Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:46:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà Giang - Ký ức của chúng tôi và đồng đội ( Phần 16 )  (Đọc 179749 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #330 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2014, 07:42:07 pm »


Gửi các anh em trên trang Hà Giang – kí ức của chúng tôi và đồng đội
Bây giờ là tháng 2. Tháng hai nói điều người lính BGPB không hề quên. Tháng 2 năm nào cũng đến và mỗi lần đến lại đẩy lùi xa cái tháng 2 xưa xa thêm . Nhưng người lính Biên cương thì đau đáu nhớ.
Hôm nay 8/2/2014 lễ tang anh Nguyễn Đình Chiến đã xong. Người sĩ quan chiến đấu trên BGPB ngày xưa về với đất. Tôi nhận được bài thơ từ anh Nhưc7d2e876f356 .
Anh viết :…” hồi đó mình đang chiến đấu tại điểm tựa 685 và đọc được bài thơ này của Nguyễn Đình Chiến in trên tap chí văn nghệ quân đội mà cảm tưởng như anh đang cùng chiến đấu cùng với mình trên một mặt trận. thời gian đã qua đi rất lâu nhưng chưa bao giờ mình hết quên bài thơ ấy…
Cám ơn CCB Nhưc7d2e876f356 . Tôi đưa lên bài thơ theo trí nhớ của anh Như lên trang này :


Núi đá Vị Xuyên


Điểm tựa ở đây không xẻ được chiến hào
Đá và đá trần trụi toàn những đá
Pháo giặc bắn chùm lên nghìn độ lửa
Ngỡ không tin vào mắt mình được nữa
 Ôi núi đá Vị Xuyên
Đỏ ran trong chớp giật súng rền

Đưa con về nơi sơ tán đi em
Nhà ta đã mấy lần cháy đỏ
Dẫu hố pháo có ken đầy lối cũ
Anh vẫn còn nhớ bước chân em
 
Ngực áo chàm vệt sữa tươi nguyên
 Đôi quai địu hằn trên vai nhỏ
Đêm em nhìn chớp lửa
Ngày em nghe súng rền
Biết rằng anh đang ở Vị Xuyên
Trận đánh này còn có đá làm tin
Đây biên cương đã bao đời chép sử
Một thế hệ quên mình trên điểm tựa
Ngàn năm sau trên đá sẽ lưu truyền
Hang Suối Cụt đồi Bốn Hầm Cửa Tử
Địa danh này xin đá hãy ghi thêm
Một Vị Xuyên ngày và đêm
Một Vị Xuyên sống và chết
Một Vị Xuyên mất và còn
Một Vị Xuyên vươn mình lẫm liệt
Quân thù vào đá hóa mồ chôn
Sông Lô ơi ta muốn uống tận nguồn
Vục mũ sắt tưới lên từng nòng súng
Lên đá cháy bàn chân ta rát bỏng
Lên trên trời thắm xanh mảnh trăng non
Đỉnh Cóc Nghè tan hoang
Nghìn vết thương nham nhở
Bạn ơi hãy trông kìa dăm cây cọ
Tàu rách bươm phần phật réo như cờ
Bên kia hang Làng Lồ
Nơi vác đạn ta hẹn chờ ở đó
Vẫn sừng sững một cây đa trước cửa
Ôi quê hương ta hương khói bao đời
Bỏ mình chứ đất này không thể bỏ
Dẫu trăm lần núi đá hóa thành vôi
Tiếng nổ rung trời
Trận đánh không nguôi
Nhũng người lính đội pháo và đội đá
Soi mặt xuống dòng sông Lô muôn thủa
Chẳng thẹn lòng núi đá Vị Xuyên ơi!

                    Nguyễn Đình Chiến
                     Vỵ xuyên 5-1985

Logged
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #331 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2014, 08:36:49 pm »

         Em xin cảm ơn Bác NTL !

         Em xin cảm ơn Bác  Như C7D2E876 !

         Đặc biệt em xin cảm ơn cùng lời tri ân tới tác giả bài thơ Bác Nguyễn Đình Chiến !



Điểm tựa ở đây không xẻ được chiến hào
Đá và đá trần trụi toàn những đá
Pháo giặc bắn chùm lên nghìn độ lửa
Ngỡ không tin vào mắt mình được nữa
   Ôi núi đá Vị xuyên
Đỏ ran trong chớp giật súng rền
……………..


   Cảm ơn nhà thơ đã viết bút tích bài thơ từ năm 1985 ! Đã minh chứng cho lời kể của chúng tôi ,những người trong cuộc sau 30 năm ? mà rất ít người tin .



Những người lính đội pháo và đội đá
………………………………..

Lèn đá cháy bàn chân ta rát bỏng
……………………………….

Dẫu trăm lần núi đá hóa thành vôi
……………………………….

Trận đánh này còn có đá làm tin
Ngàn năm sau trên đá sẽ lưu truyền


ÔI sót xa !!!!
 
         Xin Cảm ơn Tác giả bài thơ ,Xin cảm ơn các Bác đã đưa bài giới thiệu cùng người đọc !!
Rất mong Bác Như C7D2 E876 ,người đồng đội của tôi cùng chung chiến hào năm xưa vào đây giao lưu và cũng là để minh chứng cho TIỂU ĐOÀN HAI E876  F356  chúng ta đã có thời KHÔNG QUÊN tại CAO ĐIỂM 685 Thời kỳ cuối năm 1984 đầu 1985.




Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #332 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2014, 08:56:15 pm »

  Cảm ơn người CCB già nguyentrongluan,đã đưa bài thơ về đúng trang của nó :"Hà giang-Ký ức của chúng tôi và đồng đội".Bài thơ rất hay,đúng như ngocquyen  nói:" Đã minh chứng cho lời kể của chúng tôi...".
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #333 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2014, 10:22:51 pm »

Trích dẫn
Quay lại chuyện chiến thuật "sóng vỗ bờ" và biển người trong chiến đấu. Tất nhiên là đối phương, phía TQ đông quân nên đối với cấp chỉ huy của họ thì "toi" vài chục người cũng chẳng nghĩa lý gì, mất đi cả ngàn quân thì cũng chẳng thấm tháp gì, nếu cần sẽ bổ sung thêm sau miễn là đạt được mục đích hiện tại. Song ở góc độ người lính và chiến đấu dưới sự chỉ huy "thí quân" trong chiến thuật "sóng vỗ bờ" ấy thì sao? Những người lính đó đã nghĩ gì và lý do để họ sẵn sàng hy sinh thân mình như vậy? Tôi đã suy nghĩ về điều này rất nhiều và chưa có câu trả lời về tâm lý của người lính TQ trước chiến thuật "sóng vỗ bờ" biển người trong cuộc chiến tranh tấn công xâm lược VN năm 1979.

 Bạn Que Quang Ninh@ có thể cho chúng tôi được biết về tâm lý của người lính TQ trong giai đoạn đó trước chiến thuật "sóng vỗ bờ" này không? Phải chăng phía sau những người lính TQ lúc đó đã có sự thúc đẩy, ép buộc khiến cho những người lính đó đi tới bước đường cùng và buộc phải chiến đấu với chiến thuật biển người đó đến mức mất hết cảm giác sợ chết của con người bình thường? Hoặc lý do gì khác? Thật sự là điều thắc mắc này của tôi không phải là hôm nay, bây giờ mới có. Đầu năm 1979 khi tôi đang ở chiến trường Campuchia, có được nghe quán triệt, học chính trị và xem sách báo, nghe đài kể về cuộc chiến tranh trên BGPB và chiến thuật tấn công biển người của các bạn, tôi đã rất ngạc nhiên với lối tấn công "lấy thịt đè người" trong chiến tranh hiện đại của nửa cuối Thế kỷ 20 này, thắc mắc và rất muốn tìm hiểu tâm lý của người lính từ phía bên kia trong chiến thuật này

Trước tiên phải nói rằng năm 1979 khi xua quân sâm lược 6 tỉnh biên giới VN, quân đội TQ lúc này với quân số cồng kềnh, vũ khí trang bị lạc hậu, kỹ chiến thuật đã lỗi thời...

Với chiến thuật "biển người", Tq đã từng nhiều lần áp dụng thành công trong nội chiến với quân Tưởng Giới Thạch và đặc biệt là cuộc chiến tranh Nam Bắc triều. năm 1979 với học thuyết quân sự cũ kỹ và đánh giá nhầm đối thủ, TQ lại đem vở cũ ra diễn , chiến thuật " biển người" bị quân và dân VN bẻ gẫy với thiệt hại hơn 60 vạn tên bỏ mạng. Sau năm 1979 chính VN đã giúp TQ phải viết lại học thuyết QS và cũng sau giai đoạn 79, quân đội TQ mới bước vào giai đoạn hiện đại hóa.

Cuộc chiến tranh nam bắc Triều Tiên sảy ra trong giai đoạn 1950-1953, trong cuộc chiến này Trung Quốc lần đầu tiên can dự vào cuộc chiến tranh bên ngoài quốc gia tính từ khi tuyên bố độc lập(1-10-1949).Cuộc chiến tranh Nam Bắc Triều được mở đầu bằng cuộc tấn công của bắc Triều tiên ngày 25/6/1950.Cuộc chiến mở rộng cả về quy mô và độ khốc liệt khi có sự tham gia của Mỹ và TQ.

Ngày 25/10/1950 "Chí nguyện quân"(trong đó có khoảng 80% là Bát lộ quân) do Bành Đức Hoài chỉ huy trực tiếp đối đầu với quân Mỹ.Do chênh lệch về trang bị vũ khí,khí tài nên TQ và bắc Triều Tiên đã yêu cầu LX chi viện bằng Không Quân, cử chuyên gia quân sự sang giúp.Để lấp khoảng cách về trang bị vũ khí, mà lại có ưu thế về quân số,TQ đã áp dụng chiến thuật "Biển người". Chiến thuật này vừa gây uy hiếp tinh thần cho quân Mỹ-Nam Hàn vừa không cần trang bị đủ vũ khí. Cứ lớp này cầm súng xông lên, ngã xuống lớp sau lại xông lên. Công bằng mà nói rằng ban đầu chiến thuật " biển người" mà TQ áp dụng đã gây khiếp đảm cho quân Mỹ và Nam Hàn.

Thoạt đầu khi nói đến chiến thuật " biển người" hay  "sóng vỗ bờ" người ta nghĩ ngay đến đây là chiến thuật lấy thịt đè người thường được quân đội những nước đông quân, ít vũ khí áp dụng nó không có trong "binh pháp". Nhưng không phải vậy mà chiến thuật này cũng có bài bản của nó. Chiến thuật biển người chỉ phát huy hiệu quả và chỉ thực hiện được từ các trận đánh cấp D đủ chở lên .Tức là phải có ít nhất mấy trăm người cùng dàn hàng ngang từ cự li 400-500m chạy áp sát với tiếng hò gieo mục đích áp đảo tinh thần đối phương. Đến cự li khoảng 200m-100m cách mục tiêu thì đội hình sẽ biến đổi thành hàng dọc mục đích là che chắn cho nhau xông lên. Ở cự li này là tầm hỏa lực của RPD, RPK hay đại liên phát huy tác dụng , nên  chiến thuật biển người thường bị khựng lại ở cự li này. Để vượt qua cự li sống còn này, chiến thuật biển người rất cần nhiều đợt xung phong. Thực tế cho thấy trong năm 1979, quân TQ bị diệt nhiều nhất ở cự li 50-100m cách điểm chốt. Ở cự li 30 là tầm phát huy của AK , lựu đạn của cả bên phòng thủ và bên tấn công nên nếu để đối phương vượt qua cự li này thì coi như chiến thuật biển người thành công.


Về vấn đề tâm lý người lính khi thực hiện chiến thuật " biển người" xin nhường lời cho bạn "quê Quảng Ninh"!

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Hai, 2014, 03:06:31 pm gửi bởi longtrec » Logged
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #334 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2014, 09:12:22 am »

Cũng cần bổ xung cho bài của bạn Longtrec một chút nhé.. Grin biển người bọn Tầu áp dụng có bài có bản cả đấy ,mặc dù nó coi mạng sống con người không là cái đinh gỉ ! cụ thể năm 1979 ,Pháo bắn chuẩn bị,chuyển làn,kèn sừng dê thổi thúc quân lên,từng sóng người dùng dùng chuyển động ,tam tam chế ,là tổ 3 người là nhỏ nhất , 3 tổ là 1 đội  ,3 đội là một thê...cứ như vậy mà nhân lên ,chiến thuật chính diện là đầu nhọn đuôi dài , ở 2 cánh là vu hồi vào 2 bên sườn.. Angry hì hì....lại lưỡng đôi nhất điểm ,...sau 1979 , ta cũng phải rút kinh nghiệm ,không còn đánh gần nữa ,tùy từng tình hình cụ thể , súng ở tầm nào thì có thể được khai hỏa , chứ nó đông như vậy ,không kịp thay đạn mà bắn..,.cụ thể như trận 18 / 2 / 1979 ,tại điểm cao 815 Trà Lĩnh - Cao Bằng..diễn ra như vậy đấy
Logged
Trinhvanhuong
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #335 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2014, 10:21:57 am »

Mình là Trinh van Huong C4-D11-E150-F356 quân khu 2 đã là A trưởng thônh tin đài quan sát 673 ,nậm tẩm, pha hán. Bác nào cùng đơn vị lien lac với mình nhé.SĐT 0976348771
Logged
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #336 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2014, 12:56:26 pm »

Cám ơn bác nguyentrongluan và bác ngocquyen đã đăng bài thơ của cố nhà thơ Nguyễn đình Chiến mà mình đã gửi. Chiến trường Vỵ xuyen bấy giờ rất it nhà thơ nói về nó .chỉ có 2 bài của bác Chiến đó là bài :" Bài ca núi đá Vị xuyên" và bài " Đêm hái chè trên chốt".Mình đã thuộc cả hai bài thơ đó ngay lần đọc đầu tiên và cho đến bây giờ. Chiến tranh qua đi mình trở về quê vui cùng ruộng nương với con trâu....xây dựng thiên đường cho riêng mình. rất nhiều lần dò tìm thông tin về bác Chiến mà không thấy hôm rồi mới tìm thấy thÌ... oái oăm thay lại là lúc bác vừa đi xa...ôi thật là tiếc...
Logged
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #337 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2014, 01:16:56 pm »

Xin chào đồng đội TrinhvanHuong !

Cảm ơn bác , một người lính cùng F356 đã tìm được tới ngôi nhà Hà Giang - Ký Ức Của Chúng Tôi Và Đồng Đội .
 Ỏ trên trang này có rất nhiều người là CCB F356 ,còn ở E 150 hiện nay khu vực Hà Nội  đang sinh hoạt cũng rất nhiều Bác ở E 150….

Rất mong Bác gặp được nhiều đồng đội ,qua các bai viết hồi tưởng về ký ức ở Vị Xuyên !
Chúc Bác mạnh khỏe ,viết đều tay cùng anh em hành quân trên còn đường TÌM VỀ KÝ ỨC XƯA !


Em xin chia sẻ cùng Bác NHƯ C7 D2 !

Vậy đó ! Bác ạ ! Trên trang mạng này cũng có nhiều Bác cũng gặp cảnh ngộ như Bác ( điển hình là Bác ĐạpxíchLô , Mong mãi đến khi tìm thấy niềm vui chưa đầy 24h thì nỗi buồn lại ập xuống ) !
Âu cũng là cái số bác Như ạ ! Bác cố gắng vào tham gia cùng anh em ,chúng ta còn rất nhiều đồng đôi bên cạnh để động viện nhau lúc tuổi về già . Bác ở C7 còn em ở C6 mà chúng ta chưa gặp nhau được một lần đấy thôi !

 Chúc bác khỏe mạnh ,viết đều tay ,cùng anh em ôn lại kỷ niệm xưa !
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #338 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2014, 01:20:45 pm »

   Chào 2 cựu chiến binh mặt trận Vị xuyên,nhân dịp đầu xuân năm mới và cũng là bài viết đầu tay trình làng của các bác.Xin chúc các bác và gia đình luân  vui khỏe,trong cuộc sống mọi sự như ý.

   Mong rằng,chủ đề Hà giang trong chiến tranh  biên giới sẽ có nhiều hồi ức của các bác được kể lại,chào thân ái !
Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #339 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2014, 03:25:02 pm »

Mình là Trinh van Huong C4-D11-E150-F356 quân khu 2 đã là A trưởng thônh tin đài quan sát 673 ,nậm tẩm, pha hán. Bác nào cùng đơn vị lien lac với mình nhé.SĐT 0976348771

 Chào bác Trinh van Huong em có mấy người bạn ở D11 cối 160 như Hùng khớp, Hải Đen , Dũng cua là lính 83 hiện đang ở HN. Ngày trên đó các bạn em ở trận địa nằm ngay bên đường bác ạ.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM