Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:38:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann  (Đọc 79201 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #10 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2014, 07:20:48 pm »

         Eichmann là một tên gọi mà rất nhiều bị cáo đã biết đến. Một tên gọi mà, ngược lại, gần như hoàn toàn xa lạ trong tòa án, đối với những người không dự phần vào việc dựng bằng chứng buộc tội. Bỗng dưng tên này được mọi người nhắc đến, một kẻ vô danh trở nên nổi tiếng như vai chính của một thảm kịch đen tối, chỉ một mình nó biểu tượng cho những tội ác tày trời mà Tòa án Quốc tế đã họp lại để xử. Nếu hồn ma của Hitle có lãng vãng tại Nuremberg lúc mở màn, thì giờ đây một hồn ma bóng quỉ khác lại đến gặp hắn ta, hồn ma của Adolf  Eichmann. Bởi vì tất cả mọi người đều tưởng rằng Adolf  Eichmann đã chết.

       Sự tin tưởng này, có lẽ làm các bị cáo được dễ dàng trong toan tính tránh né một sự kết tội, nhưng cũng chẳng giúp đỡ họ được gì. Họ bị kết tội bới những trách nhiệm mà họ phải gánh chịu. Và Tòa án lại nhấn mạnh bản án của họ không miễn tố những kẻ khác liên quan đến công việc nhận định, sửa soạn hoặc thực hiện các trọng tội đối với nhân loại. Nếu Eichmann còn sống và bị bắt, hắn ta cũng sẽ ngồi ghế bị cáo.

      Vì Adolf  Eichmann hiện ra như một nhân vật chính trong việc thực hiện chương trình của bọn Quốc Xã dành để giải quyết vấn đề dân Do thái vốn đã được gọi một các văn vẻ là” Giải pháp cuối cùng”. Đối với dân Do thái, giải pháp cuối cùng là sự chết chóc.

      Có một điều hơi lạ là chính phía khởi tố chứ không phải là bên biện hộ, đã đưa ra các nhân chứng chính về quá trình hoạt động của Adolf  Eichmann. Khi chứng cứ đầy đủ, các luật sư của nhiều bị cáo đã chụp ngay sự may mắn bất ngờ này để trình bày Eichmann như là kẻ duy nhất chịu trách nhiệm.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Hai, 2014, 06:58:25 pm gửi bởi huytop » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #11 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2014, 02:51:31 am »

     Một trong những lần gây sôi nổi nhất của vụ kiện ở Nuremberg là lúc người chứng đầu tiên đứng ra xác nhận và tường thuật vai trò chính yếu của Eichmann trong chương trình tiêu diệt dân tộc Do thái. Người đó chính là Dieter Wisliceny, đại úy SS. Việc cung khai của ông cũng đáng sợ và nặng nề hơn vì ông ta đã đưa ra những gì mình đã biết trong nội bộ. Ông ta là người Phổ. Một đảng viên Quốc xã chính cống. Ông làm việc cùng một sở với Eichmann, ban IV B4 của R,S.H.A với tư cách là một trong những phụ tá của Eichmann, và đã từng là đại diện của ông ta tại Slovaquie, tại Hy lạp và tại Hung gia lợi trong việc thực hiện ” Giải pháp cuối cùng”.

      Trong thời gian đó, Wisliceny chờ ra tòa ở Bratislava vì họ tố cáo là tội phạm chiến tranh, và đã được đưa đặc biệt từ Slovaquie đến làm chứng tại Nuremberg. Tôi đã đích than đến gặp ông ta mười tháng sau, khi đó ông vừa bị kết án tử hình và đang chờ ngày hành quyết. Ông bị treo cổ vài tuần lễ sau đó. Tôi phỏng vấn ông tại văn phòng làm việc của viên thiếu tá nhà lao chính ở Bratislava. Trong buổi nói chuyện này, ông hoàn toàn xác nhận bản cung khai hồi tháng giêng trước tòa án quốc tế và đã đi sâu vào chi tiết hơn nữa. Ông tiết lộ một tin rất đặc sắc và tôi đã chuyển lại cho giới chức có thẩm quyền ở Vienn hai ngày sau đó. Khác hẳn các bị cáo ở Nuremberg, Wisliceny quả quyết Eichmann vẫn còn sống. Ông nhấn mạnh chứng cớ của ông, trên sự quen biết cá nhân về con người, trên sự việc ông ta biết Eichmann đã sắp đặt cẩn thận mọi thứ để bảo toàn tương lai, và ông tin chắc Eichmann không có đủ can đảm để tự sát. Wisliceny tuyên bố muốn ghi lại sự việc này trên giấy. Tôi đưa cây viết của tôi và ông ta ghi vấn đề này.

      Sự tin tưởng của ông về sự kiện Eichmann vẫn còn sống đã bảo đảm thêm tính chất xác thực của việc làm chính của ông. Vì trong tất cả những người lãnh đạo Quốc xã bị đưa ra pháp luật, chỉ có riêng ông chắc chắn những lời nói của mình sẽ đến tận tai hay nằm dưới mắt của Eichmann. Ông không nói đến một người đã chết mà người ta có thể nói nhiều việc không sợ có phản ứng. Ông ta biết những gì mình tuyên bố có thể mình sẽ bị đối chứng với Eichmann nếu ông ta vẫn còn sống và vừa bị bắt. Và ông ta đã đoan chắc với tôi là cuối cùng Eichmann sẽ bị bắt.

      Ngày 3 tháng giêng năm 1946 là ngày sôi động mạnh khi Wisliceny đứng trước vành móng ngựa ở Nuremberg. Việc làm chứng của ông chấm dứt bằng một màn kịch bi thảm làm cho mọi người bàng hoàng…

      Wisliceny đứng trước vành móng ngựa, dáng cao lớn, tóc vàng, mấy tháng trong lao xá làm ông ta ốm hẳn đi. Vị Chánh án cho ông tuyên thệ. Sau đó trung tá Smith W. Brookhart Jr., phụ tá thẩm phán của Hoa-kỳ bắt đầu lấy khẩu cung:


Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #12 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2014, 07:43:56 am »

Trung tá Brookhart: - Anh bao nhiêu tuổi?
     Wisliceny: - Ba mươi tư tuổi.
      B. – Sanh tại đâu?
     W. – Tôi sanh tại Regulowken, miền Đông Phổ.
      B. – Anh đã là đảng viên Đảng Quốc Xã?
      W. – Phải.
      B. – Anh thuộc lực lượng SS?
      W. – Phải, từ năm 1934.
      B. – Anh lên cấp bậc nào?
      W. – Năm 1940, tôi được thăng nhiệm đại úy SS.
      B. – Anh có biết Adolf  Eichmann không?
      W. – Có, tôi biết Adolf  Eichmann từ năm 1934.
      B. – Anh biết hắn ta trong trường hợp nào?
      W. – Chúng tôi vào cơ quan SD gần như một lượt. Cho đến năm 1937, chúng tôi đã làm cùng sở.
      B. – Anh biết tường tận về cá nhân Eichmann?
      W. – Chúng tôi rất thân nhau, thường xưng hô mày tao với nhau, và tôi cũng biết rất rõ về gia quyến của ông ta.
      B. – Hắn giữ chức vụ gì?
      W. – Tại Cục An ninh Quốc gia(R.S.H.A.), Eichmann làm trưởng ban của Amt IV,cơ quan Gestapo.
      B. – Nhiệm vụ của hắn ta là gì?
      W. – Ban này lo vấn đề Do thái của R.S.H.A. Eichmann được ủy quyền đặc biệt của Đại tướng (Gruppenfuhrer) Muller, chỉ huy trưởng của Amt IV và của tư lệnh Cảnh sát đặc biệt. Ông ta chịu trách nhiệm đặc biệt về cái mà người ta gọi là giải pháp của vấn đề Do thái tại Đức và tại các quốc gia bị Đức chiếm đóng.
      B. – Trong hoạt động liên quan đến Do thái, có những giai đoạn nào khác biệt nhau không?
      W. – Có.
      B. – Anh có thể phỏng định các thời kỳ và xác định các loại hoạt động khác nhau cho Tòa được biết không?
      W. – Đươc. Đến năm 1940, chính sách chung của Ban là giải quyết vấn đề Do thái tại Đức và các vùng bị Đức chiếm đóng bằng một cuộc di dân có tổ chức. Sau năm này là thời kỳ thứ hai, gồm việc tập trung tất cả các người Do thái tại Ba lan và tất cả các vùng bị Đức chiếm đóng tại miền Đông vào các Ghetto (xóm riêng Do thái). Thời kỳ này kéo dài đến khoảng năm 1942. Giai đoạn thứ ba là thời kỳ người ta gọi là ” Giải pháp cuối cùng” của vấn đề Do thái, có nghĩa là sự tận diệt có tổ chức chủng tộc Do thái; thời kỳ này kéo dài đến tháng 10 năm 1944, lúc mà Himmler ra lệnh ngừng tiêu diệt họ.
     (Đến đây, phiên tòa đình chỉ).   
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #13 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2014, 05:47:14 pm »

      B. – Anh bắt đầu cộng tác với Ban Amt IV của R.S.H.A. từ lúc nào?. (Câu hỏi này có một lầm lẫn. Đúng ra là Ban IV B 4).
      W. – Vào năm 1940. Tình cờ tôi gặp Eichmann.
      B. – Anh đã giữ những chức vụ gì?
      W. – Eichmann đề nghị tôi đi Bratislava với tư cách cố vấn cho vấn đề Do thái bên cạnh chính phủ Slovaquie.
      B. – Anh giữ chức vụ này trong bao lâu?
      W. – Tôi đã ở Bratislava đến mùa xuân năm 1943; Kế đó gần một năm ở Hy lạp và về sau, từ tháng ba năm 1944 đến tháng chạp năm 1944, tôi làm việc với Eichmann tại Hung Gia lợi. Tôi rời sở của Eichmann vào tháng giêng năm 1945.
      B. – Trong thời gian hoạt động, anh có bao giờ nghe nói đến một lệnh nào đòi hỏi sự tiêu diệt tất cả người Do thái không.
      W. – Có, tôi được Eichmann cho biết lệnh này lần đầu tiên vào mùa hè năm 1942.
      B. – Anh hãy kể cho Tòa biết các trường hợp và nguyên lai của lệnh này?
      W. – Mùa xuân năm 1942, khoảng 17.000 người Do thái được đưa từ Slovaquie đến Ba lan dưới hình thức nhân công. Đây là một thỏa hiệp với chính phủ Slovaquie.

       Tháng tư hoặc đầu tháng năm 1942. Eichmann nói với tôi rằng từ nay về sau, nhiều gia đình có thể được đưa trọn sang Bal an. Eichmann đích thân tới Bratislava vào tháng năm 1942 và bàn cả vấn đề với các nhân vật có thẩm quyền bởi chính phủ Slovaquie. Ông ta đén thăm Bộ trưởng Mach và giáo sư Tuka, ông này đang giữ chức vụ Thủ tướng Lúc đó ông ta cam kết với chính phủ Slovaquie., rằng những người Do thái sẽ được đối xử nhân đạo trong các ghetto ở Bal an, như ý muốn của chính phủ Slovaquie.. Tiếp sau sự đảm bảo đó, khoảng 35.000 người Do thái đưa từ Slovaquie.đến Bal an. Trong khi đó các cấp lãnh đạo Slovaquie.cố gắng mọi cách để các người Do thái được đối đã tử tế thật sự; Họ đặc biệt tìm các giúp đỡ những người Do thái đã cải sang Thiên Chúa giáo. Thủ tướng Tu ka đã khẩn khoản mời tôi đến gặp ông và tỏ ý mong ước một phái đoàn Slovaquie được phép đến các vùng người Do thái Slovaquie bị chuyển đến. Tôi chuyển lời thỉnh nguyện này đến Eichmann, và kèm theo đó chính phủ Slovaquie cũng có gửi một văn thư về vấn đề này cho ông ta. Lúc đó, Eichmann chỉ trả lời một cách hững hờ.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #14 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2014, 11:46:15 pm »

      “Cuối tháng bảy hay đầu tháng tám, tôi đén gặp Eichmann tại Bá Linh và một lần nữa van nài ông chấp thuận lời thỉnh cầu của chính phủ Slovaquie. Tôi nêu cho ông ta biết những lời đồn tại ngoại quốc trong đó có tin đồn tất cả người Do thái ở Ba lan đều bị giết chét. Tôi còn cho ông ta biết chính Đức Giáo hoàng cũng đã can thiệp giúp họ với chính quyền Slovaquie. Tôi lưu ý hãy đề phòng cách hành động này nếu có thật, sẽ rất tai hại cho uy tín của Đức quốc với ngoại quốc. viện các lý do đó, tôi yêu cầu ông chấp thuận cuộc viếng thăm này. Sau một lúc bàn cãi, Eichmann bảo với tôi lời yêu cầu này tuyệt đối không làm sao có thể thỏa mãn được. Tôi hỏi tại sao. Ông ta bảo với tôi rằng phần lớn những người Do thái đó đã không còn sống nữa. Tôi hỏi ai cho những chỉ thị như vậy và ông ta ám chỉ một mệnh lệnh của Himmler. Tôi liền yêu cầu cho xem bản chỉ thị đó vì tôi không thể tưởng tượng được có một lệnh như vậy trên giấy tờ. Ông ta….”

      B. – Lúc ấy anh ở đâu? Lần họp ấy với Eichmann anh ở đâu?
      W. – Buổi họp ấy đã diễn ra tại Bá Linh, số 116 đường Kurfurstenstrasse, trong văn phòng của Eichmann.
      B. – Anh hãy tiếp tục trả lời câu hỏi trước.
      W. – Eichmann bảo có thể cho tôi xem tờ chỉ thị đó nếu việc ấy làm tôi yên tâm. Ông ta lấy một xấp giấy trong tủ sắt, lật các trang giấy và đưa cho tôi xem một bức thư của Himmler gửi cho Tư lệnh Cảnh sát đặc biệt và cho cơ quan SD. Nội dung bức thư như sau: “Fuhrer đã ban hành giải pháp cuối cùng cho vấn đề Do thái; Tư lệnh Cảnh sát đặc biệt, cơ quan SD và Thanh tra các trại tập trung được giao phó nhiệm vụ thi hành giải pháp cuối cùng này. Tất cả người Do thái, đàn ông và đàn bà, còn sức làm việc được tạm thời miễn chịu giải pháp cuối cùng này và bị đưa đi phục dịch tại các trại tập trung. Bức thư do chính Himmler ký tên. Tôi không thể lầm lẫn được vì tôi biết rõ chữ ký của ông ta”
      B. – Chỉ thị này có mang dấu bảo đảm nào không?
      W. – Có in chữ “mật”.
      B. – Anh có thể phỏng đoán ngày tháng của chỉ thị này không?
      W. – Chỉ thị có từ tháng 4 năm 1942.
      B. – Do ai ký?
      W. – Chính tay Himmler.
      B. – Và anh đã quan sát kỹ tờ chỉ thị này tại văn phòng của Eichmann?
      W. – Phải, Eichmann đưa tờ chỉ thị cho tôi và chính tôi đã đọc.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #15 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2014, 01:40:26 pm »

      B. – Anh có nêu thắc mắc gì về ý nghĩa của câu: ” Giải pháp cuối cùng” dùng trong tờ chỉ thị ấy không?
      W. – Eichmann đã giải thích cho tôi ý nghĩa của câu đó. Ông ta bảo đây là việc tiêu diệt có tổ chức giống dân Do thái tại các vùng lãnh thổ ở phía Đông, được ám chỉ dưới thành ngữ ” Giải pháp cuối cùng”. Trong những lần bàn luận sau đó về đề mục này, vẫn những tiếng ” Giải pháp cuối cùng” đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
      B. – Anh có nói gì với Eichmann về những quyền lực do lệnh này đưa đến cho hắn ta không?
      W. – Eichmann bảo chính ông ta được ủy quyền thi hành mệnh lệnh này trong Cục An ninh (R.S.H.A.). Với mục đích này, ông nhận nơi vị Tư lệnh Cảnh sát đặc biệt tất cả mọi quyền hạn, ông chịu trách nhiệm thi hành trực tiếp về việc thi hành lệnh trên.
      B. – Anh có bình luận gì với Eichmann về các quyền hạn đó không?
      W. – Có, vì tôi thấy rõ lệnh này có nghĩa là đưa hàng triệu người đến cái chết. Cho nên tôi đã nói với Eichmann: “Cầu trời cho các kẻ thù chúng ta đừng bao giờ có cơ hội làm như vậy đối với dân tộc Đức”. Và Eichmann trả lời tôi là không nên quá đa cảm; đó là lệnh của Fuhrer, và phải thi hành.
      B. – Anh có biết lệnh này vẫn có hiệu lực và nằm dưới quyền kiểm soát của cơ quan Eichmann không?
      W. – Có.
      B. – Bao nhiêu lâu?
      W. – Lệnh ấy có hiệu lực đến tháng 10 năm 1944. Lúc đó Himmler ban ra một phản lệnh để ngăn chặn sự tiêu diệt dân Do thái.
      B. – Ai là chỉ huy trưởng của cơ quan Reichssicherheitshauptamt (R.S.H.A.) lúc lệnh này được ban ra lần đầu tiên?
      W. – Hình như là Heydrich (Heydrich) bị ám sát chết tại Prague vào tháng 5 năm 1942 và được Kaltenbrunner thay thế)
      B. – Chương trình đưa ra do lệnh này có hiệu lực mạnh dưới thời Kaltenbrunner không?
      W. – Có. Chẳng có một sự thay đổi nào.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2014, 05:26:59 pm gửi bởi huytop » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #16 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2014, 09:07:14 am »

       B. – Anh đã từng có dịp nghiên cứu kỹ các hồ sơ trong văn phòng của Eichmann không?
      W. – Có, rất thường. Tôi biết ông ta sắp đặt thật tỉ mỉ các hồ sơ liên quan đến công việc của mình. Ông là một viên chức hoàn toàn về mọi mặt, ông ghi ngay vào hồ sơ tất cả các cuộc nói chuyện với cấp chỉ huy. Ông thường nói với tôi rằng, đối với ông, vấn đề quan trọng nhất là được các người ấy che chở bất cứ lúc nào. Bản thân ông trốn tránh mọi trách nhiệm và lúc nào cũng cẩn thận nấp sau thượng cấp, như Muller và Kaltenbrunner chẳng hạn, khi nói đến trách nhiệm hành vi của mình.
      B. – Bây giờ nếu chúng ta bàn đến các xứ mà các biện pháp chống Do thái đã được thực hiện, anh có thể cho biết trong những xứ nào anh đã đích thân biết được có các chiến dịch như vậy?
      W. – Trước tiên, tôi biết tất cả các biện pháp đã được thực hiện ở Slovaquie. Tôi cũng được biết cuộc di tản người Do thái ở Hy lạp và ở Hung gia lợi. Thêm nữa, tôi cũng biết được biện pháp đã được áp dụng tại Bảo gia lợi và Croatie. Dĩ nhiên là tôi nghe nói đến những cuộc chuẩn bị tại các nước khác, nhưng không thể biết tường tận
      B. – Trong trường hợp xứ Slovaquie, anh đã nói về 17.000 người Do thái được đặc biệt chọn lựa để đem đi. Anh có thể cho Tòa biết những biện pháp nào đã được áp dụng sau đó đối với người Do thái tại xứ này?
      W. – Trước đây tôi đã nói là sau 17.000 công nhân ấy thì 35.000 người Do thái nữa được đưa đi, trong đó có nhiều gia đình nguyên vẹn.
      B. – Việc gì đã xảy ra cho 35.000 người Do thái đã được gửi tới Ba lan ấy?
      W. – Họ đã được đối đãi đúng như theo chỉ thị mà Eichmann đã cho tôi xem hồi tháng 8 năm 1942. Một số được giữ lại vì có khả năng làm việc. Còn những kẻ khác thì bị giết.
      B. – Anh làm như thế nào để biết được chuyện ấy?
      W. – Bởi Eichmann, và dĩ nhiên, bởi Hoes strong những lần đàm luận tại Hung gia lợi.
      B. – Tỉ lệ các người Do thái còn sống là bao nhiêu?
      W. – Thời đó , trong một buổi nói chuyện với Eichmann có tôi tham dự, Hoess đã cho biết con số những người Do thái còn sống sót và bị đem đi phục dịch vào khoảng từ 25 đến 30 phần trăm.
      B. – Nếu chúng ta đi từ các sự kiện xảy ra tại Hy lạp, xin anh trình bày cho Tòa biết các sự kiện tiếp theo theo thứ tự thời gian?

« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2014, 11:30:10 pm gửi bởi huytop » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #17 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2014, 08:58:42 pm »

      W. – Tháng giêng năm 1943, Eichmann gọi tôi tới Bá linh và thông báo là tôi sẽ phải đến Salonique để mang đến đấy một giải pháp cho vấn đề Do thái với sự phối hợp của Bộ chỉ huy quân sự Đức tại Macedoine. Người đại diện thường trực của Eichmann , viên thiếu tá SS Rolf Gunther, đã đến Salonique trước rồi. Chuyến đi của tôi được dự định vào khoảng tháng hai; cuối tháng giêng Eichmann cho biết ông ta đã giao phó cho viên đại úy SS Brunner việc thực hiện kỹ thuật của tất cả mọi chiến dịch tại Hy lạp, và ông ta sẽ cùng đi với tôi đến Salonique. Brunner không thuộc quyền tôi, Tháng hai chúng tôi đến Salonique và tiếp xúc với Bộ chỉ huy quân sự tại đó.
      B. – Anh tiếp xúc với ai tại Bộ chỉ huy quân sự?
      W. – Với bác sĩ Merten, chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự, và viên Tư lệnh các lực lượng mặt trận Salonique-Biển Egee.
      B. – Kế hoạch được trù liệu với bác sĩ Merten và các biện pháp nào đã được áp dụng.
      W. – Tại Salonique, trước hết người Do thái bị tập trung lại trong một vài khu xóm trong thành phố. Tại Salonique có khoảng 50.000 người Do thái Tây ban nha. Đầu tháng ba, sau khi thực hiện xong lệnh tập trung, một bức điện văn của Eichmann gửi đến cho Brunner ra lệnh di tản tức khắc tất cả những người Do thái tại Salonique và Macedoine đến Auschwitz. Với tờ lệnh trong tay, Brunner và tôi tới Bộ chỉ huy quân sự, nơi đây không thắc mắc gì, và các công cuộc chuẩn bị và các biện pháp cần thiết đã được đề ra và thi hành. Brunner đích thân chỉ huy tất công việc tại Salonique. Những chuyến xe lửa di tản được trưng dụng nơi Bộ chỉ huy Tiếp vận Quân đội. Brunner chỉ có việc nêu số toa xe cần thiết và chỉ định chắc chắn giờ giấc cần dùng các toa xe ấy.
      B. – Có nhóm công nhân Do thái nào được giữ lại ở Hy lạp theo yêu cầu của Tiến sĩ Merten hoặc của Bộ chỉ huy quân sự không?
      W. – Bộ chỉ huy quân sự có xin 3.000 người Do thái để dùng vào các công việc dọc đường xe lửa, sự yêu cầu này được chấp thuận. Sauk hi tất cả các công việc được hoàn tất, những người Do thái ấy được trả lại cho Brunner và cũng như bao người khác, họ bị gửi đi Auschwitz.
      B. – Tất cả có bao nhiêu người Do thái được gom lại và đày đi khỏi Hy lạp?
      W. – Có hơn 50.000. Tôi tính có khoảng 54.000 người được di tản khỏi Salonique và Macedoine.
      B. – Anh căn cứ con số đó vào đâu?
      W. – Chính mắt tôi đọc bản tường trình đầy đủ của Brunner gửi cho Eichmann về việc di tản.
      B. – Các chuyến di chuyển từ Hy lạp về đâu?
      W. – Đều về Auschwitz.
      B. – Và sau cùng người ta làm gì những người Do thái từ Hy lạp được đưa đến Auschwitz.?   
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Ba, 2014, 01:38:28 am gửi bởi huytop » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #18 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2014, 04:02:36 pm »

      W. – Tất cả, không trừ một ai, đều được dành cho giải pháp gọi là cuối cùng.
      B. – Trong thời gian tập hợp, những người Do thái có bị bắt buộc tự sinh kế hàng ngày không?
      W. – Có. Tiền bạc của người Do thái bị tịch thu và bỏ vào trương mục công cộng tại Ngân hàng Hy lạp. Sau khi họ đã bị di tản khỏi Salonique. Bộ chỉ huy Quân sự đã chiếm lấy trương mục này. Có khoảng hai trăm tám mươi triệu tiền Hy lạp.
      B. – Anh muốn nói gì khi nói người Do thái bị đưa tới Auschwitz đã chịu ” giải pháp cuối cùng”?
     W. –  Tôi muốn nói đến cái mà Eichmann đã giải thích cho tôi dưới danh từ ” giải pháp           cuối cùng”, có nghĩa là họ sẽ bị tiêu diệt. Theo những gì tôi được biết trong các cuộc bàn luận với ông ta, cuộc tiêu diệt này diễn ra trong các phòng hơi ngạt và xác chết được thiêu hủy trong lò thiêu
      B. – Nếu ngài Chánh án muốn, nhân chứng sẵn sàng cung khai về các hành động ở Hung gia lợi, liên quan đến khoảng 500.000 người Do thái. (Quay lại nhân chứng:). Về những sự việc liên quan đến các hoạt động tại Hung gia lợi, anh có thể mô tả vắn tắt các công cuộc chuẩn bị đã được đề ra tại đó và sự tham dự của anh trong các biện pháp đó?

« Sửa lần cuối: 03 Tháng Ba, 2014, 06:31:53 pm gửi bởi huytop » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #19 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2014, 06:33:34 pm »

       W. – Sau khi quân Đức tiến vào đất Hung gia lợi, Eichmann đích thân tới đó với một bộ tham mưu hùng hậu. Theo lệnh bộ Tư lệnh Cánh sát đặc biệt, tôi được biệt phái tới bộ tham mưu của Eichmann. Eichmann bắt đầu các hoạt động của ông ta tại Hung gia lợi vào cuối tháng 3 năm 1944. Ông tiếp xúc với nhân viên chánh phủ Hung, thời đó đặc biệt với hai Tổng trưởng Endre và Von Baky. Quyết định đầu tiên của Eichmann với sự hợp tác của các nhà lãnh đạo Hung gia lợi ấy là tập trung người Do thái Hung gia lợi vào các nơi ấn định sẵn. Quyết định này được áp dụng từng vùng, bắt đầu tạị Ruthenie và Trancylvanie. Hoạt động này bắt đầu vào trung tuần tháng 4 năm 1944.

         “ Tại Ruthenie, hơn 200.000 người Do thái đã bị các biện pháp ấy chiếu cố đến. Hậu quả là không làm sao kham nổi công việc tiếp tế lương thực và chỗ trú ngụ tại các tỉnh nhỏ và thị xã thôn quê nơi tập trung dân Do thái. Đứng trước tình trạng đó, Eichmann đề nghị người Hung chuyển vận dân Do thái tới Auschwitz và các trại tập trung khác. Tuy nhiên ông ta đòi hỏi phải có một đơn yêu cầu về việc này, do chính phủ Hung hoặc do một thành phần của chính phủ này. Đơn ấy đã được Tổng trưởng Von Baky thực hiện, việc di tản do cảnh sát Hung phụ trách.

      Eichmann ủy nhiệm tôi làm sĩ quan liên lạc cạnh trung tá Ferency, người được Bộ trưởng Nội vụ Hung giao phó đảm trách việc này. Việc di tản những người Do thái ra khỏi Hung bắt đầu vào tháng năm năm 1944 và diễn tiến từng vùng một, đầu tiên tại Ruthenie, kế đó là Trancylvanie, Hung gia lợi miền Bắc, miền Nam và miền Tây”.

      B. – Trong thời gian tập trung người Do thái ở Hung gia lợi, có những cuộc tiếp xúc nào – nếu có – giữa ủy ban Phân phối về vấn đề Do thái và đại diện của Eichmann?
     W. – Ủy ban Phân phối cố gắng liên lạc với Eichmann và thử giúp đỡ cho số phận người Do thái Hung gia lợi. Chính tôi dàn xếp tổ chức cuộc tiếp xúc ấy với Eichmann, vì tôi muốn tìm ra một phương cách nào để che chở nửa triệu người Do thái Hung gia lợi khỏi các biện pháp đã được áp dụng rồi. Ủy ban Phân phối đề nghị cho Eichmann vài sự dâng hiến và bù lại, họ yêu cầu để dân Do thái được ở lại đất Hung. Các sự dâng hiến ấy thuộc về tài chánh. Eichmann bắt buộc phải chuyển lên Himmler một cách miễn cưỡng. Do đó, Himmler giao phó cho một đại tá tên là Becher các việc thương lượng về sai. Becher thương lượng với Bác sĩ Kastner, đại biểu của Ủy ban Phân phối. Nhưng Eichmann, ngay từ đầu, đã cố ý phá hỏng các cuộc thương lượng ấy. Ông ta tìm cách đặt chúng tôi trước sụ việc đã rồi, ngay từ khi chưa có kết quả cụ thể nào đạt tới, nói cách khác, ông ta đã tìm cách chở người Do thái đến Auschwitz càng nhiều càng tốt.

      B. – Có những bản thông cáo chính thức nào được gửi về Bá linh về các việc điều động liên quan đến 450.000 người Do thái ra khỏi đất Hung không?
      W. – Có, lúc khởi hành mỗi chuyến áp tải, Bá linh được thông báo bằng máy điện báo, và thỉnh thoảng, Eichmann lại gửi một bản báo cả đầy đủ về cơ quan R.S.H.A. và lên Bộ Tư lệnh Cảnh sát đặc biệt.
      B. – Cái gì đã xảy đến cho 450.000 người Do thái mà anh vừa nói đến?
      W. – Tất cả đều bị đưa đến Auschwitz và giao cho ” giải pháp cuối cùng”.
      B. – Anh muốn nói họ đã bị giết chết?
      W. – Phải, ngoại trừ có lẽ từ 25 đến 30 phần trăm được sử dụng vào việc lao tác. Ở đây tôi xin nhắc lại buổi bàn luận mà tôi đã có đề cập tới giữa Hoess và Eichmann tại Budapest.
      B. – Tóm lại, tại Hy lạp, Hung gia lợi và Tiệp khắc, có khoảng bao nhiêu người Do thái phải chịu các biện pháp của Mật vụ và của cơ quan SD?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM