Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:48:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine  (Đọc 159751 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #330 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 12:16:16 am »

http://nuina.net/wrdp/wp-content/uploads/1_ff1f4.jpg

Bài đăng từ ngày 10/03/2014, Brzezinski, nguyên cố vấn an ninh quốc gia thời bác chủ đồn điền trồng lạc Jimmy Carter làm TT Mỹ, trả lời phỏng vấn báo Le Figaro của Pháp. Ông cố vấn này rất thích thú vì đã thấy Liên Xô sa vào mớ bùng nhùng Afghanistan, đến bây giờ ông ta vẫn là một chuyên gia cấp cao được giới lãnh đạo Mỹ lắng nghe.  



Brzezinski : " Nếu Putin lấy Crimea thì Ukraine sẽ mất"

Putin đã nói với cộng đồng thế giới rằng " Ukraina - đó là việc của tôi". Câu trả lời này nghĩa là thế nào? - Về vấn đề này phóng viên Le Figaro tại Washington Laura Mandeville đã trao đổi với Zbigniew Brzezinski (vốn là một người Do Thái Ba Lan sinh ra tại Kharkov, Ukraine).

"Cần phải nói rằng Ukraine là của người Ukraina - nhà phân tích chính trị cho biết - Trong tất cả các nước có các dân tộc thiểu số, họ sẽ có chính kiến của họ, nhưng tôi thấy rõ ràng rằng hầu hết người Ukraine đều muốn sống trong một nhà nước độc lập. Putin đe dọa nền độc lập này".

 Vậy phương Tây nên làm gì ?

"Trước hết, bản thân Ukraina hãy tìm hiểu mình có thể làm những gì. Tôi không nghĩ rằng ai đó phải có nghĩa vụ bảo vệ nền độc lập của một đất nước, nếu đất nước đó không sẵn sàng bảo vệ chính mình - ông nói với đại diện của tờ báo. - Cá nhân tôi cho rằng Ukraine sẽ chống lại nếu Putin sử dụng vũ lực như đã làm ở Crimea, và tiếp tục kế hoạch mở rộng. Nếu anh chuyển sang hành động, khi đó người Ukraine sẽ bắt đầu cuộc kháng chiến, và rõ ràng phương Tây bằng cách nào đó sẽ giúp đỡ người Ukraina".

Vậy là đối với người Ukraina thì Crimea đã mất? - Laura Mandeville hỏi.

"Tôi không biết, nhưng vấn đề này cần được đưa ra khi mối quan hệ giữa Ukraine và Nga đã trở lại một mức độ ít nhất là hợp lý và ổn định. Người Nga đã đem vào mối quan hệ này sự bất hợp lý và thói cảm tính, họ đã có một cuộc tấn công kẻ cướp lên bán đảo Crimea, họ đeo mặt nạ như thể mafia. Nhưng họ nên cẩn thận khi áp dụng phương pháp này với toàn Ukraina - điều này sẽ dẫn đến sự bùng nổ một cuộc xung đột mạnh mẽ hơn nhiều ở vùng trung tâm Châu Âu, một cuộc xung đột chưa từng thấy kể từ năm 1939" - Brzezinski cảnh báo.

"Nguy cơ vô cùng lớn nằm ở chỗ kiểm soát nước Nga bây giờ là một nhà lãnh đạo phi lý có chứng ảo tưởng về sự vĩ đại. Đó cũng là mối bận tâm của rất nhiều người Nga. Cứ cho là Putin thành công trong việc có thể tách rời Crimea khỏi Ukraine: ông ta sẽ nhận được Crimea, Ukraine sẽ mất nó nhưng trong rất nhiều thập kỷ, do đó mà dấy nên một phản ứng dân tộc mạnh mẽ chống lại Moscow ! Người Ukraina xác định danh tính của họ thông qua đất đai của họ. Putin đã phạm phải một sai lầm khủng khiếp" - nhà địa chính trị học đánh giá như vậy.

Brzezinski không đồng ý với thực tế là chính Châu Âu đã gây ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine, khi bao vây nước Nga và đẩy liên minh của mình tới sát biên giới của nó: "Ngược lại, tôi nghĩ rằng nếu chúng ta không mở rộng NATO, thì hôm nay sẽ phải chứng kiến cuộc xung đột giữa các quốc gia vùng Baltic với Nga thông qua cộng đồng dân cư nói tiếng Nga, xung đột với Moldova thông qua Transnistria và xung đột giữa Nga và Ba Lan".

"Tôi nghĩ rằng về lý thuyết có thể tưởng tượng phương án ổn định Ukraine kết hợp với nước Nga. Nhưng, tôi nhắc lại một lần nữa, chúng ta đang đối phó với một nhà lãnh đạo không thể tính toán hợp lý cái gì có lợi cho nước Nga. Ông ta thích kêu gọi chủ nghĩa dân tộc nguyên thủy, và dựa vào lớp trẻ có các kỹ năng của hooligan, nện thật lực bất cứ ai không đồng ý với anh ta. Tôi nhắc lại một lần nữa: chúng ta cần phải thống nhất trong phản ứng của mình", - Le Figaro trích lời Brzezinski.
Nguồn

Bác tuanb5: ít nhất phải có tinh thần như Pavlo Corshaghin hoặc như anh Phan Đình Giót thì mới nghĩ đến chuyện làm được cái gì đó, muốn giữ thì sẽ có cách giữ, bản thân đã không muốn giữ thì ai giữ cho. Vì vậy Đảng Cộng sản phải toàn những người vô sản mới làm nên được. Có của nhiều quá như bây giờ người ta có 80 triệu yên Nhật của anh JTC thì người ta sẽ nghĩ khác. Thế mà hồi xưa các nhà tư sản+địa chủ yêu nước Trịnh Văn Bô, Nguyễn Thị Năm v.v...nuôi toàn bộ chính phủ cả tháng cả năm có ai bắt ép đâu nhỉ.
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #331 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 12:25:53 am »

Ukraina đã bắt đầu đàm phán với Nga để tăng lệ phí quá cảnh khí đốt



Ukraina đã bắt đầu đàm phán với Nga để tăng lệ phí quá cảnh khí đốt , người đứng đầu  của đảng " Tổ quốc"  trong Verkhovna Rada  cho biết .

" Các cuộc đàm phán bắt đầu , chúng tôi khẳng định sự cần thiết phải tăng lệ phí " , -  Sobolev cũng nhắc lại rằng Nga đã đơn phương tăng giá khí đốt .

" Theo tất cả các điều ước quốc tế mà chúng tôi đã ký 22 năm trước, chúng tôi phải báo  với phía Nga về những thay đổi , chúng tôi có quyền làm điều đó . " - Ông nói

Được biết đường ống dẫn khí đốt quá cảnh qua Ukraina dài 1160km, mỗi km Nga phải trả cho Ukraina 3,4$/ 1000m3 . Như vậy cứ 1000m3 Gas bơm qua Ukraina, Nga phải trả cho Ukraina khoảng 40$.Dự dự thảo Nghị quyết mà Ukraina đề xuất tăng  phí vận chuyển quá cảnh khí đốt lên khoảng 12 lần .




Lời bình : Hề quá, anh bạn Ukraina này cùn thật, giá quá cảnh nếu tăng lên 12 lần thì có nghĩa bằng với giá Nga bán cho U vào 1/4 này - U định dùng gas Nga miễn phí đây. Tôi có thằng con trai 14 tuổi, đôi khi có ai đó cho nó tiền và tôi là "Quỹ tiết kiệm " bắt buộc của nó. Lâu lâu nó nhớ và đòi khoản gửi, tôi bảo nó : " Nếu ba tính tiền nuôi Fill thì bây giừ Fill đang nợ ba chứ không phải ba nợ Fill đâu". Grin Thằng con trai tôi nó chỉ biết   ôi! .... ba..... Grin



« Sửa lần cuối: 28 Tháng Ba, 2014, 02:19:36 am gửi bởi longtrec » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #332 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 12:37:45 am »

Hợp tác thì phải cùng có lợi thôi. Nếu U thích thì Nga nó tăng giá gaz nữa thì cũng đâu vào đấy. Nó đã dự phòng đường ống dẫn phía Bắc và Nam rồi. U không thích thì sang mua lại của Tây Âu chính khí gaz của Nga cũng được. Mà nếu Nga ép giá cao quá thì sang ta mua than tổ ong, than thổ phỉ chẳng hạn, cũng có triển vọng đấy chứ.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #333 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 09:15:28 am »

http://lb.ua/news/2014/03/27/260965_bolshoy_kush_.html

Cuộc đấu của "những người khổng lồ" - bầu cử tổng thống U vào tháng 5 năm 2014. Năm 2010 là Yanukovitch và Timoshenko. Năm 2014 là Poroshenko và Timoshenko. Ai sẽ chiến thắng? Rinat Akhmetov sẽ đứng về phía ai? Vitaly Klitchko sẽ đóng vai trò nào?







Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #334 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 09:24:14 am »

   Đúng là tù ra có khác, bà cựu thủ tướng tóc vàng tết bím xinh đẹp ngày nào mới có vào tay " đồng nghiệp " Ucraina của bác CSVD một thời gian mà nhìn xuống cấp thê thảm các bác nhỉ ?

Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #335 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 10:05:08 am »

  Đúng là tù ra có khác, bà cựu thủ tướng tóc vàng tết bím xinh đẹp ngày nào mới có vào tay " đồng nghiệp " Ucraina của bác CSVD một thời gian mà nhìn xuống cấp thê thảm các bác nhỉ ?



Híc híc ! Chú này cứ méo mó .

ở lứa tuổi như chị Ty Mô kia ai cũng phát tướng như vậy đấy bất kể là nam hay nữ . da thì nhăn, bụng thì xề ra trông chán lắm . một số chức năng sinh lý trong người bị giảm sút nghiêm trọng . Người ta gọi là triệu chứng : "Tiền mãn ...gì ấy " Một số chị có Xiền thì đi thẩm mỹ viện hút mỡ bụng ,kéo cơ mặt cho căng ,nâng ngực cho bớt chảy xệ .... NGOÀI RA còn phải sử dụng một số tân dược định kỳ để kéo dài tuổi thanh xuân ,bớt đi cảm giác khô rát trong người . Còn đây mới ra tù tiền đâu ra ? cũng phải kiếm ăn vài tháng nữa  có tiền rồi mới tính .

Riêng tóc kết quấn quanh đầu là sở thích của chị này -là biểu tượng ,thương hiệu cá nhân của nữ hoàng tóc kết .

Theo thăm dò dư luận U mới đây ,số cử tri ủng hộ chị này ít lắm vì họ quá hiểu năng lực của chị , chị cũng chẳng ăn thua gì trong cuộc bầu cử sắp tới , nhưng dù gì cũng làm viên gạch lót đường cho phe "ta" giẫm lên làm bàn đạp . Chủ trương của chị là " không thành công cũng thành nhân " cốt lấy tiếng là mãn nguyện lắm rồi . dư luận có quyền gọi chị là : "Người thất bại -vĩ đại ."
Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #336 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 11:53:02 am »

Tóm lại là Âu-Mỹ đã làm gì được Nga đâu, xem ra họ chỉ trách bác Pu là sao cậu ngoạm nhanh thế không chia phần cho bọn tớ.

http://www.vietnamplus.vn/tong-thong-my-nga-can-thiep-vao-ukraine-bang-su-yeu-kem/250831.vnp

TT Mỹ cho rằng Nga là cường quốc khu vực và can thiệp vào Cờ-rưm một cách yếu kém (nghĩa là kém hơn Mỹ vì không theo cách của Mỹ), nhưng lại thừa nhận Nga không phải mối đe dọa số 1 với ANQG Mỹ, thừa nhận bây giờ không thể tách Cờ-rưm khỏi Nga, và dù không công nhận thì Âu-Mỹ cũng không có ý định xung đột quân sự với Nga vì Cờ-rưm.

http://www.vietnamplus.vn/chu-tich-thuong-vien-nga-obama-phan-ung-hoang-loan/251035.vnp

Đáp lại, Chủ tịch Thượng viện Nga bà Matvienko, TS Hóa học, vốn cũng là một người sinh ra lớn lên tại Ukraina, trưởng thành từ một cán bộ Đoàn TNCS Lê-Nin Ukraina lại bảo rằng TT Mỹ phản ứng một cách hoảng loạn, bà khẳng định Nga là một cường quốc thế giới chứ không phải là một cường quốc khu vực và tuyên bố các cậu Mỹ-Âu-Tàu-Nhật v.v... không thể tự tiện giải quyết các vấn đề của thế giới mà không hỏi ý kiến cậu Pu nhà chị.

http://www.vietnamplus.vn/thu-tuong-duc-trung-phat-them-nga-la-khong-can-thiet/251288.vnp

Còn TTg Đức Merkel vốn sinh ra lớn lên dưới mái trường XHCN Đông Đức thì nói sau cuộc hội đàm với TTg Canada rằng trừng phạt Nga thêm là không cần thiết. TTg Canada cũng khẳng định Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ không sử dụng giải pháp quân sự cho vấn đề Ukraine. Còn anh Pháp to còi nhất, trước đây đi tiên phong uỵch Libi chả thấy xuất máy bay bay sang dọa Nga.

http://www.ntv.ru/novosti/872576/

Thế thì U móm à? Phải làm sao đây? Phe cực hữu nó đưa mình lên nắm quyền thì bòm mất tay cộm cán của nó, thế là lại lấy oán trả ơn à. Bây giờ đảng Right Sector của các anh ấy bao vây QH U đòi xử bác BT Nội vụ và cựu BTQP vì không cùng QD U chiến đấu giữ Cờ-rưm thì biết mần răng?
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #337 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 12:00:58 pm »

Bài này có một số cái nhìn rất sắc, xin copy về râng các cụ! Grin





Trung Quốc-Ukraina-Nga: từ địa chính trị đến các cuộc "cách mạng màu"




Quan điểm và động thái của Bắc Kinh có ý nghĩa quan trọng đối với Moskva, Washington và Brussels, nhân các sự kiện ở Ukraina và việc Crưm với Sevastopol sáp nhập vào LB Nga.

Liệu Trung Quốc có sử dụng cuộc khủng hoảng Ukraina trong các kế hoạch khu vực và toàn cầu của họ, hay sẽ giữ vị trí đứng ngoài cuộc?
Chuyến công du châu Âu của ông Tập. Làm thế nào “có chung mặt trận” với Trung Quốc?
Vị thế của Trung Quốc có thể được làm rõ một phần qua chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông Tập Cận Bình tới châu Âu, qua cuộc hội đàm của Chủ tịch Trung Quốc với Tổng thống Hoa Kỳ trong khuôn khổ Diễn đàn Hague về an ninh hạt nhân (các ngày 24-25 tháng Ba), cũng như các tiếp xúc với Thủ tướng Đức và Thủ tướng Chính phủ Pháp. Theo đánh giá của báo chí phương Tây, Tổng thống Mỹ Obama, bà Merkel và ông Hollande đang xây dựng những kế hoạch to lớn nhằm "lôi kéo lãnh đạo Trung Quốc" về phía họ. Các phương tiện truyền thông phương Tây viết rằng, vấn đề sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc "gần như đã được quyết định" và chỉ còn chờ đợi vài thủ tục nhỏ.
Không những vậy, lập trường của phương Tây được mô tả với bề ngoài hoàn hảo. Trong các cuộc gặp chính thức, Chủ tịch Trung Quốc chỉ "có trách nhiệm" tái khẳng định cam kết trung thành các nguyên tắc "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ", không quên năm nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại Bắc Kinh, sự hiện diện mang rắc rối của Tân Cương, khu tự trị Tây Tạng trong lãnh thổ Trung Quốc.
Ở đây, phương Tây nhận thấy một thứ "bàn đạp chính trị" mà từ đó có thể tiếp tục phát triển quá trình "lôi kéo ông Tập" vào cuộc chiến chống Moskva. Ban biên tập tiếng Nga của BBC và một số tờ báo Anh còn đi xa hơn. Bàn về các hợp đồng khí đốt tương lai mà Nga và Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ ký trong tháng Năm, nhân chuyến thăm của Tổng thống Nga đến Trung Quốc, họ tìm cách "thuyết phục Bắc Kinh" không ký bất kỳ tài liệu năng lượng, nhằm giúp "phương Tây dân chủ" đánh bật "át chủ bài khí đốt" khỏi tay ông Putin.
Tính hai mặt trong lập trường của Trung Quốc. Liệu Nga có hiểu được ông Tập?
Phải thừa nhận là trong quan điểm chính thức của Trung Quốc tồn tại tính chất hai mặt. Một bên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về sự hiện hữu "những đặc thù lịch sử của hoàn cảnh Crưm", mặt khác - Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc bỏ phiếu trắng cho dự thảo nghị quyết chống Nga trong vấn đề bán đảo Crưm và Ukraina, thay vì ủng hộ quyền phủ quyết mà Nga thực hiện. Ban lãnh đạo Nga hiểu rằng, Trung Quốc không thể bước xa hơn, khi họ sở hữu những lợi ích kinh tế đáng kể ở Ukraina và quan hệ kinh tế ràng buộc chặt chẽ với Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, Brussels và Washington không nhận thức rằng, về bản chất ông Tập Cận Bình mới là đối thủ lớn hơn hết của phương Tây, nếu so với bất kỳ chính trị gia đương đại của thế giới đang phát triển. Bởi vậy, kế hoạch "bàn đạp chung với Trung Quốc" của Mỹ và châu Âu rất dễ sụp đổ, chỉ là một "nghi thức".
Phá hủy các kế hoạch địa chính trị chỉ trong một ngày
Chúng ta cũng nên xét tới định dạng Trung-Mỹ với sự tồn tại của hai xu hướng: sự ràng buộc lẫn nhau ngày càng tăng trên thế giới và sự cạnh tranh. Xin lưu ý, trong chuyến thăm châu Âu, có lẽ phức tạp nhất với nhà lãnh đạo Trung Quốc là cuộc đàm phán cùng Tổng thống Obama bên lề hội nghị thượng đỉnh hạt nhân The Hague. Quan hệ đối tác Nga - Trung Quốc ngày nay có những đường nét địa chính trị rõ ràng nhằm kiềm chế sự xúc tiến của Mỹ và NATO về phía đông. Chủ tịch Trung Quốc không thể không cân nhắc yếu tố này. Các lợi ích toàn cầu của Trung Quốc còn dược tăng cường bởi những tính toán thực tế. Tháng 12 năm 2013, trong chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Viktor Yanukovych đã ký các hợp đồng đầu tư trị giá nhiều tỷ đô la, bao gồm cả xây dựng cảng biển nước sâu của Trung Quốc ở Crưm mà giờ đây là một phần lãnh thổ của Nga.
Đối với Washington, việc để mất Sevastopol và Crưm là khởi đầu của thất bại địa chính trị nghiêm trọng trong cuộc đối đầu với Nga, bởi như một số chuyên gia lưu ý, Mỹ bày trò Maidan Ukraina với dự kiến ​​sẽ tổ chức tái thiết cơ sở quân sự ở Crưm và Sevastopol thành các bệ phóng tên lửa và căn cứ hải quân. Đột nhiên vào một ngày, ông Putin làm đảo lộn tất cả các kế hoạch của Mỹ. Không nên loại trừ là để bù đắp cho thất bại chiến lược, Hoa Kỳ sẽ tìm cách đặt cược vào Trung Quốc.
Cái giá sự hỗ trợ của Trung Quốc. "Cho phép" thống nhất Tổ quốc?
Để lôi kéo Trung Quốc, Mỹ thậm chí có thể "nhắm mắt" trước sự thống nhất nhanh chóng của Đài Loan với Trung Quốc hay lập trường cứng rắn của Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh thổ biển Hoa Đông và Hoa Nam /Biển Đông/. Không phải ngẫu nhiên hiện nay, sau các liên lạc của Mỹ với Trung Quốc về Ukraina, nhiều tờ báo Nhật Bản và một số chuyên gia đã bày tỏ quan ngại về "mối đe dọa phải một mình đối mặt... với Trung Quốc ở châu Á".
Nói cách khác, kết quả của cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Obama dường như là một phép thử, kiểm tra đô bền vững của quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung.
Hỗ trợ hay đẩy Nga đụng độ với Mỹ?
Dư luận và các chuyên gia Trung Quốc có ý kiến ​​phân tán. Nhiều chuyên gia hàng đầu viết, hôm nay Nga và Trung Quốc đang tạo thành một "vùng đệm chiến lược" chống lại sự mở rộng của phương Tây, rằng phương Tây đang chuẩn bị cho Ukraina "một cuộc cách mạng màu" tiếp theo, nhiệm vụ của Trung Quốc là phải hỗ trợ Nga. Những ý kiến khác hoàn toàn trái ngược, đề xuất các lãnh đạo Trung Quốc duy trì quan điểm trung lập, tận dụng lợi thế của đụng độ giữa Mỹ và Nga.
Một số đại diện của ý kiến này đã dẫn chứng, theo họ, chiến lược thành công của Mao Trạch Đông trong thời kỳ đối đầu Trung-Xô. Bắc Kinh đã khéo léo chơi "con bài Mỹ" chống Liên Xô, đẩy hai siêu cường vào sự đối địch gay gắt.
Như vậy, ở Trung Quốc có những ý kiến ​​khác nhau về cuộc khủng hoảng Nga - Ukraina, dư luận ở đây rất đa diện. Tuy nhiên, "luồng chính thống" đang biểu hiện ủng hộ Nga trong các động thái ở Crưm, cũng như trong quan hệ với phương Tây nói chung.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #338 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 12:41:18 pm »

http://infonet.vn/quan-doi-ukraine-yeu-tu-trong-trung-nuoc-post123951.info

Quân đội Ukraine - Yếu từ trong 'trứng nước'

Việc Nga nhanh chóng giành toàn quyền kiểm soát Crimea cho thấy quân đội Ukraine chưa từng chuẩn bị cho một cuộc chiến chống lại những mối đe dọa bên ngoài. Đây được xem là bài học quý giá với nhiều quốc gia khác.

Một trong những bài học đắt giá trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine chính là trình độ quân nhân và phương thức quản lý các nguồn lực yếu kém của chính quyền Ukraine. Trong khi đó, lâu nay, Nga đã tỏ ra sự quan tâm đặc biệt tới Cộng hòa tự trị Crimea - nơi Matxcova đặt căn cứ Hạm đội Biển Đen.

Với tư cách là một quốc gia láng giềng thân thiết tại khu vực phía đông cùng mối quan hệ gắn bó giữa cựu Tổng thống Viktor Yanukovych và điện Kremlin, quân đội Ukraine đã quá chủ quan và không hề phòng bị trong trường hợp Nga thâu tóm bán đảo Crimea.


Binh sĩ và xe quân sự Nga tại Crimea

Nền kinh tế yếu kém cũng đã tác động không nhỏ tới hoạt động của quân đội Ukraine. Thậm chí, hiện nay, chính phủ lâm thời Ukraine đang phải huy động sự ủng hộ từ phía người dân thông qua hệ thống tin nhắn để gây quỹ hoạt động cho các lực lượng vũ trang.

Ngoài ra, Ukriane cũng chỉ đang nắm trong tay 6.000 binh sĩ sẵn sàng tham chiến để bảo vệ đất nước trên tổng số 600.000 km2 diện tích lãnh thổ.

Tuy nhiên, trình độ yếu kém từ trong trứng nước của quân đội Ukraine mới là điều đáng bàn. Điển hình, khi Nga tiến vào bán đảo Crimea, các lực lượng quân đội Ukraine đóng tại Crimea đã không hề có hành động phản ứng. Ngay sau khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3 được công bố khi 96,77% người dân Crimea đồng ý sáp nhập vào Liên bang Nga, lực lượng quân đội Ukriane đã ngay lập tức bị vô hiệu hóa.

Tạp chí The Diplomat dẫn bản báo cáo của Công ty tư vấn an ninh và quốc phòng IHS Jane (Mỹ) cho hay năng lực của Hải quân Ukraine hiện đã gần như suy sụp hoàn toàn khi 12 trong tổng số 17 chiếc tàu chiến lớn của nước này rơi vào tay quân đội Nga. Thậm chí, 12.000 trong tổng số 15.450 lính hải quân và 2.000 lính không quân của Ukraine đóng tại Crimea cũng nhanh chóng "đầu hàng" Nga.

Theo IHS Jane, ngay cả tiểu đoàn Ukraine cuối cùng tại bán đảo Crimea đề nghị được đi qua khu vực biên giới với toàn bộ trang thiết bị và vũ khí, cũng đã bị những lực lượng thân Nga chặn đường và bắt giữ hôm 24/3.

Trước thời kỳ bùng nổ cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine, chính phủ Matxcova và Kiev vốn duy trì mối quan hệ mật thiết. Song Ukriane vẫn có lý do để nghi ngờ mục đích duy trì hoạt động Hạm đội Biển Đen của Nga tại bán đảo Crimea – một trong những khu vực biên giới trọng yếu.

Tuy nhiên, thay vì công khai trước dư luận hay bày tỏ mối quan ngại với Matxcova, Kiev lại chọn cách kêu gọi sự ủng hộ của phương Tây và Nga trong công cuộc duy trì sự hợp nhất lãnh thổ. Đây chính là lý do để Bản ghi nhớ Budapest (nhưng đây không phải là một hiệp ước chính thức) ra đời vào năm 1994 với sự tham gia của đại diện các bên gồm Ukraine, Nga, Mỹ và Anh.

Theo đó, Anh, Nga và Mỹ sẽ không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực đối với sự toàn vẹn lãnh thổ cũng như sự độc lập về chính trị của Ukraine sau khi Kiev bàn giao lại cho Nga toàn bộ số vũ khí hạt nhân dưới thời Liên Xô cũ và ký kết Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân. Các nước cũng cam kết không dùng sức mạnh kinh tế chèn ép Ukraine để đạt được quyền lợi riêng. 

Do đó, giới lãnh đạo Ukraine đã chủ quan bởi họ cho rằng Nga không thể bội ước khi tính tới sự trừng phạt và phản ứng tiêu cực từ phương Tây.

Trong khi đó, việc Ukraine nên làm là cân bằng mối đe dọa từ Nga ngay trong thời bình. Nhưng quốc gia này đã không làm như vậy. Một lý do hiển nhiên cho động thái này là việc lâu nay, Kiev đã phụ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế hùng mạnh của Matxcova.

Song rất may, phần lớn các quốc gia đặc biệt tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã không mắc phải sai lầm của Ukraine. Trong đó, các quốc gia châu Á đang tăng cường sức mạnh nội tại cả về kinh tế và quân sự để bảo vệ chủ quyền và nền độc lập quốc gia trước sự bành trướng của Trung Quốc.

MINH THU (lược dịch)
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #339 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 02:06:11 pm »

http://lb.ua/news/2014/03/27/260965_bolshoy_kush_.html

Cuộc đấu của "những người khổng lồ" - bầu cử tổng thống U vào tháng 5 năm 2014. Năm 2010 là Yanukovitch và Timoshenko. Năm 2014 là Poroshenko và Timoshenko. Ai sẽ chiến thắng? Rinat Akhmetov sẽ đứng về phía ai? Vitaly Klitchko sẽ đóng vai trò nào?


Cuộc đua tranh Tông thống Urk vào tháng 5 tới đây, Tổng thống tạm quyền, ông Tourtchinov cho biết sẽ không ra ứng cử Tổng thống. Vì vậy cuộc đua tay đôi giữa Nữ hoàng khí đốt Timochenko và Vua Súc cù là Poroshenko chắc chắn sẽ gay go. Còn nhớ năm 2010, bà Timochenko đã từng ra tranh cử Tổng thống và chỉ thua với tỷ lệ sát sao trước ông Ianoukovitch.

Trong khi đó, ông Poroshenko được dư luận cho có nhiều lợi thế. Nhà chính trị gia tỷ phú này là ngôi sao chính trị đang lên ở Ukr. Ông ta sinh năm 1965, có bằng Kinh tế. Poroshenko bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình là mua bán hạt Cacao, sản xuất bánh kẹo. Tài sản hiện nay ước chừng 1 tỷ usd.

Về sự nghiệp chính trị, ông từng giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Thương mại, Chủ tịch Hội đồng Ngân hàng Quốc gia.


Petro Poroshenko
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM