Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:52:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tình đồng đội ! (Phần 2)  (Đọc 202104 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #230 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2014, 09:28:19 am »

CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F 356 ( Phần IV ) - Tiếp theo...

   Lúc naỳ, vừa mệt vừa ..say say. Em kê mấy cái ghé , lấy ba lô gối đầu làm một giấc đến tận 3h mới tỉnh, mọi người đã về hết, chỉ còn mấy bác trong Ban liên lạc đang họp bàn rút kinh nghiệm.



 Grin


   Đúng 5h chiều, bác Quyền đưa em ra 19 C Ngọc Hà, nơi gặp mặt định kỳ của các bác CCB chống Mỹ, vào các chiều thứ 7 hàng tuần, để em chào các bác, trước khi về Tuyên Quang.



   7h tối, chuyến xe cuối cùng về thành phố Tuyên quang bắt đầu lăn bánh. Kết thúc một cuộc hành trình trong hai ngày thật nhiều sự kiện và cảm xúc. Tạm biệt thủ đô Hà nội, em lại ngược về chiến khu Việt Bắc !

   ( còn nữa )

   ***
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #231 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2014, 08:56:02 am »

CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F 356 ( Phần IV ) - Tiếp theo...

   Kính thưa các bác CCB F 356 và mọi người đang theo dõi Top Tình đồng đội !

   Cuộc hành trình bằng ảnh ngắn ngủi nhưng đầy ý nghĩa của một người lính cựu quân nhân F 316 A ghi lại của những người lính cựu chiến binh F 316 B ( 356 ), đến đây là kết thúc. Xin cho phép em có vài dòng chia sẻ cùng những người lính, thế hệ đàn anh một thời chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc :

   Sau ba mươi năm, ( lấy mốc tính tròn ). Nhiều người lính năm xưa của sư đoàn lại gặp nhau ở thủ đô một cách trọn vẹn và đầy cảm xúc thăng hoa như vậy, sau khi chiến tranh biên giới kết thúc. Người cởi bỏ áo lính, người tiếp tục phục vụ cho quân đội, nhưng với họ, đây là dịp những người đồng đội lại được cùng tay nắm tay nhau, cùng chào lá quốc kỳ đỏ thắm có ngôi sao vàng, cùng hát bài quốc ca như ngày nào cùng đứng trong cùng đội ngũ.

   Là một phiên hiệu đã bị giải thể, sau khi đã làm tròn nhiệm vụ của Tổ quốc và quân đội giao : sư đoàn quân cơ động, lá chắn thép miền Tây bắc, bám trụ chiến đấu kiên cường, chia lửa với các đơn vị bạn bảo vệ mảnh đất Vị Xuyên - Hà giang. Tiếp tục nêu cao tinh thần của người lính, bộ đội cụ Hồ cho dù đã không còn trong quân ngũ ( đoạn này em hơi...tuyên huấn tý, nhưng không biết viết khác đi được, bác nào có trách em xin chịu ), vẫn tiếp tục chia sẻ, thăm hỏi, giúp đỡ các đồng đội khó khăn khi về hoà nhập với cuộc sống đời thường, gia đình thương binh liệt sĩ, và đóng góp, xây dựng công trình tri ân những liệt sĩ, đồng đội đã hy sinh, còn nằm lại nơi biên cương.

   Trong thời điểm hiện nay, đất nước đã hoà bình, những người lính 356 năm xưa, cũng giống như những người lính trong QDND Việt Nam tất cả các thời kỳ, tất cả các đơn vị, có những công việc và hành động như này, giúp các thế hệ sau hiểu hơn về những năm tháng chiến đấu, gian khổ mà cha anh đi trước đã mồ hôi, xương máu để giữ gìn từng tấc đất quê hương. Đặc biệt trong thời điểm hoà bình nhưng chưa hẳn đã được yên ổn, khi bóng ma chiến tranh lại có nguy cơ xuất hiện, lảng vảng đâu đó ngoài khơi xa. Những người lính cựu lại là nguồn động lực thôi thúc, động viên ý chí bảo vệ Tổ Quốc cho các lớp đàn em, đàn cháu đi sau.

   Xin chúc mừng sự ra mắt của Ban liên lạc , bạn chiến đấu , hội CCB F 356 Hà nội đã ra mắt thành công tốt đẹp. Chúc mừng sự gắn kết của các chi hội CCB cùng sư đoàn trong cả nước. Chúc mừng hội CCB F 356  ngày càng đông đảo, và có nhiều việc làm ngày càng ý nghĩa hơn.

   Em cũng xin cảm ơn các anh chị trong Ban liên lạc, các cô dì, chú bác CCb đã dành cho một người lính thế hệ sau những tình cảm đáng quý, trong buổi lễ cũng như các bài viết trên diễn đàn. Chúc mọi người luôn có nhiều sức khoẻ, hạnh phúc và niềm vui trong cuộc sống.

   Xin tạm biệt các bác 356 và hẹn gặp lại ngày 12/7 trên Vị Xuyên....

   Hết !

   Tuyên Quang, ngày 10/5/2014. LQY

  

 
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Năm, 2014, 11:30:29 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #232 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2014, 10:10:03 am »


   Mấy hôm nay em đi vùng sâu vùng xa không theo kịp chú Linhquany đồng hành cùng dấu chân người lính F356 ? mong chú thông cảm cho anh vì tuổi già không thể so với tuổi trẻ như chú được !hì..hì..

Vậy là dư âm của kỳ họp lần thứ nhất, hội CCB F356 HN nó cũng đã được chú tạm dừng ? nó cũng cùng như dư âm của lễ 30/4-1/5 và 7/5 Điện Biên Phủ ,tất cả để nhường chỗ cho Điện Biên Phủ trên biển của chúng ta đang sẵn sàng ? những người lính F356 năm xưa – vừa tròn 30 năm – Liệu 30 năm sau những CCB F356 kết hợp cùng các thế hệ đi sau có làm nên một Điện Biên phủ trên biển hay không? Hoặc chí ít thì cũng làm nên một Vị Xuyên- Hà giang oai hùng ?

                            Một nghìn một trăm chiến đấu
                                                      Bảy bảy hai đẫm máu
                                                                        Sáu tám năm ghi đậm bước chân xông pha


Xin chân thành cảm ơn phong viên trẻ -người chiến sĩ F316 a đã không quản đường xá xa xôi ,gác lại công việc riêng , để giành thời gian đồng hành cùng dấu chân người lính F356b ! những bài viết ,những tấm hình ,những trang bình luận sắc xảo của phong viên đã giúp cho Ban đọc hiểu rõ và hình dung bức tranh toàn cảnh 15 năm thành lập , xây dựng và chiến đấu của sư đoàn 356 , mà chủ yếu là gắn liền với mặt trân Vi Xuyên – Hà Giang những năm tháng ác liệt nhất chống bọn trung quốc bá quyền xâm lược bờ cõi biên cương nước Việt Nam ! .

Xin chân thành cảm ơn toàn thể các Bác ccb ! toàn thể Bạn đọc ! đã giành thời gian quan tâm ,theo dõi,chia xẻ bài viết của phóng viên ,và chia xẻ ,chúc mừng ,động viện những CCBF356 chúng tôi ! .

Nay vẫn bọn giăc khốn phương bắc trung quốc ấy , lại đang lộng hành ,ngang tàng ,nhăm nhe cướp biển của chúng ta .Vì vậy rất mong chú Phong viên trẻ LINHQUANY tiếp tục cầm bút viết tiếp những trang sử hào hùng của thế hệ trẻ nối tiếp truyền thống cha anh ,viết lên những oai hùng trên mặt đại dương !

      XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !!
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #233 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2014, 10:48:54 am »

   PHIÊN GÁC ĐÊM !

   Bệnh xá của trung đoàn 111a nằm chênh vênh trên sườn một con đồi lớn, nhìn ngoài đường cái vào, người ta thấy thấp thoáng những mái lá vàng úa thấp thoáng lẫn trong các rặng nhãn um tùm, xung quanh là các búi sả cùng bãi cỏ tranh màu xanh mướt mát.

   Trung đoàn vừa chuyển về đóng quân tại vùng đất này, họ vừa tham gia những trận chiến dai dẳng, khốc liệt trên biên giới cả Hoàng Liên Sơn lẫn Hà Tuyên, kết thúc chưa lâu, quân khu lại giao nhiệm vụ cho những người lính của một đơn vị được mệnh danh là Quả đấm thép, từ thời chống Pháp, chống Mỹ, về đây xây dựng, củng cố doanh trại, tiếp tục huấn luyện chiến sĩ mới cho những nhiệm vụ lâu dài về sau.

   Vùng đất này, nơi cuối cùng của miền Tây Bắc, được mệnh danh là xứ sở của các chủng loại đặc sản của miền trung du xen kẽ miền núi, người dân nơi đây chủ yếu sống bằng các nghề khai thác lâm thổ sản. Đặc biệt, nơi đơn vị đóng quân là nơi duy nhất trong vùng có loại mật ong nhãn nổi tiếng. Cứ đến vào vụ hè, những hàng hoa nhãn li ti rung rinh trong gió và cái nắng vàng rực, thu hút hàng bầy ong đến hút nhuỵ hoa, tỉ mẩn tha từng tý một về những cái tổ  người ta làm sẵn cho, tỉ mẩn xây đắp lên những bầu mật thơm lừng, vàng sánh khi ra đõ...

   Lớp quân y chúng tôi, là khoá đầu tiên cả sư đoàn tự đào tạo lấy, để bổ sung cho các đơn vị  đang bị thiếu hụt do quân khu cung cấp không đủ sau thời chiến. Các học viên đeo quân hàm dấu cộng sau chín tháng miệt mài với các bài học dài dằng dặc, chuẩn bị lên đường, chia nhau về các đơn vị thực tập. Nhóm về trung đoàn 111a gồm mười hai đồng chí cả nam lẫn nữ, trong đó có tôi.

   Câu chuyện tôi sắp kể dưới đây, nó lại không những liên quan tới cuộc sống, học tập và sẵn sàng làm nhiệm vụ của những người lính thời bình, mà còn mang âm hưởng còn sót lại của chiến tranh, cuộc chiến tranh biên giới phía bắc, những người lính thế hệ trước của trung đoàn anh hùng chúng tôi, mang tý hơi hướng tâm linh, về thân phận của người lính trong thời chiến...

   ***

   Ghi chú : Bài viết có thể dừng hoặc chỉnh sửa, theo các ý kiến đóng góp cùng nghe ngóng được của người viết .

  

  

  

  
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Năm, 2014, 04:51:06 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #234 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2014, 04:26:28 pm »

PHIÊN GÁC ĐÊM ! ( Tiếp )

   - Này các cậu ! tối nay ...phải gác đấy! Chủ yếu là coi chừng cái ao cá, bao nhiêu tiền phụ cấp của anh em bệnh xá đổ vào đó, lơ là đêm trộm nó cho vài mẻ lưới là mất ăn tất đấy - Đại đội trưởng quân y, một ông bác sĩ béo ục ịch, vui tính, dặn vậy khi đưa chúng tôi lên chỗ nghỉ.

   Hoá ra, cái bệnh xá này không phải hoàn toàn là nhà lá như lúc đi trên đường nhìn thấy. Bên trong có hẳn một dãy nhà mới xây, bao gồm ban chỉ huy, phòng trực cùng khu dành cho bệnh binh. Chúng tôi được dành cho hẳn một khu riêng, nằm sau khu nhà ở nhân viên chuyên môn, cũng toàn nhà tranh vách nứa như nhau, nhưng biệt lập bởi những rặng nhãn cổ thụ ngăn cách. Hình như khu nhà này lâu rồi không có ai ở, những tấm sạp đan bằng tre mốc trắng, buị  mọt rựng rơi lả tả khắp nơi khi đầy cửa vào. Được cái có một mảnh sân rất rộng và bằng, sát đó có một chiếc ao nhỏ, nó là cái khe giữa hai quả đồi, được ngăn bởi một chiếc đập nhỏ xung quanh cũng toàn nhãn là nhãn.

   Chúng tôi nhanh chóng thu xếp đồ đạc, quân tư trang cá nhân gọn gàng, đâu vào đấy. Lúc dọn dẹp căn phòng ở của mình, tôi chợt thấy một chiếc bàn thờ nhỏ treo trên vách. Không biết ông nào trước nằm phòng này mà thích cúng bái thế nhỉ ? quân nhân còn mê tín ! - Tôi nhủ thầm rồi kệ nó. Ai dè cả dãy nhà, phòng nào cũng có một cái bàn thờ nhỏ y như vậy ! Nhóm học viên chúng tôi mới đầu xì xào bàn tán, nhưng khi quả bóng được mang ra sân thì tất cả quên hết, mọi người cởi áo ra tranh nhau trái cầu kịch liệt cho đến tối mới thôi.

   Sau khi sinh hoạt, nghe quán triệt về mọi quy định của đơn vị mới buổi tối ấy xong, tôi hỏi anh Hoà, người bác sĩ của bệnh xá, phụ trách hướng dẫn nhóm chúng tôi về những chiếc bàn thờ. Anh chỉ cười một cách bí hiểm : " Ờ, chúng mày để ý làm gì, không cúng bái thì thôi, nhưng đừng phá nó đi! " khiến cơn tò mò của tôi nổi lên càng tợn. Tôi nì nèo bắt anh kể, tuy là học viên, lính mới nhưng tôi không ngại anh lắm, vì biết anh rất quý tôi. Chính anh mấy lần xuống trường dạy bọn tôi vài môn học, tôi là học trò cưng của anh,  và chính tôi đã cứu anh một bàn, khi anh đi làm thầy kiểm tra thi hết môn, buổi trưa uống với các thầy ở trường hơi quá chén, nằm ngủ trong phòng, bị mấy ông học viên ...thay nhau quạt mát để ngủ ngon không dậy được, chiều hôm ấy toàn thầy với trò cùng trường kiểm tra nhau cho qua hết, tôi ném con gà qua cửa sổ kêu quang quác làm anh thức giấc, may lên phòng thi kịp không chủ nhiệm quân y sư đoàn xuống không thấy đâu anh bị kỷ luật là cái chắc.

   - Mày biết xong đừng nói với chúng nó, kẻo lại sợ dúm đít vào với nhau cả lũ ! - Anh Hoà sau khi dặn tôi cẩn thận mới kể : Ngày trước ở đây là trạm phẫu tuyến hai, hay còn gọi là đội điều trị của quân khu, chuyên xử lý những thương binh nặng mà tuyến một không làm được, từ biên giới về. Thương binh đến đây thành tử sĩ cũng nhiều, cái khu nhà bọn mày ở chính là ...nơi để xác. Đội dân công chuyển thương họ lập các bàn thờ để cúng những người đã " đi " ở đây đấy. Thôi, nhớ kín cái mồm cho tao nhờ nhé !

   ***

  

  
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2014, 09:07:06 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #235 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2014, 09:02:01 pm »

Chắc đêm nay linhquany lại đáí ra quần vì sợ ma đây  Angry
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #236 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2014, 09:07:48 am »

Chắc đêm nay linhquany lại đáí ra quần vì sợ ma đây  Angry

   Còn lâu bác Như ạ, đây là nhân vật của em chứ có phải em đâu mà sợ !  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
dapxichlo
Thành viên
*
Bài viết: 291


« Trả lời #237 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2014, 09:44:35 am »

   -Kính chào các bác ccb-kính chào bác Như -Linhquany-chúc một ngày mới tốt lành.
    Xin lỗi các bác em bận quá vẫn đọc,nhưng thời gian mổ cò thì chưa có.mong các bác thông cảm hôm F365 tập trung tiếc quá không gặp được bác Như,khi nào có điều kiện bác bác Như nhé,đang đọc bài của Linhquany tiếp tục đi ma thì mình không sợ rồi,hồi ở Lao Chải sang Múng Tủng nghĩa trang là nơi ở lại an toàn nhất,lý do là người tầu rất mê tín,chỗ nào họ sợ nhất thì lại là nơi an toàn nhất,không khéo gặp được ma nữ lại có ma con thì vui các bác nhỉ Grin
       chúc mọi sự tốt lành
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #238 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2014, 09:49:24 am »

PHIÊN GÁC ĐÊM ! ( Tiếp )

   Ánh trăng khuya bàng bạc trải đều trên các tán lá, trăng mùa này hình như không được sáng lắm, vì đây là tiết tháng ba, vừa qua một mùa đông, khí trời tuy còn lành lạnh nhưng cũng chưa đến nỗi phải khoác áo bông. Những người lính chúng tôi đã rèn luyện chống chọi với cái lạnh quen dần, chỉ trừ khi nhiệt độ xuống quá thấp mới khoác tới chiếc áo to xù xù, rất vướng víu và bất tiện trong khi huấn luyện hay hành quân, học tập.

   Hàng nhãn cổ thụ trước cửa ban ngày rợp bóng mát, trong đêm thì nhìn thành những khối sẫm màu đầy bí ẩn, đứng sừng sững quanh các khu nhà, thi thoảng một làn gió nhè nhẹ đẩy đưa những ngọn lá đung đưa như vẫy  trêu ánh trăng suông vàng vọt đang cố xuyên thủng cái tán dầy đặc của chúng, lọt vài tia yếu ớt, nhờ nhờ xuống đất.

   Tôi giở chiếc đồng hồ điện tử ra coi. Ca gác của tôi bắt đầu từ một giờ, dòng số trên mặt chiếc đồng hồ đang nhấp nháy báo mười hai giờ bốn mươi lăm phút. Khỉ thật ! lính tráng là vậy, thằng nào đêm gác cũng ăn bớt như thế, cứ thằng này gọi thằng kia sớm hơn một chút, thành ra thằng cuối cùng phải gác dài nhất, vì không bớt của thằng nào được nữa.

   Có tiếng cá quẫy dưới ao ngoài kia nhắc tôi nhớ đến nhiệm vụ chính : Trông coi đàn cá khỏi để thằng trộm nào vợt mất. Hừm ! chẳng qua các ông ở đây bắt nạt học viên, thấy lính mới đến đẩy cho gác tất còn các bố lăn ra ngủ. Kể cũng chả sao, ma mới thì sai gì làm đấy, cho dù đám cá trong ao này chắc gì mình được miếng nào, lính là phải gác, chuyện dĩ nhiên !

   Nghĩ đến từ " ma " tự dưng tôi rợn rợn khi nhớ đến câu chuyện của anh Hòa, chắc cái bệnh xá này nhiều ma lắm ! Tôi chưa gặp ma bao giờ cả, hồi bé nghe người lớn kể chuyện, hù mấy thằng nhóc tụi tôi khi ngồi quây quần bên bếp lửa ấm áp trong mùa đông lạnh giá, khiến có thằng buồn đái còn không dám đi ra ngoài, tức quá không nhịn được ...tè luôn ra quần khai inh, khiến mấy anh lớn cười ngặt nghẽo khoái chí. Riêng tôi là thằng được khen gan lì nhất, có lần các anh phải mất với tôi cả túi ngô rang, vì sau khi kể chuyện xong, thách tôi dám về nhà lấy cái gì đó sang, khu nhà tôi tối lắm, thế mà tôi dám chạy về lấy chiếc mũ của bố tôi sang chứng minh cho mọi người thấy, tôi không sợ ma.

   Cứ đứng đây nghĩ vớ vẩn, khéo có trộm nó khoắng nhẵn ao thì bỏ mẹ ! làm gì có ma mãnh nào ! Tôi tự trấn an mình, khoác khẩu AK lên vai, đi ra ngoài ao.

   Phải nói ở đây người ta nuôi nhiều cá to thật, cá cứ quẫy chùm chũm, tạo ra những cơn sóng tròn tròn nho nhỏ lăn tăn bạc đầu dưới trăng. Chắc toàn cá chép lên ngắm trăng đây! thế này mà mang cái màn ra quăng một phát, rồi mấy thằng dấm dúi đi đâu đó hoặc lên đồi ngồi nướng cứ gọi là hết xảy. Kiếm chút muối tiêu chanh ớt, một cút rượu nữa, rượu sắn cũng được, bọc cá vào lá chuối, đắp đất hay xiên dọc qua mình...

   Đang suy nghĩ miên man như thế, tự nhiên tôi thấy cảm giác có ai đó đang nhìn tôi từ phía sau, làm gai gai nhột nhột đằng gáy.  Tôi quay phắt lại, cảm giác của tôi đúng, thoáng một bóng người cạnh gốc cây nhãn. Tôi vội chạy lên, tới nơi lại không thấy gì cả ? Quái lạ, rõ ràng mắt mình không bị ảo giác mà ! hay là có trộm thật nhỉ ? định hô lên nhưng chợt nghĩ nếu là người nào đó trong nhóm chúng tôi thức giấc nửa đêm ra vệ sinh, hô lên mọi người chạy ra thì mình bẽ mặt lắm ! Tuy nhiên, cũng phải cảnh giác cái đã !
 
    Hạ khẩu súng ngang sườn, tay nắm chặt vào súng, tôi quát :

   - Ai ! đi ra ngay !

   ****

  

  

  

  
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2014, 10:20:35 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #239 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2014, 10:34:53 am »

   -Kính chào các bác ccb-kính chào bác Như -Linhquany-chúc một ngày mới tốt lành.
    Xin lỗi các bác em bận quá vẫn đọc,nhưng thời gian mổ cò thì chưa có.mong các bác thông cảm hôm F365 tập trung tiếc quá không gặp được bác Như,khi nào có điều kiện bác bác Như nhé,đang đọc bài của Linhquany tiếp tục đi ma thì mình không sợ rồi,hồi ở Lao Chải sang Múng Tủng nghĩa trang là nơi ở lại an toàn nhất,lý do là người tầu rất mê tín,chỗ nào họ sợ nhất thì lại là nơi an toàn nhất,không khéo gặp được ma nữ lại có ma con thì vui các bác nhỉ Grin
       chúc mọi sự tốt lành

   Em chào bác dapxichlo, bác là người lính từng tự đi đào huyệt cho mình thì còn sợ ma nào nữa, chỉ có chờ...thành ma thôi !  Grin

   Có khi em dừng ở đây bác ạ ! vì bác Pháo bác ấy bẩu em là : Mày cứ viết chuyện ma, anh vào xem thấy sợ lắm, cứ như này anh ...íu thèm vào giao lưu với mày nữa, vì nghe nói đến ma pháo của anh ...không ngóc tầm lên được !  Cheesy
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM