Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:44:41 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà Giang - Ký ức của chúng tôi và đồng đội ( Phần 16 )  (Đọc 180050 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Que Quang Ninh
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #400 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2014, 05:02:35 pm »

Sẵn dịp giao lưu, @QueQuangNinh cho hỏi, ngày 17/2 hàng năm, các cựu chiến binh Trung Quốc của trận chiến biên giới 17/2/1979 có tổ chức họp mặt hay hình thức kỷ niệm nào không, dư luận, báo chí nhắc nhở về cuộc chiến này như thế nào?
Cảm ơn sự hồi đáp.

Hàng năm chúng tôi cũng có tổ chức kỷ niệm trận chiến này ở các nơi. Đó là do các ccb tổ chức không được sự ủng hộ (thậm chí còn bị làm khó của chính quyền). Có một số nơi thì được báo chí địa phương đăng tải qua loa. Mấy năm trước chính quyền còn thay thế bia mộ liệt sĩ mấy chữ 对越自卫反击战(Đối Việt tự vệ phản kích chiến) bằng 保卫边疆(bảo vệ biên cương). Anh em chúng tôi đấu tranh sau không tiến hành nưa. Tình hình cũng đại khái như bên Vietnam thôi. Tất cả vì 4 tốt và 16 chữ vàng mà.
Logged
Que Quang Ninh
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #401 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2014, 05:15:45 pm »

Nhìn tấm ảnh con sông mà anh Dapxichlo post lên giống con sông quê hương tôi lắm. Đó là con sông từ Bình Liểu chạy xuông Tiên Yên. Hàng năm tôi vẫn tới đó, đứng trên bờ, ngậm ngùi....ngâm thơ

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ........./
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #402 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2014, 05:37:20 pm »

hi ! CHÀO BẠN quê Quảng ninh .

THeo tôi phỏng đoán bạn là người Việt gốc Hoa ,về nước năm 1978 hoặc trước đó tý chút ,lý do tôi đoán vậy là do bạn rất biết nhiều về Văn hóa VN ,nhất là chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 1 đến lớp 10 của người Việt . Bạn lấy làm vui rằng hiện nay ở VN có khoảng trên 500.000 người Việt gốc Hoa như bạn ,nhưng họ không hồi hương , số người này tương đương với dân số của một số tỉnh như ninh thuân ,hoặc Thừa thiên huế .....Những người này nội sống ở Sài gòn đã trên 200 ngàn ,họ qua đây từ nhiều đời nay rồi , khi làm ăn chung với họ tôi hỏi bạn là Người Việt hay người HOA ,đồng loạt họ trả lời : Chúng tôi là người Việt ,VÌ CÓ QUỐC TỊCH VN mấy đời nay .Chỉ là dân tộc Hoa thôi ,mà dân tộc Hoa ĐƯỢC pháp luật thừa nhận và bảo hộ , là một trong 54 dân tộc chung sống trên đất nước VN . Nếu bây giờ trở lại TQ ,HỌ CŨNG không nhận LÀ người Trung QUỐC nữa .

QUA trang web này hy vọng bạn là người bạn hiền của các cựu chiến binh VN .

Logged

laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #403 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2014, 07:57:46 pm »

   Dư luận Trung quốc nói gì về chiến tranh năm 1979,đăng trên báo Tiền phong.Nguần :http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/du-luan-trung-quoc-noi-gi-ve-chien-tranh-1979-678891.tpo

Dư luận Trung quốc nói gì về Chiến tranh năm 1979 ?
TP - Sau 35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới, ngày càng có nhiều người Trung Quốc nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô nghĩa”, đã diễn ra do những sai lầm của lãnh đạo nước họ thời đó.

Sau 35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới mà họ gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ” để đáp trả “những hành động khiêu khích chống Trung Quốc”, “chi viện cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia”...., ngày càng có nhiều người Trung Quốc, nhất là các học giả và những người lính đã từng tham gia cuộc chiến tranh năm ấy nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô nghĩa”, đã diễn ra do những sai lầm của lãnh đạo nước họ thời đó.

Tiền Phong Chủ nhật giới thiệu với bạn đọc một số nhỏ trong rất nhiều ý kiến ấy…

“Một cuộc chiến tranh gây tranh cãi”

Dưới tiêu đề “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam - một cuộc chiến tranh gây tranh cãi”, mạng “Tianya.cn” ngày 6/4/2012 đã cho đăng bài của tác giả “Tây Hồ kiếm khách”. Tác giả tự xưng là một cựu binh đã tham gia cuộc chiến tranh 17/2 này viết: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam là một cuộc chiến có vấn đề nghiêm trọng về cả hoạch định lẫn chỉ huy, cần phải nhìn nhận lại…Cuộc chiến đó thương vong quá nhiều.

Binh lính Trung Quốc cõng đồng đội bị thương rút khỏi trận địa

Quân đội ta (tức Trung Quốc –ND) không thể hiện được ưu thế về trang bị và chiến thuật; hệ thống hậu cần và tiếp tế hỗn loạn, thiếu sự hiệp đồng giữa bộ binh – xe tăng và mặt đất-trên không, không quân và tên lửa chiến lược không tham chiến; vũ khí nhẹ quân lính sử dụng quá cũ, không thực hiện được áp chế hỏa lực…

Sĩ quan chỉ huy chiến trường hầu như không biết tác chiến hiệp đồng binh chủng, bộ thống soái cao nhất thì chiến lược hỗn loạn; chiến tranh không đạt được mục đích “trừng phạt Việt Nam, phá hủy tiềm lực và tài nguyên, sát thương quân chủ lực và chiến lược quân sự”, cũng không đạt mục tiêu chiến lược chính trị “làm Việt Nam tan rã, giúp chính phủ mới thân Hoa lên cầm quyền”. Tuy nhiên mục tiêu chính trị quan trọng trong nước là giải quyết vấn đề quyền chỉ huy quân đội thì đã được giải quyết thuận lợi”.

Tác giả nêu lên “11 vấn đề bên trong cuộc chiến tranh cần được làm sáng tỏ”. Trong đó có một số vấn đề quan trọng sau:

“1. Về nguyên nhân gây chiến tranh, đến nay vẫn chưa được giải thích công khai, chính thức và khiến người ta tin phục. Thậm chí Trương Thắng, Cục trưởng Cục Tác chiến (con trai nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Trương Ái Bình) cũng thừa nhận trong hai cuốn sách của ông “Đi ra từ chiến tranh” và “Đặc công cuối cùng náu mình ở Đại lục”: về nguyên nhân của cuộc chiến tranh ấy, ngay Bộ trưởng Quốc phòng khi đó cũng không rõ vì sao ta phải tiến hành”.

2. Mục đích chiến lược cơ bản không đạt được.

3. Trang bị tiên tiến xếp xó. Khi đó ta có các trang bị hiện đại máy bay, xe tăng, tên lửa, nhưng do những người chỉ huy không biết tác chiến hiệp đồng nên các trang bị đó thành đồ bỏ. Vốn ra một chiếc máy bay có thể giải quyết được vấn đề phong tỏa, nhưng phải dùng đến cả binh đoàn, đi ngược lại quan niệm giá trị trong chiến tranh.

4. Tấn công không có bài bản. Vừa khai chiến, bộ đội đã ào ạt kéo vào. Khi tôi (tác giả- ND) ở điểm cao 796, nhìn xa nhìn gần, khắp mặt đất toàn là lính ta. Khi đó tôi đã phẫn nộ nói với Tham mưu trưởng: “Vào trong xóm tìm một đứa trẻ cũng không chỉ huy tồi như thế”. Một quả pháo, một loạt đạn của đối phương cũng quét sạch cả một mảng lớn lính ta.

5. Hiện tượng tự thương trên chiến trường liên tiếp xảy ra. Để lẩn tránh chiến tranh, một số binh lính sau khi vượt biên đi xâm lược nước người khác đã tự bắn vào chân mình.

6. Tiêu chuẩn chế độ cho lính bị thương quá lạc hậu. Sau khi bị thương, tôi được cấp 15 tệ, tương đương với thời kháng Nhật. Năm 2010, sau 31 năm, tôi nhận được 300 tệ tiền trợ cấp thương tật, bình quân 30 tệ/năm. Tiền tuất cho lính tử trận chỉ tương đương giá một con lợn: 300 tệ….”.

“Một cuộc chiến tranh vô nghĩa, kỳ quặc”

Đó là tiêu đề bài báo của một cựu binh đăng trên báo điện tử Thiết Huyết (Tiexue.net) ngày 18/7/2013. Tác giả viết: “Chiến tranh Triều Tiên chúng ta đạt được lợi ích là kìm chế quân Mỹ ở phía Nam vĩ tuyến 38; Chiến tranh Giải phóng, chúng ta giải phóng được Trung Quốc đại lục. Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái gì? Chả được gì cả!”.

Dưới đầu đề “Nhìn lại “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam””, tác giả Thường Thanh viết trên báo mạng “Botanwang.com” ngày 30/5/2013: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” có lẽ là cuộc chiến khiến mọi người Trung Quốc hiểu biết sự thật khó mở miệng nhất trong mọi cuộc chiến tranh đối ngoại kể từ năm 1949…

Ngay khi đó đã có rất nhiều người nghĩ khác (với chính quyền) về giá trị của cuộc chiến tranh ấy. Lúc đầu, khi người ta nhìn thấy trên màn hình tivi hàng ngũ trùng điệp những binh lính Trung Quốc tuổi 18-20 kéo ra tiền tuyến, không khỏi cảm thán. Ít lâu sau lại thấy cảnh hàng vạn ngôi mộ liệt sĩ xếp hàng ngay ngắn trong các nghĩa trang ở biên giới Tây Nam, sự đau xót khó nói thành lời. Nhưng sự kinh dị còn ở phía sau: khi chiến tranh kết thúc chả ai biết, cũng không có cảnh cả nước ăn mừng thắng lợi, chỉ biết nó đã kết thúc rồi…

Tôi nghĩ, sở dĩ nó kết thúc mà khó mở miệng nói được là vì khó nói rõ ngọn ngành cho quốc dân về tính chất của cuộc chiến tranh đó. Nói trắng ra, cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” thực tế là áp dụng kế “Vây Ngụy cứu Triệu” để giải cứu quân đội Khmer Đỏ đang bị Việt Nam đánh…

Tính chất của cuộc chiến tranh đó được quyết định bởi tính chất của Khmer Đỏ! Khmer Đỏ là học trò của Đại cách mạng Văn hóa Trung Quốc, nhưng “Xanh hơn cả Xanh”, sự tàn bạo của họ đối với chính dân tộc mình đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử loài người. Họ đã áp dụng một chính sách khủng bố, diệt chủng tàn bạo….

Theo tính toán khiêm tốn nhất, có khoảng 1,2 đến 3 triệu người CPC bị chết dưới sự cai trị của Khmer Đỏ, chiếm ¼ dân số cả nước; trong đó có 215 ngàn người CPC gốc Hoa và gần như toàn bộ 20 ngàn người CPC gốc Việt.

Ngày 25/12/1978, theo lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu nước CPC, quân tình nguyện Việt Nam đã phát động cuộc tiến công chống Khmer Đỏ. Thêm một trong những lý do để Việt Nam tiến công khi đó là để cứu kiều dân nước họ (các tác giả Trung Quốc còn chưa đề cập đến cuộc chiến tranh biên giới tàn bạo mà Khmer Đỏ tiến hành chống Việt Nam ngay từ năm 1975 - TP). Nhân dân CPC khi đó không những không chống trả mà còn dẫn đường cho quân đội Việt Nam.

Chỉ mất 2 tuần, ngày 7/1/1979, quân đội Việt Nam đã công chiếm Phnom Penh, lật đổ ách thống trị tàn bạo Khmer Đỏ. Điều đó cho thấy rõ ràng chế độ Khmer Đỏ không chiếm được nhân tâm.

    

    Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái gì? Chả được gì cả!”.

    Một cựu binh viết trên báo điện tử thiết huyết

Sự nhiệt thành của các lễ kỷ niệm ngày quân tình nguyện Việt Nam lật đổ chế độ Khmer Đỏ tổ chức các năm sau đó, đặc biệt là gần đây với sự tham gia của hàng vạn người Campuchia ở Phnom Penh, mà tại đó, các nhà lãnh đạo Campuchia đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ của quân đội Việt Nam để “chấm dứt chương đen tối nhất trong lịch sử đất nước” này cho thấy hiệu quả khách quan của cái mà người Trung Quốc được giải thích là cuộc “xâm lược CPC” của quân đội Việt Nam.

Những lời cảm tạ Việt Nam của người Campuchia nói lên một cách đầy đủ tính chất của cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam”, cũng khiến chúng ta nghi ngờ về tính chính nghĩa của nó.

“Một cuộc chiến thảm bại”

Để tiến hành cuộc chiến tranh 17/2/1979, Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng, huy động một lực lượng khổng lồ gồm những quân đoàn chủ lực tinh nhuệ, được coi là thiện chiến nhất khi đó. Theo tiết lộ chính thức trên báo chí gần đây thì việc tiến hành cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” được quyết định tại Hội nghị Quân ủy Trung ương ngày 7/12/1978 và mệnh lệnh được ban hành vào ngày 8/12.

Theo Nhân dân Nhật báo, cánh quân phía Quảng Tây do Hứa Thế Hữu gồm các quân đoàn 41, 42, 43, 54, 55 và 50 (thiếu sư 149); cánh phía Vân Nam do Dương Đắc Chí chỉ huy gồm các quân đoàn 11, 13, 14 và sư 149/quân đoàn 50 và lực lượng biên phòng, dân binh với tổng số quân hơn 500 ngàn, số tràn qua biên giới là 202 ngàn.

Chỉ kéo dài 1 tháng (Trung Quốc tính từ 17/2 đến 16/3/1979), nhưng tổng cộng đã tiêu hao mất 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 ngàn tấn đạn, 55 triệu viên đạn nhọn, 268 xe quân sự (48 xe tăng) bị phá hủy, hư hỏng; bị chết 8.531 người, bị thương hơn 23.000, bị bắt làm tù binh 238, bình quân mỗi ngày có 1 trung đoàn bị loại khỏi vòng chiến.

Thương vong lớn ngoài dự đoán là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc phải kết thúc sớm cuộc chiến. Trong 2 ngày đầu, Trung Quốc đã mất hơn 4.000 quân, đến mức quân y không kịp trở tay, nhiều người bị thương chết cho mất máu vì không được cấp cứu.

Theo tài liệu nội bộ của Trung Quốc mới được công bố: bước vào giai đoạn tác chiến giằng co, tỷ lệ thương vong rất cao, thường là 90% đối với các đại đội xung kích, những đại đội này khi rút quân chỉ còn hơn chục người sống sót, mỗi tiểu đội chỉ còn 1-2 người.

Tổng hợp theo báo chí Trung Quốc
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #404 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2014, 09:12:56 pm »

  Dư luận Trung quốc nói gì về chiến tranh năm 1979,đăng trên báo Tiền phong.Nguần :http://www.tienphong.vn/hành-trang-người-lính/dư-luận-trung-quốc-nói-gì-về-chiến-tranh-1979-678891.tpo

    Rất hay. Cảm ơn laosan1234 đã tìm tòi và đưa bai viết lên trang diễn đàn này.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
hagiang79
Thành viên
*
Bài viết: 31


« Trả lời #405 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2014, 09:24:27 pm »

  Chào các bác,chỉ qua đêm nay nữa là tới ngày mà cách đây 35 năm quân Trung quốc tràn sang đánh chiếm nhiều tỉnh biên giới giáp biên.Nhân dịp này em ghi lại lời kể của bác CCB,cách đây 35 năm bác là chiến sỹ thuộc C10,D3,E122 chiến đấu ở cao điểm 1558A Vị Xuyên Hà tuyên
   Buổi sáng ngày 17/2/79 cũng như nhiều buổi sáng khác,trời cuối đông âm u nhiều sương và lạnh cóng.Mờ sáng,ngoài vài chiến sỹ vừa thay gác thì vẫn ngủ,còn lại cả chốt đều dậy.Mọi người lần xuống khu bếp để đánh răng rửa mặt,bỗng từ bên kia biên giới nhiều tiếng nổ bùng bục,cùng lúc tiếng đạn pháo xoèn xoẹt rơi xuống thung sâu nổ oành oành chói tai.Mọi người dù đang ở đâu cũng chạy quay lại chốt,lúc này đạn pháo rơi tràn lan trên mặt đất.Trong hầm chỉ huy,qua chiếc máy 2 oát tiểu đoàn trưởng thông báo quân Trung quốc đã đánh chiếm nhiều nơi trên toàn tuyến biên giới nước ta và lệnh cho các đơn vị sẵn sàng chiến đấu
   Sau loạt pháo thị uy,trên các đỉnh đồi dọc đường biên quân Trung quốc nổ súng bộ binh ầm ĩ.Ở hướng tây bắc,đại đội 10 còn một tổ cảnh giới gồm 3 người trên đường biên,giờ này không biết thế nào.Ban chỉ huy đại đội lệnh các cán bộ từ tiểu đội tới trung đội tới để nghe phổ biến tình hình và giao nhiệm vụ cho các phân đội.Cuộc trao đổi khẩn trương,sau đó mọi người giải tán về triển khai nhiệm vụ ở các vị trí được giao
   Dưới  tiểu đội,các hòm đạn AK lâu nay chỉ để gối đầu nay mang phá hòm kẽm ra.Những viên đạn vàng chóe được lắp vào các hộp tiếp đạn,30 viên mỗi hộp.Sau đó cứ 2 hộp tiếp đạn lại được buộc ngược nhau và lắp vào súng.Các loại súng khác như :B40-B41,M79 cối 60...cũng chuẩn bị rất khẩn trương.Hơn một năm nằm chốt,bây giờ chuẩn bị vào trận ai cũng hồi hộp.Có người còn đoán non đoán già:Không biết chúng có dám mò xuống chốt ta không ?
  Dưới chiến hào lính ta chuẩn bị,nhưng trên trời đạn pháo vẫn rít kêu trong không trung bay qua đầu rơi xuống các hậu cứ,ban chỉ huy tiểu đoàn ,ủy ban xã và ban chỉ huy công an vũ trang.Đặc biệt trận địa 12 ly7 và trận địa H12 ở phía sau là bị pháo kích ác liệt nhất.Nhưng bên ta lại hoàn toàn chưa có một phản ứng nào,đáp trả chúng.
   Khoảng 10 giờ trưa,sương mù tan.Bộ phận cảnh giới báo tất cả đơn vị không ai được đi lại trên mặt đất và giữ bí mật trận địa.Tuy báo vậy,nhưng dường như lính Trung quốc đã biết rõ các trận địa của ta từ trước.Lúc này,2 đỉnh của 1558 A và B đều bị các làn đạn đại liên và 12ly7 từ trên các ngọn đồi mà lính Trung quốc vừa chiếm bắn xuống xối xả.Phía trước trận địa là một rừng trúc,loại cây trúc to như cổ chân,vậy mà lát sau nó bị các làn đạn bắn gẫy gục như bị phát nương.Riêng đạn 12ly7 găm vào đất nổ lục bục,đạn cối nổ văng đất rào rào xuống hào.Trận địa C12 hỏa lực nằm bên 1558B cũng bị hỏa lực Trung quốc đánh ác liệt
  Lúc này cán bộ đi kiểm tra và động viên anh em liên tục,vì thông thường chúng dùng pháo,hỏa lực hủy diệt sau đó sẽ dùng bộ binh càn lên.Trong đơn vị đã có tình huống thương vong do đạn rơi trúng lòng hào,nơi anh em đang đứng.Quá trưa,chúng bắn thưa dần và chủ yếu pháo lớn từ bên công xã Múng tủng nã sang bên kia bờ suối,dọc đường vào phía trong.Tình trạng này duy trì như thế đến cuối ngày,quân Trung quốc cũng không tiến đánh về phía ta.Qua đợt đánh phá bằng pháo,ngày 17/2 đại đội 10 hy sinh 1,bị thương 2.Chúng ta chưa nổ phát súng nào về phía lính Trung quốc,riêng tổ 3 người cảnh giới trên đường biên vẫn bặt vô âm tín.Đêm xuống,tình hình cả chốt vô cùng căng thẳng.Cả đêm không ai ngủ được vì lo lính Trung quốc đột nhập,tất cả đều khoác chăn ra đứng ngoài chiến hào,hướng nòng súng về phía trước.Trong đơn vị,ngoài vài cán bộ là lính chống Mỹ,cũng ít người tham gia chiến đấu,có khi chỉ là cán bộ huấn luyện quân.Còn lại lính tráng đêu nhập ngũ năm 76 và 78,chưa ai trải qua chiến đấu,nên rất ít kinh nghiệm.Ngay cả tôi,khi ban trưa nghe pháo bắn rát,mình cũng run run.Rồi đêm cũng trôi qua,sau vài lúc ngủ gật và trời dần sáng,báo hiệu ngày thứ 2 chiến tranh bắt đầu.
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #406 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2014, 10:05:59 pm »

...
Có một số nơi thì được báo chí địa phương đăng tải qua loa. Mấy năm trước chính quyền còn thay thế bia mộ liệt sĩ mấy chữ 对越自卫反击战(Đối Việt tự vệ phản kích chiến) bằng 保卫边疆(bảo vệ biên cương). Anh em chúng tôi đấu tranh sau không tiến hành nưa. Tình hình cũng đại khái như bên Vietnam thôi. Tất cả vì 4 tốt và 16 chữ vàng mà.
Cảm ơn @QueQuangNinh đã trả lời.
"4 tốt và 16 chữ vàng" thì còn gì hơn, rất mong được như vậy.
@QueQuangNinh có đọc bài của @Laoshan1234 trên đây không, bác ấy trích dẫn bài viết của người dân Trung Quốc về ngày 17/2/1979 có đúng không? Có thể nói rõ hơn "báo chí địa phương đăng tải qua loa" với nội dung như thế nào?
Tôi thấy nội dung ghi trên bia liệt sĩ Trung Quốc, trước và sau khi sửa, đâu có gì khác nhau, vì cũng có nghĩa là chống xâm lăng, sao phải đấu tranh giữ lại nội dung cũ, hay tôi chưa hiểu hết nghĩa của các từ này, @QueQuangNinh có thể cho biết được không?
Logged
vinhytae457
Thành viên
*
Bài viết: 94


« Trả lời #407 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2014, 10:38:28 pm »

 Bác laoshan đưa tin kịp thời và giá trị quá.Đọc xong thấy nhẹ cả lòng.Ít ra thì một số người của họ cũng tìm hiểu thấu đáo và nhìn nhận chín chắn vấn đề chứ...Âu cũng là một cách giải oan cho những người lính của họ đã nằm trong lòng đất vậy.Cầu trời khấn phật cho linh hồn những người lính của họ cũng được siêu thoát.
 Thú thật với các bác!: Mấy thằng bạn em,lính 78-79 trong này, bấy lâu nay nghe  em kể Vị Xuyên thời 84-87 ác liệt lắm,mà chúng nó chẳng hiểu chẳng tin gì cả.Mấy hôm nay chúng nó mới quan tâm và ngạc nhiên đấy .
 Bác hagiang79 tiếp câu chuyện đi bác.Hình như cũng nhiều bác rất quan tâm và từ phần 14 đã hỏi nhiều thì phải.
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #408 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2014, 11:08:51 pm »

    Em kính chào bác Que quang Ninh !

    Em rất khâm phục bác, qua các bài viết em đã đọc, của bác, ít nhất là môn lịch sử.

   Bác rất am hiểu chuyện từ cổ chí kim, trụ đồng Mã Vện cho đến gò Đống Đa.

   À ! mà bác hiểu lịch sử đông tây thế, chắc bác biết câu một dân tộc bị đô hộ ( bao nhiêu năm đó ) sẽ mất bản sắc dân tộc mình chứ, dân tộc Việt Nam thì sao ạ ?

   Bác cũng biết dân tộc Trung hoa anh hùng, lớn như vậy, bắt nạt các nứoc nhược tiểu xung quanh, vậy nhà Nguyên là dân tộc ở đâu thống trị Trung nguyên ạ ! Nhà Thanh đánh bao trận khiến dân Trung Hoa anh hùng chuyển sang búi tóc đuôi sam ạ ? Bát quân Tây Phương xâu xé Đại lục hùng mạnh thế nào ạ ?

    Em càng nể phục hơn khi bác nói đến câu quân đội các bác tỉ mỷ từng tý khi ( không dám nói xâm chiếm, thôi thì các bác tự vệ, tự vệ với thằng nhỏ yếu hơn mình trăm lần, mai em ra đường, thấy thằng trẻ con nó nhìn, em cũng nói em phải đánh dằn mặt nó trước, theo kiểu tự vệ, kẻo nó đánh mình  Grin ) :

   Vâng, em nể phục quân giải phóng nhân dân Trung hoa, tỉ mỉ đốt phá cầu cống, nhà cửa, phá hoại các công trình xây dựng, dùng công cụ lao động ( em văn nho tý, theo kiểu Tàu cho đỡ quê các bác ) giết trẻ em, phụ nữ không một tấc sắt trong tay.

   Em càng nể phục khi quân giải phóng PLA bắc phạt, nam tiến, hiệu quả như nào bác biết, ôi trời ơi! đứa con em mà đi bắt nạt trẻ con hàng xóm bé hơn nó, bị đánh gãy răng, chưa chắc em bênh, mà em thấy nhục.

   Xin lỗi bác ! trước khi kết thúc bài này, em khe khẽ, vì vợ vừa đưa bát cháo khuya lên, em sợ ăn xong đứng lên đá vỡ mất bát. Em nhờ tiên sinh @ Que quang Ninh đưa hộ em tấm hình có người phụ nữ Choang hay gì đó dân tộc bên kia biên giới áp giải tù binh Việt Nam cái .



  
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Hai, 2014, 11:21:55 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
hagiang79
Thành viên
*
Bài viết: 31


« Trả lời #409 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2014, 09:34:00 am »

  Sau ngày tấn công đầu tiên,lính Trung quốc chiếm lĩnh toàn bộ đường biên giới phía trước tiểu đoàn 3.Vị trí các đại đội chốt giữ gồm:C9 đồi Gianh,C10 1558a,C11 đồi Thông và C12 hỏa lực chốt tại 1558b.Lượng đạn dự báo chỉ dùng đủ cho khoảng 8 giờ ,phía sau có D2 chi viện khi cần thiết và lực lượng vận tải sẽ chuyển đạn dược hoặc chuyển thương ...vv.Phương án đề ra thì như thế,nhưng thực tế thì chưa biết thế nào,vì hiện tại cả tuyến do trung đoàn đảm nhiệm hơn 20km đường biên đang bị lính Trung quốc tấn công
  Lý do ta chưa sử dụng hỏa lực để đáp trả là vì đạn không nhiều và chưa thể bộc lộ lực lượng.Trinh sát trung đoàn xâm nhập vào trận địa địch cho biết:Hiện tại chúng đang đào hầm hào và xây dựng trận địa trên vùng đât chúng vừa chiếm cứ.Dãy bình độ giáp biên có độ cao so với mực nược biển được đánh dấu trên bản đồ là 1.685m.Khu vực này hiện tại đang do lính Trung quốc chiếm giữ,còn các trận địa của ta hầu hết thấp hơn.Khoảng cách giữa ta và địch khoảng 300-500m,so với mỗi chốt.Giữa khoảng cách ấy là những thung lũng cỏ cây rậm rạp,dưới mặt đất dày đặc mìn các loại.Có thể chính vì nguyên nhân này buộc lính Trung quốc tạm thời dừng bước.Trong các ngày tiếp theo phía Trung quốc tăng cường bắn pháo,lán trại ở hậu cứ và khu đóng quân của đơn vị thanh niên xung phong bị bắn cháy toàn bộ.Mỗi buổi trưa,khi trời tan sương hàng chùm đạn H12 bay ríu rít qua đầu bắn sang các khu vực chúng nghi là trận địa,kho tàng của ta.
  Để chuẩn bị đáp trả,trung đoàn tăng cường cho tiểu đoàn 3,2 khẩu DKZ75 và 2 khẩu cối 120ly và tăng cường cho một trung đội vận tải.Ngoài ra ở km số 9 đặt một trạm phẫu để sơ ,cấp cứu thương binh
  Hàng ngày,qua quan sát chúng tôi phát hiện lính Trung quốc bắn rất nhiều đạn pháo vào các bãi mìn trong thung lũng ở khoảng cách giữa ta và chúng.Do bị đạn pháo,cả khu rừng tái sinh lau lách,tế guật bốc cháy ngùn ngụt cả ngày do đang mùa khô hanh.Khói do cháy rừng bốc mù mịt,lửa thốc lên cả dãy bình độ do lính Trung quốc đang chiếm giữ .
  Theo thông báo của trên,ở hướng tiểu đoàn 3 địch có một sư đoàn bộ binh và một trung đoàn pháo binh gồm nhiều loại pháo lớn.Hiện tại chúng dùng 3 tiểu đoàn dàn quân chiếm giữ phía trước tiểu đoàn theo hình thế " đầu nhọn,đuôi dài".Dự báo,có thể 2 ngày tới chúng sẽ đồng loạt tấn công các trận địa của ta,khi chúng đã dùng pháo dọn xong mìn dưới các thung lũng mà quân chúng sẽ phải tràn qua.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM