Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:29:38 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điệp viên từ Ixraen tới  (Đọc 38986 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« vào lúc: 01 Tháng Ba, 2014, 12:26:42 am »

                      The Secret War: The Spy Game in the Middle East - Điệp viên từ Ixraen tới
                                Tác giả:Y. Ben-Porat (Ben Po-rát) – Uri Dan (U-ri Đan)
                                             Người dịch: Vinh Quang
                                       Nhà xuất bản Công an nhân dân 1989  
                       ================================================                            


                                                     I – Đêm cuối cùng


         Ngày thứ hai 17 tháng 5 năm 1965, vào lúc gần nửa đêm, Eli Cohen đã biết y sẽ chết.

        Những bước chân vội vàng của những người lính gác nện vang hành lang và tiếng động của chìa khóa tra vào ổ khóa của xà lim hiu quạnh làm y giật mình. Y ngồi nhổm dậy, nửa thức nửa ngủ. Dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn đêm không bao giờ tắt, y phân biệt ngay hai người lính Xy-ri.

        Eli tỉnh ngủ hẳn. Chỉ lúc ấy y mới nhận thấy, đứng giữa hai người lính, còn có mặt viên chánh án tòa án quân sự đặc biệt, đại tá Đan-li và giáo sĩ Do thái Nit-xim An-đa-bô của địa phận Đa-mát. Sự kiểm tra đột ngột, vào giữa đêm khuya của viên đại tá có giáo sĩ đi theo coi như rõ ràng sẽ mang y đi xử giảo. Y không còn thì giờ để đối phó nữa.

       Với giọng nói ồm ồm, viên đại tá cao lớn ra lệnh cho y mặc quần áo và đứng nghiêm.

       Đã đúng nửa đêm. Trong xà lim được canh gác nghiêm ngặt nhất ở nhà tù En Ma-đa, thành phố Đa-mát, Eli Cohen đứng nghiêm nghe từ miệng đại tá Đan-li thốt ra: ”Mày sẽ bị xử tử đêm nay, treo cổ, cho tới khi chết”.

       Đại tá Đan-li dùng tiếng A-rập nói với Eli Cohen, rồi lùi lại một bước nhường chỗ cho giáo sĩ Nit-xim An-đa-bô. Ông già tám mươi tuổi, râu bạc như cước, tuổi tác làm cong người vì vụng về và cảm động, giọng run rẩy đọc một câu kinh bằng tiếng ”Hê-bơ-rơ”: “En Ma-lê Ra-ha-min... -Thượng đế đầy lòng nhân đức…”. Đấy là bài kinh đọc đầu giường người sắp chết.

       Eli Cohen khẽ đọc lời cầu nguyện với viên giáo sĩ và ông già không sao ngăn được nước mắt. Eli Cohen còn cầm được mình không khóc. Ngay cả viên giáo sĩ An-đa-bô vì mất tự chủ, đọc quên cả lời cầu nguyện cổ truyền!

         Bị binh lính vây quanh,do viên đại tá dẫn đầu và có giáo sĩ đi theo, Eli Cohen lững thững qua hàng hiên ghê rợn của nhà tù En Ma-đa. Khi xuống tới tòa nhà dưới, cả đoàn người phải dừng lại vì các thủ tục cuối cùng, trong lúc ấy các sĩ quan Xy-ri khác, tùng nhóm một đứng cách nhau. Trong đám sĩ quan này, Eli nhận ra những viên thẩm phán tòa án quân sự đặc biệt. Sự yên lặng dễ sợ đè nặng bầu không khí lúc đó, chỉ bị tiếng cầu kinh của viên giáo sĩ khuấy rối và thỉnh thoảng, những lệnh truyền bằng tiếng A-rập của những sĩ quan có mặt.

       Khi hai cánh cửa của lối đi ra sân của nhà tù nặng nề mở cho tên tử tội cùng đoàn lính gác và thẩm phán đi ra, lúc ấy đã gần hai giờ sáng. Một đoàn xe con và vận tải của quân đội Xy-ri đã túc trực trong sân, dưới ánh đèn chiếu sáng của nhà tù  và đèn xe ô tô đã nổ máy sẵn, quét sang một cách sống sượng. Dẫn đầu đoàn xe là một chiếc xe hòm đen kiểu Mỹ lịch sự, ở trên xe đã thấy viên Cục trưởng phản gián của quân đội Xy-ri, đại tá A-mét Xuây-đa-ni(Sau này là Tổng tham mưu trưởng quân đội Xy-ri).

       Eli Cohen hai tay bị trói quặt ra sau lưng, mặc bộ quần áo tù bằng vải nâu, bị đẩy lên một xe tải nhỏ đậu ở giữa đoàn xe có giáo sĩ Nit-xim An-đa-bô ngồi cạnh. Bốn người lính cầm súng trung liên không ngừng để mắt đến y.

       Rồi cửa ngoài nhà tù mở toang, đoàn xe lao vào đêm tối lạnh lẽo và ẩm thấp, chạy qua những dãy phố của Đa-mát còn chìm trong giấc ngủ.

       Ngồi trong chiếc xe tải nhà binh loại nhỏ phủ bạt kín, Eli Cohen không sao nhận được quãng đường đoàn xe đi qua. Nhưng y cũng hiểu rằng việc hành quyết y vẫn ở một nơi trong thành phố Đa-mát, nơi hàng bao nhiêu thế kỷ nay vẫn dựng giá treo cổ!

       Đoàn xe dừng lại, những quân lệnh lại vang lên, rời rạc và ầm ĩ. Khi tấm bạt che đằng sau chiếc xe tải nhỏ kéo lên, Eli nhận ra nhà ở trước mặt y là trạm cảnh sát nằm ở góc quảng trường trung ương của thành phố Đa-mát, quảng trường En Mác-ga nổi tiếng.

       Đây là trạm nghỉ cuối cùng của tên tử tội, trước khi bị đem ra quảng trường treo cổ.
      

« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2021, 01:13:43 pm gửi bởi ptlinh » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #1 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2014, 08:34:14 am »

      Bị những sĩ quan Xy-ri dẫn trước và theo sau, lính vây quanh và cảnh sát bám sát, Eli Cohen và viên giáo sĩ sẽ được dẫn tới trước một cái bàn gỗ thô, kê ở giữa buồng chính của trạm cảnh sát. Ngồi cạnh bàn và trước mặt y là viên giáo sĩ lầm rầm đọc kinh ca tụng Thượng đế. Ngay lúc ấy, Eli Cohen nhận ra đại tá A-mét Xuây-đa-ni đương im lặng soi mắt nhìn vào y.

      Tên tử tội không hề biết rằng trước đây 24 giờ, viên Cục trưởng phản gián Xy-ri đang công tác ở Mát-xcơ-va đã được Tổng thống Xy-ri, tướng A-min En Ha-phê gọi về cấp tốc,, chắc chắn vì việc hành quyết tên gián điệp Eli Cohen.

      Dựa trên những tin tức mật, tổng thống Ha-phê, và các quân nhân thân cận của ông cũng có nhiều lo ngại, do việc xử tử Cohen có thể bị những người láng giềng Ixraen của họ đối phó lại! Do đó tướng Ha-phê đã ra những lệnh nghiêm ngặt chỉ có một số sĩ quan cao cấp trong quân đội được biết ngày hành quyết – được quyết định trước đấy hai hôm – và cũng chỉ cho các nhà lãnh đạo chính phủ, chính đảng và những nhân vật có trách nhiệm của quân đội có mặt ở Đa-mát đêm hôm 18 rạng 19 tháng 5.

      Tướng Ha-phê cũng ra lệnh đưa ra dọc biên giới với Ixraen từ En Ha-ma phía nam đến các ngọn đồi đối diện với làng Đan ở phía bắc, những quân cơ giới tiếp viện, trang bị rất nhiều sơn pháo và cao xạ. Suốt đêm 18 rạng 19 tháng 5, các đồn quân Ixraen có thể theo dõi bằng ống viễn kính, sự di động của những đèn chiếu của một số quân dụng quan trọng bố trí trên những ngọn đồi của quân địch.

        Đã một trăm ngày, từng ngày một đã trôi qua kể từ buổi sang khi các sĩ quan của cơ quan phản gián Xy-ri phá cửa nhà Eli, ở ngay giữa thành phố Đa-mát. Cũng từ sáng hôm ấy, y bị cắt đứt với thế giới, thậm chí không hiểu, liệu thế giới bên ngoài có biết việc y bị sa lưới, có biết bản án của phiên tòa xử kín và lời phán quyết cuối cùng không?
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Ba, 2014, 09:40:09 am gửi bởi huytop » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #2 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2014, 10:01:27 pm »

       Đại tá Đan-li nói với y:
     - Eli Cohen, nếu anh muốn, anh có thể viết lời trối trăng hoặc biết bức thư cuối cùng.

      Bị dựng dậy từ lúc nửa đêm, Eli không mở miệng nói một câu với các quân nhân Xy-ri vây quanh. Hướng về viên giáo sĩ An-đa-bô, Eli nói với ông này, giọng nói bình tĩnh và nhỏ nhưng đủ cho những người lúc đó ở trong buồng nghe rành rọt:
    -Tôi không nợ nần ai cả. Tôi không muốn viết lời trối trăng. Nhưng tôi còn một nhiệm vụ cuối cùng với gia đình tôi. Tôi muốn viết cho vợ và các con tôi một lá thư.

      Người ta đặt trước y mấy tờ giấy và cái bút mực. Chậm rãi, với sự bình tĩnh của một người có suy nghĩ về từng chữ ghi trên giấy, Eli Cohen viết những dòng sau:
    -“Gửi Na-đi-a vợ tôi và gia đình thân yêu của tôi.

     Tôi viết cho cả nhà những lời cuối cùng này để khuyên cả nhà hãy sống đoàn tụ. Na-đi-a, anh xin em tha lỗi cho anh và chăm sóc đến mình và các con, trông nom các con học hành cho hoàn hảo. Chớ có bỏ liều cả em, cả các con để chúng khỏi thiếu thốn. Em nên luôn giữ quan hệ tốt với gia đình anh. Anh khuyên em nên tái giá để cho các con có một người cha. Em hoàn toàn tự do làm việc này. Anh đề nghị em chớ để thời giờ khóc than những việc không còn nữa. Em hãy nên nghĩ đến tương lai.

     Anh gửi em nhiều cái hôn, cho Xô-phi, I-rít, Xôn và cho cả gia đình. Em đừng quên một ai trong nhà. Em hãy chuyển cho gia đình những tâm tư cuối cùng và tình thân yêu của anh.

     Em đừng quên cầu nguyện cho linh hồn của cha anh và của anh được siêu thoát.

     Tôi gửi cho cả nhà Sa-lôm, những cái hôn cuối cùng của tôi”.

                                                                 Eli Cohen
                                                                18-5-1965

    Gần nửa đêm, đài phát thanh Đa-mát đã loan tin tên gián điệp Eli Cohen sẽ bị treo cổ ở quảng trường En Mác-ga.

    Người ta liền thấy ngay một đoàn kỳ dị hàng trăm người, mới ở trong chăn ra, từ bốn phía kéo tới quảng trường. Họ từ các khu phố nghèo nàn, đường phố khúc khuỷu của thành phố Đa-mát, một số đông khác thì từ những khu vực nhà cửa tối tân được xây dựng từ năm 1945, gồm toàn những gia đình quyền quý, giầu có và những sĩ quan thường trự ở. Họ kéo đến nơi đã từng diễn ra mọi biến cố vẻ vang hoặc rùng rợn của nước Cộng hòa Xy-ri. Ở đây, sáng bảnh mắt đã thấy dựng giá treo cổ hoặc những cuộc hoan nghênh người cầm đầu các cuộc đảo chính liên tiếp.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #3 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2014, 11:16:01 am »

      Trong lúc bước lên bục xử giảo thê thảm kia, Eli Cohen như một kẻ du đãng ở Đa-mát đã ngắm nghía những chiếc xe bọc thép của quân đội Ixraen được trưng bày ở khắp quảng trường từ mùa đông 1962, trên những ngọn đồi bao quanh hồ Ti-bê-ri-at sau khi quân đội Xy-ri thắng trận ở Nu-kê-ip.

      Ngay từ nửa đêm, một sự im lặng cảm đông đến hãi hung bao trùm quanh quảng trường En Mác-ga tối om. Hàng ngàn người vây đặc đã bị binh lính và cảnh sát chặn đứng xa hàng rào dây thép gai đặt quanh khán đài.

     Chưa bao giờ người ta hiểu nổi cái gì đã nhói lên ở trong lòng Eli Cohen khi y từ chối sự giúp đỡ của đại tá Đan-li và bước lên đài xử giảo một mình. Y chắc phải cảm thấy sự im lặng nặng nề và căng thẳng của đám đông khi trông thấy y.

     Những nhân chứng gần gũi nhất trong vụ hành quyết – Một đoàn chừng năm mươi nhà báo, phóng viên nhiếp ảnh và vô tuyến truyền hình Xy-ri đã trông thấy y, mặt mày xám ngoét nhưng khá bình tĩnh khi Ap-bu Xa-lim (người thực hiện lệnh xử giảo) to lớn, choàng cho y một túi mà trắng của tử tù, có các cạnh được khâu qua quýt.

      Đại tá Đan-li trước các nhân viên tòa án quân sự đã xử y, một lần nữa hỏi Eli Cohen câu hỏi mà từ khi y bị bắt đã ám ảnh các nhà lãnh đạo Xy-ri mãi:” Eli Cohen, anh có đồng lõa ở Xy-ri không? Anh có còn khai gì nữa không?”.

      Cũng những nhân chứng ấy lại nghe thấy câu trả lời của tên gián điệp:” Tôi rất tiếc những việc tôi đã làm và tôi xác nhận những lời khai cũ của tôi.”
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #4 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2014, 10:35:50 pm »

      Một giờ sau, đại tá Đan-li giải thích cho các nhà báo rằng, Eli Cohen nhận là không có đồng lõa ở Xy-ri.

      Sau lời khai, Eli Cohen quay lưng lại phía đại tá Đan-li và bước từng bậc lên giá treo cổ, ở đây Ap-bu Xa-lim đã đứng chờ hắn. Trước khi tròng dây vào cổ y, Ab-bu chìa cho y một chiếc khăn trùm đầu sụp xuống tận mắt nhưng Eli đưa mắt ra hiệu từ chối.

      Lần cuối cùng, Eli Cohen lại nghe thấy lời cầu nguyện” Thượng đế đầy lòng nhân đức” từ miệng ông già Nit-xim An-đa-bô đứng ở chân cột giá treo cổ. Rồi mọi việc đã diễn ra một cách chớp nhoáng. Khi những người đứng xem ở quảng trường En Mác-ga và những nhân viên của Đài vô tuyến truyền hình Xy-ri mới chỉ kịp nhìn thấy tên tử tù từ chối che mặt sau cái khăn trùm đầu, thì cổ y đã gãy gập và đầu gục xuông ngực không động đậy nữa. Cũng phải tới chin mươi giây đồng hồ cho đến khi y chết và sau hai phút rưỡi nữa, Ap-bu Xa-lim mới tuyên bố với các nhân viên tòa án quân sự:” Eli Cohen chết rồi”.

      Lúc ấy là 3 giờ 35 phút  ngày 19 tháng 5 năm 1965.

     Vẫn lại đại tá Đan-li phải làm thủ tục cuối cùng của vụ hành quyết, ông ta dán lên cái túi trắng phủ xác một tờ giấy to, ta có thể đọc những dòng chữ A-rập ghi lời phán quyết của tòa án quân sự đã xử và kết tội tên gián điệp:” Ê-li A-hu Ben Xa-un Co-hen bị nhân dân A-Rập Xy-ri xử tử hình sau khi kết án đã đột nhập vào lãnh vực quân sự và báo những tin bí mật cho quân thù!”.

    Mười ngàn người diễu qua thi hài y phơi ở quảng trường từ đêm cho tới mười giờ sang. Trời đầy sao đêm tháng năm đã nhường chỗ cho mặt trời hừng hực của đầu mùa hè ở Xy-ri khi các nhà chức trách Đa-mát cho hạ xác chết và đem chôn ở nghĩa địa Do thái của thành phố.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #5 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2014, 12:30:18 am »

                                                       II – Thời niên thiếu ở Ai-cập


       Eli Cohen đã sống ở Ai-cập từ lúc cất tiếng khóc chào đời cho đến khi ba mươi tuổi. Nhưng những năm cuối cùng ở Ai-cập, y đã sống xa gia đình và hoàn toàn chăm chú vào hoạt động mà từ khi còn trẻ đã làm y nổi tiếng. Tổ chức di cư người Do thái gốc Ai-cập trở về Ixraen.

       Gia đình Eli Cohen đã sống nhiều đời ở A-lép-pô, miền bắc Xy-ri, một thành phố hàng bao thế kỷ nay đã bảo trợ một khu dân cư Do thái phồn thịnh.

       Đầu thế kỷ 20, một phần gia đình Eli Cohen đã rời Xy-ri sang A-lec-xăng-đơ-ri ở Ai-cập.

      Cũng như phần đông gia đình Do thái phương Đông, cha mẹ y mang niềm kiêu hãnh của một gia đình đông con. Sau Ô-đét, con trưởng, Eli Cohen ra đời. Đó là niềm vinh dự của cả gia đình, do vậy, y được đặt tên theo tên nhà tiên tri Ê-li A-hu. Tiếp sau là Mô-rít, Et-ra, Xi-on, Ê-phơ-ra-him và sau rốt là An-be A-bra-ham.

      Ông bố và bà mẹ thích chụp trên đầu chiếc mũ đỏ tết theo kiểu địa phương, có thể ngồi suốt tối này sang tối khác để kể lại những kỷ niệm đẹp đẽ ở A-lép-pô bằng thứ thổ ngữ Xy-ri được phát âm theo giọng nói vùng A-lec-xăng-đơ-ri, nơi tám người con (sáu trai và hai gái) đã lớn lên như những người Do thái Ai-cập thực thụ.

      Nhưng hai ông bà già này không thể tưởng tượng được rằng một ngày năm 1962, Eli trở lại A-lép-pô làm gián điệp cho Ixraen với nhiệm vụ theo dõi sát cuộc nổi dậy của các sĩ quan chống chế độ Xy-ri.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #6 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2014, 01:53:32 pm »

      Eli Cohen theo học trường Mai-mô-nít của làng Do thái ở A-lec-xăng-đơ-ri. Cậu bé gầy gò ốm yếu, có mái tóc đẹp đen nhánh học ở trường này những bài học Do thái đầu tiên bằng thứ ngôn ngữ mà nó đã học trong sách Thánh.

       Là một học sinh giỏi nhất lớp và cũng do đó mà sau này Eli không gặp khó khăn gì khi theo học các lớp ở Mi-đơ-ra-đa (trường Đại học Do thái) của giáo sĩ Mô-se Ven-tu-ra, và ở cả A-lec-xăng-đơ-ri.

       Hồi ấy, quan hệ giữa những kiều dân Do thái ở A-lec-xăng-đơ-ri với nhân dân A-rập vùng này đã có một ảnh hưởng trái ngược với thiểu số Do thái ở Tây Âu. Dân Do thái ở A-lec-xăng-đơ-ri đồng hóa khó khăn trong lòng đa số dân Hồi giáo, đã thực hành tất cả để lưu giữ và truyền thụ lại phong tục của mình cho những thế hệ mới. Điều đó giải thích tại sao con cái gia đình Cohen đã theo học ngay từ thưở nhỏ ở trường làng Do thái.

      Việc nghiên cứu di sản Do thái, đọc các kinh Thánh, Thánh thư các nhà bình luận của Cổ phong văn tập hoặc truyền miệng những phong tục, lễ nghi cuộc sống hàng ngày đã sắp xếp đời sống các tín đồ Do thái nghiêm chỉnh như một cái đồng hồ, từ đời cha đến đời con.
      
     Nhưng Eli Cohen tuy mang rất sớm danh hiệu “I-lu” – “Nghĩa là học sinh cao đẳng” đã không thỏa mãn với nền giáo dục Do thái như vậy. Y bỏ phần lớn thời gian để nghiên cứ ngôn ngữ, văn chương A-rập và trau dồi thêm Pháp văn. Có năng khiếu về ngôn ngữ, ngay từ thời còn là học sinh. Eli Cohen đã có thể diễn đạt một cách lưu loát và mạch lạc tiếng Do thái, Ai-rập và Pháp.

      Bạn học với Eli kể lại rằng, y là một học sinh khác hẳn với các học sinh khác, ít khi người ta thấy Eli tham dự một trận đấu bóng tròn tổ chức đột xuất trên sân cỏ nhà trường vào giờ ra chơi. Phần lớn thời gian này, y đứng riêng ở một xó để ôn lại bài, hoặc đọc một trang của quyển sách nào đó luôn mang theo. Những môn thể thao mà Eli thích là bơi ở biển A-lec-xăng-đơ-ri và chạy trên bãi cát, sau khi tắm
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Ba, 2014, 02:27:22 pm gửi bởi huytop » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #7 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2014, 09:04:27 pm »

       Khi chiến tranh thế giới lần thứ hai đến sát biên giới A-rập thì Eli Cohen mười tám tuổi. Năm 1942, quân đội của Rommel đã tới cửa ngõ A-lec-xăng-đơ-ri. Nhiều máy bay ném bom luôn luôn bay trên thành phố, thả bom xuống bến cảng – Một trong những căn cứ hải quân của Đồng Minh ở Địa Trung Hải.

      Một người bạn cùng học của Eli là Đa-vit Cru-đơ, sau này là Tham tán kinh tế ở Ten A-vip kể lại: những vụ báo động liên miên máy bay ném bom tới gần chẳng làm người thanh niên này xúc động mấy. Anh ta còn giễu cợt bạn bè và nhiều lần không chịu vào hầm trú ẩn của nhà trường. Ngay từ hồi 18 tuổi, Eli đã biểu thị cá tính bởi sự bình tĩnh bên trong và một xu hướng rõ rệt về sự táo bạo.

    Đa-vit Cru-đơ vẫn nhớ là trong những giờ phút căng thẳng nhất, Eli Cohen có thói quen là tìm những câu hài hước để làm dịu đi những bạn học cáu kỉnh.

     Một khoảng cách tự nhiên hình như được sắp đặt giữa gã trai trẻ chuyên cần này với bạn bè cùng lớp. Tuy nhiên các bạn y đều phải thừa nhận, Eli là một anh chàng kín đáo, ít hòa mình với xung quanh. Cho đến ngày nay – hơn hai mươi năm sau, bạn bè cũ của y đều nói rằng: Eli là một gã con trai lạ lùng.

      Sự thật có thể tầm thường hơn sự nhận xét quá muộn này. Eli là một gã con trai kín đáo và chuyên cần, sống hơi cách biệt và hoàn cảnh đời sống của y khác với đám bạn bè. Cha mẹ y quá nghèo vì phải nuôi tám đứa con. Chịu sự sắp đặt và giáo dục của gia đình, nên Eli Cohen chú ý đặc biệt đến cuộc sống của dân Do thái ở A-rập và của quê hương Do thái ở Pa-lét-xtin lúc đó sống dưới cai trị của Anh.
     
       
   
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #8 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2014, 07:23:20 pm »

        Cũng như nhiều thanh niên Do Thái khác ở A-lec-xăng-đơ-ri, Eli quen thuộc rất sowmsvowis những nhóm khủng bố Do Thái, những nhóm “Ha-ga-na”, “I-yec-gun”, hoặc đội “Xtec”. Chuyện  những hoạt động bài Anh do những nhóm trên chủ trương truyền qua dân Do Thái ở A-lec-xăng-đơ-ri. Thỉnh thoảng người ta đọc các tin chi tiết này đăng trên báo chí A-rập. Nhiều chi nhánh ở ngoại quốc của những nhóm khủng bố này cũng có cả ở A-rập. Năm 1944, hai thanh niên Do Thái Pa-le-xtin nhân viên của nhóm “Xtec” là Ê-li-a-hu Ben Du-ri và Ê-li-a-hu Ha-kin, đã ám sát viên nghị sĩ Môi ở Cai-rô để thu hút sự chú ý của thế giới về việc chính phủ Anh từ chối không cho dân Do Thái di cư vào Pa-le-xtin. Eli Cohen theo dõi bản án của hai nhân viên khủng bố trẻ tuổi này và khâm phục sự can đảm của họ, mặc dầu bị tra tấn vẫn không khai ra những bạn chiến đấu của nhóm.

       “Bộ đôi Ê-li-a-hu” khi bị xử treo cổ, cũng trạc tuổi Eli Cohen, cùng mang họ của Eli (Ê-li-a-hu) như y. Khi thấy ảnh của Ben Du-ri và Ha-kin trên giá treo cổ, in trên báo chí Cai-rô, thì Eli Cohen đã có chủ định rồi. Y cũng sẽ chiến đấu cho sự “giải phóng” của quê hương y.

       Rồi trong những năm tới, Eli Cohen còn phải trông thấy nhiều giá treo cổ khác, trước khi trông thấy giá treo cổ dựng ở Đa-mát năm 1965 dành cho y.


                                                   III – Phá hoại ở Cai-rô

      Năm 1944, khi hai mươi tuổi, Eli Cohen tham dự trong hàng ngũ thanh niên Do Thái tự trị ở A-lec-xăng-đơ-ri. Bắt đầu từ ngày ấy và liên tục cho đến khi bị xử tử ở Đa-mát, Eli là một giáo chức của phong trào tự trị và của nhà nước Ixraen. Xúc động trước bản án của Ben Du-ri và Ha-kin trong nhóm “Xtec” ở Cai-rô, Eli đã quyết định phục vụ theo chí hướng của những người này.

      Eli Cohen là một tay trợ lực quí báu của những người chỉ huy phong trào thanh niên Do Thái. Những kiến thức, trình độ văn hóa Do Thái và A-rập đã giúp y nhanh chóng trở thành một huấn luyện viên, rồi người phụ trách một nhóm thanh niên, Eli sớm nổi tiếng trong đám trai trẻ cùng chí hướng ở A-lec-xăng-đơ-ri như là một “nhà truyền giáo” hoàn hảo, người khuyến khích đám thanh niên tham gia phong trào và sẵn sàng lên đường đi Pa-le-xtin.

       Trong khoảng thời gian này của đời Eli, người có ảnh hưởng với y nhất, đã dìu dắt y vào phong trào tự trị là Xa-mu-en A-da. Ngay từ năm 1944, người giáo viên này đã là điểm tập hợp của những người tự trị “tích cực” ở A-lec-xăng-đơ-ri và Cai-rô. Cũng bắt nguồn từ Xa-mu-en A-da, tổ chức Ha-ga-na ở A-rập hoạt đồng và nguồn di dân Do Thái gốc A-rập đi Pa-le-xtin và sau đó năm 1948, đi Ixraen được tiến hành.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Ba, 2014, 07:46:58 pm gửi bởi huytop » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #9 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2014, 08:28:17 pm »

     Là bạn thân của Eli Cohen, A-da đã khuyến khích y tham gia một phần hoạt động mạo hiểm, Eli hoạt động quá mạnh trong phong trào Do Thái tự trị khiến các nhà chức trách A-rập phải nghi ngờ. Cuối cùng việc khám phá ra Eli thuộc phe những người tự trị và ngay từ năm 1945, đã tổ chức cho kiều dân Do Thái đi Pa-le-xtin, y buộc phải rời trường đại học “Pha-rúc đệ nhất” trước khi học xong. Việc này xảy ra vào năm 1947. Từ năm đó người ta lại thấy Eli dành phần lớn thời gian hoạt động mạnh cho phong trào bí mật. Y làm kế toán cho một xí nghiệp gỗ ở A-lec-xăng-đơ-ri để giải quyết sinh kế.

       Ixraen tuyên bố độc lập và cuộc chiến tranh giữa các quốc gia A-rập, kể cả Ai-cập, với Do Thái vào năm 1948, đã gây ra những hậu quả quan trọng cho dân Do Thái ở Ai-cập. Phần lớn kiều dân Do Thái, chừng ba trăm ngàn người, đang sống ở Ai-Cập đều nhận ra rằng trong tình hình hiện nay, họ chỉ có thể sống yên ổn nếu rời xa xứ này. Những phương thức di dân hàng loạt đã được những tổ chức trong đó có Eli Cohen và Xa-mu-en bố trí từ lâu.

       Rất nhiều trung tâm di dân Do Thái đã được đặt ở Ai-Cập và do cơ quan Do Thái Ai-Cập điều khiển và trợ cấp – Ban chấp hành của phong trào tự trị này giống như một chính phủ của Do Thái. Cơ quant rung ương hoạt động trong bí mật, lấy tên là “ Cục du lịch Gơ-run-béc”, đặt ở một tầng gác ngôi nhà đồ sộ ở Cai-rô. Một chi nhánh của cục này hoạt động ở A-lec-xăng-đơ-ri.

      Cách thức di dân bí mật cũng bình thường thôi: người ta tổ chức những cuộc “du lịch” đi Pháp. Nếu có những viên chức người Ai-Cập không ngây thơ để tin vào chuyện dân Do Thái đi du lịch châu Âu thì người ta mua chuộc, biếu xén họ để làm trung gian. Họ còn xoay được cả của lãnh sự Pháp ở A-lec-xăng-đơ-ri một số khá lớn hộ chiếu Pháp cho những người gặp khó khăn trong việc xin cấp thị thực xuất cảnh của Ai-Cập, và khi đã đến châu Âu rồi, từ các hải cảng Mac-xây hoặc Nap, bằng cách này hay cách khác, người ta gửi những kiều dân Do thái này bằng tàu thủy đi Ixraen.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM