Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:14:47 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann  (Đọc 79211 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #40 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2014, 09:21:48 pm »

            “Tôi nghĩ rằng ông đã biết tôi là ai. Tôi đã được giao phó các hành động tại Đức, Ba lan và Tiệp khắc. Bây giờ đến lượt Hung gia lợi. Tôi đã được biết về ông và về các người Hung nói chung và tôi đã kiểm điểm khả năng của ông về việc kết thúc một cuộc trao đổi. Bây giờ, tôi sẵn sàng bán cho ông một triệu người Do thái. Không trọn lô đâu: ông không thể nào gom góp đủ số tiền. Nhưng cho một triệu người, ông có thể làm được. Máu đổi lấy tiền, tiền đổi lấy máu. Ông có thể chọn những người Do thái này tại bất cứ quốc gia nào, tại tất cả mọi nơi mà ông tìm thấy họ. Ở Hung, Ba lan, các thị trấn ở miền Đông, ông có thể chọn lấy họ tại Terezin hoặc tại Oswiecin (các trại tập trung), mọi chỗ nào các ông thích. Ông muốn cứ những ai? Những người đàn ông còn cường tráng? Những người đàn ba còn có mang được? Những kẻ già nua? Trẻ nít ? Ông hãy ngồi xuống và nói cho tôi biết”

           Vài ngày sau, trong một buổi gặp gỡ mới, Eichmann cho Brand biết rằng tiền không còn giúp ích gì được cho người Đức nữa. cái mà họ muốn, đó là những chiếc xe vận tải. Ông ta nói thêm: “Cứ một trăm người Do thái, ông sẽ nộp cho tôi một chiếc xe vận tải quân sự. Cho một triệu người Do thái, tổng cộng là 10.000 chiếc xe”. Ông ta nói sẽ cho tập hợp người Do thái tại Auschwitz để đợi và nếu các xe vận tải không được giao, “tất cả họ sẽ bị cho vào phòng hơi ngạt”.

           Cuộc mua bán này không đi đến đâu cả, dù Eichmann đã sắp đặt một chuyến đi Thổ nhĩ kỳ cho Band trên một phi cơ thư tín của Đức, để Brand có thể bắt liên lạc với Cơ quan Đặc trách về Do thái và ngẫu nhiên, với các đại diện của Đồng minh. Nếu người ta không biết gì khác về Eichmann, thì chỉ riêng khả năng đảm bảo chuyến đi của một người Do thái trên một phi cơ chính thức của Chính phủ trong thời chiến cũng đủ cho thấy quyền hạn rộng lớn của ông ta. Trong một thời kỳ mà không một người Do thái nào được xê dịch trong một xứ bị chiếm đóng – ngoài việc bị bắt buộc và về hướng các trại tập trung – Eichmann đã có thể làm được cho Brand một thông hành Đức và đưa ông ta ra khỏi xứ.

          Kastner và Brand đã làm đủ mọi thứ để được Eichmann đảm bảo là các vụ lưu đày sẽ được đình chỉ, ít ra cũng đến lúc người ta biết được các cuộc thương lượng tại Thổ nhĩ kỳ có thành công hay không, nhưng các cuộc lưu đày vẫn tiếp tục như trước.

          Điều quan trọng đối với chúng ta trong các cuộc hội đàm của Kastner và Brand với Eichmann là chúng cho ta thấy rõ quyền hành mà ông ta nắm giữ trên sinh mạng của người Do thái. Ông ta có thể, như ông ta đã nói, hoặc gửi họ đến các phòng hơi ngạt, hoặc để cho họ sống. Ông ta đã chọn cái chết. Lệnh tử hình ấy đã xâm hại đến người Do thái, Ba lan, Nga, Lỗ ma ni, Hung gia lợi, Pháp, Tiệp khắc, Đức, Áo, Lituanie, Lettonie, Hoaf lan, Bỉ, Nam tư, Hy lạp, Ý và bảo gia lợi. Cuối năm 1939, tổng số người Do thái tại 16 quốc gia này gồm 8.250.000 người. Khi chiến tranh chấm dứt, hơn 6 triệu người trong họ đã bị giết.

           Các kết quả không xa mấy các mục tiêu của cuộc hội nghị ở Wannsee. Cuộc hội nghị này được triệu tập vào ngày 20 tháng giêng năm 1942 bởi tướng SS Heydrich, chỉ huy trưởng Cơ quan R.S.H.A….để thiết lập các kế hoạch mới cho “Giải pháp cuối cùng của vấn đề Do thái”. Eichmann dĩ nhiên là có mặt. Con số người Do thái phải tận diệt được ấn định là mười một triệu, vì người ta đã tính luôn các đoàn thể Do thái tại các quốc gia như Anh, Phần lan, Ái nhĩ lan, Bồ đào nha, Thụy sĩ, Thụy điển và Thổ nhĩ kỳ. Nhưng Đức quốc đã không xâm chiếm được các lãnh thổ này và một phần rất lớn của nước Nga còn ở rất xa tầm tay của các đoàn quân Đức quốc xã. Và vì thế cho nên người Do thái tại Âu châu đã không bị thanh toán hết. Nhưng Heydrich và Eichmann đã làm việc với mọi cố gắng. Sáu triệu người đã bị giết đã tiêu biểu cho hơn 73% dân số Do thái bị đặt vào “Giải pháp cuối cùng”.

           Yigal, Gad và Dov đã khảo chứng tỉ mỉ về cách thức mà hàng triệu anh em của họ đã bị giết và về vai trò của Eichmann trong chiến dịch vĩ đại này. Họ đã hiểu tại sao Eichmann đã trốn chạy sau khi triều đại Đức quốc xã sụp đỏ và tại sao hắn ta đã tìm cách ẩn trốn một cách tuyệt vọng. Chính vì điều này mà Yigal và các bạn hữu của anh đã nhất quyết tìm cho ra hắn ta và bắt buộc hắn ta phải trả lời về các hành vi của mình. Chính vì việc đó mà họ có mặt tại Buenos Aires. Và bây giờ họ đã tìm ra hắn ta. Và bây giờ họ đã chắc chắn một cách tuyệt đối rằng con mồi của họ đích thị là Adolf  Eichmann.

      
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tư, 2014, 10:13:16 pm gửi bởi huytop » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #41 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2014, 12:02:06 am »

           3.CON NGƯỜI VÀ CƠ QUAN CỦA EICHMANN

          Adolf Eichmann sinh tại Đức năm 1906 - ở Solingen, miền Rhénanie. Khi hắn ta được chín tuổi, gia đình hắn ta rời về Áo và cư ngụ tại Linz, thành phố mà Eichmann vẫn thường gọi là Linz-sur-Danube. Chính tại Linz, như Eichmann đã nói, hắn ta đã theo bậc tiểu học, kế đó là bốn năm trung học, sau cùng là hai năm tại Trường Cao đẳng Điện khí kỹ thuật và chế tạo kim loại. Hắn đã bắt buộc bỏ dở việc học và đi làm vì không tiền.

          Trong một phiếu lý lịch xưa cũ chính hắn ta đã ghi lúc rời nhà trường, hắn vào làm nhân viên cho Công ty Elektrobau của Áo tại Linz-sur-Danube.

          Chính trong thời gian này những nỗi ấm ức bất bình của hắn ta đã bắt đầu có những quy mô của một căn bệnh thần kinh suy nhược thực sự, chẳng bao lâu chứng bệnh thần kinh này tìm được lỗi thoát trong sự gia nhập của hắn ta vào Đảng Quốc Xã, với tâm trạng một người Đức xa quê hương, hắn ta càng thấm thía sự đau khổ hơn về cuộc bại trận của Đức vào năm 1918. Và hắn ta càng nung nấu nỗi khổ hơn nữa vì trong thâm tâm thấy gia đình có lỗi khi rời khỏi đất nước trong thời kỳ chinh chiến. Sự việc hắn ta bị bắt buộc phải đi làm thay vì tiếp tục con đường học vấn, luôn luôn nhắc nhở hắn ta rằng nước Đức đã bại trận và càng làm tăng thêm các nỗi ẩn uất của hắn ta. Cho nên khi được hai mươi lăm tuổi, hắn ta như một trái chín mùi để rơi vào tay bọn Quốc Xã.

          Hắn ta gia nhập Đảng Quốc Xã ngày 1 tháng tư năm 1932 và nhận được số hiệu 899895. Lúc đó Áo là một quốc gia độc lập. Đảng Quốc Xã muốn xáp nhập Áo vào Đức quốc là một đảng phản quốc gia (antinational) mà các thành phần đã bị xem như là những gián điệp và tay sai của một cường quốc ngoại bang.

          Cùng ngày, hắn ta gia nhập lực lượng SS, nhưng, theo vài hồ sơ, hình như hắn ta chưa chính thức tuyên thệ trước tháng mười một. Hắn có hiệu SS 45326, Lực lượng SS (Schutzstaffeln) hợp thành một đoàn thể tinh nhuệ với đồng phục đen mà Hitler đã thành lập để chấp hành các phần việc mà ông ta không thể tin cậy vào các toán xung kích SA (Sturmabteilung), bọn áo nâu ồn ào. Nhóm SS sẽ trở thành lực lượng chủ yếu trong nước Đức Quốc Xã và các lãnh thổ bị chiếm đóng. Ngay từ năm 1932, Eichmann đã có đủ óc phán đoán để hiểu rằng, nếu muốn đồng hội đồng thuyền với thế giới Quốc Xã, thì chiếc xe SS chính là chiếc xe nên đi.

          Trong một bản phúc trình cá nhân vắn tắt do chính tay hắn ta viết ngày mùng 6 tháng mười một 1934, hắn ta nói: Tháng tám 1933, tôi phải rời Áo quốc và đến doanh trại của đoàn Lê dương Áo tại Lechfeld, ở Đức. Từ tháng chín 1933 đến tháng giêng 1934, tôi làm việc tại sở liên lạc SS tại Passau. Tháng giêng, tôi được chuyển sang trung tâm SS Áo của cơ quan Hỗ trợ Việc làm tại Dachau, và tôi lưu lại đây đến tháng mười cùng năm. Từ đó, tôi phục tại vụ tổng hành dinh của cơ quan S.D. tại Bá linh, số 102 đường Wilhelmstrasse. S.D. là chữ tắt của Sicherheitsdienst cơ quan An ninh Quốc xã, cơ quan điều khiển tất cả mọi hoạt động chống Do thái.

          Trong một bản lý lịch viết tay đề ngày 19 tháng bảy 1937, hắn ta đã nâng cha mình lên hàng Giám đốc Công ty Xe Điện và Điện lực tại Linz nơi hắn ta đã chỉ từng là một nhân viên. Cái khuynh hướng nâng cao lại địa vị xã hội là một trong các nét nổi bật trong tất cả các tài liệu cá nhân của Eichmann.

          Trong cùng bản lý lịch ấy, hắn đảo ngược thứ tự của các tình cảnh của mình, và tuyên bố:  Tôi làm đại diện cho Công ty Áo Elektrobau từ năm 1925 đến 1927. Tôi đã tự ý rời bỏ chức vụ này; hãng Vacnum Oil Company tại Vienne giao phó cho tôi chức vụ đại diện giao tế tại Haute Aurtriche. Tôi đã làm việc cho công ty nầy đến tháng 6 năm 1933 tại vùng Haute Autriche – Salzbourg và miền Bắc Tyrol. Bấy giờ tôi mất sở vì thuộc thành phần của Đảng Quốc Xã Áo. Tôi đã được Lãnh sự Đức tại Linz-sur-Danube, Dirk Von Lagen, cấp một giấy chứng nhận về trường hợp này, mà bản phụ được nộp kèm theo hồ sơ cá nhân của tôi tại Tổng hành dinh cơ quan S.D.

          Ngày 21 tháng ba 1935, hắn ta thành hôn với Vera Liebl, sinh ngày 9 tháng tư 1909 trong vùng nói tiếng Đức của quốc gia Tiệp Khắc, vùng Sudètes và sau trở thành đối tượng của các tham vọng của Hitler. Bà ta đã được gọi là Veronica trong vài tài liệu. Cưới được bà ta không phải là việc dễ dàng. Phải có sự đồng ý của Đảng Quốc Xã. Eichmann xin phép ngày 21 tháng mười 1934 trên một đơn chính thức gởi tới Tổng hành dinh của S.D. nơi hắn ta đã bắt đầu làm việc. Theo thường lệ, đơn xin loại nầy phải được kèm theo một bản giải thích do chính tay người xin viết. Sau những lý lịch về chính mình, Eichmann đã viết:
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #42 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2014, 11:21:37 pm »

       " Ngày 15 tháng 8 năm 1931, tôi có đính hôn với con gái một địa chủ người Đức vùng Bohème ở Mlade, gần Bohm, Budweis. Tôi định thành hôn vào mùa hè năm 1933, nhưng không thể thực hiện được vì trong thời gian đó tôi đang theo học khóa huấn luyện tại trại Lechfeld, và chúng tôi đã nghĩ rằng chúng tôi sẽ có mặt tại Áo vào khoảng mùa thu năm 1933. (Việc này có lẽ ám chỉ mộng ước nắm chính quyền tại Áo quốc của Đảng Quốc Xã vào thời gian nầy). Dự định thành hôn của chúng tôi được dời từ tháng nầy sang tháng khác, vì chúng tôi vẫn hằng mong mỏi thế nào cũng có một quyết định trong vấn đề nước Áo. Dù riêng cá nhân tôi không gặp khó khăn đối với chính quyền địa phương, trong thời gian lui tới Tiệp khắc (nhất là những năm 1933 và 1934), vị hôn thê của tôi và gia đình gặp phải khó khăn vì lý do người ta biết nàng đã đính hôn với một đoàn viên S.S.

•   Do đó tôi trân trọng quí vị yêu cầu chấp nhận việc thành hôn của tôi.

•   Tôi thỉnh cầu quí vị cứu xét sự việc, vì lý do tình hình chính trị, tôi không thể nào nộp đủ tất cả các giấy tờ cần thiết tại Bộ Chủng tộc và Cư dân:

•   Giấy y chứng của vị hôn thê tôi. Để khỏi gây thêm phiền phức cho gia đình nàng, vị hôn thê tôi không thể đến nước Đức trong lúc này để được y sĩ khám nghiệm và trở về gia đình sau đó. Các nhà hữu trách Tiệp khắc, đã ngờ vực sâu, sẽ thừa dịp gây thêm khó khăn cho gia đình nàng.

•   Giấy chứng nhận do hai người chứng về hạnh kiểm của vị hôn thê. Cha mẹ tôi là những người duy nhất biết rõ vị hôn thê của tôi, và họ đang sống tại Áo. Tôi tha thiết thỉnh cầu quí vị tránh gởi bảng câu hỏi đến họ vì lý do thư tín của họ bị kiểm duyệt và việc này có thể gây những phiền phức mới từ chính quyền Áo vì họ biết không sót một cái gì về hoạt động của tôi, tại Linz-sur-Danube, cũng như tại sở liên lạc SS ở Passau.

•   Vì lý do trên nên tôi kính xin quí vị chấp nhận những bản cung khai có tuyên thệ kèm sau:

1.   – Ba tấm ảnh của hôn thê tôi
2.   – Một giấy y chứng của hôn thê tôi.
3.   – Phiếu lý lịch của hôn thê tôi.
4.   – Giấy rửa tội của hôn thê tôi.
5.   – Bảng kê khai gia tộc của hôn thê tôi.
và những giấy tờ như trên về cá nhân tôi."

          Adolf Eichmann

         Hắn ta kèm thêm một tờ khai tuyên thệ xác nhận vị hôn thê của mình thuộc dòng giống Aryen.

        Hình như hắn ta đã để rất nhiều thì giờ vào việc điền vào các giấy tờ và hãnh diện về ý tưởng mình thành hôn với thành phần địa vị xã hội cao hơn. Vì trong phụ bản của tờ đơn, ông thêm rằng gia đình Liebl thược dòng dõi một gia đình địa chủ kỳ cựu tại Đức, có danh giá ở miền Nam Bohème. Vị hôn thê tôi đã vào trường nội trú Đức tại Bud-weis sau khi rời bậc tiểu học.

           Bằng chứng đẹp nhất mà hắn ta chưa bao giờ nhận được từ cấp chỉ huy là văn kiện đề ngày 17 tháng chín 1937. Khá kỳ quặc ở chỗ là do chính Dieter Wisliceny ký tên, Wisliceny lúc đó là Thiếu úy SS, còn Eichmann là trung sĩ nhất. Họ kết thúc binh nghiệp trong cùng lực lượng ấy với Wisliceny đại úy, và Eichmann trung úy.

           Wisliceny đã viết:

•   Diện mạo nòi giống: Aryen miền Bắc Âu.
•   Hạnh kiểm: Đứng đắn trong việc làm, nhiều lương tâm nghề nghiệp, bạn tốt.
•   Ý chí: Dứt khoát và cương quyết.
•   Học thức: Trình độ học thức phổ thông đầy đủ.
•   Thiện chí: Trên trung bình.
•   Thông minh: Tốt.
•   Tư tưởng quốc xã: Eichmann là một đảng viên Quốc Xã đích thực.
•   Tư cách: Rất tốt trong công vụ. Đời tư hoàn toàn không có gì đáng chê trách.
•   Huấn luyện: Có huy chương thể thao SA. Chỉ đạt được huy chương thể thao SS vào năm 1938, vì bị gãy một cánh tay trong lúc thi hành công vụ.
•   Có xứng đáng được thăng trật không?: Có.

          Nhiều tác giả đã lấy làm lạ là tại sao Eichmann đã “chỉ” là một trung tá thôi, trong lúc đó hắn ta lại được giao phó các chiến dịch quá vĩ đại như vậy ngay trong cơ quan khủng khiếp S.D. Thật ra, từ lúc hắn ta gia nhập phục vụ Đảng Quốc Xã, việc thăng quân tiến chức của hắn ta trong lực lượng SS đã rất nhanh chóng đối với một người không được đào tạo kỹ càng về quân sự và những chức vụ quan trọng nhất đều thuộc vùng hậu tuyến chứ không trong một đơn vị tác chiến. Đối với một người như vậy, chức trung tá là một cấp bậc cao và là một phần thưởng đáng chú ý về những công việc có hiệu quả trong cuộc tổ chức các vụ ám sát tập thể. Một năm rưỡi sau khi gia nhập lực lượng SS, hắn ta được nâng cấp bậc tương đương với trung sĩ; sáu tháng sau, trung sĩ nhất; một năm sau, thượng sĩ; năm 1936, thượng sĩ nhất; năm 1937, thiếu úy; 1938, trung úy; 1939, đại úy; 1940, thiếu tá; 1941, trung tá. Cấp bậc này trong SS, gọi là Obersturm-bannfuhrer.

          Có hai lời đồn về Eichmann: ông ta sinh tại Palestine, và biết nói tiếng ehesbreu và yiddish (Do Thái cổ). Cả hai đều vô căn cứ. Lời đồn đại thứ nhất bắt nguồn từ một cuộc viếng thăm xứ Palestine. Thời đó tại Sarona, ngoại ô Tel-Aviv có một khu đoàn người Đức. Bọn này phần đông đều là tay chân đắc lực của Đảng Quốc Xã. Và thật ra cũng đã có những liên lạc mật thiết giữa bọn Quốc Xã và ông Mufti ở Jérusalem từ những năm trước chiến tranh, trong khi ông Mufti đứng đầu nhóm Ả-Rập ở Palestine đang chống đối ra mặt với người Do Thái. Người ta biết là Eichmann có đến Palestine một thời gian trong tư cách là đại diện của cơ quan S.D. trong lúc có những vụ lộn xộn giữa Do Thái và Ả-Rập, để phối trí các hoạt động chống Do Tháo. Nhưng chỉ sau khi Eichmann bị bắt và sau khi khám phá vài tài liệu, người ta mới biết được chắc chắn rằng hắn ta chỉ đã ở Palestine có 48 tiếng đồng hồ. Hắn ta có ý định lưu lại đó lâu hơn, nhưng hắn ta đã bị chính quyền uy trị Anh trục xuất như là một điệp viên Đức. Điều đó đã xảy ra trong những ngày 2 và 3 tháng 10 năm 1937.

          Tiếng đồn kế đó là Eichmann nói rành rẽ tiếng yiddish và hébreu càng ngày càng lan rộng sau vụ Anschluss (vụ sát nhập Áo vào nước Đức) năm 1938, khi hắn ta trông coi sở di dân Do thái tại Vienne. Lúc đó hắn ta gặp gỡ những đại diện của các đoàn thể Do thái tại Áo và qua trung gian những người nầy, hắn ta truyền các mệnh lệnh trục xuất. Với những người nầy, ông dùng với vẻ thành thạo những danh xưng bằng tiếng yiddish hoặc hébreu của các tổ chức và đoàn thể thanh niên Do thái và Do thái theo phong trào tự trị. Khi, từ môi tên Quốc Xã tàn bạo nầy, thốt ra một cách dễ dàng những tiếng bí truyền như “He-chalutz”. Hắn ta đã gây ra cảm giác – và đó là điều Eichmann muốn – là hắn ta đã thông hiểu rộng rãi các ngữ vựng, trong khi thật sự các tiếng ấy là tất cả vốn liếng ngưc học của hắn ta. Tóm lại, về yiddish, hắn ta chỉ biết những tiếng tương tự với tiếng Đức. Còn về hébreu, hắn ta hầu như hoàn toàn mù tịt.

         Là một đảng viên Quốc xã băng sai nồng nhiệt, Adolf Eichmann đã nghĩ về người Do thái theo các tư tưởng mẫu của Đảng đưa ra và nung nấu một lòng thù hận người Do thái như Fuhrer Adolf Hitler của hắn ta. Hắn ta đã cùng các bạn tham dự những cuộc tấn công nhỏ vào người Do thái trên các đường phố và những cuộc gào thét kết thúc bằng cuộc bạo hành chống Do thái. Nhưng chẳng có gì đặc biệt để có thể chỉ định hắn ta đảm trách những trách nhiệm to lớn trong tương lai của một kế hoạch đã đưa đến việc tàn sát sáu triệu người Do thái. Chính sự chó nhảy bàn độc tình cờ đã đẩy hắn ta lên những nấc thang cao nhất để biến hắn ta thành người chỉ huy thi hành chương trình tận diệt.

          May mắn đã đến với hắn ta năm 1934, và hắn ta chụp ngay cơ hội để khai thác. Ngày 1 tháng 10 năm ấy, với cấp bậc trung sĩ SS, sau một thời gian huấn luyện thường và các công việc văn phòng chẳng mấy sáng sủa tại Passau và Dachau, hắn ta được thuyên chuyển đến Bá linh, tại Bảo tàng viện Do thái một cơ sở tuyên truyền hoạt động tại Tổng hành dinh của S.D. Tháng chín năm 1939, S.D. cơ quan An ninh phải hiệp nhất với S. P., Cảnh sát đặc biệt, để trở thành Cơ quan R.S.H.A. (Reichssicher-heitahauptamt), và thật sự đó là một tổ chức dữ dội.

          Trên một phiếu ghi hiện có trong hồ sơ của Israel (Quốc gia Do thái), một sĩ quan cao cấp đã nói về Eichmann rằng hắn ta được chú ý nhờ trí thông minh lanh lợi và lương tâm nghề nghiệp. Thực sự, hắn ta đã cho thấy “sự khôn lanh” lúc đến tổng hành dinh của cơ quan An ninh tại Bá linh, bằng cách nhận ra nơi đây là chỗ cần phải bám cứng nếu muốn sử dụng quyền lực. Và thực sự hắn ta đã ở lại Cơ quan An ninh cho đến lúc chót, hắn ta cũng tỏ ra thông minh bằng cách rút tỉa những gì tốt nhất do những chức vụ của mình tại “Bảo tàng viện Do thái”, vì những chức vụ nầy tiêu biểu hy vọng thăng tiến tốt nhất của hắn ta. Hắn ta suy tính rất xác đáng rằng mình không có một phẩm định đặc biệt nào có thể mang đến sự thăng tiến mau lẹ trong đảng cấp quốc xã. Hắn ta hãy còn quá trẻ để có thể làm một trong những đồng chí hoạt động thuở hàn vi của Hitler. Không có học lức cao để có ưu thế trên những kẻ cùng thời. Không có khiếu đặc biệt về chỉ huy và cũng chẳng có cấp bậc trong lãnh vực quân sự. Và cũng không lấy gì làm xuất sắc ở trại huấn luyện. Vả lại, sau khi được huấn luyện, sự việc hắn ta được bổ nhiệm làm việc tại văn phòng thay vì giữ một chức vụ chỉ huy hoặc làm tại một trung tâm huấn luyện cao đẳng quân sự, là một điềm gần như không mấy thuận lợi. Hắn ta không có vẻ gì là một chiến sĩ oai hùng và không thể rạng rỡ bên bọn báo danh của Đảng. Lúc được bổ dụng tại “Bảo tàng viện Do thái”, hắn ta coi việc đó như là một điều sỉ nhục, nhưng rồi trí thông minh và tham vọng lại phục hồi và hắn ta bỗng nhiên cảm thấy mình đang đi đúng đường.

            Hắn ta có chân trong Đảng khá lâu để đủ biết rằng đặc điểm quan trọng nhất của chủ nghĩa Quốc Xã không chỉ là sự thù ghét Do thái suông mà chính là sự biến đổi sự thù ghét ấy. từ một luồng nhỏ tâm tưởng thụ động thành một dòng thác lũ hoạt động tích cực. Có vài lý thuyết của Đảng đã lập ra một lúy thuyết ngụy-khoa-học của chủ nghĩa quốc xã về chủng tộc. Nhưng ít người trong Đảng có kiến thức thực sự về người Do thái. Đám đông đảng viên không cần tìm hiểu sâu xa hơn ý tưởng đơn giản là mình thù ghét Do thái. Vì vậy cho nên, tại Bảo tàng viện Do thái, viên trung sĩ SS Adolf Eichmann có một cơ hội tuyệt diệu để trở thành chuyên gia một ngành quan trọng bậc nhất của bọn quốc xã mà việc cạnh tranh rất yếu ớt: vấn đề Do thái.

          Tại cơ quan Tuyên truyền chống Do thái nầy, Eichmann không nhữngchỉ làm quen với những thứ sách bài Do thái thường hoặc thứ giả hiệu hiền nhiên như các quyền Nghi Thức Thánh hiền trên núi Sion. Hắn ta cũng góp nhặt một số kiến thức về tôn giáo Do thái, các phong tục Do thái và những phong trào chính trị và Quốc gia Do thái, với mục đích để dễ dàng làm sai lệch và biến tính cho quyền lợi của chủ nghĩa Quốc Xã. Hắn ta đã có những bậc tiền bối nổi tiếng. Sự bài Do thái của Nga, nhận thức “sự hũy báng giống nòi” đê tiện, đã khởi đầu bằng cách nghiên cứu sách nghi thức Do thái, kế đó làm sai lệch nó đi. Kết quả đưa đến những vụ tàn sát nhiều ngàn người Do thái Nga trong suốt thế kỉ XIX. Tên Nga nầy đã được biết, lễ Passover, ngày lễ Dot hái ăn mừng sự kết thúc việc tù đày người Do thái tại Ai Cập, tục lệ là tuyên đọc rõ ràng sách Exode vừa uống bốn chung rượu vang. Điều mà hắn ta thấy là thượng sách là phao tin đồn trong đám dân quê dốt nát rằng những người Do thái đã uống những chung “máu dân Công giáo” trong dịp lễ đó. Việc sau đó diễn biến một cách tự động. Thường thường để cho chuyện hoang đường dễ tin hơn, bọn bài Do thái đã hay bắt cóc một đứa trẻ công giáo vài hôm trước ngày vễ Passover và rêu rao lên rằng nó đã bị những người Do thái trong xứ sát hại để lấy máu.

          Eichmann đã tìm cách khám phá những cơ hội tương tự để bóp méo các sự việc. Đối với hắn ta, người Do thái là kẻ thù và phương châm của hắn ta trở thành: “Hắn biết rõ kẻ thù của anh”. Hắn ta bắt đầu công việc tìm hiểu người Do thái do chính mình đã đặt ra. Hắn ta không dừng lại lâu trên Lịch sử Do thái, để ý nhiều hơn đến thời hiện đại, đến cách tổ chức cộng đồng Do thái tại Đức, đến những cơ quan tôn giáo và các hệ phái khác nhau của phong trào Do thái Tự trị. Hắn ta nhận được ấn phẩm, và nghiên cứu kỹ càng các báo và tập chí của họ.

          Ba năm sau, hắn ta được bổ niệm làm trưởng phòng của hắn ta tại cơ quan an ninh với tư cách là chuyên viên đầu tiên về vấn đề Do thái và được thăng cấp tương đương với cấp thiếu úy – Untersturmfuhrer SS. Đây là việc thăng cấp mau nhất trong tất cả các người đương thời với hắn ta. Chắc chắn là hắn ta đã “thông minh” trong việc chọn lựa hoạt động của mình.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #43 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2014, 05:22:23 pm »

        Bấy giờ sự nghiệp của hắn ta bắt đầu được khởi phát. Thật sự hắn ta là chuyên gia mà các ý kiến về điều khiển các hoạt động bài Do thái. Eichmann không viết các luận đề triết lý về Do thái, nhưng hắn ta biết con số người Do thái tại mỗi thị trấn, tên những người cầm đầu của mỗi cộng đồng, những dịch vụ do Do thái tổ chức, những hoạt động của các đoàn thể Do thái vào các phong trào Do thái Tự trị. Có sẵn các tin tức thực tiễn ấy, cơ quan có thể định ngay các hành động trưng dụng, trục xuất và bắt bớ của mình.

        Địa vị của Eichmann giờ đây đã vững chắc, nhưng nếu hắn ta cung cấp các tin tức, thì  chính các người khác đã quyết định khai thác các tin tức ấy. Bước đầu chức nghiệp quản trị trực tiếp các vấn đề Do thái của hắn ta đã đến mười tháng sau đó. Với vụ Anschluss và việc chiếm đóng nước Áo của Hitler. Eichmann được gửi đến Vienne như là đại diện của cơ quan an ninh để điều khiển cacis cơ sở được đặt một cái tên khá đẹp là “Cơ quan Di dân Do thái Trung ương”. Hắn ta nhậm chức ngày 1 tháng tám năm 1938 và hăng hái bắt đầu ngay tức khắc công việc quét sạch người Do thái khỏi Áo quốc.Vài tháng sau viên thanh tra Cảnh sát đặc biệt tại Vienne, khi đề nghị thăng thưởng Eichmann, đã có thể viết như sau: “Đương sự làm việc giỏi, hăng hái và có nhiều sáng kiến, có khiếu trong công việc độc lập đặc biệt về vấn đề tổ chức.Đây là một chuyên viên có tiếng, đương sự hiện là Trưởng Cơ quan Di dân Do thái Trung ương và chịu trách nhiệm tổng quát về việc di dân Do thái”.

         Việc “vận dụng” có hiệu quả các người Do thái tại Áo quốc đã tự động biến hắn ta thành một ứng cử viên điều khiển các chiến dịch tương tự tại Tiệp khắc sau khi quân Quốc xã chiếm đóng nước này. Và hắn ta lưu lại Prague cho đến cuối năm 1939.

         Cũng trong lúc đó, nước Ba lan đã bị xâm chiếm và tầm hoạt động bài Do thái đã tăng lên một cách đáng kể do sự cưỡng đoạt của Đức trên Cộng đồng Do thái rất quan trọng tại xứ này. Người ta kêu gọi đến chuyên viên già kinh nghiệm và đáng tin cậy, người tổ chức khéo léo công việc phân phối dân Do thái. Vào tháng giêng năm 1940, Adolf Eichmann được bổ nhiệm về Tổng hành dinh Cơ quan R.S.H.A., ở Bá linh, như là người chịu trách nhiệm của Sở đặc trách về các vấn đề Do thái của cơ quan Getstapo. Hắn ta có nhiệm vụ áp dụng chính sách Quốc xã đối với người Do thái tại Đức và tại tất cả các lãnh thổ bị Đức chiếm đóng. Văn phòng của Eichmann trở thành Bộ chỉ huy việc thực hiện kế hoạch chính – “Giải pháp cuối cùng của vấn đề Do thái. Và, từ trung tâm này, chiếm hết một khu nhà bốn tầng tại số 116 đường Kurfurtenstrasse, Eichmann, đã giăng một màn lưới nhện vĩ đại, nơi mà các người Do thái của 16 nước đã phải bị tóm trong thời gian bốn năm sau đó trước khi bị lưu đày và bị tàn sát.

       Trên bảng phân công, cơ quan của Eichmann đã được đặt trong bóng tối một cách cố ý. Thật vậy, những danh từ kín đáo cũng đã được chọn lựa để che đậy những việc làm khủng khiếp của bọn Quốc Xã, chẳng hạn như – “Giải pháp cuối cùng” cho việc tận diệt, “Đối xử Đặc biệt” cho hình phạt phải vào phòng hơi ngạt,”Hành động” cho các cuộc thảm sát tại chỗ, cũng như cơ quan của Eichmann được gọi một cách đơn giản là Ban “IV B 4 của R.S.H.A.”

        R.S.H.A., Cơ quan An ninh Trung ương của Đức Quốc Xã được tổ chức thành bảy ban mà mỗi ban được chỉ định bằng danh từ Đức Amt, có nghĩ là Nha và bằng một con số La mã. Như vậy Ban  một của R.S.H.A., lo về việc huấn luyện, đào tạo, về nhân viên và về tổ chức, mang tên là Amt I. Ban bốn được gọi là Amt IV. Nhưng Amt IV cũng được biết dưới một cái tên đã có tiếng tăm khủng khiếp trên toàn thế giới: Cơ quan Getstapo. Nhiệm vụ của nó tại R.S.H.A. đã được chính thức định nghĩa như “Điều tra chống lại những kẻ đối nghịch”. Sở của Eichmann trực thuộc cơ quan Getstapo.

         Amt IV gồm bảy nhóm, mỗi nhóm được chỉ định bằng một chữ: Amt IV A, Amt IV B… Eichmann  ở tại Amt IV B.

         Amt IV B lại được chia thành nhiều phân bộ, mỗi phân bộ được định bằng những con số đơn giản: IV B 1, IV B 2… Eichmann đứng đầu IV B 4, cơ sở lo về các vấn đề Do thái tại cơ quan Getstapo.

          Cơ quan Getstapo, Amt IV là ngành có uy quyền bậc nhất của R.S.H.A.. Phân bộ IV B 4 là cơ sở có uy quyền nhất của cơ quan Getstapo.

          Getstapo là chữ viết tắt của Geheime Staats-polizei; Cảnh sát Bí mật Quốc gia. Đó là tên của nó khi được Goering thành lập tại Phổ năm 1933. Nhưng dưới thời Himmler và Heydrich, nó trở thành một công cụ mạnh mẽ của bọn SS và cuối cùng trong tư cách là một bộ phận của cơ quan R.S.H.A., nó đã trở thành theo từ ngữ của William L.Shirey, trong một tác phẩm của ông L’ascencion et la chute du Troisième Reich, một tai họa “với quyền sinh sát trên mọi người dân Đức”.

         Vào khoảng giữa các năm 30, Tòa án Hành chính Tối cao của Phổ đã tuyên cáo các chỉ thị và hành động của cơ quan Getstapo khỏi phải chịu sự tái thẩm của Tòa án. Cơ quan Getstapo được hưởng qui chế này cho đến lúc kết cuộc. Việc này có nghĩa là lời nói của cơ quan Getstapo cũng như của Hitler, là luật lệ. Những mệnh lệnh của Eichmann, đến từ một sở của cơ quan Getstapo cũng là luật.


      
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười, 2014, 03:09:07 pm gửi bởi huytop » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #44 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2014, 11:54:08 am »

      Trong một bản tài liệu được trình bày như Tài liệu 1852-PS tại Tòa án Nuremberg mang tên là “Cơ cấu của Cảnh sát Đức”, R.S.H.A. được coi như là đã được trực tiếp kiểm soát qua cơ quan Getstapo tất cả các hệ thống Cảnh sát tại Đức  và tại các lãnh thổ chiếm đóng, kể cả Cảnh sát An ninh, Cảnh sát Hình sự và Cảnh sát Biên phòng. Một thí dụ được lấy một cách ngẫu nhiên trên bảng này cho thấy cơ quan Getstapo có thể ra lệnh cho: Tất cả các vị chỉ huy cao cấp của SS và Cảnh sát; Các Thanh tra của Cảnh sát Đặc biệt (S.P.) và cá Sở An ninh (S.D.); Các Thanh tra Cảnh sát thường; Các phòng của Sở An ninh; Các phòng của Cảnh sát Quốc gia; Các phòng và các đồn của Cảnh sát Biên phòng; Các phòng của Cảnh sát Hình sự. Trong lãnh vực An ninh và Cảnh sát, cơ quan R.S.H.A. cũng có thể đưa chỉ thị cho các vị Toàn quyền Đức tại các lãnh thổ bị chiếm đóng.

        Đó là quyền lực, chắc chắn là như vậy. Adolf  Eichmann có thể dựa vào hệ thống quyền lực này cho việc thi hành các mệnh lệnh của hắn ta. Bộ máy đầy uy quyền này bao trùm toàn cõi nước Đức và các lãnh thổ chiếm đóng thuộc quyền sử dụng của hắn ta.

        Đó là điều đã làm cho việc tận diệt rất nhiều người Do thái đã có thể thực hiện trong một thời gian tương đối ngắn như thế. Một lệnh duy nhất phát ra từ IV B 4 của Eichmann có thể được truyền đạt đến tất cả các nhà hữu trách trong tất cả các vùng có Đức Quốc xã kiểm soát. Nó được sự chuẩn y và sự tán đồng của cơ quan Getstapo. Hiện nay tại Israel (Quốc gia Do thái) có nhiều tài liệu cho thấy lệnh này đã được truyền đi đến các cấp thẩm quyền nào và mức độ uy quyền của chúng như thế nào. Các tiêu đè và các đoạn đề mục của vài văn kiện thâu lượm được đã cống hiến một hình ảnh quí báu về cách hoạt động của Eichmann và cơ quan của hắn ta.

         Đây là một bưu điệp khẩn do Eichmann ký tên và gửi đi từ Bá linh ngày 31 tháng giêng năm 1942. Nó nằm trong các hồ sơ tại Dusseldorf.


        Reichssicherheitschauptamt IV B 4 – 2093/42g(391).

                                                   MẬT

       “Gởi : Tất cả các Đồn Cảnh sát trong nội địa Đức quốc, kể cả trong vùng Sudètes
                Bộ tư lệnh Cảnh sát Vienne.
                Cơ quan Di dân Do thái Trung ương, Vienne.
                (Gởi đặc biệt cho Các Thanh tra S.D. và S.P. tại Đức quốc. Các Thanh tra S.D. và S.P. tại Vienne.)    
              
                ĐỀ MỤC VỀ VIỆC DI TẢN NHỮNG NGƯỜI DO THÁI
      
        “Việc di tản những người Do thái được thực hiện trong thời gian gần đây tại nhiều vùng tượng trưng cho bước đầu của giải pháp cuối cùng về vấn đề Do thái tại Đức quốc, các thị trấn Miền Đông và vùng Bảo hộ  Bohême – Moravie…”

        Tiếp theo là các chỉ thị chi tiết về cách thức phân loại người Do thái theo tuổi tác và phái nam nữ, cách thức tập trung họ lại và chuẩn bị áp tải họ!

        Người ta có thể chú ý tới việc phổ biến chỉ thị này và địa vị cao của những người nhận lệnh. Như thế một công tác rộng lớn có thể thực hiện được cùng một lúc.

        Một bức Công điện đề ngày 10 tháng tư, đóng dấu MẬT  và ký tên Eichmann được gửi đến: Các Bộ chỉ huy Cảnh sát Trung ương tại Vienne, Prague, Bá linh, Hambourg, Brunn, Franfort, Dusseldorf, Hanovre, Munster, Cologne, Breslau, Cassel, Dortmund, Osnabruck, Stuttgart, Nuremberg, Kiel: Các Thanh tra Cảnh sát S.D. và Cơ quan Di dân Do thái Trung ương tại Vienne Prague, Brunn; và các Thanh tra S.D. tại Dantzig.

       ĐỀ MỤC VỀ VIỆC DI TẢN NHỮNG NGƯỜI DO THÁI

       Về di tản những người Do thái tại ….Minsk,..Riga.




« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Một, 2014, 12:38:14 pm gửi bởi huytop » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #45 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2014, 06:02:30 pm »

        Sự phổ biến rộng lớn này được dùng cho việc thi hành nhất tề chính sách tổng quát, nhưng cũng để thực hiện các chi tiết và thanh toán những đoàn thể đã được xác định. Thí dụ một công điện do Eichmann ký và đề ngày 18 tháng tư năm 1942 tại Bá linh gửi đến Dusseldorf, ghi: “ Về việc di tản người Do thái tại Jzbica, gần Lublin. Ngày áp tải Do thái tại Jzbica đã được ấn định là ngày 22 tháng tư năm 1942”.

       Người ta có thể tìm thấy một ví dụ tốt của công việc tham mưu chi tiết và hoàn hảo của sở IV B 4 trong bức điện sau đây đề ngày 3 tháng sáu năm 1942, từ Bá linh:

      Nơi nhận: Dusseldorf, Coblence, Cologne và Aix-la Chapelle

      HỎA TỐC – MẬT.

      “Về việc di tản người Do thái về miền Đông

      Về việc chở người Do thái về miền Đông. Hỏa xa Quốc gia sẽ cung cấp chuyến xe đặc biệt SDA22 cho ngày 15 tháng sáu năm 1942 từ Coblence, về Jzbica gần Lublin. Cuộc chuyên chở này sẽ gồm có Coblence với 450 người Do thái (kể cả những người bệnh thần kinh của Bệnh viện tâm trí tại Bendorf-sur-le-Rhin); Aix 144 người Do thái; Cologne:318 người và Dusseldorf có 154 người.

        Chuyến xe lửa đặc biệt BA 22 khởi hành ngày 13 tháng sáu năm 1942 vào lúc 2 giờ 8 phút từ Coblence-Lutzel và sẽ chạy ngang qua Cologne lúc 3 giờ 50 và Dusseldorf lúc 5 giờ. Những người Do thái tại Aix-la Chapelle sẽ được chở đến Cologne bằng chuyến xe lửa thường lệ do sự sắp xếp đặc biệt của Sở Hỏa xa Quốc gia. Bộ chỉ huy Cảnh sát tại Dusseldorf được ủy nhiệm việc thông báo cuộc khởi hành về việc chuyên chở toàn bộ. Chúng tôi sẽ gửi đến quí vị những mẫu ấn chỉ cần thiết cho việc khai báo tài sản …Ký tên: Eichmann.

       Đôi khi, các cuộc liên lạc tỏ ra rất là tế nhị giữa những nhà hữu trách chiếm đóng Đức và nhà cầm quyền lệ thuộc địa phương – như chính phủ Vichy tại Pháp. Eichmann có một đường dây liên lạc trực tiếp với Bộ ngoại giao Đức để hỏi ý kiến trước khi bắt đầu một hành động chống Do thái. Văn thư khẩn sau đây, đề ngày 9 tháng ba năm 1942 tại Bá linh, được gửi đến Bộ ngoại giao cho viên Cố vấn Tòa Công sứ Rademacher:

       Đề mục: việc di tản 1000 người Do thái tại Pháp.

      Tham chiếu: Cuộc hội kiến giữa Ngài và chúng tôi ngày 6 tháng ba năm 1942

      Chúng tôi có ý định chuyển đến trại tập trung Auschwitz vùng Haute Silésie, 1000 người Do thái đã bị bắt trong các cuộc trả đũa tại Ba lê tiếp theo sau các cuộc tấn công vào các thành phần Quân lực Đức ngày 12 tháng 12 năm 1941.

       Sự việc này liên quan đến những người Do thái thuộc quốc tịch Pháp và cũng như những người Do thái không quốc tịch. Việc chuyên chở 1000 người Do thái này, hiện đang bị giam giữ tại một trại tập trung ở Compiègne sẽ diễn ra ngày 23 tháng ba năm 1942 bằng chuyến xe lửa đặc biệt.

      Xin Ngài vui lòng cho chúng tôi biết xem công việc này có gặp trở ngại nào không. Eichmann.

       Hai ngày sau, một văn thư cũng gởi đến ông Rademacher tham chiếu vào bức Công điện trước và nói thêm rằng ngoài 1000 người Do thái tại Compiègne, 5000 người Do thái khác đã làm cho các nhà hữu trách chú ý và phải được chuyển đến trại tận diệt Auschwitz. Eichmann lại hỏi có trở ngại gì không

      Người ta có thể nghĩ rằng người chỉ huy cơ quan có trách nhiệm về chương trình giết người vĩ đại như thế sẽ không bao giờ bận tâm đến những tiểu tiết hoặc đến cá nhân những nạn nhân.. Nhưng tính kỹ lưỡng của Adolf Eichmann và sự hăng hái thực hiện toàn vẹn chính sách của hắn ta đã đưa hắn ta đến việc truy lùng và trừ khử tất cả những người Do thái trong tầm móng vuốt của hắn ta. Đây là một văn thư ngắn mà tôi trưng ra nguyên văn và có liên quan đến một người Do thái Lỗ ma ni có tiếng. Hình như người Do thái này đã kết thúc một cuộc dàn xếp tại chỗ để rời khỏi xứ và như vậy khỏi bị gởi đến trại tận diệt. Sự việc đến tai Eichmann. Đây là phản ứng của ông ta.

      IV B 4 – 4538/43

      Bá linh SW68, 2 tháng 6 năm 1943

      KHẨN

      Bộ Ngoại giao

      Cố vấn Công sứ Von Thadden

      Bá linh W8

      Wilhelmstr. 74-76

      Đề mục: Việc di trú của tên Do thái Max Auschnitt, công dân Lỗ ma ni, ngụ tại Bucarest

      Tham chiếu: Văn thư ngày 28 tháng 5 năm 1943 Inl. II 4370

      Vấn đề về liên quan đến việc trên đây, tôi hân hạnh yêu cầu bức điện văn sau đây được gửi đến sứ quán Đức tại Bucarest cho viên Hauptsturmfuhrer SS Richter:

      Yêu cầu dùng tất cả phương tiện sẵn có để ngăn ngừa việc di cư của tên Do thái Max Auschnitt, cư ngụ tại Bucarest , và chuẩn bị đưa hắn ta vào các biện pháp chung đang diễn tiến chống Do thái.

      Tôi mong được cho biết kết quả.

      Ký tên: Eichmann

      Văn thư này về mọi phương diện cho thấy rõ tánh tình của Eichmann hơn các văn thư khác mang chữ ký của hắn ta. Nó cho thấy hắn ta không phải chỉ là một công chức bình thường hành sự theo lệnh của thượng cấp. Văn thư chỉ rất rõ hắn ta liên tục lùng bắt người Do thái, tham dự vào cuộc theo đuổi một cách hăng hái và nhiệt thành, lúc nào cũng rình mò để tránh từng sơ sót nhỏ trong các bẫy rập mà hắn ta giương ra. Với Adolf Eichmann đứng đầu ban IV B 4 của cơ quan Gestapo, không một người Do thái nào có thể trốn thoát. 
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Một, 2014, 07:32:36 pm gửi bởi huytop » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #46 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2014, 08:42:36 am »

IV – CUỘC SĂN ĐUỔI BẮT ĐẦU

        Adolf Eichmann, đó chính là người mà chúng ta phải đưa ra Công lý xét xử.

        Người đã nói lớn những tiếng này, vừa nói vừa nhấn mạnh mỗi tiếng bằng một cú đấm tay xuống mặt bàn, là một lãnh tụ vô Quốc gia, thủ lãnh người Do thái tại Palestine, vị đại diện tối cao của Phong trào Do thái Tự trị Thế giới, người đầu tiên về sau giữ chức vụ Thủ tướng Quốc gia Do thái; David Ben Gourion.

       Đó là năm 1945, sau chiến tranh ít lâu.

       Đây là lúc cuộc truy nã Adolf Eichmann bắt đầu, cuộc săn đuổi dai dẳng này chỉ kết thúc vào mười lăm năm sau,trong một vùng ngoại ô, ở Nam Mỹ.

       Cùng với sự giải phóng, bức màn che đậy bộ mặt bi thảm và nhuộm máu của châu Âu đã được kéo lên. Tất cả những điều ghê gớm của thảm kịch Do thái đột nhiên được hát giác ra hết. Nhiều triệu người đã bị thảm sát. Một nhóm người sống sót. Những kẻ thoát nạn cố gắng tìm về miền đất hứa của mình; xứ Palestine. Nhưng chính quyền Anh quốc, đang nắm quyền ủy trị xứ Palestine, đã đóng kín cửa.
Ben Gourion quyết định chống việc cấm đoán cuộc di dân Do thái. Ông họp tất cả những người ủng hộ chính thức của ông tại cơ quan Đặc trách Do thái cho vùng Palestine, cơ cấu tiên khu của chính phủ Do thái và Đạo quân Haganah, lực lượng phòng ngự bí mật sẽ trở thành quân đội Do thái sau đó, để tổ chức gửi những mật sứ đáng tin cậy đến Âu châu , ngấm ngầm dọn đường đưa những người tị nạn Do thái về Palestine.

       Các mật sứ ấy được gửi tất cả các xứ có người Do thái thoát nạn khỏi móng vuốt của bọn Đức Quốc xã và thích định cư tại Palestine.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #47 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2014, 10:15:21 am »

         Khi họ đã sẵn sàng, Ben Gourion nói chuyện trực tiếp với họ trước khi họ lên đường. Công việc của họ sẽ không dễ dàng. Họ sẽ đụng đầu với uy lực của Anh quốc, một quốc gia mà người Do thái ở Palestine vừa đã chiến đấu bên cạnh để chống kẻ thù chung. Nhưng chính sách hạn chế người Do thái nhập cảnh vào Palestine của Anh không thể chấp nhận được. Phải chống lại, không bằng cách tấn công trực tiếp mà bằng mà bằng cách dùng mưu lung lạc.

         Cách văn phòng của Ben Gourion vài trăm thước là trụ sở của viên Cao ủy Anh quốc tại Palestine, ông này đã tường trình về Bộ ngoại giao Anh tạ Luân đôn các kế hoạch chống đối của người Do thái với việc cấm đoán di dân. Để hỗ trợ chính sách của họ, Chính quyền Anh quốc đã ra lệnh cho Hải quân Hoàng gia Anh phong tỏa miền Đông Địa trung hải. Một hoạt động ráo riết về mặt ngoại giao đã được phát động trên toàn cõi châu Âu để báo cho biết trước các sự động tĩnh của người Do thái tại các vùng biên giới. Nhiều biện pháp cũng đã được áp dụng tại các vùng Anh quốc chiếm đóng để ngăn chặn làn sóng di dân tìm về nguồn gốc. Những kẻ lọt được qua màn lưới sẽ đụng đầu với cuộc phong tỏa của Hải quân Anh quốc.

         Ben Gourion nói với các mật sứ:

         Công việc của các ông là chọc thủng những lỗ lớn trong màn lưới. Chúng ta phải cụ thể hóa các hy vọng từ bỏ vùng đại lục đáng bị nguyền rủa, mồ chôn gia đình họ và xây dựng lại đời sống của họ và của con cái họ tại vùng đất Tổ tiên, vùng đất Israel, của những kẻ sống sót trong chế độ Quốc xã.

         Ông còn giao cho họ một chủ đích khác. Rất nhiều lãnh tụ Quốc xã đã bị bắt. Chúng sắp sửa được xét xử tại Nuremberg. Nhưng rất nhiều tên đã trốn thoát được. Một số có lẽ đã bị chết, nhưng một số khác vẫn còn sống và ẩn trốn trong các nơi ẩn núp ngầm dưới mặt đất tại Bá linh và Vienne, tại Munich và Bratislava, hoặc trong các miền rừng núi Áo quốc, Slovaquie, Đức hoặc ở những nơi khác.

         Trong bọn chúng có những tên chịu trách nhiệm trực tiếp trong các cuộc thảm sát Do thái. Các bản phúc trình mà chính ông ta nhận được từ các người Do thái ở Âu châu đã cho thấy Eichmann là lãnh tụ chịu trách nhiệm trực tiếp việc tận diệt dân Do thái. Eichmann không bị bắt nhưng người ta có thể tin rằng hắn ta vẫn còn sống. Phải tìm cho được hắn ta. Các mật sứ được phép liên lạc với các Cơ quan tình báo Đồng minh tại các nước mà họ hoạt động và đề nghị hợp tác với các cơ quan ấy để truy lùng các tội phạm chiến tranh Quốc xã.

         Sau lời chúc “May mắn và thành công”, cuộc họp chấm dứt. Vài ngày sau, Các mật sứ của lực lượng quân sự bí mật Haganah lên đường. Họ sẽ hoạt động tại các quốc gia: Đức, áo, Tiệp khắc, Ba lan, Pháp, Ý, Lỗ ma ni và Hùng gia lợi.

         Nhân vật tiêu biểu trong những mật sứ này là một thanh niên trẻ tuổi được đưa sang Áo quốc. Ông ta tên là Arthur Pier. Đúng ra là dưới cái tên này ông ta đã tới Vienne. Dưới cái tên Arthur Ben Natan, ông là Tổng giám đốc của Bộ quốc phòng Do thái.

         Ông ta nghĩ rằng có nhiều hy vọng tìm ra dấu vết của Eichmann vì tên này là người Áo. Nhiều thân nhân của hắn ta sống tại Áo; vì vậy chắc chắn người ta sẽ tìm ra đấu vết của hắn ta dễ dàng hơn ở các nơi khác. Arrthur lấy làm thích thú bởi cục diện nầy bởi sứ mạng của ông ta, nhưng ông ta lo ngại vì tính chất nhị nguyên của nó. Thật vậy để tìm ra các tội phạm chiến tranh, ông ta phải hợp tác chặt chẽ với các cơ quan tình báo Đồng minh Mỹ và Anh, trong khi để tổ chức cuộc đào tẩu của nhũng người Do thái vừa thoát nạn và cuộc hành trình của họ tới Palestine, ông ta lại phải hoạt động chống lại người Anh.  

      Kết cục ông ta đã thành công trong cả hai công tác. Không bị khám phá bởi các điệp viên người Anh, ông ta tiếp nhận hàng ngàn người tị nạn Do thái ở biên giới Tiệp khắc và Hung gia lợi và qua các ngả bí mật đưa họ tới các tàu của Haganah để đến Palestine bằng cách len lỏi qua các vùng bị phong tỏa. Ông ta thiết lập các trung tâm chuyển vận trong các trại chính thức của các người di chuyển ở Linz, Salzbourg và Innsbruck. Một số được hướng dẫn để đến các hải cảng miền trung bộ Pháp quốc, số khác đến Ý đại lợi, nơi đó họ sẽ lên tàu đi Palestine. Tại văn phòng của ông ta tại Vienne, Arthur lúc nào cũng mang dáng vẻ tốt bụng và dễ dãi của người đại diện một tổ chức hợp pháp và uy tín đặc trách về những người tị nạn. Cùng lúc đó, ông ta cũng khám phá ra những nơi ẩn trốn của nhiều tội phạm chiến tranh mà ông ta giao cho các nhà hữu trách Đồng minh để họ đưa ra Công lý. Và chính ông ta phát giác ra những dấu vết đầu tiên của Adolf Eichmann.

« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Một, 2014, 10:50:52 am gửi bởi huytop » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #48 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2014, 11:32:16 pm »

         Đây không phải là lần đầu tiên ông ta được nghe nói đến cái tên này. Thật ra vào năm 1944, tại Haifa, Arthur đã có dịp hỏi han vài người sống sót về những gì họ đã chịu đựng trong các trại tập trung và về những người Quốc xã mà theo sự hiểu biết của họ đã dính líu đến chương trình tận diệt. Cuộc điều tra ấy đã cho phép ông ta thiết lập nhiều hồ sơ dầy cộm, để sau đó được trao lại cho người Hoa kỳ và chuyển đến Tòa án Quân sự Quốc tế Nuremberg. Một trong cái tên được nói đến thường nhất là tên của Eichmann và hồ sơ liên quan đến hắn ta là một trong các hồ sơ dầy nhất. Nhưng nó lại chứa rất ít về cuộc sống riêng tư và không có gì chính xác về hắn ta sau khi rời khỏi Hung gia lợi vào cuối năm 1944.

         Arthur rời Palestine trên một chiếc tàu của Haganah mà đêm hôm trước,  chở đầy người tị nạn Do thái, đã vượt qua sự phong tỏa của Anh quốc và lên đường trở lại Âu châu chở thêm nhóm khác. Mười một ngày sau, ông ta cập bến Santa Maria di Leucia, ở Ý và đi đến Gratz, Áo. Ông ta chỉ lưu lại ở đó trong thời gian tạo cho mình một giấy thông hành và đến Vienne vào đầu tháng 11. Ông ta thiết lập các văn phòng cho Haganah và cuộc Di dân bí mật ở số 2 đường Frankgasse. Tấm bảng trên cửa đề “Tổ chức người tị nạn Áo quốc”.

         Ông ta mau mắn bắt tay vào việc. Trong không đầy một tuần lễ, ông ta chọn 80 thanh niên trong số người tị nạn, thông minh lanh lẹ và biết tiếng địa phương, ông ta trải họ ra suốt biên giới Tiệp và Hung để đảm trách các cuộc vượt biên. Một trăm thanh niên khác tổ chức việc chuyển vận ở bên trong những trại các người sẽ được di chuyển. Từ đó các công tác đưa người thoát ra nước ngoài tiến hành đều đặn để Arthur có thể bắt tay vào nhiệm vụ thứ hai “Cuộc truy nã các tên tội phạm chiến tranh”.

        Trong thời kỳ đó, việc kết thân với Cảnh sát Áo dễ dàng. Để tỏ rõ rằng họ không có hợp tác với bọn Quốc xã. Cảnh sát Áo mong mỏi hiệp lực với những người Do thái còn sống sót để truy lùng bọn sát nhân. Việc kết thân này khó khăn hơn với các nhân viên tình báo Đồng minh, vì họ có khuynh hướng ngờ vực các đề nghị hợp tác của các kiều dân. Nhưng sự may mắn-đã giúp Arthur kết thân được ngay với Cơ quan phản gián Mỹ và Cơ quan O.S.S., các cơ quan mật vụ của Hoa kỳ.

        Để cung cấp thêm thực phẩm cho các người tị nạn, Arthur cho gửi đến các bao hàng mà ông ta tích trữ tại cơ sở đường Frankgasse, trước khi phân phát. Điều đó làm các người lân cận nghi ngờ, họ liền điểm chỉ cho người Mỹ biết có lẽ nơi đây là một trung tâm chợ đen. Một buổi sáng, khi Arthur đi vắng, người Mỹ xâm nhập vào văn phòng của ông ta và lục soát. Nhưng họ chỉ tìm thấy một vật quan hệ, một cuốn vi phim trong một ngăn kéo. Cuốn vi phim này là một bảng kê khai, do OSS thiết lập, những hồ sơ về những tên tội phạm chiến tranh Quốc xã mà Arthur đã lập năm trước khi ông còn ở Haifa và đã được Cơ quan OSS gửi về Hoa thịnh đốn. Người ta đã chụp ra thành nhiều cuộn vi phim và gởi một cuộn trở lại Palestine, Arthur đã mang theo nó đến Vienne, nơi nó có thể giúp ích cho ông ta. Các viên chức Hoa kỳ không biết được chuyện đó. Tất cả những gì họ thấy trước mắt, đó là một cuộn vi phim của Cơ quan OSS. Họ cật vấn các người phụ tá của Arthur về các bao thực phẩm, và những người này khai sự thật đơn giản với họ. Các người tị nạn rất thiếu thốn, gia đình của họ ở ngoại quốc, khi biết được họ còn sống, rất lấy làm mong muốn được giúp đỡ họ trong tầm mức có thể. Các gia đình đã gởi đến các bao thực phẩm. Các sĩ quan Hoa kỳ ghi chép và bỏ đi.

          Buổi chiều cùng ngày, Arthur tiếp một viên thiếu tá Hoa kỳ. Ông ta nói đến để điều tra về chuyện mà người ta đã nói với ông ta rằng Arthur có một cuộn vi phim của OSS. Arthur đến thẳng hộc tủ, lấy cái hộp ra và hỏi có phải chính cái nầy không. Người Hoa kỳ nói phải. Liền đó Arthur đưa cho viên thiếu tá coi đó là cái gì và nói thêm rằng ông ta mong muốn cung cấp thêm cho OSS, nhiều tin khác nữa về các tên tội phạm chiến tranh và được kết hợp hoạt động. Viên sĩ quan không hứa hẹn, nói sẽ liên lạc lại và cáo lui.

          Hai ngày sau, ông ta trở lại. Ông đã kiểm chứng các sự việc với Hoa thịnh đốn và người ta đã xác nhận rằng các bản kê khai đã được chụp vi phim đúng là đã do Cơ quan của Arthur ở Haifa gởi đến và một bản sao đã được gởi trở lại cho Cơ quan Đặc trách Do thái. Ông cũng nhận được phép hợp tác với Arthur tại Vienne. Điều này đã gián tiếp giúp Arthur không còn bị vướng víu thường xuyên với Cơ quan tình báo Anh quốc nữa, và ông ta đã có thể, trong hai năm tiếp theo đó đảm trách công tác di dân bí mật mà không bị phiền phức nhiều ở phía đó.

         Việc đầu tiên mà Arthur yêu cầu Cơ quan OSS làm là tìm kiếm lại trong tất cả các tù binh Đức trong khu vực Mỹ kiểm soát xem coi có Adolf Eichmann. Nhưng ngay việc thực hiện công cuộc truy tìm dấu vết này đã phát lộ không biết bao nhiêu là khó khăn. Bát đầu tìm kiếm tại đâu và bằng cách nào. Có lẽ phải bắt đầu tại Áo, vì hắn ta đã lớn lên tại Linz và có thể gia đình của hắn ta vẫn hãy còn ở lại đó. Nghĩ rằng hắn ta đã tìm cách lẩn trốn trong vùng mà hắn ta biết rõ nhứt là điều hợp lý. Nhưng dĩ nhiên là không có một dấu hiệu đích xác nào chứng tỏ hắn ta có ở đó.. Ngược lại hắn ta đã có thể trốn đi nơi khác rồi. Không một người naofbieets hắn ta đã đi đâu vào lúc cuộc chiến vừa tàn và sau đó đào thoát đi đâu.

       Không một người nào biết được hắn ta còn sống hay đã chết. Có thể là hắn ta đã bị giết. Hoặc có thể là đã tự sát.

       Nếu còn sống, có thể hắn ta đã bị bắt làm tù binh và hiện nay đang ở trong một trại. Nhưng trại nào? Ở nước nào? Và ở trong vùng chiếm đóng nào??
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2014, 09:57:07 pm gửi bởi huytop » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #49 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2014, 11:58:53 pm »

         Và, nếu hắn ta là tù nhân chiến tranh, có thể hắn ta đã mang một cái tên giả, mặc đồng phục của một binh chủng khác và mang giấy tờ giả. Arthur biết rõ hơn ai hết là tự tạo cho mình các giấy tờ giả mạo rất dễ dàng.

        Nhưng hắn ta làm thế nào? Để có thể truy tìm hắn ta, các trưởng trại cần một bảng miêu tả hình dáng con người. Trong các hồ sơ của Arthur chỉ có tên tuổi, một bản tóm lược các hoạt động của hắn ta và một bản tướng mạo được thiết lập theo các báo cáo của các nhà lãnh đạo Do thái đã từng thấy hắn ta tại Vienne năm 1933,1939 và tại Budapest năm 1944. Nhưng một sự miêu tả trên giấy tờ thì không đủ, cần phải có một bức ảnh của Eichmann. Và không một ai có được cả.

        Vậy công việc đầu tiên phải làm là tìm cho được một bức ảnh của con người ấy. Arthur tung nhân viên của ông ta theo dõi tất cả các Đảng viên Quốc xã người Áo khả dĩ quan trọng đến độ có thể quen biết Eichmann, và yêu cầu Cảnh sát Áo kiểm điểm xem coi trong các nhà lao của họ có các người loại ấy không.

        Cảnh sát đưa ra nhiều tên và Arthur đích thân vào nhà tù gặp họ, nhưng các cuộc thẩm vấn của ông ta không đem đến một kết quả nào. Một sooscho là họ không hề biết đến tên Eichmann, còn số khác đã từng nghe nói đến nhưng khẳng định là không biết gì về hắn ta cả.

        Cứ như thế liên tiếp trong nhiều tháng và giới thẩm quyền vẫn không làm sao có được tấm ảnh của Eichmann. Nhưng đầu năm 1946, một trong các bạn hữu của Eichmann đã tiết lộ nhiều điều quan trọng về vai trò chính yếu của hắn ta trong chiến dịch tàn sát nhiều triệu người Do thái. Câu chuyện được kể tại Nuremberg và trong số những người được đến làm nhân chứng, nhiều người đã tuwngflamf việc mật thiết với Eichmann. Một trong số những người này là viên Hauptsturmfuhrer SS Dieter Wisliceny.

       Sau khi làm chứng tại Nuremberg, Wisliceny được đưa trở lại khám đường tại Bratislava với bản cáo trạng gây tội ác chiến tranh tại Slovaquie. Trong khi đọc các biên bản của cuộc xử án tại Nuremberg, Arthur nghĩ rằng có lẽ Wisliceny là người duy nhứt có thể giúp ông ta truy ra các dấu vết của Eichmann. Ông ta đến Bratislava và nhờ những sự quen biết ở địa phương, ông đã có thể được phép gặp Wisliceny.

      Wisliceny không biết điều gì chính xác cả nhưng ông ta tin chắc rằng Eichmann hiện còn đâu đó tại Áo. Arthur cho hắn ta xem những bức ảnh chụp chung được tìm thấy và hỏi hắn ta là Eichmann có mặt trong ấy không; Eichmann không có mặt trong các hình ấy. Arthur liền hỏi Wisliceny có những người Quốc xã Áo nào đã từng làm việc với Eichmann và hiện có thể đang có mặt tại Áo không. Wisliceny đưa ra nhiều tên khác nhau, trong đó có tên Weisel, cựu sĩ quan SS thuộc viên của Eichmann từ trước chiến tranh. Wisliceny giả định rằng Weisel có thể có mặt bên Eichmann lúc chiến tranh chấm dứt và có thể biết điều gì đã xẩy ra cho hắn ta. Wisliceny kế đó cho biết là hắn ta có để tại nhà mình ở Vienne nhiều bức ảnh “trong đó có một nhóm chụp hồi năm 1937, ảnh có mặt Eichmann, viên Hauptsturmfuhrer Dannecker, tôi và một người tên là Kruhl. Ông sẽ tìm thấy nó trong ngăn kéo bên trái bàn viết của tôi”.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM