Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 10:07:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine  (Đọc 160383 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #340 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 03:40:06 pm »

http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/166955/tuong-lai-cua-ukraina-la-mot--mo-bong-bong-.html

Tương lai của Ukraina là một "mớ bòng bong"

Trang Actualcomenntary.ru vừa đăng tải bài viết của ông Mikhail Khazin, Giám đốc Công ty tư vấn kinh tế Neokon Nga, đánh giá về nguyên nhân và diễn biến tình hình cuộc khủng hoảng ở Ukraina.

Dưới góc nhìn của ông Mikhail Khazin, nguyên nhân gây ra khủng hoảng ở Ukraina có thể bắt nguồn từ một hiệp định mà Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovich đã ký với giới chức Trung Quốc ở Bắc Kinh ngay trong những ngày diễn ra các sự kiện trên quảng trường Độc lập ở thủ đô Kiev.



Phản ứng của Mỹ đã cho thấy rõ điều này. Nếu như không làm gì đó, thì Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng ở Crưm một cảng nước sâu và cảng này sẽ trở thành điểm phía tây của "con đường tơ lụa" mới, mà theo đó Liên minh châu Âu sẽ thu nhận dòng hàng hóa Trung Quốc. Trong khi, Mỹ hoàn toàn không kiểm soát được bất cứ một điểm nào trên con đường này.

Quan sát từ tình hình hiện nay có thể thấy những người đang nắm quyền lực ở Kiev là vi hiến. Chính vì vậy, họ không thể lấy tiền để giải quyết những vấn đề đang tồn tại. Hơn nữa, họ không biết và không hiểu sẽ làm gì với các chiến binh. Họ đã không có cách giải quyết nào tốt vấn đề này.

Trong khi đó, ngay đối với bản thân các chiến binh, thì tình hình cũng chẳng có gì sáng sủa hơn. Họ hiểu rõ rằng, họ chỉ có thể tồn tại trong khuôn khổ đời sống hòa bình khi nào họ nắm quyền, còn nếu không họ sẽ bị tiêu diệt. Không một chính phủ nào có thể chấp nhận dung dưỡng nhóm người này.

Những chiến binh chỉ có thể lên nắm chính quyền ở tỉnh Galichina, vì vậy họ muốn Ukraina liên bang hóa, hoặc Galichina tách ra khỏi Ukraina thành một quốc gia riêng. Tuy nhiên, giới chức ở Kiev không chấp nhận sự sắp xếp như vây, bởi nếu không có quan niệm một nước Ukraina thống nhất và không chia cắt, thì họ không thể làm được gì.

Ông Khazin cho rằng, "nếu như chúng ta xem xét vấn đề Crưm, thì chúng ta nhận thấy Liên minh châu Âu (EU) nói chung không muốn động tay động chân gì theo hướng này. Crưm chẳng là gì mà EU phải lo lắng lắm và đó cũng chẳng phải là lý do gì ghê gớm để họ phải cãi nhau với Nga".

"Còn đối với Mỹ, thì tại đây những kẻ diều hâu lại muốn chiến tranh xảy ra ở Trung Á. Và trong trường hợp này, Nga chẳng có tội lỗi gì". Theo ông Mikhail Khazin, sớm hay muộn Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng phải cẩn trọng, nếu như không nảy sinh những vấn đề khác nữa trong chính quyền mới ở Kiev.

Chuyên gia Nga nhận định, hiện thời, những người nắm chính quyền ở Kiev chưa thể hợp pháp hóa vị thế của mình, không thể thậm chí tiến hành một cuộc bầu cử tổng thống bình thường. Điều đó không thể thực hiện được kể cả về mặt kỹ thuật, kể cả dưới góc độ tư duy lành mạnh. Những ứng cử viên của tỉnh Galichina không thể được miền đông Ukraina chấp nhận và ngược lại.

Nếu như tiến hành bầu cử ở Ukraina, thì sẽ diễn ra vòng bầu cử thứ hai, trong đó sẽ có hai ứng cử viên. Theo đó, một ứng cử viên không thể sang miền tây Ukraina, còn ứng cử viên thứ hai cũng không được chấp nhận ở miền đông Ukraina. Sự việc sẽ diễn ra như thế nào, thì chưa ai có thể dự đoán được, còn những nhà lãnh đạo ở Kiev thì hoàn toàn không muốn một thể chế liên bang.

Cuối cùng thì tất cả đều rơi vào ngõ cụt, theo đó Kiev chọn con đường đơn giản nhất và cũng nổi tiếng từ xưa nay nhất là thống nhất tất cả các chiến binh vào một tổ chức thống nhất gọi là “Đội cận vệ quốc gia”.

Đánh giá về cuộc trưng cầu dân ý tại Crưm, ông Mikhail Khazin cho rằng, nhân dân tại bán đảo tự trị này có quyền tham gia trưng cầu dân ý và họ đã thực hiện quyền của mình.

"Việc người dân Crưm bỏ phiếu sáp nhập với Nga ai cũng hiểu đó là quyền của họ, miễn phải tranh luận, bàn cãi", ông viết. "Sẽ có những phản ứng rằng Hiến pháp Ukraina không cho phép và cần phải thương lượng, nhưng thương lượng với ai?"

Thậm chí, ngay như chính Verkhovnaya Rada (Quốc hội Ukraina) về mặt lý thuyết là hợp hiến cũng có những vấn đề của mình.

Có những nghi ngờ nghiêm túc rằng các đại biểu tán thành những dự luật, thực tế lại nằm ngoài khu vực Kiev. Đó là chưa kể đến việc bỏ phiếu diễn ra dưới áp lực lớn từ đâu đó. Tất cả các thiết chế chính quyền của Ukraina nhìn chung đang trong tình trạng thảm họa.

Theo ông Khazin, vấn đề cốt lõi là ở Ukraina không có một khái niệm thống nhất. Những người nằm trong chính quyền ở Kiev không thể đưa ra được một đề xuất nào, khi họ để cho miền Nam và miền Đông theo nguyên tắc "thả thần Jinnah ra khỏi chai" (nhưng khó có thể điều được vị thần này quay trở lại chai), và điều đó đã trở thành tác nhân gây ra những xáo trộn.

Kết cục sẽ ra sao, hiện thời khó ai có thể dự báo trước. Hiện cũng chưa ai có thể dự báo sẽ có áp lực mạnh đến đâu với miền nam và miền đông Ukraina. Nhưng đội hình ở Kiev khó có thể giữ vững được quyền lực của mình trong tay, mà trước hết là bởi họ không có nguồn lực tài chính nào.

Hiên giờ ở Ukraina đang bắt đầu mùa gieo hạt. Nhưng ai sẽ cung cấp tài chính và việc cung cấp tài chính sẽ diễn ra nhưng thế nào trong điều kiện hiện nay? Ai sẽ trả lương hưu?

Ông Khazin cho rằng, trong điều kiện hiện nay, Ukraina không thể triển khai một cuộc chiến tranh. Về mặt lý thuyết, nhóm của Yarosh và những chiến hữu trong tổ chức “Đội cận vệ quốc gia” có thể làm, nhưng cũng phải mất hàng năm để thiết lập một trung tâm huấn luyện tình báo phá hoại, rồi tung vào Bắc Capcazơ để trả thù Nga và châu Âu.

Tuy nhiên, theo ông Khazin, sự việc không hề đơn giản. Crưm đã thuộc về Nga. "Nhiệm vụ quan trọng nhất đặt ra với chúng ta là không để cho bất cứ một hành động khủng bố nào diễn ra trong thời kỳ chuyển tiếp và chúng ta phải áp dụng những biện pháp ngăn chặn để khủng bố không diễn ra ở Nga và châu Âu", chuyên gia Nga nhận định.

Lê Thắng
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #341 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 04:08:15 pm »

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/167403/-putin-khong-du-suc-gay-chien-tranh-lanh-.html

'Putin không đủ sức gây Chiến tranh lạnh'

LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài phỏng vấn ông Thomas Gomart, một chuyên gia uy tín về Nga của Học viện quan hệ quốc tế Pháp, xung quanh cuộc đối đầu Nga - phương Tây hiện nay.

Nga đã có kế hoạch sáp nhập Crưm từ lâu

Nga đã sáp nhập Crưm, vì vậy tôi nghĩ câu hỏi đầu tiên chính là điều mọi người đang thắc mắc nhất vào lúc này: sau Crưm, Nga sẽ đi xa đến đâu?

Trước hết cần phải nhấn mạnh rằng, việc Nga sáp nhập Crưm gây ngạc nhiên bởi sự nhanh vội của nó, hơn là bởi chính bản thân quyết định này. Đã có nhiều dấu hiệu cho thấy việc này đã từ nhiều năm nay nằm trong kế hoạch của Moscow.

Trong con mắt của tôi, hành động của Kremlin đồng thời có hai mục tiêu: một là mục tiêu địa phương là Crưm và mục tiêu lớn hơn là thử độ gắn kết của các nước phương Tây trong nội bộ NATO. Họ muốn biết Mỹ và các cường quốc châu Âu có thể liên minh với nhau ở mức độ nào để đối mặt với khủng hoảng.

Hành động này của Nga ở Crưm nên được giải thích bởi một chính sách đối ngoại thực dụng hay bởi một lý tưởng chính trị?

Bởi cả hai. Tôi nghĩ rằng có một tầm vóc lớn về lý tưởng chính trị trong cuộc khủng hoảng này. Chúng ta biết rằng Putin luôn có ý định đáp trả lại các chính sách và các xu hướng địa chính trị mà phe tân bảo thủ (neo-conservatism) của nước Mỹ xây dựng từ những năm 90 nhắm vào Nga. Đồng thời, cũng tồn tại một ý muốn tạo dựng một cái lõi cho chủ nghĩa dân tộc Nga, chưa kể là cùng lúc làm nổi bật lên những khó khăn mà các nước châu Âu đang gặp phải trong việc thực thi mô hình phát triển phương Tây.

Cuối cùng, có một ý muốn từ ông Putin là nước Nga phải xuất hiện vừa như một cường quốc cổ điển, tức không ngần ngại sử dụng vũ lực quân sự, vừa như một cường quốc đang trỗi dậy như một nền kinh tế hùng mạnh của thế giới. Đó là về lý tưởng chính trị, nhưng sự thực dụng cũng đã đóng một phần quan trọng.

Sự sụp đổ quá nhanh chóng của ông Yanukovych đã buộc ông Putin cũng phải có những phản ứng nhanh chóng không kém. Putin đã nhận định rằng thỏa thuận đạt được ngày 21/2 nhờ ba Ngoại trưởng châu Âu (Đức, Pháp, Ba Lan) là một sự lừa gạt với Moscow bởi thay vì giữ ông Yanukovych ở lại, họ lại đẩy ông ta đi.

Yếu tố cuối cùng, đó là việc xóa bỏ tiếng Nga chỉ vài ngày sau khi có chính quyền mới ở Kiev đã gia tăng sự giận dữ tại nước Nga, nơi họ coi rằng việc Ukraina gắn kết với phương Tây, đặc biệt là với NATO, là một mối đe dọa an ninh nghiêm trọng hàng đầu.

Tất cả những điều nói trên giải thích cho việc Nga sáp nhập Crưm.

Sẽ không có Chiến tranh lạnh mới

Có quá sớm không nếu chúng ta nói Chiến tranh lạnh đã quay trở lại?

Tôi nghĩ rằng chúng ta không nằm trong viễn cảnh của một cuộc Chiến tranh lạnh mới, đơn giản là nước Nga của ông Putin hiện không có năng lực như Liên Xô ngày trước. Họ cũng không có các nước vệ tinh như Liên Xô trước kia.

Tiếp đến, các nước phương Tây tuyệt nhiên không có ý muốn có một cuộc Chiến tranh lạnh nữa. Nga cũng chẳng muốn điều đó. Hai bên giờ đang phụ thuộc vào nhau quá chặt chẽ về mặt kinh tế. Liên minh châu Âu (EU) đang là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, chiếm hơn 50% kim ngạch ngoại thương. Nga sẽ rơi vào một logic tự sát nếu muốn cắt đứt quan hệ kinh tế này với châu Âu.

Ngược lại, EU cũng cần có Nga, vì trước hết Nga là một đối tác lịch sử và sau đó, là một đối tác năng lượng quan trọng. Vì thế, không có Chiến tranh lạnh nhưng những hậu quả của căng thẳng hiện tại tạo ra một sự cô lập ngoại giao chưa từng có với Nga. Nga đơn độc trong Hội đồng bảo an (HĐBA) LHQ. Nga chứng kiến sự đổ vỡ của vị thế ngoại giao truyền thống của họ, vốn rất ổn định và vững chắc kể từ cuộc chiến Kosovo đến nay. Sau khi sáp nhập Crưm, vị thế đó không còn nữa.

Nga đang từng bước bị loại bỏ dần ra khỏi một số câu lạc bộ quyền lực, mất chỗ đứng trong G8, là đối tác ưu tiên của NATO và EU, của Nhóm hợp tác Thượng Hải, của BRICS...

Đó là những hậu quả vô cùng nặng nề đối với mối quan hệ giữa Nga với thế giới.



Nhưng các nước phương Tây cũng sẽ chịu thiệt hại nặng nếu trừng phạt Nga về kinh tế. Họ có thể đi xa đến đâu trong các biện pháp này?

Trong tình huống đối đầu hiện nay, sẽ không bên nào được lợi nếu mọi việc xấu đi.

EU khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 và cần có sự tiếp ứng nhiên liệu từ Nga, điều biến Nga thành một đối tác tự nhiên với EU. Kinh tế Nga cũng đang ì trệ, không năng động như kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ... Nga phụ thuộc rất nhiều vào kinh tế châu Âu.

Các khu vực khác trên thế giới cũng không mong muốn có một sự đối đầu kinh tế giữa Nga và châu Âu.

Chúng ta đang phải chứng kiến những điều phi lý: Thứ nhất, cả hai bên quá phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế mà lại không bên nào muốn trả giá đắt. Thứ hai, chúng ta có vẻ như đang chứng kiến một cách hành xử của thế kỷ 19 rằng một vấn đề mang tính địa phương như Crưm lại quan trọng hơn là sự liên kết của Nga với nền kinh tế thế giới.

Nói cách khác là Nga từ bỏ một vị thế toàn cầu chỉ vì một cuộc chiến địa phương.

Nếu Mỹ và các nước G8 loại Nga khỏi G8, hậu quả sẽ ra sao với trật tự thế giới hiện nay?

Đó sẽ là tin không tốt lành. Nga là một nước lớn, là thành viên HĐBA LHQ, là một cường quốc hạt nhân hạng nhất. Nước duy nhất có thể so kè với Mỹ. Nga cũng là cường quốc năng lượng trên tất cả các lĩnh vực: khí gaz, dầu lửa, hạt nhân, nhiệt điện, thủy điện... Nga có truyền thống ngoại giao và quân sự được tạo dựng vô cùng vững chắc.

Tóm lại, Nga là một nước lớn trên trường quốc tế. Vì thế tôi nghĩ rằng một sự cô lập kéo dài với Nga trước hết sẽ được phán quyết bởi nước Nga và người dân Nga, những người trong hơn 2 thập kỷ qua đã chấm dứt việc cô lập về mặt tâm lý.

Những người dân Nga giờ đã quen với việc tự do đi lại sang châu Âu, Mỹ và châu Á. Về mặt tâm lý, người dân Nga đã bước ra khỏi sự cô lập.

Ở góc độ cân bằng toàn cầu, nước Nga với lãnh thổ rộng lớn và ảnh hưởng truyền thống của mình; có vai trò rất lớn trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng ở Iran,  Syria,  Bắc Triều Tiên,  khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong căng thẳng giữa Trung Quốc-Nhật Bản, trong quan hệ với các nước như Việt Nam...

Sự cô lập ngoại giao với Nga hiện nay về lâu dài sẽ chẳng mang lại lợi ích cho bên nào cả.

Vậy ông nhìn nhận ra sao về thái độ của Trung Quốc trong cuộc đối đầu Nga-phương Tây lần này?

Tôi nghĩ trong cuộc khủng hoảng này, Moscow có hy vọng lôi kéo Trung Quốc về phía mình, nhưng Bắc Kinh cảnh giác hơn bất kỳ nước nào trước tất cả các hình thức của chủ nghĩa ly khai bởi họ đang phải đối mặt với vấn đề này. Trung Quốc có một chính sách ngoại giao thận trọng hơn Nga rất nhiều.

Tình huống hiện nay đặc biệt có lợi cho Trung Quốc. Họ đang sử dụng tất cả những sự kiện ở Nga như là một sự quy kết đối với phương Tây và tận dụng cuộc khủng hoảng này của phương Tây để tiếp tục trỗi dậy. Căng thẳng giữa Nga và phương Tây sẽ tạo cho Trung Quốc một không gian hành động lớn hơn, thậm chí là để tạo thêm sức ép đối với các nước láng giềng đang có tranh chấp.

Những chỉ trích gay gắt qua lại giữa Nga và phương Tây về mô hình phát triển cũng sẽ có lợi cho Trung Quốc bởi họ đang theo đuổi một mô hình khác, độc nhất.

Tôi nghĩ tình hình hiện nay có lợi cho hai nước: Iran và Trung Quốc. Với Iran, sức ép về vấn đề hạt nhân được chuyển hướng. Với Trung Quốc thì vừa có thêm trợ giúp làm cho phương Tây suy yếu, vừa có thể tính toán các con cờ để lấn chiếm được các vị thế của Nga.

Xin cảm ơn ông!

Quang Dũng(từ Paris)
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #342 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 04:37:55 pm »

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/167595/lo-phuong-tay-putin-quay-sang-chau-a.html

Lơ phương Tây, Putin quay sang châu Á



Giữa lúc sự kiện Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh sáp nhập Crưm khiến phương Tây giận dữ, một trợ tá của ông đến châu Á, nhằm thắt chặt quan hệ với các đồng minh phương Đông.

Chủ tịch tập đoàn dầu khí Rosneft - Igor Sechin - là một trong những người thân cận nhất của ông Putin. Rất kín tiếng, chẳng mấy khi xuất đầu lộ diện nhưng cựu đặc vụ an ninh Sechin lại gần như đứng đầu trong hệ thống cấp bậc của điện Kremlin từ khi ông Putin đắc cử Tổng thống lần đầu năm 2000.

Trong chuyến đi lần này, Igor Sechin đã tập trung báo chí tại Tokyo để cảnh báo các chính phủ phương Tây rằng, những biện pháp cấm vận mà họ áp dụng với Moscow vì việc sáp nhập bán đảo ở Biển Đen có thể gây phản ứng ngược.

Thông điệp ‘ngầm’ của người đứng đầu tập đoàn dầu khí lớn nhất nước Nga khá rõ ràng: Nếu châu Âu và Mỹ cô lập Nga, Moscow sẽ hướng sang phía Đông cho các dự án, thoả thuận năng lượng, những hợp đồng quân sự và liên minh chính trị mới.

Con át chủ bài cho Moscow là một thoả thuận cung cấp khí tự nhiên với Trung Quốc giờ đây đang dần thành hiện thực sau nhiều năm đàm phán. Nếu nó được ký kết khi ông Putin thăm Trung Quốc vào tháng 5, ông có thể “giơ cao” nó lên mà tuyên bố rằng, quyền lực toàn cầu đã chuyển về phía Đông và ông không cần tới phương Tây.

"Do các mối quan hệ tồi tệ của Nga với phương Tây, nên Moscow sẽ muốn gần gũi hơn với Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh ủng hộ, sẽ không ai nói họ bị cô lập”, Vasily Kashin, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc tại tổ chức Phân tích chiến lược và công nghệ (CAST) cho biết.

Có một số tín hiệu đã khuyến khích Putin khi Trung Quốc bỏ phiếu trắng tại Hội đồng Bảo an về dự thảo nghị quyết lên án cuộc trưng cầu dân ý gia nhập Nga của Crưm.

Mặc dù Bắc Kinh lo lắng rằng, cuộc trưng cầu dân ý có thể tạo ra tiền lệ cho các khu vực của nước khác kiểu như Tây Tạng của Trung Quốc, nhưng họ từ chối chỉ trích Moscow.

Trung Quốc là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và cũng không hề thích thú với nền dân chủ kiểu phương Tây.

Putin đã cảm ơn Trung Quốc xung quanh vấn đề Ukraina trong bài phát biểu trước khi ký sắc lệnh sáp nhập Crưm. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã thể hiện mối quan tâm đặc biệt trong xây dựng quan hệ với Moscow và Putin khi chọn Nga làm điểm công du nước ngoài đầu tiên ở cương vị lãnh đạo mới và tham dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Sochi tháng trước.

Nhiều lãnh đạo phương Tây đã không tới tham dự buổi lễ sau khi chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Nga. Ngược lại, khi Putin và ông Tập thảo luận về Ukraina qua điện đàm ngày 4/3, Kremlin tuyên bố lập trường của họ khá “gần gũi”.

Một liên minh mạnh mẽ giữa hai nước cũng còn nhằm tạo ra đối trọng với Mỹ.

Ấm áp nhưng không thắm thiết

Bất chấp những dấu hiệu tích cực từ Bắc Kinh, Putin có thể nhận thấy việc gắn kết của Trung Quốc không thực sự quá thắm thiết. Vẫn còn sự thận trọng giữa hai bên bởi những ký ức tranh chấp biên giới những năm 1960.

Tập đoàn khí đốt quốc gia Nga Gazprom hy vọng sẽ bơm 38 tỉ mét khối khí tự nhiên mỗi năm cho Trung Quốc vào năm 2018 thông qua hệ thống ống dẫn đầu tiên giữa một nước sản xuất khí và một nước tiêu dùng lớn nhất thế giới. "Tháng năm nằm trong kế hoạch của chúng tôi”, người phát ngôn Gazprom trả lời khi được hỏi về thời điểm của thoả thuận.

Tuy nhiên, cả hai bên vẫn đang tranh luận về giá cả và mối quan hệ của Nga với phương Tây có thể khiến Trung Quốc cứng rắn trong quan điểm. Theo những nguồn tin công nghiệp Nga, Bắc Kinh hướng đến mục tiêu giá thấp hơn châu Âu – nơi Gazprom có một nửa tổng doanh thu.

Biến động tại tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (đang ở trung tâm cuộc điều tra tham nhũng) có thể là một nguyên nhân khác gây chậm trễ. Valery Nesterov, nhà phân tích tại Sberbank CIB ở  Moscow cho rằng, Trung Quốc cũng cần thời gian để xem xét chiến lược năng lượng của họ.

"Điểm mấu chốt là đe doạ cấm vận đối với nguồn cung năng lượng từ Nga đã gián tiếp tăng cường vị thế của Trung Quốc trong đàm phán”, Nesterov nói.

Thúc đẩy giao thương

Nga đáp ứng gần 1/3 nhu cầu khí đốt của châu Âu, sản lượng cung cấp cho EU và Thổ Nhĩ Kỳ năm ngoái vượt quá 162 tỉ mét khối - mức cao kỷ lục. Nhưng Trung Quốc đã vượt qua Đức để trở thành nước mua dầu thô lớn nhất của Nga năm nay do Rosneft có thoả thuận thúc đẩy nguồn cung dầu sang phía đông thông qua hệ thống ống dẫn Đông Siberia – Thái Bình Dương và một hệ thống khác qua Kazakhstan.

Nếu bị phương Tây cô lập với những biện pháp trừng phạt mới, Nga có thể tăng cường hợp tác với Trung Quốc trong những lĩnh vực khác ngoài năng lượng.

Nhà phân tích Kashin nói rằng, triển vọng Nga cung cấp máy bay chiến đấu Sukhoi SU-35 cho Trung Quốc vốn bắt đầu thảo luận từ năm 2010 sẽ gia tăng.

Trung Quốc rất hứng thú đầu tư vào cơ sở hạ tầng, năng lượng và hàng hoá ở Nga. Sụt giảm trong giao thương với phương Tây có thể buộc Nga phải từ bỏ sự e dè với đầu tư Trung Quốc trong một số ngành công nghiệp chiến lược. "Với cấm vận phương Tây, không khí có thể thay đổi nhanh chóng có lợi cho Trung Quốc”, Brian Zimbler, giám đốc điều hành hãng luật quốc tế Morgan Lewis có trụ sở ở Moscow nói.

Kim ngạch thương mại Nga – Trung tăng 8,2% trong năm 2013 đạt 8,1 tỉ USD nhưng Nga vẫn chỉ là đối tác xuất khẩu lớn thứ bảy của Trung Quốc, và không có mặt trong top 10 nước nhập khẩu hàng hoá. EU là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, chiếm gần một nửa kim ngạch thương mại.

Nhật khó xử, Ấn bắt tay

Sechin tại Tokyo đã thúc giục các nhà đầu tư Nhật hợp tác nhiều hơn để phát triển dầu khí của Nga. Rosneft có một số dự án với công ty của Nhật. Tokyo dưới thời của Thủ tướng Abe cũng rất nỗ lực cải thiện quan hệ với Moscow bất chấp còn tranh chấp lãnh thổ từ thời Thế chiến II.

Tuy nhiên, Nhật bị lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan về vấn đề Crưm vì chịu áp lực áp dụng lệnh trừng phạt với Moscow khi là thành viên nhóm G7. Trong khi đó, quan hệ hai bên được dẫn dắt bởi lợi ích năng lượng chung. Nga có kế hoạch tăng ít nhất là gấp đôi dòng chảy dầu khí tới châu Á trong 20 năm tới, còn Nhật thì nhập khẩu lượng lớn nhiên liệu hoá thạch để thay thế cho năng lượng thiếu hụt từ ngành công nghiệp điện hạt nhân sau thảm hoạ Fukushima 2011.

Nếu Nhật thấy khó xử thì dường như Putin lại không bị mất ngủ. "Tôi không nghĩ Putin lo lắng nhiều về Nhật, ông chỉ nghĩ tới Trung Quốc”, Alexei Vlasov, chuyên gia phân tích chính trị xã hội Nga cho biết.

Dĩ nhiên, Putin cũng dành thời gian để đến gần một nước khác ngoài Trung Quốc – đó là Ấn Độ. Ông cũng cảm ơn họ vì đã hiểu vấn đề Ukraina và Crưm khi nói, Ấn Độ thể hiện “sự kiềm chế và khách quan”.

Ông cũng đã gọi cho Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh để thảo luận về cuộc khủng hoảng. Dù Ấn Độ là thị trường xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Mỹ, nhưng Nga vẫn là nhà cung cấp quốc phòng quan trọng và hai bên đã xây dựng được mối quan hệ hữu nghị.

Với Putin, cuộc khủng hoảng Crưm là một trường hợp thử nghiệm các ý tưởng ông đưa ra trong chiến lược đối ngoại từ hai năm trước – khi ông tìm kiếm nhiệm kỳ tổng thống thứ ba.

Khi ấy, ông nói muốn giao thương mạnh mẽ hơn với Trung Quốc để “khiến ngọn gió Trung Quốc thổi vào cánh buồm kinh tế của chúng tôi”. Nhưng ông cũng khẳng định, Nga phải là “một phần của thế giới lớn hơn".

Thái An(theo Reuters)
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #343 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 04:40:21 pm »

 Vậy thì theo bác qtdc@ không có chiến tranh "lạnh" thì có chiến tranh "nóng" giữa Mỹ và Nga không? Grin

 Chiến tranh "nóng" xảy ra thì nhà em còn biết mà xuất khẩu mũ rơm sang Nga chống bom bi và mảnh pháo cao xạ. Chiến tranh "lạnh" thì chuẩn bị sẵn quota xuất khẩu gạo. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #344 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 05:02:38 pm »

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/167403/-putin-khong-du-suc-gay-chien-tranh-lanh-.html

'Putin không đủ sức gây Chiến tranh lạnh'

LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài phỏng vấn ông Thomas Gomart, một chuyên gia uy tín về Nga của Học viện quan hệ quốc tế Pháp, xung quanh cuộc đối đầu Nga - phương Tây hiện nay.







Yếu tố cuối cùng, đó là việc xóa bỏ tiếng Nga chỉ vài ngày sau khi có chính quyền mới ở Kiev đã gia tăng sự giận dữ tại nước Nga, nơi họ coi rằng việc Ukraina gắn kết với phương Tây, đặc biệt là với NATO, là một mối đe dọa an ninh nghiêm trọng hàng đầu.

Tất cả những điều nói trên giải thích cho việc Nga sáp nhập Crưm.







Trong tình huống đối đầu hiện nay, sẽ không bên nào được lợi nếu mọi việc xấu đi.


Các khu vực khác trên thế giới cũng không mong muốn có một sự đối đầu kinh tế giữa Nga và châu Âu.



Nói cách khác là Nga từ bỏ một vị thế toàn cầu chỉ vì một cuộc chiến địa phương.





Quang Dũng(từ Paris)

Bài "chém gió " của ông Thomas Gomart một chuyên gia uy tín về Nga của Học viện quan hệ quốc tế Pháp, xung quanh cuộc đối đầu Nga - phương Tây . bài này  có nhiều vấn đề mâu thuẫn . Câu sau phản bác câu trước . hay nói một cách hình tượng rằng bài chém gió thủng lỗ chỗ . Trình độ của ông này ngang ngửa phó thường dân VN . trong trích dẫn ở trên : phần tô đỏ ở trên mâu thuẫn với phần tô đỏ ở dưới .



Mới nói rằng : "...họ coi rằng việc Ukraina gắn kết với phương Tây, đặc biệt là với NATO, là một mối đe dọa an ninh nghiêm trọng hàng đầu."

VẬY NHƯNG CÂU SAU lại kết luận : "Nói cách khác là Nga từ bỏ một vị thế toàn cầu chỉ vì một cuộc chiến địa phương."

 Đã biết nghiêm trọng hàng đầu ,Sao lại là cuộc chiến địa phương được ? Crimea có tầm quan trọng chiến lược đối với Nga có lợi trên nhiều mặt về phòng thủ lẫn tấn công . Việc sát nhập crimea vào Nga là một thắng lợi lớn của ông Putin .  Thắng lợi tiếp theo của Putin  là biến Ukraina thành một quốc gia trung lập - đây là vùng đệm cho Nga với NATO . Nếu có chiến tranh thì nơi đây là nơi hứng bom đạn chứ không phải Moscow.

VẬY CÁI GIÁ phải trả cho 2 việc trên là sự cô lập của Mỹ và các nước phương tây với Nga Trong khoảng thời gian 1-2 năm -sau đó họ lại làm lành lại với nhau vì họ rất cần nhau ,không thể thiếu nhau bởi những vấn đề kinh tế và quân sự sát sườn .Còn quyền lợi quốc gia của anh Ukraine kia chẳng có giá trị gì lớn ,HỌ chẳng thèm đếm xỉa gì tới , Các phe  Nga và Mỹ - quá lắm thì cho UKRAINE mượn ít tiền cứu đói cho dân .

Ukraine là Một đất nước có diện tích gấn 600.000 km vuông Lớn thứ nhì châu âu ,nhưng yếu kém về lãnh đạo của bộ máy nhà nước ắt dân nghèo phải chịu cực khổ .
Logged

longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #345 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 06:03:31 pm »

Victor Yanukovich kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ý tại tất cả các địa phương của Ucraina .



Tổng thống Ucraina đang sống lưu vong tại Nga Victor Yanukovich đã gửi một thông điệp mới đến toàn thể nhân dân Ucraina, trong đó ông kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ý về quy chế từng khu vực hành chính trong thành phần Ucraina.

“Với tư cách là Tổng thống, với toàn bộ tâm hồn và suy nghĩ dành cho các bạn, tôi kêu gọi mỗi công dân Ucraina có tư tưởng lành mạnh - hãy đừng để cho những kẻ tiếm xưng lợi dụng mình! Hãy yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý để xác định quy chế của mỗi khu vực trong thành phần Ucraina”, - hãng ITAR-TASS trích lời thông điệp của ông Yanukovich đưa tin.

Ông Yanukovich nhấn mạnh: “Tất cả những gì đã và đang diễn ra trong những tháng gần đây là một cuộc đảo chính vũ trang, được thực hiện bởi phe đối lập với vũ khí của các nhóm khủng bố, dưới sự hậu thuẫn của một số quốc gia Phương Tây”.

“Làn sóng phản kháng đang trỗi dậy ở vùng Đông-Nam Ucraina là hoàn toàn logic, là phản ứng tự nhiên của một khu vực công nghiệp đông dân cư đối với hành động đảo chính vũ trang”, - ông tuyên bố. - “Những kẻ tiếm xưng không được bầu lên bằng sự tín nhiệm của nhân dân Ucraina, không có quyền tước bỏ quyền thể hiện quan điểm của mỗi người dân thông qua những sửa đổi luật trái với Hiến pháp, trong đó có cả việc ấn định bầu cử Tổng thống”, - ông Yanukovich nói.

“Tình trạng vô chính phủ đang diễn ra trên đường phố hiện nay không hề có gì chung với khái niệm dân chủ. Liệu rằng có một nước Phương Tây nào có thể chỉ ra những bước đi dân chủ của “chính quyền” hiện nay? Tôi không nghĩ rằng một chính trị gia cấp cao bất kỳ nào ở châu Âu có thể gọi những hành động bắn giết, cướp phá trên đường phố đất nước họ là bình thường, hoặc gọi những kẻ khủng bố là công dân tích cực, được quyền cướp bóc, giết người”, - ông Yanukovich nhấn mạnh.

Ông Yanukovich tỏ ra tin tưởng rằng, không phải bầu cử Tổng thống trước thời hạn, mà chỉ có tổ chức trưng cầu dân ý toàn Ucraina mới giúp bình ổn đáng kể tình hình chính trị trong nước và đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ucraina. Ông cho rằng, việc thông qua sửa đổi luật sai Hiến pháp, trong đó có việc ấn định bầu cử Tổng thống trước thời hạn là “loại bỏ khả năng tổ chức bầu cử trung thực, nếu có bầu cử”.

Ông Yanukovich tin rằng các điều luật mới được thông qua là do áp lực của Maidan. “Nhiều hành động bạo lực đã diễn ra đối với các đại biểu Quốc hội và gia đình họ, đó là chưa kể việc họ bị đe dọa thường xuyên”, - ông khẳng định.

Ông Yanukovich cũng đề nghị đại hội Đảng Các khu vực bãi bỏ chức Chủ tịch danh dự của mình và khai trừ ông ra khỏi đảng.

Hôm qua, từng có thông tin rằng ngày 28 tháng 3 Tổng thống Ucraina bị truất quyền Victor Yanukovich sẽ có cuộc họp báo tại thành phố Rostov na Donu (Liên bang Nga). Tuy nhiên, thông tin này chưa được chính quyền Nga xác nhận

Nguồn: Korrespondent.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #346 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 06:06:57 pm »

Bài của tay Pháp nghe thì mâu thuẫn nhưng mà cũng có lẽ là không hẳn vậy. Đó là quan điểm của lão ấy và đương nhiên khác với quan điểm của Putin, chính vì thế mà phương tây có vẻ bị bất ngờ.

Chiến tranh lạnh thực ra chưa bao giờ kết thúc, chiến tranh nóng cũng thế. Ít nhất hàng trăm người đã chết ở Kiev vì bị bắn tỉa, vì xô xát v.v.... Chiến tranh lạnh theo kiểu giữa 2 phe dàn trận tuyến hai bên bức màn sắt thì không, nhưng chiến tranh lạnh+nóng giữa nhiều phe theo kiểu sáng đánh nhau ở đây, tối đi ăn với nhau ở kia, mai đánh nhau tiếp ở kìa thì vẫn đang diễn ra. Các bác không thấy thế giới nói chung đang chạy đua vũ trang ồ ạt đó à. Ngay ở ĐNA này thôi cũng gần như ông nào cũng sắm tàu ngầm rồi. Nếu ngày nào đó nước Lào đặt tên cho tàu ngầm đầu tiên của họ do bác Nguyễn Quốc Hòa chế tạo giúp là tàu ngầm "Viên-Chăn" thì chúng ta chắc sẽ chỉ giật mình một cái rồi quay vào hội đánh phỏm tiếp.

Nếu chến tranh nóng Pu-Ô diễn ra thì nước ta sẽ có cơ hội bá chủ thế giới, không phải lo đan mũ rơm đâu các bác ạ, cái cần là từ bây giờ tích cực đào hầm ẩn núp thôi. Sau đó ta sẽ chui từ hầm lên rồi cử người sang thành lập các chi bộ hải ngoại và cai quản Mĩ quốc và Nga quốc, thậm chí phải động viên lấy tinh thần xung phong nữa là đằng khác vì khi đó dân hai nước đó và xung quanh chết sạch vì vũ khí hạt nhân rồi, sang đấy cũng dễ bị nhiễm xạ chết toi thôi.
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #347 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 06:08:50 pm »

Hôm qua, Đại hội đồng LHQ theo đa số phiếu đã thông qua nghị quyết, trong đó cuộc trưng cầu dân ý cách đây không lâu ở Crưm được tuyên bố là không có hiệu lực pháp lý

Sáng kiến phản tác dụng với nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Ukraina sẽ chỉ làm phức tạp thêm việc thúc đẩy giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại đất nước này.

Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố ngày hôm nay coi sáng kiến này phản tác dụng. Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Ukraina sẽ chỉ làm phức tạp thêm việc thúc đẩy giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại đất nước này. . . Bộ Ngoại giao Nga lưu ý rằng số lượng lớn phiếu trắng và những đại diện các nước thành viên không có mặt tại cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chứng tỏ sự không công nhận cách giải thích một chiều về các sự kiện ở Ukraina. Ngoài ra còn được biết về những áp lực trắng trợn đến cả những dọa dẫm chính trị và đe dọa kinh tế đối với một loạt các quốc gia để họ phải bỏ phiếu “thuận”. Matxcova kêu gọi các thành viên có tinh thần xây dựng và suy nghĩ độc lập của cộng đồng quốc tế tập trung nỗ lực vào việc tạo điều kiện thực sự cho việc ổn định tình hình ở Ukraina và thể hiện sự tôn trọng với kết quả của cuộc trưng cầu ý dân ở Crưm.
 
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #348 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 06:24:15 pm »

Việt Nam hôm qua bỏ phiếu trắng thì phải các bác ạ.

http://thegioi.baotintuc.vn/the-gioi/cam-van-nga-tai-sao-noi-thi-de-lam-lai-kho-20140328101745328.htm
Cấm vận Nga: Tại sao nói thì dễ, làm lại khó?

Mỹ, nước phụ thuộc vào nguồn cung ứng urani làm giàu từ Nga, sẽ khó có thể áp đặt những lệnh cấm vận dài hạn nhằm vào Moskva.

Crimea (Crưm) đã sáp nhập vào Nga; còn Mỹ và phương Tây thì vẫn mải miết với các cuộc thảo luận áp đặt chống Nga. Thế nhưng đây là điều nói thì dễ, làm mới khó. Dường như “chú Sam” không có ý định đưa ra các lệnh cấm vận dài hạn.


Các nhà máy điện hạt nhân tại Mỹ hiện phụ thuộc nhiều vào Nga. Ảnh: Greenprophet.com

Các liên kết kinh tế - chính trị giữa Mỹ và Nga chưa chắc đã là điều quyết định. Nhưng ở Mỹ có một ngành công nghiệp phụ thuộc vào phần lớn nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Nga – đó là các nhà máy điện hạt nhân.

Sự phụ thuộc này của Mỹ không phải là điều gì mới mẻ. Lịch sử bắt đầu từ những năm 1990, khi dự án hạt nhân HEU-LEU được khởi động sau sự sụp đổ của Liên Xô. Theo thỏa thuận này, urani làm giàu cấp độ cao (HEU) từ các đầu đạn hạt nhân của Nga sẽ được chuyển đổi thành urani làm giàu cấp độ thấp (LEU) để sử dụng cho các nhà máy điện nguyên tử tại Mỹ.

Tuy nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung điện, nhưng Mỹ hiện vẫn phải phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân, với sản lượng điện lên đến 100 GW. Năm 2014, dự kiến Mỹ sẽ phải cần đến 21.600 tấn urani để đáp ứng cho các nhà máy điện này, trong khi đó, khả năng sản xuất nội địa của Mỹ chỉ đạt khoảng 10% số này – theo số liệu của Cơ quan thông quản lý thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Nhập khẩu bù đắp thiếu hụt là xu thế tất yếu, năm 2012, ước tính Mỹ cũng đã phải nhập đến 80% số lượng urani dùng cho điện hạt nhân.

Nhưng đó mới chỉ là một mặt của câu chuyện. Thách thức không phải là việc mua urani (quặng, luyện thô), mà là quá trình phải chuyển đổi urani này thành năng lượng hạt nhân có thể sử dụng được – nói cách khác là làm giàu urani. Dù thế nào đi nữa, Mỹ sẽ còn phải phụ thuộc vào sự trợ giúp của Nga, do năng lực làm giàu hạn chế. Hiện nay, trách nhiệm làm giàu này thuộc về các công ty tư nhân đóng tại Mỹ. Thế nhưng trong số này, các công ty thực sự của Mỹ chỉ chiếm 20%. Các cơ sở nước ngoài nắm giữ phần còn lại: châu Âu chiếm khoảng 35%, và 45% còn lại nằm trong tay các doanh nghiệp của Nga. Nói cách khác, không có các cơ sở làm giàu “bản địa” ở Mỹ và làm giàu hạt nhân phụ thuộc vào nước ngoài, nhất là Nga.

Có lẽ vậy mà dù dự án HEU-LEU mới hết hạn, nhưng Mỹ lại rất sốt sắng với việc nới rộng vòng đời dự án, bằng việc gia hạn. Đặc biệt, khi mà các công ty cung ứng urani của Mỹ có kế hoạch đệ đơn phá sản, thì vai trò của các cơ sở làm giàu nước ngoài, nhất là Nga, sẽ tăng lên nhiều lần. Nói tóm lại, nếu áp đặt cấm vận chống Nga, Mỹ sẽ có thể phải tính đến việc tìm kiếm các nguồn urani làm giàu ngoài Nga, nhưng đây là điều không hề dễ dàng trong lĩnh vực hạt nhân. Người mất khi đó chính là ngành năng lượng hạt nhân Mỹ.


HT (Epochtimes)
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #349 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 07:07:16 pm »

Việt Nam hôm qua bỏ phiếu trắng thì phải các bác ạ.



Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết về Ukraine

Trưa 27/3 (theo giờ New York, Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã biểu quyết thông qua nghị quyết với tên gọi "Toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine" với 100 phiếu thuận, 11 phiếu chống và 58 phiếu trắng.

Các nước bỏ phiếu chống gồm Nga, Armenia, Belarus, Bolivia, Cuba, Nicaragua, Syria, Sudan, Triều Tiên, Venezuela và Zimbabwe. Trong khi đó, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi và Trung Quốc (thuộc BRICS) đều bỏ phiếu trắng. Một số nước không tham gia bỏ phiếu.
 
Dự thảo nghị quyết trên đây do Ukraine soạn thảo và đề xuất, với sự đồng bảo trợ của một số quốc gia, trong đó có Costa Rica, Qatar, Canada, Botswana và Ba Lan, khẳng định toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của Ukraine, đồng thời không thừa nhận cuộc trưng cầu ý dân về độc lập của khu vực Crimea.

Nghị quyết không đề cập cụ thể tới Nga, thay vào đó đề cập một cách chung chung rằng "Đại hội đồng Liên hợp quốc kêu gọi tất cả các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các cơ quan đặc biệt không thừa nhận bất kỳ một sự thay đổi nào về thực trạng của khu vực Crimea và thành phố cảng Sevastopol."

Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/dai-hoi-dong-lien-hop-quoc-thong-qua-nghi-quyet-ve-ukraine/251237.vnp

Không thấy nhắc đến Việt Nam. Huh  Có thể rơi vào 1 trong 2 trường hợp: Bỏ phiếu trắng hoặc không tham gia bỏ phiếu.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM