Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:45:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine  (Đọc 159791 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #290 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 06:50:14 am »

Nga sẽ chẳng bao giờ giống chúng ta

Anne Applebaum



Chúng ta mất 20 năm gắng biến Nga thành một nước phương Tây. Vô ích.

Từng có những giây phút mặn nồng: Bill Clinton và Boris Yeltsin ôm nhau thắm thiết; George W. Bush nhìn vào mắt Vladimir Putin và “hiểu được tâm hồn của ông”; Hillary Clinton nhấn “nút tái khởi động”.[1] Cũng từng có những lúc đắng cay. Thế nhưng ở phương Tây luôn có một luận thuyết phổ biến về Nga trong hơn hai mươi năm độc lập của đất nước này.

Dù công khai hay ngấm ngầm, từ năm 1991 giới lãnh đạo phương Tây hành xử với giả định rằng Nga là một nước phương Tây còn khiếm khuyết. Có lẽ trong thời Xô Viết, nước này đã trở nên khác hẳn, thậm chí bị biến dạng. Nhưng chẳng chóng thì chầy, đất nước của Tolstoy và Dostoevsky, quê hương của ba-lê cổ điển, sẽ trở về với cái mà Mikhail Gorbachev, lãnh tụ Liên Xô cuối cùng, đã gọi một cách cảm động là “ngôi nhà Châu Âu chung của chúng ta”.

Trong những năm 1990, nhiều người nghĩ rằng để Nga về với ngôi nhà đó chỉ cần có các chính sách mới: Với những cải cách kinh tế đúng đắn, chẳng chóng thì chầy Nga sẽ giống chúng ta. Có người lại nghĩ rằng nếu Nga tham gia Hội đồng Châu Âu, và nếu chúng ta biến G-7 thành G-8, chẳng chóng thì chầy Nga sẽ hấp thu các giá trị phương Tây. Các đặc quyền như vậy thậm chí chưa bao giờ được dành cho Trung Quốc, một cường quốc kinh tế và chính trị lớn hơn nhiều. Sở dĩ như vậy là vì chúng ta chưa bao giờ tin rằng Trung Quốc sẽ là “phương Tây”. Nhưng trong thâm tâm chúng ta đã tin rằng một ngày nào đó nước Nga sẽ cùng hội cùng thuyền với chúng ta.

Lại cũng có người nghĩ rằng để nước Nga tiến lên cần có một kiểu ngôn ngữ phương Tây nhất định, một cuộc đối thoại tốt hơn. Khi mối quan hệ đó xấu đi, Tổng thống Bush trách Tổng thống Clinton. Tổng thống Obama trách Tổng thống Bush. Và tất cả chúng ta trách cứ lẫn nhau. Hồi năm 1999, Tạp chí New York Times đăng bài chính lên trang bìa với nhan đề “Ai đã đánh mất Nga?” (“Who Lost Russia?”) Được bàn luận nhiều lúc đó, bài báo này cho rằng chúng ta đã đánh mất Nga “vì chúng ta theo đuổi những nghị trình sai bét đối với nước Nga” và đã tư vấn kinh tế sai lầm. Tuần trước, Jack Matlock, cựu đại sứ Mỹ ở Nga, gợi nhớ lại ý của Putin và cho rằng Mỹ chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng hiện nay vì đã “xem Nga là kẻ thua cuộc”.

Những lập luận này chỉ là suy bụng ta ra bụng người: Chính trị Nga chưa bao giờ “liên can đến chúng ta”. Thực tình mà nói chúng ta chẳng có ảnh hưởng gì đến chính trị nội bộ Nga kể từ năm 1991, ngay cả khi chúng ta hiểu họ. Những thay đổi quan trọng nhất – sự chuyển giao ồ ạt dầu và khí từ nhà nước sang giới chính trị quả đầu (oligarchs), sự trở lại nắm quyền của những người được KGB nhào nặn, sự loại bỏ tự do báo chí và đối lập chính trị – đã diễn ra bất chấp lời khuyên của chúng ta. Các quyết định quân sự quan trọng nhất – các cuộc xâm lược Chechnya và Georgia – đều bị chúng ta phản đối. Tuy nhiều người dường như nghĩ khác, mục đích chính của cuộc xâm lược Crimea cũng không phải là để khiêu khích phương Tây. Như một bình luận viên Nga sắc sảo đã nhận xét, những câu quan trọng nhất trong bài phát biểu sáp nhập [Crimea] của Putin trong tuần này nhìn chung không được chú ý đến: ông nhắc đến “lực lượng phá hoại ngầm” và “những kẻ phản bội” Nga được phương Tây tài trợ mà nay sẽ bị dập tắt. Putin xâm lược Crimea vì Putin cần một cuộc chiến. Trong thời buổi tăng trưởng chậm hơn, và với một tầng lớp trung lưu ngang ngạnh, có thể ông cần thêm vài cuộc chiến nữa. Lần này quả thực không phải liên can đến chúng ta.

Nhưng vì Crimea quá gần với Châu Âu, và vì ngôn ngữ sắc tộc-dân tộc chủ nghĩa mới của Putin gợi lại quá nhiều ký ức về quá khứ đẫm máu của Châu Âu, cuộc xâm lược Crimea có thể có một ảnh hưởng lớn hơn đối với phương Tây hơn cả ý đồ của ông. Tại thủ đô của nhiều nước Châu Âu, các sự kiện ở Crimea đã thật sự gây bàng hoàng. Lần đầu tiên, nhiều người bắt đầu nhận ra rằng luận thuyết này đã sai lầm: Nga không phải là một cường quốc phương Tây còn khiếm khuyết. Nga là một cường quốc chống phương Tây với một tầm nhìn khác, u ám hơn về chính trị toàn cầu. Các danh sách cấm vận công bố ở Châu Âu tuần này ngắn đến buồn cười, nhưng chính sự xuất hiện các danh sách này phản ánh cuộc bể dâu này. Hai mươi năm qua, chẳng ai nghĩ đến chuyện “chế ngự” Nga. Nay thì người ta sẽ nghĩ về chuyện đó.

Dù gì đi nữa, ngay cả danh sách cấm vận mới và dài hơn của Mỹ cũng chỉ là một tín hiệu. Hiện nay, những thay đổi quan trọng hơn nhiều là các thay đổi chiến lược sâu sắc hơn nên xuất phát từ những hiểu biết mới của chúng ta về Nga. Chúng ta cần suy nghĩ lại NATO, cần chuyển các lực lượng NATO từ Đức sang các biên giới phía đông của liên minh này. Chúng ta cần xem xét lại sự hiện diện của tiền Nga trong các thị trường tài chính quốc tế, do quá nhiều tiền “tư nhân” của Nga thực ra do nhà nước kiểm soát. Chúng ta cần xem lại các luật lệ của chúng ta về rửa tiền và các hình thức tránh thuế, do Nga dùng tham nhũng như một công cụ của chính sách đối ngoại. Trên hết thảy, chúng ta cần xem xét chiến lược năng lượng của phương Tây, do các tài sản dầu khí của Nga cũng được dùng để thao túng chính trị và giới chính khách Châu Âu, và tìm cách giảm sự phụ thuộc của chúng ta.

Tất cả những điều này sẽ mất thời gian, và đối với một số người, như vậy có thể đã quá trễ. Tuần trước ở Kiev, Ukraine, tôi gặp những thanh niên Ukraine nói với vẻ hào hứng đến đau lòng về triển vọng một ngày nào đó họ có thể sống trong một đất nước hoàn toàn khác. Tôi không nỡ lòng nói với họ là tôi không biết liệu họ có bao giờ được như vậy hay không.

Nguồn: Anne Applebaum, Russia Will Never Be Like Us, Slate, 20/3/2014
__________
Anne Applebaum là nhà báo viết chuyên mục cho Washington Post và Slate. Bà tốt nghiệp cử nhân tại Đại học Yale (Mỹ) và thạc sĩ quan hệ quốc tế tại Trường Kinh tế London (Anh), thông thạo tiếng Anh, Pháp, Ba Lan và Nga. Bà chuyên về lịch sử chủ nghĩa cộng sản và việc phát triển xã hội dân sự ở Trung và Đông Âu, và đã viết nhiều sách về các chủ đề này, trong đó có “Gulag: A History” (Lịch sử nhà tù Gulag) giành được Giải Pulizer năm 2004. Chồng bà, Radosław Sikorski, là Ngoại trưởng Ba Lan.

Đọc thêm: “Đằng sau bức màn sắt“, bài giới thiệu tác phẩm Bức màn sắt: Cuộc thâu tóm Đông Âu (Iron Curtain: The Crushing of Eastern Europe, nhà xuất bản Doubleday) của Anne Applebaum
Bản tiếng Việt © 2014 Phạm Vũ Lửa Hạ & pro&contra

[1] Nguyên văn: pressing the “reset button”. Chi tiết này nhắc tới chuyện năm 2009 ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tặng ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nút bấm tái khởi động, bày tỏ ý muốn của Mỹ muốn tái khởi động mối quan hệ Mỹ-Nga. (N.D.)


http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140325/ukraine-rut-quan-khoi-crimea-moldova-lo-lang.aspx

Ukraine rút quân khỏi Crimea, Moldova lo lắng



Lực lượng Crimea trong một chiến dịch giành căn cứ quân sự của Ukraine - Ảnh: The Guardian

Ngày 24.3, chính quyền lâm thời Ukraine ra lệnh rút toàn bộ binh sĩ đang đóng tại Crimea ra khỏi khu vực này sau khi thêm một căn cứ hải quân lọt vào tay lực lượng tự vệ địa phương, theo AFP. Tổng thống tạm quyền Oleksandr Turchynov thông báo binh lính và gia đình của họ sẽ sớm được đưa đến các nơi khác còn lãnh đạo chính quyền Crimea cũng cho RIA-Novosti hay: “Toàn bộ quân nhân Ukraine đã rời đi hoặc theo về với Crimea”.

Quyết định trên được đưa ra sau khi Lực lượng tự vệ Crimea giành quyền kiểm soát thêm một căn cứ hải quân của Ukraine ở cảng Feodosia vào rạng sáng 24.3. AFP dẫn lời nhân chứng cho hay một nhóm biệt kích được thả từ trực thăng xuống căn cứ nhanh chóng khống chế binh lính Ukraine. Đến nay, theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga, đã có 189 cơ sở quân sự và toàn bộ tàu chiến, tàu ngầm của Ukraine đóng ở Crimea treo cờ Nga. Hôm qua, truyền hình quốc gia Nga đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến Crimea để thị sát tình hình. Ông là quan chức cấp cao đầu tiên của Moscow thăm vùng này kể từ sau cuộc trưng cầu dân ý quyết định sáp nhập vào Nga hồi giữa tháng.

Những diễn biến ở Crimea càng khiến chính quyền Kiev, Moldova và phương Tây lo ngại khi NATO cáo buộc Nga đang tập trung một lực lượng lớn ở khu vực biên giới với Ukraine. AFP dẫn lời Tư lệnh NATO Philip Breedlove và Phó cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Tony Blinken tuyên bố lực lượng Nga đang tập kết tại địa điểm trên có “quy mô rất đáng kể và rất sẵn sàng” còn Kiev nói lính Nga “có thể tràn vào Ukraine bất cứ lúc nào”. Theo tướng Breedlove, có thể mục tiêu chính của Nga là băng qua Ukraine để tiến vào Trans-Dniester, vùng lãnh thổ tuyên bố ly khai từ năm 1990 nhưng chưa được bên nào công nhận của Moldova. Một số chuyên gia phương Tây cho rằng trên đường tiến quân, Nga có thể “sáp nhập” luôn thành phố cảng quan trọng Odessa, phía nam Ukraine để tạo thành một vùng đệm bên bờ biển Đen kéo từ Crimea qua Odessa đến Trans-Dniester.

Trans-Dniester có phần lớn dân số nói tiếng Nga và giới lãnh đạo vùng này đã lên tiếng bày tỏ nguyện vọng được sáp nhập vào Nga. Moscow vẫn chưa phản hồi yêu cầu của Trans-Dniester nhưng đang duy trì 1.500 binh sĩ tại đây. Phản ứng trước tình hình trên, Tổng thống Moldova Nicolae Timofti lên tiếng thúc giục EU hãy nhanh chóng đẩy mạnh việc ký kết hiệp định liên kết với nước này còn Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen kêu gọi NATO phải có biện pháp bảo vệ các thành viên và đối tác ở phía đông, theo kênh ARD.

Đáp lại các tuyên bố trên, Đài tiếng nói nước Nga dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov khẳng định quân đội không có bất cứ động thái đáng nghi hay bất thường nào và không vi phạm các quy định của quốc tế.

PS: Đại sứ Nga tại EU, ông Chizov, có nói trên TH rằng đừng sợ nước Nga, người Nga rất hiền lành và đôn hậu. Còn ngài Mắc-Kên hãy nhớ đến Alaska. Nước Nga mong sửa chữa sai lầm của bản thân mình mà thôi, không hơn và không kém. Kosovo đã thành một nước CH độc lập, Crimea cũng vậy, thế còn New York thì sao? Nước Nga đón chào New York cùng Nữ Thần Tự do bỏ phiếu về với Nga, nếu cần nước Nga sẽ cử "những người lịch sự" sang giúp.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Ba, 2014, 07:27:36 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #291 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 07:21:48 am »

http://hieuminh.org/2014/03/23/dieu-khong-the-ly-giai-ve-tu-ban/
Điều không thể lý giải về…Tư bản


CNTB đang ôm vai CNXH và khóc. Ảnh: HM

Mấy hôm nay, truyền thông bình luận nhiều về 2 triệu người Crimea vui mừng trở về với nước Nga. 96% đồng ý là một tỷ lệ rất hiếm trong một cuộc trưng cầu dân ý.

Câu hỏi ở đây là, tại sao nhiều nước Đông Âu tìm cách hội nhập với Tây Âu, thì riêng Crimea lại quay về với nước Nga. Đó là câu hỏi mà thời gian tìm câu trả lời đôi khi mất hàng thế kỷ.


Nhớ cách mạng tháng 10 (1917), chủ nghĩa cộng sản đã lan truyền, kéo theo hơn một nửa nhân loại mơ ước về một trái đất không còn cảnh người bóc lột người, thế giới đại đồng. Nhưng từ giấc mơ của Marx và Lê Nin đến hiện thực, nhân loại cần 70 năm để chứng minh con đường đó là đúng hay sai.

Bàn chuyện đúng sai thật khó. Nó đúng khi người đi trên con đường đó được hưởng lợi, nó sai khi kẻ đồng hành chẳng được gì. Vì thế chuyện Crimea về với Nga, Tây Ukraine hướng EU, sẽ không có hồi kết.

CNTB thối tha nhưng hàng hóa thì không

Thời trẻ tôi được học trong trường, CNTB (Chủ nghĩa tư bản) bóc lột người, thối tha, đưa lợi nhuận lên hàng đầu, giữa họ không có tình người.

Từng ở XHCN Việt Nam từ lúc sinh ra, bên XHCN Ba Lan 7 năm, 3 năm cộng sản Bulgaria và 12 năm ở tư bản đế quốc cả Mỹ lẫn Anh, nhưng tôi không hiểu lắm về tư bản.

Du học Ba Lan những năm 1970-1977, đám sinh viên nghèo từ các nước XHCN như Nga, Tiệp, Cuba, CHDC Đức, Hungary, Việt Nam và Lào, nhìn sinh viên Arap, Palestine, Tây Đức, Pháp với những đồng đô la xanh, quần Levis, nước hoa Cologne, mà thèm thuồng.

Sau này khi hiểu chút về cuộc đời, tôi nhận ra, dù đến từ tư bản, những sinh viên này cũng nghèo, bởi cha mẹ hay chính phủ chỉ trợ cấp một phần học bổng, đủ cho họ ăn ở.


Chim … xuân. Ảnh: HM

Do chênh lệch tỷ giá giữa đồng nội tệ zloty và đô la quá lớn, nên sinh viên tư bản sống một cuộc đời đế vương trong khu ký túc xá. Gái gẩm, rượu whisky, thuốc lá Marlboro, Pall Mall đỏ chói, quần áo mốt thời thượng. Sự phân biệt của CNXH tươi đẹp không có gì và CNTB thực dụng xa hoa có thể thấy ngay trong đám sinh viên.

Thời đó, giấc mơ của sinh viên Ba Lan là sang các nước tư bản để lao động phổ thông, kiếm tiền trong dịp 3 tháng hè. Sang Tây Đức hái táo, thu hoạch nho, đi London làm chạy bàn, đến Tây Ban Nha chẳng hiểu làm gì.

Sinh viên Việt đi lao động trong nhà máy, công xưởng, làm cỏ khoai tây, giúp nông dân Ba Lan. Nhưng sứ quán cũng cấm, chỉ cho vài tuần, vì bọn trẻ mải kiếm tiền quên học. Được vài nghìn zloty (khoảng vài trăm USD) trong kỳ hè đã là ghê lắm.

Tôi quen bạn Ba Lan sang Tây Đức, hỏi, sang đó làm nghề gì mà ra tiền, họ nháy mắt “bí mật quân sự”.

Sinh viên Ba Lan đồn thổi, sang London thu thập những đồng 10 zloty kim loại sẽ có lợi. Sau mới biết, đồng 10 zloty này có thể cho vào máy tự động mua vé tầu điện, đồ ăn, tương đương với 1 pound (bảng Anh). Một bảng Anh lúc đó ăn cỡ 20-25 zloty (tôi không nhớ lắm), một cách đổi tiền rất lời cho cánh du lịch kèm lao động ít tiền.

Mỗi lần đi lao động tư bản về lại giầu hơn, quần bò, máy cạo râu, bút parker, mua đồ cũ với giá vài đô, mang về Ba Lan cũng dùng được tốt chán, có khi bán lại giá gấp đôi gấp ba.

Nhìn cu cậu nào vừa đi lao động tư bản về là biết ngay. Đồng hồ Rolex, thắt lưng mạ vàng, từ cái mũ Coca Cola đến cái áo phông quảng cáo Marlboro. Sau này sang phương tây tôi mới biết, đôi khi rolex là đồ rởm, mấy cái áo, cái mũ có được là do hãng phát không ở một triển lãm nào đó.

Phim ảnh và văn hóa

Thời đó, chả hiểu sao Ba Lan cho phép chiếu phim tư bản thoải mái. Từ Romeo Juliet đến Spartacus, rồi Cao bồi tìm vàng,  Bố già Mafia, Động đất, rạp chật kín người, dù ít cảnh hở hang, nhưng xem thì hồi hộp từ đầu đến cuối.

Trong khi ấy phim Ba Lan ế ẩm dù phim nào cũng có vài pha trần truồng, làm tình trên màn ảnh rộng. Sứ quán cấm sinh viên đi xem phim tư bản, nhưng không cấm xem phim Ba Lan.

Bọn sinh viên thì thầm, cũng cảnh làm tình, nhưng bên phim tư bản có nội dung đưa đến việc trên giường, trong khi phim Ba Lan thì sống sượng, vừa đi làm về là nhảy vào quấn lấy nhau, trườn như lươn trên sofa, cả trong thang máy.

Mỗi lần lên sứ quán họp, phổ biến chính sách, các em phải nhớ trung thành với CNXH, vì tư bản bóc lột người, thực dụng, toàn đi xâm lược các nước, mang của cải về nên mới giầu có như thế.

Có lần mấy thằng rủ nhau đi xem trộm phim Mỹ. Chọn một rạp cách xa trung tâm Warsaw tới 30 km, tin rằng khó có người Việt nào tới đây. Chỉ là phim “Samuraj và Cao bồi”, kể về cuộc phiêu lưu của anh hiệp sỹ Nhật samuraj đi khắp nước Mỹ, dùng kiếm đấu với cao bồi có súng lục. Có vài phút một cảnh diễn viên nữ cởi truồng bên suối là lãng mạn chút.

Mấy đứa chọn đèn trong rạp tắt mới vào để không ai nhìn thấy, phim gần hết thì ra trước, sẽ không gặp ai. Nhưng lần đó lại gặp mấy bác sứ quán cũng đi xem muộn và ra sớm. Cả hai cùng ngượng và cười trừ. Các bác còn nói, nghe nói tư bản bậy bạ, mà chẳng thấy bậy như phim Ba Lan.

Hàng hóa tư bản lấn át XHCN

Nhớ lần về phép (1973), đất nước còn chiến tranh, sinh viên về nước được đón như những người giầu có. Tôi mang về cái xe đạp Wilga (Ba Lan), cái đài National bán dẫn cũ của Nhật, một ít vải vóc của Ba Lan, sữa ong chúa mua bên Nga, vài củ sâm Trung Quốc. Thế mà cả huyện đã cho nhà tôi giầu nhất.


Đảo chim. Ảnh: HM

Cụ già thích nhất cái đài, tối nào cả xóm cũng tập trung nghe tin thời sự, ca nhạc, ngâm thơ. Đôi khi ông anh mang ra bụi tre, dò được cả đài BBC và VOA, mấy anh em trong xóm nghe trộm. Có lẽ tôi đã có lỗi tuyên truyền hàng tư bản về làng quê hồi đó.

Tốt nghiệp đại học (1977), chúng tôi về nước đúng vào thời kỳ sau 1975, hàng hóa khuân từ Ba Lan thành vô duyên. Xe máy Honda Nhật, tivi National, đầu Akai và loa thùng, quạt Nhật…tràn từ Nam ra Bắc. Xe máy con muỗi (Komar), Jawa phè phè của Tiệp, ngay cả Simson Đức cũng không thể địch nổi. Tại ga Hàng Cỏ, xe lửa chở sinh viên từ nước ngoài về không được đón long trọng như cán bộ miền Nam ra.

Sau vài năm, quan hệ Việt Nam dễ dàng hơn với Pháp, các đoàn công tác đi Tây Âu bắt đầu lục tục.

Chuyện đi tư bản hay XHCN là câu chuyện nhà lầu xe hơi hay đi xe đạp và nhà cấp 4. Đi tư bản ba tháng bằng đi Liên Xô hay các nước XHCN ba năm. Chỉ cần một con xe DD (xe máy Nhật) đời mới có thể mua được một căn hộ Thành Công, hơn đứt một container bàn là, xe cuốc và vải vóc nhập từ Liên Xô.

Giáo dục cũng không miễn dịch

Thời tôi du học phải xét lý lịch ba đời, có cống hiến cho cách mạng, có anh em tham gia chiến trường. Tất nhiên phải học rất giỏi. Nhưng khó mà nghĩ đến chuyện đi tư bản.



Thời toàn cầu hóa. có thể gặp sinh viên Việt Nam ở London, Paris, Rome, Tokyo. Họ du học khắp thế giới mà không bị trở ngại gì.

Khi Việt Nam bình thường hóa với Mỹ thì việc lựa chọn giữa Mỹ và Pháp lại được đặt ra. Tiếng Anh thay dần tiếng Pháp. Khoa Nga chẳng còn ai muốn xin vào học. Khoa Pháp cũng ít dần đi.

Sau 20 năm quan hệ Mỹ Việt bình thường, hiện đã có 16 ngàn sinh viên vào Mỹ du học, so với 7-8 ngàn sinh viên thời cao điểm nhất trong những năm 1970-1980 tại Liên Xô và các nước Đông Âu. Chưa tính hàng chục ngàn các em đi Anh, Pháp, Đức, Úc và nhiều nước khác.

Con số đó nói lên, giáo dục tư bản cũng hấp dẫn không kém mấy món hàng xa xỉ.

Vĩ thanh

Hôm nay đi trên đường Hà Nội, Sài Gòn hay bất kỳ thành phố nào ở Việt Nam, thử tìm ra một chiếc xe hơi nào do XHCN sản xuất. Hàng rẻ tiền do Trung Quốc nhái của phương Tây. Cửa hàng sang trọng tràn ngập đồ tư bản. Có những cái túi giá mấy chục ngàn đô la nhưng không phải xuất xứ từ Nga hay Trung Quốc.

Nhân vụ Ukraine, thấy trên mạng nhiều bạn lên án chủ nghĩa tư bản, xâm lược, bóc lột, xấu xa. Chẳng hiểu sao dân vẫn tranh nhau đi tư bản, mua hàng tư bản, gửi con học tư bản.

Hồi công tác ở HN (1978), tôi quen một cô bé có bố là đại tá. Tới nhà chơi, bà mẹ đuổi khéo “Nhà này con gái lấy chồng phải duyệt lý lịch thông gia”.

Ngày nay, con cái các vị lãnh đạo cao cấp cưới tây là chuyện thường, không ai tìm nguồn gốc. Con gái một vị rất cao còn lấy người Mỹ hẳn hoi, và anh còn giúp đưa McDonald vào xứ Việt.

Sau gần 40 năm kể từ hồi du học, tôi vẫn không thể lý giải nổi sự lạ lùng của Tư bản. Dẫu vậy, nước ta có một phần nhỏ có thể thay đổi được. Theo CNXH thì cứ theo thôi, nhưng hàng hóa sản xuất thì phải có qui trình và chất lượng tư bản mới mong tồn tại trong thế giới phẳng.

HM. 22-03-2014

Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #292 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 11:51:53 am »

Sáp nhập Crimea: Khi nước Nga bị phản bội và Putin bị quấy phá



Đối với Angela Merkel, Putin đang sống trong một thế giới khác. Đúng thế: Đó là thế giới của một con người bị phản bội.

Trong vụ Tổng thống Vladimir Putin sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga, nhiều nhà phân tích phương Tây nhấn mạnh đến việc Matxcơva đã không tôn trọng Bị vong lục Budapest (Budapest Memorandum on Security Assurance - 12/1994) theo đó an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine được bảo đảm, một khi nước này chuyển giao số vũ khí hạt nhân cho Liên bang Nga. Tuy nhiên, trong cuộc tranh luận này, một số chuyên gia còn nêu thêm một khía cạnh khác: Vấn đề an ninh của Nga và cách hành xử của NATO.

Xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của nhà báo Hans Ulrich Jorges - trên tuần báo Đức Stern, nhan đề: “Nga bị NATO lừa dối” về vấn đề này.


Để hiểu được chính sách của Vladimir Putin tại Crimea, cần phải nhớ lại rằng, kể từ năm 1990, phương Tây đã nhiều lần mở rộng NATO sang phía đông Châu Âu, phản bội lời hứa của họ.

Nga tự bảo vệ, lần đầu tiên kể từ sau thất bại của họ trong thời kỳ chiến tranh lạnh, lần đầu tiên kể từ khi thống nhất nước Đức dưới ô bảo hộ của NATO và lần đầu tiên sau một phần tư thế kỷ phương Tây bội phản.

Cách đây 10 năm, NATO đã có mặt tại biên giới Nga, tại các nước Baltic. Bây giờ, khi tách Crimea ra khỏi Ukraine, Nga muốn ngăn chặn việc hạm đội của họ ở biển Đen sẽ sớm nằm lọt thỏm trong khu vực của NATO. Vậy thì chuyện đó có gì gây ngạc nhiên ?

Đó là bởi vì có một điều khác đã được hứa hẹn, với vẻ thành thực vào năm 1990. Ngày 09/02/1990, tại phòng Catherine đệ nhị, một nơi rất có ý nghĩa lịch sử của điện Kremlin, James Baker, Ngoại trưởng Mỹ (dưới chính quyền George Bush) đã trấn an lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev rằng liên minh phương Tây sẽ không mở rộng ảnh hưởng của mình thêm “một ly tấc nào” sang Đông Âu nếu Matxcơva chấp nhận nước Đức thống nhất gia nhập NATO.

Hôm sau, 10/02, Hans-Dietrich Genscher, Ngoại trưởng Đức, đã nhắc lại lời hứa này với Edouard Chevardnadze, đồng nhiệm Nga, như đã được khẳng định sau này trong một công văn mật của chính phủ Đức: “Chúng ta ý thức được rằng việc một nước Đức thống nhất gia nhập NATO làm dấy lên những vấn đề phức tạp. Nhưng với chúng ta, có một điều chắc chắn: NATO sẽ không mở rộng sang Đông Âu”.

Bản thân Gorbachev cũng nhớ lại rằng NATO đã thỏa thuận “không mở rộng thêm một ly sang hướng Đông Âu”. Ông chỉ phạm một sai lầm nghiêm trọng: Ông đã tin tưởng phương Tây và không cho thể hiện lời hứa này trên văn bản.

Một mối đe dọa trực tiếp đối với Nga

Do vậy, Balan, Séc và Hungary đã gia nhập NATO năm 1999, Bulgari, Rumani, Slovakia và ba nước Baltic năm 2004. Bốn năm sau, tại Thượng đỉnh NATO ở Bucarest, suýt nữa thì đến lượt Ukraine gia nhập NATO, nhưng ý tưởng này vẫn chỉ dừng lại ở mức dự án – Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thay đổi ý kiến vào giờ phút chót và đạp phanh hãm dự án. Vladimir Putin, đến dự Thượng đỉnh Bucarest vào ngày cuối cùng, đã cảnh cáo: “Sự xuất hiện một khối quân sự mạnh ở sát đường biên giới nước Nga sẽ được coi là một mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh của chúng tôi”.

Không nên quên điều này nếu người ta muốn tỏ ra trung thực, có thái độ đúng mức trong phán xét và có khả năng hiểu được nỗi lo sợ của Nga bị bao vây. Putin hành động một cách tương xứng - ông đáp trả chính sách dùng sức mạnh của phương Tây bằng một chính sách dùng sức mạnh. Đối với Angela Merkel, Putin đang sống trong một thế giới khác. Đúng thế: Đó là thế giới của một con người bị phản bội.

Cần phải bỏ qua việc tuyên truyền rầm rộ ở cả hai phe để hiểu được vấn đề. Việc Ukraine chuyển hướng sang phương Tây là chương áp chót của việc thiết lập một trật tự Châu Âu mới sau sự sụp đổ của Liên Xô. Chương cuối sẽ được viết tại Bélarus.

Quấy phá Putin

Khi đề xuất với Kiev một hiệp định liên kết, Liên minh Châu Âu, với chiến lược xuẩn ngốc của mình, đã buộc Ukraine phải lựa chọn giữa phương Tây và Nga – và hậu quả là làm cho nước này bị chia xẻ. Khi Tổng thống chuyên quyền Yanukovych từ chối ký hiệp định, ông ta đã bị lật đổ và thỏa thuận về một sự thay đổi quyền lực ở Kiev được ký kết với sự tham gia của Nga đã không tồn tại nổi 24 giờ. Lại một lần nữa, Nga cảm thấy bị phản bội, Matxcơva cho rằng đã bị mất Ukraine và họ chiếm Crimea, lãnh thổ mà Khrushchev đã tặng Ukraine năm 1954 thời Liên Xô.

Từ đó, Kiev công khai hướng tới NATO. Đảng của bà Yulia Tymochenko, đang cầm quyền, đã thông báo ý định của Ukraine gia nhập NATO và ông Anders Fogh Rasmussen, Tổng Thư ký tổ chức này tuyên bố mong muốn “gia tăng quan hệ đối tác với Ukraine”.

Mọi sự đã an bài, không cần phải đặt câu hỏi xem bên nào có vẻ bị thất bại nhất nữa. Hẳn nhiên đó là Nga, bởi vì họ không có ý thức thẩm mỹ chính trị. Thật dễ dàng để làm cho họ bị coi như những kẻ rất hung bạo.

Hoa Kỳ tranh thủ cơ hội để trả thù vụ Edward Snowden chạy trốn sang Matxcơva, còn NATO, liên minh này đã ném bom Serbia vi phạm luật pháp quốc tế, hành động tại Lybia trên các cơ sở pháp lý mập mờ, thì giờ đây, với một sự giả dối bệnh hoạn, tố cáo sự chiếm đóng bất hợp pháp vùng Crimea.

Nếu như phương Tây muốn tìm kiếm một giải pháp đúng đắn, lẽ ra họ phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý dưới sự kiểm soát của quốc tế, thay vì để cho cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức dưới sự kiểm soát của súng đạn Nga. Trong trường hợp này có thể đại đa số người dân Crimea sẽ bỏ phiếu ủng hộ một nền tự trị rộng lớn hơn, bên trong đất nước Ukraine. Thế nhưng, họ lại coi vấn đề ở đây không phải là quyền tự quyết của các dân tộc, mà là lập một trật tự mới ở Đông Âu và quấy phá Putin.

http://soha.vn/quoc-te/sap-nhap-crimea-khi-nuoc-nga-bi-phan-boi-va-putin-bi-quay-pha-20140325024509729.htm?mobile=true


Khủng hoảng Ukraine và lời tiên đoán tái lập Liên Xô vào năm 2025


Ông Pavel Sviridov.

Trước khi khủng hoảng tại Ukraine leo thang lên một nấc mới, nhà tương lai học Pavel Sviridov dường như đã có những tiên đoán đúng về tương lai của đất nước này.

Trước khi khủng hoảng tại Ukraine leo thang lên một nấc mới, nhà tương lai học Pavel Sviridov đã có những tiên đoán về tương lai của đất nước này, được đăng tải trên tờ Pravda ngày 27/12/2013. Một số dường như đã đúng.

Chia sẻ với tờ Pravda tại thời điểm đó, ông Sviridov cho biết: Ác mộng của Mỹ về một đế chế đối lập lớn – Liên bang Xô Viết, sẽ tái hiện. Vào năm 2025, Liên bang này sẽ được tái lập dưới một số hình thức. Ông nói: “Tôi là nhà tương lai học. Tôi nghiên cứu các kịch bản có thể xảy đến trong tương lai. Tôi đoán định rằng, vào năm 2025, Liên bang Xô Viết sẽ được tái lập dưới một số hình thái. Có một trục gồm Nga-Kazakhstan-Belarus-Ukraine và có thể là cả Armenia hoặc Kyrgyzstan. Những nước này sẽ đi đến một hiệp định thống nhất, hầu như là vậy, và nó sẽ được dựa trên nền tảng Liên minh thuế quan”.

Ông Sviridov cũng đưa ra những đánh giá về lý do thực sự Nga, Mỹ “quyết đấu” ở Ukraine tại thời điểm đó. “Tôi muốn nhớ lại những lời của một người sinh ra ở Kharkov, Zbigniew Brzezhinski (cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ), người nói rằng: Không có Ukraine, Nga sẽ mãi chỉ là một quốc gia tầm khu vực, nhưng có Ukraine, Nga sẽ là một cường quốc lớn... Ác mộng đối với Mỹ khi nước này từng phải đối mặt với đế chế Liên Xô trong suốt một thế kỉ sẽ lặp lại. Điều đang diễn ra không phải chỉ là trò chơi châu Âu níu kéo Ukraine. Đó là trò chơi Mỹ muốn ngăn cản nỗ lực tái lập Liên bang Xô Viết”, Sviridov chia sẻ.

Đối với Tổng thống Viktor Yanukovych, ông Sviridov đã tiên đoán đúng khi nói rằng: “Ông ta sẽ phải từ chức trước khi nhiệm kì tổng thống kết thúc. Tôi tin là phe đối lập Ukraine sẽ đưa ông ta làm con dê tế thần. Ông ta sẽ được thêu dệt bằng những chỉ trích, bị xem là kẻ phản bội, người phá hủy liên kết của Ukraine với châu Âu. Đơn giản là họ muốn đẩy ông ta đi”.

Đối với thủ lĩnh đối lập Vitaly Klistschko, Sviridov nhìn nhận: “Tôi thích ông ta với tư cách là người đàn ông. Ông ấy là một chiến binh một cách tự nhiên. Nhưng không may, ông ấy lại không phải là một chính trị gia xuất sắc. Bức tranh toàn cảnh cho thấy, người ta dường như sử dụng Klischko để đánh bóng và ông ấy sẽ không có một sự nghiệp chính trị thực thụ. Ông ấy rõ là không phải là một nhà lãnh đạo, đến một lúc nào đó ông sẽ nhận ra”.

Những diễn biến chính trị ở Ukraine gần đây có vẻ đúng như những gì mà Sviridov nhìn nhận: “Tôi nghĩ là Yanukovych sẽ thôi chức trước hạn. Nhưng có lẽ họ sẽ thành lập một chính quyền lâm thời. Nhưng có thể ông ta sẽ chấp thuận nhiều nhượng bộ quan trọng và tái lập một đội ngũ để thay đổi chính phủ”.

Sviridov cũng đánh giá Ukraine ở trong tình cảnh tương tự của Nga – nước cũng phải tính toán thiệt hơn giữa một bên là Liên minh Thuế quan với việc trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ông nói: “Kết cục là Nga sẽ làm mọi thứ để Ukraine chọn cà rốt của Nga thay vì cây gậy của châu Âu. Nhưng liệu có chiếc lưỡi câu bên trong củ cà rốt?... Sẽ là hợp lôgíc nếu như người Nga vẫn tới du lịch ở Crimea trong kì nghỉ hè và Ukraine sẽ là sự tiếp nối của Nga. Ngược lại, người Nga cũng tin là Ukraine là đất mẹ của nhiều thành phố tại Nga, nơi khởi nguồn nước Nga. Tôi nghĩ là hai nước chúng ta có một tương lai lịch sử lớn”.

http://soha.vn/quoc-te/khung-hoang-ukraine-va-loi-tien-doan-tai-lap-lien-xo-vao-nam-2025-20140324194545091.htm
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Ba, 2014, 12:50:24 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #293 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 12:15:27 pm »

http://society.lb.ua/accidents/2014/03/25/260610_rovenskie_smi_soobshchayut_ubiystve.html



Một trong những nhà hoạt động tích cực của EuroMaidan là Oleksandr Muzychko hay còn có biệt danh "Sasha Trắng" đã bị bòm gần Rovno (tiếng Ucraina là Rivne) đêm hôm qua. Tiếp theo chưa biết sẽ đến ai.
Logged
bapchuoi
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #294 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 12:36:45 pm »

Một số cảnh quay quân "bịt mặt" tòng thiết xe chiến đấu BTR-82A xông vào doanh trại quân Ucraina ở Cờ-rưm ngày 23-3-2014. Cảnh quay cũng cho thấy nhiều thanh niên mặc áo lính nhưng vác gậy ... giông giống như dân phòng xứ ta!  Grin

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=_pPApA3Sj2A" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=_pPApA3Sj2A</a>
Logged
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #295 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 01:01:09 pm »

Một số cảnh quay quân "bịt mặt" tòng thiết xe chiến đấu BTR-82A xông vào doanh trại quân Ucraina ở Cờ-rưm ngày 23-3-2014. Cảnh quay cũng cho thấy nhiều thanh niên mặc áo lính nhưng vác gậy ... giông giống như dân phòng xứ ta!  Grin

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=_pPApA3Sj2A" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=_pPApA3Sj2A</a>



Quân bịt mặt là quân nào vậy bác bapchuoi? Grin tôi không hiểu là quân nào,nhờ bác... Grin.
Logged
bapchuoi
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #296 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 01:27:10 pm »

Quân bịt mặt là quân nào vậy bác bapchuoi? Grin tôi không hiểu là quân nào,nhờ bác... Grin.
Theo truyền thông thế giới thì quân bịt mặt "được coi như là" quân Nga! hehe. Nhưng một số thành phần am hiểu thì đây là những đội quân đặc nhiệm, chuyên xử lý những vụ đột kích, chống khủng bố ... và họ thường bịt mặt ngay cả khi ở trong nước của họ. Đại khái thế! Ngoài quân bịt mặt còn có quân đeo mắt kiếng nữa!  Grin

Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #297 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 01:39:49 pm »

Chiếm nốt tàu đổ bộ cỡ lớn "Konstantin Olshansky" của HQ U. Lần này có nổ súng và có tiếng lựu đạn gây chói tai. Tàu Ucraina không thể thoát nổi dù đã dựng hai màn khói, tàu đang neo trong vũng Donuzlav mà cửa vào đã bị chặn bởi 5 tàu Nga bị đánh chìm:





http://lb.ua/news/2014/03/24/260574_rossiyskie_okkupanti_nachali_shturm.html
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #298 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 04:23:32 pm »

Cái gọi là thủ đoạn chính trị thì chẳng ai chịu thua ai ,mơí đây Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã bổ nhiệm cựu Tư lệnh hải quân Ukraine tại Crimea, Chuẩn Đô đốc Denis Berezovsky làm Phó chỉ huy trưởng Hạm đội Biển Đen của Nga nhân chuyến thị sát Crimea hôm 24/3.

hình của Chuẩn Đô đốc Denis Berezovsky.



Tại cuộc họp báo ở Sevastopol ngày 2/3, Đô đốc Denis Berezovsky đã tuyên thệ trung thành với nhân dân Crimea, đồng thời hạ lệnh cho tất cả binh sĩ thuộc quyền hạ vũ khí, gia nhập vào lực lượng quân đội và Hải quân Nga.

Cái này trong chiến tranh tại VN gọi là chế độ chiều hồi "hồi chánh quốc gia" những phần tử chiêu hồi này ,khi được lên chức ở phe bên kia ,buộc phải chỉ trỏ cho địch bắt  các đồng chí cũ của mình ,nếu bắt không được sẽ gọi đồng đội quy hàng ,hoặc phản chiến ,nhằm chứng minh sự trung thành của mình với chế độ mới . Bên xứ VN ta ,thành phần chiêu hồi này được liệt vào diện có nợ máu với ND . Số này sau vài chục năm trốn ở Mỹ, nay có người chiêu hồi nhớ quê quá  về thăm lại VN và quê cha đất tổ ,với một bản lý lịch khai man ,nhưng bị nhân dân địa phương và hàng xóm họ hăm dọa ,sợ quá lại trốn đi ngay ....he he trò đời .
Logged

minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #299 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 04:50:00 pm »

 Không thấy bác nào nói nữ quân nhân Ukraine chiêu hồi nhỉ? Nguồn này nói họ cực kỳ nguy hiểm...http://soha.vn/quan-su/doi-nu-chien-binh-so-huu-ve-dep-chet-nguoi-cua-ukraine-2014031521205651.htm
Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM