Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:10:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann  (Đọc 79209 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #80 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2015, 11:07:51 am »

       Một hôm, viên thiếu tá Hoffstetter xem xét các tài liệu quốc xã đã tịch thâu được, các tài liệu này có ghi rõ ngày tháng của nhiều chuyến áp tải người Do thái đến trại tập trung Auschwitz theo lệnh của Eichmann, và con số ghi trong sổ được xâm lên cánh tay của mỗi tù nhân bị áp tải trong các ngày ấy. Để xác định ngay sự đích thực của các bản phúc trình, Hoffstetter quay sang Mickey Goldman, viên thanh tra điều khiển toán Ba-lan và nói với ông nầy:

      -Này anh, thế nào tại đây, tại Do thái, cũng có một vài người sống sót từ trại Auschwitz có thể đã đã được áp tải đến trại trong một trong các ngày đó. Chúng ta hãy thử tìm ra một người để chúng ta xem thử vết xâm trên cánh tay của người đó có phù hợp với những con số ghi trong nầy không.

      Mickey chẳng nói gì cả, ông chỉ vén tay áo lên, cho thấy một con số xâm.

     -Khỏi cần tìm kiếm đâu xa, hãy nhìn cánh tay tôi đây.

      Hoffstetter kịp đè nén một tiếng la kinh ngạc. Con số được xâm trên cánh tay của Mickey là «161.135».

      Anh còn nhớ ngày anh đến Auschwitz không ?

     -Làm sao tôi có thể quên được? Mickey trả lời: ngày 3 tháng 12 năm 1943.

      Họ liền xem lại các tài liệu. Các bản danh sách ghi rằng các con số xăm trên cánh tay các tù nhân được đưa đến trại ngày 3 tháng 12 năm 1943, đi từ số 161.000 đến 162.870, gồm 1.870 người, trong đó có Mickey. Anh ta là một trong chín người còn sống sót của toàn thể nhóm đó.

      Ngay sau khi bị giam giữ, người ta đã nói với Eichmann rằng, chiếu theo luật pháp, hắn ta được  chọn một vị luật sư. Hắn ta có thể chọn vị nào tùy ý, dù là người của xứ nào, với điều kiện là vị nầy không liên quan đến Đảng Quốc Xã.

      Gia đình của Eichmann (hắn ta có anh em tại Đức và Áo) bắt đầu tìm kiếm một vị luật sư. Có một lúc, một người em của hắn ta tên Robert, cũng là luật sư, có ý định đích thân biện hộ cho Eichmann. Nhưng cuối cùng, người ta chọn một vị luật sư người Đức nổi tiếng, tiến sĩ Robert Servatius, ở Cologne người đã biện hộ cho Fritz Sauckel, Tổng trưởng Lao động Đức và nhóm các lãnh tụ của Đảng Quốc Xã tại Tòa án Nuremberg. Tiến sĩ Servatius nhận lời biện hộ cho Eichmann và thông báo cho chính phủ Do thái qua trung gian của Tòa đại sứ của xứ nầy tại Tây Đức. Chính phủ Do thái chấp thuận.

      Không một tòa án nào trên thế giới cho phép một vị luật sư ngoại quốc cãi trước mặt họ như là người biện hộ. Nhưng Quốc gia Do thái đã rất lo lắng đến việc tuân theo qui tắc muốn rằng, không những công lý được soi xét, mà người ta còn phải nhận thấy rằng nó đã được soi xét, cho nên quốc gia nầy đã hứa đệ trình Quốc Hội một đạo luật đặc biệt để làm cho sự hiện diện như là người biện hộ của Tiến sĩ Servatius, ông nầy không nói được tiếng Do Thái, thành hợp pháp. Đạo luật nầy, được chỉ danh chính thức như là một «Tu chính Qui pháp Luật sư», đã được đồng thanh chấp thuận. Cùng lúc, những sự chuẩn bị đã được trù liệu để bị cáo và người biện hộ của y đều nhận được một sự phiên dịch đồng thời với các cuộc tranh biện và để Tòa nhận sự phiên dịch qua tiếng hébreu đồng thời với khi họ nói với Tòa bằng tiếng Đức.

      Tiến sĩ Servatius đến Do thái lần đầu tiên vào tháng 10 năm 1960. Và, mặc dầu bản dự luật điều chỉnh tình trạng ông thành luật sư của Eichmann chưa được dứt khoát thông qua, ông vẫn được phép gặp thân chủ của ông. Ông lưu lại tại đây hai tuần lễ và lại trở lại trong một thời gian lâu hơn vào tháng 12.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #81 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2015, 07:54:44 am »

        XI – NẾU QUỐC GIA DO THÁI KHÔNG HIỆN HỮU



        Trong những tuần lễ tiếp theo, sự bắt giữ Eichmann và việc truy tố chính thức hắn ta, một cuộc bàn luận sâu rộng đã diễn ra về tính cách hợp pháp của một vụ kiện tại Do thái, dù rằng người ta đã chấp nhận vụ kiện sẽ được xét xử một cách vô tư và rằng chính nguyên tắc của nó đã được chấp nhận ngay từ lúc đầu vì sự tham dự cüa Eichmann vào việc tận diệt người Do thái.

        Trong vài giới, những sự dè dặt nghiêm trọng nhất có liên quan đến cách thức hắn ta đã bị bắt. Sự bắt cóc hắn ta đã là một hành vi bất hợp pháp, và người ta cho là điều này đã tự động làm vô hiệu lực tính cách hợp pháp của việc câu lưu hắn ta cũng như
quyền đưa hắn ta ra trước pháp luật.

         Điểm thứ hai được bàn tới là tính cách trái luật hiển nhiên của một hành động bắt người tại một nước X, đưa ra truy tố tại một nước Y, về những tội ác vang dội đã phạm tại một nước Z. Thật vậy, Eich- mann đã bị bắt tại Á-căn-đình, và bị đưa đến Do thái để trả lời tại đây về những tội ác đã gây ra tại Đức và các xứ khác tại Âu châu.

        Điều dè dặt thứ ba là nước Do thái chưa hiện hữu với tư cách là một quốc gia lúc Eichmann phạm những hành vi sát nhân, thế cho nên các tòa án của nước nầy không thể có thẩm quyền đối với những gì liên quan tới hắn ta.

      Đó là ba điểm pháp lý chánh yếu đã làm cho tính cách hiệu lực của vụ kiện Eichmann tại Do thái bị dị nghị.

      Đó là những lý lẽ nghiêm trọng. Nhưng chúng có căn bản pháp lý vững chắc không?

      Thứ nhứt, cuộc bắt cóc Eichmann có làm vô hiệụ lực quyền truy tố hắn ta ra trước pháp luật không ? Chúng ta hãy tạm quên tên của con người mà chúng ta đang bàn tới và tánh cách quan trọng của các tội ác mà hắn ta đã bị qui trách. Chúng ta hãy khảo sát vấn đề một cách khách quan. Một người bị nghi ngờ phạm một tội ác có thể bị phán xử không nếu y đã bị bắt giữ một cách bất hợp pháp ? Tính cách vi pháp của việc bắt giữ y phải chăng đã tự động triệt tiêu quyền xét xử y của một tòa án ? Nhìn thoáng qua, hình như những dè dặt này cũng có ít nhiều giá trị. Phần đông những người sống trong các xã hội quen trông mong nơi các vị đại diện Luật pháp sự tôn trọng tối đa về tính cách hợp pháp sẽ có thể phản ứng ngay bằng cách cho rằng chỉ một mắc nhỏ bất hợp pháp trong sợi dây xích thủ tục hợp pháp cũng đưa đến sự vô hiệu của toàn thể sợi dây xích.

      Tuy nhiên một cuôc khảo sát sâu rộng hơn một chút sẽ cho thấy chỗ yếu của lý lẽ nầy. Chúng ta hãy lấy một ví dụ trong một vụ gây tội ác thực sự đã xảy ra cách đây hơn môt thế hệ: vụ ám sát bé Lindbergh.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #82 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2015, 04:00:51 pm »

       Lindbergh, người đầu tiên đã đơn phương thực hiện cuộc vượt Đại Tây Dương, là một vị anh hùng của Hoa Kỳ. Cả thế giới đều thán phục ông ta, ông ta có đầy danh vọng và tiền tài. Hôn lễ của ông là một biến cố quốc gia. Cuộc sống riêng tư của gia đình ông là đề tài ca tụng mỗi ngày của báo chí. Đoạn thảm kịch xẩy ra. Một ngàv bất hạnh, đứa con của ông mất tích. Vài giờ sau, một vụ đòi tiền chuộc xảy ra. Những mối lo âu đen tối nhất đã đến thật: đứa bé đã bị bắt cóc và vài hôm sau, người ta tìm ra xác nó.

      Sau một cuộc săn đuổi qui mô trong toàn quốc, một kẻ tình nghi bị bắt. Hẳn tên Hauptmann. Bị đưa ra tòa xét xử, bị tuyên án là có phạm tội và bị hành quyết.

       Chúng ta hãy đăth giả thuyết rằng Hauptmann thoát khỏi màn lưới của những kẻ săn đuổi hắn ta và đã trốn qua Á-căn-đình. Ngoài ra, chúng ta hãy thử rằng hắn ta đã cẩn thận xóa hết các dấu vết của hắn, ngụy tạo các giấy tờ, và định cư tại một xứ dưới cái tên giả. Có thể hìểu rằng các bạn hữu của Lindbergh hoặc các thân nhân ông đã nhất định truy nã Hauptmann đển cùng, cho đến khi hắn ta bị đưa ra trước pháp luật mới thôi. Giả thử rằng họ đã khám phá ra nơi Hauptmann lẩn trốn và đã bí mật tổ chức cuộc săn đuổi và bắt được hắn ta. Giả thử thêm nữa là không có thỏa ước dẫn độ giữa Hoa kỳ và Á- căn-đình, và rằng, để thủ phạm không trốn thoát được, họ đã áp giải hắn ta về nước và giao cho cảnh sát Hoa kỳ. Có thể nghe được chăng khi có một người Mỹ cho rằng, chỉ có một người thôi, vì hắn ta đã bị bắt đi bằng vũ lực cho nên các tòa án Hoa kỳ không có thẩm quyền để xét xử hắn về tội bẳt cóc và giết bé Lindbergh? Phải chăng người ta đã không khen thưởng bạn bè của Lindbergh vì họ đã bắt được tên sát nhân và đưa hắn ta ra trước pháp luật ? Và phải chăng người ta sẽ nói rằng dù bắt được hắn ta bằng cách nào đi nữa, giờ đây chỉ có sự hiện diện của hắn ta là đáng kể và người ta chỉ có việc phán xử hắn ta về tội ác mà hắn ta đã bị cáo phát.

     Hãy nhân tội ác của Hautpmann lên làm mười lần. Không phải chỉ có một đứa bé bị bắt cóc và bị ám sát, mà là mười đứa. Chúng ta hãy nhân cho mười nữa.Chúng ta hãy nhân mãi, rất nhiều lần. Chúng ta hãy thêm vào cha mẹ của nhiều trăm ngàn đứa bé ấy. Và anh chị em chúng. Và chúng ta bắt đầu đến gần con người Do thái, đàn ông, đàn bà, trẻ con đã bị bắt và bị thảm sát theo mệnh lệnh của Cơ quan Đặc trách về vấn đề Do thái của sở Gestapo mà Adolf Eichmann là người cầm đầu. Có kẻ nào có thể cho rằng con người ấy phải thoát khỏi sự xét xử vì cách thức mà hắn ta đã bị bắt chăng ? Tôi nghĩ rằng phần đông người ta sẽ đồng ý để nói rằng, dù cho hắn ta đã bị đưa đến Do thái trong khi vùng vẫy, la hét, và phản kháng trong suốt cuộc hành trình, hắn ta vẫn phải đặt vào ngăn bị cáo trước mặt các quan tòa.

       Nhưng, thật ra, Eichmann đã được đưa đến Do thái với sự đồng ý của hắn ta. Ở đây không phải tôi muốn nói rằng, trong suốt 15 năm, hắn ta đã tìm kiếm cơ hội để ra trình diện trước một tòa án Do thái. Tôi không muốn nói rằng hắn ta đã tiếp đón sự bắt bớ mình một cách vui vẻ. Hắn ta không muốn chút nào cả. Hắn ta luôn luôn tìm cách thoát khỏi các cuộc săn đuổi từ lúc chiến tranh kết liễu. Chắc chắn là hắn ta đã bị bắt ngoài ý muốn. Nhưng, một khi đã lọt vào tay những kẻ bắt cóc mình và khi nhận thấy họ không giết mình, hắn ta cảm thấy vô cùng khuây khỏa.

       Những kẻ đa nghi có thể chủ trương rằng, mặc dù hắn ta đã nói là hắn ta viết bản lời khai vì tự ý chứ không phải dưới sự hăm dọa, nhưng cũng có thể vì hắn ta sợ bị bạc đãi nếu từ chối. Ngay cả trên bình diện lý thuyết, lý lẽ nầy cũng không mấy vững chắc vì, nếu như vậy, hắn ta biết là mình vẫn sẽ có thể làm cứng họng các kẻ bắt cóc bằng cách tiết lộ sự việc trước các phiên tòa xét xử hắn ta. Và chính những kẻ bắt cóc hắn ta cũng không phải là không biết chuyện bất thần như vậy có thể xảy ra. Nếu hắn ta từ chối, họ cũng vẫn áp giải hắn ta về Do thái mà không cần lời khai ưng thuận. Dù sao đi nữa, việc đó cũng không phương hại gì đến kết cục của các biến cố.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #83 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2015, 11:57:28 pm »

           Nhưng giả thử là Eichmann phản kháng. Nhiều người không rành có thể ngạc nhiên là luật pháp của các nước văn minh đã qui định rõ ràng về điểm nầy: cách thức mà một kẻ tình nghi bị dẫn trình Tòa không quan trọng đối với Tòa. Luật pháp Anh quốc còn đi xa hơn nữa, bằng cách qui định rằng “Khi người bị cáo đang bị giam giữ một cách hợp pháp trong xứ, Tòa không có thẩm quyền tìm hiểu trong những trường hợp nào mà người đó đã được dẫn trình Tòa”. Đối với câu hỏi để biết xem một cuộc bắt bớ bằng vũ lực có làm vô hiệu việc giam cầm kẻ tình nghi và quyền truy tố hắn ta không, câu trả lời pháp lý là một chữ “khôn” quả quyết. Dù cho các hành vi bất hợp pháp đã phạm phải trong việc bắt Eichmann đưa ra trước một tòa án có thẩm quyền có thể đến thế nào đi chăng nữa, thì Tòa án, một khi hắn ta được dẫn trình, vẫn có thể xét xử hắn ta về các tội ác mà hắn ta bị cáo phát.

           Nói gì về thẩm quyền của một Tòa án Do thái về việc xét xử Eichmann, bị bắt được tại Á căn đình, do các tội trạng đã gây ra tại Âu châu, và, hơn nữa trong thời kỳ mà Quốc gia Do thái chưa hiện hữu? Phải chăng đáng lý hắn ta bị xét xử tại Á căn dinh, nơi hắn ta bị bắt, hay tại Đức hoặc một nước nào khác tại Âu châu nơi các tội ác của hắn ta đã xảy ra.

          Còn về quyền tài phán, tôi muốn bênh vực một ý nghĩ sai lầm hay được lan truyền. Không có một điều luật quốc tế căn bản nào chi phối vấn đề này. Không có chủ thuyết nào xác định các điều kiện trong đó tòa án một quốc gia có thể chấp thuận xét xử các vụ án đại hình. Trong mỗi xứ, Tòa án có quyền giải quyết các vấn đề thuộc về quyền tài phán.

          Mặt khác, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã đồng thanh chấp thuận, ngày 11 tháng 12 năm 1946, một quyết định xác nhận các nguyên tắc công pháp quốc tế được nhìn nhận bởi Pháp điền của Tòa án Nurem- berg, tòa án này đã xét xử các tội nhân chiến tranh quốc xã và chuẩn nhận phán của Tòa án Quân sự Quốc tế liên quan đến các tội ác chìến tranh (Đại hội đồng Liên hiệp quốc, phúc trình chánh thức, phiên họp khoáng đại đầu tiên, I.144 — A/PV 55 — 1946). Quyết định đồng thanh nầy tự nhiên đưa các nguyên tắc của Tòa án Nuremberg vào luật pháp chung của nhân loại. Như thế, mọi quốc gia, và nhất là mọi Quốc gia hội viên Liên hiệp quốc phải có quyền xét xử tất cả các tên tội phạm chiến tranh quốc xã, nếu bắt được chúng. Thực sự, quốc gia đó chẳng những có quyền mà còn có bổn phận xét xử, như thế là, nễu Eichmann được áp giải đến bất cứ một quốc gia nào là hội viên của Liên hiệp quốc, dù cho đó là Do thái, Hoa kỳ, Nga sô hoặc Anh quốc, quốc gia nầy sẽ phải có bổn phận đưa hắn ta ra xét xử trước các Tòa án của mình.

           Và nếu người ta lại nói rằng quốc gia Do thái không phải là Hội viên Liên hiệp quốc năm 1946 khi quyết định được chấp nhận, các quyết định của Liên hiệp quốc ràng buộc tất cả mọi quốc gia hội viên trong bất cứ thời gian nào, và các tân hội viên chấp nhận nghĩa vụ nầy trong số các điều kiện gia nhập. Vậy cho nên, không những Do thái có đủ tư cách để xử Eichmann mà Do thái sẽ thiếu bổn phận của một quõc gia hội viên Liên hiệp quốc nếu không làm việc đó.

          Chúng ta thấy một sự tương đồng hữu ích trong tội trộm cướp. Theo luật pháp quốc tế, trộm cướp được coi như một tội ác chống nhân loai. Lý lẽ của nguyên tắc tổng quát cho rằng tên tướng cướp là một ác nhân của loài người. Cho nên, tội ăn cướp có thể được xét xử theo luật pháp quốc tế, bởi mọì Quốc gia đã bắt giữ được can phạm. Trầm trọng hơn biết bao tội ác chống nhân loại gây ra bởi bọn quốc xã, chúng đã ngược đãi, hành ha, lưu đày, bỏ đói, hủy hoại thân thể, làm tiệt đường sinh đẻ và tàn sát. Mạnh mẽ hơn biết bao quyền lực của tất cả các quốc gia, bất cứ nó như thế nào, để xét xử mọi kẻ đã được giao nạp cho họ vì bị ngờ vực là đã phạm một tội ác như vậy!
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #84 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2015, 07:05:41 pm »

         Người ta có thể nói gì về sự khẳng định theo đó Do thái không có một quyền hạn hợp pháp nào để xét xử Eichmann vì xứ nầy chưa hiện hữu trong thời kỳ xảy ra các tội ác được viện dẫn? Một người chuyên lo về luật pháp sẽ có thể biện luận rằng, nếu quyền tài phán thật sự bị giới hạn ở biên giới địa dư trong đó tội ác đã xảy ra thì sẽ không có một chỗ nào trên thế giới để Eichmann có thể bị xét xử một cách hợp pháp. Á-căn-đình chăng? Tội ác chống Do thái đã không xảy ra ở đó. Đức quốc chăng? Nước Đức của bọn quốc xã là xứ nơi mà Eichmann đã hành động, không còn nữa. Ngày nay, nó đã bị phân chia giữa Tây Đức và Đông Đức. Mỗi bên đều đòi sự kế thừa của nước Đức quốc xã. Xác định nước Đức nào là người kế thừa thật sự là một vấn đề chính trị chứ không phải là pháp lý. Hắn ta sẽ có thể bị xét xử ở nơi nào khác? ở Hung gia lợi? ở Slovaquie ? ở Ba lan hoặc ở Nga sô? Tại Pháp, Hy lạp, tại Lỗ ma ni? Tại các quốc gia vùng biển Baltique? Tại Pays-Bas? Không có nước nào trong các xứ ấy bắt giữ được Eichmann và chẳng có nước nào tỏ ý mong muốn có được hắn ta.

        Tuy nhiên ngoài tất cả các điều khảo sát ấy ra còn có một sự biện giải đặc biệt về việc xử Eichmann tại Do thái. Nước Do thái xuất hiện trong thế giới năm 1948, không phải như là một Tân Quốc gia, mà như là một tổ quốc của dân tộc Do thái. Quốc gia trẻ nầy được toàn thế giới thừa nhận như là đại diện thực tế và là thừa kế của các nạn nhân Do thái của phong trào quốc xã. Thí dụ rõ ràng nhất của mối liên hộ nầy là thỏa ước bồi thường theo đó chính phủ Tây Đức đảm bảo một sự đền bù tài chánh đối với các tội ác mà người Đức đã phạm phải đối với dân tộc Do thái. Tây Đức hành động như vậy vì Do thái, là nước duy nhất trong các quốc gia trên thể giới, tưởng nhớ và đại diện các quyền lợi của nhiều triệu người Do thái đã bị bọn quốc xã tàn sát. Điều đó đã được nước Đức thừa nhận— sự thừa nhận được căn cứ bằng việc trả tiền bồi thường —mặc dù sự kiện nước Do thái chỉ được khai sinh nhiều năm sau cái chết của Đức. Và nếu xứ Do thái có thể được thừa nhận là kẻ thừa kế, về phương diện tài chánh, của các nạn nhân của phong trào quổc xã, thì quyền là kẻ giám thủ tối thượng kỷ niệm của họ và là kẻ có quyền xử đoán các tội ác đã phạm phải đối với họ càng phải được nhìn nhận nhiều hơn nữa.

       Eichmann rơi vào đạo “Luật (trừng phạt) bọn Quốc xã và những kẻ Hợp tác với bọn Quốc xã”, do Quốc Hội Do thái biểu quyết vào năm 1950. Chúng ta hãy bàn về sự biện luận có thể xảy ra cho rằng đó chỉ là một đạo luật Post facto — vì nó nhắm vào các tộc ác phạm phải từ trước khi đạo luật được ban hành — và vậy là bất công.

       Theo lẽ thông thường, một pháp chế post facto là đáng phàn nàn, tổn thương và bất công, khi nó gán tính cách bất hợp pháp vào các hành vi hoàn toàn hợp pháp trong lúc những hành động nầy đã được thực hiện, hoặc là một người oó trí khôn lành mạnh khống thể, bị xem như những kẻ sát nhân một cách hợp lý được trong khi thiếu sót một sự cấm đoán rõ ràng. Hiển nhiên là bất công khi lôi ra tòa một tài xế bị buộc tội lái xe một trăm cây số một giờ trên một con đường rộng không có giới hạn tốc dộ trong năm I960, và truy tố ông ta chiếu theo một đạo luật ban hành năm 1961, giới hạn tốc độ không quá năm mươi cây số một giờ, với một năm hồi tố. Không có luật lệ nào cấm chạy một trăm cây số một giời trong năm 1960. Người lái xe xử sự hợp lệ. Một cuộc truy tố phát nguồn từ việc cấm đoán post facto sẽ là một bất công quái dị.

       Các quan điểm nầy không thể áp dụng vào các tội ác của Eichmann. Vì nhữrg hành động mà hắn ta phạm phải và bị cáo phát vừa trái luật hiển nhiên và vừa được công nhận như thế bởi tất cả mọi người bình thường. Không phải chỉ có đạo luật hồi tố cho chúng là vi luật. Chúng đã vi luật và đã bị công nhận là như vậy ngay trong thời kỳ chúng đang được gây ra. Chúng gồm tội tàn sát vô cớ thường dân, đó là chỉ kể một trong các chứng cớ buộc tội. Cũng không thể nào cho rằng Eichmann đã tin chắc điều gì hắn ta làm là hợp pháp, ngay cả đối với luật pháp của Đức. Chắc chắn không phải là hắn ta đã tin rằng điều hắn ta đã làm là hợp pháp với luật pháp của các quốc gia.

       Việc giết người vô cớ là một tội ác mà mọi xã hội văn minh đều công nhận. Không một tư tưởng luật pháp khoáng đạt nào có thể cho việc tàn sát tập thể những thường dân vô tội là một hành động hợp pháp. Và Hiến chương và Phán quyết của Tòa án Nuremberg đã xác định rằng, dù chính phủ một Quốc gia có chủ quyền tuyệt đối, như nước Đức, cho phép những việc làm như vậy được xảy ra và không gia hình đối với việc thi hành chúng, các hành động nầy vẫn cấu thành một trọng tội đối với luật pháp quốc tế.

       Sau cùng lý luận tuân theo uy quyền quân sự cao cấp không thể chấp nhận được. Thật ra, các Nguyên tắc của Tòa án Nuremberg rất minh bạch về vấn đề nầy. Nguyên tắc IV qui định: “Sự kiện một người hành động đúng theo lệnh của chính phủ y hoặc củả một thượng cấp không làm y thoát khỏi trách nhiệm của mình đối với luật pháp quốc tế, miễn là y có được một sự chọn lựa về mặt đạo đức”.

       Thực sự, nếu không như vậy thì chỉ có Hitler là tên quốc xã duy nhất bị đưa ra trước vành móng ngựa tại Tòa án Nuremberg. Không một người nào có thể thực sự nghĩ rằng các bị cáo tại Nuremberg đáng lý ra phải được trả tự do vì họ chủ trương rằng đã hành động theo lệnh của Hitler và không có được sự “lựa chọn về mặt đạo đức”.

     Và nếu Quốc gia Do thái không hiện hữu và không hành động như đã hành động thì Eichmann – một trong các tên tội phạm ghê gớm nhứt của mọi thời đại - sẽ vẫn ở ngoài vòng pháp luật. Bởi vậy, cho nên vụ xét xử hắn ta phải được xem như hoàn toàn phù hợp với luật pháp.



                    ----------------------------------
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #85 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2015, 06:52:30 am »

       XII – CUỘC XỬ ÁN


      Ngày thứ ba 11 tháng 4 năm 1961, một ngày nắng đẹp, vụ xử án tên sát nhân vĩ đại nhất thế giới được khai mạc. Công việc thẩm cứu khởi sự vào ngày 29 tháng 5 năm 1960, do Phòng 06 đảm nhiệm sáu ngày sau khi Eichmann được đưa đến Quốc gia Do thái đã hoàn tất. Phận sự của công lý bắt đầu.

      Lúc 8 giờ 56 phút, trong phòng xử án của Pháp đình, tại Jérusalem, một người đàn ông mảnh dẻ  len vào trong một lồng kiếng đạn bắn không thủng đã được chế tạo riêng cho hắn ta. Căn phòng được dự trù để chứa 750 người, đầy nghẹt. Bị cáo, không bị còng tay, được hai nhân viên cảnh sát kèm hai bên. Hắn ta làm mọi người kinh ngạc trước hết là do tướng mạo tầm thường của mình. Một con người tầm thường, dáng vẻ hiền lành, đầu hơi sói, tóc bạc hoa râm, râu vừa mới cạo nhẵn nhụi. Cặp mắt kiếng to lớn nằm trên chiếc mũi cao, môi mỏng dánh. Thỉnh thoảng nét mặt nhăn nheo lại co giật một cái. Hắn ta mặc bộ đồ sậm, áo sơ mi trắng, thắt cà vạt xanh đậm sọc xanh da trời.

      Khác xa với viên quốc xã nai nịt gọn gàng trong bộ đồng phục đen, khác hẳn với viên công chức ngạo mạn mà các nhân chứng đang chờ phiên ra trước tòa đã có dịp gặp gỡ trước chiến tranh. Viên cựu trưởng Ban IV B4, người đã tập nã cả vùng Âu châu bọn người mà ông ta gọi là «bọn vô lại Do thái», giờ đây ủ rũ mặt mày tái mét trong lồng kiếng, canh giữ bởi hai người đại diện lực lưỡng chủng tộc bị nguyền rủa đứng cao hơn hắn ta một cái đầu.

      Bị cáo ném một cái nhìn dài về phía công chúng; đây là lần đầu tiên từ lúc bị bắt, hắn ta tiếp xúc với dân chúng, trong phòng chen chúc 376 ký giả, thông tín viên cùa các nhật báo ngoại quốc, cùng với 166 thành phần của báo chí và các hãng thông tẩn Do thái. Người ta còn chờ thêm 600 đại diện báo chí ngoại quốc. Những hành lang bên trên căn phòng được dành cho các đại biểu ngoại giao và các quan viên mà một số quốc gia phái đến, như Đức, Áo và Nam tư.

     Các phóng viên, tới trước đó một giờ, đã được lục soát; người ta muốn biết chắc chắn là họ không có mang vũ khí. Trong phòng báo chí dành sẵn cho họ, ngoài mọi dễ dàng cần thiết thường lệ cho việc làm của họ, họ có thể theo dõi vụ kiện trên bốn màn ảnh truyền hình. Họ cũng có thể ráp dây vào các ống nghe đang truyền lại các cuộc tranh biện đã được phiên dịch ngay trong cùng lúc đó . Anh ngữ, Pháp ngữ, Đức và hébreu. Trong phòng xử, công chúng theo dõi vụ kiện bằng các ống nghe cá nhân. Một cuộc phiên dịch chính thức từ tiếng Hébreu ra tiếng Đức được thực hiện đặc biệt cho Eichmann và các luật sư hắn ta.

     Sau bị cáo, trong tòa án xuất hiện những chiếc áo đen của các luật sư.

       Đi đầu, viên biện lý Geon Hausner , mà vai trò là nhân danh sáu triệu nạn nhân, sẽ kêu gọi công lý phải được thi hành. Một con người lạnh lùng, điềm tĩnh, dáng vẻ còn trẻ mặc dầu đã 46 tuổi với cái đầu hơi sói. Đi theo ông ta là các viên phụ tá, Ysacov Baror, với hàm râu đen, và Gabriel Bach, một luật sư trẻ tuổi đã theo dõi các công việc của Phòng 06. Một luật gia tên tuổi đi sau cùng, Jacob Robinson, 72 tuổi, sanh tại Nga sô, giáo sư tại Đại học Columbia Hoa kỳ và đã từng là một trong các cố vấn của công tố Viện Hoa kỳ trong vụ xử án tại Nuremberg.

       Luật sư biện hộ, Tiến sĩ Robert Servatius, đi vào một cách trang trọng. Con người vạm vỡ, thấp người, mái tóc nâu hớt ngắn, da dẻ hồng hào nầy, có vẻ hoàn toàn tự tin, ông ta phô trương một vẻ nét khôn ngoan hơi mai mỉa làm như, ở tuổi 65, ông không cần học hỏi gì nữa về bản chất con người và đã mất năng lực lấy làm lạ về bất cứ chuyện gì. Ông được một luật sư trẻ người Munich, tên Dieter We- chtenbruch, phụ tá.

        Bên buộc tội và bên biện hộ ngồi vào chỗ. Bị cáo chờ đợi trong lồng kiếng đạn bắn không lủng. Các thông dịch viên chuẩn bị trong phòng của họ. Những ký viên, phóng viên truyền hình đều có mặt tại vị trí. Bỗng vang lên giọng nói lanh lảnh của viên thừa phát lại:

     -Beth Mispr-a-at ! (Tòa đăng đường !)

      Mọi người đứng lên, cánh cửa phía sau bục gỗ mở ra và ba vị quan tòa bước vào.

       Đi đầu là ông chánh án, Moshe Landau, thẩm phán Tối cao Pháp viện, bốn mươi chín tuổi, cao lớn tóc vàng, dáng dấp tao nhã. Chính ông đã góp phần lớn vào việc làm cho các cuộc tranh biện dai dẳng trước tòa giữ được nét quan tĩnh vĩnh cửu. Tiến sĩ Benjamin Halevi, 56 tuổi, ngồi bên phải Chánh án Landau, dù có một nét mặt nhân hậu, đã nổi tiếng là một thẩm phán khe khắt. Quan tòa thứ ba là một học giả 55 tuổi. Tiến sĩ Yitzhak Raveh. Cũng như hai đồng nghiệp, ông đã bắt đầu việc học hỏi tại Đức và di cư khi Hitler lên nắm chánh quyền.

       Ông Chánh án Landau dùng tiếng Hébreu yêu cầu người ta bảo bị cáo đứng lên. Đoạn ông mở cuộc thẩm vấn ngắn ngủi mà các thông dịch viên dịch ra ngay :

     -Bị cáo có đúng là Adolf Eichmann, con của Adolf Karl Eichmann?

     -Jawohl, bị cáo trả lời.

       -Có phải Tiến sĩ Servatius và Luật sư Wechtenbruch đại diện cho bị cáo không?

        -Jawohl.

       -Bị cáo bị truy tố bởi 15 yếu kiện cáo tố. Tòa sẽ đọc cho bị cáo nghe.

      Vụ án của thế kỷ bắt đầu.

       Chính bên biện hộ gây ra việc rắc rối đầu tiên trong các cuộc tranh biện: Tiến sĩ Servatius nêu vấn đề vô thẩm quyền của tòa án. Chúng tôi đã tường thuật trong chương 11 các lý lẽ mà luật sư có thể nêu ra và đã bị Tòa bác bỏ ra sao. Cuộc tranh biện nầy, được kết thúc bằng việc bác bỏ các kết luận do Servatius đưa ra, đã kéo dài suốt sáu ngày.

        Sau đó, vụ án tiếp tục lại ngay tại chỗ đã bị gián đoạn.

       Chánh án Landau hỏi bị cáo:

      -Bị cáo có nghe rõ 15 yếu kiện cáo tố mà Tòa đã đọc trong ngày đầu tiên không?

     -Jawohl.

     -Về yếu kiện cáo tố thứ nhất, bị cáo có nhận là mình có tội không ?

      -Im sinne der Anklage nicht sehuldig. (Không có tội theo như các lời lẽ của bản cáo trạng).

      Câu hỏi được đưa ra mười lăm lần, mỗi lần cho một yếu kiện cáo tố khác nhau, và được trả lời tương tự như trên mười lăm lần.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #86 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2015, 09:37:32 am »

        Lời buộc tội được căn cứ trên ba loại bằng chứng chủ yếu. Trước tiên là một số rất nhiều tài liệu đã đưa cho Eichmann xem tại Phòng 06 về tất cả các hoạt động của hắn ta trước và trong thời gian chiến tranh. Kế đó là cuốn băng được thâu — bị cáo đã được cho biết việc thâu băng nầy — trong các cuộc thẩm vấn Eichmann. Sau hết, là một số nhân chứng đã có dịp tiếp xúc với Eichmann với tư cách là người chịu trách nhiệm cuộc di dân và tiếp theo đó là cuộc lưu đày dân Do thái.

       Toàn thể chứng cứ nầy được bổ túc bởi những lời khai của một số tội phạm chiến tranh như Wisliceny và do cuộc phỏng vấn mà Eichmann, lúc đó đã tị nạn tại Nam Mỹ, dành cho một phóng viên người Đức.

       Để tránh kéo dài và làm gián đoạn các cuộc tranh biện do việc kiểm chứng vô vị của từng trang tài liệu trong lúc cần thiết đến, các vị quan tòa đã quyết định dành riêng một buổi cho việc kiểm định tổng quát.

       Viên tổng quản dốc Bar Shalom ra trình diện trước vành móng ngưa, chỗ dành riêng cho nhân chứng, với nhiều bó hồ sơ dày cộm. Các tài liệu phần lớn xuất xứ từ Bộ Chiến tranh Đức, từ các văn khố của Cơ quan Gestapo, từ Trung tâm Khảo chứng Do thái tại Ba lê, từ những kho văn khố tương tự tại Hòa lan, Tiệp khắc, Hung gia lợi, Ba lan, Ý, Nam tư, cùng các văn khố của viện Yad Vashem tại Jérusalem.

       Mỗi bản văn được Bar Shalom trình lên viên Biện lý, ông nầy ghi rõ xuất xứ của nó rồi trình ông Chánh án Landau để ghi số.

      Khi tài liệu sau cùng được ghi nhận, ông Chánh án Landau, mà tất cả mọi người đều nghĩ là ông sẽ tuyên bố bế mac phiên xử, lên tiếng hỏi công tố viên:

      -Nhân chứng sắp tới của quí ông là ai?

      Câu hỏi nầy đã làm cho tất cả những người mà diễn tiến nhàm chán của công việc kiểm chứng tài liệu đã làm cho mệt mỏi, giật mình tỉnh táo. Công tố viên trả lời :

       -Người chứng tiếp theo là viên tổng quản đốc Less, người đã thâu băng lời khai của bị cáo.

        Kế đó Hausner giải thích là ông không có ý định cho Tòa nghe tất cả cuốn băng mà chỉ trình Tòa những đoạn quan trọng mà thôi. Người ta phân phát cho các vị quan tòa và những người biện hộ bản sao của cuộc thẩm vấn, tiếp theo đó một sự im lặng bao trùm và người ta nghe một giọng nói đàn ông nói bằng tiếng Đức :

        -Himmler đã dùng dân tộc Do thái để làm trò tiêu khiển...

         Một giây phút kinh dị. Giọng nói tiếp tục, phát ra từ một chiếc máy được đặt bên cạnh vành nhân chứng. Người có giọng nói đó ngồi nghe, thản nhiên trong lồng kiếng.

         Bản ghi âm đó không thể làm hắn ta ngạc nhiên,  hắn ta đã nghe quá nhiều lần rồi. Ngược lại, chắc chắn là vẻ điềm tĩnh lạnh lùng mà Avner Less đã nghe các lời khai của hắn ta, cẩn thận tránh mọi sự bình phẩm, đã không chuẩn bị Eichmann trước  đối với các câu hỏi hóc búa sắp tới của ông biện lý và các quan tòa.

       Bên truy tố trình bày các tội ác của Eichmann theo thứ tự thời gian : đầu tiên, trước chiến tranh, bị cáo đã tỏ ra là người tổ chức cuộc di cư cưỡng bách của người Do thái. Kế đó, trong thời gian chiến tranh, hắn là người tổ chức cuộc lưu đày đưa người Do thái đến lò thiêu xác.

        Một trong các nhân chứng đã gặp Eichmann năm 1937 trong vai trò chuyên viên về vấn đề di dân đã gặp lại ông năm 1939 trong địa vị một người có nhiều quyền thế. Nhân chứng tường thuật một cách thật thấm thía, nhân vật — thật khác hẳn với bị cáo nhu mì và lễ phép — và lề lối mà nhân vật ấy đã thi hành trong các chức vụ của ông ta.

         Trong hai năm 1936-1937, Tiến sĩ Frantz Mayer phát biểu, tôi có tiếp xúc với Adolf Eichmann. Ông ta giám sát việc di cư của người Do thái về vùng Palestine. Lúc bấy giờ, đó là một công chức như bao người khác, lạnh lùng nhưng đứng đắn, và đang tìm cách điều tra dò hỏi.

        Năm 1939, ở Vienne, Tiến sĩ Mayer được gọi đến Điện Rothschild, cùng với các đại diện khác của cộng đồng Do thái, để bàn luận về vấn đề di dân. Ông kinh ngạc vì sự thay đổi thái độ của Eichmann.

       -Tôi đã cho ông ta là một người thư lại, một nhân viên có nhiệm vụ chuẩn bị các bản phúc trình. Ngờ đâu tôi đứng trước một con người tàn bạo thô bỉ, nắm quyền sinh sát chúng tôi. Ông ta cho gọi  chúng tôi ra đứng trình diện, chúng tôi không có quyền đến gần bàn giấy của ông ta. Ông ta nặng lời chửi rủa một người trong bọn chúng tôi vì ông nầy đã thọc tay trong túi quần và còn cho ông là «kẻ hèn mạt vô cùng thối tha». Ông ta cho chúng tôi biết điều ông ta quan niệm qua từ ngữ «Cuộc di dân của người Do thái». Ông ta mô tả cơ quan của ông ta như là một tấm thảm lăn, một máy vặn tổng trong cơ xưởng. Tại một đầu, ông ta nói với chúng tôi, các ông đặt một người Do thái; y có của cải, tài sản, một cơ sở thương mại, một trương mục trong ngân hàng, những quyền lợi dân sự, đi ngang qua cơ quan của tôi trên tấm thảm lăn và bước ra, không của cải, không quyền lợi, không gì cả. Y chỉ còn một giấy thông hành và lệnh rời khỏi xứ trong mười lăm hôm, nếu không sẽ bị đưa đến một trại tập trung.

       Không ai ngoài Eichmann có thể thuật lại rõ hơn công việc mà hắn ta đã thực hiện tai Áo, Tiệp khắc, Đức, giữa 1933 và 1940.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #87 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2015, 08:14:32 am »

       Khi chiến tranh đã bùng nổ, Eichmann giữ trọng trách lưu đày người Do thái trong tất cả các nước bị Đức quốc xã chiếm đóng: Bỉ, Hòa lan, Pháp, Đan mạch — nước duy nhất nơi các kế hoạch của Đức đã gặp một sự kháng cự hiệu quả — Ý đại lợi, Croatie, Bảo gia lợi, Hy lạp, Lỗ ma ni, Hung gia lợi, Na uy, Ba lan. Hắn ta cũng giám sát công việc chuyên chở những kẻ lưu đày đến các trại tử thần.

       Một lần nữa, viên biện lý Hausner ghi nhận các sự việc theo thứ tự thời gian. Mỗi lần cần đến các tài liệu được đem ra để làm cho những lời khai của các nhân chứng thêm vững vàng.

      Bằng chứng nặng nề nhất là các con số.

      Các con sổ nầy đã được môt học giả lừng danh thế giới khai trình Tòa bằng tiếng hébreu cổ điển. Đó là giáo sư Salo Baron, chuyên gia về lịch sử của dân tộc Do thái, mà ông giảng dạy ở Đại học Columbia, tại Nữu Ước.

      Trước chiến tranh, dân chúng Do thái tại các xứ đã bị quân đội Đức chiếm đóng là 9.800.000 người. Sau khi chiến tranh kết liễu, số dân ấy sụt còn 4.250 000. Vậy số người biến mất là 5.550.000 người. Tuy nhiên, giáo sư Baron tuyên bố là các công cuộc sưu tầm của ông đã đưa đến con số 6 hoặc có thể là 7 triệu người chết. Ông cho vài thí dụ chấn động. Tại Ba lan, trước chiến tranh, dân chúng Do thái là 3.300.000 người. Trong cùng xứ Ba lan ấy sau chiến tranh, chỉ còn có 73.955 người Do thái. Trong khoảng 500.000 người Do thái Đức, chỉ còn có từ 15 đến 20.000 sống sót. Tại Tiệp khắc, 14.000 sống sót trên tổng số 356.000 người. Nhân chứng đã về quê ông tại vùng Galisie và chỉ thấy lại được chừng 20 người sống sót trong một cộng đồng phồn thịnh gồm 20.000 người Do thái.
     
       Việc diệt chủng mà bị cáo là đồng lõa và là người tổ chức được định danh bằng từ ngữ Endlosung — giải pháp cuối cùng – do Himmler và Heydrich đặt ra.

     Ngày được quyết định áp dụng «giải pháp cuối cùng» nầy — có nghĩa là cho mở màn việc tận diệt dân tộc Do thái tại Âu châu — chính Eichmann chuyên viên về vấn đề di dân, chuyên môn về chuyển vận, thư lại nhiệt thành, công chức tinh tế, đã được Himmler chọn làm kẻ thi hành công tác.

       Tại Tòa án, người ta nhắc đến mọi sự tình của buổi hội hắc ám gọi là «Hội nghị Wannsee». Chẳng những Eichmann được thượng cấp của hắn ta tại cơ quan Gestapo là Mueller triệu đến, mà chính hắn ta đã cung cấp cho Heydrich các yếu tố của bài diễn văn mà Heydrich, trong tư cách là chỉ huy trưởng các Cơ quan An ninh Quốc gia, Reichssicher-heitdiensthauptamt, phải đọc lúc khai mạc buổi họp. Khi buổi họp bế mạc, sau khi các nhân vật không thuộc cơ quan Gestapo ra về, Eichmann, tràn đầy tham vọng, cảm thấy thích thú khi được ở lại uống rượu với Heydrich và Mueller bên lò sưởi.

       Nhờ các nhân chứng, bên cáo tố có thể chứng minh rằng kế hoạch tiêu diệt gọi là «giải pháp cuối cùng» đã được Ban IV B4 thi hành. Các tài liệu do bên cáo tố thâu lượm được chứng tỏ phần trách nhiệm của bị cáo trong các tội ác nầy.

      Tại Ba lan, gần như toàn thể cộng đồng Do thái, rất đông đảo, đã bị tiêu diệt.

       Nhân chứng Ba lan đầu tiên trình diện trước tòa là một người đàn bà tên Ada Lichtman, bị đày từ tháng 9 năm 1939. Cả gia đình bà đã bị tàn sát. Bà phải đi từ ghetto nầy đến ghetto khác, từ trại tập trung nầy qua trại tập trung khác, cho đến trại tận diệt ở Sobibor mà bà là một trong những người sống sót hiếm hoi. Với bà bắt đầu trong phòng xử là cuộc truy niệm dài lê thê về các trại tập trung tra tấn và chết chóc của chúng, có nhiều lúc, cuộc nhắc nhở nầy đã trở nên quá sức chịu đựng đối với mọi người, ngoại trừ bị cáo.

       Svi Pachter, một trong các nhân chứng tiếp theo Ada Lichtman, sau khi tường thuật câu chuyện một «cuộc diễu hành của thần chết», trong đó chỉ còn lại độ 100 sống sót trên tổng sổ 1.000 người, đã có dịp trình bày sự tham dự trực tiếp của Eichmann trong một trường hợp giết người đích xác. Ông nói về việc treo cổ 7 tù nhân để làm gương trong tháng 3 năm 1942. Và trong số các tài liệu do bên cáo tố trưng ra, đã có đúng ngay lệnh hành hình phát xuất từ Ban IV B4 và do Adolf Eichmann ký tên.

       Tiến sĩ Wells, một nhà vật lý học 36 tuổi, từ Hoa kỳ đến để làm chứng về cuộc tàn sát gia đình ông lúc quân Đức chiếm đóng vùng Lvow. Sau khi mô tả tình trạng tàn khốc về đời sống của ông tại trại Janowska, ông trả lời câu hỏi của viên biện lý Hausner rằng mình đã cố tìm được sự can đảm để sống sót với hy vọng một ngày kia sẽ làm chứng.

       Zivia Zuckermann và chồng bà ta, đoàn viên của kibboutz (nông trại cộng đồng) Lohanna Haghetaot, đã khai trình nhân danh những kẻ nổi loạn tại ghetto (xóm riêng của người Do thái) ở Varsovie.

       Các nhân chứng cứ tiếp nối nhau như thế để làm chứng về cuộc tiêu diệt người Do thái Ba lan. Người cuối cùng. Tiến sĩ Bermann, đã kèm theo câu chuyện của ông bằng một cử chỉ mà không một người nào hiện diện trong phiên xử ngày hôm dó quên được. Bermann kể lại rằng ông đã trở lại Treblinka trong một cuộc hành hương ít lâu sau khi trại được giải phóng.

      -Bấy giờ tôi nhìn thấy một cảnh tượng chấn động: nhiều cây số vuông đồng bằng được phủ lấp, trộn lẫn với xương cốt, bởi hàng triệu chiếc giày. Rất nhiều giày trẻ con.

       Lúc đó Bermann rút từ trong túi ra một gói giẻ màu đỏ rồi từ từ mở ra. Ông lấy ra một đôi giày nhỏ xíu, cầm mỗi tay một chiếc, rồi đưa lên cho Tòa xem.

     -Tôi đem về một đôi, ông nói, để kỷ niệm những ngày khủng khiếp đó, một đôi trong số nhiều triệu đôi khác rải rác trên cánh đồng của thần chết.

        Mọi cặp mắt dán chặt vào hai chiếc giày trẻ con nầy. Kế đó những cái nhìn đổ dồn về phía bị cáo trong lồng kính. Mặc dù thỉnh thoảng có một sự co giật trên nét mặt, hắn ta không có một vẻ cảm động nào.

       Sau các vụ lưu đày ở Ba lan, đông đảo nhứt, bên cáo tố đề cập đến những vụ lưu đày tại Nga và các nước thuộc vùng biển Baltique. Eichmann có tham dự buổi họp diễn ra tại Bá linh vào tháng 6 năm 1941 và trong buổi họp nầy vai trò của các Einsatzgruppen đã được xác định, Einsatzgruppen là một loại các biệt đội cảm tử có nhiệm vụ tiêu diệt người Do thái lần lượt bị bắt được trong cuộc tiến quân của Đức, tiêu diệt đơn thuần không điều kiện cũng chẳng cần giấy tờ thủ tục.

      Diễn tiến nầy một khi đã được thiết lập, đã được áp dụng trên toàn cõi Âu châu bị chiếm đóng.

     Khi đề cập đến vấn đề thành lập «Văn phòng đặc trách các Vấn đề Do thái» rẩt nổi tiếng tại Ba lê, người ta nghe lời khai của Georges Wellers, giáo sư tai Sorbonne, ông thuật lại cuộc lưu trú của ông tại Drancy và các tình trạng giam giữ 4.000 trẻ em, tất cả đều bị dành cho thần chết.

      Sau Bỉ đến Hòa Lan, trên tỗng sổ 140.000 Do thái Hòa lan, 110.000 đã bị lưu đày. Khoảng 30.000 người thoát khỏi móng vuốt của bọn nhân viên Ban IV B4 nhờ những cố gắng anh dũng của dân chúng Hòa lan. Bên cáo tố trưng ra một tài liệu do Eichmann ký tên trong đó hắn ta phản đối sự chậm chạp của các vụ lưu đày: hắn ta đã quyết định ngày 31 tháng 7 năm 1943 là ngày bắt buộc không còn một người Do thái nào nữa trên xứ Pays -Bas. (1)

...........................................
     (1)Pays.Bas là một trong số các Quốc gia miền Tây Âu châu, bên bờ Bắc Hải; 33.491 cây số vuông ; 12.743.000 dân – Thủ đô : Amsterdam. Trung tâm Hành Chánh và trụ sở Tòa án quốc tế : La Haye.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #88 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2015, 06:55:29 am »

       Phiên tòa duy nhất đã để lại cho thính giả một cảm giác an ủi và không làm họ mất niềm tin nơi loài người là buổi bên cáo tố dành cho các cuộc lưu đày tại Đan mạch. Nhân chứng chính là Werner David Melchior, con trai vị Đại giáo sĩ. Tài liệu phát xuất từ trong các văn khố của Đức. Trên 8.700 người Do thái, Do thái Đan mạch hoặc tị nạn, chỉ có 472 người bị lọt vào tay bọn Quốc xã. Tất cả những kẻ khác được tự do và toàn mạng nhờ sự âm mưu thật sự của dân tộc Đan mạch và Quốc vương của họ.

       Theo cùng diễn tiến — nhân chứng khai báo và được xác nhận bởi các tài liệu —, cuộc lưu đày của người Do thái ở Na Uy, Nam tư, Bảo gia lợi, Hy lạp, Lỗ ma ni, Slovaquie và Hung gia lợi đã được nhắc lại trước vành móng ngựa.

       Sáu phiên tòa được dành cho Hung gia lợi. Một cuộc khảo chứng nặng nề đối với bị cáo, cho thấy Eichmann đã hăng hái gởi người Do thái đến các trại tử thần mặc dù sự chống đối của chính phủ Horthy — chính phủ nầy thích dùng họ làm lao công hơn — và vượt cả lệnh của Himmler.

      Trong sáu phiên xử nầy, việc Eichmann đề nghị với Joel Brand - « Máu đổi xe vận tải», đã được nhắc đến.

       Cuộc diễu hành vào cõi chết, công tác kết thúc vai trò của Ban IV B4 ở Hung gia lợi, hoàn toàn là dosáng kiến Eichmann và vả lại cũng đã đưa đến cho hắn ta một sự khiển trách của Himmler. Bà Aviva Fleishmann ra trước vành móng ngựa và diễn tả lại sự ghê rợn của nó. 50.000 đàn ông, đàn bà và trẻ con bị kéo ra khỏi nhà hoặc các trại lao tác do một chuyến gom nhặt cuối cùng và bị lùa đi bộ từng toán hàng ngàn người đến biên giới nước Áo. Hai trăm cây số giữa mùa đông, không chỗ trú ẩn vào ban đêm, gần như không có lương thực. Bảy ngàn người gục ngã trong các hố rãnh và bị bắn bỏ tại chỗ. Hơn ngàn người chết vì đói khát. Mười ngàn về tới biên giới nơi mà Wisliceny, lâm thời giữ vai trò phụ tá Eichmann, làm một cuộc «tuyển chọn».

       Eichmann bất chấp mọi trở ngại và nhất quyết tổ chức cho được chuyến đi để giữ đầy đủ con số người lưu đày mà hắn ta đã định trước. Mười ngày sau, quân đội Nga sô tràn đến trước thành phố Buda¬pest.

      Kết quả tất nhiên của «giải pháp cuối cùng» nằm trong các trại tiêu diệt, các trại mà trong đó người ta chỉ chế tạo xác chết. Hai mươi sáu nhân chứng ra trước vành móng ngựa để làm chứng những gì họ đã thấy ở Maidanek, Sobibor, Chelmno, Belsec, Treblin- ka và Auschwitz.

       Như thế chu trình địa ngục bị khóa lại.

       Nhân chứng sau cùng bên Công tố viện là một người Đức, chống Do thái duy nhẩt. Mục sư Gruber đến gặp Eichmann tại Bá linh trong khi ông đang tìm cách cứu người Do thái khỏi bị lưu đày. Thấy các cuộc vận động của mình vô ích, sau đó ông liều mình hoạt động bí mật, điều đó đã làm chính bản thân ông bị lưu đày đến trại Suchsenhausen.

       — Khi ông đến can thiệp với Eichmann, ông ta gây cho ông cảm tưởng như thế nào? Ông biện lý Hausner hỏi.

       — Tôi tìm cách nói chuyện không thù hận, không hiềm khích... Ông ta đã làm tôi có cảm tưởng như trước một khối cẩm thạch, một khối nước đá, một tên lính đánh thuê đã trở thành vô tri vô giác trước công lý ngày mà hắn ta khoác vào người bộ đồng phục.

      Mục sư Gruber chấm dứt lời khai bằng một lời kêu gọi tha thứ, kết thúc những lời chứng do bên cáo tố đưa ra.

      Ngày 20 tháng 6 năm 1961, Tiến sĩ Servatius nêu tên Adolf Eichmann như là nhân chứng duy nhất và độc nhất cho chính sự biện hộ của hắn ta.

       Vì vậy Eichmann được luật sư của hắn ta chất vấn về các sự việc để ông có thể hoặc bác bỏ hay giải thích một cách thuận lợi cho hắn ta. Ông được làm việc nầy đến ngày 7 tháng bảy. Ngày hôm đó, một ngày thứ sáu hai giờ trước khi phiên xử chấm dứt, Servatius tuyên bổ ông đã kết thúc với nhân chứng của ông ta. Người ta cứ tưởng là phiên xử sẽ được dời lại vào ngày thứ hai nhưng sau hai mươi phút tạm ngưng ông Chánh án Landau lại trao lời cho công tố viên. Việc phản chất vấn bắt đầu và kéo dài cho đến ngày 8 tháng tám.

       Việc bào chữa của Eichmann — dù hắn ta trả lời luật sư biện hộ cho hắn ta hoặc Hausner hay các quan tòa — đã làm cho những người cứ tưởng là những cảm xúc bi thảm sẽ xảy ra vô cùng chán nản. Bị cáo — đôi khi bị khích động nhưng luôn luôn tự chủ -  chỉ khai trình có hai loại lý luận. Về các chi tiết, hắn ta lý sự vụng như một viên thư lại, bài bác một ngày tháng hoặc nguồn gốc của một tài liệu, cho đến khi, bị cứng họng bởi tính cách xác thực của các sự việc, hắn ta mới viện cớ là trí nhớ đã bị rối loạn. Trên căn bản, hắn ta trút bỏ hết mọi trách nhiệm. Hắn ta đã chỉ là một quân nhân, một công chức, một kẻ thừa hành. Himmler, Heydrich, Mueller, Kalten-brunner mới là những kẻ đáng bị trừng phạt, chứ không phải hắn ta.

      Không một phút nào bị cáo tỏ ra tương xứng với tộc ác ghê gớm của mình.

      Khi Hausner nói với hắn ta.

     -Như vậy ông nhìn nhận là mình có tội về cái chết của nhiều triệu người Do thái ?

      -Không, tôi không thể chấp nhận quan điểm nầy, hắn ta trả lời. Lấy phương diện con người mà nói thì tôi có thể tự hỏi là mình có tội hay không. Nhưng, nói trên phương diện pháp lý thì tôi vô tội. Tôi đã nhận các mệnh lệnh, tôi thi hành chúng.

      Được chất vấn về buổi hội nghị «giải pháp cuối cùng», hắn ta tuyên bố :

     -Tôi tự thấy hình như Ponce-Pilate (1), tôi có thể bác bỏ hết mọi tội trạng...

      Đây là một cách điển hình để giải thích thái độ của Ponce-Pilate. Hắn ta nói tiếp :

     -Những quyết định của cuộc hội nghị ở Wann- see là do nhữrg kẻ quan trọng nhất trong nước, những Giáo hoàng của Quốc gia chọn. Còn phần tôi, tôi chỉ biết vâng lời.

       Ngày 8 tháng tám, ông biện lý tiếp tục phân tích các bằng chứng phạm tội, trong bản công tố trạng của ông. Tiếp đó, Servatius tuyên đọc bài biện hộ rất khó khăn nhất là mọi sự đều được nói hết rồi.

       Tòa đình xử vài ngày. Các phiên xử đã kéo dài suốt bốn tháng trời.

............................................   

      (1)Ponce.Pilate: Quan Thái thú La mã (thế kỷ thứ I). Thái thú miền Judée từ năm 26 đến 36 ông ta được biết đến nhứt là qua vai trò đã đóng trong vụ án chúa Jésus: trong khi tuyên bố là không tìm được ở nơi Jésus một lý do buộc tội nào, ông ta vẫn phạt đánh roi và đóng đinh Jésus lên thập tự giá.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #89 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2015, 06:32:38 am »

       Cho đến ngày 11 tháng 12 năm 1961, tòa án mới họp lại để tuyên đọc bản phán quyết.

       Trước một phòng xử đông nghẹt, Eichmann bước vào lồng kính. Hắn ta cũng vẫn như ngày đầu. Bộ đồ xanh sậm, bề ngoài chải chuốt và chỉnh tề. Hắn ta đặt xuống trước mặt chồng giấy viết thường lệ và các cây viết chì. Hắn ta ngồi xuống và hoàn toàn bất
động.

        Việc tuyên đọc phần chiếu chi cũng đã kéo dài trong năm phiên xử nhưng, ngay từ những phút đầu tiên, ông Chánh án Landau đã tuyên bố với một giọng nói giản dị :

        Bị cáo, Tòa đã nhận thấy bị cáo phạm trọng tội chống nhân loại, trọng tội chống dân tộc Do thái, tôi ác chiến tranh và đồng lõa trong tội tụ đảng gian phi.

        Ngày thứ sáu 15 tháng 12, ông Chánh án Landau đọc bản án xử treo cổ Eichmann.

       Eichmann đứng nghe. Hắn ta chống hai nắm tay trên mặt bàn. Bản án được tuyên đọc trong mười ba phút trong khi kẻ bị kết án vẫn thản nhiên. Khi bản án được tuyên đọc xong xuôi, hắn ta bỏ hai ống nghe xuống, quay gót đi ra với hai người gác theo sau.

      Vụ xử án đại hình lớn nhẩt của thế kỷ, vừa ở tầm vóc rộng lớn của các tội ác và vừa ở tánh cách quan trọng của công cuộc điều tra đã kết thúc.

       Chỉ còn có việc chống án của luật sư bị cáo, ông ta đã làm ngay.

      Ngày 29 tháng 5 năm 1962, Tòa Thượng thẩm họp để phúc quyết. Người ta đưa Adolf Eichmann về Jérusalem. Trong thời gian chờ đợi, hắn ta bị giam giữ tại nhà lao Ramla nơi đó vợ hắn ta là Eva Eichmann đã được phép đến thăm.

      Các vị thẩm phán của Tòa Thượng thẩm an tọa và thẩm phán Agranat đứng lên để tuyên đọc bản án.

      Năm phút sau, mọi người đều hiểu rằng công việc chống án đã bị bác. Tuy nhiên, bản kết luận trạng vẫn được tiếp tục tuyên đọc bởi thẩm phán Agranat, kế đến bởi thẩm phán Sussman rồi đến thẩm phán Silberg. Sự tuyên đọc kéo dài ba tiếng đồng hồ. Khi đã xong xuôi, kẻ bị kết án được gởi trả về nhà lao Ramla đề chờ đợi kết quả việc xin ân xá. Việc ân xá thuộc thẩm quyền của Tổng thống Quốc gia Do thái. Và chỉ thuộc ông ta mà thôi. Yitzahak ben Zvi đã để ra nguyên một ngày suy nghĩ đơn độc, rồi chiều hôm đó, ông cho Tổng trưởng Tư pháp biết việc ông bác bỏ đơn xin. Ông Tổng trưởng thông tri cho tòa án bằng văn thư. Tài liệu nầy xem như án lệnh hành quyết.

      Từ ngày thành lập Quốc gia Do thái, đây là đầu tiên người ta hành quyết. Phải ứng biến. Một căn phòng nơi lầu ba của nhà lao được biến chế thành nơi hành quyết. Người ta cắt một bẫy sập nơi sàn nhà, làm một cái giá ngay bên trên cái bẫy sập ấy.

      Mọi việc đã sẵn sàng khi Arieh Nir, viên cảnh sát trưởng phụ trách các nhà giam, nhận được lệnh chờ đợi. Lúc 20 giờ, ông đi thông báo cho tội nhân biết đơn xin ân xá của hắn ta đã bị bác, và hắn ta sẽ chết vào nửa đêm.

      Trong ngày, Eichmann được một vị mục sư Tin lành đến thăm, mục sư William Bull, một người Gia nã đại, trông coi một phái bộ truyền giáo tại Jéru-salem. Khi vị mục sư biết được việc đơn xin ân xá đã bị bác, ông trở lại nhà lao và được đưa vào gặp tội nhân. Cuộc viếng thăm này vẫn thất bại như những lần trước vì Eichmann vẫn cưỡng lại mọi cố gắng của vị mục sư để kéo ông trở về với đức tin mà ông ta đã được rửa tội.

      — Tôi không có rảnh để tham dự vào một cuộc tranh luận về Phúc âm, Eichmann tuyên bố.Tôi không có thì giờ để mất.

       Trong lúc ấy, từ 20 giờ, tất cả những nhân vật phải chứng kiến cuộc treo cổ cùng với viên cảnh sát trưởng Arieh Nir, viên y sĩ nhà lao và vị mục sư đã hấp tấp đến nhà lao Ramla trong sương mù: một giới chức từ Tel-Aviv đến, hai thanh tra cảnh sát mà nhiệm vụ chính thức là kiểm nhận thi thể, hai nhà báo Do thái, hai ký giả ngoại quốc.

       Mười phút sau khi mục sư Bull rời phòng, Eich- mann được dẫn đến phòng hành quyết. Người ta đặt hắn ta đứng trên bẫy sập, dưới giảo đầu đài đã sẵn có một sợi dây lủng lẳng. Tội nhân mặc một sơ mi và cái quần dài màu nâu. Hắn ta hất chiếc mũủ trùm đen mà người đao phủ thủ sẽ tròng vào đầu hắn ta và ngỏ vài lời với các nhân chứng đến dự kiến cái chết của hắn ta:

       -Chúng ta sẽ không cách biệt nhau lâu đâu quí ông ạ, chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ lại gặp nhau. Đó là số phận của con người

       Hắn ta ngập ngừng vài giây, cố ngăn chứng co giật làm méo xệch khuôn mặt trong những lúc căng thẳng. Hắn ta có vẻ như đang lựa lời. Sau cùng hắn ta nói :

      -Tôi đã sống tin nơi Thượng đế. Tôi chết tin nơi Thượng đế.

       Đối với từ ngữ «tin nơi Thượng đế» hắn ta dùng  Gottésglaubiger, từ ngữ thuộc dụng ngữ Quốc xã để chỉ những người, mặc dù đã từ bỏ giáo hội, vẫn còn tin nơi Thượng đế.

     Eichmann  lại ngừng một chút nữa đoạn kết luận:

      Đức quốc muôn năm! Áo quốc muôn năm! Á-căn-đình muôn năm! Đó là những quốc gia đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của tôi và tôi sẽ không bao giờ quên. Tôi gửi lời chào vĩnh biệt đến vợ tôi, gia đình và bạn hữu tôi. Tôi đã tuân theo các mệnh lệnh và đi theo màu cờ tổ quốc.

       Cảnh sát trưởng Nir ra lệnh:

      -Muchan! (Sẵn sàng).

        Người ta tròng sợi dây vào cổ Eichmann. Lệnh vang lên. Hai cánh cửa bẫy sập mở ra, kéo tội nhân vào thế rơi chết người.

       Ba cây đòn bẩy điều khiển bẫy sập đã được sắp xếp thế nào để người ta không thể biết cây nào trong ba cây đã gây ra sự mở ra của các cánh cửa ấy.

      Thông cáo chánh thức thật vắn tắt: «Adolf Eich- mann đã bị xử treo cổ sáng nay, chiểu theo bản án của Tòa án Jérusalem ngày 15 tháng 12 năm 1961, đơn thượng tố xin phá án đã bị bác ngày 29 tháng 5 năm 1962, ông Tổng trưởng Tư pháp đã cho biết Tổng thống không sử dụng quyền ân xá của ông. Y sĩ lý khán đã khám nghiệm xác tội nhân và chứng nhận rằng y chết lúc 23 giờ 58 phút».

       Trong tờ di ngôn, Eichmann yêu cầu được thiêu xác. Người ta quyết định là, như đã làm với các tội nhân Quốc xã bị hành hình tại Nuremberg, nắm tro tàn của hắn ta sẽ bị rải xuổng biển. Cuộc hỏa thiêu diễn ra ba giờ sau cuộc hành quyết. Cảnh sát trưởng Nir đem bình di hài trên một chiếc tàu trinh sát chờ ông tại hải cảng Jaffa và có mặt mục sư Bull. Về sau mục sư kể lại rằng, trong cuộc hành trình, ông đã cầu nguyện cho «con người cứng cỏi nhứt mà ông chưa từng gặp».

       Cách bờ biển, tám hải lý, người tài công tắt máy. Lúc đó là 4 giờ 35 phút, bình minh ngày thứ sáu 1 tháng 6 năm 1962. Viên Cảnh sát trưỏmg mở nắp bình ra, nghiêng người ra ngoài tàu và nắm tro rơi rải rác ra trên măt biển Địa trung hải.

     Giây phút cuối cùng của Adolf Eichmann như thế đó.

                                  HẾT
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM