Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 04:18:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các gói nâng cấp vũ khí khí tài-Trông người mà ngẫm đến ta.  (Đọc 77889 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« vào lúc: 26 Tháng Hai, 2014, 03:17:06 pm »

Kính thưa các đồng chí cùng các bạn !


Để tiếp nối topic : " Vũ khí , khí tài trang bị cho sư đoàn BB Việt nam" tôi xin được tiếp nối bằng topic : "Các gói nâng cấp vũ khí khí tài-Trông người mà ngẫm đến ta ".

Trong topic này tôi sẽ trình bày các giải pháp, các gói nâng cấp vũ khí khí tài mà các nước như Nga, Ấn Độ và Israel... đã thực hiện. Một số gói nâng cấp QDNDVN cũng đã, đang và nhiều khả năng sẽ lựa trọn. Chủ đề rộng lớn về vũ khí cần nâng cấp cho nên tôi sẽ chia nhỏ thành các mục :

-Gói nâng cấp vũ khí tiến công cá nhân.

-Gói nâng cấp đạn dược,Pháo mặt đất.

-Gói nâng cấp Tăng thiết giáp.

-Gói nâng cấp tên lửa, pháo cao xạ.

-Gói nâng cấp  tên lửa phòng không.

-Gói nâng cấp máy vô tuyến sóng ngắn, rada .

-Gói nâng cấp, chế tạo vật thể bay không người lái.



Cuối cùng của topic sẽ giành để đưa tin-phân tích các cải tiến, các trang thiết bị, vũ khí mà Quân đội ta thực hiện trong thời gian qua.

Chủ đề rất rộng, kiến thức là vô cùng, tôi ngoài sự ham học hỏi cầu tiến ra nhận thấy bản thân bị hạn chế nhiều điều, kiến thức cũng chưa hoàn thiện còn cần chao dồi thêm . Tôi mạnh dạn mở chủ đề này nhằm cùng cùng các đồng chí và các bạn bổ xung và hoàn thiện thêm về KTQSQP. Rất mong sự được sự đóng góp, phê bình cùng sự tranh luận của các đồng chí cùng các bạn.

« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2014, 06:43:57 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #1 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2014, 11:48:46 pm »

Mãi tới ngày 14 tháng 5 năm 1948, trước khi hết thời hạn uỷ trị của Anh tại Palestine,vào lúc nửa đêm,tức là thời khắc chuyển sang ngày mới, Thủ tướng David Ben-Gurion đã đọc bản tuyên ngôn thành lập nhà nước Do Thái, nay gọi là Israel.
Chỉ sau ít năm lập quốc, nhà nước Do Thái non trẻ đã phải đương đầu với cuộc chiến tranh với các nước Ả rập láng giềng. Cuộc chiến 6 ngày giữa Israel và các nước Ả Rập gồm: Ai Cập, Jordan, và Syria. bên cạnh đó còn có Iraq, Ả Rập Saudi, Kuwait, và Algérie hỗ chợ vũ khí cho các nước tham chiến.Khi kết thúc cuộc chiến, Israel giành được quyền kiểm soát Đông Jerusalem, dải Gaza, bán đảo Sinai, Bờ Tây, và cao nguyên Golan. Kết quả của cuộc chiến này ảnh hưởng đến địa thế chính trị của Israel cho đến ngày nay.

Nhắc tới Israel khó có thể phủ nhận những thành tựu trong khoa học quân sự và hiệu năng thực hiện .Trong  năm 2012, các công ty xuất khẩu vũ khí thuộc sở hữu của Nhà nước Do Thái đã bán được lượng sản phẩm trị giá tới 7,4 tỉ USD, khiến Israel lần đầu tiên vượt Cộng hòa Pháp, trở thành nước xuất khẩu đứng hàng thứ 6 trên thế giới sau Mỹ, Anh, Liên bang Nga, Trung Quốc và CHLB Đức.

Tại sao 1 đất nước nhỏ bé với hơn 7 triệu dân, mới lập quốc,  một đất nước với lịch sử lưu lạc, tản mát khắp nơi, khi được nhóm lại là họ thành 1 khối vững như thành đồng. Israel đã vượt lên sống giữa thế giới Ả Rập và dần chứng tỏ là 1 cường quốc quân sự.

Làm thế nào mà đất nước Do Thái có thể đạt được những thành tựu lớn lao như vậy? Câu hỏi này tưởng rằng đơn giản nhưng tốn biết bao giấy mực của nhiều thế hệ học giả nghiên cứu về Israel.

Tinh thần tự lực tự cường của dân Do Thái tôi muốn đưa ra đây để khích lệ mỗi người VN ta. Dân ta vốn anh dũng trong chiến đấu, sáng tạo không ngừng trong lao động và rất yêu chuộng hòa bình. Càng yêu hòa bình bao nhiêu chúng ta càng cần nhiều vũ khí hiện đại đủ sức răn đe để bảo vệ vững chắc cho hoà bình cho dân tộc.

Quân đội nhân dân VN gần đây  đang sử dụng nhiều phương tiện và vũ khí do Israel sản xuất. Trong đó, lực lượng sử dụng nhiều vũ khí Israel nhất là Binh chủng Hải quân đánh bộ thuộc Hải quân Nhân dân Việt Nam. Hiện nay, các chiến sĩ binh chủng tinh nhuệ này sử dụng một số loại súng do hãng Israel Military Industries (IMI) sản xuất. Trong khuôn khổ của Topic, tôi không có ý nói về  TAR-21, Súng bắn tỉa Galazt, súng chống tăng MATADOR, súng liên thanh UZI hay gần đây là súng trường tấn công Ganil. Vì tất cả các vũ khí trên là nhập khẩu, cái mà tôi muốn đề cập tới trong Topic này là thượng tôn tinh thần dám nghĩ , dám làm, với những vũ khí được sản xuất tại VN.

 Vào đầu bài viết, tôi muốn nói về 1 loại súng bắn tỉa cỡ nòng lớn mà cán bộ Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã nghiên cứu chế tạo thành công súng bắn tỉa hạng nặng cỡ nòng 12,7mm cùng kính ngắm.




Súng bắn tỉa cỡ 12,7mm và kính ngắm N12 do Việt Nam tự sản xuất đang thử nghiệm.




Xin được dẫn lại thông tin về súng bắn tỉa 12,7nn này.


Súng bắn tỉa hạng nặng cỡ nòng 12,7mm là loại súng có khả năng tiêu diệt bộ binh đối phương rất hữu hiệu khi tấn công trang thiết bị quân sự, xe bọc thép hạng nhẹ .

Trước đối phương có khả năng cơ giới hóa mạnh, di chuyển bằng xe thiết giáp, sử dụng rộng rãi việc cơ động quân bằng trực thăng, cơ giới thì việc có một loại súng bắn tỉa 12,7mm để sử dụng đại trà là rất cần thiết.
 

Theo một số nguồn tin, súng bắn tỉa Việt Nam được làm theo mẫu của súng bắn tỉa công phá KSVK của Nga. Súng được thiết kế với hộp tiếp đạn nằm sau cò súng. Điều này có lợi thế giúp tăng chiều dài nòng súng mà không ảnh hưởng đến chiều dài tổng thể.

Súng có chiều dài tổng thể 1,35m (trong đó nòng dài 1m), trọng lượng 12,5 kg, sử dụng hộp tiếp đạn 5 viên cỡ 12,7x108mm. Khi bắn thử, sơ tốc đầu đạn là 840m/s, tầm bắn hiệu quả 1.200m, súng bắn tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Súng được trang bị kính ngắm quang học N12 do Việt Nam chế tạo với độ phóng đại 10 lần, phạm vi quan sát 1.800m, thị giới 3mm, mức phân biệt 6 giây.

Kính ngắm N12 có khả năng chịu được thời tiết nóng ẩm, chịu rung xóc, va đập, lấy góc bắn nhanh chóng, thuận tiện.

Kết quả thử nghiệm cho thấy, N12 hoạt động tốt, thao tác lấy góc bắn trên kính thuận tiện, nhanh chóng, tư thế ngắm bắn hợp lý, khả năng tháo lắp dễ dàng, các đại lượng đặc trưng về độ tản mát (độ lệch trung gian và dải trung tâm) của súng khi ngắm bằng kính đều nằm trong phạm vi cho phép.

Súng bắn tỉa hạng nặng 12,7mm cùng kính ngắm quang học N12 kết hợp chặt chẽ với nhau, trở thành vũ khí hiệu quả cho lực lượng bắn tỉa Việt Nam. Súng được sản xuất tại nhà máy Z111, kính ngắm N12 được sản xuất tại nhà máy Z199 đều thuộc Tổng cục công nghiệp Quốc phòng.

Việc tự lực sản xuất súng bắn tỉa hạng nặng 12,7mm cùng kính ngắm quang học N12 là một thành công lớn của công nghiệp quốc phòng Việt Nam.



Những bài sau, tôi xin được cùng các bạn mổ sẻ khẩu súng bắn tỉa cỡ nòng lớn này!
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tư, 2014, 10:47:26 am gửi bởi longtrec » Logged
T62vietnam
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #2 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2014, 11:16:18 pm »

Ban co biet t55m3 ko tai sao chi nang cap mot it roi lai thoi nhi
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #3 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2014, 01:15:17 pm »

Xin lỗi các bạn và các đồng trí vì longtrec tôi vắng mặt lâu ngày!



Xin được phép quay lại với khẩu súng bắn tỉa  cỡ 12,7mm và kính ngắm N12 do Việt Nam tự sản xuất. Để hiểu kỹ về nó, và tại sao các cán bộ Viện vũ khí lại chọn nguyên mẫu là khẩu KSVK của Nga, xin được nói trước rằng đây là khẩu súng không phải tiên tiến và có độ MOA nhỏ của QD Nga. Longtrec xin cùng các đồng trí và các bạn trước tiên tìm hiểu về nguyên mẫu KSVK.



SÚNG TRƯỜNG BẮN TỈA CỠ NÒNG LỚN KSVK/ КСВК (Крупнокалиберная Снайперская Винтовка Ковровская) .


Súng trường bắn tỉa cỡ nòng lớn KSVK được cải tiến bởi phòng thiết kế nhà máy mang tên Đegtyarev(заводе имени Дегтярёва (ЗИД)-Thành phố Kovrov, trên cơ sở từ khẩu súng trường bắn tỉa SVN-98. Ban đầu KSVK được gọi là : "Súng trường bắn tỉa cỡ nòng lớn của Quân đội-ASVK (армейская снайперская винтовка крупнокалиберная-АСВК).




Súng trường bắn tỉa cỡ nòng lớn KSVK được phát triển để tiêu diệt các  mục tiêu là các phương tiện không bọc thép hoặc bọc thép hạng nhẹ, các trang thiết bị quân sự của đối phương  cự li đến 1000m. Ngoài ra KSVN còn có thể dùng để tiêu diệt sinh lực đối phương cự li đến 1500m.


Súng trường bắn tỉa cỡ nòng lớn KSVK có cơ cấu lên đạn cơ khí, khóa qui lát cong , dài được bố trí ngay sát cò súng. Súng có gáy súng ốp cao su giảm giật, ốp tì má bằng gỗ được gắn bên trên báng súng.





Súng trường bắn tỉa cỡ nòng lớn KSVK được trang bị 2 càng, gắn với nòng súng bằng 1 trục xoay, cho phép xạ thủ thay đổi hướng bắn mà không cần dịch chuyển súng. Bên trên nòng súng có tay sách bằng gỗ.

Súng trường bắn tỉa cỡ nòng lớn KSVK là súng bắn tỉa có độ chính xác trung bình, sử dụng đạn thông dụng theo chuẩn của Liên Xô/Nga 12,7 x 108mm. Đạn của súng bắn tỉa KSVK có độ tản mát tương đối lớn , ở cự li 300m đạn lệch 16cm. Hộp tiếp đạn của súng trường bắn tỉa cỡ nòng lớn KSVK ở sau tay nắm, chứa 5 viên 12,7mm.





Một lính dù Nga với súng bắn tỉa cỡ nòng lớn KSVK



Thông số kỹ thuật :

-Cỡ nòng : 12,7mm.
-Cỡ đạn : 12,7 x 108mm.
-Chiều dài súng : 1400mm.
-Chiều dài nòng : 1000mm.
-Trọng lượng súng khi không lắp hộp tiếp đạn và kính ngắm : 12kg.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Một, 2014, 01:25:43 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #4 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2014, 04:52:29 pm »

Trước tiên, tôi xin nói về lý do mà Viện Vũ khí-BQP lựa trọn nguyên mẫu súng bắn tỉa  KSVK  mặc dù nó không phải khẩu súng bắn tỉa tốt nhất của Nga. Theo tôi, khẩu súng này phù hợp với trình độ, công nghệ chế tạo và kỹ thuật của Việt Nam.

Trước đây khi chế tạo súng phóng lựu AGS-17 30mm , lúc ban đầu Z125 đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc khoa rãnh nòng khương tuyến. Phương pháp lạc hậu khi khoan nòng là dùng bộ gá(không thay đổi được bước xoắn, độ chính xác thấp ), nhờ tinh thần sáng tạo, không ngừng vượt khó, đội ngũ KS nhà máy đã tự chế tạo ra máy chuốt khương tuyến thủy lực PLS. Máy chuốt khương tuyến thủy lực PLS, có bước xoắn vô cấp , tự động phân độ trong quá trình chuốt, tự động điều chỉnh tốc độ.

Từ khi nắm trong tay công nghệ và công cụ hỗ chợ chế tạo , Viện Vũ khí nói chung và các nhà máy (Z)nói giêng đã chủ động và mở rộng nhiều " mặt hàng" QP.

Súng bắn tỉa cỡ nòng lớn KSVK được quyết định sx dựa trên rất nhiều đột phá kỹ thuật mà ngành công nghiệp Quốc phòng trong nước đạt được trước đó. Có 3 yếu tố kỹ thuật làm nên 1 khẩu súng bắn tỉa hoàn hảo, ngoài ra không thể thiếu kính ngắm quang học ngày/đêm.

- Công nghệ luyện-tôi thép nòng súng.

-Công nghệ khoan rãnh khương tuyến.

-Công nghệ chế tạo đầu đạn.



Tôi sẽ cùng các bạn đi sâu tìm hiểu 3 yếu tố trên, trình độ thế giới đã đi trước chúng ta mấy chục năm rồi đấy. Chúng ta tìm hiểu và nhận biêt ,để biết người , biết mình không huyễn hoặc mà phải phấn đấu không ngừng.




« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Một, 2014, 12:47:20 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #5 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2014, 12:42:40 pm »

Những loại súng trường có cỡ nòng từ 9 đến 20mm được gọi là súng có cỡ nòng lớn, trên cỡ nòng 20mm có thể được coi là pháo. Lịch sử được biết đến với khẩu súng trường cỡ nòng lớn  là "vũ khí pháo đài hạng nặng " được sử dụng trong thế kỷ XIX,  trong chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ 1877-1878  . Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, người Anh sử dụng súng trường 0,600 Nitro Express (cỡ đạn 15,2×76 мм) . Người Đức đã phát minh ra súng trường chống tăng đầu tiên trên thế giới  để chống lại xe tăng quân Anh trên mặt trận phía Tây trong thế chiến I (Mauser T-gewehr /cỡ đạn 13,25 × 92 mm) .

Trong Thế chiến II, súng trường chống tăng tương đối phổ biến, chẳng hạn như các PTSD và PTRD( cỡ đạn 14,5mm) , những súng này chưa thể được coi là súng bắn tỉa vì có độ MOA thấp(~ 5-7 MOA) . Theo tiêu chuẩn hiện đại, một khẩu súng trường được gọi là súng bắn tỉa phải có độ lệch ≤2-x MOA/ 100m.



Súng bắn tỉa cỡ nòng lớn đầu tiên được biết tới là khẩu M500 của Mỹ,được phát triển từ nguyên mẫu (RAP) trong 1981-1982 cho các lực lượng vũ trang Mỹ, nhưng thực sự nổi tiếng  là khẩu Barrett M82 (cỡ đạn 12.7×99mm NATO) trong chiến tranh vùng Vịnh.



 Độ chuẩn xác của một khẩu súng được tính bằng độ lệch theo phút cung (MOA, 1 MOA = 1/60 độ) , một độ=1/360 vòng tròn. Như vậy 1 phút cung =1⁄21600 vòng tròn. Tính chính xác của vũ khí được đo bằng phút của vòng cung. Điều này đơn giản có nghĩa là trong điều kiện lý tưởng với một khẩu súng  nhất định có khả năng bắn với độ chính xác 1 phút của vòng cung với đường kính 1 inch(1inch=2,54cm) ở cự li 100Yard (1 yard=0,9144 mét ).Thông thường, việc kiểm tra được thực hiện trên 3-5 phát bắn ở khoảng cách 100 yards,  hoặc bằng cách bắn vài loạt.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Một, 2014, 03:44:08 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #6 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2014, 01:49:33 pm »

Để hiểu rõ về công nghệ luyện tôi thép nòng súng tôi xin được copy bài viết này về đây, bài viết được đánh giá tốt, nội dung không lỗi.




Việt Nam làm chủ công nghệ nhiệt luyện nòng pháo


Những năm gần đây Việt Nam đã bước đầu làm chủ công nghệ này áp dụng chế tạo nòng pháo cối, DKZ, pháo phòng không.


Nòng pháo là chi tiết làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt về nhiệt độ và áp suất nên đòi hỏi phải có cơ tính tổng hợp cao, trong đó đặc biệt chú ý đến độ bền, độ dai va đập và khả năng chống mài mòn. Quá trình chế tạo nòng pháo phải kết hợp nhiều công nghệ như: công nghệ nấu luyện, đúc thép; công nghệ gia công cắt gọt; công nghệ mạ lỗ nòng và đặc biệt là công nghệ nhiệt luyện.

Để đạt được các chỉ tiêu cơ tính đáp ứng được yêu cầu làm việc của nòng pháo, xu hướng chung hiện nay là chế tạo nòng từ các loại thép carbon trung bình được hợp kim hóa bằng các nguyên tố có tác dụng tăng độ thấm tôi, tăng tính dẻo, làm nhỏ hạt và hạn chế khả năng bị thải bền trong quá trình làm việc như crôm, mangan, niken…

Các nguyên tố có hại như phốt pho, lưu huỳnh được khống chế với hàm lượng dưới 0,015%. Để nhận được cơ tính theo yêu cầu, các loại nòng pháo chế tạo từ vật liệu này cần phải được gia công biến dạng để tạo ra tổ chức đồng nhất và đẳng hướng, sau đó phải được nhiệt luyện theo một chế độ đặc biệt.

Nhiệt luyện là gì?

Nhiệt luyện là quá trình nung nóng kim loại, hợp kim đến nhiệt độ xác định, giữ nhiệt tại đó một thời gian thích hợp rồi làm nguội với tốc độ nhất định để làm thay đổi tổ chức, biến đổi cơ tính và các tính chất khác theo phương hướng đã chọn trước.

Cũng như các sản phẩm cơ khí khác, quy trình nhiệt luyện nòng pháo bao gồm quá trình nung nóng và làm nguội. Nòng pháo là một chi tiết đặc biệt do tỷ lệ giữa chiều dài trên đường kính rất lớn (với một số pháo nòng dài như pháo 37mm, 57mm... tỷ lệ này có thể lên đến 10, thậm chí hơn 20 lần) nên rất dễ bị cong vênh ngay trong quá trình nung.

Vì vậy, đối với lò nhiệt luyện nòng pháo, ngoài việc phải đủ không gian làm việc còn yêu cầu phải điều khiển và khống chế được tốc độ nung đáp ứng yêu cầu của quy trình nhiệt luyện.

Công nghệ nhiệt luyện thế giới.

Nhiều nước như Mỹ, Anh, Nga, Trung Quốc có nền công nghiệp sản xuất vũ khí phát triển đều có khả năng nhiệt luyện các loại phôi nòng pháo có chiều dài hơn 10m, khối lượng trên 5 tấn… Công nghệ nung tôi các sản phẩm ống dài được các nước thực hiện rất đa dạng. Mỹ, Trung Quốc, Đức chủ yếu nung tôi trong lò giếng điện trở dạng chu kỳ. Ngoài lò giếng sử dụng điện, Nga còn có thêm lò giếng đốt bằng khí gas...

Tuy khác nhau về phương pháp, kiểu lò nung và nguồn nhiên liệu đốt nhưng các nước đều có chung một phương pháp làm nguội, đó là chi tiết được nhúng theo chiều thẳng đứng trong bể làm nguội. Để nâng cao hiệu suất của quá trình nung, hiện nhiều nước đã sử dụng phương pháp nung bằng dòng điện trung tần hoặc cao tần, kèm theo đó là tôi liên tục hoặc tôi thể tích...

Bể làm nguội các sản phẩm nhiệt luyện đòi hỏi phải có cấu tạo đặc biệt. Do chi tiết có khối lượng lớn, nhiệt lượng tích nhiều, quá trình làm nguội xảy ra đồng thời cả trong và ngoài nên yêu cầu bể làm nguội phải có cấu tạo đặc biệt để bảo đảm tốc độ nguội đủ lớn tạo cho chi tiết được thấm tôi hoàn toàn, tránh cong vênh và ngăn ngừa được các sự cố có thể xảy ra.

Khi nhiệt luyện các sản phẩm lớn, nhiệt tích nhiều dẫn đến khả năng dầu tôi bị nung nóng cục bộ dễ gây cháy dầu. Để tránh hiện tượng này phải khuấy để làm đồng đều nhiệt độ dầu. Đối với bể có mặt thoáng lớn có thể dùng các cánh khuấy. Với bể có mặt thoáng nhỏ, chỉ có thể khuấy dầu bằng cách sục khí nén. Hiện nay để chống cháy, nhiều nước đã nghiên cứu sử dụng các dung dịch làm nguội có tốc độ nguội tương đương với dầu nhưng không có khả năng bắt lửa.

Khi tôi nòng pháo, quá trình trao đổi nhiệt ở bên trong lòng ống xảy ra rất mãnh liệt làm dầu sôi và hóa hơi. Hơi và dầu lỏng phụt ra từ lòng ống với áp lực rất mạnh gây nguy hiểm cho quá trình tôi. Vì vậy, bể nguội cần phải có chụp nhiều lớp để chống lại hiện tượng, này. Để làm mát dầu tôi có thể cấu tạo bể hai lớp, lớp trong là dầu tôi, lớp ngoài là nước làm mát chảy liên tục.

Hiện nay trên thị trường thế giới có nhiều loại lò nhiệt luyện các chi tiết có chiều dài trên 5.000mm được chào bán. Trung Quốc có một số lò nhiệt luyện nòng pháo như:

- Lò điện kiểu giếng dùng để nung tôi RJ2-300-9 có công suất 300kW, nhiệt độ cao nhất 9.500 độ C, kích thước buồng lò 1.200mm, chiều sâu 5.500mm.

- Lò điện kiểu giếng để nung ram RJ2-240-9 có tính năng và không gian làm việc tương tự lò RJ2-300-9 nhưng có hệ thống gió điều hòa nhiệt với quạt công suất 11kW và hệ thống ống dẫn gió bằng i-nốc...

Nga có các lò giếng dùng để tôi và thường hóa nòng súng có công suất 498kW, 588kW, 800kW; với không gian buồng lò tương ứng 1.000mm, 1.500mm và 6.000mm...

Việt Nam bước đầu làm chủ

Trong quá trình chế tạo nòng pháo, công nghệ nhiệt luyện đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp đảm bảo độ bền, tuổi thọ cao cho nòng khi làm việc trong điều kiện nhiệt độ và áp suất rất cao. Công nghiệp quốc phòng nước ta hiện đã nhiệt luyện được nòng pháo súng cối 100mm, nòng súng DKZ82-B10 có chiều dài 1.400mm; phôi nòng SPG-9 có chiều dài 2.300mm khối lượng khoảng 100kg; nghiên cứu nhiệt luyện thành công phôi nòng pháo 37mm có chiều dài 2.500mm, khối lượng hơn 200kg; chế tạo thành công thiết bị nung tôi tần số công suất 300kW...
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười Hai, 2014, 12:32:31 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #7 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2014, 09:00:59 pm »

tiếp.


Việt Nam chế tạo thành công thép C50PA dùng để chế tạo nòng súng.



Các cường quốc quân sự thế giới từ lâu đã nắm trong tay công nghệ tinh luyện thép, Mỹ đã sản xuất được 6 mác thép Cacbon và 23 mác thép chứa hợp kim BO. Một tin vui cho ngành chế tạo vũ khí Việt Nam đó là VN sản xuất thành công thép C50PA, tuy ban đầu sản lượng không lớn, nhưng đủ đáp ứng được như cầu trong nước.

Thép cácbon tuy có độ cứng nhưng lại có độ bền nhiệt thấp, để tăng tính bền nhiệt người ta thêm các nguyên tố kim loại khác như vônfram, crôm, vanadi, silic, mangan . Nhưng đây cũng chỉ là thép chế tạo dụng cụ cắt gọt gia công kim loại, muốn sản xuất được nòng súng với các đòi hòi lý hóa tính cao, thép súng cần  có độ bền cơ học, có độ bền nhiệt, độ bền mài mòn,  v.v và v.v.. Người ta phải tạo ra 1 loại thép đặc biệt .

Bo là nguyên tố được Humphry DavyGay-Lussac phát minh năm 1808. Bo là một nguyên tố á kim, có các đặc tính gần giống nguyên tố cacbon. Nguyên tố Bo không tồn tại ở dạng sạch trong tự nhiên mà thường tồn tại ở dạng hợp chất như orthoboric axit trong các suối dung nham núi lửa, borat trong colemantie và quan trọng nhất là trong quặng kernit và quặng borac. Hợp chất quan trọng nhất của Bo trong thép Bo là nitrid Bo (NB) có độ cứng như kim cương. Nitrid Bo là một chất cách điện nhưng dẫn nhiệt tốt làm cho á kim Bo tiến gần đặc tính của kim loại. Thép Bo sau khi nhiệt luyện sẽ có độ cứng cao và độ dẻo tốt. Chính vì thế, thép Bo được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như thép dụng cụ, thép chế tạo máy, thép làm chi tiết bắt chặt và cả trong ngành công nghiệp quốc phòng … Tác dụng của Bo lên các tính chất của thép chỉ đạt được trong các loại thép đã khử ôxy triệt để (thép lắng nhôm). Do Bo là nguyên tố hoạt động hoá học mạnh nên thường bảo vệ Bo trong thép bằng cách cho thêm titan hay zirkon vào thép. Thép Bo bao gồm thép cacbon và thép hợp kim.....

Bằng kỹ thuật hiển vi điện tử xuyên thấu và quét  nhiễu xạ rơnghen, Shi Chong Zhe đã khẳng định khi ram thép 50B trong khoảng nhiệt độ 490-720˚. nhưng thép 50B chỉ là thép nền tảng để tạo ra thép C50PA.

Để có thép C50PA trải qua các khâu :
+ Công nghệ luyện thép
+ Công nghệ tinh luyện
+ Công nghệ rèn
+ Công nghệ nhiệt luyện

Với các công cụ hỗ chợ như :

 -Thiết bị quang phổ phát xa để phân tích thành phần hoá học, đặc biệt là B ở hàm lường rất nhỏ.
- Sử dụng máy thử kéo nén vạn năng để xác định độ bền, máy đo độ cứng (vd : HPO 250) để đo độ cứng, thiết bị con lắc Charpy để đo độ dai va đập  ( Vd : INSTRON 8801 (Anh)) để đo độ bền phá huỷ.

- Dùng kính hiển vi quang học để nghiên cứu tổ chức tế vi và máy nhiễu xạ rơnghen để phân tích cấu trúc pha của thép.
- Dùng kính hiển vi điện tử quét để nghiên cứu cơ chế phá huỷ của thép.

Ở các nước phát triển, thép C50PA thường được nấu luyện trong lò chuyển thổi ôxy hoặc lò điện hồ quang.

Việc xác định hàm lượng B trong thép là rất khó khăn. Ở nước ngoài người ta thường dùng phương pháp quang phổ phát xạ quang học plasma đôi cảm ứng .

« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười Hai, 2014, 02:01:35 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #8 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2014, 11:04:55 pm »

Tiếp.


Vấn đề khó khăn nhất trong việc chế tạo các loại súng trong nước là công nghệ chế tạo các chi tiết của súng. Trong công nghệ chế tạo các chi tiết của súng thì vấn đề công nghệ và thiết bị chế tạo nòng là cơ bản nhất, nó cũng là một chi tiết quan trọng nhất, khó chế tạo , trong đó phải kể đến rãnh xoắn trong nòng súng.
 Về công nghệ, các cường quốc quân sự trên thế giới nắm trong tay những phương pháp tiên tiến , được hỗ chợ bởi các máy công cụ đồng bộ , hiện đại điều khiển kỹ thuật số. Nghiên cứu và lựa trọn công nghệ của thế giới  áp dụng vào điều kiện, trình độ  của VN  trong thời gian qua được các nhà máy Quốc phòng như Z 125, Z 1xxx không ngừng  nghiên cứu-cải tiến-ứng dụng. Cải tạo những trang thiết bị có sẵn( tương đối hạn chế) để làm rãnh xoắn trong lỗ sâu là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.

Một số công nghệ trên thế giới đang áp dụng:

1/ Gia công rãnh xoắn bằng biến dạng dẻo:
Nguyên lý gia công theo phương pháp biến dạng dẻo như sau:Dụng cụ gia công là chày ép. Hình dạng bên ngoài của chày ép gồm nhiều gân xoắn có mặt cắt chữ nhật nổi trên mặt trụ của chày ép. Góc xoắn, số lượng của gân bằng góc xoắn và số lượng của rãnh xoắn nòng súng, pháo cần gia công.

2. Gia công rãnh xoắn bằng điện hóa:Gia công điện hóa rãnh xoắn được bắt đầu tiến hành khi đã gia công xong lỗ ca-lip nòng. Về bản chất của phương pháp này là sử dụng nguyên lý ăn mòn theo phương pháp điện hóa dòng chảy. Phương pháp cho năng xuất cao nhưng độ chính xác gia công thấp.

3. Gia công rãnh xoắn bằng cắt gọt: Phương pháp cắt gọt cho độ chính xác không cao, năng suất thấp, nhưng đòi hỏi kỹ thuật đơn giản, đầu tư ít.

4. Gia công rãnh xoắn bằng rèn quay:Là phương pháp gia công tương đối mới, nó cho phép chế tạo nòng súng có lớp biến cứng ở bề mặt nòng nên có tuổi thọ cao, nhưng phương pháp này đầu tư tốn kém và chỉ gia công được nòng súng có chiều sâu rãnh xoắn nhỏ. Phương pháp này thích hợp trong việc chế tạo các dòng súng trường tấn công, súng BB hay súng bắn tỉa.


Phương pháp gia công  rãnh xoắn trong lỗ sâu bằng phương pháp điện hóa là gia công thô, còn gia công tinh rãnh xoắn bằng phương pháp chuốt . Phương pháp này không phải là phương pháp tối ưu nhưng các nhà máy Zxxx của Việt nam lựa trọn bởi nó thích hợp với các điều kiện của Việt Nam.

 Phương pháp này trải qua 2 bước:

-Gia công điện hóa rãnh xoắn .
-Chuốt.

Trong quá trình chuốt, để làm nhẵn bề mặt và giảm nhiệt bề mặt, người ta dùng phương pháp phun dầu. Chuốt có ưu điểm nổi bật: Năng suất cao, độ chính xác cao và độ nhẵn bề mặt rất tốt.

Gia công rãnh xoắn trong lỗ sâu là phương pháp công nghệ nhằm tạo ra rãnh xoắn từ phôi dạng ống hoặc phôi có lỗ sâu có sẵn. Thường chia rãnh xoắn làm hai loại cơ bản:

 Rãnh xoắn không thay đổi và rãnh xoắn thay đổi bước xoắn.

Để đảm bảo độ chính xác gia công cần có hệ thống hiệu chỉnh các thông số công nghệ cơ bản như cường độ dòng điện (I), hiệu điện thế (V), tốc độ tịnh tiến của Catốt (Vk), tốc độ quay của Catốt.

Thông thường ở pháo rãnh soắn thấp nhất 16 rãnh( pháo 37), cao nhất khoảng 40 rãnh  D 23( pháo 152mm). Nhưng ở súng bắn tỉa, rãnh xoắn chỉ thường từ 4-8 rãnh, tùy thuộc vào ca-lip nòng.

Hướng xoắn: Có hai kiểu xoắn phải và xoắn trái.. Thông thường súng bắn tỉa chỉ có 1 hướng xoắn đó là xoắn phải.

Gia công 1 nòng súng ORSIS T-5000(súng bắn tỉa có độ chính xác rất cao, nổi tiếng của Nga) mất từ 3-5h, cứ mỗi 1 rãnh xoắn người ta phải dùng dụng cụ đặc biệt để chuốt-rà từ 60-80 lần.

Độ nhám cũng là một trong nhữmg chỉ tiêu kỹ thuật cần quan tâm vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của nòng súng. Thông thường người ta dùng đơn vị Mikronmet(1μm=1/1.000.000m ) để xác định.


Mời các bạn cùng tôi thăm nhà máy sản xuất súng bắn tỉa nổi tiếng của Nga với nhãn hiệu " Orsis ".














« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Hai, 2014, 03:52:04 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #9 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2014, 11:11:36 pm »

Tiếp.











Logged
Trang: 1 2 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM