Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:47:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mở rừng  (Đọc 55478 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #10 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2014, 04:38:26 pm »

3


Hồi chuông điện thoại kéo dài, chính ủy vội rời tay khỏi vầng trán cầm lấy ống nghe: “Có rồi hả”. Hai nhánh lông mày nhíu lên, ông gật đầu, miệng ầm ừ vui vẻ:

- Đồng chí tổng đài đâu? Cho tôi nói chuyện dài chút nhá. Lâu ngày anh em cùng đơn vị mới gặp nhau. Anh Trường này: Tôi vẫn nhớ và mong gặp anh. Khỏe không? Tốt lắm, nhưng anh hay phung phí sức khỏe lắm đấy... Ừ, ừ, tốt rồi. Này, sau đó anh đi đâu? Làm cu-li lái xe cho “ông chủ” Đức hoạt động trong vùng địch à? Ừ, ừ, có,tôi biết anh Đức rồi. Anh ấy đóng vai “ông chủ” cừ khôi lắm. Thế từ ngày ấy đến giờ có nhận được thư của bà cụ và cô gì người yêu của anh nhỉ? Cô Lý à? Đúng rồi, cô Lý. Anh có nhận được tin của bà cụ và cô Lý không? Không à? Sao, mười năm nay không hề biết tin tức gì à? Ừ, ừ hoàn cảnh ở trong ấy cũng khó, giữ bí mật mà. Ư, ừ! Anh Trường này, liệu anh… À, à... Tôi định hỏi điều đó. Anh vẫn tin chắc là cô ấy vẫn chờ anh à? Ư, ừ, chao ôi những người phụ nữ của nước mình đáng kính trọng biết bao, đặc biệt không thể tưởng tượng được. Từ ngày anh kể chuyện, tôi đã quý cô ấy. - Ông im lặng ngẫm nghĩ, trong giây lát đường dây hết việc, tiếng cô tổng đài hỏi: “Xong chưa?” làm ông như giật mình: “Chưa, chưa”. Anh Trường đâu? Đấy hả, thế này anh Trường ạ, anh gắng chịu, cố hoàn thành công việc, sau mùa mưa này tôi sẽ tìm cách bố trí anh về thăm cụ và có gì thì… lo liệu đi. Được không? Được à? Ừ phải đến cuối mùa mưa, anh ạ. Công việc năm nay nó đến đột ngột quá. Hả, anh bảo gì? Tôi cũng định trao đổi với anh đây. Nhưng khoan một chút, tôi muốn anh kể tóm tắt cho tôi nghe việc anh phản ứng anh Lan cho quyết định sang giúp “thằng” 74?.. Đúng, ý kiến của anh có chỗ đúng, anh Lan cũng công nhận như thế. Nhưng tôi muốn biết chuyện xảy ra cụ thể, anh ạ.

Từ đầu dây bên kia Trường nói rành rọt và thẳng thắn:

- Thế này thủ trưởng ạ. Hôm 74 trầy trượt ba bốn đêm không “quay vòng khép kín” trên cung liên hoàn A.T.P...

- Biết, tôi biết.

- Binh trạm trưởng lệnh cho tôi đưa một tiểu đội sang đấy chạy cùng họ, có ý làm mẫu cho họ theo. Tôi nói lại: Báo cáo thủ trưởng: nếu là mệnh lệnh không được phép bàn lại, tôi xin chấp hành. Nhưng được phép đề đạt một ý kiến, thì theo tôi, đây là cách làm của một người chỉ huy tồi.

- Không còn cách nào khác thế, anh Trường?

- Thưa thủ trưởng, tôi nghĩ: không ai làm cách mạng thay ai được. Nếu cần, chúng tôi xin sang trao đổi kinh nghiệm cách vượt địch, vượt trơn lầy, còn tự họ phải tìm thấy mẫu ở chính họ. Một tiểu đoàn mà không tổ chức được một tiểu đội mũi nhọn để phải mượn nơi khác đến, tiểu đoàn đó nên giải tán. Báo cáo thủ trưởng, tôi nói có hỗn thật, nhưng sự thực là như thế.

- Anh cứ nói đi.

- Phần khác, nếu tôi cho một tiểu đội sang đấy làm mẫu, những thằng đại đội trưởng bạn tôi ở bên ấy nó sẽ nghĩ về tôi như thế nào?

- Tôi muốn hỏi anh là anh không có cách nào trình bày ý kiến của mình để người ta có thể chấp nhận được à?

- Báo cáo, trong những trường hợp ấy, tôi không thể nào nghĩ được câu chữ hoặc có được giọng nói êm đềm. Ngay cả việc quyết định chúng tôi đi gùi thồ, trở lại công việc của hàng chục năm trước tôi thấy...

- Thôi, việc này để tôi xuống chỗ các anh rồi ta trao đổi sau. Hiện tại chúng tôi đã thống nhất rồi, anh cứ chấp hành. Chưa cần bàn lại vội, cốt có gạo, rất cần gạo cứu đói cái đã.

- Báo cáo thủ trưởng, tôi biết thủ trưởng mới về đã nghe người ta nói rất nhiều chuyện về tôi.

- Được, hôm tôi xuống sẽ bàn. Nhưng tính anh bướng bướng đấy. Trong ban chỉ huy các anh chú ý thống nhất với nhau, giải quyết các công việc trước mắt cho tốt nhé. Tôi nói chuyện dài quá rồi, để hôm khác, anh ạ.

Từ lúc chính ủy nói chuyện với Trường, Thú đã thập thò ở cửa. Hễ nhìn hai nhánh lông mày của chính ủy hơi nhíu lại hoặc im lặng như phủ xuống đôi mắt lim dim là nét mặt cậu ta lại cau có. Cậu ước muốn có cách nào đó để nói với anh Trường, nhắc đi nhắc lại nhiều lần với anh ấy là: “Chính ủy tốt lắm. Thủ trưởng rất đôn hậu đấy, anh đừng nói câu gì không đúng mức làm thủ trưởng buồn bực. Cứ bình tĩnh thôi. Trình bày nhẹ nhàng đầy đủ là thủ trưởng sẽ có biện pháp giải quyết đâu ra đấy, không việc gì phải nóng vội”. Nhưng sao anh ấy nói nó mạnh mẽ quá, có lúc làm cho Thú phải nén thở để nghe tiếng anh từ đầu dây bên kia. Khi thủ trưởng đặt ống nghe xuống, nét mặt ông vẫn điềm tĩnh, cậu thở phào mẩm bụng chắc là thủ trưởng cũng không bực gì anh ây nhiều. Cậu pha trà mời chính ủy, rồi nói như thói quen vẫn hay tham gia bàn luận với thủ trưởng trong mọi công việc.

- Anh Trường anh ấy tốt lắm đấy, thủ trưởng ạ. Chỉ tội hơi nóng một tí thôi.

- Sao cậu biết? Chưa gặp đã biết tốt, cậu chỉ được ăn ốc nói mò.

- Thì anh Vũ đã kể chuyện hết với tôi rồi. Tại sao thủ trưởng Lan lại có vẻ bực anh ấy, thủ trưởng nhỉ?

- Chuyện đó cậu biết đâu mà... - Ông đã định đe: Cậu đừng có lép bép chuyện nội bộ của cán bộ. Nhưng biết cậu ấy không bao giờ tiết lộ điều bí mật nào ra nên ông chỉ giục: - Thôi cậu, không còn việc gì, cậu mang sách ra học bài đi. Mấy cái hằng đẳng thức đáng nhớ chắc lại quên rồi hả?

Ngày hôm sau Thú tìm cách gọi điện thoại làm quen với Trường và dặn dò rằng: Chính ủy đã nói là làm đấy. Anh chuẩn bị mọi thứ đi, thiếu gì bảo tôi, tôi nhờ người nói với hậu cần. Cuối mùa mưa nhất định anh phải về “tổ chức” với chị Lý đi. Phải chuẩn bị chu đáo; không lo xa, lúc ấy lại cuống lên, gay lắm.

Ngay chiều hôm ấy ở đại đội ba lái xe, rồi các bạn bè trong binh trạm xôn xao lên chuyện cuối mùa mưa Trường được phép về cưới vợ. Họ gặp nhau mở đầu bằng một cái tin “giật gân” là hai người yêu nhau từ khi cô Lý mới lên ba. Lúc bắt vào chuyện mới giải thích rằng: cô bé lên ba thì cậu Trường lên chín. Đi đâu còn bé cũng bấu lấy lưng áo cậu ta để những đứa khác khỏi bắt nạt, còn cậu sẵn sàng uỵch bất cứ đứa nào trêu vào “cái đuôi” của cậu. Đi trẩy trộm táo, nhặt nhãn rụng và cướp hoa dạ hương, cậu ta cũng chỉ đánh chiếc quần đùi thắt bằng dây chuối phía ngoài, lăn xả vào giành nhau với những đứa khác. Được bao nhiêu cho hết “em tao”. Những năm học phổ thông, cậu liên tục là học sinh giỏi toán có tiếng ở tỉnh. Cô bé được anh giảng bài lại, thấy dễ hiểu và nhớ hơn lúc ngồi trên lớp. Hết lớp Mười, cậu không thi vào đại học mà xin làm “ét” ô-tô với lời tuyên bố hùng hồn: “Tao sẽ đi khắp nơi nghiên cứu những đòi hỏi của đời sống để phát minh ra cái thiết thực nhất cho con người”. Cô gái cũng hồi hộp nuôi dưỡng ước mơ ấy cùng bạn mình. Năm năm sau anh đi bộ đội, cô học hết lớp Mười, hai người yêu nhau.

Chao ôi, tình yêu thật đẹp và theo lời Trường thì mối tình đó thật chung thủy bền chặt. Hầu hết chiến sĩ ở đại đội ba đều biết tình cảm của đại đội trưởng và chị Lý. Họ đang lao vào chiến đấu và chờ đến cuối mùa mưa. Cả đại đội tíu tít làm nhẫn, làm lược, gạt tàn thuốc lá, gò vỏ phích, bình hoa, xoong quấy bột, may gối, chăn dù, màn dù, rèm che dù... Nghĩa là họ cố tạo ra trong gian buồng tràn đầy hạnh phúc của hai người trăm thứ đồ dùng cần thiết là của chiến trường, do tay các chiến sĩ đại đội ba làm ra, không kém gì mặt hàng ở Thủ đô.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #11 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2014, 02:38:12 pm »

Chươ­ng Ba


Nhưng anh, các chiến sĩ và bạn bè anh không biết rằng cô người yêu của anh, cô Lý, đã đi lấy chồng được hơn tám tháng rồi. Trước lễ cưới hai ngày cô xách chiếc vali từ nhà mẹ anh về nói với người chồng sắp cưới sau một hồi im lặng:

- Cả tuổi trẻ, cả tình yêu trong trắng của em, em đã dành cho anh ấy. Trong vali này là những bộ quần áo cưới em đã khâu cho anh ấy từ những ngày ở ký túc xá. Có cả thư, ảnh, nhật ký của chúng em - giọng cô buông thõng nhỏ dần đi - mấy quả ổi, chùm hoa dạ hương, ít hạt nhãn... nghĩa là bao nhiêu thứ vụn vặt, vớ vẩn của chúng em ở trong ấy em nói trước là không bao giờ anh được xem và bắt em giải thích bất cứ một thứ gì.

Người chồng sắp cưới cũng hỏi lại cô bằng cái giọng đang lắng xuống:

- Sao em lại phải dặn anh thế?

Cô im lặng, anh tiếp:

- Anh rất khổ tâm vì em vẫn cho anh là kẻ còn ích kỷ. Bao giờ anh cũng nghĩ rằng một chiến sĩ như anh ấy may mắn được sống lại thì chúng ta có hạnh phúc là mấy cũng không được phép tiếp tục nữa.

Bỗng cô oà khóc và quát anh:

- Thôi im đi, đừng nói nữa.

Đã gần hai năm nay rồi cô sống trong tâm trạng thảng thốt thất thường như thế.

Ngày ấy, chuyện xảy ra từ lúc người anh họ thọt chữa xe đạp ở ngã ba phố huyện xách đôi lốp treo quảng cáo ở trước cửa hiệu quăng vào xó nhà. Cũng như mọi chiều, xếp gọn đồ nghề xong anh ta chùi hai bàn tay nhầy nhụa dầu mỡ vào miếng giẻ đen nhẻm rồi vớ lấy chiếc đài Stan-đan vuông nặng như một hòn gạch vẫn để trong chiếc tủ căng lưới thép đựng đồ nghề. Châm điếu thuốc cắm vào góc miệng rồi bước thập thõm đến dằn mình xuống chiếc ghế tựa đệm bằng tơ đay. Ngả mình ra thành ghế, hai mắt lim dim nhả khói, một tay áp mặt đài vào tai, tay kia lần tìm làn sóng. Chợt tiếng nói của đứa con gái như bị dìm nước ong õng làm cho nét mặt anh ta tái đi, rồi nín thở nuốt lấy những tiếng nói õng ợt đó. Con bé đang nói, xưng là Hoài Hương. "Hoài Hương nhắn tin cho bà Trần Thị Thảo thôn Kim Động, xã Kim Phú, huyện... tỉnh... là thân nhân anh Nguyễn Văn Trường" Tiếng con gái nói xong thằng con trai nhắc lại cũng thờn thợt như thế. "Anh Nguyễn Văn Trường chức vụ tiểu đội trưởng, nhập ngũ ngày 20 tháng 2 năm 1959 đã hy sinh trong cuộc giao tranh đẫm máu với quân lực Việt Nam cộng hoà ngày mồng 3 tháng 7 năm 1967 tại chi khu hai, quân khu ba". Nghe đi nghe lại hai lần biết không thể nhầm lẫn, anh ta ngồi sượt như kẻ bị dìm vừa được vớt dưới sông máng lên.

Đêm ấy tiếng khóc bật thốt ra ở nhà mẹ Thảo. Lúc đầu chỉ có một mình mẹ vật vã, sau rồi tiếng gào thét của chị gái Trường đã lấy chồng có năm con ở làng bên cạnh mới tất tưởi chạy sang; rồi tiếng cô, dì, chú, bác ồn lên o o, sự tang thương ấy mỗi lúc đặc quánh lại. Đến năm ngày sau cô Lý từ trường đại học Sư phạm Hà Nội về. Không ai nghe tiếng cô khóc, chỉ hai ngày sau thấy hai quầng mắt thâm tím lại như vẽ một vòng mực đen mờ mờ và người cô lúc nào cũng héo như cuộng dưa đã phơi nắng. Mặc dầu chính quyền và ban quản trị hợp tác xã đã tức tốc hỏi huyện, hỏi tỉnh, hỏi lên cả quân khu và tất cả đều xác nhận tin đó hoàn toàn không có căn cứ. Nhưng không thể kìm giữ được sự đau xót dội lên nhọn hoắt và xoáy vào trái tim những người thân thiết trong gia đình mẹ Thảo. Uỷ ban xã đã tạm giữ đài, cảnh cáo anh chàng thọt chữa xe đạp và yêu cầu anh ta đến xin lỗi gia đình về cái tin xằng bậy ấy. Việc làm đó cũng không xoa mát được nỗi đau cứ âm thầm hằn lại mỗi lúc một sâu thêm trong lòng người mẹ chiến sĩ. Người ta chỉ cần đặt câu hỏi đơn giản rằng: "Không chết, cớ sao gần một chục năm trời không có tí tin tức nào"! Và, trả lời cho những câu hỏi đó, tiếng khóc lại bật ứa lên trong lòng người mẹ, người chị, người vợ chưa cưới. Bốn tháng sau, Lý được về dạy học ở trường cấp ba của huyện. Cô xin phép bố mẹ để mình đến ở với mẹ Thảo. Sự hiếu thảo trung trinh của cô, sự hy sinh lớn lao của cô nó giống như một bàn tay dù dịu mát đến mấy, êm nhẹ là bao mà luôn luôn xát vào vết thương, chỉ càng làm thêm đau rát, nhức nhối. Những cử chỉ âu yếm của Lý chỉ làm cho mẹ buồn. Sự săn sóc ân cần của cô chỉ làm mẹ giàn giụa nước mắt. Đến một năm sau, mẹ không đủ sức nén chịu được nữa. Vào một đêm trời đã khuya, mẹ chạy vào buồng Lý khi cô đang ngồi trên ngọn đèn con soạn bài. Mẹ ôm lấy chân con khóc nức nở van nài như người mắc lỗi:

- Thôi, mẹ lạy con Lý ơi, mẹ lạy con, con có thương mẹ nữa không?

Lý đột ngột ngồi xuống ngang người mẹ:

- Sao thế hả mẹ? Con có điều gì không phải?

- Không sao, không sao cả, mẹ chỉ hỏi con: Con có thương mẹ nữa không?

- Dạ, con có bao giờ dám trái mẹ điều gì!

- Vẫn biết con thương mẹ lắm lắm. Mẹ chưa thấy khắp bàn dân thiên hạ này ai được như con. Nhưng con cứ sống thế này mẹ khổ lắm con ơi!

Mẹ lại khóc nức nở. Tự nhiên nước mắt Lý cũng dào ứa:

- Có điều gì mẹ nói cho con nghe đi mẹ.

- Mẹ chỉ mong được gây dựng cho con. Anh con thiệt phận đã đành một nhẽ. Nhưng con cứ ở vậy mãi thế này mẹ không sao đành lòng. Trông thấy con đơn chiếc mẹ lại nhớ đến nó...

Mẹ đưa vạt áo thấm nước mắt. Lý cố nén để khỏi bật ra tiếng nấc, cô dìu mẹ ngồi lên ghế, cô ngồi ghé bên cạnh ngả đầu vào vòm xương vai nhô cao của mẹ.

- Mẹ đừng lo nghĩ gì đến chuyện đó, tự con con chưa muốn thế.

- Không, không con ạ. Con gái có thì, mẹ cứ trông thấy chúng bạn con lại nghĩ đến con. Thương con, mẹ không thương nhớ đến nó sao đành. Thôi mẹ lạy con, con thương mẹ phải nghĩ đến đường tương lai sau này, có vậy mẹ mới vui, mới nguôi nỗi nhớ nó được. Con nghe mẹ, Lý ơi!

Đã bao lần mẹ khóc gạn hỏi, nài ép Lý phải làm theo lời mẹ. Không thể nào cưỡng lại, cô đành làm cái công việc nghĩa vụ của người con gái, như lẽ sống thường tình ở đời bao nhiêu người phải làm như thế.

Và bây giờ mỗi buổi chiều ngồi một mình nghe cái bào thai đang lớn dần trong bụng, nước mắt cô lại giàn ứa, cô thầm thì gọi tên anh.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #12 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2014, 02:46:11 pm »

Ch­ương IV


1


Tất cả những đỉnh núi, dốc, đèo, những ngầm thác ở Trường Sơn này đều có một cái tên riêng mà hầu hết tác giả của nó là chiến sĩ. Đó là những kỷ niệm dù lớn hay nhỏ, vui hay buồn và nhiều khi rất vô lý nhưng đã gọi là kỷ niệm, có kể chi. Chẳng hạn ba chiến sĩ khảo sát bị nước lũ tắc đường đành nhịn đói hai ngày, khi trở về mới tìm thấy một phong lương khô ở túi "cóc" mà những ngày qua không biết đến. Thế là họ ghi vào bản đồ chỗ bị tắc ấy: ngầm Lương Khô. Một đoàn xe qua ngầm trông thấy đồng chí bộ đội đã lớn tuổi vừa đi vừa nghiêng nghiêng mặt như treo hai mắt ở ngọn cây để tìm hoa phong lan nên bước hẫng xuống một tảng đá. Ba lô, quần áo ướt hết, còn mặt mũi xước sát máu me. Anh em lái vội vàng dừng xe nhảy xuống dựng dậy băng và thay quần áo. Hỏi ra mới biết đấy là ông nhà giáo tên Thao. Từ đấy ngầm có tên: ngầm ôgn Thao. Còn cao điểm Phù Lã, đơn giản thế này: những năm chưa mở đường cho xe qua, các chiến sĩ gùi thồ lên đến đỉnh núi này bắp chân ai cũng sưng phù ra và chỉ được uống nước lã trừ cơm. Từ đấy đỉnh núi mang tên Phù Lã. Đỉnh Phù Lã cao một nghìn một trăm mười mét, xe đi chín lần xoáy trôn ốc mới lên tới đỉnh. Bọn địch bâu vào đỉnh Phù Lã như ruồi bâu vào đĩa mật và kéo dài mặt đường rải bom ra mỗi bên mười hai kilômét tạo nên liên hoàn trọng điểm mà trong các mật danh vẫn dùng là liên hoàn "ATP" tức là liên hoàn trọng điểm Phù Lã, "cua" chữ A và ngầm Ông Thao. Ngầm Ông Thao là trọng điểm ở phía đông. Đại đội ba chạy cung ATP đã hơn một mùa. Bãi xe của họ cạnh con suối cạn cách ngầm Ông Thao một kilômét. Mùa mưa lũ dù dữ dội đến đâu Hoàng Hà và Zin 57 vẫn đi dọc suối ra đường chính. Chiều đến, từng đoàn xe trong "mang cá" (1) ra bãi kiểm tra, đi nhận hàng rồi tranh thủ "lấn ngày" vượt qua ngầm. Đêm nào chiếc xe đầu tiên "quay vòng khép kín" cũng đã ba bốn giờ sáng. Lúc ấy rừng đang rì rầm như mưa. Tiếng suối chảy lạnh và dài, thăm thẳm bỗng bừng thức, ấm lên xôn xao. Đã thành lệ, bắt đầu là tiếng ì ì nặng nề của thằng đầu tời rồi tiếng tròn gọn của thằng Hoàng Hà "hộ tống" thằng "còi to cho vượt" có cái âm thanh bè ra àm àm chốc chốc lại gắt xẵng. Rồi đoàn xe đến gần, ánh sáng những chiếc đèn gầm dào lên trước mũi và chao đi sóng sánh trong những vũng xoáy của suối. Những chiếc xe nối nhau dào dạt về bãi, nó trườn qua đá, chảy lên xóc xách nghe nhí nhảnh và thân thiết quá. Vũ về đến đại đội, lúc xe đã ra mặt đường tiếp cận trọng điểm. Ngôi nhà thùng của tiểu đội ẩm lạnh, tối om chỉ còn những chiếc ba lô, chăn màn, sổ lưu niệm, sách văn nghệ nhét lộn xộn trong các vỏ bao gạo bằng ni lông để ở đầu giường. Cả gia tài người lính lái xe đây. Có vậy, khi cần vẫn đi ngang dọc khắp Trường Sơn hàng nghìn cây số. Không phải chỉ một tuần, một tháng mà mùa khô tiếp mùa mưa, liên miên năm này qua năm khác tưởng như không có một phút để nghỉ, để ăn ngủ, tắm giặt. Nhưng vẫn đàng hoàng đầy đủ đấy. Người lính bao giờ cũng tạo cho mình cái thế ổn định trong sự biến động đột ngột liên tiếp, bao giờ cũng có những phút thật yên tĩnh giữa tiếng bom đang nổ, cái phút ấy lính lái xe quen gọi là "êm ga", "khoẻ lính", đỡ "căng cáp" vân vân... Vũ đã sống suốt ba năm trời trên tuyến đường này, mà lần xuất phát nào cũng khẩn trương, cũng cấp thiết. Các chiến sĩ đã từng ăn khi cho xe vượt qua lửa, đã từng ngủ ba phút khi xe chưa có thời cơ vượt, ngủ cả khi đang vào "cua" gấp. Lúc ấy mắt vẫn mở nhưng không trông thấy gì, tiếng ngáy lẫn vào tiếng động cơ mà tay vẫn đánh lái, vẫn vào số, giật phanh tay, chân vẫn đạp li hợp, giữ ga, căn đúng tim đường. Hàng trăm trọng điểm đã qua, nhớ sao hết những thác ngầm nước cuốn, những đỉnh dốc trơn lầy đã vượt. Được điều động về binh trạm bộ, Vũ biết binh trạm trưởng rất quý anh vì Vũ đã cứu ông trong chuyến đi công tác bị trôi ở giữa thác Hom Dỏ. Nhưng hơn một tháng trời vẫn không thể quen với những thời khắc lặng lẽ đến lì ra của cái công việc vẽ sơ đồ cho ban tác chiến. Hơn một tháng ấy, Vũ vẫn thấp thỏm với cái tật lười nhả cầu, nhả súp khi xuống dốc của ông tướng Sông. "Vương Trí Sông hâm" đã sửa bệnh lười ấy được chưa? Cái thằng Thực "thiên thối" sưng bọng răng không chịu đi chữa, những ngày mưa lạnh thế này chắc nhức đến vãi nước mắt ra mất thôi. Còn anh Trường "ốc vít" có biết tin gì về bà cụ và chị Lý không? Mới ở tuyến trong làm "cu li" cho "ông chủ" ra, bắt vào mùa mưa ngay, thư anh gửi đi chắc gì ở nhà đã nhận được. Không bị đánh bị trôi, cũng dăm bảy tháng sau ở nhà mới nhận được tin của anh. Chao ôi, con người anh sao chịu đựng mọi đau buồn, bực bội một cách ghê gớm thế. Vũ biết bao nhiêu điều hiểu lầm của chính trị phó đại đội, của binh trạm trưởng và các cán bộ trong cơ quan đối với anh ấy. Anh vẫn bình thản như không hề có chuyện gì. Chỉ những lúc bực bội nói toáng lên một chút. Không hề giận dỗi ai, thù hằn ai. Lúc nào mặt mũi chân tay cũng nhọ nhem, cũng đầy dầu mỡ...

Vũ vừa nghĩ miên man, vừa sờ nắn khắp lượt từ cái đèn để trong vỏ thùng lương khô khoét hổng, cái vỏ hộp sữa cán gỗ còn đầy nước lạnh ngắt trên ba mẩu đá và những miếng giấy dầu cháy dở ẩm xịu, cái dây căng màn bị đứt, những mảnh giấy vương vãi bột lương khô bên những chiếc chén nghiêng còn cặn nước chè ở bàn căng ni lông đặt trên bốn đầu cọc giữa căn nhà hầm. Tất cả đều nói với anh về chuyến đi của tiểu đội đêm nay rất vội vã. Anh sang những căn nhà khác của trung đội. Vắng vẻ cả! Anh thấy trống chếnh và nỗi buồn dâng dâng đầy mãi lên, nó giống như những trận mưa liên miên nặng trĩu trên các vòm lá. Anh thấy thèm khát một tiếng động cơ, tiếng còi pin pin... tiếng gọi nhau vồn vã như quát của bạn bè. Chao ơi, nếu cái mùi nước đái khai nồng là niềm hạnh phúc bất diệt của những người mẹ thì tiếng máy nổ ầm ã, mùi xăng nồng say nôn nao là nỗi nhớ vô cùng của người lính lái xe. Giữa nửa đêm Vũ tung mảnh dù đắp lội dọc suối đi đón xe.

Chính lúc này bọn địch đang dồn đội hình xe của xê ba trên đỉnh Phù Lã để chụp gọn. Xe Trường lên ngang dốc vừa nghe súng báo động bắn phát một trên đài quan sát anh đã tối sầm mắt vì ánh chớp và tiếng nổ trước mũi xe. Xe chết, trôi tụt lại. Trường vội vã kéo phanh tay, hét:

   - Đạp mạnh.

   Người lái ưỡn nghiêng, tựa lưng vào đệm ghế, chân phải gí cần phanh chìm xuống sàn, chân trái giữ li hợp, anh quằn lên như người đau ruột thừa. Trường nhao ra khỏi xe. Bom nổ nhoáng nhoàng trên đỉnh dốc, khói bay ộc vào mồm đắng nghẹn và bùn ném toen toét vào mặt. Pháo dù sáng rực như ban ngày. Trông con đường như miếng giấy thấm sẫm mực dán vào sườn núi. Trường chạy lên phía trước. Mỗi bước chân thụt ồm ộp đến ngang đầu gối. Đường đã xẻ thành hai rãnh hai bên sâu hoắm, cái gờ ở giữa hằn vệt kéo xước của trục cầu trông như một đường cày. Xe trượt, rê bánh sau hẫng ra ngoài thành đường, chỉ cần nhúc nhích một chút là sẵn sàng nhào xuống cái vực thăm thẳm sâu, tua tủa cây chết khô hoặc cháy đen như cọc dựng. Kéo chiếc túi bạt "ốc vít" ra sau lưng, Trường nằm dán ệp xuống mặt bùn, lia đèn pin đã vặn ngược loa, thăm dưới gầm xe. Anh hét:

- Giữ phanh! - Chỉ sau một giây choáng váng vì tiếng nổ anh bật dậy đứng ra trước mũi xe gào lên trong tiếng bom đang ầm ầm xung quanh - Bình tĩnh giữ chắc. Có trông thấy mình không?

   - Nhấp nhoá lắm, nhưng nghe được.

   Trường lại gào lên, cố hết sức để tiếng nói của anh lách trong tiếng bom hướng cho xe trườn lên, trườn lên từng phân. Khi bám được đường cho xe lên, mồ hôi người lái dàn ra như vừa dội nước xuống dàn xe, còn Trường đứng thở dốc. Những dòng nước bùn vã ra từ mặt chảy lạnh và cứng lại từng  cục ở da cổ, ở ngực. Dứt đợt bom, anh quay mặt lên, vẫy chiếc đèn mù mờ ra phía sau làm hiệu cho xe theo. Trườn mãi, lên tới đỉnh dốc, một mùi khê nặc như mùi cám cháy xộc vào mũi, Trường quay lại quát:

- Tìm đường còn, nó đánh giật lùi. Vượt!

Một chiếc xe khác dồn hơi thở è è lên dốc. Trường đứng lánh vào một hố bom đang ngùn ngụt khói ở rìa đường cho xe trườn lên. Chiến sĩ lái thò đầu ra định hỏi gì đó xong lại thôi. Trường quát:

- Tốt. Chú ý bám đường.

Lại chiếc khác. Nghe tiếng máy còn ở dưới chân dốc anh nghĩ trong bụng: "A, thằng cha Thực rồi". Xe lên ngang mặt, anh quát:

- Chú ý cầu, xúp, bám phải.

- Rõ. "Căng cáp" lắm, thủ trưởng ơi.

Tiếng máy của xe nữa lên. Anh lại mẩm bụng: "Ông tướng Vương Trí Sông" đang lên được đấy. Khi xe lên ngang mặt, anh ném vào buồng lái một câu:

- Bám phải, cậu hay đi bên trái như mọi khi nguy hiểm đấy.

- Thủ trưởng an tâm. Nó đang thắp đèn mời tôi vượt.


----------------------------------------------------------
(1) Hầm nổi hoặc khoảng rừng phát quang để giấu xe, hình mang cá.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #13 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2014, 02:48:20 pm »

Bọn địch vẫn theo sát, bịt kín hai đầu, dồn xe cụm lại chụp. Nhưng đột nhiên có những phút tối sầm, im cả tiếng bom, im cả tiếng xe. Trường chạy lại phía cuối để đón chiến sĩ. Khoảng cách giữa hai xe là những ý nghĩ lộn xộn và nỗi lo lắng trồi lên trong đầu anh. Từ một tiểu đội trưởng lái xe đóng vai "culi" chở hàng cho "ông chủ" trong vùng tạm bị chiếm suốt tám năm trời, anh đã quen nhao ra khỏi buồng lái đứng sững giữa nơi nguy hiểm để cho xe của chiến sĩ mình lao qua rồi mới trở về xe mình nổ máy. Đứng lại đấy có khi chả cần nhắc nhở, kiểm tra gì thêm, nhưng thấy mình anh em vững dạ hơn. Cái thói quen ấy cũng giống như mỗi lần xe quay về bãi, chiến sĩ thấy xe đại đội trưởng phanh chững lại tức là cạnh đấy nhất thiết phải có chiếc xe đổ, dệ hoặc cháy chưa tháo hết phụ tùng. Không bao giờ anh rời chiếc túi bạt căng chồi ốc vít ra khỏi người và rất lạ là sự lục cục cứng rắn đó lại là cái gối muôn thuở kể cả khi đi đến đường và lúc ở trong nhà thùng. Ở đại đội ba này cứ ai nhắc đến "ốc vít" là nhớ đến đại đội trưởng. Ngược lại, hễ nói đến đại đội trưởng họ hình dung đó là cái kho ốc vít. Kho của đại đội trưởng mà cạn là "căng cáp" rồi. Sự quen thuộc đó có lần khiến anh chiến sĩ báo cáo nghiêm chỉnh cũng buột miệng: “Báo cáo thủ trưởng “ốc vít"”. Nhưng Tuy, chính trị phó đại đội nhìn anh bằng con mắt khác. “Ra vẻ thế thôi, nếu anh ấy thay được, trên không phải tốn thêm một đại đội phó kỹ thuật ở đây”. Có lần Tuy đã cười âu yếm trước mặt Trường: “Anh ạ, thôi ta bỏ cái túi đi. Lúc nào cũng thấy anh bận bịu với nó trông khổ thân quá”. Sự bóng gió lan ra từ Tuy có lúc làm mặt Trường đỏ bừng, anh đứng lặng đi… Vì chính anh, anh đã từng lên án những gì cố tạo ra dị dạng đặc điểm lồi lên ở trước mắt mọi người. Hồi còn là cậu học sinh cấp ba, anh đã biết những bạn bè sống kiểu ấy thường là lười biếng và dốt nát: "Chúng nó chỉ có cái năng khiếu chim gái thôi chứ những người đứng đắn không ai tin chúng nó làm được việc gì ra hồn đâu". Rồi những ngày được ném vào cuộc sống đầy gian truân anh nhận biết thêm rằng: ai bất lực trước một lĩnh vực nào thì họ càng thèm muốn tỏ ra bề ngoài để mọi người tưởng rằng ở lĩnh vực ấy anh ta là người hiểu biết sâu sắc. Bây giờ lại có người cho anh sống bằng cái đặc điểm đấy ư? Thôi được, chả sao. Nếu nó chỉ là hình thức như ta khoác một cái áo, trước sau nó sẽ thành giẻ. Nhưng một tấm lòng say mê thực sự chẳng bao giờ ải mục đâu mà sợ. Nói gì thì nói, xe chạy trên tuyến này mà lúc nào trong túi không có ít "con quay", nến điện, bơm xăng và hàng trăm loại ốc vít thì đừng hòng giành chủ động chạy đua với thằng địch, chủ động vượt trơn lầy, ngầm dốc. Và vì thế, anh đã phải nhắc nhở mỗi đầu xe phải luôn luôn có từ mười loại chi tiết trở lên. Mỗi xe phải trả lời được đại đội trưởng của mình rằng ngày mai xe tôi có thể hư hỏng bộ phận nào, chi tiết nào còn rệu rệch và trong túi tôi đã có những thứ để thay thế chưa? Còn mỗi anh cán bộ khi nói với các chiến sĩ có kết quả nhiều hay ít là tuỳ vào những việc làm của anh trước đây. Tất nhiên không phải việc gì anh cán bộ cũng phải nhúng tay làm trước nhưng ít nhất anh cũng phải có những biểu hiện thành thật nào đó để người chiến sĩ biết rằng chính anh là người tâm huyết thực sự với điều anh mong muốn, đòi hỏi ở họ.

*
*      *

- Xe nào đấy, hả? Bê nào?

Hai tay Vũ khum khum trên vòm mắt hỏi. Xe đi quá đà, người lái mới thò đầu ra hỏi lại:

- Gì cơ?

- Xe bê ba, hả?

- Mình đây, cậu đấy à?

Xe tắt máy, người lái mở cửa, chân bước xuống, ngửa người như đổ về phía Vũ.

-  Anh Vũ ơi, bê ba đây. Anh về chơi hay đi công tác?

- Lợi hả? Mình lại về hẳn đây. Cậu có thư. Sáng mai lấy được không?

- Thư ai, anh đọc chưa?

- Rồi. Thư vợ cậu ở nhà đẻ con trai.

- Thế hả? Con trai thật à? Mừng anh, à anh mừng cho tôi một "đỏ" đã.

Lợi chui đầu vào khung xe vươn người vớ lấy bao thuốc được thưởng. Chiếc sau tới, bấm còi toe toe giục. Rồi người lái vươn cổ ra hỏi:

- Làm sao đấy?

- Khoan đã cậu ơi. Đợi một tí nhé. Khoan đã mày. Tớ được thằng kéo cáp rồi. - Lợi nhảy xuống chạy lại đuôi xe. Người lái xe sau chạy lại hỏi giọng nhỏ hơn:

- Sao? Tháo cáp kéo lùi hả?

- Không. Cậu hút mừng mình một điếu thuốc. Vợ mình đẻ con trai.

- Vậy à. Ta lại bổ sung đầu tời cho Trường Sơn phải không?

Đấy là sự ồn ào đêm nào cũng vỡ ra, nở tung tràn ngập khắp nơi. Những khuôn mặt bê bết bùn, ra khỏi cabin ùa ùa chào nhau bằng cái giọng vẫn gắt xẵng như quát. Và mặc dù cùng ăn với nhau một mâm lúc chập tối, cùng chạy với nhau một cung trong đêm nhưng về đến bãi anh nào cũng hấp tấp kể cho nhau nghe những chuyện đều đã chứng kiến nhưng anh nào cũng tưởng chỉ riêng mình mới biết đích xác, biết đầy đủ không kể ra không sao chịu nổi. Thế là cả khi tắm truồng ùm ùm, cả khi húp xì xụp chớp nhoáng vài bát cháo thịt hộp nóng bỏng họ vẫn tranh nhau kể chuyện như hét vào tai nhau òm òm. Nhưng ngay khi tiếng húp cháo vẫn xì xoạp, tiếng cười nói còn ồn ã đã nghe tiếng ngáy ầm ầm vang dội sau các lá màn của những anh ăn xong trước.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #14 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2014, 02:49:47 pm »

Mọi người đã ngủ, Vũ còn lững thững đi giữa cảnh mù mịt, ướt lặng từ đồi bê ba về trung đội mình. Anh lắng đợi một tiếng còi, tiếng máy nổ rì rì êm nhẹ nhưng chỉ nghe thấy tiếng đôi chim "đắp tát" xoáy hun hút vào đêm. Vẫn biết chả mấy khi anh ấy cho xe về bãi trước sáng mà Vũ không sao nguôi được nỗi thấp thỏm mong rằng đêm nay sẽ rơi vào trường hợp ngoại lệ để anh trở về đây với Vũ. Hơn một tháng xa nhau, có biết bao nhiêu chuyện dồn tích lại, Vũ chỉ mong được nhanh chóng gặp anh, chỉ có anh, Vũ mới oà ra mọi nỗi niềm cho nhẹ nhõm thanh thoát. Và chắc hẳn có Vũ về bên, anh cũng vui hơn, nói ra được nhiều điều sâu kín hơn. Có phải thế không anh Trường ơi? Vũ ngủ, đầu tựa vào gốc cây lim, hai mắt khép lại như người đang mơ ngủ. Đấy là những giọt mưa từ trên vòm cây cao rơi tành tạch vào lá những cây con, tia nước li ti toé ra như rắc nhẹ vào mặt một cảm giác lành lạnh. Cứ đều đặn rơi và rắc nhè nhẹ vào mặt những tia nước ấy mà ngấm lạnh vào tận đáy lòng, khiến Vũ cảm thấy chưa bao giờ anh nhớ người đại đội trưởng thân yêu của mình bằng lúc này "Anh có điều gì buồn phiền bao giờ không?"  - "Hàng chục năm ở trong rừng, nhiều lúc tâm trạng rắc rối lắm chứ" - "Sao thấy anh cười luôn và lúc nào cũng có vẻ phớt đời thế?" - "Cậu hỏi đến buồn cười, cậu cứ nhìn cả đại đội này xem, có khuôn mặt nào không cười đâu. Nhưng cứ thử nằm với bất cứ anh nào trong một đêm tâm sự mà xem, lại chả hàng núi chuyện uẩn khúc ấy à" - "Tại sao như thế?" - "Biết nói thế nào được. Trong lúc thằng địch dùng đủ thứ hiện đại soi vào mặt mình từng giây, từng phút mong tìm ra chỗ mềm yếu, lỏng lẻo mà lấn tới. Thằng chiến sĩ nào đã vào đến đây lại chả hiểu điều tối thiểu đó, lại không biết nén chịu, dại gì để sự hèn kém ấy trong chốc lát đó chìa ra trước mắt kẻ thù". - "À, đại đội trưởng muốn nói là sự ác liệt đối với anh em chiến sĩ ở mặt trận không phải là quả bom rơi trước mặt, thậm chí rơi vào đầu mà là những cái gì tác động vào tâm can mình chứ gì". "Theo mình thì đúng như thế" - "Điều quan trọng là mỗi người tự vượt lên sự rối rắm uẩn khúc của lòng mình, mới tạo ra được chiến thắng phải không?" - "Đấy chẳng phải là điều mới mẻ gì. Nhưng mình chắc là cậu cũng từng trải, đã vấp váp" - "Tôi ý à, anh chưa dám nói nhưng nhìn cả đại đội này, tôi dám chắc chưa anh nào sóng gió ba đào bằng tôi" - "Cũng có thể như thế. Cậu còn giận mình nữa không?" - "Không giận. Chính những người như anh tôi lại quý. Anh có tin không?" - "Tin. Không những tin, mình còn ân hận nữa. Tha lỗi cho mình nhé. Khá đấy, mai giao cho cậu làm tiểu đội trưởng, chuẩn bị mấy lời "phi lộ" trước anh em đi"

Ngày ấy đơn vị ở ngã ba biên giới, Vũ là lái mới bổ sung về đơn vị được hai giờ đồng hồ, đại đội trưởng đến gặp hỏi: "Cậu đã ra mặt đường được chưa?" - "Nếu anh đồng ý, tôi cho xe bay là khác chứ". Đại đội trưởng mỉm cười rồi ngắm từ đầu đến chân: "Thế thì chuẩn bị đi công tác một mình lên binh trạm lĩnh hàng "căng tin". Đã hiểu gì về thằng OV10 chưa?" - "Mới trông thấy vài lần, chưa hiểu lắm". - "Đường lên binh trạm nó sẽ hộ tống cho cậu đấy" - "Đại đội trưởng cứ yên trí. Lính mới thật nhưng tôi coi thằng ấy như con tép riu" - "Khiếp thế à. Mình phổ biến thêm cho cậu một kinh nghiệm này: thằng ấy bay chậm mà xăng mang theo lại ít. Thấy nó mình vút thật hăng. Anh chàng phải dấn lên theo, cố theo hút mãi, hết xăng lúc nào không biết. Ở trong này lính lái xe đã làm mấy thằng mù ấy rơi vì hết xăng rồi". Vốn tính hiếu động lại thêm sự háo hức của lái mới, qua câu nói nghiêm chỉnh của đại đội trưởng, Vũ nghĩ ra hai điều: một là cũng có thể như thế thật, mình cứ thử thí nghiệm xem. Hai là ông này có ý doạ để thử thách đây. Vũ cho xe đi. Vừa chớm vào rừng đã gặp hắn. Anh tăng số cho xe vút đi. Thằng OV10 cối túi bụi quanh xe. Anh cứ chạy. Nó cối liên miên. Cả binh trạm ồn ào điện ra đường xem đơn vị nào bị đánh. Con đường Vũ đi là con đường trống đã bỏ từ lâu: Anh không hề biết đến. Với ý nghĩ: "Ông cứ chạy xem mày có xăng đuổi đến kỳ cùng không". Vũ bậm môi, căng mắt chỉ có một mực lao, bất kể phía trước là đồi hay suối, là bãi B.52 hay có mìn chống tăng của địch. Chạy mãi đến hơn ba mươi kilômét thằng địch vẫn bám riết, cối túi bụi quanh xe. Nhưng anh vẫn khinh thường thằng cha bắn xoàng, chưa hề có quả nào trúng thùng xe. Mãi tới khi nó gọi từng đàn phản lực bâu đến, anh mới hoảng hốt ngoặt xe theo một con suối lánh vào trong khu rừng già. Rời được khỏi thằng địch, anh hú vía, ngồi thở dốc. Suốt đêm đó nhịn, một mình anh và một chiếc xe ở giữa cánh rừng chưa hề ai đặt chân tới. Ngày hôm sau anh trở về, đại đội trưởng ra tận mặt đường đón và xin lỗi vì đã đùa quá trớn. Nhưng Vũ lại thú vị như đã bắt gặp được cái gì rất tâm đầu ý hợp ở đại đội trưởng này. Đêm đó hai người đốt đèn trong thùng lương khô ngồi nói chuyện với nhau và đại đội trưởng quyết định giao cho Vũ làm tiểu đội trưởng. Mới thế, đã gần hai năm trời rồi. Hai năm trời ở với nhau giữa cây và đá, giữa bon đạn và thiếu thốn này, thấy sâu nặng quá. Nó gấp bao nhiêu lần khoảng thời gian Vũ đã sống trước kia. Ngỡ tưởng riêng mình chìm nổi lênh đênh nào ngờ anh ấy đã bao phen sóng gió. Mười năm bặt tin, chắc là cụ ở nhà ngóng con đến đứt, mòn hai khoé mắt. "Tớ viết hàng mấy chục lá thư rồi, không gửi được lá nào. Nhiệm vụ đòi hỏi phải bí mật biết làm sao. Nhưng mình tin mẹ mình sẽ sống đến ngày mình trở về. Không hiểu sao, mình thấy chắc chắn như thế. Còn cậu hỏi cô Lý sẽ như thế nào à? Cô ta cũng đợi mình. Chưa hứa hẹn gì nhiều đâu nhưng hoàn toàn tin tưởng ở cô ta. Nếu cậu không cho là nói khoác, mình xin cam đoan với cậu là cho đến lúc này mình chưa hề gặp một cô gái nào lại có sự sâu sắc kín đáo như Lý. Ở cô ta có một sức chịu đựng ghê gớm. Chỉ tội, hơi bướng một tí, nhưng với mình cô ta lại dịu dàng và rất  thương. Mà cũng hóm lắm cậu ạ. Một lần lên phố đóng cho mình đôi dép da màu mận. Mình thấy chiếc to chiếc nhỏ và đế chiếc chân phải lại oằn đi. Cô ấy bảo nếu để mà ngắm thì không đẹp đâu. Đây là dép thửa ở hiệu từ hồi giao chỉ cơ đấy. Lúc ấy mình mới để ý đến chân mình thì ra một bàn to, bàn nhỏ và đi cứ khuỳnh ra đá vào nhau như người giao chỉ thật cậu ạ. Không ngờ đôi dép ấy đi vừa cả hai chân, chứ trước đây mình toàn chê hàng giầy dép làm chiếc to chiếc nhỏ. Đấy, cứ lặng lẽ mà hiểu mình, mà săn sóc, lo lắng và tin tưởng ở mình".

Vũ cứ đứng như thế không rõ mình ngủ hay thức. Khi các chiến sĩ vục dậy ùa ùa xách túi đồ nghề ra bãi xe và bao nhiêu chuyện bỏ dở lúc đêm bây giờ lại vội vã bắt vào nhau ồn ã như họp chợ phiên thì anh mới bừng tỉnh. Trong chốc lát tiếng cười nói đã chìm lẫn vào tiếng đập chan chát làm thùng xe, tiếng boong boong nắn tai, tiếng loẻng xoẻng ở chỗ làm nhíp, tiếng bim bim sửa còi, tiếng máy rồ lên từng đợt, tiếng nước rửa xe, ào ào giàn giụa... Vũ đã quen thuộc với những âm thanh mở đầu của người lính lái xe này lắm. Suốt ngày ngợp giữa tiếng sắt thép, suốt ngày những khuôn mặt thiếu ngủ say mê dìm trong sự nồng gây của dầu, mỡ bên những con suối lênh loáng như mặt nước nơi cầu ao nhà có đám. Sự tất bật liên miên suốt ngày cho đến khi những chiếc xe bảnh bao như trẻ lại, hối hả ra đi thì rừng lại bầm đen lặng vắng và những con suối mang nỗi nhớ trăn trở, vật vã... Mãi khi tiếng con vượn hú dài vói mãi lên tưởng đến đứt hơi để tìm bầy đi ẩn trước lúc trời sáng, đoàn xe mới dào dạt về bãi với tiếng chào nhau như quát. Đấy là những ngày đã qua. Đến hôm nay sự ồn ã như một cuộc chia tay. Ngày mai họ xa rời những chiếc xe, đi gùi gạo theo lệnh binh trạm. Và bao nhiêu ngày ăn với suối, ở với rừng đã quen một nếp như thế, đến lúc này ruột gan Vũ cứ rộn rạo lên. Liệu bao giờ anh Trường trở về cho đơn vị đi nhận nhiệm vụ mới?

- Anh Trường về đến cây số bao nhiêu thì ở lại?

- Thủ trưởng đứng lại nhiều lắm. Lần cuối cùng ở cây số 39.

Người chiến sĩ lái đi cạnh xe Trường vẫn trả lời như lúc đêm không hề biết gì thêm. Vũ tần ngần một lúc hỏi lại:

- Từ khi về đến giờ địch có đánh quãng ấy nữa không?

Hỏi xong, anh quay người đi vì biết rằng suốt cung liên hoàn trọng điểm có chỗ nào, lúc nào im tiếng bom đâu. Ngay lúc mới về đã ba bốn lần các chiến sĩ trả lời anh như thế. Anh định ra mặt đường đón đại đội trưởng, mặc dù Tuy, chính trị phó đại đội đã cho biết là không có xe nào cháy từ lúc ba giờ trở lại đây và ngăn Vũ. Anh vẫn cương quyết xin đi. Đấy là ngày cuối cùng xe chạy trên trọng điểm.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #15 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2014, 02:52:47 pm »

*
*      *

Rừng vẫn âm thầm mưa như một nỗi nhớ. Suốt hai tuần rồi không hề trông thấy mặt trời. Những đơn vị gùi bám dọc bờ suối theo vết bùn còn nhây nhớp trên mỏm đá hoặc men sườn rừng theo một lối mòn của đơn vị đi trước mới phát nham nhở. Mỗi bước chân đặt xuống, bùn dàn ứa lên thân những cây con ngả rạp lấp láp. Còn trên vòm cây um tùm gai góc ở trên thì như những cái vòm chỉ hơi chạm đến là thi nhau rót nước vào mặt vào cổ, chả mấy chốc chiếc khăn mặt bông màu lá đã ướt sũng. Không thể phân biệt được nước ung ũng phía trong miếng vải nhựa là mồ hôi vã ra hay nước mưa nữa. Chỉ thấy khắp người nóng hầm hập như đang bốc hơi mà trong ruột vẫn thấy lạnh, run.

Trong số các đơn vị cùng đi một đường, thì đội hình đại đội ba chuệch choạc hơn cả. Phần do chưa quen, phần khác, đại đội trưởng của họ chưa thật thông suốt với quyết định của binh trạm và biện pháp tổ chức bảo đảm sức khoẻ lâu dài cho bộ đội. Hai đêm rồi, Trường khoác vải nhựa đi lững thững từ tối cho đến sáng vì thương bạn. Anh cứ lần từ cây nọ đến cây kia, suốt đêm quanh quẩn trong rừng như trước đây nửa tháng anh đã từng thức, đi với bạn như thế. Bây giờ anh ấy không còn nữa. Trường chưa thể nói cho anh em biết giữa lúc ăn có lạng rưỡi một ngày, phải cõng hàng bốn năm chục cân gạo đi từ sáng đến tối như thế này. Chao ơi, tại sao mình lại không kiên quyết với anh ấy. Vừa bổ sung về đơn vị buổi sáng, đến trưa đã nhất quyết cùng bộ đội đi gùi. Trông anh gầy yếu, Trường đã đề nghị anh ở nhà để Tuy đi cùng Trường. Nhưng mới gặp nhau thấy anh ấy cởi mở thế, chân thật mộc mạc thế, Trường lại muốn anh cùng đi để có dịp hiểu thêm về nhau. Mới ở với nhau một tuần lễ đã bao nhiêu lần Trường phải thốt lên: "Từ nay trên có điều đi đâu cả hai thằng, chứ điều một nhất thiết từ chối nhé. Anh có nhất trí với tôi không? Thế thì được rồi. Là một thằng đại đội trưởng, tôi có một chính trị viên như anh là lý tưởng đấy, anh có tin tôi nói không? Tin à? Ừ gặp được nhau thì gặp ngay từ đầu mà không thì cứ trục trặc mãi khổ lắm". Một tuần đi gùi leo dốc Cô Mai trông người anh ấy xám héo. Buổi trưa lên dốc, Trường ở trên, anh ấy đi sau, ngửa mặt lên, mũi chạm vào gót giầy Trường, Trường cúi xuống trông thấy anh quắt lại chỉ như một cành cây trụi lá, nước mắt Trường muốn trào ra. Buổi chiều ấy Trường đề nghị anh nghỉ về đơn vị nhưng không thể nói cách nào cho anh nghe được. Không ngờ chỉ sau một ngày ngồi họp anh lại lâm bệnh. Một ngày họp ở tiểu đoàn bàn bạc căng thẳng về những quyết tâm lãnh đạo bộ đội vượt qua những khó khăn chồng chất trong mùa mưa để phục vụ đơn vị bạn mở đường vào chiến dịch tới. Mãi đến chiều tối anh nuôi bê một nồi cháo loãng múc chia cho mỗi cán bộ nửa bát. Anh nâng bát cháo lên nửa chừng rơi thõng xuống, người ngã vật ra, tím bầm lại. Hai hôm sau cơn sốt rét ác tính đã quật ngã anh ở đội điều trị. Biết tin ấy, Trường đứng chết lặng nhưng không dám nói ra với ai trong lúc này.

*
*       *

Trời đã trầm lại. Các đơn vị đi trước ngả ba lô nấu cơm và đi kiếm rau rừng. Trường cho đơn vị mình rẽ vào kho HC1 là chỗ quen biết cũ. Chủ của nó chỉ có ba người với chiếc máy điện thoại ở trong một ngôi nhà "sân thượng". Các nhà chứa hàng quanh đấy chỉ còn trơ lại bộ khung trên mái và những cây gỗ lát sàn đã xám ải xông lên mùi chua và lạnh. Các chiến sĩ căng nilông lên che mái và mắc võng trên sàn kho. Đợi mọi người vắt kiệt nước quần áo phơi trên dây, Trường mới nhắc trung đội trưởng phân công anh em đào bếp Hoàng Cầm, kiếm củi, nhất thiết không được phiền hà gì ở nhà kho. Các chiến sĩ làm mọi việc hết sức đại khái và nhanh chóng rồi ngồi ngóng đợi ban "hậu cần" về để nổi lửa. Ban đó gồm năm chiến sĩ rút ở năm đại đội. Họ gùi nhẹ hơn và tách ra khỏi đội hình đại đội đi kiếm rau, măng, củ mài hoặc bất cứ thứ gì có thể ăn được về cho đơn vị. Truờng đi đi lại lại thẫn thờ bên bờ suối, hai mắt kéo sụp xuống nhìn sang phía cây rừng ở bên kia. Các chiến sĩ kéo nhau đi tìm anh. Người đoán là đại đội trưởng đang chờ "ban hậu cần" chiều nay về muộn, người cho rằng anh đang tìm kiếm xem có loại thú rừng nào quanh đây hạ thủ vài con cải thiện cho đơn vị. Xì xầm bàn tán chán rồi họ quyết định "xúp" tất, không cần thiết. Họ kéo nhau chạy ùa ùa xuống suối níu lấy tay Trường:

- Về thôi thủ trưởng ơi, chúng tôi chờ mãi.

- Anh em làm xong việc cả chưa?

- Từ lâu rồi, tất cả ngồi chờ thủ trưởng đây.

Ở đại đội này có hai trường hợp làm cho các chiến sĩ bâu lại quanh đại đội trưởng khó ai rút ra. Đấy là lúc đang làm xe lại thấy anh xuất hiện với chiếc túi bạt căng trồi nặng trĩu ở cạnh sườn. Lập tức họ ùa tới giành nhau như trẻ con tranh quà mẹ. Trường hợp thứ hai là tài đọc truyện. Anh có thể đọc thuộc lòng hàng tập truyện ngắn của Sê Khốp, An-phông-xơ Đô-đê, của Mô-pát-xăng, thuộc cả tiểu thuyết "Mùa gặt". Không hiểu anh có thuộc hết từng câu, từng chữ không nhưng nghe anh ngắt từng chỗ chấm, phẩy và không bao giờ ngắc ngứ làm cho lính ta chỉ còn biết ngửa cổ lên hứng nuốt lấy từng âm thanh khàn khàn phát ra từ cái miệng vốn cau có ấy. Vì thế những buổi đi gùi mệt nhọc và đêm đến lại nhàn rỗi, lặng tẻ thế này thì không tài nào họ rời khỏi anh. Chiều nay anh đang ngồi trong võng đọc cho các chiến sĩ nghe truyện ngắn: "Cô gái làm ren" của Pau-tốp-xki, từ trong nhà coi kho khuất mãi trong khóm cây một người chạy ra gào:

- Anh Trường đâu? Anh Trường vào gặp máy. - Trường dừng lại lắng nghe. Các chiến sĩ đứng ngồi lộn xộn quanh anh, những cặp lông mày đều nhíu lại, dồn sự bực tức về người ở phía ngoài. Còn người ấy thì vẫn hấp tấp. - Bảo anh Trường vào gặp máy nhanh lên mà. Thủ trưởng binh trạm đấy.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #16 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2014, 02:54:24 pm »

Trường đứng dậy một cách miễn cưỡng. Ở trong nhà coi kho, một cán bộ cầm máy nói chuyện có ý kéo dài sự chờ đợi của người ở đầu dây bên kia. Trường vừa nhận chiếc ống nói từ tay anh ta, người ở đầu dây bên kia đã hỏi:

- Anh Trường, hả? Anh có nhận ra tiếng tôi không? Tôi biết anh có trí nhớ rất dai. Tôi nói với anh về công việc ngay đây. Có phải anh vẫn phản đối chủ trương dùng toàn lực của binh trạm đi gùi gạo không?

- Ai bảo tôi phản đối ạ?

- Tôi biết tính anh. Cứ phản đối thẳng cánh với nhau cũng được, không quan trọng gì. Nhưng tôi không thể bằng lòng về quá nửa quân số của đại đội anh lại uể oải, trai tráng cả mà gùi kém mấy cô gái đấy.

- Báo cáo chính uỷ là... thành thật là tôi chưa thông. Rất muốn đề đạt lại để các thủ trưởng nghiên cứu.

- Ta không thể ngồi đây mà bàn kỹ lưỡng khi hàng mấy nghìn con người làm quần quật, làm khẩn cấp lắm anh Trường ạ. Thế mà... tôi thông báo riêng để anh biết là hôm nay đơn vị bạn đã phải ăn dưới mức quy định của chúng ta rồi đấy. Nếu chúng ta cứ vận chuyển tốc độ này, nguy hiểm lắm. Thủ trưởng binh trạm đã quyết định từ mai các đơn vị gùi sẽ ăn gấp đôi hôm nay và phát động trong toàn binh trạm một đợt thi đua tăng tốc độ, tăng trọng lượng. Anh xem, với các đơn vị lái xe có gì cần thay đổi không? 

- Báo cáo thủ trưởng dù xa thủ trưởng bao nhiêu năm tôi vẫn là một chiến sĩ biết tôn trọng kỷ luật và hiểu rõ ý nghĩa công việc mình làm.

- Thế ý anh thế nào, nói đi.

- Tôi thấy cách giải quyết của binh trạm vẫn là cò con thôi.

- Tôi vẫn nghe đấy, anh tiếp đi nào.

- Làm như thế này không thể đáp ứng được yêu cầu của đơn vị bạn. Lính lái xe có thể nhịn đói cầm lái được chứ ăn xuống đột ngột thế này bắt đi gùi hăm lăm, ba mươi cân cũng đã đắng ra rồi, chứ bốn năm mươi cân thủ trưởng bảo họ không uể oải làm sao được.

- Đừng nói dài nữa. Anh có biện pháp nào ta bàn đi xem.

- Tôi đề nghị cho phát huy tác dụng của cơ giới.

- Ừ tôi nghe, nói đi.

- Ta rải ô tô ra, dù chỉ đi một cung một kilômét cũng được. Tốn một ít xăng nhưng lại gấp một trăm lần. Đó là chưa kể có chỗ chỉ một cây, phải đi vòng mười lăm mười sáu cây. Nếu tính thế, gấp mấy nghìn lần đấy.

- Nhưng các ngầm tắc, lấy gì tiếp cho nó chạy?

- Tại sao những ngầm như ngầm Lương Khô ở cạnh chỗ chúng tôi đây thủ trưởng không cho căng cáp rải gỗ lê, tời hàng sang để anh em phải gùi đi hàng mấy ngày đường vòng.

- Anh cứ nói tiếp đi.

- Đấy là chưa kể có lúc nước dưới chục mét, càng thuận lợi hơn.

- Tôi hiểu ý anh.

- Ta bám sát các ngầm nếu dưới tám mét có thể dùng thuyền ghép phà cho Puli tời mỗi chuyến một xe qua, như thế "cung" vẫn dài được.

- Anh đã xem xét kỹ và có triển vọng làm như ý anh được không?

- Về ghép thuyền trong lúc lưu tốc lớn như thế, thủ trưởng hỏi bên công binh. Nhưng tôi đã qua sông Bạc một lần bằng cách ấy rồi, thấy có thể được. Còn trường hợp căng cáp tời hàng sang, tôi bảo đảm là chắc chắn, chỉ sợ binh trạm không cho cáp.

- Cáp có, anh Trường ạ. Ừ, được, ý anh được, tôi sẽ trao đổi ngay với các anh công binh ở đây. Riêng việc sử dụng ô tô chạy trên các cung ngắn tôi có thể đồng ý ngay với anh. Anh cho đi hết chuyến rồi tổ chức anh em rải ra chạy từ ngầm Ông Thao đến chân hàng của các anh vẫn nhận. Còn việc ăn uống của anh em đi lẻ trên cung thế nào?

- Dựa vào công binh hoặc thanh niên xung phong, chúng tôi tự lo được, thủ trưởng cứ yên tâm.

- Ừ, phải chú ý. Chiều mai tôi gặp anh ở ngầm Lương Khô được không?

- Dạ được. Nhưng hiện giờ thủ trưởng đang ở đâu?

- Tôi đang ở N7.

- Thế thì ngày mai thủ trưởng đến Lương Khô sao được?

- Được. Tôi sẽ đi từ đêm. Bây giờ tôi đến công binh và kéo các anh ấy đi luôn. Tôi định anh cùng đi với tôi và các anh công binh xem các cung, các ngầm cụ thể anh ạ. Còn gì nữa không? Thôi à? Ngày mai ta gặp nhau nhá.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #17 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2014, 02:56:51 pm »

Ở ngoài lán hầu như không còn mảng sáng lổ đổ nào nữa. Chỉ thấy những lá rừng trĩu nặng nước sẫm tối. Lúc này mới năm giờ chiều. Những cây rừng vẫn đứng uy nghi, đến gần Trường có cảm giác cây nào cũng đang suy nghĩ. Lớp vỏ quanh cây lim lúc nào cũng mủn vữa nhưng chạm nhát dao vào lại bật đến tức ách ở bàn tay. Còn những cây bông tàu xanh rợt như một cô gái mới đẻ mà rắn đến nỗi lính đi chặt cây phải kiềng anh ta. Riêng những anh chàng trong "hội cụ Mão" là chịu khó vạc thân bông tàu chuối những đôi đũa nhẵn bóng như sừng để tặng "đồng hương" ở tổng đài, ở đội phẫu hoặc bất kỳ người con gái qua đường nào mà ưng đũa bằng bông tầu là họ có thể hì hục suốt buổi để chuốt đũa.

Trời tối âm âm, lính ta đun bếp thả sức tự do. Những làn khói bay lên quấn quýt quanh ngọn cây, đọng lại dưới các vòm lá cây chò, cây gụ trông như những làn sương chăng khắp khu rừng quanh kho. Khói toả ra trong những chiều mưa sao mà ấm. Tự nhiên Truờng thấy lòng mình nôn nao nhớ. Anh nhớ những buổi chiều khoác áo tơi, dắt con bò sứt mũi gặm sừn sựt những vạt cỏ lóng lánh như thuỷ ngân ở rìa đường. Lúc dắt bò về mẹ cởi hết quần áo, đốt lửa ngồi hơ. Khói mù lên, mẹ né mặt, nước mắt giàn giụa vẫn đưa tay gạt khói vào lòng để phía con đỡ cay mắt. Mẹ ơi con vẫn đi, đi bao nhiêu vùng rừng núi, xa mẹ mà vẫn nhớ mùi khói ấm của mẹ. Chiều nay ở nhà ta mưa hay nắng? Lý ơi, nay là ngày thứ mấy rồi? Em vẫn về với mẹ trong những ngày nghỉ như ngày xưa em nói với anh phải không? Anh tin chẳng bao giờ em làm sai những lời đã nói ra đâu. Gắng lên làm cho mẹ vui em nhé. Cuối mùa mưa này anh sẽ về với mẹ, với em. Trường đi như say trong cái mùi khói thơm nồng của rừng chiều đang mưa. Anh về đến lán chỉ thấy những võng không. Các chiến sĩ đang quây quần quanh bếp lửa. Anh nhìn ra và nhận thấy không khí ở đó xôn xao lên và nghe anh nào nói năng cũng chững chạc đứng đắn hẳn. Tiếng Vũ gọi vào lán:
- Anh Trường ơi. Mời thủ trưởng ra ngoài này cho vui.

Ba bốn tiếng khác nhao nhao gọi theo và yêu cầu Trường ra đọc tiếp truyện. Đã định ngồi một mình ở võng, anh chiều lòng các chiến sĩ ra nơi nấu ăn. Đầu tiên anh nhận ra một cô gái rất trẻ và xinh, hai má đỏ bừng ánh lửa. Cái khuôn mặt mịn đỏ dậy lên giữa những khuôn mặt sạm đen của các chiến sĩ khiến Trường định kêu lên: "Trời ơi sao ở rừng lại có cô gái đẹp thế này?" Nhưng anh quay ra hỏi mấy chiến sĩ đang vắt nước củ nâu luộc để xào. Vũ nhỏm dậy kéo anh ngồi xuống đối diện cô gái, nói ngượng ngập:

- Báo cáo anh: đây là Bình Nguyên, con gái chính uỷ binh trạm ta. Cô gái mắng tôi ở bến phà hồi chở chính uỷ về binh trạm đấy. Hôm đó tôi hỏi có phải cô là con gái chính uỷ Quang Văn không, thì lại điệu không thèm nhận.

Cô gái đỏ mặt, nhưng giọng nói lại rắn lạnh:

- Nếu tôi là con người khác không được hay sao?

- À thôi, xin lỗi. Giới thiệu với anh, Bình Nguyên là bạn thân của Vũ ở tiểu đoàn Thanh niên xung phong vừa bổ sung cho binh trạm ta.

- Anh Vũ lém lắm, mới quen thôi đã bạn thân với sơ gì. Đừng tin anh ạ.

   Rõ ràng thái độ và lời nói của cô bé làm cho các anh chàng dù láu cá đến mấy cũng phải chừng mực và không thể xem thường cô ta, Trường nhận ra điều đó, anh hỏi han thân mật:

- Em đã gặp "ông cụ" chưa? Anh ừa nói chuyện với "ông cụ" xong.

- Anh Trường đây ở với "cụ" từ hồi gùi đầu tiên cơ đấy.

Vũ chen vào. Cô bé hầu như không để ý đến Vũ. Cô quay sang nói chuyện rất thoải mái, có phần thân thiết với Trường. Cô kể về tiểu đoàn Thanh niên xung phong của cô cũng được chuyển sang bộ đội rồi, về những ngày đầu tiên ở rừng, về hai cô bạn gái khác cùng cô được giao nhiệm vụ quan sát trên một đỉnh cao nhất của núi Phù Lã. "Eo ôi mấy hôm đầu nhìn xuống cứ chóng cả mặt, không sao chịu được nhá. Chả thế mà ngày xưa gọi là đài Lộng Gió. Các anh biết chị Hằng không? Chị ấy người rất gầy mà suốt bốn năm ở đấy chưa hề ốm, chưa hề bị thương lần nào. Thế mà cách đây ba tháng chị ấy đã hy sinh rất anh dũng trong khi đang đếm bom nên các anh lái xe lấy tên chị đặt thay cho đài Lộng Gió đấy".

Nào các chiến sĩ lái xe ở đây còn có ai lạ lùng gì đài quan sát Lộng Gió trước kia và đài Chị Hằng hiện nay nhưng họ vẫn nghe cô, nghe chân thành say mê một cách ngây thơ. Cô bé còn nói vì sao cô đi cách đài quan sát hàng hai chục cây số đường rừng, tại vì cô được nghỉ mấy ngày thấy chán quá nên cô đi gùi dây với chị Ngà của cô cho vui.

- Chị Ngà ở ba nghìn, hả?

- Vâng. - Cô trả lời câu hỏi của Vũ rồi lại sôi nổi hỏi Trường. - Bố em có nói gì không anh?

- Anh không biết Bình Nguyên ở đây nên không hỏi chuyện gì. Chỉ biết chắc là ông cụ khoẻ lắm.

- Không biết dạo này bố em còn hay đau bụng nữa không? Tự vì đau dạ dày nên cứ gần bữa ăn bố em lại ôm bụng nhăn nhó mà chỉ thích ăn cháy thôi nhá. À thủ trưởng có thấy bố em nói gì chuyện nhận thư của em không? Chả biết mẹ em ở nhà thế nào rồi. Ối giời tiếc quá nhỉ, nếu em biết thủ trưởng nói chuyện với bố em, cho em nói mấy câu.

- Hay Bình Nguyên vào đây, anh bảo các anh ấy quay điện gặp ông cụ một tí nhá. - Trường nhấp nhỏm đứng dậy.

Cô gái gạt đi:

- Thôi, em chả gọi đâu.

- Sao. Sợ gì?

- Không sợ, nhưng em chả thích thế.

Đã phần nào hiểu tính cô bé, không ai nài ép cô phải làm công việc mà ai cũng nghĩ đó là dịp hiếm có. Còn Bình Nguyên thì say sưa kể lại chuyện hôm mới vào rừng cả đại đội con gái ngồi khóc tập trung cứ um oa lên. Khóc chán rồi chả ai dỗ ai lại nhìn nhau cười, cười toá ra khắp rừng. Chuyện một con bạn rất nghịch ngợm, hồi ở nhà nó hay đi hôi cá, người lúc nào cũng lấm như con trâu đầm. Một lần nó bị đe đánh một trăm roi, nó liền lấy mo cau luồn trong quần áo phía sau rồi tự động nằm sấp xuống giữa sân gọi bố ra đánh. Ông bố thấy buồn cười nhng đã trót đe rồi nên phải đánh. Ông quật roi nào thấy nó giật bắn người theo roi ấy. Nhưng quất đến mấy chục roi ông nhìn xuống vẫn thấy nó tủm tỉm cười. Ông quát: mày lại còn cười à? Nó đáp: tôi thấy bố đánh nghe giòn giã quá nên vui. Bố mới đánh được mười bảy roi, còn tám mươi ba roi nữa, bố, nghỉ rồi đánh tiếp đi. Ông bố không nhịn được cười đành chửi một câu đe: "mày cứ liệu thần hồn" rồi bỏ đi.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #18 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2014, 03:01:44 pm »

Cô kể say đến khi cơm chín mới giật mình định vùng chạy nhưng năm sáu cánh tay đã cùng dang ra ngăn lại. Mặt cô xịu ra rồi gọi Vũ:

- "Đồng hương" ơi ra em bảo này. - Cô kéo Vũ ra ngoài cái vòng người đang vây quanh vừa đi vừa thì thào: - Em đồng ý ở lại nhưng không ăn đâu, "đồng hương" kiếm cái gì nắm cho em một nắm có được không?

- Được, Bình Nguyên cứ ăn rồi anh nắm cho.

- Thôi đi, anh làm thế hết tiêu chuẩn của người ta. Em không cần thiết lắm đâu. Em bảo cái này cấm được nói với ai nhé.

Vũ gật đầu trịnh trọng.

Cô nói nhỏ lại:

- Nắm cho em một nắm, bí mật thôi để em đem về cho chị Ngà. Mấy hôm nay phải ăn củ nâu luộc chị ấy gầy rộc đi, thương quá.

- Chị ấy nghỉ chỗ nào để anh sang tìm chị lại đây.

- Tết chị ấy mới sang. Thôi vậy không cần nữa.

- Sao lại thế. Thôi được, để anh lo chuyện ấy. Em đi ăn kẻo anh em người ta nói cho.

- Không.

Vũ vừa rút chiếc khăn tay mỏng trong túi ra vừa nhìn cô. Cái nhìn rất lặng và sâu, như nói nhiều lời, mạnh mẽ, đột ngột chưa dám chấp nhận. Bình Nguyên cũng nhìn lại anh, hai mắt nheo lại cười. Vũ nói dỗi:

- Tuỳ, ở đây lính cả, không ai biết chiều đâu.

Anh đến bên thùng nước đang sôi rót lấy một phần để giặt chiếc khăn, sửa soạn nắm cơm. Sự giận dỗi rất vô cớ hiện lên khuôn mặt anh làm cho Bình Nguyên cười thầm và cô định nói một câu trêu tức thêm anh chàng phổi bò ấy. Trường bê bát cơm bốc hơi ngùn ngụt đến ấn vào tay cô, nói như ra lệnh:

- Thôi ăn, chấp gì cái anh lý sự "chạy thẳng" ấy.

Cô bé rụt tay lại giậm chân bành bạch từ chối. Ba bốn chiến sĩ khác xô lại sẵn sàng túm lấy tay cô bắt chìa ra nhận lấy đũa bát. Cô đành bưng lấy bát cơm nhưng nhăm nhăm lừa lúc họ sơ ý cô bỏ chạy hoặc ít nhất cô cũng trút lại cho anh nào đó. Ý định của cô đã bị một chiến sĩ phê phán thẳng thừng:

- Không thể bỏ đi đâu. Không thể san sẻ vào đâu nữa. Tiêu chuẩn đấy, đừng hòng lừa được lính lái xe nhá.

Cô bé đành bẽn lẽn ngồi lại bên những người mới quen mà ai cũng tỏ ra trìu mến, tự nhiên như những người anh trong gia đình. Điều đó làm cho Trường thấy vui lên vì lẽ lính lái xe bao giờ cũng ăn uống ồ ạt, khẩn trương như suối chảy trong mùa lũ bây giờ anh nào cũng từ tốn dè dặt và rất ý tứ. À ra, nếu ở chỗ nào đó cần đến sự lịch lãm trang trọng thì những thằng lính xô bồ cứng nhắc này cũng làm được chẳng khó quái gì. Các chiến sĩ xúm xít quanh nồi củ nâu xào thịt hộp tấm tắc khen và ăn rất ngon lành. Các món canh măng và rau môn thục họ thờ ơ và dồn ép về phía thủ trưởng và Vũ, cái thằng tiếp khách vào loại bét, cứ để bát cơm của cô Bình Nguyên đầy mãi thế kia. Đến khi không thể nào nài ép cô bé ăn bát thứ hai được nữa họ lại giục cô về kẻo tối và chị Ngà mong. Tự nhiên sự âu yếm của cô bé với chị Ngà nào đó đã lan truyền đến mọi người và ai cũng cảm thấy trân trọng quý mến người con gái ấy. Trường phân công Vũ đưa cô bé qua suối. Các chiến sĩ đưa mắt rất nhanh cho nhau thì thầm: "Thủ trưởng tâm lý lắm". Cô bé không phản đối vì chưa nhớ đường. Còn Vũ trong lúc đi đường cũng muốn nói một câu gì đó mà lúc ồ ạt đông đúc chưa thể nói được. Cô bé rất tinh tường nhận ra ý định của Vũ, cô liền kể tuế toá những chuyện đâu đâu. Vũ thấy nhạt và chả có ý nghĩ quái gì. Còn cô thì lại cười nói rất vồ vập, hồn nhiên. Những cử chỉ của cô làm cho anh chỉ còn biết câm lặng trong một tâm trạng buồn chán nhưng lại khao khát cái giây phút này cứ kéo dài mãi ra. Anh rất bực bội, sốt ruột về những câu chuyện vớ vẩn của cô nhưng lại thấy trong lòng mình đang có cái gì đó như là sự vồn vã hấp tấp, ruột gan cứ run lên, hẫng đi, có lúc tưởng không còn trọng lượng nữa. Đã qua suối mất rồi. Vũ dừng lại nuốt nước miếng hai lần, vẫn thấy cổ mình còn vướng:

- Bình Nguyên ạ. Em thấy các anh có khuyết điểm gì cứ góp ý để sửa chữa

Không ngờ câu nói rất trịnh trọng của Vũ lại là trò cười cho cô bé. Cô cười rất to và nói cũng thản nhiên rành mạch:

- Em có là thủ trưởng của các anh đâu mà nhận xét, phê bình.

Vũ lạnh khắp người, đứng im. Rồi anh đưa mắt nhìn cô. Trong khoảng tối mờ mờ của rừng, cô bé tránh cặp mắt đó, cô tươi tỉnh nhìn vào một khoảng khác của cây rừng. Dù vẫn im lặng, Vũ đã thấy cái nhìn của cô bé trong suốt, vô tư quá, vẫn tỉnh táo và chủ động quá khiến cho mình cảm thấy chỉ là một thằng trẻ con đứng trước một người chị đã từng trải. Anh thấy nóng bừng ở mặt vì những cử chỉ vụng dại và cảm thấy mình đã bước hẫng xuống dòng nước đang chảy. Không thể để cho cô bé ấy có ý nghĩ khinh thường mình là thằng nông nổi yếu đuối, một kẻ tầm thường được. Anh trấn tĩnh rồi bào chữa cho cái cảm xúc nhạy bén của mình bằng cách nói to lên và cười rất thoải mái:

- Anh nói thật, nếu thấy bọn anh có gì thiếu sót cứ mạnh dạn góp ý. Bất cứ ai tiếp xúc với đơn vị, các anh đều yêu cầu như thế, không riêng gì em đâu.

Nói xong được mấy câu lạnh nhạt và công thức ấy, anh nhẹ nhõm hẳn đi. Nhưng cô gái cau mặt mắng:

- Anh thật vớ vẩn. Dễ thường em không biết các anh sinh hoạt thế nào đấy à.

Vũ còn lúng túng chưa biết cách đáp lại, cô bé sợ anh phật ý, giọng dịu xuống:

- Thôi cắt đứt chuyện ấy đi. Anh Trường mấy cháu rồi anh?

- Mới có người yêu.

- Anh ấy ngoài ba mươi rồi còn gì. Anh ấy như thế chắc chị người yêu phải toàn diện lắm.

- Hai người yêu nhau từ xưa, hàng chục năm nay không tin tức gì. Chị ấy rất thuỷ chung.

- Em cũng đoán thế.

- Chính uỷ quyết định rồi, cuối mùa mưa này cho anh Trường về tổ chức.

- Thế à? Giá dạo đó được nghỉ phép em sẽ là chân "phụ tùng" rất đắc lực cho anh chị ấy. Liệu anh có được về với anh ấy không? Anh bảo cái Bình Nguyên nó rất vui, chức mừng anh chị nhá. Thôi em về kẻo chị Ngà mong.

Cô bé vừa nói xong đã quay đi. Dù còn nuối tiếc, Vũ vẫn gửi lời thăm chị Ngà và mời chị có dịp đến đơn vị lái xe.

- Thôi về đi, em sẽ kể chuyện anh Trường và các anh lái xe cho chị ấy nghe, chắc chị ấy rất vui có những người bạn ở chiến trường như các anh. Em đi đây, đừng đứng lại nữa. Về đi, anh Vũ.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #19 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2014, 03:04:24 pm »

Ch­ương V


1


- Chị Hằng đâu, Chị Hằng?

- Dạ em đây. Em đang theo "thằng mù", chị bảo em gì?

- Alô này, em tranh thủ xuống đây ăn canh lá bỏng nhá.

- Bao giờ hở chị?

- Bây giờ xuống là vừa.

- "Thằng mù" đang xoáy rất dữ ở cây số bốn bảy, có hiện tượng nó đã bắt được xe ở mặt đường em phải theo xem đã chị ạ.

- Ừ thôi, cứ tập trung làm nhiệm vụ đi.

Bình Nguyên đặt ống nói, bước lên đài quan sát. Đó là một cái khe giữa những tảng đá lớn trên mỏm đất cao nhất của đỉnh Phù Lã mà trước kia người ta gọi là đài Lộng Gió và nay là đài Chị Hằng. Đài Chị Hằng có ba người làm việc báo động máy bay ở cả hai phía của liên hoàn trọng điểm và báo điểm bom rơi cho các trạm chỉ huy giao thông để họ cắm tiêu, tháo gỡ bom hoặc sửa đường. Hai người con trai đều đã có con, những ngày còn ở thanh niên xung phong Bình Nguyên vẫn gọi là chú. Cô bước lên gờ của tảng đá lớn một cách chật vật. Bàn chân run lẩy bẩy, mồ hôi vã ra ướt đầm chân tóc và vòm trời trọng điểm đang quay chờn vờn trước mắt. Không đủ sức đứng được nữa, cô ngồi bệt xuống thớ đá thấp hơn, đặt cánh tay lên gờ cao rồi gục đầu xuống cánh tay. Đang sức ăn, sức lớn, mỗi ngày lạng rưỡi gạo thấm tháp gì. Ở các đơn vị khác người ta kiếm được rau, măng, thú rừng ăn thêm, ở đây cắm tiêu túi bụi suốt ngày. Tối đến, ba chú cháu mới được bát cơm, vừa nuốt khỏi miệng đã thấy đói rồi. Mọi ngày các chú vẫn làm việc thay cho Bình Nguyên để cô đi ăn chực canh ở tổng đài. Hôm nay hai chú đi họp chi bộ. Sao lâu thế hả trời? Chị Ngà nữa. Chị chả hiểu gì cả, chị không biết là còn một mình em ở đây không thể nào bỏ đi được mà lại bắt em xuống. Cô chống tay nhỏm dậy, hai mắt vẫn còn sầm lại, người mềm ra. Cô ngồi xoay lại, thả một bàn chân xuống tảng đá phía dưới, rồi buông nốt chân nữa. Nhưng một lúc sau cô lại rút cả hai chân lên. Không. Không làm thế. Húp được bát canh tỉnh ra nhưng các anh, các chị ấy sẽ nhìn mình bằng con mắt khác. Một kẻ hèn nhát, tưởng lên đây béo bở, oai vệ, nằng nặc đòi lên, đến lúc đói khổ ác liệt lại bỏ chuồn ư? Không. Mình không phải là con người như thế. Đã tự nguyện lên làm nhiệm vụ ở trên này, mày còn sức chạy xuống núi để húp bát canh rau bỏng sao lại không đủ sức đứng dậy, đứng thẳng thớm như mọi ngày? Đồ hèn mạt! Hai má cô nóng bừng và vành tai đỏ lên, cô gượng sức đứng dậy. Hai bàn chân vẫn run run. Một làn gió như du người đi. Bàn chân trái choãi ra, những đầu ngón chân như bấm tỳ xuống, cô từ từ đưa chiếc ống nhòm lên mắt. Tất cả vẫn yên tĩnh. Chưa hề có dấu hiệu gì là "thằng mù" bắt được xe. Sao nó vẫn xoáy ở vùng ấy dữ thế? Cô hạ chiếc ống nhòm xuống, buông thõng ở ngực. Một mong ước dội lên: Giá lúc này chị Ngà bê một bát canh lên đây cho em! Chị đến với em như những hôm trước chị vẫn đến dù có bát canh, miếng thịt nai, khúc măng luộc, miếng sắn nướng... hoặc không có gì cũng được, chị cứ lên đây, đứng với em là đỡ đói rồi. Chao ơi, chị thông minh, tế nhị thế, lúc này chị có biết em gái chị đói rã rời như thế nào không? Em chán chị lắm. Chị lên đây, lên ngay bây giờ đi. Để đến lúc em giận tức, đừng hòng dỗ dành nữa! Cô đưa ống nhòm nhìn xuống. Khu tổng đài gần suối vẫn chỉ thấy im lìm, không hề có một bóng người. Liệu bây giờ chị đã ăn chưa? Có nhắc gì đến em không?

Có bao giờ Ngà quên được "cái đuôi" của mình. Lần nào tổng đài kiếm được chất tươi, dù chỉ một nắm rau môn thục chia mỗi người nửa bát, chị cũng dồn cả cho Bình Nguyên và khi nó xuống hỏi, chị chỉ một mực: "Ăn đi, chị ăn rồi". Sáng nay tự tay anh tiểu đội trưởng tổng đài múc canh vào ăng-gô dành phần nhiều nhất đưa cho Ngà:

- Ăn xong chị mang lên cho Bình Nguyên, rồi chị ở đấy canh máy bay giúp em nó, con bé kêu đói từ chập tối hôm qua cơ đấy.

Tiểu đội tổng đài ở trong một hang đá cách đài quan sát chỉ hai trăm mét theo đường chim bay, nhưng phải xuống núi, lội qua suối và đi men lối mòn theo dốc mất đến mười phút mới lên đến nơi. Ngà xách chiếc ăng-gô vừa qua khỏi suối thì nghe loạt súng 12 ly 7 từ đài quan sát. Súng báo động B.52, con Bình Nguyên bắn. Chị vừa kịp nhận ra điều đó, một loạt bom đã nổ xô dúi chị ngã nghiêng vào tảng đá. Sau phút choáng váng đột ngột, chị mừng vì nắp ăng-gô vẫn chưa bật ra. Chị ngẩng mặt lên. Những lưỡi lửa loè ra như máu, từng đụn khói phùi phùi đùn lên kéo từng vệt dài ngay trên đỉnh đài quan sát. Thốt nhiên, chị kêu và nhoai người trườn lên dốc. Cả tiếng kêu và bóng chị chìm trong cảnh mù mịt hoang vắng. Khói tạt xuống sườn núi, ùa vào nghẹn đắng cổ họng. Nước mắt giàn ra cay sè, chị không còn nhìn thấy gì đành cúi rạp người lần từng thớ đá bò lên. Lại một loạt bom kéo rền. Rồi loạt thứ ba lại càng to hơn, chị nhận ra vệt bom đã kéo ra xa. Lên đến đỉnh đài quan sát khói đã loãng mỏng. Bỗng người run lên, chị vất chiếc ăng-gô, hai tay quào quào xuống tảng đá nơi Bình Nguyên vẫn đứng. Bình Nguyên ơi, em ơi, đâu rồi? Nước mắt sặc ứa đầy cổ họng, chị không sao bật ra được tiếng gọi. Chị đang cuống cuồng, hai bàn chân ríu lại không thể bước đi được. Có tiếng gọi. Chị nhảy chồm xuống tảng đá phía dưới. Bình Nguyên đang nằm, mảnh đá và đất sỏi phủ từ chân đến ngang người. Ngà ngồi sụp xuống cào cào, gạt đất đá ra rồi kéo em ngồi dậy. Người Nguyên mềm oặt, cô thở dốc một hồi rồi lấy nước bọt nhấp trơn lưỡi đùn từng cục đất trong miệng nhả ra. Đợi cái miệng rất tròn và ngoan ấy cử động được chị mới sẽ sàng:

- Có sao không?

Bình Nguyên khẽ lắc đầu. Nước mắt tràn ra hai khoé. "Khổ, em tôi đói quá đây mà". Chị bế em đặt vào chiếc giường bằng mấy miếng ván trải trên mặt đất trong lán hầm. Lúc trở ra chị quanh quẩn ba bốn lần mới tìm ra chiếc ăng-gô nằm nghiêng ở cạnh tảng đá, phía dưới. Nước canh đang rỉ chảy, chỉ còn xâm xấp lẫn với rau. Còn thế này là mừng rồi. Chị tìm bát đổ canh, trao cho Bình Nguyên. Nguyên nhìn chị như muốn hỏi: "Trời ơi, ở đâu ra thế này? Chị ăn đi, húp một húp với em cho vui". Nhưng biết tính chị không bao giờ nhận lời mời chào, cô ngoan ngoãn nhận lấy bát canh rồi thích thú húp soàm soạp như một đứa trẻ. Chao ôi, cái lá bỏng dầy mòng mọng vừa bùi, vừa ruôn ruốt chua ấy nó như một thứ thuốc hồi sinh, con bé húp vào đến đâu trông tươi tỉnh đến đấy, hai má bợt ra cũng dần ửng lên phấn chấn. Hai mắt nó lại lung linh lên rồi. Húp hết bát canh, cô bé đưa tay áo lên chùi mép và "hà" một tiếng thật khoan khoái. Cô ngả người đặt đầu vào lòng chị:

- Chị ơi, sau thằng B.52 đã có thằng nào toạ độ chưa?

- Vừa dứt B.52, còn ắng lắm.

- Khổ, không biết tên C3 có việc gì không?

- C3 nào?

- Chỗ anh Trường, em đã nói với chị ấy. Đêm qua nó đánh, hai xe của đơn vị anh ấy rệ ở cây số 47, các anh ấy phải tổ chức kéo từ bốn giờ sáng. Các ông ấy cũng liều lắm. Ban ngày, ban mặt mà chủ quan, dẫn nhau đi co kéo. À, chị gọi Z7, Z9, Z15 hộ em. Bảo họ kiểm tra mặt đường xem có việc gì không? Và xe đã cấp cứu được chưa. Nói với các anh ấy rằng em bị văng ngất nên không theo được vệt bom rơi, các anh ấy phải tự kiểm tra. Chị bảo em chỉ sơ sơ thôi, khỏi rồi. Mà em, khỏi thật rồi chị ạ, em ngồi lên đây này thấy khoẻ ra chị ạ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM