Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:38:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine  (Đọc 159761 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #400 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2014, 11:51:25 am »

http://www.opendemocracy.net/article/russia-theme/the-end-of-russia
http://hieuminh.org/2014/03/17/yury-afanasiev-nuoc-nga-da-den-hoi-cao-chung-1/

YURY NIKOLAEVITCH AFANASIEV – NƯỚC NGA ĐÃ ĐẾN HỒI CÁO CHUNG?

21 tháng 1 năm 2009

Tiểu luận

Yu.N.Afanasiev (1934-): người Nga, nhà hoạt động chính trị và nhà sử học Soviet và LB Nga, sáng lập Đại học Tổng hợp Nhân văn Quốc gia Nga năm 1991 trên cơ sở Viện Lưu trữ-Lịch sử Quốc gia Moskva. Đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô từ 1954-1990. Tốt nghiệp Khoa Sử Đại học Tổng hợp QG Moskva mang tên M.V.Lomonosov. Bí thư Đoàn Komsomol Nhà máy Thủy điện Krasnoarsk trên sông Enitsei, Siberi. Cán bộ Viện Lịch sử Viện HLKH Liên Xô. Thành viên Ban BT tạp chí "Cộng sản". Đại biểu Nhân dân Liên Xô năm 1989. Thành viên "Phong trào Nước Nga dân chủ". Tuyên bố rời bỏ phong trào, từ nhiệm Đại biểu Nhân dân và từ bỏ hoạt đông chính trị năm 1993.

Tiến sĩ KH Lịch sử, giáo sư. Viện sĩ VHLKH Tự nhiên LB Nga (РАЕН).




Phần I. Chúng ta không phải là nô lệ sao?

1. Những người cầm quyền hành động không khác gì chính phủ chiếm đóng. Tại sao dân chúng lại ủng hộ họ một cách vô điều kiện?

Những tháng gần đây chúng ta đã chứng kiến một loạt hành động của chính phủ Nga mà mới nhìn thì có vẻ ngược đời. Xin liệt kê một vài hành động quan trọng nhất.

-  lần đầu tiên kể từ khi rút quân đội Liên Xô khỏi Afghanistan, lực lượng vũ trang Nga đã khởi sự và kết thúc một cuộc chiến tranh “thực sự” (không phải chiến tranh “lạnh”) ở bên ngoài lãnh thổ Nga (ở Georgia);

- lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ, máy bay ném bom chiến lược và tầu chiến của lực lượng vũ trang và hải quân Nga được điều tới châu Mĩ La Tinh;

-  sự trở lại với ngôn từ của chiến tranh lạnh đã đạt đến đỉnh điểm khi Bộ trưởng ngoại gia Nga dùng những câu chữ thô tục trong cuộc nói chuyện với người đồng cấp người Anh;

-  tầu chiến Nga đóng ở Sevastopol tham gia những trận chiến đấu trên Biển Đen (Black Sea) chống lại Georgia, mà không thông báo cho Ukraine theo qui định của Tổng thống nước này;

- Thủ tướng Nga, ông Putin, đã dở trò hăm doạ Cộng hoà Czech và Ba Lan, dù là với một hình thức đặc biệt, đầy vẻ KGB của ông ta;

-  mặc cho sự phân hoá giàu nghèo rõ rệt và đang gia tăng như hiện nay, ngân sách quốc phòng vẫn tăng gần 30%;

- Tổng thống Nga chào mừng cuộc bầu cử Tổng thống mới ở Mĩ bằng lời hứa rằng ông ta sẽ cho đặt tên lửa ở Kaliningrad có khả năng đe doạ các đồng minh châu Âu của Mĩ.

Những hành động như thế rõ ràng là không phù hợp với giai đoạn hiện nay, tuy có thể nói rằng chẳng có gì là sai trái cả. Chỉ có theo tôi nói như thế thì còn đáng sợ hơn là coi đấy “là những điều sai trái”, thực tế dường như cũng bị che phủ bởi một màn sương mù vậy.

Xin hãy nhìn vào những điều đang xảy ra ngay trước mắt chúng ta. Xin hãy có một cái nhìn thực tế, đầy lí tính và trong bối cảnh lịch sử chứ đừng liếc ngang liếc dọc. Nếu bạn làm như thế thì bạn sẽ có cảm giác là mình đã mất trí hay ít nhất cũng đang tiến dần đến tình trạng như thế.

Nếu những ý nghĩ đó có vẻ khủng khiếp quá hoặc kì quặc quá và nếu còn tin vào lí trí của mình thì bạn có thể gạt bỏ chúng và khi đó bạn sẽ cảm thấy khủng khiếp không kém vì bạn chỉ còn cảm thấy một sự trống rỗng bao phủ khắp xung quanh.

Chính quyền chiếm đóng

Dĩ nhiên không phải là một sự trống rỗng hoàn toàn. Thỉnh thoảng bạn vẫn gặp những người nhìn nhận các sự vật gần giống như bạn. Đối với tôi, đấy là những đốm lửa nhấp nháy giữ đêm đen bao la. Tôi coi họ như những đốm lửa chỉ đường vậy.

Nhưng ngay cả lúc đó cảm giác trống rỗng vẫn cứ còn. Vì không phải chỉ có một nguyên nhân. Vấn đề không chỉ là chính quyền. Nếu chỉ có như thế thì nhờ hiểu biết mà ta có thể xua tan được ít nhất là một phần bóng tối và có thể hiểu được ngay cả những hành động tàn nhẫn nhất của chính quyền. Nhưng ngay cả khi đã làm như thế bạn vẫn không thể xua tan được cảm giác trớng rỗng vì bạn không biết làm gì với hiểu biết của mình.

Nhưng nếu bạn suy nghĩ một cách thấu đáo và hiểu một cách cặn kẽ thì sẽ thấy rằng hành động của chính phủ chỉ có thể được giải thích như là hành động của những kẻ xa lạ với chính nhân dân của mình. Đấy là chính phủ chiếm đóng, một lũ mọi rợ, lại còn phi pháp và phạm tội nữa.

Ngay cả khi bạn đã hoàn toàn chắc chắn, ngay cả khi ý tưởng của bạn hoàn toàn có cơ sở và được củng cố bằng những sự kiện thì bạn sẽ hướng về đâu? Hiển nhiên là bạn sẽ nghĩ: không hướng về phía chính phủ mà hướng về phía nhân dân.

2. Lòng nhiệt tình man dại của quần chúng

Nhưng hướng về phía nhân dân còn làm cho cảm giác trống rỗng nặng nề thêm. Vì cảm giác trống rỗng xuất phát cả từ phía đó, từ phía cái đám đông mà những hành động tàn nhẫn của chính phủ đang nhắm vào. Quần chúng không chỉ nhẫn nhục chịu đựng những hành động của chính quyền mà còn bắt đầu ủng hộ một cách nhiệt tình y hệt hồi những năm 30 của thế kỉ trước.

Khủng khiếp hơn là chuyện đó đã từng xảy ra trước đây, quần chúng bao giờ cũng tỏ ra nhiệt tình khi bị người ta dắt mũi và chà đạp: chuyện đó đã từng xảy ra trước Thế chiến Thứ nhất và ngay sau đó nữa. Lúc đó nhân dân và những người Bolshevik đã liên kết với nhau mật thiết đến nỗi ngay bây giờ cũng không rõ là ai ủng hộ ai và ai lãnh đạo ai. Nhưng chúng ta đã biết kết quả của cuộc đồng hành này. Chúng ta biết rằng nó đã kéo dài và trở thành thảm hoạ cho cả hai phía – đấy là năm 1991.

Đồng thời chúng ta cũng biết rằng người Nga không bao giờ coi nhà nước là “của mình”, nhà nước áp bức thì người ta giở trò ma mãnh, lừa gạt và tìm cách tránh né phápluật. Ngoài mặt họ tỏ vẻ phục tùng và ngoan ngoãn nhưng trong túi áo bao giờ dân chúng cũng lăm lăm nắm đấm phòng thân. Biểu hiện bên ngoài của thái độ phục tùng và ngoan ngoãn như thế đã được coi là (và vẫn được coi là) tính nhẫn nhục và nếu muốn, ta có thể giải thích thói quen đó như là sự ủng hộ của quần chúng đối với chính phủ.

Hiện nay có vẻ như Putin và tổng thống của ông ta cũng nhận được sự ủng hộ của toàn dân. Cái khẩu hiệu rất đáng buồn nhưng luôn được nhắc tới ở Nga: “Nhà nước và nhân dân là một”. Điều đó có nghĩa là nhà nước chẳng phải là nhà nước mà nhân dân cũng chẳng phải là nhân dân theo nghĩa hiện đại duy lí của những khái niệm này. Không chỉ nhà nước có vấn đề mà cả nhân dân cũng có vấn đề. Nhân dân chưa bắt đầu đóng vai trò tích cực trong lịch sử của chính mình. Nhân dân vẫn là quần chúng, là đám đông. Chỉ trong khoảng 18 đến 20 năm gần đây cái đám quần chúng nhân dân Nga-Xô rời rạc, manh mún mới bắt đầu qui tụ lại mà thôi. Nhưng lạy chúa tôi, kết quả không phải là sự phát triển của xã hội dân sự mà là một cái gì đó giống như các tổ chức tội phạm vậy.

Khái niệm này có thể làm cho một số người khó chịu. Họ sẵn sàng kết luận rằng “bạn sẽ chẳng bao giờ tiếp xúc được với nhân dân bằng những ý tưởng như thế”. Tôi hiểu. Chính vì thế mà tôi nói rằng cảm giác trống rỗng xuất phát cả từ đấy nữa.

Những cuộc nổi loạn định kì

Suốt nhiều thế kỉ nhân dân ta đã phải chịu đựng những khổ đau mà theo lời Karamzin thì “chỉ có những kẻ đê mạt mới chịu được mà thôi”. Nhưng lúc đó, tức là cuối thế kỉ XVIII, Karamzin không thể biết rằng những nỗi khổ đau và hậu quả nặng nề của chúng đối với đạo đức của nhân dân Nga vẫn còn ở phía trước. Thỉnh thoảng chúng ta cũng vùng lên chống lại những điều bất công và chính quyền. Mỗi một thế kỉ chúng ta lại được cùng với Razin, Pugachev hoặc Lenin tổ chức ngày hội “tự do điên rồ” của mình một lần. Để rồi sau đó chúng ta lại dấu nắm đấm vào túi áo và trở về với cuộc sống tối tăm thường nhật của mình. Một số người tỏ vẻ hân hoan, số khác thì tỏ rõ thái độ vô liêm sỉ khi cho rằng những cuộc nổi dậy đó chính là sự thức tỉnh. Nhưng nhân dân, dù đang đau khổ hay đang phản đối hoặc giận dữ, vẫn cứ còn là một đám đông. Một đám đông đáng thương và đáng buồn, đôi khi đáng sợ và đáng tởm nữa. Vì với tình trạng vô ý thức và sẵn sàng bạo loạn thường trực của họ thì chỉ có những người như Lenin và Stalin, sau này là Yeltsin và Putin mới có thể tiếp xúc được với họ mà thôi. Và trong tương lai gần, ai mà biết được, có thể những người như Zhirinovsky và Limonov có thể cũng sẽ làm được chuyện đo`?

3. Giới trí thức cũng mất tự do chẳng khác gì trước

Cảm giác trống rỗng còn trở nên nặng nề hơn khi ta muốn tìm hiểu quan điểm, tiếng nói và tinh thần công dân của giới trí thức của chúng ta.

Dĩ nhiên là có rất nhiều biến thái, nhưng rất hiếm điểm sáng. Thí dụ, đối với tôi thì một trong những điểm sáng như thế là đạo diễn phim Alexei German. Nhưng họ là những ánh lửa giữa đêm đen, theo nghĩa của Kinh thánh: hoặc là ánh sáng xuyên thủng màn đêm hoặc là sẽ bị màn đêm nuốt gọn. Khả năng thứ hai đã xảy ra trong lịch sử và đang xảy ra trong thời đại chúng ta. Cảm giác trống vắng còn tồi tệ hơn sau những vụ ám sát Dmitry Kholodov, Laria Yudina, Galin Starovoitova, Sergei Yushenkov, Ana Politkovskaya và Magomed Evloev, sau vụ truy tố Adrei Piontkovsky vì “chủ nghĩa cực đoan” và sau khi Mikhail Beketov bị đánh đập một cách vô cùng dã man.

Cảm giác trống vắng còn nặng nề hơn nữa khi ta cố gắng tìm hiểu quan điểm của những kẻ có học, không phải từng người riêng biệt mà là cả tập thể, cả một “cộng đồng”. Nói một cách ngắn gọn, tất cả những người có học (trừ một vài ngoại lệ có thể đếm trên đầu ngón tay) đều đứng về phía chính phủ chứ không đứng về phía nhân dân. Theo tôi đấy là lí do vì sao dân chúng vẫn cứ mãi chỉ là “dân chúng” và chưa trở thành nhân dân được.

Nếu xem xét truyền thống hơn một trăm năm qua của giới trí thức của chúng ta thì cảm giác trống rỗng còn nặng nề hơn nữa. Nhưng nó đã không được thảo luận và người ta đã không viết về nó như một vấn đề thực tế, không hiểu được nó một cách thấu đáo. Chính vấn đề “truyền thống của giới trí thức Nga” cũng bị tiêu tán, cũng bị bóng đêm bao phủ.

Đấy không phải là việc ngẫu nhiên. Cũng cần phải được giải thích nữa.

4. Mở mang đế chế thay vì tự do

Xin nói về thái độ mang tính truyền thống đối với quyền lực của giới trí thức Nga trước năm 1917. Thái độ này xuất phát từ sự kiện là ở Nga song song tồn tại hai nển văn hoá đối địch nhau.

Hai nền văn hoá này khác nhau về mặt xã hội và tinh thần đến nỗi trong thế kỉ XVIII chúng đã nói bằng những ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau. Hai bên hoàn toàn không hiểu nhau cho nên trong suốt lịch sử của mình, những người có học ở Nga (ngay cả những người thuộc giới trí thức “tự do”) cũng chỉ làm mỗi một việc là góp phần củng cố quyền lực nhà nước mà thôi. Nói chung, họ thường đứng về phía chính quyền chứ ít khi đứng về phía nhân dân.

Hơn nữa, chính phủ mà họ giúp đỡ xây dựng thực chất lại là chính phủ chuyên chế, nếu không nói là độc tài. Đấy là lí do vì sao phong trào Khai Sáng đã để lại trong truyền thống quyền lực của dân tộc ta dấu vết rất mờ nhạt.

Nếu xem xét lịch sử nước Nga một cách rộng rãi hơn thì ta càng thấy rõ hơn lí do vì sao trí thức Nga lại có truyền thống đó. Ngay từ thế kỉ XV, khi Moskva bắt đầu xây dựng đế chế theo Chính thống giáo, người ta đã coi việc mở rộng lãnh thổ là ưu tiên hàng đầu mà không cần quan tâm đến ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của đất nước. Vì việc mở rộng đế chế diễn ra trong hoàn cảnh kinh tế eo hẹp cho nên xu hướng chung là xã hội tiến dần đến tình trạng nô lệ: sức lực của dân chúng phải được bóp nặn bằng bạo lực.

Xu hướng đó vẫn giữ nguyên cho đến tận hôm nay. Hiện tượng giẫm chân tại chỗ trong một thời gian dài đã trở thành vấn đề ngột ngạt đối với cả dân tộc, trở thành đặc thù của tính cách Nga trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả một nhà nước đầy quyền uy còn dân chúng thì bị đàn áp.

Truyền thống ủng hộ nhà nước của giới trí thức Nga đã được thể hiện trong sự phân đôi cũng mang tính truyền thống của tâm hồn Nga: một bên là tự do, bên kia là đế chế; một bên là ý chí, bên kia là quyền lực.

Georgy Fedotov, nhà sử học, triết học và nhà báo nổi tiếng của chúng ta còn viết một cách rõ ràng hơn. Theo ông, sau Pushkin, “trong nhận thức của người Nga, vực thẳm giữa đế chế và tự do đã rộng đến mức không thể nào vượt qua được… Những người xây dựng và ủng hộ đế chế thì xua đuổi tự do còn những người đấu tranh cho tự do thì phá hoại đế chế. Nhà nước quân chủ không thể chịu đựng nổi sự chia rẽ mang tính tự sát của cả tinh thần và lực lượng như thế. Sự sụp đổ của đế chế Nga trước hết là do khối ung thư đã làm mục ruộng hết nội tạng của nó ngay từ bên trong”.

Với sự trợ giúp của Georgy Fedotov, (một người đã trải qua những cuộc cách mạng và chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX), tôi muốn quay lại với vần đề hiện nay: “đế chế – tự do – cá nhân”. Hiện nay vấn đề này được giải quyết như thế nào, cả về mặt tri thức lẫn trên thực tế? Xin hãy nhìn thẳng vào những người mà về mặt nghề nghiệp chính là đại diện của tư tưởng và tâm hồn Nga và là những người quyết định tương lai của đất nước trong thế kỉ XXI này.

Xin nhắc lại: dù muốn dù không, vấn đề này sẽ làm cho bạn cảm thấy trống rỗng. Vì sẽ chẳng có mấy người chia sẻ ý tưởng của bạn. Chính phủ đã giết gần hết những người như thế rồi.

Tiếng nói giữ thế thượng phong, quan điểm xã hội của giới trí thức Nga, của “tầng lớp có đầu óc của chúng ta”, hoàn toàn trùng hợp với quan điểm của chính phủ hiện hành. Các nhà văn, các nhà khoa học, các nghệ sĩ và đạo diễn phim ảnh cũng như nhà hát, các phóng viên cả báo in lẫn phương tiện truyền thông đại chúng điện tử, các giáo sư đại học và giới tăng lữ không chỉ im lặng và thụ động chịu đựng chính quyền. Họ còn ủng hộ và bào chữa cho nó nữa. Họ còn dùng lí luận, truyền thống lịch sử và quan niệm đạo đức của mình để tìm cách hợp lí hoá những hành động của nó nữa.
..........
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #401 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2014, 11:56:14 am »



5. Giới trí thức hiện nay: dàn đồng ca ủng hộ

Có thể dẫn ra ở đây một danh sách dài các tác phẩm, cả sách vở lẫn báo chí, để chứng minh cho điều vừa nói. Chúng ta có thể chỉ rõ rằng hầu như tất cả hệ thống truyền hình và những cuốn sách giáo khoa, cả phổ thông lẫn đại học, đều được nhà nước phê chuẩn. Tôi xin dẫn ra đây một số (số đặc biệt): “Năm thế kỉ của đế chế” của tờ tạp chí Expert ra ngày 31 tháng 12 năm 2007. Thời gian gần đây tờ tạp chí này đã trở thành một loại hàn thử biểu về đường lối tư duy của giai cấp cầm quyền và tầng lớp thượng lưu trí thức phục vụ cho nó.

Bài xã luận Số phận phức tạp của đế chế tỏ ra nghi ngờ tương lai dân chủ của nước Nga: “Hình thức cai trị này rất dễ bị tổn thương và không ổn định, nếu trong xã hội không có một sự đồng thuận là đất nước cần có dân chủ thì về nguyên tắc nó là bất khả thi. Việc ủng hộ chế độ dân chủ là không thực tế nếu những tầng lớp đông đảo và có ảnh hưởng trong xã hội coi việc phá huỷ nó là mục tiêu của mình”.

Sẽ không sao – dĩ nhiên là người ta có thể nghi ngờ là liệu chế độ dân chủ có phù hợp với nước Nga hay là không … nếu không có sự kiện là phương án đề nghị thay thế không chỉ đáng ngờ mà còn ít nhất cũng làm cho người ta lo ngại nữa.

Cũng trong số báo đó còn có bài Nước Nga dành cho những kẻ yếm thế.Bài báo viết: “Việc mở rộng lãnh thổ bao giờ cũng giữ thế thượng phong trong quan niệm của người Nga đối với thế giới. Nhưng chẳng có gì phải ân hận hết. Chúng ta có quyền tự hào về đất nước vĩ đại mà cha ông ta đã xây dựng nên, chẳng kém gì người Thuỵ Sĩ tự hào về những chiếc đồng hồ của họ, chẳng kém gì người Pháp tự hào về nghệ thuật ẩm thực và người Ý tự hào về nghệ thuật thời Phục hưng của họ. Cũng như những thành tựu của các dân tộc khác, đấy không chỉ là niềm tự hào mà còn là nguồn thu nhập, lãnh thổ của nước Nga với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và những vị trí chiến lược của nó đang trả cho chúng ta gấp hàng trăm lần số vốn đã bỏ ra.

“Có thể nói tương tự như thế về khả năng sống hoà thuận với những người láng giềng và nếu cần thì chiến đấu với họ của chúng ta

“Chúng ta còn biết cách cải thiện nền văn hoá chính trị của mình và biết cách học tập nền văn hoá nước ngoài và biến chúng thành của mình nữa.

“Nước Nga tiếp nhận tất cả những ai muốn trở thành một phần của nó, tiếp nhận tất cả những ai sẵn sàng phục vụ cho nó.

“Đối với các thần dân Nga tự do có nghĩa là như thế. Nếu đối với một người quyền quí Ba Lan tự do có nghĩa là quyền không tuân phục, nếu đối với một huân tước người Anh tự do có nghĩa là quyền kiểm soát cách sử dụng tiền thuế của ông ta thì đối với một người quí tộc Nga tự do có nghĩa là được quyền tham gia vào sự nghiệp vĩ đại, tức là sự nghiệp xây dựng đế chế. Xin hãy tự quyết định lấy người nào có nhiều tự do hơn – một người Ba Lan mà thái độ bất tuân và ngạo mạn của ông ta chẳng có giá trị gì hay là một người Nga với thái độ sẵn sàng phục vụ đã biến ông ta trở thành người làm nên lịch sử thế giới?”

Đấy là những giá trị mang tính định hướng, đấy là thế giới quan của những người có học của Nga được phát biểu trên tờ tạp chí Expert. Đấy cũng là động cơ xuyên suốt các chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ Nga. Đối với tất cả bọn họ thì tự do “theo ý nghĩa lịch sử rộng lớn” chính là GULAG và so với các dân tộc khác thì đóng góp vĩ đại nhất của Nga vào nền văn minh thế giới chính là bản chất đế chế và kết quả của năm thế kỉ bành trướng của nó.

Giới quí tộc Nga bị nô dịch như thế nào?

Dĩ nhiên là chẳng việc gì chúng ta phải xin lỗi vì sự bành trướng trong quá khứ. Lịch sử của chúng ta không phải là lí do để tự hào hay xấu hổ. Nhưng chúng ta cần phải xem xét và thấu hiểu. Trong khi cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ, từng người và cả cộng đồng sẽ nhận diện được mình và nhận diện được bản sắc của mình.

Nếu trung thành với các sự kiện thì chúng ta phải nói việc sẵn sàng phục vụ và giúp đỡ xây dựng đế chế, cái đế chế không đại diện cho quyền tự do của người quí tộc Nga mà chính là thể hiện thân phận nô lệ của ông ta.

Cuối thế kỉ XV, khi Sa hoàng Ivan Đệ Tam cần một đội quân thường trực để bảo vệ một đất nước đã trở nên quá to lớn và chinh phục thêm những vùng lãnh thổ mới nhưng không có tiền thì người ta đã nghĩ ra một giải pháp: thành lập kị binh trên cơ sở quyền sở hữu ruộng đất giả định. Những người lính kị binh này là tầng lớp quí tộc đầu tiên bị nô dịch. Họ được chia ruộng, nhưng bị tước quyền lựa chọn. Họ không được quyền đổi chủ, cũng như không được quyền tự ý làm bất cứ việc gì khác. Sau một thời gian họ còn được nhà vua cho một số nông dân nữa, những người nông dân này trở thành nô lệ của họ, cũng như họ là nô lệ của nhà nước.

Như vậy là người quí tộc Nga bị mất tự do đến hai lần: bên trên thì phải phục vụ nhà nước, bên dưới thì phải cống nạp bằng tiền của nông nô, những người mà lúc đó được gọi là “tài sản đã được rửa tội”.

Những người có học “nặng lòng yêu nước” hiện nay cũng “không có quyền lựa chọn”

Nhưng lời tuyên bố “đối với người quí tộc Nga, tự do là tinh thần sẵn sàng phục vụ, là cơ hội tham gia vào việc xây dựng đế chế vĩ đại” có thể được coi là chìa khoá giúp tìm hiểu thái độ đặc biệt đối với quá khứ, đối với truyền thống lịch sử của nước Nga, của những người trí thức tập hợp xung quanh tờ tạp chí Expert. Không chỉ tự coi mình là những người “quan tâm đến vận mệnh quốc gia” và “có tinh thần yêu nước”, họ còn đòi giành cả vai trò sáng tạo và tinh thần khoa học nữa. “Muốn tạo ra một quan điểm chung nhất về lịch sử, chúng ta cần phải có một cách tiếp cận mới, không gắn với một ý thức hệ nào. Dĩ nhiên là chúng ta không thể loại bỏ hẳn ảnh hưởng của ý thức hệ đối với quá trình nghiên cứu lịch sử của đất nước – không thể xây dựng “một cách giải thích hợp chuẩn”, ngay cả với đủ thứ biến thái khả dĩ khác nhau, mà không dựa vào một ý thức hệ nào đó. Nhưng chính trị hoá một cách thiên lệch là hoàn toàn không thể chấp nhận được”, bài xã luận của tờ Expert đã viết như thế

Nếu suy nghĩ một cách thật thấu đáo thì những sự kiện mà tôi dẫn ra ở đầu bài báo này sẽ cho chúng ta thấy một hiện thực không chỉ đáng sợ mà là kinh hoàng nữa. Trước đây ta có cảm giác trống rỗng vì không gặp được người tri kỉ, vì dường như không có ai biết hành động một cách phù hợp. Bây giờ ta đã nhìn thấy. Đường nét của những thành tựu trong chính sách, cả đối nội lẫn đối ngoại, của Putin hiện lên sừng sững trước mắt ta. Chỉ có thể nói là: không muốn tin vào mắt mình nữa!

Chủ nghĩa Quốc xã của Hitler và Stalin, đã không được nhận diện ngay lập tức và chúng ta chỉ hiểu được mối đe doạ của nó khi đã quá muộn, cần phải công nhận như thế – hơn nữa, ngay cả bây giờ cũng không phải tất cả đã hiểu và những người hiểu thì cũng chưa phải đã hiểu hết.

Số báo Expert được trích dẫn ở đây chỉ là một trong rất nhiều bằng chứng chứng tỏ chiến lược quay trở về với chính sách của nước Nga thời Sa Hoàng và thời Liên Xô mà thôi. Hiện thân của “một cách giải thích hợp chuẩn” lịch sử của nước Nga trong những cuốn sách giáo khoa lịch sử được xuất bản hàng loạt gần đây là một bằng chứng khác.

Các tác giả của tờ Expert, những người tuyên bố tuân thủ cách tiếp cận cực kì khoa học và không cho phép chính trị hoá một cách thiên lệch, viết: “Lịch sử của đế chế Nga cũng chẳng khác gì lịch sử của các đế chế khác ở châu Âu. Trên nhiều phương diện thậm chí nó còn nhân đạo hơn. Dù sao mặc lòng, nước Nga không có lựa chọn giữa việc trở thành đế chế hay trở thành “một nước châu Âu dân chủ bình thường”. Chỉ có một lựa chọn, đấy là trở thành đế chế hay trở thành thuộc địa”.

Câu “thậm chí nó còn nhân đạo hơn” cần phải được tác giả trả lời bằng chính lương tâm của mình, đặc biệt là khi nhớ rằng lịch sử của đế chế Nga không kết thúc vào năm 1917.

Câu “không có lựa chọn” cũng cần phải được tác giả trả lời bằng chính lương tâm của mình. Tất cả cuộc đời của chúng ta – cuộc đời của mỗi người, cuộc đời của mỗi nước – là sự lựa chọn không bao giờ dứt. Tìm hiểu ý nghĩa của lịch sử chính là tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi vì sao người ta đã chọn con đường đó chứ không phải những con đường khác.

Nhưng giả sử như ngay cả sau khi đã phân tích tất cả những luận cứ “ủng hộ” cũng như “chống đối” một lựa chọn nào đó, sau khi đã phân tích theo tất cả những nguyên tắc “của cách tiếp cận hoàn toàn khoa học” và không bị “chính trị hoá một cách thiên lệch” ta vẫn đi đến kết luận rằng đúng là lúc đó đã “không có lựa chọn nào khác” thì điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải tiếp tục đi theo con đường đã dẫn chúng ta đến ngày hôm nay hay không? Không được quên là trên con đường đó đã có những cái mốc như 1917, 1991 và 2008.

Dựa vào tất cả những gì đang xảy ra trên đất nước ta, dựa vào hướng tư duy của chính phủ thì có vẻ như mọi người đều đồng ý là phải tiếp tục con đường đã chọn.

Nước Nga lại đứng trước một sự lựa chọn: hoặc là chính sách cai trị thời Hãn quốc-Byzantine, chính sách địa chính trị truyền thống của Nga, tinh thần cứu rỗi thời Xô Viết, tệ nạn tham những bao trùm lên tất cả và chiến dịch thanh lọc chính trị của Putin – tất cả đều có thể được nhìn thấy một cách rõ ràng xung quanh chúng ta. Hay là…

Tôi tin rằng chúng ta không có thì giờ suy nghĩ về bất cứ một phương án lựa chọn nào khác. Chưa nói là thực hiện.

Cuộc chiến tranh của Nga chống lại Georgia cho thấy thời điểm khi mà hai đường lối chính trị của Nga gặp nhau. Trong khoảng 8 đến 10 năm lại đây, chúng ta đã thấy những sự kiện sau đây: bãi bỏ những cuộc bầu cử, bãi bỏ hệ thống toà án, bãi bỏ các phương tiện thông tin đại chúng và đảng phái độc lập. Quyền lực của ngành lập pháp bị hạn chế. Các cơ quan bảo vệ pháp luật trở thành các phương tiện đàn áp và tổ chức tội phạm. Tham nhũng lan tràn từ trên xuống dưới. Những vụ giết người làm chấn động dư luận và quan hệ căng thẳng với các nước láng giềng (mà không chỉ láng giềng).

Còn trong dài hạn thì cuộc chiến chống lại Georgia lại cho thấy một tình tiết khác trong những cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài hàng trăm năm qua. Sự mất tự do ở trong nước càng làm cho những cuộc chiến tranh như thế thành trầm trọng thêm.

6. Bánh xe của lịch sử đã quay đủ một vòng: trở lại “con đường của nước Nga”

Ở điểm giao nhau giữa hai đường lối, nước Nga đã trở về đúng con đường cũ, con đường của Nga, con đường của Liên Xô. Chúng ta cần nói một chút về những khái niệm này … Cái gì làm nên con đường này, cái gì làm cho nó lặp lại, làm cho nó thay đổi mà vẫn y nguyên như thế? Tôi chỉ xin đưa ra những khía cạnh quan trọng nhất: vị trí của nước Nga và qui mô lãnh thổ của nó; tính chất của đất đai; mật độ, thành phần và mức độ năng động của dân chúng; và cuối cùng là bản chất của quyền lực ở nước Nga.

Nhưng đấy chỉ là những thành tố khách quan, thành tố có tính vật chất và định chế tạo ra “con đường” mà thôi. Không có linh hồn, những thành tố này chỉ là những nhân tố chết, chúng không thể làm cho mọi vật cứ xoay tròn, cứ lặp lại mãi như thế được. Đóng vai trò quan trọng, nếu không nói là quan trọng hơn đối với con đường là những thành tố trong lĩnh vực tinh thần: nhà thờ chính giáo Nga, phức cảm cứu chuộc, chủ nghĩa bành trướng, thói quen và hệ tưởng của dân chúng. Tất cả những thành tố này đan xen vào nhau, tương tác với nhau, và biến đổi (đôi khi đến mức không thể nào nhận ra được), đã làm nên “con đường của nước Nga” mà có lẽ hôm nay chúng ta đã quay trở lại với nó rồi.

Khi nói “trở lại” nghĩa là trước đây đã nhiều lần hay ít nhất là một lần chúng ta đã rời xa cái chỗ mà hiện nay ta đang đứng. Đấy là sự trở lại “bình thường”, không phải trở lại “theo kiểu Nga”. Chúng ta dường như chỉ “có vẻ” như quay trở lại mà thôi. Trên thực tế, “trở lại” theo cách hiểu của người Nga chúng ta là vẫn ở nguyên một chỗ, tức là nếu nhìn kĩ thì chúng ta sẽ thấy mình chưa đi ra khỏi đó bao giờ.

Trong lịch sử của chúng ta, cũng như lịch sử của bất kì nước nào khác, không thể đếm hết những cuộc tháo lui: từ cải cách sang phản cải cách, từ thay đổi sang “đình trệ”, từ “băng giá” sang “tan băng”.

Nhưng chúng ta luôn đi theo đúng một con đường, chúng ta luôn đi theo một hướng. Đấy là con đường chúng ta đã và đang đi suốt 500 năm qua.Chaadaev và Berdayev không gọi đấy là đi lên mà là loanh quanh theo vòng tròn của lịch sử. Trong tiến trình lịch sử của mình, nước Nga đã có mấy lần đứng trước các ngã rẽ của hai con đường dẫn vào những hướng hoàn toàn khác nhau. Dường như đã có lúc chúng ta có thể bỏ cái con đường quen thuộc để bước lên một con đường mới.

Lịch sử của nhà nước Nga thống nhất đã bắt đầu từ một ngã rẽ như thế. Nhà sử học Alexander Zimin đã ví nó với hình tượng “người dũng sĩ giữa ngã tư đường”, chàng dũng sĩ đã có thể bước từ một nước Nga đầy chia rẽ sang một một nước Nga tự do hơn. Nhưng chàng đã không có đủ sức giật tung những gông cùm (sự đàn áp của chính quyền và sự khuất phục của dân chúng) đã buộc cả xã hội phải nằm trong cảnh tôi đòi. Và chàng dũng sĩ đã đi theo con đường đó, con đường của chế độ độc tài và sau đó thì còn thêm chế độ nông nô nữa. Hai thành tố đó đã làm nên “con đường của nước Nga”. Đấy là con đường thiếu vắng tự do.
..........
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #402 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2014, 12:02:19 pm »



Phần II. Năm 1917

1. Xây dựng chủ nghĩa xã hội: Nước Nga từ bỏ lối mòn, bắt đầu xây dựng thiên đường trên cõi thế

Năm 1917 là thí dụ nổi bật nhất, điển hình nhất về sự “trở lại” trong lịch sử của nước Nga. Chúng ta có thể không thảo luận về tư tưởng và nội dung của nó trong bài báo này. Nhưng như thế thì sẽ không làm rõ được những khái niệm của chúng ta, tức là các khái niệm “trở lại”, “con đường” và “hệ thống của nước Nga”, cũng như không làm rõ được công cuộc tìm hiểu trách nhiệm lịch sử của việc trở lại “con đường của nước Nga”. Trách nhiệm nằm trên vai ban lãnh đạo hiện nay của nước Nga cũng như toàn thể thế hệ những người đang sống đã nhắm mắt bầu cho ban lãnh đạo đó.

Đáng tiếc là rất ít người ở Nga hiểu được những chuyện đã xảy ra ở Liên Xô trong quá trình mà sau này được gọi là “xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Hiểu biết quả thật còn rất nhiều thiếu sót.

Đấy không phải là một bước rẽ mà là một cú nhảy hẳn khỏi lối mòn. Nước Nga không chỉ bước sang một con đường mới mà còn cắt đứt tất cả các mối liên hệ với quá khứ, cái quá khứ đã tạo nên chính nó. Tất cả mọi thứ đều bị đào tận gốc trốc tận rễ.

Qui mô và tư tưởng của cuộc tấn công quả là đầy tham vọng. Những thay đổi trong cơ cấu xã hội nhất định và đương nhiên sẽ dìm hàng triệu người xuống và đẩy hàng triệu người khác lên. Tất cả những gì gọi là tài sản của quốc gia lúc đó đều bị giật khỏi tay một số người để giao vào tay một số người khác. Các biện pháp tái tổ chức cơ cấu của xã hội và quan hệ sở hữu lan sang cả lĩnh vực tư tưởng là cần phải cải tạo con người để bảo đảm rằng họ sẽ có những phẩm chất đúng đắn và cần thiết cho việc thực hiện Kế Hoạch. Ban đầu là trong nội bộ nước Nga, nhưng sau đó … chúng ta sẽ thấy nó còn đi xa đến đâu.

Nhưng nếu bỏ sang một bên ngôn ngữ mang tính chính trị và tư tưởng thì thấy rõ là người ta đã thực hiện tư tưởng biến Moskva thành thành Rome Thứ Ba và biến nước Nga thành Thiên Đường trên cõi thế. Một tư tưởng quả là khủng khiếp, cả về qui mô lẫn khái niệm.

2. Xây dựng chủ nghĩa xã hội: xoá bỏ nhân tố con người

Khi muốn nói về những điều khủng khiếp nhất từng xảy ra ở Liên Xô trong thế kỉ XX người ta thường kể về chiến tranh và “những vụ đàn áp của Stalin”. Những hi sinh như thế, những hi sinh mà người dân Nga hiến dâng lên bàn thờ tổ quốc đã được khắc sâu vào tâm khảm tập thể. Trong quá trình “xây dựng chủ nghĩa xã hội” “một cách hoà bình” đã có hàng triệu người, họ là nạn nhân của những vụ “đàn áp” của Stalin, những người được đưa các trại tù thuộc hệ thống GULAG hoặc bị giết trước khi được đưa tới đó. Các nạn nhân này dĩ nhiên là một phần của sự thật. Nhưng họ không phải là tất cả, mà có thể không phải là phần chính.

Đối với Hitler, giải pháp chung cuộc đối với người Do Thái là tiêu diệt hoàn toàn người Do Thái.

Đối với Stalin, giải pháp chung cuộc cho vấn đề “xây dựng chủ nghĩa xã hội” là phá tan tành xã hội, theo đúng nghĩa đen của từ này. Sự phân tầng về mặt xã hội đã xảy ra trong hàng thế kỉ. Trước thế kỉ XX cộng đồng xã hội Nga bao gồm nông dân, thợ thủ công, người buôn bán, công nhân và những người làm nghề tự do. Ngoài ra còn có các phường hội của các nhà buôn, hiệp hội của công nhân và nghệ sĩ, giáo sứ, hội đồng làng xã, hội nhà văn. Stalin, tiếp tục công việc của Lenin, đã thực hiện trọn vẹn giải pháp chung cuộc cho “vấn đề xã hội”: phá huỷ một cách triệt để xã hội trên toàn lãnh thổ Liên Xô.

Thay thế cho nó, “đảng và nhà nước” đã tạo ra một môi trường xã hội hoàn toàn khác, môi trường xã hội Xô Viết, gồm toàn những công nhân viên chức được trả theo cùng một bảng lương trên toàn lãnh thổ quốc gia. Về mặt pháp lí thì người nông dân và người nghệ sĩ, mảnh ruộng hay nhà hát đều có cùng một địa vị: tất cả đều trở thành sở hữu của nhà nước, đều trở thành “nguồn lực” hết. Con người và đồ vật là những loại nguồn lực khác nhau, đấy cũng là khác biệt duy nhất giữa con người và đồ vật. Nếu người được tính là nguồn lực lao động, nguồn lực con người, nguồn lực quản lí thì đồ vật là nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn năng lượng. Nhưng cả hai nhóm vẫn chỉ là nguồn lực mà thôi. Dù được tính bằng những con số, bằng tấn, bằng mẫu hay bằng ngày công thì đấy cũng chỉ đơn giản là được ghi chép, lập kế hoạch, lưu trữ, phân bổ, vận chuyển, tái định cư và nếu cần thì dự trữ.

Người dân không có quyền cũng như không có điều kiện thay đổi nơi làm việc theo ý của mình – mỗi người đều có một cuốn sổ lao động, đi muộn hoặc nghỉ việc bị coi là tội phạm hình sự. Họ cũng không có quyền và điều kiện thay đổi nơi cư trú – mỗi người đều có một cuốn sổ hộ khẩu. Nông dân – chiếm tới một nửa dân số – hoàn toàn không có quyền gì: không được đi đâu, ngay cả trong vòng mấy ngày. Nông dân không có chứng minh thư.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội, nếu gọi đúng tên của nó – chứ không phải là “tập thể hoá, công nghiệp hoá và cách mạng văn hoá” – là thực hiện kế hoạch nhằm tiêu diệt hoàn toàn nhân tố con người trong cơ cấu của xã hội. Đấy là quá trình tạo dựng môi trường xã hội nhân tạo, gọi là xã hội Xô Viết. Đấy là một đòn chí mạng giáng vào toàn bộ cộng đồng dân tộc Nga (Liên Xô).

3. Tổ chức xã hội bị thay thế bằng tội phạm và tham nhũng

Xin được quay trở lại với câu hỏi của chúng ta. Hàng triệu nạn nhân bị giết trong những vụ khủng bố của Stalin hay là con số còn lớn hơn thế những người bị làm cho trở thành tàn phế vĩnh viễn về mặt đạo đức, cái nào có hậu quả nặng nề và đen tối hơn?

Trước năm 1917 môi trường xã hội Nga vẫn còn rất mong manh, chưa có cấu trúc chắc chắn, chưa có các định chế riêng của mình. Việc phá hoại môi trường xã hội như thế đã làm cho nó trở thành rối loạn và phân tán hơn nữa: ai lo việc người nấy, ai cũng bị nhà nước trói buộc hết. Lạt là đồng lương chết đói, đấy là nói với người sống ở thành phố. Còn ở nông thôn thì không phải là lương mà là ngày công, nhưng ngày công cũng chẳng làm người ta no được.

Nhân dân không có một tí quyền hành nào, đấy là căn cứ cho việc tổ chức xã hội, nhưng khát vọng sống của họ thì không ai có thể tiêu diệt được vì vậy mà tự tổ chức trở thành căn cứ, nói cách khác, trở thành những mối quan hệ mang tính định chế giữa người dân với nhau. Khi những hình thức tổ chức và định chế xã hội bình thường, hình thành một cách tự nhiên, bị phá bỏ thì dĩ nhiên là quá trình tự tổ chức sẽ phát triển bằng cách phớt lờ những cấm đoán, và cuối cùng sẽ thể hiện dưới hình thức tội phạm và tham nhũng toàn diện (“mang tính hệ thống”, nay người ta thường nói một cách thiếu suy nghĩ như thế).

Bằng cách phá huỷ xã hội đã hình thành ở nước Nga trước thế kỉ XX, những người xây dựng chủ nghĩa xã hội đã kích động và làm sống dậy những điều tồi tệ nhất, tức là những bản năng thú vật và tính ích kỉ, trong mỗi con người.

4. Moskva là thành Rome đệ tam hay là một dân tộc hoang tưởng

Nhưng nếu tất cả những điều đã được làm nhân danh “xây dựng chủ nghĩa xã hội” không phải là để đánh thức thú tính trong mỗi con người thì mục tiêu sâu xa, thầm kín của nó là gì? Tương lai tươi sáng ư? Hạnh phúc cho mỗi người ư? Bờ xôi ruộng mật ư? Đối với những người quen sống mà chẳng cần suy nghĩ gì thì đúng là như thế. Đối với họ, truyền thống và hoang tưởng đã trở thành không chỉ căn cứ mà còn là tất cả nội dung của nhận thức nữa.

Thế còn Stalin – khát vọng của ông ta là gì? Suy nghĩ theo lối truyền thống và hoang tưởng cũng không phải là những điều xa lạ đối với ông ta. Hơn nữa, những người đã viết về tính tôn giáo trong ý thức hệ của chủ nghĩa Bolshevik hẳn là phải có căn cứ vững chắc để làm như thế. Mà không chỉ vấn đề tôn giáo – thí dụ như Lenin với quan điểm mục đích luận về thế giới nói chung và quan niệm về vai trò cứu rỗi của nước Nga nói riêng.

Tư tưởng tôn giáo của Stalin là Chính thống giáo. Ông ta cho rằng Liên Xô là sự tiếp nối đường lối xuất phát từ Moskva, từ thời các vị đại công tước khởi sự quá trình xây dựng đế chế theo đường lối Chính thống giáo. Đường lối này đã kéo dài qua thời đại các Sa hoàng ở Moskva, qua thời đại đế chế đóng đô ở Petersburg và kéo dài đến tận thời đại Liên Bang Xô Viết của ông ta. Stalin nắm vững tư tưởng của những nhà độc tài Nga. Ông ta biết rõ quan niệm của họ về tương lai của nước Nga, ông ta biết rằng từng người trong bọn họ, kể từ Ivan Đệ Tam trở đi, đều nhìn thấy “sứ mệnh” và “vận mệnh” của nó. Ông ta biết rõ dự án của Speransky, ông ta biết “Dự án Hy Lạp” của Catherine Đại đế, dự án của Uvarov được thể hiện bằng công thức “Nhà thờ chính thống giáo- chế độ chuyên chế – dân tộc”, các dự án vĩ đại của Alexander Đệ nhị, của Witte và của Stolypin nữa.

Không phải vô tình mà tất cả các dự án này đều chứa đụng tư tưởng “Moskva là Rome Đệ tam”. Sợi chỉ xuyên suốt của tư tưởng này là: Moskva là người cứu chuộc niềm tin Thiên chúa giáo và địa điểm xây dựng Thiên đường trên cõi thế. Con đường dẫn đến mục tiêu này trải dài qua bán đảo Balkans, qua eo biển Bosporus, qua thành phố Constantinople và Ấn Độ nữa.

Tư tưởng này đã làm nên toàn bộ lịch sử của đất nước chúng ta – cụ thể hơn, đã tạo ý nghĩa cho nó. Không phải vô tình mà tôi đã gắn tư tưởng này với một vấn đề khủng khiếp (bao gồm cả những hậu quả của nó), tức là việc phá hoại xã hội Nga và xây dựng xã hội Xô Viết giả tạo thay thế cho nó.

5. Chính sách xâm chiếm các nước lân bang đã dẫn đến giải pháp cuối cùng của Stalin: thần dân phụ thuộc thay thế cho xã hội

Xin nhắc lại: toàn bộ lịch sử của chúng ta là lịch sử của những cuộc xâm lược chứ không phải là lịch sử xây dựng xã hội. Vì không thể nào có đủ nguồn lực cho những cuộc xâm lăng miên viễn như thế cho nên chính phủ buộc phải dùng sức mạnh để thực hiện việc tước đoạt. Khi cần phải bóp nặn tất cả những gì có thể thì sức mạnh không cũng chưa đủ, phải đàn áp mọi bất đồng và chống đối nữa. Đấy chính là nguyên tắc căn bản: nhà nước là tất cả, cá nhân chẳng có nghĩa lí gì. Đấy chính là khởi nguồn của chế độ chuyên chế, chế độ chiếm nô, Hãn tộc, đế chế…

Nhưng ở đâu còn có cộng đồng – còn có công nhân và nông dân – thì vẫn còn cơ sở cho những vụ chống đối. Stalin cũng là người đầu tiên trên thế giới tìm được giải pháp toàn diện cho vấn đề này: không củng cố quan hệ, thậm chí không có bất cứ quan hệ nào với tất cả các cộng đồng xã hội khác nhau, mà đơn giản là tiêu diệt tất cả các cộng đồng và biến toàn bộ xã hội thành một mớ những cá nhân đơn độc, phụ thuộc hoàn toàn và trực tiếp vào nhà nước. Lúc đó sẽ không còn nhu cầu thành lập các hiệp hội, đảng phái chính trị hay nghiệp đoàn nữa. Khi mà quan hệ giữa nhà nước và các cá nhân đã được thiết lập bằng vũ lực và độc đoán thành quan hệ giữa người cai trị và kẻ bị trị thì nhu cầu điều tiết các quan hệ đó bằng luật pháp sẽ không còn. Toà án cũng không cần, chính trị cũng không cần nốt.

Trong quá trình thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) Stalin hiểu rằng với dân chúng như ở nước Nga thì một cú nhảy (Mao, kẻ bắt chước ông ta sau này, gọi là “Đại nhảy vọt”) mà các dân tộc khác phải thực hiện trong hành chục năm, thậm chí hàng thế kỉ, là việc bất khả thi. Ông ta cũng biết rõ rằng chiến tranh với những nước khác là không thể nào tránh được: không thể tưởng tượng nổi một đất nước bị ám ảnh bởi tư tưởng cứu chuộc mà lại không mâu thuẫn và xung đột với các nước khác. Như vậy, theo Stalin là cần phải nhảy – nhảy bằng mọi giá, nếu không thì đất nước sẽ tiêu vong. Ông ta quyết định rằng muốn nhảy thì phải thay dân.

Cú nhảy đã thành công. Việc thay dân sau này được gọi là “quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội”
............
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #403 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2014, 12:06:17 pm »



Phần III. Chính quyền ở nước Nga

1. Đại hiến chương tự do và Thành Cát Tư Hãn

Đặc thù của chính quyền ở Nga cũng là thành tố quan trọng chẳng khác gì những cuộc chiến tranh không bao giờ dứt, quân sự hoá xã hội và nhà thờ Chính thống giáo vậy. Đấy là những thành tố chủ yếu tạo nên “con đường Nga”. Nói theo lối hiện đại thì chính phủ ta có thể ghi trên một mặt tờ card-visit từ “vũ lực” và ghi trên mặt kia từ “chiếm đóng”. Vì thái độ của nó đối với dân chúng cũng chẳng khác gì thái của đội quân chiếm đóng ngoại quốc.

Phải mất nhiều thế kỉ, thậm chí có thể là nhiều thiên niên kỉ, mới có thể thiết lập được một chính quyền kiểu như thế ở nước Nga. Có hai nền văn hoá khác nhau cùng tồn tại trên mảnh đất vô cùng rộng lớn của tổ tiên chúng ta. Đấy là nền văn hoá rừng núi, với nền sản xuất nông nghiệp, định canh định cư và nền văn hoá thảo nguyên với những người chăn nuôi gia súc du mục và các chiến binh.

Những cuộc tiếp xúc giữa hai nền văn hoá khác hẳn nhau, những cuộc chiến tranh không thể nào đếm hết và sự bắt chước lẫn nhau, những vụ đối đầu, âm mưu, phản bội, chinh phục và xâm lược bắt đầu ở vùng Muscovy rồi sau đó là nước Nga cuối cùng đã dẫn tới chiến thắng của một kiểu chính quyền.

Đấy là chính quyền do những người chăn nuôi du mục và các chiến binh đưa vào. Chính quyền của những người du mục đã bám chặt vào lịch sử của nước ta và trở thành của chính chúng ta. Đặc điểm của nó, ngoài những từ đã viết trên tấm card-visit đã nói tới bên trên, là chỉ có một người chơi, là chính quyền chuyên chế, là độc thoại chứ không phải đối thoại, là chuyên chính chứ không phải thảo luận, hoàn toàn không chấp nhận thoả hiệp, không chấp nhận trao đổi để tìm thoả hiệp, là thiếu hẳn điều mà Nikolai Berdayev gọi là “nền văn hoá trung dung”.

Hai hướng đi của nền văn hoá Nga và văn hoá châu Âu, được các sử gia thảo luận trong thế kỉ XIX, đã bắt đầu từ trước đó rất lâu.

Đây là hai nền văn hoá hoàn toàn khác nhau. Một bên thì dẫn tới việc hình thành và phát triển trong một thời gian dài quyền tự do cá nhân. Một bên thì không gian cho sự xuất hiện và phát triển cá tính cứ bị thu hẹp dần.

Một bên là Magna Carta Libertatum (Đại hiến chương tự do) và Habeas Corpus Act[1]. Còn bên kia là Great Yasa của Thành Cát Tư Hãn. Một bên khuyến khích phát triển cá nhân và xã hội, bên kia đặt nhà nước và các định chế lên trên tất cả. Những đối nghịch xã hội xuất phát từ đây có thể nói là không thể nào kể hết: dân chủ trái ngược với độc tài, thoả thuận trái ngược với vũ lực, thảo luận trái ngược độc thoại, đồng thuận trái ngược với độc đoán, các mối liên hệ xã hội theo chiều ngang trái ngược với quyền lực theo chiếu dọc…

Đại hiến chương tự do thông qua vào năm 1214 (tức là hai thập kỉ trướckhi quân của các Hãn Mông Cổ tràn vào đất Nga). Trong luật pháp của nước Anh hồi đó đã có một loạt quyền tự do nhằm bảo vệ các cá nhân khỏi những can thiệp độc đoán của nhà nước. Các cơ quan của chính phủ không được tuỳ tiện bắt bớ và trừng phạt, lăng mạ, cướp bóc và sử dụng bạo lực. Điều đó đã quyết định nội dung của những bảo đảm hiến định, tức là đối tượng của những cuộc tranh luận với chế độ quân chủ suốt mấy thế kỉ. Những bảo đảm như thế được thể hiện trong một văn bản mang tính biểu tượng, gọi là Habeas Corpus.

Thành Cát Tư Hãn công bố Great Yasa vào năm 1206. Đấy là bộ luật quyết định đời sống của Hãn quốc, bao gồm chủ yếu là những hình phạt đối với các trọng tội. “Yasa” trong tiếng Mông Cổ nghĩa là “cấm”.

2. Nước Nga nhìn về quá khứ, châu Âu hướng tới tương lai

Trên tất cả là kiểu cai trị và kiểu tư duy đã được định hình ở nước Nga. Là sự gắn bó với những giá trị cũ, với những lí tưởng của thời đã qua. Là khao khát ép những lí tưởng của thời xa xưa cho hiện tại và tương lai, cả trong lĩnh vực văn hoá lẫn lĩnh vực quan hệ xã hội. Tất cả những điều này cùng với những tính chất đặc thù của nền văn hoá Nga có thể giúp ta giải thích phần nào lí do vì sao đất nước lại đi theo con đường dẫn vào quá khứ như đã thấy ở Nga và Liên Xô. Ta có thể thấy những lí do đã ăn sâu bén rễ vào nền văn hoá chứ không chỉ mang tính thực dụng, chỉ là những quyền lợi ngắn hạn của chế độ của Putin.

Thí dụ như tại sao nước Nga không thể thảo luận với châu Âu về tương lai chung của chúng ta? Vì chúng ta có những mối lo khác nhau và cách lo khác nhau.

Dĩ nhiên là không phải tất cả người châu Âu đều có chung những mối lo như nhau. Họ không suy nghĩ như nhau và cũng không chỉ suy nghĩ về những mối lo đó. Nếu suy nghĩ hoàn toàn giống nhau thì họ đã không gặp phải vấn đề rắc rối về bản sắc rồi. Liên hiệp Châu Âu đã mở rộng gấp đôi lãnh thổ trong mấy năm gần đây và các thành viên của nó nhìn các vấn đề một cách khác nhau, đặc biệt là vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ và các tiêu chí về “tính châu Âu” nói chung. “Châu Âu cũ” khó mà chấp nhận “châu Âu mới” và quá trình soạn thảo hiến pháp đang dẫm chân tại chỗ …

Thế thì “sự khác nhau và cách khác nhau” giữa chúng ta và châu Âu là gì?

Trước hết, châu Âu đang lĩnh hội kinh nghiệm, đang suy tư về cuộc khủng hoảng và những bài học của thế kỉ XX: đấy là những cuộc cách mạng ở châu Âu và sự sụp đổ của các đế chế có nhiều thuộc địa, các cuộc khủng hoảng kinh tế, hai cuộc thế chiến và những cuộc chiến tranh khu vực, chiến tranh “lạnh” và cuộc khủng hoảng ở vịnh Carib. Nói tóm lại, lo lắng chủ yếu của châu Âu là làm sao vượt qua được những vụ đối đầu và xung đột trong quá khứ. Nhiệm vụ chính của châu Âu là: từ hôm nay, sẽ sống với nhau như thế nào.

Nước Nga không thể vượt qua được những ám ảnh của những năm cuối thế kỉ XX, không thể vượt qua được “thảm hoạ địa chính trị” và sự sụp đổ của Liên Xô. Đối với chúng ta, quan trọng nhất là chấm dứt quá trình phân rã của không gian hậu-Xô Viết (kể cả của nước Nga nữa). Chúng ta muốn giành lại địa vị của mình, giành lại “quyền lãnh đạo của nước Nga”, dĩ nhiên là trong thế giới hiện đại rồi.

Nói cách khác, Nga, giống như châu Âu, đang bận tâm với những vấn đề của quá khứ. Nhưng trong khi châu Âu tìm cách khắc phục và thoát ra khỏi những vấn đề của quá khứ thì Nga lại tìm cách quay về với tình huống của thời kì chiến tranh lạnh, tìm cách giành lại vị trí cũ trong tình hình mới.

3. Sau năm thế kỉ nội chiến, chỉ quyền lực là vẫn y nguyên

Bước vào thế kỉ XXI, nhưng nước Nga vẫn chưa phải là một cộng đồng người. Thật vô lí, nhưng đúng là như thế.

Chúng ta đã trải qua những kinh nghiệm hãi hùng của thế kỉ thế kỉ XX với hàng chục triệu người (theo một số tính toán khác thì có đến gần 100 triệu) bị xoá sổ bằng vũ lực, nhưng chúng ta vẫn chưa một lần ngoái nhìn trở lại, chưa hiểu và chưa nhận thức được nó.

Cũng bình thường thôi. Dù có một diện tích mênh mông, trong thế kỉ XXI nước Nga vẫn không có chỗ cho những người thích sống tích cực và độc lập. Sau năm thế kỉ chiến tranh giữa chính quyền độc tài với các thần dân của mình, đất nước đã trở thành khu vực tự tung tực tác của chính quyền.

Trong những điều kiện như thế, tự khám phá bản thân hay tự nhận thức là việc bất khả thi. Người Nga đã đánh mất cá tính hay tinh thần tự chủ – thực ra là họ đã mất khả năng hổi quang, đánh mất khả năng phản tỉnh. Trên sân khấu cuộc đời chỉ còn lại một diễn viên duy nhất, đấy là chính quyền.

Nhưng đấy là một chính quyền xa lạ, không phải của dân. Nó chỉ biết hành động chứ không thể tự nhận thức và không nhận thức được những hành động của chính mình. Nghĩa là, khi chỉ còn một mình, chính quyền tiếp tục hành động, nhưng là hành động với một cái đầu trống rỗng

Cuối thế kỉ XX, chế độ Liên Xô sụp đổ là tại số nó thế chứ chẳng phải tạihành động của một con người cụ thể nào. Nó sụp đổ là vì nó đã mục náthoàn toàn. Liên Xô là một thể chế cồng kềnh phi tự nhiên và không thểnào quản lí nổi.

Những bước ngoặt lịch sử và tại sao người Nga lại sợ?

Đấy là một bước ngoặt lịch sử vì ở Nga chưa bao giờ có xã hội công dân và đời sống chính trị. Xã hội công dân và đời sống chính trị, dưới dạng sơ khai, cũng đã xuất hiện đôi ba lần, nhưng chỉ diễn ra trong nhưng giai đoạn ngắn, chỉ như những phản đề đối với chế độ chuyên chế mà thôi. “Hệ thống Nga” coi những hiện tượng như thế là dị thường và là điềm báo của tai hoạ.

Bước ngoặt thứ nhất xuất hiện đầu thế kỉ XVII, với những tín hiệu ban đầu của xã hội công dân và một cái gì đó tương tự như là hoạt động chính trị vậy. Không phải vô tình mà giai đoạn đó được lịch sử gọi là “Thời kì hỗn loạn”.

Từ đó trở đi bất cứ cái gì không xuất phát từ trong lòng hệ thống đều bị nó coi là bất trị, đều là trời phạt cả. Xin lấy trường hợp Solzhenitsyn, một người của Hệ thống, làm thí dụ. Đối với ông thì đời sống chính trị cuối những năm 1980 – đấu những năm 1990 cũng chẳng khác gì tháng 2 năm 1917. Ông thể hiện rõ thái độ phẫn nộ và kinh tởm. Tương tự như thế, đối với những “người tự do” đang nằm trong hệ thống hiện nay thì bầu cử tự do chính là hiện tượng khủng khiếp nhất, kết quả chắc chắn sẽ là: cánh tả sẽ giành được quyền lực.

Xã hội công dân và hoạt động chính trị bao giờ cũng làm cho những người trong hệ thống lo lắng và sợ hãi. Vì không người nào trong bọn họ biết thế nào là tự do. Hoàn cảnh sống trói buộc anh ta đến mức anh ta đã bị hệ thống nuốt chửng. Tự nhận thức, tìm hiểu và xác định thái độ của mình đối với thế giới xung quanh không phải là việc đáng quan tâm.
...........
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #404 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2014, 12:12:28 pm »



Phần IV. 1980-1990. Những cơ hội cuối cùng bị đánh mất

1. Tạo cơ sở cho thảm họa


Cuối những năm 1980 – đầu những 1990 là cơ hội để nước Nga thoát khỏi lối mòn xưa cũ. Chúng ta hoàn toàn có thể thoát khỏi cái ma trận độc tài đó. Nhưng cơ hội lịch sử đã bị bỏ lỡ. Đấy cũng không phải là ngẫu nhiên.

Những người từng tham gia vào các sự kiện thời đó đã không thực hiện được những bước đi cần thiết. Thậm chí họ không hiểu được những sự kiện đang diễn ra lúc đó. Những người bước lên những nấc thang quyền lực cùng với Yeltsin coi đấy là “cách mạng dân chủ”.  Họ tự nhận mình là những người “dân chủ” và “tự do”. Họ tuyên bố rằng đất nước đã bước vào một thời đại lịch sử mới. Những lời tuyên bố và vỗ ngực tự phong như thế được long trọng ghi nhận trong một loạt văn bản pháp qui, trong đó có Hiến pháp: họ đã có địa vị chính thức. Một số biện pháp đặc thù đã được thực thi, nhưng đấy chủ yếu là trong lĩnh vực kinh tế, tài chính và công nghệ. Còn nền móng của trật tự xã hội thì không bị động đến.

Bạo lực và đàn áp, những điểm tựa chính của chế độ: quân đội, hệ thống toà án, lực lượng bảo vệ pháp luật, cảnh sát chính trị, hệ thống giáo dục.. thì vẫn y nguyên. Vẫn là chính quyền cũ, y như thời Xô Viết hoặc tiền Xô Viết. Nó vẫn chẳng cần biết dân chúng là ai, chẳng bị lực lượng hay định chế nào kiểm soát, quyền lợi vật chất và cố gắng để tồn tại là kim chỉ nam cho hành động của nó.

Thế nhưng những sự kiện đó đã được giới thiệu cho công luận như là quá trình chuyển đổi từ chế độ toàn trị Liên Xô sang nhà nước dân chủ. Xu hướng ngả sang phương Tây được người ta tuyên truyền với niềm tự hào không cần che đậy: Nước Nga là một phần của quá trình chuyển tiếp vĩ đại sang chế độ dân chủ đại diện, xã hội công dân và kinh tế thị trường, đang diễn ra ở Trung và Đông Âu.

Giới tinh hoa nắm quyền hành động mà chẳng cần suy nghĩ gì hết. Họ không hiểu được ý nghĩa của các sự kiện, kể cả sự kiện chuyển giao quyền lực từ Yeltsin sang người kế nhiệm ông ta là Putin.  Mặc cho những lời tuyên bố thường xuyên về tính chất dân chủ và các giá trị của tự do, giới “tinh hoa” đã bị quyền lợi của bộ máy quan liêu Xô Viết, tức là bộ máy vẫn giữ các vị trí then chốt của chính quyền, chi phối hoàn toàn.

Bề ngoài thì “tầng lớp tinh hoa” “mới” giành được quyền lực là nhờ sự ủng hộ của toàn thể nhân dân, trên cơ sở kết quả của những cuộc bầu cử diễn ra trên toàn quốc. Họ nhảy được lên ngọn triều của đợt sóng quyền lực quét qua xã hội trong giai đoạn “cải tổ”. Một lần nữa nhân dân Nga đã rơi vào cuộc khủng hoảng sâu sắc cả về vật chất lẫn tinh thần, họ rất muốn đoạn tuyệt với quá khứ, muốn thoát khỏi tình trạng đói nghèo với những cửa hành trống rỗng và cuộc sống tối tăm. Chúng ta tụ tập trên đường phố và trên các quảng trường với tâm trạng phấn chấn, đầy nhiệt huyết và hi vọng. Và chúng ta đã bỏ phiếu cho Yeltsin.

Nhưng ngay lúc đó chúng ta đã không phải là những người nắm quyền chủ động. Tâm trạng phấn khích và “sự thể hiện ý chí” của toàn dân hồi cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 không phải là kết quả của những hành động có ý thức của những con người đã được tổ chức về mặt xã hội, nó cũng không phải là biểu hiện của ý chí của những người tự do. Đấy chỉ là phong trào mang tính lễ nghi của những đám đông, của những con người có nhu cầu tập hợp lại, có nhu cầu suy nghĩ như nhau, gào lên những khẩu hiệu giống nhau và nhất định là phải trước mặt mọi người. Như một đám đông (tôi cũng ở trong số đó…), chúng ta đã trở thành tấm phông mà đằng sau nó những con chuột của lịch sử đã đào được những cái hang sâu hoắm.

Biết bao nhiêu quyết định có ý nghĩa cực kì quan trọng được thông qua. Quan trọng đến nỗi khung cảnh kinh tế xã hội và sau này mới rõ là cả khung cảnh đạo đức và pháp lí của Liên Xô đã thay đổi một cách triệt để. Nhưng phải đánh giá những thay đổi về kinh tế, chính trị và đạo đức đó như thế nào? Tích cực hay hoàn toàn tiêu cực? Phức tạp không phải là vì khó hiểu. Ngược lại – rất dễ hiểu. Nhưng thật đáng thất vọng, thậm chí không thể dùng từ ngữ bình thường mà nói được.

Nói chung, chúng ta đang bàn về cuộc vận động đi từ tình trạng cực kì tồi tệ sang tình trạng còn tệ hại hơn. Chúng ta đang nói về quá trình xây dựng nền tảng cho một trật tự xã hội đã định hình hoàn toàn, đã chiếm được vị trí của mình trên thế giới trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI. Đấy là vị trí nằm ngoài biên giới của luật pháp và tội ác. Nằm ngoài biên giới của Thiện và Ác. Đấy là hiện tượng xã hội hoàn toàn mới, xét từ quan điểm của cả nhà nước, kinh tế, pháp luật và đạo đức nữa.

Hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu người đã tham gia vào việc tạo dựng lên cái hiện tượng xã hội đặc biệt độc đáo này. Trên thực tế, đấy chính là gốc rễ của vấn đề. Tưởng rằng môi trường xã hội ở Liên Xô đã là tồi tệ lắm rồi. Nhưng hiện tượng xã hội xuất hiện từ giữa những năm 1980 đến nay chứng tỏ rằng xấu hay tốt đều chẳng có giới hạn nào hết. Đấy không phải là bằng chứng về bản chất xấu xa của con người. Nó chỉ là một biểu hiện xấu xa nữa của cái xã hội đã bị chủ nghĩa Stalin cố tình làm cho méo mó đi mà thôi.

Bây giờ, sau hai mươi năm, chúng ta đã nhận ra sai lầm và những thiếu sót căn bản của những quyết định được thông qua hồi đó. Chúng ta có thể nhìn thấy những hậu quả khủng khiếp của của những sai lầm chết người như thế. Chúng ta buộc phải xem xét lí do và động cơ của những người đã đưa ra các quyết định đó.

Ngay lập tức xuất hiện ý nghĩ đã thành khuôn sáo: sự bất tài của lãnh đạo đảng và nhà nước, coi thường ý kiến của những “cây đa cầy đề” trong làng trí thức. Rồi tình huống đặc thù, mức độ khủng hoảng đúng là vô tiến khoáng hậu. Tất cả đều đúng và chắc chắn là chúng đã làm cho các quyết định trở thành tồi tệ thêm. Nhưng đấy có thể không phải là những lí do chính. Những “cây đa cây đề” chính hiệu, những người có học thật sự đã tham gia vào bộ máy quyền lực cùng Yeltsin và đã ra quyết định. Nhưng mức độ và hậu quả khủng khiếp của những sai lầm của họ thì chỉ có thể so sánh với sự ngu dốt về tài chính của bộ máy của đảng cộng sản trong những năm 1980 mà thôi. Không, vấn đề không phải là tính chuyên nghiệp.

Các nhà lãnh đạo đã đưa ra những quyết định tai hại như thế đơn giản là vì họ không biết suy nghĩ. Điều đó, đến lượt nó lại là hậu quả quan trọng của quá trình “đào tận gốc trốc tận rễ” tầng lớp trí thức dưới thời Stalin. Dưới thời Stalin một môi trường mới đã được hình thành để thay thế cho cái môi trường đã bị huỷ hoại. Một đội ngũ trí thức “có nhận thức chính trị đúng đắn

2. Những sai lầm ngớ ngẩn của Yeltsin và Putin

Đây là những suy nghĩ của tôi về trách nhiệm mà Yeltsin and Putin phải chịu trước lịch sử:

- thứ nhất, chậm trễ trong việc cải tạo truyền thống Nga và Liên Xô. Nghĩa là nước Nga đã bỏ lỡ cơ hội thoát ra khỏi lối mòn muôn thuở của mình

- thứ hai, để cho tầng lớp nomenklatura Liên Xô, họ hàng của họ, bạn bè và bạn bè của những người bạn của họ, thực hiện việc tư hữu hoá quyền lực và tài sản quốc gia (kể cả khoáng sản). Đấy chính là nền tảng của nhà nước phường hội (nhóm đầu sỏ, tài sản nhà thờ)

- cuối cùng, đấy là dưới thời Putin, nhóm cầm quyền lại một lần nữa quả quyết rằng ta là một nước “đặc biệt”. Dù không nói ra một cách rõ ràng và mạch lạc, họ quyết định rằng nước Nga có “một sứ mệnh”. Rằng nước Nga có vai trò trên toàn thế giới. Cho nên nó phải tái lập ảnh hưởng của mình trong không gian hậu-Xô Viết. Nó phải đưa các lực lượng chống Mĩ trên toàn thế giới vào một mặt trận chung. Tuy chiến lược này chưa được tuyên bố một cách công khai, nhưng đã hiện hình trên thực tế. Chính sách đối ngoại của Nga trong thời gian gần đây cho ta thấy rõ điều đó.

Xin lưu ý: sự khác nhau căn bản giữa những người đế quốc chủ nghĩa trong quá khứ và và hiện tại là các đầu lĩnh trong quá khứ – có thể bao gồm cả Stalin – đã tự đồng nhất mình với đế chế. Họ tự coi mình là Thiên tử hoặc là hiện thân của tư tưởng cộng sản toàn thế giới. Vì vậy mà yêu cầu giành cho nước Nga vai trò toàn cầu của họ là yêu cấu chân thực.

Còn các những người cầm quyền hiện nay chỉ coi “Nhà nước Nga” là phương tiện để trộm cắp: trên toàn lãnh thổ nước Nga và nếu ăn cắp được trên toàn thế giới thì càng tốt. Yêu cầu của họ chỉ là bịp bợm, họ biết rõ như thế. Yêu cầu như thế chỉ là để lừa những con bạc bịp khác mà thôi. Tuy nhiên, dù là chân thành hay bịp bợm thì chính sách này vẫn đòi hỏi phải có những bước ngoặt trong chính sách đối nội. Chưa ai biết hoặc tính được hậu quả, nhưng cả nước sẽ phải trả giá đắt cho chiến lược này.
.............
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #405 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2014, 12:17:57 pm »



3. Quái thai thời hậu-Xô Viết: Nhà nước phường hội + Nhà nước thân hữu

Chúng ta phải xem xét lại các thuật ngữ. Rất dễ lầm lẫn giữa lời nói với việc làm, giữa lời tuyên bố với thực tế công việc. (Các nhà văn hoá học, khi bàn về hiện tượng độc giả hay khán giả chìm đắm vào thế giới giả tưởng của sách hay phim thường sử dụng thuật ngữ “hiện thực thứ hai”). Vẫn còn đó một nước Nga với cái mẽ để phô ra bên ngoài và một nước Nga với nội tình thực tế ở bên trong. Tôi vừa sử dụng hai từ “chiến lược” và “bước ngoặt” như thể đấy là một cái gì đó hoàn toàn hiện thực vậy. Nhưng không phải như thế. Và sự kiện là không phải như thế tác động lên mỗi người chúng ta theo nghĩa đen của từ này.

Cuộc cách mạng dân chủ đã không xảy ra vào năm 1991. Dĩ nhiên lá các chính trị gia có thể mô tả vụ sụp đổ của cái quái thai kinh tế-xã hội ấy và con đường dẫn đến đỉnh cao quyền lực của họ là một cuộc cách mạng. Nhưng chính quyền trong những năm 1990 chẳng hề có một người dân chủ hay một người theo đường lối tự do nào. Yeltsin không phải là một người dân chủ, Chubais và Gaidar cũng chẳng phải là người tự do. Họ và những kẻ đồng hội đồng thuyền với họ chỉ là sự tiếp tục và hiện thân của tầng lớp nomenklatura của Liên Xô cũ mà thôi.

Sự chuyển đổi từ chế độ toàn trị Nga-Liên Xô sang nền dân chủ châu Âu cũng chưa diễn ra. Đáng lẽ phải tiến lên, theo đúng nghĩa của từ “chuyển hoá”, thì hệ thống cai trị ở Nga và Liên Xô tiếp tục quá trình tan rã. Còn môi trường xã hội nhân tạo theo kiểu Stalin thì tiếp tục thoái hoá, kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, thí dụ như của Trung tâm Levada cho thấy như thế. Quá trình chuyển tiếp sang một hình thức tổ chức xã hội cao hơn và quá trình tan rã của hình thức xưa cũ diễn ra trên hai quĩ đạo hoàn toàn khác nhau. Trong những năm 1990 hoang dã, những thành tố của quá khứ lịch sử nhiều thế kỉ đã qua của nước Nga và một thế kỉ của Liên Xô cùng hiện diện trong đời sống của chúng ta.

Muốn hiểu nội dung và xu hướng phát triển của xã hội hậu Xô Viết thì ta phải luôn nhớ rằng khi Liên Xô sụp đổ ở Nga chưa có xã hội công dân và chưa ai nghĩ đến việc thành lập, thậm chí không nhận thức được rằng đất nước chưa có các định chế như thế nữa kia.

Các định chế của kinh tế thị trường và sở hữu tư nhân được chấp nhận và sau đó thì được luật pháp thừa nhận (1991). Bức màn sắt bị gỡ bỏ và các định chế kinh tế xã hội hiện đại được phủ trùm lên bộ máy quản lí-chính trị. Sau đó mọi sự diễn ra một cách tự phát và chỉ có thể dẫn tới kết quả là các quan hệ xã hội và định chế của nhà nước sẽ ngày càng trở thành thô sơ và cổ lỗ hơn.

Kết quả là hôm nay chúng ta bắt đầu nhận ra những đặc điểm cơ bản nhất của một cuộc hôn phối trái khoáy kéo dài gần hai mươi năm, cuộc hôn phối nhằm liên kết hai thứ không thể nào liên kết được: nhà nước phường hội và nhà nước thân hữu. Nhà nước phường hội ở đây có nghĩa là nhà nước mà quyền lợi kinh tế, xã hội và quốc gia phụ thuộc vào quyền lợi của các tập đoàn và các bộ của chính phủ. Ưu tiên số một của nó là lợi nhuận của các tập đoàn chứ không phải là an ninh quốc gia, không phải là dịch vụ công hay là chăm sóc sức khoỏe cho dân chúng.

Nước Nga là minh hoạ tuyệt vời cho dự báo của Max Weber về nhà nước “thân hữu”. Nước ta đã trở thành hiện thân của chủ nghĩa tư bản “thân hữu” hay là “chủ nghĩa tư bản của họ mạc và bạn bè”. Quyền lực được chuyển giao theo kiểu cha truyền con nối. Quan hệ họ hàng và bạn bè chi phối toàn bộ bộ máy nhà nước, còn hơn cả thời kì Liên Xô nữa. Nguồn thu nhập chính của các quan chức không phải lương mà là bổng lộc do vị trí trong bộ máy quan liêu của họ đem lại.

Trong không gian hậu Xô Viết, thí dụ điển hình nhất của chế độ “thân hữu theo lối Hồi giáo” (patrimonial Sultanates), theo cách gọi của Max Weber, chính là khư vực Ngoại Caucasia (Transcaucasia) và Trung Á như các nước cộng hoà Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan và Turkmenistan. Ở một vài quốc gia, chế độ và nền độc tài dựa trên sự sùng bái cá nhân đã tự tuyên bố là những người lãnh đạo cho đến chết.

Nước Nga cũng đang chuyển động theo hướng này. Ta có thể nhận thấy điều đó qua quá trình chuyển giao quyền lực từ Yeltsin sang Putin. Nó còn thể hiện một cách rõ ràng hơn trong việc chuyển giao quyền lực Putin-Medvedev-Putin, và trong quyết định kéo dài thời hạn của tổng thống và quốc hội. Chẳng có gì bí hiểm cả. Các âm mưu đó chỉ chứng tõ quyết tâm của những kẻ đang nắm quyền và đang nắm tiền mà thôi.

Ở các địa phương tình hình cũng diễn ra tương tự như thế. Nếu ông Luzhkov, thị trưởng Moskva hay ông Shaimiev, Tổng thống Cộng hoà tự trị Tatarstan có đột ngột tuyên bố rằng cần phải quay lại với chế độ bầu cử thống đốc khu vực thì cũng chỉ có những anh ngố mới coi đấy là xung lực dân chủ bất thình lình khởi phát mà thôi. Chúng ta đã đi guốc trong bụng họ rồi. Họ chỉ có một mối lo là làm sao tại vị cho đến lúc chết. Không bao giờ họ chịu rời bỏ quyền lực và tài sản đâu. Họ sẽ chuyển giao cho những kẻ kế nhiệm do chính họ chỉ định và tốt nhất là khi đang hấp hối.

Có thể đặc trưng đáng chú ý nhất của cơ chế xã hội này chính là quan hệ giữa chính quyền với nhân dân. Quan hệ này, tức là kết quả của toàn bộ lịch sử nền văn minh Nga, trong thời hậu Xô Viết đã đạt đến một giới hạn mới. Sự kiện là lực lượng an ninh đứng trên đỉnh cao nhất của kim tự tháp quyền lực chứng tỏ rằng xã hội đang bị cai trị bằng vũ lực.

Quan hệ giữa chính quyền và dân chúng ở Nga là quan hệ thù địch và tiêu diệt lẫn nhau. Đấy là đặc điểm chủ yếu. Theo kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của Trung tâm Levada thì hậu quả nghiêm trọng nhất của mối quan hệ chết người này là trong mọi điều kiện nhân dân đều có thể thích nghi với quyền lực. Nhân dân trở thành vô luân. Điều này không có nghĩa là ai cũng làm những việc xấu xa mỗi ngày.Nhưng hầu như ai cũng sẵn sàng làm những việc như thế khi có điều kiện.

Còn chính quyền, vì không bị dân chúng kiểm soát, nên đã trở thành (hay vẫn là) chính quyền thân hữu. Có thể nói, dưới thời Putin nhà nước được quản lí hệt như điền chủ quản lí đồn điền của họ vậy. Chính phủ đã biến thành một điền chủ độc tài trên bình diện quốc gia, với hàng tỉ đồng trong túi và bom nguyên tử nắm trong tay.

4. Thời Yeltsin – cứu cánh: tự do, phương tiện: Bolshevist

Trong những năm đầu tiên sau khi Liên Xô sụp đổ, những người cải cách nắm quyền đã mường tượng rằng hệ thống xã hội ở Liên Xô cũ sẽ được thay thế bằng mô hình vay mượn từ phương Tây. Nghĩa là chúng ta sẽ chuyển sang chế độ dân chủ đại diện và nền kinh tế thị trường tự do.

Nhưng trên thực tế thái độ của họ đối với các mô hình phương Tây đó cũng chẳng khác gì thái độ Peter Đại đế đối với những chiếc cầu tầu ở Hà Lan thuở xưa. Tương tự như Sa Hoàng, những nhà cải cách của chúng ta đã coi các mô hình đó như những món trang sức rẻ tiền, khoác lên hay tháo ra lúc nào cũng được vậy. Chúng ta đã không nhận thức được rằng đấy là kết quả của một quá trình tiến hoá rất dài.

Thí dụ như Solzhenitsyn. Ông căm thù chủ nghĩa Bolshevik đến tận xương tuỷ. Ông đã chiến đấu với nó một cách ngoan cường, vì vậy ông đã được người đương thời kính trọng và sẽ được hậu thế nhớ mãi. Nhưng ông không nhận thức được rằng GULAG là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của bạo lực mang bản chất đế chế ở nước Nga. Chính vì sự thiển cận như thế mà ông đã được nhận huân chương từ tay Putin, một cán bộ cũ của KGB và đám tang ông đã được những hậu duệ của đế chế Nga tổ chức một cách hoành tráng.


Cải cách thất bại là vì thái độ thụ động của dân chúng Nga, họ quá phụ thuộc vào nhà nước và vì các phong trào xã hội và chính trị còn quá yếu. Để có thể tiếp tục nắm quyền, Yeltsin buộc phải chuyển hướng. Ông nhận thức được rằng cái ông ta cần là sự ủng hộ của “lính tráng” chứ không phải là của dân chúng.

Người ta đã trì hoãn, không thực hiện những thay đổi mang tính cơ cấu vì đấy là những bước đi không được dân chúng ủng hộ. Không được khởi động vì cùng lí do như thế. Bất mãn gia tăng, bạo lực cũng tăng theo. Năm 1993 toà nhà quốc hội bị bắn phá. Năm 1996 Yeltsin bịa ra kết quả bấu cử để ông ta nắm quyền thêm một nhiệm kì nữa. Đấy là những sự kiện chính chứng tỏ bản chất Bolshevik của Yeltsin.

5. Thời Putin – tiến thẳng về quá khứ

Chế độ độc tài đã được xây dựng xong trong tám năm cầm quyền của Putin. Nó được xây dựng trên cơ sở nhu cầu có một “trật tự” và trở về với truyền thống của quần chúng.

Trong suốt giai đoạn đó, chế độ của Putin đã liên tục tấn công vào xu hướng thân phương Tây của những người từng ủng hộ Yeltsin. Chính quyền quyết tâm hạ bệ những người đó. Chiến dịch này đã dẫn tới kết quả là làm thay đổi hẳn cách nhìn của xã hội Nga, một xã hội vẫn còn mang nặng những quan niệm truyến thống. Dân chúng bắt đầu nhìn nhận rằng chính những “người dân chủ” dưới thời Yeltsin có lỗi trong việc làm cho Liên Xô tan rã và làm suy giảm mức sống của người dân, cũng như một loạt các cuộc khủng hoảng hồi những năm 1990 mà trên hết là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hồi năm 1998. Mô hình dân chủ không còn hấp dẫn được ai nữa. Khái niệm tự do và nhân quyền một lần nữa lại bị xếp xó.

Thay vào đó, chế độ hướng sự chú ý của dân chúng vào khái niệm trật tự, với quan niệm truyền thống về tính ưu việt của nhà nước siêu cường, nhà thờ Chính thống giáo và chủ nghĩa quân phiệt. Không gian cho hoạt động chính trị và xã hội dân sự bị xoá sổ. Tất cả các tổ chức mang tính độc lập như các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, các kênh truyền hình độc lập, hệ thống bầu cử, toà án và lực lượng bảo vệ pháp luật, đều bị giải tán.

Các tổ chức còn lại đều trở thành một phần của hệ thống quyền lực. Đảng phái chính trị, toàn án, viện kiểm sát, phương tiện truyền thông đại chúng và các tổ chức xã hội trở thành công cụ cưỡng bức, thành lực lượng đàn áp hoặc phương tiện nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, quản lí hay tài chính của các cơ quan và tổ chức khác nhau, của các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, tiếp thị, quảng cáo chính trị hoặc thượng mãi.

Mầm mống của các định chế của xã dân sự bị trừ khử với hi vọng là đồng tiền do dầu hoả mang lại sẽ không bao giờ ngừng. Một khi nhà nước tập trung chú ý vào nguyên liệu thô chứ không phải vào sản phẩm thì nó cũng không cần đến dân chúng nữa. Nếu đất nước có “đường ống dẫn” và “vàng đen” thì dân chúng trở thành gánh nặng và mối đe doạ tiềm tàng. Chế độ cho rằng lúc nào nó cũng có thể mua chuộc được dân chúng. Nó không có nhu cầu thiết lập mối quan hệ với dân chúng thông qua các định chế thông thường của một xã hội dân chủ phát triển cao.

6. “Đứng lên bằng đầu gối“, đạt đến cực điểm, đối mặt với sự cáo chung của nước Nga

Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính đã thay đổi một cách triệt để tình hình lúc đó đã trở nên ngột ngạt lắm rồi. Nó cũng cho thấy sự yếu kém của chiến lược và biện pháp cai trị của chế độ do Putin lập ra.

Tiền thu từ dầu khí không còn đổ ào ào vào như trước đây nữa, mà vốn liếng từ trong nước thì lại bắt đầu chảy ra. Sản xuất thu hẹp, thất nghiệp gia tăng. Những vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực y tế, giáo dục và nhà ở càng trầm trọng thêm. Với giá dầu thấp hơn $70 một thùng, tức là mức giá được lấy làm cơ sở cho ngân sách, chính phủ sẽ buộc phải moi tiền của dân chúng vì dự trữ bằng tiền và bằng vàng sẽ chẳng kéo dài được lâu.

Chế độ sẽ làm thế nào trong khi vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược đối đầu với phương Tây và Mĩ? Làm sao kiểm soát được dân chúng khi 40% dân số sống trong cảnh nghèo khổ mà 15-20% trong số đó thực chất là những người ăn mày? Hơn 60% đồng bào của chúng ta sống ở các thành phố nhỏ và ở thôn quê. Chính ở đó, tức là ở ngoại vi, thái độ trông cậy vào nhà nước thể hiện một cách rõ ràng nhất. Dân chúng trong các khu vực đó không có cả điều kiện vật chất lẫn tinh thần hoặc phương tiện để có thể thay đổi quan điểm và thoát ra khỏi tình trạng túng quẫn thường trực của mình.

Cái khối quần chúng rời rạc, hỗn loạn, thiếu tổ chức đó chính là căn nguyên của nạn tham nhũng ở nước ta. Mà càng nghèo đói, càng có nhiều người thất nghiệp, càng thiếu các tổ chức chính trị và không được một tổ chức nào trong xã hội công dân nâng đỡ thì sự hỗn loạn sẽ càng gia tăng.

Tham những phát triển theo cấp số nhân. Nó chi phối hầu như tất cả các lĩnh vực của xã hội và trên tất cả các thang bậc của quyền lực, kể cả những nấc thang cao nhất (như người ta vẫn nói) do Tổng thống và Thủ tướng đứng đầu. Tham nhũng là một trong những hậu quả tai hại nhất của xã hội không có sự phân tầng và thiếu chuyên môn hoá.

Như chúng ta đều biết, chuyển động là sống. Putin là Vua, là Chúa, là Tổ quốc của ngày hôm nay yêu cầu chúng ta chấp nhận rằng động tác thể dục buổi sáng theo kiểu Nga (“đứng lên bằng đầu gối”, với kèn và trống) chính là chuyển động, là sống. Thế mà mọi người đều tin. Họ chuyển động bằng những độc tác thể dục buổi sáng như thế. Tay giữ chặt nấm đấm trong túi áo. Sẵn sàng nện thêm cho những kẻ đã ngã.

Nhưng tất cả chúng ta sẽ ngã – mà là ngã cùng một lúc.

Nếu chúng ta cứ tiếp tục như thế này thì chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ kết liễu cái hiện tượng văn hoá và lịch sử vẫn được biết đến với tên gọi là nước Nga.

(Đăng lần đầu trên báo Novaia Gazeta)
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #406 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2014, 03:37:39 pm »

Bộ trưởng Ngoại giao của ba nước - Đức, Pháp và Ba Lan - trong một cuộc họp tại Berlin thảo luận tình hình ở Ukraine , sau đó kêu gọi các nhà lãnh đạo mới phải rút ra khỏi các nhóm cực đoan và giải giáp vũ khí những người không được phép mang vũ khí.

Trụ sở chính của " Evromaydana "  tức đảng cực hữu " Khu vực cánh phải" đóng tại khách sạn " Dnepr " đã bị cảnh sát phong tỏa. Sau cuộc đàm phán, các thành viên phe cực hữu đã rời đi trên 1 chiếc xe tải. Theo lời nhân chứng họ tới 1 khu nhà nghỉ, không có vũ khí.
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #407 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2014, 03:45:00 pm »

"Gazprom " đã nâng giá khí đốt cung cấp cho Ukraine thêm $ 100/1000m3 bắt đầu từ 1/4.

Từ ngày 1/4 giá khí đốt cho U sẽ tăng thêm 100$/1000m3. Được biết giá khí đốt Nga cung cấp cho U trong quí 1/2014 là268,5 đô la cho mỗi nghìn mét khối . Ban đầu Nga dự kiến tăng giá khí đốt lên 500$/1000m3 nhưng sau đã có sự điều chỉnh... Alexey Miller chủ tịch tập đoàn "Gazprom " chính thức thông báo.
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #408 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2014, 03:52:59 pm »

Nga, Mỹ tiến gần thỏa hiệp 'liên bang hóa' Ukraine?


Báo Độc lập (Nga) ngày 31/3 nhận định rằng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry đã đạt tới những bước nhượng bộ lẫn nhau, giúp cho quan điểm giữa hai bên "tiệm cận" sự thỏa hiệp trong vấn đề "liên bang hóa" thể chế Ukraine.



Trong buổi làm việc kéo dài 4 giờ đồng hồ giữa ngoại trưởng Nga và Mỹ đêm 30/3 tại Paris, hai bên đã thảo luận các điều kiện nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Trong đó, hai bên đặc biệt quan tâm các sáng kiến ​​chung liên quan vấn đề cơ cấu quyền lực ở quốc gia này.

 Thời gian qua, Washington đã dần chấp nhận cho phép sự phân cấp quyền lực ở Ukraine. Điều này thể hiện sự xích lại gần nhau trong lập trường của Mỹ và đề xuất của Moskva về ích lợi của tiến trình liên bang hóa Ukraine.

Được biết, thay vì trở về Mỹ, sau chuyến công du Saudi Arabia, ông Kerry đã dừng chân tại Paris để gặp gỡ với ông Lavrov, theo một thỏa thuận đạt được trong cuộc điện đàm giữa tổng thống hai nước Vladimir Putin và Barack Obama tối 28/3.

 Bài báo ghi nhận thực tế là các bên đang tiến gần tới một thỏa hiệp trong việc tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukraine.

 Tạp chí Wall Street diễn giải Kế hoạch giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine của ông Kerry trước hết là phải đạt tới sự ổn định của nền kinh tế Ukraine, phân cấp hệ thống chính trị đất nước này và giải giáp vũ khí của các nhóm vũ trang dọc theo các tỉnh miền Tây và miền Đông Ukraine. Ông Kerry cũng ủng hộ ý tưởng gửi quan sát viên quốc tế tới các khu vực cộng đồng nói tiếng Nga ở Ukraine để bảo vệ dân thường.

 Trong khi đó, kế hoạch giải quyết khủng hoảng Ukraine của ông Lavrov, vốn được công bố không chính thức từ ngày 10/3, là giải giáp vũ khí của tất cả các nhóm vũ trang bất hợp pháp; cải cách toàn diện và ngay lập tức Hiến pháp Ukraine, với sự tham gia của tất cả các lực lượng chính trị và khu vực, không có ngoại lệ. Ngoại trưởng Lavrov cho rằng nên xây dựng Ukraine thành một nhà nước theo thể chế liên bang. Mỗi khu vực sẽ có quyền hạn rộng rãi hơn trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục, mối quan hệ kinh tế và văn hóa với các nước láng giềng và các khu vực, cũng như phải bảo đảm quyền lợi của tất cả các dân tộc thiểu số.

 Chỉ sau khi việc cải cách Hiến pháp theo hướng trên được thông qua trong một cuộc trưng cầu ý dân trên toàn Ukraine, thì nước này mới nên tổ chức bầu cử tổng thống, quốc hội và chính quyền địa phương các cấp. Trên thực tế, kế hoạch này đã được quy định trong Thỏa thuận ngày 21/2 giữa Tổng thống nước này Viktor Yanukovych và phe đối lập Ukraine, trước sự chứng kiến của ngoại trưởng ba nước Pháp, Đức và Ba Lan.

 Điều kiện ràng buộc mà Moskva đòi hỏi là Ukraine không được phép liên kết với NATO. Tuy nhiên, riêng trong vấn đề này, không có sự bất đồng giữa Nga và Mỹ. Ngay cả Ukraine cũng chẳng mặn mà gì với NATO, bởi đó không phải là đích đến mà nước này ngắm tới. Ông Lavrov cho rằng các đối tác phương Tây đã "quen tai" hơn và không cho rằng từ "liên bang hóa" là điều cấm kỵ trong các cuộc đàm phán.

 Tuy nhiên, như tờ New York Times dẫn một nguồn tin thân cận chính quyền Mỹ cho rằng Nga và Mỹ vẫn chưa thể đạt được sự nhất trí chung bởi giữa hai bên vẫn tồn tại những bất đồng nhất định. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết: "Một kế hoạch chung Nga-Mỹ cho vấn đề Ukraine là chưa có. Giữa Nga và Mỹ vẫn có quan điểm khác nhau và hai bên cần duy trì tham khảo ý kiến thường xuyên, mới mong có thể đạt tới sự nhất trí chung".

 Một số nhà quan sát lo ngại rằng Mỹ có thể đặt điều kiện cho Điện Kremlin là phải trao trả Crimea (cho Ukraine). Điều này là không thể. Nhà Trắng cần phải có một cái nhìn thực tế và xác định rõ ràng rằng việc Crimea "trở về" với "đất mẹ" Nga là không thể xem xét lại.

 Ngoại trưởng Lavrov cũng trấn an các đối tác phương Tây và Mỹ rằng: "Chúng tôi hoàn toàn không có ý định và không quan tâm tiến sâu qua biên giới Ukraine".

 Đến thời điểm này, có lẽ Mỹ cũng chỉ nên dừng lại ở những đòi hỏi như vậy trong các cuộc bàn thảo với Moskva nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Ukraine.

 Quế Anh, phóng viên TTXVN tại Nga
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #409 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2014, 04:17:23 pm »

Putin: Nền dân chủ phương tây không hề tồn tại!
(Trích đoạn cuộc phỏng vấn của truyền thông Pháp với ông Putin)

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=wSxXl0qhieI" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=wSxXl0qhieI</a>

Putin: Tôi muốn nhắc lại thời kỳ đầu của chế độ thuộc địa tại châu Phi. Người châu Âu khi đó mang luật pháp và các qui định của họ tới áp dụng tại châu Phi. Khi đó người châu Âu gọi là "khai hóa văn minh" cho người châu Phi. Và tôi có cảm giác, "truyền thống khai hóa văn minh" của người châu Âu có từ đó. Chỉ có điều ngày nay người ta sử dụng từ khác, đó là "dân chủ hóa". Ngày nay người châu Âu luôn sẵn sàng "dân chủ hóa" nơi nào họ cảm thấy có thể chiếm giữ chắc chắn được. Trên thế giới này tồn tại rất nhiều nền văn minh cổ đại và  các nền văn hóa khác nhau đáng lý ra chúng ta nên tôn trọng!

Phóng viên Pháp: Ngài tin rằng mô hình dân chủ kiểu phương tây không thích hợp với nước Nga?

Putin:  Anh có thể cho tôi biết, mô hình dân chủ của phương tây là cái gì không? Ví dụ ở nước Pháp có mô hình dân chủ khác, ở Mỹ lại có mô hình dân chủ khác.

Một chính trị gia Pháp từng nói với tôi: Dù là bầu cử thượng viện, hạ viện hay tổng thống, ở Mỹ, nếu không có rất nhiều tiền thì đừng bao giờ nói tới việc tham gia ứng cử. Không có nhiều tiền trong túi thì cũng đừng nghĩ tới việc thắng cử. Dân chủ ở chỗ nào vậy các bạn? Nền dân chủ đó là của ai, cho ai? Dân chủ cho những người có rất nhiều tiền hay sao?

Tiếp theo là tại Mỹ theo chế độ tổng thống, ở Anh vẫn là chế độ quân chủ. Đó là tất cả những gì đại diện cho nền "dân chủ phương tây". À, vậy ra nền dân chủ phương tây thực chất không hề tồn tại và cũng không hề có một khuôn mẫu nhất định và nói đúng hơn: Nền dân chủ phương tây không hề tồn tại!

Tôi không lấy những ví dụ từ nước Pháp, vì đó là nơi tôi chuẩn bị tới thăm. Tôi lấy ví dụ anh bạn của tôi ở Anh, Tony Blair. Tôi tin rằng các anh phải thừa nhận với tôi, đảng của anh ấy đã thắng cử nhờ sự lãnh đạo của Tony Blair. Tức là người bầu cử tin tưởng vào đảng của anh ấy, vào chương trình của anh ấy và cả cá nhân anh ấy.   Đáng lý ra anh ấy và đảng anh ấy thắng cử thì anh ấy phải thành thủ tướng. Nhưng rồi những người sáng lập đảng cho anh ta rời khỏi chức vụ lãnh đạo đảng, đưa ông Braun vào thế chân. Tony Blair ra đi, Braun vào thế chân và bỗng dưng ông Braun thành thủ tướng Anh mà không cần qua bầu cử! Không cần phải bầu!

Như vậy là dân chủ hay sao? Vâng, đó là dân chủ, nhưng dân chủ thế nào thì các anh nhìn thấy rõ. Và cho dù nền dân chủ ấy tốt hay xấu thì đó vẫn là sự thật không  thay đổi.

Tôi cũng từng tranh luận rất nhiều với người Mỹ về dân chủ. Khi tôi đề cập tới việc bầu cử ở Mỹ, tôi hỏi vì sao một người được dân bầu nhiều hơn mà lại không trúng cử, thay vào đó là một người khác. Nước Mỹ có một hệ thống bầu cử rất khác biệt.

Rồi người Mỹ nói với tôi: Chúng tôi làm như vậy từ lâu và đã quen vậy rồi, đừng can thiệp vào việc đó của chúng tôi. Và rồi chúng tôi cũng chẳng nói gì thêm.

Vậy thì tại sao các vị muốn can thiệp vào việc đó của nước Nga? (Hỏi 2 nhà báo Pháp). Chúng tôi vẫn làm được tất cả mọi việc mà không cần tới các vị!

http://karelphung.blogspot.de/2014/03/putin-nen-dan-chu-phuong-tay-khong-he.html?m=1
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM