Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 01:41:34 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine  (Đọc 160303 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bapchuoi
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #320 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2014, 02:27:52 pm »

Bác này nhớ lộn nhiều thứ quá! Cheesy
Ông trên là ông 3 (III). Ông dưới là ông 2 (II) ....
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #321 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2014, 04:21:57 pm »

http://infonet.vn/trung-phat-nhau-vi-ukraine-nga-my-ke-tam-lang-nguoi-nua-can-post123879.info

Trừng phạt nhau vì Ukraine: Nga – Mỹ "kẻ tám lạng người nửa cân"

Mỹ hiện đang phụ thuộc lớn vào việc nhập khẩu các động cơ tên lửa của Nga để vận chuyển hàng hóa quân sự và dân sự vào không gian. Đây là điểm mấu chốt để Matxcova đáp trả việc Washington áp đặt các lệnh trừng phạt.
Kể từ năm 2011 – thời điểm Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) quyết định từ bỏ chương trình tàu con thoi, Washington đã phụ thuộc hoàn toàn vào tàu vũ trụ Soyuz của Nga để đưa các phi hành gia tới và trở về từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).


Thậm chí, các hệ thống GPS cài đặt trong ô tô, điện thoại di động và cả hệ thống ATM của Mỹ cũng đều lệ thuộc vào công nghệ của Nga. Việc phóng các vệ tinh thời tiết hay vệ tinh cảnh báo sớm tên lửa của Mỹ cũng do các công ty của Nga đảm nhận. 


Tàu vũ trụ Soyuz của Nga

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine ngày càng trở nên sâu sắc và những lệnh trừng phạt "ăn miếng trả miếng" đã bắt đầu được thi hành, nhiều người cho rằng Mỹ đang chiếm thế thượng phong so với Nga.

Với vị thế cường quốc kinh tế số 1 trên thế giới và khối lượng trao đổi thương mại giữa Matxcova - Washington hàng năm là khá thấp, Mỹ hoàn toàn tự tin để đưa ra những lệnh trừng phạt nhằm cô lập cả lĩnh vực ngoại giao và kinh tế với Nga.

Tuy nhiên, Nga lại có lối đi riêng để đáp trả lệnh trừng phạt của Mỹ. Giáo sư chuyên ngành ngoại giao tại Harvard’s Kennedy School of Government từng nhận định: "Họ (Nga) có nhiều cách đáp trả lại lệnh cấm vận và những biện pháp này khiến chúng ta gặp bất lợi".

Một trong những điểm bất lợi hiện nay đối với Mỹ là khả năng Nga sẽ buộc nhà sản xuất NPO Energomash ngừng bán các động cơ nhiên liệu lỏng RD-180 cho Mỹ. Trong khi đó, động cơ RD-180 hiện đang được Mỹ sử dụng để vận hành tên lửa đẩy Atlas V chuyên vận chuyển hàng hóa quân sự và dân sự vào không gian.

"Các động cơ tên lửa của Nga đạt chất lượng tốt nhất trên thế giới. RD-180 là động cơ đạt hiệu quả hoạt động tốt nhất và giá thấp nhất để Mỹ đưa hàng hóa an toàn vào không gian", tờ Global Post dẫn lời Royce Dalby, chuyên gia hệ thống vũ trụ kiêm giám đốc quản lý công ty tư vấn quốc phòng và hàng không vũ trụ Avascent tại Washington.

Mặc dù, giá bán của các động cơ RD-180 được "giữ bí mật" song giới chuyên gia Mỹ ước tính giá của nó vào khoảng 11 – 15 triệu USD/động cơ. Trung bình hàng năm, Mỹ phóng từ 8 – 9 vệ tinh bằng tên lửa Atlas V.

Không chỉ chương trình hàng không vũ trụ, các hệ thống an ninh quốc gia quan trọng của Mỹ cùng sẽ không thể hoạt động nếu  Nga ngừng cung cấp động cơ tên lửa RD-180.

Theo chuyên gia Dalby, trong vòng 24 tháng tới, Mỹ sẽ sử dụng tên lửa đẩy Atlas V để phóng 4 vệ tinh do thám cho Trung tâm Do thám quốc gia (NRO),  một vệ tinh hình ảnh, 2 vệ tinh thời tiết, 4 vệ tinh GPS, 3 vệ tinh truyền thông quân sự, 2 vụ vận chuyển hàng cho Không quân và một vệ tính khoa học của NASA.


Mỗi năm, Mỹ chi hơn 400 triệu USD để Nga đưa các phi hành gia lên Trạm ISS

"Không có RD-180, đây là tai họa cho an ninh quốc gia của Mỹ. Tên lửa đẩy Atlas V là phương tiện thiết yếu để vận chuyển các mặt hàng dân sự và quân sự vào không gian", John Logsdon, nhà sáng lập kiêm giám đốc Viện chính sách vũ trụ tại Đại học George Washington cho biết.

Trong cuộc họp giải trình ngân sách vào giữa tháng Ba, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng nhấn mạnh rằng Lầu Năm Góc đang đặc biệt quan tâm tới những vấn đề liên quan tới động cơ RD-180.

Khi được hỏi liệu Bộ Quốc phòng có nên tăng khoản chi tiêu ngân sách để phát triển các động cơ tên lửa nội địa trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ - Nga ngày càng nóng xung quanh cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine, ông Hagel cho rằng quá trình phát triển và sản xuất động cơ mới sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. 

Tuy nhiên, United Launch Alliance (ULA) – công ty liên doanh giữa Tập đoàn Lockheed Martin – Boeing khẳng định Mỹ không cần lo lắng về việc nguồn cung bị gián đoạn bởi ULA vẫn có khả năng cung cấp các động cơ RD-180 trong hơn 2 năm tới. Song, phát ngôn viên của ULA, bà Jessica Rye nhấn mạnh hiện nay, công ty này vẫn chưa có loại động cơ thay thế nếu  RD-180 bị ngừng nhập khẩu. Trong khi, quá trình chế tạo loại động cơ mới sẽ mất từ 4 – 5 năm. 

Từ bằng hữu thành kẻ thù?

Sau khi Liên Xô cũ sụp đổ vào thập niên 90, các công ty và tổ chức của Mỹ đã đổ hàng tỷ USD để giúp Nga duy trì ngành công nghiệp hàng không vũ trụ. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ, Washington đã khuyến khích các nhà khoa học Nga không nên bán chất xám cho những quốc gia khác.


Các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS

Tuy nhiên theo thời gian, mối quan hệ Nga – Mỹ đã dần chuyển từ hợp tác sang đối đầu nhất là sau khi Tổng thống Vladimir Putin lên nắm quyền vào năm 2000. Điển hình, Nga từng đe dọa ngừng cung cấp động cơ tên lửa RD-180.

Hồi tháng 8/2013, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đe dọa đưa quân tiến vào Syria sau cáo buộc quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học tấn công dân thường, truyền thông Nga đưa tin  Matxcova đang cân nhắc khả năng ngừng chương trình cung cấp RD-180 cho Washington.

Hiện nay, giới chuyên gia Mỹ đang đưa ra nhiều phương án thay thế cho động cơ RD-180 của Nga bao gồm tên lửa đẩy Falcon của Tập đoàn SpaceX. Tuy nhiên, kích thước của Falcon lại quá nhỏ và không thể chuyên chở phần lớn hàng hóa quân sự như tên lửa đẩy Atlas.

Ngoài ra, theo giám đốc Logsdon, động cơ Delta IV vốn được sản xuất hoàn toàn tại Mỹ có thể là giải pháp thay thế cho RD-180. Song, Delta IV vẫn cần trải qua thời gian nghiên cứu để điều chỉnh kỹ thuật trước khi làm nhiệm vụ.

Nhưng có một sự thật không thể phủ nhận là Mỹ đang dựa hoàn toàn vào Nga để đưa các phi hành gia lên trạm vũ trụ. Theo đó, mỗi năm, Washington phải trả cho Matxcova hơn 400 triệu USD để đưa các phi hành gia lên và trở về từ trạm vũ trụ ISS.

Đây cũng chính là bài toán khó với giới chức Mỹ trong việc cân bằng giữa những lời chỉ trích mạnh mẽ về lối hành xử của điện Kremlin vừa giữ mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực hàng không với Nga.

"Việc duy trì quan hệ với Nga là một ý tưởng tốt đẹp. Chương trình Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) là nền tảng xây dựng lòng tin và hiểu biết giữa hai nước. Song không may, nó đang bị chính những vấn đề ở dưới Trái đất phủ bóng đen", ông Dalby nói.

MINH THU (lược dịch)
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #322 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2014, 07:18:46 pm »

http://www.baodanang.vn/channel/6059/201403/crum-va-crimea-2316010/

Crưm và Crimea

* Mấy ngày gần đây, nói về cuộc khủng hoảng ở Ukraina, tôi thấy trên màn hình ti-vi ghi là Crimea nhưng phát thanh viên lại đọc là Crưm (hay Krưm gì đó). Xin cho biết vì sao có sự bất nhất này và vài nét giới thiệu về Crimea? (Nguyễn Thị Mỹ Anh, Sơn Trà, Đà Nẵng).
- Crưm là phiên âm tiếng Việt của từ Krym (tiếng Ukraina: Крим, tiếng Nga: Крым). Còn Crimea là cách ghi của Krym theo tiếng Anh. Chữ viết trên màn hình được ghi theo tiếng Anh nhưng phát thanh viên lại đọc theo phiên âm từ tiếng Nga nên đã gây ra điều bất nhất rất khó hiểu đối với phần lớn người nghe/xem truyền hình.
Tên đầy đủ của nước cộng hòa tự trị ở miền nam Ukraina này là nước Cộng hòa tự trị Krym (tiếng Ukraina: Автономна Республіка Крим, chuyển tự Avtonomna Respublika Krym; tiếng Nga: Автономная Республика Крым, chuyển tự La-tinh là Avtonomnaya Respublika Krym; tiếng Anh: Autonomous Republic of Crimea; tiếng Pháp: République Autonome de Crimée).
Do tiếng Ukraina là ngôn ngữ quốc gia duy nhất tại Ukraina nên các thứ tiếng khác không được coi là chính thức. Tuy nhiên, các công việc nhà nước tại Krym chỉ được thực hiện bằng tiếng Nga nên trên thực tế đó là ngôn ngữ chính thức. Ngoài ra, tiếng Tatar Krym cũng được sử dụng tại đây.
Theo Wikipedia, bán đảo Krym nằm tại bờ bắc Biển Đen và bờ tây biển Azov, phía bắc giáp tỉnh Kherson. Có hai cộng đồng nông thôn thuộc huyện Henichesk, tỉnh Kherson nằm trên mũi đất Arabat, Shchaslyvtseve và Strilkove của bán đảo Krym.
Krym nối liền với đất liền bởi eo đất Perekop rộng 5-7km. Mũi đông là bán đảo Kerch nằm đối diện với bán đảo Taman của Nga. Giữa hai bán đảo Kerch và Taman là eo biển Kerch rộng 3-13 km, vốn là thủy đạo nối thông biển Đen với biển Azov. Bán đảo Krym có nhiều bán đảo nhỏ hơn như mũi đất Arabat, bán đảo Kerch, bán đảo Heracles, bán đảo Tarhan Qut,...
Dải bờ biển hẹp phía ngoài dãy Krym có phong cảnh thiên nhiên tươi xanh, là nơi tọa lạc của nhiều làng mạc của người Tatar Krym, các thánh đường Hồi giáo, cung điện của hoàng gia và quý tộc Nga, các lâu đài trung cổ và Hy Lạp cổ, các vườn nho và vườn cây ăn quả.
Lãnh thổ Krym bị chiếm đóng nhiều lần trong lịch sử. Các sắc dân như Kimmeri, Hy Lạp, Scythia, Goth, Hung, Bulgar, Khazar, quốc gia Rus Kiev, Đế quốc Đông La Mã của người Hy Lạp, Kim Trướng hãn quốc của người Tatar và người Mông Cổ đều từng có thời gian kiểm soát Krym.
Vào thế kỷ XIII, Cộng hòa Venezia và Cộng hòa Genova kiểm soát một phần Krym. Nối tiếp đó là Hãn quốc Krym và Đế quốc Ottoman vào thế kỷ XV-XVIII và Đế quốc Nga vào thế kỷ XVIII-XX. Thời thuộc Liên Xô, Krym ban đầu là một phần của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga. Ngày 19-2-1954, Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao của Liên Xô ban hành sắc lệnh cắt tỉnh Krym chuyển cho Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina. Việc chuyển giao này được miêu tả là một “cử chỉ mang tính biểu tượng”, kỷ niệm cột mốc 300 năm Ukraina trở thành một phần của Đế quốc Nga.
Krym là một nước cộng hòa nghị viện tự trị trong Ukraina, nằm dưới sự chi phối của Hiến pháp Krym và phù hợp với các điều luật của Ukraina. Thủ đô và nơi đặt trụ sở của chính phủ Krym là thành phố Simferopol, nằm ở trung tâm của bán đảo. Krym có diện tích 26.200km² và dân số vào năm 2007 là 1.973.185 - các số liệu này không bao gồm diện tích và dân số của thành phố Sevastopol cũng nằm trên bán đảo song tách biệt về hành chính.

ĐNCT

Tán dóc ngoài lề:

Đây là ảnh của một người Ukraine nổi tiếng, ai cũng như anh ấy thì làm sao mà U mất được Cờ-rưm các bác nhể.
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #323 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2014, 08:18:20 pm »

Ý của lão là nói tới người này đó hả .? đây là nhân vật được hư cấu trong tiểu thuyết của Nga ,theo đó mà học có mà chết . Vậy nhưng thời chống Mỹ cứu nước là cuốn sách gối đầu giường của lớp lớp thanh niên Việt nam lúc bấy giờ . e hèm ! trong đó có tôi nha . Có vậy thằng Mỹ nó mới thua đau và cút .





Mời lão vào đây tham khảo .

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A9p_%C4%91%C3%A3_t%C3%B4i_th%E1%BA%BF_%C4%91%E1%BA%A5y_!

« Sửa lần cuối: 27 Tháng Ba, 2014, 08:29:40 pm gửi bởi chiensivodanh » Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #324 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2014, 08:40:23 pm »

Bác chiensivodanh nói đúng đấy. Anh Paven (đúng ra là Pavlo nếu gọi theo kiểu U) là người Ukraina xuất thân gia đình viên chức đi thu thuế, anh ấy yêu chị Tô-nhi-a người Nga con tư sản (bán buôn bán lẻ gì đó). Nhưng rồi chị Tô-nhi-a lấy anh Tổng cục trưởng Tổng cục Đường sắt người Nga. Thế là đi tong mối tình Nga-U. Vì vậy anh Pavlo đi làm Cách mạng khắp nơi và đã ở miền phức tạp nhất là Tây Ukraina, bị thương tật trong chiến đấu và ốm đau anh đã được Xô Viết Ukraina cho đi nghỉ ngơi dưỡng bệnh ở Cờ-rưm rồi đấy. Bây giờ anh muốn đi thì phải sang xin hộ chiếu của chị Tô-nhi-a thì mới vào được Cờ-rưm.


Chị Tô-nhi-a này lại đang bị chính quyền U truy nã, thế nhưng người quen nên nếu anh Paven xin chị ấy vẫn cấp thị thực cho vào nghỉ Cờ-rưm thôi.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Ba, 2014, 08:48:02 pm gửi bởi qtdc » Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #325 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2014, 09:18:38 pm »

Đất nước Ukraine lúc này đang lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng . Làm tôi nhớ đến tiểu thuyết nói về những người con trai thời loạn của  vùng đất này trong đó có cả ukrine và các nước lân cận ,đó là cuốn truyện : SÔNG ĐÔNG ÊM ĐỀM của Mikhail Sô -lô khốp . TRuyện này hay nên được giải thưởng nobel văn học năm 1965 . Tôi đã đọc toàn bộ cuốn tuyện này cách nay khoảng gần 40 năm nhưng vẫn nhớ . (hay lắm không diễn tả bằng lời được ) . Tình- tiền-tài-tù tội + sex được tác giả trộn lẫn một cách hài hòa  - hấp dẫn nhất là những tình tiết : có cô ả kia là một trong những nhân vật chính trong truyện,cô này rất đẹp gái ,lại có tính lẳng lơ , đã có chồng rồi ,nhưng hay thích ngủ với trai ,và sau nữa là bỏ nhà theo trai ,theo nhân vật chính trong truyện . và kết cục cho cô gái là cái chết vì bị bắn từ phía sau lưng ,khi cùng người yêu cưỡi ngựa chạy trốn đến vùng tự do .....



wiki :

http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_%C4%90%C3%B4ng_%C3%AAm_%C4%91%E1%BB%81m



Logged

longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #326 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2014, 10:51:39 pm »

Bà Timosenko gọi Tổng thống Nga Putin là kẻ thù số một của Ucraina .


Cựu Thủ tướng Yulia Timosenko coi Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin là kẻ thù số một của Ucraina.

Bà nói điều này tại một cuộc họp báo ngày 27 tháng 5 ở khuôn viên trụ sở đảng “Batkivshina” (phố Turovskaia, thành phố Kiev).

“Tôi coi Vladimir Putin là kẻ thù số một của Ucraina. Một số người sẽ nói rằng những lời này của tôi là quá cứng rắn, nhưng tôi cho là như vậy. Chúng ta cần phải làm tất cả để chặn bước kẻ xâm lược và giành lại những phần lãnh thổ Ucraina bị chiếm đóng”, - bà tuyên bố.

Cựu Thủ tướng Ucraina cũng cho rằng chỉ lãnh đạo các cường quốc trên thế giới mới có thể giải quyết tình hình hiện nay ở Ucraina, thông qua đối thoại trực tiếp với Tổng thống Nga Putin.

Trước đó, bà Yulia Timosenko đã tuyên bố ý định ra tranh cử Tổng thống Ucraina tại kỳ bầu cử 25 tháng 5 tới.
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #327 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2014, 10:53:23 pm »

NATO sẽ giúp Ucraina hiện đại hóa quân đội .



Khối hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tăng cường ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ucraina, và sẵn sàng giúp hiện đại hóa các lực lượng vũ trang Ucraina. Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tuyên bố sau cuộc hội kiến với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Brussels, hãng UkrInform đưa tin.

“Nghĩa vụ bảo vệ đồng minh của chúng ta không thay đổi, bên cạnh đó chúng ta sẽ tăng cường ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ucraina, bao gồm việc hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của Ucraina”, - Tổng thư ký NATO phát biểu.

NATO tuyên bố ủng hộ sáng kiến của Mỹ trong đề xuất đáp trả “hành động quân sự phi pháp và vô lý” của Nga chống Ucraina, cụ thể là đổi mới các kế hoạch phòng vệ trong tương lai, đẩy mạnh các cuộc tập trận và triển khai lực lượng quân sự.

Tổng thư ký NATO cho biết, tại Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 9 năm nay các nước đồng minh sẽ xem xét lại quan hệ với Nga và mở rộng hợp tác với các đối tác, nhằm củng cố khả năng phòng vệ tập thể và tăng cường các mối liên hệ xuyên Đại Tây Dương.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố NATO không có kế hoạch kết nạp Ucraina vào thành phần khối.
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #328 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2014, 10:55:59 pm »


Thủ tướng Yaseniuk: Thâm hụt ngân sách lên đến 289 tỷ grivna .


Thâm hụt ngân sách quốc gia Ucraina năm 2014 ước tính lên đến 289 tỷ grivna. Thủ tướng Arseni Yaseniuk tuyên bố trong khi phát biểu tại phiên họp Quốc hội buổi sáng hôm nay.

“Trong năm 2014, chúng ta đang thiếu 289 tỷ grivna, tương đương với tổng ngân sách nhà nước trong năm”, - ông Yaseniuk nói.

Thủ tướng nhấn mạnh, trong tình huống tương tự, một doanh nghiệp hoặc tổ chức pháp nhân bất kỳ được coi là đã phá sản. Theo lời ông, gói các biện pháp do Chính phủ đề xuất sẽ giúp Ucraina tránh được điều đó.

Ông Yaseniuk tuyên bố, trong trường hợp Quốc hội thông qua gói cải cách của Chính phủ, giảm sút GDP dự báo sẽ kiềm chế được ở mức 3%, trong trường hợp ngược lại, con số này sẽ lên tới 10%. Lạm phát được Chính phủ dự báo ở mức 12-14%.

Thủ tướng cũng thông báo, giá khí đốt của Nga từ ngày 1/4/2014 sẽ là 480 USD/1000 m3.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #329 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2014, 11:31:34 pm »

...
Tán dóc ngoài lề:

Đây là ảnh của một người Ukraine nổi tiếng, ai cũng như anh ấy thì làm sao mà U mất được Cờ-rưm các bác nhể.

Chém sang Văn học à, các bác! Grin

Theo cách hiểu của tôi, Crimea  vẫn mất như thường. Y như anh thợ đốt lò Pa ven mất cô gái tóc vàng Tô nhi a thôi, bác qtdc ạ!

Bác xem, rốt cuộc anh Pa ven  có cái gì đâu: Chiếc khăn cáu bẩn, đôi ủng há mõm kỳ quái…Chẳng khác gì thực trạng Quân đội Ukr khi lâm nguy, chỉ phải đối mặt với đội tự vệ  mà mất sạch tàu bay, tàu bò, tàu ngầm, con cá heo cũng mất nốt. Như thế, giữ sao nổi Tô nhi a đây?

Thực ra, anh Pa ven vẫn còn đôi mắt năm xưa, đôi mắt ánh nên ngọn lửa Budapest 1994…Nhưng so sao được chiếc áo khoác đắt tiền, đôi ủng sang trọng của tay kỹ sư đường sắt. Pa ven mất Tô nhi a là phải!

Pa ven ngắm chân trời xa. Tô nhi a nhìn gần. Pa ven mơ đến ngày Cách mạng Thế giới thành công, quân Tư sản bị đánh đổ, người dân bình thường khi mùa Đông đến cũng được đi tránh rét ở  Ý đại lợi. Nhưng dân ở Crimea thích là công dân nước lớn ngay, ví cũng lớn ngay. Sao mà giữ được Crimea đây?

Pa ven và Tô nhi a chia tay ở công viên Thương mại trong thanh bình. Chỉ có nắng vàng chan hòa và con phà dưới sông uể oải rẽ nước. Ukr và Crimea cũng chia tay trong yên lặng: Không có tiếng phi cơ, không có tiếng đại bác, tiếng AK47 cũng không nốt. Xong. Vĩnh biệt một cuộc tình.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM