Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Tư, 2024, 08:36:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức người lính 356. Phần 3  (Đọc 190773 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Vixuyen-hg
Thành viên
*
Bài viết: 260


« Trả lời #440 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2014, 01:37:53 am »

Chúc các ccb và Anh em đồng đội 356 thượng lộ bình an
Chào bác hongc9d3e866 chào nhuc7d2e876 bác sudoan5 chào bác phas chào linhquany
Chào bác HAN-DCT bài Thơ của bác hay ý nghĩa quá em đọc đi đọc lại
Càng thấy hay  cái câu này tôi cũng thích : chập chờn đèn dầu cha không ngủ
Và câu bác phas thích nữa :Mẹ ghế cơm chiều mai con vào quân ngũ


Logged
Vixuyen-hg
Thành viên
*
Bài viết: 260


« Trả lời #441 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2014, 03:49:35 pm »

........Đêm Vi Xuyên MB 84

Một ngày trước khi bước vào trận
Ngày 11/71984
chúng tôi vào Nậm ngặt chẳng biểt Là mấy giờ  trời âm u tầm nhìn che lấp dưới tán rừng rậm cây cối nằm trên võNG đu đưa ngắm mưa rơi lộp bộp trên tấm tăng nằm mãi cũng đau hết cả người ngủ lúc nào không biết lúc tỉnh dậy thấy đoi đói Lấy bi Đông hứng đẩy bình nước xong rồi mờ ba lo lấy gói gạo sấy đổ nước vào đúng vạch chỉ dẫn cách dùng nước lạnh trong khi chờ đợi cơm sấy nở chín bổ hộp thit lợn gạt nước mỡ đông phia trên mùi thit hộp thơm Lan tỏa khắp chén xong gói cơm sấy với hộp thit mà vẫn thèm cho dù cơm sấy ăn nhạt thếch bù lại hộp thit lợn thơm ngon ăn xong miệng bóng mỡ bán đầy môi mở ba lô lấy quyển nhật ký xé tờ giấy lau miệng tiện thể xé thêm mấy tờ nữa tý nữa chuẩn bi đi giải quyết nỗi buồn
Tầm Về chiều đoán thôi vì hôm đó thấy lâu thời gian dài dài làm sao hay hồi hộp quá thời gian trôi chậm như thể thức đêm mới thấy đêm dài ý tôi xuống võNG lúc này trời hết mưa rồi Anh em xung quanh tụm 3 tụm 5 xì sụp ăn mở thịt hộp cơm sấy chén trêu nhau ăn đi ăn thoải mái Mai lên đó tha Hồ mà ăn thit hộp và chiến lợi phẩm nhìn khôn mặt Anh em trẻ vô tư hồn nhiêu tuy là gần địch đi nhẹ nói khẽ cười duyên những gương mặt ấy người chiến sỹ ấy chỉ biết mặt tôi không nhớ tên vì tôi cũng mới chuyển về c10 tháng 3/84 Anh em lính cũ cán Bộ người miền trung Nghệ An -Thanh Hoá  chiến sỹ lính 82 có Lính 3/83 Hn 9/83 vĩnh phúc rồi lính 3/84 yên bái ôi những chiến sỹ yên bái này rất trẻ họ mới vừa nhập ngũ huấn luyện mới đươc ít ngày đã bổ xung cho đơn vi hôm 28/4 nói chung là anh em chúng tôi chưa ai qua chiến đấu mới hự lính phố mà nhìn Anh em vô tư khí thế hừng hực thấy vui tôi đi một vòng quanh đơn vị trú quân chẳng hầm hào gì hết nằm dưới tán rừng xanh nhờ cây cối núi rừng che trở mò lên dốc gặp rất nhiều võng tăng mắc đâu đâu cũng thấy Bộ đội sao mà Đông thế vui thế vui nhộn nhịn vui trong im lặng leo lên thêm một đoạn định giải quyết nỗi bùn gặp ngay mấy bác mặc áo lính ngụy đầu đội mũ vải mềm nhìn thấy ghê tưởng thám báo sợ quá tượt dốc chạy bị túm mà sao nhanh thế
hỏi mật khẩu sao vàng đáp sao đỏ vừa trả lời xong đã bi túm sau khi nói là em đi kiểm tra xem Bộ đội có ai ốm đau tiện thể giải quyết nỗi buồn lên mới lên đây thì ra là mấy bác đặc công mới vô lúc này trời cũng nhá nhem tối tôi mò về chỗ võng chuẩn bị ăn bữa cơm sấy chiều Mai bước vào trận đánh
Còn nữa đêm nay
Logged
Vixuyen-hg
Thành viên
*
Bài viết: 260


« Trả lời #442 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2014, 02:11:09 am »

.........Đêm Vị Xuyên MB84

Đêm 11/7/1984
Nằm võng mãi sau thấy thời gian trôi lâu quá sót ruột hồi hộp quá buổi tối im ắng nắng tai nghe thấy hai người lính thì thầm nói chuyện nho nhỏ gì như là chuyện tiếng tàu bắt tù binh tháo xẻng nghe tôi bật cười cho dù đi nhẹ nói khẽ cười duyên vẫn không nhín được tôi nói " tháo xẻng xiên thâu khoan thai " thấy 2 thằng phát đọc theo cứ lộn tôi bảo nói cho nhanh tháo xẻng xuyên qua tai cho dễ nhớ còn bảo nói đi  " chẩu "Cho dễ nhớ mày cứ chẩu cái môi "chẩu mỏ"là đi chết cười tôi nói nhỏ tụi mình lên chỉ giữ chốt thôi nghe cán Bộ đại đội nói vậy
Chứ có đánh đấm gì đâu  đầu tiên pháo bắn 120 phút bét nhè phá huỷ công sự tiêu diệt đich sau đó đặc công đánh sau đó đặc nhiệm bắt giữ tù binh rồi nằm mơ bắt được tù bình hoạ có thằng tàu chết bắt nó  sau đó đến c11 cắm cờ giữ chốt c10 lên tiếp viện bổ xung cho c11 mình lên sau hết thit hộp rồi tôi trêu mày cho tao mượn con dao tao đi chặt mấy đoạn dây rừng Mai bắt được tù bình bị thương tao trói cho 2 đứa đưa xuống hai đứa nhìn nhau cười sướng chẳng biết thiệt hay đùa đang nói thấy tiếng quát nhỏ nhỏ cái miệng không nói nghe thấy chết cả lũ giờ thế là im luôn hồi chiều đại đội lệnh tập chung các b trưởng  tôi cũng được họp phổ biến kế hoạch hàNG quân đêm nay đơn vị tôi chia làm 2 mũi sẽ đi vào nửa đêm riêng mũi luồn sâu đi sớm đo đại đội trưởng Xuân chỉ Huy cùng 1 Trung đội luồn sâu phối hợp với c9 cùNG 1trung đội đặc công đánh vào khu nhà kho nhà bạt &trận địa pháo 105 của tàu cách đường biên khoảng 2 cây số còn lại 2 Trung đội do c phó Hiền cùNG c viên Cúc chỉ Huy phối hợp cùng c11 chủ công đáng Đ3 -772 tôi định xin đi cùng C trưởng muốn vào đất tàu xem sao
Tôi nói còn em quân y theo mũi nào đồng chí y tá theo hướng đánh 772 hướng này cần  y tá
Nhìn mũi một xuất quân đi trước thấy bùn làm sao chúng tôi vẫn nằm chờ thời gian sao mà chậm đêm dài chúng tôi suất quân sau cùNG chờ cho đặc công đi trước sau đó đặc nhiệm rồi đến c11 mũi chủ công cầm cờ lên
Chẳng biết lúc ấy là mấy gió đêm nữa chẳng ai có đồng Hồ chỉ thấy trời về đêm rồi chúng tôi được lệnh hàNH quân mang theo Trang bị gọn nhẹ súng đạn lựu đạn phòng độc xẻng cuốc  bi đông nước thật gọn gàng còn lại để lại sau quay lại lấy sau tôi mang theo túi cứu thương cùNG khẩu ak báng gấp 4 trái lựu đạn cầu bao xe 3 băng tiếp đạn đầy ắp đạn  trong túi cứu thương còn khẩu súng ngắn của đại đội trưởng tôi bỏ lại bao và thắt lưng lai cho vào ba lô trong ba lô còn rất nhiều thứ đành để lại sau này chiến thắng lấy sau chúng đi hàNG một
Người này bám người kia tôi giờ đi giữa đi men theo sườn núi qua khe suối nước chảy róc rách bước trên phiến đá chứ không phải lội nước suối cụt đầu nguồn rồi leo lên lưng chừng núi đêm tối đen như mực chẳng biết phương hướng nào cả đi theo trinh sát dẫn đường lên sắp tới gần Lưng chừng núi thì tỏa sang hai bên đào công sự hố cá nhân hầm cóc ấy tôi chẳng có cuốc xẻng gì mò mẫm lom khom đi chỗ này chỗ nọ xem anh em đào lỗ
Rồi .....pháo
còn nữa dạng sáng ngày mai
Logged
duck8d5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 621


Phum Xâng ngày ấy!


« Trả lời #443 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2014, 08:42:34 am »

30 năm- Nhớ…!
* * *
Chốn xưa mây thắm xanh trời
Rừng cây đã thấy từng chồi lộc non
Biết đâu trận địa vẫn còn
Bạn nằm quạnh quẻ trên sườn núi cao

30 năm nén thương đau
Tưởng linh hồn khuất nói sao nên lời
Khói hương nghi ngút giữa trời
Thẳng hàng bia mộ bao người nằm đây

Không quên tháng bảy mười hai
Đứa còn đứa mất một ngày tang thương
Về đây thắp những nén hương
Kính dâng đồng đội tấm lòng dương gian.

* Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Vị Xuyên- Tỉnh Hà Giang, nơi có  1.706 nấm mồ liệt sĩ, trong đó chỉ có 8 liệt sĩ thời chống Pháp, chống Mỹ. Còn lại là các Liệt sĩ chống quân Trung Quốc xâm lược. Đa số các Liệt sĩ hi sinh trong trận chiến ngày 12.7.1984.
Trận đánh ngày 12.7.1984, hơn 600 Liệt sĩ hi sinh cùng một đơn vị thuộc Sư đoàn 356, còn nếu tính cả các đơn vị khác thì trong 1 ngày hôm đó con số hi sinh lên đến 1.000 người ! Một con số thật đau lòng.
* Cùng thắp nén hương cho bao người nằm xuống.

* Thành phố Hồ Chí Minh: 12/7/2014.

Đoàn ccb f356 dâng hương đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ xã Thanh thủy Ha Giang

Ảnh: Tan Chu Nhat


Logged

Chốn xưa gian khó vô vàn
Cao Mê Lai nước mắt tràn xót xa
nguyenquuangtri
Thành viên
*
Bài viết: 467


« Trả lời #444 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2014, 10:03:25 am »

Ngày này đơn vị của em cùng tham gia chiến dịch với đơn vị bạn, với lòng thành kính em xin thắp một nén nhang tưỡng nhớ các anh hùng liệt sỷ đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới tổ quốc.
Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #445 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2014, 10:33:55 am »

    Nhìn bác Thạch già chắc đang khóc?!, đằng sau như là lính tuyên văn Kim Thanh??. Cảm xúc dâng trào. Trân trọng  nghĩa cử vẹn tình đồng đội của các CCB F356. Cám ơn bài thơ “30 năm – nhớ…!” của bác Duck8d5.
Logged

Vixuyen-hg
Thành viên
*
Bài viết: 260


« Trả lời #446 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2014, 02:27:23 pm »

Hôm nay ngày 12/72014
Xin thắp nén hương thơm tưởng nhớ các Anh hùng liệt sỹ BVBGPB
 Vĩ xuyên-Hà Giang cùng anh em đồng đội tôi  c10d3e876 đã anh dũng hy sinh trong ngày 12/71984 trên đỉnh 772 còn đó các Anh em đồng đội tôi vẫn nằm đó chưa đưa được về nghĩa Trang cho dù thời gian đã lâu 30 năm vì vướng mìm dày đặc cho nên chưa thể làm được gì để cách Anh vẫn nằm đó nhắc lại nỗi đau này buồn thật nhiều nước mắt lệ rơi 30 năm rồi vẫn như ngày ậy không thể quên không quên
Chẳng biết bao giờ mới đưa được các Anh về nơi chốn xưa quê mẹ quê cha lòng quặn đau  nghĩ thấy Buồn lệ dầng trào cầu mong linh hồn các Anh trên ấy nơi ấy siêu thoát
Logged
Vixuyen-hg
Thành viên
*
Bài viết: 260


« Trả lời #447 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2014, 04:26:31 pm »

.......chiến dịch MB 84

Trời vẫn còn ướt đẫm sương đêm tõi mờ mịt chẳng biết là mấy giờ nữa
Bỗng rung lên hàng loạt  ánh chớp tiếng nổ đầu nòng vang rền  đỏ rực bầu trời xé tan màn đêm những tiếng nổ vang dội khắp nơi tiếng rít tiếng gầm rú đạn bay sẹt sẹt  vèo vèo qua đầu chúng tôi tiểng nổ Đinh tai nhức óc đạn nổ như ngô rang Liên tiếp không ngơi vang dội Sướng quá Anh em chúng tôi còn nhảy cỡ lên xem chỉ chỏ đoán pháo này pháo khi bắn tha Hồ nói to thả cửa hô bắn nữa đi tiếp đi đồng Chí pháo binh ơi rõ nhất là pháo 2nofng 37ly cứ 2 quả đạn đỏ lừ bay qua đầu chủng tôi như có thể với tay chụp được ấy sướng quá như những ngày tết được nghe đốt pháo nhưng ở đây pháo to nổ to vang rền người cũng rung lên theo tiếng nổ cứ thế tiếng pháo bắn tiếng nổ kéo dài chẳng biết bao lâu rồi đất đá bỗng bay rào trùm lên đầu chúng tôi đang đứng vì lúc này chúng tôi ùa ra đứng xem chứ không ẩn trong hầm cóc đứng lên xem pháo bắn phía trên chúng tôi rất gần chẳng biết do bắn nhiếu cấp tập lún đất hay không chỉnh Mà thầy nhiễu quả đạn rơi gần đất đá bay rào rào Anh em vội thụt xuống chui hầm trú mưa đất tôi bò ngang qua thấy một hố pháo mùi thuốc sộc lên mũi két lẹt cạnh đó một chiến sỹ nằm ôm đầu lại gần tên gì nói tên Sơn người to béo trắng qua ánh chớp thấy vết thương bên thái dương máu chảy mở túi cưu thương lấy kéo tôi cắt vội dúm  tóc rồi dùng cuộn băng băng vết thương băng xong rồi máu vẫn rỉ ra dùng thêm cuộn nữa rồi lôi Sơn nằm xuống hầm cá nhân đơn vị tôi bắt đầu có thương vong không đưa thương ra như thế nào pháo vẫn đang bắn cấp tập giờ sắp tiến công bỏ bạn nằm đó tôi bò ra chỗ khác xem có ai bi thương nữa không rồi tôi tìm gặp cán Bộ báo cáo nhưng chẳng gập rồi tiếng hô xung phong tiếng còi của c Phó Hiền hô lên đi bay ơi lên đi Bay ơi cùNG tiếng còi Bộ đội bật lên theo tiếng hô xung phong vang dội khắp Nậm ngặt ...
Còn nữa
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #448 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2014, 09:53:09 pm »

   Chào các bác ! em vừa về đến nhà, do hơi mệt cho nên chưa viết được Cuộc hành trình theo chân người lính 356 phần 5. Tạm up clip em quay dở phần sau bài hát Đồng đội ơi, do các anh chị đội tuyên văn 356 biểu diễn trên cây hương 468. Bài hát do nhạc sĩ Trương Quý hải, một CCB 356 sáng tác và chính anh, người cầm ghi ta bên phải thể hiện. Trong sự nghẹn nghào của các nghệ sĩ cũng như những người có mặt tại điểm chốt.

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=1RnV-yG1wIk" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=1RnV-yG1wIk</a>
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #449 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2014, 10:23:53 pm »

THỨ BẢY, NGÀY 12 THÁNG 7 NĂM 2014
Tin thứ Bảy, 12-07-2014


30 năm sau trận chiến tàn khốc, những người lính của sư đoàn 356 trở về chiến trường Vị Xuyên. Những “đồi thịt băm”, chỏm yên ngựa, thung lũng chết... vẫn luôn hằn trong hồi ức của họ.
Vị Xuyên chìm trong mưa, những người lính sư đoàn 356 đứng khóc nhìn về phía đồng đội đang nằm giữa sỏi đá, bom mìn trên đường biên...
Hồi ức trên “đồi thịt băm”
Những người lính già từng xông pha chiến trận, quân phục sờn vai đứng nhìn núi mà khóc. 30 năm, “đồi thịt băm” mãi mãi như một vết thương không thể liền da, chỉ cần chạm đến là nhức nhối. Đây là cái tên lính đặt cho cao điểm 772, nơi gần 500 người lính của sư đoàn 356 ngã xuống trong trận đánh ngày 12-7-1984.
Đối với cựu quân nhân Trần Quốc Sơn, đây là lần đầu tiên quay lại chiến trường. 30 năm trước, chàng trai Hà Nội này rời ghế nhà trường, trải qua khóa huấn luyện ngắn để lên chiến trường Vị Xuyên. Ít ai nghĩ chiến tranh khốc liệt đến thế, người người cứ ngã xuống trước đạn pháo của quân thù. “Tất cả hỏa lực mạnh của địch bắn tới tấp. Chỉ sau một giờ nổ súng, tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó của chúng tôi hi sinh. Người sống dìu người bị thương, người khỏe bê người hi sinh. Chúng tôi rút về phía sau khi chỉ còn rất ít người. Phần lớn anh em nằm lại và chẳng bao giờ có thể về nhà được nữa” - cựu quân nhân Trần Quốc Sơn khóc nấc.
Không phải lính sư đoàn 356, ông Phạm Văn Gia là cựu chiến binh ở Tây Trường Sơn. Nhưng nỗi ám ảnh của quá khứ khiến người lính già cầm máy ảnh đi chụp các nghĩa trang dọc đất nước. “Mình có con rồi mới thấy tiếc xương máu. Những người nằm lại ở đây mới mười tám, đôi mươi thôi” - ông Gia không giấu nổi giọt nước mắt. Những người lính sư đoàn 356 bên cạnh bổ sung: “Có cậu hi sinh lúc mới 17 tuổi thôi”. Rồi tất cả níu vai nhau khóc. Không một người lính nào biết sư đoàn 356 cho đến ngày giải thể còn bao nhiêu người còn sống. “Lính hi sinh trên mặt trận thì ở dưới lại bổ sung lên. Chúng tôi đếm được người chết chứ cũng không thể đếm được người sống” - cựu quân nhân Nguyễn Văn Kim nói.
“Không chỉ ở các cao điểm, những đồng đội hi sinh nằm bên đất Trung Quốc còn rất nhiều. Sau trận chiến ngày 12-7, Trung Quốc không cho mình sang mang thi thể đồng đội về. Sau 3-4 ngày, họ dùng xe ben chất đầy thi thể rồi đổ xuống hố đốt cháy và lấp lại. Phần hố chôn lính Việt Nam họ đổ bêtông lên và san phẳng. Bao nhiêu năm nay, chúng tôi chỉ mong bằng cách này hay cách khác, có thể mang cả xương cốt hay đất đá nơi lính Việt Nam nằm để chôn bên cạnh đồng đội” - cựu quân nhân Đỗ Quang Huy rưng rưng. “Người lính chiến đấu dẫu có trận thất bại, cũng có trận lập chiến công. Chỉ mong Tổ quốc một lần nhắc tên họ công khai” - ông Huy bày tỏ.
Về đây đồng đội ơi!
30 năm mong mỏi đưa đồng đội về nhưng ước vọng vẫn chỉ là ước vọng. Hàng trăm liệt sĩ vẫn nằm lại rải rác trên các chóp núi, sườn đồi. Để an ủi linh hồn những đồng đội không thể trở về, những người lính sư đoàn 356 tự đóng góp để xây một đài hương tưởng niệm trên cao điểm 468. Họ mang những gói thuốc lào Hàng Gà, những bộ quân phục giấy xanh màu lá... lên cho đồng đội. Họ gửi gắm những người dân địa phương mỗi lần đi ngang qua đốt cho đồng đội vài điếu thuốc. Trước ngày kỷ niệm 12-7, họ đến đó, ôm đàn guitar hát cho đồng đội nghe: “Hãy về đồng đội ơi, còn nằm khe đá hay thung sâu/ Về đây có nhau như nguyện ước chiến hào, được hòa cùng bầy trẻ thơ bên sông Lo hát yên bình, quân dân nồng ấm nghĩa tình/ Hãy về đồng đội ơi, người lính chiến mãi đôi mươi/ Về đây điếu thuốc lào, ấm chè chốt, hồn nhiên nụ cười/ Bạn bè, đồng đội, người thân ôm nhau nước mắt chan hòa/ Biên cương hình bóng quê nhà”.
Những người lính già khóc theo từng lời hát. Cô văn công sư đoàn Kim Thanh, giờ là bà ngoại, cũng khóc, kể cả vào buổi tập bài hát. “Ngày đó các anh trẻ lắm, ngây thơ, trong sáng. Có ai ngờ buổi sáng vừa hát cho họ nghe, buổi chiều họ đã nằm xuống” - bà Kim Thanh chia sẻ.
Buổi trưa trước ngày giỗ, trên cao điểm 468, những lời hát với tro tàn cứ vấn vít trên những cành cây và bay về phía núi. Phía bên kia là “đồi thịt băm” 772, là cao điểm 685 và xa hơn là 1509. “Đồng đội đã nghe thấy và đã về đấy” - nhạc sĩ Trương Quý Hải, một người lính của sư đoàn 356, nói. Và sau câu hát, sau đám tro tàn bay là cơn mưa ngút trời Vị Xuyên. 30 năm nay, cứ tháng 7 trời Vị Xuyên luôn tầm tã như thế...
HÀ HƯƠNG
Thanh Thủy là nơi diễn ra những trận đánh ác liệt nhất chống quân Trung Quốc, có hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ sư đoàn 356 ngã xuống tại các điểm cao dọc đường biên xã Thanh Thủy.
Lấy đất biên giới đặt lên bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đi cùng với đoàn cựu chiến binh sư đoàn 356 khu vực Hà Nội còn có tấm ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chiếc bình do con trai của Đại tướng - ông Võ Điện Biên - trao tận tay. “Ba ngày trước khi lên Hà Giang, tôi đến nhà thắp hương cho Đại tướng. Anh Võ Điện Biên có tặng cho sư đoàn một tấm ảnh, một chiếc bình và bày tỏ mong muốn chúng tôi lấy đất ở đầu nguồn biên giới, nơi nhiều anh em chiến sĩ nằm lại để mang về đặt trên bàn thờ Đại tướng” - cựu quân nhân Đỗ Quang Huy chia sẻ.
Tại buổi lễ, thay mặt các cựu chiến binh của sư đoàn, đại tá Nguyễn Đức Cam - nguyên sư đoàn phó, tham mưu trưởng sư đoàn 356 - bày tỏ: “Sư đoàn chúng tôi hiện nay không còn nữa, nhưng là cựu chiến binh, cựu quân nhân của sư đoàn, xin hứa trước vong linh các đồng chí: luôn giữ vững, phát huy bản chất của bộ đội Cụ Hồ, truyền thống của sư đoàn, chiến đấu kiên cường, dũng cảm, vượt lên chính mình để hoàn thành tốt phần riêng, phần công mà các đồng chí giao phó”. Trước vong linh của những người đồng đội ngã xuống, đại tá Nguyễn Đức Cam trăn trở: “Không biết bao cán bộ, chiến sĩ toàn quân nói chung, sư đoàn nói riêng lần lượt ngã xuống mảnh đất này. Đến nay, vẫn chưa tìm được hài cốt để thắp nén hương”.
Cựu quân nhân Nguyễn Văn Kim cũng chia sẻ: “Rất nhiều anh em đồng đội nằm ở trên các điểm cao mà không thể đưa về được. Bởi vậy, chúng tôi nảy ra ý tưởng sẽ làm một công trình tưởng niệm ngay trên những điểm cao. Ý tưởng thì có từ năm 2012 nhưng vì nhiều lý do không thể làm được. Đến cuối năm 2013, khi các cựu chiến binh, cựu quân nhân của sư đoàn 356 họp mặt ở Yên Bái thì chúng tôi mới quyết định thực hiện”.
Công trình tưởng niệm ấy là một đài hương nằm trên điểm cao 468, nơi từng đặt sở chỉ huy của sư đoàn 356. Hơn 100 triệu đồng để mở đường, san lối và xây một khuôn viên nho nhỏ. “Người khó khăn cũng góp 100.000, 200.000 đồng, người có điều kiện góp nhiều hơn. Cứ góp tiền, góp sức, đến đầu năm 2014 thì công trình hoàn thành. Chúng tôi mong muốn có thể làm một mái nhà tưởng niệm ở ngay tại điểm 468 để anh em sư đoàn có chỗ về thắp hương, sẽ bêtông hóa đoạn đường lên, trồng cây, trang trí khuôn viên thật đẹp. Sau đó, sẽ bàn giao cho xã Thanh Thủy để họ bảo quản, chăm sóc, cũng là cách để thế hệ sau này biết ông cha mình đã sống và chiến đấu ở đây” - anh Kim nói.
Đài hương tưởng niệm nhìn sang các cao điểm 685, 772 và xa hơn là 1509, nơi có nhiều người lính ngã xuống trong trận chiến khốc liệt ngày 12-7-1984. Chiến dịch ngày 12-7-1984 được đặt tên là chiến dịch MB-84, là trận phản công đầu tiên của quân ta ở mặt trận Vị Xuyên. Sư đoàn 356 được chọn đánh chủ lực, phối hợp với các sư đoàn khác đánh chiếm các điểm cao ở biên giới Thanh Thủy (Hà Giang).
Rạng sáng 12-7, quân ta tiến công trên khắp mặt trận. Quân Trung Quốc vốn có lợi thế trên điểm cao, tập trung chống cự bằng hỏa lực mạnh. Trong ngày 12-7, riêng sư đoàn 356 hi sinh gần 600 người. Theo cựu chiến binh Đặng Việt Châu - nguyên thiếu tá, chủ nhiệm chính trị sư đoàn 356, từ năm 1984 đến cuối năm 1987, có gần 1.200 cán bộ, chiến sĩ sư đoàn 356 hi sinh tại mặt trận Vị Xuyên. Mất mát trong ngày 12-7 cũng chính là động lực để cuối năm 1984 đầu năm 1985, các lực lượng ở Vị Xuyên, trong đó có sư đoàn 356, tổ chức các cuộc phản công, tiêu diệt nhiều quân xâm lược Trung Quốc tại biên giới Vị Xuyên.
H.HƯƠNG
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM