Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:12:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nơi gặp gỡ CCB Mặt trận 479 – Quân tình nguyện VN ở Campuchia  (Đọc 222888 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Nam Huy
Thành viên
*
Bài viết: 77


« Trả lời #320 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 09:08:43 am »

  Câu chuyện về Liệt sĩ Đoàn Xuân Đích của anh Thanhdanvan và câu chuyện về bà má lên chiến tuyến thăm con của anh Tien Đen D29 sao mà xúc động thế và cũng thật đẹp tình đồng đội chúng ta.
   Bởi có những người Mẹ như thế, những đứa Con như thế nên Tổ quốc ta mãi mãi trường tồn.
Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #321 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 09:32:17 am »

Chào anh HuyPhu !
    Nói về  chuyện của Liệt sỹ Đoàn Xuân Đích, hiện nay gia đình của Liệt sỹ Đích đang đặt bàn thờ của Liệt sỹ Đích tại nhà em trai của Đích là em Thanh ( Em ruột của Đích ), hiện giờ gia đình em Thanh đang cư trú tại Thị trấn Cầu Diễn ( Cụ thể ở đâu thì Thanhdanvan đang nhờ người quen hỏi giúp ) Qua tìm hiểu thì được biết là Mẹ đẻ Liệt sỹ Đoàn Xuân Đích đã mất được mấy năm nay rồi.
    Cũng xin thông báo với anh HuyPhu là khi nào Thanhdanvan có thông tin về địa chỉ của em Thanh nhà LS Đích thì anh em mình sẽ vào thắp hương cho LS Đích ( Khâu hậu cần Thanhdanvan sẽ lo đồ lễ thắp hương )
 Xin chào anh Thanhdanvan! Đề nghị anh khi nào có thông tin về người em của Liệt sĩ Đoàn Xuân Đích thì báo cho BCH Hội MT 479 (qua anh Lã Văn Nho, Phó Chủ tịch Thường trực ĐT 0976618118) để chúng ta cùng đến thắp hương viếng LS Đích nhé. Cảm ơn!

  Anh Nam Huy thân mến !

 Rất vui là thấy anh đã quay lại diễn đàn sau cú bị mấy ông em cậy là thành viên cũ dọa đưa chuyện của bác xuống chém gió ở topic khác : Quán nước cổng doanh trại

 Em với binhyen1960@ vẫn nhớ lời hứa sẽ vào giúp bác nốt phần ảnh lên diễn đàn. Bác chủ động thời gian nhé.
 Em cũng dự định cùng một "chiên gia" nữa xuống Hải phòng chơi và giúp cho Tiến Đen D29 phần ảnh ...  Quân vận tải bọn em nhiều thằng vẫn nhớ bác từ thời còn ở F302 MT 479 ấy.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2014, 09:49:19 am gửi bởi binhyen1960 » Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #322 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 10:58:23 am »



"    Hai bác đăng hai bài thơ nói về người MẸ rất hay rất xúc động. TÔI nhớ mùa khô LỘC NINH bên cánh rừng cao su xơ xác năm ấy, tôi gặp một người mẹ hoàn toàn khác để lại trong tôi kỷ niệm khó quên. khi tôi đi qua làng7....làng9 ,làng mà chúng tôi hay gọi (mồm hỏi tay bóp cò) xung quanh được rào đầy chông để chống PỐT thì đến rừng cao su này,không may cho xe tôi bị chông xuyên thủng lốp, đang loay hoay không biết làm thế nào thì tôi thấy một bà mẹ đi tới dáng mẹ thấp, nhỏ, mặc chiếc áo bà ba đã bạc mầu, tay trái xách chiếc giỏ nhựa mầu đỏ đầy hoa trái, đồ ăn tay phải cầm nón lá.Tôi chào và hỏi:
       -Má đi đâu mà lại đi vào khu nay
       -Má đi thăm con má,nó là bộ đội, nghe nói nó ở khu vực này.Tôi hỏi tiếp
       -Anh ấy ở đơn vị nào,rồi má nói:
       -nó viết thư về báo nó ở đơn vị pháo binh,vậy cứ thấy tiếng súng nổ to là má tới,chắc nó ở đó.Tôi choáng váng khi nghe má nói vậy, rồi nói với má:
       -Má cứ đi theo lối vết xe này(hướng tiền phương sư đoàn bộ) sẽ có người dẫn má đi gặp anh ấy,má đi ngay đi trời gần tối rồi. Tôi hướng dẫn đôi lời rồi chào má
        Khi má đi rồi, tôi chỉ muốn hét lên thật to rằng tiếng súng tiếng pháo nổ to đó mà má định đến là
tiếng đạn pháo của pôn pốt bắn sang đó. đêm đó tôi ở lại bảo vệ xe,lòng cầu mong cho hai má con gặp nhau ,không có gì ngăn được tình mẫu tử.Không biết người chiến sĩ pháo binh262 năm xưa có gặp được mẹ mình không đến giờ vẫn là câu hỏi tôi thấy xao lòng....."

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Những chuyện thế này tôi nghe và thấy rất nhiều khi sang K lần thứ 2. Họ không những thăm con khi chiến trường còn ở đất Việt( Biên giới  tây- nam ) mà họ còn sang tận Công phông chàm, Bát tam boong, mà còn vào tận thị trấn Lếch tỉnh Pua xát ( Trung ương của chính quyền Pôn pốt ) để thăm con trai của mình.
Trên trang MVH thật tiếc lính của F339 ( qk9) không thấy tham gia. Họ là nhân chứng thời đó, bởi đ/v duccuong ( trung đoàn 269 BTL CB ) sát cánh cùng họ trên đường 56 ,mười năm( 10 ) liền.
Người mẹ VN như bác Nam Huy đã viết là như vậy. Thời đó mà có " kế hoạch hóa GĐ" thì làm gì có lính để đánh Mỹ , đánh Pốt hở các bác!?.

Ở miền đông nam bộ và ở K. Lính trinh sát chúng tôi thường có ngôn ngữ gọi địa danh suối một mùa là: "suốt khô". Nghĩa là mùa mưa mới có nước chảy. Trên bản đồ ATM vẫn thể hiện điều đó. Vậy thì điều lý giải có suối hay không có suối thật dễ hiểu.
Thân ái.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2014, 11:08:47 am gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Nam Huy
Thành viên
*
Bài viết: 77


« Trả lời #323 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 02:49:02 pm »

 Chào anh Zinbacau! Cảm ơn anh và anh Binhyen đã quan tâm đến tôi. Từ lâu, tôi đã thấm lời dạy:"Quân tử hoặc xuất, hoặc xử, hoặc mặc, hoặc ngữ"; nghĩa là: Người quân tử có khi ra làm quan, có khi ở ẩn, có khi im lặng, có khi nói. Vì vậy, tôi có lên tiếng hay không là do tình hình cụ thể. Tuy nhiên tôi vẫn theo sát các ý kiến trên diễn đàn của chúng ta, bởi lẽ nó rất bổ ích và lý thú.
 Trong khoảng 10 ngày tới, vì có việc riêng, tôi chưa tiếp chuyện anh được. Hy vọng vào một ngày đẹp giời, tôi được găp lại các thầy. Trân trọng!
Logged
Nam Huy
Thành viên
*
Bài viết: 77


« Trả lời #324 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 05:02:53 pm »

 Nam Huy xin post chùm thơ "con cóc" về Mẹ của anh Lê Cường để các đồng đội cùng chia sẻ.
   NHỚ MẸ
 Ba năm rồi vắng Mẹ
 Cửa nhà mấy phần quạnh quẽ
                                   Mẹ ơi!
 Nhiều lúc đang vui
 Các cháu lại nhắc bà nội
 Bà gọi Kiên là Lục Chài, Cao là Cu Nọi
 Bồi hồi thổn thức lòng con.

 Chưa đầy tuổi trăng tròn
 Vội giã từ quê ngoại
 Mẹ về Xóm Trại làm dâu
 Ngày cắt cỏ chăn trâu
 Tối vùi đầu giã gạo
 Thức khuya đun cám, dậy sớm nấu cháo
 Hắt hiu ánh lửa chập chờn.

 Mười một bận sinh con
 Mười một lần đứt ruột
 Đêm đông tê buốt
 Than hết củi không
 Trưa hè oi nồng
 Tả tơi mo quạt.
 Thì giáp hạt
 Nhà túng kiết
 Gió sương lầm lũi thân cò.

 Cha con, một ông đồ
 Yếu sức ít tiền giàu lòng lắm chữ
 Gánh nặng dồn lên vai Mẹ
 Đường trơn biết mấy dặm trường
 Sáng chợ Vinh, chiều chợ Tràng
 Qua chợ Rạng, sang chợ Mí
 Mua mớ rau, bán con cá
 May chi kiếm được đôi hào
 Ra Thanh Hóa, vô Thừa Thiên, xuôi Cửa Hội, ngược Cửa Rào
 Bước thấp bước cao bán buôn tất tả
 Váy quai cồng khăn mỏ quạ
 Hết Hưng Đông, Hưng Tây, Giang Thủy, Lộc Châu
 Hạt lúa củ khoai bãi cạn đồng sâu
 Ráng sức cho con đừng đứt bữa
 Có những bận chia phần xong cơm không còn nữa
 Mẹ cười vui ăn cháy ngon hơn
 Con có hay đâu cháy cũng chẳng còn.

 Cứ thế vô tư con lớn lên trong tình thương trời bể
 Nhà ta sao diệu kỳ đến thế
 Nghèo mà vui mà đầy ắp tiếng cười
 Đói mà sạch mà thanh cao cốt cách
 Nghĩa tình
,        Nhân hậu
                 Thủy chung.

 Mẹ đã đi vào cõi vô cùng
 Về với ông bà, với cha con bên đó
 Con vẫn nghe vi vu trong gió
 Kẽo kẹt võng đưa tiếng Mẹ à ơ...
 Thấy tóc Mẹ bạc phơ
 Hàm răng đều tăm tắp
 Nụ cười tươi mãi thời xuân sắc
 Ung dung tự tại chốn vĩnh hằng

 Buổi nhiễu nhương con mới nhận ra rằng
 Mẹ là một đảng viên ngoài Đảng
 Bởi không chỉ Mẹ sinh ra chúng con, những người cộng sản
 Mà tấm lòng Mẹ chín mọng niềm tin cách mạng vô bờ
 Giữa chợ trời sớm nắng chiều mưa
 Mẹ là ngôi sao trong con tỏa rạng
 Nhớ Mẹ, con nguyện theo lời Mẹ dặn
 Để trong giấc ngàn thu Mẹ mãi ngậm cười.
                               Hà Đông, tháng 5/1991

      MẸ VẪN CÒN ĐÂY
 Mười lăm năm Mẹ đi xa
 Cửa nhà có bao đổi khác
 Kiên, Cao đã và đại học
 Nhà con giờ ở Hà Đông.

 Nhà cao cửa rộng bên sông
 Chạnh nhớ quán tranh nhỏ thấp
 Chưa mưa đã lo úng ngập
 Mẹ con bà cháu sum vầy
 
 Miếng cơm manh áo đủ đầy
 Thương Mẹ một thời lam lũ
 Ngủ nửa giấc, ăn nửa bữa
 mỗi manh áo vá tứ bề.

 Ngày ngày lên xe xuống xe
 Nhớ Mẹ hai vai bầm dập
 Lồm cồm bước cao bước thấp
 Chân đăm đá chéo chân chiêu.
 
 Hoàng hôn bóng Mẹ liêu xiêu
 Chị em con chờ mệt lả
 Bỗng dưng đất trời rộn rã
 Ôi chao, Mẹ đã chợ về.

 Đêm đêm đắm đuối say mê
 Nghe Mẹ hát bài ví dặm
 "Ba năm muối đang còn mặn
 Chín tháng gừng hãy còn cay..."

 Con đi suốt tháng năm dài
 Uống mãi câu ca lòng Mẹ
 Đến tận chân trời góc bể
 Càng sâu nước suối đầu nguồn.

 Đời Mẹ lặn vào chúng con
 Trong cả hình hài ý nghĩ
 Biết sống có tình có nghĩa
 Gian nguy biết ngẩng cao đầu.

 Hiểu phải trái, biết trước sau
 Vững chí bền lòng nhất mực
 Luôn "dĩ tự cường bất tức"
 Xuất tàng tiến thoái tùy thời.

 Mười lăm năm...mấy ngậm ngùi
 Trong gió trong mây trong đất
 Mẹ đi xa mà không mất
 Trong con, Mẹ vẫn còn đây.
              Điện Biên Phủ, tháng 4/2003

   NGÀY VỀ
(Kỷ niệm ngày thay áo cho Mẹ: 30/7/2005 (25/6 Ất Dậu)

 Mười bảy năm, ba tháng kém hai ngày
 Mẹ theo tiên tổ nhẹ cánh bay
 Âm dương cách trở muôn trùng thẳm
 Bên lòng canh cánh dễ gì khuây

 Vì sao nên nỗi bấy năm trời
 Để Mẹ đớn đau chốn quê người
 Đường trần trăm nẻo mờ khuất lối
 Dễ tin đồng bóng chẳng tin đời.

 Lỡ muộn rồi. Thôi thế. Mẹ ơi!
 Chúng con xin tạ tội với Người
 Trời thẳm đất dày hay chăng chớ
 Niềm riêng ân hận mãi không thôi.
 
 Mẹ đã đi vào cõi trường sinh
 Hóa làn gió thoảng, ánh bình minh
 Mát đời con, soi dường con bước
 Ấm lời ru chan chứa ân tình.

 Xin Mẹ thảnh thơi mãi từ đây
 Ung dung cánh hạc chốn trời mây
 Cõi tiên rũ sạch đau nhân thế
 Phù hộ chúng con được phúc dày.

     THÌ THẦM VỚI MẸ
   Hai mươi năm Mẹ vắng nhà
 Hai mươi năm Mẹ đi xa chưa về
   Đêm đêm thổ thức con nghe
 Tiếng chim khắc khoải tái tê canh chầy
   Hai mươi năm bấy nhiêu ngày
 Mỗi ngày nhớ Mẹ thêm đầy Mẹ ơi!
   Trăm năm trong kiếp làm người
 Một thời cơ cực, một thời gian truân
   Thức khuya dậy sớm tảo tần
 Hai vai bầm dập, đôi chân sạn mòn
   Trên đồng dưới bãi đầu non
 Thân cò lặn lội nuôi con tháng ngày
   Mấy chìm nổi, mấy đắng cay
 Con thuyền nhỏ, Mẹ vững tay chống chèo
   Bao nhiêu vực thẳm gieo neo
 Bao nhiêu ghềnh thác hiểm nghèo vượt qua
   Cuộc đời Mẹ, bản trường ca
 Vô biên ý chí, bao la tình người
   Con đi khắp bốn phương trời
 Nặng mang ơn Mẹ, nghẹn lời nước non
   "Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
   Lắng sâu nghĩa Mẹ, công Cha
 Rưng rưng con viết khúc ca dâng Người
   Thì thầm con gọi: "Mẹ ơi!"
 Hình như trong gió thoảng hơi ấm nồng
   Con tin trong cõi hư không
 Phiêu diêu hồn Mẹ thong dong đất trời
   Dịu dàng âu yếm mỉm cười
 Ban ân phát phúc muôn đời cháu con.
        Tháng Ba năm Mậu Tý - 2008
Logged
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #325 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2014, 09:12:45 pm »

Em chào anh nam huy ! bài thơ của anh lê cường em thích nhất đoạn này !

    MẸ VẪN CÒN ĐÂY


 Mười lăm năm Mẹ đi xa
 Cửa nhà có bao đổi khác
 Kiên, Cao đã vào đại học
 Nhà con giờ ở Hà Đông.
Tầng 12 , nhà số 6
Đứng nhìn về khoảng trời xa
mà mẹ giờ không còn nữa
Mẹ ở vũ trụ bao la
Vẫn biết cuộc sống của con đổi thay từng ngày .


Em chúc anh lê cường và gia đình luôn luôn mạnh khỏe !
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2014, 11:20:05 am gửi bởi phas » Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
Tien Đen D29
Thành viên
*
Bài viết: 148


« Trả lời #326 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2014, 10:42:48 pm »

chào bác NAM HUY:

             Bài thơ nào bác viết về mẹ cũng rất hay rất xúc động.Tôi đọc đi đọc lại rất nhiều lần, người mẹ của bác, của chúng ta đúng là(thân cò lặn lội nuôi con tháng ngày)....
            chúc bác và gia đình luôn mạnh khỏe, có nhiều bài thơ mới
Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #327 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2014, 08:33:36 pm »

Em chào bác Nam Huy! Em thích nhất đoạn thơ sau nói về MẸ của anh Lê Cường. Đọc bài thơ của anh, chắc ai cũng thấy rằng: đó là nỗi niềm, tâm tư tình cảm của những người con hiếu thảo muốn nói với người Mẹ Hiền vô cùng yêu quý của mình. Dù Mẹ đã đi xa, hay Mẹ vẫn đang còn ở trên cõi đời này!  Vì cuộc sống của ta ngày hôm nay là do MẸ đã phải gồng mình để chắt chiu ban tặng :

       
      THÌ THẦM VỚI MẸ

  “ Hai mươi năm Mẹ vắng nhà
 Hai mươi năm Mẹ đi xa chưa về
   Đêm đêm thổn thức con nghe
 Tiếng chim khắc khoải tái tê canh chầy
   Hai mươi năm bấy nhiêu ngày
 Mỗi ngày nhớ Mẹ thêm đầy Mẹ ơi!
   Trăm năm trong kiếp làm người
 Một thời cơ cực, một thời gian truân
   Thức khuya dậy sớm tảo tần
 Hai vai bầm dập, đôi chân sạn mòn
   Trên đồng dưới bãi đầu non
 Thân cò lặn lội nuôi con tháng ngày
   Mấy chìm nổi, mấy đắng cay
 Con thuyền nhỏ, Mẹ vững tay chống chèo
   Bao nhiêu vực thẳm gieo neo
 Bao nhiêu ghềnh thác hiểm nghèo vượt qua
   Cuộc đời Mẹ, bản trường ca
 Vô biên ý chí, bao la tình người
   Con đi khắp bốn phương trời
 Nặng mang ơn Mẹ, nghẹn lời nước non”…
[/i]
Logged
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #328 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2014, 09:16:01 pm »

      Thể theo nguyện vọng của một số anh em, tôi post lên bằng vinh danh và kỉ niệm chương của trung tâm giáo dục truyền thống và lịch sử VIỆT NAM .


[/quote]
Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #329 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2014, 09:10:00 pm »

i
                                                                                    THÀNH ỦY THÀNH PHỐ HÀ NỘI ,                                  
                                                                                     TỈNH ỦY TỈNH THÁI NGUYÊN ,
                                                                                     BAN LIÊN LẠC TRUNG ĐOÀN TU VŨ-88

                                                                                 TRÂN TRỌNG THÔNG BÁO


                                                  Chương trình xây bia đá đợt 2 của ban liên lạc trung đoàn 88 tu vũ để khắc tên
                                                  liệt sỹ của trung đoàn 88 thời kỳ chiến tranh biên giới tây nam , và 10 năm làm nghĩa vụ quốc tế
                                                  1979-1989 giúp bạn kampuchia , và khắc tên bổ xung liệt sỹ của E88 còn thiếu thời kỳ đánh pháp
                                                  và đánh mỹ

                                                _ban tổ chức xin thông báo chương trình làm lễ khánh thành như sau :
                                                  Tối ngày 26/9/2014 ban tổ chức làm lễ cầu siêu cho liệt sỹ của E88
                                                  hy sinh vì nền độc lập của dân tộc , và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả
                                                  
                                                  Ngày 27/9/2014 thảnh ủy HÀ NỘI , tỉnh ủy THÁI NGUYÊN và ban
                                                  liên lạc trung đoàn tu vũ 88 tổ chức lễ khánh thành tại :
                                                  xã tân cương , thành phố thái nguyên , tỉnh thái nguyên .
                  
                                                  Vậy ! ban tổ chức xin thông báo cho mọi người được biết .
    
                                                  Ai muốn biết thêm thông tin liên hệ với đồng chí nhậm ban tổ chức điện thoại :0436621512

                                                
                                                                                                                             ban liên lạc trung đoàn tu vũ 88 anh hùng
Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM