Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:18:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine  (Đọc 160399 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #310 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2014, 01:21:01 pm »

Bộ Nội vụ Ucraina tuyên chiến với các phần tử vũ trang bất hợp pháp .

 

Thời hạn tự nguyện giao nộp vũ khí cho chính quyền đã hết, vì vậy từ nay tất cả các tổ chức vũ trang nằm ngoài các lực lượng vũ trang đều bị coi là bất hợp pháp và các cơ quan quyền lực Ucraina sẽ hành động theo quy định pháp luật. Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ Ucraina Vladimir Evdokimov tuyên bố tại một cuộc họp báo ngày 25 tháng 3, hãng Interfax-Ucraina đưa tin.

“Tôi muốn thông báo với “Khối cánh hữu”, “Khối trắng”: thời hạn để giải giáp tự nguyện đã kết thúc. Tất cả các tổ chức vũ trang trái quy định của luật sẽ bị coi là phi pháp và tất cả hành động của chúng tôi sẽ được thực hiện theo khuôn khổ pháp luật - sẽ cứng rắn và cương quyết”, - ông Evdokimov tuyên bố.




Pravyi Sektor , thành viên của tổ chức Khối cánh hữu.

Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ Ucraina cũng thông báo, trong thời gian vừa qua có nhiều vụ việc phạm pháp diễn ra với sự tham gia của những đối tượng có vũ trang xưng danh là thành viên Khối cánh hữu.

Tình hình trở nên căng thẳng sau khi Alexandr Myzychko (thường được biết bằng biệt hiệu Sashko Belyi) một trong những nhân vật cốt cán của Khối cánh hữu (Pvavyi Sektor) - điều phối viên phụ trách bộ phận quyền lực của tổ chức này ở tỉnh Rovno - đã thiệt mạng trong khi bị lực lượng đặc nhiệm của công an vây bắt, đêm 24 sang ngày 25/3/2014.



XasaBelyi Sashko Belyi từng nổi tiếng khắp cả nước vì vụ hành hung Viện trưởng Viện công tố và mang súng AK vào cuộc họp của Hội đồng tỉnh Rovno.

Dmitry Yarosh - thủ lĩnh tối cao của Khối cánh hữu đã lên tiếng đòi cách chức Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov và tiến hành điều tra về cái chết của Sashko Belyi, trong khi một số đại diện của tổ chức này công khai tuyên bố sẽ báo thù cá nhân ông Avakov vì vụ này.

Ngày hôm nay, Bộ trưởng Nội vụ Asen Avakov cũng tuyên bố sẵn sàng “nhận lời thách thức” của Khối cánh hữu và khẳng định quan điểm cứng rắn của mình đối với các hành động phá rối trật tự xã hội.


Trước đó, trong một bài phỏng vấn cho tạp chí Korrespondent (số ra ngày 22/3/2014), Dmitry Yarosh từng thẳng thừng tuyên bố Khối cánh hữu từ chối giao nộp vũ khí cho chính quyền, cũng như từ chối tham gia lực lượng Vệ binh quốc gia (hai điều kiện được Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov đưa ra nhằm giải quyết tình trạng vũ khí lưu hành thiếu kiểm soát trong xã hội).


Thủ lĩnh Khối cánh hữu cũng tuyên bố, các thành viên của tổ chức này chỉ đồng ý tham gia Vệ binh quốc gia nếu Khối cánh hữu được quyền bổ nhiệm lãnh đạo lực lượng này.


Nguồn: Korrespondent.
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #311 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2014, 01:25:08 pm »


Quốc hội Ucraina bổ nhiệm Quyền Bộ trưởng Quốc phòng mới.

 

Trong phiên họp ngày 25/3/2014, Quốc hội Ucraina đã quyết định bãi chức Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Igor Teniukh. Quyết định được thông qua ở lần biểu quyết thứ hai, với 228 phiếu thuận.



Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ucraina Mikhail Koval .



Đồng thời, Quốc hội cũng biểu quyết bổ nhiệm Thượng tướng Mikhail Koval vào cương vị Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ucraina. Quyết định bổ nhiệm nhận được 251 phiếu thuận trong số 314 đại biểu dự họp.

Trước đó, ông Teniukh đã tuyên bố từ chức, tuy nhiên, ở lần biểu quyết đầu tiên chỉ có 197 đại biểu đồng ý.
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #312 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2014, 03:32:19 pm »

Mỹ đang âm thầm nhưng rất ráo riết thành lập " Liên minh" nhằm cô lập Nga.



Cho tới nay Mỹ đã ra lệnh phong tỏa tài sản và áp lệnh cấm đi lại đối với 11 cá nhân, trong lúc EU áp lệnh trừng phạt tương tự đối với 21 người. Nhưng danh sách trừng phạt  của EU có thể còn nối dài trên 100 người. Lệnh trừng phạt của Mỹ và EU nhắm vào Nga hiện nay mới chỉ là chính trị gia và các quan chức, giới doanh nhân giầu có của Nga hiện chưa bị động tới.

24/3 vừa qua, 7 nước công nghiệp phát triển ( G7) đã nhóm họp tại Lahay( Hà lan) chính thức khai trừ Nga ra khỏi G8. Đón nhận thông tin này, Nga tỏ ra rất bình thản. Ông Lavrov bộ trưởng ngoại gia Nga đã mỉa mai khi nói rằng  G7 hay G8 chi chi chẳng có thẻ hội viên... và cái tổ chức không có thẻ hội viên thì có giống " Câu lạc bộ của các cường quốc công nghiệp" không?

Rồi nữa "Nếu các đối tác phương Tây của chúng ta tin rằng hình mẫu này đã mệt mỏi với chính nó, thế thì hãy cứ như vậy. Chúng ta sẽ không theo đuổi nó" .


Nga và EU đều hiểu mọi biện pháp nhằm vào Nga hiện nay chỉ là muỗi đốt inox, tử huyệt của Nga chưa ai giám động tới. Nếu EU và Mỹ cấm các các nước thành viên nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga, thì tác động sẽ thấy ngay lập tức, nhưng Mỹ và EU có khả năng ấy không? Xem ra vấn đề này Tổng thống Putin của Nga nói đúng " Thế giới hiện nay chúng ta cần nhau".

Theo só liệu của cơ quan Năng lượng (EIA), các nước châu Âu nhập 84% lượng dầu thô và khoảng 76% khí đốt tự nhiên xuất khẩu của Nga. Những năm gần đây sản lượng dầu thô của Mỹ tăng đột biến nhờ công nghệ khai thác dầu từ đá phiến khiến sản lượng dầu thô nội địa Mỹ năm 2012 tăng thêm kỷ lục 766.000 thùng/ngày .Nhưng Mỹ còn đó lệnh cấm xuất khẩu dầu có từ năm 1973-1974 do lệnh cấm vận xuất khẩu dầu mỏ của Ả Rập thời điểm đó đã khiến giá xăng dầu tăng lên kỷ lục, nguồn cung trong nước thiếu hụt nặng nề.

Với cuộc xung đột giữa một bên là Nga còn bên kia là các nước phương tây do Mỹ đứng đầu đã buộc QH Mỹ xem xét nới lỏng lệnh hạn chế xuất khẩu dầu đã có hơn 40 năm.


Mỹ và EU đều hiểu rằng, nước Nga ngày nay không phải như những năm cuối thập niên 90 khi Mỹ và EU ném bom Kosovo . Muốn hạ gục Nga một cách chắc chắn cần tạo ra 1 liên minh rộng lớn hầu khắp thế giới nhằm cô lập và suy yếu Nga. Châu á sẽ là đích Mỹ muốn nhắm tới với ý đồ này, nếu kéo châu á hùa theo, Mỹ và EU sẽ có gọng kìm kẹp chặt lấy Nga. Nhưng Mỹ phải hiểu rằng , các nước lớn tại châu á hiện nay thực dụng hơn nhiều. Họ cũng như Mỹ và EU, không có đồng minh vĩnh cửu, không có kẻ thù vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích quốc gia là tối thượng.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố sẽ tiếp tục đối thoại với Nga. Có nghĩa là, dù Tokyo và Mátxcơva chưa ký kết hiệp ước hòa bình và chưa giải quyết vấn đề lãnh thổ, nhưng Tokyo vẫn không muốn tham gia chiến dịch của phương Tây kêu gọi "kiềm chế Nga" ở bất cứ nơi nào có thể.

Đến nay, từ Bắc Kinh cũng không vang lên dù một lời ủng hộ các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống lại Mátxcơva.  “Trước hết phải nói rằng, Trung Quốc đánh giá cao sự hợp tác chính trị, quân sự - kỹ thuật, thương mại và kinh tế với Mátxcơva. Thứ hai, với tư cách thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Bắc Kinh hiểu rõ rằng, chỉ có các biện pháp trừng phạt quốc tế do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua có thể được coi là hợp pháp. Thứ ba, phía Trung Quốc nhận thức được rằng, cuộc khủng hoảng Ukraina là phức tạp hơn nhiều so với cách diễn đạt của các đối tác phương Tây...". Cuối cùng tuy không nói ra nhưng ai cũng hiểu chỉ 1 người không chịu hiểu là TQ cần Nga lắm, công nghệ QS và nguồn dầu, khí đốt của Nga, TQ khát dầu không kém Mỹ đâu.  Chốt lại, Bắc Kinh không có ý định hành động thiếu cân nhắc như Mỹ và các đối tác ở phương Tây thường làm.

Ấn Độ cũng không thể chấp nhận chính sách mới nhằm răn đe Mátxcơva theo kiểu chiến tranh lạnh. Các phương tiện truyền thông Ấn Độ trích dẫn nguồn tin chính phủ cho biết rằng, New Delhi sẽ không ủng hộ các biện pháp của phương Tây gây áp lực lên Nga bởi vì Ấn Độ về nguyên tắc không bao giờ ủng hộ các biện pháp trừng phạt. Mới đây, Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ Shivshankar Menon đã nhắc nhở rằng, Nga có lợi ích hợp pháp tại Ukraina.
Ấn Độ không thể chấp nhận các biện pháp trừng phạt như một công cụ trong quan hệ quốc tế, và đó là thái độ hợp lý.


Tới đây, mọi con mắt sẽ đổ dồn vào Asean, vì chỉ còn mình tổ chức này tại châu á chưa ra dấu sẽ ngả về bên nào trong cuộc khủng khoảng tại Ukraina.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Ba, 2014, 03:41:06 pm gửi bởi longtrec » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #313 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2014, 08:14:02 pm »


SEVASTOPOL, ngày 11 tháng 10 năm 2012 (RIA Novosti)
Hải quân Ukraine đã khởi động lại chương trình huấn luyện cá heo và các sinh vật khác dùng cho mục đích quân sự

http://en.ria.ru/military_news/20121011/176548999.html


SEVASTOPOL, 12 tháng 3 năm 2013 (RIA Novosti)
3 chú cá heo-Sát thủ Ukraine đào tẩu đi tìm bạn tình. Chỉ có 2 trong 5 con cá heo quay lại căn cứ ở Sevastopol sau khi làm các bài tập thường kỳ.

http://en.ria.ru/world/20130312/179963392/Ukrainian-Killer-Dolphins-Deserted-to-Seek-Mates-Expert.html


SEVASTOPOL, ngày 7 tháng 2 năm 2014 (RIA Novosti) – Bộ QP Ukraine đã quyết định dừng sử dụng cá heo cho mục đích quân sự từ tháng 4 tới.

http://en.ria.ru/military_news/20140207/187301598/Ukraine-Folds-Combat-Dolphin-Training-Program.html



Sevastopol ngày 26 tháng 3 năm 2014, hãng tin Ria-Novosti.
Chương trình cá heo quân sự (và sư tử biển) của hải quân Ukraine nay trở về phục vụ hải quân Nga. Thời LX, chương trình này bắt đầu từ thập niên 196x. Sau khi LX đổ, chương trình này được chia cho U, chương trình bị hải quân U từ bỏ vào tháng 4 tới, nay lại quay về với hải quân Nga sau khi Crimea sáp nhập vào Nga. Trên thế giới có 2 trung tâm huấn luyện cá heo dùng trong quân sự, một tại đây, một của hải quân Mỹ tại San Diego.

http://en.ria.ru/military_news/20140326/188762672/Crimean-Military-Dolphins-to-Serve-in-Russian-Navy.html


MOSCOW, 26 tháng 3 năm 2014 (RIA Novosti) - Cờ Nga đã được kéo lên trên tất cả 193 đơn vị quân sự ở Crimea, sau chưa đến 1 tuần các nhà lãnh đạo Nga ký sắc lệnh sáp nhập Crimea vào LB Nga.
Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Bộ QP Nga cho phép quân nhân Ukraine tự quyết định khi rời bán đảo có thể mang theo vũ khí hay không.

http://en.ria.ru/military_news/20140326/188763806/Russian-Flags-Raised-at-All-Crimean-Military-Units.html
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Ba, 2014, 09:52:20 pm gửi bởi qtdc » Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #314 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2014, 10:21:29 pm »


Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Bộ QP Nga cho phép quân nhân Ukraine tự quyết định khi rời bán đảo có thể mang theo vũ khí hay không.

http://en.ria.ru/military_news/20140326/188763806/Russian-Flags-Raised-at-All-Crimean-Military-Units.html

Câu văn trên mập mờ khó hiểu ,lý do : quân nhân Ukraine tự quyết định khi rời bán đảo có thể mang theo vũ jhí hay không . vậy Tàu chiến cũng là vũ khí ,pháo, tên lửa cũng là vũ khí . Súng AK ,SÚNG NGẮN ,LỰU ĐẠN CŨNG LÀ VŨ KHÍ .  Giá như văn bản ấy ghi rõ có thể mang theo vũ khí cá nhân hay không thì tốt biết mấy .

Túm lại là thiếu chữ "cá nhân " trong văn bản này -không rõ do người dịch thuật hay bản gốc nó thế .
Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #315 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2014, 10:33:42 pm »

Đến ngày thứ 3 tuần tới (hôm nay là thứ 4 ngày 26 tháng 3 tuần này), theo lời người phát ngôn điện Cẩm Linh, Bộ QP Nga sẽ quyét định có cho phép lính Ukraina ra khỏi Cờ-rưm có được mang vũ khí theo hay không. Còn bây giờ đúng là mập mờ nhưng đại khái nó thế này : mang được bao nhiêu vũ khí ra thì cứ mang nhưng có cho ra hay không thì quyền của người Nga.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Ba, 2014, 10:46:37 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #316 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2014, 10:40:05 pm »

http://nghiencuulichsu.com/2014/03/13/nuoc-nga-va-dan-nga-cua-putin/

Nước Nga và dân Nga của Putin



Hùng Tâm

Khi Liên Bang Nga tấn công Georgia năm 2008 hoặc gây ra vụ khủng hoảng về khí đốt vào đầu năm 2009 thì thế giới vẫn chưa mấy quan tâm chú ý. Nhưng từ đầu năm nay, khi vụ khủng hoảng Ukraine bùng nổ với việc Nga thôn tính (hay thu hồi, tùy cách nhìn) bán đảo Crimea của xứ này thì nhiều người mới giật mình

Những mâu thuẫn của một quốc gia vĩ đại

Ukraine là quốc gia rộng lớn nhất Âu Châu, diện tích chỉ kém nước Nga và vượt xa nước Ðức, lại ở vào vị trí bản lề hay biên địa giữa nước Nga và Tây phương. Biến cố này được đánh giá là có ảnh hưởng như vụ khủng bố 9-11 tại Hoa Kỳ, vì sẽ làm thay đổi quan hệ toàn cầu, hoặc được so sánh với những vụ đàn áp hay xâm chiếm của Nga, tại Hung Gia Lợi năm 1956, tại Tiệp Khắc năm 1968, tại Afghanistan năm 1979. Nhưng ba lần đó, biến động xảy ra là vào thời Liên Bang Xô Viết, thời cộng sản. Vì sao ngày nay, Liên Bang Nga lại có động thái tương tự khi chủ nghĩa cộng sản đã phá sản và các nước Âu Châu nằm trong quỹ đạo Xô Viết đều đã được giải phóng?

Câu hỏi đó dẫn ta trở về một câu hỏi khác. Vì sao, Nga vẫn có chế độ độc tài bên trong và bành trướng bên ngoài? “Hồ Sơ Người Việt” xin tổng hợp một số dữ kiện địa dư hình thể và chính trị làm bối cảnh giải đáp câu hỏi trên. Ðây chỉ là một phần tóm lược khá cô đọng trong khuôn khổ một bài báo, chứ không thể thay thế được nội dung của cả một cuốn sách.

Lãnh thổ trống trải

Không nói về các yếu tố sắc tộc, văn hóa và lịch sử quá lâu dài, nước Nga như một đế quốc chỉ thật sự xuất hiện giữa thế kỷ 16, dưới (hay nhờ) chế độ Sa hoàng của Ivan IV (Ivan the Terrible, Hung đế Ivan) sau khi đẩy lui ách cai trị của Mông Cổ Thát Ðát. Mông Cổ là sắc tộc Trung Á, thành đế quốc liền lạc và rộng lớn nhất thế giới từ Thành Cát Tư Hãn và con cháu. Thát Ðát hay Tatars là sắc dân Thổ, bị Mông Cổ hóa, nhưng theo Hồi Giáo, tại Crimea, ta còn nghe nói đến sắc dân này.

Ðế quốc Nga manh nha thành hình trước đó, từ khi Ivan III mở về hướng Tây, hoặc chạy khỏi sức ép Mông Cổ từ hướng Ðông, rồi phát triển lên hướng cực Bắc và Ðông Bắc tới rặng Urals.

Tới Hung đế Ivan IV thì Nga mới quay về hướng Ðông, chiếm đóng và khóa chặt đường xâm nhập truyền thống của Mông Cổ rồi bành trướng xuống miền Nam tới biển Caspian và rặng núi Caucasus, chiếm đóng vùng đất của dân Thát Ðát Tatars. Qua những nỗ lực mở mang (hay bành trướng, tùy cách gọi), Ðại công tước đất Muscovy (Moscow) mới lên ngôi thành Sa Hoàng Ivan IV. Chữ sa hoàng hay Tsar là phiên âm từ Caesar, hoàng đế thời đế quốc La Mã.

Từ lịch sử hình thành này, qua vài chi tiết khái quát đó, người ta có thể nhận thấy một đặc tính: Ðế quốc Nga, hay dân Nga nói chung (xin định nghĩa sau), có một lãnh thổ trống trải khó phòng ngự, đã từng bị ngoại bang hay ngoại tộc xâm chiếm nhiều lần.

Ba hướng xâm lăng truyền thống là từ các nước Bắc Âu phía Tây Bắc vào tới St. Peterburg; từ các nước ngày nay gọi là Tây Âu qua bình nguyên có tên là North European Plain (mà nếu dịch thành Bắc Âu thì lại gây hiểu lầm) vào tới Moscow, và từ các thảo nguyên Trung Á ở hướng Ðông Nam, cũng lên tới Moscow.

Hướng thứ nhất (hãy cứ nghĩ đến dân Viking cho đơn giản) giải thích vì sao Nga cứ phải canh chừng biển Baltic và trung lập hóa Phần Lan. Hướng thứ hai, từ Phổ, Pháp, Ðức vào tới Moscow khiến ta không quên – mà nên nhớ – rằng trong ba đại đế của Nga (Ivan, Peter và Catherine) thì bà Catherine là người Phổ. Hướng thứ ba là khi Mông Cổ tiêu diệt xứ Kievan Rus, tiền thân của nước Nga, vào thế kỷ 13.

Vì địa dư hình thể, dân Nga không thể trông chờ vào sự bảo vệ của thiên nhiên hiểm trở như sông, núi, rừng sâu, vực thẳm, biển cả hay sa mạc. Nếu an phận và chủ hòa, họ chỉ mong rằng chướng ngại của thiên nhiên sẽ giảm đà xâm lược, cho chậm lại, mà thôi. Nhưng giới lãnh đạo, từ các sa hoàng, chủ tịch tổng bí thư hay tổng thống thì không an phận như vậy. Muốn tồn tại, họ phải chủ động chinh phục, chiếm đóng và kiểm soát xứ khác để có những vùng trái độn.

Thôn tính để tồn tại

Từ thời Kievan Rus đến các sa hoàng của đế quốc Nga rồi Liên Bang Xô Viết sau này, nước Nga có bản năng bành trướng để tự vệ qua năm hướng. Nếu thấy ra thì ta hiểu được chuyện Liên Xô và Putin đại đế ngày nay.

Thứ nhất là mở mang và xây dựng hậu cứ tại phía Bắc và phía Ðông, trong những vùng giá lạnh khó sống và được rặng núi Urals bảo vệ. Khái niệm “hậu cứ” này có nghĩa là nếu Moscow có bị chiếm đóng (bóng dáng Hoàng Ðế Napoléon của Ðại Pháp) thì họ còn có nơi quật khởi. Dân ta có thể nghĩ đến Hoa Lư Ninh Bình là hậu cứ cho Long Biên hay Thăng Long Hà Nội…

Thứ hai là bành trướng về hướng Nam đến rặng núi Caucasus và hướng Ðông Nam qua các thảo nguyên để ngăn ngừa các đợt tấn công từ Châu Á. Và nếu được thì còn tiến xa hơn nữa, cho tới Trung Á và sa mạc Siberia làm hậu cứ phòng ngự. Vai trò của các nước Cộng Hòa Trung Á hay sáng kiến thành lập Liên Hiệp Quan Thuế Âu-Á của Vladimir Putin nằm trong hướng đó.

Thứ ba là tiến về hướng Tây càng xa càng hay, bao trùm lên bình nguyên Bắc Âu (North European Plain), vượt qua rặng Carpathes tại phía Tây Nam, và khống chế các nước nằm ở vòng ngoài khu vực này, các nước “ngoại biên.” Ðặc tính ấy khiến ta hiểu ra tầm quan trọng của các nước như Ba Lan ở phía Bắc hay Ukraine, Moldovia, Georgia, Armenia ở phía Nam.

Thứ tư là tìm xuống vùng biển nóng, với những hải cảng có thể thông thương ra ngoài để có nguồn lực kinh tế hỗ trợ cho khu vực nội địa trong đại lục. Vị trí của Hắc Hải và bán đảo Crimea có tính chất chiến lược ở lý do đó.

Thứ năm và quan trọng nhất, dù dưới bất cứ tên gọi nào, đế quốc này phải cai trị bằng khủng bố vì trên đà bành trướng để tự vệ thì cũng nuốt vào bụng những sắc tộc khác. Mâu thuẫn căn bản nhất của nước Nga là người dân Nga trở thành sắc tộc thiểu số trên nhiều khu vực bát ngát của lãnh thổ.

Với diện tích là 17 triệu cây số vuông, họ phải sống chung với nhiều sắc dân đã bị thôn tính nên lãnh đạo Nga phải làm thế nào để các sắc dân đó không thể quật khởi hoặc liên kết với các lực lượng thù nghịch trong vùng ngoại biên. Chi tiết này rất quan trọng khi ta nhớ đến mâu thuẫn đang là thời sự giữa người Ukraine nói tiếng Ukraine và người Ukraine nói tiếng Nga, hoặc vị trí của sáu nước Cộng Hòa tự trị theo Hồi Giáo ở giữa Hắc Hải và biển Caspian.

“Hồ Sơ Người Việt” sẽ nói về mâu thuẫn sắc tộc sau, nhưng xin kết thúc phần này với định nghĩa về “dân Nga”: dân da trắng, thuộc sắc tộc Nga La Tư Slav, theo Chính Thống Giáo, và chấp nhận quyền cai trị của thủ đô Moscow. Ðấy là một thiểu số trên đại lục địa Âu Á, từ mỏm Bretagne của Pháp qua bán đảo Sakhalin, hay từ biên giới Ukraine đến Bắc Hàn…

Câu hỏi kế tiếp là vì sao Liên Bang Xô Viết sụp đổ sau 70 năm thực hiện chiến lược bành trướng để phòng thủ như vừa trình bày?

Nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô

Không nói về những lý do ý thức hệ hay cách tổ chức kinh tế chính trị kiểu cộng sản (Mác-Lenin cho dễ hiểu), Liên Bang Xô Viết là đế quốc đã sụp đổ chính vì cái hướng bành trướng này.

Sau Thế Chiến II, Liên Xô đã phát triển sức mạnh vào Ðông Âu, lập ra liên minh quân sự (khối Warsaw) làm vùng trái độn và kiểm soát phân nửa Âu Châu trong mục đích xin cứ gọi là phòng thủ cho tử tế. Nhưng nhu cầu về an ninh có cái giá phải trả về kinh tế. Liên Xô tốn kém rất nhiều về quân sự, tiếp liệu, tổ chức hành chánh và tình báo để kiểm soát được một khu vực quá rộng. Cho dù người dân phải thắt lưng buộc bụng, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa không thể cung ứng nổi nhu cầu đó.

Cũng vì lao vào chuyện phòng thủ tích cực, quá tích cực nên Liên Xô gây ra mối lo cho Tây Âu khiến Hoa Kỳ nhập cuộc. Dù tổng thống sắp chết là F.D. Roosevelt đã hòa hợp và chia vùng ảnh hưởng với Liên Xô từ hội nghị Yalta (tại bán đảo Crimea!) Hoa Kỳ vẫn không thể không can thiệp và giữ quân tại Tây Ðức, để bảo vệ Tây Âu.

Chiến Tranh Lạnh do Liên Xô gây ra có thể là chiến tranh nóng cho xứ khác (Việt Nam, than ôi), nhưng cũng dẫn tới cuộc thi đua võ trang với nước Mỹ. Kinh tế tập trung kiểu Xô Viết thì thua xa kinh tế tự do kiểu tư bản, lại của Hoa Kỳ, nên Liên Xô hụt hơi mà chết.

Huống hồ, lý do thứ ba, Liên Xô chỉ là cường quốc đại lục không có hệ thống chuyển vận hàng hải mở rộng như Hoa Kỳ. Trong việc giao lưu buôn bán, hàng hóa chuyên chở bằng tàu bè vẫn rẻ nhất và dù có phải bảo vệ thì vẫn là giải pháp kinh tế nhất. Hoa Kỳ có khả năng đó, Liên Xô thì không vì ưu tiên vẫn là phòng thủ, khống chế và khủng bố ở bên trong. Nhu cầu tự vệ đã bó cái nhìn của lãnh đạo.

Lý do thứ tư cũng xuất phát từ ưu tiên của Nga và Liên Xô: vì an ninh quan trọng hơn kinh tế nên kinh tế xã hội chủ nghĩa (đã không cạnh tranh nổi với kinh tế tư bản) lại trở thành công cụ cho cuộc thi đua võ trang. Nhưng phương tiện quý báu nhất của xã hội, từ vật chất đến tinh thần và nhân lực, đều được nhà nước trưng thu để đưa vào bộ máy an ninh và quân sự. Thành phần chuyên gia trí thức có tài hay khôn ngoan nhất đều bị huy động vào lãnh vực công an, tình báo và chiến tranh. Khu vực kinh tế vốn đã yếu kém vì ý thức hệ lại cũng thiếu người tài giỏi.

Về dài thì hệ thống kinh tế quái đản này phải tự sụp đổ lên chính nó. Năm 1989, Liên Xô mất vùng trái độn là các nước Ðông Âu, qua năm sau thì tan rã.

Liên Bang Nga của Putin

Xuất thân từ lãnh vực tình báo, tức là có nhiều thông tin hơn nhiều thành phần khác, Vladimir Putin không thể không suy nghĩ về vận mệnh đất nước trong 10 năm khủng hoảng, từ 1989 đến khi ông được đưa lên cầm quyền vào năm 1999. Lại là người phải thấm nhuần về lịch sử Nga, Putin cũng biết những giới hạn của Liên Xô trên đà bành trướng thật ra ngắn ngủi chỉ có 70 năm.

Liên Bang Nga ngày nay là Liên Xô đã mất hơn phân nửa dân số và một phần tư lãnh thổ. Ngoại trừ khu vực Tây Bá Lợi Á với giá trị kinh tế thật ra quá thấp so với những tốn kém của việc bảo vệ, Liên Bang Nga ngày nay trở lại hình dạng của nước Nga vào thế kỷ 17. Từ khi cầm quyền đến nay, Putin chỉ muốn khôi phục lại những gì Liên Xô đã mất, không để trở về chế độ Xô Viết, nhưng để vãn hồi Ðại Nga, có thể là với phương pháp cộng sản trong một số lãnh vực, nhưng chắc chắn là theo cái hướng khủng bố và độc tài đã nằm trong hệ thống văn hóa chính trị Nga.

Nước Nga ngày nay kiểm soát được vùng Bắc Caucasus mà chưa thật sự tiến sâu vào rặng núi, và hai nước Georgia và Armenia, nên Putin vẫn thấy hở lườn. Nước Nga của ông cũng mất nhiều đầu cầu vào Trung Á nên không nắm vững tình hình miền Nam và Ðông Nam và có thể bị bất ngờ tại đó. Nga còn mất Ukraine và Moldovia nên có thể bị tấn công từ khu vực này, việc chiếm đoạt chỉ là nhu cầu đóng chốt! Ðã vậy, cả khu vực Baltic với ba nước Cộng Hòa Estonia, Latvia và Lithuania đã ra khỏi quỹ đạo Nga lại còn là tiền đồn của Minh Ước NATO! Ngày nay, St. Petersburg của nước Nga muôn thuở, và nơi lập thân của Putin, đang nằm dưới tầm đạn NATO…

Nhưng nước Nga của Putin còn hưởng một di sản cộng sản khác, là người dân không muốn sinh đẻ, chết trẻ vì rượu và môi sinh ô nhiễm, hoặc lưu vong ra ngoài. Và nạn dân số sút giảm sẽ còn tiếp tục, bên cạnh dân số gia tăng của các sắc tộc và tôn giáo khác. Ðấy mới là một mâu thuẫn sinh tử mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong một dịp khác.

Kết luận ở đây là gì?

Nếu thế giới ngạc nhiên về chuyện Ukraine ngày nay thì chỉ vì không hiểu hay không nhớ gì về đế quốc Nga và tâm sự của Vladimir Putin. Kinh nghiệm Liên Xô cho thấy chiến lược của Putin không có tương lai vì kinh tế không có khả năng phát triển.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #317 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2014, 10:45:56 pm »

Bài cũ:
http://quechoablog.wordpress.com/2012/03/05/n%C6%B0%E1%BB%9Bc-nga-c%E1%BB%A7a-l%E1%BA%ADt-d%E1%BA%ADt-matryoska-va-putinka/

Nước Nga của Lật đật, Matryoska và Putinka



Thời xưa mỗi lần đi qua Moscow, mình thường mua vài món quà lưu niệm.

Quà cho chị em ưa thích là búp bê lật đật, làm bằng nhựa, đẩy đi đẩy lại, sau một hồi lại đứng nguyên, không thể vật nằm xuống được. Người ta bảo nước Nga giống con lật đật, say rượu ngả nghiêng, nhưng dù gì thì vẫn đứng vững.

 Tiếp nữa là búp bê matryoska (mатрёшка) rất Nga. Matryoska là những búp bê rỗng ruột có thể lồng vào nhau, khi xếp lại chỉ thấy con to nhất, mở ra thấy con nhỏ hơn, có khi chứa hàng chục búp bê trong đó.

Và cuối cùng là một chai vodka Nga cho cánh đàn ông. Tất cả chỉ hơn chục rúp.

Lần rồi đi qua sân bay Moscow thấy những thứ đó vẫn là hàng bán chạy. Chỉ tội lật đật, matryoska và rượu vodka giá ở trên trời. Nước Nga đã khác xưa nhiều.

Mình xem kỹ bộ sưu tập matryoska, bao gồm các nhà lãnh đạo của Nga từ thời xa xưa đến giờ, giá 500 đến 600 USD. Anh đứng ngoài là Medvedev, mở Medvedev thấy anh Putin, mở Putin thấy ông Elsin, rồi Gorbachev, Brezhnev, đến bác Stalin và cụ Lenin. Matryoska cuối cùng là Sa Hoàng bé tý, lọt thỏm trong bụng các nhà lãnh đạo cộng sản hậu thế.

Quầy bán vodka có thêm loại Putinka (Путинка), mang tên Tổng thống và Thủ tướng Nga Putin. Năm 2006, Putinka nhận giải sản phẩm của năm của nước Nga.

Bởi Putin được đánh giá là người đưa nước Nga trở lại sau khi Liên Xô sụp đổ, người được Tổng thống Elsin say rượu lựa chọn kế nhiệm vào đêm giao thừa 31-12-1999 trước lúc nhân loại đón thế kỷ mới, năm 2000.



Elsin có nói “Tôi đã suy nghĩ và trăn trở rất lâu trước quyết định này. Hôm nay, ngày cuối cùng của thế kỷ này, tôi xin từ chức.

Nhiều lần tôi đã được nghe: Yeltsin bằng bất cứ giá nào cũng cố nắm giữ quyền lực, ông ta quyết không trao quyền lực cho bất cứ ai. Đó là những lời bịa đặt.”

Trước khi rời bỏ chiếc ghế tổng thống, Elsin nói thêm “Thay thế tôi sẽ là một thế hệ mới những con người có khả năng làm nhiều hơn và tốt hơn. Theo Hiến pháp, khi ra đi, tôi đã ký sắc lệnh chuyển giao quyền Tổng thống Nga cho Thủ tướng Chính phủ Vladimir Vladimirovich Putin. Tôi luôn luôn tin tưởng vào sự thông thái tuyệt vời của nhân dân Nga.”

Suốt cả cuộc đời Elsin là những ngày bét nhè, kể cả đi gặp nguyên thủ quốc gia, gặp gỡ báo chí, nhiều lần ông lảo đảo suýt ngã. Nhưng ông làm được vài điều mà nhân loại nhớ. Ra khỏi ĐCS Liên Xô, rồi giải tán Liên Xô, đứng trước mũi xe tăng của quân đảo chính. Trước khi về vườn, ông tiến cử Putin.

Người Nga như thở phào vì có Tổng thống 48 tuổi, trẻ trung, judo đai đen co thể tung đối thủ lên không, đi mô tô, lặn dưới nước rồi bay trên tiêm kích vào Chesnia. Hiếm có Tổng thống nào trên thế giới được như vậy.

Sự lựa chọn của nước Nga nghiện ngập nói lên rằng, triết lý của họ luôn nằm dưới đáy ly rượu. Đúng với nước Nga, đúng với vodka và những người uống nó.

Sau 8 năm cầm quyền (2000-2008), dường như người Nga luyến tiếc Putin lúc đó mới 56 tuổi, tràn đầy sinh lực, mà hiến pháp không cấm ông vào chức…Thủ tướng.



Thế là búp bê matryoska được đưa vào chính trường. Putin tìm ra Medvedev để khỏa lấp cho khoảng lặng 4 năm. Sau Elsin là Putin, sau Putin là Medvedev và sau Medvedev lại là Putin 60 tuổi, đủ sức giữ chức hai nhiệm kỳ tiếp theo.

Xưa kia, chuyển giao thế hệ thường là từ lãnh đạo già sang người…cao tuổi.

Ít nhất, Medvedev và Putin cho thấy nước Nga có những lãnh đạo không còn ốm yếu, già nua như Elsin, Brezhnev, Stalin và Lenin.

Trước họ là đảo chính, đào thải hay xóa sổ kết quả của người đi trước, không có tính kế thừa.

Nhưng thế hệ trẻ Putin biết dựa vào nhau.  Putin có con chó Connie, Medvedev có chú mèo Dorofei. Cả hai gia đình chơi thân tới nỗi chó và mèo thành đôi bạn.

Việc chó mèo không cắn nhau đã đảm bảo sự nắm quyền tổng thống trở lại của Putin vào năm 2012. Quyền lực biết dựa vào nhau đã làm nên chuyện lớn.

Hôm nay Putin tuyên bố thắng cử và thành Tổng thống Nga. Bài thơ “Ông Lê Nin ở nước Nga” của thi sỹ nhí Trần Đăng Khoa thưở nào, nay chỉ cần đổi lại “Ông Putin ở nước Nga”.

Tin cho hay, cánh sản xuất búp bê matryoska đã thiết kế một Putin to hơn để ôm Medvedev, trước đó Medvedev chứa trong bụng cả một Putin. Putin, dù to hay nhỏ, dù trẻ 48 tuổi hay già 68, thì vẫn là Putin và Putin thuộc về Elsin.

Nghĩ cho cùng, Elsin mới là kẻ say lại nắm vững nhất triết lý quyền lực “nằm dưới đáy chén rượu” trong lịch sử nước Nga. Ngay cả lúc bí tỷ, đứng không vững và dù đã chết đi rồi, nhưng ông vẫn một mực “tin tưởng vào sự thông thái tuyệt vời của nhân dân Nga”.

Có lẽ vì thế, Putin – matryoska có thể nắm quyền tới hơn hai chục năm sau. Người Nga nay đã uyên thâm hơn, thay vì nghiện Smirnoff, họ đã chuyển sang Putinka.

Cho dù bị đánh sang trái phải, tấn trước tấn sau bởi búa rìu dư luận, nhưng với judo đẳng cấp đai đen và tài thao lược của búp bê lật đật, Putin sẽ quay lại thế cân bằng như lịch sử nước Nga qua bao thăng trầm.

Phố phường Moscow đang lặng lẽ qua mùa Đông giá lạnh. Vẫn những đồ lưu niệm búp bê matryoska cho các bà, đồ chơi lật đật cho con nít và rượu Putinka cho các ông vốn mê chính trị và gái. Ngày xưa chỉ thấy ở chợ trời, thời hội nhập bày ở shopping mall và hôm nay đang bán trong chính trường.

Nước Nga từng thuộc về Lê Nin và hôm nay là của Putin. Và không ai bịa đặt về một Elsin tham quyền cố vị bằng mọi cách.



Chúc mừng các bạn Nga và những người Việt yêu quí nước Nga có Tổng thống vừa mới…lại vừa cũ.

HM. 4-03-2012
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #318 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2014, 11:34:20 pm »

Tin Ukraina ngày 26 tháng 3 từ: http://lb.ua/

- Obama tuyên bố tại Brussels trong cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-EU rằng Mỹ đảm bảo được khí đốt cho Châu Âu

http://economics.lb.ua/state/2014/03/26/260876_obama_ssha_gotovi_obespechit_evropu.html

- Khí đốt cho tiêu dùng của người dân từ tháng 5 sẽ tăng giá 50%

http://economics.lb.ua/state/2014/03/26/260869_gaz_naseleniya_podorozhaet_50.html

- EU sẽ không công nhận hộ chiếu Nga của công dân Cờ-rưm

http://society.lb.ua/life/2014/03/26/260852_krimchanam_russkimi_pasportami.html

- Quyền TT Ukraina tuyên bố tại Cờ-rưm quân Nga đã thả 4 sĩ quan HQ Ukraina: thiếu tướng Phó tư lệnh Hải quân Ukraina Voronchenko, đại tá KQHQ Yuri Mamchur, tiểu đoàn trưởng lính thủy đánh bộ trung tá Deliatitski và tiểu đoàn phó thiếu tá Lomchev

http://lb.ua/news/2014/03/26/260881_turchinov_krimu_osvobozhdayut_4h.html
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #319 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2014, 01:40:05 pm »

http://nghiencuulichsu.com/2014/03/13/nuoc-nga-va-dan-nga-cua-putin/

Nước Nga và dân Nga của Putin



Hùng Tâm



Từ ngày ông Putin lên làm tổng thống nhân dân trên toàn thế giới ,nhất là các nước phương tây hoặc Mỹ vẫn gọi Putin là Nga sa hoàng (tức vua nước Nga ) đấy chứ .

Cái hình trên là photoshop ghép mặt putin với SA HOÀNG Nikolai II -vị sa hoàng cuối cùng của Nga , bị ông Lê nin hành hình chết năm 1917.

CÒN ĐÂY là TỔNG THỐNG NGA PUTIN của năm 2014 :

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM