Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:28:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mảnh rời ký ức- Phần 4  (Đọc 51655 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tieunamvu
Thành viên
*
Bài viết: 309



« Trả lời #70 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2014, 01:25:45 pm »

Chú Lixeta cho cháu hỏi con tuấn mã sứt môi của chú là T54 hay T59 ạ?
Logged

Zippo để DÙNG và để NGẮM
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #71 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2014, 02:16:55 pm »

Chú Lixeta cho cháu hỏi con tuấn mã sứt môi của chú là T54 hay T59 ạ?

Nó là T 59 cháu à!
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #72 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2014, 08:22:12 am »

Chú Lixeta cho cháu hỏi con tuấn mã sứt môi của chú là T54 hay T59 ạ?

Nó là T 59 cháu à!

              Chào bác lixeta! Chào các bác! Tranphu341 tưởng là năm 75 và trước năm 75 thì xe tăng của ta chỉ có T39 và T54 thôi chứ bác! Ấy là Tranphu341 tưởng thế. Vì chưa nghe đến tên T59 bao giờ. Có gì bác kể thêm về các loại xe Tăng của ta thời năm 75 bác nhé.

             Lúc vào Tây Ninh năm 75 Tranphu341 có gặp một đơn vị xe chạy xích như xe bọc thép, nhưng trên xe có 2 khẩu 14 ly hay 37 ly. Thấy nói là ta có một đại đội 6 xe này. Chúng vừa bắn máy bay vừa chạy. Grin Grin Grin

             Chúc bác chủ luôn vui khỏe!
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #73 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2014, 03:14:11 pm »

Chú Lixeta cho cháu hỏi con tuấn mã sứt môi của chú là T54 hay T59 ạ?

Nó là T 59 cháu à!

              Chào bác lixeta! Chào các bác! Tranphu341 tưởng là năm 75 và trước năm 75 thì xe tăng của ta chỉ có T39 và T54 thôi chứ bác! Ấy là Tranphu341 tưởng thế. Vì chưa nghe đến tên T59 bao giờ. Có gì bác kể thêm về các loại xe Tăng của ta thời năm 75 bác nhé.

             Lúc vào Tây Ninh năm 75 Tranphu341 có gặp một đơn vị xe chạy xích như xe bọc thép, nhưng trên xe có 2 khẩu 14 ly hay 37 ly. Thấy nói là ta có một đại đội 6 xe này. Chúng vừa bắn máy bay vừa chạy. Grin Grin Grin

             Chúc bác chủ luôn vui khỏe!

Chào bác TP!
Xin cảm ơn bác đã quan tâm đến XT! Cũng xin lỗi bác vì thời gian vừa rồi máy tính hỏng nên chậm trễ trả lời. Mong bác thông cảm!
Còn việc nói về các loại xe tăng của ta thời năm 1975 thì tại mục Kiến thức quốc phòng trên diễn đàn này và ngay trong tô- pix này LXT đã kể rồi- trong đó có cả cách phân biệt chúng. Nếu LXT lại viết lại thì chỉ tốn tài nguyên của diễn đàn mà thôi nên bác chịu khó tìm lại vậy. Hoặc giả bác có thể tra trên Google với từ khóa Các loại TTG thì sẽ có ngay rất nhiều tư liệu.
Còn loại xe có gắn súng cao xạ thì đó gọi là cao pháo tự hành. Thời chống Mỹ ta được LX, TQ viện trợ cho các loại ZCY- 37 (37mm 2 nòng) và ZCY-57 (57 mm 2 nòng). Ngoài ra ta còn cải tiến lắp súng cao xạ 14,5 mm hoặc pháo CX 23mm lên thân xe thiết giáp bơi nước BTR-50PK để tự bảo vệ đội hình. Cái bác gặp ở TN chắc là loại này.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #74 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2014, 04:11:20 pm »


              Chào bác lixeha! Tranphu341 rất cảm ơn bác đã cho biết thêm về những điều Tranphu hỏi. Tranphu341 sẽ tra cứu sau.

               Chúc bác cùng đại gia đình luôn vui khỏe! Kính bác.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #75 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2015, 10:33:48 am »

Thổng báo

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước (30.4.1975- 30.4.2015), Nhà xuất bản Trẻ (TP Hồ Chí Minh) sẽ tái bản cuốn “Hành trình đến dinh Độc Lập” của tác giả Nguyễn Khắc Nguyệt- nguyên chiến sĩ lái xe tăng số 380 của Đại đội xe tăng 4, Lữ đoàn xe tăng 203. Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn!

Năm nay, “Hành trình đến dinh Độc Lập” sẽ tái xuất giang hồ với hình thức mới và nội dung cũng có nhiều cái mới.
Về mặt hình thức, tựa đề của tác phẩm được đổi mới thành “Bút ký lính tăng- Hành trình đến dinh Độc Lập”. Lý do NXB và TG thêm 4 từ “Bút ký lính tăng” vào tựa đề nhằm nhấn mạnh thêm chất thật của câu chuyện, đồng thời cũng để bạn đọc thông cảm với “tay nghề” còn non của tác giả- đó chỉ là ghi chép của một chiến sĩ lái xe tăng chưa qua một trường lớp viết văn nào mà thôi.



Về mặt nội dung, tác phẩm cũng có nhiều điểm mới so với bản xuất bản lần đầu tại NXB QĐND năm 2008. Cụ thể:
- Bổ sung thêm 2 chương mới:
1- “Mãnh hổ chờ thời”: Kể về giai đoạn Đại đội xe tăng 4 làm nhiệm vụ Huấn luyện- Sẵn sàng chiến đấu tại khu vực A Lưới từ tháng 4.1973. Có rất nhiều câu chuyện hay về tình quân dân đối với đồng bào Pa- kô ở bản A-lê-nốc (xã Hồng Bắc, A Lưới bây giờ).
2- Vĩ thanh: Kể về thời hậu chiến của Đại đội xe tăng 4. Những hoàn cảnh, số phận khác nhau của cán bộ- chiến sĩ trong đại đội; những mong ước của họ v.v...
- Trong sách cũng bổ sung thêm một số tình tiết mà trong bản xuất bản lần 1 chưa có như trường hợp hy sinh của liệt sĩ Hạnh, bị thương của pháo thủ Căn... Đồng thời điều chỉnh lại một số chi tiết cho chính xác hơn (thời gian, sự việc...)
- Bổ sung thêm một số ảnh tư liệu và có các ghi chú cần thiết để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn hành trình chiến đấu của Đại đội 4 xe tăng từ lúc xuất quân ngoài Bắc cho đến khi đến dinh Độc Lập ngày 30.4.1975.

Dự kiến, sách sẽ có mặt trên thị trường trong dịp kỷ niệm 30.4 năm nay tại hệ thống  nhà sách của NXB Trẻ.
Các bạn ở TP HCM và phía nam có thể đến mua sách tại NXB Trẻ- 161B Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3.
Các bạn ở phía bắc có thể mua sách tại chi nhánh NXB Trẻ tại Hà Nội. Địa chỉ: số 21 dãy A 11 khu Đầm Trấu phường Bạch Đằng quận Hai bà Trưng Hà Nội; điện thoại: (04)37734544. Số di động của Hoàng Anh Hào phó chi nhánh là 0912294689.Lưu ý:  Vì lượng sách đưa từ TPHCM ra có hạn nên tốt nhất các bạn có thể đăng ký trước với chi nhánh.

Cũng nhân dịp này NXBQĐND sẽ xuất bản cuốn “1975- Hồi ức lính trận”. Đây là tập hợp các ghi chép, các câu chuyện... của 3 chiến sĩ trực tiếp chiến đấu mùa xuân 1975 trên các cương vị, đơn vị khác nhau. Đó là Nguyễn Khắc Nguyệt- chiến sĩ lái tăng Lữ đoàn 203; Nguyễn Trọng Luân- chiến sĩ thuộc Binh đoàn Tây Nguyên và Lê Minh- chiến sĩ trinh sát Sư đoàn 325, Quân đoàn 2.
Sách có bán tại Trung tâm phát hành sách NXBQĐND 23 Lý Nam Đế, Hà Nội.



Trân trọng giới thiệu!
Logged
Banhbeo
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #76 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2015, 01:04:14 pm »

Cháu chào bác Nguyệt. Cháu đã đọc hết 3 phần những mảnh rời kí ức và 3 phần cuốn tiểu thuyết Bão Thép của bác. Bác viết rất hay và chân thực. Cháu xin cảm ơn bác vì cho thế hệ trẻ chúng cháu 1 cái nhìn chân thực và khốc liệt của chiến tranh mà thế hệ bác và các CCB trong diễn đàn đã trải qua. Để có hoà bình như ngày hôm nay thế hệ các bác đã chịu bao vất vả hi sinh. Mong bác và các CCB luôn khỏe mạnh để tiếp tục có những bài viết hay hơn nữa ạ
Logged
Banhbeo
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #77 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2015, 03:40:13 pm »

tiênh đây cháu gửi bác cái này https://www.facebook.com/WarComissar/photos/pb.213961285393506.-2207520000.1429778125./712434572212839/?type=3&theater . bác thấy quen không ạ Grin
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #78 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2015, 06:00:46 pm »

Báo cáo các bạn là sách đã ra nhưng màu hơi khác một chút:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=763773550410855&set=p.763773550410855&type=1
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #79 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2015, 09:56:03 am »

Bài giới thiệu trên báo Tuổi Trẻ:

Đúng ngày 30-4 cách nay 40 năm, chiếc xe tăng mang số hiệu 390 của quân giải phóng húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập, đánh dấu mốc kết thúc chiến tranh tại Sài Gòn.


Sách vừa được NXB Trẻ ấn hành - Ảnh: L.Điền

Hình ảnh chiếc xe tăng húc cổng dinh Độc Lập đã trở thành biểu tượng về một động tác cuối cùng kết thúc cuộc chiến. Vinh quang tiến chiếm cứ điểm cuối cùng quan trọng nhất của cuộc chiến thuộc về binh chủng tăng thiết giáp.

Lá cờ quân giải phóng do đại đội trưởng đại đội 4 lữ đoàn 203 Bùi Quang Thận cắm trên nóc dinh Độc Lập trưa 30-4-1975 trở thành hình ảnh chiến thắng đầu tiên đầy ấn tượng.

Nhưng để đến được “giữa Sài Gòn”, tiến chiếm cơ quan đầu não cuối cùng của đối phương, những người lính xe tăng quân giải phóng đã có một hành trình bắt đầu tận ga tàu hỏa ở Vĩnh Yên từ cuối năm 1971, vào đến Vinh, rồi hành quân qua Quảng Bình, Quảng Trị, tham chiến ở chiến trường Thừa Thiên - Huế, vào giải phóng Đà Nẵng, tiếp tục vào Nam…

Hành trình dọc theo cuộc chiến khốc liệt bi hùng của một đại đội xe tăng với chiếc xe 390 huyền thoại là những câu chuyện dài, nhưng lâu nay chìm lắng như tâm sự của những chiến sĩ chưa được thổ lộ.

Nay lần đầu tiên, một “bút ký lính tăng” được chính người trong cuộc chấp bút, đã kịp ra mắt nhân dịp tròn 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đó là tác phẩm Hành trình đến dinh Độc Lập của đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt - nguyên chiến sĩ lái xe tăng số 380 đại đội 4 lữ đoàn 203, người đã cùng vào sinh ra tử theo đúng nghĩa đen của từ này bên cạnh những đồng đội tăng thiết giáp đã góp phần làm nên chiến thắng.

Người ta đã viết nhiều về những quân binh chủng khác nhưng viết về lính tăng lâu nay vốn ít, một tác phẩm của chính lính tăng viết về mình như vậy phải nói là cực kỳ thú vị.

Đọc sách không chỉ hưởng trọn không gian sống động như hồi ký về một thuở chiến trường, mà còn như hiểu sâu hơn về nghĩ suy, tâm sự, tính cách của từng người lính, từng đơn vị… bộc lộ theo từng trận đánh, từng nhiệm vụ được giao.

Quan trọng hơn, tác phẩm này hoàn toàn có thể xem là một tư liệu quý giá về nghệ thuật chiến tranh của phía quân giải phóng, nhìn từ một đơn vị miền Bắc vào tham chiến và đánh thẳng đến dinh Độc Lập - giành chiến thắng cuối cùng.

Đọc để thấy cách tổ chức đơn vị, nghệ thuật hành quân, phương pháp tác chiến, đặc biệt là nghệ thuật rèn luyện và sử dụng con người. Đây chính là nội dung góp phần lý giải thuyết phục câu hỏi “điều gì đã làm nên chiến thắng?” mà giới nghiên cứu lịch sử chiến tranh Việt Nam vẫn tìm kiếm trong bao năm qua.

Đọc để thấy những người lính trẻ đã tổ chức hành quân trong bí mật dưới liên miên các trận không kích của đối phương như thế nào, để thấy trong tương quan bất lợi hơn hẳn về mọi mặt vật chất, khí tài, điều kiện hỗ trợ và bảo đảm chiến đấu… vẫn có những người lính quả cảm giàu kinh nghiệm kế tiếp nhau đảm nhận nhiệm vụ mà không chút lo nghĩ về cái chết có thể sẽ đến với mình bất cứ lúc nào.

Nếu không có những trang bút ký của “người trong cuộc” như thế này, làm sao biết được chiến thắng được làm nên từ những thực tế tưởng nhỏ nhoi nhưng đã đánh đổi bằng biết bao xương máu ấy.

Kể ra tập bút ký này nếu ra đời sớm hơn thì có lẽ câu chuyện của những người lính tăng trên xe 390 được biết đến sớm hơn, khi nhiều năm trước đây đạo diễn Phạm Việt Tùng phải cố gắng tập hợp tư liệu để làm rõ chính chiếc xe tăng này đã húc đổ cổng dinh Độc Lập trong buổi trưa 30-4 lịch sử ấy.

Nay bạn đọc có thể tìm thấy trong sách này lời nhắn gửi của đại đội trưởng Bùi Quang Thận nói với anh em khi tự ý nhảy ra khỏi xe tăng 843 với mong muốn sẽ cắm cờ lên nóc dinh: “Nếu một lúc nữa không thấy tớ xuống thì coi như tớ đã hi sinh, còn bao nhiêu đạn các cậu cứ nã hết vào dinh”.

Lúc ấy, chính trị viên Vũ Đăng Toàn ngồi trong xe 390 nghĩ rằng: “Nguy hiểm quá, đã biết lực lượng đối phương trong dinh như thế nào mà anh ấy lại xuống xe thế kia”, rồi nhắc lái xe Nguyễn Văn Tập: “Giảm tốc độ! Chạy từ từ thôi!”.

Cũng may là chiến tranh đã kết thúc, các chiến sĩ xe tăng không phải nã hết số đạn còn lại vào dinh.

LAM ĐIỀN

http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20150501/hanh-trinh-linh-tang-den-dinh-doc-lap/740687.html
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM