Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:50:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nơi gặp gỡ CCB Mặt trận 479 – Quân tình nguyện VN ở Campuchia  (Đọc 222849 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Nam Huy
Thành viên
*
Bài viết: 77


« Trả lời #490 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2015, 04:35:33 pm »

  Nói về chữ "song hỷ"
  Hôm qua, tôi đi Hải Dương dự đám cưới của con một ông bạn. Cảnh tượng thật đông vui. Cô dâu, chú rể xinh tươi trong những bộ cánh rất mốt. Chủ nhà niềm nở đón chào khách. Mâm cỗ được bưng ra. Tiếng mời nâng ly rôm rả, nhiệt tình. Loa phóng thanh được bật lên, những bài hát Tây ta réo rắt, tuy hơi chói tai nhưng mà vui. MC tuôn một tràng những lời có cánh...
  Một vị tuổi cỡ hơn năm chục cầm đàn ghita bước ra. Trước khi hát, ông ta nói về sự tích chữ "song hỷ" đại khái như sau: vào đời nhà Tống, Vương An Thạch đi thi, qua một làng nọ, thấy mọi người xúm xít bàn luận về một vế đối. Vương không nói gì mà chỉ mải mê viết một chữ, phía trên là chữ "sĩ", phía dưới là chữ "điền". Đó là chữ "hỷ"...
    Mọi người vỗ tay tán thưởng.
    Tôi vô cùng sửng sốt về sự "uống thuốc liều" của ông ta.  Bởi lẽ, chữ "hỷ" không hề có chuyện chữ "sĩ" ở trên, chữ "điền" ở dưới như ông ta "nổ". Có lẽ ông ta cho rằng cử tọa không ai biết chữ Hỷ là gì chăng? Tôi cảm thấy ngượng ngùng cho ông ta quá xá. Bỗng dưng tôi nhớ lời người xưa mà cha tôi hay nhắc nhở chúng tôi: "Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri" (Người biết không nói, người chẳng biết gì cứ cao giọng rêu rao); "tri vi tri, bất tri vi bất trị, thị tri giả" ( biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, ấy mới là người biết).
  Theo Nam Huy tôi được biết, điển tích hai chữ "song hỷ" như sau:
   Thời nhà Tống bên TQ, Vương An Thạch, lúc 20 tuổi lên kinh ứng thí. Khi đi qua trang viên của Mã Viên ngoại thấy trước nhà treo một chiếc đèn kéo quân, trên đó có một vế đối: "Tẩu mã đăng, đăng mã tẩu, đăng tức, mã đình bộ" (Ngựa chạy theo đèn, đèn chạy theo ngựa, đèn tắt, ngựa dừng chân). Vương nhập tâm vế đối ấy.
   Ngày vào thi, Vương An Thạch nộp quyển rất sớm. Quan chủ khảo nhìn thấy ngọn cờ vẽ hình con hổ bèn ra vế đối để thử tài Vương. Vế đối như sau: "Phi hổ kỳ, kỳ hổ phi, kỳ quyển, hổ tàng thân" (Hổ bay theo cờ, cờ bay theo hổ, cờ cuốn, hổ ẩn mình). Vương nhớ lại vế đối tại nhà Mã Viên ngoại, bèn đem ra đối đáp. Quan chủ khảo vỗ đùi khen hay.
   Khi trở về, qua nhà Mã Viên ngoại, Vương đem vế đối quan chủ khảo ra cho mình đối lại. Mã Viên ngoại khen nức nở và lập tức gả con gái cho chàng thư sinh họ Vương. Số là Mã Viên ngoại có một cô con gái rất thông minh xinh đẹp. Cô ta ra vế đối và nói rằng hễ ai đối được, cô ấy sẽ chọn làm chồng. Tuy nhiên không ai đối được cho đến khi chàng Vương từ kinh đô trở về.
  Cùng ngày cưới của đôi trai tài gái sắc ấy, triều đình yết bảng đăng khoa: Vương An Thạch đỗ Trạng nguyên và được triệu về kinh đô nhậm chức.
  Nhờ may mắn mà được 2 điều vui mừng cùng một lúc, Vương hứng chí viết 2 chữ "Song hỷ" dán trước nhà và ngâm:
   "Vận may đối đáp thành song hỷ
    Cờ hổ, đèn quân kết vợ chồng".
   Đời sau có thơ rằng:
   Khéo đối thành ra khúc hỷ ca
   Ngựa phi, hùm chạy thật giao hòa
   Động phòng hoa chúc, tên đề bảng
   Tiểu đăng khoa lại đại đăng khoa.
   Chú thích: Tiểu đăng khoa là cưới vợ, đại đăng khoa là thi đỗ.
  
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Năm, 2015, 06:04:05 pm gửi bởi Nam Huy » Logged
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #491 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2015, 10:41:16 am »

nghe cụ VŨ MÃO NÓI ! ngày 25 /4 vừa qua hội hữu nghị VIỆT NAM & CAMPUCHIA họp triển khai một số vấn đề, trong đó có việc !
ngày 29/6 /2015 hội hữu nghị VN & CPC tổ chức một đoàn khoảng 100 người đi thăm quan kampuchia , trong đó có 10 xuất con liệt sỹ được chiêu đãi từ A đến Z . 10 xuất con liệt sỹ được mời thăm quan CPC đây là nguyện vọng của chính phủ CPC , và là chủ trương của hội hữu nghị VN & CPC .
trong 10 xuất thăm quan CPC ban chấp hành mặt trận 479 khu vực HÀ NỘI  đề nghị hội hữu nghị VN & CPC cho những người thương binh đi , nhưng hội hữu nghị VN & CPC mời con liệt sỹ sang thăm quan CPC trong 10 xuất này .
nhờ anh nam huy hỏi anh lê cường về vấn đề này ...........
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Năm, 2015, 05:56:50 pm gửi bởi phas » Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #492 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2015, 04:10:01 pm »

       Cảm ơn bác Nam Huy. Bài viết của bác đã mở mang rất nhiều cho sự hiểu biết của em về hai chữ " Song Hỷ ". Ngày trước em cũng được đọc trong một tờ báo Tiền phong có nói đến điển tích của 2 chữ " Song Hỷ ", đúng như bác nói. Nhưng họ chỉ nói đến đoạn chàng thư sinh họ Vương hứng chí viết 2 chữ " Song hỷ" dán ở cửa để diễn tả niềm vui của mình thôi, chứ 2 câu thơ mà chàng họ Vương ngâm và thơ của đời sau nói về sự tích này thì hôm nay bác nói em mới được biết.
      Còn về chuyện " uống thuốc liều" của một số người hay tỏ vẻ ta đây là người hiểu biết thì ở đâu cũng có. Cách đây cũng đã khá lâu, cũng tại một đám cưới em được mời dự. Ở bàn bên cạnh có một ông chạc hơn em vài tuổi cũng cao giọng phân tích 2 chữ " Song hỷ " cho những người cùng mâm rằng: Các ông có biết chữ " song hỷ" kia nghĩa là gì không? Mọi người lắc đầu. Ông ta liền hùng hồn giải thích: Chữ "hỷ" tức là "cười ", " Song" là " hai", thế cho nên người ta mới dán chữ " song hỷ " trong đám cưới. Có nghĩa là " hai lần cười", tức là hai họ nhà trai và nhà gái đều vui cười trong ngày hôm nay, các ông hiểu chửa? Mọi người cùng À.. lên và nâng chén giơ về phía ông ta vẻ thán phục : Chuẩn, chuẩn....zô zô.. Grin Huh Nghe vậy em cũng muốn cười theo nhiều lần Grin
Logged
Nam Huy
Thành viên
*
Bài viết: 77


« Trả lời #493 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2015, 10:07:54 pm »

  Anh Dinhlonggiang thân mến.
  Tối nay, xem lại văn bản chữ Hán, tôi xin đính chính lại câu đối trong giai thoại về Vuơng An Thạch như sau:
   "Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức, mã đình bộ
     Phi hổ kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển, hổ tàng thân".
   Nam Huy tôi thật lòng xin lỗi anh Dinhlonggiang và các đồng đội.
   Trở lại câu chuyện của chúng ta. Trong cuộc sống, tôi đã từng gặp những người thích "giải quyết khâu oai" bằng cách "chém gió" thật lực. Họ thích làm quan tòa để phán xét, thích làm thầy để dạy dỗ người khác. Nhưng, hỡi ôi, càng nói càng buồn cười, bởi phía sau những ngôn từ bóng bẩy là sự sáo rỗng của tâm hồn và sự nghèo nàn của trí tuệ. Tôi nhớ câu thơ bất hủ của Ưc Trai tiên sinh:
                 "Hữu xạ tự nhiên mùi ngát bay
                   Lọ là đứng trước gió vung tay"
 Xin chép tặng anh Dinhlonggiang bài "DẠI KHÔN" của Trạng Trình
     "Làm người có dại mới nên khôn
      Chớ dại ngây si, chớ quá khôn
      Khôn được ích mình, đừng để dại
      Dại thời giữ phận, chớ tranh khôn
      Khôn mà hiểm độc là khôn dại
      Dại vốn hiền lành ấy dại khôn
      Chớ cậy rằng khôn khinh kẻ dại
      Gặp thời dại cũng hóa nên khôn"
  Dị bản:
      "Khôn nghề cờ bạc là khôn dại
       Dại chốn văn chuơng ấy dại khôn"
   Nam Huy tôi cho rằng "dại chốn văn chuơng" không thể là "ấy dại khôn" được. Bởi lẽ, dại ở đâu còn được chứ dại chốn văn chuơng thì ngàn năm bia miệng chứ chẳng chơi.
 
 

« Sửa lần cuối: 06 Tháng Năm, 2015, 08:26:16 am gửi bởi Nam Huy » Logged
Nam Huy
Thành viên
*
Bài viết: 77


« Trả lời #494 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2015, 04:33:00 am »

   Vuơng An Thạch (1021 - 1086)là một nhà chính trị, nhà văn xuất sắc thời Bắc Tống.
   Sau khi thi đỗ tiến sĩ, ông làm quan ở địa phuơng hơn 16 năm và đã bộc lộ tài năng chính trị xuất sắc. Khi về kinh, Vuơng đã dâng lên Tống Nhân Tông bản điều trần dài vạn chữ (Vạn ngôn thư) bàn về sửa sang chính sự, phát triển kinh tế, chỉnh đốn binh bị; tiếc rằng những đề xuất của Vuơng không được triều đình chấp thuận.
   Sau khi Tống Thần Tông lên ngôi, nhà vua đã phong Vuơng làm Tham tri chính sự (Phó Tể tướng) rồi Tể tướng, chủ trì việc xây dựng và ban bố một loạt luật pháp mới. Tuy nhiên, cuộc biến pháp do Vuơng điều hành vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của tập  đoàn địa chủ quan liêu nên ông phải từ chức Tể tướng. Đại biến pháp thất bại, giấc mơ phú cường của Vuơng tan vỡ.
   Nói đến Vuơng An Thạch không thể không nhắc đến việc ông ta là người chủ mưu gây chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhưng bị Lý Thường Kiệt "tiên phạt chế nhân".
   Đại Việt sử ký toàn thư ghi rõ: Ất Mão, Thái Ninh năm thứ 4 (1075), Vuơng An Thạch nhà Tống cầm quyền, tâu (với vua Tống) rằng nước ta bị Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. Vua Tống sai Thẩm Khởi và Lưu Di làm tri Quế Châu (nay là đất huyện Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, TQ) ngầm dấy binh người man động (chỉ các dân tộc thiểu số ở miền núi biên giới Việt - Tống), đóng thuyền bè, tập thủy chiến, cấm các châu huyện không được mua bán với ta. Vua biết tin, sai Lý Thường Kiệt, Tông Đản đem hơn 10 vạn binh đi đánh. Quân thủy, quân bộ đều tiến. Thường Kiệt đánh các châu Khâm, Liêm; Đản vây châu Ung. Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Truơng Thủ Tiết đem quân đến cứu. Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay là phủ Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây) phá tan được, chém Thủ Tiết tại trận. Tri Ung châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân ta đánh đến hơn 40 ngày, chồng bao đất trèo lên thành. Thành bèn bị hạ. Giám cho 36 người chết trước, chôn xác vào hố, rồi châm lửa tự đốt chết. Bọn Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về...
  
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Năm, 2015, 05:53:13 pm gửi bởi Nam Huy » Logged
ThanhdanvanF302
Thành viên
*
Bài viết: 626


thanhdanvanF302 MT 479


WWW
« Trả lời #495 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2015, 04:56:36 pm »

  Vuơng An Thạch (1021 - 1086)là một nhà chính trị, nhà văn xuất sắc thời Bắc Tống.
   Sau khi thi đỗ tiến sĩ, ông làm quan ở địa phuơng hơn 16 năm và đã bộc lộ tài năng chính trị xuất sắc. Khi về kinh, Vuơng đã dâng lên Tống Nhân Tông bản điều trần dài vạn chữ (Vạn ngôn thư) bàn về sửa sang chính sự, phát triển kinh tế, chỉnh đốn binh bị; tiếc rằng những đề xuất của Vuơng không được triều đình chấp thuận.
   Sau khi Tống Thần Tông lên ngôi, nhà vua đã phong Vuơng làm Tham tri chính sự (Phó Tể tướng) rồi Tể tướng, chủ trì việc xây dựng và ban bố một loạt luật pháp mới. Tuy nhiên, cuộc biến pháp do Vuơng điều hành vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của tập  đoàn địa chủ quan liêu nên ông phải từ chức Tể tướng. Đại biến pháp thất bại, giấc mơ phú cường của Vuơng tan vỡ.
   Nói đến Vuơng An Thạch không thể không nhắc đến việc ông ta là người chủ mưu gây chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhưng bị Lý Thường Kiệt "tiên phạt chế nhân".
   Đại Việt sử ký toàn thư ghi rõ: Ất Mão, Thái Ninh năm thứ 4 (1075), Vuơng An Thạch nhà Tống cầm quyền, tâu (với vua Tống) rằng nước ta bị Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. Vua Tống sai Thẩm Khởi và Lưu Di làm tri Quế Châu (nay là đất huyện Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, TQ) ngầm dấy binh người man động (chỉ các dân tộc thiểu số ở miền núi biên giới Việt - Tống), đóng thuyền bè, tập thủy chiến, cấm các châu huyện không được mua bán với ta. Vua biết tin, sai Lý Thường Kiệt, Tông Đản đem hơn 10 vạn binh đi đánh. Quân thủy, quân bộ đều tiến. Thường Kiệt đánh các châu Khâm, Liêm; Đản vây châu Ung. Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Truơng Thủ Tiết đem quân đến cứu. Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay là phủ Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây) phá tan được, chém Thủ Tiết tại trận. Tri Ung châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân ta đánh đến hơn 40 ngày, chồng bao đất trèo lên thành. Thành bèn bị hạ. Giám cho 36 người chết trước, chôn xác vào hố, rồi châm lửa tự đốt chết. Bọn Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về...
  

Chào anh em CCB F302 !
       Hôm nay Thanhdanvan mới rãnh thời gian để vào trang MVH thăm hỏi anh em...Chúc anh em mình khỏe hoài, khí tiết một thời trai trẻ luôn bên mình, trí óc càng minh mẫn hơn xưa...! Thanhdanvan nhiều hôm mở trang MVH có vào mục Nơi hội ngộ của CCB mặt trận 479 đọc các bài viết của anh em... Thanhdanvan cảm thấy anh em mình có vẻ hơi đi sâu về các bài châm ngôn, ngụ ngôn của các tiền sử của TQ rồi hay sao ấy ? Có vẻ như các anh đang chơi chữ với nhau nhỉ ? Anh em mình là lính trần thì cứ nói theo nghĩa tiếng Việt cho thuần, chứ cứ dùng các bài thơ..câu cú của mấy nhà hiền triết xa xưa để nhắc nhở... khuyên bảo.... anh em mình... thì mệt lắm các bác ạ, mặc dù các bài viết của các cụ đời xưa là rất đúng đấy.. nhưng cũng không nên đưa ra đây để so sánh, chỉ bảo..nhắc nhở.. anh em mình .. !
Logged
spirou
Thành viên
*
Bài viết: 44


Genpei


« Trả lời #496 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2015, 08:09:15 pm »

Các cụ cho cháu hỏi:
- Nếu bọn Pốt quấy phá vị trí ta bằng súng cối thì ta dùng biện pháp nào để trị?
- Có bao giờ ta phản pháo được vào vị trí cối của Pốt ko ạ?

Cháu cám ơn các cụ trước.
Logged
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #497 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2015, 09:46:48 pm »

Các cụ cho cháu hỏi:
- Nếu bọn Pốt quấy phá vị trí ta bằng súng cối thì ta dùng biện pháp nào để trị?
- Có bao giờ ta phản pháo được vào vị trí cối của Pốt ko ạ?

Cháu cám ơn các cụ trước.
   



           Chào cháu,Pốt là học trò của VN thời đánh Mỹ nên khi chúng tập kích ta bằng súng cối sau mỗi loạt bắn là chúng di chuyển vị trí khác,nên ta phản pháo không nhanh thì chỉ vào ụ mối thôi.Năm 1979 tiểu đoàn 1 E88 bọn tôi đứng chân tại Chông kal,cứ tối đến là Pốt đứng ngoài bìa rừng dùng cả cối,A tê tăng,B40,B41,chơi vào khu vực sở chỉ huy tiểu đoàn chúng tôi,có đêm vài ba lần.Chúng tôi đã bí mật điều hai khẩu đội cối 82 ly ra sát khu rừng mà chúng hay vào,ban ngày cho anh em pháo thủ ra chấm tọa độ sẵn,tối hôm đó Pốt quen mui vào,mới chỉ nghe tiếng đề pa của chúng là cối 82 của chúng tôi đã giã ngay vào chỗ đó,sáng hôm sau ra kiểm tra,thấy máu với bông băng vứt tùm lum.....rồi năm 1980 tại phum Lô via (khu vực WA-RIN) bọn tôi từ chông kal vào thay cho E201,trong khi đang nhận bàn giao địa bàn thì nghe thấy tiếng đề pa của M79 ngay bên kia bờ ruộng,anh em chúng tôi quẳng ba lô chia hai mũi băng qua bắt sống hai thằng pốt đang loay hoay cắn trộm tiếp,từ đấy pốt cạch không bao giờ đến gần bọn này để tập kích...
Logged
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #498 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2015, 10:19:41 pm »

***(*)88
      Kính chào các bác! Lâu quá mới thấy đại ca “Tuấn B” xuất hiện,chào bạn “Sĩ Phú”,hồi trước thời bác Tuấn thì không biết sao chứ thời 85,86 trở đi thì Pốt gần như không có cơ hội để tập kích mình bằng cối đâu bạn,xung quanh chỗ mình đóng quân luôn được “quan tâm,chăm sóc” cẩn thận,cùng với những chuyến “dã ngoại” thường xuyên nên mấy lão Pốt cũng khó có chỗ giấu cối (thường là mấy lão hay nhét súng trong bụi lùm nào đó,lúc cần thì lôi ra thụt một cái rồi quăng trở vô bụi,phóng chạy thật nhanh).Hồi năm 86 có một đơn vị hỏa lực chốt trên núi Hồng,cứ tới khuya là được “hỏi thăm sức khỏe” vài trái,mấy lão này cũng thuộc dạng làm biếng “trả lời” nên đi “méc” với một đơn vị bộ đội K cũng chốt gần đó,không biết mấy lão bộ đội K dò bằng cách nào mà tối hôm sau khi Pốt vừa hỏi thăm thì mấy lão trả lời ngay,sáng hôm sau mình kéo quân vô thì lượm được khẩu cối chưa kịp giấu và từ hôm đó thì mấy lão chốt ngủ khò khò vì không còn tiết mục “chào hỏi đêm khuya”..!
Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #499 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2015, 06:35:34 am »


Đúng như ông Tuanb nói, suốt năm 1979 bọn Pốt không dám tập kích lính 88, phục kích thì có. Chúng chỉ bắn từ xa như lần từ Núi Cóc rút về, chúng chỉ xài M79 vuốt đuôi, bọn D1 không bận tâm. Ở Ampil, sau khi bị đánh bay chốt, chúng chơi vài quả B40 cầu vồng nổ cạnh tớ. Ở Phum Cuốc Môn, khi C3 vào phum, từ ngoài chúng chơi M79 nhưng phía ta lúc đó nghèo M79 quá nên tôi biểu thằng Thắng RPD giũa từng tràng đáp lại, chúng nổi tức cùng chơi mấy cây M79 cùng lúc làm mấy tay đang luộc gà phải ngưng....
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM