Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:00:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine  (Đọc 159744 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #560 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2014, 01:12:29 am »

Châu Âu đón Lễ phục sinh,  Ukr không có gì mới, nên tôi mạn phép chém vài dòng. Grin

Khủng hoảng ở Ukr gây chia rẽ sâu sắc, 2 đại ca Nga, Mỹ cãi vã như mổ bò. Từ chuyện ảnh vệ tinh thật hay giả., rồi Tự vệ thật hay giả, khiến mọi người trên Thế giới ong hết cả đầu, chả biết tin ai nói thật. Mọi chuyện còn rối, chưa biết đến khi nào mới kết thúc.

Chi bằng… xóa tên Ukr trên bản đồ Thế giới, thế là xong!
Đông Nam Ukr, kính mời anh gấu Nga xơi. Phần này ngon, nhiều cơ sở công nghiệp, lòng đất nhiều tài nguyên. Từ đất Mẹ sang gần, tiện bề đi lại.

Tây Ukr, xin mời anh đại bàng trắng Ba Lan, thay mặt cả họ EU nhận phần. Dù hơi xương xẩu,  nhưng dễ gắn bó nhau nhờ yếu tố lịch sử. Vả lại, phía Nga vẫn tố cáo trước chính biến hồi tháng 2, Ba Lan thậm thụt trợ giúp cho cánh Mai đan. Vậy, cũng có thể coi là châu về Hợp Phố vậy. Cứ việc công khai mà yêu quý nhau, giúp nhau cùng tiến bộ, cho phải lẽ.

Thế giới hòa bình, Gazprom chảy phe phé khắp Châu Âu. Đại ca Mỹ  lại hì hục xoay trục châu Á đang dang dở. Ông Pu tin mời ông Ô ba ma đi nghỉ Hè ở bãi biển Crimea, uống Vodka nhắm với trứng cá hồi…

Hưởng lợi nhất dĩ nhiên là công dân Ukr (cũ). Chả còn lo lãnh đạo tham nhũng, không còn loạn lạc, biểu tình tối ngày. Đời sống sung túc, tinh thần thoải mái vì đã mãn nguyện lý tưởng của mình. Túm lại, hay mọi nhẽ!
Họ mất mát duy nhất điều này:



Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Kebaothu
Thành viên
*
Bài viết: 91


« Trả lời #561 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2014, 01:22:05 am »


Mất ít thôi bác, khi phần lớn lãnh thổ U là do Nga biếu suốt mấy trăm năm

Châu Âu đón Lễ phục sinh,  Ukr không có gì mới, nên tôi mạn phép chém vài dòng. Grin

Khủng hoảng ở Ukr gây chia rẽ sâu sắc, 2 đại ca Nga, Mỹ cãi vã như mổ bò. Từ chuyện ảnh vệ tinh thật hay giả., rồi Tự vệ thật hay giả, khiến mọi người trên Thế giới ong hết cả đầu, chả biết tin ai nói thật. Mọi chuyện còn rối, chưa biết đến khi nào mới kết thúc.

Chi bằng… xóa tên Ukr trên bản đồ Thế giới, thế là xong!
Đông Nam Ukr, kính mời anh gấu Nga xơi. Phần này ngon, nhiều cơ sở công nghiệp, lòng đất nhiều tài nguyên. Từ đất Mẹ sang gần, tiện bề đi lại.

Tây Ukr, xin mời anh đại bàng trắng Ba Lan, thay mặt cả họ EU nhận phần. Dù hơi xương xẩu,  nhưng dễ gắn bó nhau nhờ yếu tố lịch sử. Vả lại, phía Nga vẫn tố cáo trước chính biến hồi tháng 2, Ba Lan thậm thụt trợ giúp cho cánh Mai đan. Vậy, cũng có thể coi là châu về Hợp Phố vậy. Cứ việc công khai mà yêu quý nhau, giúp nhau cùng tiến bộ, cho phải lẽ.

Thế giới hòa bình, Gazprom chảy phe phé khắp Châu Âu. Đại ca Mỹ  lại hì hục xoay trục châu Á đang dang dở. Ông Pu tin mời ông Ô ba ma đi nghỉ Hè ở bãi biển Crimea, uống Vodka nhắm với trứng cá hồi…

Hưởng lợi nhất dĩ nhiên là công dân Ukr (cũ). Chả còn lo lãnh đạo tham nhũng, không còn loạn lạc, biểu tình tối ngày. Đời sống sung túc, tinh thần thoải mái vì đã mãn nguyện lý tưởng của mình. Túm lại, hay mọi nhẽ!
Họ mất mát duy nhất điều này:



Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #562 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2014, 11:14:54 am »

http://www.vietnamplus.vn/nhung-rui-ro-neu-nuoc-nga-chia-tay-voi-dong-usd/255475.vnp


Những rủi ro nếu nước Nga chia tay với đồng USD

Trước sự kiện Crimea sáp nhập vào Liên bang Nga và tình hình Ukraine căng thẳng, các phương tiện truyền thông Mỹ đã "dọa" độc giả Nga về nguy cơ Nga bị cô lập với đồng USD.

Khả năng áp dụng biện pháp này là không đáng kể, nhưng có một câu hỏi được đặt ra là, có lẽ đây là cơ hội để Nga thoát khỏi "ách” đồng USD chăng?

Thông tin xuất hiện trên các ấn phẩm nổi tiếng như The New York Times và Wall Street Journal cho rằng trong các biện pháp trừng phạt của Mỹ với Nga có khả năng Nga bị cô lập với hệ thống USD. Thoạt tiên tưởng như khả năng áp dụng hình phạt này hoàn toàn không hợp lý, vì USD là đồng tiền dự trữ được sử dụng cho các giao dịch quốc tế và tích lũy dự trữ. Nga là một trong những người chơi lớn nhất trên thị trường năng lượng, là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai thế giới, là quan sát viên trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), một thành viên của G-20...

Hơn nữa, Nga đang giữ khối lượng đồng USD lớn nhất thế giới. Và cũng cần nhấn mạnh rằng đồng USD chỉ đơn giản là một "bong bóng" khổng lồ, một đồng tiền không được bảo đảm bằng vàng mà chỉ bằng độc mỗi danh tiếng của nó. Các chuyên gia kinh tế trả lời phỏng vấn của trang báo điện tử Pravda.ru (Nga) đều cho rằng, Mỹ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự cô lập USD đối với Nga.

Phó Chủ tịch Ủy ban thị trường tài chính Duma, ông Anatoly Aksakov chia sẻ: "Việc sử dụng đồng USD, trong đó có cả vai trò là đồng tiền danh nghĩa, giúp thêm điểm cho việc tạo dựng thương hiệu của đồng tiền này, khuyến khích sử dụng đồng USD trong giao dịch thanh toán. Nếu đồng USD không được sử dụng trong các văn bản hợp đồng, có nghĩa là đồng tiền đó có ít ý nghĩa hơn. Về vấn đề này, tôi tin rằng, sẽ có chuyện 'loại thải' đồng USD, từ ý thức và từ hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, sự suy yếu của đồng USD là sự suy yếu uy tín của một đồng tiền hàng đầu thế giới.”

Trong trường hợp cô lập Nga đối với đồng USD, thị trường năng lượng toàn cầu có lẽ là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu vấn đề khí đốt có thể được giải quyết khá nhanh chóng vì có các hợp đồng khí đốt dài hạn, trên thị trường dầu, sẽ phải tìm các cơ chế thanh toán mới, trừ khi Nga kiến nghị với các đối tác của mình từ bỏ thanh toán bằng đồng USD.

Chuyên gia kinh tế Valentin Katasonov nêu rõ: "Nếu áp dụng "sáng kiến" này, có nghĩa là đánh vào một trong những hệ thống tiền tệ thế giới được thành lập cách đây 40 năm. Hệ thống này được gọi là tiêu chuẩn đồng đôla dầu lửa. Theo chuẩn này, tất cả các giao dịch trên thị trường dầu mỏ phải được thực hiện bằng đồng USD. Có thể không phải tất cả các thành viên OPEC đều sẵn sàng ủng hộ ý tưởng từ bỏ đồng USD, đặc biệt là Saudi Arabia vốn ràng buộc về quân sự và chính trị với Mỹ. Vì vậy, theo kịch bản này, tất cả các nước sẽ hành động theo kiểu riêng lẻ."

Tuy nhiên, theo chuyên gia hàng đầu của Liên minh Dầu mỏ (Oil Union) Rustam Tankaev, sẽ không khó khăn gì để áp dụng các cơ chế cho phép buôn bán năng lượng của Nga mà không dùng đồng USD. Mỹ chắc chắn sẽ cảm thấy thua thiệt bởi vì "nền móng" của đồng USD sẽ bị thu hẹp đáng kể do biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga.

Chuyên gia Rustam Tankaev nhắc lại rằng: "Đồng USD không phải là một loại tiền tệ quá ổn định. Ngay cả trong trường hợp không có các yếu tố khác, thì đồng USD cũng sa sút rồi và việc chuyển đổi sang chế độ bản vị vàng cũng đã được đề cập nhiều lần, hay việc sử dụng các đồng tiền khác cũng từng được đề xuất. Trong trường hợp này, loại bất cứ nước nào ra khỏi khu vực sử dụng đồng USD sẽ chỉ đơn giản có nghĩa là đánh vào đồng USD. Một số khá lớn công trái trong dự trữ ngoại hối của Nga là bằng USD. Nếu chúng bị bán phá giá trên thị trường, đồng USD sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng."

Các quan chức Nga đã nhiều lần đề nghị thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD, từ bỏ việc lưu thông tiền tệ của Mỹ trên cả nước Nga. Ông Mikhail Dyagterev, đại biểu Đuma Quốc gia Nga đã đề xuất ý tưởng này vào năm 2013.

Tháng Ba vừa qua, trợ lý Tổng thống Putin là ông Sergei Glazyev, cũng đã nói rằng trong trường hợp có các mối đe dọa của Mỹ, “Nga sẽ buộc phải chuyển sang dùng các đồng tiền khác."

Với nước Nga, ý tưởng di chuyển khỏi hệ thống USD đã treo lơ lửng từ lâu. Khi ông Dmitry Medvedev còn là Tổng thống, ông đề xuất để tạo ra một đồng tiền dự trữ và đề nghị dùng đồng ruble.

Theo các chuyên gia phân tích, nếu nghĩ rẳng đồng USD là không thể thay thế thì quả là không đúng trong thế giới hiện tại. Chuyên gia Anatoly Aksenov chia sẻ: "Có khá nhiều đồng tiền dự trữ và trong trường hợp này, bản thân đồng USD chỉ thực hiện chức năng danh nghĩa. Nó chỉ đơn giản là một thước đo của hợp đồng, chứ không phải là một nguồn bổ sung và do đó, khi tính đến những điều kiện của thị trường, tất cả đều có thể tự do mua bán, tôi thấy không có vấn đề trong việc chuyển đổi sang giao dịch bằng các đồng tiền quốc gia." Việc không sử dụng đồng USD như đồng tiền thanh toán hợp đồng nữa sẽ chỉ là vấn đề kỹ thuật thuần túy.

Tổng biên tập tạp chí Expert Valery Fadeev nhận xét: Quả là Nga có thể sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều nếu cường quốc này có quan hệ gần gũi hơn với Mỹ. Nhưng vì đa số các đối tác của Nga nằm trên các lục địa Á-Âu và châu Á, nên Nga sẽ không thể bị cô lập trong toàn bộ lĩnh vực kinh tế-tài chính. Trên thực tế, Nga không phải là quốc gia duy nhất đang xem xét từ bỏ việc dùng đồng USD trong các thanh toán quốc tế, mà nhiều nước thế giới đang dần "xa lánh" đồng tiền của Mỹ.

Ông Fadeev nói tiếp: "Nếu nói về dự trữ ngoại hối của Nga thì trong đó có một tỷ lệ lớn bằng đồng euro. Tôi nghĩ rằng theo mức độ tăng trưởng của Trung Quốc, đồng NDT có thể sẽ đủ điều kiện đứng vào những vị trí hàng đầu. Đồng ruble tuy cho đến nay chỉ là đồng tiền quốc gia, nhưng là đồng tiền thực tế. Tất nhiên Mỹ vẫn là quốc gia mạnh nhất thế giới nhưng không phải bá quyền vì vậy không thể áp đặt luật chơi cho cả thị trường tài chính."

Phát biểu trước Quốc hội hôm 28/3, Tổng thống Putin nêu rõ các hệ thống thanh toán quốc gia JCB (tại Nhật Bản) và UnionPay (Trung Quốc) đã hoạt động hiệu quả. Đây là những hệ thống độc lập, được thiết lập dành riêng cho thị trường, người dân trong phạm vi lãnh thổ của mỗi nước, đã tỏ rõ tính ưu việt trong thời gian qua. Chính phủ Nga đang cân nhắc hướng đi mới này.

Ông Putin cũng cảnh báo phương Tây rằng việc hạn chế công dân Nga sử dụng các hệ thống thanh toán của Mỹ và châu Âu sẽ phản tác dụng, khi khiến các công ty liên quan mất tiền và thị phần tại một thị trường sinh lời cao như Nga.

Tuyên bố này của ông được đưa ra sau khi Visa và MasterCard đã ngừng cung cấp dịch vụ giao dịch thanh toán cho các khách hàng của Bank Rossiya, và một số ngân hàng khác của Nga bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt./.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #563 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2014, 11:39:36 am »

http://baodientu.chinhphu.vn/Thi-truong/Co-phan-hoa-DNNN-Bai-hoc-nhung-nam-90-cua-nuoc-Nga/197669.vgp
Cổ phần hóa DNNN: Bài học những năm 90 của nước Nga

Chinhphu.vn) - Nghiên cứu những bài học từ thất bại của các nước đi trước sẽ góp phần cho sự thành công của tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), trọng tâm là cổ phần hóa nhằm tạo ra bước đột phá mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế-xã hội của nước ta.

Tư nhân hóa và cổ phần hóa gắn liền với bối cảnh kinh tế quốc tế Quá trình tư nhân hóa và cổ phần hóa (TNH) DNNN trong các nước trên thế giới vào những năm 1990 được giới nghiên cứu chia thành 3 làn sóng theo ba thời kỳ: - Từ 1990 đến cuộc khủng hoảng Mexico 1994, TNH được tiến hành với quy mô rộng lớn. - Giai đoạn 2 từ 1995-1997 (giữa 2 cuộc khủng hoảng kinh tế Mexico và châu Á) thể hiện sự thành công của phương pháp TNH truyền thống trong điều kiện kinh tế và tài chính thế giới tăng trưởng mạnh. - Giai đoạn thứ 3 sau những năm 1997-1998, củng cố xu thế của những năm 1990 trên cơ sở tích lũy kinh nghiệm giai đoạn trước trong điều kiện kinh tế thế giới tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, ở nhóm các nước quá độ (gồm các nước XHCN ở Đông Âu và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ), do sở hữu Nhà nước bao trùm hầu hết các lĩnh vực kinh tế, đồng thời với cuộc cải biến nền tảng chính trị-xã hội nên tiến trình TNH mang tính đặc thù với những phức tạp riêng. Trong giai đoạn này, các nước quá độ Trung và Đông Âu (trừ các nước SNG-Liên Xô cũ) đã xác định được những tiếp cận cơ bản để chuyển đổi sở hữu có hiệu quả cho phát triển đất nước. Trong lúc đó, TNH ở nước Nga thời kỳ 1991-1998 đã không mang lại thành công, nếu không nói là thất bại. Năm 1991, dư luận xã hội Nga kỳ vọng rất cao vào hiệu quả của chính sách TNH sẽ làm tăng tự do hóa nền kinh tế và dân chủ hóa xã hội, nhưng kỳ vọng đã không được đáp ứng. Kết quả thăm dò ý kiến công luận của Quỹ dư luận xã hội tháng 5/2008 cho thấy sự thất vọng sau 8 năm TNH. Theo kết quả khảo sát vào tháng 5/1998, khi được hỏi “theo bạn, quá trình tư nhân hóa ở nước Nga những năm 1990 có tuân thủ theo pháp luật không, hay là có sự vi phạm pháp luật?”, chỉ có 6% số người trả lời là “đúng pháp luật”, 16% “đôi khi đúng, đôi khi không”, 63% trả lời “vi phạm pháp luật” còn 15% là “khó đánh giá”. Tổng hợp từ các tài liệu nghiên cứu của nước Nga, có thể khái quát về một số nguyên nhân chính của sự thất bại này là: Sai lầm giữa mục tiêu và lựa chọn giải pháp TNH Mục tiêu TNH bao gồm: Tạo ổn định nguồn thu cho ngân sách (nguồn thu từ TNH); thu hút dòng chảy nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (bao gồm cả vốn, công nghệ hiện đại và vốn tri thức-kỹ năng quản trị DN); đa dạng hóa nguồn cung trên các thị trường vốn và chứng khoán; cuối cùng quan trọng nhất là đảm bảo cho nền kinh tế tăng sức cạnh tranh và nhịp độ tăng trưởng, ổn định xã hội. Tuy nhiên, nước Nga trong thời kỳ 1991-1998, đặc biệt giai đoạn đầu 1991-1994 đã tiến hành TNH bằng giải pháp cấp tập với khối lượng rất lớn các DNNN. Tiến trình TNH các doanh nghiệp Nhà nước theo 2 hình thức: Bán các doanh nghiệp nhỏ qua đấu giá, còn các doanh nghiệp lớn chuyển thành các công ty cổ phần. Giai đoạn 1991-1993 đã tiến hành TNH gần 89.000 DNNN (gần 30.000 DN một năm), năm 1994 là 23.800, 1995 - 10.200, 1996 - gần 5.000, 1997 - xấp xỉ 2.500. Chậm trễ xây dựng thể chế về tài chính, pháp lý Các văn bản pháp lý cho TNH thường được ban hành chậm trễ từ 6 tháng đến 1 năm so với tiến trình triển khai. Hơn nữa, các chương trình, kế hoạch TNH  không có hướng dẫn kỹ thuật cụ thể trong việc xây dựng định mức, lộ trình triển khai giữa Nhà nước Trung ương và chính quyền địa phương. Đặc biệt là việc cấu trúc ngân sách Nhà nước không kịp sửa đổi để phản ánh minh bạch quá trình sử dụng nguồn thu từ TNH và mục đích chi các nguồn này cho phát triển kinh tế-xã hội. Đáng chú ý, việc chuyển nhượng thông qua chứng chỉ (voucher) cầm cố đặc biệt, thiếu phương tiện thanh toán bằng tiền dẫn đến hiện tượng chuyển đổi sở hữu không phản ánh thực chất giá trị, tài sản quốc gia. Vì vậy, việc định giá tài sản doanh nghiệp gồm cả giá trị sử dụng đất đai không chính xác, thấp hơn rất nhiều so với thực tế và được cầm cố sang tay tư hữu với giá rẻ mạt. Những cơ sở vật chất của các xí nghiệp nằm ở vị trí “sinh lợi cao” sau TNH được chuyển mục đích thành cơ sở kinh doanh thương mại. Thống kê vào năm 2001 cho thấy, mặc dù đã tích cực sửa sai nhưng trong số diện tích 337 triệu m2 nhà xưởng thuộc sở hữu Liên bang cũ sau TNH đã bị chuyển sang sử dụng cho mục đích thương mại 214 triệu m2. Việc thiếu sự đảm bảo về pháp lý đã không thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài do lo ngại độ rủi ro cao. Năm 2000, đầu tư nước ngoài vào Nga chỉ có 10,9 tỷ USD. Sau 10 năm sửa sai, đến năm 2010 con số này đã tăng lên 9,52% đạt 114,7 tỷ USD. TNH không kết hợp với tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp, dù Nhà nước vẫn giành được quyền kiểm soát đa phần các khâu kinh tế trọng yếu (mạng lưới đường sắt, ngành sản xuất hàng không vũ trụ, tổ hợp năng lượng thống nhất, nguồn nước ngầm và thềm lục địa) nhưng hậu quả sản xuất vẫn đình trệ, tình hình kinh tế và xã hội đều trở nên xấu đi. GDP liên tục bị suy giảm với mức -3% mỗi năm từ 1200 tỷ USD năm 1991 còn 900 tỷ USD năm 1998. Sự thao túng của tội phạm có tổ chức liên kết với tham nhũng Sự thao túng của tội phạm có tổ chức cao được tổng kết từ thực tiễn ở một số quốc gia trên thế giới có thể mô tả theo sơ đồ dưới đây



74% số người được hỏi (năm 1993) đều cho rằng kết quả của TNH là phần lớn tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước được sang tay cho các nhóm ít người mà không phải cho các tầng lớp dân cư rộng rãi, một phần đáng kể sở hữu Nhà nước đã rơi vào tay các cá nhân có quan hệ mật thiết với các tổ chức tội phạm, hoặc với các nhóm quan chức trong hệ thống quản lý. Kết quả của những sai lầm nêu trên đã tác động đến nền kinh tế nước Nga giai đoạn 1991-1998, thể hiện qua biểu đồ dưới đây: Biểu đồ GDP nước Nga kể từ khi Liên Xô tan rã:



Ở nước Nga, trong thời kỳ 1991-1998, cùng với hai nguyên nhân nêu trên, kết hợp với sự thiếu minh bạch của thông tin về chính sách và quá trình thực hiện chính sách TNH đã tạo ra kẽ hở cho việc thao túng, rửa tiền của các tổ chức tội phạm. Trong tiến trình TNH, sự câu kết của tội phạm có tổ chức với nhóm quan chức tham nhũng đã thao túng ngay từ khâu hoạch định chính sách và tác động vào cả lĩnh vực tài chính, ngân hàng và thị trường chứng khoán, nên chỉ trong thời gian ngắn đã hình thành tầng lớp chủ tư hữu, tài phiệt lớn lũng đoạn nền kinh tế. Nỗ lực sau hơn 10 năm khắc phục hậu quả sai lầm TNH những năm 90 Sai lầm TNH của giai đoạn 1991-1998 đã được nhận ra và quyết liệt điều chỉnh sau khi ông V. Putin làm Tổng thống Nga (1999). Tuy nhiên, cho đến 10 năm sau vẫn còn những hệ lụy chưa thể khắc phục hết.

Các chỉ tiêu chính

 Tỉ trọng khu vực tư nhân

GDP  tỷ USD

Năm 2000

 5%(1991)

 1.123

Năm 2010

 65%

2.211

% Thay đổi

+1300%

+96,7 %

 

Ngoại thương tỷ USD

149,9

648,4

+332 %

Cán cân thương mại tỷUSD

60,7

151,6

+150 %

Đầu tư nước ngoài FDI tỷ USD

10,9

114,7

+952 %

Nợ nước ngoài tỷ USD

166

27,8

−83,3 %

Lạm phát %

20,2

8,8

−56,5 %

Sản xuất Công nghiệp

100 %

147 %

+47 %

Tiền lương có tính đến  lạm phát

100 %

242 %

+142 %

Lương hưu có tính đến lạm phát

100 %

331 %

+231 %

Tỷ lệ  nghèo đói %

29

12,6

−56,6 %

Để tránh vấp phải thất bại do những nguyên nhân nêu trên trong tiến trình tái cơ cấu DNNN và cổ phần hóa DN ở nước ta, chúng tôi cho rằng quan điểm được nêu trong thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải được thực sự quán triệt, trong đó đáng chú ý là:

"Nhà nước phải tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng theo cơ chế thị trường; kiểm soát chặt chẽ và xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp cũng như những cơ chế chính sách dẫn đến bất bình đẳng trong cạnh tranh. Pháp luật và cơ chế chính sách phải tạo thuận lợi nhất cho mọi người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Tài nguyên, nguồn lực của quốc gia phải được phân bổ tới những chủ thể có năng lực sử dụng mang lại hiệu quả cao nhất cho đất nước”.

Hồng Mỹ
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #564 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2014, 03:03:54 pm »

Ngày Chủ nhật Phục sinh, ngày Chúa Jesus sống lại sau khi bị đóng đinh trên Thập tự giá (đúng là Chúa tài thật), Một giờ sáng ngày Phục sinh, một cuộc tấn công xẩy ra ở một trạm gác tại Slaviansk, 3 người dân giữ chốt và 2 đảng viên đảng cấp tiến bị giết chết. Một ngày Phục sinh không yên lành.
http://lifenews.ru/news/131635


http://www.unian.net/society/909868-segodnya-hristiane-vsego-mira-prazdnuyut-pashu.html
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #565 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2014, 05:18:34 pm »

 MÓN MỚI ĐÂY CÁC BÁC :
https://vn.news.yahoo.com/chi%E1%BA%BFn-c%C6%A1-sukhoi-nga-l%C3%A0m-t%C3%AA-li%E1%BB%87t-t%C3%A0u-010408169.html
#Invalid YouTube Link#
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #566 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2014, 06:53:23 pm »

Tán dóc tiếp:
http://vuongtrinhan.blogspot.com/2014/04/nhung-nguoi-nga-ky-cuc.html


Hai cha con Ivan Hung đế trong ngày 16 tháng 11 năm 1581. Ilya Repin, 1885.

Những người Nga kỳ cục

Đầu thiên niên kỷ này, một nhà xuất bản ở Anh vừa cho in một xê-ri có tính cách đi vào tìm hiểu đặc tính các dân tộc, mà trước tiên là miêu tả những khuôn mẫu đã định hình trong lịch sử về dân tộc đó.
  Tủ sách mang cái tên khá khiêu khích Xenophobe`s  Guide  to... tạm dịch là Sách hướng dẫn cho những kẻ bài bác người nước ngoài   ( Anh, Pháp, Đức...).
 Để  các trang sách có thể được viết bằng giọng khách quan, pha chút hài hước mang cái nhìn tự chỉ trích từ bên trong, NXB đặt ra yêu cầu người nước nào tự viết về người nước ấy.
Mùa hè 2001, cuốn Sách hướng dẫn cho những kẻ bài bác người Nga đã được in ra ở London và một nxb ở Moskva đã lập tức cho dịch cuốn sách này ra tiếng Nga.
 Dưới đây là mấy đoạn trích dịch ngắn từ báo Nga  Vremya


Sầu muộn,bi quan và nồng nhiệt bẩm sinh
 Tính cách dân tộc thường khi là một cái gì mâu thuẫn và người Nga cũng vậy, người Nga trung bình mang hình ảnh một kẻ sầu muộn, trong khi chờ đợi những gì tốt đẹp thì đồng thời biết là tai vạ có thể đổ xuống đầu mình bất cứ lúc nào.
Thật là chó cắn áo rách, anh ta lầu bầu khi gặp hoàn cảnh rủi ro, lặng lẽ thu dọn những gì còn  còn sót từ đống đổ nát và lại tính cho mình ván bài mới.
 Đấy cũng là dịp để người ta than thở rằng người Nga là  một dân tộc bất hạnh nhất trên đời, rằng ngày xưa họ sống không đến nỗi nào và chẳng hiểu làm sao cứ ngày càng khốn khó hơn. Trong khi đó, vào những lúc mọi chuỵện vui vẻ, họ sẽ nói với bạn rằng họ biết mình là một trong những dân tộc tốt bụng mến khách nhất trên thế giới và điều này chính ra là rất  gần với sự thực.
   Tuy nhiên nếu  “đập vỡ “ một người Nga ra, luôn luôn ta sẽ bắt gặp một người mơ mộng. Chủ nghĩa lãng mạn Nga là một cái gì bền chắc lạ thường, để lâu không hỏng, thả xuống nước không chìm, chôn xuống đất không chết. Và cuộc sống càng nặng nề  thì trái tim lãng mạn ấy ở người ta càng đập mạnh. Họ rất thích tin ở những ai nói rằng có thể  có được thiên đường ngay trên mặt đất.


Những người kéo thuyền trên sông Volga. Ilya Repin (1870-73).

Chen vai thích cánh
   Khía cạnh tiêu biểu trong tính cách Nga là cảm giác có người có ta. Họ thích tụ  lại thành những đám đông: một chiếc xe buýt  ken chặt những người đối với họ luôn  có sức hấp dẫn, nhất định là họ phải chen lên bằng được, cốt có người đã đi là ta cứ thế mà đi theo, đông mấy cũng không ngại.
Trong  hoạt động hàng ngày việc gì  họ chỉ cần có người khác cùng làm, còn  kết quả làm đến đâu không cần biết.
Thật khó tưởng tượng một người Thuỵ Điển bệ vệ kiểu cách lại có thể nhập ngay vào một một dàn đồng ca gồm toàn những người anh ta không quen trên một toa xe hoả chật  ních người.
Còn người Nga nào cũng sẵn lòng làm vậy, chẳng cần có vôt-ca họ cũng tìm thấy hào hứng trong việc tạo ra một bầu không khí gắn bó; lời bài hát chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí hát sai nhịp cũng được, điều quan trọng là cái dàn dồng ca ca này vang lên càng to càng sôi nổi càng tốt, ca rằng chúng ta đang ở bên nhau  và chẳng còn gì là đáng sợ nữa.

 Ba khái niệm cơ bản
   Để hiểu cái nhìn người Nga đối với đời sống, cần lưu ý tới ba  khái niệm cơ bản là tâm hồn, nỗi buồn, số phận.
Tâm hồn ở đây gắn với chính giáo.
Nỗi buồn thì là sự hoà trộn của lãnh đạm, dày vò, sầu thảm và chán chường. Nó cũng có chút ý vị “ nỗi đau thế giới” của người Đức, song mang màu sắc cá nhân rõ hơn. Người Nga chấp nhận nỗi buồn này một cách tự nhiên,trong thâm tâm họ luôn luôn kêu lên như nhân vật Oneghin  trong vở opéra của Tchaikovski “Thật là nhục nhã ! Ôi nỗi buồn ! Ôi số phận thảm thương của ta !”
 Còn chữ số phận ở đây có đủ các nghĩa của thiên mệnh, điềm dữ điềm lành, tiền kiếp tiền định, chạy trời không khỏi nắng, trời đã phạt mi bằng cách suốt đời buộc mi khóc than cho số phận của mình…
Thành thử không ai ngạc nhiên khi thấy nhiều người Nga chuyển vai nhanh chóng, từ nhân vật trung tâm của một  lễ tiệc đèn sáng rực rỡ với những câu bông đùa hóm hỉnh, sang anh chàng chán đời ngồi nức nở trước cốc ruợu cạn và tự làm khổ mình bằng cách đập tay lên trán tự hỏi  ý nghĩa cuộc sống là gì mà không bao giờ trả lời được.


Em gái Alionyutska khóc thương anh Ivanutska. V.M.Vasnetsov, 1881.

Dễ dãi thế nào cũng được. Thích ăn sẵn và thụ động chờ đợi  
   Người Nga thích ngồi ước ao tự nhiên mình trở nên giàu có.
 Một trong những truyện cổ tích  phổ biến nhất ở Nga là câu chuyện  Êmélia và con cá măng thần kỳ, đại khái kể về một  anh chàng không thích động tay vào bất cứ việc gì mà lại có được tất cả mọi thứ.
Rút lại  số phận  của ngừơi ta đi đằng nào, sự tốt xấu … tất cả chẳng có nghĩa lý gì hết, đạo lý cuối cùng là vậy.
 Tiếng Nga có một từ là khaliav có nghĩa là của trời cho, người ta dùng nó để gọi  một cái vé xem một vở hát mang tính chất chiêu đãi, một tập quảng cáo mỏng chả ai buồn xem, cho tới giấy mời tới dự bữa ăn tối với một thương gia có thể là cần cho bạn trong một việc gì đấy.
 Người Nga cho rằng cứ được mời là thích rồi,  ngoài ra mời cái gì mà chẳng được.
  Một biểu hiện khác của thụ động là sự chịu đựng, nghiến răng chấp nhận đau khổ, ngóng đợi một cuộc sống khá hơn dù không biết bao giờ nó tới.
 Khả năng chịu đựng của người Nga thật mênh mông không có giới hạn, người có quyền  muốn quát mắng họ, chửi bới họ thế nào cũng được. Cuối cùng nhà cầm quyền đành ra lệnh treo đầu cả bọn ngoài chợ :
 --  Ngày mai cho tất cả  lên đoạn đầu đài hết. Tám giờ có mặt ở đây. Có hỏi thêm gì không ?
-- Dạ có. Xin hỏi dây thừng đã có sẵn hay chúng tôi phải mang theo ?
     Họ dám chờ đợi và hy vọng ngay trong những điều kiện mà không một dân tộc nào chịu đựng nổi.

Giới trí thức
    Đây  không phải là khái niệm chỉ lớp người có học mà dân tộc nào cũng có.
 Ở Nga, là một trí thứccó nghĩa là  phải hiểu được những người đang sống quanh, cùng đau khổ với họ, cùng  mơ mộng và khi cần lên tiếng chống lại bất công cùng với họ. Cố nhiên trước đó anh phải là người đọc nhiều biết rộng được dạy dỗ dến nơi đến chốn, song luôn luôn tự hiểu chưa phải  là đủ.

Một nhà văn, một  nhạc sĩ, một giáo sư hay một viện sĩ không thể tự nhiên liệt mình vào hạng trí thức, làm thế chẳng khác gì tự anh  phong thánh cho mình mà ông ta thừa biết rằng danh hiệu này phải do nhân dân phong tặng. Các nhà trí thức thực thụ thường không  giấu nổi sung sướng khoe với hàng xóm về vai trò của mình  nhưng không quên nói thêm “mình là thứ đã bị sâu ăn”, tức chưa phải đã xứng đáng với danh hiệu cao quý ấy.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tư, 2014, 07:13:11 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #567 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2014, 07:50:34 pm »

Bản đồ sử dụng tiếng Nga theo vùng, số liệu điều tra năm 2003:


Lượng ủng hộ tiếng Nga như ngôn ngữ chính thức thứ 2 theo vùng, số liệu điều tra năm 2005:


Các số liệu trên là của Viện Nghiên cứu Chiến lược Phát triển Quốc gia Ukraine.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #568 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2014, 08:23:32 pm »

Có một vụ bắn nhau ngày Phục sinh ở Slaviansk nhưng đổ lỗi cho nhau qua lại, BNG Nga bảo phe Right Sector:
http://lb.ua/news/2014/04/20/263818_mid_rf_somnevaetsya_slavyanske.html
http://itar-tass.com/


<a href="http://www.youtube.com/watch?v=PuafSoRF1F0" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=PuafSoRF1F0</a>

SBU bảo không, đấy là đạo diễn đổ vạ:
http://lb.ua/news/2014/04/20/263824_sbu_pravogo_sektora_slavyanske.html

Right Sector phủ nhận:
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=PuafSoRF1F0


Nga trưng ngay chứng cớ đây còn cãi nữa không:
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=1JojZXOlKJM" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=1JojZXOlKJM</a>

Mỹ thì bảo kệ xác chúng mày, chúng mày là anh em Slavo, thích đánh nhau thì cứ đánh nhau, đánh nhau xong rồi cấp gaz cho nhau chứ đừng vác rá sang tao xin khí hóa lỏng. Cái thỏa thuận Giơ-neo đó là để tao rút ra cho khỏi bẽ mặt. Đừng có mà mơ tao can thiệp vì tao có được cái đếch gì đâu.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #569 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2014, 08:37:06 pm »

Trở lại giai đoạn cuối 2013 qua nét cọ của họa sĩ biếm họa, Nga-U-EU:


Yêu quá thằng em U:




Bác Pu vác vợt đi sáp nhập:


Ký vào, đây, đây, đây...


Trừng phạt ngày 19 tháng 4:


Võ đài ngày 19 tháng 4:
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM