Nay bạn đọc có thể tìm thấy trong sách này lời nhắn gửi của đại đội trưởng Bùi Quang Thận nói với anh em khi tự ý nhảy ra khỏi xe tăng 843 với mong muốn sẽ cắm cờ lên nóc dinh:
“Nếu một lúc nữa không thấy tớ xuống thì coi như tớ đã hi sinh, còn bao nhiêu đạn các cậu cứ nã hết vào dinh”.Lúc ấy, chính trị viên Vũ Đăng Toàn ngồi trong xe 390 nghĩ rằng: “Nguy hiểm quá, đã biết lực lượng đối phương trong dinh như thế nào mà anh ấy lại xuống xe thế kia”, rồi nhắc lái xe Nguyễn Văn Tập: “Giảm tốc độ! Chạy từ từ thôi!”.
Chào bác lixeta! Chào các bác!
Tranphu341 xin chúc mừng bác chủ, chúc mừng Binh chủng Tăng thiết giáp, nhất là những người lính tăng 203 đã có được cuốn sách rất có giá trị về những năm tháng chiến chinh. Những năm tháng xây dựng và trưởng thành, cũng những chiến công, những kỳ tích thật chói lọi trong suốt quá trình. Kỳ tích đó đã thật sự tỏa sáng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. Những người thực, việc thực của những người lính Tăng thật sự tuyệt vời. Những hình ảnh của xe tăng 390- 843 khi đến trướC Dinh Độc Lập. Húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập trưa ngày 30-4-75 đó. Chúng ta, các nhà viết sử và toàn thế giới, đã có thể coi đó là dấu chấm hết cho một chính quyền Sài Gòn. Cho một bộ máy điều hành của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Bác đã sưu tầm được nhiều bức ảnh rất có giá trị trong những giờ phút đầu tiên đó.
Tranphu341 và có lẽ tất cả những người lính chiến thực thụ thì đều biết, đều hiểu rằng: Để đến được vinh quang đó không thật đơn giản. Không phải những chiếc tăng trên lúc nào cũng là tiên phong, lúc nào cũng là những chiếc xe dẫn đầu đội hình tiến công. Mà nó là những tiếp nối của cả một tập thể xe. Nhiều xe, rất nhiều xe tiên phong đã trúng đạn thù, rất nhiều anh em những chiến sỹ những người lính tăng đã hy sinh cùng xe. Có rất nhiều anh em hy sinh không còn nguyên vẹn hình hài. Thậm chí bị cháy như một cây đuốc sống. Tranphu341 luôn cảm phục anh em lính Tăng. Nhất là khi các anh là mũi nhọn tiến công vào thành phố, không có, hay có rát ít lính bộ binh đi kèm.
ĐIỀU NÀY HÌNH NHƯ LÀ 1 TRONG NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG SỢ NHẤT CỦA LÍNH TĂNG có phải không bác chủ?
Trong những năm tháng chiến đấu qua 2 cuộc chiến tranh. Tranphu341 cũng đã 1 số trận phối hợp với lính tăng khi tiến công địch. Tranphu341 những lúc đó rất ghen tỵ với lính tăng vì lính tăng sướng quá, nhàn quá so với lính bộ binh. Vì kể về số đầu trận đánh thì rất ít khi tăng phải ra trận. Trong khi lính bộ binh thì chiến đấu liên miên có ngày hàng vài chục trận. Hoặc khi chốt chặn thì lính Tăng lại được ở sau lính bộ binh rất xa. Nhất là về cái khoản lương khô, thịt hộp thì gấp nhiều lần lính bộ binh. hi hi

. Nên cũng đã nhiều lần anh em lính bộ binh và Tranphu341 cũng đã mơ ước được là nhười lính binh chủng Tăng thiết giáp.
Những điều trên là suy nghĩ thật, rất thật của Tranphu341.
@ lixeha. Trong bài viết trên phần Trích bôi đỏ, đoạn suy nghĩ, đoạn thoại trên của Đại đội Trưởng Thận và Chính trị viên Toàn khi 2 người ở 2 xe khác nhau trong giờ phút lịch sử đó. Viết như vậy liệu có thật đúng? Khi mà xe 390 húc đổ cổng xong thì Đại trưởng Thận mới nhảy xuống xe, hay là Đại đội trưởng nhảy xuống xe trước khi xe 390 húc đổ cổng Dinh? Là vì Tranphu341 được biết trong xe tăng quan sát ra ngoài rất khó. Hình như trong khoảng cách mấy mét trước hoặc trong xe không thể nhìn ngang được vv...
Vấn đề về 2 chiếc tăng trên đã có nhiều tranh cãi. Nay thêm chi tiết này nữa Tranphu341 muốn bác chủ giải thích thêm cho những người lính một thời và những bạn đọc được giải tỏa những thắc mắc nhỏ đó. Để cho cuốn sách đó là cuốn sách Thực, rất thực của những người lính tăng viết lại, kể lại. Không phải là cuốn viết văn học hay cuốn sách viết của những nhà văn, của những nhà báo gạo cội mà không hiểu gì về thực tế.
Như mới đây trên báo tả về trận chiến đấu của anh hùng Phạm vănLái tại Xuân Lộc thuộc sư đoàn Tranphu341. Các nhà báo chắc nghĩ rằng khẩu súng, 37ly chắc là nhỏ bé hơn khẩu súng AK47
nên tốp trinh sát mang 4 khẩu pháo 37 vào. Thấy vậy anh hùng Lái 1 mình cũng hạ nòng mà bắn thù đươc. Rất cảm ơm và một lần nữa xin được chúc mừng bác. Tranphu341 kính!