Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:01:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine  (Đọc 159763 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #280 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2014, 09:33:13 pm »

Các di tích của chế độ Toàn trị ở Ukraina


Ghi chú:
Lãnh thổ Ukraina trước khi nằm trong chế độ PK chuyên chế (năm 1654) - màu vàng;
Quà tặng của các đời Sa hoàng Nga từ 1654-1917 - vùng lãnh thổ màu nâu hồng;
Quà tặng của Lê-nin năm 1922 - vùng lãnh thổ màu xanh nước biển;
Quà tặng của Stalin những năm 1939-1940 - vùng lãnh thổ màu đỏ, tức Miền Tây Ukraina và xứ Bắc Bukovina;
Quà tặng của Khrusev năm 1954 - vùng lãnh thổ màu xanh lá cây, tức bán đảo Cờ-rưm.


Đại Công quốc Kiev (Kievan Rus), thế kỷ 9 - thế kỷ 14


Ghi chú:
Đường xanh đậm đứt nét - biên giới Hãn quốc Vàng của Quốc gia Du mục Mông Cổ - Tác-ta vào thế kỷ 14;
Đường màu be đậm pha tím nét liền và đứt nét - biên giới Đại Công quốc Kiev hay còn gọi Kievan Rus từ thế kỷ 9 - thế kỷ 13;
Các đường mũi tên đứt nét màu đỏ, màu be pha tím, màu xanh - thể hiện các đợt tiến quân của quân đội Mông Cổ;
Biển Azov hay thời đó gọi là Biển Surozh do tên của thành phố Surozh trên bán đảo Cờ-rưm gần eo biển Kerch (thế kỷ 14-15);
Biển Đen hay thời đó gọi là Biển Nga.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Ba, 2014, 12:58:42 am gửi bởi qtdc » Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #281 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2014, 10:57:32 pm »

Bản đồ dường dẫn khí đốt của NGA đi qua Ukraine và tới các nước tây âu -bằng tiếng : English for today .(Tiếng anh của ngày hôm nay).

Nếu chiến sự nổ ra giữa Nga và ukraine đường ống này sẽ bị phá và bị ngắt ,vậy các nước châu âu phụ thuộc 1/3 tổng sản lượng khí đốt  tiêu dùng vào việc mua của Nga . VẬY khi mùa đông tới ,vợ chồng con cái mới co ro trong cái lạnh vì thiếu khí đốt để sưởi hoặc nấu nướng (nếu mua được khí bằng nguồn khác Nga thì giá cũng đắt gấp 3 lần ),lúc ấy tâm lý người dân châu âu mới vui đó : vợ chồng con cái với chửi nhau, ai bảo chọc giận thằng Nga làm chi bây giờ mới khổ . Hôm nào tới nay sung sướng quá hóa rồ ....

Logged

longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #282 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2014, 11:34:56 pm »

5 năm trước đây trên bản đồ châu Âu xuất hiện điểm nóng - ngày 24 tháng Ba 1999 không quân Hoa Kỳ và NATO bắt đầu dội bom Nam Tư và chiến dịch oanh tạc dã man kéo dài hơn hai tháng.



Hành động xâm lược của phương Tây đã giết chết gần hai nghìn thường dân.
Cuộc xâm lược của Khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương chống Nam Tư trong năm trước ngưỡng cửa thế kỷ XX đã là đòn chung cục trong quá trình chiến dịch kéo dài nhiều năm của phương Tây chống lại quốc gia vùng Balkan này. Bom và roc-ket dội xuống các thành phố Serbia hoàn thành hình dạng mới của bản đồ Đông Âu.
Một trong những mục tiêu chính của Hoa Kỳ là phô trương cho thế giới thấy rằng người Mỹ có thể áp đặt ý muốn và quyền phân định lãnh thổ tại bất cứ nơi nào ở châu Âu. Như vậy, từ cố gắng của Washington đã xuất hiện Cộng hòa Kosovo kỳ dị, mà vai trò thực sự chỉ là vị trí một bàn đạp kế tiếp của Mỹ, - nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu chiến lược Nga, ông Vasily Kashyrin nhận xét.
“Đó là nước chư hầu tin cẩn và trung thành của phương Tây. Tại đó có căn cứ quân sự Mỹ lớn nhất trên tòan lục địa Âu. Hoa Kỳ xây dựng cả một pháo đài-thành trì quân sự thực thụ. Họ đã bám trụ trong nhiều thập kỷ và không sửa soạn rời đi”.
Liên bang Nam Tư đã bị chia xẻ thành mấy nước Cộng hòa nhỏ và các vùng đất riêng biệt, nhưng phương Tây không dừng lại. "Đôi cánh dân chủ” của người Mỹ còn gieo rắc sự tàn phá hủy diệt cả ở Iraq, Afghanistan và Libya. Bây giờ, họ đã sẵn sàng chinh phạt một Syria không chịu khuất phục, nhưng cơ chế thế lực đơn cực đột nhiên bị chặn lại – trên con đường bành trướng chính sách châu Âu-Atlantic đã vấp phải sự phản đối kiên quyết của Nga, - chuyên viên Vasily Kashyrin nói.
“Đã thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới. Nga không còn là nước bạc nhược yếu kém như vào năm 1999, và năm qua Nga đã chứng tỏ rõ rệt điều đó trong quá trình cuộc khủng hoảng Syria, khi Matxcơva bằng chính sách ngoại giao hợp lý và lập trường có tính nguyên tắc đầy trọng lượng đã không cho phép phương Tây khởi động chiến dịch xâm lược quân sự chống Syria”.
Sai lầm và thất bại tiếp theo của chủ nghĩa bạo lực châu Âu-Đại Tây Dương là Crưm. Hoàn toàn hợp lý và dễ hiểu dưới góc độ nhân văn, cộng đồng cư dân trên bán đảo nói tiếng Nga đã yêu cầu Matxcơva giúp đỡ khỏi sự lộng hành của thế lực cực đoan hiếu chiến thân phương Tây ở Ukraina. Còn kết quả hoạt động thể hiện ý chí tự do của nhân dân Crưm về việc gia nhập vào thành phần Nga thì ở châu Âu lại coi như vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của nhà nước Ukraina. Chuyên viên Vasily Kashyrin kết luận, thái độ như thế của Tây Âu và Hoa Kỳ rõ ràng là hiệu ứng của chính sách tiêu chuẩn kép.


vietnamese.ruvr.ru
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #283 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2014, 11:38:13 pm »

Quyết định của Mỹ đình chỉ hoạt động của Đại sứ quán Syria ở Washington không thể không gây ra sự lo ngại và thất vọng.

Đây là tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga. Bước này trên thực tế trái ngược với thỏa thuận mà Mátxcơva và Washington đã đạt được để cùng nhau hướng tới giải pháp hòa bình trong cuộc khủng hoảng Syria trên cơ sở “Thông cáo Geneva” bằng cách liên tục làm việc với cả chính phủ Syria và phe đối lập, cơ quan ngoại giao Nga bình luận như vậy về quyết định của Mỹ.
Đặc phái viên Mỹ phụ trách vấn đề Syria David Rubenstein nhấn mạnh, "chúng tôi cho rằng, Hoa Kỳ không thể chấp nhận việc các nhân vật do chế độ Assad bổ nhiệm đang thực hiện các hoạt động ngoại giao hoặc lãnh sự ở Mỹ”.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, tức là, trong ba năm qua, Mỹ đã chấp nhận điều đó. Có cái gì đã thay đổi?
Sau đây là ý kiến ​​của Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Truyền thông Rafik Nasrullah: “Theo tôi, bước này là hậu quả của những khó khăn mà Hoa Kỳ phải đối mặt trong quá trình thực hiện chính sách của họ trong cuộc xung đột Syria. Đặc biệt là khi quân đội chính phủ Syria đã giành và chắc là sẽ tiếp tục giành những chiến thắng khá lớn. Có thể giả định rằng, Mỹ đã trục xuất các nhà ngoại giao với mục đích cung cấp sự hỗ trợ tinh thần cho phe đối lập Syria đang trải qua thời kỳ khó khăn. Nếu nói về những hậu quả thì, theo tôi, hành động này của Mỹ sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình xung đột”.
Về phần mình, Phó Chủ tịch Học viện các vấn đề địa chính trị Konstantin Sivkov cho rằng, Mỹ đã thông qua quyết định trục xuất các nhà ngoại giao Syria phần nào do tình hình xung quanh Ukraina và Crưm: “Trước đây, Hoa Kỳ trên thực tế đã chạy khỏi Iraq. Trong tương lai gần Mỹ sẽ phải rút khỏi Afghanistan, và họ hiểu rõ điều đó. Bất chấp những nỗ lực của Hoa Kỳ, cái gọi là "mùa xuân Ả Rập" cuối cùng không có lợi cho họ. Hơn nữa, ngay cả Ả Rập Saudi, nước được coi là một trong những đồng minh thân cận nhất của Washington trong khu vực, bắt đầu phê bình Mỹ. Có nghĩa là, trong những năm gần đây, Hoa Kỳ bị thất bại hết lần này đến lần khác. Có thể nói rằng, Hoa Kỳ đang mất dần ảnh hưởng quân sự - chính trị và kinh tế trên thế giới. Tình hình với Ukraina và Crưm cũng đang phát triển không phải theo ý muốn của Mỹ. Trong tình huống này, Washington thực hiện bước đi thiếu cân nhắc khi trục xuất các nhà ngoại giao Syria. Xét theo mọi việc, kích động lấn át lương tri của người Mỹ.
Tôi không loại trừ khả năng, Hoa Kỳ có thể đi xa hơn nữa để trả thù Nga vì chuyện Ukraina. Nhưng, vấn đề là ở chỗ, nỗ lực của họ dựa vào các chiến binh ở Syria đã không mang lại kết quả. Quân đội chính phủ đánh bại chúng trên tất cả các hướng. Trong tình huống này, sự lựa chọn duy nhất đối với Mỹ là can thiệp quân sự”.
Bức tranh khá ảm đạm. Các quan sát viên cho rằng, trong điều kiện mới chính sách của Mỹ đối với Syria gần như chắc chắn sẽ trải qua những thay đổi cơ bản. Và việc triệu hồi đại sứ có thể chỉ là tín hiệu đầu tiên

 http://vietnamese.ruvr.ru
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #284 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2014, 11:44:59 pm »

Gần một nửa lực lượng quân đội Ucraina ở Crưm đã theo phía Nga .


Đến ngày hôm nay, gần 50% lực lượng quân đội Ucraina ở Crưm đã ký hợp đồng tham gia các lực lượng vũ trang Liên bang Nga. Phó tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ucraina Alexandr Rozmaznin thông báo tại một cuộc họp báo ở Kiev, hãng UNN đưa tin.

“Chúng tôi có số liệu, có họ tên của hầu hết những người đã chuyển sang ký hợp đồng với quân đội Nga, đặc biệt là các sỹ quan chỉ huy… Nếu tính về tỉ lệ, đến ngày hôm nay là khoảng 50/50”, - ông Rozmaznin cho biết.

Trước đó, từng có thông tin rằng quân Nga đã nhận lệnh đến 25 tháng 3 phải “làm sạch” bán đảo Crưm.

Buổi sáng hôm nay, căn cứ của lực lượng thủy quân lục chiến Ucraina tại thành phố Feodosia đã thuộc về tay quân Nga, sau một cuộc tấn công có thiết giáp yểm trợ.


Lực lượng Berkut được giữ tên trong cơ cấu Bộ Nội vụ Liên bang Nga.




Đặc nhiệm Berkut bảo vệ Hội đồng Bộ trưởng Ucraina ở Kiev
trong thời gian diễn ra Maidan


Lực lượng đặc nhiệm Berkut của công an Ucraina trước đây sẽ được giữ tên trong thành phần Bộ Nội vụ Liên bang Nga. Bộ trưởng Nội vụ Nga Vladimir Kolokoltsev thông báo trong cuộc gặp ngày hôm nay tại Simferopol với quân Berkut cũ nay đã gia nhập các lực lượng vũ trang Nga, hãng RIA-Novosti đưa tin.

Bộ trưởng Nga nhấn mạnh, Berkut đã thể hiện là một tập thể hoạt động hiệu quả, được huấn luyện tốt và tinh thần cao.

“Tôi muốn bày tỏ sự ngưỡng mộ của bản thân tôi trước sự dũng cảm quên mình mà tập thể các bạn đã thể hiện trong các sự kiện ở Kiev - các bạn đã đứng vững đến cùng, không hề run sợ”, - ông phát biểu trước các cựu quân nhân Berkut Ucraina.

Bộ trưởng Nội vụ Nga hứa khi tổ chức cơ quan cảnh sát Crưm sẽ ưu tiên hàng đầu các cán bộ địa phương và kêu gọi những nhân viên công an chuyên nghiệp Crưm cũ đã nghỉ việc quay trở lại công tác.

Nguồn: Korrespondent.

 

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Ba, 2014, 11:50:11 pm gửi bởi longtrec » Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #285 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 12:36:39 am »

5 năm trước đây trên bản đồ châu Âu xuất hiện điểm nóng - ngày 24 tháng Ba 1999 không quân Hoa Kỳ và NATO bắt đầu dội bom Nam Tư và chiến dịch oanh tạc dã man kéo dài hơn hai tháng.

 Đã thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới. Nga không còn là nước bạc nhược yếu kém như vào năm 1999, và năm qua Nga đã chứng tỏ rõ rệt điều đó trong quá trình cuộc khủng hoảng Syria, khi Matxcơva bằng chính sách ngoại giao hợp lý và lập trường có tính nguyên tắc đầy trọng lượng đã không cho phép phương Tây khởi động chiến dịch xâm lược quân sự chống Syria”.

 Thời điểm năm 1999, các nước Phương Tây cũng phải "giật mình" trước sức mạnh quân sự của Nga tại Nam Tư cũ. Grin

 Chỉ trong một đêm, sáng ra không biết từ đâu và bằng cách nào mà sân bay Belgrade xuất hiện đầy lính Nga với trang bị vũ khí tới tận răng, khiến cho Nato khối phòng thủ Bắc Đại Tây Dương không kịp trở tay. Việc bí mật chuyển quân của Nga tới Nam Tư khi đó và bằng cách nào hiện nay vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp. Điều đó chứng tỏ ảnh hưởng quân sự của Nga đối với vùng bán đảo Balkan là không hề nhỏ.

 Điều BY thấy vô cùng lạ trong cuộc chiến tranh ở Nam Tư năm 1999 ấy, đó là cả Nato và Nga họ không mua bán bất kể thứ gì tại chỗ, hàng hóa tiêu dùng của binh sỹ hoàn toàn được chuyển tới Nam Tư bằng đường hàng không hoặc đường bộ và họ chuyển tới Nam Tư rất nhiều đồ sứ thiết bị nhà vệ sinh, thậm chí tạo lên làn sóng buôn bán loại mặt hàng này, lan cả sang Bulgaria và Rumania.

 Đang đánh nhau lộn tùng phèo lung tung cả, họ mang đồ sứ thiết bị vệ sinh tới Nam Tư làm quái gì lúc đó các bác nhỉ? Không lẽ vài lính của LHQ đi tác chiến lại "ôm" theo một cái bệ xí bệt. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #286 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 12:51:40 am »

Quan điểm của một lãnh đạo đảng chính trị ở Ukraina:

Igor Berkut: Lenin, Stalin và Khrushchev đã tạo ra Ukraina trong các đường biên giới như ngày nay

Ukraine không thể chối bỏ quá khứ Xô Viết của mình, vì điều đó chắc chắn sẽ dẫn đến việc xét lại cấu trúc lãnh thổ của đất nước. Đây là tuyên bố của lãnh đạo đảng "Great Ukraine" Igor Berkut trên làn sóng đài phát thanh "Era-FM".

"Ba người đã tạo ra Ukraine trong các đường biên giới hiện tại của nó. Đầu tiên - là Lenin, thứ hai - Stalin, người đã tập hợp lại từ các mảnh vỡ làm nên quốc gia lớn nhất ở châu Âu, và người thứ ba - đó là Khrushchev, người mà còn chưa có đài tưởng niệm nào cho ông ta và là người đã trao Crimea cho Ukraine. Đó là người tạo ra Ukraine. Nhưng nếu chúng ta từ chối quá khứ, từ chối chủ nghĩa Stalin (mặc dù ở đây có sự pha trộn lẫn lộn: thiên tài và sự độc ác, sự đàn áp - không ai phủ nhận nó), nếu chúng ta từ chối thời kỳ Xô Viết với Khrushchev, khi đó chúng ta phải từ bỏ Crimea, Bessarabia, trả lại cho các công dân Ba Lan đất đai, lâu đài và tài sản của họ. Mà ở Ba Lan người ta vẫn bảo quản tất cả các tài liệu trong các kho lưu trữ và đang chờ đợi chúng ta làm cuộc bồi thường - trả lại tài sản về cho chủ sở hữu trước đây của nó, trả lại cho những người thừa kế Ba Lan tất cả những gì Stalin đã lấy đi của họ. Như vậy bạn có thể sẽ đi quá xa", - lãnh đạo đảng "Great Ukraine" cho biết.

Berkut cũng bày tỏ tin tưởng rằng di sản Ukraina thừa kế từ CHXHCNXV Ukraina không thể xem xét trên quan điểm hoạt động của các tổ chức dân tộc chủ nghĩa đã tồn tại trong thế kỷ 20 ở phía tây đất nước.

"Khi người ta nói rằng người xứ Galicia đã chiến đấu cho nền độc lập của Ukraine, chúng tôi nghe thật buồn cười, bởi vì chưa từng bao giờ có một giá trị phổ quát nào, không có nhà nước chung nào, hoặc các nguyện vọng chung nào ở Đại Ukraine và ở những người Galicia. Những người xứ Galicia đã chiến đấu vì lãnh địa của mình hoặc đã cố gắng chiến đấu trong khi sử dụng nền bảo hộ của Hitler".

Theo ý kiến của nhà lãnh đạo đảng "Đại Ukraine", đất nước chúng ta phải tuân thủ thực tại toàn cầu và từ bỏ những nỗ lực sửa đổi di sản lịch sử của CHXHCNXV Ukraina.

"Không ai trong số các nước thuộc Liên hiệp Anh lại làm suy giảm hoặc giẫm đạp lên di sản của Đế quốc Anh, không ai ở Trung Quốc ngày nay, nơi đã xảy ra các cuộc đàn áp của nó (mà người Trung Quốc trong cuộc chiến tranh với Nhật Bản họ đã mất 20 triệu người), nhưng không ai trong số họ dẫm lên lịch sử của Mao", - Igor Berkut dẫn dụ.

Chúng ta hãy nhớ lại, tại thời điểm công bố thành lập Nhà nước Ukraina Cộng hòa Xô Viết Xã hội Chủ nghĩa vào ngày 10 tháng 3 năm 1919 tại Kharkov, trong thành phần lãnh thổ của nước cộng hòa có sáu tỉnh (Yecaterinoslav, Kiev, Poltava, Kharkov, Kherson và Chernigov). Trong thời gian tồn tại của CHXHCNXV Ukraina, so với ranh giới ban đầu người ta đã lấy ra khỏi thành phần của nó bốn huyện phía bắc tỉnh Chernigov (1919) và khu vực bờ sông bên trái của Pridnestrovie ngày nay (1940).

Người ta cũng nhập vào thành phần CHXHCNXV Ukraina trong những năm ấy các lãnh thổ như sau:

- sáp nhập vào từ CHXVXHCN LB Nga: Cộng hòa Odessa (1918), Cộng hòa Donetsk - Krivoy Rog (1919) (gồm Taganrog, Shakhty và một số khu dân cư sau đó được trả lại), huyện Putivl thuộc tỉnh Kursk (không gồm giáo xứ Krupetskii) (1925), một phần của tỉnh Voronezh (1926), tỉnh Crimea (1954);
- sáp nhập vào từ Ba Lan: Tây Ukraine (1939) (lãnh thổ phía tây đường Kerzon đã được trả lại sau Thế chiến thứ II);
- sáp nhập từ Romania: Bắc Bukovina, tỉnh Khertsa, phần phía nam Bessarabia (Budzhak), phần phía bắc Bessarabia (1940);
- sáp nhập từ Tiệp Khắc: Carpath thuộc Nga (Ngoại Carpath Ukraine) (1946).
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #287 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 01:37:48 am »

Vụ một tiểu đoàn quân dù Nga thuộc LL gìn giữ hòa bình đa quốc gia có mặt ở sân bay Slatina gần thủ phủ Pristina của Kosovo đêm sang ngày 12 tháng 6 năm 1999 trước quân NATO là một sự kiện đến bây giờ vẫn chưa được giải mật. Khi biết chuyện đã rồi, tướng Mỹ Wesley Clark tư lệnh quân NATO tại châu Âu đã ra lệnh cho tướng Anh Michael Jackson chỉ huy quân NATO tại khu vực Balkan rằng hãy "chế áp" (tức tiêu diệt quân dù Nga đến trước) tại sân bay này, tuy nhiên viên tướng Anh trả lời tướng Mỹ là ông ta không muốn bắt đầu Thế chiến III.


Quân dù Nga thuộc LL gìn giữ hòa bình ở Kosovo KFOR đón V.V.Putin năm 2001 tại sân bay Slatina.

Theo lời của Yunus-bek Berkurov TT nước CH tự trị Ingushetia thuộc LB Nga, thời điểm chiến tranh đang là thiếu tá Tổng cục Quân báo BTTM QD LB Nga, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình "Veschi" năm 2009 thì trước sự kiện trên, ngay từ cuối tháng 5 năm 1999 một nhóm 18 quân báo viên TCQB Quân đội LB Nga đã bí mật đột nhập khu vực sân bay Slatina và trên thực tế đã kiểm soát sân bay này trước khi tiểu đoàn hỗn hợp quân ĐBĐK Nga đến nơi.  

Năm 99 họ còn yếu, còn đang chiến tranh Chesnia mà đã hành động được như vậy thì bây giờ người Nga càng không thể nhân nhượng NATO tại những vùng sân sau sát nách nước Nga.
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #288 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 03:14:00 am »

Trên biên giới của Ukraine luôn có 100.000 binh sĩ Nga đã sẵn sàng để xâm nhập vào Ukraina.




Paruby cáo buộc Nga tiếp tục nỗ lực làm mất ổn định tình hình ở phía đông nam của Ukraine để tạo ra lý do cho quân đội Nga xâm nhập .


Bí thư hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòng Ukraina, Andrew Paruby  cáo buộc Nga tiếp tục nỗ lực  làm mất ổn định tình hình ở các khu vực phía đông nam của Ukraine nhằm tạo cơ sở cho quân đội Nga  có cớ xâm nhập vào lãnh thổ  Ukraina. Ông nói điều này tại một cuộc họp báo .
" Nga tiếp tục kế hoạch hành động của họ mang tên" Mùa xuân Nga "tiếp tục cố gắng để làm mất ổn định tình hình ở khu vực phía đông nam của Ukraina ... tung các nhóm lật đổ vào Ukraina gây mất ổn định tình hình, mục đích tạo cớ cho cuộc xâm lược của quân đội Nga trên lãnh thổ Ukraine. Vì vậy, cho chúng phải tăng cường bảo vệ biên giới  ở phía bắc , phía đông và phía nam của đất nước "- Paruby cho biết .

Theo Paruby, bất chấp tuyên bố của các quan chức Nga về việc không có ý định can thiệp quân sự vào Ukraina, nhưng thực tế, trên biên giới luôn duy trì khoảng 100 nghìn binh sĩ Nga , sẵn sàng để xâm nhập.

Paruby cũng nhắc lại  báo cáo trước đây về việc hoàn thành tất  các đơn vị chiến đấu trong khu vực biên giới ở phía bắc và phía đông , và phía nam.



Nguồn : http://www.segodnya.ua/politics/pnews/na-granicah-ukrainy-stoyat-100-tysyach-rossiyskih-voennyh-gotovyh-k-vtorzheniyu-snbo-504995.html
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #289 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 06:29:58 am »

Hình ảnh cuộc sống tại Krưm sau trưng cầu dân ý











.........





...........
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM