Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:02:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)  (Đọc 76269 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #170 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2014, 05:30:30 am »

        Có thể nói từ tháng 4-1973 (tức là không lâu sau khi BLHQS hai bên bắt đầu hoạt động) đến đầu tháng 10 năm 1973 UBQT chưa hoạt động bình thường đúng với tính chất là một cơ quan thống nhất bao gồm đại biểu của tất cả bốn thành viên, trừ một lần trong tháng 5-1973 tổ chức điều tra vụ oanh tạc Lộc Tấn (phía đông bắc Lộc Ninh) do ta tố cáo.

        Sau khi Đoàn I-ran đến đủ và chính thức tham gia công việc từ tháng 10-1973, UBQT đã có đủ điều kiện về tổ chức để thực hiện nhiệm vụ. Yêu cầu chính về hoạt động lúc này là điều tra vi phạm. Sự chia rẽ do quan điểm và hành động điều tra đơn phương rồi cũng được giải quyết, vì những hoạt động này rõ ràng trái với Hiệp định và Nghị định thư, nó không đưa lại kết quả gì, lại bị cả trong nội bộ Ủy ban và phía ta phản đối nên cuối cùng cũng được chấm dứt.

        Vì sự tồn tại của UBQT và vì danh dự nước mình trước dư luận, các Đoàn thành viên phải chú ý giữ đoàn kết trong nội bộ Ủy ban, và cố gắng tránh để những khác biệt quan điểm gây chia rẽ đưa đến đổ vỡ. Vì vậy, mặc dù vẫn thường có những quan điểm khác nhau trong một số vấn đề, nhất là trong vấn đề đánh giá vi phạm đối với hai bên Miền Nam Việt Nam, các Đoàn thành viên UBQT vẫn cùng làm việc và giữ quan hệ hợp tác với nhau cho đến giai đoạn cuối cùng.

        UBQT nhận được rất nhiều công hàm của hai Đoàn đại biểu tại BLHQS hai bên trung ương tố cáo nhau vi phạm và yêu cầu điều tra. Ủy ban cố thảo luận sắp xếp một bản danh sách các vụ cần và có thể xem xét tổ chức điều tra. Nhưng trong vấn đề tế nhị này (điều tra để đi đến kết luận bên này hay bên kia vi phạm) thật khó đạt được sự nhất trí cho nên suốt thời gian tồn tại của mình UBQT chỉ thực hiện được mấy cuộc điều tra vi phạm mà điển hình là các cuộc điều tra ở Phổ Phong (đả nêu trong phần trao trả NVQS thời kỳ BLHQS bốn bên), ở Lộc Tấn (ta tố cáo phía Sài Gòn cho máy bay oanh tạc) và ở Cai Lậy (phía Sài Gòn tố cáo ta pháo kích trường trung học).

        Trong tháng 5-1973, máy bay đối phương nhiều lần đến ném bom xã Lộc Tấn phía đông bắc Lộc Ninh và một số nơi khác. Do ta yêu cầu mạnh mẽ và Đoàn Ba Lan và Đoàn Hung-ga-ri thúc đẩy UBQT đã nhất trí cử một Tổ đi Lộc Tấn. Đến quan sát tại chỗ, sĩ quan Ca-na-đa ghi nhận có hành động oanh tạc nhưng không có bằng chứng xác minh việc oanh tạc đó xảy ra trước hay sau ngày 27-1-1973 tức là ngày ký Hiệp định Paris. Tổ UBQT trở về mà không đi đến được kết luận vi phạm.

        Tháng 3-1974, phía Sài Gòn dựng lên chuyện trường trung học Cai Lậy (thuộc Mỹ Tho nay thuộc tỉnh Tiền Giang) bị lực lượng vũ trang của ta dùng súng cối pháo kích, và nhất thiết yêu cầu UBQT điều tra. Đoàn ta tại BLHQS hai bên trung ương biết là chuyện được dàn dựng, nhưng nếu chỉ bác bỏ thôi thì không đủ thuyết phục nên quyết định đồng ý để UBQT điều tra, và cử sĩ quan liên lạc vững vàng trong ứng phó cùng đi. Đúng là có vết đạn súng cối thật, nhưng nó tản mạn tỏa ra tất cả các hướng. Sĩ quan Hung-ga-ri dựa vào đặc điểm này, phân tích về mặt kỹ thuật, nếu đây là một trận pháo kích thì đạn phải tập trung về một hướng theo chiều đường đạn từ trận địa bần đi chứ không thể chĩạ đều ra bốn hướng được, vì vậy không có bằng chứng gì xác minh là quân giải phóng pháo kích. Và thế là lần này Tổ UBQT cũng không kết luận được vi phạm. Bất mãn vì không quy lỗi được cho ta, đối phương cho bọn côn đồ gây sự, đập vỡ kính xe của các sĩ quan Ba Lan và Hung-ga-ri.

        Từ tháng 6-1974 trở đi, sau khi ta đình chỉ các cuộc họp và các hoạt động thực tiễn chung với phía Sài Gòn tại BLHQS hai bên, UBQT không còn điều kiện để thực hiện đầy đủ chức năng kiểm soát và giám sát, điều tra vi phạm,
vì thiếu sự phối hợp của BLHQS (đây là nói về mặt nguyên tắc, còn về thực tế thì với tính chất cơ cấu của nó và với cục diện tình hình đang diễn biến ở Miền Nam Việt Nam, dù BLHQS hai bên có tiếp tục hoạt động thì UBQT cũng khó làm gì đưa lại được kết quả thiết thực). UBQT chỉ còn chủ yếu làm một việc nội bộ với nhau và duy trì sự tồn tại của mình như một sự nhắc nhở quốc tế về Hiệp định Paris.

        Từ sau khi ta đánh chiếm thị xã Ban Mê Thuột, với đà tan rã và rút chạy của quân Sài Gòn, các Tổ UBQT ở các khu vực và địa phương phía bắc cũng rút cuốn chiếu về Sài Gòn.

        Trong trận đánh Ban Mê Thuột ngày 11-3-1975, quân ta có giữ một đại úy In-đô-nê-xi-a và một đại úy I-ran trong Tổ UBQT ở đó. Đại sứ In-đô-nê-xi-a và Đại sứ I-ran đến Trại Davis nhờ Trưởng đoàn ta can thiệp xin trao trả cho họ. Phía ta đả chăm sóc hai sĩ quan trên chu đáo và cho đưa về Lộc Ninh. Ngày 15-4-1975, một máy bay lên thẳng đặc biệt của UBQT được phép vào Lộc Ninh để làm các thủ tục chuẩn bị, ngày 17-4 một chuyến máy bay lên thẳng đặc biệt nữa đã vào đón hai sĩ quan đó về. (Nhân có hai chuyến bay này, Đoàn ta đả kết hợp thực hiện hai chuyến liên lạc trực tiếp cuối cùng rất quan trọng với hậu phương trước khi chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu).

        Trong đợt tổng tấn công của quân ta vào Sài Gòn, bị bất ngờ trước tốc độ chiến sự, Đoàn In-đô-nê-xi-a và Đoàn I-ran cấp tốc về nước cùng với đợt di tản của Mỹ, và UBQT đã bị động giải thể.

        Đoàn Ba Lan và Đoàn Hung-ga-ri vẫn bình tĩnh ở lại, vẫn giữ liên lạc với Đoàn ta tại Trại Davis cho đến lúc mạng điện thoại Sài Gòn bị tê liệt (29-4-1975). Bạn đã chứng kiến những giờ phút lịch sử của cuộc Tổng tiến công với hợp điểm của các cánh quân tiến vào giải phóng Sài Gòn. Và không ai bị thương vong.

        Ngay sáng 1-5-1975 ta đã bắt liên lạc lại với bạn. Trường đoàn ta ra khách sạn và biệt thự thăm các Đại sứ Trưởng đoàn. Tối 6-5 hai Đoàn ta tại Tân Sơn Nhất mở tiệc chiêu đãi trọng thể và thân tình, ngày 7-5-1975 tiễn bạn lên máy bay về nước.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #171 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2014, 05:24:01 am »

 
III

        Để giữ quan hệ với UBQT và với hai Đoàn bạn, Đoàn CPCMLT tại BLHQS hai bên trung ương thành lập một bộ phận chuyên trách, Tiểu ban quốc tế, do một phó trưởng đoàn được phân công trực tiếp nắm.

        Việc tiếp xúc với hai Đoàn bạn được thực hiện hầu như hàng ngày, chuyên viên của bạn vào cung cấp cho ta những thông tin mà bạn nắm được, nhận thông báo của cán bộ ta về tình hình chiến trường, thường xuyên trao đổi với ta về công việc. Hàng tuần hoặc khi có việc đột xuất, Trưởng phó đoàn ta vào Sài Gòn gặp Trưởng phó đoàn bạn, hoặc bạn vào Trại Davis gặp ta. Trong phần lớn các vấn đề, bạn thống nhất quan điểm với ta, cố gắng bàn bạc đấu tranh trong nội bộ UBQT theo yêu cầu chính đáng của ta. Sự phối hợp chặt chẽ giữa bạn với ta trở thành một nề nếp tốt đẹp và có hiệu quả.

        Với Đoàn In-đô-nê-xi-a và Ca-na-đa (sau là I-ran) ta vẫn giữ liên lạc thường xuyên, cán bộ ta gặp gỡ trao đổi tình hình với chuyên viên họ khi cần thiết. Hàng tháng phó trưởng đoàn ta tranh thủ đến từng Đoàn thông báo tình hình chiến trường cho rộng rãi sĩ quan và cán bộ của họ. Trưởng đoàn ta cũng giữ tiếp xúc và thỉnh thoảng gặp gỡ Đại sứ Trưởng đoàn hoặc vị tướng phó trưởng đoàn quân sự.

        Với In-đô-nê-xi-a, do sự kiện Ly Tôn, thời gian đầu quan hệ có phần căng thẳng, họ muốn quy kết ta vi phạm, sau đó họ chủ trương điều tra đơn phương, trong một số trường hợp họ có thiên về phía Sài Gòn. Nhưng đặc điểm dân tộc và hoàn cảnh lịch sử của họ cũng gần giống ta, giữa họ với ta không có lợi ích chiến lược đối địch nên dần dần ta cũng tranh thủ làm cho họ hiểu phần nào chính nghĩa của ta. Trong những lần đầu cán bộ ta đến giới thiệu tình hình cho Đoàn họ, cán bộ và sĩ quan In-đô-nê-xi-a đặt những câu hỏi chứng tỏ họ không hiểu biết mấy về thực chất tình hình Miền Nam Việt Nam và chịu ảnh hưởng khá nặng sự tuyên truyền xuyên tạc của đối phương. Các đồng chí ta đã nhân cơ hội giải thích làm cho họ thấy được sự thật, điều này rất có lợi, dần dần họ đã có cách nhìn nhận khách quan và đúng đắn hơn.

        I-ran cũng thuộc diện nước đang phát triển, họ ở xa, không có tranh chấp chính trị kinh tế gì với ta, nên ngoài quan hệ thân Mỹ và quan điểm theo phía phương Tây của họ (lúc đó I-ran còn ở dưới chính quyền vua Pahlevi), về mặt cá nhân ta củng từng bước tranh thủ được.

        Quan hệ giữa ta với UBQT luôn giữ được đúng mức. Trong một số dịp ta mời họ đi thăm vùng ta:

        -   Ngày 12-9-1973, ta mời họ vào thăm Lộc Ninh một ngày. Lúc này Đoàn Ca-na-đa đã rút, chỉ còn ba Đoàn nhưng đây chỉ là một chuyến thăm hữu nghị nên tuy không đủ bốn thành viên họ củng vẫn đi. Trung tướng Trần Văn Trà đã tiếp trang trọng.

        -   Từ 12 đến 14-11-1973, Bộ Ngoại giao CPCMLT mời Ủy ban thăm vùng giải phóng Đông Hà thuộc Quảng Trị. Lúc này đã đủ bốn thành viên, cả bốn Đại sứ và bốn tướng đều tham gia chuyến đi. Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình đã tiếp.

        -   Ngoài ra Chính phủ VNDCCH đã mời Ủy ban ra thăm Hà Nội từ 29-1 đến 1-2-1974.

        Các chuyến thảm đó đả gây ấn tượng tốt đối với họ, về mặt cá nhân có cảm hóa thêm họ được một phần.

        Một môi trường thuận lợi cho công tác tranh thủ hữu nghị của ta và cũng là những dịp để cán bộ các Đoàn ta ở Tân Sơn Nhất có điều kiện đi vào phố Sài Gòn, là các cuộc chiêu đãi. Mỗi Đoàn trong UBQT đều muốn thông qua hoạt động này đề cao vị trí của nước mình, và trong chừng mực khác nhau đều có ý tạo điều kiện cho những sự tiếp xúc giữa các bên, giữa các đối tượng. Trong các ngày kỷ niệm lớn của nước mình (Quốc khánh, Tết dân tộc, ngày Quân đội, v.v.), các Đại sứ Trưởng đoàn đều tổ chức chiêu đãi trọng thể, tại biệt thự hoặc tại khách sạn, mời khách khá đông và luôn luôn mời cả phía ta (hai Đoàn) và phía Sài Gòn tại BLHQS. Nhiều nhà báo cũng thường được mời. Nhiều lần Đại sứ hai Đoàn bạn còn mời một số nhân vật thuộc lực lượng thứ ba ở Sài Gòn đến dự để có dịp cho ta tiếp xúc. Trong một số trường hợp khác, như thay Đại sứ Trưởng đoàn, thay tướng, họ củng tổ chức chiêu đãi để tiễn người cũ, đón người mới.

        Về phần ta cũng vậy, dịp Tết cổ truyền, các ngày lễ của VNDCCH, của CPCMLT và MTDTGP, hai Đoàn ta tại Tân Sơn Nhất (tùy sự kiện mà Đoàn A hay Đoàn B đứng ra chủ trì) đều tổ chức chiêu đãi trọng thể tại Trại Davis, nhưng chỉ mời được các Đoàn trong UBQT và các nhà báo, mà nhà báo củng rất ít lần được phía Sài Gòn để cho vào dự. Được sự chi viện của Cục chính trị Miền và Tổng cục Chính trị về văn công, trong các dịp này ta còn tổ chức biểu diễn văn nghệ, nhẹ nhàng nhưng cũng góp phần tranh thủ thiện cảm.

        Một hình thức khác để tăng cường hữu nghị là hoạt động thể thao. Tháng 8-1973, nhân Quốc khánh nước VNDCCH hai Đoàn ta tổ chức thi đấu các môn bóng bàn, bóng chuyền, bóng rổ và quần vợt, mời hai Đoàn bạn Ba Lan và Hung-ga-ri và Đoàn In-đô-né-xi-a cùng dự. Họ đều vui vẻ và tích cực tham gia. Đại sứ In-đô-nê-xi-a nhiệt tình thi đấu bóng bàn. Từ đó trở đi thành tục lệ, mỗi Đoàn đến dịp lễ, Tết đều đứng ra tổ chức và mời nhau cùng thi đấu. Các Đại sứ, tướng tá và cán bộ cao cấp ai biết môn nào đều ra sức hưởng ứng. Đây là một loại hoạt động có hiệu quả để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tạo không khí thoải mái trong tiếp xúc, góp phần cải thiện quan hệ làm việc.

        Trong thời gian ta đình chỉ các cuộc họp BLHQS hai bên, cả trong thời kỳ sôi động từ sau khi giải phóng Ban Mê Thuột và Tây Nguyên, Đoàn In-đô-nê-xi-a và Đoàn I-ran vẫn giữ liên lạc và cử người thường xuyên tiếp xúc với ta tại Trại Davis cho đến ngày mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #172 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2014, 02:24:05 am »

 
IV

        UBQT kiểm soát và giám sát được thành lập vào cuối tháng 1-1973 đã tồn tại đến những ngày cuối tháng 4-1975. Nó đã thực hiện được nhiệm vụ kiểm soát và giám sát việc rút quân Mỹ và quân nước ngoài theo Mỹ, trao trả NVQS của các bên và thường dân nước ngoài bị bắt, trao trả một phần NVDS hai bên Miền Nam Việt Nam bị bắt và giam giữ.

        Sau đó, trước tình hình tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu được Mỹ dung túng vi phạm tiến tới phá hoại Hiệp định Paris ngày càng nghiêm trọng, UBQT không thể làm gì được để ngăn ngừa vi phạm và kết luận vi phạm. Sống trong vùng do phía Sài Gòn kiểm soát, dựa vào sự cung cấp và bảo đảm vật chất và phương tiện của đối phương, Ủy ban này không thể tiến hành những hoạt động chủ động và những cuộc điều tra khách quan để xác định trách nhiệm của bên vi phạm và góp phần hạn chế vi phạm. Điều quan trọng nữa là, do cơ cấu thành phần của nó, UBQT không thể có một hành động hay kết luận nào nghiêng hẳn về phía có lợi cho ta hoặc cho phía bên kia.
Điều này thể hiện so sánh lực lượng giữa các bên khi ký Hiệp định Paris, ta không thể trông đợi tốt hơn nữa.

        Tuy nhiên vì Hiệp định Paris là một thắng lợi của ta và được Hội nghị quốc tế bảo đảm, sự có mặt và tồn tại của UBQT về cơ bản là có lợi cho ta, nó góp phẩn xác nhận vị trí của CPCMLT và có tác dụng kiềm chế nhất định đối với phía Sài Gòn trong việc phá hoại Hiệp định.

        Hai Đoàn bạn Ba Lan và Hung-ga-ri đã phối hợp chặt chẽ và ủng hộ ta trong nhiều trường hợp để bảo vệ Hiệp định Paris, ngăn chặn và vô hiệu hóa những hành động đơn phương thiên vị trong UBQT chống lại ta, và không để cho phía đối phương lợi dụng ưu thế vật chất mà chi phối hoạt động của UBQT.


 
LỜI KẾT

        Hơn hai năm ba tháng kể từ ngày 28-1-1973, ngày bộ phận đầu tiên vào Tân Sơn Nhất, đến ngày 30-4-1975, ngày giải phóng Sài Gòn và các đồng chí ta hoàn thành nhiệm vụ.

        Họ đến đây tham gia cơ quan LHQS, cùng với các bên ký kết khác bàn việc phối hợp thi hành một số điều khoản được giao cho cơ quan này giải quyết, đồng thời họ có nhiệm vụ, mà nhiệm vụ này là chính yếu và xuyên suốt, đấu tranh trên mặt trận dư luận, nêu cao chính nghĩa và thiện chí cùa ta, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ quốc tế.

        Kinh nghiệm của bản thân nước ta và thế giới đều cho thấy: một Hiệp định được ký kết khi lực lượng so sánh không tuyệt đối nghiêng hẳn về một bên thì chỉ có thể thi hành một số điều khoản mà các bên ký kết cùng có yêu cầu hoặc bị ràng buộc phải thi hành, còn lại thì dằng dai cho đến lúc có một sự chuyển biến mới trong so sánh lực lượng.

        Với Hiệp nghị Genève, ta giải phóng được non một nửa nước, ta phải tập kết lực lượng vũ trang từ Miền Nam ra Miền Bắc. Pháp rút chân ra được khỏi cuộc sa lầy trong chiến tranh Đông Dương rồi bị Mỹ hất cẳng ở Miền Nam.
Mỹ nhảy vào thay thế với một ngụy quyền tay sai phản động. Ủy ban liên hiệp của Hiệp nghị Genève lặng lẽ chấm dứt hoạt động. Phải mất gần hai mươi năm sau mới có một Hiệp định mới.

        Với Hiệp định Paris, trong 60 ngày của BLHQS bốn bên ta đẩy được hết quân Mỹ và quân nước ngoài về nước, trao trả hết NVQS và NVDS của họ bị bắt, nhận về một số lớn NVQS của ta. Tiếp theo, BLHQS hai bên thực hiện được việc phía Sài Gòn trao trả cho ta một số NVQS còn lại và một số NVDS, và thế là xong giai đoạn tích cực mà một số vấn đề được giải quyết. Sau đó, có khác với thời kỳ Hiệp Genève, tuy BLHQS hai bên trên thực tế cũng nửa chừng bị tê liệt, nhưng về danh nghĩa nó vẫn tồn tại đến cùng, đặc biệt khác trước là Đoàn đại biểu của ta vẫn dùng danh nghĩa hợp pháp của nó để tiếp tục đứng vững ngay tại sào huyệt của địch, tập trung sức làm công việc nặng nề và khó khăn là giải thích có lý có tình và phù hợp với tinh thần Hiệp định những hành động vũ trang ngày càng mạnh mẽ của ta trên chiến trường, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của dư luận cả trong và ngoài nước.

        Sau Hiệp nghị Genève quân Pháp rút đi, Mỹ nhảy vào làm cho thế và lực của địch ờ Miền Nam mạnh lên. Với Hiệp định Paris lần này, hơn nửa triệu quân Mỹ và quân nước ngoài theo Mỹ rút đi mà lực lượng của ta thì không thay đổi, quân đội Sài Gòn tuy có được phát triển và tăng cường nhưng vẫn bị một cái hẫng lớn là không còn quân Mỹ yểm trợ. Ta muốn Hiệp định Paris được thi hành nhưng Nguyễn Văn Thiệu đã không hiểu được thời thế, cứ ngoan cố đẩy mạnh hành động vũ trang hòng đánh bại ta, buộc ta phải dùng vũ trang đánh trả, cuối cùng đã tạo điều kiện cho ta dùng hành động vũ trang để thực hiện trọn vẹn mục tiêu mà Chính phủ Hoa Kỳ đã trịnh trọng cam kết ngay trong Điều 1 Hiệp định Paris: "Hoa kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam đã công nhận".
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tư, 2014, 02:29:14 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #173 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2014, 04:51:05 am »

        Một trong những bai học rút ra từ cuộc đấu tranh dư luận của ta tại Tân Sơn Nhất là phải có cả chính nghĩa và sức mạnh, kết hợp sức mạnh của chính nghĩa với sức mạnh trên chiến trường. Không có chính nghĩa thì không thuyết phục được ai. Có chính nghĩa mà yếu kém thì cũng chi tranh thủ được sự thông cảm chung chung, khó lòng giành được sự đồng tình ủng hộ mạnh mẽ. Có sức mạnh mà phi nghĩa thì chỉ có thể áp đặt ý muốn nhất thời, cuối cùng cũng bị vạch mặt và thất bại.

        Đấu tranh giành sự ủng hộ của dư luận sau Hiệp định Paris là một mặt trận mà Đảng và Nhà nước ta triển khai sâu rộng trên thế giới, tại bất cứ nơi nào có thể làm được. Cuộc đấu tranh của hai Đoàn đại biểu của ta ở Tân Sơn Nhất chỉ là một khâu trong mặt trận rộng lớn đó. Nhưng cuộc đấu tranh giành sự ủng hộ của dư luận ngay tại Sài Gòn chưa được giải phóng, bằng tiếng nói công khai của những người đại diện cho lực lượng cách mạng, có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt của nó. Đó là vì: Sài Gòn lúc đó là trung tâm của lò lửa ở Miền Nam, là nơi tiếp nhận và phát đi nhanh nhất và sớm nhất tin tức về diễn biến của cuộc đấu tranh, là nơi mà đại diện dư luận thế giới có thể tiếp xúc trực tiếp với các bên trong cuộc và với cơ quan quốc tế được cử ra để kiểm soát và giám sát việc thi hành Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa binh ờ Việt Nam.

        Đứng vững tại vị trí đó, cán bộ chiến sĩ các Đoàn ta trong hơn hai năm ở Tân Sơn Nhất đã hoàn thành hai nhiệm vụ cơ bản được giao cho mình: kiên quyết đấu tranh thực hiện những điều khoản cốt lõi nhất của Hiệp định Paris trong điều kiện có thể, và sau đó góp phần đấu tranh làm cho dư luận thế giới đồng tinh hoặc chấp nhận việc ta phải dùng quân sự giành lại toàn bộ Miền Nam Việt Nam, đạt đầy đủ nhất mục tiêu mà Điều 1 Hiệp định Paris đã ghi nhận.

*

*      *

        Khu Trại Davis cùng với khu hội trường họp BLHQS và khu vực đóng quân của bốn Đoàn quân sự trong UBQT trong Tân Sơn Nhất nay đã biến đổi nhiều lắm và không dễ dàng nhận ra được nữa. Hầu hết nhà cửa và kiến trúc cũ đả bị phá đi để làm lại theo yêu cầu mới của các đơn vị đóng quân thuộc Bộ Quốc phòng.

        Năm 1990, một số cán bộ cũ thuộc Đoàn đại biểu quân sự năm xưa có đến lại khu Trại Davis cũ và tìm lại được hai ngôi mộ chôn hai đồng chí của Đoàn hy sinh sáng 29-4-1975 trong khi làm nhiệm vụ trong cuộc tổng tấn cồng của quân ta vào Tân Sơn Nhất. Sau đó hai ngôi mộ đã được cải táng và quy tụ về nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh.

        Gần đây trong tháng 6-1996, mấy cán bộ chủ chốt của Đoàn cũng đã lại tim đến một lần nữa, lần này khó kiếm hơn nhiều. Phải mất nhiều thời gian lần mò mới đến được đúng chỗ và xác định được đúng địa điểm, ở đây chỉ có một ít gia đình cán bộ quân đội ở trong những nhà tạm được cất gần cổng chính cũ, còn toàn bộ khu Trại thì hoang vắng với cỏ dại mọc dày và cao. Một số cây bạch đàn được trồng sau ngày giải phóng nay đã lớn. Các đường nhựa nội bộ, các nền nhà bê tông và các dãy bệ bê tông nhà sàn vẫn còn, lấp dưới cỏ dại. Riêng ngôi nhà họp báo vẫn còn nguyên, với dòng chữ đỏ "Hội trường" còn rất rõ, hiện nay một gia đinh cán bộ đang ở.

        Đứng trước cảnh nay, các đồng chí ta vừa tiếc lại cũng vừa mừng và hy vọng.

        Tiếc là vì nơi đây, đả từng là một trung tâm đấu tranh sôi động được cả nước và thế giới theo dõi quan tâm, nay hầu như không còn vết tích nữa và đi vào bị lãng quên; trong số cán bộ có trách nhiệm ở khu vực này, không mấy ai còn nhớ hoặc biết có cái Trại Davis ở đây, và nếu có nhớ thi cũng không còn biết nó ở chính xác chỗ nào, đi đường nào đến được. Ngay những gia đình đang sống tại đó, cả tại cái nhà "Hội trường" đã từng trong hơn hai năm đón tiếp hàng trăm nhà báo quốc tế, cũng không biết mình đang ở tại một nơi có ý nghĩa như thế nào.

        Mừng là vì khu doanh trại cũ vẫn còn để trống, chỉ mới có một ít nhà ở xây tạm. Sát phía bầc có một nhà ga máy bay lên thẳng đang được xây dựng, được biết sẽ dùng một phần cho dịch vụ bay du lịch, tức là khách bình thường có thể ra vào được. Từ đó hy vọng có thể đề đạt kiến nghị về việc công nhận một di tích lịch sử, giữ lại kỷ niệm về một kiểu đấu tranh mà Đảng ta đã sáng tạo ra để góp phần phát triển và hoàn thiện thâng lợi mà Hiệp định Paris đem lại.

        Từ khi về hưu chuyển sang cuộc sống đời thường, phần lớn thành viên câu lạc bộ truyền thống Trại Davis đều tham gia công tác hoặc hoạt động xã hội tại địa phương, góp phần khiêm tốn của mình vào việc bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng cuộc sống mới. Các đồng chí vui mừng phấn khởi trước việc quê hương xứ sở ngày càng thay da đổi thịt, ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Tự hào về quá khứ vẻ vang chung của cách mạng cũng như quá khứ cống hiến xứng đáng của bản thân, anh chị em nguyện tiếp tục đem sức lực và trí tuệ của mình cùng nhân dân ra sức đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng: công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến bước mạnh mẽ trên con đường đi tới dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. 
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #174 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2014, 09:09:56 am »

(Tiếp #173)
 
PHỤ LỤC I

MẤY NÉT VÊ NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH PARIS VÀ CÁC VẢN KIỆN LIÊN QUAN

        "Hiệp định Paris" là cách nói tắt, tên gọi chính thức của nó là "HIỆP ĐỊNH VỂ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM". Hiệp định được ký tại Paris thủ đô nước Pháp ngày 27-1-1973, kèm theo có 4 Nghị định thư;

        1.   Nghị định thư của Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam VÊ NGỪNG BĂN Ở MIỀN NAM VIỆT NAM VÀ VỀ CÁC BAN LIÊN HỢP QUÂN SỰ.

        2.   Nghị định thự cùa Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam VỂ ỦY BAN QUỐC TẾ KIỂM SOÁT VÀ GIÁM SÁT.

        3.   Nghi đinh thư của Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam VỀ VIỆC TRAO TRẢ NHÂN VIÊN QUÂN SỰ BỊ BẮT, THƯỜNG DÂN NƯỚC NGOÀI BỊ BẮT VÀ NHÂN VIÊN DÂN SỰ VIỆT NAM BỊ BẮT VÀ GIAM GIỮ.

        4.   Nghị định thư của Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam VỂ THÁO GỠ, LÀM MẤT HIỆU LỰC VĨNH VIỂN, PHÁ HỦY MÌN Ở VÙNG BIỂN, CÁC CẢNG, SÔNG NGÒI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

        Hiệp định và ba Nghị định thư đầu đều làm thành hai văn bản, nội dung hoàn toàn như nhau, một bản do Bộ trưởng ngoại giao NGUYỄN DUY TRINH thay mặt Chính phủ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA và WILLIAM PRICE ROGERS thay mặt Chính phủ HOA KỲ ký (tức là hai bên chủ chốt đàm phán), còn một bản do Bộ trưởng ngoại giao của cả bốn bên tham gia Hội nghị Paris ký: NGUYỄN DUY TRINH (VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA), NGUYỄN THỊ BÌNH (CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỂN NAM VIỆT NAM), WILLIAM PRICE ROGERS (HOA KỲ) và TRẦN VĂN LẮM ("VIỆT NAM CỘNG HÒA").

        Riêng Nghị định thư về tháo gỡ và phá hủy mìn vì chỉ liên quan đến Miền Bắc Việt Nam nên chỉ do Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam dân chủ cộng hòa và Hoa Kỳ ký.

        Nội dung chù yếu của Hiệp định Paris là:

        -   Hoa Kỳ và các nước khác cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam.

        -   Hoa Kỳ hoàn toàn chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, chấm dứt sự dính líu vể quân sự và can thiệp vào nội bộ của Miền Nam Việt Nam.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Tư, 2014, 09:18:15 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #175 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2014, 03:21:58 am »

 
PHỤ LỤC II

DANH SÁCH
Các trưởng, phó đoàn, các ủy viên đoàn, các trưởng tiểu ban trên diễn đàn liên hợp, các trưởng ban nghiệp vụ, một số cản bộ các đoàn Ban LHQS khu vực của Đoản đại biểu quân sự Chính phủ CMLTCHMN VIỆT NAM trong Ban LHQS 4 bốn và 2 bên

        I/ Thời kỳ ban LHQS 4 bên:

        Trưởng đoàn: Trung tướng Trần Văn Trà (sau này là thượng tướng).

        Các Phó Trưởng đoàn:

        - Đại tá Đặng Văn Thu (tức Đoàn Huyên, sau này là thiếu tướng).
        -   Đại tá Võ Đông Giang.
        -   Đại tá Trần Quốc Minh (tức Trần Văn Danh, sau này là thiếu tướng).

        Các ủy viên   đoàn:

        -   Thượng tá   Nguyễn Văn Sĩ (sau này là thiếu tướng).
        -   Thượng tá   Nguyễn Văn Hoàn.
        -   Thượng tá   Nguyễn Văn Tư (sau này là   đại  tá).
        -   Thượng tá Dương Đình Thảo.
        -   Thượng tá Nguyễn Văn Tòng (sau này là đại   tá).

        Các trưởng tiểu ban

        -   Tiểu ban trao trả: Thượng tá Lê Trực (sau này là đại tá).
        -   Tiểu ban thù tục: Thượng tá Nguyên Văn Hoàn.
        -   Tiểu ban quân sự: Trung tá Nguyễn Văn Thông (sau này là đại tá).
        -   Tiểu ban triển khai: Thượng tá Nguyễn Văn Sĩ (sau này là thiếu tướng).
        -   Tiểu ban hai bên: Đại tá Trần   Quốc   Minh   (tứcTrần Văn Danh, sau này là thiếu tướng).

        Các trưởng ban:

        -   Ban nghiên cứu: Trung tá Phan Tất Thành (sau này là đại tá).
        -   Ban thông tấn báo chí: Thượng tá Dương Đình Th?
        -   Sĩ quan báo chí: Thiếu tá Nguyễn Phương Nam.
        -   Ban chính trị: Trung tá Ngô Văn Sương (sau này là đại tá).
        -   Ban bảo vệ: Trung tá Vũ Bình (sau này là đại tá).
        -   Ban hậu cần: Thiếu tá Trần Đình Việt (sau này là ? tá).
        -   Chánh văn phòng: Trung tá Nguyễn Thanh Vân (sau này là đại tá).
        -   Ban thông tin, cơ yếu:
                * Thông tin: Thượng úy Phan Lê (sau này là trung tá)
                *   Cơ yếu: Thượng úy Trương Chiêu.
                *   Tổ trường sĩ quan liên lạc: Thiếu tá Trần Tấn Lộc.

        II/Thời kỳ Ban liên hợp quân sự 2 bên:

        Trường đoàn: Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn.

        Các phó trưởng đoàn:

        -   Đại tá Võ Đông Giang.
        -   Đại tá Bùi Thanh Khiết.
        -   Đại tá Nguyên Văn Sĩ (sau này là thiếu tướng).

        Ngoài các đổng chí trưởng, phó đoàn, trong Ban lãnh đạo Đoàn còn có:

        -   Đại tá Đặng Văn Thu (tức Đoàn Huyên, sau này là thiếu tướng).
        -   Thượng tá Nguyễn Văn Hoàn.
        -   Thượng tá Dương Đình Thảo (đến tháng 7 năm 1973 được cấp trên điều động nhận công tác khác).
        -   Thượng tá Nguyễn Văn Thông (sau này là đại tá).
        -   Trung tá Ngô Văn Sương (sau này là đại tá).

        Các trưởng tiểu ban:

        -   Tiểu ban trao trả: Thượng tá Nguyễn Văn Hoàn. - Từ tháng 8 năm 1973: Trung tá Bùi Thiệp (sau này là đại tá).
        -   Tiểu ban thủ tục: Trung tá Huỳnh Khánh Quang (sau này là đại tá).
        -   Tiểu ban quân sự: Thượng tá Nguyễn Văn Thông (sau này là đại tá).
        -   Tiểu ban triển khai: Trung tá Khúc Đình Bính (sau được cấp trên điều động nhận công tác khác). Từ tháng 9 năm 1973: Trung tá Đỗ Huy Trường thay (sau này là đại tả).
        -   Tiểu ban thay thế vũ khí: Trung tá Võ Giới Sơn (sau này là đại tá).
        -   Tổ LHQS 4 bên: Trung tá Võ Thọ Son (sau này là đại tá).

        Các trưởng ban:

        -   Ban nghiên cứu: Trung tá Trương Văn Ba (sau này là đại tá).
        -   Ban chính trị: Trung tá Ngô Văn Sương (sau nảy là đại tá).
        -   Ban thông tấn báo chí: Thượng tá Dương Đình Thảo kiêm người phát ngôn của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ CMCT CHMNVN, tháng 7 năm 1973 trung tá Hồ Ngọc Sanh thay thế (sau này là thiếu tướng). Tiếp đó: Trung tá Hổ Dũng Sinh thay thế (sau này là đại tá), từ tháng 1-1975: Trung tá Bùi Thiệp (sau này là đại tá).
        -   Sĩ quan báo chí: Thiếu tá Nguyễn Phương Nam.
        -   Ban bảo vệ: Thiếu tá Nguyễn Sinh (sau này là trung tá).
        -   Ban hậu cần: Thiếu tá Trần Đình Việt (sau này là đại tá).
        -   Chánh vãn phòng: Thiếu tá Đỗ Đức Diễm (sau này lả đại tá).
        -   Ban công tác với UBQT: Trung tá Nguyễn Thanh Vân (sau này là đại tá).
        -Thông tin: Thượng úy Phan Lê (sau này là trung tá)
        -   Cơ yếu: Thượng úy Võ Hữu Ty (sau này là trung tá)
        -   Tổ trưởng sĩ quan liên lạc: Thiếu tá Nguyễn Hoè (sau này là trung tá).

        Đội vệ binh:

        -   Đội trưởng: Đại úy Nguyễn Chí Nhơn,  năm 1974 được cấp trên điều động nhận công tác khác (nay là đại tá).
        -   Chính trị viên: Đại úy Nguyễn Hữu Tài.

Một số cán bộ các đoàn Ban LHQS khu vực được điều động về công tác ở Ban LHQS 2 bên T.Ư:

        -   Khu vực V (Biên Hòa): Trung tá Đặng Hữu Thi (sau này là đại tá).
        -   Khu vực VI (Mỹ Tho): Trung tá Võ Quốc Khánh (sau này là đại tá).
        -   Khu vực VII (Cần Thơ): Thiếu tá Trần Kỳ Vân (sau này là đại tá).

----------------
       Hết quyển BAN LIÊN HỢP QUÂN SỰ VÀ TRẠI "DAVIS" NHỮNG THÁNG NGÀY... (bắt đầu từ: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,28231.msg470005.html#msg470005 )
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2014, 03:28:11 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #176 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2020, 03:46:51 pm »



Trần Nam 1975
     
NHỮNG KỶ NIỆM VỀ BAN NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP
TRONG BAN LIÊN HỢP QUÂN SỰ BỐN BÊN VÀ HAI BÊN TRUNG ƯƠNG – TRẠI DAVIS

Trần Văn Nam        

        Trong đời lính của tôi, tôi rất tự hào vì trong chiến trường, 2 đơn vị của tôi. Đơn vị đầu tiên là Phòng tác chiến, cục tham mưu Miền và sau là Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đêu được phong tặng danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân

        Dưới đây là chuyện tôi kể thời gian tôi ở Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

        Vào khoảng tháng ba năm 1973. Khi đang làm công tác đồ bản tại Phòng tác chiến (Gọi là Ô1) thuộc Cục tham mưu Miền, tôi nhận được lệnh đi công tác. Bộ phận đồ bản của tôi thời gian này anh em đi tiền phương hết chỉ còn có tôi và anh Hoán. Anh Hoán là người phụ trách lo tác nghiệp tại đơn vị còn nếu công tác gì tôi đi. Sau đó tôi được biết là sẽ ra công tác ở Đoàn 315A là hậu phương của Đoàn 315B. Đoàn 315B là phái đoàn quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền nam Việt Nam trong Ban liên hiệp quân sự 4 bên sau này chuyển thành hai bên tại Trại Davis ở sân bay Tân Sơn Nhất.

        Vào khoảng tháng ba năm 1973. Khi đang làm công tác đồ bản tại Phòng tác chiến (Gọi là Ô1) thuộc Cục tham mưu Miền, tôi nhận được lệnh đi công tác. Bộ phận đồ bản của tôi thời gian này anh em đi tiền phương hết chỉ còn có tôi và anh Hoán. Anh Hoán là người phụ trách lo tác nghiệp tại đơn vị còn nếu công tác gì tôi đi. Sau đó tôi được biết là sẽ ra công tác ở Đoàn 315A là hậu phương của Đoàn 315B. Đoàn 315B là phái đoàn quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền nam Việt Nam trong Ban liên hiệp quân sự 4 bên sau này chuyển thành hai bên tại Trại Davis ở sân bay Tân Sơn Nhất.

        Đoàn 315A đóng bản doanh tại thị trấn Lộc Ninh, nhà khách của Đoàn là một nhà sàn trên sườn đồi, anh em quen gọi vui là “Nhà cao cẳng”. Ở đây một vài ngày tôi được đưa vào Davis cùng với một đoàn khá đông cán bộ chiến sĩ Quân giải phóng. Tôi cũng không biết đây là đợt cán bộ chiến sĩ thứ mấy vào trại Davis.

        Chúng tôi bay vào Tân Sơn Nhất trên một máy bay vận tải Caribou cũ kỹ vừa rung vừa ồn. Khoảng 45 phút thì máy bay đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Bọn cảnh sát, quân cảnh và lính dù ngụy tập trung ở sân bay khá đông. Sau đó chúng tôi được xe đưa về trại Davis

        Trụ sở của 2 phái đoàn nguyên là một trại lính cũ của Mỹ, xưa gọi là “DAVIS CAMP”(Trại DAVIS). Đây vốn là khu doanh trại của phi công sư đoàn không quân Mỹ, nằm gần cơ quan Bộ tư lệnh không quân ngụy, chỉ cách Bộ tổng tham mưu Quân dội Việt Nam Cộng hòa 1km theo đường chim bay. Thẳng cổng vào bên phải là sân bãi đậu xe và khu A (Khu sĩ quan) có 11 nhà, nhà ăn, nhà tắm, vệ sinh riêng. Phía đông trên một khu hình chữ nhật là khu B bao gồm 32 nhà bố trí các dãy nhà theo hình chữ U, khu giữa là nhà ăn, nhà kho, nhà bếp và nhà vệ sinh. Phía nam, trên một kh đất hình tam giác sát đường Lê Văn Lộc là khu C gồm những nhà phục vụ chung như nhà câu lạc bộ có thể chiếu phim, thi đấu các môn thể thao, phòng họp lớn, kho tiếp liệu, kho nhiên liệu, bãi đậu máy bay lên thẳng, nhà căng tin, bệnh xá, sân quần vợt, tháp nước…

        Trụ sở Đoàn đại biểu quân sự chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và

        Đoàn đại biểu quân sự chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam-Trại Davis

        Kết cấu của các căn nhà đều làm bằng gỗ thông, mặt sàn cách mặt đất khoảng 0,5m. xung quanh vách có lưới thép nhỏ để chống muỗi và côn trùng. Trần cũng làm bằng gỗ thông dán.

        Ngoài sự bố phòng rất cẩn mật của khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, triêng trại này còn được vây kín bằng dày đặc cảnh sát, quân cảnh. Máy bay trực thăng thường xuyên quần đảo, xung quang là các lớp tường rào kém gai B40, kẽm gai bùng nhùng với đường hào sâu 4 m bao quanh. 13 chòi canh cao gắn trọng liên 12,7ly.

        Ban nghiên cứu tổng hợp hầu hết là cán bộ làm công tác tham mưu, có nhiệm vụ theo dõi chiến sự trên toàn chiến trường miền Nam chủ yếu là các vùng giải phóng và vùng giáp ranh để giúp cho việc đấu tranh trên bàn hội nghị về việc lấn chiếm, đánh bom, bắn pháo vi phạm hiệp định của quân nguỵ Sài Gòn. Mỗi ngày các anh nhận điện từ các nơi gửi về, tổng hợp, phân tích và báo cáo với lãnh đạo Đoàn. Các thông tin này là cơ sở để Đoàn ta đấu tranh với địch.

        Từ những thông tin này tôi có nhiệm vụ thể hiện trên một tấm bản đồ tỉ lệ 1:500.000. Các tình huống trên bản đồ được sử dụng để họp báo công khai hoặc giao ban nội bộ trong đoàn ta ... v v
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Năm, 2020, 03:54:51 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #177 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2020, 02:30:32 pm »


        Vào khoảng tháng 06/1973, tôi được lệnh về Lộc Ninh nhận bộ bản đồ mới UTM của Mỹ để phục vụ tra cứu và tác nghiệp Thường kỳ, Ban liên hợp quân sự có một chuyến bay ra Hà Nội vào ngày thứ sáu bằng máy bay C130 và hai chuyến bay ra Lộc Ninh vào ngày thứ ba và ngày thứ năm hàng tuần bằng trực thăng để chở cán bộ, chiến sĩ của hai đoàn ra Hà Nội và về Lộc Ninh làm việc. Đây là chuyến bay liên lạc ra Lộc Ninh đầu tiên sau một thời gian gián đoạn. Nguyên nhân gián đoạn do ngụy Sài Gòn viện đủ các lý do để gây khó khăn cho phái đoàn ta liên lạc với hậu phương.

        Tôi đang đứng chờ bên máy bay thì một viên trung úy phi công ngụy trẻ măng đến bắt chuyện với tôi:

        - Anh quê đâu anh?

        - Tôi quê ngoài Bắc.

        - Em cũng quê gốc bắc đó anh.

        - Nghe nói, lính không quân toàn lính cậu, con ông cháu cha phải không?

        - Không hẳn đâu anh, một phần thôi nhưng nói chung là có học. Mà anh vô trong này lâu chưa?

        - Tôi vào khi quân Mỹ tăng cường đổ quân vào Miền Nam...

        Câu chuyện dừng vì chúng tôi phải lên máy bay để chuẩn bị cất cánh

        Chuyến bay này, chúng tôi bay trên 1 trực thăng UH-1. Hôm đầu vào trại, đi trên chiếc máy bay Cribou, cửa đóng nên hầu như không nhìn thấy gì còn hôm nay đi trực thăng, cửa hông mở toang nên tầm nhìn rất rộng. Máy bay cất cánh, thành phố được gọi là “hòn ngọc viễn đông” trải ra trước mắt, thật choáng ngợp.

        Hôm từ Lộc Ninh bay trở vào Đa-vít tôi ngồi ngay ghế bên hông máy bay, cửa hai bên mở toang, có thể rất rõ ở phía dưới. Phi hành đoàn nhắc nhở thắt dây an toàn. Hai trực thăng chở chúng tôi bay khá thấp không theo qui định, cách đường khá xa, có thể nhìn rõ những con đường đất đỏ ngoằn nghoèo và cây cối xác xơ vì bom đạn ở phía dưới. Đang bay bỗng có những loạt súng liên thanh bắn từ dưới đất lên, tôi thấy rõ những đầu đạn cắm phầm phậm vào hông máy bay phía dưới chân tôi vì tôi ngồi ngay ở hông máy bay. Máy bay nhào vội xuống, người tôi như nhấc khỏi ghế may mắn được giữ lại nhờ dây an toàn. Thiếu tá Nhiên đưa chiếc mũ cứng ra vẫy vẫy liền bị gió giật bay vèo mất. Cả hai chiếc trực thăng vội vã hạ cánh xuống mặt lộ 13. Rất may là cả hai máy bay đều không bị hư hỏng lớn. Chỗ hai máy bay đáp xuống gần mấy chốt của Quân giải phóng. Trời về chiều nắng như đổ lửa, tôi cùng thiếu tá Nhiên vào chốt của anh em để xin nước ra máy bay cho mọi người cùng uống.

        Viên sĩ quan nguỵ điện đàm về sân bay và trại Davis thông báo là một chiếc bị rơi và một chiếc bị thương.

        Máy bay đậu trên lộ 13. Phía Sài Gòn chỉ vào chỗ máy bay bị bắn, lấy phấn đánh dấu vào chỗ vết đạn và yêu cầu sĩ quan ta ký biên bản. Nhưng sĩ quan ta nhất định không ký vì không có gì chứng mỉnh rõ ràng rằng máy bay vừa bị bắn và nếu có bị bắn thì ai bắn thì không thể xác định được vì đây là vùng ta và địch xen kẽ nhau. Khoảng hai giờ sau máy bay mới tiếp tục bay về sân bay Tân Sơn Nhất. Khi về đến trại Davis, đại tá Nguyễn Văn Sĩ, phó trưởng đoàn chạy ra ôm lấy từng người chúng tôi, rơm rớm nước mắt, ông nói :

        - Mình tưởng có chuyện rồi, đang lo chuẩn bị lễ truy điệu đây !

        Đi trên hai trực thăng lần này hầu hết là sĩ quan của Ban nghiên cứu tổng hợp và Ban trao trả. Quả thực, nếu cả hai trực thăng bị rơi thì tổn thất quả không nhỏ vì các anh toàn là cán bộ ưu tú của Đảng và Quân đội đã nhiều năm lăn lộn trên chiến trường.

        Bọn ngụy Sài Gòn là kẻ chủ tâm phá hoại hiệp định Pari. Chúng không thi hành ngừng bắn. Được Mỹ dung túng, chúng tìm mọi cách tràn ngập lãnh thổ, lấn chiếm, đánh phá vùng giải phóng, đóng thêm đồn bốt ...v...v.

        Các máy bay của ngụy thì lợi dụng mang ký hiệu vạch màu da camtrên thân máy bay của ban liên hợp quân sự đi trinh sát vùng giải phóng, nèm bom bắn phá vùng chúng nghi là quân giải phóng trú quân.

        Biết rõ bọn ngụy vi phạm theo kiểu đó, quân ta kiên quyết trừng trị khi chúng bay ra khỏi hành lang quy định của Ban liên hợp quân sự. Chúng ta cũng lên án, tố cáo chúng trước dư luận trong nước và thế giới.

        Tôi ngồi trên chiếc trực thăng này nên chứng kiến sự vi phạm rất rõ. Lợi dụng có một số cán bộ ta đi trên máy bay đó, bọn ngụy cố tình bay ra khỏi hành lang để trinh sát những khu vực bố trí chiến đấu của ta.

        Cũng như bao lần trong chiến trường, lần này tôi lại thoát chết trong gang tấc
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #178 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2020, 11:09:39 am »


        Khi chiến trường miền Nam bắt đầu cuộc tổng tấn công, một tấm bản đồ tỉ lệ 1:500000 được đem treo lên tường phía ngoài trước cửa phòng họp. Cứ mỗi khi tỉnh, thành, thị trấn, thị tứ nào được giải phóng là tôi vẽ tại đó một lá cờ đỏ sao vàng. Tôi còn nhớ có những hôm sáng ngủ dậy, một đêm ta đã giải phóng mấy tỉnh liền. Nghe các anh trong ban nói giải phóng mấy tỉnh, thành miền Trung tôi liền vẽ cờ lên mấy địa phương đó. Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn đi qua, ông ngắm nghía bản đồ rồi gọi tôi hỏi: “Mấy nơi này giải phóng khi nào? Điện đâu đưa coi ”. Tôi ấp úng nói là nghe mấy anh trong ban nói. Ông bắt tôi lên xoá và phê bình :” Không được lạc quan tếu”. Tuy nhiên, cũng trong ngày hôm đó tôi lại được vẽ những lá cờ đỏ ở tại vị trí vừa mới xóa lúc sáng.

        Càng những ngày cuối tháng 4, không khí trong trại Đa vit càng sôi động, không khí rạo rực. những tin chiến sự thắng trận liên tiếp gửi về. Thời gian này, bọn ngụy tăng cường các trạm gác để quan sát mọi hoạt động bên trong của trại

        Sau ngày giải phóng, ta thu được trên bàn làm việc của Cao Văn Viên. Tổng tham mưu trưởng quân đội ngụy, có một chỉ thị cho cấp dưới đại ý : Quyền đươc sử dụng các biện pháp sau đây đối với trại Davis không cần xin chỉ thị cấp trên chỉ cần phát hiện có tiếng súng từ trong trại bắn sang sân bay

        - Dùng pháo và cối hủy diệt

        - Cho xe tăng và bộ binh tràn ngập

        - Ném bom

        - Rải chất độc hóa học với điều liện gió không thổi về phía thành phố

        Quân ủy Trung ương và Bộ chỉ huy Miền rât quan tâm lo lắng đến việc bảo vệ an toàn cho cán bộ chiến sĩ ta trong trại Davis. Từ ngày 18 tháng 4, toàn bộ cán bộ chiến sĩ trong trại Davis chuẩn bị các phương án chiến đấu, anh em tranh tiến hành cắt nền nhà (lát bằng gỗ cách mặt đất khoảng 0,5 mét) để chui xuống đào hầm. ngoài một ít cuốc xẻng anh em phải dùng lưỡi lê, dao găm, cọc màn bằng ống sắt đập bẹp 1 đầu giống như chiếc thuổng để đào. Mỗi một nhà đất đào lên được chứa vào các bao dứa chất xung quan tạo thành hầm trú ẩn và công sự có lỗ châu mai để tác chiến. Giữa các nhà được đào thông sang nhau bằng đường địa đạo. Trong một thời gian ngắn trại Davis đã hình thành hệ thống hầm hào, địa đạo có cả hầm chỉ huy và hầm quân y dể sẵn sàng cho cuộc chiến đấu chắc chắn là không cân sức với quân địch.

        Cả doanh trại được chia thành 7 khu vực, mỗi khu vực có hệ thống hầm hào, công sự phòng thủ và thông với nhau bằng địa đạo. Anh em có thể ăn ngủ luôn dưới hầm. Mạng điện thoại được kéo từ sở chỉ huy xuống tất cả các đơn vị và các chốt. Hầm thương binh do anh em vệ binh đào sâu rộng cùng với 2 bác sĩ phụ trách có đầy đủ thuốc men để cấp cứu anh em thương binh khi chiến sự xảy ra. Lương thực, thực phẩm, thuốc men dự trữ có thể đủ 1 tuần bám trụ

        Trong buổi họp báo vào sáng ngày thứ bảy ngày 26 tháng 4 năm 1975, một nhà báo quốc tế hỏi đại tá Võ Đông giang

        - Thưa đại tá, các ông có tiến công vào Sài Gòn - Gia Định không?

        Đại tá Võ Đông Giang hóm hỉnh trả lời

        - Rất tiếc là Bộ chỉ huy của chúng tôi không có thói quen nói trước ý định của mình

        Ngày 15 tháng 4 năm 1975. Nhân có chuyến bay lên thẳng đặc biệt của Ủy ban quốc tế vào Lộc Ninh. Đoàn chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam kết hợp cử cán bộ vào Miền báo cáo tình hình, quyết tâm và kế hoạch của đoàn và xin một ít thủ pháo chống tăng. Bộ chỉ huy Miền giao cho đồng chí cán bộ trở ra chuyển đạt ý định và kế hoạch của Bộ chỉ huy là khi ta bắt đầu cuộc tổng tấn công vào Sài Gòn

        Ngày 17 tháng 4 năm 1975 có chuyến bay liên lạc của Ủy ban quốc tế đi Lộc Ninh, đại tá Nguyễn Văn Sỹ, phó đoàn được lệnh điều động hẳn về Bộ tham mưu miền được giao nhiệm vụ trực tiếp báo cáo và chuyển đề nghị của đoàn về vấn đề tăng cường vũ khí cho đoàn. Khi được cấp trên đồng ý, sĩ quan liên lạc của ta khi trở vào Tân Sơn Nhất đã mang theo 2 va thủ pháo dù có thể chống tăng được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #179 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2020, 11:48:03 am »

     
        Trong thời gian này, đoàn ta có nhận được một bức điện từ Hà Nội của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại ý bức điện nói Quân ủy trung ương và Bộ tư lệnh rất thông cảm với hoàn cảnh của cán bộ chiến sĩ trong 2 phái đoàn. Hãy động viên anh chị em vững vàng ý chí chiến đấu, đứng vững trên vị trí của mình. Ngày thắng lợi không còn xã nữa. Đoàn đã điện trả lời ngay: “Tất cả anh chị em đã sẵn sàng chiến đấu với cả tinh thần vật chất và xin hứa sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình”

        Vào khoảng 17h15’ ngày 28 tháng 4 năm 1975. Tôi vừa nghỉ ngơi sau một ngày đào hầm, công sự vất vả, xuống nhà ăn để lấy cơm về thì bỗng một tiêng nổ rầm, kèm theo là những tiếng mảnh văng vèo vèo và đập chát chúa đồng thời có tiếng hô “Bom”. Tôi từ giữa nhà ăn lao ra phía hầm ở đầu nhà và nhảy xuống. Một toán máy bay A37 ném bom đồng lọa khu vực quân sự của sân bay Tân Sơn Nhất, mảnh bom bay rào rào sang trại Davis , khói bốc lên đen kịt và nghi ngút. Bom đã ném trúng khu nhà để máy bay. Sau này mới biết toán A37 này do Phi công của ta Nguyễn Thành Trung cùng một số phi công phản chiến thực hiện.

        Ngay trong đêm tất cả cán bộ chiến sĩ trong đoàn chuyển xuống ngủ dưới hầm và chuẩn bị chiến đấu theo kế hoạch tác chiến.

        Đêm ngày 28 tháng 4, cán bộ chiến sĩ được lệnh rút xuống hầm và chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Gần sáng pháo binh ta bắt đầu bắn vào các mục tiêu quân sự của địch trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. tiếng nổ của pháo 130 rầm rầm kèm theo cả tiếng rít của hỏa tiễn.

        Khoảng 3 giờ sáng ngày 28 tháng 4 năm 1975, tiếng đạn pháo và hỏa tiễn rú rít và bay nổ tới tấp vào khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. một số đạn pháo và hỏa tiễn trúng vào trong trại Davis. Tin báo một đồng chí đại úy bảo vệ và 1 đồng chí trung sĩ cảnh vệ đang làm nhiệm vụ canh gác trên hầm nổi bị trúng mảnh đạn pháo hy sinh. Một số đồng chí khác bị thương mức độ nặng nhẹ khác nhau.

        Từ thời điểm đó sang suốt ngày 29 tháng 4 năm 1975, pháo 130 và hỏa tiễn của ta lúc mau lúc thưa tiếp tục bắn vào khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Sau này được biết là có 25 quả pháo và hỏa tiến đã rơi trúng trại Davis.

        Khoảng 6 giờ sáng 30 tháng 4 năm 1975 từ qua lỗ châu mai có thể thấy quân dù bên ngoài đang hò nhau tháo chạy, xe cộ súng ống quân trang quân dụng vứt đầy đường. Đại đội xe tăng của địch biến đi đâu lúc nào không rõ. Trên các tháp canh tuyệt nhiên không còn một họng súng và tên lính nào. Lá cờ nửa xanh nửa đỏ của chính phủ cách mạng lâm thời được treo đỉnh tháp nước ngạo nghễ tung bay.

        Khoảng hơn 10 giờ chúng tôi chui lên khỏi công sự. Tiểu đoàn 6 trung đoàn 9 sư đoàn 10, quân đoàn 3 đã chiếm lĩnh khu vực trại Davis. Nói về thiệt hại của đoàn, đồng chỉ sĩ quan chỉ huy pháo binh nói với chúng tôi

        - Chúng tôi mới bắn 1 phần 10 cơ số đạn

        Tôi nói

        - Chắc Chỉ cần các các anh bắn 3 phần cơ số đạn thì chúng tôi đi hết

        Không tả xiết cảm xúc của chúng tôi lúc đó…


Vị trí trại Davis trong sân bay Tân Sơn Nhất


Sơ đồ trại Davis

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM