Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:06:01 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mảnh rời ký ức- Phần 4  (Đọc 51823 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #40 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2014, 08:50:27 pm »




KỂ TỪ KHI quân ta chọc thủng được cầu Sài gòn tiến thẳng đến dinh tổng thống  phía đông này không hề gặp bất cứ một sự phản kháng nào nữa .




Xin cảm ơn các anh em về những hình ảnh vừa rồi.
Tuy nhiên, nhận xét này thì chưa chính xác đâu bạn CSVD ạ. Sau khi qua cầu SG, lữ đoàn 203 còn gặp phải một ổ kháng cự nữa ngay tại cầu Thị Nghè. Tại đó có 2 chiếc M41 và mấy chiếc M113 mai phục. Khi đội hình xe tăng ta đến đó thì chúng bất ngờ nổ súng bắn cháy 1 xe của ta (xe số 866 do bt Lê Tiến Hùng chỉ huy, làm 2 hy sinh và 1 bị thương). Nhưng ngay sau đó chúng bị Đại đội 4 của LXT tiêu diệt, bắn cháy 1 xe M41 và 2 xe M113, số còn lại bỏ xe chạy hết.
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #41 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2014, 09:19:14 pm »




KỂ TỪ KHI quân ta chọc thủng được cầu Sài gòn tiến thẳng đến dinh tổng thống  phía đông này không hề gặp bất cứ một sự phản kháng nào nữa .




Xin cảm ơn các anh em về những hình ảnh vừa rồi.
Tuy nhiên, nhận xét này thì chưa chính xác đâu bạn CSVD ạ. Sau khi qua cầu SG, lữ đoàn 203 còn gặp phải một ổ kháng cự nữa ngay tại cầu Thị Nghè. Tại đó có 2 chiếc M41 và mấy chiếc M113 mai phục. Khi đội hình xe tăng ta đến đó thì chúng bất ngờ nổ súng bắn cháy 1 xe của ta (xe số 866 do bt Lê Tiến Hùng chỉ huy, làm 2 hy sinh và 1 bị thương). Nhưng ngay sau đó chúng bị Đại đội 4 của LXT tiêu diệt, bắn cháy 1 xe M41 và 2 xe M113, số còn lại bỏ xe chạy hết.

Bác là người tronmg cuộc nên máu xương của anh em nhớ kỹ là phải rồi ,còn em mau quên quá .



Qua cầu sài gòn là tới cầu Điên biên phủ đây là cây cầu cuối cùng trong nội thành để tới dinh độc lập .





Cây cầu này từ ngày giải phóng đổi tên thành cầu Điện biên phủ , trước kia nó tên là cầu Phan Thanh GIẢN nằm vắt qua rạch  Thị NGHÈ , CÁCH cây CẦU THỊ NGHÈ khoảng 600 mét đường chim bay , cũng là hướng chính chạy song song với cầu Thị nghè - Riêng cầu thị nghè không đổi tên . Khu vực bên này cầu gọi là phường 24 ,25,26 quận Bình Thạnh . lúc mới giải phóng rất nhiều bác là bộ đội chuyển ngành qua Công an LÀM VIỆC Ở PHƯỜNG VÀ QUẬN NÀY . Lúc ấy nhà nước cần nguồn cán bộ LÀ bộ đội  vô cùng ,để điều hành dân chúng ,nhưng không hiểu sao sau vài năm bác nào cũng xin về quê vì sống thành phố không quen .

Những bác thích nghi với cuộc sống mới ,khoắc trên người bộ quần áo CA màu vàng thật oai phong lẫm liệt . Khi trụ lại TP được ,NẾU CHƯA VỢ THÌ SẼ LẤY VỢ ,BỘ DỘI LÚC ẤY RẤT CÓ GIÁ TRỊ , sau nữa là nhà nước sẽ phải cấp nhà của chế độ cũ cho để ở (biệt thự không à ),bởi đây là nhà công của chế dộ cũ ,bỏ trống để chạy đi Mỹ rất nhiều . còn nếu cứng bản lãnh hơn nữa thì chuyển hẳn vợ và con nhập khẩu theo chồng vào đây, xin việc làm trong cơ quan nhà nước rất dễ ,còn ưu tiên số một nữa ,giờ thì đã thành người Sài gòn chính thống rồi . Không những vậy tHEO NHÀ NƯỚC TỚI CÙNG Chức tước trong bộ máy chính quyền Tp CHẮC CHẮN PHẢI TO .
Logged

Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #42 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2014, 04:53:42 pm »

....Những bác thích nghi với cuộc sống mới ,khoắc trên người bộ quần áo CA màu vàng thật oai phong lẫm liệt . Khi trụ lại TP được ,NẾU CHƯA VỢ THÌ SẼ LẤY VỢ ,BỘ DỘI LÚC ẤY RẤT CÓ GIÁ TRỊ , sau nữa là nhà nước sẽ phải cấp nhà của chế độ cũ cho để ở (biệt thự không à ),bởi đây là nhà công của chế dộ cũ ,bỏ trống để chạy đi Mỹ rất nhiều . còn nếu cứng bản lãnh hơn nữa thì chuyển hẳn vợ và con nhập khẩu theo chồng vào đây, xin việc làm trong cơ quan nhà nước rất dễ ,còn ưu tiên số một nữa ,giờ thì đã thành người Sài gòn chính thống rồi . Không những vậy tHEO NHÀ NƯỚC TỚI CÙNG Chức tước trong bộ máy chính quyền Tp CHẮC CHẮN PHẢI TO ....
   
  Cũng chưa hẳn thế đâu CSVD ơi ! Hết giặc rồi về quê là sướng hơn hoặc ở lại Quân Đội luôn . Anh em bộ đội ta thẳng tính , quen cương trực , thấy sao nói vậy . Ở lại làm quan có khi lành ít giữ nhiều vì anh em ta chỉ biết có chí công vô tư . Không quen ô dù , không quen chạy chọt chức quyền , ngồi một thời gian rồi cũng bị bứng ghế cho về hưu non thôi ! Nhiều Anh Em bộ đội giải phóng , ở lại TP HCM mãi đến năm 2000 , còn chưa nhập được hộ khẩu . Vì không chịu chung chi . Cứ qua nhà đất thì bảo có giấy hộ khẩu thì cấp nhà cho ( mặc dù nhà mình đang ở ) . Qua nhập hộ khẩu thì bào phải có giấy cấp nhà thì mới cấp hộ khẩu . Cứ như vậy mà họ đẩy qua đùng lại . Còn như nếu chịu bôi trơn thì vào ngọt xớt .
Logged
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #43 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2014, 05:01:27 pm »

Nghe buồn nhỉ bác Hai Ruộng. Nghe lỏm chuyện của bác mà thấy buồn buồn. Đúng vậy người lính thì chỉ biết chiến thôi . Còn chuyện xã hội thì... Huh Huh
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tư, 2014, 05:08:16 pm gửi bởi NhưC7D2E876F356 » Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #44 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2014, 08:35:04 pm »

Nghe buồn nhỉ bác Hai Ruộng. Nghe lỏm chuyện của bác mà thấy buồn buồn. Đúng vậy người lính thì chỉ biết chiến thôi . Còn chuyện xã hội thì... Huh Huh
 Chẳng có gì buồn đâu bạn ơi ! Thói đời nó như vậy cã ngàn năm rồi .Mình cứ giữ lấy bản chất của người lính . Sau nầy dễ dạy dổ con cháu mình . 
 Mình thấy hơi lạc đề rồi . Thôi trả lại nhà cho Bác LI XE TA
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #45 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2014, 11:27:30 am »

Trong khi chờ đợi đàn anh lexita chắp vá những mảnh rời ký ức khi chiến đấu lại ,chúng ta sẽ cùng nhau thanh minh thanh nga một số vấn đề đãi ngộ của nhà nước đối với những người có công như sau .

 TRƯỚC những năm 1990 chế độ bao cấp vẫn tồn tại ,cán bộ công nhân viên chức ,và lực lượng vũ trang thuộc nhà nước ,phải được cấp nhà để ở . Tức là giám đốc các cty xí nghiệp phải chăm lo đến đời sống cho cán bộ công nhân viên của mình thuộc biên chế nhà nước. ví dụ nhà ở , phải giải quyết .... Sau năm 1991 xóa bỏ chế độ bao cấp ,hạch toán thẳng giá -lương -tiền tất vào lương chi trả cho công nhân mỗi tháng ,người công nhân lĩnh lương ra là phải tự lo tất các khoản ,nhà nước không bao cấp nữa .

quyết định 61/TTCP của thủ tướng chính phủ cho phép bán hóa giá nhà công với giá rẻ cho những cán bộ công nhân viên chức trước kia đã được nhà nước cấp nhà công cho để ở ,thì nay được mua lại với giá rẻ . sau đó làm sổ đỏ ,sổ hồng muốn mua bán sang nhượng lại thì tùy .

Do trước 1990 số lượng nhà công rất là lớn và số người thụ hưởng nhà công rất là nhiều ,nên mọi người mau chóng hóa giá . sau đó bán lại cho người khác với giá gấp nhiều ngàn lần giá nhà nước .

Có những trường hợp người cán bộ ấy khi còn đương chức chiếm giữ và ở những căn biệt thự công sang trọng của nhà nước ,tiếp quản lại từ chế độ cũ , nay họ theo quyết định hóa giá ,ví dụ như mỗi cặp vợ chồng được 100 mét vuông ,nếu thấy dư nhiều quá thì họ tiến hành tách hộ khẩu ,cho con cháu hay dòng họ đứng tên ,lấp cho hết diện tích đang chiếm giữ .

khu làng đại học Thủ Đức là một điển hình ,cán bộ quèn quèn cũng được phân biệt thự mấy trăm mét vuông ,sau khi hóa giá bán lại được cả ngàn cây vàng .

VẬY cái quan trọng là mình có được cấp nhà lúc khởi đầu hay không ,có nằm trong tiêu chuẩn hay không mà thôi .

Riêng ở TP HCM Nếu là bộ đội đánh mỹ trước 1975 ,rồi sau 1975 chuyển ngành ra hệ dân chính chắc chắn sẽ được cấp nhà cho dù anh làm ở bất kỳ cơ quan nhà nước nào , đó là phần thưởng cho những người này .
Còn những người đi nghĩa vụ quân sự 3 năm sau giải phóng không nằm trong tiêu chuẩn này ,nhưng lại nằm ở tiêu chuẩn khác ,CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ khác đi ,thường thì do phường xã nơi mình được đưa đi bộ đội ,khi hoàn thành ghĩa vụ về ,tùy theo phường xã có đất hay không mà họ cho vài trăm mét vuông làm nhà ở ,hoặc xin việc làm cho cũng là quyền lợi được tính -thì tùy mỗi địa phương không giống nhau cách giải quyết .

Cá biệt vẫn có người lọt sổ không được hưởng quyền lợi gì đó là họ có lý do riêng của họ không nói được.(muốn nói cũng không được ,nguy cơ ra tòa để phân xử đúng sai là rất cao).

NGoài ra các đơn vị bộ đội đóng tại các địa phương họ chủ động xin địa phương đất để cấp cho cán bộ là sĩ quan phục vụ lâu dài trong đơn vị - chứ lính thì không có tiêu chuẩn .

Vậy đời tư và phần số mỗi người mỗi khác ,nhưng vẫn có những điểm chung là cuộc sống của ngày hôm nay vẫn đẹp sao .

Logged

Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #46 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2014, 09:39:46 pm »

 Trong vụ cấp nhà và nhập hộ khẩu , tiêu cực làm sao mà tránh được . Ngay ở cơ quan tôi có người được cấp hai nhà ở hai cơ quan khác nhau , chỉ cần chịu chung chi là được , hầu hết đều là cán bộ ngoài Bắc vào , mấy người nầy khôn khéo lương lẹo lắm . Thanh niên cã Miền Bắc đều vào Nam chiến đấu mà họ không phải đi chiến đấu , ở lại hậu phương là đủ chứng tỏ họ ranh ma rồi . Dãy nhà cơ quan tôi 10 căn cấp cho cán bộ công nhân viên , trong đó tôi cũng được cấp một căn . Có giấy cấp nhà do thủ trưởng cơ quan ký tên đóng dấu đàng hoàn, Vậy mà tôi không cách nào hợp thức hóa nhà được . Vì vậy cũng không nhập được hộ khẩu luôn , Trong khi đó mấy nhà cùng dãy đều được hợp thức hóa và cấp hộ khẩu . Họ đều rỉ tai tôi là phải tốn 5 - 6 chỉ vàng gì đó . Tôi lúc đó làm gì có vàng , mình thấy hai nhà kế bên hợp thức hóa được thì nhà mình ở giữa lý do gì mà không hợp thức hóa được . Tôi cầm giấy đến phòng nhà đất họ bảo tôi có hộ khẩu không ? Lên công An xin cấp hộ khẩu , CA hỏi tôi , anh có giấy tờ nhà hợp thức hóa chưa , cứ như vậy mà chạy qua chạy lại hoài .  Tôi nổi điên lên không làm nữa , lúc nầy con cũng đến tuổi vào lớp 1 . Không có hộ khẩu có nghĩa là con mình không đi học chính qui được . Vợ tôi mới nói : Bây giờ ông giả ngơ giả điếc dùm tôi , bớt cái Bôn Sơ vic của ông lại đi . Ông để cho tôi đi lo hộ khẩu để con được đi học . Vì nghỉ con mình phải được đi học mà tôi phải làm ngơ . Vợ tôi gom góp được mấy chỉ vàng , qua hỏi hàng xóm chỉ cho , nhờ người chạy giúp vậy mà một tháng sau . gia đình tôi có hộ khẩu , chủ hộ khẩu tên vợ tôi và chủ nhà được cấp cũng tên vợ tôi . Thôi đành ngậm miệng mà chịu cho tiêu cực nó hoành hành .
 Ông tiểu đoàn phó của tôi khi chuyển ngành ra quân vì là sỹ quan cấp thượng úy nên được ưu đãi . lúc đầu phân công  nhận nhiệm vụ vào làm thuyền trưởng tàu viển dương , ổng còn rủ tôi chuyển ngành theo ổng đi hai anh em mình về đó , đương nhiên là tôi không đồng ý vì tôi lúc đó có quyết tâm là học xong đại học cái đã . Khi Ổng xuống nhận tàu được vài ngày thì tàu đang đậu , chân ướt chân ráo , ổng bị thuyền viên xả nước cho chìm tàu , rồi đổ trách nhiệm hết cho ổng . Thế là ổng đành phải chuyển công tác qua nhiệm vụ khác , qua thanh tra , cuối cùng cũng không hợp rơ , bị gài độ tiếp .ổng bị tay lái xe cho Ổng rủ Ổng chơi bài ăn tiền cho vui thôi . Không ngờ tay nầy lại tố cáo ổng chơi bài ăn tiền , Ổng là cán bộ đảng viên mà đánh bài ăn tiền , lại bị kỹ luật tiếp . Về Đồng Nai làm cửa hàng trưởng , nghe nói đâu có gốc bự định cơ cấu lên làm phó chủ tịch quân mới thành lập , thì vợ lại sinh con thứ ba , lại bị kỹ luật tiếp , cuối cùng Ổng xin về hưu non  làm bảo vệ . Khi gặp lại mình . Ổng bảo mình chọn con đường học đại học ngành kỹ thuật là chính xác , không va vấp ai .
  Có lẽ tại anh D phó của mình không quen luồn lách , chứ ngay tại cơ quan mình , có anh vợ đẻ đến 4 đứa con mà vẫn được lên chức ào ào . Lúc về cơ quan thì anh nầy  chưa tốt nghiệp lớp 12 , đi hợp tác lao động ở Nga vài năm về . Vậy mà có bằng thạc sĩ rồi đó . Nghe nói đâu định vận dụng nội công để lên thay kế toán trưởng sắp tới tuổi hưu ( cuộc đời vẫn đẹp sao ... đâu cần đi bộ đội )
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Tư, 2014, 10:09:05 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #47 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2014, 03:20:25 pm »

Nói chuyện xã hội bây giờ thì nhiều khi... điên cái đầu lắm. Những lúc như vậy, chỉ có tình cảm gia đình và tình đồng đội nâng đỡ tâm hồn người ta thôi. Chính vì vậy mình tham gia rất nhiều hội lính và ngày hôm qua là ngày gặp mặt của Đại đội xe tăng 3, Lữ đoàn 203- đơn vị dẫn đầu đội hình cánh quân đột phá "lá chắn thép" Phan Rang ngày 16.4.1975- nguồn cảm hứng để mình viết cuốn "Mũi lao thép" vừa ra lò đúng ngày 16.4.2014.

Hàn huyên:



Toàn cảnh:



Mặc dù trời mưa rất to song cũng có gần 30 anh em có mặt- trong đó nhiều người đưa cả vợ con đi:





Đại phó kỹ thuật Nguyễn Thanh Bình:



Chị Mai Thị Hồng Nguyên- phu nhân đại trưởng đời thứ ba Đỗ Xuân Bốn, giám đốc CTTNHH Song Tinh chào mừng:



Riêng LXT cũng có món quà tặng anh em- cuốn "Mũi lao thép":



Năm nay vợ chồng đại trưởng chiêu đãi món "dê toàn tập". Chén thôi:



Tất cả đều tuyệt vời, chỉ có mỗi hòn "sạn": thằng cháu làm cái phông chính không biết gì về TTG nên không tải đúng được cái xe K63-85 về.

 Grin Grin Grin
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #48 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2014, 04:25:27 pm »

Sắp tới ngày 30-4 Ủng hộ các bác bộ đội đánh Mỹ bằng bài viết của :

Thiếu tướng LÊ MÃ LƯƠNG (Báo Quân đội nhân dân )



.................Vào Dinh Độc Lập

Sau 4 ngày đêm chiến đấu liên tục, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 9, trong đó có Đại đội 6, đơn vị luôn đảm trách nhiệm vụ khó khăn, cơ động nhanh, táo bạo chiến đấu theo yêu cầu khẩn trương của chiến dịch. Do không có được sự chuẩn bị chu đáo nên bộ đội bị thương vong nhiều, cơ số đạn tiêu hao quá nửa, lương thực, thực phẩm chủ yếu lấy của địch để dùng. Tuy nhiên, với niềm tin chiến thắng cả Đại đội 4 Xe tăng và Đại đội 6 Bộ binh luôn gắn bó, chia lửa, vượt qua thử thách xốc tới, thể hiện đúng bản lĩnh của lực lượng thọc sâu đánh tan các chốt của quân ngụy ngăn chặn bước tiến của quân ta ở phía nam cầu sông Buông, sau đó đánh chiếm cầu sông Đồng Nai, rồi tiến lên đánh chiếm đầu cầu Thị Nghè (sông Sài Gòn), đập tan các chốt chặn phòng ngự trên cầu, bắn cháy 2 tàu chiến trên sông. Đến 10 giờ ngày 30-4, mũi thọc sâu của Đại đội 6 vẫn tiếp tục ngồi trên 2 xe tăng 843 và 390 do Trung úy Đại đội trưởng Bùi Quang Thận và Trung úy Chính trị viên đại đội Vũ Đăng Toàn chỉ huy. Quân số của Đại đội 6 lúc này chỉ còn 15 tay súng. Các chiến sĩ bộ binh, xe tăng như những “Cảm tử quân” lao thẳng tới khu vực Hàng Xanh.

10 giờ 45 phút ngày 30-4-1975, chiếc xe tăng T54b, số hiệu 843 dẫn đầu đội hình thọc sâu khi đến cổng Dinh Độc Lập liền húc thẳng vào cổng phụ và bị mắc kẹt. Chiếc xe tăng thứ hai, số hiệu 390 do Chính trị viên Vũ Đăng Toàn chỉ huy ra lệnh cho lái xe Nguyễn Văn Tập điều khiển xe húc tung cánh cổng Dinh Độc Lập tiến thẳng vào trong sân dinh. Ngay đầu cổng Dinh Độc Lập xuất hiện một nữ nhà báo nước ngoài đang chăm chú ghi hình(2). Trong sân dinh có 30 lính vệ binh đang sẵn sàng hạ vũ khí đầu hàng. Các chiến sĩ Đại đội 6 nhảy xuống khỏi 2 xe tăng 843 và 390 gồm: Trần Đức Tình, Trần Văn Tàu, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Văn Sản, Trần Mạnh Đề, Chử Đức Hải, Nguyễn Văn Đấu được lệnh Thiếu úy Chính trị viên đại đội Nguyễn Duy Ân, gom toàn bộ số lính ngụy đưa vào góc sân dinh. Khi thấy Trung úy - Đại đội trưởng xe tăng từ xe 843 cầm lá cờ giải phóng, vượt qua sân vào Dinh Độc Lập để cắm cờ trên đỉnh nóc dinh Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn, thì Trần Đức Tình, Bùi Huy Linh liền lao theo. Khi tới sân thượng nơi cột cờ, Tình liền rút dao găm, chặt đứt đầu dây ghì cột cờ rồi từ từ hạ lá cờ vàng 3 sọc đỏ xuống để đồng chí Bùi Quang Thận thay lá cờ giải phóng rồi kéo lên đỉnh cột đúng 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975.

Ít phút sau, Trung đoàn phó Trung đoàn 66, Đại úy Phạm Xuân Thệ và một số sĩ quan của cơ quan trung đoàn trên chiếc xe Jeép lao thẳng vào sân dinh. Ngay sau đó, Phạm Xuân Thệ cùng một số cán bộ, chiến sĩ áp giải Tổng thống Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu ngồi trên xe Jeép đến Đài Phát thanh Sài Gòn. Trong lúc Trung đoàn phó Thệ và các trợ lý của mình soạn thảo nội dung lời tuyên bố đầu hàng, thì Chính ủy Lữ đoàn Xe tăng 203 Trung tá Bùi Tùng xuất hiện. Mọi người cùng thống nhất soạn thảo văn bản đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc và văn bản thay mặt quân giải phóng chấp nhận sự đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống quân lực Việt Nam cộng hòa do Chính ủy Bùi Tùng soạn thảo và đọc trước làn sóng điện Đài Phát thanh Sài Gòn.

13 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, Đại đội 6 được lệnh rời khỏi Dinh Độc Lập ra đánh chiếm Tân Cảng, kết thúc một chặng đường chiến đấu hào hùng. Cán bộ, chiến sĩ Đại đội 6 rất tự hào, vui sướng là đơn vị bộ binh chủ lực đầu tiên của Quân giải phóng có mặt tại Dinh Độc Lập.
Logged

vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #49 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2014, 05:12:01 pm »

Nói chuyện xã hội bây giờ thì nhiều khi... điên cái đầu lắm. Những lúc như vậy, chỉ có tình cảm gia đình và tình đồng đội nâng đỡ tâm hồn người ta thôi. Chính vì vậy mình tham gia rất nhiều hội lính và ngày hôm qua là ngày gặp mặt của Đại đội xe tăng 3, Lữ đoàn 203- đơn vị dẫn đầu đội hình cánh quân đột phá "lá chắn thép" Phan Rang ngày 16.4.1975- nguồn cảm hứng để mình viết cuốn "Mũi lao thép" vừa ra lò đúng ngày 16.4.2014.


    Bạn Nguyễn Khắc Nguyệt ơi, tôi chưa được đọc "Mũi lao thép" chắc là hay lắm. Bạn có thể gửi tặng tôi một quyển được không, nhớ là có chữ ký của tác giả đấy nhé.
    Nếu bạn đồng ý tôi sẽ gửi địa chỉ của tôi qua tin nhắn?
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM