Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 04:21:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine  (Đọc 160291 lần)
0 Thành viên và 4 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« vào lúc: 03 Tháng Ba, 2014, 01:58:14 am »

Thông tin sốt dẻo liên quan đến tình hình nóng bỏng tại Crimea-Ukraine.


Để tiện theo dõi, trước tiên tôi xin chích lược các mốc lịch sử thăng trầm của Ukraine, một đất nước với số phận đúng như tên gọi của nó : " Ở bên ngoài rìa".

Lịch sử Ukraine được ghi nhận từ  4500 năm trước từ thời kỳ Đồ đá mới . Nhưng mốc lịch sử được khắc họa sâu đậm là từ  thế kỷ thứ 9.  

 Đa phần Ukraina hiện nay là nơi sinh sống của người Rus'( người Nga gốc), họ lập ra Nước Nga-Kiev. Nước Nga-Kiev bao gồm hầu như toàn bộ lãnh thổ Ukraina, Belarus hiện đại với một phần lớn lãnh thổ của nó nằm trong lãnh thổ nước Nga hiện nay. Trong thế kỷ thứ 10 và 11, nó trở thành nước lớn nhất và mạnh nhất ở Châu Âu.Triều đại Nga đầu tiên là nhà Rurik.Kievan Rus' gồm nhiều công quốc do các Hoàng tử nhà Rurik có quan hệ huyết thống với nhau cai trị .
Trong thế kỷ 11 và 12, những cuộc xâm lược thường xuyên của các bộ tộc Turk du mục như Pechenegs Kipchak, gây ra những cuộc di cư lớn của dân cư Slavơ tới những vùng an toàn và có nhiều rừng cây hơn ở phía bắc.

Thế kỷ 13, cuộc xâm lược của Mông Cổ đã tàn phá nước Kievan Rus'.
 
 Sau cuộc phân chia với  Ba Lan ở cuối thế kỷ 18.  Tây Ukraina Galicia bị Áo chiếm, trong khi phần còn lại của Ukraina dần bị sáp nhập vào Đế chế Nga. Bán đảo Crimea trong thế kỷ 18 vùng này là nơi định cư của những người du cư từ các vùng khác của Ukraina .

Ukraina bước vào Chiến tranh thế giới thứ nhất bên cạnh cả phe Liên minh, với đế quốc Áo-Hung, và phe Hiệp ước, với Nga. 3.5 triệu người Ukraina chiến đấu trong Quân đội Đế quốc Nga, trong khi 250,000 người chiến đấu cho Quân đội Áo-Hung.Trong cuộc chiến, chính quyền Áo-Hung thành lập Quân đoàn Ukraina để chiến đấu chống lại Đế chế Nga. Quân đoàn này là nền tảng của Quân đội Galician Ukraina chiến đấu chống lại cả những người Bolshevik và Ba Lan trong giai đoạn hậu Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919–23).
 
 

Với sự sụp đổ của Đế chế Nga và Áo-Hung sau chiến tranh và cuộc Cách mạng Nga năm 1917, một phong trào quốc gia Ukraina đòi quyền tự quyết tái xuất hiện. Trong giai đoạn 1917–20, nhiều nhà nước Ukraina riêng biệt xuất hiện trong một giai đoạn ngắn:  Theo Hiệp ước Hoà bình Riga được ký kết giữa người Xô viết và Ba Lan, tây Ukraina chính thức bị sáp nhập vào Ba Lan đổi lại Ba Lan công nhận nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina vào tháng 3 năm 1919.

  
 
Sau cuộc Xâm lược Ba Lan vào tháng 9 năm 1939, quân đội Đức và Liên xô phân chia lãnh thổ Ba Lan. Vì thế, Đông Galicia và Volhynia với dân số Ukraina ở đó được tái thống nhất với phần còn lại của Ukraina. Sự thống nhất Ukraina lần đầu tiên trong lịch sử được hoàn thành và là sự kiện mang tính quyết định trong lịch sử đất nước.

Quân đội Đức xâm lược Liên xô ngày 22 tháng 6 năm 1941, khởi động một cuộc chiến tranh tổng lực kéo dài trong bốn năm liền .



Sau cái chết của Stalin năm 1953, Nikita Khrushchev trở thành lãnh đạo mới của Liên bang Xô viết.. Năm 1954, kỷ niệm lần thứ 300 Hiệp ước Pereyaslav được tổ chức khắp nơi, và đặc biệt Crimea ,  được chuyển từ Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga cho Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina.


 
Ngày 16 tháng 7 năm 1990, một nghị viện mới thông qua Tuyên bố Nhà nước Ukraina có Chủ quyền.

 Ngày 24 tháng 8 năm 1991 nghị viện Ukraina thông qua Luật Độc lập trong đó nghị viện tuyên bố Ukraina là một nhà nước dân chủ độc lập. Một cuộc trưng cầu dân ý và bầu cử tổng thống đầu tiên diễn ra ngày 1 tháng 12 năm 1991. Leonid Kravchuk trở thành Tổng thống đầu tiên của đất nước. Ban đầu Ukraina được coi là một nước cộng hoà có nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế so với các vùng khác của Liên Xô. Nền kinh tế Ukraina ổn định vào cuối thập niên 1990. Một đồng tiền tệ mới, hryvnia, được đưa vào lưu thông năm 1996.

Hiến pháp Ukraina được thông qua năm1996, biến Ukraina thành một nhà nước cộng hoà bán tổng thống và thiết lập một hệ thống chính trị ổn định.

Năm 2004, Viktor Yanukovych, khi ấy là Thủ tướng, được tuyên bố là người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, đã bị gian lận ở diện rộng, như Toà án Tối cao Ukraina tuyên bố sau này. Các kết quả dẫn tới một sự phản đối của công chúng ủng hộ ứng cử viên đối lập, Viktor Yushchenko, người bác bỏ các kết quả và lãnh đạo cuộc Cách mạng Cam hoà bình. Cuộc cách mạng đưa Viktor Yushchenko và Yulia Tymoshenko lên nắm quyền lực, biến Viktor Yanukovych thành phe đối lập.

 ...Có lẽ trên thế giới, duy nhất có Viktor Yanukovych , người 2 lần chở thành tổng thống Ukraine và cũng 2 lần bị lật đổ. Việc hạ bệ ông Viktor Yanukovych lần thứ 2 khởi đầu cho chuỗi các sự kiện nóng lên từng giờ tại Crimea-Ukraine hiện nay.




Xin mời các bạn tiếp tục !
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Ba, 2014, 02:59:12 pm gửi bởi VMH » Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #1 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2014, 02:33:00 am »

Nga và phương Tây đang tìm mọi cách để kéo Ukraina về phía mình. Ukraine có gì để cả Nga và Phương tây phải lao vào cuộc thư hùng?




Một cộng đồng rất đông người Nga (58%) hiện đang sinh sống tại Crimea thuộc Ukraina. Cuộc khủng hoảng chính trị tại Kiev đang biến khu vực Crimea này trở thành điểm nóng. Ngày 27/2, một nhóm vũ trang tự xưng là "dân quân tự vệ"  đã xông vào tòa nhà quốc hội vùng tự trị Crimea ở thủ phủ Simferopol, giải tán chính quyền và bổ nhiệm một thủ tướng mới. Dự kiến một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tương lai của bán đảo này sẽ được tổ chức vào ngày 25/5 nhưng sau đổi thành ngày 30/3.

Đến sáng nay (28/2), tình hình tại đây trở nên căng thẳng khi một nhóm vũ trang khoảng 50 người đã chiếm các sân bay chính ở Crimea. Đài tiếng nói nước Nga cho biết: “Quân đội Nga không tham gia vào các cuộc phong tỏa sân bay ở Crimea”.

Phát ngôn viên hạm đội Biển Đen của Nga cho biết với hãng thông tấn Interfax rằng lực lượng của hạm đội này không được triển khai ở những điểm nóng trên và an ninh đã được thắt chặt quanh các căn cứ hiện nay tại Crimea. Hạm đội Biển Đen của Nga đã duy trì căn cứ quân sự chính tại cảng Sevastopol thuộc Crimea và nhiều cơ sở hải quân khác tại bán đảo này nhiều thập kỷ qua.

Crimea từng là một phần của Nga trong gần 200 năm, kể từ khi Nga sáp nhập khu vực này vào năm 1783. Tuy nhiên, Crimea được chuyển giao cho Ukraine năm 1954 dưới thời Liên Xô. Một số người dân tộc Nga xem đó là một sai lầm lịch sử.

Crimea (tiếng Việt: Crưm) là một nước tự trị miền nam của Ukraina nằm trên một bán đảo cùng tên phía bắc của biển Đen. Lãnh thổ Crimea bị chiếm đóng nhiều lần trong lịch sử, như dân Kimmeri, Hy Lạp, Scythia, Goth, Hung, Bulgar, Khazar, quốc gia Rus Kiev, Đế quốc Đông La Mã của người Hy Lạp, Kim Trướng hãn quốc của người Tatar và Mông Cổ. Vào thế kỷ 13, Cộng hòa Venezia và Cộng hòa Genova kiểm soát một phần Crimea. Nối tiếp là Hãn quốc Crimea và Đế quốc Ottoman vào thế kỷ 15-18, và Đế quốc Nga vào thế kỷ 18-20. Thời thuộc Liên Xô, Crimea thuộc thành phần của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga rồi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina.

Crimea nay là một nước cộng hòa nghị viện tự trị trong thành phần Ukraina, được chi phối bởi Hiến pháp Crimea và phù hợp với các điều luật của Ukraina. Thủ đô và nơi đặt trụ sở của chính phủ nước cộng hòa là thành phố Simferopol, nằm ở trung tâm của bán đảo. Crimea có diện tích 26.200 km vuông và dân số vào năm 2007 là 1.973.185. Các số liệu này không bao gồm diện tích và dân số của thành phố Sevastopol cũng nằm trên bán đảo song tách biệt về hành chính. Do tiếng Ukraina là ngôn ngữ quốc gia duy nhất tại Ukraina, nên các thứ tiếng khác không là chính thức. Tuy nhiên, các công việc công ở Crimea chỉ được thực hiện bằng tiếng Nga, nên nó là ngôn ngữ chính thức trên thực tế. Tiếng Crimea Tatar cũng được sử dụng.

Người Tatar Crimea là một dân tộc thiểu số tại Crimea. Người Tatar Crimea đã bị lãnh đạo Liên Xô trục xuất hàng loại đến Trung Á vào năm 1944 với lý do họ đã hợp tác với Đức quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Họ quay trở lại Crimea khi Liên Xô tan rã năm 1991, dẫn đến nhiều căng thẳng với người Nga về quyền đất đai. Theo điều tra dân số Ukraina năm 2001, 58,5% dân số tại Crimea thuộc dân tộc Nga, và 24,4% thuộc dân tộc Ukraina.





Đối với các nước thuộc khối Liên Xô cũ, Ukraina có một vị trí quan trọng hơn cả đối với Nga. Trước hết, nền kinh tế hai nước có quan hệ mật thiết. 25% lượng xuất khẩu của Ukraina được tiêu thụ ở Nga. Ukraina phụ thuộc gần như toàn phần vào khí đốt và dầu mỏ của Nga. Tuy nhiên, đây không phải là lý do hàng đầu khiến Ukraina có ý nghĩa hết sức quan trọng với nền chính trị nước Nga. Vì nếu Nga không nhập khẩu hàng từ Ukraina thì có thể nhập từ nước khác và ngược lại. Vấn đề địa lý-kinh tế-chính trị của Ukraina mới là điều Nga đáng quan tâm. Nga và Ukraina có quan hệ lâu đời về lịch sử. Với Nga, Ukraina giống như một người anh em, một láng giềng gần gũi. Do vậy, việc quan hệ tốt với chính quyền Kiev sẽ giúp Nga tạo được bức tường bảo vệ trước những mưu đồ của các thế lực bên ngoài khác. Chính vì thế, từ lâu Nga luôn tìm cách có được mối quan hệ thân thiện với Ukraina.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Ba, 2014, 02:59:37 pm gửi bởi VMH » Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #2 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2014, 02:35:18 am »

Theo một mệnh lệnh từ Tổng thống Liên bang Nga, các lực lượng thuộc Quân khu Tây sẽ ở trong tình trạng báo động từ 14h hôm 26/2",Interfax dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu.
Ông Shoigu cho hay, cuộc tập trận sẽ diễn ra theo hai giai đoạn và kết thúc vào ngày 3/3. Một số lực lượng thuộc Quân khu Trung tâm có thể tham gia cuộc tập trận.
 
 
Quân khu Tây phụ trách khu vực giáp biên giới Ukraina. Hiện nay Ukraine tuyên bố sẽ vận động dự bị quân, sau khi Nga quyết định cho phép triển khai quân ở Ukraine. Có tin 15.000 lính Nga đã tham gia giúp chiếm được Crimea, cộng hòa tự trị của Ukraine.

Thông tin được người đứng đầu Hội đồng an ninh và quân sự quốc gia của Ukraine, ông Andriy Parubiy, cho biết vào ngày hôm nay 2/3. Phát biểu với các phóng viên, ông Andriy Parubiy cho biết Hội đồng đã lệnh cho Bộ Quốc phòng “kêu gọi tất cả binh lính các lực lượng vũ trang cần vào lúc này trên khắp Ukraine” và cho biết sự vận động này là “nhằm đảm bảo an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”.

Ukraine trước đó đã đặt các lực lượng vũ trang trong tình trạng cảnh báo cao nhất và cảnh báo sự can thiệp quân sự của Nga sẽ dẫn đến chiến tranh. Động thái diễn ra ngay sau khi Tổng thống Putin được Thượng viện Nga bật đèn xanh cho triển khai quân ở quốc gia láng giềng.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Ba, 2014, 02:59:55 pm gửi bởi VMH » Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #3 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2014, 09:08:48 am »

Cùng với các hoạt động của chính quyền, trong ngày 2/3, tại nhiều thành phố của Nga, các hoạt động ủng hộ cho cộng đồng người nói tiếng Nga ở Ukraine do các tổ chức dân sự tổ chức đã diễn ra rầm rộ.
Theo ITAR-TASS, các hoạt động ủng hộ cộng đồng nói tiếng Nga ở Ukraine đã được tổ chức tại Moskva, Petersburg và Krasnodar.

Trong một diễn biến khác, biên phòng Nga cho biết đã có 675.000 người chạy sang Nga, ITAR-TASS nhận định đây quả là một " thảm họa nhân đạo".
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Ba, 2014, 03:00:12 pm gửi bởi VMH » Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #4 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2014, 11:27:43 am »

Kịch bản nào cho Ukraine ?

Ukrine thực sự độc lập tính từ ngày Ngày 24 tháng 8 năm 1991 . Lịch sử luôn chia cắt Ukraine bởi các đế quốc láng giềng đã dần biến dân Ukraine thành "2 thứ dân" . Người dân phía Tây luôn coi mình thuộc về châu âu, còn người dân phía đông dường như mặc định họ không thể tách dời với nước Nga.

Đây chính là nguyên nhân thứ nhất và là nguyên nhân chính gây chia rẽ Ukraina.
Nguyên nhân thứ hai cần phải kể tới, đó là việc sau khi đảng cộng sản tại Ukraina tan vỡ, đất nước đã chia thành nhiều mảng quyền lực khác nhau. Cũng có thể nói rằng Ukraina hiện nay được điều khiển bởi 8 tài phiệt từ 8 khu vực khác nhau,  bà Timoschenko thực chất cũng là một nhà tài phiệt, bà bị kết án 7 năm tù vì " lạm quyền" nhưng thực chất là đòn triệt hạ đối thủ của ông Yanukovych khi mà kẻ thắng làm vua, kẻ thua làm giặc.
Tổng thống Yanukovych  nắm quyền được  trùm tài phiệt của khu vực Donezk  Rinat Achmetow ủng hộ. Rinat Achmetow có mối quan hệ rất phức tạp trong giới chính trị cũng như tài phiệt cả Ukraimne và Nga.

Qua đó cho thấy Ukraina không phải tranh chấp vì lý tưởng, mà là tranh chấp phe phái, tranh chấp lợi ích nhóm, xung đột về ý thức hệ.

Trong quốc hội Ukraina, đại biểu từ vùng nào đều hưởng lương từ các nhà tài phiệt ở vùng đó. Tất nhiên cũng có một bộ phận rất nhỏ không chấp nhận cúi đầu làm việc cho các nhà tài phiệt nhưng ở con số rất nhỏ. Từ đó cho thấy sự đối đầu tại Ukraina đã âm ỉ từ lâu, có mặt ở mọi chỗ, mọi nơi, luôn chờ trực bùng phát thành xung đột khi có " ngọn gió tây" thổi tới.

Còn nhớ 10 năm trước khi  Yushchenko và Yulia Tymoshenko sau cuộc cách mạng cam lên nắm quyền nhưng cặp đôi này về sau cũng sảy ra xung đột không thể hàn gắn. Sau bao thăng trầm  Yulia Tymoshenko đã quay lại chính trường và được Phương Tây chống lưng, rất có thể chở thành tổng thống sau ngày 25/5.


Việc Yanukovich bị mất quyền lực một cách nhanh chóng khiến người ta không khỏi ngỡ ngàng và đặt câu hỏi, điều gì đang diễn ra tại ukraine?


Khi sự đối đầu giữa chính quyền Yanukovich và phe đối lập qua đi, Ukraina dưới sự lãnh đạo của chính quyền mới chắp vá đang phải đối mặt với những khó khăn nội tại nghiêm trọng.

Ngày 27/2 đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử hơn 20 năm của Ukraina khi một Chính phủ mới do ông Arseniy Yatsenyu làm Thủ tướng được thành lập.
Trước đó, vào ngày 23/2, Tổng thống Yanukovic bị lật đổ, thay thế bởi ông Alexander Turchinov, người từng là cánh tay phải của cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko được bầu làm Tổng thống tạm thời.
Chính quyền mới tại Ukraina trong thời gian sắp tới sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, mà nếu không xử lý được, thì kết quả sẽ giống như phong trào Mùa xuân Ả-Rập. Nghĩa là, sau khi lật đổ chính quyền Tổng thống Yanukovich, thay vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân, đất nước chỉ chìm sâu thêm vào bất ổn và khủng hoảng.

 Một số gương mặt nổi lên trong thời gian qua trên chính trường Ukrane :

Cựu vô địch quyền anh thế giới Vitali Kitschko tuy ít kinh nhiệm chính trị nhưng không giống các nhân vật chính trị khác tại Ukraina thường bị nghi ngờ làm giàu từ ngân sách nhà nước.
Một nhân vật khác được cho rằng cũng sẽ ra tranh cử là ông Oleh Tyanybok - lãnh đạo đảng Svoboda. Ông này đã giành được 11% số phiếu trong cuộc bầu cử gần đây nhất, tuy nhiên sự ủng hộ dành cho ông đã sụt giảm, dù đảng Svoboda đóng vai trò tuyến đầu trong các cuộc đụng độ với cảnh sát thời gian qua.
Những ứng cử viên tiềm năng cho chức Tổng thống Ukraina hiện nay đều đang có những hạn chế nhất định. Bà Tymoshenko bị đánh giá là " cầm quyền nghèo nàn". Kitschko bị giới cấp tiến, nắm vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng, đánh giá là thiếu kinh nghiệm chính trường. Còn đảng Svoboda của ông Tyanybok bị coi là đảng Phát xít tại các vùng phía Đông của Ukraina. Với thực tế như vậy, bất kỳ ứng cử viên nào giành chiến thắng cũng sẽ phải đối mặt với vô vàn khó khăn trong việc thống nhất các lực lượng trong xã hội và ổn định tình hình.

Thách thức nặng nề thứ hai đối với Ukraina là kinh tế. Hiện nay, Ukraina đang cần những khoản hỗ trợ trong một vài tuần tới để thanh toán tiền lương, tiền hưu trí và những khoản nợ quốc tế đáo hạn. Theo giới phân tích, Ukraina cần khoảng 35 tỷ USD trong năm tài khóa 2014 và 2015.
Để cứu vãn tình hình, Ukraina có thể nhận được các khoản hỗ trợ của IMF, tuy nhiên, sẽ phải chấp nhận những điều kiện cải cách mà Tổng thống Yanukovich từng từ chối là xóa bỏ chương trình hỗ  trợ giá khí đốt và tăng thuế mua hàng. Do đó, trong trước mắt, Chính phủ mới thành lập của ông Arseniy Yatsenyu sẽ phải hướng tới những khoản viện trợ của EU hoặc Mỹ.
Cao ủy phụ trách các vấn đề đối ngoại của EU, bà Catherine Ashton cho biết, EU và các nước thành viên sẵn sàng hỗ trợ Ukraina cho đến khi chính phủ mới của nước này có thể đàm phán các gói hỗ trợ chính thức với IMF, nhưng tất cả  mới chỉ là hứa khi mà EU còn đầy dẫy những khó khăn trong nội khối.
Có thể nói, kinh tế Ukraina đang đứng bên bờ vực sụp đổ với ngân khố trống rỗng, hệ thống ngân hàng lung lay và giá trị đồng nội tệ đã trượt mạnh tới 18% - mức kỷ lục so với đồng USD. Chỉ có những khoản hỗ trợ từ bên ngoài mới có thể cứu vãn tình hình, song chúng luôn có điều kiện đi kèm. Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là chính phủ mới sẽ làm thế nào để đáp ứng được điều kiện của tất cả các bên cho vay?
Thách thức thứ ba là khả năng bị chia cắt. Trên thực tế, một đường biên vô hình đang tồn tại ở Ukraina giữa phía Tây hướng tới các nước Tây Âu với phía Đông có ngành khai khoáng, luyện kim phát triển hướng về phía Nga.
Ngoài hai phần chính này còn có thêm bán đảo Crimea với đa số người dân Nga mang hai quốc tịch Nga và Ukraina. Bán đảo này cũng là nơi đặt căn cứ hải quân Sebastopol của Nga theo hợp đồng thuê tới năm 2042.

Để giữ Ukraina dưới tầm ảnh hưởng, Nga đã đi những nước cờ mà Mỹ và EU không ngờ tới .Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với người đồng cấp Mỹ Barack Obama rằng Nga “có quyền bảo vệ quyền lợi cũng như người dân nói tiếng Nga,” trong bối cảnh Thượng viện Nga cho phép sử dụng quân đội trên đất Ukraine.

Thông qua "Chiến dịch Crimea”, điện Kremlin đã dựng lên một cái bẫy vô cùng nguy hiểm đối với phương Tây và chính phủ mới ở Kiev. Điều này có thể được nhìn thấy trong chiến lược và những sự lựa chọn của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Putin đang theo đuổi hai mục tiêu. Thứ nhất, ông chủ động bảo vệ căn cứ của Hạm đội Biển Đen của Nga trước khi chính phủ mới ở Kiev có thể sửa đổi hiệp ước hiện hành. Thứ hai, Moscow bây giờ đã có một con bài mặc cả để gây áp lực lên chính phủ Ukraine.

Nếu chính phủ Ukraine mới không đồng ý với điều này, Crimea có thể trở thành một “Abkhazia mới”, một khu vực ly khai với cơ cấu quyền lực độc lập thân Moscow và duy trì ổn định thông qua sự hiện diện quân sự mạnh mẽ của Nga.

Chính phủ mới ở Kiev hiện đang đối mặt với quyết định khó khăn. Triển khai quân đội Ukraine trên bán đảo Crimea có thể dẫn đến một thảm họa không thể tưởng tượng. Các cuộc xung đột có thể lan sang toàn bộ miền nam và miền đông Ukraine, tình hình kinh tế tinh tế có thể bị bất ổn hơn nữa và một cuộc chiến tranh toàn diện có thể nổ ra giữa Ukraine và Nga. Và Kiev cũng khó có thể trông đợi phương Tây sẽ hỗ trợ một giải pháp quân sự.



Các tuyên bố ban đầu của Mỹ và EU phản ánh thái độ  phẫn nộ trước những diễn biến ở Crimea. Nhưng Tổng thống Nga Putin không hề quan tâm những gì phương Tây nói hay nghĩ về ông. Đó là chưa kể, ông Putin liên tục đề cao sự an toàn của người Nga ở Crimea, một sự an toàn mà ông tuyên bố muốn đảm bảo.

Kết quả là  phương Tây lâm vào tình trạng “tiến , thoái lưỡng nan”. Phương Tây có thể trả đũa với biện pháp trừng phạt Nga như hạn chế thương mại, hạn chế đi lại, đóng cửa tài khoản, khai trừ khỏi G8…Nhưng các biện pháp trừng phạt này có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh lạnh mới với những hậu quả tiêu cực đối với nguồn cung cấp năng lượng của Châu Âu. Phương Tây cũng sẽ phải đầu tư rất lớn để giúp duy trì nhà nước mới ở Ukraine. Thật khó tưởng tượng rằng những người đóng thuế ở phương Tây lại chịu ủng hộ những giải pháp đầy tốn kém nhưng ít hiệu quả này.

Phương Tây cũng có thể “nghiến răng chịu đựng một thời gian” và âm thầm chấp nhận vai trò mới của Moscow tại Crimea, ép buộc các chính trị gia ở Kiev đàm phán với Nga. Nếu như vậy, Tổng thống Putin sẽ đạt được những gì mà phe đối lập chống Yanukovich và các chính trị gia phương Tây không muốn. Đó là để cho ông Putin có tiếng nói mạnh mẽ trong các cuộc đàm phán về tương lai kinh tế-chính trị của Ukraine.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Ba, 2014, 03:00:35 pm gửi bởi VMH » Logged
spirou
Thành viên
*
Bài viết: 44


Genpei


« Trả lời #5 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2014, 01:45:04 pm »

Bác longtrec phân tích dùm cháu xem tiếng Nga và Ukraine khác và giống nhau như thế nào?
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Ba, 2014, 03:00:56 pm gửi bởi VMH » Logged
con_ech_gia
Thành viên
*
Bài viết: 198



« Trả lời #6 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2014, 02:15:23 pm »

Bác longtrec phân tích dùm cháu xem tiếng Nga và Ukraine khác và giống nhau như thế nào?
Em tưởng bác spirou cũng là một cao thủ tiếng Nga mà.

Nghe bảo nước Nga cổ đi lên từ nước Nga Kiev, Ukraine còn được gọi là Tiểu Nga, vậy chắc ngôn ngữ 2 bên chẳng khác nhau mấy.

Còn xung đột tại Ukraine bây giờ, theo em anh Mỹ cũng chỉ phản đối sơ qua cho khỏi mang tiếng thôi chứ chẳng dám làm mạnh. Bởi Ukraine là quyền lợi sát sườn của Nga, nên Nga chẳng dễ gì buông. Động trực tiếp vào Nga thì không dám, mà cũng chẳng đủ lực. Và quan trọng nữa là anh Nga dù sao cũng chưa nguy hiểm bằng anh Tàu, mà Mỹ lại đang cần Nga trong cuộc chơi với Tàu. Nếu làm mạnh quá với Nga sẽ đẩy Nga và Tàu gần gũi nhau hơn nữa, thế thì lợi bất cập hại. Quyền lợi của Mỹ ở Ukraine trong thời điểm này chẳng đáng để Mỹ hy sinh quan hệ với Nga.

Mấy anh EU to mồm kêu gào nhưng nếu Mỹ không làm gì thì chắc cũng chẳng anh nào dám nhúc nhích. Động đến anh Nga anh ấy nổi cáu cắt gaz cái rụp là cả EU thành xác ướp trong mùa đông thôi. Còn đánh nhau với Nga thì không phải là đối thủ rồi.

Quả này anh Putin chơi chiêu tiện tay dắt bò, đang yên đang lành tự nhiên được luôn cái Crimea quý báu với hơn 26.000 km2 ở vị trí chiến lược. Chắc chắn Crimea rồi sẽ thành Abkhazia thứ 2.

Hồi 2008 xung đột ở Georgia, anh Nga có mấy cái Tu-23M bị dính chấu bởi tên lửa S-200 được cung cấp bởi Ukraine. Biết đâu anh Putin thù dai, nhân tiện lần này trả nợ cũ luôn một thể. Tuy nhiên, nếu bản thân anh Ukraine cùng đường làm liều chơi tay bo với Nga thì Nga cũng không dễ ăn đâu. Ukraine có gần 45 triệu dân với trang bị quân sự, kỹ thuật quốc phòng chẳng kém Nga là mấy, thì nai toạc móng chó cũng lè lưỡi. Nói dại đến lúc anh Nga bí hàng rồi trưng dụng luôn mấy cái Kilo nhà mình đang thuê đóng bên đó thì ô hô ai tai, he he.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Ba, 2014, 03:01:23 pm gửi bởi VMH » Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #7 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2014, 03:29:41 pm »

Với phương châm : " Đánh rồi mới đàm", Nga dường như đang triệt để áp dụng chiêu thức này nhưng thực ra Nga chưa đánh. Trong tuyên bố mới nhất sau khi được Thượng viện phê chuẩn đề xuất đưa quân tới Ukraine, Tổng thống Putin đã nói nước Nga có quyền làm mọi việc để bảo vệ công dân và lợi ích của mình ở bên ngoài. Tuyên bố là thế nhưng cho đến nay, Tổng thống Putin vẫn “án binh bất động” cho dù Kiev đã đóng cửa biên giới với Nga và phát lệnh tổng động viên toàn quốc. Về phương diện chính trị Tổng thống Nga Putin đã được lưỡng viện chao quyền sử dụng quân đội. Để tạo ra sự ủng hộ từ quần chúng, bên trong lòng nước Nga, một loạt các cuộc mít tinh tuần hành Cùng với các hoạt động của chính quyền, trong ngày 2/3, tại nhiều thành phố của Nga, các hoạt động ủng hộ cho cộng đồng người nói tiếng Nga ở Ukraine do các tổ chức dân sự tổ chức đã diễn ra rầm rộ tại Moskva, Petersburg và Krasnodar... Ngoại kiều LBN được chỉ thị khẩn trương gấp rút làm việc để có thể cấp hộ chiếu Nga cho những người nói tiếng Nga, nhất là dân vùng Crimea. Các vùng tiếp giáp với Ukraina sẵn sàng tổ chức đón, bố trí cuộc sống tạm thời cho những người tị nạn chạy từ Ukraine sang. Thực sự tại Ukraine chưa đến mức độ khủng khiếp đe dọa đến đời sống, tính mạng người dân để tạo ra dòng người di cư đổ về Nga. Nhưng cũng có rất nhiều người nói tiếng Nga cũng muốn nhân cơ hội này vào Nga trước là kiếm việc làm, sau là nhận quốc tịch Nga.....

Còn ở tại Ukraine hôm 2/3, hàng ngàn người ở thành phố Kharkov xuống đường biểu tình và nói "lãnh thổ của chúng tôi nên trở thành một phần của liên bang như Liên Xô trước đây".
Tại vùng tự trị Crimea hôm  2/3  Thủ tướng Crimea Sergei Aksenov  xác nhận phần lớn các đơn vị quân đội Ukraine đóng ở bán đảo này đã ủng hộ chính quyền thân Nga ở đây và các đơn vị được tiếp quản mà “không mất một tiếng súng”. Người đứng đầu hải quân Ukraine cũng đã gia nhập lực lượng thân Nga ở Crimea.

Dư luận thế giới phản ứng trái chiều trước những diễn biến chóng vánh tại Ukraine, đặc biệt là việc Nga có thể đưa quân tới Crimea. Sự chia rẽ ngày càng giãn rộng giữa Nga và EU, trong bối cảnh các đối tác của Nga trong G8 đã lên tiếng chỉ trích Mátxcơva.

Tựu chung lại là những lời lên án, rồi tẩy chay hội nghị G8, hay cấm vận, hạn chế đi lại  mà Mỹ và 1 số nước G7 đang tìm " cây gậy" để dọa Nga, nhưng xem ra gậy còn nhỏ quá mà người cầm gậy cũng chưa sẵn sàng vụt.

Báo Đức hôm nay 3/3 đưa tin Tổng thống Nga Putin đã nhất trí với đề xuất của Thủ tướng Đức, theo đó thành lập một ủy ban “tìm kiếm sự thật” để làm giảm căng thẳng với Ukraine.


Đàm phán chắc chắn sẽ tạo ra không gian an toàn và có lợi hơn nhiều cho tất cả các bên, nhưng dù bên nào đi nữa thì trước khi đàm phán cũng muốn tạo lợi thế vượt trội đối phương để dễ bề mặc cả. Lịch sử chiến tranh thế giới cho thấy có rất ít cuộc chiến kết thúc trên chiến trường, mà hầu hết phải tìm câu trả lời trên bàn đàm phán dù mọi việc có thể rất khó khăn.

Cứ để cho cái quyền được sử dụng QD Nga tại Ukraine cheo ở đấy, cứ để cho người dân Ukraine xuống đường tuần hành, cứ để cho chính quyền lâm thời chết trong núi nợ, rồi người dân chán ghét... Cứ để cho " mùa xuân Ả rập" lại về trên đường phố Kiev, Tổng thống Putin giờ đây đã có nhiều quân bài để mặc cả sao cho có lợi nhất với Nga.

Ukraine chạy đâu cho khỏi nắng khi kinh tế phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Nga, thị trường xuất khẩu của Ukraine là Nga chứ không phải EU.

Cái mà Nga muốn là một nước Ukraine bên cạnh " ngoan ngoãn"  là phên dậu cho nước Nga !
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Ba, 2014, 03:42:56 pm gửi bởi longtrec » Logged
spirou
Thành viên
*
Bài viết: 44


Genpei


« Trả lời #8 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2014, 03:57:27 pm »

Bác longtrec phân tích dùm cháu xem tiếng Nga và Ukraine khác và giống nhau như thế nào?
Em tưởng bác spirou cũng là một cao thủ tiếng Nga mà.


Hà hà, chắc bác Ếch nhầm em với ai. Nhưng mà đúng là có lúc em đã từng hát hò bằng tiếng Nga ngon lành. Mười mấy năm chữ Nga em trả hết cho thầy rồi.

Cuối năm vừa rồi em có mua hàng của mấy bác tài phiệt Ukraine, không hiểu sao nghe mấy bác nói là dân Ukr chả ưa dân Nga dù rằng hai nền văn hóa rất tương đồng.

Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #9 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2014, 04:20:18 pm »



Nghe bảo nước Nga cổ đi lên từ nước Nga Kiev, Ukraine còn được gọi là Tiểu Nga, vậy chắc ngôn ngữ 2 bên chẳng khác nhau mấy.

Còn xung đột tại Ukraine bây giờ, theo em anh Mỹ cũng chỉ phản đối sơ qua cho khỏi mang tiếng thôi chứ chẳng dám làm mạnh. Bởi Ukraine là quyền lợi sát sườn của Nga, nên Nga chẳng dễ gì buông. Động trực tiếp vào Nga thì không dám, mà cũng chẳng đủ lực. Và quan trọng nữa là anh Nga dù sao cũng chưa nguy hiểm bằng anh Tàu, mà Mỹ lại đang cần Nga trong cuộc chơi với Tàu. Nếu làm mạnh quá với Nga sẽ đẩy Nga và Tàu gần gũi nhau hơn nữa, thế thì lợi bất cập hại. Quyền lợi của Mỹ ở Ukraine trong thời điểm này chẳng đáng để Mỹ hy sinh quan hệ với Nga.

Mấy anh EU to mồm kêu gào nhưng nếu Mỹ không làm gì thì chắc cũng chẳng anh nào dám nhúc nhích. Động đến anh Nga anh ấy nổi cáu cắt gaz cái rụp là cả EU thành xác ướp trong mùa đông thôi. Còn đánh nhau với Nga thì không phải là đối thủ rồi.

Quả này anh Putin chơi chiêu tiện tay dắt bò, đang yên đang lành tự nhiên được luôn cái Crimea quý báu với hơn 26.000 km2 ở vị trí chiến lược. Chắc chắn Crimea rồi sẽ thành Abkhazia thứ 2.

Hồi 2008 xung đột ở Georgia, anh Nga có mấy cái Tu-23M bị dính chấu bởi tên lửa S-200 được cung cấp bởi Ukraine. Biết đâu anh Putin thù dai, nhân tiện lần này trả nợ cũ luôn một thể. Tuy nhiên, nếu bản thân anh Ukraine cùng đường làm liều chơi tay bo với Nga thì Nga cũng không dễ ăn đâu. Ukraine có gần 45 triệu dân với trang bị quân sự, kỹ thuật quốc phòng chẳng kém Nga là mấy, thì nai toạc móng chó cũng lè lưỡi. Nói dại đến lúc anh Nga bí hàng rồi trưng dụng luôn mấy cái Kilo nhà mình đang thuê đóng bên đó thì ô hô ai tai, he he.

1 /Cá nhân tôi thích đọc bài viết kiểu như trên . lý do : những cái gì báo chí hoặc những tờ báo lớn đã nói nhiều rồi thì mình không cần nói nữa ,cần là cần những nhận định sắp xảy ra , cần là cần bàn tới những đường đi nước bước sắp tới của các nguyên thủ quốc gia ví dụ như : NGA -MỸ -UKRAINE và một số nước liên quan . để rồi họ hành động thấy trúng ý như của mình dự đoán ,mình sẽ sướng âm ỷ .

2/ Còn chuyện ukraine hiện giờ tách ra làm 2 một phần thân phương tây ,một phần thân Nga là cũng vì lý do kinh tế cả , dân họ thấy theo ai có lợi là họ theo . Cái dở của tổng thống vừa bị phế là năng lực lãnh đạo kém ,sau khi không kiểm soát được tình hình đất nước đã phải chạy sang Nga ÔM CHÂN ĐÀN ANH ,còn nếu ở trong nước sẽ bị bỏ tù ngay với đủ thứ tội người ta gán cho ,tốt nhất là sống lưu vong tìm đường kháng chiến lâu dài ....

Vốn dĩ vùng Crimea gần Nga là khu tự trị ,khu tự trị thì sẽ có quy chế pháp luật ,tiếng nói,văn hóa ,chữ viết riêng ...

Sắp tới đây nếu được Nga hậu thuẫn Crimea sẽ lập ra quốc gia riêng với một người lãnh đạo mới , còn chuyện ki-ép sẽ phản ứng bằng cách đem quân đánh hú họa vài trận nhỏ nhỏ gọi là gỡ thể diện thôi chứ cẳng thu phục được Crimea buộc Crimea quay về ukraine được .

Xem ra tình hình còn phức tạp không biết đâu mà lường trước bởi cả 2 phe tại ukraine đều có hậu thuẫn ,khác các cuộc cách mạng ở các nước bắc phi .
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM