Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 02:13:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nơi gặp gỡ CCB Mặt trận 479 – Quân tình nguyện VN ở Campuchia  (Đọc 223068 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #80 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 08:01:24 pm »

Nghe các bác kể những kỷ niệm về những chuyến xe, những bóng hồng trong MT 479 vui quá Grin
Tôi cũng có vài kỷ niệm với đoàn vận tải của Mặt trận 479 trong những lần từ Pà Ong về kho của Mặt trận lấy gạo cho đơn vị. Nhân đây xin góp vui cùng các bác.
      Lần đầu tiên là vào khoảng cuối tháng 5/1980. Anh em chúng tôi gồm các quản lý đại đội của D7- E429 - F302, do anh Thơi - quản lý D bộ làm trưởng đoàn, cùng với đoàn của D8 - E429 đi theo xe của đoàn vận tải Mặt trận lên kho quân nhu của Mặt trận 479 ở Siêm Riệp lấy gạo. Đoàn xe này có 10 xe, gồm GMC và Zin khơ, vừa chở gạo xong cho các đơn vị của F302 ở Sàm Rông. Tiếp theo, trên đường trở về sẽ chở đoàn của D7 và D8 - e429 đi lấy gạo. Khi được lệnh, anh em chúng tôi gồm 5 người khoác ba lô đi bộ từ Pà Ong - Núi Cóc hành quân về Sàm Rông để theo xe về Siêm Riệp. Sau khi đi bộ liên tục từ 5 giờ sáng đến hơn 2 giờ chiều chúng tôi mới về đến Sàm rông. Sau chặng đường gần 30 cây số, chúng tôi ai nấy đều vừa mệt vừa đói mờ cả mắt. Sau khi giở cơm nắm ( bằng gạo sấy ) ra ăn vội vàng.
       Khoảng 3 giờ chiều chúng tôi bắt đầu lên xe đi về Siêm Riệp. Lúc này trên trời mây đen kéo về vần vũ , mưa bắt đầu nặng hạt dần. Vì đã là đầu mùa mưa nên đường từ Sàm Rông về ChôngKan- karalanh nhiều đoạn có rất nhiều vũng nước to, không còn nhìn thấy đường nữa. Anh em chúng tôi được bố trí đi trên một chiếc xe Zin khờ đầu bạc, do anh tài xế có tên là Việt lái. Anh Thơi làm trưởng đoàn nên lên ngồi cabin với bác tài, còn lại 4 anh em quản lý C chúng tôi phải lên thùng đứng. Chà, tuyến đường dài hơn 100 km mà phải đứng suốt thì chắc sẽ quỵ mất. Nhưng biết làm sao được, đoàn vận tải xếp sao chúng tôi đành phải theo vậy. Xe chúng tôi đi gần cuối đoàn, phía sau còn 2 xe nữa. Phải nói là các bác tài của ta ngày đó lái xe rất ngầu. Lộ 68 ngày ấy có nhiều đoạn rất xấu, nhưng chắc vì sợ mưa và trời tối sẽ không về đến Siêm Riệp nên các bác tài cứ phóng vù vù. Nhiều chỗ vướng ổ gà, ổ trâu làm anh em chúng tôi nhiều lúc người bị chao đảo, nghiêng sườn đông, nghiêng sườn tây liên tục, không muốn đứng vững được nữa. Một tay phải giữ chặt áo mưa, một tay phải bám chắc vào thành thùng xe để khỏi bị ngã nhào lúc nào không hay. Chiếc ba lô tư trang và khẩu AK đeo sau lưng luôn lắc qua lắc lại, cứ như muốn bật khỏi người chúng tôi. Ba chiếc xoong chúng tôi mang theo để nấu ăn trong thời gian chờ lấy gạo cũng thi nhau kêu than loảng xoảng trong bao tải. Mưa ngày càng to. Do xe phóng nhanh nên những hạt mưa quất vào mặt chúng tôi bỏng rát. Nói với bác tài đi chậm lại thì không thể, vì đoạn đường còn rất xa. Không còn cách nào, anh em chúng tôi đành cắn răng chịu đựng sự tấn công của mưa và những trận sóc đến lộn ruột, bụng cầu mong cho cơn mưa chóng qua cho chúng tôi đỡ khổ. Cũng may là hôm đó không có sấm chớp.
       Khi về gần đến cầu cháy thì mưa cũng có phần giảm dần, nhưng không ngớt hẳn. Qua cầu cháy một đoạn thì chiếc xe ZinK đi thứ 4 trong đoàn bị sa lầy tại một vũng nước giữa đường, khiến cả đoàn phía sau phải dừng lại. Bác tài trên chiếc xe đó càng cố tìm cách vượt khỏi vũng lầy thì chiếc xe không những không chịu nhích lên, mà nó lại xoay ngang ra giữa đường mới chết chứ . Tất cả các bác tài và anh em chúng tôi đều xuống xe chạy đến xem chiếc xe bị mắc lầy. Chà, gay go nan giải đây! Phía trước còn cả một vũng dài ngập nước. Hai bên đường lại là toàn ruộng, thấp hơn mặt đường dễ đến 1m, tiến lùi bây  giờ đều vô cùng khó. Bác tài- trông còn khá trẻ, chắc nhập ngũ 74 hay 75 gì đó - từ trên xe nhảy xuống, giơ 2 tay lên lắc đầu quầy quậy, ra chiều đầu hàng. Ba chiếc GMC đi trước đã vọt mất hút về hướng Kara lanh rồi, không thể quay lại để kéo được. Giá như có di động như bây giờ thì có thể khác. Lúc đó có một bác trông già dặn, dáng vẻ điềm đạm. Bác này mặc bộ quân phục bằng vải Pho, đội chiếc mũ con cũng bằng Pho dành cho cấp sỹ quan của quân ta ngày đó, chân đi đôi dép rọ Liên Xô. Tôi nghe các bác tài gọi là anh Tiến đoàn trưởng của đoàn hôm đó. Sau khi xem xét kỹ trước sau, rồi xắn quần lội xuống kiểm tra kỹ vũng lầy, nước ngập đến đầu gối để tìm phương án tối ưu đưa xe thoát khỏi nơi lầy lội này. Trong khi đó các bác tài khác cũng đứng xung quanh quan sát và bàn tán các phương án khác nhau một cách sôi nổi. Mấy bác tài còn trẻ, hầu hết là bận quần Gin áo phông Thái chứ không bận quân phục thì luôn đưa ra các phương án táo bạo. Một bác đề xuất :
              - Bây giờ chỉ có là cho nó lùi hẳn xuống ruộng rồi bay lên thôi!!!
      Lập tức các bác khác nhao nhao phản đối :
             - Sic, mày cho nó bay như thế thì có mà bay sang bên kia thế giới luôn.
      Lúc này mưa đã ngớt hẳn, nhưng từng đám mây đen vẫn vần vũ trên đầu. Sự lo lắng, sốt ruột hiện rõ trên khuôn mặt của mọi người. Mọi hy vọng lúc này đều dồn vào người đoàn trưởng đang đứng đăm chiêu trước đầu chiếc Zin khờ. Quan sát một lúc lâu thì anh Tiến cũng mở cửa ngồi lên ca bin nổ máy. Mọi người chăm chú theo dõi. Phải công nhận anh Tiến là một tay lái Trường Sơn lão luyện. Chiếc Zink cứ nhích dần, nhích dần lùi, tiến từng chút một, khoảng hơn 30 phút sau thì chiếc xe đã phải ngoan ngoãn quay đầu dọc theo đường theo sự điều khiển hết sức khôn ngoan của bác tài. Sau đó anh Tiến cho xe lùi lại lấy đà, rồi phóng mạnh lượn theo những chỗ mà anh đã thăm dò trước. Chiếc Zink rú hết ga lầm lũi vượt qua vũng lầy một cách ngon lành. Tất cả các bác tài và anh em chúng tôi đều đồng loạt vỗ tay reo hò sung sướng. Lúc này đã gần 5 giờ chiều, trời lại nhiều mây nên trời có vẻ tối nhanh. Các bác tài sốt ruột hò nhau định nhảy lên xe để đi tiếp cho kịp về đến Siêm Riệp trước khi trời tối. Nhưng ngay lúc đó, từ trên chiếc ZinK vừa thoát nạn, anh Tiến nhảy xuống vẫy tay ra hiệu mọi người dừng lại...
( Còn tiếp )
Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #81 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 08:13:51 pm »

image by -tanhuong138-

Đại diện thường vụ CCB MT 479 HNoi tiếp khách Công đoàn TCT rượu bia . Hy vọng ngày gặp mặt 35 năm tới anh em ta có quà Bia hơi HN

image by -tanhuong138-
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Ba, 2014, 08:33:03 pm gửi bởi Zin Ba Cầu » Logged
Tien Đen D29
Thành viên
*
Bài viết: 148


« Trả lời #82 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 08:16:39 pm »

Chào bác linhf302:  các bác chuyển từ  (tiến công) sang (phòng thủ) là khá đấy.Tôi ko được như vậy mà còn (thua) thua (toàn phần).Sau g/phóng,nhân dân S/R ngày một đông hơn, ổn định hơn.Có một lần tôi được tăng cường cho chuyên gia chở cá, mắm, thực phẩm từ Biển Hồ về S/R. Tối đến chẳng có việc gì, đỗ xe ở MT, làm 1 xị rồi lang thang xem múa(l/vông).Cứ nơi nào đông dân, đường rộng hay sân chuà là múa được rồi, múa suốt đêm.Đêm đó cũng như mọi khi , tôi đội mũ nan rộng vành đi xem, cổ vũ các cô gái cpc múa.Đang cao hứng thì (uỵch) một cái 1cú đẩy từ phía sau rất mạnh làm tôi lọt vào vòng múa của các cô gái, lập tức cái mũ của tôi bị lột bỏ rồi cái kéo tay, líu áo, ba,bốn cô vây lấy cự li gần hơn, rồi tiếng cười, tiếng hô rộ lên: bộ đội VN múa đi múa đoàn kết. Tôi bối
Logged
Tien Đen D29
Thành viên
*
Bài viết: 148


« Trả lời #83 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 08:48:24 pm »

(Tiếp): tôi bối rối (đứng cũng dở múa cũng dở) từ trước đến giờ tôi có biết múa là gì chỉ xem thôi. Đành liều vậy, cứ mỗi lần giơ chân, ngoáy tay, tiếng cười lại rộ lên, ráng 1vòng tôi vọt ra ngoài, mấy cô cũng ra theo và giữ tay tôi nói: chúng em đùa anh đấy(tiếng việt 100%). Bộ đội VN sao nhát thế, chúng em là phiên dịch cho các chú, bác ở đây.Tôi nói thảo nào các em bạo thật. Sau đó chúng tôi tào lao một lúc rồi chia tay. Khi về các em còn với lại: mai chúng em được cử theo xe anh ra biển hồ đấy.Vậy là (thua)thực sự. Đúng là 1d/tộc, 1đất nước đang hồi sinh.....
Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #84 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2014, 03:14:55 pm »


(Tiếp): tôi bối rối (đứng cũng dở múa cũng dở) từ trước đến giờ tôi có biết múa là gì chỉ xem thôi. Đành liều vậy, cứ mỗi lần giơ chân, ngoáy tay, tiếng cười lại rộ lên, ráng 1vòng tôi vọt ra ngoài, mấy cô cũng ra theo và giữ tay tôi nói: chúng em đùa anh đấy(tiếng việt 100%). Bộ đội VN sao nhát thế, chúng em là phiên dịch cho các chú, bác ở đây.Tôi nói thảo nào các em bạo thật. Sau đó chúng tôi tào lao một lúc rồi chia tay. Khi về các em còn với lại: mai chúng em được cử theo xe anh ra biển hồ đấy.Vậy là (thua)thực sự.


Chào các CCB 479.

Chào Dinhlonggiang .. Chuyện của mấy bác tài ngày ấy chắc không ít chuyện, hơn nữa chuyện xe cộ thì đôi khi  không thể gói gọn trong 1E hay 1F  mà đôi lúc phải có hổ trợ qua lại trên dưới thì mới đủ xe, do vậy chắc cũng phù hợp cho những câu chuyện chung  MT 479… rất mong Dinhlonggiang sớm tiếp tục cho Tôi đọc tiếp nhé.. ..

Nhân đây, xin kề thêm với chủ topic và Dinhlonggiang về  2 “thày trò” E 429 (1 thiếu úy C trưởng và 1 liên lạc)  mà Tôi gặp ở 7E khi đó.  Theo anh Tiến y sĩ 7D  chuyển  thương thì C của 2 Anh này bị phục bằng claymore ở pà ong (khoảng cuối tháng 12/1979). C trưởng bị 16 vết đường ruột và liên lạc thì 12 vết vừa cắt vừa vá.. 
Tôi thấy vết mổ dài và chằng chịt từ xương hoành tới xương mu.. 2 Anh ghé lán 1, 7E khoảng 4g chiều để ngày mai ra sân bay về nước.. Do lán không còn giường nên 2 người nằm băng ca qua đêm , dưới nền nhà ở phòng nhỏ, trống, cuối lán đó.. Sau khi ăn cơm chiều xong, Tôi lên chỗ 2 Anh nằm, thì 2 cà mên cháo (loại cà mên của lính có tay cầm dài, úp lại được theo đường rảnh giữa) vẫn để dưới đất cạnh 2 Anh, Tôi ngồi ngoài cửa được tí,  thì 1 nữ y tá bước vào và dọn 2 cà mên đó đi với câu “Không ăn hả? vậy thì dọn”.. Tôi nói “Chị cho Tôi mượn 1 cà mên” – “Tý anh đưa lại phòng trực nhé” và Tôi đã đút cho 2 Anh nhưng C trưởng thì không mở mắt và không ăn…  liên lạc thì thều thào “ không ai đút làm sao ăn được” nhưng cũng chỉ ăn vài miếng rồi thôi…Tôi hỏi biết người nằm cạnh ko? “thủ trưởng” -  Biết anh em mệt Tôi cũng không hỏi han nhiều và ra ngồi ở cửa cho đến tối mới về lán…. 
Giờ ăn sáng hôm sau, Tôi trở lại được biết 2 Anh đã đi sân bay từ sáng sớm…  Hồi đó Anh em 7E có kinh nghiệm, đi sớm ra sân bay là đi luôn, còn về nước thì cứ phải mặt trời lên đỉnh đầu  máy bay mới đáp…Vậy đó, trường hợp này không biết Dinhlonggiang hay huyphuh3 có dư âm gì không nhỉ?...

Chuyện  Bác  tiend29 kể lần ấy chắc là lần đầu, Bác nhỉ? Mong Bác có những câu chuyện lần sau nữa…  thế nào cũng  hấp dẫn hơn..  Grin Chỉ tiếc ngày đó Bác không hỏi xem có “vũ công” nào ở 7E không vậy? Bác biết không? Ngày tôi nằm đó,  so với ban ngày thì buổi tối ở 7E  “nữ y tá” vắng hằn…. Cái Phòng trực cũng là phòng thuốc ở đầu lán 1 (bên thương binh) thường đóng cửa vào giờ “cao điểm” … Dẫu có tên trên bảng trực, nhưng để gặp  cũng phải đợi đến 21 hay 22g… Nói chuyện “…” ... cho đến bây giờ  Tôi cũng vẫn chào “thua” chứ nói chi chuyển sang  “phòng thủ”  Bác ơi… Grin Grin

Chúc mọi người vui khỏe , sống dai, nhớ lâu.. Grin
Logged
quantuan341
Thành viên
*
Bài viết: 25


« Trả lời #85 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2014, 10:46:33 pm »

                  Xin chào ccb MT479 và chào các bạn.

Cho phép QTuấn tôi đc chia sẻ đôi điều cảm nghĩ về Lũng cú, Hà Giang. Nơi địa  đầu của Tổ quốc.
Từ thị trấn Hà Giang vượt qua 155 km đg núi đến Yên Minh, Quản Bạ với hàng nghìn con dốc, khúc quanh tay áo hiểm trở, đi trên mây, đi trên núi. Qua bao các bản làng của các dân tộc Mông Tầy Lùng Mèo LoLô. rồi đến với Đồng văn. Từ đồng văn tiếp một chặng đường dài 26km dẫn lên cột cờ Lũng cú. trên đinh núi rồng, ở độ cao 1700m so với mặt nc biển, cột cờ L cú bề thế, thân bằng bê tông, sáu mặt in hình hoa văn trống đồng, cao 17m sừng sững với lá cờ 54m2 đại diện 54 dân tộc, phần phật tung bay suốt ngày đêm, khẳng định vững chắc chủ quyền dân tộc. Tại đây các anh hùng áo vải vua Quang TRung, Lý Thường Kiệt dừng chân, viết lên những trang sử đánh đuổi quân xâm lược. Thế hệ ngày nay, con cháu Bác Hồ tiếp nối cha ông, gìn giữ lá cờ luôn tung bay đỏ thắm một góc trời, miền cực bắc của Tổ quốc.

Vợ chồng thiếu tá Thanh Hương, Việt Nghĩa (đứng giữa) cùng với đoàn Văn công Quân khu 7 đã từng phục vụ các ch sĩ MTTN và các ch sĩ tình nguyện CPC, Lào
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Ba, 2014, 11:15:00 pm gửi bởi quantuan341 » Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #86 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2014, 10:41:07 am »

Chào các CCB 479.
Chào Dinhlonggiang .. Chuyện của mấy bác tài ngày ấy chắc không ít chuyện, hơn nữa chuyện xe cộ thì đôi khi  không thể gói gọn trong 1E hay 1F  mà đôi lúc phải có hổ trợ qua lại trên dưới thì mới đủ xe, do vậy chắc cũng phù hợp cho những câu chuyện chung  MT 479… rất mong Dinhlonggiang sớm tiếp tục cho Tôi đọc tiếp nhé.. ..

 Chào bác linh f302.
Vâng, em xin kể tiếp chuyến đi lấy gạo lần đầu đây ạ :

( Tiếp )
....Mọi người chưa ai hiểu ý anh Tiến nhưng tất cũng đều dừng lại chờ đợi. Anh Tiến đi ngược trở lại và nói với các bác tài là để anh lái tiếp những xe còn lại qua vũng lầy. Sau đó, anh lên xe nổ máy và lần lượt lái 3 chiếc vượt vũng lầy một cách ngon lành. Từ chiếc thứ 8 ( xe của anh Việt mà chúng tôi đi ) cho đến xe cuối, anh Tiến không lái nữa mà đứng ở bên kia vũng lầy xi nhan, hướng dẫn cho từng chiếc vượt qua một cách an toàn. Mọi người đều thở phào nhẹ nhõm lục tục lên xe đi tiếp. Trời bắt đầu dần tối, anh em tôi hí hửng chắc mẩm là tối nay sẽ được dạo phố xá Siêm Riệp.
      Nào ngờ…đúng là “ họa vô đơn chí ”. Mới đi được hơn cây số thì chiếc ZinK của chúng tôi bỗng giật lên khục khục. Anh Việt đánh xe vào vệ đường rồi dừng hẳn lại, tránh đường cho 2 chiếc sau vượt lên. Các bác tài dừng lại thò đầu ra hỏi anh Việt :
             - Xe lại bị làm sao đấy anh ? ( anh Việt chắc cũng xấp xỉ tuổi anh Tiến trưởng đoàn ).
      Anh Việt giơ tay ra hiệu :
             - Không sao đâu, cứ đi đi.
      Thế là 2 chiếc GMC đi sau rú ga vọt thẳng theo đoàn, để lại chiếc Zin đầu bạc cùng anh em chúng tôi trơ trọi giữa đồng không mông quạnh. Anh Việt nhảy xuống mở nắp ca bô lên kiểm tra gì đó một lúc rồi lên xe mở máy. Chiếc xe chỉ rung lên khùng khục vài tiếng rồi lại im bặt. Ba bốn lần như vậy đã khiến anh Việt, mặc dù trông rất hiền nhưng cũng đã văng tục tùm lum. Còn chúng tôi thì chỉ biết đứng nhìn anh hì hục bên chiếc xe bất kham này và sự suốt ruột ngày càng thêm tăng lên theo sự tối dần của trời đất, giữa một nơi vắng vẻ, lạ hươ lạ hoắc. Chẳng có một chiếc xe nào của F302 hay đơn vị nào đó đi qua để nhờ kéo nữa. Cuối cùng, trời cũng đã tối hẳn mà chiếc Zin đầu bạc cứ ì ra trước sự tức tối của anh Việt. Anh mệt quá, kê dép ngồi bệt xuống đất móc thuốc lá Samit ra hút. Anh mời chúng tôi cùng hút và ngồi nói chuyện, vừa để giải lao, vừa tìm hiểu nguyên nhân sự cố. Đến lúc này chúng tôi mới biết anh Việt quê ở Hải Hưng, anh nhập ngũ năm 1972 và từng là lái xe Trường Sơn.
     Sau một hồi thư giãn, anh Việt bảo chúng tôi tập trung đèn pin soi vào ca bô để anh ấy sửa tiếp. Trời lại bắt đầu mưa lắc rắc như trêu ngươi chúng tôi. Sau một lúc loay hoay với sự tỉ mỉ, bình tĩnh hơn, anh Việt nhảy xuống cắm chiếc tay quay vào đầu xe và hướng dẫn cho anh Thơi cách quay, rồi anh ấy trèo lên ca bin ra hiệu cho anh Thơi bắt đầu quay. Anh Thơi phải quay đến lần thứ 2, đầu xe bắt đầu rung lên nhè nhẹ rồi tiếng máy đã nổ dòn tan. Và cũng đánh tan sự lo âu, bức bối đang ứ đầy trong lòng chúng tôi. Anh Việt thò đầu ra giơ tay về phía chúng tôi nói to:
               - Sống rồ…ồi ! Anh em lên xe đi !  
   Chúng tôi mừng rỡ hết sức, cùng nhau phấn chấn trèo lên xe. Phen này về đến Siêm Riệp là cái chắc. Nhưng anh Việt nhìn đồng hồ rồi bảo chúng tôi:
              -  Bây giờ thế này nhé : Nếu anh đưa các em về Siêm Riệp luôn bây giờ thì rất nguy hiểm, vì đi đêm có thể sẽ bị địch phục kích, nhát là đoạn từ karalanh đến Puốc. Tốt nhất là tý nữa về đến Chông Kan, anh sẽ đưa mấy anh em vào nghỉ nhờ tại chỗ ở của anh bạn đồng hương của anh làm bên quân y ( hay bên hậu cần gì đó, vì lâu quá rồi tôi không còn nhớ rõ ) của sư 302. Anh em ta nấu cơm ăn và ngủ lại ở đó rồi sáng mai mới về Siêm Riệp. Mấy em thấy thế nào, có được không ?
        Đến tình huống này thì anh em chúng đành phải chấp thuận theo phương án của anh Việt thôi, chứ biết làm sao bây giờ. Vì từ ngày hành quân từ Siêm Riệp lên Chông Kan, rồi Sàm Rông…cho đến nay. Đây là lần đầu chúng tôi được quay trở lại tuyến đường này. Tình hình địch ta, chúng tôi nào hay biết gì. Hơn nữa, sau hơn nửa ngày đi bộ gần 30 cây số, rồi suốt chặng đường dài đứng trên thùng xe vật lộn với mưa gió và những đợt xe xóc lên, xóc xuống. Đến giờ này anh em tôi cũng đã thấm mệt và đói bụng cồn cào rồi. Chúng tôi nhất trí. Anh Việt cho xe chạy một mạch rồi rẽ vào bên trái một đoạn thì đến nơi. Anh Việt gọi tên anh bạn đồng hương của anh và chúng tôi thấy một anh cũng chạc tuổi anh Việt chạy ra ( đến nay tôi không còn nhớ được tên anh ấy là gì nữa ). Hai anh trao đổi với nhau xong thì mời chúng tôi vào nhà. Nơi anh ấy ở là dưới gầm một nhà sàn khá to rộng. Năm anh em chúng tôi lục tục theo sau 2 anh. Khi vào đến nhà thì một cảm giác hết sức ngỡ ngàng và khó tả đến với chúng tôi. Anh em tôi đưa mắt nhìn nhau như ngầm thốt lên : Là con gái Việt Nam! Có đến 5 cô mặc quân phục trông gọn gàng, xinh xắn ríu rít chào chúng tôi bằng giọng Sài Gòn nghe dễ thương quá chừng. Vì cũng đã khá lâu rồi, anh em tôi cứ mải dong ruổi theo đơn vị hành quân truy quét hết phum nọ, đến cánh rừng kia ở Sàm Rông - Cước Môn - Pà Ong - Núi Cóc . Kể từ ngày được gặp cô y tá F302 ngăn không cho chúng tôi uống nước giếng có đầy đầu lâu ở Công Pông Chàm hồi tháng 2/79 cho đến lúc đó, gặp các thiếu nữ K thì nhiều nhưng tiếng thì không biết, hình ảnh thì lại khác con gái ở ta. Nên các cô gái Việt Nam ở K vẫn luôn là hình ảnh gợi nhớ về quê hương, về gia đình.
        Anh em chúng tôi cởi ni lông đi vào nhà, được các em tíu tít hướng dẫn chỗ để ba lô, đồ đạc, chỉ cho chúng tôi chỗ rửa chân tay… Hai tay quản lý C1 và C3 là Tuyên và Bình ( đều quê Đông Thiệu - Thanh Hóa ) cứ lấy ngón tay chọc chọc sau lưng tôi rồi cười tủm tỉm. Sau khi nghe anh Việt và anh Thơi trình bày hoàn cảnh của chúng tôi, anh đồng hương của anh Việt liền bảo các cô gái :
            - Mấy em xem tý nữa nấu cơm cho các anh đây ăn và bố trí chỗ nghỉ cho anh em nhé !
       Anh Thơi vội nói :
            - Thôi khỏi anh ơi, chúng em có mang gạo, mì tôm và xoong nồi theo theo đây rồi. Anh chỉ cho tụi em mượn bếp nấu nhờ thôi.
            - Xin lỗi các anh em, chúng tôi vừa dùng cơm xong nên mong anh em thông cảm. Thôi, thế anh em định nấu như thế nào thì để các em chúng nó giúp. Mấy anh em đi tắm rửa thay quần áo đi.
       Các cô gái cũng ríu rít hòa theo :
            - Đúng đó, mấy anh cứ để đó tụi em nấu giúp cho, còn mấy anh cứ đi tắm rửa thay đồ đi, kẻo lạnh đó.
       Phải thú thật là, mặc dù lúc đó người chúng tôi đã ngấm lạnh vì nước mưa, nhưng khi gặp được anh bạn của anh Việt và các thím bộ đội của ta tiếp đón chu đáo như vậy, mọi mệt nhọc và đói rét như tan biến đâu hết.     Chúng tôi lấy bao tượng đổ gạo vào chiếc xong 5 mang theo và 2 gói mì tôm để nấu làm canh ra cho các cô gái nấu giúp. Một cô nói lớn :
            - Trời, mấy anh chỉ định ăn thế này thôi sao?
       Nghe vậy, bạn của anh Việt liền bảo các cô gái mang chút cá khô ra chiên lên để chúng tôi. Sau khi bàn giao cho các cô gái, chúng tôi thay nhau đi tắm rửa theo sự hướng dẫn của các cô. Trong lúc tắm, tay Tuyên người Thanh Hóa thì thào với tôi:
            - Giá mà được ở luôn tại đây chờ lấy gạo thì hay quá mày nhỉ ?
        Tôi phì cười :
            - Bố đừng có mà mơ hão, sáng mai phải biến khỏi đây rồi !
        Mấy anh em cùng cười với nhau. Sau khi ăn cơm xong, trong lúc ngồi uống nước. Anh Việt nhìn chúng tôi cưởi tủm tỉm, rồi hất đầu về phía mấy nữ chiến sỹ đang nằm tòng teng trên mấy chiếc võng được mắc vào các cột nhà sàn, nháy mắt với chúng tôi. Ý nói : Hãy sang nói chuyện làm quen đi ! Bình và Tuyên lấy tay đẩy đẩy anh Thơi và anh Tín, vừa là 2 người hơn tuổi trong đoàn, vừa là người Sài Gòn với nhau sẽ dễ bắt chuyện hơn. Nào ngờ, 2 anh ấy cũng rụt rè chẳng khác gì Bình, Tuyên và tôi. Đùn đẩy một lúc thì anh Tín ( người quận 8 ) cũng mạnh dạn sang bắt chuyện và nhận đồng hương. Nghe anh Tín nói cười với mấy em, chúng tôi lúc đó mới mạnh dạn dần và cùng sang góp chuyện. Các em ngồi trên võng nói cười với chúng tôi rất tự nhiên. Đúng là nhiều khi con gái mạnh bạo hơn con trai trong chuyện làm quen. Vì chỉ nói chuyện được khoảng 10 phút, anh em tôi lại trở lại bàn uống nước. Sau đó mọi người lục tục đi mắc võng vào các cột nhà còn lại và đi ngủ.
        Tưởng là quá mệt sau một ngày đi đường gặp nhiều trắc trở, những tưởng là nằm xuống là ai cung có thể ngủ ngay. Nhưng nằm trên võng nghe các cô gái thủ thỉ nói chuyện với nhau. Thỉnh thoảng các cô lại cười rúc rích làm chúng tôi thật khó ngủ được.  Thỉnh thoảng Tuyên và Bình lại thì thào hỏi trêu tôi :
            - Mày ngủ chưa Giang ?
            - Tao đang mơ đây!
        Chúng tôi cười khì khì. Đúng là mấy thằng nhát gái với nhau Grin. Rồi giấc ngủ cũng đến với tôi lúc nào không hay.
        Sáng hôm sau, tiếng nói cười của mấy cô gái đã làm chúng tôi thức giấc. Cảm giác thật bình yên và ấm áp. Chúng tôi ăn sáng xong thì anh Việt giục chúng tôi chuẩn bị để lên đường. Chúng tôi chào mấy anh và các cô gái ở đây rồi lên xe lòng đầy lưu luyên. Thằng Tuyên nói nhỏ với tôi :
           - Ước gì bây giờ xe lại hỏng tại chỗ này nhỉ!!!
       Anh  Tín vặc lại :
           - Cái thằng chỉ nói gở mồm, nhỡ nó hỏng thiệt thì sao?
   Nói vậy, nhưng tôi biết trong lòng anh Tín cũng mong vậy. Tôi cũng mong như thế Wink Grin.
   Đấy là kỷ niệm lần đầu tiên về kho MT 479 lấy gạo cho đơn vị của chúng tôi.  
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Ba, 2014, 12:54:26 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #87 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2014, 01:11:32 pm »

 Lão DinhLongGiang và "đồng bọn" sướng thật đấy. Wink

 Cả đời lính của tôi ở K chẳng được một lần đứng gần cô gái VN nào tới 10m, duy nhất 1 lần có mấy cô y tá đi thực tập ở viện Sư đoàn, xe chạy ngang qua đón đơn vị tôi đi tác chiến. Thấy 1 lần và không gặp lại bất kể chị em nào khác.

 Lính Quân Khu sướng ghê, lại được chị em nấu cơm cho ăn, được cả hướng dẫn cho tắm rửa. Gặp tôi mà được như vậy thì tức khắc đau ốm, lên cơn sốt rét liền, cứ lăn ra đó mà "ăn vạ", chí ít cũng được ở đó 1 tháng và khi về có cả giấy xuất viện. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #88 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2014, 02:59:54 pm »

Lão DinhLongGiang và "đồng bọn" sướng thật đấy. Wink

 Cả đời lính của tôi ở K chẳng được một lần đứng gần cô gái VN nào tới 10m, duy nhất 1 lần có mấy cô y tá đi thực tập ở viện Sư đoàn, xe chạy ngang qua đón đơn vị tôi đi tác chiến. Thấy 1 lần và không gặp lại bất kể chị em nào khác.

 Lính Quân Khu sướng ghê, lại được chị em nấu cơm cho ăn, được cả hướng dẫn cho tắm rửa. Gặp tôi mà được như vậy thì tức khắc đau ốm, lên cơn sốt rét liền, cứ lăn ra đó mà "ăn vạ", chí ít cũng được ở đó 1 tháng và khi về có cả giấy xuất viện. Grin



Vậy ông anh vẫn sướng hơn lứa lính sau này!  Cry một bóng hồng VN thì có mà mơ,thậm chí em Cam cũng ít có dịp.
Vậy ra lứa lính đi sau thiếu thốn hẳn lứa lính các bác,chúc mừng các đàn anh!
Có một lần đi nhờ các bác tài từ Ban Ta-Veng ra Sam-rong,khi ra tới nơi,hai tay hai Chân điều bầm tím vì bị 4 cạnh của chiếc Máy 71c cấn do xóc +hai Chảo tróc hai miếng xi  Grin. Ấn tượng tay lái lụa của các bác tài,chạy tốc độ trong rừng không phải dễ tí nào thế mà các bác vẫn veo veo như trên đường nhựa!
Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #89 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2014, 04:34:50 pm »


      -  Bây giờ thế này nhé : Nếu anh đưa các em về Siêm Riệp luôn bây giờ thì rất nguy hiểm, vì đi đêm có thể sẽ bị địch phục kích, nhát là đoạn từ karalanh đến Puốc. Tốt nhất là tý nữa về đến Chông Kan, anh sẽ đưa mấy anh em vào nghỉ nhờ tại chỗ ở của anh bạn đồng hương của anh làm bên quân y ( hay bên hậu cần gì đó, vì lâu quá rồi tôi không còn nhớ rõ ) của sư 302. Anh em ta nấu cơm ăn và ngủ lại ở đó rồi sáng mai mới về Siêm Riệp. Mấy em thấy thế nào, có được không ?
         Chúng tôi nhất trí. Anh Việt cho xe chạy một mạch rồi rẽ vào bên trái một đoạn thì đến nơi. Anh Việt gọi tên anh bạn đồng hương của anh và chúng tôi thấy một anh cũng chạc tuổi anh Việt chạy ra ( đến nay tôi không còn nhớ được tên anh ấy là gì nữa ). Hai anh trao đổi với nhau xong thì mời chúng tôi vào nhà. Nơi anh ấy ở là dưới gầm một nhà sàn khá to rộng. Năm anh em chúng tôi lục tục theo sau 2 anh. Khi vào đến nhà thì một cảm giác hết sức ngỡ ngàng và khó tả đến với chúng tôi. Anh em tôi đưa mắt nhìn nhau như ngầm thốt lên : Là con gái Việt Nam! Có đến 5 cô mặc quân phục trông gọn gàng, xinh xắn ríu rít chào chúng tôi bằng giọng Sài Gòn nghe dễ thương quá chừng. Vì cũng đã khá lâu rồi, anh em tôi cứ mải dong ruổi theo đơn vị hành quân truy quét hết phum nọ, đến cánh rừng kia ở Sàm Rông - Cước Môn - Pà Ong - Núi Cóc . Kể từ ngày được gặp cô y tá F302 ngăn không cho chúng tôi uống nước giếng có đầy đầu lâu ở Công Pông Chàm hồi tháng 2/79 cho đến lúc đó, gặp các thiếu nữ K thì nhiều nhưng tiếng thì không biết, hình ảnh thì lại khác con gái ở ta. Nên các cô gái Việt Nam ở K vẫn luôn là hình ảnh gợi nhớ về quê hương, về gia đình.
      
   Đấy là kỷ niệm lần đầu tiên về kho MT 479 lấy gạo cho đơn vị của chúng tôi.  


Trích dẫn
Lão DinhLongGiang và "đồng bọn" sướng thật đấy.......... Lính Quân Khu sướng ghê,  

Chào Dinhlonggiang..

Như vậy là các bạn cũng phải được “dạo phố”   1 đêm ở Siêm Riệp chứ?…Bởi sáng hôm sau từ Chongkal hay Kalanh về Sriep đã gần hết 1 ngày rồi.. còn bốc gạo nữa thì đâu có về kịp trong ngày…  Nhưng bạn xem lại vị trí nghỉ có đúng là Chongkal không??  Bởi bên trên bạn đã viết là qua Cầu cháy rồi mà.. Tất nhiên lộ 68 có nhiều Cầu cháy, nhưng qua ChongKal về Kralanh  thì Cầu cháy  nổi tiếng mà anh em diễn đàn VMH hay nhắc đến chỉ có 1..  

Tôi đang nghĩ  các Bạn nghỉ đâu đó gần Kralanh.. Mà lại có mấy “chị” như thế,  có khi  là phẫu tiền phương 7D mà tôi đang tìm ?? .. Nếu không phải, thì chắc phải nhở đến Thanh Loan thôi…. Bởi tháng  5/1980  bệnh xá F 302 đã về Chongkal rồi, hướng rẽ trái từ Sầm rông về Klanh của bạn luôn đó.. Shocked..…. Rất tiếc Bạn đã không nêu tên 1 “chị” nào, để Tôi  “trợ giúp”… Grin Grin.. ? Hay Bạn còn viết  tiếp về “một  người đêm đó không ngủ được”…  Grin

Nếu hôm đó ở lại Sriệp thì bạn có nghỉ ở chỗ này không?

Tại công viên dọc theo bờ sông Siêm Riệp, phía trước đối diện dinh thự Shihanouk khoảng 50m có cái sân khấu bằng gổ khá rộng, lại có mái che.. Một lần Tôi có công việc  như bạn và 3 anh em chúng Tôi đã ngủ ở đó vì nghe nói .. Một số Bác tài “cô đơn”  cũng hay ghé đó dừng xe… Lần ấy, Chúng tôi đã gặp Anh Thiện, lái xe GMC - E 429 cũng ghé đó và sáng hôm sau chúng tôi về cùng chuyến xe với Anh.. mới biết cả E 429 lúc đó còn duy nhất một chiếc xe  vận tải là xe Anh đang lái.. Có lẽ lúc đó đã là năm 81, 82 gì đó…

Chào MOD binhyen..

Câu "so sánh" này của MOD chắc là không thể phủ nhận.. Lính quân khu, nhất là quân khu “bể” nữa, chắc chắn “sướng” hơn lính quân đoàn…  nhưng chắc không hơn lính quân đoàn 4. . Grin.  

Khi từ Mimốt về Xa mát,  Tôi đã từng đứng trước cổng doanh trại của 1 đơn vị thuộc quân đoàn 3 có cái gương “tủ” trước cổng ngay sát biên giới  mà ngưỡng mộ sự đồng bộ và nghiêm túc điều lệnh của lính quân đoàn 3... Thế nhưng sau này, khi Tôi được điều về làm vệ binh F302,  thì Tôi lại thấy..rất  khó chịu với những điều lệnh “quân trường”  đó.... và nghiệm ra là càng xa mặt trời, tuy tối tí nhưng nó càng mát, càng dễ chịu… còn gần mặt trời có sáng tí thì cũng nóng bức.. cứ thế  mà suy ra tụi này “sướng” hơn là đúng rùi.. ..  

Chúc các CCB vui khỏe, sống lâu, nhớ dai.. .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM