Bắc Kinh có không khí của hội nghị Lư Sơn năm nào v.v.... Mao chỉ nghe mà không một lời đồng ý hay phản đối, Vương Hồng Văn lủi thủi ra về và không biết Mao đánh giá mình ra sao.

Đêm ấy, khi Vương Hồng Văn còn ở Trường Sa, thì Giang Thanh cho mời hai cô gái Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh đến lầu số 10 Điếu Ngư Đài cùng Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên trao đổi công việc. Họ nhờ hai cô báo cáo với Mao Trạch Đông về diễn biến hội nghị Bộ Chính trị hôm 17 tháng mười, khi thảo luận vấn đề “Phong Khánh Luân”, Đặng Tiểu Bình đã cãi nhau với Giang Thanh, rồi bỏ về; về tinh hình các vị trong chính phủ luôn luôn móc nối liên lạc với nhau, và hình như Chu Ân Lai đứng sau hậu đài. Họ cũng nhắc lại hồi đại Cách mạng văn hóa, Đặng Tiểu Bình đã chủ trương: “Mua tàu hơn đóng tàu, và thuê tàu hơn mua tàu”, thật là sùng ngoại trọng Tây v.v...

Sáng hôm sau, hai cô vào bệnh viện thăm Thủ tướng Chu Ân Lai và trình bày hết sự tình đêm hôm qua, Chu cười mà rằng: “Bốn người ấy muốn hại Đặng Tiểu Bình đó, tôi đang tìm hiểu tình hình và sẽ giải quyết dần”. Ông biết rằng trọng tâm của việc đấu tranh lần này là sắp xếp nhân sự đại hội, và đã đến tai Mao Trạch Đông rồi, vấn đề là phải xem ý kiến của Mao như thế nào.

Ngày 20, Vương Hải Dung, Đường Văn Sinh tháp tùng thủ tướng Đan Mạch đến tiếp kiến Mao Trạch Đông. Sau khi làm xong phận sự thông dịch ngoại giao, hai cô nhận chỉ thị của Mao như sau: “Thủ tướng vẫn là thủ tướng, công việc nhân sự cho Đại hội đại biểu nhân dân sắp tới giao cho Thủ tướng và Vương Hồng Văn cùng quản lý, kiến nghị Đặng Tiểu Bình đảm nhận các chức vụ: Phó chủ tịch Đảng, Phó thủ tướng thứ nhất, Phó chủ tịch kiêm Tổng tham mưu trưởng Quân ủy trung ương. Bảo với Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên đừng có đứng sau Giang Thanh mà phê phán lung tung”.

Vương, Đường - “cầu nối” của Mao, đã y nguyên lời lẽ như trên mà truyền đạt cho Bộ Chính trị và Trung ương.

Mao cho gọi Đặng Tiểu Bình về, đó là ngày 12 tháng mười một năm 1974, dự buổi nói chuyện giữa hai ông vẫn không vắng mặt hai “cầu nối” Vương, Đường.

- Đồng chí đã khai trương công ty thép rồi!

Mao vui vẻ như tán dương Đặng.

- Chủ tịch đã biết sự việc.

- Biết.

- Tôi thực sự chịu không nổi, không chỉ một lần.

- Tôi tán thành đồng chí.

- Bà ta đã bảy tám lần như vậy ở Bộ Chính trị.

- Áp bức người khác, tôi không thích như thế.

Mao chỉ tay sang hai cô Vương, Đường và nói tiếp: Các cô đây cũng không thích thế.

- Tôi cảm thấy sinh hoạt trong Bộ Chính trị gần đây không được bình thường, cuối cùng đành phải cùng bà ta gang thép với gang thép một phen. - Đặng Tiểu Bình trả lời.

- Được lắm, - Mao rất vui.

- Thưa Chủ tịch, về quyết định phân công công tác, tôi không dám có ý kiến gì khác, nhưng xem ra có hơi nặng.

- Không còn cách nào khác, hãy cố mà gánh vác. - Mao vui vẻ động viên.

Từ ngày 13 đến ngày 17 tháng giêng năm 1975, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa 4 được cử hành tại Bắc Kinh. Đại hội đã bầu những người đứng đầu Quốc vụ viện, Thủ tướng Chu Ân Lai, các phó thủ tướng: Đặng Tiểu Bình, Trương Xuân Kiều, Lý Tiên Niệm, Trần Tích Liên, Kỷ Đăng Khuê, Hoa Quốc Phong, Trần Vĩnh Quý, Ngô Quế Hiền, Vương Chấn, Dư Thu Lý, Cốc Mục, Tôn Kiện. Thế cuộc giao tranh đã đến hồi kết thúc và âm mưu đoạt quyền của “tứ nhân bang” cũng vào lúc cáo chung.

Sau đại hội, Chu Ân Lai lâm bệnh nặng, Đặng Tiểu Bình thay quyền thủ tướng, chủ trì công việc thường nhật của Quốc vụ viện và trên thực tế là của Trung ương. Một bình luận gia quốc tế đã nhận xét: Tác phong của Chu và Đặng không giống nhau, Chu Ân Lai chú ý sách lược, khiến cho mình nổi trên mặt nước, nhưng không thay đổi phương hướng chủ yếu của dòng chảy, còn Đặng Tiểu Bình thì không chịu thuần phục, ông lập tức đắp đê, dựng đập ngăn dòng lũ đó.

Hành xử những quyền hạn mà Mao Trạch Đông giao phó, Đặng Tiểu Bình đã chú trọng khôi phục kinh tế và kiên quyết chỉnh đốn Đảng, đấu tranh với phái “tả” và “bè lũ bốn tên”. Người đời sau cho rằng lúc bấy giờ Đặng Tiểu Bình đã hành động rất ngoan cường với thái độ “biết trên núi có hổ mà vẫn đi về phía núi đó”, vì không còn cách nào khác.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM