Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:26:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giải phẫu một cuộc chiến tranh  (Đọc 97071 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #210 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2008, 11:30:28 am »

CÁCH MẠNG ĐI VÀO CHỖ TRỐNG

Sau Buôn Ma Thuột, Cách mạng phải lấp lỗ trống to lớn mở ra trước mắt họ với một tốc độ không kịp thở. Toàn bộ cơ cấu chính quyền và quân sự bên ngoài Sài Gòn, vì những lý do thực tiễn, đã bị phá hủy đầu tháng 4. Binh lính vứt súng, công chức không đến làm việc và nhiều người chạy về Sài Gòn. Những quan chức quan trọng hơn và những nhà kinh doanh bắt đầu rời đất nước hoặc cho con em ra nước ngoài. Các sân bay bị tắc nghẽn; thị thực và vé giá cao quá đỗi. Không quân của Thiệu tan rã vì phi công và thợ máy tìm cách trốn thoát.

Cuối tháng 3, các nhà lãnh đạo Đảng ước tính rằng Việt Nam cộng hòa đã mất một nửa quân đội, và một nửa của số còn lại không có hiệu lực Một số nhà phân tích Mỹ tính rằng không quá một phần năm các lực lượng vũ trang Việt Nam cộng hòa sẽ chiến đấu, và ngay đánh giá này cũng sớm bị lạc hậu. Cuối tháng 4, Cách mạng có mười tám sư đoàn tập trung quanh Sài Gòn chống lại ba sư đoàn quân đội Việt Nam cộng hòa mất tinh thần.

Trong những tuần cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam cộng hòa sụp đổ trong nhiều khu vực nhanh hơn các lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam có thể tiến đến. Đội quân đang sụp đổ và những công chức, đã để lại nhiều khu vực chìm trong cảnh ngục tù một thời gian lâu đến khiếp sợ, và bính lính Việt Nam cộng hòa tha hồ hoành hành một cách bừa bãi.

Việc Cách mạng đến Đà Nẵng đã được nhiều người chống cộng trước đây hoan nghênh như là cứu họ khỏi những tàn phá mà binh lính của Thiệu đã giáng xuống tài sản và cuộc sống của họ trong hai tuần đau khổ. Chính phủ Sài Gòn tuyên bố một địa điểm đã bị chiếm khi họ mất liên lạc với nó, trong khi Cách mạng chỉ xác nhận những nơi mà họ đã đặt chân đến. Các thành phố bờ biển quan trọng Nha Trang, Phan Rang, Quy Nhơn, và Phan Thiết đã bị bỏ mà không có chiến đấu. Các lực lượng Cách mạng địa phương đe dọa ghìm chân quân đội Việt Nam cộng hòa quá dàn mỏng để đợi !ực lượng chính quy đến tiêu diệt, làm cho họ càng chạy nhanh.

Các lực lượng địa phương đóng một vai trò trọng yếu từ đầu đến cuối chiến dịch, được bổ sung rất nhiều lính mới trong những tháng cuối cùng của chiến tranh. Ở cao nguyên họ cắt đường tiếp tế, liên lạc và quấy rối những toán quân rút lui, tạo điều kiện cho các đơn vị chính quy làm những việc khác. Ở Đà Nẵng và Huế họ chiếm các cơ sở và phương tiện trọng yếu. Ở Sài Gòn họ chiếm các phương tiện chủ chốt, hướng dẫn các đơn vị chính quy qua một thành phố dễ lầm lẫn trên tất cả các phương diện. Tầm quan trọng lớn nhất của họ là ở đồng bằng, ở đó có ba sư đoàn Việt Nam cộng hòa với đầy đủ lương thực thực phẩm và một số dân thiết yếu cho việc bảo vệ Sài Gòn và việc thực hiện kế hoạch ngày 11 tháng 3 của Thiệu củng cố quyền lực của ông ta ở Nam Bộ.

Kìm giữ ba sư đoàn đó tại chỗ làm cho họ bối rối là điều cần thiết để đập tan ảo tưởng của Thiệu và ngăn chặn ông ta tăng thêm nhân lực và dự trữ các mặt cho thủ đô. Bằng cách áp dụng chủ yếu chiến thuật du kích, các đơn vị Cách mạng địa phương đã tìm được cách cắt các đường giao thông nối liền đồng bằng với Sài Gòn, gạt bỏ khả năng kéo dài chiến tranh hoặc làm cho các tướng của Thiệu có lý do để chống lại.

Trên suốt Nam Việt Nam, sự kết thúc chiến tranh đã chứng kiến một sự kết hợp của dân quân địa phương và du kích bổ sung cho lực lượng địa phương và chủ lực, theo một cách có lợi và cần thiết cho cả hai bên. Các lực lượng địa phương ở nhiều khu vực chắc chắn sẽ bị tiêu diệt nếu không có sự có mặt và việc đến đúng lúc của lực lượng chính quy hoặc không có tác động của các lực lượng đó đối với tinh thần của quân đội Việt Nam cộng hòa.

Ngược lại, chủ lực cũng cần sự giúp đỡ của các lực lượng địa phương để làm các nhiệm vụ cảnh sát và yểm trợ, nếu không họ lại phải bận vào những nhiệm vụ ít cấp bách hơn. Trong một cuộc chiến tranh chính quy đã trở thành không chính quy thì các đơn vị địa phương trang bị không tốt lắm thực hiện một chức năng lớn hơn nhiều bất kỳ lúc nào kể từ năm 1968, trừ ở đồng bằng sông Cửu Long là nơi mà họ đã đóng một vai trò có giá trị chiến lược to lớn.

Cách giải quyết các vấn đề hành chính của thắng lợi cho thấy một chỗ thiếu lớn trong kế hoạch cơ bản tiến công 1975 của Đảng. Một tuần sau cuộc tiến công đầu tiên đã cho thấy khả năng thắng lợi hoàn toàn nên Đảng đã vạch kế hoạch tiến đến Sài Gòn, nhưng trong suốt thời gian đó, Đảng không có kế hoạch kinh tế và chính trị để quản lý miền Nam. Tóm lại Đảng chưa thật sẵn sàng cho thắng lợi hoàn toàn đó cũng như cho trách nhiệm nó đưa lại. Sự thiếu một ý thức phán đoán về thắng lợi hoàn toàn xảy ra nhanh chóng, đã ảnh hưởng đến những nhà lãnh đạo tốt nhất và có khả năng nhất của Đảng, kể cả những người hiểu biết tốt nhất miến Nam. Sự thiếu sót này còn trở nên phức tạp thêm vì rất nhiều người nổi lên và tuyên bố đã từng là một bộ phận của Cách mạng. Một số là thành thật tuy trước ít hoạt động. Nhiều người tham gia các đơn vị du kích và chiếm các xã, các đô thị, đôi khi trước khi cán bộ quân sự và chính trị đến tại chỗ. Cũng có những người cơ hội thực sự và những kẻ chờ thời. Nhưng đường lối của Đảng là thành lập một kiểu liên hiệp mà Mặt trận Dân tộc Giải phóng ở địa phương cũng sẵn sàng chấp nhận những phần tử như vậy tuy rất thực tế về động cơ của họ. Thắng lợi đã làm cho Đảng không kịp trở tay, chưa sẵn sàng trước một loạt to lớn công việc mới. Thực tế này cho thấy Đảng đã đánh giá thấp mình, đánh giá cao sức mạnh của Thiệu như thế nào và đã hiểu không đúng hoàn toàn những động lực của xã hội.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #211 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2008, 11:32:21 am »

SỰ KẾT THÚC CHIẾN TRANH:
OA-SINH-TƠN VÀ SÀI GÒN

Mỹ bây giờ phải đương đấu với sự kết thúc của những thập kỷ dính líu ở Việt Nam, với những thất bại và thảm kịch, với những tổn thất sinh mạng và của cải, trong một cố gắng vô ích một cách tuyệt vọng đang kết thúc nhục nhã mà không hy vọng có chút phẩm giá và danh dự nào ẩn sau nó. Bởi vì đây là cuộc chiến tranh ngoài nước dài nhất trong lịch sử Mỹ, và gây tổn thất lớn nhất bằng tác động của nó đối với sự cố kết nội bộ của đất nước; ý nghĩa của thất bại sắp xảy ra là vô cùng to lớn xét về mặt thất bại của một chính sách và của kỹ thuật. Những mô hình tiềm tàng của Việt Nam tồn tại khắp nơi và Mỹ đáng ra phải đương đầu với những mô hình đó với những mục đích và khả năng tương tự.

Những suy tính đã từng làm cho các chính quyền trước kia nhảy vào và kéo dài chiến tranh, bây giờ vẫn còn ảnh hưởng đến Kít-xin-giơ khi ông ta chứng kiến sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Việt Nam cộng hòa mà Mỹ dựa vào để làm nhiệm vụ của mình ở Đông Nam Á và ngấm ngầm là cả ở thế giới thứ ba nữa.

Khi kết thúc những cuộc chiến tranh, thường thường người ta cố tìm một vài sự an ủi từ những sự kiện và diễn biến xã hội, nhưng sẽ là sai lầm nếu tập trung vào những điều xảy ra rất phụ và dù chúng có sức quyến rũ bao nhiêu cũng không được làm lu mờ các lô-gích đơn giản không thể đảo ngược được của tình hình: đó là những người Cộng sản sắp thắng về quân sự và tinh thần vì sức mạnh của lực lượng họ và sự yếu kém của kẻ thù, và người Mỹ đang chứng kiến thất bại rõ ràng, hoàn toàn của sự can thiệp nước ngoài kéo dài, quan trọng nhất của họ trong trên một thế kỷ nay.

Các nhà lãnh đạo Đảng ngày càng thấy rõ rằng so sánh lực lượng bây giờ đã làm cho họ đủ tự do để quyết định hình thức chính xác cho thắng lợi cuối cùng của họ. Kít-xin-giơ cũng vậy, đã nhận thức một cách rất rõ ràng sức mạnh của Cách mạng và ý nghĩa tượng trưng của toàn bộ sự kiện xảy ra cho quyền lực của Mỹ trên thế giới.

Giữa tháng 3, Kít-xin-giơ biết rằng vị trí yếu kém của Mỹ làm cho mọi cố gắng của họ trở nên vô ích, dù cho thương lượng, viện trợ hoặc thay Thiệu bằng một nhà lãnh đạo khác. Nếu Cộng sản đồng ý thương lượng, thì chỉ vì họ có thể được cái gì đó chứ không phải vì bị sức ép nào. Vì vậy tất cả các cố gắng của Kít-xin-giơ là nhằm vào làm giảm nhẹ thất bại và duy trì danh dự và lòng tin, chừng nào còn có thể làm được. Cách làm này đòi hỏi ở ông ta cả một vấn đề kỹ thuật. Mặt khác, các nhà lãnh đạo Đảng lại có vấn đề ngược lại nhằm làm sao chắc chắn rằng thương lượng không trì hoãn được bước tiến quân sự không sao cản lại nổi của họ. Dù sao, cả hai bên đều biết rằng quân đội và nhân dân sẽ xác định kết quả của chiến tranh.

Các nhà ngoại giao có thể xoay xở quanh thực tế đó, nhưng không thể vượt qua nó được. Trong lĩnh vực ngoại giao, có một đợt hoạt động liên tục Người Pháp bây giờ tích cực nhảy vào cuộc và được những nhà chính trị đầy mưu đồ của Sài Gòn giúp đỡ nhằm thiết lập lại ảnh hưởng của họ trên thuộc địa cũ. Sau khi Buôn Ma Thuột bị mất, Pháp đề nghị với Cộng sản một phương án mới gạt Thiệu và thi hành Hiệp định Pa-ri. Sự từ chối của Mỹ và Việt Nam cộng hòa thảo luận ý kiến đó làm cho Đảng tránh được lúng túng về sau, nhưng việc Đảng không bác bỏ phương án đã làm cho Pháp thêm cố gắng. Làm việc vừa ở Pa-ri vừa ở Sài Gòn, người Pháp thúc ép việc gạt Thiệu như là một điều kiện tiên quyết cho việc mặc cả nghiêm chỉnh. Kít-xin-giơ bác bỏ những cố gắng đó và coi là không thích hợp.

Đảng quyết định nghe họ một cách lịch sự, không làm nản lòng bất kỳ cố gắng nào có thể làm yếu Việt Nam cộng hòa và tránh cho họ phải mất thêm sinh mạng một cách không cần thiết. Nền ngoại giao của Đảng lúc này rất linh hoạt; thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn chỉ là một trong những kết quả của chiến tranh mà họ suy tính. Phải qua đến tháng 4, Đảng mới thấy rõ rằng Đảng sẽ không phải chia quyền cho ai cả. Trong khi đó thì nhiều dòng thương lượng đang được tiến hành.

Đấu tháng 4, người Pháp và một số người Mỹ, nhất là CIA ở Sài Gòn, đi đến chỗ tin rằng việc gạt Thiệu và sắp xếp một giải pháp chính trị có thể chấm dứt cuộc tiến công. Hy vọng này làm cho những người muốn làm thủ tướng và bộ trưởng nội các đi vào hoạt động. Tuy vậy họ khác nhau rất nhiều về cơ sở của chế độ mới, họ chỉ thống nhất với nhau trong nỗi thù địch với Thiệu hoặc trong nhiều trường hợp, vì lòng tham lam. Kít-xin-giơ cũng như Mac-tin không nghĩ rằng các cố gắng đó có thể thành công và ngài bộ trưởng ngoại giao quan tâm nhiều hơn đến việc tiếng tốt của Mỹ luôn luôn một lòng một dạ với bạn cũ, không được bị vấy bẩn quá sớm.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #212 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2008, 11:33:04 am »

Trong khi người Pháp và các nhà chính trị Sài Gòn tiếp tục những mưu đồ của họ thì chính quyền Mỹ lại trở lại vấn đề viện trợ tượng trưng cho Việt Nam cộng hòa. Việc này rất quan trọng cho Kít-xin-giơ, nhưng Lầu Năm Góc cho rằng viện trợ thêm sẽ là một sự lãng phí tiền của, và Tổng thống Pho thì khác với những tổng thống trước, không muốn làm hoen ố uy tín của ông ta vì một cuộc chiến tranh gần kết thúc. Tổng thống không gây sức ép với Quốc hội, và những ngày tiếp theo thì càng ngày càng ít nói đến Việt Nam.

Một cuộc đấu tranh với Quốc hội chỉ dẫn đến thất bại và gây tổn thương cho triển vọng được bầu lại của ông ta trong năm 1976. Vấn đề nghiêm chỉnh duy nhất đứng trước chính quyền Mỹ là rút sáu nghìn người Mỹ còn lại và một số lớn người Việt Nam làm việc với Mỹ trước đây như thế nào ra khỏi Nam Việt Nam. Chính vấn đề xấu xa này với những âm mưu liên quan, những tranh giành cá nhân, lôi cuốn cả Tổng thống, Mac-tin, CIA, Kít-xin-giơ và Lầu Năm Góc vào hoạt động không ngừng, đã trở thành tiêu điểm chú ý của Oa-sinh-tơn. Quốc hội cũng gây sức ép, làm tăng thêm sự phức tạp của tình hình lộn xộn đó.

Lo ngại quan trọng nhất của các nghị sĩ là cách làm của Kít-xin-giơ và Mac-tin có thể đưa đến mất mát sinh mạng của Mỹ. Kít-xin-giơ muốn rằng việc ra đi của Mỹ có vẻ là trong danh dự và phù hợp với lập trường của Mỹ trên thế giới. Việc ông ta ủng hộ Mac-tin dã dẫn đến những cảnh tượng cuối cùng của hàng trăm người Mỹ tay trắng trèo lên mái nhà để chen chân lên máy bay lên thẳng đưa họ ra các tàu sân bay, trong khi từng đàn binh lính và cảnh sát quân đội Việt Nam cộng hòa giận dữ tràn vào các nhà của người Mỹ, cướp bóc tất cả những gì còn lại, một số bắn vào những ân nhân chạy trốn của mình.

Nỗi lo sợ ngày càng tăng của những người Mỹ trong hai tuần cuối của họ ở Sài Gòn là liệu họ sẽ bị giết bởi quân đội Việt Nam cộng hòa hay những người làm công cho họ mà bây giờ bị bỏ rơi. Đầu tháng 4, các tướng quân đội Việt Nam cộng hòa nói rõ rằng người Mỹ ở Nam Việt Nam đang sống như những con tin và Nhà Trắng lợi dụng tình hình đó để tranh thủ Quốc hội ủng hộ đề nghị viện trợ của họ, xem đó phần nào như là một món tiền chuộc. Cố gắng kéo dài của Mỹ di tản những người có địa vị cao và dễ bị trừng phạt nhất trong số 130.000 muốn chạy ra nước ngoài một phần phản ánh nỗi lo sợ về một cuộc tàn sát do những người mà Mỹ ủng hộ hàng thập kỷ nay gây ra.

Trong khi chính quyền Mỹ chuẩn bị để đối phó với sự sụp đổ của Thiệu, các cố gắng của Pháp nhằm cứu vãn một vai trò nào đó cũng nhà chính trị không phải là Chính phủ Cách mạng lâm thời, đã đạt đỉnh cao. Người Pháp có rất nhiều tiếp xúc nhưng hai nhân vật quan trọng nhất của họ là Trần Văn Đôn, bộ trưởng quốc phòng của Thiệu lúc bấy giờ và Dương Văn Minh hay "Minh lớn", đã từng là một người trung lập khi ông ta đứng đầu nhóm Sài Gòn năm 1963. Minh tiếp xúc với người Pháp, Đôn và Mặt trận Dân tộc Giải phóng nhưng với mỗi đối tượng dùng một con bài khác nhau.

Ngày 8 tháng 4, CIA tìm được một chỉ thị của Đảng cho cán bộ miền Nam rằng mục tiêu bây giờ là thắng lợi hoàn toàn và thương lượng chỉ là một thủ đoạn. Ý nghĩa của tài liệu đã được thảo luận trong hàng ngũ CIA và tướng Viên, và được họ hiểu rằng đó là một biểu hiện rằng Đảng muốn giành một chiến thắng quân sự, chứ không phải chấm dứt chiến tranh bằng chính trị. Đảng cũng không để cho tin đồn về hòa bình làm nhụt ý chí tiến công của quân đội mình.

Về phần mình, Minh tin rằng một số suy tính, như một sự phân liệt có thể giữa Chính phủ Cách mạng lâm thời và Việt Nam dân chủ cộng hòa, sự chống đối của Trung Quốc đối với một Việt Nam thống nhất và vai trò của Pháp có thể tỏ ra là thành công. Một số người quanh Thiệu cũng nghĩ như vậy trong khi Thiệu bắt đầu cho vợ và con gái đi Băng-cốc.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #213 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2008, 11:33:53 am »

Ngày 20 tháng 4, Mac-tin gặp Thiệu để xem xét toàn bộ tình hình viện trợ, quân sự và chính trị; ông ta tuyên bố sau này là không yêu cầu Thiệu từ chức nhưng chỉ giải thích tình hình thực tế cho một con người rất thực dụng, hy vọng ông ta tự ý làm như vậy. Sáng hôm sau, Thiệu báo cho Khiêm và Phó tổng thống Trần Văn Hương ý định ra đi và đêm đó, ông ta đưa ra công khai ý định nói trên.

Giữ Hương ở lại chính quyền một tuần nguy kịch để tỏ ra rằng Mỹ không phải khuất phục trước sức ép của Cộng sản hay của Pháp là cái giá mà Mac-tin và Kít-xin-giơ đòi hỏi ở những đối thủ của Thiệu, Hương, một con người hoàn toàn gắn liền với chính sách của Thiệu và hoàn toàn không thể được Đảng chấp nhận, đã trở thành nguyên thủ quốc gia mới, già nua.

Bốn ngày sau, với hai va-li đồ sộ đầy vàng trong số hành lý của ông ta, CIA đưa Thiệu đi Đài Loan. Việc chỉ định Hương đưa đến một tuần đầy mưu đồ của những kẻ bày mưu của Sài Gòn. Kỳ, Viên, Khiêm, Đôn và tất cả những người khác gặp Minh và người Pháp, và mọi thứ mặc cả có thể có được đã bị gạt đi. Trong mớ bòng bong đó, đã được để cho người Pháp chọn ra những đối thủ. Phương án Minh để chống lại các tướng tham lam, nhất là Kỳ, hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào người Pháp. Minh bây giờ là người của Pháp cũng như Thiệu trước đây là người của Mỹ. Do đó Mac-tin thúc đẩy nhanh việc ra đi của người Mỹ và những người cộng tác và bạn bè Việt Nam trong cái tuần quá đầy âm mưu đó, có lẽ là tuần gay gắt nhất kể từ cái chết của Diệm.

Đối với Đảng, việc cử Hương là bước cuối cùng. Vài ngày sau, Đảng báo cho người Pháp rằng thời gian đã cạn và không còn có thể có sự liên hiệp nào nữa; điều này không làm cho người Pháp nản chí tý nào. Ngày 26, Hương gợi ý Quốc hội cử Minh thay ông ta, và ngày hôm sau thì Quốc hội làm như vậy. Vào lúc này, Minh đã gạt nhiều điều mặc cả và quyết định trọng yếu của ông ta sẽ là nên đi với Pháp hay là đi với Chính phủ Cách mạng lâm thời. Minh không biết chắc chính sách của Cộng sản đối với ông ta như thế nào và Cộng sản thì biết rõ nhiều thỏa thuận lắt léo của ông ta. Điều này làm cho họ rất thận trọng, và chắc chắn rằng họ không từ bỏ quyết định giành thắng lợi quân sự nhanh chóng và bảo đảm, nếu Minh phạm một tý sai lầm dù nhỏ nhất nào.

Chiều 28 tháng 4, trong một cơn dông tố, trong diễn văn nhậm chức, Minh kêu gọi một nền hòa bình thương lượng nhưng cũng yêu cầu Cách mạng chấm dứt chiến sự ngay tức khắc, ông ta yêu cầu quân đội của ông ta "bảo vệ lãnh thổ còn lại và bảo vệ hòa bình" và nói thêm "Hãy giữ tinh thần cao, hàng ngũ nguyên vẹn và vị trí vững chắc...”. Ông ta cũng vạch kế hoạch không những để tiếp tục chống lại mà còn phản công các lực lượng cộng sản nữa.

Diễn văn của Minh khẳng định với những người Cộng sản rằng Pháp đã nắm ông ta chắc trong tay, và Cách mạng đã ra lệnh cho những máy bay chiếm được của Mỹ bắn phá dinh tổng thống và các sư đoàn kéo về Sài Gòn. Diễn văn không tưởng của Minh càng làm cho Đảng dứt khoát không muốn tiếp tục trò chơi chữ với một bù nhìn khác nữa. Minh đã đồng ý đòi Mỹ rút Cơ quan tùy viên quốc phòng ra khỏi Nam Việt Nam trong vòng hai mươi bốn giờ, nhưng Mac-tin đã tìm được cách, ngày 27 tháng 4, nói chuyện với ông ta để kéo dài cho đến ngày 30.

Sáng ngày 29 tháng 4, cuộc tiến công Sài Gòn bắt đầu, nhanh chóng cắt đứt Sài Gòn với tất cả các phía. Mac-tin ra lệnh đợt di tản cuối cùng bằng máy bay lên thẳng và những người Mỹ cuối cùng ra đi lúc 5 giờ sáng ngày 30 tháng 4. Vào lúc đó tất cả các đường huyết mạch vào thành phố đều nằm trong tay Quân đội nhân dân Việt Nam, trong khi những lực lượng địa phương, những người cảm tình và những chiến sĩ biệt động tràn vào khắp cả thành phố.

Lần đầu tiên trong hơn một thế kỷ, không còn người nước ngoài nào chiếm Việt Nam và cai quản công việc của họ.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #214 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2008, 11:34:44 am »

Nguyễn Văn Thiệu đã xây dựng cho mình một dinh tổng thống có giá trị giữa một vườn rộng lớn ở trung tâm Sài Gòn, với một phòng khiêu vũ rộng, một bể bơi, nhiều buồng khách, một phòng chiếu bóng và một liên hợp các phòng lớn dùng vào những dịp thích hợp. Ông ta đã trang bị với nhung lụa và vải loại sang, với đá cẩm thạch và gỗ hiếm, với bên trong bóng nhoáng và đầy thảm quý, với những tranh sơn mài và những trường kỷ bọc da, tạo thành một quang cảnh mà ông ta cho là thiết yếu. Phòng làm việc của ông ta mà một phòng rộng với một chiếc ghế kiểu ngai vàng đằng sau một bàn giấy đồ sộ. Khu vực ở riêng của ông ta được xây trong một vườn xanh tươi nằm sâu bên trong tòa nhà đồ sộ đó.

Sáng ngày 30 tháng 4, lâu đài này là biểu tượng của tất cả cái gì còn lại của cố gắng Mỹ, đã bắt đấu hai mươi năm trước đây và đã làm hao tổn sinh mạng và cam kết, tình cảm và cuộc sống của hàng triệu con người. Phía nam Sài Gòn, trong đồng bằng sông Cửu Long, những tàn dư của quân đội Việt Nam cộng hòa đang tan rã và đầu hàng các đơn vị Mặt trận Dân tộc Giải phóng địa phương, đôi khi một vài du kích bắt giữ hàng trăm binh lính trang bị đến răng. Lúc 10 giờ 15 Minh thông báo ngừng bắn cho các lực lượng của chính ông ta, yêu cầu giữ nguyên vị trí đồng thời cũng yêu cầu phía Cộng sản làm như vậy cho đến khi thảo luận một cuộc giao quyền có trật tự. Đó là một cuộc đầu hàng, nhưng chắc chắn không phải là không điều kiện, công nhận thực tế ở chiến trường. Minh và nội các ông ta đến dinh của Thiệu và chờ đợi.

Thiệu ở Đài Loan; người Mỹ trên tàu sân bay chạy về Phi-líp-pin. Khi những đơn vị đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam vào thành phố họ gặp một vài phát súng bắn lẻ tẻ, và họ quét sạch một vài ổ kháng cự, và một đội ba xe tăng tiến thẳng vào dinh mà Thiệu đã xây dựng. Vào lúc này, toàn đất nước biết rằng sự kết thúc sắp đến nơi. Đài phát thanh ngừng hoạt động và trong vài giờ, thành phố lơ lửng giữa trật tự cũ và trật tự mới.

Xe tăng đến dinh tổng thống, hoàn toàn bỏ trống, không được bảo vệ, húc đổ cửa sắt đồ sộ, chạy qua sân cỏ rộng tiếp đến những bậc thang rất thoáng. Một binh sĩ với một lá cờ của chính phủ Cách mạng lâm thời lao lên ban công, phấn khởi phất cờ rồi treo vào cột khoảng 11 giờ 30 phút sáng. Anh ta và một đồng chí của mình băng qua các phòng và gặp Minh và nội các của ông ta ngồi quanh một chiếc bàn, im lặng. Không ai động đậy, một binh sĩ đứng gác trong khi người kia đi tìm sĩ quan của mình. Khi một cán bộ chính trị đến, Minh tuyên bố "Chúng tôi đang đợi các ông để có thể chuyển giao chính phủ". Người sĩ quan vặn lại: "Các ông chẳng còn gì để bàn giao. Các ông chỉ có thể đầu hàng vô điều kiện".

Cuộc chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #215 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2008, 11:35:55 am »

KẾT LUẬN

Thắng lợi trong chiến tranh không phải đơn giản là kết quả của những trận chiến đấu, và không ở đâu trong thế kỷ thứ hai mươi, điều này đúng hơn là ở Việt Nam. Sẽ sai lầm nếu chỉ so sánh cán cân lực lượng quân sự. Đánh giá những mưu đồ cụ thể của mỗi bên đối thủ, tuy là thiết yếu nhưng chưa đủ chút nào. Những mục đích của con người và những điểm yếu rõ ràng là rất quan trọng, nhưng trong nội dung xã hội tồn tại ở Nam Việt Nam giữa năm 1973 và 1975, còn nhiều việc có liên quan hơn là những quyết định có ý thức.

Những điều trên đây không kém gì những điều đã xảy ra dẫn đến sự kết thúc mà không bên nào đoán trước được, càng không kiểm soát được. Sau khi ký Hiệp định Pa-ri, thay đổi cơ bản xảy ra ở Nam Việt Nam là cuộc khủng hoảng chung của toàn bộ trật tự xã hội mà Mỹ đã dựng nên. Vô số những hậu quả chính trị, kinh tế và đối với con người của cuộc khủng hoảng đó đã thu gọn thời gian và kết thúc cuộc chiến tranh ba mươi năm, có tính chất sử thi, trong một vài tuần đầy kinh ngạc bằng một thắng lợi hoàn toàn Cho những người Cộng sản.
Mỹ đã xây dựng một trật tự chính trị và kinh tế ở Nam Việt Nam giống như trật tự mà họ luôn luôn khuyến khích trong khắp thế giới thứ ba. Thất bại của Mỹ không phải chỉ là một thất bại của vũ khí. Thực vậy, trong khi thành công một phần trong việc chuyển giao sức mạnh quân sự cho người thay thế của mình, người Mỹ lại xây dựng những hình thức thể chế hoàn toàn không đủ sức thách thức với Cách mạng. Mỹ hoàn toàn không phát triển được một học thuyết chiến tranh hạn chế có thể tin được và một khả năng kỹ thuật để can thiệp vào thế giới thứ ba, một mục tiêu tượng trưng thiết yếu của ba chính quyền Mỹ.

Tuy nhiên điều đó cuối cùng không quyết định bằng sự bất lực bên trong của Mỹ, không tạo được một chế độ chính trị, kinh tế và tư tưởng, lâu dài có thể đạt được những điều kiện tiên quyết cho thắng lợi quân sự. Thất bại không phải quân sự này làm cho Việt Nam trở nên rất có ý nghĩa cho những giới hạn của sức mạnh Mỹ ở thế giới thứ ba. Bị kìm hãm trong nhiệm vụ kiểm soát sự phát triển chính trị và xã hội - kinh tế của thế giới, Mỹ đã đề ra cho mình những mục tiêu chính trị vốn không thể đạt được.

Dù tổn thất vật chất và con người của cuộc chiến tranh đối với Cách mạng trên khắp Việt Nam như thế nào, chính vô vàn những điểm yếu của xã hội do nước ngoài đỡ đầu và sức mạnh của những người Cộng sản đã đưa lại thế quyết định trong chiến tranh. Chủ nghĩa cá nhân và ích kỷ mà người Mỹ tìm cách nuôi dưỡng phản ánh hệ tư tưởng và chế độ xã hội của họ. Sự khuyến khích của họ đối với việc tích lũy sở hữu và tài sản tư nhân, không đòi hỏi một hệ tư tưởng chống cách mạng rõ rệt nhưng đó chỉ là một lối sống không phù hợp với những đức tính và giá trị chủ yếu của Cách mạng về tư cách đạo đức cá nhân và về thể chế xã hội.

Lựa chọn của Oa-sinh-tơn, cũng giống như học thuyết quân sự của họ, đòi hỏi phải tập trung tiền của, bởi vì họ mua một khách hàng tham nhũng, mong manh và không kiên định, nhưng đồng thời lựa chọn đó cũng vốn là tự hủy. Khi mà số tiền trả cho chế độ Việt Nam cộng hòa giảm đi, dù là giảm ít, toàn bộ trật tự bắt đầu lung lay cho nên hầu như mọi thách thức, quân sự hay chính trị, sẽ đập tan chế độ đó.

Năm 1974, các lực lượng vũ trang Việt Nam cộng hòa tan rã trước những tàn phế mà lạm phát và triển vọng làm mất tinh thần của cuộc chiến tranh không thể chấm dứt, gây ra cho binh lính. Quân đội chắc chắn sẽ sụp đổ trước bất kỳ thách thức có ý nghĩa đầu tiên nào và, sự sụp đổ của Việt Nam cộng hòa sau hai thập kỷ cố gắng liên tục và tốn kém của Mỹ nhằm xây dựng lực lượng quân sự cho nó, nói lên những khả năng con người của mỗi bên hơn là nói lên chiến lược đặc biệt hoặc trang bị của quân đội cộng sản. 

Không kém phần trọng yếu là vai trò của nhân dân trong các Vùng nông thôn và đô thị do Việt Nam cộng hòa kiểm soát. Ở mức độ rằng một quá trình cấp tiến hóa xảy ra cho họ trong năm 1974, vai trò của họ bảo đảm cho thắng lợi cuối cùng của Cách mạng, có hoặc không có thử thách vũ khí. Bởi vì nếu Quân đội nhân dân Việt Nam không tiến công tháng 3 năm 1975, chiến tranh cũng sẽ chấm dứt trong tương lai không xa với những biến động kinh tế và chính trị mà nhờ chúng Cách mạng sẽ chiến thắng sau một giai đoạn hỗn loạn xã hội. Khi cuộc tiến công xảy ra, Cách mạng nhanh chóng phá hủy ngôi nhà giấy của Việt Nam cộng hòa.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #216 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2008, 11:36:35 am »

Mỹ thiết lập một hệ thống quân sự như một bộ máy để kiểm soát cơ cấu chính trị và trên hết kiểm soát trật tự kinh tế do Mỹ trợ cấp. Mọi tổ chức và mọi hành động dưới thời của Thiệu luôn luôn có tính đến khả năng của một cuộc đảo chính hoặc một sự tranh chấp. Các tướng chủ chốt của Thiệu, tuy được tin cậy về mặt chính trị, nhưng tỏ ra bất tài và bất lực với tư cách là những nhà lãnh đạo quân sự.
Việt Nam cộng hòa, như một số người Mỹ về sau lập luận, không phải là một bộ máy quân sự với một cơ cấu chính trị được sáp nhập vào. Trái lại nó là một trật tự ngoại lai vốn khó có khả năng hoạt động mà Mỹ đã xây dựng một cách trên không thấu, dưới không đến; đó là một đội quân không thể làm chiến tranh thắng lợi hoặc làm chính trị thành công, đừng nói gì đến làm kinh tế. Hầu như tất cả người Mỹ theo dõi sít sao Việt Nam cộng hòa sau năm 1973, biết rằng sự sụp đổ không tránh khỏi của nó không còn xa, và một số trong họ, ít ngạc nhiên trước tốc độ và hình thức của sự sụp đổ hơn là nhiều nhà lãnh đạo Đảng. Các cuộc chiến tranh thường chấm dứt khi các điếu kiện chính trị, xã hội và con người chín muồi, và tính chất và nhịp độ thắng lợi quân sự của Cộng sản chủ yếu là hậu quả của các điều kiện đó. Đảng Cộng sản phải tiếp nhận sự tan rã sâu rộng của chế độ xã hội đó khi Đảng vào nắm chính quyền.

Việc Mỹ thua chiến tranh ít có liên quan với cuộc khủng hoảng chính trị gắn với Oa-tơ-ghết. Xét các khó khăn bế tắc Mỹ phải đương đầu trong nền kinh tế thế giới thì khó khăn của chính quyền Mỹ ở Nam Việt Nam cũng sẽ nổi lên dù cho Ních-xơn ở trong đỉnh cao quyền lực của ông ta. Chính quyền phải định ra ưu tiên cho những mục tiêu toàn cầu của mình nếu muốn đạt bất cứ một mục tiêu nào. Những khó khăn kinh tế trong nước và những giới hạn về của cải và nhân lực cuối cùng buộc Mỹ khuôn Việt Nam cộng hòa vào quy mô khả năng của Mỹ, do đó mà gây ra một cuộc khủng hoảng trong chế độ của Thiệu.

Cuối cùng, sự yếu kém của trật tự xã hội Việt Nam cộng hòa cũng là thế khó xử lặp đi lặp lại của mối quan hệ Mỹ với tất cả các khách hàng của Mỹ trong thế giới thứ ba, mà Mỹ phải dựa một cách tai họa để làm công cụ cho việc áp dụng chính sách đối ngoại của họ. Sự tất yếu phải lựa chọn Thiệu làm người thay thế đã biến vị trí của Oa-sinh-tợn trở nên ngày càng bập bênh. Không thể nào thỏa mãn thách thức đó, bởi vì khái niệm về một bù nhìn trung thực là một mâu thuẫn Oa-sinh-tơn không thể giải quyết bất cứ ở đâu trên thế giới kể từ 1945. Trên thực tế, trong khi Mỹ còn phải giải quyết vấn đề quyền hợp pháp của chính mình và mối quan hệ với Quốc hội sau năm 1972, Mỹ còn phải đối phó với nghịch cảnh dai dẳng, phổ biến về sự không phù hợp của những người phụ thuộc bất lực của họ đối với sự phát triển quyền lực.

Chiến tranh Việt Nam đối với Mỹ là đỉnh cao của cố gắng sau chiến tranh đầy thất vọng của họ nhằm kết hợp vũ khí và chính trị để chấm dứt và đảo ngược sự xuất hiện của những nước và những chế độ xã hội đi ngược với trật tự quốc tế mà Oa-sinh-tơn tìm cách thiết lập. Đây không phải là thử thách nghiêm chỉnh đầu tiên của sức mạnh quân sự hoặc của chiến lược chính trị Mỹ mà chỉ là thử thách tai họa nhất. Mặc dù Mỹ có nhiều thắng lợi thực sự trong việc áp đặt bá quyền của mình ở những nơi khác, nhưng Việt Nam đã phơi bày những hạn chế tối hậu đối với sức mạnh của Mỹ trong thời hiện đại: những căng thẳng trong nước, những mâu thuẫn giữa sự dính líu quá mức vào một nước với lợi ích và tham vọng ở những nơi khác và những hạn chế vật chất của Mỹ.

Chính vì tính chất không thể lầm lẫn được của thất bại sau một cố gắng quá dài và quá chia rẽ như vậy, và vì tác động của chiến tranh đối với cơ cấu chính trị và khát vọng của Mỹ, nên cuộc xung đột này có một ý nghĩa lớn hơn ý nghĩa của bất cứ cuộc nào trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Cả hai cuộc chiến tranh chỉ khuyến khích lòng tham của Oa-sinh-tơn muốn cầm đấu và sáp nhập hệ thống chính trị và kinh tế thế giới, một tham vọng chắc chắn đã trở thành nguyên nhân quan trọng nhất của sự can thiệp Mỹ vào cuộc xung đột Việt Nam sau năm 1950.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #217 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2008, 11:37:12 am »

Trong khi những tác động chiến lược của chiến tranh đối với tương lai sức mạnh quân sự Mỹ nói lên quy mô rõ ràng nhất của thất bại Mỹ, ngay từ năm 1946, Mỹ đã phải đương đầu với những vấn đề đó rồi. Điều thực sự khác biệt là sự sụp đổ của sự nhất trí quốc gia đối với những đường lối bao quát của vai trò Mỹ trên thế giới. Chấn thương để lại quá mãnh liệt; chiến tranh kết thúc mà không có vinh quang nhưng lại đầy hối hận sâu sắc cho hàng chục triệu người Mỹ. Các chính quyền nối tiếp nhau đã theo đuổi chiến tranh một cách ác liệt vì những thất vọng của những năm 1960, nhưng không hề có chút ngờ vực rằng nếu không giải quyết những thất vọng đó thì chỉ để lại cho đất nước trong phần còn lại của thế kỷ một loạt rộng lớn hơn những khó khăn quân sự, chính trị và kinh tế. Nhưng năm 1975, Mỹ lại yếu hơn khi bắt đầu cuộc chiến tranh vào đầu những năm 1960, đó là một bài học mà những ai chủ trương một sự can thiệp mới khó lòng không biết đến.

Những hạn chế của vũ khí và của quân đội bộc lộ rõ nhất vào Tết 1968. Tuy về danh nghĩa Mỹ có vũ khí và chiến thuật tốt, nhưng lại không có một chiến lược quân sự có thể khắc phục những khả năng của kẻ thù đồng thời có thể thích hợp với của cải kinh tế, những ưu tiên toàn cầu và những ép buộc chính trị của Mỹ ở Việt Nam, trong nước và trên phần còn lại của thế giới. Mặc dù các mục tiêu của Mỹ ở Nam Việt Nam không hề thay đổi, nhưng Mỹ luôn luôn không thể đối phó được với vô số những phức tạp chính trị nhất định xuất hiện từ một cuộc xung đột vũ trang kéo dài.

Các nhà lãnh đạo chính trị, quân sự và tư tưởng của Mỹ không chú ý đến hoặc khinh thường những điều này cho đến khi chiến tranh đã bị thua trên cơ bản. Ngày nay, Mỹ vẫn còn không dám nhìn thẳng vào ý nghĩa của cuộc chiến tranh khi xem xét một cách hung hăng những mục tiêu cổ truyền sau chiến tranh của họ ở khu vực Mỹ la-tinh và ở các nơi khác. Thất bại của Mỹ tất nhiên là rất vật chất, nhưng cũng là thất bại về mặt phân tích vì nó là kết quả của một thói thiển cận vượt quá những tính toán của các chính sách ở văn phòng và vượt quá những đặc tính của các tổng thống và bộ sậu của họ.

Quyền lực của Mỹ sau năm 1946 không có khả năng ngăn chặn được một chế độ mà những nhu cầu và những tham lam ngày càng vượt quá những khả năng vật chất để thực hiện. Mỹ không có thể và không muốn thừa nhận rằng những mục tiêu . đó vốn không có thể đạt được và không thích hợp với các hình thức xã hội kinh tế mà phấn đông Thế giới thứ ba đang áp dụng để giải quyết những vấn đề kinh tế và những vấn đề con người của họ, và cố gắng của Mỹ nhằm thay đổi thực tế phổ biến đó chắc chắn sẽ gây ra xung đột.

Việc số phận của Mỹ ở Việt Nam phải bị gắn chặt vào hai con người dễ bị mua chuộc, là một sự việc tự nó rất đáng chú ý, nhưng không phải là đơn nhất trong thời đại sau chiến tranh. Và cũng không có gì phải ngạc nhiên rằng tính chất và vai trò của Thiệu và của xã hội mà ông người Mỹ đã nặn ra, đã trở thành biến số thiết yếu trong kết thúc lạ lùng của chiến tranh. Vì không có cơ sở xã hội, kinh tế và chính trị vững chắc cho bất kỳ chế độ nào do Pháp hoặc Mỹ dựng lên nên sự sụp đổ của các chế độ đó là tất yếu Nhìn ngược lại, mới thấy sự kỳ lạ là bốn chính quyền liên tiếp đã tìm cách áp đặt bá quyền của Mỹ lên Việt Nam với bao nhiêu tổn phí nhưng lại hoàn toàn phụ thuộc vào những người dễ bị tổn thương như vậy.

Mỹ không có lối thoát ra khỏi chiếc bẫy tuyệt vọng đó trừ phi sẵn sàng chấp nhận một thất bại sớm của mục đích tạo ra một Nam Việt Nam chống cộng. Mỹ luôn luôn thi ân cho người hùng trước đây với hy vọng họ sẽ đưa lại ổn định và một lựa chọn có hiệu quả. Quy mô và các chức năng chính trị và kinh tế của giới quân sự Việt Nam cộng hòa đã choán hết chỗ của các lực lượng xã hội không cộng sản, rời rạc và chủ yếu là không kiên định. Việc Mỹ ủng hộ vai trò trung tâm của giới quân sự trong chế độ Việt Nam cộng hòa tạo ra một công thức cho thảm họa xã hội, kinh tế và chính trị ở Việt Nam cộng hòa. Cuối cùng chính sách không thể tránh khỏi đó chắc chắn sản sinh ra một xã hội hoàn toàn giả tạo gây đau khổ không bờ bến cho quần chúng và mở rộng tiềm năng khách quan của Cách mạng, bất chấp những tổn thất của Cách mạng như thế nào.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #218 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2008, 11:37:50 am »

Gắn liến với vấn đề biến sức mạnh vũ trang thành thắng lợi chính trị, là thực tế rằng trong quá trình tiến hành một cuộc chiến tranh bằng cách dùng hỏa lực với một mức độ khủng khiếp, người Mỹ đã tạo ra những cuộc biến động sâu rộng về con người và về cơ cấu dân cư, đưa lại một xã hội đô thị hóa không thể đứng vững được về kinh tế hoặc về chính trị. Chính những hậu quả của những tiền đề kỹ thuật, đã dàn mỏng toàn bộ cơ cấu xã hội Nam Việt Nam làm cho tay chân của Mỹ ở Sài Gòn không thể kiểm soát được. Và cũng chính chiến lược chiến tranh cục bộ và sau đó là Việt Nam hóa đã giáng xuống trật tự xã hội những gánh nặng không chịu nổi và đầy tai họa. Những điều đó đã lấn át những thắng lợi trên danh nghĩa ở chiến trường. Và chúng cũng cho thấy tại sao quân sự Mỹ không thể vào bất cứ xã hội nào mà không thúc đẩy những tác động gây tổn thương và những vấn đề rắc rối đưa đến thất bại chính tri cho đồng minh địa phương của họ.

Kỹ thuật trong chiến tranh đóng một vai trò hoàn toàn khác nhau cho mỗi bên. Áp dụng khả năng vũ khí và tiềm lực kỹ thuật hiện có để xác định và phát triển một chiến lược chiến tranh hạn chế và chống cách mạng dùng cho Thế giới thứ ba là một việc phức tạp hơn nhiều so với suy nghĩ của Mỹ trong đầu những năm 1960. Các nhà lãnh đạo và các tướng lĩnh lấy lòng tin vào số lượng vũ khí của họ để thay cho những phân tích chiến lược và chính trị vững chắc. Họ không thể nào đánh giá chính xác những triển vọng thắng lợi của họ, hoặc ngay cả những tốn kém về kinh tế cho những học thuyết của họ, mãi cho đến khi họ đã đi khá sâu vào chiến tranh, khi những suy xét quan trọng khác, như "lòng tin" đã làm tê liệt những suy nghĩ của họ.

Chỉ có Cộng sản mới đánh giá đầy đủ nội dung rộng lớn của cuộc đấu tranh. Họ đã khắc phục hệ thống vũ khí khủng khiếp trong lịch sử bằng một cuộc chiến tranh kéo dài dựa trên chiến thuật phân tán, động viên quần chúng và những chiến thuật quân sự thích nghi với những chỗ yếu đặc biệt của kỹ thuật. Thật vậy, giống như Mỹ hy vọng phát triển một khả năng chiến tranh hạn chế thích hợp cho toàn thế giới, những người Cộng sản định ra những phản ứng chính trị, tổ chức và kỹ thuật đối với sự can thiệp và vũ khí của Mỹ, và có thể có giá trị cho các lực lượng cách mạng ở những nơi khác. Thực tế này có khả năng kết hợp lại với nhau những khó khăn của Mỹ trong việc tự khoác cho mình nghĩa vụ chống cách mạng trong Thế giới thứ ba trong nhiều thập kỷ đến.

Đảng Cộng sản là bên dễ hiểu nhất trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Sự say mê lý thuyết và phân tích của Đảng là luôn luôn kiên định, luôn luôn công khai và thường đi vào nội tâm. Vai trò và các quyết định của Đảng luôn luôn rõ ràng trong lời nói cũng như trong hành động. Thăm dò, tìm hiểu Đảng có phần dễ dàng hơn bởi vì Đảng đã thắng và những nguyên nhân thắng của một chế độ dễ thấy hơn là những nguyên nhân thua. Bởi vì thắng lợi của Đảng là một bằng chứng không phải chỉ là của sự linh hoạt của lịch sử trong quá trình tiến triển chung mà còn là của tính hiệu quả thời chiến của những thể chế và tư tưởng phía thắng cũng như của nước bị thua.

Sức mạnh của Đảng, nhất là trước năm 1949, gắn liền chặt chẽ với những điều kiện mà sự sụp đổ của chế độ thực dân Pháp và tính chất của hệ thống giai cấp đã góp phần rất lớn để tạo ra. Sợi chỉ của thắng lợi mà chủ yếu là do sự có mặt và tính kiên trì của Đảng đồng thời cũng do những dại dột của kẻ thù, đã xuyên qua suốt toàn bộ cuộc chiến tranh ba mươi năm. Thế chủ động chính trị và quân sự được tính toán rất kỹ đã làm cho Đảng lãnh đạo rất năng động. Nhưng tác động cơ cấu tai họa của những hành động Mỹ và Việt Nam cộng hòa ở khắp Nam Việt Nam cho thấy rằng Đảng có khả năng khai thác những hậu quả của những nhược điểm không kể xiết của kẻ thù. Đảng vô cùng sáng tạo và thực dụng trong cố gắng sử dụng tối đa những khả năng trước mắt.

Cách mạng phải biết tổ chức những bộ phận lớn của xã hội Việt Nam lại. Trong quá trình đó, Cách mạng đã có những sai lầm cũng như những thành tựu. Nhưng quan trọng nhất là Cách mạng đã có khả năng sống sót như một tổ chức và tối thiểu như một sự nghiệp trong tâm trí của nhân dân. Do đó Cách mạng luôn luôn có thể khẳng định lại mình khi có cơ hội. Năng lực của giới lãnh đạo Đảng trong việc phân tích và thích nghi, trong việc gắn khả năng với thực tế, và tránh một ý thức quá tự mãn cũng như quá thận trọng, là một khâu thiết yếu nối liền các lực lượng đang có và tiềm tàng với tương lai.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #219 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2008, 11:38:27 am »

Trên một mức độ quan trọng, khả năng tập hợp số lớn quần chúng của Đảng là do tác động tàn phá của chiến tranh đối với trật tự nông thôn và cũng do vai trò đoàn kết của Đảng. Chế độ ruộng đất và nền kinh tế do Pháp đặt ra đã đẩy quần chúng đến tuyệt vọng vào thời kỳ của Chiến tranh thế giới thứ hai, và những người Cộng sản đã đưa lại cho họ cách đối phó có tính chất cách mạng và có tổ chức đối với những vấn đề xã hội chung. Chính nhờ sự khẳng định tính chất cộng đồng và giai cấp trước nạn đói và chiến tranh mà tổ chức Đảng trở nên vững chắc. Và chính sự bất bình của nông dân nhất là về mặt kinh tế, làm cho Đảng có khả năng huy động quần chúng, nguồn sức mạnh của Đảng. Nhiều lần, nông dân ảnh hưởng sâu sắc đến chiến lược lớn của Đảng, quan trọng nhất là trong giai đoạn 1953 - 1955 ở miền Bắc, 1959 - 1961 ở miền Nam, và sau đó ở nhiều địa phương khác nhau của miền Nam. Làm theo đường lối bần cố nông thì có thể động viên được quần chúng, và luôn luôn đó là cái giá của thắng lợi.

Những thỏa hiệp như vậy đối với những sức ép từ bên dưới có khi mâu thuẫn với chủ trương về một đường lối mặt trận đoàn kết chống lại người Pháp và người Mỹ. Điều hòa những căng thẳng giữa xung đột giai cấp với sự thống nhất chính trị là điều mà Đảng phải làm thường xuyên. Hơn nữa, khả năng của Đảng sử dụng những cách khêu gợi không có tính chất giai cấp như khêu gợi lòng yêu nước và khả năng thu hút những nhà cách mạng có học thức thuộc nguồn gốc tư sản, cũng tỏ ra là một nguồn sức mạnh vô giá cho Đảng từ trước đến nay.

Trong quá trình đối phó với vô số những thách thức đó Đảng phạm những sai lầm, nhưng rõ ràng không có sai lầm nào gây tai họa cho toàn bộ cố gắng của Đảng. Thành tựu của Đảng với tư cách là một lực lượng dẫn đường là hiếm có trong thế kỷ hai mươi. Là những người theo dõi cực kỳ thận trọng của tình hình sôi động xã hội, chủ yếu là những nhà nghiên cứu chu đáo, có suy tính, các nhà lãnh đạo Đảng lão luyện hơn nhiều trong việc đánh giá tình hình một cách hợp lý và lô-gích so với những kẻ thù Pháp và Mỹ của họ là những người mà xu hướng đi vào những ảo tưởng và tượng trưng làm cho họ trở thành những người hoàn toàn lý thuyết trong cuộc chiến tranh. Trong khi sẵn sàng chấp nhận những nguy hiểm để đi đến những mục tiêu tối hậu của mình, các nhà lãnh đạo Đảng luôn luôn đánh giá một cách chu đáo cán cân lực lượng trong nước và nước ngoài và những tác động dài hạn của các hành động khác nhau. Cách làm thực tế như vậy đã làm cho Đảng tránh được những sai lầm quyết định.

Thiên tài của Đảng là khả năng sống sót và thích nghi với những thách thức khó tin nhất và xuất hiện trở lại đủ hùng mạnh để lấp lỗ trống mà Mỹ và những kẻ phụ thuộc họ tạo ra. Việc Đảng giữ được lòng trung thành của những thành viên của mình, đã từng chịu đựng những hy sinh cá nhân không bờ bến trong những giai đoạn kéo dài, là hạt nhân của sức bật đó và Đảng có thể làm như vậy là nhờ Đảng luôn luôn gắn bó với những vấn đề xã hội, đặt trước quần chúng nhân dân. Cố gắng này sau năm 1968 trở nên phức tạp hơn nhiều khi các vấn đề hòa bình và duy trì một xã hội cố kết chặt chẽ chống lại sự tiến công dữ dội do sự có mặt của Mỹ và do những tàn phá của chiến tranh, đã vượt quá các vấn đề giai cấp và trở thành vấn đề động viên nóng hổi. Nhiệm vụ của Đảng đối phó với ý thức mới và rộng lớn hơn đó, ở thành thị cũng như ở nông thôn, đặt ra một thách thức tế nhị hơn nhiều. Đảng biết tổn thất vật chất và tâm lý của chiến tranh là nặng nề, nhưng phần đông các nhà lãnh đạo Đảng chưa thấy hết được so sánh lực lượng hoàn toàn có lợi cho mình.

Do đó Đảng đánh giá thấp sự chuyển biến đặc biệt của thái độ chính trị xảy ra trong hàng ngũ những phần từ đô thị, nhanh chóng đưa đến lòng chán ghét và hờ hững, căn bản có hại cho sự cố kết của tương lai của Việt Nam cộng hòa. Đảng hiểu tốt hơn tình trạng mất tinh thần của các lực lượng vũ trang Việt Nam cộng hòa, nhưng ngay ở đây nữa, những tác động cũng chưa được thấy rõ cho đến tháng 12 năm 1974, khi Đảng thấy rằng sự chống lại một cuộc tiến công có thể là yếu ớt và không hiệu quả. Đảng thấy đã xuất hiện một lỗ hổng lớn và ngày càng lớn, mà bất kỳ một cố gắng có phối hợp nào cũng có thể chiếm được, nhưng ít tưởng tượng đến những điều xảy ra kỳ lạ của tháng 3 và tháng 4. Ở mức độ đó là kết quả của những ưu tiên và những cam kết Thiệu tự thu tóm cho mình, thì có thể đón trước được rằng những tiền lệ của Lam Sơn 719 và của cuộc tiến công 1972 là những dấu hiệu hùng hồn của sự bất tài của Thiệu và sự yếu kém của binh lính và sĩ quan khi đương đầu với nguy hiểm.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM